Phân tích và đánh giá tình hình tài chính ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương, chi nhánh Huế

Trong bối cảnh nền kinh tế còn phải đối mặt với nhiều khó khăn ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Huế đã nổ lực thực hiện tốt vai trò điều hòa vốn trên địa bàn, đạt được thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh xứng đáng với thương hiệu ngân hàng Vietcombank-một trong những NH nòng cốt trong hệ thống. Thông qua việc phân tích tính hình tài chính tại chi nhánh Vietcombank Huế qua 3 năm 2011-2013 có thể rút ra nhận xét rằng: tình hình tài chính của chi nhánh tương đối lành mạnh, cơ cấu nguồn vốn, tài sản hợp lý, các chỉ số tài chính có xu hướng biến động tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế còn tồn tại là khả năng thanh khoản chi nhánh còn kém, nợ xấu vẫn còn tồn tại, tỷ lệ nợ xấu có giảm nhưng vẫn chưa đáng kể. Chi nhánh cần tiếp tục phát huy các điểm mạnh và xem xét lại các mặt còn hạn chế của NH mình để đưa ra những kế hoạch kinh doanh phù hợp trong tương lai. Tóm lại, khóa luận đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra về hệ thống hóa lại các cơ sở lý luận về phân tích tài chính trong NHTM, từ đó đánh giá thực trạng tình hình tài chính trên cơ sở lý thuyết và tìm hiểu thực tế tại NH ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Huế. Trong quá trình phân tích, bên cạnh các chỉ tiêu cơ bản khóa luận còn kết hợp một số hệ thống cũng như mô hình phân tích tài chính khác để áp dụng vào đề tài, giúp có người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình tài chính của chi nhánh. 2. Hạn chế và hướng mở rộng đề tài Tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan về mặt thời gian, quy mô giới hạn của đề tài cũng như chưa có điều kiện tiếp cận sâu vào tìm hiểu các hoạt động của NH, đồng thời phân tích tài chính cũng là một lĩnh vực rộng, thời gian tiếp cận chưa thực sự nhiều nên bài đề tài vẫn còn một số hạn chế không thể tránh khỏi. Trong thời gian tới, để đề tài hoàn thiện hơn, tôi xin đề xuất một số nội dung để mở rộng đề tài như sau: - Cần tìm hiểu, thu thập thêm thông tin, số liệu của các đối thủ cạnh tranh trong ngành đồng thời tính toán thêm các chỉ số bình quân ngành để có sự đối chiếu so sánh đưa ra những nhận xét mang tính toàn diện hơn.

pdf75 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích và đánh giá tình hình tài chính ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương, chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế vẫn chưa phục hồi nhưng việc duy trì được sự tăng trưởng trong doanh thu từ lãi thể hiện được sự hoạt động rất hiệu quả của chi nhánh Vietcombank Huế. Trong khi đó, doanh thu ngoài lãi chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng doanh thu. Năm 2011 thu ngoài lãi là 25.021 triệu đồng, năm 2012 con số này giảm xuống còn 18.617 triệu đồng giảm 26,5% so với năm 2011 và năm 2013 là 49.554 triệu đồng tăng 30.937 triệu đồng tương ứng tăng 166,18%. Trong điều kiện cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các ngân hàng như ngày nay thì việc phát triển và nâng cao lợi thế về mặt dịch vụ để tận dụng nguồn thu ngoài lãi là điều hết sức cần thiết. Ví dụ điển hình là Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 46 việc tiến hành thu phí rút tiền ATM thời điểm đầu năm 2013 ít nhiều mang lại nguồn thu cho chi nhánh khi mà số lượng người dân và các tổ chức ở trên địa bàn phụ thuộc vào dịch vụ này khá đông. Và kết quả là doanh thu ngoài lãi năm 2013 đạt 49.554 triệu đồng tăng tới 166,18% so với năm 2012. 2.3.2.2. Phân tích chi phí của ngân hàng Biểu đồ 2.2: Biến động chi phí của NH giai đoạn 2011-2013 Qua biểu đồ ta thấy, chi phí của chi nhánh tăng liên tục qua các năm, trong đó chi phí trả lãi chiếm tỷ lệ cao nhất do hoạt động huy động của chi nhánh rất lớn đòi hỏi phải trả một lượng lớn chi phí lãi. Chi trả lãi bao gồm chi trả lãi tiền gửi, chi trả lãi tiền đi vay và chi trả phát hành GTCG. Năm 2012, chi phí trả lãi là 207.282 triệu đồng giảm 8,8% so với mức 227.272 triệu đồng của năm 2011 sau đó con số này tăng 7,64% lên đến 223.126 triệu đồng vào năm 2013. Ngoài chi phí lãi, chi nhánh còn phải trả chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí hoạt động quản lý và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, Những chi phí đó gọi là chi phí ngoài lãi. Chi phí này chiểm tỷ lệ thấp hơn và tăng lên qua các năm. Năm 2011 chi phí ngoài lãi là 73.733 triệu đồng. Năm 2012 tăng 37,50% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 8,41%. Nguyên nhân của sự tăng lên của chi phí ngoài lãi là do sự tăng lên của chi phí nộp thuế và chi phí cho hoạt động khác Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 47 2.3.2.3. Phân tích lợi nhuận của NH Biểu đồ 2.3: Biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2012-2013 Lợi nhuận được xem là chỉ tiêu được các NH quan tâm nhất vì đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ. Có thể nhìn thấy rằng, trong 3 năm vừa qua, lợi nhuận của chi nhánh có sự biến động không ổn định. Bằng chứng là năm 2011 lợi nhuận là 97.653 triệu đồng sau đó giảm 13,13% xuống còn 84.835 triệu đồng. Việc lợi nhuận năm 2012 của chi nhánh giảm có thể được giải thích là do tín dụng tăng trưởng thấp đồng thời lãi suất cho vay giảm giảm khiến cho nguồn thu chủ yếu của NH bị ảnh hưởng đáng kể . Ngoài ra chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tăng cao cũng khiến cho lợi nhuận bị tác động giảm. Sang năm 2013, tình hình hoạt động kinh doanh đã có tín hiệu khởi sắc khi mà lợi nhuận thời kỳ này đạt 97.871 triệu đồng tăng 13.036 triệu đồng, tương ứng tăng 15,37% so với năm 2012 . Tuy nhiên phải cần chú rằng mặc dù tăng nhưng mức lợi nhuận chỉ tăng lên ngang với mức năm 2011, do đó để nâng mức lợi nhuận lên cao hơn đòi hỏi chi nhánh phải đưa ra những chiến lược kinh doanh sao cho tăng cường hiệu quả hoạt động tín dụng trong tương lai đồng thời phải có kế hoạch chi tiêu một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí góp phần tối đa hóa lợi nhuận. Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 48 2.3.3. Phân tích các chỉ số tài chính 2.3.3.1. Phân tích khả năng thanh khoản a. a.Tỷ số tài sản động Bảng 2.4. Tỷ số tài sản động giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012(+/-) % (+/-) % 1.Tài sản động Tr.đ 175.000 200.000 196.640 25.000 14,29 -3.360 -1,68 2.Tổng tài sản Tr.đ 3.357.000 3.808.000 3.852.070 451.000 13,43 44.070 1,16 3.Tỷ số tài sản động % 5,21 5,25 5,1 0,04 0,77 -0,15 -2,86 (Nguồn: Phòng kế toán VCB Huế và tính toán của tác giả) Tỷ số tài sản động có xu hướng biến động tăng nhẹ sau đó giảm nhẹ trong giai đoạn từ 2011-2013. Năm 2011 tỷ lệ này là 5,21%, sang năm 2012 tỷ lệ này tăng lên 5,21% tức tăng trưởng 0,77% và năm 2013 giảm nhẹ còn 5.1%. Đồng thời, tỷ lệ này được duy trì ở mức khá thấp chỉ khoảng 5,2% thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn của mô hình Camel (20-30%). Như vậy, có thể thấy chi nhánh đang có chiến lược duy trì khả năng thanh khoản thấp thể hiện tâm lý khá chủ quan của NH do đặc thù là chi nhánh nên trong các trường hợp khẩn cấp, chi nhánh vẫn có thể huy động từ hội sở để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời của mình. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp cả hệ thống đều xảy ra tình trạng mất thanh khoản khi đó các chi nhánh sẽ rơi vào tình trạng rất khó khăn trong thanh khoản chi trả cho NH. Như vậy, tình trạng thanh khoản kém sẽ đặt NH vào tình thế khá rủi ro.Trong tương lai chi nhánh phải cần nâng tỷ số tài sản động lên một mức hợp lý cho phù hợp với quy mô hoạt động của NH mình tránh quá phụ thuộc vào hội sở. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 49 b. Hệ số đảm bảo tiền gửi Bảng 2.5: Hệ số đảm bảo tiền gửi giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012(+/-) % (+/-) % 1.Tài sản động Tr.đ 175.000 200.000 196.640 25.000 14,29 -3.360 -1,68 2.Tổn tiền gửi khách hàng Tr.đ 2.519.000 2.981.000 3.010.000 462.000 18,34 29.000 0,97 3.Hệ số đảm bảo tiền gửi % 6,95 6,71 6,53 -0,24 -3,45 -0,18 -2,68 (Nguồn: Phòng kế toán VIETCOMBANK Huế và tính toán của tác giả) Hệ số đảm bảo tiền gửi của chi nhánh có sự giảm nhẹ qua 3 năm đồng thời chỉ được duy trì ở mức xấp xỉ 7%. Năm 2011 hệ số đảm bảo tiền gửi là 6,95% có nghĩa là cứ 100 đồng tiền gửi của khách hàng vào chi nhánh thì sẽ được đảm bảo bởi 6,95 đồng tài sản động. Hệ số này giảm dần còn 6,71% năm 2012 và 6,53% năm 2013. Theo thông lệ quốc tế tỷ lệ này cần ở mức 30-45% tuy nhiên tỷ lệ này được áp dụng cho cả hệ thống nếu áp dụng cho riêng từng chi nhánh thì tỷ lệ này được xem là quá cao. Đối với chi nhánh điều cần thiết là tìm được cho mình một hệ số đảm bảo tiền gửi phù hợp với tình hình kinh doanh của NH và duy trì hệ số này ổn định theo thời gian. Việc duy trì hệ số này ở mức thấp thể hiện chi nhánh đang chủ trương khai thác tối đa khả năng sinh lợi của tài sản tuy nhiên duy trì hệ số đảm bảo tiền gửi ở mức hợp lý vẫn là việc làm hết sức cần thiết tránh rủi ro mất khả năng thanh khoản trong trường hợp khách hàng rút tiền ồ ạt cũng một lúc c. Tỷ số năng lực tín dụng Bảng 2.6: Tỷ số năng lực tín dụng giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012(+/-) % (+/-) % 1.Dư nợ tín dụng Tr.d 1.564.841 1.613.761 1.923.949 48.920 3,13 310.188 19,22 2.Tổng tài sản Tr.d 3.357.000 3.808.000 3.852.070 451.000 13,43 44.070 1,16 3.Tỷ số năng lực tín dụng % 46,61 42,38 49,95 -4,23 -9,08 7,57 17,86 (Nguồn: Phòng kế toán VIETCOMBANK Huế và tính toán của tác giả) Tín dụng cùng với tài sản cố định là khoản mục có tính thanh khoản thấp nhất trong cơ cấu tài sản của NH. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ số năng lực tín dụng của Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 50 chi nhánh có sự biến động qua các năm. Năm 2011 tỷ lệ này là 46,61% sau đó giảm xuống còn 42,38% vào năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm này là do tốc độ tăng của sư nợ tín dụng thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Cụ thể là trong khi dư nợ tín dụng tăng 3,13% thì tổng tài sản lại tăng lên đến 13,43%. Đến năm 2013, tỷ số năng lực tín dụng đã tăng trở lại lên mức 49,95%. Mức tham khảo của tỷ lệ này là thấp hơn 65%. Như vậy, chi nhánh đang duy trì một tỷ lệ năng lực tín dụng khá hợp lý và ổn định. 2.3.3.2. Phân tích khả năng hoạt động a. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2011-2013 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 51 Bảng 2.7: Biến động số dư huy động vốn phân loại theo kỳ hạn giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số dư huy động vốn 2.519.000 2.981.000 3.009.860 462.000 18,34% 28.860 0,97% Không kỳ hạn 358.000 424.000 508.100 66.000 18,44% 84.100 19,83% Ngắn hạn 1.976.000 2.181.000 2.005.280 205.000 10,37% (175.720) -8,06% Dài hạn 185.000 376.000 496.480 191.000 103,24% 120.480 32,04% (Nguồn: Phòng kế toán Vietcombank Huế và tính toán của tác giả) Quan sát biểu đồ có thể thấy rằng vốn huy động trong cả 3 năm đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại có xu hướng giảm dần theo thời gian. Năm 2011 vốn huy động tăng 33,21% so với năm 2010, năm 2012 tốc độ tăng trưởng huy động vốn là 18,34% đều lớn hơn 10% theo quy định. Điều này chứng minh được chi nhánh đã cố gắng trong việc đảm bảo tốc độ huy động vốn của NH mình. Trong khi đó mặc dù có tăng trưởng nhưng năm 2013 vốn huy động chỉ tăng 0,97% so với năm 2012 thấp hơn so với quy định. Tốc độ tăng trưởng năm 2013 so với 2012 giảm là do khoản mục huy động vốn ngắn hạn giảm. Cụ thể là vốn huy động ngắn hạn năm 2013 là 2.005.280 triệu đồng giảm 175.720 triệu đồng tương ứng giảm 8,06%. Điều này có thể được giải thích là do lãi suất huy động được điều chỉnh giảm mạnh trong toàn hệ thống vào thời điểm năm 2013 chỉ còn 5-7%/năm đối với kỳ hạn dưới 12 tháng và 7,5%-8%/năm đối với kỳ hạn trên 12 tháng. Lãi suất tiền gửi ngắn hạn giảm nhưng dài hạn vẫn duy trì mức hợp lý nên người dân đang có xu hướng gửi tiết kiệm dài hạn. Và lượng tiền huy động vốn dài hạn tăng gần xấp xỉ bằng xấp xỉ lượng tiền huy động ngắn hạn giảm do đó tổng lượng tiền huy động vốn năm 2013 có tăng nhưng ở mức thấp. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 52 b. Tỷ lệ vốn huy động Bảng 2.8: Tỷ lệ vốn huy động giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 (+/-) % (+/-) % 1.Số dư huy động vốn Tr.đ 2.519.000 2.981.000 3.009.858 462.000 18,34 28.858 0,97 2.Tổng nguồn vốn Tr.đ 3.357.000 3.808.003 3.852.140 451.003 13,43 44.137 1,16 3.Tỷ lệ huy động vốn % 75,04 78,28 78,13 3,24 4,32 -0,15 -0,19 (Nguồn: Phòng kế toán Vietcombank Huế và tính toán của tác giả) Từ năm 2011-2013, nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ trong khoảng từ 70-80% tổng nguồn vốn. đây là mức tỷ lệ duy trì khá lý tưởng trong hoạt động kinh doanh của NH. Năm 2011, tỷ lệ này là 75,04% sau đó tăng lên mức 78,28 vào năm 2012. Và năm 2013 tỷ lệ huy động vốn có giảm nhưng không đáng kể xuống còn mức 78,13%. Về cơ bản, trong tổng nguồn vốn của một NH, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần rất nhỏ, còn đại bộ phận là nguồn vốn huy động từ các đối tượng khác nhau. Phải có vốn huy động NH mới có thể hoạt động bình thường và phát triển bởi chức năng chủ yếu của nguồn vốn chủ sở hữu chỉ để bảo vệ an toàn và điều chỉnh hoạt động NH. Như vậy nguồn vốn huy động càng nhiều NH càng có khả năng cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng cũng như làm giàu cho NH. Trong tương lai, chi nhánh cần phải tiếp tục phát huy và tăng cường hiệu quả của công tác huy động vốn để duy trì được tỷ lệ đã đạt được. Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 53 c. Tốc độ tăng trưởng tín dụng Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trưởng tín dụng 2011-2013 Nhìn vào biểu đồ ta thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh có sự biến động rõ rệt qua 3 năm. Đáng chú ý là năm 2011 tăng trưởng tín dụng âm (-8,72%). Nguyên nhân chính là do chính sách thắt chặt tiền tệ được tăng cường năm 2011 đã rút ngắn độ trễ và thể hiện tác động của nó sớm hơn dự kiến. Thực trạng là nhu cầu vay bị hạn chế do lãi suất quá cao, trong khi nhà nước không phát hành tiền nhiều nên hạn chế lượng tiền trong nền kinh tế cũng làm giảm đi sức mua trong nước dẫn đến nhu cầu vay phục vụ tiêu dùng của người dân giảm mạnh. Một năm sau đó, tín dụng đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, so với toàn hệ thống thì mức tăng vẫn còn thấp chỉ ở mức 3,13%. Và đến năm 2013, tăng trưởng tín dụng của chi nhánh tăng mạnh đạt mức 19,22%. Chính nhờ vào việc giảm lãi suất cho vay và giải ngân theo chỉ đạo chung của NHNN nên đã kích thích tăng trưởng hoạt động tín dụng của chi nhánh. Theo quy định tại Thông tư số 49/2004/TT-BTC, tốc độ này cần ≥10%, như vậy nhìn chung hoạt động tín dụng của chi nhánh khá là hiệu quả và đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực.Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 54 d. Tỷ lệ nợ quá hạn Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 (+/-) % (+/-) % 1.Nợ quá hạn Tr.đ 3.620 5.970 6.734 2.350 64,92 764 12,80 2.Tổng dư nợ Tr.đ 1.564.841 1.613.761 1.923.949 48.920 3,13 310.188 19,22 3.Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,23 0,37 0,35 0,14 60,87 -0,02 -5,41 (Nguồn: Phòng kế toán Vietcombank Huế và tính toán của tác giả) Theo quy định thì tỷ lệ nợ quá hạn chỉ nên ở mức tối đa là 5%. Thông qua phân tích bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của NH luôn được duy trì ở mức thấp dưới 0,4% và biến động không đáng kể qua 3 năm. Năm 2011 tỷ lệ quá hạn ở mức 0,23%. Năm 2012 tỷ lệ này tăng lên 0,37% tức tăng trưởng 60,87%. Và năm 2013 tỷ lệ nợ còn hạn duy trì ở mức 0,35%. Điều này cho thấy là chất lượng tín dụng của chi nhánh khá tốt trong đó công tác thẩm định tín dụng, kiểm tra, giám sát các khoản vay được chi nhánh thực hiện khá hiệu quả. e. Tỷ lệ nợ xấu Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 (+/-) % (+/-) % 1. Nợ xấu Tr.đ 26.560 37.780 48.484 11.220 42,24 10.704 28,33 2. Tổng dư nợ Tr.đ 1.564.841 1.613.761 1.923.949 48.920 3,13 310.188 19,22 3.Tỷ lệ nợ xấu % 1,7 2,34 2,52 0,64 37,65 0,18 7,69 (Nguồn: Phòng kế toán Vietcombank Huế và tính toán của tác giả) Vấn đề nợ xấu luôn là mối đe dọa lớn của các NH. Từ năm 2011-2013, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu là 1,7% sau đó năm 2012, 2013 tỷ lệ này lận lượt tăng lên 2,34% và 2,52%. Nợ xấu xuất hiện và gia tăng có thể xuất phát từ hai nguyên nhân: nguyên nhân từ bên ngoài và nguyên nhân nội tại của ngân hàng. Nguyên nhân bên ngoài là do nền kinh tế nước ta nói chung và nền kinh tế địa phương Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 55 nói riêng đang trong tình trạng khó khăn, phát triển khá ảm đạm. Sức tiêu thụ của thị trường giảm dẫn đến nhiều doanh nghiệp trên địa bàn rơi vào tình trạng thua lỗ không thể hoàn trả các khoản vay cho NH. Ngoài ra, các yếu tố chủ quan thuộc về NH như cán bộ tín dụng thiếu chuyên môn, quy trình tín dụng lỏng lẻo,cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nợ xấu. Các yếu tố ngoại cảnh nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng, vì vậy các ngân hàng cần tập trung nỗ lực cải thiện các yếu tố nội tại. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu trong cả 3 năm đều cao hơn mức cho phép (1,5%) là do từ năm 2010 chi nhánh bắt đầu áp dụng phân loại nợ theo điều 7 quyết định 493/2005/QĐ- NHNN thay vì điều 6 như trước đây. Với chuẩn mực này thì nợ xấu sẽ tăng cao gấp 2- 3 lần chuẩn mực cũ nên so với mức quy định cũng như tỷ lệ nợ xấu của các NH khác trên địa bàn thì tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank Huế có phần cao hơn. f. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Bảng 2.11: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2012/2011 2012/2011 (+/-) % (+/-) % 1.Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng Tr.đ 30.475 34.282 44.625 3.807 12,49 10.343 30,17 2.Tổng dư nợ Tr.đ 1.564.841 1.613.761 1.923.949 48.920 3,13 310.188 19,22 3.Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng % 1,95 2,12 2,32 0,17 8,72 0,20 9,43 (Nguồn: Phòng kế toán Vietcombank Huế và tính toán của tác giả) Hoạt động tín dụng của NH có rủi ro đặc thù cao do đó bắt buộc các NH phải trích lập rủi ro tín dụng. Bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của chi nhánh có xu hướng tăng ổn định qua 3 năm. Năm 2011 quỹ dự phòng rủi ro tín dụng là 30.375 triệu chiếm 1,95% tổng dư nợ, năm 2012 tỷ lệ này tăng lên 2,12% và năm 2013 thì tăng lên 2,32%. Do tỷ lệ nợ xấu tăng lên nên đòi hỏi chi nhánh phải tăng chi phí trích lập dự phòng tín dụng lên. Việc làm này là hoàn toàn phù hợp vì mục tiêu đảm bảo khả năng bù đắp rủi ro và phát triển an toàn của chi nhánh.Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 56 2.3.3.3. Phân tích khả năng sinh lời a. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) Bảng 2.12: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 (+/-) % (+/-) % 1.Thu nhập từlãi Tr.đ 146.365 167.598 158.226 21.233 14,51 -9.372 -5,59 2.TS có sinh lãi bình quân Tr.đ 3.356.878 3.807.862 3.851.935 450.984 13,43 44.073 1,16 3.NIM % 4,36 4,4 4,11 0,04 0,92 -0,29 -6,59 (Nguồn: Phòng kế toán Vietcombank Huế và tính toán của tác giả) Theo như tính toán trong bảng số liệu thì tỷ lệ NIM của chi nhánh ít biến động dao động trong khoảng 4-4,5%. Tỷ lệ này được đánh giá là tốt nằm trong mức tỷ lệ hợp lý (3-5%). Năm 2011 tỷ lệ này là 4,36%, sau đó tăng lên 4,4% năm 2012 và năm 2013 tỷ lệ NIM giảm nhẹ xuống còn 4,11%. Tỷ lệ NIM bị thu hẹp cho thấy lợi nhuận của NH đang bị co hẹp lại. Nguyên nhân là do khoảng cách giữa lãi suất huy động – cho vay được thu hẹp dần do đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng của chi nhánh. Đồng thời, Vietcombank Huế là một trong những ngân hàng lớn trên địa bàn nên thường khắt khe hơn khi phê duyệt tín dụng so với các ngân hàng nhỏ khác do đó mức NIM không biến động mạnh và có phần thấp hơn so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, NIM không tính đến phí dịch vụ cũng như những thu nhập ngoài lãi khác và chi phí hoạt động, như chi phí nhân sự và tài sản, hoặc chi phí rủi ro tín dụng, do đó chỉ mới phản ánh một phần tính sinh lời của chi nhánh.Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 57 a. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) Bảng 2.13: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 (+/-) % (+/-) % 1.Thu nhập ngoài lãi thuần Tr.đ -48.712 -82.763 -60.354 -34.051 69,90 22.409 -27,08 2.Tài sản có sinh lãi bình quân Tr.đ 3.356.878 3.807.862 3.851.935 450.984 13,43 44.073 1,16 3.NNIM % -1,45 -2,17 -1,57 -1 49,66 1 -27,65 (Nguồn: Phòng kế toán Vietcombank Huế và tính toán của tác giả) Ngoài khoản thu nhập chính từ các tài sản có sinh lãi, NH còn phát triển hoạt động ngoài tín dụng để kiếm thêm thu nhập gọi là thu nhập ngoài lãi như các khoản phí dịch vụ trên tài khoản tiền gửi, cầm cố, kinh doanh ngoại hối và các hoạt động đầu tư, kinh doanh khác. Tuy nhiên, ở thị trường nhỏ lẻ như Huế nhu cầu khách hàng về các dịch vụ NH vẫn chưa cao. Bên cạnh đó, lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán vẫn chưa thật sự phát triển do đó có thể thấy tỷ lệ NNIM của chi nhánh trong cả 3 năm đều âm. Như vậy, hoạt động kinh doanh các sản phẩm phi tín dụng của chi nhánh chưa thực sự hiệu quả ảnh hưởng đến toàn bộ lợi nhuận của chi nhánh. b.Tỷ lệ hiệu quả hoạt động Bảng 2.14: Chỉ tiêu tỷ lệ hiệu hiệu quả hoạt động giai đoạn năm 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 (+/-) % (+/-) % 1.Tổng chi phí Tr.d 301.005 308.662 333.034 7.657 2,54 24.372 7,90 2.Tổng thu nhập Tr.d 398.659 393.497 430.905 -5.162 -1,29 37.408 9,51 3.Tỷ lệ hiệu quả hoạt động % 75,5 78,44 77,29 2,94 3,89 -1,15 -1,47 (Nguồn: Phòng kế toán Vietcombank Huế và tính toán của tác giả) Bảng số liệu cho thấy tỷ lệ hiệu quả hoạt động của chi nhánh ở mức khá cao trên 75%. Trong 3 năm tỷ lệ này biến động tăng sau đó giảm. Năm 2011 là 75,5% sau đó tăng nhẹ lên 78,44% năm 2012 và giảm xuống còn 77,29%. Quy mô càng lớn thì chi phí càng cao tuy nhiên duy trì tỷ lệ ở mức 75% là quá cao đòi hỏi chi nhánh phải có những biện pháp điều chính cân đối sao cho tổi thiểu hóa lợi nhuận nhằm tăng lợi Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 58 nhuận cho chi nhánh. Trong cơ cấu chi phí thì chi phí lãi thường chiếm tỷ trọng cao nhất. Theo như phân tích ở trên, hoạt động của chi nhánh vốn rất phụ thuộc vào hoạt động tín dụng mảng kinh doanh tiềm ẩn đầy rủi ro và chi phí cao do đó chi nhánh cần tăng cường phát triển các hoạt động phi tín dụng một cách hiệu quả ở trên địa bàn với chi phí thấp như bao thanh toán, thanh toán ngân quỹ, kinh doanh ngoại tệ,để giảm tỷ lệ hiệu quả hoạt động về mức hợp lý. c. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản bình quân (ROA) Bảng 2.15: Chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản bình quân giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012(+/-) % (+/-) % Lợi nhuận ròng Tr.d 97.653 84.835 97.871 -12.818 -13,13 13.036 15,37 Tổng tài sản bình quân Tr.d 3.357.000 3.808.000 3.852.070 451.000 13,43 44.070 1,16 ROA % 2,91 2,23 2,54 -0,68 -23,37 0,31 13,90 (Nguồn: Phòng kế toán Vietcombank Huế và tính toán của tác giả) Qua biểu đồ phân tích ta có thể thấy ROA của chi nhánh trong 3 năm có xu hướng biến động giảm sau đó tăng nhưng mức độ biến động không lớn. Năm 2011, ROA là 2,91% có nghĩa là cứ đầu tư 100 đồng tài sản thì sẽ thu được 2,91 đồng lợi nhuận. Sau đó năm 2012 giảm xuống còn 2,23% và năm 2013 ROA tăng lên giữ ở mưc 2,54%. Theo quy định, thì giá trị ROA cần đạt tối thiểu là 1%. Như vậy mặc dù ROA của chi nhánh có biến động lên xuống nhưng vẫn duy trì giá trị ở mức cao. Và để thấy rõ sự tác động của các nhân tố đến sự biến động của ROA, ta sẽ sử dụng phương pháp Dupont để phân tích: Đặt TP: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu TA: Vòng quay tổng tài sản Ta có: ROA= TP + TA Vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn từ đó tiến hành tính toán để đưa ra mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu ROA của chi nhánh trong 3 năm 2011-2013 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 59 Bảng 2.16: Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA Năm (So sánh) Biến động ROA Mức ảnh hưởng của các nhân tố TP TA 2012/2011 Biến động tuyệt đối -0,68% -0,35% -0,33% Biến động tương đối -23,42% -11,99% -11,43% 2013/2012 Biến động tuyệt đối 0,31% 0,12% 0,19% Biến động tương đối 14,05% 5,35% 8,70% Qua bảng số liệu ta có thể nhận xét về biến động của chỉ tiêu ROA như sau: - So với năm 2011, chỉ tiêu ROA năm 2012 giảm 0,68% tương ứng giảm đi 23,42% về mặt tương đối là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: +Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2012 giảm 11,99% làm cho ROA giảm bớt 0,35 (%) +Vòng quay tổng tài sản năm 2012 giảm 11,43% làm cho ROA giảm bớt 0,33 (%) - So với năm 2012, chỉ tiêu ROA năm 2012 tăng 0,31 (%) tương ứng tăng 14,05% về mặt tương đối là so ảnh hưởng của 2 nhân tố: +Nhờ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2013 tăng 5,35% nên ROA tăng thêm 0,12(%) +Vòng quay tổng tài sản năm 2013 tăng 0,19% nên ROA tăng thêm 0,19% Như vậy cả 2 chỉ tiêu là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vòng quay tổng tài sản đều có tác động đến chỉ tiêu ROA. Hai chi tiêu này càng cao càng cho thấy hiệu quả hoạt động NH càng hiệu quả do đó việc tăng lên của hai nhân tố đó năm 2013 làm cho ROA tăng lên là tín hiệu tốt đối với chi nhánh Vietcombank Huế.Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 60 2.4. Đánh giá chung về tình hình tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Huế trong giai đoạn 2011-2013 Bảng 2.17: Hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính Vietcombank Huế giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT Tiêu chuẩn 2011 2012 2013 I. Khả năng thanh khoản 1. Tỷ số tài sản động % 20-30 5,21 5,25 5,10 2.Hệ số đảm bảo tiền gửi % 30 -45. 6,95 6,71 6,53 3.Tỷ số năng lực tín dụng % <65 46,61 42,38 49,95 II. Tỷ số hoạt động 1. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn % 33,21 18,34 0,97 2. Tỷ lệ vốn huy động % 70-80 75,04 78,28 78,13 3.Tốc độ tăng trưởng tín dụng % -8,72 3,13 19,22 4.Tỷ lệ nợ quá hạn % <=5 0,23 0,37 0,35 5.Tỷ lệ nợ xấu % <=1,5 1,70 2,34 2,52 6.Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng % 1,95 2,12 2,32 III. Khả năng sinh lời 1.NIM % 3-5 4,36 4,40 4,11 2.NNIM % -1,45 -2,17 -1,57 3.Tỷ lệ hiệu quả hoạt động % 55-60 75,50 78,44 77,29 4.ROA % >1 2,91 2,23 2,54 Tuy trong giai đoạn 2011-2013, hoạt động ngành NH gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng nhìn chung các chỉ tiêu tài chính của chi nhánh Vietcombank Huế vẫn được duy trì ở mức hợp lý và có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Về cơ cấu tài sản và nguồn vốn, mặc dù có sự tăng giảm về mặt tuyệt đối của các khoản mục qua các năm nhưng về cơ bản tỷ trọng của của các khoản mục trong cơ cấu vẫn được được chi nhánh cố gắng duy trì ở mức ổn định, không có sự biến động quá lớn làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ cấu tài sản, nguồn vốn. Yếu tố này giúp chi nhánh dễ dàng kiểm soát được khả năng nội tại của mình và dễ dàng hơn trong việc hoạch định các kế hoạch trong tương lai. Trong đó có một số điểm đáng lưu ý là: trong Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 61 cơ cấu tài sản tỷ trọng cho vay khách hàng vẫn còn thấp so với tiềm lực của chi nhánh trong khi đó khoản mục tài sản khác lại chiếm tỷ trọng khá cao do đó phải có sự điều chỉnh sao cho 2 khoản mục này ở mức hợp lý. Đối với cơ cấu cấu nguồn vốn, tỷ trọng của nợ phải trả chiếm mức cao đồng nghĩa với chi nhánh có xu hưởng sử dụng đòn bẩy tài chính khá nhiều. Nếu sử dụng không hiệu quả thì sẽ là làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của chi nhánh. Xét về hoạt động kinh doanh, điều đáng chú ý là lợi nhuận của chi nhánh tăng trưởng khá đều đặn ngay cả khi nền kinh vẫn chưa hoàn toàn phục hồi và hầu như các ngành nghề kinh doanh đều hoạt động rất khó khăn. Điều này chứng tỏ, với những thế mạnh vốn có, Vietcombank Huế đã rất linh động điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình để đạt được mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, điều bất cập là trong cơ cấu thu nhập cũng như chi phí của chi nhánh tỷ trọng từ nguồn hoạt động tín dụng còn rất cao cho thấy kết quả kinh doanh của chi nhánh rất phụ thuộc vào hoạt động đầy rủi ro này trong khi đó mảng kinh doanh phi tín dụng lại chiếm tỷ trọng khá thấp và lợi nhuận thu về lại âm chứng tỏ mảng kinh doanh này vẫn chưa được chi nhánh đầu tư chú trọng.. Về khả năng thanh khoản, theo như phân tích thì khả năng thanh khoản của chi nhánh còn thấp nguyên nhân chủ quan là do chi nhánh tận dụng tối đa nguồn lực để phục vụ cho hoạt động của mình vì Vietcombank Huế thế mạnh là bán buôn nên cần nguồn vốn lớn, thêm vào đó là tâm lý còn ỷ lại vào nguồn vốn có thể huy động tức thời từ hội sở nên các chỉ tiêu về thanh khoản vẫn chưa được đảm bảo theo quy định. Trong khi tốc độ tăng trưởng huy động vốn có xu hướng giảm đáng kể thì tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh lại biến động theo chiều hướng tăng. Đây là kết quả tất yếu của chủ trương điều chỉnh giảm lãi suất cho vay và huy động của NHNN. Việc mạnh dạn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng đòi hỏi việc kiểm soát tỷ lê quá hạn và tỷ lệ nợ xấu là vô cùng cần thiết. Vietcombank Huế đã thực hiện tốt công tác này bằng chứng là các chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu mặc dù có biến động nhưng vẫn được kiểm soát ở mức độ chấp nhận được. Bên cạnh đó, các quỹ dự phòng rủi ro tín dụng vẫn được trích lập đầy đủ để đảm bảo cho chi nhánh có thể ứng phó kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 62 Khả năng sinh lời của chi nhánh khá cao, các chỉ số đều ở mức tốt ngoại trừ NNIM vẫn còn ở mức âm. Trong tương lai, bên cạnh phát huy các thế mạnh của mình, chi nhánh cũng cần phải nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm phi tín dụng phù hợp với thị trường Huế để nâng cao hơn khả năng sinh lời của chi nhánh. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 63 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH HUẾ 3.1.Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tài chính của chi nhánh trong tương lai 3.1.1. Định hướng phát triển chung của Vietcombank Mục tiêu của Vietcombank trong thời gian sắp tới là phát triển và mở rộng hoạt động để trở thành Tập đoàn Ngân hàng tài chính đa năng có sức ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế. Tiếp tục khẳng định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh lõi của Vietcombank là hoạt động NHTM dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao và quản trị theo chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, tiếp tục củng cố phát triển bán buôn, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ làm cơ sở nền tảng phát triển bền vững, duy trì và mở rộng thị trường hiện có trong nước và phát triển ra thị trường nước ngoài. Ngoài ra, ngân hàng chú trọng mở rộng và đẩy mạnh một cách phù hợp các lĩnh vực Ngân hàng đầu tư (tư vấn, môi giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư); dịch vụ bảo hiểm; các dịch vụ tài chính và phi tài chính khác, bao gồm cả bất động sản thông qua liên doanh với các đối tác nước ngoài. 3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Vietcombank Huế. Để thực hiện được những mục tiêu trung dài hạn mà NH Vietcombank đã đề ra trong tương lai, đòi hỏi các chi nhánh phải nổ lực duy trì được tình hình tài chính của chi nhánh mình phải lành mạnh và chi nhánh Vietcombank Huế không phải là ngoại lệ. Dựa trên cơ sở tình hình tài chính đã được đánh giá từ những phân tích trên, các định hướng nâng cao hoạt động tài chính của Vietcombank Huế như sau: Đối với khả năng thanh khoản, được đánh giá là còn đang ở mức thấp và sẽ tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho chi nhánh nếu tình trạng này còn tiếp diễn trong tương lai. Do đó, trước hết phải có giải pháp nâng cao khả năng thanh khoản cho ngân hàng nhưng ở mức hợp lý để tránh tình trạng vốn của chi nhánh bị ứ đọng bằng cách nâng tổng tài sản của ngân hàng kết hợp với nâng tỷ trọng tài sản động trong cơ cấu tổng tài sản. Đối với khả năng hoạt động, hai hoạt động cơ bản của ngân hàng là huy động vốn và tín dụng đặc biệt chú trọng phát triển để đạt được những mục tiêu tăng trưởng đề ra. Trong đó, hoạt động tín dụng phát triển phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 64 tín dụng để góp phần giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu từ đó giảm được chi phí trích lập các quỹ dự phòng tín dụng. Đối với khả năng sinh lời, để các tỷ số trong phần phân tích khả năng sinh lợi ở mức hợp lý và tốt thì cần phải tăng lợi nhuận ròng của chi nhánh tức là tăng cả thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi. Trong đó, thu nhập ngoài lãi cần phải được nâng lên để chỉ số NNIM không còn rơi vào tình trạng âm như hiện tại. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của chi nhánh 3.2.1. Giải pháp nâng cao khả năng thanh khoản Chi nhánh cần phải có bộ phận quản trị thanh khoản riêng để nắm bắt, đưa ra những chiến lược quản trị thanh khoản phù hợp với từng giai đoạn nhằm điều chỉnh những tài sản thanh khoản của mình sao cho không chỉ phù hợp với nhu cầu rút tiền mặt thường xuyên của khách hàng mà còn có khả năng đối phó với những nhu cầu bất thường tiềm ẩn trong cơ cấu vốn huy động hiện tại. Bên cạnh đó, để nắm bắt được rõ nhu cầu rút tiền của mỗi khách hàng đặc biết là những khách hàng với số dư tài khoản lớn thì việc duy trì mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần phải định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng nhằm tăng cười mối quan hệ với những khách hàng quan trọng, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống khách hàng VIP của chi nhánh nhằm khoanh vùng nhóm khách hàng để có điều kiện quan tâm và phục vụ tốt hơn. Thực hiện được nguyên tắc này cho phép chi nhánh hoạch định đón đầu để xử lý hiệu quả hơn phần thanh khoản thặng dư hay thâm hụt có thể sẽ xuất hiện. Ngoài ra, chi nhánh cũng cần tổ chức tốt khâu phân tích và dự báo thị trường, đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong từng quy trình nghiệp vụ để triển khai kịp thời các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro. Cùng với đó, gia tăng tính liên kết, thống nhất giữa các NHTM để bảo đảm an toàn thanh toán, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Ðây là một vấn đề quan trọng nhằm giúp các ngân hàng có thể hỗ trợ nhau trong những lúc khó khăn không chỉ về thanh khoản, tránh những sự cạnh tranh không lành mạnh. Còn để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, các ngân hàng cần thực hiện việc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn. Thực Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 65 hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Các ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại NHNN và các tài sản có tính lỏng cao khác) bảo đảm duy trì dự trữ bắt buộc của NHNN và để đối phó với các dòng tiền đi ra. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay (nhất là trung, dài hạn) theo lãi suất thị trường để không xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền, rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn. 3.2.2. Giải pháp nâng cao khả năng hoạt động Nâng cao khả năng hoạt động là tăng cường hoạt động huy động vốn, nâng mức tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng và nổ lực giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu. Các giải pháp được đề xuất như sau: - Tăng cường khả năng huy động vốn Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn để khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Riêng đối với những tiền gửi tiết kiệm truyền thống, cần có những sửa đổi theo hướng linh hoạt cho phép khách hàng rút tiền trước hạn ở một hạn mức nào đó, trả lãi định kỳ đối với những món tiền gửi lớn, khách hàng được lựa chọn kỳ hạn bất kỳ trong giới hạn kỳ hạn tối đa của ngân hàng. Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng: hiện nay lãi suất không còn là công cụ cạnh tranh hữu hiệu của các ngân hàng nữa. Vì vậy, việc áp dụng các chiến lược Marketing sao cho hiệu quả vào thời điểm này rất là quan trọng. Chẳng hạn như, thực hiện các chính sách khuyến mãi cho các khách hàng gửi tiền với số lượng lớn như quay số dự thưởng, bốc thăm may mắn. Tiếp tục duy trì các hoạt động xã hội vì cộng đồng trên địa bàn để nâng cao uy tín thương hiệu trong mọi tầng lớp nhân dân. Mở rộng thêm các chi nhánh và phòng giao dịch ở địa bàn Thừa Thiên Huế: để khuyến khích dân chúng giao dịch và gửi tiết kiệm nhiều hơn thì ngân hàng cần phải lưu ý bố trí mạng lưới các phòng giao dịch một cách thích hợp. Nghiên cứu, mở rộng thêm một số điểm giao dịch ở các thị trấn, thị xã tập trung đông dân cư như KCN Phú Bài, KCN Hương Sơ, để khai thác nguồn vốn từ những khu vực tiềm năng này đồng thời. Việc làm này giúp phục vụ khách hàng khi có nhu cầu mọi lúc mọi nơi, tạo thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch mà còn làm thay đổi được tập quán, thói quen cất Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 66 giữ tiền mặt của người dân. Ngoài ra còn tăng sự phổ biến thương hiệu của NH trên địa bàn. Thường xuyên đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng. Nhân tố con người có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đối với hoạt động vốn, con người là yếu tố không thể thiếu và quyết định nguồn vốn huy động về cả quy mô, cơ cấu và chất lượng. Vì họ chính là những người trực tiếp tiếp nhận, thuyết phục và giao dịch với khách hàng nên đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ chuyên môn cao, tình thần trách nhiệm trong công việc. Do đó hoạt động đào tạo, tập huấn những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ rất quan trọng. Nộ dung đào tạo cần chú trọng vào các kỹ năng mềm như kỹ năng bán hàng, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng xử lý tình huống,Thêm vào đó là rèn luyện cho các cán bộ phải có tác phong phục vụ khách hàng một các chuyên nghiệp ,tận tình và chu đáo. Ngoài ra, bộ phận nhân sự phải chú ý tuyển dụng và phân công lao động đúng người đúng việc nhằm phát huy năng suất lao động một cách tối đa. - Nâng mức tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng Hiện nay, do hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn còn trong tình trạng khó khăn nên việc đẩy tăng trưởng tín dụng nhằm vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp rất là rủi ro vì vậy để vẫn đảm bảo được tăng trưởng tín dụng nhưng giảm thiểu tối đa mức rủi ro thì bên cạnh cho vay doanh nghiệp chi nhánh cũng cần tập trung phát triển gói tín dụng tiêu dùng, cho vay nhỏ lẻ. Đây là mảng mà được các ngân hàng bán lẻ trên địa bàn khai thác khác khá triệt để. Mặc dù, về cơ bản các doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn nhưng đây là nguồn khách hàng chủ lực đối với một ngân hàng bán buôn như Vietcombank Huế. Vì vậy, ngân hàng phải có những biện pháp hỗ trợ tích cực đối với các doanh nghiệp để họ có thể tiếp cận một cách dễ dàng nhất đến vốn vay với lãi suất thấp nhất có thể. Bên cạnh đó, chi nhánh cần hỗ trợ doanh nghiệp hơn nữa trong việc tiếp cận nguồn vốn, tư vấn sử dụng nguồn vốn sao cho có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Điều này vừa có lợi cho cả doanh nghiệp và cho cả ngân hàng. Thực hiên quản lý dòng tiền khi tăng trưởng tín dụng. Đây là công việc quan trọng góp phần trong việc quản lý chất lượng của các khoản tín dụng. Mức tăng trưởng tăng bao nhiêu thì ngân hàng phải tự quyết định dựa trên năng lực tài chính của khách Trư ờ Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 67 hàng. Việc tăng trưởng hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn phải dựa trên sức khỏe tài chính lành mạnh của doanh nghiệp, vì khi một lượng vốn đổ ra ồ ạt, nếu không có sự quản lý chặt chẽ dòng tiền thì sẽ rất rủi ro. Ðây cũng là yếu tố quan trọng vừa nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy vốn đúng địa chỉ vừa kiểm soát được rủi ro. - Giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu Trước tiên, chi nhánh cần phải thực hiện kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện pháp xử lý nếu KH sử dụng vốn sai mục đích. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngân hàng. Bên cạnh đó, NH cần tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao khách hàng lại chậm trả nợ. Nếu do những nguyên nhân khách quan bất khả kháng như do tình hình kinh tế biến động, thiên tai, thì NH có thể tiến hành gia hạn thời hạn trả nợ hoặc cho vay thêm hỗ trợ cho khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn tạm thời nhằm tránh nhảy nhóm nợ. Đối với những khoản nợ quá hạn chắc chắn không thu hồi được thì cần tiến hành ngay công tác xiết nợ và xử lý tài sản đảm bảo để bảo toàn vốn. Ngoài ra, cần nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng , đặc biệt là thẩm định tư cách khách hàng vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng. 3.2.3. Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời Để nâng cao khả năng sinh lời thì biện pháp hữu hiệu chính là tìm cách gia tăng lợi nhuận tức là gia tăng doanh thu và giảm thiểu tối đa mọi chi phí. Nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng do đó để gia tăng doanh thu thì nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của các khoản tín dụng. Đồng thời phải có những chiến lược để tăng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng. Để làm được những mục tiêu trên chi nhánh cần phải thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn và nâng mức tăng trưởng tín dụng như đã được nêu ở phần trên. Ngoài ra, chi nhánh cũng cần phải nghiên cứu tăng tính hiệu quả trong kinh doanh các sản phẩm phi tín dụng của ngân hàng như dịch vụ thẻ, bao thanh toán, chiết khấu giấy tờ có giá. Cụ thể là phải tiến hành giới thiệu, giải thích các tiện ích mà những dịch vụ này mang lại đồng thời hạn chế những rủi ro trong các dịch vụ phi tín dụng để dần dần xóa bỏ thói quen sử dụng tiền mặt của người dân. Thêm vào đó, cần Trư Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 68 đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ phi tín dụng cung cấp trên thị trường theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống, phát triển các dịch vụ mới. Trong đó, đối với dịch vụ phi tín dụng mới, thì cần nâng cao năng lực marketing ngân hàng, giúp các doanh nghiệp và công chúng hiểu biết, tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các dịch vụ ngân hàng. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 69 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận Trong bối cảnh nền kinh tế còn phải đối mặt với nhiều khó khăn ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Huế đã nổ lực thực hiện tốt vai trò điều hòa vốn trên địa bàn, đạt được thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh xứng đáng với thương hiệu ngân hàng Vietcombank-một trong những NH nòng cốt trong hệ thống. Thông qua việc phân tích tính hình tài chính tại chi nhánh Vietcombank Huế qua 3 năm 2011-2013 có thể rút ra nhận xét rằng: tình hình tài chính của chi nhánh tương đối lành mạnh, cơ cấu nguồn vốn, tài sản hợp lý, các chỉ số tài chính có xu hướng biến động tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế còn tồn tại là khả năng thanh khoản chi nhánh còn kém, nợ xấu vẫn còn tồn tại, tỷ lệ nợ xấu có giảm nhưng vẫn chưa đáng kể. Chi nhánh cần tiếp tục phát huy các điểm mạnh và xem xét lại các mặt còn hạn chế của NH mình để đưa ra những kế hoạch kinh doanh phù hợp trong tương lai. Tóm lại, khóa luận đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra về hệ thống hóa lại các cơ sở lý luận về phân tích tài chính trong NHTM, từ đó đánh giá thực trạng tình hình tài chính trên cơ sở lý thuyết và tìm hiểu thực tế tại NH ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Huế. Trong quá trình phân tích, bên cạnh các chỉ tiêu cơ bản khóa luận còn kết hợp một số hệ thống cũng như mô hình phân tích tài chính khác để áp dụng vào đề tài, giúp có người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình tài chính của chi nhánh. 2. Hạn chế và hướng mở rộng đề tài Tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan về mặt thời gian, quy mô giới hạn của đề tài cũng như chưa có điều kiện tiếp cận sâu vào tìm hiểu các hoạt động của NH, đồng thời phân tích tài chính cũng là một lĩnh vực rộng, thời gian tiếp cận chưa thực sự nhiều nên bài đề tài vẫn còn một số hạn chế không thể tránh khỏi. Trong thời gian tới, để đề tài hoàn thiện hơn, tôi xin đề xuất một số nội dung để mở rộng đề tài như sau: - Cần tìm hiểu, thu thập thêm thông tin, số liệu của các đối thủ cạnh tranh trong ngành đồng thời tính toán thêm các chỉ số bình quân ngành để có sự đối chiếu so sánh đưa ra những nhận xét mang tính toàn diện hơn. Trư ờn Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 70 - Sử dụng thêm một số chỉ tiêu để làm rõ hơn kết quả phân tích nếu điều kiện thu thập số liệu cho phép. - Khi phân tích cần xem xét đến yếu tố rủi ro có thể xảy ra và căn cứ vào đó để đưa ra các dự báo tài chính thích hợp. Mong rằng những đề tài tiếp với chủ đề tương tự sẽ khắc phục được những hạn chế trên và làm cho bài khóa luận được rõ ràng, minh bạch hơn. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính trong Ngân hàng, xem ngày 05/02/2014 [2]ThS. Trịnh Việt Dũng, Mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng Việt Nam, xem ngày 15/04/2014 < trong-nganh-ngan-hang-viet-nam-n20090413091221769.htm> [3]Minh Đức (2010), Phân loại nợ xấu của Vietcombank: Hiểu thế nào?, Báo điện tử Thời báo Kinh tế Việt Nam Vneconomy < vietcombank-hieu-the-nao.htm> [4] Nguyễn Thị Diệu Hoa (2012), Vận dụng mô hình Camel phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Huế, Đại học Phú Xuân [5] Nguyễn Minh Kiều, Phân tích tài chính, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright 2007-2008 [6] Võ Trần Kiều Nhi (2012), Phân tích tình hình tài chính đối với ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Huế, Đại học kinh tế Huế. [7] Nguyễn Văn Thi (2009), Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ, Đại học Cần Thơ. [8] Công ty TNHH KPMG (2013), Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam năm 2013 Phòng phân tích Công ty chứng khoán VCBS (2014), Báo cáo triển vọng 2014, Công ty chứng khoán Vietcombank. [9] Thông tư 49/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng nhà nước, Bộ tài chính ban hành ngày 03 tháng 6 năm 2004. [10] Thông tư 13/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày ngày 20 tháng 05 năm 2010 Trư ờ g Đạ i ọ c K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn 72 [11] Vietinbank, Cách tính chỉ số tài chính của Vietinbank, Website Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam [12] Vietinbank (2012), Phân tích ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Website Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Tài liệu nước ngoài: [13] Ron Best, Bank Financial Analysis, Department of Accounting and Finance Richards College of Business University of West Georgia [14] Meeru Bhati, Project report on “A Comprehensive Study On Financial Analysis” of HDFC Bank Kurukshetra, Kurukshetra University [15] Gaurav Narang, Project report on Financial Analysis of ICICI Bank, Government College, Dharamshala, Himachal Pradesh Thông tin từ các website: [16] [17] [18] [19] [20]https://www.wikipedia.org/ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn PHỤ LỤC BẢNG 1: TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (ĐVT: Triệu đồng) 2010 2011 2012 2013 I - Thu từ lãi 203.186,18 373.637,27 374.879,72 381.351,79 1- Thu lãi cho vay 161.514,34 233.988,50 184.126,33 140.080,43 2- Thu lãi tien gui 39.574,66 135.501,16 187.079,22 236.647,81 3. Thu khác về hoạt động tín dụng 2.097,17 4.147,62 3.674,17 4.623,55 II - Chi trả lãi 120.148,34 227.272,34 207.281,80 223.126,18 1- Chi trả lãi tiền gửi 108.320,71 184.123,85 192.299,45 215.299,94 2- Chi trả lãi tiền vay 11.598,11 42.980,00 14.980,23 7.824,65 3- Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá 229,52 168,49 2,12 1,59 III – Thu nhập từ lãi thu nhập lãi ròng (I-II) 83.037,84 146.364,93 167.597,92 158.225,61 IV - Thu ngoài lãi 23.947,79 25.021,27 18.616,88 49.553,67 1- Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 781,48 900,73 953,62 - 2- Thu phí dịch vụ thanh toán 5.809,56 7.195,28 6.301,07 9.010,12 3- Thu phí dịch vụ ngân quỹ 934,82 1.341,56 1.285,55 1.422,37 5- Lãi từ kinh donh ngoại hối 10.140,99 9.569,00 4.165,53 4.898,52 7- Thu từ các dịch vụ khác 2.806,01 3.215,00 1.950,00 2.374,57 8-Các khoản thu nhập bất thường 3.474,94 2.799,69 3.961,11 31.848,10 V - Chi phí ngoài lãi 38.889,47 73.733,04 101.379,79 109.907,92 1- Chi khác về hoạt động huy động vốn 418,19 8.684,14 41.972,00 11.830,57 2- Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 184,93 264,92 479,79 568,99 5- Chi về hoạt động khác 320,27 13.655,13 625,55 745,30 6- Chi nộp thuế 1.538,90 1.309,77 990,60 1.012,56 7- Chi nộp các khoản phí và lệ phí 10,72 12,72 14,70 29,51 8- Chi phí cho nhân viên 22.543,87 26.268,59 27.985,62 36.692,56 9- Chi hoạt động quản lý và 6.853,63 7.959,31 8.358,13 9.924,28 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn công cụ 10- Chi khấu hao cơ bản TSCĐ 4.058,04 4.526,98 4.887,24 4.119,96 11- Chi khác về tài sản 1.731,36 2.829,37 2.991,24 3.878,11 13- Chi nộp phí bảo hiểm, BHTG, bồi thường BHTG 1.224,93 1.582,11 1.980,92 2.416,75 14- Chi bất thường khác 4,62 6.640,00 11.094,00 38.689,32 VI - Thu nhập ngoài lãi (IV- V) (14.941,67) (48.711,77) (82.762,91) (60.354,25) VII - Thu nhập trước thuế (III+VI) 68.096,16 97.653,16 84.835,01 97.871,36 IX – Thu nhập sau thuế (VII-VIII) 68.096,16 97.653,16 84.835,01 97.871,36 (Nguồn: Phòng kế toán Vietcombank Huế) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Văn Liêm SVTH: Phan Thị Thanh Nhơn BẢNG 2: TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN (ĐVT: Tỷ đồng) 2010 2011 2012 2013 A. TÀI SẢN I. Tiền mặt 53,92 105,00 113,00 105,13 II. gửi tại NHNN 15,56 70,00 87,00 91,51 III. Quan hệ tín dụng với khách hàng 1.714,00 1.564,00 1.613,00 1.861,00 IV. Sử dụng vốn khác 40,44 58,00 75,00 50,00 V. Tài sản cố định 12,44 17,00 25,00 29,89 VI. Quan hệ trong hệ thống 696,86 1.543,00 1.895,00 1.714,54 TỔNG TÀI SẢN 2.533,23 3.357,00 3.808,00 3.852,07 B. NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU Nợ phải trả 2.381,90 3.207,00 3.594,27 3.627,32 I. Tiền gửi các TCTD 10,22 6,00 5,12 11,32 II. huy động từ khách hàng 1.891,00 2.519,00 2.981,00 3.010,00 III.VCB phát hành kỳ phiếu, trái phiếu 8,87 3,20 0,15 - IV. Quan hệ trong hệ thống 403,69 482,00 318,00 275,00 V. Nguồn vốn khác 68,12 196,80 290,00 331,00 Vốn và các quỹ 151,33 150,00 213,73 224,82 I. Lợi nhuận năm 112,10 125,14 119,30 24,77 II. Các quỹ dự trữ 39,23 24,86 94,43 200,05 TỔNG NPT VÀ VCSH 2.533,23 3.357,00 3.808,00 3.852,14 (Nguồn: Phòng kế toán Vietcombank Huế)Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhon_2962.pdf
Luận văn liên quan