Đề tài: Phân tích vai trò nhà nước đối với điều tiết kinh tế trong các học thuyết kinh tế và ý nghĩa rút ra đối với Việt Nam (40 trang)
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
I. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐIỀU TIẾT NỀN KINH TẾ TRONG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN
1. Lý luận về vai trò nhà nước trong nền kinh tế của chủ nghĩa trọng thương
2. Vai trò của nhà nước trong học thuyết kinh tế trọng nông (1756 - 1777)
3. Vai trò của nhà nước trong học thuyết KTCTTSCĐ Anh
4. Vai trò nhà nước trong các học thuyết KTCTTS tầm thường
5. Vai trò của nhà nước trong học thuyết của trường phái Tân Cổ Điển
6. Nhà nước - bàn tay hữu hình trong lý thuyết kinh tế của Keynes
7. Vai trò nhà nước trong học thuyết kinh tế của trường phái Tự do mới
8. Vai trò nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp - Lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại
II. LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG HỌC THUYẾT MÁC - LÊ NIN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NUỚC TRONG THỜI KỲ QÚA ĐỘ ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM.
1. Vai trò kinh tế của nhà nước trong học thuyết Mác - Lênin
2. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
42 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 18052 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích vai trò nhà nước đối với điều tiết kinh tế trong các học thuyết kinh tế và ý nghĩa rút ra đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi phí thì doanh nhân tiếp tục sản xuất, cung về hàng hoá lớn giá cả giảm và doanh thu của chủ doanh nghiệp giảm, đồng thời cầu về tư bản và lao động tăng làm tăng lợi tức và tiền công, chi phí tăng.
Khi doanh thu bằng chi phí thì doanh nhân ngừng mở rộng sản xuất. Nền kinh tế đạt cân bằng tổng quát: giá - lương và lãi suất ổn định.
Đồng thời với lý luận cân bằng tổng quát, các nhà kinh tế phái tân cổ điển cũng như phái cổ điển đều thấy một thực tế là theo đà phát triển của nền kinh té, chức năng của nhà nước ngày càng được mở rộng, do vậy vai trò của nhà nước tăng lên. Đặc biệt trước những đòi hỏi của thực tế trong lĩnh vực ngoại thương, sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền và những vấn đề tái sản xuất sức lao động, nhà nước tư sản ngày càng phải tăng cường can thiệp vào nền kinh tế.
Tuy nhiên họ vẫn cho rằng tự do kinh tế là sức mạnh của nền kinh tế thi trường. Quy luật kinh tế là vô địch mặc dù chính sách kinh tế của nhà nước cóthể thúc đẩy hay kìm chế hoạt động của các quy luật kinh tế. Họ có niềm tin vững chắc vào cơ chế thị trường và sự điều tiết hoạt động cung cầu và giá cả. Theo sự điều tiết của bàn tay vô hình mà quá trình tái sản xuất bản đảm được những tỷ lệ cân đối và duy trì được sự phát triển bình thường.
NHÀ NƯỚC - BÀN TAY HỮU HÌNH TRONG LÝ THUYẾT KINH TẾ CỦA KEYNES.
Học thuyết Keynes ra đời vào những năm 30 của thế kỷ XX. Lý luận về sự điều tiết của cơ chế thị trường của phái cổ điển và tân cổ điển đã bị phá sản trước một thực tế phũ phàng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mà đỉnh cao là cuộc đại suy thoái 1929-1933. Mặt khác, vào những năm 30 của thế kỷ 20, lực lượng sản xuất phát triển, độc quyền ra đời và bắt đầu bành trướng thế lực… tình hình đó đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước.
John Maynard Keynes (1884-1946) là nhà kinh tế học người Anh, giáo sư trường Đại học tổng hợp Cambridge, một nhà hoạt động xã hội, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, thống đốc ngân hàng Anh, cố vấn kinh tế của chính phủ Anh, chủ bút tờ tạp chí Nhà kinh tế.
Keynes phê phán lý luận của các phái cổ điển và tân cổ điển về khả năng tự điều chỉnh của thị trường, đồng thời nêu lên quan điểm về vấn đề khủng hoảng thất nghiệp và vai trò điều tiết của nhà nước. Theo ông giữa cung và cầu ít khi có sự cân bằng , bởi vì chúng chịu tác động của hàng loạt nhân tố (thu nhập, xu hướng tiêu dùng giới hạn, tiết kiệm, hiệu quả giới hạn của tư bản, lãi suất, xu hướng ưa chuộng tiền mặt…) và trong hầu hết các trường hợp thì tổng cầu luôn nhỏ hơn tổng cung. Tình hình đó gây nên hiện tượng thừa hàng hoá, làm sản xuất bị thu hẹp thất nghiệp gia tăng. Keynes thừa nhận sự phát triển có tính chu kỳ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và coi đó là một hiện tượng vô cùng phức tạp, một căn bệnh nan giải và để khắc phục không thể dựa vào sự điều tiết của thị trường cũng như dựa vào những sáng kiến cá nhân. Ông khẳng định cần có vai trò nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. Vai trò đó được thể hiện tập trung ở việc điều chỉnh tổng cầu
Ông đã phân tích nguyên nhân gây giảm sút tổng cầu và chỉ ra rằng để ngăn chặn hướng này không chỉ dựa vào cơ chế thị trường mà phải cần tới với vai trò điều tiết của nhà nước. Đồng thời trên cơ sở các phân tích này ông đã đề ra những biện pháp chính sách can thiệp của nhà nước tư sản.
Tổng cầu hiệu quả gồm có cầu tiêu dùng và cầu đầu tư. Cầu tiêu dùng giảm do tác động của khuynh hướng tiêu dùng giới hạn và thu nhập. Thu nhập tăng lên khi việc làm tăng, song do sự tác động của khuynh hướng tiêu dùng giới hạn nên tiêu dùng tăng chậm hơn thu nhập (còn tiết kiệm lại tăng nhanh) điều này làm cho tiêu dùng giảm tương đối.
Cầu đầu tư giảm do sự tác động của hiệu quả giới hạn của tư bản. Hiệu quả giới hạn của tư bản giảm xuống làm mất lòng tin của doanh nhân vào thu nhập tương lai. Do vậy họ từ bỏ việc đầu tư, làm cho việc thu hút việc làm bị ngưng trệ, thất nghiệp tăng (nhất là trong điều kiện dân số tăng). Cầu đầu tư còn phụ thuộc vào sự biến động của lãi suất, khối lượng tiền tệ và khuynh hướng ưa chuộng tiền mặt. Tất cả các nhân tố tác động tới tổng cầu hiệu quả đều tác động tới việc làm. Do vậy, để chống thất nghiệp phải dùng các biện pháp để tác động vào tổng cầu hiệu quả. Việc này cần phải có bàn tay của nhà nước, không thể phó mặc cho thị trường.
Trên cơ sở phân tích trên, Keynes đã đưa ra các biện pháp và chính sách can thiệp của nhà nước để điều chỉnh tổng cầu:
Đối với cầu đầu tư: trên cơ sở phân tích những nguyên nhân gây thiếu hụt đầu tư, Keynes đưa ra những kiến nghị mà tập trung nhất là việc sử dụng ngân sách nhà nước để kích thích đầu tư tư nhân và bản thân nhà nước cần chủ động đầu tư (đầu tư của nhà nước).
Cụ thể là:
Nhà nước cần thực hiện tăng thêm những đơn đặt hàng đối với các công ty, trước hết là các công ty lớn về các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dùng… Ông cho rằng việcthực hiện những đơn đặt hàng như vậy là biện pháp chủ động tăng cầu về tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và cầu về sức lao động. Đó cũng là biện pháp chủ động trong tăng số lượng việc làm.
Tăng cường trợ cấp tài chính tín dụng từ ngân sách để bảo đảm tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận cho các tổ chức độc quyền, cũng có nghĩa là bảo đảm hiệu quả đầu tư ở mức có lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn để họ yên tâm đầu tư. các biện pháp mà nhà nước cần áp dụng là giảm lãi suất thực hiện tín dụng ưu đãi với các chương trình trọng điểm, giảm thuế đối với các doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư.
Thực hiện “lạm phát có mức độ”. Ông cho rằng, để đầu tư bằng việc giảm lãi suất cần phải tăng thêm một số lượng tiền tệ vào lĩnh vựclưu thông thực hiện lạm phát có mức độ. Theo ông lạm phát có mức độ là biện pháp hữu hiệu để kích thích thị trường và không có gì nguy hiểm. Khi nền kinh tế đạt tới trạngthái cân bằng với mức sản lượng và việc làm cao hơn thì lạm phát sẽ tự động dừng lại. Ông cũng cho rằng, để bù đắp thiếu hụt ngân sách do tăng đầu tư của nhà nước và trợ cấp tài chính cần thiết phải thực thi lạm phát có mức độ, thông qua việc in thêm tiền giấy.
Tăng thuế để điều tiết bớt một phần thu nhập trong dân cư đưa vào ngân sách để đầu tư. Thực hiện phát hành công trái để bổ sung thêm cho ngân sách. Việc tăng thu ngân sách để tạo điều kiện cho tăng chi cho mục đích đầu tư…
Thực hiện khuyến khích mở rộng các hình thức đầu tư. Theo ông đầu tư vào lĩnh vực nào cũng tốt vì như vậy sẽ giải quyết được việc làm, có thêm thu nhập, chống khủng hoảng và thất nghiệp. Ông còn cho rằng đầu tư vào các phương tiện chiến tranh cũng cần thiết (đó là cơ sở kích thích quân sự hoá nền kinh tế), hoặc thậm chí chính phủ Anh cứ thuê người đem chôn các két bạc ở khu mỏ hoang rồi lại đào lên cũng là biệp pháp tăng cầu.
Đối với tổng cầu tiêu dùng: Keynes đề nghị thực hiện các biện pháp khuyến khích tiêu dùng cá nhân của các tầng lớp dâncư đặc biệt là khuyến khích tiêu sài xa hoa của các tầng lớp giàu có, thực hiện quân sự hoá nền kinh tế.
Một số nhận xét đánh giá lý thuyết về vai trò nhà nước của Keynes; và sự vận dụng lý thuyết này trong thực tế:
Lý thuyết về sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế của Keynes ra đời chính từ nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển của lực lượng sản xuất. Bước sang thế kỷ 20, sự tích tụ và tập trung của tư bản đã đưa CNTB bước sang giai đoạn độc quyền. Mâu thuẫn giữa trình độ và tính chất xã hội hoá của lực lượng sản xuất mâu thuẫn gay gắt với chế độ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Giai cấp tư sản không thể tự mình điều tiết được các hoạt đông của nền kinh tế, thực tế đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước để đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Chính vì thế, lý thuyết Keynes từng được coi là “liều thuốc hữu hiệu” của chủ nghĩa tư bản, giúp cho các nền kinh tế ốm yếu trở lại lành mạnh và nó đã trở thành lý thuyết kinh tế chính thống của thế giới tư bản, được vân dụng tại nhiều nước tư bản như Mỹ, Pháp, Anh, Italia trong một thời gian dài từ những năm 40 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX.
Nhưng, sự vận dụng lý thuyết Keynes mặc dù có đưa lại nhiều hiệu quả nhất thời, song thực tế chứng minh rằng, nó không phải là liều thuốc chữa chạy cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thoát khỏi khủng hoảng và thất nghiệp. Trái lại nó còn nhiều mặt phản tác dụng: đội quân thất nghiệp tăng ngày một nhanh hơn, khủng hoảng diễn ra liên tiếp… Nguyên nhân là do mặc dù Keynes đã vạch ra và phân tích được những mâu thuẫn của xã hội tư bản nhưng còn phiến diện, mới dừng lại ở những hiện tượng bề ngoài, chưa tìm được nguyên nhân sâu xa của các mâu thuẫn, khó khăn. chủ nghĩa tư bản không chỉ đứng trước khó khăn là khủng hoảng thất nghiệp và nguồn gốc của nó không phải là do tổng cầu giảm. Đó chỉ là biểu hiện bề ngoài mà thôi. Nguyên nhân sâu xa chính là do mâu thuẫn nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa trình độ và tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất và chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Hơn nữa, khẳng định vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế là một luận điểm có tính cách mạng của Keynes, nhưng ông lại quá đề cao vai trò của nhà nước mà bỏ qua vai trò của thị trường. Trong các biện pháp, chính sách để kích cầu của Keynes có nhiều điểm thái quá như kích thích lối sống hưởng thụ, tăng cường quân sự hoá nền kinh tế, thực hiện lạm phát có mức độ…Đây là một con dao hai lưỡi và thực tế nó đã đẩy nhiều nền kinh tế tư bản vào tình trạng “đình lạm”.
Tuy vậy, cho tới hiện nay những nhân tố hợp lý trong lý thuyết của Keynes vẫn còn có ý nghĩa thực tiễn và vẫn được các nước vận dụng (có kết hợp với các lý thuyết kinh tế khác) để điều hành kinh tế vĩ mô. Liên hệ với thực tiễn của Việt Nam, hiện nay, chúng ta cũng đang vạn dụng rất nhiều các chính sách, biện pháp kinh tế của Keynes để điều tiết nền kinh tế. Từ năm 1998, do nhiều nguyên nhân, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chững lại và đi vào trì trệ, sức mua của xã hội giảm sút, giảm phát kéo dài, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm. trước tình hình đó chính phủ đã thực thi hàng loạt các biện pháp kích cầu: cắt giảm lãi suất, tăng cường đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cho nông nghiệp, nông thôn, khuyến khích đầu tư trong nước và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài…Đây là những giải pháp cần thiết và thực tế chúng đã có những tác dụng nhất định đối với nền kinh tế. tuy nhiên khi thực hiện các biên pháp kích cầu cần lưu ý hai điểm: Thứ nhất, nước ta còn nghèo, nên khi tăng cường đầu tư cần tính toán hiệu cả về trước mắt cũng như lâu dài, tránh tình trạng lãnh phí. Thứ hai, các biện pháp kích cầu dù sao cũng chỉ là các biện pháp ngắn hạn, tạo đà cho nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn. Bên cạnh các biện pháp này cần thiết phải thực hiện những biện pháp mang tích cơ cấu, dài hạn để tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định và lâu dài của nền kinh tế.
VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI TỰ DO MỚI.
Đến những năm 30 của thế kỷ XX, học thuyết Keynes đã thắng thế trước lý luận về “tự do kinh doanh” của những người Cổ điển và Tân cổ điển và trở thành học thuyết kinh tế chính thống của thế giới tư bản. Nhưng khi lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định, nó lại bộc lộ những hạn chế của nó. Trước bối cảnh đó, các lý luận gia kinh tế tư sản khôi phục lại tư tưởng kinh tế tự do và sửa đổi , hoàn thiên chúng cho thích hợp với hoàn cảnh mới. Từ đó “chủ nghĩa tự do kinh tế mới” ra đời.
Đặc trưng của hệ thống lý luận này là dựa trên lập trường tự do của các nhà kinh tế cổ điển, song ở một chừng mực nhất định, nó được kết hợp với tư tưởng của trường phái Keynes mới và trường phái trọng thương mới.
Học thuyết kinh tế tự do mới phát triển ở nhiều nước với những tên gọi khác nhau như chủ nghĩa tự do mới ở Đức (lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội); lý thuyết trọng tiền, lý thuyết trọng cung ở Mỹ, …
Vai trò của nhà nước trong “Nền kinh tế thị trường xã hội” ở Cộng hoà Liên bang Đức.
Lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội ra đời ở Đức sau thế chiến thứ hai, trong hoàn cảnh nước Đức thua trận, nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá. Theo lý thuyết này, nền kinh tế thị trường xã hội là một nền kinh tế dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa nguyên tắc tự do và nguyên tắc công bằng xã hội, trên cơ sở nền kinh tế thị trường và hướng vào mục tiêu khuyến khích động viên mọi sáng kiến cá nhân để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, đồng thời loại bỏ lạm phát thất nghiệp và đói nghèo. Các quyết định về kinh tế chính trị của nhà nước phải nhằm phục vụ cho các cá nhân và gia đình họ, do đó nó phải do người tiêu dùng và các công dân đề ra. Một nền kinh tế thị trường xã hội phải đảm bảo 6 tiêu chuẩn sau:
Quyền tự do cá nhân
Công bằng xã hội
Khắc phục các chu kỳ kinh doanh
Chính sách tăng trưởng kinh tế
Chính sách cơ cấu
Đảm bảo tính tương hợp của thị trường.
Nền kinh tế thị trường bị điều chỉnh bởi hai sức mạnh là sức mạnh của cạnh tranh và sức mạnh của nhà nước. Trong đó cạnh tranh có hiệu quả là yếu tố trung tâm của nền kinh tế thị trường xã hội. Muốn cạnh tranh có hiệu quả đòi hỏi phải có sự bảo hộ và hỗ trợ của nhà nước; cần phải tôn trọng quyền tự do của các doanh nghiệp.
Cạnh tranh có các chức năng cơ bản: sử dụng nguồn tài nguyên tối ưu, kích thích tiến bộ kỹ thuật; thúc đẩy người sản xuất tăng cường thoả mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng; tạo ra tính linh hoạt điều chỉnh hoạt động của nền kinh tế; tạo ra quyền tự do tối đa cho sự lựa chọn và hoạt động của các doanh nghiệp tham gia vào các quá trình kinh tế. Tuy vậy, trong nền kinh tế luôn tồn tại những nguy cơ đe doạ cạnh tranh có hiệu quả như từ phía nhà nước, độc quyền …
Nền kinh tế được xây dựng dựa trên cơ sở sáng kiến của cá nhân và cạnh tranh có hiệu quả, do đó nhà nước chỉ can thiệp vào những nơi quá trình kinhtế không có hiệu quả và có chức năng duy trì, bảo vệ, định hướng cho các hoạt động cạnh tranh đạt hiệu quả tối ưu.
Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế phải dựa trên hai nguyên tắc: nguyên tắc hỗ trợ và nguyên tắc tạo ra sự hài hoà, tức là nguyên tắc tương hợp giữa các chức năng của nhà nước và các chức năng của thị trường.
Nguyên tắc hỗ trợ chính là nguyên tắc xác định chức năng của nhà nước phải khơi dậy và bảo vệ các nhântố thị trường như: kích thích phát triển các doanh nghiệp tư nhân, đảm bảo cho họ một hành lang pháp lý chắc chắn để họ tự sản xuất kinh doanh độc lập và thực hiện một chính sách thị trường mở. Quan trọng hơn nhà nước phải có trách nhiệm ổn định hệ thống tài chính tiền tệ, duy trì chế độ sở hữu tư nhân và gìn giữ trật tự an ninh công bằng xã hội.
Nguyên tắc tương hợp chính là nguyên tắc làm cơ sở để nhà nước hoạch định các chính sách kinh tế phù hợp với sự vận động của nền kinhtế thị trường đồng thời, phải đảm bảo đượccác mục tiêu kinh tế xã hội của mình. Trong đó bao gồm các chính sách: tận dụng nhân lực, chính sách tăng trưởng, chính sách chống chu kỳ, chính sách thương mại và chính sách đối với các ngành và các vùng lãnh thổ.
Chính sách tận dụng nhân lực. Để thực hiện chính sách này, Chính phủ Đức đã hỗ trợ cho việc phát triển và mở rộng nhanh chóng các xí nghiệp vừa và nhỏ nhằm thu hút và tận dụng nguồn lao động của đất nước.
Chính sách tăng trưởng. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chính phủ Đức đã hỗ trợ cho một chương trình vùng - nơi có lợi thế về tài nguyên và nhân lực trong việc sản xuất một loại sản phẩm nào đó quyết định đến việctăng trưởng GNP.
Chính sách chống chu kỳ. Trong các chu kỳ sản xuất bị đình trệ, chính phủ thực hiện các chính sách bao mua rộng rãi để giải phóng tư bản.
Chính sách thương mại. Chính phủ Đức chọn nguyên tắc tương hợp với thị trường trong lĩnh vực thương mại bằng cách hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các biện pháp bảo hộ mậu dịch, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.
Bốn chính sách kinh tế thực tiễn trên của chính phủ Đức không chỉ thể hiện rõ nguyên tắc tương hợp giữa các hoạt động kinh tế của nhà nước với thị trường mà còn là chính sách cơ bản để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và ổn định nền kinh tế Đức.
Bên cạnh chức năng kinh tế, nhà nước Đức còn có chức năng thực hiện các mục tiêu về xã hội như: nâng cao mức sống của nhóm dân cư có thu nhập thấp nhất trong xã hội; bảo vệvà giúp đỡ tất cả các thành viên trong xã hội chống lại những khó khăn về kinh tế, những đau khổ và rủi ro của cuộc sống gây nên. Để thực hiện chức năng xã hội, Nhà nước Đức thực hiện các chính sách ổn định và tăng cường kinh tế để tạo ra các tiền đề vật chất cho các chính sách xã hội; phải giữ gìn trật tự và an toàn xã hội và thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội như: chính sách bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn, mở rộng các khoản phúc lợi xã hội như: trợ cấp xã hội, trợ cấp về nhà ở, trợ cấp nuôi con…
Các chính sách trên đã được Chính phủ Đức và một số nước Bắc Âu áp dụng trong thực tế từ sau thế chiến 2 và đã thu được những thành tựu không nhỏ. Nhưng mô hình kinh tế này đang bộc lộ không ít khó khăn như những vấn đề mà chính phủ gặp phải trong đảm tài chính để thực hiện các chương trình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản trợ cấp…, sự phản đối của giai cấp tư sản dovấn đề thuế khoá…. Cho tới nay đã có nhiều học giả phương tây bàn tới sự phá sản của nhà nước kinh tế thị trường xã hội. Nguyên nhân là mô hình kinh tế này bị giới hạn trong phạm vi lợi ích chật hẹp của giai cấp tư sản.
Tuy vậy liên hệ với thực tiễn của Việt Nam hiện nay, các chính sách kinh tế của nhà nước kinh tế thị trường xã hôi vẫn có một ý nghĩa ứng dụnglớn. Mục tiêu hướng tới của nền kinh tế thị xã hội có nhiều điểm tương đồng với những mục tiêu của chúng ta như phát triển kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội… Các chính sách kinh tế như chính sách phát triển và mở rộng các xí nghiệp vừa và nhỏ để tận dụng nhân lực; chính sách phát triển kinh tế vùng và ngành… có khả năng phát huy tác dụng rất tốt nếu được ứng dụng ở Việt Nam.
Vai trò nhà nước trong lý thuyết trọng tiền của M.Friedman
Thuyết trọng tiền ra đời vào những năm 40 và 50 của thế kỷ XX ở Hoa Kỳ, đại diện tiêu biểu là M.Friedman. Tư tưởng cơ bản của phái này là đề caovai trò của các đại lượng tiền tệ đối với các biến động kinh tế vĩ mô. Theo họ, về bản chất nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là tương đối ổn định, với giá cả và tiền công tương đối linh hoạt, cơ chế thị trường tự nó sẽ bảo đảm cân bằng cung cầu và không nhất thiết phải trải qua các chu kỳ kinh doanh. Sở dĩ trong nền kinhtế đã xẩy ra những đợt suy thoái hay lạm phát cao là do nhà nước đã cung ứng quá nhiều hoặc quá ít tiền cho nền kinh tế.
Kinh tế tư nhân tự nó đã có độ ổn định cao, nếu không có những tác động ngoại lai thì với cơ chế giá cả và tiền công linh hoạt tương đối linh hoạt, cânbằng cung cầu tổng quát sẽ được bảo đảm. do đó nhà nước không nên can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế. Nếu cần thiết phải điều chỉnh khi nền kinh tế vận động sai lệch, nhà nước chỉ áp dụng chính sách tiền tệ, chủ yếu là điều chỉnh khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông.
Thực tế lý thuyết này đã được áp dụng ở Mỹ đầu những năm 80, nhưng nó chưa khắc phục được những căn bệnh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa như thất nghiệp lạm phát…
Vai trò nhà nước trong trường phái trọng cung
Trường phái trọng cung ra đời ở Mỹ vào những năm 70 của thế kỷ XX khi nền kinh tế nước này lâm vào suy thoái, lạm phát và thất nghiệp cao. Quan điểm mấu chốt của những người trọng cung là: thị trường là hệ thống hữu hiệu nhất để định hướng các yếu tố sản xuất vào các hoạt động kinh tế một cách tối ưu. Các doanh nghiệp và các cá nhân đều có ý chí, họ ứng xử bằng cạch cực đại hoá để đáp ứng nhu cầu của mình. Giá cả tương đối sẽ giúp họ xác định các lựa chọn tối ưu. Thuế, các khoản chi tiêu công cộng và các chính sách phân phối lại thu nhập có hiệu lực rất hạn hẹp, thậm chí đa số trường hợp đi ngược lại mục tiêu ban đầu. Từ đó họ phủ nhận các giải pháp can thiệp vào nền kinh tế như “thâm hụt ngân sách”, hiệu quả của “lý thuyết số nhân” do Keynes đề xuất. Theo họ, sự can thiệp của chính phủ đã làm biến dạng quan hệ cung cầu trong nền kinh tế thị trường hiện đaị. Họ đề xuất một chính sách kinh tế giản đơn kết hợp giảm thuế với bỏ bớt những quy định và hạn chế gây cản trở đến sức cung.
Giống như lý thuyết trọng tiền, lý thuyết trọng cung cũng đã được chính phủ Mỹ áp dụng (trong thời kỳ từ 1979 - 1981) nhưng đã làm nẩy sinh nhiều vấn đề thực tế mà chính các nhà trọngcung cũng chưa giải quyết được.
Tóm lại: lý thuyết tự do mới ra đời trong bối cảnh học thuyết Keynes bộc lộ những hạn chế và thất bại trong điều chỉnh nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Các nhà kinh tế tự do mới muốn quay về khôi phụclại lý thuyết về tự do kinh doanh của các nhà Cổ điển, đồng thời có kết hợp ở mộtmức độ nhất định với lý thuyết về vai trò nhà nước trong học thuyết Keynes. Lý thuyết của họ có những điểm tiến bộ, đặc biệt trong lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội của Cộng hoà Liên bang Đức, nhưng nó vẫn không giải quyết được các vấn đề của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ HỖN HỢP - LÝ THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠI.
Trường phái chính hiện đại ra đời và phát triển từ những năm 60 - 70 của thế kỷ XX ở các nước tư bản phát triển, có ảnh hưởng sâu rộng tới chính sách kinh tế của các nước cũng như hoạt động của các chủ doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trường phái chính hiện đại ra đời trong bối cảnh cả “bàn tay hữu hình’ của Keynes và sự đề cao lại sức mạnh tự điều tiết của cơ chế thị trường - bàn tay vô hình của phái Tự do mới đều thất bại trong việc khắc phục những vấn đề nẩy sinh của nền kinh tế.
Trường phái chính hiện đại là trào lưu tư tưởng muốn kết hợp các lý thuyết của trường phái Keynes và trường phái tự do mới làm cơ sở lý thuyết cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và chính sách kinh tế của nhà nước tư sản.
Đặc điểm cơ bản về phương pháp luận trong ký thuyết của trường phái chính hiện đại là sự kết hợp giữa các phương pháp luận của Keynes và Tự do mới. Tư tưởng cơ bản là cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, được thể hiện tập trung và rõ ràng trong lý thuyết kinh tế của P.A.Samuelson.
Nếu các nhà kinh tế học Cổ điển và Tân cổ điển say sưa với “bàn tay vô hình”, tuyệt đối hoá vai trò tự điều tiết của thị trường, các nhà kinh tế theo Keynes say sưa với bàn tay hữu hình, tức cơ chế điều tiết kinh tế của nhà nước, thì P.A.Samuelson chủ trương phát triển nền kinh tế phải dựa vào cả “hai bàn tay”, tức là cơ chế thị trường và nhà nước. ông cho rằng, “cả thị trường và chính phủ đều cần thiết cho một nền kinh tế vận hành lành mạnh”
Theo P.A.Samuelson, cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế là sản xuất cái gì? như thế nào? và cho ai?. Kinhtế thị trường không phải là sự hỗn độn mà là trật tự kinh tế. Đó là “một cơ chế tinh vi để phối hợp mọi người, mọi hoạt động và mọi doanh nghiệp thông quá hệ thống giá cả và thị trường. Nó là một phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác nhau. Không có một bộ não hay một hệ thống tính toán trung tâm, nhưng nó vẫn giải quyết được những vấn đề sản xuất và phân phối bao gồm hàng triệu ẩn số và mối tương quan mà không ai biết; những vấn đề ấy dù cho những siêu máy tính nhanh nhất ngày nay cũng không thể làm nổi. Chẳng có ai thiết kế ra thị trường, nhưng nó vẫn vận hành rất tốt.”
Nhưng mặt khác, các nhà kinh tế thuộc trường phái chính hiện đại cũng cho rằng, “bàn tay vô hình” cũng đưa nền kinh tế tới những thất bại. Đó chính là những khuyết tật của hệ thống thị trương. những thất bại này gây ra những tác động bên ngoài như: ô nhiễm không khí, nguồn nước mà doanh nghiệp không phải trả giá cho những ô nhiễm này; hoặc tính trạng độc quyền phá hoại cạnh tranh; hoặc các tệ nạn như khủng hoảng, thất nghiệp và sự phân phối bất bình đẳng.
Để đối phó với các khuyết tật của kinh tế thị trường, các nền kinh tế hiện đại đã phối hợp giữa bàn tay vô hình của thị trường và bàn tay hữu hình của chính phủ. Chính phủ có 4 chức năng chính trong nền kinh tế thị trường.
Một là, thiết lập khuôn khổ pháp luật. Chức năng này thực tế vượt ra ngoài khuôn khổ của kinhtế học. Chính phủ phải đề ra các quy tắc trò chơi kinh tế mà các chủ doanh nghiệp, người tiêu dùng và bản thân chính phủ phải tuân theo. Nó bao gồm các quy định về tài sản, các quy tắc về hợp đồng và hoạt động kinh doanh, các trách nhiệm tương hỗ của các liên đoàn lao động, ban quản lý và nhiều luật lệ để xác định môi trường kinh tế.
Hai là, sửa chữa những thất bạn của thị trường để thị trường có thể hoạt động hiệu quả.
Trước hết, cần có sự can thiệp của chính phủ để hạn chế độc quyền, đảm bảo tính hiệu quả của cạnh tranh. Cạnh tranh hoàn hảo là tình trạng thị trường có đủ một số lượng doanh nghiệp hoặcmức độ cạnh tranh tới mức mà không một doanh nghiệp nào có thể ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá đó. chỉ có cạnh tranh hoàn hảo mới đảm bảo tính hiệu quả của nền kinh tế. song trong nền kinh tế thị trường còn xuất hiện cạnhtranh không hoàn hảo, độc quyền, tình trạng mà một số người bán có khả năng tác động tới giá cả thị trường. Vấn đề này dẫn đến sự bóp méo giá cả và làm biến dạng cầu và sản xuất, dẫn đến sự không hiệu quả. hơn nữa lợi nhuận độc quyền có thể được đem sử dụng vào những mục đích không tốt.
Ngăn ngừa và khắc phục các tác động tiêu cực từ bên ngoài. Tác động bên ngoài xẩy ra khi doanh nghiệp hoặc con người tạo ra chi phí, lợi ích cho doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp hoặc con người đó không được nhận đúng những lợi ích mà họ cần được nhận hoặc không phải trả đúng những chi phí mà họ phải trả. Những tác động bên ngoài đó làm cho thị trường hoạt động không hiệu quả. vì vậy chính phủ phải dùng luật lệ để điều hành nền kinh tế nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực từ bên ngoài như ô nhiễm nước và không khí, khai thác đến cạn kiệt khoáng sản, chất thải gâynguy hiểm, thức ăn đồ uống thiếu antoàn vì nhiễm phóng xạ..
Chính phủ phải đảm nhận việc sản xuất các hàng hoá công cộng. Theo trường phái này, hàng hoá tư nhân là một loại hàng hoá mà nếu một người đã dùng thì người khác không thể dùng được nữa; còn hàng hoá công cộnglà loại hàng hoá mà một người đã dùng thì người khác vẫn có thể dùng được, ví dụ không khí trong sạch, an ninh quốc phòng… hàng hoá công cộng có đặc điểm:
+ Về kỹ thuật, một người tiêu dùng mà không làm giảm số lượng sẵn có đối với người khác.
+ Không loại trừ bất cứ ai khỏi việc tiêu dùng này, trừ chi phí phải trả giá quá cao.
Ích lợi giới hạn của hàng hoá công cộng đối với xã hội và tư nhân là khác nhau. Nhìn chung ích lợi giới hạn mà tư nhân thu được từ hàng hoá công cộnglà rất nhỏ, bởi vậy tư nhân thường không muốn sản xuất các mặt hàng này. Mặt khác, có những hàng hoá công cộng có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia như quốc phòng, luật pháp, trậttự trong nước…. không thể giao cho tư nhân được, nên chính phủ phải trực tiếp sản xuất.
Thuế. Trên thực tế, phần lớn chi phí của chính phủ được trả bằng thuế thu được. Tất cả mọi người đều phải chịu theo luật thuế. Sự thực là mỗi công dân lại tự gánh nặng thuế lên vai mình và mỗi công dân cũng được hưởng phần hàng hoá công cộng do chính phủ cung cấp.
Như vậy, chính phủ phải can thiệp vào thị trường để nâng cao hiệu quả của thị trường. Chính phủ đề ra luật lệ đi đường và cung cấp hàng hoá công cộng như đưòng xá, do đó tạo điều kiện dễ dàng cho tư nhân hoạt động trôi chẩy, ngăn cản sự lạm dụng của các doanh nghiệp, khi họ trở thành những kẻ tham lam, độc quyền chiếm đường và kiềm chế hoạt động của các doanh nghiệp khác.
Ba làm bảo đảm sự công bằng. Một hệ thống thị trườn có hiệu quả vẫn có thể gây ra sự bất bình đẳng lớn. Do vậy, chính phủ phải thông các chính sách để phân phối lại thu nhập. Các công cụ mà chính phủ thường sử dụnglà:
+ Thuế luỹ tiến: đánh vào người giàu với tỷ lệ cao hơn người nghèo.
+ Thiết lập hệ thống hỗ trợ thu nhậpgiúp đỡ cho người già, người mù, người tàn tật, người phải nuôi con, bảo hiểm thất nghiệp.
+ Trợ cấp tiêu dùng cho những nhóm có thu nhập thấp thông qua phát các phiếu thực phẩm, trợ cấp y tế và cho thuê nhà rẻ.
- Bốn là ổn định kinh tế vĩ mô. sự phát triển theo chu kỳ là một căn bệnh trầm kha của CNTB. Lý thuết kinh tế của Keynes và những người sau ông như trọng tiền, trọng cung đã đưa rất nhiều biện pháp, chính sách để điều tiết kinh tế vĩ mô. Tựu trung lại, chúng ta có thể hiểu rằng, sử dụng một cách thận trọng quyền lực về tiền tệ và tài chính của chính phủ thì có thể tác động tới sản lượng, việc làm và lạm phát. Quyền lực về tài chính của chính phủ là quyền về đánh thuế và chi tiêu. Quyền tực về tiền tệ bao hàm việc điều tiết tiền tệ và hệ thống ngân hàng để xác định mức lãi suất và điều kiện tín dụng. Và phần nào chính nhờ hai công cụ này, các nền kinh tế thị trường thế giới đã chứng kiến một thời kỳ mở mang chưa từng có từ sau thế chiến 2 đến đầu những năm 70.
Tuy nhiên, cho đến những năm 70, nền kinh tế nhiều nước lại rơi vào tình trạng khó khăn, lạm phát tăng vọt, thất nghiệp lên tới mức chưa từng có từ sau Đại khủng hoảng. ngày nay những người đề ra chính sách nhận thấy rằng, nền kinh tế hiện đại đứng trước một vấn đề nan giải của kinh tế vĩ mô, đó là: không một nước nào trong một thời gian dài có thể được kinh doanh tự do, lạm phát thấp và đầy đủ công ăn việc làm.
Chính phủ thực hiện các chức năng trên thông qua các công cụ: thuế, chi tiêu, lãi suất, thanh toán chuyển nhượng, khối lượng tiền tệ và những quy định hay kiểm soát. thông qua thuế, chính phủ điều tiết tiêu dùng và đầu tư của tư nhân, khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nhân. các khoản chi tiêu của chính phủ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp hay công nhân sản xuất ra một số hàng hoá hay dịchvụ và cả những việc chuyển tiền nhằm trợ cấp thu nhập. Những quy định hay kiểm soát của chính phủ là nhằm hướng nhân dân đi vào hoặc từ bỏ những hoạt động kinh doanh.
Khi thực hiện các chức năng kinh tế, chính phủ phải đưa ra quyết định về phương án lựa chọn, từ đó hình thành lý thuyết lựa chọn công cộng. Đây là sự tập hợp các ý thức cá nhân thành một sự lựa chọn tập thểtheo quy tắc tất cả các quyết định đều được nhất trí thông qua. Công cụ để phân tích sự lựa chọn là đường giới hạn khả năng - giá trị sử dụng. ở đây, các nhà kinh tế học sử dụnglý thuyết giới hạn và hiệu quả Pareto để phân tích.
Cũng như bàn tay vô hình, sự điều tiết của bàn tay hữu hình cũng có những khuyết tật. Có những vấn đề chính phủ lựa chọn không đúng, gây ra tính không hiệu quả của sự can thiệp của chính phủ. Do vậy cần phải kết hợp giữa cơ chế thị trường và vai trò của chính phủ trong điều hành nền kinh tế. cơ chế thị trường xác định giá cả và sản lượng trong nhiều lĩnh vực. Trong khi đó, chính phủ điều tiết thị trường bằng các chương trình thuế, chi tiêu và luật lệ. Cả thị trường và chính phủ đều thiết yếu.
KẾT LUẬN
Qua phân tích tìm hiểu vai trò của nhà nước trong nền kinh tế trong các học thuyết kinh tế trị tư sản ta thấy: quan điểm của các nhà kinh tế chính trị tư sản về nhà nước không phải lúc nào cũng thống nhất; nó có sự vận động phát triển phản ánh và đáp ứng những yêu cầu đặt ra của nền kinh tư bản trong từng thời kỳ. Trong hầu hết các học thuyết nhà nước đều có vai trò quản lý điều tiết nền kinh tế, song mức độ và biện pháp can thiệp từng lúc có khác nhau. Trong học thuyết kinh tế của các nhà cổ điển trong giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh, vai trò của cơ chế thị trường - “bàn tay vô hình” được đề cao, người ta phản đối sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế. Nhà nước chỉ là “người lính gác đêm” giữ gìn trật tự an toàn xã hội, không được can thiệp vào các quá trình kinh tế; và sau đó, được coi như “người làm vườn chăm chỉ”, được phép “chăm sóc cây con”…nhưng không được can thiệp vào “quá trình sinh học bình thường của cây”…Đến đầu thế kỷ XX, lực lượng sản xuất phát triển lên một mức cao hơn, “bàn tay vô hình” không đủ sức để điều hành sự vận động của nền kinh tế, đã đến lúc phải có những “luật chơi chung” và có người “điều kiển trò chơi”, tránh tình trạng phát triển vô tổ chức, gây ra khủng hoảng. Học thuyết Keynes ra đời với lý thuyết về “bàn tay hữu hình” - cơ chế can thiệp của nhà nước; nhà nước trở thành “người trọng tài trên sân bóng, có quyền thổi phạt các cầu thủ nhưng không được chạm vào bóng”. Đã có lúc cơ chế này được coi là “liều thuốc hữu hiệu” của chủ nghĩa tư bản. Nhưng rồi “bàn tay hữu hình” cũng tỏ ra bất lực. Đến cuối thế kỷ XX, Trường phái Chính hiện đại ra đời với lý thuyết về sự kết hợp của “hai bàn tay”, cả nhà nước và thị trường đều cần thiết cho một nền kinh tế vận hành lành mạnh. Nhưng thực chất vai trò và mức độ can thiệp của nhà nước không hề giảm đi, chỉ có phương pháp và cách thức can thiệp có sự điều chỉnh cho phù hợp với thị trường hơn. Hơn thế, lúc này nhà nước không chỉ can thiệp gián tiếp thông qua các công cụ kinh tế vĩ mô mà nhà nước còn trực tiếp tham gia vào kinh doanh. Thực chất đây chính là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, mà như Lênin đã chỉ rõ, nó là sự kết hợp sức mạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh của nhà nước thành một bộ mày duy nhất nhằm sử dụng bộ mày nhà nước như một trung tâm của toàn bộ đời sống kinh tế, điều tiết có mục đích các quá trình kinh tế, bảo đảm lợi nhuận độc quyền cao cho các tổ chức độc quyền và bảo vệ phát triển các quan hệ sản xuất TBCN. CNTBĐQNN là giai đoạn phát triển cao nhất của chủ nghĩa tư bản là phòng chờ của chủ nghĩa xã hội.
Lý luận về vai trò của nhà nước trong các học thuyết kinh tế tư sản tuy vậy vẫn có những nhân tố hợp lý và khoa học. Đặc biệt các biệp pháp, chính sách mà họ đưa ra để quản lý và điều tiết nền kinh tế có giá trị thực thực tiễn rất lớn đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG HỌC THUYẾT MÁC - LÊ NIN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NUỚC TRONG THỜI KỲ QÚA ĐỘ ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM.
VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HỌC THUYẾT MAC - LÊNIN
Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế, song ở một chế độ xã hội nhất định, vai trò kinh tế của nhà nước có biểu hiện thích hợp với chế độ xã hội đó.
Các nhà nước trước chử nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, vai trò kinh tế chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng thuế và luật pháp là chủ yếu. Ở đây nhà nước chưa ở bên trong quá trình sản xuất, mà ở bên ngoài bên ngoài, bên trên theocách nói của Ăngghen.
Đến chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, với sự xuất hiện của khu vực sở hữu nhà nước, làm cho nhà nước tư bản bắt đầu có vai trò kinh tế mới. nhà nước tư sản ngoài việc can thiệp (điều tiết) nền sản xuất xã hội thông qua thuế và luật pháp, còn có vai trò tổ chức quản lý các xí nghiệp thuộc kinh tế nhà nước.
Chỉ đến nhà nước xã hội chủ nghĩa - Nhà nước của dân, do dân và vì dân, mới xuất hiện vai trò kinh tế đặc biệt và mới mẻ trong lịch sử phát triển phát triển nhà nước xét theo khía cạnh kinh tế. nói một cách chính xác hơn, vai trò kinh tế này đã có mầm mống từ tư bản độc quyền nhà nước, đến nhà nước xã hội chủ nghĩa nó được hoàn thiện hơn,, điểm mới được quyết định ở đây là sự khác nhau của tính chất nhà nước.
Vai trò kinh tế đó là tổ chức và quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân ở tầm kinh tế vĩ mô lẫn tầm kinh tế vi mô, trong đó, quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước là chủ yếu.
Sở dĩ nhà nước có vai trò kinh tế nói trên vì : Một là, nhà nước với tư cách là người đại diện cho nhân dân, cho toàn xã hội, có nhiệm vụ quản lý đất nước về mặt hành chính - kinh tế; Hai là, nhà nước là người đại diện cho sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, có nhiệm vụ quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước; Ba là, trong nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường, bên cạnh mặt tích cực chủ yếu của nó, không tránh khỏi những khuyết tật vốn có: thất nghiệp, phá sản, khủng hoảng, lạm phát…, vai trò quản lý của nhà nước sẽ góp phần vào việc khắc phục những khuyết tật, phát huy mặt tích cực của kinh tế hàng hoá là một tất yếu khách quan.
Nhà nước thực hiện vai trò kinh tế nói trên thông qua hai loại chức năng kinh tế sau:
+) Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế.
Thực hiện chức năng này, nhà nước thông qua các công cụ: ngân sách, tín dụng, ngân hàng, dự trữ quốc gia, khu vực kinh tế nhà nước; luật pháp kinh tế; các chính sách kinh tế, đòn bẩy kích thích; kế hoạch với tư cách là công cụ đảm bảo nền kinh tế phát triển theo mục tiêu cân đối kinh tế vĩ mô… thông qua đó nhà nước tác động vào tổng cung tổng cầu của nền kinh tế, tạo môi trường kinh tế (sức mua đồng tiền và giá cả) ổn định và hành lang cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của từng xí nghiệp và trên phạm vi toàn xã hội trong từng thời kỳ.
++) Chức năng “chủ sở hữu tài sản công của nhà nước”.
Với tư cách là người chủ sở hữu toàn dân mà nhà nước là đại biểu, nhà nước có đủ tư cách quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế quốc doanh. Song nhà nước chỉ là người sở hữu đại biểu, chứ không phải là người sở hữu thực (chiếm hữu và sử dụng các điều kiện của sản xuất trong quá trình sản xuất, làm cho sở hữu được thực hiện về mặt kinh tế. Người chủ sở hữu thực phải là giám đốc các xí nghiệp (người đại diện cho công nhân viên chức của xí nghiệp). Sự phân biệt như vậy có tác dụng làm trong các xí nghiệp nhà nước, mọi tài sản đều có chủ và góp phần phát huy quyền tự chủ về các mặt của xí nghiệp trên cơ sở xác định đúng chức năng quản lý kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở.
Cần chú ý rằng: đối với khu vực kinh tế nhà nước với tư cách là người sở hữu đại biểu, nhà nước có quyền quản lý nhưng không quản lý trực tiếp (quyền quản lý sản xuất kinh doanh trực tiếp là của xí nghiệp) mà chỉ quản lý gián tiếp qua các khía cạnh sau:
Quyết định thành lập hay giải thể xí nghiệp.
Quyết định phương hướng kinh doanh chính của doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước.
Bổ nhiệm hay miễn nhiệm giám đốc và các chức danh khác ở xí nghiệp.
Ban hành các chính sách cần thiết có tính pháp lệnh đối với doanh nghiệp.
Kiểm tra việc thực hiện các chính sách đó tại doanh nghiệp.
Hai chức năng trên có quan hệ mật thiết với nhau bắt nguồn từ vai trò kinh tế của nhà nước và đòi hỏi phải thực thi có hiệu quả. muốn vậy phải tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước bằng các phương hướng sau:
Phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong quản lý kinh tế của nhà nước: kết hợp giữa kinh tế với chính trị; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc hiệu quả kinh tế xã hội…
Phải xử lý đúng đắn mối quan hệ và sự khác nhau giữachức năng quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Phải nâng cao năng lực và phẩm chất của bộ máy cùng các thành viên trong bộ máy nhà nước ngang tầm với nhiệm vụ mới, nhất là nhiệm vụ quản lý kinh tế.
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM.
Sự cần thiết và vai trò quan trọng của nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Từ sự phân tích vai trò kinh tế của nhà nước trong các học thuyết kinh tế ta thấy rằng, trong nền kinh tế thị trường, mọi nhà nước, bất kể thuộc chế độ chính trị nào đều càn phải can thiệp quản lý nền kinh tế ấy. Trong trường hợp quá độ đi lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản như nước ta, vai trò của nhà nước càng quan trọng và nhiệm vụ của nhà nước càng khó khăn hơn. Đó là vì:
Một là, trình độ phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta còn thấp, khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa là điều không tránh khỏi. Điều này đòi hỏi phải có một nhà nước vững mạnh về mọi mặt mới có thể huy động được mọi tiềm năng để xây một nền sản xuất với quy mô lớn được tiến hành phù hợp với tiến bọ của khoa học hiện đại.
Hai là, nước ta đi lên CNXH phải qua “một loạt bước quá độ”. Chính tính phức tạp của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một nhà nước không những có quyết tâm trung thành với con đường đã chọn mà còn phải có kiến thức đầy đủ để xác định những bước quá độ, những mục tiêu bước đi, biện pháp thích hợp để thực hiện mỗi bước quá độ và kịp thời chuyển từ bước quá độ này sang bước quá độ khác.
Ba là nước ta đi lên CNXH trong bối cảnh lịch sử phức tạp, vừa có cơ hội thuận lợi vừa có thách thức khó khăn.
Bốn là, nước ta quá độ lên CNXH tất yếu hải phải phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường mở cửa với bên ngoài. Nền kinh tế ấy tuy cómặt thống nhất với yêu cầu định hướng đi lên xã hội chủ nghĩa về kinh té, song cũng có những mặt mâu thuẫn không phù hợp, thậm chí đối lập với định hướng ấy. Hai khả năng phát triển tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đều tồn tại khách quan. vai trò nhà nước ta ở đây là phải giải quyết thành công mâu thuẫn giữa hai con đường , giành thắng lợi cho con đường xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế, giữ vững độclập chủ quyền quốc gia.
Cụ thể, những chức năng cơ bản về quản lý nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là:
Định hướng sự phát triển toàn bộ nền kinh tế nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hộ, không ngừng nâng caođời sống của nhân dân.
Trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt sự phát triển toàn bộ nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thiết lập khuôn khổ pháp luật, có hệ thống chính sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho giới kinh doanh làm ăn phát đạt.
Hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường.
Phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân theo định hướng lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế l à chủ yếu, làm cho mọi người dần dần đều có đời sống ấm no, tự do hạnh phúc.
Quản lý, bảo vệ tài sản công kiểm kê, kiểm soát hướng dẫn toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.
Các công cụ nhà nước sử dụng để quản lý nền kinh tế:
Kế hoạch và thị trường
Xây dựng kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác hoạt động có hiệu quả
Hệ thống pháp luật
Các công cụ tài chính: Hệ thống thuế; Ngân sách nhà nước; Các công cụ tiền tệ; Các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại.
Vai trò của nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế của Đại hội Đảng IX
Theo Đại hội Đảng IX, đường lối kinh tế của Đảng ta là: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độclập tự chủ đưa nước ta thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dưng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất là tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh .
Mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 là : Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, kết cấu hạn tầng, tiềm lựckinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường: thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Để thực hiện được đường lối và mục tiêu trên, nội dung cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm đầu thế kỷ XXI : bao gồm sự hình thành và phát triển hợp lý cơ cấu ngành cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinhtế, tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước.
Cụ thể về nội dụng hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nân g cao hiệulực quản lý kinh tế của nhà nước, Đại hội đã xác định như sau:
Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường bao gồm thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường lao động, thi trường khoa học và công nghệ, thị trường vốn thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm, thị trường bất động sản, thị trường tiền tệ, kể cả trong và ngoài nước.
Hoàn thiện các loại thị trường phải đi đôi với xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhànước đểthị trường hoạt động năng động, có hiệu quả, có trật tự kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai minh bạch, hạn chế kiểm soát độc quyền kinh doanh. Có giải pháp hữu hiệu chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Hình thành tương đối đồng bộ cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục những yếu kém tháo gỡ cácvưỡng mắc.
Phát huy những yếu tố tích cực của của cơ chế thị trường, triệt để xoá bỏ bao cấp trong kinh doanh.
Đấu tranh có hiệu quả chống các hành vi tham nhũng, lãng phí quan liêu sách nhiễu gây phiền hà.
Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển; bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, và chính sách, kết hợp với sử dụng lực lượng vật chất của nhà nước để định hướng phát triển kinh tế xã hội, khai thác hợp lý các nguồn lực của đất nước, bảo đảm cân đối vĩ mô nền kinh tế, điều tiết thu nhập.
Nhà nước kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, mọi họat động kinh doanh theo quy định của pháp luật, chống buôn lậu làm hàng giả gianlận thương mại.
Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế, nâng cao chất lượng công tác xây dựngcác chiến lược, quy hoạch và các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tăng cường thông tin kinh tế xã hội trong nước và quốc tế, công tác kế toán thống kê, ững dụng rộng rãi các thành tựu khoa họcvà công nghệ trong dự báo, kiểm tra tình hình thực hiện cả ở cấp vĩ mô và doanh nghiệp.
Bảo đảm tính minh bạch, công bằng trong chi ngân sách nhà nước. Phân cấp mạnh đi đôi với tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thu chi ngân sách địa phương. tăng tỷ lệ chi ngân sách theo tốc độ tăng trưởng kinh tế và hiệu qủa quản lý kinh tế, tài chính. Tăng chi ngân sách cho các mục tiêu xã hội trọng điểm. Nâng cao hiệu quả các chương trình quốc gia, tập trung vốn cho các chương trình trọng điểm, thực hiện có kết quả các chương trình giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn.
Nhà nước đầu tư vốn phát triển từ ngân sách nhà nướcm căn cứ vào hiệu quả kinh tế-xã hội. chuyển cơ chế phân bổ nguồn vốn vay nhà nước mang tính hành chính sang cho vay theo cơ chế thị trường, xoá bỏ bao cấp thông qua tín dụng đầu tư, đồng thời phát triển các quỹ hỗ trợ phát triển. Hoàn thiện phương thức quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, cải cách thủ tục phân công, phân cấp rõ ràng rành mạch trong thực hiện các dự án đầu tư. tăng cường quản lý nợ chính phủ; hoàn thiện cơ chế quản lý nợ nước ngoài cho phù hợp với tình hình mới.
Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và các cam kết quốc tế; đơn giản hoá các sắc thuế; từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Nuôi dưỡng nguồn thu và thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật. Hiện đại hoá công tác quản lý thuế của nhà nước.
Xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước thành những doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, có uy tín, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Xoá bỏ sự can thiệp hành chính của cơ quan nhà nước đối với hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại nhà nước. Nâng cao năng lực giám sát của Ngân hàng Nhà nước và công tác kiểm tra nội bộ của các ngân hàng thương mại. Thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt theo cung cầu ngoại tệ từng bước thực hiện tự do hoá tỷ giá hối đoái trong sự qủan lý vĩ mô của nhà nước. Tách tín dụng ưu đãi của nhànước khỏi tín dụng thương mại, thành lập các ngân hàng chính sách.
KẾT LUẬN
Nhà nước luôn là một tác nhân quan trọng trong nền kinh tế. Hoạt động của nhà nước luôn có những ảnh hưởng lớn tới toàn bộ nền kinh tế như một tổng thể cũng như tới hoạt động của các tác nhân kinh tế khác trong nền kinh tế. Tuy nhiên mức độ can thiệp, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế ở mỗi xã hội, mỗi chế độ kinh tế, mỗi thời điểm, cũng như mỗi quốc gia không giống nhau. Sự khác nhau này không phải do ý chí chủ quan của con người mà do sự vân động phát triển của lực lượng sản xuất quyết định. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất, lợiích đòi hỏi của giai cấp thống trị,… Chính vì vậy việc xác định vai trò và mức độ can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế luôn chiếm một vị trí quan trọng trong các học thuyết kinh tế.
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, với một điểm xuất phát rất thấp về kinh tế. Vai trò điều tiết hướng dẫn của nhà nước để nền kinh tế phát triển theo đúng quỹ đạo mong muốn là rất quan trọng và cần thiết. Nghiên cứu lý luận về vai trò nhà nước trong các học thuyết kinh tế cũng như sự vận dựng các lý luận này trong thực tiễn, sẽ giúp ta xác lập cơ sở cho vai trò và sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam. Nó cũng cung cấp cho ta một hệ thống các biện pháp, cơ chế chính sách, công cụ mà nhà nước sử dụng để can thiệp điều tiết hướng dẫn nền kinh tế và khả năng vận dụng ở Việt Nam.
Vai trò và sự điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế trong các học thuyết kinh tế lớn là một đề tài lớn, đòi hỏi sự quan tâm nghiên cứu của các học giả. Chính vì vậy mặc dù có rất nhiều cố gắng song bài tiểu luận không tránh khỏi có những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô giáo, và những người quan tâm để có thể hiểu vấn đề sâu sắc, thấu đáo và toàn diện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên: Đào Nam Giang
Lớp: Cao học Khoá IV
Học viện Ngân hàng
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2002
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Kinh tế Chính trị, NXB Chính trị Quốc gia, 2000
Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lênin - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Kinh tế Chính trị , NXB Chính trị Quốc gia, 2001
Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lênin - Bộ Giáo dục Đào tạo, NXB Giáo dục, 1997
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX - Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2001
Đề cương các bài giảng Nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Ban chỉ đạo các lớp nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, 2001
Đại từ điển Kinh tế thị trường, Trung Quốc.
Tạp chí Cộng sản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích vai trò nhà nước đối với điều tiết kinh tế trong các học thuyết kinh tế và ý nghĩa rút ra đối với Việt Nam.Doc