Phân tích tình hình thu mua thủy sản nguyên liệu của công ty cổ phần thủy sản Cafatex – Hậu Giang

Tuyển mộ và đào tạo thêm nhân viên thu mua, marketing, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu mở rộng thị trường tiêu thụ và quy mô sản xuất. Ban nguyên liệu và Phòng tiếp thị & bán hàng kịp thời báo cáo cho Ban Giám Đốc những thông tin về sản lượng, giá cả, thị trường, cơ hội kinh doanh có được để Ban Giám Đốc kịp thời có những quyết định đúng đắn.

pdf88 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7203 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình thu mua thủy sản nguyên liệu của công ty cổ phần thủy sản Cafatex – Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng mua cá nguyên liệu tự phát không theo kế hoạch với tỷ lệ vượt là 25,47% so với kế hoạch nên chưa đạt hiệu quả ở khâu thu mua nguyên liệu, chưa có sự hợp lý giữa sản lượng nguyên liệu thu mua và sản lượng tiêu thụ trong các hợp đồng xuất khẩu với giá trị hàng tồn kho còn cao. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty thủy sản trong khu vực đã tạo nên làn sóng thu mua phá giá nguyên liệu, tạo nên làn sóng cạnh tranh không cần thiết. Tình trạng này có thể đẩy công ty đứng trước nguy cơ không có đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất ở những năm tiếp theo. 4.4.7. Giá cả thủy sản nguyên liệu thu mua Việc xác định giá cả thủy sản nguyên liệu thu mua là rất khó khăn vì phụ thuộc vào giá cả thị trường, mà giá cả của thị trường nguyên liệu luôn thay đổi hàng ngày. Trước khi nguyên liệu đến được công ty thì đã có sự thống nhất giá cả đối với thương lái, cụ thể là công ty sẽ gởi trước bảng giá cho thương lái hoặc người bán và quy định rõ bảng giá có hiệu lực trong thời gian nào. Nhưng giá cả trên thị trường nguyên liệu luôn biến động nên công ty có thể gặp rủi ro khi giá thị trường giảm hơn so với bảng giá mà công ty đã đưa ra và còn trong hiệu lực thực hiện. Kết quả là công ty phải thu mua nguyên liệu với giá cao hơn giá thị trường. Từ năm 2006 đến năm 2008, giá cả nguyên liệu thu mua như sau: 49 4.4.7.1. Giá tôm nguyên liệu Giống như những thị trường khác, giá cả thủy sản nguyên liệu thu mua của cafatex chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu hàng hóa. Việc xác định giá cả tôm cá nguyên liệu thu mua là rất khó vì còn phụ thuộc vào mùa vụ, sản lượng, kích cỡ, chất lượng,… Đối với tôm nguyên liệu, giá cả phụ thuộc rất lớn vào mùa vụ và size phân loại. Vào chính vụ thu hoạch tôm khoảng tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, giá cả tôm nguyên liệu có rẻ hơn do cung vượt cầu. Vào thời điểm tháng 07/2007, giá tôm nguyên liệu rất cao do tôm bị dịch bệnh, chết hàng loạt, chính vụ mà vẫn khan hiếm nguyên liệu nên giá cả tăng lên từ 20 đến 30% so với cùng kỳ năm 2006. Giá tôm loại 40 con/ 1 kg khoảng 90.000 đồng đến 100.000 đồng/ 1kg, loại 30 con/ 1 kg giá 120.000 đồng đến 130.000 đồng / 1 kg, loại 20 con/ 1 kg giá khoảng 150.000 đến 160.000 đồng/ 1 kg. Đây là năm mà công ty phải thu mua tôm nguyên liệu với giá khá cao, chi phí thu mua cũng cao nên không đạt được hiệu quả như mong muốn. Do khan hiếm tôm nguyên liệu, sản lượng tôm thu mua cũng giảm sút, dẫn đến thiếu tôm nguyên liệu trong sản xuất. Sang năm 2008, tình hình được cải thiện hơn, giá cả tôm nguyên liệu cũng giảm khoảng 30.000 đồng/ 1kg so với cùng kỳ năm 2007. Giá tôm sú loại 40 con/ 1 kg khoảng 80.000 đồng/ 1 kg, loại 30 con/1kg giá từ 100.000 đến 105.000 đồng/ 1 kg, loại 20 con/ 1 kg giá từ 140.000 đến 145.000 đồng /1 kg. Vào thời điểm đầu năm và cuối năm, giá tôm sú có thể cao hơn từ 30 đến 40% do đây là thời điểm nghịch mùa, thời tiết diễn biến phức tạp làm cho sản lượng tôm nghịch mùa bị thiệt hại nghiêm trọng. Để đảm bảo đủ sản lượng sản xuất cầm chân công nhân, công ty đã chấp nhận thu mua với giá cao hơn giá thị trường và tăng cường cán bộ thu mua trong dân nhưng vẫn không đạt được hiệu quả vì giá tôm thành phẩm trên thị trường quốc tế có tăng nhưng không nhiều, dẫn đến sản xuất không có lời. Một thực tế là do việc thu mua tôm nguyên liệu của công ty thường thông qua các trung gian thu gom nên diễn ra tình trạng chênh lệch khá cao giữa giá mà công ty đưa ra và giá mà người dân bán được. Tôm nguyên liệu càng qua nhiều trung gian mua bán thì giá chênh lệch càng cao. Tóm lại, giá cả thu mua tôm sú nguyên liệu của công ty luôn biến động tùy thuộc vào mùa vụ, kích cỡ, phần lợi nhuận của các trung gian thu gom và cả nhu cầu của thị trường. 50 4.4.6.2. Giá cá tra nguyên liệu Đối với cá tra nguyên liệu, giá cả cũng phụ thuộc vào mùa vụ, sản lượng và thị trường cung cầu hàng hóa. Trong năm 2006 và năm đầu năm 2007, giá cá nguyên liệu tương đối ổn định, giá cá tra thịt trắng và vàng dao động từ 14.000 đồng đến 17.000 đồng / 1kg. Với giá này, nông dân là người có lợi nhất. Đây là thời điểm mà công ty phải chấp nhận thu mua cá tra nguyên liệu với giá cao nên giá thành sản phẩm tương đối lớn, dẫn đến sản xuất không đạt được hiệu quả như mong muốn. Cuối năm 2007 và đầu năm 2008 xảy ra tình trạng cá tra sản xuất ào ạt, người dân nuôi theo phong trào và tự phát do nhận thấy tình trạng khả quan từ những năm trước. Dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, sản lượng cá nuôi vượt quá nhu cầu sản xuất chế biến của các nhà máy chế biến thủy sản. Cá đã đến lứa nhưng không tiêu thụ được, nhiều hộ dân phải chấp nhận bán với giá thấp hơn giá thành 2.000 đồng/ 1 kg. Giá cá vào tháng 7/2008 chững lại ở mức 13.000 đến 13.500 đồng / 1 kg. Mặc dù giá cả nguyên liệu thu mua thấp nhưng sản lượng sản xuất dư thừa chưa phù hợp với nhu cầu tiêu thụ. Một nghịch lý lại xảy ra là sau khi dư thừa nguyên liệu vào năm 2007 và đầu năm 2008, vào cuối năm 2008 công ty lại đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng do hộ nông dân bị thua lỗ vào mùa vụ năm trước, không có khả năng tái đầu tư cho mùa vụ mới, hơn nữa người dân không chấp nhận bán cá với giá thấp do giá thành quá cao, chi phí thức ăn quá lớn trong khi các công ty mua với giá thấp, kết quả là công ty không mua được cá nguyên liệu. Công ty lại bước vào cái vòng lẩn quẩn của bài toán dư thừa và khan hiếm nguyên liệu với nhiều sự biến động về giá cả nguyên liệu thu mua. Đối với cá nguyên liệu, ít xảy ra tình trạng chênh lệch quá cao về giá thu mua của công ty và giá bán của người dân vì công ty mua trực tiếp tại các ao không thông qua thương lái. Trung gian chỉ là các chủ ghe, chủ phương tiện vận chuyển mà công ty thuê mướn, công ty sẽ chi trả phần chi phí chuyên chở khi mua cá nguyên liệu. 4.4.8. Quá trình thu mua, vận chuyển, tiếp nhận nguyên liệu của Cafatex 4.4.8.1. Quá trình thu mua, vận chuyển, tiếp nhận tôm nguyên liệu Đối với tôm nguyên liệu, công ty tiến hành thu mua với 2 dạng sơ chế là mua tôm đã được lặt đầu, ướp lạnh còn gọi là tôm lặt vỏ và hình thức thứ 2 là 51 mua tôm nguyên con. Việc thu mua tôm nguyên liệu theo 2 hình thức này là do truyền thống, thói quen bán của nông dân ở các vùng khác nhau. a) Giai đoạn liên hệ thương lái Khi đến thời điểm thu hoạch tôm, tùy theo yêu cầu sản xuất thành phẩm của mình, công ty sẽ đưa ra cỡ size tôm thu mua (thường từ 3 đến 4 size) chứ công ty không thu mua hết tất cả các size có trong ao thu hoạch. Công ty sẽ đưa ra bảng giá cho thương lái thân quen đã liên kết làm việc với công ty, đây là bảng giá được quy định rõ là có hiệu lực từ ngày nào đến ngày nào. Thương lái sẽ tiến hành thu mua tôm của người dân. Thương lái sẽ tự định giá và thỏa thuận với người dân dựa vào giá của công ty đưa ra. Họ tự tiến hành phân loại, phân cỡ, sau đó chuyển chở đến công ty. Ở các tỉnh Miền Trung, người dân có thói quen bán tôm nguyên con ngay tại ao nuôi. Chủ ao sẽ bán trực tiếp cho thương lái. Thương lái sẽ tiến hành thả thức ăn xuống ao nuôi để kiểm tra mật độ tôm. Sau đó cho quăng chài trên một diện tích định trước và kiểm tra xem có bao nhiêu con và từ đó ước lượng sản lượng cho cả ao nuôi. Tôm thu hoạch sẽ được bỏ nguyên con vào thùng muối lạnh sau đó chuyển đến công ty. Còn đối với các trạm thu mua liên kết trực tiếp với công ty, công ty sẽ gởi khoảng 7 đến 10 nhân viên KCS4 xuống các trạm để để tiến hành kiểm tra, giám sát công nhân sơ chế của các trạm trước khi đưa về công ty chế biến lại. Đây được xem là một cách mua lại thành phẩm từ công ty khác nhưng thực tế là mua lại nguyên liệu đã được sơ chế. b) Giai đoạn tiếp nhận tại công ty Việc vận chuyển đến công ty được thực hiện vào ban đêm để dể tiến hành muối lạnh lại. Công ty sẽ có riêng một bộ phận tiếp nhận nguyên liệu thuộc Ban nguyên liệu sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa, phân theo lô và chờ đến sáng sẽ kiểm tra lại. Việc chế biến được tiến hành vào sáng ngày hôm sau sau khi đã được kiểm tra lại xong và kéo dài đến chiều mới xong. Bộ phận tiếp nhận nguyên liệu sẽ báo cáo lên phòng kế toán, phòng kế toán sẽ tiến hành hạch toán theo bảng giá và sản lượng mà thương lái cung cấp cho bộ phận tiếp nhận nguyên liệu và tiến hành nhập kho. Công ty sẽ thanh toán từ 70 đến 80 % giá trị cho thương lái để 4 Nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm 52 đảm bảo thương lái có đủ vốn huy động, phần còn lại sẽ thanh toán ở lần sau hoặc sau đó khoảng nửa tháng. Đây là quá trình thu mua tiếp nhận đối với mặt hàng tôm vỏ. Đối với mặt hàng tôm nguyên con, sau khi thương lái chở đến công ty, bộ phận tiếp nhận nguyên liệu sẽ chọn ra một vài thùng đổ ra để phân size, tùy theo kiểm tra được bao nhiêu con/1 kg, bao nhiêu thùng/1 lô, kiểm tra bao nhiêu thùng và 1 thùng bao nhiêu kg mà tiến hành phân size, phân cỡ, cân theo tỷ lệ đã kiểm tra. Các công đoạn còn lại giống như trên. Như vậy, việc thu mua tôm nguyên liệu của công ty luôn thông qua các trung gian thu mua, họ chịu trách nhiệm vận chuyển và hao hụt cho đến khi công ty tiếp nhận nhập kho nguyên liệu. Đối với quá trình thu mua tôm, khâu vận chuyển là do thương lái thực hiện nên người trực tiếp chịu ảnh hưởng khi gặp rủi ro chính là thương lái nhưng công ty cũng chịu ảnh hưởng từ rủi ro này. Khi vận chuyển, nguyên liệu có thể chịu tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu như hư hỏng, cá chết, lẫn tạp chất,…Sự hao hụt nguyên liệu trong khâu vận chuyển của thương lái làm cho sản lượng thu mua của công ty cũng giảm theo không đúng với sản lượng đã định ban đầu. 4.4.8.2. Quá trình thu mua, vận chuyển, tiếp nhận cá tra nguyên liệu Quá trình thu mua cá tra nguyên liệu được thực hiện thông qua sự kết hợp giữa đọi vận chuyển thường là các chủ ghe hai đáy được công ty thuê hay ký kết hợp đồng từ trước với cán bộ thu mua của công ty. Khi đến thời điểm thu hoạch, chủ ao sẽ thông báo cho chủ ghe biết, công ty sẽ gửi bảng giá có hiệu lực vào thời điểm hiện tại cho chủ ao thông qua chủ ghe. Giá cá tra cùng loại (thịt trắng hoặc thịt vàng) là giống nhau nhưng cá được phân size khác nhau. Nếu chủ ao chấp nhận, công ty sẽ cho người cùng xuống ao với chủ ghe để đánh giá sơ bộ về sản lượng và chất lượng cá. Tiến hành lấy mẫu kiểm tra tại chỗ, ghi nhận sơ bộ và sau đó đem về phòng Công nghệ và kiểm nghiệm của công ty để kiểm tra kháng sinh. Quá trình kiểm tra mất khoảng 2 đến 3 ngày mới có kết quả. Nếu mẫu kiểm tra đạt yêu cầu, công ty sẽ thông báo cho chủ ao ngưng cho cá ăn từ 2 đến 3 ngày trước khi bắt để hạn chế cá chết trong khâu vận chuyển. Chủ ghe sẽ bắt cá bằng ghe đục 2 đáy, chủ ao cân trọng lượng với chủ ghe, chủ ghe sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển và hao hụt cho đến khi công ty tiến hành nhập kho nguyên liệu. Khi ghe cập bến, cán bộ tiếp nhận sẽ xuống ghe kiểm tra, loại bỏ cá 53 chết, cá có tật và những con không đạt yêu cầu. Công ty sẽ thanh toán một phần tiền cho chủ ao theo biên bảng ghi nhận tại xưởng, phần còn lại sẽ thanh toán sau thông qua chủ ghe. Chi phí vận chuyển công ty sẽ thanh toán một lần bằng tiền mặt cho chủ ghe. Quá trình thu mua cá nguyên liệu đơn giản hơn so với thu mua tôm nhưng quy trình kiểm nghiệm lại phức tạp và tốn thời gian hơn. Trong quá trình vận chuyển cá nguyên liệu cũng có thể xảy ra hiện tượng thông đồng giữa đội ghe vận chuyển và người bán nhằm bỏ qua những sai sót sau kiểm nghiệm. Chi phí vận chuyển chịu ảnh hưởng trực tiếp của giá cả nhiên liệu phục vụ động cơ vận chuyển nên công ty cũng có thể gặp rủi ro phải tốn nhiều chi phí vận chuyển khi giá cả nguồn nhiên liệu tăng cao. 4.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA VIỆC THU MUA THỦY SẢN NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY Qua phân tích trên ta thấy, trong những năm qua đặc biệt là từ năm 2006 – 2008, tình hình thu mua thủy sản nguyên liệu của công ty có nhiều biến động cả về giá cả lẫn sản lượng thu mua. Để có thể ổn định được tình hình ta sẽ tìm hiểu một số nguyên nhân ảnh hưởng đến tính ổn định về sản lượng và giá cả của việc thu mua thủy sản nguyên liệu cho công ty. 4.5.1. Tính ổn định về sản lượng thu mua Sản lượng thủy sản thu mua luôn có sự biến động, khác biệt qua từng năm, điều này chịu ảnh hưởng của những yếu tố sau đây: 4.5.1.1. Yếu tố thời tiết và mùa vụ NTTS Trong NTTS, sự biến động của thời tiết là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của người nuôi. Đặc biệt là đối với một số loài có tính nhạy cảm với sự biến động của thời tiết, mà tôm sú là đối tượng điển hình nhất. Tôm sú sống trong môi trường nước lợ, mặn và rất nhạy cảm với bất kỳ sự biến động nào có ảnh hưởng đến đời sống như mưa, nắng, nhiệt độ, độ mặn, độ chua,…Từ đó dẫn đến hình thành mùa vụ nuôi tôm, đó là mùa nuôi tôm thích hợp nhất, ít có sự biến đổi của môi trường nuôi nhất. Tính mùa vụ thể hiện rất rõ rệt đối với các vùng có sự giao thoa giữa nước mặn và nước ngọt, dẫn đến có sự phân biệt giữa mùa mặn và mùa ngọt trong năm. Từ việc canh tác theo mùa vụ do điều kiện khí hậu, thời tiết chi phối dẫn đến việc thu hoạch tôm cũng tập trung vào một mùa vụ nhất định. Đối 54 với các nhà máy chế biến thủy sản thì việc thu mua cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi mùa vụ nuôi, đối với các tháng trái mùa (ít thuận để lợi nuôi tôm do điều kiện thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh thường xuyên xảy ra) thì việc thu mua tôm nguyên liệu gặp nhiều khó khăn, do lượng tôm được thả nuôi ít và rủi ro của người nuôi tôm cũng cao hơn dẫn đến lượng tôm thương phẩm được bán cũng giảm nhiều. Đối với tôm, mùa chính vụ thường kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, và đây cũng là những tháng mà công ty có thể thu mua được với số lượng lớn vì sản lượng tôm thu hoạch được tập trung rất lớn do đó các nhà máy chế biến tập trung thu mua để sản xuất và có thể dự trữ nguyên liệu cho các tháng còn lại. Trong thời điểm nghịch mùa, công ty chỉ tranh thủ thu mua nguyên liệu trong dân nhưng chỉ thu mua được với số lượng ít đủ để duy trì sản xuất trong công ty. Ngoài ra sự biến động về sản lượng, việc thu mua của các nhà máy chế biến còn chịu sự ảnh hưởng rất lớn của sự thành công hay thất bại của người nuôi, trong đó Cafatex cũng chịu sự ảnh hưởng chung đó. Đối với nuôi cá tra thì yếu tố mùa vụ ít có sự biểu hiện rõ rệt vì cá tra là đối tượng có thể nuôi được quanh năm, vì thế sản lượng thu mua có thể ít bị ảnh hưởng hơn. Tuy nhiên khi thời tiết biến động thất thường dẫn đến hiệu quả nuôi của người dân không cao và lượng cá thương phẩm được thu hoạch cũng thấp, dẫn đến việc thiếu nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến. Ngoài ra, khi có sự biến động lớn về thời tiết như mưa bão, lũ lụt,… sẽ hưởng trực tiếp đến công tác thu mua của nhà máy như kiểm tra, chuyên chở,… Nhìn chung, tình hình thu mua nguyên liệu thủy sản bị ảnh hưởng lớn bởi yếu tố thời tiết, mùa vụ, từ đó đặt ra thách thức đối với các nhà máy chế biến thủy sản là làm thế nào để hoạt động sản xuất được diễn ra ổn định và liên tục, có đầy đủ nguồn nguyên liệu khi cần thiết. 4.5.1.2. Sự cạnh tranh của các đối thủ trong thị trường thu mua và cạnh tranh giữa các loài nuôi Trước đây tôm sú được xem là đối tượng nuôi tốt nhất và cho lợi nhuận cao nhất trong tất cả các loài nuôi nước lợ, tuy nhiên gần đây tôm sú bị cạnh tranh quyết liệt bới tôm thẻ chân trắng và một số loài nuôi khác. Những năm trước, con tôm sú luôn chiếm phần lớn thị phần thủy sản thế giới. Nhưng đến giờ, thị phần 55 của tôm sú đã bị thu hẹp đáng kể, chỉ còn khoảng 20%, nhường đất cho tôm thẻ chân trắng (70%-80%). Có lẽ chưa bao giờ con tôm sú lại khó nuôi và khó bán như hiện nay. Nhiều nông dân chuyển từ nuôi tôm sú sang nuôi cá, nuôi cua,… diện tích nuôi tôm sú chuyển sang nuôi các loài khác ngày càng gia tăng. Với nhiều rủi ro từ đầu vào (con giống, môi trường) đến đầu ra người nuôi tôm ĐBSCL đang thoái chí bỏ cuộc. Vì thế, sản lượng tôm sú bị giảm rất lớn, trong khi các nhà máy chế biến thủy sản vẫn còn quen với đối tượng tôm sú. Sản lượng ít khiến các nhà máy trong khu vực cạnh tranh mua thủy sản càng khốc liệt. Gần đây, khi nhận thấy được sản phẩm cá tra được ưa chuộng trên thị trường xuất khẩu và có tiềm năng thì người dân lại ào ạt đào ao nuôi cá. Bà Trần Thị Miêng, Cục phó Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối, nhận định: “Năm 2008, diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL lên đến 6.160 ha, tổng sản lượng cá đạt hơn 1,1 triệu tấn đã vượt quá nhu cầu chế biến và tiêu thụ. Nhiều hộ nuôi cá tra phải bán cá dưới giá thành khoảng 2.000 đồng/kg. Do đó, ở ĐBSCL cho đến thời điểm cuối năm 2008 còn khoảng 35% ao hầm đang bị bỏ không vì người nuôi cá không còn khả năng tái đầu tư”. Các nhà máy chế biến thủy sản đang đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu nên họ càng đẩy mạnh công tác thu mua như Camimex đã cho cán bộ xuống tận nhà dân để thu mua. Sự cạnh tranh thu mua nguyên liệu của các nhà máy chế biến trong vùng đã khiến cho sản lượng nguyên liệu thu mua của công ty gặp nhiều biến động. 4.5.1.3. Bộ phận thu mua của công ty Mỗi công ty thủy sản đều có đội ngũ cán bộ thu mua của riêng mình. Công việc của những cán bộ thu mua là một công việc Marketing, tức là giữ mối quan hệ với các đại lý thu mua, thông báo, liên hệ, thỏa thuận với các đại lý thu mua và cả người dân khi cần thiết để đảm bảo công việc thu mua của công ty. Thực hiện công tác dự báo, dự đoán vùng nguyên liệu với nhu cầu của nhà máy chế biến thủy sản. Công ty sẽ có thể ổn định được sản lượng thủy sản nguyên liệu thu mua khi có một đội ngũ thu mua làm việc có năng lực, năng động, có tay nghề, kinh nghiệm và trung thực. Vì cán bộ thu mua là người trực tiếp liên hệ với đại lý thu mua, thương lái và người dân, là người tìm ra nguồn nguyên liệu cho công ty và cũng có thể thông đồng với thương lái thu mua nguyên liệu chất lượng thấp,… nên đóng vai trò rất quan trọng trong khâu thu mua nguyên liệu của công ty. 56 4.5.1.4. Kế hoạch sản xuất, tiêu thụ xuất khẩu Các công ty thủy sản mỗi năm đều lên kế hoạch sản xuất và xuất khẩu. Dựa vào kế hoạch và những hợp đồng xuất khẩu đã ký kết, họ ước lượng được lượng thủy sản nguyên liệu cần thiết đủ để phục vụ cho các hợp đồng xuất khẩu. Vì thế, nếu có kế hoạch sản xuất và ký kết các hợp đồng xuất khẩu hợp lý, phù hợp với khả năng cung cấp nguyên liệu của vùng thì sản lượng nguyên liệu thu mua sẽ được thực hiện theo kế hoạch và ổn định hơn. Thực tế trong những năm qua, Cafatex đã không thực hiện tốt công tác tiêu thụ. Hàng tồn kho năm 2006 là 310.464.492 đồng, năm 2007 là 212.107.154 đồng, năm 2008 là 391.459.933 đồng tăng rất nhiều so với năm 2007. Do việc chưa có sự thống nhất và phù hợp giữa kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch thu mua nguyên liệu dẫn đến tình trạng thu mua nguyên liệu, sản xuất thành phẩm nhiều mà không tiêu thụ được và kết quả là tồn kho quá nhiều. Mặt khác, công ty còn xảy ra tình trạng mua nguyên liệu tự phát không có kế hoạch khi mùa vụ đến, sản lượng nhiều và giá cả thấp nên sản xuất dư thừa. Trong năm 2009, nhận định được tình tình suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, công ty đã đưa ra kết hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:  Về lao động: Duy trì ở mức 1.500 đến 2.000 công nhân.  Về xuất khẩu: Xác định cá là sản phẩm chủ lực của công ty với chỉ tiêu hoàn thành 12.000 tấn cá thành phẩm, kim ngạch xuất khẩu đạt chỉ tiêu 33,6 triệu USD. Tôm là 2.000 tấn thành phẩm, chỉ tiêu xuất khẩu là 16,4 triệu USD.  Về lợi nhuận: Cố gắng duy trì và ổn định lợi nhuận đã đạt được. Quan tâm đến đời sống công nhân. Từ những kế hoạch tổng thể như trên, công ty sẽ tiến hành thực hiện công tác thu mua cho phù hợp và đảm bảo đạt được chỉ tiêu đã đề ra. Như vậy, sản lượng nguyên liệu thu mua một phần sẽ được ổn định khi có kế hoạch thu mua phù hợp với kế hoạch sản xuất và hợp đồng xuất khẩu. 57 4.5.2. Tính ổn định về giá cả thu mua 4.5.2.1. Thị trường cung cầu hàng hóa Xét cho cùng thì thị trường thu mua nguyên liệu cũng là một bộ phận của thị trường hàng hóa nên nó cũng chịu sự điều tiết của quy luật cung cầu hàng hóa. Có nghĩa là giá cả sẽ tăng khi nhu cầu lớn hơn lượng cung và giá giảm khi cung vượt cầu. Thực tế là giá cả tôm nguyên liệu giảm mạnh vào mùa vụ thu hoạch khoảng từ tháng 2 đến tháng 8. Đặc biệt, đặc điểm của sản phẩm thủy sản là khó bảo quản, cần phải ướp lạnh hoặc phải qua sơ chế nên người dân càng muốn nhanh chóng bán đi sau thu hoạch, nên đây là thời điểm mà công ty có thể thu mua được với giá thấp. Nhưng trong những tháng nghịch mùa, do công ty muốn có đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất, cầm chân người lao động nên họ chấp nhận thu mua nguyên liệu với giá cao. Thực tế năm 2007, sản lượng cá tra đạt mức cao, cung vượt cầu nên người dân chấp nhận bán dưới giá thành. Nhưng đến thời điểm cuối năm 2008, do nhiều người dân bị thua lỗ không đủ khả năng tái đầu tư nên giá cá nguyên liệu tăng cao, tình trạng khan hiếm nguyên liệu xảy ra, công ty không đủ nguyên liệu sản xuất, nên đẩy giá thu mua thủy sản nguyên liệu tăng lên. Tóm lại, giá cả thủy sản nguyên liệu thu mua sẽ được điều tiết theo quy luật cung cầu hàng hóa. Như vậy, muốn ổn định được giá cả thu mua, công ty cần tranh thủ thu mua vào chính vụ, để tránh tình trạng không đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất trong thời gian nghịch mùa, cần có kế hoạch ký kết hợp đồng xuất khẩu vào lúc chính vụ. 4.5.2.2. Sự cạnh tranh giá cả giữa các người mua Năm 2008 đã xảy ra tình trạng khan hiếm nguyên liệu, nguyên nhân của tình trạng này là do sản lượng nuôi trồng và khai thác đều không đủ cung cấp cho các nhà máy chế biến, các công ty cần có nguyên liệu để duy trì hoạt động, cầm chân người lao động nên họ tranh nhau mua nguyên liệu, vô tình đẩy giá nguyên liệu lên cao và tạo ra tình trạng khan hiếm nguyên liệu không cần thiết. Để có đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất, các công ty thủy sản thực hiện các chính sách, khuyến mãi đối với người bán như mua với giá cao hơn, hỗ trợ chi phí thu hoạch, nhân công, vận chuyển,…. Bên cạnh đó, khi nhận thấy được tình trạng khan hiếm nguyên liệu do các công ty tranh nhau mua, người nuôi neo tôm cá lại 58 không bán chờ giá lên, làm cho nguyên liệu đã hiếm lại càng khan hiếm. Đặt biệt, trong thời gian gần đây, các nhà hàng khách sạn có nhu cầu tiêu thụ tôm sống rất lớn. Để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng mới này, họ cho người xuống tận ao nuôi người dân để thu mua với số lượng lớn và giá cao hơn giá tôm nguyên liệu từ 10% đến 20%. Người dân cũng thích bán tôm sống thường gọi là tôm oxy cho các nhà hàng, khách sạn như thế hơn là bán cho các công ty chế biến vì giá cao hơn và không cần sơ chế đông lạnh trước như bán cho nhà máy chế biến. Dù tăng cường cán bộ thu mua trong dân nhưng vẫn không cạnh tranh nổi về giá cả với những người thu mua tôm oxy của các nhà hàng, khách sạn trong nước. Chính sự cạnh tranh giữa các công ty với nhau là nguyên nhân dẫn đến sự mất ổn định trong giá cả nguyên liệu thu mua. 4.5.2.3. Các yếu tố kinh tế - xã hội khác Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 – 2008 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới. Sản xuất đình trệ, hàng loạt công ty phá sản, thất nghiệp tràn lan. Cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Cafatex lại là công ty tiêu thụ xuất khẩu 100% nên việc ảnh hưởng này là đương nhiên. Năm 2007, đồng USD bị giảm giá nghiêm trọng, việc xuất khẩu thu USD về của công ty khi đổi ra đồng Việt Nam do đó cũng bị giảm rất nhiều. Việc lên xuống thất thường của giá cả thành phẩm làm cho công ty không thể đoán trước được mà định giá thu mua nguyên liệu cho phù hợp với giá thành phẩm. Hơn nữa, công ty không có đủ vốn lưu động trả cho người bán, nợ người bán quá nhiều dẫn đến người bán và thương lái mất lòng tin ở công ty. Bên cạnh đó, người nuôi bị thua lỗ do giá cả thất thường đã không có vốn để tái đầu tư, sản lượng thủy sản nuôi trồng giảm sút. Như vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong 2 năm qua đã ảnh hưởng đến tình hình thu mua của công ty rất nặng nề. Ngoài ra, giá cả thu mua nguyên liệu còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố kinh tế - xã hội khác như thói quen bán hàng của người nuôi, mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của công ty, sự thay đổi của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, chính sách hỗ trợ, thuế suất của Nhà Nước, lãi suất cho vay của ngân hàng,…Bất kỳ sự thay đổi nào trong nền kinh tế đều có thể ảnh hưởng đến công ty. Tuy nhiên, đây là những yếu tố khách quan, khó kiểm soát và bản thân công ty phải chấp nhận khi gia nhập vào nền kinh tế thị trường. 59 CHƯƠNG 5 MA TRẬN SWOT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO TÌNH HÌNH THU MUA THỦY SẢN NGUYÊN LIỆU 5.1. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT SWOT CƠ HỘI (O) 1. Gia nhập WTO năm 2007. 2. Được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền Nhà Nước. 3. ĐBSCL là vùng nguyên liệu lớn của cả nước. ĐE DỌA (T) 1. Chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty thủy sản khác trong khu vực. 2. Nguồn nguyên liệu không ổn định. 3. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. 4. Sự biến động của thị trường đầu ra. ĐIỂM MẠNH (S) 1. Tọa lạc ở vị trí thuận lợi. 2. Quá trình hình thành, phát triển lâu dài, có mối quan hệ rộng lớn với các công ty khác. 3. Cơ sở hạ tầng phát triển, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại. 4. Đội ngũ các bộ, công nhân viên có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao. CHIẾN LƯỢC SO 1. Tối thiểu hóa chi phí nguyên liệu đầu vào. 2. Nâng cao uy tín của công ty. 3. Nâng cao sản lượng và giá trị thủy sản xuất khẩu. CHIẾN LƯỢC ST 1. Đặt quan hệ hợp tác với các công ty khác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. 2. Dự trữ nguyên liệu. 3. Duy trì, ổn định sản xuất trong thời kỳ khủng hoảng. 4. Nâng cao chất lượng sản phẩm. ĐIỂM YẾU (W) 1. Chưa xây dựng được nguồn nguyên liệu riêng tự cung cấp cho công ty. 2. Chưa liên kết với người nuôi. 3. Chưa khai thác được thị trường nội địa. 4. Chưa xây dựng được thương hiệu riêng ở thị trường đầu ra. CHIẾN LƯỢC WO 1. Ổn định sản lượng thủy sản nguyên liệu thu mua. 2. Mở rộng thị trường xuất khẩu. 3. Thực hiện sự kết hợp giữa ba nhà. 4. Xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của công ty. CHIẾN LƯỢC WT 1. Tập trung đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu. 2. Liên kết với các nơi có nguồn cung cấp nguyên liệu lớn. 3. Khai thác thị trường nội địa. 4. Thu hẹp sản xuất. Hình 10: Ma trận SWOT và các phối hợp chiến lược 60 5.1.1. Chiến lược SO (Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội) - Tối thiểu hóa chi phí nguyên liệu đầu vào: Cafatex có trụ sở tại tỉnh Hậu Giang là tỉnh mới được tách ra từ Cần Thơ, cách trung tâm Thành Phố Cần Thơ chỉ 10 Km, là trung tâm của ĐBSCL, đây là một vị trí thuận lợi và thích hợp cho công ty sản xuất vì có nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng phát triển, giao thông thuận lợi cả về đường thủy và đường bộ nên có thể đáp ứng kịp thời và đầy đủ khi công ty có nhu cầu mở rộng sản xuất với quy mô lớn. ĐBSCL là vùng nguyên liệu của cả nước với nguồn nguyên liệu có sẵn tại chỗ, dồi dào giá rẻ và có nhiều sự lựa chọn nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu có chất lượng khá tốt và phân bố tương đối đồng đều nên có thể bù đắp phần lớn lượng thủy sản nuôi trái vụ hay mất mùa trong tỉnh. Vì thế, Cafatex có thể lợi dụng vị trí gần vùng nguyên liệu của mình để giảm bớt các khâu trung gian, kéo ngắn khoảng cách vận chuyển, từ đó có thể tối thiểu hóa chi phí thu mua nguyên liệu. - Nâng cao uy tín của công ty: Được thành lập vào năm 1987, Cafatex có quá trình hình thành, phát triển lâu dài, có mối quan hệ rộng lớn với các công ty khác, công ty có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thu mua – chế biến – xuất khẩu thủy sản, nên có mối quan hệ tốt với các trạm thu mua, các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực. Mặt khác, công ty được sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ hoạt động và phát triển của các cấp Chính Quyền từ Trung Ương đến địa phương. Nhà Nước có cơ chế chính sách về xuất khẩu thông thoáng, có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu nên tạo điều kiện cạnh tranh cho công ty trên thị trường. Trong những năm tới, ngành NTTS của Việt Nam được Nhà Nước ưu tiên đầu tư phát triển. Vì thế, công ty có thể sử dụng các mối quan hệ nhờ có quá trình hình thành lâu dài và tận dụng sự quan tâm của nhà nước để nâng cao uy tín cho doanh ngiệp mình. - Nâng cao sản lượng và giá trị thủy sản xuất khẩu: Công ty có cơ sở hạ tầng phát triển, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại và liên tục đầu tư cải tạo, mở rộng nhà xưởng, đổi mới bổ sung thiết bị máy móc hiện đại hóa doanh nghiệp trong các năm 1995, 1997, 1998, 2000, 2001, 2002, 2003. Mặt khác, đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty có trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao với trình độ đại học chiếm 6,64%, trung cấp 4,41% nên có thể tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao. Bắt đầu năm 2007, Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới 61 (WTO), sự kiện này mang đến nhiều cơ hội cho công ty như hưởng thuế xuất khẩu ưu đãi khi xuất sang các nước trong tổ chức, thị trường được mở rộng, tăng khả năng cạnh tranh,…Sử dụng điểm mạnh của công ty là có thể tạo ra được sản phẩm chất lượng cao để tận dụng cơ hội gia nhập WTO. Từ đó nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu là một chiến lược thiết thực. 5.1.2. Chiến lược WO (Cải thiện những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội) - Ổn định sản lượng thủy sản nguyên liệu thu mua: Cho đến thời điểm hiện tại, công ty vẫn chưa xây dựng được vùng nguyên liệu để cung cấp cho riêng nhu cầu của công ty, nguyên liệu thủy sản phục vụ cho sản xuất của công ty đều phải thu mua từ bên ngoài nên khó kiểm soát chất lượng, sản lượng thu mua luôn biến động. Vì thế công ty có thể tận dụng khả năng cung cấp nguyên liệu đầy đủ và nhiều sự lựa chọn của vùng ĐBSCL để ổn định sản lượng thủy sản nguyên liệu thu mua đầu vào. - Thực hiện sự kết hợp giữa ba nhà: Công ty có quá trình phát triển lâu dài, có mối quan hệ tốt với các thương lái nhưng đối với người nuôi công ty vẫn chưa có sự gắn kết, liên hệ chặt chẽ để đảm bảo tính ổn định của nguồn nguyên liệu. Vì thế, công ty có thể tận dụng sự quan tâm giúp đỡ của các cấp Chính quyền Nhà Nước để xây dựng mối quan hệ, gắng kết giữa ba nhà: Nhà nông – Nhà doanh nghiệp – Nhà Nước. - Mở rộng thị trường xuất khẩu: Cafatex chủ yếu vẫn là tiêu thụ xuất khẩu. Công ty đã xác định thị trường nội địa là một tiềm năng nhưng cho đến thời điểm hiện tại thị trường này vẫn chưa được khai thác đúng mức. Khi gia nhập WTO, thị trường xuất khẩu của công ty có điều kiện mở rộng, vì thế công ty có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường củ và tiềm kiếm những thị trường mới để bù đắp sự kém phát triển của thị trường nội địa. - Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu của công ty: Sản phẩm của công ty khi xuất sang các nước vẫn phải dùng nhãn hiệu khác khi tiêu thụ trên thị trường. Vì thế công ty có thể tận dụng sự hỗ trợ của Nhà Nước để dần dần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình, nâng cao uy tín cho công ty. 62 5.1.3. Chiến lược ST (Tận dụng những điểm mạnh bên trong để vượt qua những bất trắc) - Đặt quan hệ hợp tác với các công ty khác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi: Trong vùng còn có nhiều công ty chế biến xuất khẩu thủy sản nổi tiếng khác như Cataco, Camimex, Agifish,…nên có sự cạnh tranh gay gắt cả ở thị trường thu mua và tiêu thụ, tạo nên tình trạng tranh giành thu mua nguyên liệu, làm cho số lượng và giá cả nguồn nguyên liệu trong những năm qua thường xuyên biến động. Để cải thiện tình hình trên, công ty có thể tận dụng mối quan hệ tốt với các công ty cùng ngành do có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài để đặt quan hệ hợp tác với nhau, giúp đỡ, hỗ trợ nhau cùng phát triển như các hợp đồng cùng nhau chia sẻ nguồn nguyên liệu hay mua bán thành phẩm cho nhau để đảm bảo hợp đồng đã ký kết,… - Dự trữ nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết nên sản lượng cung cấp thường xuyên biến động. Nguyên liệu phân bố rải rát, không tập trung nên gặp khó khăn trong việc thu gom, tập trung vào một chỗ. Để hạn chế ảnh hưởng của việc thiếu nguyên liệu sản xuất trong những tháng nghịch mùa do biến động của nguồn nguyên liệu, công ty có thể tận dụng vị trí thuận lợi và mối quan hệ rộng rãi của mình để thu mua nguyên liệu dự trữ cho sản xuất nhằm đảm bảo sản xuất được liện tục và kịp thời. - Duy trì, ổn định sản xuất trong thời kỳ khủng hoảng: Công ty có thể tận dụng mọi điểm mạnh bên trong doanh nghiệp của mình để có thể vượt qua thời kỳ khủng hoảng như tận dụng vị trí và mối quan hệ để ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, tận dụng công nghệ và nhân lực tạo ra sản phẩm có chất lượng cao để duy trì sản lượng và giá trị xuất khẩu,… - Nâng cao chất lượng sản phẩm: Bất kỳ sự biến động nào của thị trường đầu ra như những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,…đều ảnh hưởng đến vấn đề tiêu thụ của công ty. Công ty có thể áp dụng chiến lược tận dụng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đầy đủ và hiện đại của công ty kết hợp với nguồn nhân lực trình độ cao để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự biến động này. 5.1.4. Chiến lược WT (Tối thiểu hóa những điểm yếu bên trong và tránh khỏi các đe dọa bên ngoài) - Tập trung đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu: Nhằm hạn chế áp lực cạnh tranh từ những công ty cùng ngành và ảnh hưởng của việc phụ thuộc vào 63 nguồn nguyên liệu bên ngoài do chưa xây dựng được nguồn nguyên liệu phục vụ riêng. Đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu để đảm bảo đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất., - Liên kết với các nơi có nguồn cung cấp nguyên liệu lớn: Tiến hành liên kết, tạo mối quan hệ với những trại nuôi, hộ nuôi có sản lượng lớn, có uy tín cao để đảm bảo thu mua được nguồn nguyên liệu đúng theo yêu cầu của công ty. Chiến lược này nhằm khắc phục sự biến động của nguồn nguyên liệu và tình trạng rời rạc giữa người nuôi với doanh nghiệp chế biến. - Khai thác thị trường nội địa: Trong khi thị trường đầu ra gặp nhiều biến động và thị trường trong nước còn bỏ ngõ, công ty có thể tiến hành tiêu thụ nội địa để giảm bớt những rủi ro từ thị trường bên ngoài. - Thu hẹp sản xuất: Trong khi công ty chưa có được nguồn nguyên liệu ổn định, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm sức tiêu dùng giảm mạnh, tình hình tiêu thụ xuất khẩu gặp nhiều khó khăn thì chiến lược thu hẹp sản xuất đã được tiến hành để hạn chế chi tiêu và cố gắng duy trì sản xuất qua thời kỳ khủng hoảng. 5.2. GIẢI PHÁP CHO TÌNH HÌNH THU MUA THỦY SẢN NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY - Đẩy mạnh NTTS theo hướng bền vững: Trong vấn đề ổn định nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản, nuôi trồng thủy sản là giải pháp chiến lược. Phát triển NTTS theo hướng bền vững là nuôi có định hướng, có quy hoạch, đảm bảo không thiếu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nhưng hạn chế tối đa tình trạng dư thừa nguyên liệu, và ô nhiễm môi trường nuôi. Đây là giải pháp nhằm đảm bảo nguyên liệu đến được nhà máy chế biến, giải quyết tình trạng nguồn nguyên liệu trong dân quá nhiều trong khi các nhà máy chế biến lại không đủ nguyên liệu để sản xuất dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và giữa các người nuôi. - Đầu tư, quy hoạch và xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ riêng cho công ty: Liên kết với các công ty, hợp tác xã, hộ dân nuôi trồng thủy sản hình thành nên vùng nguyên liệu sẵn có cung cấp tại chỗ cho công ty. Có kế hoạch ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người dân để tránh trường hợp khan hiếm nguyên liệu tạo nên làn sóng cạnh tranh thu mua không cần thiết. Đây là giải pháp quan 64 trọng nhất nhằm ổn định nguồn sản lượng và giá cả thu mua thủy sản nguyên liệu đầu vào. - Lập kế hoạch thu mua: Phân tích tình hình, đặc điểm của nguồn nguyên liệu trong khu vực thu mua. Đánh giá sự phát triển của nguồn nguyên liệu trong thời gian tới, định hướng thị trường đầu ra. Từ đó quyết định nên thu mua và lưu kho vào thời điểm nào để có hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng thiếu nguyên liệu vào cùng thời điểm với các nhà chế biến khác. Giải pháp này giúp công ty hạn chế tối đa việc cạnh tranh với các nhà chế biến khác trong thời điểm khan hiếm nguyên liệu hay biến động lớn về giá cả. - Giảm thiểu chi phí trung gian: Công ty có kế hoạch thu mua trực tiếp từ người nuôi hoặc ủy quyền cho các đại lý thu mua. Hạn chế việc thu mua qua nhiều trung gian thu gom nhỏ lẻ. Tổ chức thu mua trực tiếp từ người nuôi vào mùa thu hoạch để được lượng nguyên liệu nhiều trong thời gian ngắn và có thể dự trữ vào các tháng nghịch mùa. Giải pháp này nhằm giảm giá thành sản phẩm sản xuất và có thể rút ngắn sự chênh lệch giữa giá cả công ty đưa ra và giá mà người dân bán được. - Quản lý chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào: Tổ chức liên kết với các trại nuôi, nhà cung cấp nguyên liệu nhằm đảm bảo chất lượng nguyên liệu ngay từ khâu con giống, thức ăn, quá trình nuôi, thu hoạch,… Đối với việc thu mua từ bên ngoài việc quản lý chất lượng nguyên liệu khó khăn hơn, tuy nhiên, công ty có thể quản lý bằng cách yêu cầu người cung cấp nguyên liệu công khai nguồn gốc nguyên liệu, đồng thời kiểm tra theo từng chỉ tiêu chất lượng cần thiết trước khi thu mua. Giải pháp này nhằm giảm thiểu những biến động về chất lượng nguyên liệu. - Tận dụng phế phẩm của nguyên liệu: Các phế phẩm sau khi sản xuất của tôm và cá có thể tận dụng để tạo ra một số sản phẩm nhằm đáp ứng cho các ngành công nghiệp khác. Hiện tại Công ty Cổ Phần thủy sản An Giang có kế hoạch xây dựng nhà máy trích ly dầu để tạo ra dầu sinh học từ mỡ cá tra, sử dụng thay thế cho một số loại dầu khác. Ngoài ra có một số xí nghiệp sử dụng phế phẩm để sản xuất mỡ sử dụng thay thế dầu diesel và một số được sử dụng cho công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và thủy sản. Giải pháp này nhằm tăng lợi 65 nhuận cho công ty, hạn chế bỏ ra quá nhiều chi phí cho việc xử lý phế phẩm, tránh gây ô nhiễm môi trường. - Đào tạo, tập huấn cán bộ nhân viên: Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tạo ra đội ngũ nhân lực có trình độ cao trong việc nhận định, đánh giá và quản lý thu mua, quản lý chất lượng sản phẩm đầu vào, đồng thời có kế hoạch đánh giá thị trường đầu ra và các vấn đề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình xuất khẩu. Đây là giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 66 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Như vậy, thu mua thủy sản nguyên liệu là khâu đầu tiên và đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của công ty. Việc tổ chức và thực hiện tốt công tác thu mua sẽ mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty có hai hình thức thu mua là thu mua trực tiếp tại các trạm, các xí nghiệp và thu mua trong dân. Kênh thu mua tôm nguyên liệu khá phức tạp và khó quản lý hơn so với kênh thu mua cá tra nguyên liệu nhưng cả hai đều phải thông qua các thương lái thu mua và đội ghe vận chuyển, công ty chỉ tiếp nhận nguyên liệu tại bến khi thương lái vận chuyển đến bến của công ty. Thực tế trong những năm qua, công ty luôn cố gắng đầu tư, chú tâm vào công tác thu mua nguyên liệu như tạo sự hợp lý trong cơ cấu thủy sản thu mua, nắm bắt nhanh những biến động của thị trường nguyên liệu và cả sự thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một vấn đề chưa được thực hiện tốt và chưa đạt hiệu quả cao trong thị trường thu mua như chưa có sự hợp lý về sản lượng thu mua và sản lượng sản xuất ra, chưa ổn định được về sản lượng và giá cả thu mua vào. Nguyên nhân của tình trạng này đến từ nhiều phía mà chủ yếu là do những điều kiện khách quan như sự mất ổn định của thời tiết, mùa vụ, sản lượng, giá cả, khủng hoảng kinh tế,…bên cạnh đó còn do sự yếu kém về phía công ty như chưa xây dựng được vùng nguyên liệu riêng, chưa liên kết với người dân,... Trong thời gian tới công ty cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh mà giải pháp dành cho khâu thu mua nguyên liệu cần được thực hiện ngay thì mới có thể đứng vững trong điều kiện hội nhập và khủng hoảng như hiện nay. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với Nhà Nước - Phát triển cơ sở hạ tầng trong từng vùng, có kế hoạch hỗ trợ ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu trong nước. 67 - Có chính sách khoanh nợ, đáo nợ vay năm cũ cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và người nuôi. Đồng thời, tiếp tục cho vay tín dụng ưu đãi, lãi suất thấp. Thực hiện chính sách thuế ưu đãi, hỗ trợ vốn đối với các hoạt động NTTS, các cơ sở trung tâm nghiên cứu giống cây trồng vật nuôi,… - Lập kế hoạch phát triển, quy hoạch các vùng NTTS chủ yếu nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân và đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu. - Tổ chức những buổi tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất NTTS sản người dân, thực hiện tốt công tác khuyến ngư, khuyến nông. - Nghiên cứu, tạo ra con giống mới thích hợp với điều kiện nuôi của từng vùng. Quản lý dịch bệnh, hỗ trợ thuốc cho người dân NTTS. - Phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ với người dân và doanh nghiệp. 6.2.2. Đối với người dân - Liên kết với các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong vấn đề bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm nhằm hạn chế vấn đề bị ép giá sản phẩm và sản phẩm làm ra không biết bán cho ai. - Tham gia tập huấn kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm với nhau, hạ giá thành sản phẩm, thâm canh hóa trong NTTS nhằm đạt được năng suất cao. - Đảm bảo vệ sinh nuôi trồng, vệ sinh ao nuôi cẩn thận, hạn chế sử dụng kháng sinh, hóa chất trong NTTS. - Nắm bắt kịp thời tình hình thực tế về thị trường, giá cả, dịch bệnh để có thể đối phó kịp thời khi có thay đổi. 6.2.3. Đối với công ty - Nghiên cứu tăng cường và chế biến thêm các sản phẩm cá fillet đông lạnh để xuất khẩu sang các nước, dần dần biến cá thành mặt hàng chủ lực của công ty. - Tiến hành liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi để thu hút nguồn nguyên liệu và xác định giá cả xuất khẩu, chủ động nguồn hàng phục vụ cho xuất khẩu. Có kế hoạch giảm chi phí thu mua và nâng cao chất lượng sản phẩm. 68 - Đầu tư chế biến các sản phẩm tinh chế cao cấp để cạnh tranh với các công ty khác. Do mức sống của người tiêu dùng ngày càng tăng, nhịp sống ngày càng tất bật không có thời gian ăn uống nên người tiêu dùng thích những sản phẩm tinh chế vừa ngon vừa tiện lợi mà lại đảm bảo vệ sinh. - Bán hàng ký gửi cho những thị trường lớn nhằm tìm kiếm thị trường mới. - Tuyển mộ và đào tạo thêm nhân viên thu mua, marketing, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu mở rộng thị trường tiêu thụ và quy mô sản xuất. Ban nguyên liệu và Phòng tiếp thị & bán hàng kịp thời báo cáo cho Ban Giám Đốc những thông tin về sản lượng, giá cả, thị trường, cơ hội kinh doanh có được để Ban Giám Đốc kịp thời có những quyết định đúng đắn. - Nhanh chóng lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người dân ở trong vùng, điều này cũng sẽ giúp cho công ty đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. - Gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn để có đủ khả năng đầu tư cho những kế hoạch phát triển trung và dài hạn. - Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh song song với việc lập kế hoạch tài chính và kế hoạch tổng sản lượng thu mua, chế biến và tiêu thụ. Có thể căn cứ vào số lần lưu chuyển hàng hóa mà lập kế hoạch vốn cho năm sau nhằm thỏa mãn nhu cầu phân bố từng loại vốn sản xuất một cách nhịp nhàng đồng bộ, tránh tình trạng quá thừa hay quá thiếu nguồn vốn khác. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adam Silem (2002). “Bách khoa toàn thư về kinh tế học và khoa học quản lý”. NXB Lao động xã hội, TPHCM. 2. Bách khoa toàn thư (2009). “Giới thiệu con cá tra”, 3. Châu Diễm Trúc (2004). “Biện pháp khai thác nguồn hàng phục vụ xuất khẩu tại công ty Cổ Phần thủy sản Camimex – Minh Hải, Cà Mau”. Luận văn tốt nghiệp K99 ngành Ngoại Thương Trường ĐH Kinh Tế TPHCM. 4. Đinh Sơn Hùng (1993). “Những vấn đề cơ bản của các lý thuyết kinh tế”, Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM. NXB Thống Kê, TPHCM. 5. Lê Xuân Sinh; Huỳnh Văn Hiền; Đỗ Minh Chung & Đặng Thị Phượng Khoa thủy sản, Đại Học Cần Thơ. “Tóm tắt kết quả NTTS năm 2007 và kế hoạch năm 2008”, 6. Ngô Thị Hồng Ninh (2008). “Vai trò của thị trường nguyên liệu cho công nghiệp chế biến chè”, 7. Nguyễn Phạm Thanh Nam; Trương Chí Tiến (2007). “Quản trị học”, Nhà Xuất Bản Thống Kê, TPHCM. 8. Nhật Chánh (2009). “Gỡ khó cho ngành nuôi trồng – chế biến – xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL”, 9. Nhật Hồ (2009). “Bài toán vùng nguyên liệu chưa có đáp số”, 10. “Số liệu thống kê nông – lâm – thủy sản”, 11. Vân Anh (2008). “Liên kết ngành hàng cá tra ở ĐBSCL” , 12. Vĩnh Kim (2008). “Cá tra nguyên liệu sẽ khan hiếm và tăng giá”, PHỤ LỤC Bảng 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN RÚT GỌN CỦA CÔNG TY NĂM 2006 Đơn vị tính: Triệu đồng TÀI SẢN MÃSỐ SỐ CUỐI NĂM (2006) SỐ ĐẦU NĂM (2005) A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 496.915 593.455 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 110 3.964 20.431 II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạng 120 - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 93.497 215.654 IV. Hàng tồn kho 140 310.270 347.175 V. Tài sản ngắn hạng khác 150 9.183 10.195 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 95.668 102.439 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - - II. Tài sản cố định 220 95.668 102.139 III. Bất động sản đầu tư 240 - - IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 - - V. Tài sản dài hạn khác 260 - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 512.583 695.894 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 300 387.176 556.367 I.Nợ ngắn hạn 310 381.365 539.533 II. Nợ dài hạn 330 5.811 16.834 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 125.408 139.527 I. Vốn chủ sở hữu 410 121.375 139.522 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 430 4.032 4.385 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 512.583 695.894 (Nguồn: báo cáo tài chính Cafatex năm 2006) Bảng 2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN RÚT GỌN CỦA CÔNG TY NĂM 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng TÀI SẢN MÃSỐ SỐ CUỐI NĂM (2007) SỐ ĐẦU NĂM (2006) A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 286.156 496.915 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1.048 3.964 II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạng 120 - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 54.155 93.497 IV. Hàng tồn kho 140 212.107 310.270 V. Tài sản ngắn hạng khác 150 18.845 9.183 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 107.015 95.668 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - - II. Tài sản cố định 220 93.868 95.668 III. Bất động sản đầu tư 240 - - IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 - - V. Tài sản dài hạn khác 260 13.146 - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 393.172 512.583 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 300 283.083 387.176 I.Nợ ngắn hạn 310 278.240 381.365 II. Nợ dài hạn 330 4.843 5.811 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 110.088 125.408 I. Vốn chủ sở hữu 410 108.637 121.375 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 430 1.451 4.032 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 393.172 512.583 (Nguồn: báo cáo tài chính Cafatex năm 2007) Bảng 3: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN RÚT GỌN CỦA CÔNG TY 2008 Đơn vị tính: triệu đồng TÀI SẢN MÃSỐ SỐ CUỐI NĂM (2008) SỐ ĐẦU NĂM (2007) A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 496.844 286.156 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 110 5.290 1.048 II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạng 120 - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 86.396 54.155 IV. Hàng tồn kho 140 391.459 212.107 V. Tài sản ngắn hạng khác 150 13.697 18.845 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 113.229 107.015 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - - II. Tài sản cố định 220 96.434 93.868 III. Bất động sản đầu tư 240 - - IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 - - V. Tài sản dài hạn khác 260 16.795 13.146 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 610.074 393.172 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 300 500.747 283.083 I.Nợ ngắn hạn 310 487.856 278.240 II. Nợ dài hạn 330 12.891 4.843 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 109.326 110.088 I. Vốn chủ sở hữu 410 109.306 108.637 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 430 20 1.451 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 610.074 393.172 (Nguồn: báo cáo tài chính Cafatex năm 2008) Bảng 4: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG 2006 – 2008 CHÊNH LỆCH 2007/2006 CHÊNH LỆCH 2008/2006CHỈ TIÊU NĂM2006 NĂM 2007 NĂM 2008 Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Kế hoạch 2,478 2480 2,357 2 0,08 -121 -4.9 Thực hiện 2,368 2,555 2,153 187 7.9 -215 -9.1 (Nguồn: Phòng Tổng Vụ) Bảng 5: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CFATEX NĂM 2008 Đơn vị tính: Người TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNGCƠ CẤU LAO ĐỘNG SỐ LAO ĐỘNG Đại học Trung cấp LĐPT Lao động trực tiếp 1.920 - 27 1.893 Lao động gián tiếp 233 143 68 22 Tổng số lao động 2.153 143 95 1.915 % 100,00 6,64 4,41 88,95 (Nguồn: Phòng Tổng Vụ) Bảng 6: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THEO TỪNG NƯỚC TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008 Đơn vị tính: Kg, Nghìn USD (FOB) NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008NƯỚC Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị A. Xuất trực tiếp 7.818.288 62.823 8.955.295 51.533 7.463.084 43.312 Đài Loan - - - - 300 2 Đan Mạch 143.928 405 111.615 273 493.809 1.503 Đức 225.403 1.051 395.602 1.885 132.957 1.260 A Rập TN 42.165 176 Anh 14.044 112 50.028 382 39.586 396 Bồ Đào Nha 21.504 142 18.000 49 32.723 264 Ba Lan - - 88.428 282 70.400 185 Bỉ - - - - 96.800 291 Cộng Hòa Séc - - - - 35.200 104 Colombia - - - - 253.818 789 Cyprus - - - - 73.516 401 Greece - - - - 56.117 146 Hà Lan 1.021.673 4.556 161.250 533 2.460.190 8.745 Hàn Quốc 6.110 39 3.839.971 14.175 331.625 2.931 Hồng Kông 64.481 225 21.605 280.173 67.688 438 Jordan - - - - 20.700 60 Kuwait - - - - 7.175 26 Li Băng 12.046 120 90.160 869 303.913 1.710 Mauritius - - - - 40.409 157 Mỹ 3.019.651 25.977 284.034 2.285 221.533 3.353 Nga - - - - 363.667 1.375 NƯỚC NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị Úc 23.484 53 128.486 813 72.324 759 Pháp 16.504 128 15.000 50 65.922 327 Qatar - - - - 38.104 136 Singapore 89742 269 267.465 950 125.550 594 Tây Ban Nha 135.463 407 487.362 1.561 407.016 1.478 Thái Lan 89.277 421 70.474 632 81.853 622 Thụy Điển 326.275 1.390 338.073 1.217 34.849 132 Thụy Sỹ 420.460 2.762 663.191 4.165 552.624 3.672 Ukraine - - - - 17.600 36 Ý - - 17.000 50 - - B. Xuất ủy thác 1.048 5 - - - - TỔNG 7.819.336 62.828 8.955.295 51.533 7.463.084 43.321 (Nguồn: Báo cáo xuất khẩu năm 2006, 2007, 2008) Bảng 7: NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008 Đơn vị tính: VNĐ STT CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 1 Thuế GTGT 2.421.585.820 201.940.690 111.303.432 2 Thuế NK 486.547.059 730.841.678 6.105.086 3 Thuế TNDN 0 100.000.000 100.000.000 4 Thuế môn bài 4.000.000 4.500.000 4.000.000 5 Tiền thuê đất 7.720.350 7.758.750 278.335.063 6 Các loại thuế khác 272.950.046 133.816.582 112.349.832 TỔNG 3.192,803.275 1.178.857.700 612.093.413 (Nguồn: Báo cáo thu mua – sản xuất – tiêu thụ năm 2006, 2007, 2008)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề Tài- Phân tích tình hình thu mua thủy sản nguyên liệu của công ty CP thủy sản Cafatex – Hậu Giang.pdf
Luận văn liên quan