Qua quá trình tìm hiểu thực trạng và so sánh hoạt động cho vay của hai ngân
hàng LienVietPostBank và TechcomBank đối với loại hình DN VVN cho thấy mặc dù
có nhiều sự khác nhau về phương thức và tỷ trọng cho vay nhưng đều coi D NVVN là
thị trường khách hàng tiềm năng trong tương lai phát triển ngành NH tại Việt N am và
có sự tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, một thực t rạng đó là các DN VVN vẫn còn
đang hết sức khó khăn để tiếp cận nguồn vốn vay với các NH TM. Việc mở rộng và
nâng cao tính hiệu quả hoạt động cho vay D NVVN là một vấn đề cần được hai ngân
hàng LienVietPostBank và TechcomBank nói riêng và các ngân hàng thương mại nói
chung định hướng nghiên cứu phát triển để giúp tháo gỡ khó khăn về vốn và tạo công
ăn việc làm cho các D NVVN .
31 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2539 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích và so sánh hoạt động cho vay DNVVN tại hai ngân hàng Lienvietpostbank và Techcombank. Phân tích khó khăn và thuận lợi của ngân hàng khi cho vay đối tượng này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
niệm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại là nghiệp vụ tín dụng trong đó
ngân hàng cam kết giao cho người đi vay 1 khoản tiền và người đi vay cam kết sẽ
hoàn trả sau thời gian nhất định, giá trị hoàn trả lớn hơn giá trị khoản vay, phần chênh
lệch đó được gọi là lãi vay. Lãi cho vay tỷ lệ với số lượng và thời hạn cho vay.
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 5
Cho vay DNVVN là việc ngân hàng cung cấp nguồn tài chính cho khách hàng là
các DNVVN, trong đó DNVVN phải hoàn trả cho ngân hàng cả gốc và lãi sau một
khoảng thời gian xác định với mức lãi suất đã thoả thuận.
1.2.2. Quy trình cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng
thương mại
+ Tiếp nhận yêu cầu vay vốn. + Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng
+ Phê duyệt cho vay + Kiểm tra và xử lý nợ vay
+ Tất toán và thanh lý hợp đồng.
1.2.3. Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại đối với DNVVN
Ngân hàng thương mại là kênh dẫn vốn quan trọng bậc nhất đối với DNVVN.
- Cho vay của ngân hàng thương mại đảm bảo cho DNVVN có thể vận hành liên tục.
- Cho vay của ngân hàng thương mại đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng vốn một
cách hiệu quả hơn.
- Cho vay của ngân hàng giúp doanh nghiệp hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho mình.
1.3. Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.3.1. Sự cần thiết của việc mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.3.1.2 Tiềm năng tín dụng lớn: DNVVN chiếm một tỷ trọng khá lớn trong khối
doanh nghiệp nhưng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng vô cùng hạn chế (khoảng
30% DNVVN tiếp cận được vốn vay ngân hàng).
1.3.1.2 Những ưu điểm của việc mở rộng tín dụng cho DNVVN
Giá trị của khoản vay của các DNVVN thường không quá lớn và đa dạng về
ngành nghê, vì thế đảm bảo rủi ro được phân tán. Mở rộng tín dụng làm gia tăng lợi
nhuận cho NH, quan hệ với các DN thuộc nhiều thành phần kinh tế, tăng khả năng
cạnh tranh, mở rộng thị phần và uy tín của NH.
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
của ngân hàng thương mại.
1.3.2.1 Phía doanh nghiệp:
Tình hình tài chính của doanh nghiệp: lợi nhuận tốt, lưu chuyển vốn nhanh,
hàng tồn kho ứ đọng ít, dòng tiền lưu chuyển tốt … là các chỉ tiêu chứng minh sức
khoẻ của DN và khả năng chi trả nợ khi NH cấp tín dụng cho DN.
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 6
Kế hoạch sử dụng vốn: xem xét phương án, dự án kinh doanh về tính xác thực
và hiệu quả. Ngân hàng sẽ từ chối cấp tín dụng nếu DN không có phương án sử dụng
vốn hiệu quả và không chứng minh đúng mục đích sử dụng vốn.
Tài sản đảm bảo: nhằm giảm thiểu rủi ro, giúp ngân hàng thu lại vốn và lãi
khi DN làm ăn kinh doanh không hiệu quả và không có khả năng trả nợ. Chủ yếu đảm
bảo bởi quyền sử dụng đất, tài sản cố định. Giá trị món vay được ngân hàng tính trên
giá trị tài sản đảm bảo và mức độ rủi ro tín dụng của doanh nghiệp.
1.3.2.2 Phía ngân hàng thương mại:
Chính sách và quy trình tín dụng: Tuỳ thuộc vào chiến lược kinh doanh mà
ngân hàng đưa ra các hạn mức tín dụng, chính sách lãi suất, đánh giá rủi ro xếp hạng
tín dụng cho mỗi đối tượng khách hàng khác nhau. Quy trình tín dụng của N HTM cần
gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo an toàn và tạo ra cơ sở chắc chắn để lựa chọn những
phương án đầu tư hiệu quả.
Tổng nguồn vốn huy động: Sự ổn định của nguồn huy động có ý nghĩa vô
cùng quan trọng, khi nguồn huy động không lớn NH không thể mở rộng cho vay, và
không thể cho vay các món trung dài hạn khi nguồn huy động chủ yếu là ngắn hạn.
Trình động công nghệ thông tin: Bất kể trong hoạt động ngành nghề nào,
công nghệ thông tin luôn là yếu tố được chú trọng. Đặc biệt trong ngành ngân hàng,
khả năng tổng hợp thông tin, cất trữ, lưu giữ thông tin về khách hàng mang lại cho
ngân hàng những đánh giá chính xác và thực chất nhất về lịch sử thói quen giao dịch
của khách hàng, đánh giá rủi ro.
1.3.3.3 Phía môi trường pháp lý và tình hình kinh tế xã hội
Tất cả các hoạt động của NHTM và các doanh nghiệp đều chịu sự kiểm soát chặt
chẽ của NHTW và Chính phủ thông qua các chính sách tiền tê : tỷ lệ dữ trữ bắt buộc,
lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, các nghiệp vụ thị trường mở…. ảnh hưởng rất
lớn tới việc mở rộng quy mô hoạt động cho vay của mỗi ngân hàng.
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 7
PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY DNVVN TẠI
NGÂN HÀNG LIENVIETPOSTBANK VÀ TECHCOMBANK
2.1. THỰC TRẠNG CHO VAY DNVVN NH LIENVIETPOSTBANK
2.1.1. Giới thiệu về N H Lienvietpostbank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền
thân là Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) và Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam là
cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank. Các cổ đông sáng lập: Công ty Cổ phần Him
Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không
sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Các cổ đông và đối tác chiến lược của
LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt
Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công
ty Oracle Financial Services Software Limited…
Hiện nay, với số vốn điều lệ 6460 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là 1 trong 10
Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. LienVietPostBank định
hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch,
gắn xã hội trong kinh doanh.
2.1.2. Các sản phẩm tín dụng:
Với định hướng, DNVVN là đối tượng khách hàng mục tiêu trong chiến lược
kinh doanh dài hạn của mình, LienVietPostbank tiếp tục phát triển đa dạng hoá các
gói sản phẩm tiện ích cho vay cùng với đó là chính sách lãi suất linh hoạt, những ưu
đãi để giúp cho DNVVN dễ tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng
- Tài trợ vốn lưu động, đối với sản phẩm này thì thời hạn vay vốn của các SM ES
không quá 12 tháng, tỷ lệ cho vay tối đa 80% nhu cầu của phương án và tỷ lệ cho vay
tối đa 95% giá trị tài sản đảm bảo, thời gian xử lý khoản vay không quá 5 ngày làm
việc.
- Cho vay mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, với tỷ lệ cho vay tối đa 80%
nhu cầu vốn của dự án, thời gian vay tối đa là 5 năm, trả nợ gốc 6 tháng/ lần (nếu
khoản vay không quá 24 tháng) hoặc trả góp định kỳ tháng theo quy định, thủ tục vay
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 8
vốn đơn giản, thời gian xử lý khoản vay nhanh chóng (không quá 2 tuần kể từ khi
LienVietPostBank nhận đủ hồ sơ cần thiết).
- Hạn mức tín dụng ngắn hạn, Ngân hàng LienVietPostBank cung cấp giải pháp
hữu hiệu đối với các SMES cần dòng vốn lưu động ổn định cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, bảo đảm ổn định nguồn vốn sản xuất - kinh doanh thường xuyên, tiết
kiệm thời gian và công sức vì không phải chuẩn bị hồ sơ cấp vốn nhiều lần, điều kiện
và thủ tục giải ngân đơn giản, nhanh chóng.
- Sản phẩm mua nợ: “Mua nợ" là việc Ngân hàng Bưu điện Liên Việt mua lại
các khoản nợ của Khách hàng từ các tổ chức tín dụng khác được thành lập và hoạt
động theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, với các điều kiện như:
+ Bên bán nợ, Bên nợ, Khoản nợ và Tài sản đảm bảo đáp ứng điều kiện theo
quy định của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt tại sản phẩm “Mua Nợ”,
+ Mua nợ không bao gồm việc mua lại các nghĩa vụ trả thay trong bảo lãnh, các
khoản nợ quá hạn.
+ Trường hợp phát sinh giao dịch Mua nợ tại Phòng Giao dịch thì được chuyển
về Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh để thực hiện
- Tài trợ dự án: Với sản phẩm này LienVietPostBank sẽ là đối tác chính tin cậy
của các SM ES, hợp tác cùng các Doanh nghiệp để thực hiện những dự án đầu tư hiệu
quả.
+ Tỷ lệ cho vay, tối đa 80% nhu cầu vốn của dự án, và cho vay tối đa 95 giá trị
tài sản bảo đảm
+ Thời hạn vay vốn: trung hạn và dài hạn
+ Tài sản đảm bảo tiền vay: Linh hoạt, có thể đảm bảo khoản vay bằng chính
tài sản, giá trị hình thành trong dự án hoặc các quyền lợi phát sinh từ dự án.
+ Các dịch vụ đi kèm trọn gói theo tiến trình dự án như: Phát hành các bảo
lãnh, ứng trước tài chính, thanh toán trong và ngoài nước, quản lý và tối đa hoá lợi
nhuận từ các khoản tài chính nhàn rỗi hay sinh ra từ dự án…
- Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất: Là hình thức cấp tín dụng cho khách hàng
Doanh nghiệp xuất khẩu theo phương thức L/C hoặc mở thu kèm chứng từ bằng cách
chiết khấu bộ chứng từ của lô hàng xuất khẩu.
+ Hình thức chiết khấu là chiết khấu có truy đòi
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 9
+ Thời hạn chiết khấu tối đa: Với L/C trả ngay là 30 ngày, với L/C trả chậm,
thời hạn tối đa bằng thời gian thanh toán còn lại của bộ chứng từ cộng them 30 ngày,
với phương thức D/P thời gian chiết khấu tối đa là 60 ngày kể từ ngày
LienVietPostBank chiết khấu, còn với phương án D/A thời hạn chiết khấu tối đa là
thời hạn còn lại của bộ chứng từ (tính từ ngày LienVietPostBank chiết khấu bộ chứng
từ) cộng them 30 ngày
+ Tỷ lệ chiết khấu tối đa với mức 100% giá trị còn lại của bộ chứng từ..
- Cho vay mua xa ô tô: Khách hàng có nhu cầu vay vốn để mua xe ô tô làm
phương tiện đi lại, phương tiện vận tải phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ phù hợp với ngành nghề kinh doanh theo quy định của Pháp luật.
+ Áp dụng với việc mua xe ô tô phục vụ cho mục đích đi lại, mục đích kinh
doanh, mua xe đối với các loại xe mới, cũ đã qua sử dụng, loại xe du lịch, xe vẫn tải
và xe chuyên dụng..
+ Với mức vay tối đa là 100% giá trị (đối với khách hàng có them TSBĐ khác
ngoài xe mua)
+ Phương thức trả nợ: Nợ gốc trả đều hàng tháng hoặc trả theo phân đoạn thời
hạn, tùy từng trường hợp cụ thể, Lãi trả hàng tháng, hàng quý hoặc cùng kỳ trả nợ gốc
theo dư nợ gốc giảm dần.
2.1.3. Quy trình cho vay DNVVN
Giai đoạn 1: Tìm kiếm Khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và lập tờ trình.
Bước 1: Tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu của Khách hàng
- CVKH là đầu mối tìm kiếm, tiếp xúc, tìm hiểu, khai thác và tiếp nhận nhu cầu
vay vốn của K hách hàng.
- Căn cứ theo nhu cầu vay vốn của K hách hàng, CVKH tư vấn, hướng dẫn
Khách hàng chuẩn bị các hồ sơ đề nghị vay vốn theo quy định.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của Khách hàng
- CVKH thực hiện tiếp nhận và kiểm tra Hồ sơ Khách hàng, bao gồm: Hồ sơ
pháp lý, Hồ sơ tài chính, Hồ sơ vay vốn, Hồ sơ Tài sản bảo đảm và Hồ sơ khắc phục
vụ cho việc thẩm định khoản vay (nếu có).
Bước 3: Thẩm định tín dụng và lập tờ trình thẩm định
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 10
- Thẩm định Khách hàng và phương án vay vốn.
+ Thẩm định các nội dung: Hồ sơ, địa chỉ Khách hàng, thẩm định TSBĐ của Tổ
định giá, Thông tin tra cứu CIC, tình hình quan hệ tín dụng của Khách hàng.
+ Căn cứ vào các thông tin thu thập, tùy theo loại hình cho vay, CVKH tiến hành
xếp hạng tín dụng nội bộ đối với Khách hàng.
- Thẩm định tài sản bảo đảm.
Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ Khách hàng: Nếu phương án vay vốn của Khách
hàng được đảm bảo một phần hoặc toàn bộ bằng TSBĐ có thể định giá được tại thời
điểm xét duyệt, thẩm định; CVKH lập, trình Lãnh đạo PKH ký Giấy đề nghị thẩm
định TSBĐ.
Giai đoạn 2: Phê duyệt cho vay và thông báo kết quả phê duyệt
Bước 4: Phê duyệt cho vay: Sau khi Lãnh đạo PKH ký kiểm soát Tờ trình thẩm định,
CVKH tập hợp Hồ sơ Thẩm định, xác định thẩm quyền phê duyệt khoản vay và thực
hiện trình hồ sơ cấp phê duyệt có thẩm quyền.
Bước 5: Thông báo kết quả phê duyệt: CVKH lập Thông báo phê duyệt khoản vay và
Bảng kê các khoản vay bị từ chối .
Giai đoạn 3: Hoàn thiện hồ sơ cho vay
Bước 6: Tiếp nhận và kiểm tra Hồ sơ Phê duyệt
- CVKH chuyển toàn bộ hồ sơ tới CVQLTD bao gồm: Hồ sơ thẩm định; Hồ sơ Phê
duyệt; Thông báo cho vay.
- CVQLTD thực hiện kiểm tra hồ sơ theo các nội dung sau
+ Kiểm tra tính đầy đủ, chân thực, hợp lệ, hợp pháp và thống nhất của Hồ sơ
+ Kiểm tra thẩm quyền phê duyệt, điều kiện cho vay theo phê duyệt
+ Kiểm tra điều kiện giải ngân, các hồ sơ bổ sung khác
Bước 7: Soạn thảo, kiểm soát văn bản hợp đồng
- Hợp đồng bảo đảm, Đơn đăng ký giao dịch bảo đảm, Hợp đồng tín dụng/Phụ
lục Hợp đồng tín dụng, Các thỏa thuận khác với Khách hàng và các bên liên quan..
- Hoàn tất quá trình kiểm soát (bao gồm cả kiểm soát rủi ro pháp lý) do
CVQLTD và Lãnh đạo PQLTD ký nháy vào từng trang.
Bước 8: Ký kết hợp đồng với Khách hàng
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 11
Hợp đồng tín dụng được ký kết chậm nhất 03 tháng kể từ ngày Khách hàng
nhận thông báo kết quả phê duyệt khoản vay..
Sau khi hoàn tất thủ tục Đăng ký giao dịch bảo đảm, CVQLTD tiếp nhận hồ sơ
TSBĐ từ Khách hàng, lập Phiếu nhập kho hồ sơ và thực hiện thủ tục nhập kho toàn bộ
hồ sơ TSBĐ bản gốc theo Quy định quản lý TSBĐ của Ngân hàng.
Bước 9: Nhập liệu hệ thống và lưu hồ sơ
Lãnh đạo PQLTD kiểm tra lại tính đầy đủ và khớp đúng của các thông tin trên
hệ thống đã được nhập liệu.
Giai đoạn 4: Giải ngân cho Khách hàng
Bước 10: Hoàn thiện và kiểm soát Hồ sơ Giải ngân
Khi Khách hàng có nhu cầu giải ngân, CVKH hướng dẫn Khách hàng lập 03 bản
giấy đề nghị giải ngân, CVKH tiến hành lập Khế ước nhận nợ và thu thập chứng từ
chứng minh mục đích sử dụng vốn và chứng từ rút tiền vay từ Khách hàng.
Bước 11: Hạch toán và chuyển tiền giải ngân cho Khách hàng
Căn cứ Tờ trình giải ngân, Khế ước nhận nợ, HĐTD và lịch trả nợ đã được kiểm
soát và phê duyệt, CVQLTD thực hiện nhập số liệu và hạch toán giải ngân trên
Flexcube theo các quy định và hướng dẫn của Ngân hàng.
Giai đoạn 5: Quản lý sau giải ngân và thu hồi nợ (Bước 12)
Giai đoạn 6: Thanh lý hợp đồng, quản lý và lưu trữ hồ sơ cho vay
2.1.4. Tình hình dư nợ
Xem xét cơ cấu trong tổng dư nợ cho thấy dư nợ cho vay đối với DNVVN của
LienVietPostBank có tỷ trọng liên tục tăng lên qua các năm,
Bảng 1: Dư nợ cho vay đối với SMEs 2009 – 2011 ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011
Tổng dư nợ 5,423 9,833 12,757
Dư nợ SM Es 981 2,076 3,803
Tỷ trọng dư nợ SMEs/tổng dư nợ 18.1% 21.1% 29.8%
Năm 2009 chiếm 18,1% thì sang năm 2010 là 21,1% và năm 2011 là 29,8%,
trong đó mức tăng lớn nhất vào năm 2011, với tỷ trọng dư nợ cho vay SMEs chiếm tới
29,8% so với tổng dư nợ, đưa dư nợ SMES từ 2.076 tỷ đồng lên 3.803 tỷ đồng. Nhưng
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 12
nếu xét về tốc độ tăng trưởng cho thấy năm 2010 có mức tăng trưởng cao nhất đạt tới
111,6% trong khi tổng tín dụng tăng 81,3% so với năm 2009, năm 2011 Cho vay
DNVVN tăng 83,2% trong khi đó Tổng dư nợ tăng 29,7% sở dĩ có sự tăng trưởng lớn
của dư nợ SM ES này ở LienVietPostBank cơ bản là do LienVietPostBank là một tổ
chức tín dụng mới được thành lập và đi vào hoạt động năm 2008, đây được coi là một
thách thức đối với tăng trưởng tín dụng đối với LienVietPostBank với giai đoạn đầu
bước chân vào hệ thống ngân hàng. Mặt khác một phần do chính sách và sự can thiệp
trực tiếp vào lãi suất liên ngân hàng của chính phủ làm ảnh hưởng đốc thúc tới rộng
tăng trưởng tín dụng với khối DNVVN.
Bảng 2: Tăng trưởng dư nợ cho vay đối với SMEs 2009 – 2011
Năm 2009 2010 2011
Tổng dư nợ 81.3% 29.7%
Dư nợ SM Es 111.6% 83.2%
Như vậy, mức tăng trưởng của dư nợ SM ES luôn đạt mức cao hơn so với tăng
trưởng của tổng dư nợ toàn hệ thống. Chứng tỏ đối tượng khách hàng DNVVN ngày
càng được chú trọng mở rộng. Tuy nhiên dù đạt tỷ lệ tăng trưởng cao hơn, nhưng do
dư nợ SMES ở mức thấp, nên đóng góp vào tăng trưởng chung đối với lĩnh vực ngân
hàng còn có những hạn chế nhất định.
Biểu 1: Dư nợ cho vay đối với SMEs 2009 – 2011
Tình hình dư nợ theo kỳ hạn:
Khi xem xét các khoản cho vay đối với DNVVN, ta cũng đi phân tích kỳ hạn
của các khoản vay. Dưới đây là bảng dư nợ SMES phân theo kỳ hạn của
LienVietPostBank trong 3 năm ngần đây.
Bảng 3: Dư nợ SMES phân theo kỳ hạn của 2009 – 2011 ĐVT: Tỷ đồng
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 13
Năm 2009 2010 2011
Ngắn hạn 732 1,758 3,318
Trung hạn 249 225 340
Dài hạn 0 93 145
Qua bảng số liệu ta có thể thấy, các khoản cho vay DNVVN của LienViet chủ
yếu là các khoản cho vay ngắn hạn. Xét về mặt tuyệt đối trong cho vay DNVVN thì
cho vay ngắn hạn vẫn chiếm đa số như năm 2009 dư nợ SMES là 981 tỷ trong đó
ngắn hạn chiếm tới 732 tỷ, năm 2010 tổng dư nợ SMES là 2076 tỷ thì cho vay ngắn
hạn cũng chiếm tới 1.758 tỷ và đăc biệt năm 2011 dư nợ SMES ngắn hạn đạt mức
3.318 trong tổng số cho vay là 3.803 tỷ.
Không chỉ riêng đối với LienVietPostBank mà đối với toàn bộ hệ thống ngân
hàng thì khoản cho vay DNVVN chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn nhằm đáp
ứng nhu cầu vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với tính chất đặc thù
đó chính là khả năng tài chính nhỏ lẻ, chiến lược kế hoạch kinh doanh không được
hoạch định rõ ràng, rủi ro tín dụng mang đến cho ngân hàng là rất lớn, tâm lý thận
trọng trong cho vay các khoản trung, dài hạn đối với DNVVN là điều tất yếu.
Biểu 2 : Dư nợ SMES phân theo kỳ hạn của 2009 – 2011
Xét về mặt tương đối, sự gia tăng của các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn
có những thay đổi khá rõ rệt. Năm 2010 sự tăng trưởng trong tổng dư nợ SMES chủ
yếu là do sự tăng trưởng của những khoản vay ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn tăng 140%,
trong khi dư nợ trung dài hạn chỉ tăng 28%. Năm 2011, mức tăng trưởng của dư nợ
trung dài hạn được cải thiện đáng kể tăng 52,5%, trong đó trung hạn tăng 51%, ngắn
hạn tăng 56% so với 2009 dư nợ ngắn hạn tăng 88,7% .
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 14
Xét về cơ cấu dư nợ SMES theo kỳ hạn, có thể thấy, tỷ trọng các khoản vay ngắn
hạn của DNVVN chiếm gần như tuyệt đối trong tổng dư nợ SMES, cụ thể như chiếm
74,6% năm 2009, 84,7% năm 2010 và 87,2% năm 2011. Năm 2009, khi dấu hiệu khởi
sắc của nền kinh tế chưa rõ ràng, nhằm đảm bảo an toàn và khả năng thu hồi của
khoản cho vay, các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp hầu như không
được giải quyết. Dẫn đến tỷ trọng các khoản vay trung dài hạn của DNVVN không
mấy được nâng cao. Có thể thấy những thay đổi trong chiến lược tín dụng của
LienVietPostBank với DNVVN, hướng mục tiêu duy trì và mở rộng quan hệ tín dụng
với DNVVN, tăng cường tài trợ cho DNVVN trong các dự án mở rộng quy mô, đầu tư
trang thiết bị, nhà xưởng, mặt bằng sản xuất cũng đang dần được hưởng ứng.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ TẠI TECHCOMBANK
2.2.1. Giới thiệu chung về Techcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Techcombank) với số
vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua 18 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở
thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài
sản đạt trên 180.874 tỷ đồng (tính đến hết năm 2011).
Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần.
Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng
danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ.
Khối khách hàng doanh nghiệp (Commercial banking)
Khối KHDN luôn là một thế mạnh và đóng vai trò then chốt trong hoạt động
của Techcombank. Thông qua việc phát triển hàng loạt các sản phẩm dành cho
KHDN, Techcombank tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực của khối KHDN trong hoạt
động kinh doanh của Techcombank cũng như xác lập một vị thế khác biệt cho
Techcombank trên thị trường ngân hàng cả nước.
Tính tới cuối năm 2011, Techcombank phục vụ với hơn 66.152 đối tượng
doanh nghiệp trên khắp cả nước. Trong đó, số lượng khách hàng doanh nghiệp mới
tăng thêm là 13.000 khách hàng, chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 15
2.2.2. Các sản phẩm tín dụng
Hiện nay, Techcombank cung cấp đa dạng các sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu
cầu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo thời hạn
- Vay vốn lưu động là việc Techcombank cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn
lưu động hoặc nhu cầu hình thanh tài sản lưu động của khách hàng. Gồm 2
hình thức: Cho vay theo món và cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Vay trung và dài hạn theo món và theo dự án.
- Sản phẩm tài dự án trọn gói
- Thấu chi doanh nghiệp
Phân loại theo ngành, hiện nay Techcombank cung cấp đa dạng các sản phẩm
tín dụng
- Sản phẩm tài trợ thương mại trong nước bao gồm: sản phẩm tài trợ nhà phân
phối M assan, tài trợ đại lý bán vé của hãng hàng không, tài trợ đại lý cấp 1 và
khách hàng theo đại lý cấp 1 của HTC, Ford; sản phẩm cấp tín dụng trọn gói
đối với khách hàng doanh nghiệp; sản phẩm cho vay tái tài trợ
- Sản phẩm tài trợ thương mại XNK bao gồm: sản phẩm cho vay ưu đãi xuất
khẩu khách hàng SME; sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu sang Mỹ và
Canada; thư tín dụng ( L/C nhập khẩu theo chương trình GMS-102 của Bộ
nông nghiệp Mỹ; sản phẩm L/C trả chậm với những điều khoản thanh toán
ngay UPAS L/C)
- Sản phẩm ngành công nghiệp bao gồm cho vay theo món/ hạn mức; phát hành
L/C nhập khẩu; chiết khấu; thấu chi cho các ngành: Cao su, Bông/sợi; Nhựa;
Thép; Điện tử, điện máy; Giấy
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 16
- Sản phẩm ngành nông nghiệp: bao gồm cho vay thu mua dự trữ, cho vay sản
xuất; các sản phẩm tài trợ cho các ngành: thức ăn chăn nuôi; gạo; thủy sản; cà
phê; điều; phân bón; hồ tiêu
- Sản phẩm ngành xây dựng – Bất động sản cho ngành xây lắp
Trước tình hình kinh tế còn nhiều biến động, Techcombank chủ động xây dựng
và triển khai kế hoạch kinh doanh theo một số ngành trọng tâm để phục vụ tốt hơn và
theo sát từng nhóm đối tượng khách hàng. Theo đó, Techcombank tập trung nguồn lực
vào nghiên cứu đặc điểm riêng của từng ngành trọng tâm và cùng với những hiểu biết
sẵn có của mình về các ngành này sau một thời gian dài phục vụ khách hàng,
Techcombank đã phát triển ra các sản phẩm chuyên biệt nhằm phục vụ tối đa nhu cầu
của khách hàng trong từng nhóm ngành này.
Bên cạnh đó, để hướng ứng nội dung chỉ đạo theo Nghị quyết 11 của Chính
phủ trong việc tập trung phát triển sản xuất kinh doanh trực tiếp, ưu tiên nhóm ngành
sản xuất nông nghiệp nông thôn, Techcombank đã dành nhiều chương trình ưu đãi cho
các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm thủy sản hay chương
trình tài trợ L/c nhập khẩu theo chương trình GSM 102… Đến cuối năm 2011, nhóm
ngành nông lâm thủy san có mức tăng trưởng gần như cao nhất so với các nhóm
ngành khác (đứng đầu là nhóm ngành thương mại – sản xuất)
2.2.3. Quy trình cho vay DNVVN
Quy trình cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp thuộc khối khách hàng
doanh nghiệp của Techcombank áp dụng cho đối tượng là các tổ chức thuộc đối tượng
quản lý của khối KHDN là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cấp tín dụng: bao gồm việc cấp hạn mức, hạn mức tín dụng/việc sử dụng hạn
mức tín dụng, hạn mức tín dụng/ thay đổi điều kiện cấp hạn mức, hạn mức tín dụng.
Quy trình bao gồm 11 bước:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ khách hàng và thẩm định thực tế
+ Tìm hiểu nhu cầu khách hàng, hướng dẫn tư vấn sản phẩm và lập hồ sơ vay vốn.
+ Thu thập hồ sơ và thông tin từ khách hàng, thẩm định trụ sở khách hàng và tài
sản dự kiến dùng làm bảo đảm cho việc cấp tín dụng
+ Báo cáo tóm tắt, sơ bộ nhu cầu tín dụng của khách hàng và dự kiến đề xuất cấp
tín dụng cho giám đốc SME chi nhánh hoặc giám đốc chi nhánh đế xin ý kiến nguyên
tắc nếu cần
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 17
Bước 2: Thẩm định khách hàng
+ Thẩm định hồ sơ pháp lý, phương án kinh doanh/ dự án đầu tư, Tài sản đảm bảo.
+ Đối với các khoản tín dụng trong mức/hạn mức đã được phê duyệt, nội dung
thẩm định bao gồm thẩm định việc tuân thủ các điều kiện cấp tín dụng đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
+ Kiểm tra số dư tín dụng, giá trị đề xuất tín dụng của khách hàng.
+ Trong trường hợp cần xếp hạng tín dụng nội bộ cho KH, chuyên viên thực hiện
xếp hạng khách hàng.
Bước 3: Kiểm soát nội dung thẩm định:
+ Kiểm soát hồ sơ cấp tín dụng về: danh mục hồ sơ tài liệu và nội dung báo cáo
thẩm định do chuyên viên KH cung cấp.
+ Ký kiểm soát và ý kiến cá nhân về đề xuất cấp tín dụng thể hiện rõ nội dung:
đồng ý, không đồng ý hoặc đồng ý với điều kiện bổ sung.
Bước 4: Tái thẩm định:
+ Bổ sung đánh giá một số nội dung khác: đánh giá rủi ro và đề xuất biện pháp
quản lý rủi ro, đánh giá lại việc đáp ứng các điều kiện của sản phẩm tín dụng; kiểm
tra tính hợp lý của việc tính toán đánh giá nhu cầu của KH.
+ Đưa ý kiến thẩm định độc lập thể hiện kết quả kiểm tra, đánh giá và ý kiến đề
xuất rõ ràng. Xác định thẩm quyền phê duyệt và trình hồ sơ cấp tín dụng cho cấp
có thẩm quyền phê duyệt
Bước 5: Phê duyệt tín dụng:
Các chuyên gia phê duyệt tín dụng tại các Đơn vị/Khu vực/Vùng, chuyên gia phê
duyệt tín dụng các cấp thuộc Hội sở, Hội đồng tín dụng cao cấp/miền thực hiện
phê duyệt tín dụng theo đúng mức ủy quyền.
Bước 6: Thông báo tín dụng
CVKH báo tín dụng cho KH trong vòng 14 ngày từ khi phê duyệt khoản tín dụng
thể hiện đúng và đầy dủ nội dung các điều kiện cấp tín dụng.
Bước 7: Kiểm soát trước khi cấp tín dụng/ Soạn thảo và ký kết hợp đồng tín dụng
+ Phòng DVKH DN/ TT Quản lý tín dụng: Chuyển hồ sơ cấp tín dụng sau phê
duyệt sang CCA và phối hợp với CCA thực hiện kiểm soát trước khi cấp tín dụng.
+ Phòng quản lý chứng từ thuộc CCA: Tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, kiểm soát
trước khi cấp tín dụng và soạn thảo các hợp đồng cần ký kết với KH.
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 18
+ Lãnh đạo đơn vị/ Cá nhân được Tổng giám đốc ủy quyền ký kết hợp đồng với
KH. Trong vòng 90 ngày kể từ ngày phê duyệt khoản tín dụng, đơn vị hoàn tất
việc ký kết hợp đồng và nhập kho TSĐB.
Bước 8: Hạch toán và giải ngân tiền vay/ phát hành cam kết bảo lãnh cho NH
+ Phòng quản lý tín dụng CCA: hạch toán thông tin về khoản/hạng mức tín dụng
và TSĐB, thu phí, ký quỹ vào hệ thống ngân hàng lõi.
+ Thực hiện giải ngân theo sản phẩm tín dụng phải được thực hiện trong vòng tối
đa 3 tháng (với khoản vay ngắn hạn) và 6 tháng (với khoản tín dụng trung và dài
hạn) tính từ ngày ký kết hợp đồng với KH
Bước 9: Lưu hồ sơ tín dụng:
Sau khi cấp tín dụng, phòng DVKH DN chuyền hồ sơ cấp tín dụng sang bộ phận
Kiểm soát sau của đơn vị để thực hiện lưu hồ sơ hoặc trực tiếp lưu hồ sơ (với đơn
vị chưa có bộ phận kiểm soát sau).
Bước 10: Kiểm soát sau vay:
Kiểm tra khoản vay về mục đích sử dụng vốn, tình trạng tài sản đảm bảo, tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính.
Bước 11: Theo dõi thu hồi nợ vay, xử lý các yêu cầu điều chỉnh khoản TD của KH
+ Thanh toán theo lịch trả nợ bằng tiền mặt/chuyển khoản. Hệ thống sẽ tự động thu
nợ vào cuối ngày. Trật tự thu nợ theo quy định: Phí quá hạn, Lãi phạt chậm trả, Nợ
lãi quá hạn, Nợ gốc quá hạn, Lãi vay trong hạn, Nợ gốc trong hạn.
+ Thực hiện thủ tục tất toán và tất toán trước hạn cho KH.
+ Nếu KH có nhu cầu điều chỉnh các nội dung của khoản tín dụng đã cấp: Phòng
DVKHDN tiếp nhận và thẩm định như đồi với một nhu cầu cấp tín dụng mới
Techcombank đã áp dụng Hệ thống đánh giá xếp hạng khách hàng doanh
nghiệp (QCA) Mô hình phân tích so sánh định tính QCA trên toàn hệ thống đối với
khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) giúp giảm thiểu đáng kể thời gian phê
duyệt tín dụng nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng; đồng thời liên tục cải tiến
hiệu quả mô hình QCA nhằm tạo ra công cụ phê duyệt tín dụng hiệu quả hơn nữa.
Ngoài ra, với sự tư vấn của McKinsey, Techcombank đã triển khai, đưa vào áp
dụng rộng rãi và thành công các hệ thống: Quy trình luân chuyển hồ sơ tín dụng tự
động (EMC); Mô hình cảnh báo sớm (EWS). Với sự hỗ trợ đắc lực từ các hệ thống,
quy trình công tác kiểm soát, quản trị rủi ro của Techcombank hoàn toàn được đảm
bảo, tạo thuận lợi cũng như rút ngắn thời gian cho KH.
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 19
2.2.4. Tình hình dư nợ
Xem xét tốc độ tăng trưởng, cho thấy dư nợ cho vay đối với DNVVN liên tục
tăng lên qua các năm, trong đó mức tăng trưởng lớn nhất vào năm 2010, với dư nợ
cho vay tăng 21.13% so với năm 2009, đưa dư nợ SMEs từ 24,653 tỷ đồng lên 31,256
tỷ đồng. Sự tăng trưởng rất lớn của dư nợ SMEs do Techcombank đã không ngừng nỗ
lực trong việc cung cấp các sản phẩm đa dạng, linh hoạt và trọn gói cho KHDN như:
Tài trợ trọn gói, tài trợ nhà cung cấp, tài trợ nhà phân phối, thấu chi doanh nghiệp…
trong hoàn cảnh tăng trưởng tín dụng chung của thị trường là khá khả quan
Bảng: Dư nợ cho vay đối với SMEs 2009 – 2011 (đơn vị : tỷ đồng)
Năm 2009 2010 2011
Tổng dư nợ 42,093 52,928 62,562
Dư nợ SMEs 24,653 31,256 39,249
Tỷ trọng dư nợ
SMEs/tổng dư nợ
58.57%
59.05
%
62.74
%
Năm 2011 tổng dư nợ SMEs có sự gia tăng nhưng với mức gia nhưng thấp hơn
(chỉ tăng 20.36 % so với năm 2010 ). Tỷ lệ tăng trưởng này thấp nhất trong những
năm gần đây. Tăng trưởng tín dụng của Techcombank đã tuân thủ đúng tỷ lệ trần tăng
trưởng do Ngân hàng Nhà nước quy định chủ yếu tập trung vào các đối tác xếp hạng
tốt và có giao dịch tài sản đảm bảo
Bảng: Tăng trưởng dư nợ cho vay đối với SMEs 2009 – 2011
Năm 2009 2010 2011
Tổng dư nợ 20.47% 15.40%
Dư nợ SMEs 21.13% 20.36%
Xét mối tương quan mức tăng trưởng của dư nợ SMES trong mức tăng trưởng
của tổng dư nợ, có thể thấy rằng : năm 2010 nếu mức tăng tổng dư nợ là 20.47% so
với năm 2009 thì mức tăng trưởng dư nợ SMES tăng 21.13% và năm 2011 mức tăng
tổng dư nợ là 15.14% thì mức tăng trưởng dư nợ SMES tăng 20.36 %. Như vậy, mức
tăng trưởng của dư nợ SMEs luôn đạt mức cao hơn so với tăng trưởng của tổng dư
nợ. Chứng tỏ đối tượng khách hàng DNVVN ngày càng được chú trọng mở rộng và
ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng từ 59.57% năm 2009 lên
62.74% năm 2011.
Hình 2.6 : Tình hình dư nợ SMEs
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 20
Tình hình dư nợ theo kỳ hạn
Khi xem xét các khoản cho vay đối với DNVVN, ta cũng đi phân tích kỳ hạn
của các khoản vay. Dưới đây là bảng dư nợ SMEs phân theo kỳ hạn
Bảng 2.10 : Dư nợ SMES phân theo kỳ hạn của 2009 – 2011 (đv: tỷ đồng)
Năm 2009 2010 2011
Ngắn hạn 16,584 17,803 19,241
Trung hạn 4,899 5,414 5,559
Dài hạn 3,170 8,039 9,449
Qua bảng số liệu ta có thể thấy, các khoản cho vay DNVVN chủ yếu là các
khoản cho vay ngắn hạn. Dư nợ của khoản vay ngắn hạn luôn chiếm ưu thế. Năm
2010 dư nợ ngắn hạn SMEs đạt mức 17.803 tỷ đồng chiếm 56.96%, trong khi dư nợ
trung hạn chỉ tăng với con số khá khiêm tốn là 515 tỷ đồng và dư nợ ngắn hạn tăng
1219 tỷ đồng. Năm 2011 dư nợ dài hạn SM Es tăng 2790 tỷ đồng, dư nợ trung hạn
tăng 957 tỷ đồng và dư nợ ngắn hạn tăng nhanh với mức 4247 tỷ đồng đạt mức tăng
23.85% so với năm 2010 chiếm 58.18% trong tổng dư nợ. Các khoản vay ngắn hạn
luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ do khoản cho vay DNVVN chủ yếu có nhu cầu
vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh .
Bên cạnh đó, các khoản vay dài hạn cũng đạt mức tăng trưởng cao 153.57%
năm 2010 và 34.7% năm 2011 thể hiện quyết tâm phát triển một danh mục cho vay đa
dạng dành cho KHDN của Techcombank và tăng cường tài trợ cho DNVVN trong các
dự án mở rộng quy mô, đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng, mặt bằng sản xuất.
Hình 2.7 : Cơ cấu dư nợ SMES theo kỳ hạn
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 21
PHẦN III: BẢNG TỔNG HỢP SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY
DNVVN TẠI LIENVIETPOSTBANK VÀ TECHCO MBANK
NỘI
DUNG
SO S ÁNH
LIENVIETPOSTBANK TECHCOMBANK NHẬN XÉT
1. Sản
phẩm
tín dụng
Các sản phẩm tín dụng của
Lienvietpostbank phần lớn
tập trung vào sản phẩm hỗ
trợ nhu cầu vốn ngắn hạn
với nhiều hình thức khác
nhau.
1. Cho vay cầm cố giấy
tờ có giá do
LienvietPostBank phát
hành là sản phẩm mang lại
chiếm tỉ lệ cao nhất trong
dư nợ tín dụng tại
LienvietPostbank
+ Thời gian cho vay:
Tối đa bằng thời hạn còn
hiệu lực thanh toán, hoặc;
Tối đa bằng thời hạn còn
lại của Giấy tờ có giá, tính
đến ngày đáo hạn.
+ Mức cho vay: Tối đa
không quá 90% giá trị
thanh toán của Giấy tờ có
giá do các Tổ chức khác
phát hành, hoặc; Tối đa
không quá 95% giá trị
thanh toán của Giấy tờ có
giá do LienVietPostBank
phát hành.
Các sản phẩm tín dụng
của Techcombank được
nghiên cứu thiết kế
chuyên biệt cho từng
ngành trọng tâm nhằm
phục vụ tốt hơn và theo
sát từng nhóm đối tượng
khách hàng.
1. Các nhóm sản phẩm
tín dụng tài trợ thương
mại trong nước: bao
gồm rất nhiều sản phẩm
cho từng lĩnh vực cụ thể:
nhà phân phối thực phẩm,
đại lý vé máy bay, đại lý
ô tô, đại lý điện tử… Các
sản phẩm dựa trên việc
nghiên cứu đặc điểm
riêng của từng lĩnh vực
sản phẩm mà Khách hàng
đang phân phối để cung
cấp những sản phẩm hỗ
trợ tối đa nhu cầu vốn của
Khách hàng.
Có thể thấy ở đây cả 2
NH đã phát triển được
một danh mục sản phẩm
tín dụng khá đầy đủ đáp
ứng nhu cầu của các
DNVVN về vốn.
Do đặc thù của các
doanh nghiệp vừa và
nhỏ mà nhu cầu vốn chủ
yếu là vốn lưu động
ngắn hạn. Do vậy, cả 2
NH đều rất phát triển
các sản phẩm cho vay
vốn lưu động, vốn ngắn
hạn.
Ngoài những điểm chung
trên, có thể thấy mỗi
ngân hàng cũng đã phát
triển được những sản
phẩm tín dụng thế mạnh
của mình:
- Lienvietpostbank ưu
tiên phát triển và đạt
được dư nợ tín dụng lớn
nhất với sản phẩm cho
vay cầm cố giấy tờ có
giá do LienViet phát
hành. Đây là sản phẩm
tín dụng với TSĐB phần
lớn là có khả năng thanh
khoản cao, đảm bảo cho
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 22
2. Sản phẩm mua nợ:
“Mua nợ" là việc Ngân
hàng Bưu điện Liên Việt
mua lại các khoản nợ của
Khách hàng từ các tổ chức
tín dụng khác được thành
lập và hoạt động theo Luật
các tổ chức tín dụng Việt
Nam, với các điều kiện
như:
+ Bên bán nợ, Bên nợ,
Khoản nợ và Tài sản đảm
bảo đáp ứng điều kiện theo
quy định của Ngân hàng
Bưu điện Liên Việt tại sản
phẩm “M ua Nợ”,
+ Mua nợ không bao
gồm việc mua lại các
nghĩa vụ trả thay trong bảo
lãnh, các khoản nợ quá
hạn.
+ Trường hợp phát sinh
giao dịch Mua nợ tại
Phòng Giao dịch thì được
chuyển về Sở Giao dịch
hoặc Chi nhánh để thực
hiện
2. Các nhóm sản phẩm
tài trợ thương mại Xuất
nhập khẩu: ngoài việc
cung cấp những sản
phẩm truyền thống của
khối khách hàng xuất
nhấp khẩu như mở L/C,
chiết khấu bộ chứng từ…
thì Techcombank còn
nghiên cứu và liên kết để
tạo ra những sản phẩm
đặc thù riêng hỗ trợ các
doanh nghiệp theo yêu
cầu cụ thể ( L/C nhập
khẩu theo chương trình
GM S-102 của Bộ nông
nghiệp M ỹ; sản phẩm
L/C trả chậm với những
điều khoản thanh toán
ngay UPAS L/C). Các
sản phẩm hỗ đặc thù thể
hiện sự quan tâm, tìm
hiểu và liên tục cải tiến
phát triển sản phẩm nhằm
mang lại những sản phẩm
tín dụng hiệu quả nhất
cho doanh nghiệp và tối
ưu danh mục sản phẩm
tín dụng của
Techcombank.
Lienvietpost về mức độ
tin tưởng và giảm thiểu
chi phí quản lý TSĐB.
Với lợi thế của các
khoản vay thế chấp bằng
giấy tờ có giá (phần lớn
là sổ tiết kiệm và hợp
đồng tiền gửi) là việc
thẩm định TSĐB nhanh
chóng nhằm rút ngắn tối
đa thời gian thẩm định,
giảm thiểu chi phí.
+ Ngoài ra , Lienviet
cũng sử dụng sản phẩm
“mua nợ” đặc thù. Đặc
điểm vốn có này thu hút
các khách hàng có thể
thuận tiện chuyển giao
dịch tín dụng về NH.
+ Các sản phẩm tín dụng
của Lienviet chủ yếu tập
trung cho ngắn hạn đáp
ứng nhu cầu vốn lưu
động, chưa nghiên cứu
và phát triển các sản
phẩm đáp ứng nhu cầu
vốn trung và dài hạn của
khách hàng.
- Techcombank ưu
tiên phát triển các SPTD
nhằm đáp ứng nhu cầu
và đặc điểm của từng
ngành cụ thể. Đây là
một hướng đi đã được
hoạch định từ trước và
phát triển mạnh mẽ từ
năm 2011. Việc phát
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 23
triển các sản phẩm tín
dụng theo hướng tập
trung này giúp Techcom
quy chuẩn được quy
trình tín dụng với từng
loại đối tượng nhằm tạo
thuận lợi cho KH vay
vốn cũng như nội bộ NH
trong việc nắm bắt, quản
lý và hỗ trợ tín dụng.
+ Việc phát triển các
sản phẩm theo ngành
trọng tâm không những
giúp DN được hỗ trợ
tối đa với đặc điểm của
từng ngành mà còn giúp
Techcombank mở ra
một thị trường hấp dẫn
còn chưa được quan tâm
chú ý.
+ Việc phát triển theo
ngành trọng tâm cũng
giúp NH nghiên cứu và
thiết kế được những sản
phẩm thích ứng nhanh
chóng với thị trường
thường xuyên biến đổi
hỗ trợ tốt nhất nhu cầu
vốn cho khách hàng
(L/C nhập khẩu theo
chương trình GMS-102
của Bộ NN M ỹ; sản
phẩm L/C trả chậm với
những điều khoản thanh
toán ngay UPAS L/C).
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 24
2. Thủ tục
quy trình
tín dụng
Được chia thành 6 giai
đoạn với 13 bước:
GĐ 1: Tìm kiếm KH
B1: Tìm hiểu nhu cầu KH
B2: Kiểm tra hồ sơ KH
B3: Thẩm định tín dụng
GĐ 2: Phê duyệt cho vay
B4: Phê duyệt
B5: Thông báo kết quả
GĐ 3: Hoàn thiện hồ sơ
B6: Kiểm tra hồ sơ phê
duyệt
B7: Soạn thảo, kiểm soát
văn bản
B8: Ký kết hợp đồng
(chậm nhất 03 tháng)
B9: Nhập hệ thống và lưu
trữ hồ sơ
GĐ 4: Giải ngân KH
B10: Hoàn thiện hồ sơ giải
ngân
B11: Hạch toán giải ngân
GĐ 5: Quản lý sau giải
ngân và thu hồi nợ (B12)
GĐ 6: Thanh lý hợp
đồng, quản lý và lưu trữ
hs vay (B13)
Được chia thành 11
bước:
B1: Tiếp nhận hồ sơ và
thẩm định thực tế
B2: Thẩm định khách
hàng
B3: Kiểm soát nội dung
thẩm định
B4: Tái thẩm định
B5: Phê duyệt tín dụng
B6: Thông báo tín dụng
B7: Kiểm soát trước khi
cấp tín dụng, ký kết hợp
đồng tín dụng
(trong vòng 90 ngày)
B8: Hạch toán và giải
ngân tiền vay, cam kết
bảo lãnh
B9: Lưu hồ sơ tín dụng
B10: Kiểm soát sau vay
B11: Theo dõi thu hồi nợ
vay, xử lý điều chỉnh.
Techcombank đã áp dụng
Hệ thống đánh giá xếp
hạng khách hàng doanh
nghiệp (QCA) và Quy
trình luân chuyển hồ sơ
tín dụng tự động (EMC)
đảm bảo tính chính xác.
- Về nội dung: quy trình
thủ tục cho vay đối với
khách hàng là DNVVN
của 2 ngân hàng tương
đối giống nhau với một
quá trình xuyên suốt từ
tiếp nhận khách hàng,
thẩm định, phê duyệt, ký
kết đến giải ngân và thu
hồi nợ vay.
- Về hình thức: chỉ
khác nhau về việc chia
nhỏ các bước thực hiện,
tên gọi tuy nhiên trình tự
thời gian vẫn tuân theo
logic như trên để đảm
bảo tính chính xác, minh
bạch cho các khoản vay
kể cả về tiến độ thời
gian quy định các bước
cũng tương đương nhau.
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 25
3. Tình
hình
dư nợ:
Tổng dư
nợ SM ES
Tỷ trọng
dư nợ
Tốc độ
tăng trưởng
dư nợ
SM ES
trong tổng
dư nợ
Năm 2009: 981 tỷ
Năm 2011: 3.803 tỷ
Tăng: 2.819 tỷ
Năm 2009: 18,1%
Năm 2010: 21,1%
Năm 2011: 29,8%
Năm 2010 tăng 111,6% so
với 2009
Năm 2011 tăng 83,2% so
với năm 2010
Năm 2009: 24.653 tỷ
Năm 2011: 39.249 tỷ
Tăng: 2.819 tỷ
Năm 2009: 58,57%
Năm 2010: 59,05%
Năm 2011: 62,74%
Năm 2010 tăng 21,13%
so với năm 2009
Năm 2011 tăng 20,36%
so với 2010
So với lịch sử ra đời của
Techcombank thì
LienVietPostBank còn
quá non trẻ, do mới
được thành lập và đi vào
hoạt động năm 2008 nên
việc tiếp cận thị trường
nhất là tiếp xúc với DN
VVN lại càng khiêm tốn
- Rõ ràng qua con số tỷ
trọng dư nợ SM ES/
Tổng dư nợ cho thấy về
việc tiếp cận với
DNVVN của LienViet
chỉ chiếm khoảng 1/5 so
với tổng dư nợ còn đối
với Techcom thì tỷ lệ
này chiếm tới hơn ½ so
với Tổng dư nợ của
Techcom điều đó càng
thể hiện rõ sự non trẻ
của Lienviet và sự cứng
cáp của Techcombank.
- Nhìn vào con số tăng
trưởng của Lienviet sở
dĩ có sự gia tăng lớn như
vậy cũng là điều dễ hiểu
năm 2009 khi mới ra
nhập thị trường tài chính
thì việc cho vay SMES
gần như không đáng kể,
về giá trị tuyệt đối thì
năm 2010 cũng chỉ tăng
1095 tỷ trong khi đó tuy
tốc độ tăng trưởng của
Techcom chỉ đạt 21,13%
so với năm 2009 nhưng
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 26
Cơ cấu dư
nợ SM ES
theo kỳ hạn
- Dư nợ ngắn hạn:
Năm 2009: 74,6%
Năm 2010: 84,7%
Năm 2011: 87,2%
- Dư nợ trung, dài hạn:
Năm 2009: 25,4%
Năm 2010: 15,3%
Năm 2011: 12,8%
- Dư nợ ngắn hạn:
Năm 2009: 67,27%
Năm 2010: 56,96%
Năm 2011: 58,18%
- Dư nợ trung, dài hạn:
Năm 2009: 32,73%
Năm 2010: 45,04%
Năm 2011: 41,82%
về tuyệt đối thì tăng tới
6603 tỷ, năm 2011
Lienviet tăng trưởng
83,2% về tuyệt đối tăng
1727 tỷ trong khi đó
Techcom 20,36% tương
ứng với 7993 tỷ
- Như vậy đối với cả 2
NH mà nói thì trong cơ
cấu cho vay theo kỳ hạn
đối với SMES thì dư nợ
ngắn hạn vẫn chiếm chỉ
trọng chính, nhưng so
với Techcom thì
Lienviet còn chiếm tỷ
trọng dư nợ ngắn hạn
cao hơn rất nhiều do vì
mới ra đời nên Lienviet
vẫn còn tâm lý nhằm
đảm bảo an toàn và khả
năng thu hồi của khoản
cho vay, các khoản cho
vay trung dài hạn của
doanh nghiệp hầu như
không được giải quyết.
Dẫn đến tỷ trọng các
khoản vay trung dài hạn
của DNVVN không mấy
được nâng cao.
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 27
PHẦN IV: PHÂN TÍCH CÁC THUẬN LỢI - KHÓ KHĂN CỦA NH KHI
CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN.
4.1. THUẬN LỢI:
4.1.1. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam lớn mang lại một thị
trường tiềm năng và hấp dẫn với các ngân hàng
Với vị thế là một nền kinh tế trẻ, số lượng DNVVN tại Việt Nam chiếm gần tối
đa các doanh nghiệp trên thị trường. Theo số liệu thống kê, hiện nay doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Việt Nam chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp đạt tới con số hơn 2 triệu
doanh nghiệp vào cuối năm 2012. Đây là một thị trường lớn và vô cùng tiềm năng với
các Ngân hàng nhằm tìm hiểu và thiết kế các sản phẩm tín dụng đáp ứng tối đa có thể
nhu cầu vốn của các DNVVN.
4.1.2. Đa dạng hóa danh mục tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hoạt động trên hầu hết các lĩnh
vực của nền kinh tế với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Do vậy, việc phát triển cho vay
với các DNVVN giúp đa dạng hóa danh mục tín dụng trên nhiều lĩnh vực ngành nghề
và trên nhiều loại quy mô nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng phát vay.
4.1.3. Quy mô nhỏ nên thua lỗ gặp phải (nếu có) nhỏ
Trong các DNVVN tại Việt Nam chiếm phần lớn là các DN nhỏ với quy mô
vốn dưới 20 tỷ đồng. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp gặp rất
nhiều khó khăn trong việc duy trì và phát triển thì việc khách hàng khó/không trả
được nợ cũng tăng lên đi kèm với thua lỗ mà ngân hàng phải gánh chịu. Đối với
DNVVN thì việc giá trị hợp đồng tín dụng không cao là thuận lợi cho NH trong việc
phân chia rủi ro để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Hơn nữa, với các hợp đồng tín
dụng giá trị không lớn giúp các DN dễ dàng tiếp cận dòng vốn từ các NH hơn.
4.2. KHÓ KHĂN
4.2.1. Khó khăn trong tiếp cận vốn.
DNVVN mong muốn được tiếp cận với những cách thức cho vay mới, hiện đại,
những sản phẩm đã được áp dụng ở các thị trường khu vực. Mặc dù các tổ chức tài
chính, các ngân hàng và các quỹ đầu tư được khuyến khích chủ động đưa ra các giải
pháp tài chính để DNVVN có thể tiếp cận được nguồn vốn. Tuy nhiên, những đối sách
trên đang chỉ thực đúng với vài DN lớn. Vấn đề lo ngại nhất của NHTM khi cho vay
là rủi ro nợ xấu, nhất là trong thời kỳ mà nợ xấu đang ở mức báo động.
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 28
4.2.2. Về năng lực điều hành doanh nghiệp
Thực tế là lãnh đạo DNVVN không được đào tạo bài bản, phương thức quản lý
lạc hậu nên phần lớn thường không biết cách quản lý dòng tiền hoặc quản lý dòng tiền
không hiệu quả, đầu tư dàn trải. Số liệu trong báo cáo tài chính của DNVVN thường
không trung thực và thiếu minh bạch. Số liệu thiếu thống nhất, chưa theo kịp các
chuẩn mực quốc tế đang là rào cản lớn khi tiếp cận vốn từ NHTM.
4.2.3. Thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt:
Khi làm thủ tục giải ngân vốn tín dụng bằng tiền mặt thì DN không chứng
minh được việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Nhiều DN đang lợi dụng sơ hở này
sử dụng vốn vay sai mục đích, vì nhiều DN không đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh
việc sử dụng vốn nên đây cũng là một rào cản trong việc cho vay đối với NHTM .
4.2.4. Tài sản bảo đảm (TSBĐ)
TSĐB luôn là vấn đề khó khăn đặt ra cho các DNVVN khi muốn tiếp cận
nguồn vốn NH, các DNV&N đôi khi có phương án sản xuất kinh doanh tốt nhưng
không đáp ứng được điều kiện cần về tài sản thế chấp của hầu hết các ngân hàng nên
không vay được vốn. Đây cũng là một hạn chế của các DNVVN so với các DN lớn
hay các DNNN khi các DN này được NH cho phép vay với hình thức tín chấp.
4.2.5. Hiện tượng trốn thuế của các doanh nghiệp
Tại Việt Nam, hầu như các DN đều lách luật, cố ý hạch toán tăng chi phí không
thực tế làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trở nên tồi tệ có chủ ý. Điều này
vô hình chung, khi DN có nhu cầu vay vốn các NHTM, các NHTM xem xét các kết
quả kinh doanh của DN và tính toán các chỉ tiêu trên kết quả kinh doanh của DN để
phân loại, đánh giá, xếp loại khách hàng thì dĩ nhiên đánh giá là hiệu quả thấp. Do đó,
nếu doanh nghiệp đã chủ ý trốn thuế thì khó tiếp cận vốn các NHTM.
4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
4.3.1. Xây dựng chính sách khách hàng linh hoạt
Các NHTM cần có một chính sách khách hàng hợp lý và linh hoạt hơn nữa
nhằm phù hợp với những biến đổi mạnh mẽ đó, tăng lợi nhuận cho ngân hàng và cho
toàn bộ nền kinh tế.
Xây dựng được một chiến lược sản phẩm hấp dẫn cho ngân hàng là rất khó
khăn và cần sự cố găng lớn, nó giúp hoàn thiện chính sách khách hàng linh hoạt của
chi nhánh.
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 29
4.3.2. Chính sách tín dụng ưu đãi phù hợp cho các D NVVN:
4.3.2.1. Giải pháp về lãi suất:
Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với từng khách hàng, giải quyết hài hoà
lợi ích, mặt khác phù hợp với quy chế pháp luận là hết sức cần thiết. Nhất là cho vay
đối với DNVVN chứa đựng nhiều rủi ro hơn, các món vay nhỏ dẫn đến chi phí cho
vay cao hơn các DN có quy mô lớn. Để làm tốt công tác này đòi hỏi một khâu quan
trọng của hoạt động cho vay là định giá tiền vay, làm sao lãi suất đặt ra ở một mức giá
hợp lý và phù hợp với thị trường, thu hút được khách hàng và đảm bảo lợi nhuận hợp
lý cho NH. Ngân hàng có thể xây dựng nhiều mức lãi suất khác nhau cho những
khoản vay cùng khối lượng, cùng thời hạn tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng sao
cho phù hợp nhất.
4.3.2.2. Áp dụng linh hoạt hình thức đảm bảo tiền vay:
Các ngân hàng nên theo sát kế hoạch sử dụng vốn vay của khách hàng_phương
án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kết hợp với tài sản đảm bảo và tái sản khả
năng hình thành từ nguồn vốn vay đẻ giải quyết nhu cầu vay vốn của khách hàng. Với
cách áp dụng điều kiện vay vốn như thế sẽ giúp cho các DNVVN nâng cao khả năng
tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng đồng thời ngân hàng có cơ hội theo sát, giảm
sát mục đính sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp.
4.3.2.3. Đa dạng hoá các hình thức cho vay, xây dựng kỳ hạn cho vay phù hợp
với các DNVVN:
Hiện nay các DNVVN do các hạn chế của mình thường phần lớn đều chỉ được
vay với phương thức cho vay từng lần (phù hợp với các khách hàng mới có nhu cầu
vay vốn không thường xuyên, thủ tục khá phức tạp nhất là về tài sản thế chấp). Đối
với DN có nhu cầu vay thường xuyên, có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng,
có tình hình sản xuất tốt, và có năng lực về tài chính thì phương thức cho vay theo hạn
mức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đa dạng hoá các hình thức cho vay thì việc mở rộng quy mô và xây
dựng kỳ hạn cho vay phù hợp với nhu cầu của DNVVN là một giải pháp cần thiết.
4.3.3. Tăng cường vai trò tư vấn, tạo lập mối quan hệ chặt chẽ, hình thành bộ
phận chuyên trách cho vay DNVVN:
Ngân hàng phải đóng vai trò tư vấn để khách hàng sử dụng khoản vay có hiệu
quả, đó cũng là cách tốt nhất đảm bảo người vay trả được nợ cho NH đúng hạn. Việc
tạo lập quan hệ lâu dài, trên tinh thần tương hỗ lẫn nhau giữa NH và khách hàng có ý
Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 30
quan trọng đối với cả hai phía, vừa thúc đẩy mở rộng đầu tư tín dụng một cách an toàn
và hiệu quả của N H, vừa đáp ứng được tốt nhất nhu cầu vốn cho DN.
Việc hình thành một bộ phận chuyên trách về DNV&N là một giải pháp có tính
khả thi cao, giúp NH thuận tiện trong quan hệ tín dụng với các DNVVN đồng thời tạo
tính tập trung trong việc theo dõi quản lý các khoản vay của khối DN này.
4.3.4. Đơn giản hoá các thủ tục cho vay:
Trong quy trình tín dụng còn nhiều điểm nên rút ngọn nhằm tiết kiệm thời gian
và tiền của. Thủ tục đơn giản rõ ràng sẽ là động lực thúc đẩy các khách hàng mở rộng
giao dịch với ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng nên thường xuyên hướng dẫn
các doanh nhiệp, cung cấp thông tin cần thiết để khách hàng có thể hoàn thiện hổ sơ
một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian chi phí.
KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu thực trạng và so sánh hoạt động cho vay của hai ngân
hàng LienVietPostBank và TechcomBank đối với loại hình DNVVN cho thấy mặc dù
có nhiều sự khác nhau về phương thức và tỷ trọng cho vay nhưng đều coi DNVVN là
thị trường khách hàng tiềm năng trong tương lai phát triển ngành NH tại Việt Nam và
có sự tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, một thực trạng đó là các DNVVN vẫn còn
đang hết sức khó khăn để tiếp cận nguồn vốn vay với các NHTM. Việc mở rộng và
nâng cao tính hiệu quả hoạt động cho vay DNVVN là một vấn đề cần được hai ngân
hàng LienVietPostBank và TechcomBank nói riêng và các ngân hàng thương mại nói
chung định hướng nghiên cứu phát triển để giúp tháo gỡ khó khăn về vốn và tạo công
ăn việc làm cho các DNVVN.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài làm của chúng em không thể
tránh khỏi những thiếu xót và tính toàn diện, rất mong được sự thông cảm và góp ý
xây dựng thêm của thầy giáo.
Một lần nữa nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_17_nhpt_4072.pdf