Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015

LỜI MỞ ĐẦU Ngành công nghiệp dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu ở Việt Nam . Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho xã hội và đặc biệt nó là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu , tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước. Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay , ngành dệt may đang chứng tỏ là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục trong những năm gần đây . Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hóa và trong biến động của môi trường kinh tế thế giới, ngành dệt may đang đứng trước những khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển. Với mục đích tìm hiểu những vấn đề lớn liên quan đến ngành trong giai đoạn hiện nay và thử tìm một số giải pháp để khắc phục những vấn đề đó , em đã quyết định lựa chọn đề tài : “ Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015” Nội dung của đề tài này gồm 4 chương : Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Chương 2 : Thị trường EU về hàng dệt may Chương 3 : Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU Chương 4 : Một số giải pháp thúc đẩy kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2015

doc59 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3967 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 tỷ USD. Dự báo cuối năm 2009 thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU sẽ đạt giá trị 1.8 tỷ USD , tỷ lệ tăng trưởng đạt 5.8% so với năm 2008 3.2.2 Phân tích kết quả kinh doanh xuất khẩu a. Phân tích về cơ cấu chủng loại Sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU chủ yếu tập trung ở một số sản phẩm truyền thống dễ làm như : áo jacket , quần tây , áo sơ mi… . Các sản phẩm thời trang yêu cầu cao thì còn ít doanh nghiệp Việt Nam thực hiện được Áo jacket là mặt hàng xuất khẩu chủ lực hàng đầu của Việt Nam vào thị trường EU trong nhiều năm liền. Sản xuất áo jacket có nhiều lợi thế vì đây là mặt hàng có giá trị cao, sử dụng nhiều nguồn nguyên phụ liệu trong nước có thể sản xuất như vải lót, mảng bông gòn , lông vịt, vải nguyên liệu chính… Ngoài ra, các mặt hàng khác có thế mạnh của Việt Nam như : áo thun, áo sơ mi, quần short, áo khoác, quần áo thể thao, váy đầm, quần áo bào hộ lao động, quần áo trẻ em, quần áo vest. Trong 10 chủng loại hàng dệt may xuất khẩu lớn nhất sang thị trường EU trong 9 tháng đầu năm 2009 áo jacket đạt kim ngạch cao nhất, xuất khẩu áo jacket vào thị trường EU đạt 273,68 triệu USD, tăng 25.79% so với 9 tháng đầu năm 2008.. Quần là chủng loại hàng dệt may xuất khẩu lớn thứ 2 sang EU , đạt 193,29 triệu USD tăng 3.39% so với 9 tháng đầu năm 2008. Tiếp đến là áo khoác đạt giá trị xuất khẩu 123.75 triệu USD tăng 51.51% so với cùng kỳ năm 2008 , đây là múc tăng khá mạnh so với mức tăng của các chủng loại khác Ngoài ra, các mặt hàng như : khẩu trang , quần áo mưa ,túi ngủ cũng tăng rất mạnh . Đặc biệt mặt hàng tăng mạnh nhất là khẩu trang tăng 831.27% so với cùng kỳ năm 2008, kế đến là quần áo mưa (710.99%), túi ngủ (196.98%) , còn lại là quần áo trẻ em ,váy, áo len , quần áo bơi ,áo gió, quần jean, khăn bông, khăn bàn cũng tăng khá từ 40%-70% so với cùng kỳ năm 2008. Bên cạnh đó, cũng có một số mặt hàng giảm như : quần áo sợi acylic (-75.52%), áo y tế (-64.97%), màn (-56.89%), khăn lông (-53.54%). Mặt hàng vải, quần áo thể thao, phụ liệu may , cravat, khăn , áo lễ hội giảm khá mạnh từ 20% - 40% Bảng 22 : Chủng loại hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU 9 tháng đầu năm 2009 Chủng loại 9 tháng năm 2009 9 tháng năm 2008 Chênh lệch 2009/2008 (USD) Chênh lệch 2009/2008 (%) Áo Jacket 273,682,827 217,568,125 56,144,701 25.79 Quần 193,293,299 186,986,162 6,307,137 3.37 Áo khoác 123,752,604 81,573,437 42,179,167 51.71 Áo sơ mi 114,282,939 97,948,184 16,334,755 16.68 Áo thun 102,754,544 113,576,955 -10,822,311 -9.53 Đồ lót 44,984,904 44,283,581 701,323 1.58 Quần short 44,644,801 48,697,557 -4,052,756 -8.32 Quần áo thể thao 35,445,652 44,670,239 -9,224,585 -20.65 Quần áo trẻ em 34,712,432 24,045,749 10,666,683 44.36 Váy 32,367,717 22,028,625 10,339,092 46.93 Áo len 31,061,267 21,369,238 9,692,029 45.36 Vải 19,455,245 8,621,033 10,834,212 -30.02 Quần áo BHLD 18,876,233 18,976,188 -99,955 -0.53 Găng tay 14,704,345 10,875,865 3,828,480 35.20 Quần áo ngủ 14,210,414 10,591,919 3,618,496 34.16 Quần áo bơi 7,834,427 4,273,266 3,561,161 83,34 Áo ghi lê 7,682,007 6,786,774 895,234 13.19 Quần áo Vest 7,432,091 6,635,554 796,537 12.00 Caravat 3,584,642 4,240,868 -656,225 -15.47 Áo gió 2,480,588 1,759,979 720,609 40.94 Quần jean 2,147,144 1,497,865 649,279 43.35 Khăn 1,856,78 2,301,215 -444,427 -19,31 Bít tất 1,568,301 1,480,401 87,899 5.94 Quần áo sợi Acrylic 1,478,986 6,041,379 -4,562,393 -75.52 Khăn bàn 1,279,334 771,337 507,997 65.86 Màn 996,894 2,312,425 -1,315,531 -56.89 Khăn bông 888,047 511,060 376,987 73.77 Phụ liệu may 602,933 936,986 -334,053 -35.65 Khẩu trang 594,559 63,844 530,715 831.27 Quần áo mưa 421,286 51,947 369,339 710.99 Sợi 356,663 134,611 222,052 164.96 Khăn lông 224,646 483,573 -258,927 -53.54 Túi 161,489 32,708 128,781 393.72 Tạp dề 154,992 169,219 -14,228 -8.41 Áo y tế 46,409 132,497 -86,088 -64.97 Áo lễ hội 28,992 39,771 -10,779 -27.10 Áo kimono 27,375 16,562 10,812 65.28 Túi ngủ 11,533 3,883 7,649 196.98 (Nguồn : Tinthuongmai.vn) b. Phân tích về cơ cấu thị trường Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, 9 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang 27 nước thành viên EU đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng , tăng trên 12% so với cùng kỳ năm ngoái , đạt trên 1.2 tỷ USD . 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang một số nước thành viên EU tăng mạnh gồm :Đức là nước nhập khẩu nhiều mặt hàng dệt may nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Đức đạt hơn 292 triệu USD, tăng 14.38% so với cùng kỳ năm 2008 , kế đến là Anh hơn 205 triệu USD tăng 9.79% ,Tây Ban Nha đạt 191 triệu USD (tăng 40.42% , Hà Lan đạt 100 triệu tăng 7.83%….. Đặc biệt, xuất khẩu sang Luxembourg tăng kỷ lục. Trong thời gian này, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (chủ yếu là vải) sang nước này đạt 11 triệu USD, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 42 ngàn USD Trong thời gian này, xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước giảm : kim ngạch xuất khẩu sang Cộng hòa Séc giảm 14.8% , xuất khẩu sang Hungary giảm 15%, xuất khẩu sang Hy lạp giảm 8%... Bảng 23 :Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU 9 tháng đầu năm 2009 Thị trường 9 tháng năm 2009 9 tháng năm 2008 Chênh lệch 2009/2008 (USD) Chênh lệch 2009/2008 (%) Tổng 1,219,599,337 1,081,167,362 138,431,974 12.80 Đức 292,379,757 255,631,362 36,748,396 14.38 Anh 205,264,364 186,969,063 18,295,301 9.79 Tây Ban Nha 191,007,791 136,028,311 54,979,480 40.42 Hà Lan 100,934,752 93,605,205 7,329,547 7.83 Pháp 102,561,850 100,844,564 1,717,287 1.7 Italia 78,676,708 70,221,591 8,455,117 12.04 Bỉ 76,355,643 76,250,207 105,436 0.14 CH Séc 30,724,339 36,061,592 -5,337,252 -14.80 Đan Mạch 26,279,239 26,553,350 -274,111 -1.03 Thụy Điển 24,627,831 24,769,729 -141,897 -0.57 Ba Lan 17,483,775 15,568,577 1,915,198 12.30 Áo 14,722,694 13,452,069 1,270,625 9.45 Luxembourg 11,741,603 42,829 11,698,774 27,315.08 Hungary 10,444,186 12,403,098 -1,958,912 -15.79 Ai Len 10,015,991 7,227,699 2,788,292 38.58 Slovakia 6,790,861 2,491,074 4,299,787 172.61 Phần Lan 6,712,907 5,552,093 1,160,814 20.91 Hy Lạp 5,241,087 5,711,432 -470,345 -8.24 Romania 5,098,485 8,667,720 -3,569,235 -41.18 Bulgaria 1,172,317 1,798,364 -626,047 -34.81 Latvia 689,176 47,344 641,832 1,355.69 Bồ Đào Nha 299,305 497,628 -198,324 -39.85 Slovenia 277,661 332,307 -54,646 -16.44 Malta 56,378 12,596 43,782 347.59 Estonia 40,636 427,559 -386,922 -90.50 (Nguồn : Tinthuongmai.vn) c. Phân tích về phương thức xuất khẩu Trên thực tế có nhiều phương thức khác nhau để xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU, xuât khẩu trực tiếp , xuất khẩu gián tiếp , nhận gia công (nhận gia công trực tiếp hoặc nhận gia công gián tiếp ). Mỗi phương thức xuất khẩu thể hiện trình độ phát triển mặt hàng đó ở mỗi cấp độ khác nhau. Sau đây là khái quát chung về các loại hình xuất khẩu mà các doanh nghiệp Viêt Nam đã và đang sử dụng khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU Gia công hàng xuất khẩu/CMT CMT(viết tắt của Cut – Make – Trim) là một phương thức xuất khẩu , theo đó các khách mua , các đại lý mua hàng và các tổ chức mua hàng ở Châu Á cung cấp cho Việt Nam toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm mẫu thiết kế , nguyên liệu , vận chuyển và các nhà sản xuất Việt Nam chỉ cần thực hiện việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm.CMT là phương thức xuất khẩu đơn giản nhất và chỉ đòi hỏi doanh nghiệp cần có khả năng sản xuất và một chút khả năng thiết kế để thực hiện mẫu sản phẩm . FOB FOB là một phương thức xuất khẩu ở bậc cao hơn so với CMT. Theo phương thức FOB, các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện việc mua nguyên liệu . Thuật ngữ “FOB” được hiểu ở đây là hình thức sản xuất và phân phối hàng dệt may và thực tế không có liên quan đến định nghĩa của Incoterm . Các hoạt động theo phương thức FOB thay đổi dựa theo các hình thức quan hệ hợp đồng giữa doanh nghiệp Việt Nam với khách mua nước ngoài và được chia thành 3 loại dưới đây : FOB loại 1 . theo đó các doanh nghiệp Việt Nam thu mua nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung cấp do khách mua nước ngoài chỉ định. Phương thức xuất khẩu này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải chịu thêm trách nhiệm về tài chính để thu mua nguyên liệu và vận chuyển. Việc xuất khẩu theo phương thức FOB loại 1 phù hợp cho các doanh nghiệp có năng lực tài chính cho việc thu mua nguyên liệu và vận chuyển , có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm đối tác nhưng chưa có nhà cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy FOB loại 2 , theo đó các doanh nghiệp Việt Nam nhận mẫu hàng từ các khách mua nước ngòai . Theo phương thức này , các doanh nghiệp Việt Nam được cung cấp mẫu thiết kế và chịu trách nhiệm tìm nguồn nguyên liệu , sản xuất và vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm tới cảng của khách mua. Để xuất khẩu theo phương thức này, ngoài việc doanh nghiệp có khả năng thực hiện đầy đủ các yêu cầu của CMT và FOB loại 1 thì còn cần thêm yêu cầu nữa là có khả năng tìm được nhà cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy FOB loại 3, theo đó các doanh nghiệp Việt Nam tự thực hiện sản xuất hàng may mặc theo thiết kế riêng của mình và không phải chịu ràng buộc bởi bất kỳ cam kết trước nào với các khách mua nước ngoài. Để có thể thực hiện thành công việc xuất khẩu phương thức này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải có khả năng thiết kế, marketing và hậu cần .Ngoài ra, các doanh nghiệp phải biết cách nghiên cứu xu hướng thời trang và thị hiếu của thị trường , phải có đội ngũ thiết kế riêng và có kinh nghiệm trong việc thiết kế thời trang. Theo khảo sát gần đây của Hiệp hội Dệt may Việt Nam , phương thức xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp ta đối với mặt hàng dệt may sang EU là phương thức gia công (CMT) chiếm khoảng 70 - 80% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU, FOB loại 1 và FOB loại 2 chiếm tỷ lệ nhỏ , còn lại là các doanh nghiệp có thể thực hiện FOB lọai 3 rất it . Phương thức gia công xuất khẩu (CMT) này phù hợp với trình độ phát triển của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( hơn 80% tổng doanh nghiệp dệt may của Việt Nam ), tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh để tự cung ứng nguyên phụ liệu cho việc sản xuất và chưa có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm đối tác, khách hàng của EU . Do hình thức gia công xuất khẩu các doanh nghiệp chỉ thực hiện duy nhất công đoạn sản xuất còn lại là các công đoạn khác là hoàn toàn do các đối tác đặt gia công chịu trách nhiệm nên hình thức này là tương đối an toàn giúp các doanh nghiệp tránh được rủi ro trong quá trình trình nghiên cứu thiết kế cũng như phân phối sản phẩm . Bên cạnh những lợi thế trên, mặt trái của việc xuất khẩu bằng hình thức gia công xuất khẩu là các doanh nghiệp dệt may mới chỉ khai thác được lợi thế chi phí nhân công thấp, các doanh nghiệp Việt Nam không có vai trò lớn trong quá trình hình thành và phân phối các sản phẩm dệt may vào thị trường EU .Sự xuất khẩu dệt may bằng con đường gia công làm các doanh nghiệp Việt Nam không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trên thị trường EU. Cho nên không có khả năng dự đóan nắm bắt được nhu cầu để chuẩn bị kế hoạch sản xuất dẫn đến bị động khi có sự thay đổi nhu cầu , làm các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị phụ thuộc chặt chẽ vào đối tác đặt hàng gia công. Khi lợi thế về chi phí gia công không còn thì các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể tự xuất khẩu vào thị trường này. Vì khi chúng ta gia công cho nước ngoài hàng hóa đó không được gán nhãn mác của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà chúng mang nhãn mác của các nhà phân phối . Hiện nay các doanh nghiệp Đài Loan, Malaysia, Indonesia đã mua rất nhiều hàng dệt may này của Việt Nam mang về nước, bỏ nhãn mác Việt Nam và dán nhãn mác của họ, sau đó tái xuất sang thị trường EU. Giá bán của họ cho đối tác EU cao hơn nhiều lần so với giá mua của Việt Nam, thường gấp rưỡi, gấp đôi, thậm chí có những loại hàng bán được giá gấp 3 đến 5 lần. Như vậy với phương thức xuất khẩu này khiến cho ngành dệt may Việt Nam chỉ có tiếng là “ đi làm thuê “ , không có được một thương hiệu nổi tiếng nào cho riêng mình Khó khăn ở chỗ là các doanh nghiệp Việt Nam đã quen phương pháp gia công xuất khẩu nên muốn chuyển sang xuất khẩu bằng FOB vào thị trường EU đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay là rất khó .Do vậy ,nhà nước cũng cần phải hỗ trợ , tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vón để chủ động việc thu mua nguyên liệu , các doanh nghiệp cũng cần phải học hỏi từ các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong việc xuất hàng bằng FOB . 3.3 Đánh giá kết quả xuất khẩu Những thành tựu Trong hơn 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường EU đã có những bước phát triển vượt bậc, thị trường EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam. Do đó , sự thành công của dệt may Việt Nam trên thế giới có một phần không nhỏ là từ kết quả xuất khẩu vào thị trường EU . Nếu như năm 2000 kim ngach xuất khẩu chỉ dừng lại ở mức 609 triệu USD thì đến năm 2006 đã tăng gấp đôi lên 1,2 tỷ USD và năm 2008 đã đạt 1.7 tỷ USD , tức là kim ngạch xuất khẩu đã tăng gấp ba lần chỉ trong vòng 9 năm , mức độ tăng trưởng bình quân mỗi năm tăng gần 9% . Kết quả đó có được là nhờ sự nỗ lực của các doanh nghiệp và chính phủ nhất là việc đạt được thỏa thuận dở bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam vào đầu năm 2005 , đã giúp ngành dệt may Việt Nam có điều kiện thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU Các doanh nghiệp Việt Nam sau nhiều năm sản xuất kinh doanh hàng dệt may sang EU đã thiết lập được các mối quan hệ chặt chẽ với các nhà nhập khẩu EU. Sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã được người tiêu dùng EU tín nhiệm. Với giá thành rẻ và có chất lượng , hình ảnh sản phẩm dệt may Việt Nam đã có chỗ đứng trong tâm trí người dân EU. Chính vì thế, các nước Eu đã tìm cách cản trở hàng dệt may Việt Nam bằng cách dựng lên các rào cản kỹ thuật như các tiêu chuẩn môi trường – xã hội , nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã nỗ lực từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của mình và đã đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe mà các nước EU đặt ra . Nhờ đó mà kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU không ngừng gia tăng Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái , các thị trường trọng điểm xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam bị sụt giảm về đơn hàng, do người dân các nước đó cắt giảm chi tiêu. Tại thị trường EU, các doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn , nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao động và có nguy cơ phá sản, nhưng các doanh nghiệp đã cùng nhau chia sẽ cho nhau các đơn đạt hàng nên hiện nay đã vượt qua được khó khăn trước mắt, tiếp tục sản xuất kinh doanh. Kết quả có được là nhờ tinh thần đoàn kết của các doanh nghiệp cùng nhau vượt qua thời kỳ khó khăn nhất Những tồn tại Đa số hàng dệt may Việt Nam khi xuất sang EU phần lớn là dưới dạng gia công xuất khẩu, số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu theo phương thức FOB chiếm tỉ lệ thấp . Cho nên hàng dêt may Viêt Nam khi xuất vào thị trường EU thì được dán nhãn mác của nhà phân phối của nước thứ ba, điều này làm cho hàng dệt may Việt Nam không có thương hiệu, làm hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Nguyên nhân là do chúng ta chưa chủ động được nguồn cung cấp nguyên phụ liệu mà phần lớn phải đi nhập khẩu từ nước ngoài như Đài Loan , Hàn Quốc , Trung Quốc .. do tốc độ phát triển của ngành dệt trong nước chưa theo kịp tốc độ phát triển của ngành my mặc. Trong các chuỗi sản xuất doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm mỗi công đoạn gia công , giá trị thu được trên thực tế rất ít so với giá bán lẻ sản phẩm đó trên thị trường EU. Nếu chủ động được nguồn cung cấp nguyên phụ liệu thì lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam thu về sẽ có giá trị cao hơn từ đó thoát khỏi tình trạng xuất khẩu gia công Do thu nhập bình quân đầu người cao nên xu hướng tiêu dùng của người dân EU là tiêu thụ phần lớn các mặt hàng thời trang hơn là các mặt hàng may mặc thông thường. Nhưng phần lớn các sản phẩm dệt may Việt Nam xuất sang EU chủ yếu à các sản phẩm dễ làm như áo jacket , áo sơ mi , áo thun, quần tây …đơn điệu về chủng loại, còn các sản phẩm đòi hỏi khả năng thiết kế cao thì các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được. Nguyên nhân là tay nghề đội ngũ lao động còn yếu và ngành thiết kế thời trang của chúng ta còn non trẻ đang trong giai đoạn phát triển , nhiều kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, chưa nắm bắt được xu hướng thời trang tại các nước EU. Nếu đầu tư sản xuất các mặt hàng thời trang thì các doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với việc bán các sản phẩm dệt may thông thường Chương 4 :Một số giải pháp thúc đẩy kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2015 4.1 Mục tiêu, quan điểm cơ sở, đề xuất một số giải pháp về hàng dệt may đến năm 2015 Mục tiêu Mục tiêu tổng quát _Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội , nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới Mục tiêu cụ thể _Theo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt , ngành dệt may sẽ phát triển theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa , nhẳm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Chiến lược này đưa ra mục tiêu cụ thể là doanh thu toàn ngành đến năm 2010 đạt 14.8 tỷ USD , tăng lên 22.5 tỷ USD vào năm 2015 và 31 tỷ USD vào năm 2020. Giai đoạn 2008 – 2010 , ngành dệt may phấn đấu tăng trưởng sản xuất hàng năm 16 – 18 % , tăng trưởng xuất khẩu đạt 20%. Giai đoạn 2011 – 2020, tăng trưởng sản xuất hàng năm 12 – 14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15% Để đảm bảo sự phát triển hiệu quả và bền vững , ngành dệt may đang tập trung vào đầu tư sản xuất các dự án có khả năng thu hút vốn và khả năng phát triển cao. Quyết định nêu rõ trước mắt ngành dệt may tập trung phát triển và nâng cao năng lực về nguồn nhân lực , nguồn nguyên phụ liệu . Đó là các chương trỉnh sản xuất 1 tỷ mét vải phục vụ xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2015 trồng 40000 ha bông tập trung có tưới đạt năng suất cao .Việc đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu dệt may trong nước sẽ từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa từ mức 30 % hiện nay lên 50% vào năm 2010 và 60 % vào năm 2020. Bên cạnh đó khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành dệt may phục vụ trong nước và xuất khẩu. Bảng 24 : Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2008 - 2010 Giai đoạn 2011 – 2020 -Tăng trưởng sản xuất hàng năm 16 – 18% 12 – 14% -Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 20% 15% Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2006 Mục tiêu toàn ngành đến 2010 2015 2020 1. Doanh thu Triệu USD 7800 14800 22500 31000 2. Xuất khẩu Triệu USD 5834 12000 18000 25000 3. Sử dụng lao động Nghìn người 2150 2500 2750 3000 4. Tỷ lệ nội địa hóa % 32 50 60 70 5. Sản phẩm chính: -Bông xơ -Xơ, sợi tổng hợp -Sợi các loại -Vải -Sản phẩm may 1000 tấn 1000 tân 1000 tấn Triệu m2 Triệu SP 8 - 265 575 1212 20 120 350 1000 1800 40 210 500 1500 2850 60 300 650 2000 4000 Quan điểm cơ sở phát triển ngành dệt may 1. Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hóa , nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm . Tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh ổn định , bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu , mẫu mã thời trang chưa được quan tâm , công nghiệp phụ trợ chưa phát triển , cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu , vừa không kịp thời 2. Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành , mở rộng thị trường xuất khẩu , đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ , sản xuất nguyên phụ liệu , giảm nhập siêu , nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành 3. Phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các ơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các khu , cụm công nghiệp tập trung để tạo điều liện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang dệt may Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn 4. Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành dệt may, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển dệt may Việt Nam. Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm 5. Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam . Trong đó chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi , cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu +Các giải pháp thực hiện chiến lược Giải pháp vể đầu tư _Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành dệt may để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu _Xây dựng các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt , nhuộm, sản xuất nguyên liệu bông xơ và sợi nhân tạo , sản xuất nguyên phụ liệu , để kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong đó ưu tiên các dự án sản xuất vải dệt thoi phục vụ cho sản xuất hàng may mặc xuất khẩu _Xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành dệt may có đủ điều kiện hạ tầng cung cấp điện , cấp nước , xử lý nước thải , đảm bảo các yêu cầu về môi trường và lao động có khả năng đào tạo _Phối hợp với các địa phương đầu tư phát triển cây bông , trong đó chú trọng xây dựng vùng bông có tưới , từng bước đáp ứng nhu cầu bông cho ngành dệt , sợi Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Triển khai Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam theo các nội dung sau _Mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế – kỹ thuật , cán bộ pháp chế , các bộ bán hàng chuyên ngành dệt may , cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của các dự án dệt nhuộm trọng điểm _Mở các lớp đào tạo về thiết kế và phân tích vải , kỹ năng quản lý sản xuất , kỹ năng bán hàng ( gồm các kỹ năng thiết kế , làm mẫu , bán hàng , kiến thức về tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm , tiêu chuẩn môi trường và lao động ) _Liên kết với các tổ chức quốc tế để cử cán bộ , học sinh tham gia các khóa đào tạo cán bộ quản lý , cán bộ pháp chế , cán bộ kỹ thuật, cán bộ bán hàng , đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài _Kết hợp việc đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn , kết hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ , kết hợp giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo _Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành dệt may , xây dựng Trường đại học Dệt may và Thời trang để tạo cơ sở vật chất cho việc triển khai các lớp đào tạo _Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ cao đẳng , trung cấp , công nhân thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của ngành dệt may nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực cho ngành. Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Tập đòn Dệt may Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước triển khai Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Giải pháp về khoa học công nghệ _Tổ chức lại các Viện nghiên cứu chuyên ngành dệt may theo hướng tự chủ , tự chịu trách nhiệm Nâng cao năng lực tư vấn , nghiên cứu triển khai , chuyển giao công nghệ , khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu triển khai các tiến bộ kỹ thuật , chuyển giao công nghệ ,nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam _Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới , các nguyên liệu mới để tạo ra các sản phẩm dệt có tính năng khác biệt, triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn , tiết kiệm năng lượng , áp dụng các phẩn mềm trong thiết kế , quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm dệt may _Xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn , quy trình kỹ thuật sản phẩm dệt may phù hợp và hài hòa với pháp luật về tiêu chuẩn , quy chuẩn kỹ thuật và thông lệ quốc tế . Hỗ trợ nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may , hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật _Xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái dệt may và Trung tâm phát triển các mặt hàng vải giai đoạn 2008 – 2020 _Xây dựng cơ sở dữ liệu vể ngành dệt may, nâng cao chất lượng của trang thông tin điện tử _Nghiên cứu xây dựng các chính sách khuyến khích thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong ngành dệt may Giải pháp thị trường _Tập trung mọi khả năng và cơ hội đàm phán mở rộng thị trường dệt may trên thị trường quốc tế _Cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế , hải quan , xuất nhập khẩu theo hướng thực hiện cơ chế một dấu , một cửa , dơn giản hóa các thủ tục _Tăng cường công tác kiểm tra , kiểm soát thị trường , chống buôn lậu , trốn thuế , gian lận thương mại _Tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế. Chuẩn bị kỹ việc chống các rào cản kỹ thuật mới của các nước nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu _Tổ chức mạng lưới bán lẻ trong nước , đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm , xây dựng hình ảnh của ngành dệt may Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế _Bố trí đủ cán bộ pháp chế cho các doanh nghiệp trong ngành để tham gia soạn thảo , đàm phán và giải quyết các tranh chấp hợp đồng , nhất là hợp đồng thương mại quốc tế Giải pháp về cung ứng nguyên phụ liệu _Xây dựng các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại thành phố Hà Nội , thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành _Xây dựng các doanh nghiệp kinh doanh nguyên phụ liệu tập trung nhằm đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp với chất lượng cao và giá nhập khẩu hợp lý Giải pháp về tài chính _Vốn cho đầu tư phát triển Để giải quyết vốn cho đầu tư phát triển , ngành dệt may Việt Nam huy dộng vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hinh thức hợp tác kinh doanh , dông ty liên doanh , công ty liên kết , cổ phần hóa các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu , trái phiếu quốc tế ) ,vay thương mại với điều kiện có hoặc không có sự bảo lãnh củ Chính phủ _Vốn cho hoạt động nghiên cứu , đào tạo nguồn nhân lực và xử lý môi trường Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các viện nghiên cứu , các trường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may theo nguyên tắc phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia Nhà nước cho doanh nghiệp dệt may được vay vốn tín dụng nhà nước , vốn ODA và vốn của quỹ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường 4.2 Dự báo thị trường trong nước và thị trường EU về hàng dệt may đến năm 2015 4.2.1 Dự báo thị trường trong nước 4.2.2 Dự báo thị trường EU 4.3 Định hướng chiến lược xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Eu đến năm 2015 Xây dựng các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt , nhuộm, sản xuất nguyên liệu bông xơ và sợi nhân tạo , sản xuất nguyên phụ liệu , để kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong đó ưu tiên các dự án sản xuất vải dệt thoi phục vụ cho sản xuất hàng may mặc xuất khẩu . Xây dựng các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại thành phố Hà Nội , thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu sang EU Liên kết với phía EU để cử cán bộ , học sinh tham gia các khóa đào tạo cán bộ quản lý , cán bộ kỹ thuật, cán bộ bán hàng , đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao tại các cơ sở đào tạo ở EU . Đầu tư vào khâu thiết kế, mở các trung tâm thiết kết thời trang ở các thành phố lớn như : Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh … nhằm nghiên cứu xu hướng thời trang tại các nước EU. Mở các lớp đào tạo về thời trang nhằm cung cấp đội ngũ thiết kế thời trang cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu sang EU Giúp các doanh nghiệp xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn , quy trình kỹ thuật sản phẩm dệt may phù hợp và hài hòa tiêu chuẩn , quy chuẩn kỹ thuật của các nước EU như áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000. Các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may , hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật . Đầy nhanh việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý phù hợp với các tiêu chuẩn của các nước EU cho doanh nghiệp Tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu sang EU. Chuẩn bị kỹ việc chống các rào cản kỹ thuật mới của các nước EU cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm , đa dạng hóa các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang EU , từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường EU .Từng bước chuyển đổi phương thức xuất khẩu gia công sang xuất khẩu FOB để gia tăng giá trị xuất khẩu và tạo cơ sở cho việc xây dựng thương hiệu dệt may xuất khẩu 4.3 Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2015 a. Phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ cho ngành dệt may Công nghiệp phụ trợ là ngành công nghiệp sàn xuất những sản phẩm trung gian có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất một loại sản phẩm cuối cùng .Ở ngành dệt may quan hệ giữa ngành công nghiệp phụ trợ và ngành công nghiệp sàn xuất được thể hiện qua chuỗi giá trị như sau : Sản xuất nguyên liệu à Kéo sợi à Dệt vải à Nhuộm ,in vải à Cắt may à Phân phối hàng may. Trong chuỗi giá trị trên các giai đoạn sàn xuất nguyên liệu , kéo sợi, dệt vải, nhuộm, in vải được gọi là thượng nguồn , hay đây cũng chính là các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan chặt chẽ đến ngành may. Còn các giai đoạn cát may, phân phối hàng may được gọi là hạ nguồn và là động lực cho thượng nguồn phát triển. Việc tăng cường liên kết ngành công nghiệp phụ trợ và ngành may sẽ góp phần tăng cường việc cung cấp nguyên phụ liệu giúp ngành may chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, đồng thời giảm chi phí trung gian do nhập khẩu , làm hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng may mặc do tỷ lệ nội địa hóa được nâng cao Ngành may mặc, dù có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, song muốn tránh khỏi tình trạng gia công hàng hoá, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng thông qua xuất khẩu FOB thì cần chú trọng đến sự phát triển của ngành phụ trợ. Bên cạnh đó, những khó khăn về thương hiệu, nguồn vải và phụ liệu ổn định, kịp thời và đảm bảo chất lượng cũng là một đòi hỏi cần thiết đối với các doanh nghiệp ngành may. Ngành công nghiệp bông là một trong những ngành công nghiệp hỗ trợ có ảnh hưởng lớn nhất đến ngành dệt may . Vì vậy trong những năm tới ngành bông cần được đầu tư phát triển, để phát triển ngành này thì nhà nước phải hỗ trợ cho người dân về kỹ thuật trồng , cung cấp những giống bông có năng suất cao bên cạnh đó cần có chính sách trợ giá để đầu tư phát triển cây bông , trong đó chú trọng xây dựng vùng bông đặc biệt là bông có tưới , từng bước đáp ứng nhu cầu bông cho ngành dệt , sợi. Ngoài ra, nhà nước cũng cần phải kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào một số ngành công nghiệp phụ trợ khác như dệt , nhuộm, sản xuất nguyên liệu bông xơ và sợi nhân tạo , sản xuất nguyên phụ liệu trong đó ưu tiên các dự án sản xuất vải dệt thoi phục vụ cho sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. b. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may Theo chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020 .Việt Nam sẽ xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý , điều hành có chất lượng đáp ứng yêu cầu hội nhập, đảm bảo 70% lực lượng lao động dệt may được qua đào tạo chính quy , trong đó 20 % lao động kỹ thuật có trình độ theo hướng chuyên môn hóa , kỹ năng nghề thuần thục . Theo tính toán , giai đoạn 2008 – 2020 cần 11330 cán bộ quản lý, 29.500 nhân sự khối kinh tế , 30400 nhân sự khối kỹ thuật và trên 990000 công nhân kỹ thuật và nhu cầu đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức giai đoạn 2008 – 2020 cho 34100 cán bộ quản lý, 137000 nhân sự chuyên nghiệp khối kinh tế, kỹ thuật và 531400 công nhân kỹ thuất . Về yêu cầu đào tạo : để đạt được mục tiêu đó thì đòi hỏi phải đào tạo đội ngũ lao động theo hướng đáp ứng những yêu cầu sau : _Đối với cán bộ quản lý : cần đào tạo cho họ một hệ thống kiến thức đầy đủ , bài bản về nền kinh tế thị trường, kiến thức về quản lý và các kỹ năng quản lý , kinh doanh. Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý về quan điểm tư tưởng kinh doanh trong giai đoạn mới. Nhà quản lý biết cách tiếp cận và xử lý thông tin , để kinh doanh có hiệu quả , biết cách đánh giá thị trường và lĩnh vực doanh nghiệp đang kinh doanh , có kiến thức toàn diện về tâm lý – xã hội để làm việc tốt với con người _Đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn : cần có đội ngũ thiết kế mẫu và thời trang chuyên nghiệp , có khả năng gắn kết thời trang với sản xuất , đạt trình độ quốc tế _Đối với công nhân lao động : cần đào tạo cho người công nhân có tay nghề vững vàng, nắm vũng khoa học – công nghệ tiên tiến Về chương trình đào tạo : để hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành dệt may hướng đến sự phát triển bền vững của ngành cần có các chương trình đào tạo xây dựng phải phù hợp với nguồn nhân lực của ngành dệt may: Đối với cán bộ quản lý sẽ kết hợp ngắn hạn với dài hạn , kết hợp đào tạo trong nước với đào tạo ở nước ngoài , kết hợp đào tạo chính quy, tại chức , văn bằng 2 …với các lớp không chính quy như các lớp cập nhật, đào tạo lại , chuyên đề. Liên tục mở các lớp đào tạo cán bộ công nghệ trình độ Đại học và cao đẳng. Thường xuyên mở các lớp cập nhật kiến thức trong đó: _Mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế – kỹ thuật , cán bộ pháp chế , các bộ bán hàng chuyên ngành dệt may , cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của các dự án dệt nhuộm trọng điểm _Mở các lớp đào tạo về thiết kế và phân tích vải , kỹ năng quản lý sản xuất , kỹ năng bán hàng ( gồm các kỹ năng thiết kế , làm mẫu , bán hàng , kiến thức về tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm , tiêu chuẩn môi trường và lao động Đối với công nhân : đào tạo để cung cấp cho doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống đào tạo nghề có sự liên kết bền vững với doanh nghiệp trong đó: _Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ cao đẳng , trung cấp , công nhân kỹ thuật thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của ngành dệt may nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực cho ngành. Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Tập đòn Dệt may Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước triển khai Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Về đầu tư cho ngành đào tạo _Đầu tư củng cố và phát triển hệ thống các trường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may. Chính phủ hoàn thiện hệ thống đào tạo nghề cho ngành dệt may để đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể gửi CBCNV dến học tập nâng cao trình độ, tay nghề. Các cơ sở đào tạo cần có khả năng cung ứng chất lượng, hiệu quả và linh hoạt để đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp dệt may _Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành dệt may , xây dựng Trường đại học Dệt may và Thời trang để tạo cơ sở vật chất cho việc triển khai các lớp đào tạo c. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu cho hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU Mục đích tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại không những là để khách hàng làm quen với các sản phẩm dệt may Việt Nam mà còn là cơ hội cho doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường để nắm bắt nhu cầu của thị trường. Hiện nay có rất nhiều hoạt động xúc tiến thương mại để doanh nghiệp có thể thực hiện để tiếp cận các khách hàng là các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp như tổ chức, tham gia hội chợ thương mại , hoặc gián tiếp thông qua các cơ quan truyền thông đại chúng hoặc trên các website để giới thiệu sản phẩm của mình…. Các doanh nghiệp cần phải cân nhắc lựa chọn các hoạt động xúc tiến thương mại trên cơ sở phù hợp với chiến lược và khả năng tài chính của doanh nghiệp để đẩy mạnh việc xuất khẩu cho sản phẩm dệt may sang thị trường EU Đối với hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp thì doanh nghiệp có nhiều lợi thế hơn như dễ dàng tiếp cận khách hàng của mình để thu thập thông tin , kiến thức về xu hướng thời trang , thị hiếu của khách hàng và các đối thủ cạnh tranh của mình . Tham gia hội chợ thương mại không những có tác động giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình đến người tiêu dùng , mà còn là cơ hội cho hàng dệt may Việt Nam tiếp xúc trực tiếp với người dân EU. Hội chợ thương mại góp phần vào việc tạo dựng nên hình ảnh hàng dệt may Việt Nam trong tâm trí của người tiêu dùng , là cơ sở cho những bước đi tiếp theo của dệt may Việt Nam trong quá trình thâm nhập EU. Các doanh nghiệp cần chủ động tham gia, phối hợp với cơ quan chức năng như Hiệp hội dệt may Việt Nam , Cục xúc tiến thương mại quốc gia hay các Trung tâm xúc tiến thương mại của tỉnh, thành phố để tham gia các hội chợ thương mại quốc tế hoặc mở các trung tâm thương mại làm nơi trưng bày sàn phẩm cho riêng doanh nghiệp mình trên thị trường EU. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng cần có những lớp tập huấn trực tiếp về xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin về thị trường EU thường xuyên cho các doanh nghiệp để lập kế hoạch xúc tiến thương mại của mình Tuy nhiên việc mở được trung tâm thương mại đòi hỏi chi phí rất lớn , không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng làm được. Vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ có thể lựa chọn hoạt động xúc tiến thương mại gián tiếp như xây dựng các trang website của doanh nghiệp để giới thiệu sản phẩm của mình tới các đối tác, mặc dù hiệu quả của việc quảng cáo thông qua mạng thì không thể ưu việt hơn so với việc quảng bá tại các hội chợ , triễn lãm nhưng nó cũng có vai trò hỗ trợ lớn đối với các doanh nghiệp do chi phí thực hiện không quá lớn. d. Lựa chọn kênh phân phối cho hàng dệt may thâm nhập thị trường EU Hiện nay, việc xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào thị trường EU rất khó khăn mà lợi nhuận thu được còn rất hạn chế do phần lớn hàng dệt may Việt Nam được xuất khẩu trung gian qua nước thứ ba. Vì vậy rất nhiều sản phẩm dệt may của Việt Nam được bày bán trên thị trường EU dưới nhãn mác của các nước khác. Để khắc phục tình trạng bán qua trung gian thì không còn cách nào khác là các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động thâm nhập vào các kênh phân phối trên thị trường EU. Các doanh nghiệp tùy theo khả năng của mình có thể lựa chọn các kênh phân phối sau: Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ của Việt Nam, do tiềm lực kinh tế hạn chế và sản phẩm chưa có được chỗ đứng trên thị trường EU thì có thể hợp tác với các công ty nước ngoài của EU dưới hình thức liên doanh đề trở thành các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có thể liên doanh để trở thành công ty con của các doanh nghiệp EU đầu tư sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU. Việc thành lập liên doanh theo Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, hai bên cùng góp vốn để thành lập liên doanh, doanh nghiệp liên doanh có thể sử dụng lao động, nguyên liệu, nhà xưởng của phía Việt Nam; và sử dụng pháp nhân, sự hiểu biết về thị trường, kênh phân phối và sự nhạy bén trong kinh doanh của các doanh nghiệp EU. Phía Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm sản xuất hàng hóa theo đúng thiết kế, còn phía doanh nghiệp EU sẽ chịu trách nhiệm tiêu thụ hàng hóa. Bằng cách này hàng hóa được sản xuất ra sẽ đáp ứng tốt thị hiếu luôn thay đổi của thị trường EU và thâm nhập vào được kênh phân phối trên thị trường này. Những năm đầu thập niên 90, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may và da giày Đài Loan, Singapore, Malaysia, Indonesia v.v. đã thâm nhập vào các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường EU rất thành công theo phương pháp "liên doanh để trở thành công ty con của các công ty xuyên quốc gia EU”. Thứ hai, đối với các doanh nghiệp dệt may lớn , có tiềm lực kinh tế và đã sản phẩm đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU thì có thể lựa chọn các kênh phân phối trực tiếp bằng cách lựa chọn các doanh nghiệp phân phối của EU để phân phối sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Hệ thống phân phối của EU đã hình thành nên một tổ hợp rất chặt chẽ và có nguồn gốc lâu đời . Do vậy, muốn thâm nhập thị trường này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ lưỡng về hệ thống phân phối của EU, sau đó chủ động tìm kiếm đối tác để phân phối sản phẩm của mình . Sau khi tìm kiếm đối tác thì cùng đối tác điều hành việc kinh doanh tùy theo tình hình, nhu cầu của thị trường. e. Các doanh nghiệp phải liên kết lại với nhau Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không chỉ diễn ra trong phạm vi trong nước mà ngày nay còn diễn ra thế giới . Khi tham gia sân chơi quốc tế giống như vượt sóng đại dương, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam muốn ra biển lớn phải dùng tàu to, không thể dùng xuồng, bè mà vượt đại dương được. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải liên kết nhau thành những hiệp hội, tập đoàn lớn để cùng nhau chiếm giữ thị trường nội địa và vươn ra thị trường nước ngoài. Để cùng nhau kinh doanh thành công trên thị trường EU , các doanh nghiệp dệt may phải tạo dựng được các mối liên kết chặt chẽ với nhau :trong quá trình sản xuất lẫn trong kinh doanh Liên kết trong sản xuất có nhiều hình thức liên kết nhưng quan trọng nhất vẫn là liên kết dọc trong ngành dệt may : Liên kết các doanh nghiệp dêt may thành chuỗi liên kết dệt may , hình thành những mô hình liên hoàn tương đối khép kín để chủ động từ khâu cung cấp nguyên phụ liệu , sản xuất và chào hàng, mang lại giá trị gia tăng cao nhất., qua đó các doanh nghiệp dệt sẽ cung cấp nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp may tiến hành sản xuất và bán hàng . Việc hình thành chuỗi liên kết này sẽ là động lực phát triển cho cả doanh nghiệp dêt và doanh nghiệp may cùng phát triển vì : Liên kết dệt may góp phần nâng cao chất lượng nguyên liệu cho các doanh nghiệp may do ngành dệt có thể bám sát hơn nhu cầu của ngành may về các loại nguyên liệu. Đặc biệt là góp phần vào định hướng cho ngành dệt may Việt Nam chuyển dần từ phương thức xuất khẩu gia công sang xuất khẩu FOB. Ngành may mặc , dù có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh , song muốn tránh khỏi tình trạng gia công thì cần chú trọng đến sự phát triển của ngành dệt Tăng cường liên kết dệt may sẽ tạo điều kiện giảm chi ph1i trung gian , hạ giá thành sản phẩm may, tăng sức cạnh tranh cho hàng may mặc do tỷ lệ nội địa hóa được năng cao .Đồng thời giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguey6n liệu từ nước ngoài , làm giảm nhập siêu cho quốc gia Tăng cường liên kết dệt may làm cho việc cung cấp nguyên phụ liệu cho daonh nghiệp may ổn định và kịp thời , góp phần giúp các daonh nghiệp may chủ động được nguồn nguyên liệu để sản xuất kịp tiến độ cho đơn đặt hàng , qua đó giảm bớt rủi ro do giao hàng chạm trễ Ngoài liên kết trong sản xuất thì liên kết trong kinh doanh cũng đóng vai trò rất quan trọng : Đối với các doanh nghiệp dệt may lần đầu tiên xuât khẩu sản phẩm của mình vào thị trường EU thì sẽ không tránh khỏi những sai sót trong quá trình kinh doanh . Vì vậy, các doanh nghiệp mới nên chủ động liên kết , nhờ các doanh nghiệp đi trước giúp đỡ trong việc tìm kiếm bạn hàng , chia sẽ những kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường EU. Qua đó, các doanh nghiệp mới sẽ hạn chế những rủi ro trong việc kinh doanh của mình Thị trường EU là một thị trường rộng lớn ,và cạnh tranh gay gắt . Phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do đó muốn cạnh tranh với các đối thủ thì cần phải liên kết lại để cùng tồn tại và phát triển. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái , các doanh nghiệp có thể liên kết lại để chia sẽ những đơn đặt hàng , giúp các doanh nghiệp cùng nhau vượt qua khó khăn Trong bối cảnh hiện nay, sự nỗ lực của từng doanh nghiệp, tự nguyên tạo các mối liên kết hoặc gia nhập các chuỗi, hội doanh nghiệp lớn là cần thiết để cùng tồn tại và phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm.doc
Luận văn liên quan