PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cũng đồng nghĩa là Việt Nam bắt đầu bước vào sân chơi chung của thị trường thương mại thế giới theo luật chơi chung dành cho tất cả các thành viên của tổ chức này và từng bước thực hiện việc hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp. Ngành nông lâm nghiệp có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam ở mọi giai đoạn phát triển. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay với khoảng 70% dân số sản xuất nông lâm nghiệp. Một trong những thế mạnh không thể không kể tới là ngành lúa gạo – mặt hàng xuất khẩu đứng thứ hai thế giới. Gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội và những thuận lợi do khách quan mang đến nhưng cũng sẽ gặp không ít khó khăn và thách thức trong việc phát triển đất nước nói chung và phát triển ngành lúa gạo nói riêng.
Chính vì vậy, em chọn đề tài “phân tích thực trạng ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam sau khi gia nhập WTO” từ đó đề xuất những giải pháp phát triển ngành sản xuất lúa gạo trong môi trường hội nhập.
2.Mục tiêu nghiên cứu:
2.1.Mục tiêu chung :
Phân tích thực trạng ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ Chức Thương mại thế giới WTO từ đó đề xuất những giải pháp phát triển ngành sản xuất lúa gạo trong môi trường hội nhập.
2.2.Mục tiêu cụ thể :
- Phân tích tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam trước khi gia nhập và sau khi gia nhập WTO.
- Phân tích những thuận lợi và cơ hội, những khó khăn và thách thức đối với ngành sản xuất lúa gạo.
- Đề xuất các giải pháp phát triển ngành sản xuất lúa gạo trong môi trường hội nhập.
4.Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu thứ cấp trên các báo, tạp chí chuyên ngành kinh tế, trên các báo điện tử và các tài liệu có liên quan đến tình hình sản xuất gạo ở Việt Nam.
b. Phương pháp phân tích số liệu: chủ yếu là phương pháp phân tích và so sánh.
5.Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Nghiên cứu trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.
Thời gian: Số liệu liên quan chủ yếu lấy từ năm 1990 đến năm 2007.
Đối tượng nghiên cứu: tình hình sản xuất gạo Việt Nam.
Luận văn dài 45 trang, chia làm 3 chương
33 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8033 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích thực trạng ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không gian : nơi có lượng mưa cao nhất là vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh và Đà Nẵng(khoảng 3200mm/năm) và nơi thấp nhất là Phan Rang (650-700 mm/năm) theo thời gian thì lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng trong mùa hè chiếm tời 80% lượng mưa cả năm. Mưa thường tập trung trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 10 hay tháng 11 trong năm. Tại đồng bằng sông Cửu Long do tác động của gió mùa, nên mùa mưa kéo dài từ 5 đến 6 tháng với lượng mưa trung bình trên 200 mm/tháng. Tháng 10 thường là tháng mưa nhiều nhất trong năm. Sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc về điều kiện thời tiết khí hậu khiến cho các hệ thống nông nghiệp ở các vùng cũng rất đa dạng.
Độ ẩm không khí cao, dao động trong khoảng 80% và thay đổi theo vùng, theo mùa trong năm. Nhiệt độ bình quân trong năm luôn trên 200C, cao nhất vào tháng 6, tháng 7 (khoảng 35-360C cũng có năm lên tới 38-390C) và thấp nhất vào cuối tháng 12, tháng 1 (nhiệt độ dưới 150C, cũng có năm nhiệt độ xuống dưới 100C). Tuy nhiệt độ bình quân chung như vậy nhưng nó cũng khác nhau theo địa hình, theo vùng của đất nước, cụ thể là nhiệt độ đó tăng dần từ cao xuống thấp, từ Bắc vào Nam.
Điều kiện khí hậu thời tiết nước ta như vậy đã tạo nhiều sự thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế quốc dân, đặc biệt đối với nông nghiệp nó là cơ sở để ta phát triển một nền nông nghiệp toàn diện trong đó có ngành sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên cũng chính điều kiện khí hậu đó cũng gây không ít khó khăn trong sản xuất; hàng năm thường xảy ra lũ lụt, bão quét về mùa mưa, hạn hán về mùa khô gây ra biết bao khó khăn thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân ta. Mặc khác, khí hậu nóng ẩm cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh, dịch hại vật nuôi và cây trồng phát sinh và phát triển, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
1.2.2. Tài nguyên đất :
Nói chung, mọi hoạt động kinh tế - xã hội rất cần đất, song riêng trong nông nghiệp thì đất đai là loại tư kiệu sản xuất đặt biệt và không thể thiếu, không thể thay thế được.
Đất đai nước ta rất đa dạng: nằm trong vành đai Bắc bán cầu với vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa các quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, đó là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Đất có giá trị cao nhất trong trong lúa là đất phù sa. Loại đất này phân bố chủ yếu ở Bắc Bộ và Nam Bộ.
Ngoài các loại đất tốt, trong tổng diện tích tự nhiên của nước ta có tới 2/3 diện tích là đồi núi, đất dốc, cộng chế độ canh tác cũ lạc hậu để lại, lượng mưa hàng năm lớn, cho nên hiện nay có tới 20% diện tích tự nhiên bị xấu đi do bi xói mòn, rửa trôi gây ra nhiễm phèn, nhiễm mặn và sa mạc hoá đang tồn tại ở vùng ven biển miền Trung và một số vùng khác, đó là những khó khăn lớn đối với ngành sản xuất lúa gạo nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung.
1.2.3. Tài nguyên nước :
Nguồn nước mặt của nước ta khá phong phú, với hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá dày đặc và được phân bối tương đối đồng đều trong cả nước, trong đó, đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam có ba con sông lớn, đó là sông Hồng, sông Cả và sông Cửu Long. Lượng nước trên các con sông phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước mưa theo mùa. Hàng năm các con sông của nước ta đổ ra biển tới 900 tỉ m3 nước. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam có rất nhiều thuận lợi đối với sản xuất và đời sống : chất lượng nước tốt, hàm lượng phù sa cao, khoáng hoá thấp và ít biến đổi, độ pH trung bình (7,2 – 8). Nhưng bân cạnh đó do lượng mưa hàng năm lớn lại phân bố không đều trong năm, sông ngòi dày đặc nhưng lòng sông hẹp và dốc… cũng đã gây ra không ít khó khăn trong sản xuất và đời sống.
1.3. Các loại giống lúa
Việt Nam trồng khá nhiều loại giống lúa khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện của từng vùng sinh thái và từng mùa vụ. Các tỉnh phía Bắc sử dụng nhiều loại giống lúa nhập từ Trung Quốc (chủ yếu là do khả năng thích ứng của các giống lúa Trung Quốc với điều kiện đất đai khí hậu của miền Bắc), trong khi đó các tỉnh phía Nam lại trồng nhiều giống lúa IR có nguồn gốc từ Viện lúa quốc tế (IRRI). Mặc dù có hàng 100 giống lúa khác nhau, nhưng chỉ có 10 giống lúa được trồng phổ biến nhất, chiếm tới 60% tổng diện tích gieo trồng lúa cả nước. Trong số các giống lúa còn lại, mỗi giống chỉ chiếm không quá 1% tổng diện tích gieo trồng. Theo điều tra của Bộ Nông nghiệp & PTNT năm 2000, cả nước mỗi vụ trồng trên 200 giống lúa khác nhau. Tuy nhiên số lượng giống lúa được trồng ở từng vùng và từng vụ có khác nhau. Vụ Đông-Xuân ở miền Trung có số lượng giống lúa ít nhất, nhưng cũng đã là 131 giống lúa khác nhau.
Các tỉnh phía Bắc chủ yếu trồng các giống lúa lai và lúa thuần Trung Quốc (khoảng 60% diện tích). Khang Dân 18 and Q5 là hai giống lúa trồng tương đối phổ biến trong vụ Đông-Xuân (15 và 12%) và vụ Mùa (18 và 14%).
Đối với nông dân miền Trung, giống lúa IR có vị trí quan trọng hơn. Hai giống lúa được trồng nhiều nhất là IR17494 và Khang Dân 18 chiếm 21% và 13% trong vụ Đông-Xuân và khoảng 12% và 8% trong vụ Hè-Thu.
IR50404 và OM1490 là hai giống lúa được trồng nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam, chiếm khoảng 13% trong vụ Đông-Xuân và 10-13% trong vụ Hè-Thu. Mặc dù giống IR64 là giống lúa chính phục vụ cho xuất khẩu nhưng chỉ chiếm 5-6% diện tích gieo trồng trong vụ Đông-Xuân và Hè Thu ở miền Nam.
1.4. Các kênh tiêu thụ và phân phối lúa gạo
Hệ thống tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam khá phức tạp thông qua nhiều mắt xích liên hệ giữa các đối tác khác nhau: nông dân sản xuất lúa, người thu gom lúa, cơ sở xay xát, người bán buôn, người bán lẻ và các công ty quốc doanh lương thực. Ngoài ra, công ty lương thực quốc doanh còn phân thành 2 loại: TW (VINAFOOD I ở miền Bắc và VINAFOOD II ở miền Nam) và Địa phương. Hệ thống các kênh tiêu thụ có thể được mô tả khái quát bằng sơ đồ dưới đây. (Xem sơ đồ 1).
Nguồn: FAO, 2000, Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngành Nông nghiệp Việt Nam
Ghi chú: DNQD - Doanh nghiệp quốc doanh; HĐXK - Hợp đồng xuất khẩu
Kênh tiêu thụ gạo
Kênh tiêu thụ lúa
Nhìn chung, kể từ 1980 công cuộc đổi mới cơ chế chính sách đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của một hệ thống lưu thông lúa gạo tự do ở Việt Nam. Thị trường lúa gạo trong nước đã được tháo gỡ khỏi mọi hạn chế ràng buộc. Hệ thống lưu thông phân phối và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo hiện nay hầu như hoàn toàn tự do với sự tham gia của nhiều đơn vị, nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
1.5. Các nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến ngành sản xuất lúa gạo :
Nhóm nhân tố này bao gồm nhiều loại yếu tố khác nhau, trong đó có cả yếu tố vật chất và phi vật chất đã tác động và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân bố và phát triển ngành sản xuất lúa gạo.
Thứ nhất: với Việt Nam, trước hết phải nói đến một yếu tố quan trọng trong các yếu tố phi vật chất, đó là sự đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân nói chung và nền nông nghiệp nói riêng, đã và đang là yếu tố tác động mạnh mẽ đối với ngành nông nghiệp sản xuất lúa gạo. Nó thúc đẩy nền nông nghiệp của đất nước có bước chuyển đáng kể, tiến tới một nền nông nghiệp hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thứ hai: các cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho sản xuất lúa gạo đang được nâng cấp, tăng cường như : thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá, hệ thống các phương tiện giao thông vận tải thông tin liên lạc…cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; các giống lúa mới với các phương pháp nhân giống và sự phát triển của ngành công nghệ sinh học…đã có những tác động tích cực đối với ngành sản xuất lúa gạo.
Thứ ba: lực lượng lao động trong ngành sản xuất lúa gạo của nước ta còn chiếm trên 50% lao động của xã hội của cả nước , đó cũng là một yếu tố quan trọng, một nguồn lực to lớn có ảnh hưởng không nhỏ cần được tận dụng khai thác có hiệu quả để phát triển ngành; đồng thời góp phầnn giải quyết một vấn đề xã hội quan trọng của đất nước đó là việc làm cho lao động.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NGÀNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO
2.1.Tình hình sản xuất lúa gạo trước khi gia nhập WTO :
Đã từ lâu cây lúa luôn giữ một vị trí trung tâm trong ngành nông nghiệp và nền kinh tế của Việt Nam. Hình ảnh đất Việt thường được mô tả như là một chiếc đòn gánh khổng lồ với hai đầu là hai vựa thóc lớn đó là ĐBSH và ĐBSCL. Đây là hai đồng bằng châu thổ có mật độ dân cư và thâm canh sản xuất nông nghiệp thuộc loại cao nhất trên thế giới. Điều kiện thời tiết khí hậu và địa lý thích hợp đã tạo một môi trường lý tưởng cho sản xuất lúa gạo tại hai đồng bằng châu thổ này.
Với cơ chế kế hoạch hoá sản xuất tập trung trong thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80, ngành lúa gạo đã lâm vào cảnh trì trệ, năng suất lúa giảm và các nguồn tiềm năng tự nhiên phục vụ cho sản xuất lúa gạo không được khai thác hết. Kể từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu sự nghiệp đổi mới kinh tế. Hộ gia đình đã thực sự được coi là một đơn vị sản xuất quan trọng trong nông thôn và được trao quyền tự chủ trong các quyết định sản xuất và tiêu thụ nông sản. Cơ chế khoán hộ cùng với những cải cách về chế độ sử dụng ruộng đất và thuế đã tạo ra một bước nhảy vọt trong nông nghiệp. Sản xuất lúa gạo tăng mạnh bắt đầu từ đầu thập kỷ 90.
Bảng 1 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa phân theo vùng, giai đoạn 1990-2002
1990
2002
2002
1990-2002
% tăng hàng năm
% đóng góp tăng SL
1. Sản lượng lúa, 1000 tấn
Cả nước
19225.1
32529.5
34063.5
4.88
100.0
Đồng bằng sông Hồng
3890.8
6586.6
6685.3
4.61
100.0
Đông Bắc
1180.4
2065.0
2328.9
5.83
100.0
Tây Bắc
248.8
403.6
451.5
5.09
100.0
Bắc Trung Bộ
1642.3
2824.0
3138.9
5.55
100.0
Duyên hải Nam Trung Bộ
1347.3
1681.6
1705.4
1.98
100.0
Tây Nguyên
386.1
586.8
609.5
3.88
100.0
Đông Nam Bộ
1049.1
1679.2
1666.1
3.93
100.0
Đồng bằng sông Cửu Long
9480.3
16702.7
17477.9
5.23
100.0
2. Diện tích GT, 1000 ha
Cả nước
6042.8
7666.3
7485.4
1.80
37.3
Đồng bằng sông Hồng
1158.0
1212.6
1196.7
0.27
6.0
Đông Bắc
519.2
550.3
562.5
0.67
11.6
Tây Bắc
144.3
136.8
140.8
-0.20
-4.0
Bắc Trung Bộ
677.0
695.0
700.4
0.28
5.1
Duyên hải Nam Trung Bộ
414.6
422.5
399.5
-0.31
-15.5
Tây Nguyên
165.3
176.8
186.1
0.99
25.8
Đông Nam Bộ
384.3
526.5
485.6
1.97
50.6
Đồng bằng sông Cửu Long
2580.1
3945.8
3813.8
3.31
64.0
3. Năng suất lúa, tấn/ha
Cả nước
3.2
4.2
4.6
3.03
62.7
Đồng bằng sông Hồng
3.4
5.4
5.6
4.33
94.0
Đông Bắc
2.3
3.8
4.1
5.12
88.4
Tây Bắc
1.7
3.0
3.2
5.31
104.0
Bắc Trung Bộ
2.4
4.1
4.5
5.25
94.9
Duyên hải Nam Trung Bộ
3.2
4.0
4.3
2.30
115.5
Tây Nguyên
2.3
3.3
3.3
2.86
74.2
Đông Nam Bộ
2.7
3.2
3.4
1.92
49.4
Đồng bằng sông Cửu Long
3.7
4.2
4.6
1.86
36.0
Nguồn: Tính toán dựa theo số liệu của Tổng cục Thống Kê,1990-2002
Bên cạnh chính sách đổi mới nhằm khuyến khích phát triển sản xuất trong nước, hoạt động thương mại quốc tế đối với ngành hàng lúa gạo cũng đã được đẩy mạnh. Một trong những bước thay đổi quan trọng nhất trong chính sách thương mại đó là việc xoá bỏ hạn ngạch xuất khẩu và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu gạo, và cũng nhờ đó mà đã tăng nhanh được lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà hàng năm còn xuất khẩu được 3-4 triệu tấn gạo. Trong giai đoạn 1997-2001, Việt Nam xuất khẩu trung bình hàng năm khoảng 3,8 triệu tấn, cung cấp gạo cho hơn 120 quốc gia trên thế giới, thuộc tất cả các Châu lục khác nhau, tuy nhiên chủ yếu vẫn là xuất sang Châu Á (52%), Châu Âu (20%) và Trung Đông (12,7%). 5 nước đứng đầu trong danh sách nhập khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2001 đó là: In-đô-nê-xi-a (14,8%), Phi-li-pin (12,6%), Xin-ga-po (9,9%), Irắc (9,8%) và Thuỵ sĩ (8,4%).
Bảng 2 Gạo XK của Việt Nam, bình quân hàng năm giai đoạn 1997-2001
%
Tấn
USD
USD/Tấn
Tổng xuất khẩu
100
3,808,655
843,051,138
221
10 nước nhập khẩu chính:
71,3
2,717,187
623,565,919
229
Indonesia
14,8
564055
125731239
223
Philippines
12,6
478948
105547780
220
Singapore
9,9
376044
80450007
214
Irắc
9,8
373875
109189133
292
Thuỵ Sĩ
8,4
318374
70154242
220
Malaysia
5,1
193526
43769917
226
Mỹ
3,2
121908
26744283
219
Hồng Kông
2,9
110272
23985801
218
Hà Lan
2,8
108478
24839738
229
Nga
1,9
71708
13153779
183
Gạo xuất khẩu của Việt Nam (1997-2001) phân theo khu vực, %
Cơ cấu luợng XK
Cơ cấu Giá trị XK
Tổng cộng:
100,0
100,0
Châu Á
52,0
51,0
Đông-Nam-Á
46,2
45,4
Châu Âu
20,4
19,6
Đông Âu
4,4
3,8
Trung Đông
12,7
16,0
Châu Phi
8,2
6,9
Châu Mỹ
5,5
5,3
USA
3,2
3,2
Châu Đại Dương
1,1
1,1
Nguồn của Tổng cục Thống Kê, 2001
Về nhập khẩu, lượng gạo nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Việt Nam không nhiều, chỉ khoảng 20 nghìn tấn/năm. Gạo nhập khẩu chủ yếu là gạo thơm, chất lượng cao của Thái Lan và thường được nhập vào thời điểm giáp tết. Thuế suất nhập khẩu gạo chính ngạch phụ thuộc vào các hiệp định song phương giữa Việt Nam và nước xuất khẩu, nhưng thông thường thuế suất nhập khẩu gạo là khoảng 40%. Mặc dù lượng gạo nhập khẩu theo đường chính ngạch vào Việt Nam không lớn, nhưng thường xuyên vẫn thấy một trữ lượng lớn gạo thơm của Thái Lan tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận.
Tuy nhiên ngành lúa gạo Việt Nam vẫn còn có nhiều khó khăn và thách thức lớn, đặc biệt là dưới sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng trong quá trình mở rộng hội nhập quốc tế. Tuy hiện nay năng suất lúa bình quân chung của cả nước đã khá cao đạt khoảng 4,5 tấn/ha, song giữa các vùng sinh thái khác nhau trong nước lại có sự chênh lệch đáng kể về năng suất lúa. Ở các vùng đồng bằng một số hộ nông dân trồng lúa đã đạt được năng suất rất cao, 10-12 tấn/ha, trong khi đó năng suất lúa ở các vùng trung du miền núi và các vùng đất cát duyên hải thường lại rất thấp, chỉ đạt bình quân khoảng trên 2 tấn/ha. Luợng gạo tham gia vào các kênh lưu thông chủ yếu phụ thuộc vào hai nguồn cung cấp chính đó là Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Bất kỳ một rủi ro thiên tai nào xảy ra ở hai vựa thóc lớn này đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia. Trên thực tế, các vùng sản xuất nông nghiệp nằm ngoài các châu thổ sông lớn đều không có gạo dư thừa, ngoại trừ một vài năm gần đây ở một số địa phương vùng cao nông dân được mùa do gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, nên lượng gạo sản xuất đã vượt hơn mức tiêu dùng của địa phương. Sản xuất lúa gạo ở các vùng duyên hải và trung du miền núi chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, hay nói một cách khác là sản xuất thuần tuý mang tính tự cung tự cấp, và vẫn còn tình trạng một số hộ nông dân không đủ lương thực cho tiêu dùng gia đình từ một đến hai tháng trong năm. Thiếu việc làm để đảm bảo thu nhập ổn định và thiếu vốn để mua vật tư thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp đang là những trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.
Các hoạt động chế biến và lưu thông lúa gạo tuy đã có những bước phát triển đáng kể song vẫn đang còn quá nhiều trở ngại cần phải phấn đấu vượt qua. Ngành chế biến xay xát lúa gạo hiện đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu từ một hệ thống chủ yếu dựa vào các cơ sở chế biến xay xát quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và chỉ có một số ít các nhà máy xay xát gạo qui mô lớn phục vụ cho thị trường xuất khẩu, tiến tới một mô hình chế biến công nghiệp hiện đại hơn với nhiều nhà máy chế biến quy mô lớn. Trình độ công nghệ áp dụng trong chế biến lúa gạo của Việt Nam hiện vẫn còn lạc hậu, chất lượng gạo chế biến còn thấp, tỉ lệ hao hụt lớn và tỉ lệ gạo vỡ còn cao. Một trong những nguyên nhân chính làm chậm quá trình hiện đại hoá công nghệ của ngành chế biến lúa gạo đó là thiếu vốn đầu tư. Đối với các cơ sở chế biến gạo qui mô lớn, hệ thống cung cấp tín dụng chính thức hiện tại do thiên về ưu tiên phục vụ cho các doanh nghiệp quốc doanh nên đã phần nào đã kìm hãm khả năng cạnh tranh có hiệu quả của khu vực kinh tế tư nhân. Hơn nữa, phần lớn các hợp đồng chính phủ lại giao cho các công ty quốc doanh thực hiện, nên khả năng mở rộng các hoạt động xuất khẩu của khu vực kinh tế tư nhân bị hạn chế.
Những vướng mắc về thể chế và sự yếu kém về cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh lúa gạo đang là nhân tố kìm hãm sự phát triển của ngành. Chi phí cao trong hệ thống cung cấp tín dụng chính thức đã không khuyến khích được người nông dân và các nhà chế biến lúa gạo gia tăng mức đầu tư, chỉ khoảng 1/3 số hộ nông thôn tiếp cận được hệ thống tín dụng chính thức, nhưng phần lớn là vay ngắn hạn (dưới 1 năm) và lượng vay nhỏ (khoảng 300 USD) và buộc nông dân phải tìm đến hệ thống tín dụng phi chính thức và khiến các nhà xay xát phải trì hoãn hoặc cắt giảm đầu tư.
2.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo sau khi gia nhập WTO :
Việt Nam đã hoàn tất thủ tục gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bằng việc Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập tổ chức này. Các nhà đàm phán từ nay đã bàn giao lại “trận địa” cho doanh nhân. Cơ hội đã mở ra hết cỡ, thắng thua phụ thuộc vào mức độ thiện chiến của doanh nhân.
Trong tháng cuối năm 2007, nông dân các tỉnh miền Bắc tiếp tục tập trung công tác làm đất, gieo mạ, tích cực chuẩn bị sản xuất vụ lúa đông xuân 2007- 2008. Trong khi đó, các tỉnh miền Nam hoàn tất thu hoạch lúa mùa, lúa thu đông (lúa vụ 3) và tập trung xuống giống đại trà lúa đông xuân. Theo tính toán của Tổng cục Thống Kê, diện tích gieo cấy lúa cả năm ước đạt 7.181 nghìn ha, bằng 98% (giảm 144 nghìn ha) so với năm trước; trong đó lúa đông xuân đạt 2.988,5 nghìn ha bằng 99,8% (giảm 7 nghìn ha), lúa hè thu 2.204,8 nghìn ha bằng 94,9% (giảm 112,6 nghìn ha), lúa mùa 1.987,4 nghìn ha bằng 98,8% (giảm 24,5 nghìn ha). Diện tích gieo cấy lúa giảm ở cả 3 vụ trong năm và chủ yếu giảm lúa hè thu; nguyên nhân chính do chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, giảm mạnh diện tích lúa thu đông ở đồng bằng sông Cửu Long theo chỉ đạo của ngành để né tránh rầy nâu và do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết như hạn hán, mưa bão.
Năng suất lúa cả năm ước đạt 49,8 tạ/ha tăng 0,9 tạ/ha so với năm trước; trong đó, năng suất lúa đông xuân cả nước đạt 57 tạ/ha giảm 1,8 tạ/ha (các địa phương miền Bắc giảm 5,4 tạ/ha) do thời tiết không thuận ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của lúa, sâu bệnh phát sinh trên diện rộng ở các vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ; chậm thay đổi giống mới, giống kháng bệnh thay thế giống thoái hóa, dễ bị nhiễm bệnh; năng suất lúa hè thu ước đạt 46 tạ/ha, tăng 4,1 tạ/ha, nhờ yếu tố thuận lợi về thời tiết so với vụ lúa hè thu năm 2006. Nhiều tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long năng suất lúa hè thu tăng cao, như: Long An tăng 10,2 tạ/ha, Kiên Giang tăng 9,4 tạ/ha, Trà Vinh tăng 6,1 tạ/ha, Bến Tre tăng 6,1 tạ/ha, Hậu Giang tăng 3,8 tạ/ha,...; năng suất lúa mùa ước đạt 43,5 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha.
Sản lượng lúa cả năm ước đạt 35,87 triệu tấn, tăng 68,4 nghìn tấn và bằng 100,2% so cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng lúa đông xuân đạt 17,02 triệu tấn bằng 96,8% (-564,2 nghìn tấn), sản lượng lúa hè thu đạt 10,14 triệu tấn tăng 4,6% (+441,2 nghìn tấn) và sản lượng lúa mùa đạt 8,73 triệu tấn tăng 1,9% (+191,4 nghìn tấn). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão lụt nên sản lượng lúa mùa của một số vùng giảm nhiều, như: các tỉnh miền Trung giảm 26 nghìn tấn (-6%), Tây nguyên giảm 15,4 nghìn tấn (- 4,1%) so vụ mùa năm 2006.
Có thể nói sản xuất lúa vụ 3 năm 2007 ở các tỉnh ĐBSCL được mùa. Thông thường năng suất lúa vụ 3 rất thấp, thế nhưng vụ 3 năm nay năng suất bình quân đạt 5,5 - 6 tấn /ha, cá biệt có nơi lên đến 8 tấn/ha. Nhiều nông dân ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp rất phấn khởi vì chưa có năm nào lúa vụ 3 lại cho năng suất và giá cả cao như năm nay. Giá lúa cũng đứng ở mức cao, dù đang là mùa thu hoạch rộ. Giá lúa cao đã kéo giá gạo, cám tăng theo. Đến giữa tháng, lúa vụ 3 ở tỉnh Đồng Tháp đã thu hoạch trên 80%, với năng suất bình quân 5 tấn/ha. Giá lúa dao động từ 3.600 - 3.700 đồng/kg đối giống chất lượng cao.
Theo Trung tâm Tin học & Thống kê, khối lượng gạo xuất khẩu gạo tháng 12/2007 ước đạt 60.000 tấn, kim ngạch đạt trên 29 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 35% về lượng và 2,1 lần về giá trị. Khối lượng gạo xuất năm 2007 ước đạt 4,5 triệu tấn, kim ngạch 1,46 tỉ USD, so với năm 2006 giảm 3% về lượng, nhưng tăng 14,4% về giá trị. Lượng gạo xuất khẩu đảm bảo hạn mức xuất khẩu 4,5 triệu tấn của năm 2007. Khoảng cách giá gạo xuất khẩu của Việt Nam với Thái Lan đã thu hẹp, có thời điểm đạt mức ngang giá. Giá gạo xuất khẩu bình quân năm nay đạt khoảng 300USD/tấn, tăng 17,5% so với năm trước. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về nguồn cung do những ảnh hưởng của thiên tai và sâu bệnh, song năm 2007 vẫn được xem là năm thắng lợi trong xuất khẩu gạo của Việt Nam nhờ giá cả tăng và nhu cầu thị trường thế giới luôn ở mức cao.
Đồ thị 1 Ước kim ngạch xuất khẩu một số hàng Nông, Lâm, Sản chủ yếu năm 2007
Nguồn Báo cáo của Bộ Nông Nghiệp, 12/2007
Trong tháng 12, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan tăng ổn định, với nhu cầu mạnh tại Thái Lan đóng vai trò trợ giá tích cực. Do nguồn cung xuất khẩu của hai đối thủ cạnh tranh lớn với Thái Lan là Việt Nam và Ấn Độ không còn, các nhà xuất khẩu gạo Thái đang có lợi thế lớn để tăng lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới. Nhu cầu trên thị trường Thái Lan chủ yếu là gạo đồ và gạo trắng, bên cạnh nhu cầu ổn định đối với các loại gạo thơm. Tuy nhiên, nguồn cung gạo mới của Thái Lan hiện chưa dồi dào.
Bên cạnh đó, để công tác điều hành xuất khẩu gạo trong năm 2008 được hiệu quả, Bộ Công Thương đã có công văn xin ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành về cơ chế điều hành trên cơ sở chỉ tiêu xuất khẩu chỉ dừng ở mức 4,5 triệu tấn theo đề xuất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Như vậy, trong năm 2008 chỉ tiêu xuất khẩu gạo vẫn là 4,5 triệu tấn và chỉ công bố một lần. Tuy nhiên, riêng gạo nếp và gạo thơm, các doanh nghiệp được xuất khẩu theo yêu cầu. Với lượng gạo không tăng như vậy, thị trường xuất khẩu trọng điểm của gạo Việt Nam tiếp tục duy trì ở các thị trường truyền thống là Philippines, Indonesia, Malaysia, Cu ba sẽ chiếm khoảng 3 triệu tấn, 1,5 triệu tấn còn lại sẽ xuất khẩu thương mại và các thị trường khác.
2.3. Những thuận lợi và cơ hội sau khi gia nhập WTO
Thứ nhất, đó là chúng ta có một không gian mới về thị trường, WTO là sân chơi lớn toàn cầu. Chúng ta cần thị trường toàn cầu để phát triển kinh tế, thương mại và thu hút đầu tư.. Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO - Kỳ IV: Gạo Việt Nam sẽ thêm nhiều thuận lợi (22/10/2007) . Có thể nói, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ có nhiều ảnh hưởng tích cực tới việc sản xuất và xuất khẩu gạo. Đó là nhận định của các chuyên gia khi phân tích về tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO.
Các chuyên gia cho rằng, tham gia vào WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia vào một hệ thống thương mại rộng mở, tự do và bình đẳng, có cơ hội tiếp cận thị trường của 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Gạo Việt Nam sẽ được hưởng các cam kết ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, không phân biệt đối xử như trước đây.
Theo cam kết WTO, Hàn Quốc và Nhật Bản mở cửa thị trường gạo từ mức 3% lên 5% nhu cầu tiêu dùng nội địa vào năm 2001. Hiện nay, hai nước này đang áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với gạo nhập khẩu (Nhật Bản: thuế trong hạn ngạch 0%, thuế ngoài hạn ngạch là 491%; Hàn Quốc là 5% và 89% tương ứng). Theo cam kết WTO, Trung Quốc sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan với gạo nhập khẩu. Thuế trong hạn ngạch tương đối thấp: 1% đối với hàng thô và 10% đối với gạo xát; thuế ngoài hạn ngạch là 80%, được giảm xuống 40% vào năm 2004.
Như vậy, theo các chuyên gia, trước khi gia nhập WTO, gạo Việt Nam bị hạn chế trong việc tiếp cận thị trường đối với một số quốc gia coi gạo là những sản phẩm nhạy cảm, thuộc diện phải bảo hộ cao bằng hạn ngạch thuế quan. Tuy nhiên khi vào WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội được hưởng đối xử bình đẳng như những quốc gia khác nên việc tiếp cận thị trường sẽ thuận lợi hơn và việc xuất khẩu gạo của Việt Nam vào các nước thành viên WTO sẽ tăng mạnh hơn.
Đối với thị trường trong nước, các chuyên gia cũng phân tích rằng, cam kết thuế quan của Việt Nam đối với mặt hàng gạo bình quân trong WTO là 40% (trừ giống lúa). Đây là mức thuế bằng với mức MFN hiện nay và mức thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập này sẽ vẫn được giữ ở mức 40% mà không phải giảm nữa. Điều đó cho thấy, khi Việt Nam gia nhập WTO, gạo Việt Nam sẽ không phải chịu nguy cơ lớn trước sức cạnh tranh đến từ phía gạo nước ngoài; Bởi mức thuế và các điều kiện nhập khẩu khác là hầu như không có sự thay đổi so với trước khi gia nhập WTO.
Bên cạnh đó, khi gia nhập WTO, các DN Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tiếp cận, chuyển giao các công nghệ tiên tiến trong việc chế biến gạo từ các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản. Những công nghệ xử lý độ ẩm, xay xát, lau bóng xuất khẩu sẽ giúp giảm chi phí trung gian, giảm giá thành gạo xuất khẩu, giúp cho các nhà xuất khẩu Việt Nam có cơ hội làm gia tăng giá trị của gạo trước khi xuất khẩu, nâng cao giá bán và sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thế giới.
Việc gia nhập WTO cũng tạo ra cơ hội tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, các hình thức tín dụng, tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF,... Những nguồn vốn này giúp cho các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể đầu tư những cơ sở chế biến gạo, thực hiện khép kín từ khâu thu mua lúa đến các công đoạn sau.
Có thể nói, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ có nhiều ảnh hưởng tích cực tới việc sản xuất và xuất khẩu gạo. Điều quan trọng là các nhà xuất khẩu phải tự lực vận động cùng với sự trợ giúp của Nhà nước, nắm bắt được cơ hội, vượt qua thử thách để gia tăng và phát triển mạnh mẽ hơn.
Thứ hai, là nhờ sức ép cam kết đa phương sẽ sửa và xây mới 25 luật và pháp lệnh khi đàm phán nên Việt Nam hiện đã có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh để gia nhập WTO.Gia nhập WTO, chúng ta buộc phải có hệ thống luật pháp minh bạch, rõ ràng, dễ dự đoán. Trong đàm phán WTO với đa phương, yêu cầu đầu tiên là phải minh bạch hóa chính sách. Chúng ta cũng phải có các văn bản pháp luật liên quan các hiệp định, các quy định của WTO.Ðể tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế, cải cách hành chính Việt Nam phải xây mới và sửa đổi 100 luật. Như vậy, số văn bản phục vụ đàm phán, gia nhập WTO chỉ bằng 1/4 số văn bản luật pháp phục vụ cải cách hành chính, và đổi mới kinh tế.Chúng ta thấy các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam, họ cho rằng nếu Việt Nam gia nhập WTO thì hệ thống pháp luật sẽ phù hợp sân chơi của thế giới và nó sẽ ổn định.Chính vì điều đó mà đầu tư nước ngoài năm 2006 tăng hơn rất nhiều so với 2005. Các dự án đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, đặc biệt là dự án lớn của các công ty đa quốc gia bắt đầu vào Việt Nam.
Thứ ba, là gia nhập WTO, chúng ta sẽ có điều kiện chủ động tham gia chính sách thương mại toàn cầu. Gia nhập WTO, những tranh chấp được giải quyết tốt hơn: Xu hướng các nước là dùng WTO để giải quyết tranh chấp. Giải quyết tranh chấp trong WTO là dễ thực thi hơn.
Thí dụ, nước A áp thuế chống bán phá giá với một nước thành viên WTO mà tổng thuế đó tương đương với 100 triệu USD, khi WTO giải quyết tranh chấp, đi đến quyết định là kiện chống bán phá giá không đúng, yêu cầu nước kiện kia bỏ đi. Nếu không bỏ, thì nước bị kiện có quyền nâng thuế nhập khẩu các mặt hàng của nước kia lên tương đương mức 100 triệu USD.
Do vậy, cơ chế đó thực thi trong cuộc sống nhiều hơn, dễ thực hiện hơn là cơ chế giải quyết tranh chấp qua trọng tài quốc tế và tòa án.Tuy nhiên, gia nhập WTO không có nghĩa các vụ kiện chống bán phá giá sẽ giảm đi. Chúng ta càng tăng xuất khẩu, thì tranh chấp thương mại sẽ càng tăng. Chỉ có điều mức độ chúng ta được giải quyết sẽ công bằng hơn. Gia nhập WTO không có nghĩa là hết tranh chấp quốc tế về thương mại. Chỉ có điều chúng ta không bị phân biệt đối xử nữa.
2.4. Những khó khăn và thách thức sau khi gia nhập WTO
2.4.1. Cạnh tranh khốc liệt :
Thách thức lớn nhất khi Nông nghiệp Việt Nam hội nhập WTO là khả năng cạnh tranh khốc liệt của các hàng nông sản trong nước với hàng ngoại nhập có chất lượng cao. Do thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nông dân sẽ phải mua giống, vật tư, tư liệu sản xuất nông nghiệp với giá cao và do đó làm tăng chi phí sản xuất. Các nước giàu tiếp tục duy trì trợ cấp và các rào cản đối với thị trường nông sản khiến ngành nông nghiệp khó có thể sử dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để đối phó.
Gia nhập WTO có nghĩa là Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều nước mạnh hơn về khoa học kỹ thuật (như Australia, Thái Lan). Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp phản ánh đúng bước đi chậm về khoa học kỹ thuật trong ngành sản xuất lúa gạo của nước ta.
Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được các nhà hoạch định chính sách xếp vào nhóm có sức cạnh tranh cao trong ngành nông nghiệp nước ta. Sự phát triển lúa gạo là một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong công cuộc đổi mới về kinh tế, cân đối đủ nhu cầu trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và sản phẩm gạo Việt Nam đã có mặt và tạo uy tín tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, trên thị trường nội địa vẫn có mặt của gạo Thái Lan nhất là các thành phố lớn. Còn trên thị trường thế giới, gạo Việt Nam lại yếu thế cạnh tranh về phẩm chất theo yêu cầu của thị trường và giá cả. Gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là gạo tẻ thường, trong một vài năm gần đây đã bắt đầu chú ý sản xuất và xuất khẩu gạo phẩm chất cao và gạo đặc sản nhưng số lượng chưa nhiều. Về giá cả, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan từ 10 đến 20 USD/tấn.
Những lợi thế về chi phí lao động thấp đang dần mất đi trong quá trình tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Để nâng cao khả năng cạnh tranh Việt Nam cần chú trọng cả hai vấn đề giá và chất lượng. Để làm được điều đó chúng ta phải làm tốt ngay từ khâu thu hoạch, chế biến và công nghiệp chế biến để giảm tỷ lệ tổn thất (hiện nay tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch nước ta là 13 - 16%, Thái Lan khoảng 7 - 10%), nâng cao chất lượng gạo ở Việt Nam (80% tổng lượng thóc được xay xát tại các cơ sở nhỏ không được trang bị đồng bộ về sân phơi, sấy và kho chứa, trong khi đó đối với Thái Lan có trên 90% là nhà máy quy mô lớn, được trang bị đồng bộ, nên chất lượng gạo cao hơn).
Bên cạnh đó, khả năng tăng sản lượng do mở rộng diện tích của Việt Nam rất hạn chế, trong khi của Thái Lan, Myanmar, Campuchia còn rất nhiều cơ hội tăng sản lượng lúa gạo do còn tiềm năng nâng cao năng suất, điều kiện mở rộng diện tích lúa. Hạ tầng phục vụ sản xuất, lưu thông xuất khẩu gạo (chợ, kho chứa, bến bãi, cảng chuyên dùng cho xuất khẩu gạo...) của Việt Nam còn nhiều yếu kém như các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bến cảng còn cao hơn so với các nước khác. Ví dụ: Do công suất bốc xếp ở cảng Sài Gòn là 1000 tấn/ngày chỉ bằng 1/2 công suất cảng Băng Cốc (Thái Lan), cho nên cảng phí cho 1 tàu chở gạo 10.000 tấn ở Việt Nam là 40.000 USD, còn ở cảng Băng Cốc là 20.000 USD, như vậy là chi phí tại cảng trong khâu bốc xếp của Việt Nam đã cao hơn gấp đôi so với cảng Băng Cốc.
Mặc dù là nước xuất khẩu gạo lớn nhưng chưa có thương hiệu, nhãn hiệu gạo nổi tiếng hoặc đặc trưng cho gạo Việt Nam, trong khi các thương hiệu gạo "hương nhài - Jasmine", gạo Basmati đã được gắn liền với các quốc gia sản xuất là Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan trên thị trường thế giới.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng phát triển thị trường cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam, song nếu chưa giải được bài toán chất lượng thì khó có thể xây dựng và giữ được thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Để nâng cao chất lượng và xây dưng thương hiệu cho gạo Việt Nam cần thực hiện đồng bộ một loạt các giải pháp từ khâu trồng lúa đến khâu chế biến và xuất khẩu ra thị trường.
Hiện nay sản phẩm gạo của Việt Nam đã có mặt tại các thị trường như: Philippines, Singapore, Malaysia, Indonesia và những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản. Ngoài ra, trong tương lai sản phẩm gạo của Việt Nam có khả năng sẽ vươn tới một số thị trường tiềm năng như: Australia, châu Phi, Trung Đông và Mỹ La-tinh.
2.4.2. Chưa đồng bộ giữa vị thế và trình độ
Việt Nam đã đi tắt đón đầu khá thành công nhờ ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật thế giới để xây dựng và phát triển nền nông nghiệp và trở thành quốc gia hàng đầu về xuất khẩu nông sản: hồ tiêu (thứ nhất), gạo và cà phê (thứ 2), hạt điều (năm 2006 Việt Nam vượt qua Ấn Độ có lượng xuất khẩu nhiều nhất)... Nhưng tại buổi hội thảo do Câu lạc bộ Xây dựng thương hiệu nông - thủy sản Việt Nam tổ chức, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng (chuyên viên Bộ Nông nghiệp bang New South Wales, Australia) cho rằng, tay nghề của bà con nông dân - lực lượng sản xuất chiếm đa số lại chưa ngang tầm với những vị thế trên, hàm lượng chất xám tạo nên giá trị gia tăng trong nông sản làm ra chưa nhiều, chủ yếu vẫn còn xuất thô. Vì vậy, dù là quốc gia hàng đầu về xuất khẩu nông sản, nhưng đời sống của nông dân vẫn còn thấp. Và điều quan trọng, tính bền vững trong nông nghiệp còn rất bấp bênh, bộc lộ nhiều lỗ hổng lớn trong chuỗi sản xuất, từ giống, chăm sóc... cho đến sau thu hoạch, thể hiện qua việc sản xuất theo phong trào. Trong khi đó, xét về mặt kinh tế và hiệu quả sử dụng đất, việc định vị cây trồng và quy hoạch sản xuất nông nghiệp chưa hợp lý.
Điều này thấy rõ giữa cơ cấu cây lúa (giá trị trên một đơn vị diện tích thấp hơn nhiều lần so với các loại cây trồng khác), diện tích trồng khoảng 7 triệu ha so với hơn 1,4 triệu ha cây ăn trái, trong khi nhu cầu nhập khẩu của các nước trong tổ chức WTO hằng năm có đến gần 103 tỷ USD rau quả so với khoảng 10 tỷ USD lúa gạo... Vì vậy, thu nhập từ người trồng lúa bao giờ cũng thấp hơn các loại cây khác, nhất là cây ăn trái.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc vọng cho rằng “sân chơi” WTO quy định 4 “luật chơi” cũng chính là 4 thách thức trong sản xuất nông sản mà chúng ta đang thiếu: Đó là luật chơi về số lượng với yêu cầu hàng hóa phải lớn về số lượng, đồng bộ về kích cỡ, màu sắc, bao bì và thời gian giao hàng chính xác. Hai là luật chơi về chất lượng với chứng chỉ xác nhận về nguồn gốc giống, chất lượng sản phẩm... để chứng minh mặt hàng bảo đảm về chất lượng. Ba là, giá rẻ để có thể cạnh tranh, yếu tố quyết định như một thứ luật bất thành văn của bất cứ quốc gia nào muốn tham gia “cuộc chơi” này. Và cuối cùng là luật chơi về an toàn thực phẩm, với yêu cầu hàng hóa phải có chứng chỉ nông nghiệp an toàn hay còn gọi là nông nghiệp tốt (GAP - Good Agricultural Practices) để bảo đảm tính vệ sinh và an toàn sản phẩm.
2.4.3. Ảnh hưởng của chính sách trợ cấp
Hội nhập kinh tế thế giới sẽ tạo ra những thách thức đối với những quy định và chính sách trợ cấp trong nước cũng như các khoản trợ cấp xuất khẩu. Chẳng hạn chính sách mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo trên mức giá sàn hay vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước trong việc duy trì giá bán tối thiểu của nông dân mặc dù còn rất khiêm tốn so với các nước giàu nhưng sức ép quốc tế có thể buộc Việt Nam hạn chế những chính sách này. Hơn nữa, do khối lượng xuất khẩu gạo lớn, Chính phủ không có nhiều công cụ để can thiệp và duy trì mức giá tối thiểu. Cho đến nay, Việt Nam vẫn đang áp dụng tách biệt các biện pháp can thiệp về giá với việc thu mua gạo cứu trợ cho các nạn nhân ở vùng thiên tai. Chúng ta cần phải chứng tỏ hệ thống trợ cấp và hỗ trợ nông dân nghèo của mình vẫn phát huy hiệu qủa trong việc xoá đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai mà vẫn tạo ra sự bình đẳng với những nông dân của các nước trên thế giới nhằm tăng cường vị thế đàm phán của mình trong quá trình gia nhập WTO.
2.4.4. Sản xuất còn nhỏ lẻ
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hàng năm cung cấp trên 51% sản lượng lúa và khoảng 80-90% sản lượng gạo xuất khẩu cả nước. Với sản lượng lúa sản xuất lớn nhất của cả nước nên mức sống của nông dân được nâng lên trong những năm gần đây
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Võ Thị Thanh Lộc, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển thuộc Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL(Trường đại học Cần Thơ), cho biết: “Trong những năm qua, sản xuất lúa gạo của ĐBSCL đã có nhiều đổi mới, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học vào sản xuất, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, giá thành còn cao và giá trị gia tăng thấp. Mặc dù mỗi năm ĐBSCL sản xuất ra gần 20 triệu tấn lúa, xuất khẩu hàng triệu tấn gạo, góp phần đưa Việt Nam lên vị thế của một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Song, điều làm cho chúng ta băn khoăn là hiện nay cuộc sống của người nông dân vẫn còn thấp, thu nhập và tăng trưởng của ngành này vẫn còn nhiều khó khăn”. Lý giải cho vấn đề này, tiến sĩ Võ Thị Thanh Lộc cho biết thêm, có nhiều nguyên nhân làm cho cuộc sống của người nông dân còn khó khăn. Nhưng, một vấn đề quan trọng được đặt ra là việc quản lý chuỗi cung ứng gạo cũng như tính toán chuỗi giá trị gạo khu vực ĐBSCL còn nhiều hạn chế, nên giá thành và chất lượng hạt gạo làm ra còn kém sức cạnh tranh, chưa có nhãn hiệu cạnh tranh cao như gạo Thái Lan.
Đặc biệt, trong đó những hoạt động trong chuỗi cung ứng như nhà cung ứng đầu vào, người sản xuất, chế biến, phân phối, tiếp thị và tiêu dùng chưa thật sự gắn kết với nhau để xây dựng thương hiệu, tạo ra sản phẩm chất lượng ổn định, uy tín trên thị trường. Đây chính là thách thức lớn trong sản xuất và xuất khẩu gạo ra nước ngoài cũng như gạo nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO.
Ngoài ra, còn một số thách thức nữa như:
+ Doanh nghiệp xuất khẩu gạo chưa có toàn quyền quyết định việc xuất khẩu gạo.
+ Chưa tạo được nguồn nguyên liệu đủ lớn.
+ Điều kiện khí hậu ở nước ta thất thường ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa, vì thế ảnh hưởng đến các hợp đồng xuất khẩu.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH SẢN XUẤT LÚA GẠO TRONG MÔI TRƯỜNG HỘI NHẬP WTO
3.1. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh
3.1.1. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo
Khi hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp cần phải nghĩ ngay đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm. Bởi vì, nếu không nhanh chân nhiều khi thương hiệu sản phẩm của chính doanh nghiệp mình sẽ bị đối tác đăng ký bảo hộ, lúc đó doanh nghiệp sẽ phải tốn nhiều tiền bạc và công sức để đòi lại thương hiệu hoặc để xây dựng lại thương hiệu mới. Ví dụ như thương hiệu Cà phê Trung Nguyên và Kẹo dừa Bến Tre, đã từng bị đối tác nước ngoài đăng ký bảo hộ, nên chủ thương hiệu đã phải tốn nhiều tiền của để đòi lại hai thương hiệu này.
Để tạo một thương hiệu nổi tiếng, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư rất lớn. Ví dụ như năm 2005, các công ty Mỹ đã phải chi cho việc xây dựng thương hiệu của họ cả thảy 285 tỉ USD, chiếm 52% số tiền quảng cáo thế giới. Nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam không phải bỏ tiền ra mua danh tiếng chất lượng, song nhiều khi chúng ta lại thờ ơ với chuyện thương hiệu. Mặt khác, dù đã có danh tính thương hiệu song các doanh nghiệp cũng dễ bị đánh cắp hoặc gặp những rắc rối không nhỏ về quyền chuyển nhượng thương hiệu. Ai cũng biết cà phê Trung Nguyên được xem là có tiếng vang về thương hiệu. Hiện nay Trung Nguyên đã chuyển nhượng quyền thương hiệu cho hơn 400 cửa hàng trong nước và hàng chục cửa hàng tại Xinh-ga-po, Nhật, Trung Quốc, Mỹ.
Hệ lụy để mất thương hiệu và thương hiệu bị đánh cắp xét trên bình diện vĩ mô là do cơ chế quản lý của ta còn tồn tại những bất cập chưa tạo được một hành lang pháp lý bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đầy đủ. Thủ tục hành chính chậm, cồng kềnh cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm tiến độ xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Để quảng bá tên tuổi hàng hóa trên thị trường quốc tế, nhất thiết các doanh nghiệp Việt Nam phải chú tâm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình, vì thương hiệu thực sự là quyền lợi và tiền bạc nếu nhà sản xuất biết đầu tư.
3.1.2. Liên kết trong sản xuất và xuất khẩu gạo
So với một số nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có điều kiện tự nhiên và cơ cấu sản xuất nông nghiệp khá tương đồng, song các nước này lại có lợi thế hơn Việt Nam ở trình độ khoa học - công nghệ và kinh nghiệm hoạt động thương mại quốc tế. Trong điều kiện đó, để bảo đảm hiệu quả của xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản, cần coi trọng việc mở rộng quan hệ liên kết quốc tế trong cả sản xuất và xuất khẩu. Quan hệ liên kết này có thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Phối hợp trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học - công nghệ để tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi có khả năng cạnh tranh cao.
- Phối hợp xây dựng hệ thống dịch vụ kiểm dịch động thực vật xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển nông nghiệp và nông thôn.
- Phối hợp các chính sách thương mại của các nước trong khu vực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông, lâm sản.
- Hình thành các Hiệp hội theo ngành hàng để phối hợp hành động trên thị trường quốc tế.
Các doanh nghiệp trong ngành cần phải liên kết với nhau để tạo sức mạnh về vốn, nguyên liệu, nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Trở thành thành viên của mạng lưới sẽ mang lại cơ hội nâng cao năng lực canh tranh của doanh nghiệp thành viên, đồng thời doanh nghiệp còn có cơ hội tìm kiếm nhiều khách hàng trong mạng lưới toàn cầu.
Mỗi doanh nghiệp, tiểu thương phải có cách thức riêng để xác định vị trí của mình trên thị trường và không thể thiếu sự liên kết trong kinh doanh khi hội nhập. Nếu biết tận dụng cơ hội thì hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ của lực lượng tiểu thương sẽ vẫn tồn tại và phát triển tốt ở thị trường nội địa.
Doanh nghiệp và Nhà nước cần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phù hợp theo lộ trình hội nhập, nhằm giữ vững và mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm hàng hóa ở thị trường trong nước và ngoài nước. Để phát triển thị trường hàng hóa nông lâm sản, ngoài sự chủ động của từng địa phương, từng ngành hàng, từng doanh nghiệp, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà sản xuất, Nhà kinh doanh, Nhà khoa học và Nhà nước.
- Nhà sản xuất (kể cả nhà nông): tiếp nhận kỹ thuật và công nghệ mới, sáng tạo trong sản xuất sản phẩm chất lượng cao và an toàn theo yêu cầu thị trường.
- Nhà kinh doanh: cung cấp yêu cầu về sản phẩm hàng hóa cho nhà sản xuất, nhà khoa học, Nhà nước để sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, góp phần cải tiến, nâng cao giá trị sản phẩm, chủ động sáng tạo phát triển và mở rộng thị trường.
- Nhà khoa học: cung cấp kỹ năng, hướng dẫn nghiên cứu và phát triển và hỗ trợ huấn luyện, đào tạo, góp phần phát triển nền nông nghiệp của Việt Nam bền vững.
- Nhà nước: có chính sách hỗ trợ thích hợp, tổ chức liên kết, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo ra sản phẩm chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
3.2. Giải pháp phương thức sản xuất
Theo nhận định của các chuyên gia, để đáp ứng các luật chơi này, việc tổ chức lại sản xuất là yêu cầu bức bách, trong đó GAP - chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ khâu chuẩn bị sản xuất đến trước và sau thu hoạch, kể cả các yếu tố liên quan khác như môi trường, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc, phúc lợi người lao động, là khó khăn nhất.
Tiến sĩ Joseph Ekman (chuyên viên Bộ Nông nghiệp bang New South Wales - Australia) cho biết, các nước trong WTO đều đặt ra những yêu cầu riêng về an toàn thực phẩm như EU có EuroGAP, Australia có Fresh Care... nhằm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và là rào cản kỹ thuật mà các nước sử dụng để hạn chế lượng hàng nhập khẩu nào đó.
Vì vậy, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng quy trình VietGAP dựa trên bộ ASEAN GAP – một quy trình GAP chính thức cho các nước thành viên ASEAN vừa được công bố đầu tháng 11-2006, cùng với sự tham khảo các yêu cầu của EuroGAP. Xây dựng chiến lược phát triển mạnh ngành cây ăn trái, rau quả, kể cả hoa; nhanh chóng hoàn thành bộ VietGAP và có chương trình tập huấn rộng khắp về VietGAP cho nông dân là cách để nhà nước giúp bà con tham gia vào “cuộc chơi” WTO.
Có như thế mới nói đến khả năng xuất khẩu nông sản, nhất là rau quả, đồng thời sử dụng VietGAP như một rào cản kỹ thuật, bắt buộc những mặt hàng nông sản các nước muốn xuất khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu này.
Không có con đường nào khác, ngoài con đường tích tụ ruộng đất thành các Trang trại hay các Hợp tác xã chuyên canh sản xuất gạo xuất khẩu với sự đầu tư cao về cơ sở hạ tầng và tiến bộ khoa học- công nghệ. Trong khi chưa thực hiện được việc tích tụ lớn ruộng đất thì ngay trong năm 2007 này vẫn phải phấn đấu gieo trồng lúa trên 7,2 triệu ha, đảm bảo an ninh lương thực và có được 4 triệu tấn gạo xuất khẩu.
3.3. Giải pháp phát triển môi trường
Nếu như trước kia cơ chế "kế hoạch hoá tập trung" là trở ngại lớn nhất cho phát triển sản xuất nông nghiệp, thì ngày nay trong cơ chế mới lại nổi lên những lực cản lớn khác cho các bước phát triển tiếp theo, đó là nền kinh tế vẫn đang còn thiếu vắng một môi trường phát triển thuận lợi về phương diện thể chế và cơ sở hạ tầng. Cần phải tiếp tục cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh để đảm bảo an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo cũng như để gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho ngành hàng lúa gạo. Có hai lĩnh vực quan trọng mà ở đó một môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ giúp cho ngành lúa gạo phát triển được. Một là, phải nâng cao hiệu suất của ngành hàng lúa gạo; và hai là, Việt Nam phải tạo được khả năng để trở thành nhà xuất khẩu cho các thị trường gạo đặc sản và gạo chất lượng cao. Để thực hiện được hai mục tiêu trên Việt Nam phải tạo dựng được một môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi cho cả hai khu vực: kinh tế quốc doanh và kinh tế tư nhân.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.KẾT LUẬN:
Thương mại quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, chỉ có tham gia thương mại quốc tế mỗi quốc gia mới tận dụng được tối đa các nguồn lực kinh tế một các có hiệu quả,để đưa nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và thế giới nói chung ngày càng phát triển. Đúng như một tác giả kinh tế đã nói: “ tham gia thương mại quốc tế, tất cả các bên đều có lợi, ai khôn ngoan hơn thì lợi nhiều hơn, ai khờ dại hơn thì có lợi ít hơn, chỉ không tham gia thì sẽ không có lợi gì cả”. Gia nhập WTO là một tất yếu trong quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam - một nền kinh tế còn non trẻ.
Mặc dù ngành sản xuất lúa gạo từ lâu là thế mạnh của chúng ta nhưng khi tham gia vào một sân chơi lớn bên cạnh những thuận lợi để phát triển chúng ta không thể tránh khỏi những khó khăn thách thức như sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ, chưa đồng bộ giữa vị thế và trình độ, sản xuất còn nhỏ lẻ, chất lượng gạo chưa ổn định…
Qua phân tích cho thấy tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo của nước ta sau khi gia nhập WTO đã có những bước phát triển đáng kể, thị trường xuất khẩu được mở rộng theo hướng tăng chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm và xóa dần sự bảo hộ của Nhà nước được thực hiện trên phạm vi toàn ngành từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ. Nhiều loại gạo xuất khẩu của Việt Nam đã đứng vững trên thị trường cũ và thâm nhập các thị trường mới. Nông nghiệp Việt Nam đã mang dáng dấp của một nền sản xuất hàng hoá có những nét hiện đại, đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của thị trường.
Ngành sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân tham gia sản xuất lúa gạo, chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủ công truyền thống. Do sản xuất lúa gạo là nguồn thu nhập và cung cấp lương thực chính của các hộ nông dân, nên chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn gắn liền với phát triển ngành hàng lúa gạo. Việc phân tích và đánh giá thực trạng ngành sản xuất lúa gạo giúp cho chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm, phát huy những cơ hội, những mặt mạnh, khắc phục những khó khăn thách thức để tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo ngày càng tốt hơn, hiệu quả ngày càng cao, phát triển ngày càng vững chắc và hơn hết là đem lại một phần thu nhập đáng kể cho đại bộ phận nông dân ở nước ta.
2.KIẾN NGHỊ :
- Tập trung cao độ nguồn lực của Nhà nước và nhân dân để phát triển mạnh sản xuất hàng hoá chất lượng cao ở hai vùng trọng điểm lúa là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu gạo.
- Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đất nào cây ấy, lấy giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích làm mục tiêu.
- Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Theo hướng đó, từ nay đến năm 2010 cần ổn định diện tích canh tác lúa ở mức 4 triệu ha, gieo trồng 2 vụ/năm, bỏ lúa vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Cần cải cách thủ tục hành chính, cải thiện các chính sách quản lý xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho các công ty xuất khẩu trong việc tìm kiếm, thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Hình thành tập đoàn xuất khẩu gạo. Mở rộng thị trường xuất khẩu theo hướng lâu dài, bền vững bằng tăng sức cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả. Tăng cường hợp tác với các nước xuất khẩu nông sản lớn, nhất là Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc trong các hoạt động liên quan đến điều tiết thị trường nông sản thế giới với lộ trình hội nhập kinh tế theo cam kết WTO.
- Nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là điện, đường giao thông ở các vùng sản xuất nông sản hàng hoá lớn, chất lượng cao với nguồn vốn của Nhà nước và nguồn lực của các thành phần kinh tế, hộ nông dân phù hợp với lộ trình gia nhập WTO và điều kiện Việt Nam. Thu hút mạnh các dự án FDI vào sản xuất và chế biến nông - lâm - thuỷ sản bằng các cơ chế, chính sách hấp dẫn.
- Nghiên cứu cải tiến thêm nhiều giống lúa mới, giống lúa đặc sản với chất lượng cao, chi phí thấp để giá thành sản phẩm đủ sức cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo khác trên thế giới./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
“Chính sách thương mại trong điều kiện hội nhập”; PGS.TS.Hoàng Đức Thân,NXB Chính trị quốc gia,2002.
“Việt Nam và tiến trình gia nhập WTO”; Khoa quốc tế học ĐH.Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội,NXB Thế giới-Đại học quốc gia Hà Nội.
Các website:
-Xuất khẩu gạo năm 2007 : Mừng và lo;
-Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO và dự báo năm 2008;
-Nâng chất lượng để tăng giá trị xuất khẩu cho hạt gạo Việt Nam;
-Kịch bản gia nhập WTO - Huỳnh Thế Du;
-Nông dân Việt Nam trong sân chơi WTO;
-Gia nhập WTO, cơ hội - thách thức và hành động của chúng ta;
-Cần nâng cao tính cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới
Số liệu:
-Chỉ số giá xuất khẩu nhập khẩu từ năm 1995 đến năm 2006;
-Sản lượng lúa mùa phân theo địa phương từ năm 2000-2006;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích thực trạng ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam sau khi gia nhập WTO.doc