Phân tích thiết kế hệ thống xây dựng webside bán hàng bằng asp

Mucl lục: CHƯƠNG 1 KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ 1.1. GIỚI THIỆU 1.2 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY 1.2.1 Việc nhập hàng 1.2.2. Việc xuất hàng 1.3 ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CŨ a. Ưu điểm 9 a. Hạn chế 1.4 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG MỚI a. Mục tiêu của hệ thống mới b. Các chức năng c. Đánh giá hệ thống mới CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 2.1. XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG 2.2. XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU 2.2.1 Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 2.2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 2.2.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh CN cập nhật 2.2.4 Biểu đồ mức dưới đỉnh CN theo dõi nhập xuất 2.2.5 Biểu đồ mức dưới đỉnh CN thống kê 2.3. XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ CẤU TRÚC DỮ LIỆU a. Mô hình thực thể liên kết b. Mô hình quan hệ 2.4. THIẾT KẾ CÁC FILE DỮ LIỆU CHƯƠNG 3 CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH 3.1. GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ 3.2 MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH

doc56 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5381 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích thiết kế hệ thống xây dựng webside bán hàng bằng asp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của ngành tin học thế giới và khu vực , ngành tin học nước ta đã có bước phát triển nhất định. Việc đưa tin học vào công việc quản lý, nhằm giảm bớt sức lao động của con người, tiết kiệm thời gian, độ chính xác cao và tiện lợi hơn rất nhiều so với việc làm quản lý giấy tờ bằng thủ công như trước đây. - Hiện nay hình thức mua bán trên mạng internet(shop online) đang trở nên phổ biến và ngày càng phát triển. - Ở Việt Nam hình thức này mới được phát triển trong thời gian gần đây tập trung vào hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống. - Tạo nên 1 thị trường ảo để mọi người đều có thể trao đổi mua bán hàng hóa và các sản phẩm thiết yếu khác Dưới đây sẽ là nội dung bài báo cáo thực tập tốt nghiệp mô tả được một ứng dụng của CNTT vào thực tế. Nội dung đề tài là: “XÂY DỰNG WEBSIDE BÁN HÀNG CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ BẰNG NGÔN NGỮ ASP”. Chương trình còn có phần sai sót rất mong được sự góp ý của các thầy cô để em có thể phát triển đề tài sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, Tháng 1 Năm 2010 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ ------------------------------------------- Giới thiệu Công ty cổ phần Thế Giới Số là một Công ty máy tính lớn tại Thái Nguyên, chuyên bán các loại linh kiện, phụ kiện, thiết bị tin hoc mới nhất của các hãng nổi tiếng như Samsung, Acer, GIGABYTE,...Hoạt động chính là cung cấp cho khách hàng các loại thiết bị mới nhất với giá cả hợp lí, với chế độ bảo hành giúp khách hàng yên tâm thoải mái khi dùng sảm phẩm tại đây. Bên cạnh cũng có rất nhiều các công ty, các siêu thị lớn trên TP Thái Nguyên. Để có thể cạnh tranh được thì đòi hỏi công ty luôn phải đem đến những sảm phẩm tốt nhất cho khách hàng, và phải có chế độ bảo hành nhanh và tốt nhất theo chế độ bảo hành mới của công ty. Hiện nay công ty có 2 trụ sở : Trụ sở Cty : Số 127 đường Cách mạng tháng 8, TP Thái nguyên,   Chi nhánh: Số 3/1 đường Bắc Kạn, TP Thái nguyên (Đối diện Bưu điện Mỏ Bạch). Hiện nay công ty đang hoạt động rất tốt, với số lượng khách đến mua đông, trung bình mỗi ngày của hàng bán ra hàng chục sảm phẩm thiết bị tin học. khách hàng là công nhân, viên chức, học sinh, sinh viên, người dân trên khắp khu vực TP Thái Nguyên, phần lớn là sinh viên các trường Đai học tại khu vực thành phố Thái Nguyên, nhất là khoa CNTT ĐH Thái Nguyên. Kho hàng của công ty hiện đang có trên 900 sản phẩm các loại được nhập mới hoàn toàn. Việc nhập hàng và bán ra với số lượng lớn như vậy nhưng việc quản lý thông qua một chương trình quản lý viết bằng ngôn ngữ FOX Pro mà giao diện chưa được thân thiện cho lắm. đôi khi có thiếu sót dẫn đến việc nhân viên ko quản lý được việc nhập và xuất hàng. 1.2 Nguyên tắc quản lý bán hàng tại công ty 1.2.1 Việc nhập hàng Khi nào số lượng không còn đủ để đáp ứng nhu cầu mua của khách hàng thì bộ phận thủ kho gửi yêu cầu tới Giám đốc liên hệ với công ty, nhà phân phối, và nhập về các mặt hàng mới nhất. HÓA ĐƠN NHẬP Ngày…. Tháng….. Năm….. Nhà phân phối: Công ty thương mại và ƯD công nghệ E.C.S Số HĐ: Địa chỉ: ………………………..ĐT:………………. Lô hàng số: Bên nhận: Công ty CP Thế Giới Số MS Thuế: Địa chỉ:……………………….. ĐT:………………. Chi tiết đơn hàng: TT Mã hàng Tên hàng ĐVT Số lượng Giá Thành tiền VAT% 1 CPU Intel Pentium Dual-core E2210 Con 40 72.00 $ 2880.00$ 2 MAIN GIGABYTE™ GA G41MT-ES2L Chiếc 100 89.00$ 8900.00$ 3 4 Tổng cộng 140 11780.00$ Tổng cộng: 11780,00$ Tỷ giá: 18,40 Quy đổi ra VND: 212.040.000 Ghi chú: Bên giao Bên nhận Giám đốc công ty ký hợp đồng nhận hàng với nhà cung cấp, việc thỏa thuận về mức giá cũng như chế độ bảo hành được ghi trong hợp đồng. Nhân viên kiểm ra hàng nhập và kết luận hàng tốt thì phía công ty nhận hàng và giữ lấy phiếu nhập hàng, thông tin về nhà cung cấp và chi tiết hóa đơn mỗi lần nhập hàng được lưu trong cơ sở dữ liệu để quản lý. 1.2.2. Việc xuất hàng Khách hàng đến mua được nhân viên bán hàng giới thiệu về các sản phẩm của mình, nguồn gốc của hàng bán… Khách hàng muốn mua 1 hay nhiều sản phẩm thì khách hàng ghi tên sản phẩm cần mua vào 1 phiếu đề nghi bán hàng: ĐỀ NGHỊ BÁN HÀNG TT Tên thiét bị Mô tả thiết bị Đơn giá Số lượng Thành tiền Bảo hành 1 CPU 2 RAM 3 HDD 4 Main Board 5 Monitor 7 Case 8 VGA Xác nhận của khách hàng: Nhân viên bán hàng dựa vào đó lập phiếu yêu cầu xuất hàng, nhân viên kiểm tra có hàng và thông báo cho khách nếu hết hàng, chỉ khi còn hàng mới lập phiếu yêu cầu xuất hàng và chuyển dến phòng Kinh doanh: PHIẾU YÊU CẦU XUẤT HÀNG Công ty cổ phần Thế Giới Số Trụ sở 1: 127 đường CM tháng 8 TP TN Ngày…..Tháng…..Năm…… ĐT: 0280 3657777 – 3657 711 Trụ sở 2: 3/1 đường Bắc Kạn (đối diện BĐ Mỏ Bạch) ĐT: 0280 3752799 – 3657 911 Họ tên khách hàng:…………………… ……… Số ĐT:………………… Địa chỉ:………………………………… ………Bảo hành tại chỗ Tên công ty:……………………………… …….Giờ giao hàng:………... Địa chỉ ghi hóa đơn:………………………… ….MST:…………………. Yêu cầu cài phần mềm:…………………………………………………... Kỹ thuật vận chuyển Khách tự vận chuyển NV bán hàng Phòng Kinh doanh Phòng Kinh doanh kiểm tra phiếu và bộ phận kế toán tinh tổng tiền thanh toán, sau khi khách hàng thanh toán thì phòng kinh doanh lập đơn xuất kho và chuyển lên thủ kho, thủ kho lập phiếu xuất kho với thông tin hàng xuất giống như trong đơn xuất kho bao gồm tên hàng, số lượng, giá, thành tiền... sau đó hàng xuất kho được nhân viên phòng kĩ thuật kiểm tra và cài đặt dữ liệu nếu cần. Tiếp theo hàng được chuyển cho bộ phận kinh doanh: Công ty cổ phần Thế Giới Số Trụ sở 1: 127 đường CM tháng 8 TP TN PHIẾU XUẤT KHO ĐT: 0280 3657777 – 3657 711 Trụ sở 2: 3/1 đường Bắc Kạn (đối diện BĐ Mỏ Bạch) Ngày…..Tháng…..Năm…… ĐT: 0280 3752799 – 3657 911 Khách hàng:…………….... Số phiếu: Mã khách:………………... Mã số thuế: Địa chỉ:…………………... Xuất tại: CS1 – Kho tổng Điện thoại:……………….. Dạng xuất: Bán Địa chỉ giao hàng:……….. TT Mã hàng Tên hàng ĐVT Số lượng Giá Thành tiền CK % 1 CPU1 Intel Pentium Dual-core E2210 Con 1.0 72.00 72.00 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Kinh doanh Thủ kho Người giao Người nhận Cuối cùng phòng kinh doanh giao cho khách hàng, khách hàng nhận 1 hóa đơn bán hàng kiêm phiếu bảo hành. Trong hóa đơn bán có ghi rõ số hóa đơn, mã khách, Ngày bán, để nhân viên bán hàng có thể kiểm tra lại nếu khách hàng có yêu cầu bảo hành.Cửa hàng sẽ bảo hành miễn phí cho khách tùy theo chế độ bảo hành của nhà sản xuất. Khách hàng kiểm tra hàng và giữ lại hóa đơn bán hàng. Công ty cổ phần Thế Giới Số HÓA ĐƠN BÁN BUÔN Trụ sở 1: 127 đường CM tháng 8 TP TN ĐT: 0280 3657777 – 3657 711 Trụ sở 2: 3/1 đường Bắc Kạn (đối diện BĐ Mỏ Bạch) ĐT: 0280 3752799 – 3657 911 Ngày…. Tháng….. Năm….. Khách hàng: Số HĐ: Mã khách: Xuất tại: CS1 – Kho tổng Địa chỉ: Điện thoại: TT Mã hàng Tên hàng ĐVT Số lượng Giá Thành tiền VAT% 1 CPU1 Intel Pentium Dual-core E2210 Con 1.0 72.00 72.00 Tổng cộng khách phải trả: 72,00$ Tỷ giá: 18,40 Quy đổi ra VND: 1.324.800 - Kiểm tra hàng trước khi nhận, hàng đã xuất ra xin miễn đổi hoặc trả lại - Ghi chú:+ Các thiết bị được bảo hành tại trung tâm bảo hành của công ty theo đúng tiêu chuển của NSX + Có phiếu bảo hành kèm theo, tem bảo hành còn nguyên vẹn không bị bóc rách tẩy xóa - Không bảo hành cho những trường hợp sau: + Hàng bị rơi vỡ hỏng do thiên tai côn trùng phá hại, cháy chập do nguồn điện không ổn định,… + Những liênh kiện như : Mực, đầu kim, Quạt CPU,… Kinh doanh Thủ kho Người giao Người nhận 1.3 Đánh giá hệ thống quản lý cũ a. Ưu điểm Hệ thống quản lý hiện tại của cửa hàng được viết bằng ngôn ngữ FOX Pro, trang Web giới thiệu sản phẩm … còn việc bán hàng thông qua hóa đơn bán, có số HD, ngày bán, số lượng, đơn giá…Việc quản lý CSDL giúp nhân viên bán hàng có thể tìm kiếm được khách hàng đã mua hàng vào ngày nào? Lọai hàng là những loại nào? Với số lượng bao nhiêu?... Hệ thống quản lý đơn giản lên nó làm giảm bớt các thao tác. Chỉ cần nhập thông tin xong thì nhấn nút Luu là xong. Do dữ liệu không nhiều nên nó tiết kiệm được bộ nhớ cho hệ thống. Hạn chế Tuy việc quản lý không gặp nhiều sai sôt về ngày tháng xuất hàng hay số lượng đơn giá hàng bán ra nhưng do chương trình được viết bằng ngôn ngữ FOX Pro nên còn rất nhiều các hạn chế cụ thể như: Giao diện không được đẹp, Dữ liệu không được lưu dưới dạng các bảng mà lưu dưới dạng các file nên khả năng lưu trữ kém Chưa thống kê được hàng tồn, chưa có chức năng thống kê lợi nhuận bán hàng… Chính vì hệ thống chưa có đầy đủ các chức năng cần thiết cho việc quản lý nên việc thay thế bằng một hệ thống mới là rất quan trọng. Xu thế CNTT ngày nay là bán hàng qua mang, vì vậy công ty cần phải có 1 trang Web giới thiệu sản phẩm đồng thời bán hàng thông qua trang Web này. Hiện nay công ty chỉ giới thiệu sản phẩm lên Web chứ chưa thực sự bán hàng qua mạng nên chưa ứng dụng được CNTT vào việc bán hàng. Chính vì vậy việc cần thiết là phải xây dựng 1 trang Web bán hàng trực tuyến mang tinh chuyên nghiệp hơn. Bài toán này sẽ là 1 giải pháp để xây dựng Webside bán hàng cho công ty. 1.4 Giải pháp xây dựng hệ thống mới Mục tiêu của hệ thống mới - Xây dựng một trang web mua bán online với cách thức thân thiện với người dùng, dễ dàng trong việc quản lý, tra cứu và thanh toán linh hoạt Website cũng là nơi cung cấp cho người tiêu dùng một cách nhanh nhất và chính sác nhất giá cả và số lượng của từng loại mặt hàng ở tất cả các hãng lớn nhỏ Quản lý và cập nhật thông tin về các sản phẩm tin học - Trang Web bán hàng phải được thiết kế có giao diện bắt mắt, dễ quan sát, không quá phức tạp mà chủ yếu có đầy đủ các chức năng tìm kiếm, chức năng Mua hàng giúp khách hàng có thể chọn và mua hàng 1 cách nhanh chóng và tiện lợi. - Thiết kế CSDL sao cho phù hợp với việc quản lý nhất. - Xây dựng chương trình với đầy đủ các thao tác có liên quan đến: tra cứu, xóa, sửa, bổ sung, thống kê CSDL. Khi thao tác xóa, sửa, bổ sung CSDL phải phân cấp quyền cho người nhân viên. Với người dùng thì cho phép đăng ký trực tuyến. - Giao diện chương trình thân thiện với người dùng. - Bảo mật CSDL và phân quyền người sử dụng: phân ra 3 cấp người sử dụng: + Admin: có quyền thêm, sửa, xóa database, phân cấp, phân quyền cho người sử dụng + User mức 1 (Quyền quản trị Thành viên): có quyền thêm dữ liệu vào database, nhưng không được xóa dữ liệu, không được phân cấp phân quyền. + User mức 2 (Quyền Nhân viên): chỉ được quyền xem mà không được thực hiện bất cứ thao tác gì trên database. - Đặt database trên máy chủ để dễ dàng quản trị và bảo mật hơn. Các chức năng - Người dùng: Đăng kí Đăng nhập Tra cứu thông tin theo hình thức theo tên hàng, theo loại hàng.. Thay đổi thông tin, xem các hàng đã có ,các hàng đã mua, xem toàn bộ hàng Thanh toán - Quản lý Nhân viên 1: Quản lý hàng Cập nhật hàng Xem hàng Xem toàn bộ hàng Xem theo nhóm hàng Xem theo loại hàng Xem theo tên hàng Thống kê những hàng đã hết Sửa xóa hàng Nhân viên 2: Quản lý việc mua bán hàng Tra cứu thông tin mua bán Xem toàn bộ Xem theo hãng SX Xem theo Mã hàng Xem theo tên hàng Xem theo tên đăng nhập Xem theo ngày Nhân viên 3: Quản lý người dùng Xem thông tin người dùng Xem toàn bộ Xem theo tên đăng nhập Xem theo họ tên Cập nhật người dùng Sửa thông tin người dùng Người dùng muốn tìm kiếm tra cứu thông tin, hoặc đặt mua sản phẩm thông qua web. Website cung cấp một số thông tin sau: - Thông tin về người mua: tên đăng nhập, mã hàng, họ tên, giới tính, địa chỉ, mã hàng, slbán, ngày bán. Thuộc tính khoá là tên đăng nhập và mã hàng - Thông tin về sản phẩm :mahang, Tenhang, Dvtinh, Mota, Gia, Thoigianbaohanh,dactinh, anh. Thuộc tính khóa là mahang - Thông tin về người dùng :tên đăng nhập,mật khẩu, email,họ tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, sđt. Thuộc tính khoá là tên đăng nhập Đánh giá hệ thống mới - Những ưu điểm Một hệ thống phải khắc phục được các nhược điểm của hệ thống cũ. Thứ nhất là giao diện thân thiện hơn giúp nhân viên quản lý thoải mái trong việc nhập liệu, tránh nhầm lẫn, sai sót. Còn về các chức năng mà hệ thống mới làm được thì chỉ cần có đầy đủ các chức năng cập nhật, tìm kiếm, thống kê đã đủ để giúp cho thành công trong việc quản lý. Thông tin về khách hàng như địa chỉ, số điên thoại, ngày mua hàng được lưu lại mãi mãi trong khi hệ thống còn hoạt động. vì vậy việc thống kê, tìm kiếm theo thời gian có thể thực hiện một cách dễ dàng. Do khả năng lưu trữ lớn, kho dữ liệu là không bao giờ đầy, hệ thống có thể chỉnh sửa được nên có thể thêm hay bớt nhiều các chức năng khác nếu cần. Hệ thống đáp ứng được các yêu cầu cơ bản trong việc cập nhật, xử lý xuất nhập hàng một cách nhanh chóng và chính xác như cập nhật dữ liệu, tìm kiếm thông tin hàng hóa. Việc in hóa đơn, hay phiếu thanh toán phải được thực hiên nhanh chóng và chính xác. - Những hạn chế - Chưa thể quản lý hết được các thông tin đa dạng của khách hàng - Giao diện trang web còn sơ sài. Chưa thực sự là 1 Webside bán hàng chuyên nghiệp - Hướng phát triển - Đưa vào chạy thử nghiệm trên thực tế để có được phản hồi từ chính khách hàng, sau đó khắc phục và hoàn thiện hơn nữa. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG ---------------------------------- 2.1. Xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng Chương trình Quản lý bán hàng Thống kê Theo dõi nhập/xuất Cập nhật Theo dõi nhập Thống kê Hàng bán chạy Cập nhật Nhà cung cấp Cập nhậtkhách hàng Theo dõi xuất Thống kê Hàng tồn kho Thống kê Doanh thu 2.2. Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu 2.2.1 Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh Nhà cung cấp Khách hàng Quản lý bán hàng Bộ phận quản lý HĐ thanh toán HĐ bán hàng HĐ nhập hàng Thanh toán Phiếu y/c nhập hàng TK doanh thu; TK hàng bán chạy Y/C Thống kê 2.2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh Thống kê Cập nhật Theo dõi nhập/xuất Khách hàng HĐ bán hàng T/tin khách hàng NCC T/tin NCC T/tin khách T/tin hàng Phiếu y/c nhập T/tin NCC HĐ nhập NCC Khách hàng NCC Hàng hóa Bộ phận quản lý CTHĐ Y/c T/kê T/tin hàng CTHĐ HĐ bán hàng Kết quả TK CTHĐ HĐ nhập hàng CTHĐ nhập 2.2.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh CN cập nhật NCC Khách hàng Cập nhật nhà cung cấp Cập nhật khách hàng NCC Khách hàng T/tin khách T/tin khách T/tin NCC T/tin NCC 2.2.4 Biểu đồ mức dưới đỉnh CN theo dõi nhập/xuất Khách hàng NCC Hàng hóa Khách hàng HĐ nhập HĐ bán HĐ nhập Phiếu y/c nhập NCC Phiếu y/c bán HĐ bán t/tin HĐ Theo dõi Xuất t/tin HĐ t/tin NCC t/tin hàng t/tin khách Theo dõi Nhập t/tin hàng 2.2.5 Biểu đồ mức dưới đỉnh CN thống kê Bộ phận quản lí Thống kê hàng tồn Hàng hóa HĐ bán HĐ nhập Hàng hóa Kết quả t/tin t/tin HĐ t/tin Y/c TK Kết quả Y/c t/tin HĐ t/tin Kết quả HĐ bán t/tin HĐ Thống kêdoanh thu Thống kê hàng bán chạy 2.3. Xây dựng biểu đồ cấu trúc dữ liệu Cơ sở dữ liệu bao gồm các bảng dữ liệu như sau: Nhacc(Manhacc, TenNhaCC, DiaChi, Dienthoai) hdNhap(Sohdn,NgayNhap, MaNhaCC, , mahang, soluong, dongia) Hanghoa(Mahang, maloai, tenhang, DVT, SoLuong, mota, gia, baohanh) KhachHang(MaKhach, TenKhach, DiaChi, DienThoai) HDXuat(soHDX, NgayXuat, MaKhach, mahang, soluong, dongia) LoaiHang(Maloai, Manhom, Tenloai) NhomHang(Manhom, Tennhom) Sau khi đã tạo được các bảng dữ liệu, ta kết nối các bảng dựa vào mô hình thực thể liên kết: Mô hình thực thể liên kết Mô hình quan hệ NhaCC HĐNhap CTHĐNhap HĐnhap Khachhang HĐXuat HĐXuat CTHĐXuat Nhomhang Loaihang Hanghoa Loaihang CTHĐNhap Hanghoa CTHĐXuat Hanghoa 2.4. Thiết kế các file dữ liệu Dữ liệu nguồn được tạo ra từ Microsoft Access lưu trên đĩa là file Dulieu.mdb. bao gồm + Bảng Khachhang: + Bảng NhaCC: + Bảng Hanghoa: + Bảng HDNhap: + Bảng HDXuat: + Bảng Loaihang: + Bảng Nhomhang: + Bảng ADMIN để lưu thông tin về người sử dụng cũng như thông tin của người quản trị. Bảng này gồm có các trường như: ID, Username, Password, Status, Firstname, Lastname, Date: + Ngoài ra còn có bảng Tintuc để lưu các tin tức đăng trên trang web, bao gồm ID, Tieude, Noidung, Ngaydang: Hai bảng này không được thể hiện trong mô hình thực thể liên kết vì 2 bảng đề chỉ chứa dữ liệu về người dùng, hay các thông tin cho việc hiển thị nên không nhất thiết phải liên kết tới các bảng khác. Việc thay đổi dữ liệu các bảng này không làm thay đổi dữ liệu cần quản lí là DL Hàng hóa. 2.5. Thiết kế các Modul chương trình 2.5.1 Trang chủ: 2.5.2 Trang Tin Tức: 2.5.3 Trang Giới Thiệu: 2.5.4 Trang Liên Hệ: 2.5.5 Các giao diện giới thiệu sản phẩm: - Tất cả các linh kiện: - Máy tính xách tay: - Máy bộ - Máy chủ: - Thiết bị giải trí: - Thiết bị khác: - Mỗi sản phẩm đều có thông tin Chi tiết của sản phẩm như sau: Ví dụ Chi tiết của Main GIGABYTE: - Trang tìm kiếm: khi muốn tìm kiếm 1 sản phẩm thì gõ tên (không cần đầy đủ) của sản phẩm vào ô Tìm kiếm, se hiện ra như sau: VD: gõ tên cần tìm là “intel” được kết quả: - Khi khách hàng muốn mua hàng, nhấn vào nút Đặt hàng, hàng vừa chọn sẽ được cập nhật vào giỏ hàng, khách hàng khi thanh toán điền đầt đủ thông tin về địa chỉ giao nhận hàng, nếu trong phạm vi tỉnh Thái Nguyên thì công ty sẽ giao hàng trong vòng thời gian không quá dài. Việc giao hàng nhanh chóng và chính xác là điều kiện để việc bán hàng qua mạng của công ty ngày càng có uy tín trên thị trường. - Để Xem, sửa , xóa dữ liệu cần phải đăng nhập với quyền Quản trị cao nhất. Hệ thống phân cấp thành 3 mức người dùng, đó là: Mức 1( ADMIN): là mức cao nhất, nếu đăng nhập với Username và Password của ADMIN thì có thể Xem, sửa , Xóa dữ liệu trong CSDL. Hơn thế nữa còn có thể thay đổi thông tin người dùng ở các mức thấp hơn. Chỉ có người quản trị mới có Username và Password của mức này. Mức 2 (Thành viên): là mức độ quản trị thấp hơn mức 1 vì khi đưng nhập với tên và mật khẩu mức này thì người dùng có thể xem, thêm dữ liệu và CSDL, nhưng không được phép sửa, xóa dữ liệu, đồng thời không quản lí được người dùng. Mức 3 ( Nhân viên): Khi đăng nhập ở mức này thì người dùng chỉ được xem mà không được phép thay đổi dữ liệu trên CSDL. Muốn đăng nhập vào hệ thống thì phải nhập đúng User và Password vào trang Login: Nếu đăng nhập thành công thì vào giao diện trang Admin_index.asp: Trường hợp này là đăng nhập với tên và mật khẩu của ADMIN nên có thể thực hiện tất cả các chức năng như Xem, Sửa , Xóa, Thêm dữ liệu vào CSDL, cũng có thể Xem, Sửa,Xóa , Thêm mới người dùng - Ngoài ra người dùng có thể sử dụng chức năng Đặt hàng- chức năng này dành cho khách hàng nên có thể sử dụng được mà không cần đăng nhập ở mức độ người quản trị. Đăng xuất khỏi hệ thống: Người dùng chọn vào Đăng xuất sẽ ngay lập tức đăng xuất và hiện ra giao diện Logout có 2 lựa chọn: có thể quay lại trang Login để đăng nhập lại hoặc quay về trang chủ: CHƯƠNG 3 CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH -------------------------------- Giới thiệu ngôn ngữ 3.1.1 Giới thiệu ASP (Active Server Pages) là một môi trường kịch bản trên Server giúp tạo và chạy các trang WEB động trong các ứng dụng WEB hoặc xây dựng nên các ứng dụng Web cực kỳ đơn giản. Các trang ASP(ASP script file) là những tệp trong đó chứa các thẻ HTML, text và các ngôn ngữ Script(Ta giả định rằng bạn đã biết qua các thẻ HTML và các ngôn ngữ Script như: JavaScript, VBScript). Các trang Asp có thể gọi các đối tượng ACTIVE-X để thực hiện các chức năng, chẳng hạn như truy nhập Database, thực hiện các phép tính nghiệp vụ. Các ứng dụng ASP được nhiều người ưa chuộng bởi nó dễ sử dụng, dễ phát triển và sửa đổi. Nếu bạn là một người đã quen với HTML(Hypertext Markup Language), trước đây để lấy thông tin từ một form HTML, bạn phải thạo một ngôn ngữ lập trình để xây dựng nên một ứng dụng theo môt chuẩn gọi là CGI(Common Interface Gateway). Bây giờ thì bạn có thể lấy được các thông tin đó một cách dễ dàng mà chỉ cần môt vài dòng lệnh đơn giản nhúng trực tiếp trong trang HTML. 3.1.2 Mô hình ASP hoạt động như thế nào? Khi một Client sử dụng trình duyệt(IE hoặc NS browser) của mình để yêu cầu xử lý và gửi lại kết quả một trang (thường dưới dạng URL sau: nào đó lên WEB SERVER, WEB SERVER sẽ xét xem trang đó là một trang tĩnh hay động. Nếu đó là một trang tĩnh(.html, .htm), WEB SERVER sẽ gửi lại cho Client mà không xử lý; Nếu đó là một trang động(.ASP, .JSP, .CF...), WEB SERVER sẽ gọi một Application Server phù hợp để dịch các trang đó thông qua các bộ dịch Script file(Script Engine). Trong trang ASP, bạn có thể sử dụng các ngôn ngữ Script tuỳ ý như: VBScript, JavaScript, Perl Script...miễn là bạn đã cài các Script Engine thích hợp trên WEB SERVER đó. ASP hỗ trợ cho 2 scripts phổ dụng là: VBScript và JavaScript. Sau khi Script Engine dịch các script file, nó sẽ trả lại kết quả tới Client dưới dạng mã HTML. ASP cũng hoạt động theo mô hình trên. Sau khi Script Engine của ASP dịch trang trang .ASP, nó sẽ xử lý các mã ASP và trả lại kết quả cho Client và nếu mở trang kết quả tại Client, ta sẽ không thấy còn cấu trúc lệnh của ASP trong đó. Xem minh hoạ: 3.1.3 Tạo một trang ASP Một trang .ASP là một file Text với phần mở rộng là .ASP chứa các thành phần sau trong nội dung của nó: Văn bản (Text) Các thẻ HTML Các lệnh Script của ASP Dễ dàng để tạo một trang ASP bằng cách thay đổi phần mở rộng của một trang tĩnh(.html, .htm) thành trang ASP(.asp) và lưu vào một thư mục trên WEB SERVER(thường là Microsoft Internet Information Server hoặc là Personal Web Server). Để trang .Asp có thể được dịch và chạy, đảm bảo rằng thư mục chứa các trang đó phải có quyền Script và Execute. Chú ý rằng trang .html và trang .asp được WEB SERVER xử lý theo 2 phương thức khác nhau hoàn toàn nên không nên đổi tất cả các trang .html thành các trang .asp. Tuy nhiên có thể đặt các trang .asp và các trang .html trong cùng một thư mục. Bạn có thể sử dụng bất kỳ trình soạn thảo văn bản nào để tạo các trang .asp. Một trong các trình soạn thảo hỗ trợ cho ASP đó là Microsoft Visual InterDev. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng làm quen với HTML thì Front Page sẽ là công cụ thích hợp để tạo ra các trang như MS Word. Ví dụ một trang .asp viết dòng chữ Hello World trên màn hình This is an ASP page 1.Thêm các lệnh Script: Một Script là một tập lệnh được nhúng trong trang HTML để báo cho trình duyệt(phía Client) hoặc Web Server(phía Server) để thực hiện công việc nào đó. Các script được thực hiện bởi trình duyệt gọi là các Client-Side Scripts và các script được thực hiện bởi Web Server gọi là các Server-Side Scripts. Với các Script, ta có thể hiển thị giá trị Ngày hiện tại, lưu tên người sử dụng vào một biến hoặc trong Database để hiển thị sau…Trong các trang ASP, ta có thể nhúng các mã lệnh Script trong cặp thẻ . Script engine sẽ dịch các đoạn mã lệnh trong cặp thẻ này và gắn kết quả dịch(dưới dạng HTML) vào trang và gửi cho Client. Ví dụ sau sẽ minh hoạ cách trộn các Script với nội dung html. This page was last refreshed on Kết quả hiển thị sẽ là: Ngôn ngữ Script ngầm định trong ASP là VBScript. Tuy nhiên bạn có thay đổi ngôn ngữ ngầm định trong một trang ASP hoặc thay bằng một ngôn ngữ khác bằng chỉ dẫn sau đặt trên đầu trang: Trong đó Scripting Language là ngôn ngữ ngầm định trong trang .ASP mà bạn muốn đặt cho trang đó. 2.Sử dụng các Server- Side VBScript và Javascript Bởi vì Asp script được dịch và chạy trên Server, các lệnh VBS hiển thị giao diện người sử dụng như: InputBox và MsgBox không có tác dụng. Các hàm tạo đối tượng trong VBS như: CreateObject và GetObject sẽ được thay thế bằng hàm tạo đối tượng Server.CreateObject của ASP. Khai báo sử dụng Server-Side Script: ………….. Các lệnh Script ………….. hoặc ………….. Các lệnh Script ………….. Để tạo một chú giải: Trong Server-Side VBScript, sử dụng kí tự ‘ Trong Server-Side Jscript, sử dụng kí tự // cho một dòng hoặc {} cho một đoạn Chú ý rằng: VBS không phân biệt chữ hoa chữ thường, tức là một biến new_var có thể được hiểu như là New_Var hay new_Var. Tuy nhiên JS lại phân biệt chữ hoa chữ thường(Case Sensitive), tức là 2 biến: new_var và New_Var là 2 biến khác nhau hoàn toàn. 3. Khai báo biến trong ASP Một biến là một vùng nhớ trong máy tính được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu. Dữ liệu được lưu trong vùng nhớ đó gọi là giá trị biến. Để khai báo một biến, trong VBS: JS: 4. Phạm vi hoạt động của biến Phạm vi hoạt động của biến quyết định sự tồn tại của biến. Trong ASP có 2 loại biến là: Biến toàn cục và biến cục bộ. Một biến được khai báo bên trong một thủ tục hoặc hàm bằng từ khoá Dim, Var được gọi là biến cục bộ; Biến cục bộ được tạo và được huỷ mỗi khi thủ tục hoặc hàm được thi hành. Nó không thể được truy nhập từ bên ngoài thủ tục hoặc hàm đó. Một biến được khai báo bên ngoài một thủ tục được gọi là biến toàn cục; Giá trị của biến này có thể truy xuất và sửa đổi bằng các lệnh Script trong trang ASP. Có thể khai báo biến cục bộ và biến toàn cục trùng tên nhau. Ví dụ trả lại giá trị 1 mặc dù có 2 biến được đặt tên là Y: <% Dim Y Y = 1 Call SetLocalVariable Response.write Y Sub SetLocalVariable Dim Y Y = 2 End Sub %> Trong ASP, bạn có thể sử dụng biến mà không cần khai báo trước. Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn giữa phạm vi các biến, cần khai báo các biến trước khi sử dụng. 5. Các biến phiên và biến ứng dụng Biến phiên(Session) có giá trị trong suốt một phiên của người sử dụng. Một phiên của người sử dụng được tính từ lúc người sử dụng bật Browser cho đến khi tắt Browser. Tuy nhiên biến phiên sẽ tự động bị xoá nếu sau một khoảng thời gian xác định người sử dụng không Refresh lại trang. Ta có thể đặt thời gian tồn tại biến phiên này trong trang ASP. Thời gian ngầm định là 20 phút. Biến ứng dụng(Application) có giá trị đối với tất cả các trang của ứng dụng và chỉ bị xoá khi tắt ứng dụng. Biến ứng dụng là một cách tốt để lưu trữ thông tin của tất cả các người sử dụng trong một ứng dụng. Có thể tạo ra các biến phiên và biến ứng dụng bằng 2 đối tượng: Session và Application. Cú pháp tạo như sau: hoặc: Để khai báo một đối tượng, ta sử dụng lệnh SET Cú pháp: SET Tên biến đối tượng = Giá trị Ví dụ sau sẽ tạo ra một đối tượng FORM và gán cho biến objForm: SET objForm = Document.Form(“theForm”) 6.Khai báo thủ tục, hàm và cách gọi Ta có thể sử dụng 2 ngôn ngữ Script để viết trong ASP là Java Script và VB Script. Trong VB Script: Sub Tên thủ tục(đối số) Thân thủ tục End Sub Function Tên hàm(đối số) Thân hàm Tên hàm = Giá trị trả lại End Function Cách gọi thủ tục, hàm VBScript Call Tên thủ tục(giá trị truyền cho thủ tục) Hoặc Biến = Tên hàm(giá trị truyền cho hàm) Trong Java Script: function Tên thủ tục(đối số) { Thân thủ tục } function Tên hàm(đối số) { Thân hàm return Giá trị trả lại } Cách gọi thủ tục, hàm JScript Call Tên thủ tục(giá trị truyền cho thủ tục) Hoặc Biến = Tên hàm(giá trị truyền cho hàm) 7.Liên kết nhiều tệp trong một tệp Để tránh nội dung của một tệp quá dài, khó quản lý, ta có thể đưa những đoạn Script vào trong các tệp nhỏ và liên kết chúng trong tệp chính. Chỉ dẫn #include cho phép liên kết tệp dưới dạng vật lý hay logic. Giả sử ta có tệp Textfile.txt trong thư mục C:\TextFile. Nếu thư mục này cũng có một bí danh(đường dẫn ảo) là /Text, chúng ta có thể sử dụng 1 trong 2 cú pháp sau: Với đường dẫn vật lý: Với đường dẫn logic: Ví dụ một tệp với nội dung: ……….. <% Set con = Server.CreateObject(“ADODB.Connection”) Con.Open “FileDSN=VDC.dsn” ... ... %> microsoft có thể thay bằng microsoft trong đó, tệp microsoft.asp chứa đoạn Script sau: <% Set con = Server.CreateObject(“ADODB.Connection”) Con.Open “FileDSN=VDC.dsn” ... ... %> 3.1.4 Tóm tắt các cú pháp VBScript Mã lệnh ASP có thể viết bằng VBScript hoặc JavaScript (đọc thêm tài liệu về ngôn ngữ này). Các script của ASP thực thi trên server và nằm trong cặp dấu . Bên trong có thể chứa các biểu thức, hàm, toán tử, lệnh hợp lệ của ngôn ngữ Script tương ứng. Ở đây chúng ta tìm hiểu vắn tắt cách sử dụng ASP để lập trình web động bằng VBScript. - Response.write để gửi nội dung về cho trình duyệt ta dùng lệnh Response.write hoặc có thể viết ngắn gọn hơn - Biến Biến dùng để lưu trữ thông tin. Biến có phạm vi cục bộ, nếu nó được khai báo bên trong 1 hàm hay thủ tục thì nó chỉ có tác dụng trong hàm hay thủ tục đó, nếu nó khai báo trong phạm vi toàn trang ASP thì tác dụng của nó sẽ có phạm vi trong toàn trang ASP, tuy nhiên không có tác dụng trong trang ASP khác. Ví dụ ở trang Hello.asp ta có một biến x có giá trị là 3, trang Index.asp ta dùng lệnh thì sẽ không ra kết qủa là 3 vì biến x của trang Hello.asp không được hiểu trong trang Index.asp. Tương tự như vậy khi một biến được khai báo trong 1 hàm, sẽ không có tác dụng ở bên ngoài hàm đó. Biến được khai báo và sử dụng bên trong trang asp nào dùng nó. <% Dim x ‘khai báo biến, không bắt buộc x=3 Response.write x %> Biến không bắt buộc phải khai báo. Trong asp không khai báo kiểu của biến. Asp sẽ căn cứ vào việc sử dụng biến mà quyết định xem nên xử lý biến đó như là kiểu gì. <%Dim a, b a=”Hello” ‘a là một biến kiểu chuỗi For b=1 to 10 ‘b là một biến kiểu số nguyên Response.write b Next%> Để có thể kiểm soát chính xác một biến theo kiểu mình mong muốn, chúng ta dùng các hàm chuyển đổi kiểu. Để định nghĩa một biến có phạm vi sử dụng trong nhiều trang ASP của ứng dụng Web, ta dùng biến session và application (xem đối tượng session và application) - Mảng Mảng dùng để lưu trữ dữ liệu theo một dãy các phần tử. <% dim y(5) ‘khai báo mảng 6 phần tử đánh chỉ số từ 0 đến 5 y(0)=2 y(1)=13 response.write y(0) response.write y(1) %> - Rẽ nhánh + Câu lệnh If Chúng ta sử dụng if theo cú pháp như ví dụ sau: <% h=hour(now) If h >12 then Response.write “Afternoon” else Response.write “Morning” End if %> Hoặc: <% h=hour(now) If h >12 then Response.write "Afternoon" else Response.write "Morning" %> + Cấu trúc Select case ... else ...End select Cấu trúc rẽ nhánh trong trường hợp có nhiều hơn 2 lựa chọn <% h=hour(now) Select case h Case "1" Response.write "1 am" Case "2" Response.write "2 am" Case else Response.write "Other " End select %> - Lặp: + For…Next Vòng lặp có số lần lặp xác định <%Dim i For i=1 to 10 Response.write i Next %> + Do While…Loop Vòng lặp có số lần lặp không xác định <% Dim i i=1 Do while i<=10 Response.write i i=i+1 Loop %> + While .. Wend Vòng lặp có số lần lặp không xác định <% Dim i i=1 While i<=10 Response.write i i=i+1 Wend %> + Do .. Loop Until Vòng lặp có số lần lặp không xác định <% i=1 do response.write i i=i+1 loop Until i>10 %> - Điều kiện and ,or, not <% h=hour(now) If (h >12) and (h<18) then Response.write “Afternoon” End if %> - Sử dụng #include Trong trường hợp muốn trộn mã nguồn từ 1 file asp vào 1 file asp khác trước khi server thực thi nó, người ta dùng thẻ định hướng #include với cú pháp Một số ứng dụng của #include như người ta thường include file chứa các hàm thư viện dùng chung cho cả ứng dụng vào đầu file Asp nào cần sử dụng thư viện này, hoặc insert các file Header và Footer cho 1 trang web, insert các thành phần được sử dụng chung trong nhiều file asp như menu,... Ví dụ trong ứng dụng ASP có nhiều trang cần thao tác với database, chúng ta sẽ viết riêng module thao tác với database ra một file myConnection.asp, rồi include file này vào trang asp nào muốn thao tác với database <% ‘ mã nguồn %> Lưu ý là include file được thực hiện trước khi script chạy. Vì vậy đoạn lệnh sau đây là không hợp lệ: "--> 3.1.5 Các đối tượng của ASP Sáu đối tượng được coi là chủ chốt trong ASP, đó là: - Application: Cung cấp các phương thức và thuộc tính để chia sẻ thông tin giữa các User trong cùng một ứng dụng. - Request: Sử dụng đối tượng Request để lấy các thông tin mà Client đã chuyển đến Web Server thông qua một HTTP request. HTTP request bao gồm các tham số được truyền từ một form HTML theo phương thức POST hoặc GET, các Cookies…Ngoài ra, đối tượng Request cũng cho phép truy xuất đến các dữ liệu được gửi lên Server dưới dạng các file nhị phân như Upload File. - Response: Sử dụng đối tượng này để điều khiển việc gửi thông tin tới User, gồm: Gửi thông tin trực tiếp tới Browser của User hoặc dẫn Browser sang một địa chỉ URL mới, hoặc đặt một giá trị Cookie để nhận dạng User. - Server: Đối tượng này giúp truy nhập tới các phương thức và thuộc tính trên Server. Phưong thức được sử dụng thông thường nhất của đối tượng này là tạo một Instance của một Component ActiveX(Server.CreateObject). Các phương thức khác hay được sử dụng như mã hoá xâu, đặt đường dẫn ảo và đặt thời gian tồn tại cho Script. - Session: Ta đã làm quen với đối tượng Session và Application để tạo ra các biến và đối tượng có phạm vi mức phiên và ứng dụng. Nhìn chung ta sử dụng đối tượng Session để lưu trữ các thông tin cho một phiên làm việc của người sử dụng(thời gian tính từ lúc User khởi tạo browser và tắt Browser). Thông tin trong Session không bị mất khi chuyển giữa các trang. Bạn có thể đặt thời gian tồn tại cho các đối tượng Session hoặc huỷ nó. - ObjectContext: Bạn sử dụng đối tượng này để khẳng định hay huỷ một giao tác được khởi tạo bởi một ASP script. Các phương thức, thuộc tính, tập hợp của các đối tượng được liệt kê chi tiết ở phụ lục cuối tài liệu. 1.Đối tượng Request Request cung cấp một số phương thức, thuộc tính và tập hợp(Collection) quan trọng sau: -QueryString: Lấy giá trị của các biến trên dòng lệnh. Ví dụ: Một Form nhập liệu có dạng như sau: New Page 1 Please fill in the following form Name: Email: Khi người sử dụng nhấn vào nút Submit, các giá trị của các hộp Text sẽ được gắn vào trong một xâu cùng với tên của của các hộp Text(được định nghĩa cùng với thuộc tính Name trong thẻ Input). Xâu đó được gắn với dòng URL trong thuộc tính Action của thẻ Form sau một dấu ? và có dạng như sau: Để lấy giá trị của Form nhập liệu, trong tệp folder.asp ta dùng phương thức QueryString của đối tượng Request như sau: New Page 1 <% Dim name, email name = Request.QueryString("name") email = Request.QueryString("email") %> The following information was received from user: Name = Email  =  Để tránh người sử dụng có thể nhìn thấy giá trị được truyền trên URL, ta đổi phương thức GET trong thuộc tính Action của thẻ Form thành phương thức POST. - Phương thức Form Được dùng như đối tượng QueryString để lấy giá trị của các phần tử trong Form. Để sử dụng đối tượng Form, thuộc tính Method của thẻ FORM phải là POST. Ta thay đổi đoạn mã trong tệp folder.asp một chút: New Page 1 <% Dim name, email name = Request.Form("name") email = Request.Form("email") %> The following information was received from user: Name = Email  =  2.Đối tượng Response: Response cung cấp các phương thức và thuộc tính để gửi lại các giá trị cho Client từ Server. Các phương thức sau hay dùng nhất của đối tượng Response là -Write: Chèn một xâu vào trong trang HTML trả lại cho Client. Cú pháp: Response.Write Xâu cần chèn -Buffer: Nhận giá trị là True hay False. Nếu là True, hệ thống sẽ dành một vùng bộ nhớ đệm cho quá trình xử lý các trang ASP trước khi trả lại kết quả là các trang HTML cho Client. Cú pháp: Response.Buffer = True/ False -Redirect: Dẫn hướng Client tới một địa chỉ URL khác. Để sử dụng phương thức này, ta phải gọi phương thức Response.Buffer = True ở đầu trang, sau các chỉ dẫn lệnh(@language..) Cú pháp: Response.Buffer = True ……………… ……………… Response.Redirect “địa chỉ URL mới” -Cookies: Máy chủ nhận biết các máy khác truy xuất đến mình thông qua các Cookie. Để gửi một Cookie tới một máy khách, ta sử dụng cú pháp sau: Response.Cookies(“Tên Cookie”) = Giá trị 3.Đối tượng Server Thực hiện các chức năng hệ thống. Có hai phương thức phổ dụng của đối tượng Server là CreateObject và URLEncode. -CreateObject: Sử dụng để khai báo các đối tượng. Ta xem chi tiết trong phần sử dụng đối tượng. -URLEncode: Khi truyền giá trị trên URL, để truyền các giá trị đặc biệt như dấu trống, cách…ta sử dụng URLEncode để mã hoá xâu trước khi truyền. Dim str = Server.URLEncode(Xâu cần mã hoá) -URLMapPath: Tạo ánh xạ giữa đường dẫn logic và đường dẫn Vật Lý Để xem đường dẫn vật lý của thư mục chứa tệp bất kỳ : Server.MapPath(“Tên đường dẫn logic/Tên tệp”) Để xem đường dẫn vật lý của thư mục hiện hành: Server.MapPath(“.”) Để xem đường dẫn vật lý của thư mục gốc của Web Site: Server.MapPath(“..”) 4.Đối tượng Application Tạo, huỷ các đối tượng và biến có phạm vi hoạt động mức ứng dụng. Cú pháp: Application(“Biến”) = Giá trị Hoặc Set Application(“Đối tượng”) = Giá trị Khi đó, biến/ đối tượng có phạm vi hoạt động mức ứng dụng sẽ tồn tại từ khi bắt đầu khởi động đến lúc kết thúc ứng dụng. 5.Đối tượng Session Tạo, huỷ các đối tượng và biến có phạm vi hoạt động mức phiên Cú pháp: Session(“Biến”) = Giá trị Hoặc Set Session(“Đối tượng”) = Giá trị Một khi được khai báo phạm vi phiên, biến/ đối tượng sẽ tồn tại từ khi Client mở Browser và gửi yêu cầu lên Server tới khi tắt Browser. 6.Tệp Global.asa Nếu cần viết mã để thực hiện khi bắt đầu khởi động ứng dụng, ta đặt nó vào trong một thủ tục đáp ứng sự kiện. Trong VBSCript, một thủ tục như vậy có dạng sau: Sub _ () …………. End Sub Các thủ tục trên được đặt trong một thư mục có tên là Global.asa ở thư mục gốc của ứng dụng. Ngoài các thủ tục sự kiện, ta còn có thể khai báo các biến có phạm vi phiên và ứng dụng trong tệp Global.asa. Đối tượng Application và Session cung cấp 2 sự kiện ứng các thủ tục thực hiện chức năng khi ứng dụng được khởi động hoặc một phiên được bắt đầu. Đoạn mã sau sẽ giới thiệu cách thao tác với các thủ tục đáp ứng sự kiện: Sub Application_OnStart --------Mã chương trình thực hiện khi khởi động ứng dụng---------- End Sub Sub Application_OnEnd ------Mã chương trình được thực hiện khi tắt ứng dụng------- End Sub Sub Session_OnStart ------Mã chương trình được thực hiện khi bắt đầu một phiên--------- End Sub Sub Session_OnEnd ------Mã chương trình được thực hiện khi kết thúc một phiên--------- End Sub 3.2 Mô tả chương trình Tên chương trình: Quản lý bán hàng Các chức năng chính: - Người dùng: Đăng kí Đăng nhập Tra cứu thông tin theo hình thức theo tên hàng, theo loại hàng.. Tra cứu thông tin, xem các hàng đã có ,các hàng đã mua, xem toàn bộ hàng Thanh toán - Quản lý Nhân viên 1: Quản lý hàng Cập nhật hàng Xem hàng Xem toàn bộ hàng Xem theo nhóm hàng Xem theo loại hàng Xem theo tên hàng Thống kê những hàng đã hết Sửa xóa hàng Nhân viên 2: Quản lý việc mua bán hàng Tra cứu thông tin mua bán Xem toàn bộ Xem theo hãng SX Xem theo Mã hàng Xem theo tên hàng Xem theo ngày Nhân viên 3: Quản lý người dùng Xem thông tin người dùng Xem toàn bộ Xem theo tên đăng nhập Xem theo họ tên Cập nhật người dùng Sửa thông tin người dùng Người dùng muốn tìm kiếm tra cứu thông tin, hoặc đặt mua sản phẩm thông qua web. Website cung cấp một số thông tin sau: - Thông tin về người mua: tên đăng nhập, ID_hang, họ tên, giới tính, địa chỉ, mã hàng, slbán, ngày bán. Thuộc tính khoá là tên đăng nhập và mã hàng - Thông tin về sản phẩm :mahang, Tenhang, Dvtinh, Mota, Gia, Thoigianbaohanh,dactinh, anh. Thuộc tính khóa là mahang - Thông tin về người dùng :tên đăng nhập,mật khẩu, email,họ tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, sđt. Thuộc tính khoá là tên đăng nhập KẾT LUẬN - Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực ngày càng có xu hướng bán hàng qua mạng, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt; việc xây dựng 1 trang Web bán hàng qua màng thân thiện với người dùng, gọn nhẹ trong quản lí là điều không thể thiếu để các doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. - Xu hướng công nghệ hóa thông tin và những ứng dụng trên Internet đã góp phần hữu dụng cho việc các doanh nghiệp muốn quảng bá mình rộng rãi với khách hàng trong nước cũng như trên thế giới; đồng thời góp phần thu hẹp khoảng cách địa lý giữa khách hàng với doanh nghiệp. - Nhận thức được những vấn đề trên và qua tìm hiểu, tham khảo tài liệu em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp “Xây dựng Webside bán hàng qua mạng của công ty CP Thế Giới Số bằng ngôn ngữ ASP”. Sau khi hoàn thành đề tài này em thấy ngôn ngữ ASP có các ứng dụng thực tiễn cao, giúp chúng ta có thể xây dựng được các trang Web quản lý áp dụng cho các trường học, các doanh nghiệp, bệnh viện, khách sạn…. Là một sinh viên đang học Công nghệ thông tin, việc học tập, trang bị và tiếp thu các kiến thức về tin học từ thực tế cũng như tìm hiểu về công tác quản lý là điều cần thiết. Thái nguyên, tháng 1 năm 2010 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích thiết kế hệ thống Xây dựng Webside bán hàng bằng ASP.doc
Luận văn liên quan