EU là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới. Trong đó tôm là sản
phẩm chiếm tỷ trọng giá trị cao nhất trong tổng giá trị các mặt hàng thuỷ sản
nhập khẩu. Đặc biệt sản phẩm tôm rất được thị trường EU ưa chuộng, giá trị
nhập khẩu sản phẩm này của Eu có tốc độ tăng trưởng rất cao trong nững năm
gần đây. EU được xem là thị trường nhập khẩu tìm năng tôm và là thị trường chủ
lực về xuất khẩu sản phẩm này của công ty.
91 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3733 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à vấn đề về
chất luợng và vệ sinh an toàn thực phẩm là trở ngại đối với công ty khi số luợng
tôm nguyên liệu nhiễm kháng sinh, hoá chất rất cao. Do đó đòi hỏi công ty phải
kiểm tra giám sát chặt chẽ trong quá trình thu mua nguyên liệu, tuyệt đối không
để xãy ra bất cứ sai sót nào. Nếu ta không cẩn thận phạm sai lầm sẽ ảnh hưởng
đến uy tín, chất lượng, nhãn hiệu của công ty.
2.4. Các quy định về đóng gói bao bì, kí mã hiệu và dán nhãn đối với sản
phẩm thuỷ sản xuất khẩu sang EU:
Bao bì được xem như 1 yếu tố cần thiết để khẳng định chất lượng của sản
phẩm vì nó đại diện cho sản phẩm, vừa bảo vệ cho sản phẩm chống lại các tổn
hại về cơ học. Nó là yếu tố quan trọng đối với các sản phẩm được bán lẻ tại các
siêu thị hoặc tại các điểm bán lẻ khác.
Bên cạnh đó vấn đề vận chuyển, vấn đề về môi trường cũng có vai trò
đáng kể trong việc đóng gói. Theo xây dựng luật về môi trường việc tái sử dụng
và tái sinh các chất liệu bao bì và những yêu cầu cụ thể về đặt tính của môi
trường phải hoàn toàn liên quan đến chất liệu bao bì. Bao bì nhựa đóng bên trong
thùng carton phải đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Đối với
các sản phẩm thuỷ sản đóng hộp, thì các yêu cầu về kim loạivà thuỷ ngân phải
được đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định . Về vấn đè này Uỷ Ban Châu
Âu đã có ban hành 1 danh sách các loại bao bì nhựa được sử dụng không gây hại.
Công ty muốn mở rộng thêm thị trường các nước thành viên của EU cũng
cần biêt đến các quy định của EU về chất thải bao bì, để theo đó công ty có
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương67
những biện pháp thực hiện mới để duy trì cũng như mở rộng mối quan hệ làm ăn
lâu dài với EU. Quy định của EU đòi hỏi chất liệu bao bì đóng gói giới hạn trong
1 số chất liệu cho phép và có thể được tái sinh và tái sử dụng. Nếu công ty xuất
khẩu không thực hiện đúng quy định như vậy thì nhà nhập khẩu EU sẽ mất thêm
chi phí đóng gói lại, kết quả là nhà nhập khẩu không muốn tiếp tục mua hàng của
công ty đó nữa. Vì chính sách môi trường của EU luôn thay đổi với tốc độ rất
nhanh nên công ty được khuyến cáo là yêu cầu nhà nhập khẩu kịp thời cung cấp
đầy đủ các quy định về các luật lệ có liên quan đến vấn đề đóng gói sản phẩm
thuỷ sản để có cơ sở thực hiện việc đóng gói hàng hoá cho đúng.
Yêu cầu về đóng gói bao bì các loại thuỷ sản:
+ Trọng lưọng của sản phẩm.
+ Kích cở của sản phẩm.
+ Số sản phẩm được đóng gói trong 1 thùng carton.
+ Vấn đề sức khoẻ.
+ Mùi của sản phẩm.
+ Khả năng có thể sắp xếp sản phẩm.
+ Thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
+ Vấn đề môi trường.
Tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc đóng gói:
Có 1 kỹ thuật đóng gói sản phẩm thuỷ sản tươi sống đang nhanh chóng
được phổ biến chủ yếu ở các nước Hà Lan, Bỉ và Đức là kỹ thuật “đóng gói theo
phương pháp thay đổi bầu khí quyển” (Modifide Atmosphere Packaging - Map).
Đây là 1 kỹ thuật mới nhằm xử lý môi trường xung quanh sản phẩm bằng 1 loại
khí hoặc hỗn hợp khí để kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm. Khi kỹ thuật MAP
được áp dụng 1 cách tối ưu, nó sẽ đảm bảo thời hạn lưu trữ hàng hoá kéo dài
trong 7 ngày, nhiều hơn thời hạn bảo quản kỹ thuật trước đây là 2 ngày.
Cách đóng gói sản phẩm thuỷ sản:
Có 3 cách đóng gói sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu vào EU:
+ Đóng gói sản phẩm thuỷ sản để cung cấp cho người tiêu dùng: có khối
lượng tịnh từ 174 gr – 213 gr và 400 – 420 gr.
+ Đóng gói để bán sĩ: việc đóng gói tôm đông lạnh tuỳ thuộc vào nhiều
loại sản phẩm như sản phẩm chưa chế biến đông lạnh, fillet hoặc sản phẩm có giá
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương68
trị tăng thêm. Tuy nhiên nguyên tắc cơ bản của việc đóng gói là gồm 1 thùng
carton bên trong có chứa bao nhựa bọc khối sản phẩm đông lạnh, bọc những lát
tôm xếp lên nhau hoặc bọc những sản phẩm khác. Các sản phẩm tôm đóng hộp
cần được thiết kế sao cho chúng được sắp xếp và vận chuyển trên những pallet,
tránh bị hư hại. Mỗi thùng có khối lượng tịnh 2 kg.
+ Đóng gói sản phẩm thuỷ sản sử dụng trong công nghiệp chế biến: đóng
gói tôm fillet trên khay 1 kg.
3. Đối thủ cạnh tranh:
Sản phẩm tôm là sản phẩm mới của thị trường EU và thế giới. Tôm Việt
Nam trở nên nổi tiếng sau vụ kiện của hiệp hội tôm đông tại Mỹ, nhiều nước trên
thế giới được biết đến sản phẩm này ngày càng nhiều hơn. Đây là điều kiện thuận
lợi để các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu nói chung và công ty nói riêng
mở rộng thêm nhiều thị trường mới nhất xâm nhập vào các thành viên còn lại của
EU. Nhưng nó cũng là mối nguy ngại đối với các doanh nghiệp của Việt Nam nói
chung và công ty nói riêng khi có nhiều nước có điều kiện địa hình, khí hậu như
Việt Nam quan tâm đến loài tôm này xuất khẩu. Những nước như: Thái Lan,
Campuchia, Lào, Trung Quốc có cùng hệ thống sông Mê Kông với Việt Nam
cũng sẽ có điều kiện thuận lợi như ĐBSCL để phát triển mô hình nuôi tôm này.
Hiện nay 1 số nước có điều kiện và khả năng nuôi tôm cũng đã bắt đầu có kế
hoạch trong việc nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu. Mặc dù bây giờ các nước này
chưa phải là đối thủ cạnh tranh thực thụ nhưng họ sẽ là đối thủ tiềm năng trong
việc xuất khẩu tôm trong tương lai. Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt
Nam nói chung và công ty nói riêng sẽ mất dần thị phần nếu không có kế hoạch
cũng như chiến lược hợp lý khi các nước này tham gia vào hoạt động xuất khẩu
tôm.
Đối với Thái Lan và Trung Quốc, 2 nước này từ lâu đã là đối thủ lớn của
Việt Nam trong việc xuất khẩu thuỷ sản. Hiện nay Trung Quốc đứng đầu thế giới
về sản lượng xuất fillet tôm nheo và tôm da trơn vào thị trường Mỹ trong khi
Thái Lan đã đưa nghề tômvà các loại pangasius khác vào chương trình phát triển
cấp quốc gia. Do đó trong tương lai 2 nước này sẽ là đối thủ cạnh tranh chủ yếu
của Việt Nam và của công ty nói riêng trong hoạt động xuất khẩu tôm. Họ lại có
được 1 bề dày kinh nghiệm xuất khẩu thuỷ sản và sản phẩm của họ đã khẳng
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương69
định được trên thị trường quốc tế với sản phẩm chất lượng cao, công nghệ chế
biến hiện đại. Nguy cơ tôm của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất dần thị phần
nếu không nhanh chóng đổi mới quản lý, cải thiện chất lượng ở công đoạn sản
xuất.
Lợi thế của công ty và các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong việc
xuất khẩu tôm vào thị trương EU là chế độ thuế quan phổ cập GSP. Thuế suất
đánh vào mặt hàng tôm xuất khẩu Việt Nam với mức thấp, chỉ từ 0,7 – 6%, trong
khi đó Thái Lan phải chịu mức thuế cao hơn gấp khoảng 3,5 lần. Ngoài ra công
ty và các doanh nghiệp Việt Nam còn rút ra được nhiều kinh nghiệm khi trãi qua
nhiều khó khăn lớn trong hoạt đọng xuất khẩu sản phẩm này (vụ kiện tôm của
Mỹ, 1 số lô hàng xuất khẩu qua EU bị trả lại do nhiễm hoá chất cấm sử dụng).
Hiện tại vẫn chưa có nước nào là đối thủ lớn trong việc cạnh tranh xuất khẩu
tômddoois với Việt Nam, đây là điều kiện thuận lợi để tôm Việt Nam phát triển
trên thị trường thế giới đặc biệt là thị trường EU.
Về đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty trong thời điểm này không phải
là các doanh nghiệp ngoài nước mà là các doanh nghiệp của Việt Nam ở ĐBSCL.
Thời gian qua xuất khẩu tôm đã đem lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp
chế biến thuỷ sản xuất khẩu ở ĐBSCL. Trước tình hình đó các nhà máy, xí
nghiệp chế biến tôm xuất khẩu mới mộc lên ngày càng nhiều. Nhiều doanh
nghiệp đã làm ăn thuận lợi, nên đã tiếp tục đầu tư trang thiết bị, cải tiến công
nghệ và mở rộng quy mô sản xuất. Số doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu
vào EU ngày càng tăng thêm. Do đó việc chế biến xuất khẩu tôm đã đòi hỏi sự
cạnh tranh cao với các doanh nghiệp trong nước.
Năm 2008, có nhiều công ty đã đi vào đầu tư, mở rộng sản xuất, cải tiến
công nghệ để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu như: Công ty
TNHH Tuấn Anh đã nâng công suất hoạt động lên 10%, Công ty TNHH Nam
Việt vừa đầu tư 10 triệu USD xây dựng thêm một nhà máy chế biến công suất
trên 400 tấn tôm/ ngày, công ty Agifishco đã đầu tư 62 tỷ đồng để đổi mới trang
thiết bị mới.
Ngoài đầu tư vào quy trình sản xuất, các doanh nghiệp còn thường xuyên
tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm đặc biệt là các sản
phẩm đồ hộp tôm. Việc đa dạng hoá sản phẩm không chỉ diễn ra ở khâu chế biến
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương70
mà còn bắt đầu từ khi đầu tư nuôi tôm nguyên liệu. Năm 2007 công ty Cổ Phần
Xuất Nhập Khẩu Afaco An Giang và Công ty Binca Seafoods GMBH của Đức
triển khai dự án nuôi thử nghiệm tôm sinh thái đầu tiên trong cả nước, với sản
lượng tôm thương phẩm khi thu hoạch đạt khoảng 80 tấn. Trung tâm nghiên cứu
Sản xuất giống thuỷ sản An Giang cung cấp con giống chất luợng cao, công ty
Afaco luôn đảm bảo chất lượng chế biến, Công ty Binca Seafoods cung cấp toàn
bộ nguồn thức ăn cho tôm và bao tiêu toàn bộ sản luợng tôm thương phẩm. Có
nhiều doanh nhân từ Thụy Sĩ, Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã đến khảo sát và
đặc quan hệ mua tôm với các doanh nghiệp chế biến ở ĐBSCL, mở ra triển vọng
mới cho ngư dân trong sản xuất và tiêu thụ tôm nguyên liệu và đây cũng là thuận
lợi cho công ty trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Số xí nghiệp, nhà xưởng chế biến tôm đang tạo ra nhiều chủng loại khác
nhau nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Trong khi nhà nước chưa có điều luật chóng bán
phá giá xuất khẩu, các doanh nghiệp chưa có sự hợp tác với nhau để cùng có lợi.
Điều đó đã dẫn đến việc cạnh tranh xuất khẩu sẽ trở nên khó khăn hơn. Thực tế,
tại những hội chợ thuỷ sản diễn ra ở Brussels (Bỉ) đều có doanh nghiệp Việt Nam
chào bán theo kiểu hạ giá. Mới đây nhất, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản
Việt Nam (Vasep) đã yêu cầu các doanh nghiệp chỉ ký kết hợp đồng xuất khẩu
tôm philê đông lạnh với đối tác nước ngoài với giá không thấp hơn 2,9 USD/kg
FOB. Tuy nhiên một doanh nghiệp lớn đã “đấm vào lưng” các doanh nghiệp nhỏ
khi ký hợp đồng xuất khẩu với giá 2,6 USD/kg FOB. Nếu việc phá giá này cứ
tiếp rục diễn ra thì nó không những ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh
nghiệp khác mà còn làm giảm uy tín và chất luợng tôm của Việt Nam.
Giá trị xuất khẩu tôm của công vào thị trường EU vẫn còn rất thấp so với
các doanh nghiệp lớn khác của cả nước, chỉ khoảng gần 4,5 triệu USD. Có một
vài công ty công ty có giá trị xuất khẩu tôm rất lớn vào thị trường EU ở năm
2008 như Công ty Nam Việt, Công ty Agifishco.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương71
Biểu đồ 9 : Tỷ trọng giá trị xuất khẩu tôm của công ty Cafatex so với các
doanh nghiệp khác của Việt Nam vào thị trường EU năm 2008
(Nguồn: công ty Cafatex và VietNamnet)
Qua bảng phân tích ta thấy tỷ trọng xuất khẩu tôm của công ty trong tổng
kim ngạch xuất khẩu tôm vào thị trường EU rất thấp so với các doanh nghiệp
khác của Việt Nam. Thị phần hiện tại sản phẩm này ở thị trường EU của công ty
chỉ khoảng gần 5% nhỏ hơn các doanh nghiệp khác rất nhiều. Vì công ty chiếm
thị phần nhỏ trong khi các doanh nghiệp khác lại chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều
nên hoạt động xuất khẩu tôm của công ty ở thị trường EU sẽ chịu ảnh hưởng
phần nào từ các chính sách, kế hoạch và hoạt động xuất khẩu của các doanh
nghiệp đó.
Hiện nay công ty cổ phần thuỷ sản Cafatex đã đầu tư mở rộng thêm nhà
máy sản xuất chế biến mới, nâng công suất chế biến tôm của công ty hiện nay
gần 20000 tấn thành phẩm/ năm. Công ty cũng đã được SGS (tập đoàn chứng
nhận tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu của Thụy Sĩ) cấp giấy chứng nhận ISO 9002,
SQF 2000 và HACCP, là 1 trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam
đạt tiêu chuẩn về chất luợng và vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất khẩu hàng hoá
vào thị trường EU. Nhưng số sản phẩm tôm, của công ty xuất khẩu vào thị
trường này vẫn chưa nhiều, điều này tạo sự bất lợi để công ty cạnh tranh với các
doanh nghiệp khác trong lộ trình phát triển xuất khẩu mặt hàng này vào EU.
4. Nguyên liệu:
Tôm là loại tôm nước ngọt được nuôi dễ dàng trong điều kiện sông nước
như ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là điều kiện thuận lợi để đáp ứng đủ nhu
cầu về nguyên liệu của công ty và các doanh nghiệp chế biến khác của Việt Nam.
Trong những năm gần đây tốc độ nuôi tôm ngày càng tăng cao, từ năm 2006 -
Đ V T : %
5
42
25
28
Cafatex
N am V iet
A gif ishco
Cac doanh
nghiep khac
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương72
2008 tốc độ tăng bình quân từ 30-40%/ năm, do thị trường tôm có nhiều thuận
lợi. Năm 2006 có 210 bè nuôi có dung tích tổng cộng 31.500 m3. Theo qui hoạch
tỉnh Cần Thơ đến năm 2010 được phê duyệt đã xác định mục tiêu tận dụng các
loại hình mặt nước để phát triển thuỷ sản nhằm tăng thu nhập, đẩy mạnh phát
triển nuôi thuỷ sản ở vùng I (các huyện ven sông Hậu) sản xuất hàng hoá xuất
khẩu với số lượng lớn. Trong đó 2 huyện đầu nguồn Thốt Nốt, Ô Môn phát triển
nuôi theo hướng thâm canh năng suất cao. Cụ thể cuối năm 2010 diện tích nuôi là
45000 ha, 500 bè sản lượng bình quân tăng 13%/năm. Theo nguồn tin của Bộ
Thuỷ Sản năm 2007 các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã ngốn hết gần 300000
tấn tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và năm 2008 là 500000 tấn. Hướng phát
triển đến năm 2010 là sản lượng tôm cung cấp cho các doanh nghiệp khoảng 1
triệu tấn. Trước mắt nguồn nguyên liệu cung cấp cho dự án của công ty tập trung
chủ yếu từ các nguồn: các ao nuôi của xí nghiệp, thu mua ở các tỉnh .
Bảng 22: Tôm ngyên liệu của công ty CPTS Cafatex 2006-2008
ĐVT: tấn
Năm 2006 2007 2008
Nguyên liệu thu mua 2.244,35 4.349,22 4.338,19
Thành phẩm chế biến 2.380,30 5.325,02 5.002,61
(Nguồn: bảng báo cáo xuất khẩu của công ty Cafatex)
Qua bảng số liệu ta thấy số luợng tôm thu mua của công ty năm 2007 có
sụ tăng trưởng đột biến đây cũng là điều đương nhiên bởi năm 2007 được xem là
mốc tăng trưởng kỷ lục của công ty về kim ngạch xuất khẩu tôm đặc biệt là xuất
khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên năm 2008 sản luợng thu mua tôm nguyên
liệu của công ty có giảm đi nhưng không đáng kể.
Năm 2008 do ảnh huởng lớn từ việc giá tôm xuống thấp cùng vói việc tôm
bị nhiễm kháng sinh nên nhiều hộ nuôi đã bị lỗ vốn làm cho nguồn nguyên liệu
thu mua cũng như chế biến của công ty sụt giảm so với năm 2007 Tuy nhiên tổng
kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn tăng trưởng ở mức cao, nguyê nhân là do
công ty đã mở rộng được thêm nhiều thị trương xuất khẩu đặc biệt là đã xâm
nhập được vào thị trường tìm năng EU. Cùng với sự mở rộng về thị trường, công
ty đã đầu tư gần 37 tỷ đồng xây dựng xí nghiệp chế biến mới có tên là xí nghiệp
thuỷ sản Tây Đô nằm ở huyện Châu Thành, chuyên chế biến tôm đông lạnh xuất
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương73
khẩu với công suất chế biến 1500 tấn thành phẩm trên năm. Nếu nhà máy hoạt
động với công suất tối đa thì năm 2006 công ty sẽ cần thêm 45000 tấn tôm
nguyên liệu chiếm trên 9% sản lượng tôm ước tính của Đồng Bằng Sông Cửu
Long.
Sự phát triển của ngành thuỷ sản nói chung và tôm nói riêng trong những
năm qua đã kéo theo sự phát triển nhiều xí nghiệp chế biến đông lạnh xuất khẩu.
Việt Nam ngày càng có nhiều nhà máy chế biến tôm xuất khẩu đang được mở
rông và xây dựng, điều đó sẽ làm nguồn tôm nguyên liệu có nguy cơ bị thiếu hụt.
Năm 2008 tôm nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có khoảng 500000 tấn,
khoảng 40% số lượng này có thể đáp ứng yêu cầu về chất lượng để bán sang
Châu Âu. Điều này cho thấy số lượng tôm nuôi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang
Châu Âu không cao. Số lượng cà nhiễm các chất kháng sinh, hoá chất và dịch
bệnh vẫn còn nhiều. Trong khi đó các nhà nhập khẩu thường đòi hỏi sản phẩm
GMP (thực hành sản xuất tốt), HACCP (hệ thống phân tích mối nguy tại điểm
kiểm soát giới hạn) hoặc SSOP (tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm). Những tiêu
chuẩn này không áp dụng cho khâu chế biến mà xuyên suốt trong quá trình sản
xuất từ nguyên liệu đến bảo quản thành phẩm cho nên không thể coi nhẹ vấn đề
chất lượng ngay từ công đoạn khai thác nguyên liệu. Song các nước nhập khẩu
đặc biệt là EU liên tục cập nhật thiết bị và phân tích hiện đại để hạ thấp giới hạn
phát hiện các chỉ tiêu dư lượng trong kiểm soát hàng thuỷ sản nhập khẩu. Nhưng
thực tế đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn còn
nuôi manh mún, mỗi vùng nuôi bao gồm nhiều chủ nuôi/ao nuôi, dẫn đến không
đồng nhất trong việc sử dụng thức ăn, thuốc thú y và phương phấp nuôi thả,
chăm sóc. Có nhiều hộ không nắm bắt được cách thức, phương pháp sử dụng
kháng sinh hoá chất ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính.
Hiện nay chất ảnh hưởng nhiều nhất đến việc xuất khẩu sang thị trường Châu Âu
là chất Green Machite, đang là nổi lo đối với nghề nuôi tôm ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Ngoài ra tôm còn nhiễm các chất mà EU cấm nhập khẩu như:
Chloramphenicol, Fulzolidone và Leucomlachite Green. Những năm gần đây Bộ
Thuỷ Sản cùng với các doanh nghiệp chế biến đã có những biện pháp tuyên
truyền, hướng dẫn phương pháp kỹ thuật nuôi và sử dụng chất thay thế cho người
nuôi để không ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sau khi chế biến cũng đã làm giảm
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương74
phần nào số tôm không đạt tiêu chuẩn. Nhưng có một vài doanh nghiệp Việt
Nam đã không kiểm tra kỹ trong vấn đề thu mua nguyên liệu, cụ thể là năm 2008
số lô hàng xuất khẩu sang EU bị phát hiện kháng sinh có hại vẫn còn cao. Tình
trạng trên không chỉ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng
nghiêm trọng đến uy tín và chất lượng tôm Việt Nam trên thịu trường thế giới.
Ngoài ra vấn đề làm ảnh hưởng đến thị trường nguyên liệu không ổn định
là do giá tôm nguyên liệu trong thời gian qua luôn có sự biến đổi. Những năm
đầu khi sản phẩm mới xuất khẩu giá cả luôn ở mức cao. Nhưng đến năm 2006
giá tôm nguyên liệu sụt xuống thảm hại có lúc chỉ còn 6500đ/kg.. Giá nguyên
liệu giảm xuống thấp, đó là một điều kiện thuận lợi đối với các doanh nghiệp vì
sản phẩm chế biến sẽ có giá thành thấp hơn. Nhưng một điều quan trọng hơn đó
là thị trường đầu ra. Chính thị trường xuất khẩu đã tác động đến giá cả của thị
trường nguyên liệu. Ngay sau vụn kiện tôm của hiệp hội tôm da trơn của Mỹ các
doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu đã gặp nhiều khó khăn. Có những lô hàng
chế biến không xuất khẩu được, phải nằm chờ đợi và tìm kiếm thị trường mới.
Trong thời gian đó người gặp khó khăn nhiều nhất là người nuôi. Tôm không tiêu
thụ giá thấp đã dẫn đến tình trạng có những hộ nuôi đã phá sản. Giá cả lên xuống
thất thường đã tác động không tốt đến tâm lý người nuôi, từ đó cũng sẽ ảnh
hưởng đến số lượng tôm nuôi ( người dân sẽ không đầu tư nuôi nếu cảm thấy
không có lãi 1 khi giá sụt giảm mạnh). Số lượng tôm nuôi không ổn định cũng là
1 trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thu mua nguyên liệu của công ty.
Đầu năm 2007 giá tôm bắt đầu phục hồi do các doanh nghiệp Việt Nam đã
mở rộng thị trường sang nhiều nước Châu Á, Châu Âu và từ khi ảnh hưởng của
dịch cúm gia cầm, các nước bắt đầu chuyển qua dùng tôm nhiều hơn. Số lượng
tôm xuất khẩu nagỳ càng tăng, nhu cầu về nguyên liệu của các nhà máy chế biến
tăng cao đã kéo giá nguyên liệu tăng lên mức kỷ lục, cao hơn trước khi xãy ra vụ
kiện. Năm 2007 gái tôm động trong khoảng 13.000-14.000đ/kg, đặc biệt là tôm
thịt trắng nuôi nuôi ao hầm giá trên 15.000đ/kg. Năm 2008, giá tôm - basa rớt
thảm hại đã khiến cho nhiều ngư dân thua lỗ, có nhiều người vỡ nợ, tuyên bố phá
sản, làm cho diện tích mặt nước và số lượng lồng bè tôm ở hai tỉnh An Giang,
Đồng Tháp giảm đáng kể. Từ khi dịch cúm gia cầm tái phát, tôm, basa thị trường
trong nước tiêu thụ mạnh. Ngoài ra, nhu cầu tôm nguyên liệu ở các nhà máy chế
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương75
biến cũng tăng cao, số lượng tôm hiện có không đủ cung cấp cho các nhà máy
chế biến đã đẩy giá tôm - basa trên thị trường ĐBSCL tăng vọt, nhiều hộ ngư dân
ở ĐBSCL đã bắt đầu thả nuôi lại. Từ đầu năm 2006 đến nay, giá tôm - basa
nguyên liệu ở khu vực ĐBSCL tăng mạnh đã kích thích những hộ nuôi tôm -
basa thua lỗ nghỉ nuôi trước đây thả nuôi trở lại, làm cho giá tôm giống trên thị
trường biến động và tăng liên tục trong suốt nhiều ngày nay.
Có khoảng 30% ngư dân trên địa bàn tỉnh An Giang thả nuôi tôm trở lại, làm cho
thị trường tôm giống sau một thời gian dài nằm yên giờ sôi động hẳn lên. Hiện
nay giá tôm giống loại 1,5 cm - 1,7 cm giá 300 đồng/con; loại 2 cm giá 500
đồng/con; loại 2,5 cm giá 1.050 đồng/con; tôm loại từ 1,5cm - 2cm để thả nuôi
ao. Loại tôm thả nuôi bè phải có kích cỡ từ 2cm-2,5cm.
II. NHÂN TỐ CHỦ QUAN
1. Quan hệ thương mại:
Sản phẩm thuỷ sản của công ty đã có mặt hầu hết ở các thị trường nhập
khẩu thuỷ sản lớn của thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, EU, … Đến thời điểm này
nhãn hiệu Cafatex Việt Nam đã có mặt ở 18 nước trên thế giới và trở thành nhu
cầu thường xuyên tại Mỹ, 1 số nước Liên Minh Châu Âu, Nhật Bản, Úc, Canada,
Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapor, … nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản của người
dân ngày cao do đó trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
cũng như tìm kiếm thị trường mới nhằm giảm bớt rủi ro. Trong số 18 quốc gia
nhập khẩu thuỷ sản của công ty thì có 14 quốc gia nhập khẩu tôm năm 2007 là
11 nước (Châu Âu có 7 nước năm 2007 là 5 nước). Tương lai doanh nghiệp có kế
hoạch mở rộng thị trường đặc biệt là xâm nhập vào thị trường tiềm năng là các
thành viên còn lại trong khối EU, các nước tiềm năng thuỷ sản lớn và duy trì phát
triển các thị trường hiện có. Để đạt được mối quan hệ làm ăn lâu với các nước
thành viên viên mới của khối EU công ty cần chú ý:
+ Tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường mục tiêu bằng việc tập hợp và
phân tích các thông tin thu thập đượckhi vẫn ở trong nước.
+ Thực hiện việc tiếp xúc ban đầu với các đối tác bằng thư, fax hoặc điện
thoại. Nếu có thể nên thực hiện việc giới thiệu công ty và chất lượng sản phẩm
muốn đưa vào thị trường 1 cách chi tiết bằng tiếng Anh hoặc bằng ngôn ngữ của
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương76
nước nhập khẩu. Đồng thời gửi kèm 1 bảng báo giá sản phẩm theo điều kiện giao
hàng FOB hoặc CIF bằng EUR.
+ Khi lựa chọn được 1 số đối tác có triển vọng nhất sau đó thực hiện việc
tiếp cận thực tế. Qua đó có thể tiếp xúc trực tiếp và thiết lập mối quan hệ làm ăn
lâu dài chính thức với nhà nhập khẩu sau khi đã thực hiện điều tra sơ bộ về họ.
* Những vấn đề trong giao dịch thương mại với các doanh nghiệp nhập
khẩu thuỷ sản của EU:
- Quan hệ thư từ giữa 2 công ty rất quan trọng vì đó là bằng chứng về sự
hiện diện của công ty trong giao dịch thương mại, vì thế cần thực hiện thư từ
càng đúng, càng chính xác và thường xuyên càng tốt cho quan hệ giữa 2 bên.
- Hầu hết các giao dịch mua bán với các nước EU đều được thực hiện trực
tiếp , thoáng mở và minh bạch.
- Vấn đề kinh doanh được ưu tiên hàng đầu.
- Sự chắc chắn đúng giờ, đáng tin cậy và trung thực đều rất quan trọng. Do
đó các doanh nghiệp nhập khẩu thuỷ sản của EU rất cần sự trung thực, thẳng thắn
và giao hàng đúng hẹn, bên cạnh đó thì chất lượng sản phẩm và khả năng sản
xuất cũng rất quan trọng. Trong trường hợp có thể các đối tác EU sẽ giúp đỡ
công ty cải thiện các thiếu sót 1 cách trực tiếp hoặc thông qua 1 bên thứ ba. Như
thế uy tín của công ty có thể được nâng lên và có khả năng đạt được thoả thuận
xuất khẩu dài hạn.
- Phải có sự giao hẹn trước khi giao dịch trực tiếp, trong trườnghợp không
đúng hẹn phải có sự thông báo càng sớm càng tốt.
* Những điều doanh nghiệp cần tránh khi giao dịch mua bán với các doanh
nghiệp trong khối EU:
- Không thường xuyên liên lạc.
- Không kịp thời trả lời những thắc mắc có liên quan đến hàng hoá cho
nhà nhập khẩu.
- Giao hàng trể.
- Chất lượng sản phẩm hoàn toàn không đạt không đạt yêu cầu của nhà
nhập khẩu: giao hàng có chất lượng kém hoặc không đúng với quy định về hàng
xuất khẩu vào EU hoặc không đúng với những gì đã thoả thuận giữa 2 bên là
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương77
điều tối kỵ trong buôn bán với các nước trong EU. Nếu doanh nghiệp vi phạm
điều này sẽ khó có cơ hội thứ 2 để sữa chữa.
- Quá chú trọng đến lợi nhuận kinh doanh mà hy sinh mối quan hệ làm ăn
lâu dài.
- Không chú trọng đến đóng gói bao bì dẫn đến chi phí quá lớn trong vận
chuyển và bảo quản hàng hoá.
- Vi phạm hợp đồng đối với đối tác này để bán cho đối tác khác có lợi
hơn.
2. Chính sách kế hoạch phân phối sản phẩm của công ty:
2.1. Chính sách bán hàng:
- Cung cấp tôm chế biến cao cấp cho các thị trường hiện tại của công ty và
mở rộng thị trường khi cần thiết bằng hình thức xuất khẩu trực tiếp.
- Giảm chi phí phân phối, đưa sản phẩm đến nơi có nhu cầu bằng việc
thành lập 1 hệ thống tiếp thị tại Việt Nam hoặc các đối tác mà công ty dự kiến
bán sản phẩm.
2.2. Kế hoạch bán hàng và phạm vi cung cấp:
Bảng 23: Kế hoạch xuất khẩu tôm của công ty
Năm 2009 Năm 2010
Thị trường Số lượng
(tấn)
Giá trị
(USD)
Số lượng
(tấn)
Giá trị
(USD)
Mỹ
EU
Nhật Bản
Thị trường khác
2.320
3.950
845
1.820
9,900
16,540
3,249
6,136
2.200
5.750
937
1.895
9,650
23,710
3,752
6,341
(Nguồn: Thông tin từ công ty Cafatex)
Kế hoạch xuất khẩu tôm của công ty là tăng dần số lưọng của công ty qua
từng năm. Trong đó gia tăng mạnh xuất khẩu vào thị trượng EU vì nhu cầu về
tôm của thị trường này là rất lớn, có sự tăng trưởng rất mạnh qua 3 năm đầu xuất
khẩu vào thị trường này. Bên cạnh đó ổn định số lượng xuất khẩu tôm vào thị
trường Mỹ do ảnh hưởng của chế độ bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước ở
thị trường này. Các thị trường khác tạm thời chưa có kế hoạch gia tăng đáng kể.
2.3. Giá bán sản phẩm:
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương78
Giá bán tôm đông lạnh cao cấp và truyền thống của công ty cổ phần thuỷ
sản Cafatex bằng hình thức xuất khẩu trực tiếp: giá từ 3,2 USD/kg – 3,5 USD/kg,
giá xuất khẩu vào thị trường EU với mức cao hơn: từ 3,6 USD/kg – 4,1 USD/kg.
Dự án xác định giá bán sản phẩm căn cứ vào:
- Giá thị trường quốc tế.
- Giá có tính cạnh tranh.
Giá bán trên là giá FOB tại càng Thành Phố HCM được tính thấp hơn so
với thực tế để đảm bảo tính an toàn cho dự án, đồng thời kiểm định suất thu lợi
nội tại IRR khi giá thị trường xuống thấp.
2.4. Chiến lược chào hàng quảng cáo của công ty:
Hình thành phòng bán hàng và Marketing
- Ngoài thị phần sẵn có, phòng bán hàng và Marketing tiếp tục điều tra
nhu cầu của thị trương trong và ngoài nuớc, chiêu mại trực tiếp bằng hình ảnh,
sản phẩm, các tài liệu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
- Tạo điều kiện ưu đãi cần thiết đối với khách hàng có uy tín, đây cũng là
cách nhân rộng quảng cáo sản phẩm mà khỏi tốn chi phí.
- Giới thiệu những thông tin về Cafatex Việt Nam với những công nghệ
chế biến thuỷ sản đông lạnh tiên tiến, sản phẩm cao cấp trên trang website của xí
nghiệp.
- Việc chiêu mại quảng cáo cũng phải dành chi phí cần thiết và giảm dần
khi đã có thị phần ổn định.
2.5. Kế hoạch thu thập thông tin:
Luôn nắm chắc thông tin liên quan đến ngành thuỷ sản xuất khẩu và
hướng phát triển chế biến thuỷ sản của thế giới qua phương tiện Internet và
thương mại điện tử qua các trang website về thông tin và các sản phẩm chuyên
dùng cho kỹ nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu.
Nắm các chủ trương, chính sách, luật pháp của nhà nước Việt Nam liên
quan đến chế biến thuỷ sản trong nước và xuất khẩu. Nguồn nguyên liệu cung
cấp thông tin chủ yếu từ:
- Các website cung cấp thông tin thương mại trên mạng Internet.
- Hiệp hội chế biến thuỷ sản Việt Nam (VASEP).
- Các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh trong và ngoài nước.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương79
- Tài liệu kỹ thuât, tạp chí nước ngoài.
- Các tạp chí kinh tế - kỹ thuật trong và ngoài nước
- Các quy định của Chính phủ, Bộ Thuỷ Sản, Ngành quản lý nhà nước có
liên quan.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY:
Qua phân tích tình hình hoạt động của công ty và các nhân tố thị trường
ảnh hưỏng đến hoạt động xuất khẩu tôm có thể rút ra được những ảnh hưởng đối
với hoạt động xuất khẩu tôm của công ty hiện nay như sau:
1. Những thuận lợi và thành tựu đạt được:
- Là một trong những công ty xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất cả nước, tổng
kim ngạch xuất khẩu của công ty chiếm giá trị tương đối lớn và luôn có sự tăng
trưởng tương đối cao qua mỗi năm tuy năm 2008 tổng kim ngạch xuất khẩu c ó
giảm đôi chút do tình trạng thiếu nguyên liệu. Riêng đối với sản phẩm tôm đây là
sản phẩm mà công ty mới bắt đầu hoạt động chế biến xuất khẩu trong những năm
gần đây nhưng nó cũng đã cho thấy được tầm quan trọng và triển vong phát triển
của mặt hàng này. Thực tế qua 3 năm xâm nhập vào thị trường EU mặt hàng này
đã tăng kỷ lục. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm vào thị trường này đạt gần 4,5
triêu USD năm 2008 và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu
tôm của công ty.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật được nâng cấp và mở rộng. Công ty đã xây dựng
xong xí nghiệp chế biến mới và đã đưa vào hoạt động cuối năm 2007. Xí nghiệp
có tên xí nghiệp thuỷ sản Tây Đô có công nghệ chế biến hiện đại, chuyên chế
biến tôm đông lạnh xuất khẩu với công suất 15.000 tấn thành phẩm/năm. Xí
nghiệp này ra đời đã cho thấy được hướng đi đúng của công ty đối với sản phẩm
đầy triển vọng như tôm. Hiện nay trình độ công nghệ kỹ thuật sản xuất của công
ty được xem là 1 trong những qui trình sản xuất tiên tiến và không thua kém các
nước trên thế giới.
- Với chính sách gia tăng mạnh xuất khẩu tôm vào thị trường EU cho thấy
công ty đã xác định được tầm quan trọng của thị trường này. Vì nhu cầu tôm của
thị trường này là rất lớn và điêu đó đã được chứng minh một cách xác thực là
tôm của công ty đã có sự tăng trưởng kỷ lục qua 3 năm xuất khẩu vào thị trường
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương80
này. Bên cạnh đó công ty còn gia tăng xuất khẩu tôm chế biến cao cấp cho thị
trường giàu có như EU. Ngoài ra công ty còn có các chính sách kế hoạch thích
hợp đối với thị trường hiện có và mở rộng thị trường trong tương lai bằng các
hình thức như: chiêu mại, quảng cáo giới thiệu hình ảnh của công ty với công
nghệ sản xuất hiện đại và nhiều sản phẩm cao cấp mới.
- Từ khi hình thành và phát triển, hiện tại công ty đã có tài sản và cơ sở
vật chất kỹ thuật hùng hậu. Đội ngủ quản lý giàu kinh nghiệm và có trình độ từ
khi còn là doanh nghiệp nhà nước cùng với lực lượng công nhân lành nghề được
đào tạo kỹ lưỡng.
- Công ty đã được tập đoàn SGS (tập đoàn chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế
hàng đầu của Thụy Sĩ) cấp giấy chứng nhận ISO 9002, SQF 2000 và HACCP và
là 1 trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về
chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm để xuất khẩu hàng vào EU. Với các điều
kiện trên cho phép công ty ngăn ngừa và xử lý kịp thời những rủi ro cũng như
khó khăn trong việc thâm nhập vào mở rộng thị trường xuất khẩu. Nó có thể duy
trì uy tín sản phẩm làm cho sản phẩm của công ty đáp ứng cao nhất nhu cầu tiêu
dùng ở EU. Ngoài ra các điều kiện trên còn thể hiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho
hoạt động kinh doanh và quan tâm đến nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng
và hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Nhãn hiệu Cafatex Việt Nam đã được khẳng định trên thị trường quốc tế.
Các sản phẩm thuỷ sản của công ty đang là nhu cầu thường xuyên của các thị
trường nhập khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới như: EU, Mỹ, Nhật Bản.
- Công ty rút ra được 1 số kinh nghiệm quý báu trong việc xuất khẩu tôm
khi sản phẩm này của Việt Nam gặp những khó khăn trong thời gian qua.
- Thị hiếu tiêu dùng tôm của người dân EU rất lớn chiếm trên 45% tổng
giá trị nhập khẩu thuỷ sản của thị trường này. Trong đó tôm đóng vai trò là mặt
hàng chủ lực. EU là thị trường đầy tiềm năng đặc biệt là Hà Lan, Tây Ban Nha,
Pháp khá ưa chuộng sản phẩm tôm. Bên cạnh đó sự mở rộng của EU về phía
Đông không chỉ đơn thuần làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mà
còn tạo ra thị trường mới cho hàng thuỷ sản giá thấp, đây cũng được đánh giá là
1 thị trường tiêu thụ tôm nước ngọt tiềm năng mà tôm lại đáp ứng đầy đủ nhu cầu
này.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương81
- Kênh phân phối thuỷ sản của EU không quá phức tạp, thuận lợi cho công
ty trong việc đưa sản phẩm vào thị trường này đồng thời mở rộng thêm thị
trường của các thành viên còn lại trong khối.
- Hưởng mức thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP) tương đối thấp tạo lợi thế
về giá để sản phẩm tôm của công ty có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu
tôm da trơn trên thế giới.
- Hiện nay Việt Nam đã có văn phòng đại diện cho sản phẩm thuỷ sản đây
là điều kiện để các công ty và các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
thuận lợi trong việc giao dịch, cập nhật thông tin, nghiên cứu thị trường và giải
quyết các vấn đề khó khăn khi gặp phải.
- Tôm đã được đăng ký thương hiệu ở thị trường EU. Thương hiệu tôm
được xây dựng với tên khoa học là Pangasius, đồng thời xác lập nhãn hiệu và
chất lượng thương hiệu là: “ Top-Quality Pangasius from Viet Nam ” (tạm dịch
là Pangasius - chất lượng cao nhất từ Việt Nam). Như tên gọi sản phẩm tôm được
mang thương hiệu này phải đảm bảo yêu cầu về màu, mùi, cơ thịt, hàm lượng mở
cũng như các tiêu chuẩn nghiêm ngặt khác của thị trường EU. Thương hiệu tôm
được thành lập sẽ làm tăng uy tín và chất lượng tôm của Việt Nam cũng như của
công ty trên thị trường quốc tế đặc biệt là thị trường khó tính như EU. Hiện nay
người dân EU đã ưa chuộng thịt trắng thơm ngon của sản phẩm này với tên quên
thuộc là Pangasius.
- Được sự quan tâm của nhà nước và các chức năng địa phương đặc biệt là
các nhà nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu (VASEP). VASEP thường
cung cấp các thông tin về thị trường, định hướng cho người nuôi và doanh nghiệp
tronh quá trình sản xuất và chế biến, tổ chức các đoàn tham gia các kỳ hội chợ
quảng bá sản phẩm. Đặc biệt là vào tháng 4/2008 VASEP vừa tổ chức một
chương trình xúc tiến với tên gọi “ Những ngày thuỷ sản Việt Nam” tại Brussels
Bỉ. Đây là 1 chương trình quảng bá thuỷ sản đầu tiên chủ yếu là giới thiệu về tôm
và tôm của Việt Nam ở thị trường Châu Âu nhằm mở rộng thị phần ở thị trường
này.
- Bộ trưởng bộ thuỷ sản Tạ Quang Ngọc đã ký quyết định thành lập Ban
điều hành sản xuất và tiêu thụ tôm Việt Nam. Theo đó Ban điều hành được thành
lập gồm 11 thành viên trong đó có lãnh đạo bộ, VASEP, Hội nghề tôm Việt
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương82
Nam, lãnh đạo các tỉnh ở ĐBSCL có nuôi tôm… Chương trình hành động về chất
lượng và thương hiệu tôm Việt Nam giai đoạn 2008 – 2010. Ban điều hành có
quyền quyết định các biện pháp cụ thể trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm
của Uỷ Ban các tỉnh nhằm đảm bảo sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dúng sẩn
phẩm tôm ở ĐBSCL.
- Với chính sách đồng đôla yếu của Mỹ, sự hấp dẫn của đồng EUR thì thị
trường EU tiếp tục để công ty đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng tôm vào thị trường
tiềm năng này.
- Giá nhân công thấp tạo cho công ty 1 lợi thế rất lớn trong việc cạnh tranh
với các đối thủ nước ngoài.
- Hiện nay chủ yếu chỉ có Việt Nam là nước xuất khẩu mạnh tôm vào EU
còn các đối thủ cạnh tranh nước ngoài hiện thời chưa có hoặc ít phát triển sản
phẩm này.
2. Những hạn chế và khó khăn, bất lợi:
- Mức độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu tôm năm 2008 tăng cao, nhưng so
với tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam xuất khẩu vào EU thì giá
trị của công ty vẫn còn rất thấp. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu nhỏ, công ty sẽ không
thể nắm vai trò chi phối được thị trường mà phải chịu ảnh hưởng từ những công
ty có tỷ trọng xuất khẩu lớn hơn.
- Số sản phẩm tôm chế biến của công ty còn chưa nhiều. Từ đó làm cho
tính cạnh tranh đối với mặt hàng tôm của công ty không cao, sự đáp ứng nhu cầu
về mặt hàng này không lớn. Đây là điều kiện bất lợi để công ty duy trì, gia tăng
thêm thị phần và phát triển sản phẩm này ở thị trường EU.
- Công ty chưa có văn phòng đại diện chính thức ở EU để kịp thời nắm bắt
thông tin, tìm kiếm đối tác mở rông thị trường, quảng bá hình ảnh công ty và kịp
thời giải quyết những vướn mắt khó khăn khi cần thiết.
- Mặc dù công ty được công nhận là 1 trong những doanh nghiệp đạt tiêu
chuẩn được phép xuất khẩu vào thị trường EU nhưng hiện tại công ty vẫn chưa
có thiết bị để kiểm tra chất Green Malachite. Nó là chất mà phần lớn số tôm ở
ĐBSCL bị nhiễm và nó là 1 trong những chất EU cấm nhập khẩu vào thị trường
này.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương83
- Việt Nam chưa có chiến lược thị trường cho tôm và cũng chưa có những
điều luật nào xử lý những doanh nghiệp “xé rào”, hạ giá xuất khẩu làm ảnh
hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp khác vaf làm giảm uy tín,
chất lượng sản phẩm tôm Việt Nam. Điển hình là tại hội chợ Brussels Bỉ có 1
doanh nghiệp lớn phá giá xuất khẩu khi ký hợp đồng xuất khẩu với giá FOB là
2,6 USD/kg.
- Một số nước trong khu vực như Thái Lan, Bangladesh, … đang đầu tư
rất mạnh vào nuôi tôm hầm. Trong tương lai, nếu “quân ta vẫn tiếp tục đánh quân
mình”, thì các hộ nuôi tôm và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm ở các
nước trên sẽ mừng như bắt được vàng bởi vì họ đang phát triển nuôi tôm theo mô
hình công nghiệp chất lượng cao, giá thành rẻ, và họ sẽ rút kinh nghiệm từ Việt
Nam từ đó họ sẽ không đánh lẫn nhau mà đoàn kêt hổ trợ nhau để cạnh tranh với
các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời chiếm lĩnh thị trường tôm thế giới.
- Tôm nguyên liệu nhiễm kháng sinh, hoá chất chiếm tỷ lệ cao khoảng
50% trong tổng lượng tôm nuôi ở ĐBSCL. Công ty phải thường xuyên kiểm tra
giám sát trong quá trình thu mua tôm nguyên liệu.
- Năm 2007 có 1 số lô hàng tôm của Việt Nam bị trả về đã làm ảnh hưởng
đến chất lượng tôm Việt Nam và gây khó khăn cho công ty trong việc mở rộng
thị phần ở Châu Âu.
- Hàng rào kỹ thuật cao, các nhà nhập khẩu EU thường cập nhật các thiết
bị hiện đại để kiểm tra các dư lượng kháng sinh, hoá chất. Qui định, nguyên tắc
đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu vào EU rất khắc khe và nghiêm chỉnh.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương84
IV. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT:
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
SWOT
- Mức tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu tôm cao.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật
tiên tiến, công nghệ hiện
đại.
- Quy mô sản xuất lớn.
- Có nguồn tài chính mạnh,
cán bộ quản lý có kinh
nghiệm.
- Được cấp chứng nhận ISO
9001, SQF 2000, HACCP
về chất lượng và đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu vào EU.
- Chất lượng sản phẩm cao.
- Nhãn hiệu của Cafatex đã
được nhiều nước biết đến và
tin cậy.
- Tỷ trọng xuất khẩu
tôm của công ty so với
cả nước còn rất thấp.
- Chủng loại sản phẩm
của công ty chưa đa
dạng.
- Công ty chưa có văn
phòng đại diện chính
thức ở EU.
- Còn thiếu thiết bị
quan trọng dùng để
kiểm tra chất Green
Malachite là chất EU
cấm nhập khẩu.
- Chưa có chương
trình nghiên cứu thị
trường EU.
Cơ hội (O) O + S O + W
- Tốc độ tăng trưởng
giá trị nhập khẩu tôm
của EU rất cao.
- EU là thị trường tiềm
năng đối với sản phẩm
tôm.
- Hưởng mức thuế xuất
khẩu thấp (GSP).
- Được sự hỗ trợ, giúp
đỡ của các cơ quan, tổ
chức nhà nước.
- Tôm có tên mới và
- Xây dựng thương hiệu
riêng của công ty đối với
sản phẩm tôm.
- Kết hợp với nhà nước tăng
cưòng xúc tiến, quảng bá
thương hiệu công ty rộng rãi
hơn.
- Đẩy mạnh sản xuất và xuất
khẩu vào thị trường EU.
- Mở rộng thêm thị trường
các nước thành viên và thị
phần hiện tại.
- Tận dụng sự giúp đỡ,
hỗ trợ của nhà nước để
cập nhật thông tin,
nắm bắt thị trường.
- Nhu cầu tôm của EU
còn lớn nên cần phải
nâng cao chất lượng
để người tiêu dùng EU
chấp nhận tên mới của
sản phẩm này.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương85
được đăng ký thương
hiệu quốc gia.
- Đối thủ cạnh tranh
nước ngoài chưa mạnh.
Đe doạ (T) S + T W + T
- Việt Nam chưa có
điều luật cạnh tranh
cùng có lợi cho các
doanh nghiệp.
- Một số nước đang bắt
đầu đầu tư mạnh vào
sản xuất chế biến xuất
khẩu tôm.
- Xí nghiệp chế biến
xuất khẩu tôm trong
nước ngày càng nhiều.
- Tôm nguyên liệu
không đạt tiêu chuẩn
còn cao.
- Hàng rào kỹ thuật của
EU rất khắc khe và
nghiêm khắc.
- Tăng cường quảng bà tiếp
thị sản phẩm mang nhãn
hiệu Cafatex. Tạo sự ảnh
hưởng mạnh mẽ hơn nữa
đối với thương hiệu của
công ty.
- Đẩy mạnh mối quan hệ với
các đối tác hiện có.
- Kiểm tra kỹ trong việc thu
mua nguyên liệu.
- Tạo thêm nhiều loại
sản phẩm đáp ứng nhu
cầu thị trường.
- Thường xuyên cập
nhật thông tin.
- Hạn chế tối đa để
không vướn mắc các
vấn đề về chất lượng
sản phẩm.
- Tận dụng sự giúp đỡ
của nhà nước để tạo sự
liên kết với các doanh
nghiệp trong nước.
V. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY CPTS
CAFATEX VÀO THỊ TRƯỜNG EU:
- Phải xác định EU là thị trường tiềm năng và là thị trường lớn, chủ lực
nhập khẩu tôm chủ yếu của công ty. Từ đó phải có chính sách, kế hoạch cụ thể
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường này.
- Đẩy mạnh tiếp thị:
+ Phối hợp với các cơ quan nhà nước: VASEP, văn phòng đại diên thuỷ
sản ở EU, Bộ thuỷ sản để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại thuỷ sản
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương86
thông qua các hình thức: tham gia các kỳ hội chợ, triễn lãm, khảo sát thị trường,
tổ chức hội nghị khách hàng, giới thiệu văn hoá ẩm thực tôm.
+ Thành lập văn phòng đại diện ở trung tâm nhập khẩu thuỷ sản lớn của
EU để kịp thời thoả mãn các yêu cầu, nắm bắt thông tin, tiềm kiếm đối tác, …
Trong tương lai nếu doanh số bán của công ty ở thị trường trên 30 triệu USD/
năm thì công ty mở thêm các văn phòng chi nhánh tại các thành phố lớn để đảy
mạnh xúc tiến bán hàng.
+ Tiềm cộng tác viên tại EU để thu thập thông tin và xúc tiến thương mại
đồng thời có chính sách hoa hồng hợp lý.
- Dựa vào thương hiệu tôm của Việt Nam để xây dựng và phát triển
thương hiệu Cafatex của công ty:
+ Tạo lập thói quen tiêu dùng sản phẩm của công ty trên thị trường thông
qua việc phát triển sản phẩm giá trị gia tăng: tạo ra hương vị riêng, kiểu dáng
mẫu mã riêng cho sản phẩm của công ty.
+ Đa dạng hoa sản phẩm, tạo thêm nhiều sản phẩm mới để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh của công ty đối với các đối thủ khác.
- Thường xuyên nắm bắt những quy định, diễn biến mới của thị trường để
kịp thời có biện pháp đối phó.
- Mở rộng thị phần ở thị trường hiện tại đồng thời mở rộng thêm thị
trường các nước thành viên còn lại trong liên minh EU bằng cách:
+ Lập bộ phận nghiên cứu về thị trường EU.
+ Thường xuyên cập nhật thông tin ở thị trường xuất khẩu để tìm kiếm
thêm đối tác.
+ Hợp tác với các nhà môi giới xuất khẩu thuỷ vào thị trường EU.
+ Hợp tác phát triển thương mại với các thương nhân Việt Kiều ở thi
trường này là một trong những cầu nối thị trường nội tại.
- Đầu tư thêm chương trình bán hàng trên mạng.
- Cần quan tâm đến vấn đề thu mua nguyên liệu, phải kiểm tra mẫu ở chỗ
nuôi trước khi công ty thu mua. Đồng thời đầu tư thêm thiết bị kiểm tra chất
Green Malachite.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương87
- Cập nhật thông tin về thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến.
Nâng cao tay nghề công nhân để đáp ứng nhu cầu thay đổi về công nghệ sản xuất
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Đầu tư cho các chủ chủ nuôi quen (thường xuyên cung cấp nguyên liệu
cho công ty) các dự án nuôi tôm sạch sinh thái chất lượng và bao tiêu sản phẩm
đối với họ. Hướng dẫn họ sử dụng kháng sinh, hoá chất và nhận biết các chất
không được sử dụng. Từ đó sẽ đảm bảo cung cấp cho công ty một lượng tôm
nguyên liệu sạch nhất định và tạo ra nét đặc trưng riêng cho sản phẩm chế biến
của công ty.
- Từng bước tiến tới phân phối sản phẩm trực tiếp đến ở nước nhập khẩu.
Công ty xuất hàng theo giá FOB nên toàn bộ hoạt động phân phối bán hàng ở
nước nhập khẩu do đối tác nắm giữ, cho nên để tiến tới nắm bắt và chi phối được
thị trường nhập khẩu công ty cần có chiến lược tiến tới phân phối hàng nhập
khẩu khi có điều kiện. Các bước tuần tự có thể kiểm tra là:
+ Tận dụng sự hổ trợ, giúp đỡ của nhà nước, VASEP phải xây dựng hoặc
thuê mướn lâu dài ở thị trường để tổ chức tham gia phân phối bán buôn tại nước
nhập khẩu.
+ Có chính sách hoa hồng và tổ chức khuyến mãi sản phẩm của công ty.
+ Tổ chức hội nghị khách hàng mua sỉ sản phẩm tại nước nhập khẩu.
- Phải có ý kiến với các cấp nhà nước có liên quan nhằm xây dựng
điều luật chống bán phá giá và liên kết kết các doanh nghiệp lại với nhau tạo
thành sân chơi chung của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường EU.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương88
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Tôm là một trong những sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam. Cùng với sự tăng trưởng nhanh giá trị xuất khẩu mặt hàng này voà thị
trường EU của công ty và các doanh nghiệp khác đã giải quyết được những khó
khăn về vấn đề thị trường sau khi xãy ra vụ kiện bán phá giá của Mỹ. Hiện tại
EU là một trong nững thị trường nhập khẩu tôm chủ lực của công ty. Tuy nhiên
tỷ trọng xuất khẩu tôm của công ty trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam đối
với sản phẩm này vẫn còn thấp. Để gia tăng thị phần xuất khẩu tôm của công ty ở
thị trường này các cấp quản lý của công ty đã đầu tư mở rộng cơ sở chế biến và
có các chính sách, kế hoạch hoạt động sản xuất, tiếp thị, quảng bá và xúc tiến
xuất khẩu trong những năm tới.
EU là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới. Trong đó tôm là sản
phẩm chiếm tỷ trọng giá trị cao nhất trong tổng giá trị các mặt hàng thuỷ sản
nhập khẩu. Đặc biệt sản phẩm tôm rất được thị trường EU ưa chuộng, giá trị
nhập khẩu sản phẩm này của Eu có tốc độ tăng trưởng rất cao trong nững năm
gần đây. EU được xem là thị trường nhập khẩu tìm năng tôm và là thị trường chủ
lực về xuất khẩu sản phẩm này của công ty. Tuy nhiên EU cũng được xem là thị
trường khó tính nhất thế giới với các hàng rào kỹ thuật và quy định rất khắc khe
như các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường, …
Điều thuận lợi để công ty đẩy mạnh xuất khẩu tôm vào EU là do thị hiếu
tiêu dùng tôm của người dân EU rất cao, giá trị xuất khẩu mặt hàng này tăng
trưởng rất cao, lại được hưởng thuế ưu đãi thấp (GSP). Công ty có đội ngủ cán
bộ quản lý và nhân viên có năng lực, công nghệ sản xuất tiên tiến với quy mô sản
xuất lớn và là một trong những công ty có giá trị xuất khẩu đứng đầu cả nước.
Ngoài ra công ty còn được sự hổ trợ, giúp đỡ của nhà nước và tận hưởng được
nguồn nguyên liệu dồi dào ở ĐBSCL.
Bên cạnh những thuận lợi công ty còn có những khó khăn hạn chế như:
Tỷ trọng giá trị xuất khẩu tôm của công ty trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của
Việt Nam còn rất thấp, số sản phẩm của mặt hàng này vẫn chưa nhiều. Sự cạnh
tranh với các đối thủ ngày càng gay gắt khi số luợng xí nghiệp chế biến thuỷ sản
mộc lên ngày càng nhiều mà chính phủ lại chưa có hành lang pháp lý để tránh
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương89
tình trạng “tranh mua, tranh bán” giữa các doanh nghiệp với nhau. Để đẩy mạnh
xuất khẩu sản phẩm này vào thị trường EU công ty cần có những giải pháp thích
hợp nhằm hạn chế những khó khăn và tận dụng các điều kiện thuận lợi đối với
công ty.
II. KIẾN NGHỊ:
1. Đối với nhà nước:
- Xây dựng điều luật để hạn chế việc phá giá xuất khẩu làm bất ổn thị
trường xuất khẩu và thị trường nguyên liệu.
- Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho môi trường kinh doanh.
- Nhanh chóng triển khai cập nhật, điều chỉnh bổ sung các tiêu chuẩn hiện
có, sớm ban hành các tiêu chuẩn cơ bản bắt buộc áp dụng.
- Chính phủ cần áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích và
giúp đỡ doanh nghiệp khi bị nước ngoài kiện.
- Nghiên cứu và qui hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng để đáp ứng nhu cầu
nguyên liệu.
- Có biện pháp hướng dẫn người nuôi sử dụng kháng sinh hoá chất phương
pháp chăm sóc và nhận biết các hạn chế và cấm sử dụng.
- Nghiên cứu tạo ra những giống mới chất lượng cao.
2. Đối với Công ty:
Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước thì sự phấn đấu của công ty cũng đóng vai
trò rất quan trọng:
- Xây dựng thương hiệu chung cho một số sản phẩm và tập trung nguồn lực
để đẩy mạnh công tác quảng bá phát triển thị trường.
- Xây dựng chính sách tiếp thị sản phẩm và nâng cao hiệu quả xuất khẩu
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên có năng lực cao nắm bắt và
phản ứng nhanh trước sự thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
- Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu sản phẩm ở các thị trường chủ lực ổn
định trước đây.
- Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng cả khâu đầu vào và đầu ra của sản phẩm.
- Xây dựng lại website riêng của Công ty để giới thiệu sản phẩm đến người
tiêu dùng nhanh chóng hơn.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tôm của công ty Cafatex
GVHD: Th.S Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Kiều Phương90
- Tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh công tác quảng bá, phát triển thị
trường.
- Thực hiện đa dạng hoá thị trường và đa dạng hoá sản phẩm.
- Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu vào các thị trường chủ lực.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu để có những
biện pháp và kế hoạch xuất khẩu hợp lý.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề Tài- Phân tích tình hình tiêu thu sản phẩm tôm của công ty Cafatex, Hậu Giang.pdf