Kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực cửa Đáy có xu thế bồi tụ là chủ yếu, tạo
thành các cồn cát trước cửa Đáy và các doi cát dọc bờ thuộc địa phận huyện Nghĩa
Hưng tỉnh Nam Định. Nguyên nhân do khu vực này được tiếp nhận 2 nguồn bổ
sung trầm tích từ: i) sông Đáy đưa ra và lắng động dưới tác động của động lực biển;
ii) lượng bùn cát được vận chuyển dọc theo bờ biển từ phía bắc (cửa Ba Lạt và Ninh
Cơ). Ngoài ra, qua nghiên cứu này cho thấy, vào 4 tháng mùa mưa từ tháng 6 tới
tháng 10 lượng trầm tích tích được các con sông đưa ra chiếm khoảng 80% lượng
trầm tích cả năm.
Khu vực cửa Đáy luôn luôn được tiếp nhận một lượng rất lớn bùn cát từ sông
Đáy đưa ra và từ phía bắc đưa xuống. Do đó, khu vực này có xu thế bồi lấp cửa
Đáy, trong khoảng thời gian ngắn nữa (theo tính toán có thể 15 năm) cửa Đáy sẽ bị
lấp nếu không có kế hoạch nạo vét luồng vào cửa. Để tránh các khó khăn do bồi lấp
cửa Đáy gây ra cần phải có kế hoạch nạo vét cửa, mở rộng luồng sông. Tỉnh Ninh
Bình đã và đang triển khai dự án “Nạo vét sông Đáy đoạn từ cầu Gián Khẩu đến
cửa Đáy và các tuyến nhánh qua sông Đáy để thoát lũ cho sông Hoàng Long, tỉnh
Ninh Bình” để tránh sự cố do bồi lấp luồng vào cửa Đáy.
93 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3745 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích xu thế quá trình vận chuyển trầm tích và biến đổi đường bờ, đáy khu vực cửa sông đáy bằng mô hình Mike, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giá trị tối đa cho phép đối với x phải được chọn trên cơ sở này.
39
- Điều kiện Courant dưới đây có thể dùng như một hướng dẫn để chọn bước
thời gian sao cho đồng thời thoả mãn được các điều kiện trên. Điển hình, giá trị của
Cr là 10 đến 15, nhưng các giá trị lớn hơn (lên đến 100) đã được sử dụng:
x
gyVt
Cr
)( với V là vận tốc.
Cr thể hiện tốc độ nhiễu động sóng tại nước nông (biên độ nhỏ). Số Courant
biểu thị số các điểm lưới trong một bước sóng phát sinh từ một nhiễu động di
chuyển trong một bước thời gian. Sơ đồ sai phân hữu hạn dùng trong MIKE 11 (sơ
đồ 6 điểm Abbott), cho phép số Courant từ 10- 20 nếu dòng chảy dưới phân giới (số
Froude nhỏ hơn 1).
2.5.1.3. Mô đun AD
Bên cạnh mô đun thủy động lực HD nói trên, trong MIKE có thể lựa chọn
thêm mô đun AD (mô đun khuyếch tán và lan truyền chất) để tính toán và dự báo
xâm nhập mặn.
Phương trình khuyếch tán
Song song với việc sử dụng hệ phương trình thủy động lực nói trên, khi tính
toán với mô đun khuyếch tán và lan truyền chất, trong mô hình MIKE 11 sử dụng
thêm phương trình khuyếch tán có dạng như sau:
qCAKC
x
C
AD
xx
QC
t
AC
2)(
(2.5)
Trong đó: C là nồng độ chất ô nhiễm (chất hòa tan); D là hệ số khuyếch tán; A là
diện tích mặt cắt ngang; K là hệ số tự phân hủy tuyến tính; C2 là nồng độ của nguồn
gia nhập/ra khỏi của hệ thống; q là lượng gia nhập khu giữa; x,t là tọa độ theo
không gian và thời gian.
Phương trình trên đây phản ánh hai quá trình diễn ra đồng thời:
1. Quá trình vận chuyển bình lưu theo dòng chảy
2. Quá trình khuyếch tán do sự chênh lệch về nồng độ chất hòa tan
Phương trình (2.5) được xây dựng dựa trên cơ sở các giả thiết: chất hòa tan
xáo trộn toàn bộ và xem là có mật độ đồng nhất trên tất cả mọi điểm thuộc mặt cắt
40
ngang, đồng nghĩa với việc xem rằng các nguồn vào hay ra đều ngay lập tức được
xáo trộn đều trên toàn mặt cắt ngang, chất hòa tan đó được xem là bảo toàn hoặc
nếu có tự phân hủy thì quá trình phân hủy đó là tuyến tính và định luật khuyếch tán
của Fick được áp dụng ở đây, nghĩa là sự vận chuyển do khuyếch tán tỷ lệ với
gradient về nồng độ.
2.5.2. Mô hình MIKE 21
2.5.2.1. Mô hình tính sóng MIKE 21 SW
MIKE 21 SW là mô đun tính phổ sóng gió được tính toán dựa trên lưới phi
cấu trúc. Mô đun này tính toán sự phát triển, suy giảm và truyền sóng tạo ra bởi gió
và sóng lừng ở ngoài khơi và khu vực ven bờ. Động lực học của sóng trọng lực (the
dynamics o the gravity wave) được mô phỏng dựa trên phương trình mật độ tác
động sóng (wave action density). Khi áp dụng tính cho vùng nhỏ thì phương trình
cơ bản được sử dụng trong hệ toạ độ Cartesian, còn khi áp dụng cho vùng lớn thì sử
dụng hệ toạ độ cầu (spherical polar coordinates). Phổ mật độ tác động sóng thay đổi
theo không gian và thời gian là một hàm của 2 tham số pha sóng. Hai tham số pha
sóng là vevtor sóng k với độ lớn k và hướng θ. Ngoài ra, tham số pha sóng cũng có
thể là hướng sóng θ và tấn suất góc trong tương đối σ hoặc tần suất góc tuyệt đối ω.
Trong mô hình này thì hướng sóng θ và tấn suất góc tương đối σ được chọn để tính
toán.
Tần số phổ được giới hạn giữa giá trị tần số cực tiểu σ
min
và tấn số cực cực đại σ
max
Năng lượng mật độ khi đó là:
mrEE )(),(),( max2max
với m = 5.
MIKE 21 SW bao gồm hai công thức khác nhau:
- Công thức tham số tách hướng
- Công thức phổ toàn phần
Công thức tham số tách hướng được dựa trên việc tham số hoá phương trình
bảo toàn hoạt động sóng. Việc tham số hoá được thực hiện theo miền tần số bằng
cách đưa vào mô men bậc không và bậc một của phổ hoạt động sóng giống như các
giá trị không phụ thuộc (theo Holtuijsen 1989). Xấp xỉ tương tự được sử dụng trong
41
mô đun phổ sóng gió ven bờ MIKE 21 NSW. Công thức phổ toàn phần được dựa
trên phương trình bảo toàn hoạt động sóng, như được mô tả bởi Komen và cộng sự
(1994) và Young (1999), tại đó phổ hướng sóng của sóng hoạt động là giá trị phụ
thuộc. Các phương trình cơ bản được xây dựng trong cả hệ toạ độ Đề các với những
áp dụng trong phạm vi nhỏ và hệ toạ độ cầu cho những áp dụng trong phạm vi lớn
hơn. MIKE 21 SW bao gồm các hiện tượng vật lý sau:
- Sóng phát triển bởi tác động của gió;
- Tương tác sóng-sóng là phi tuyến;
- Tiêu tán sóng do sự bạc đầu;
- Tiêu tán sóng do ma sát đáy;
- Tiêu tán sóng do sóng vỡ;
- Khúc xạ và hiệu ứng nước nông do sự thay đổi độ sâu;
- Tương tác sóng- dòng chảy;
- Ảnh hưởng của thay đổi độ sâu theo thời gian.
Việc rời rạc hoá phương trình trong không gian địa lý và không gian phổ
được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp thể tích hữu hạn lưới trung tâm. Sử
dụng kỹ thuật lưới phi cấu trúc trong miền tính địa lý. Việc tích phân theo thời gian
được thực hiện bằng cách sử dụng xấp xỉ chia đoạn trong đó phương pháp hiện đa
chuỗi được áp dụng để tính truyền sóng.
Phương trình cơ bản chính là phương trình cân bằng tác động sóng được xây dựng
cho cả hệ toạ độ Đề các và toạ độ cầu (xem Komen và cộng sự (1994) và Young
(1999)).
Phương trình cho tác động sóng được viết như sau:
(2.6)
trong đó N(σ,θ)là mật độ hoạt động; t là thời gian;
x
=(x,y)là toạ độ Đề các đối với
hệ toạ độ Đề các và
x
=(
,λ) là toạ độ cầu trong toạ độ cầu với
là vĩ độ và λ là
kinh độ;
),,,( ccccv yx
là vận tốc truyền nhóm sóng trong không gian bốn chiều
42
v
, σ và θ; và S là số hạng nguồn cho phương trình cân bằng năng lượng.
là toán
tử sai phân bốn chiều trong không gian
v
, σ và θ.
Điều kiện biên
Ở biên đất trong không gian địa lý, điều kiện biên trượt toàn phần được áp dụng.
Các thành phần thông lượng đi vào được gán bằng không.
Ở biên mở, thông lượng đi vào cần được biết. Do đó, phổ năng lượng phải được xác
định ở biên mở.
2.5.2.2. Mô hình tính thủy lực Mike 21FM HD
Mô đun dòng chảy được giải bằng phương pháp lưới phần tử hữu hạn. Mô
đun này dựa trên nghiệm số của hệ các phương trình Navier-Stokes trung bình
Reynolds cho chất lỏng không nén được 2 hoặc 3 chiều kết hợp với giả thiết
Boussinesq và giả thiết áp suất thuỷ tĩnh. Do đó, mô đun bao gồm các phương trình:
phương trình liên tục, động lượng, nhiệt độ, độ muối và mật độ và chúng được khép
kín bởi sơ đồ khép kín rối. Với trường hợp ba chiều thì sử dụng xấp xỉ chuyển đổi
hệ toạ độ sigma. Việc rời rạc hoá không gian của các phương trình cơ bản được
thực hiện bằng việc sử dụng phương pháp thể tích hữu hạn trung tâm. Miền không
gian được rời rạc hoá bằng việc chia nhỏ miền liên tục thành các ô lưới/phần tử
không trùng nhau. Theo phương ngang thì lưới phi cấu trúc được sử dụng còn theo
phương thẳng đứng trong trường hợp 3 chiều thì sử dụng lưới có cấu trúc. Trong
trường hợp hai chiều các phần tử có thể là phần tử tam giác hoặc tứ giác. Trong
trường hợp ba chiều các phần tử có thể là hình lăng trụ tam giác hoặc lăng trụ tứ
giác với các phần tử trên mặt có dạng tam giác hoặc tứ giác.
Phương trình cơ bản
Phương trình liên tục
(2.7)
Phương trình động lượng theo phương x và y tương ứng
43
(2.8)
(2.9)
Trong đó, t là thời gian; x, y và z là toạ độ Đề các; η là dao động mực nước; d là độ
sâu; h= η+d là độ sâu tổng cộng; u, v và w là thành phần vận tốc theo phương x, y
và z; =2Ω sinΦ là tham số Coriolis; g là gia tốc trọng trường; ρ là mật độ nước; ν
t
là nhớt rối thẳng đứng; pa là áp suất khí quyển; ρ
0
là mật độ chuẩn;. S là độ lớn của
lưu lượng do các điểm nguồn và (u
S
,v
S
) là vận tốc của dòng lưu lượng đi vào miền
tính. F
u
, F
v
là các số hạng ứng suất theo phương ngang.
Phương trình tải cho nhiệt và muối
(2.10)
(2.11)
trong đó D
v
là hệ số khuếch tán rối thẳng đứng;
Hˆ
là số hạng nguồn do trao đổi
nhiệt với khí quyển. T
S
và S
S
là nhiệt độ và độ muối của nguồn; F
T
và F
S
là các số
hạng khuếch tán theo phương ngang.
Phương trình tải cho đại lượng vô hướng
(2.12)
44
trong đó C là nồng độ của đại lượng vô hướng; kp là tốc độ phân huỷ của đại lượng
đó; C
S
là nồng độ của đại lượng vô hướng tại điểm nguồn; D
v
là hệ số khuếch tán
thẳng đứng; và F
C
là số hạng khuếch tán ngang.
Điều kiện biên
Biên đất
Dọc theo biên đất thông lượng được gán bằng không đối với tất cả các giá trị. Với
phương trình động lượng điều này gây ra sự trượt toàn phần dọc theo biên đất.
Biên mở
Điều kiện biên mở có thể được xác định dưới cả dạng lưu lượng hoặc mực nước cho
các phương trình thuỷ động lực. Với phương trình tải thì giá trị xác định hoặc chênh
lệch xác định có thể được đưa vào.
Phương pháp giải
MIKE 21 áp dụng sơ đồ sai phân hữu hạn và phương pháp giải hiệu quả là
kỹ thuật ADI (Alternating Direction Implicit) để giải các phương trình bảo toàn
khối lượng và động lượng trong miền không gian và thời gian. Các ma trận phương
trình kết quả đối với mỗi hướng và mỗi đường lưới tính toán được giải bằng thuật
giải quét đúp (Double Sweep). Các phương trình trên được giải bằng phương pháp
sai phân hữu hạn theo sơ đồ QUICKEST do Lars Ekebjerg và Peter Justesen đề
xướng 1997. Để giải hệ phương trình trên, người ta đã sử dụng phương pháp ADI
(Alternating Direction Implicit) để sai phân hoá theo lưới không gian - thời gian. Hệ
phương trình theo từng phương và tại mỗi điểm trong lưới được giải theo phương
pháp Double Sweep (DS). Biểu diễn các thành phần theo các phương được thể hiện
trên hình 2.8.
45
Hình 2.8. Các thành phần theo phương x và y
2.5.2.3. Mô hình tính vận chuyển trầm tích MIKE 21 ST
MIKE 21 ST là mô đun tính toán tốc độ vận chuyển trầm tích (cát) không kết
dính dưới tác động của cả sóng và dòng chảy. Các thành phần vận chuyển trầm tích
có thể gây ra biến đổi đáy. Việc tính toán được thực hiện dưới điều kiện thuỷ động
lực cơ bản tương ứng với độ sâu đã cho. Không có sự tương tác trở lại của thay đổi
độ sâu đến sóng và dòng chảy. Do đó, kết quả cung cấp bởi MIKE 21 ST có thể
được sử dụng để xác định khu vực có khả năng xói hoặc bồi và để chỉ ra tốc độ biến
đổi đáy nhưng không xác định được việc cập nhật độ sâu ở cuối mỗi chu kỳ tính
toán. Đặc trưng chính của mô đun vận chuyển trầm tích không kết dính MIKE 21
ST được mô tả như sau:
- Các đặc trưng của vật chất đáy có thể không đổi hoặc biến đổi theo không gian (ví
dụ tỉ lệ và cỡ hạt trung bình)
- Năm lý thuyết vận chuyển trầm tích khác nhau đều có giá trị cho việc tính toán tốc
độ vận chuyển trầm tích trong điều kiện chỉ có dòng chảy:
+ Lý thuyết vận chuyển tổng tải Engelund và Hansen
+ Lý thuyết vận chuyển tổng tải (được xác định như tải đáy + tải lơ lửng) Engelund
và Fredsoe
+ Công thức vận chuyển tổng tải (tải đáy + tải lơ lửng) Zyserman và Fredsoe
+ Lý thuyết vận chuyển tải đáy Meyer-Peter
46
+ Công thức vận chuyển tổng tải Ackers và White
- Hai phương pháp có giá trị để tính toán tốc độ vận chuyển trầm tích kết hợp giữa
sóng và dòng chảy
+ Áp dụng mô đun vận chuyển trầm tích STP của DHI
+ Phương pháp vận chuyển tổng tải của Bijker
- Phương pháp vận chuyển cát do người sử dụng xác định (2 chiều hoặc tựa 3 chiều)
trong tính toán kết hợp sóng và dòng chảy khi mô đun STP được sử dụng. Tính toán
tốc độ vân chuyển được đẩy mạnh thông qua việc sử dụng bảng vận chuyển trầm
tích được tạo ra trước đó.
- Sử dụng STP cho phép tính toán ảnh hưởng của hiện tượng sau đến tốc độ vận
chuyển trầm tích:
+ Hướng truyền sóng bất kỳ tác động đến dòng chảy
+ Sóng vỡ hoặc sóng không vỡ
+ Đặc tính hình học của vật chất đáy được mô tả thông qua một loại cỡ hạt hoặc
đường cong phân bố cỡ hạt
+ Đáy phẳng hoặc đáy gợn cát
- Tính ổn định chuẩn Courant-Friedrich-Lewy.
Phân bố thẳng đứng của trầm tích lơ lửng trong tính toán sóng kết hợp với dòng
chảy dùng để đánh giá vận chuyển trầm tích trong biển. Cách thông thường để mô
tả phân bố thẳng đứng của trầm tích lơ lửng đó là áp dụng phương trình khuếch tán:
(2.13)
trong đó c là nồng độ trầm tích; t là thời gian; w là tốc độ chìm lắng của trầm tích lơ
lửng; y là toạ độ thẳng đứng; s là thừa sô trao đổi rối.
2.5.3. Mô hình LITPACK
2.5.3.1. Khái quát về mô hình Litpack
Litpack (Littoral transport and coastline kinetics) nằm trong gói phần mềm MIKE
của Viện Thủy lực và Môi trường Đan Mạch (DHI). Mô hình này có thể tính toán được
47
các quá trình vận chuyển trầm tích ven bờ và diễn biến đường bờ nhằm phục vụ các bài
toán chỉnh trị cửa sông và kỹ thuật đường bờ. Trong mô hình này, có các mô đun mô
phỏng các quá trình ven bờ riêng biệt và có liên kết động với nhau. Do đó, các quá trình
biến đổi phức tạp của đường bờ có thể miêu tả một cách chi tiết thông qua các mô đun
này. Mô hình Litpack bao gồm 5 mô đun. Trong đó có hai mô đun cơ sở: mô đun Litstp,
mô đun Litdri t; 3 mô đun tính các đặc tính khác nhau của quá trình vận chuyển trầm
tích: mô đun Litline, mô đun Litpro và mô đun Littren.
Hình 2.9. Các mô đun trong mô hình Litpack
2.5.3.2. Các mô đun trong Litpack
a) Mô đun tính dịch chuyển trầm tích không kết dính Litstp
Mô đun này tính toán sự dịch chuyển của các hạt trầm tích dưới tác động của sóng
và dòng chảy. Đây là môđun cơ sở cho các mô đun khác trong mô hình Litpack và mô
hình MIKE 21 ST.
Trong mô hình, quá trình vận chuyển trầm tích được tính toán theo lý thuyết của
Engelund và Fredsoe (1976) và thông qua hàm số ứng suất đáy:
Mô đun tính dịch chuyển trầm tích
không kết dính Litstp
Mô đun tính vận chuyển trầm tích dọc
bờ Litdrift
Mô đun tính quá trình diễn biến đường
bờ Litline
Mô đun tính quá trình bồi lấp luồng tàu
Littren
Mô đun tính quá trình biến đổi địa hình
đáy Litpro
48
gds
U f
)1(
2
(2.14)
Khối lượng trầm tích dịch chuyển q
s
, được tính toán thông qua nồng độ C.
z
C
w
zzt
C
s
(2.15)
Tính toán vận chuyển trầm tích phụ thuộc vào vận tốc, nó tính bằng tổng các khối
lượng vận chuyển trong một chu kỳ sóng T:
dydtCU
T
q
T D
d
meanS
0 2
1
(2.16)
Trong đó: s là mật độ tương đối của trầm tích; g: gia tốc trọng trường; d: kích
thước hạt; U
f
: vận tốc; t: thời gian;
S
: hệ số khuếch tán rối; w: vận tốc dòng theo
phương thẳng đứng
b) Mô đun tính toán vận chuyển trầm tích dọc bờ Litdrift
Mô đun này kết hợp mô đun Litstp ở trên với các điều kiện thủy động lực để tính
toán dòng chảy dọc bờ. Mô đun này có thể tính toán được lượng vận chuyển trầm tích,
nó là cơ sở cho việc xem xét nghiên cứu hình thái đường bờ. Phương trình cơ bản của
mô đun này xây dựng trên phương trình cân bằng lực theo phương song song với bờ.
curw
xy
b
dy
ds
dy
du
ED
dy
d
(2.17)
Trong đó:
b
: ứng suất đáy do dòng dọc bờ;
: mật độ nước; E: hệ số trao
đổi thông lượng; D: độ sâu khối nước; u: vận tốc dòng chảy dọc bờ; s
xy
: năng lượng
bức xạ;
w
và
cur
: ứng suất gió và ứng suất do dòng chảy gây ra.
c) Mô đun tính toán biến đổi địa hình đáy Litpro
Mô đun này dựa trên cơ sở của Litstp mô tả các mặt cắt vuông góc với bờ, bằng
phương trình liên tục đối với trầm tích đáy.
x
q
nt
h S
1
1 (2.18)
49
Các mô hình hình thái không thể tính vận chuyển trầm tích trực tiếp từ các thông số
sóng, dòng chảy mà phải tính qua các hàm trung gian.
L
qq
t
q slssl
(2.19)
Với h: độ sâu đáy; n: độ xốp của vật liệu đáy; L: chiều dài quy mô (tỉ lệ thuận với
độ sâu tại nơi nghiên cứu).
d) Mô đun tính diễn biến đường bờ Litline
Đây là mô đun tính diễn biến đường bờ với các ứng dụng: nghiên cứu biến động
đường bờ dưới ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên; nghiên cứu biến động đường bờ dưới
ảnh hưởng của các công trình bảo vệ bờ; nghiên cứu biện pháp khôi phục đường bờ
bằng phương pháp nuôi bãi nhân tạo. Mô đun tích hợp các kết quả của các mô đun
Litstp và Litdri t để tính toán đưa ra kết quả.
Litline tính toán diễn biến đường bờ căn cứ vào công thức liên tục phụ thuộc vào
tổng lượng bùn cát vận chuyển dọc bờ Q(x):
xxh
xQ
x
xQ
xht
xy
act
sou
act
c
)(
)()(
)(
1)(
(2.20)
Trong đó:
)(xyc
: khoảng cách từ đường cơ sở đến đường bờ; T: thời gian tính; h
act
(x):
chiều cao hữu hiệu của mặt cắt ngang tính toán; Q(x): lượng bùn cát vận chuyển dọc bờ;
X: vị trí dọc bờ tính toán;
x
: độ lớn bước tính toán; Q
sou
(x): lượng bùn cát vận chuyển
qua đơn vị tính một đoạn
x
e) Mô đun tính biến đổi địa hình lòng dẫn Littren
Mô đun này kết hợp với các mô đun tính toán di chuyển hạt trầm tích Litstp để xác
định mức độ thay đổi địa hình lòng dẫn vào luồng sông. Mô đun tính toán sự thay đổi
địa hình dưới tác động đồng thời của cả sóng và dòng chảy. Mô đun được xây dựng trên
hệ phương trình gồm:
Phương trình nồng độ trầm tích:
(2.21)
Trong đó: c: nồng độ trầm tích; ω: tốc độ lắng đọng; t: thời gian; εs: hệ số nhớt rối
50
Độ cao địa hình đáy được tính theo công thức:
(2.22)
Trong đó: z: độ cao đáy; qs: lưu lượng trầm tích và n: độ xốp vật liệu đáy
51
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN
TRẦM TÍCH VÀ BỒI TỤ, XÓI LỞ
3.1. Đặt vấn đề
Trong nghiên cứu này đã sử dụng bộ mô hình MIKE nghiên cứu tổng thể các
quá trình vận chuyển bùn cát, xói lở và bồi tụ bờ biển khu vực cửa Đáy thông qua 3
nghiên cứu chính sau đây:
- Nghiên cứu và phân tích xu thế vận chuyển trầm tích trong thời gian 1 năm bằng
mô hình MIKE 21 ST.
- Nghiên cứu tính toán biến đổi bùn cát dài hạn có xét đến dâng cao của mực nước
biển và mô hình quá trình phát triển cửa Đáy trong thời gian 20 năm bằng mô hình
MIKE 21 ST.
- Nghiên cứu, tính toán mức độ thay đổi đường bờ trong thời gian 20 năm bằng mô
hình LITPACK.
Để giải quyết được các hướng nghiên cứu trên, báo cáo này đã sử dụng các một số
mô hình cơ bản trong bộ mô hình MIKE theo sơ đồ nghiên cứu sau:
Hình 3.1. Các bộ thông số và các mô hình toán cơ bản sử dụng trong nghiên
cứu
52
3.2. Xây dựng bộ số liệu cơ sở cho mô hình
3.2.1. Địa hình, miền tính, lưới tính
Địa hình miền tính cho mô hình MIKE 21 được lấy từ số liệu đo đạc của Bộ
Tư lệnh Hải quân từ các bản đồ địa hình đáy biển với tỉ lệ khác nhau từ tỉ lệ
1:10,000 đến 1:1,000,000. Tọa độ miền tính từ 19046’N đến 20021’N và 105056’E
đến 106045’E. Trong đó, các bản đồ tỉ lệ lớn được dùng cho khu vực ven bờ và các
đảo; bản đồ tỉ lệ nhỏ dùng cho vùng ngoài khơi. Để thực hiện cho nhiệm vụ của
nghiên cứu, trong nghiên cứu này đã lựa chọn lưới phần tử hữu hạn tăng dần từ
ngoài biển vào trong sát bờ. Diện tích nhỏ nhất của 1 phần tử là 1250m2 ở khu vực
các cửa sông như: cửa Đáy, cửa Ninh Cơ và cửa Ba Lạt. Diện tích lớn nhất là
25km
2
ở khu vực biên ngoài khơi. Miền tính có 2879 nút điểm, với độ phân giải thô
nhất ở vùng ngoài khơi là 5000m, mịn nhất ở vùng bờ khu vực cửa sông là 50m.
Hình 3.2. Địa hình khu vực nghiên cứu
53
Hình 3.3. Minh họa lưới tính sử dụng trong mô phỏng
3.2.2. Điều kiện biên
Trong các mô hình thủy lực được sử dụng của nghiên cứu này, gồm 3 mô
hình: MIKE 21 SW, MIKE 21 FM HD, MIKE 21 ST. Các mô hình có thể tính toán
riêng biêt, nhưng trong nghiên cứu này sử dụng kết hợp liên hợp 3 mô hình trên.
Trước tiên, tính toán mô hình MIKE 21 SW để tính toán phổ sóng, sau đó kết quả
của mô hình SW làm số liệu đầu vào cho 2 mô hình còn lại.
Tại biên ngoài khơi:
Trong mô hình MIKE 21 SW các thông số đầu vào gồm: độ cao, chu kỳ và
hướng sóng cho các biên ngoài khơi. Với mô hình MIKE 21 HD sử dụng mực nước
từ phân tích điều hòa làm điều kiên biên ngoài khơi. Điều kiện biên cho mô hình
MIKE 21 ST là cân bằng nồng độ.
Tại biên cửa sông:
Thông số đầu vào là lưu lượng dòng chảy từ sông ra, số liệu được tính toán
từ mô hình MIKE 11.
3.2.3. Các thông số khác
54
Trường khí tượng được lấy theo số liệu thống kê trương khí tượng tại trạm đo
Văn Lý trong “Sổ tay tra cứu các đặc trưng khí tượng thủy văn vùng thềm lục địa
Việt Nam”. Các đặc trưng cấp hạt và nồng độ trầm tích ban đầu được lấy từ số liệu
đo đặc cấp độ hạt tại khu vực Cửa Đáy trong 2 đọt khảo sát: tháng 7 và tháng 11 năm
2009. Số liệu được bổ sung thêm theo các nghiên cứu về địa chất, địa mạo khu vực
này trước đây [3,7].
Thời gian mô phỏng:
- Bài toán phân tích xu thế bồi tụ và xói lở: 1 năm bắt đầu từ 01/01/2010 tới
ngày 31/12/2010.
- Bài toán biến đổi bùn cát dài hạn cửa Đáy: 20 năm, bắt đầu từ ngày
01/01/2010 tới 31/12/2030.
- Bài toán biến đổi đường bờ: 20 năm từ 1/1/1990 tới 1/1/2010.
3.3. Hiệu chỉnh và kiểm nghiệm mô hình
3.3.1. Mô hình MIKE 11
Mô hình MIKE 11 cho hệ thống sông Hồng – Thái Bình trong dự báo tác
nghiệp được sử dụng để tính toán lưu lượng dòng chảy và nồng độ bùn cát tại các
trạm thủy văn cửa sông Ba Lạt, Phú Lễ và Như Tân. Do không có số liệu bùn cát
thực đo tại các sông Hồng và Ninh Cơ số liệu nồng độ bùn cát đo đạc tại mặt cắt
trạm thủy văn Như Tân từ ngày 1/11/2009 đến ngày 30/11/2009 được sử dụng để
hiệu chỉnh. Kết quả tính toán cho thấy, có sự tương đồng lớn về pha và độ lớn giữa
nồng độ bùn cát tính toán và giá trị thực đo.
55
0
0.04
0.08
0.12
0.16
0.2
1/11/2009
0:00
7/11/2009
0:00
13-11-2009
00:00:00
19-11-2009
00:00:00
25-11-2009
00:00:00
Thời gian (giờ)
Nồ
ng
độ
(k
g/m
3) Tính toán Thực đo
Hình 3.4. So sánh nồng độ trầm tích tại mặt cắt trạm Như Tân trên sông Đáy
3.3.2. Mô hình tính sóng MIKE 21 SW
Hiệu chỉnh mô hình bằng số liệu sóng trung bình đặc trưng mùa tại trạm hải
văn Văn Lý (20007’N;106018’E) trong sổ tay tra cứa các đặc trưng khí tượng thủy
văn thềm lục địa Việt Nam [9].
(a) Tháng 2 – 4
(b) Tháng 5 – 7
(c) Tháng 8 – 10
(d) Tháng 11 – 1
Hình 3.5. Độ cao và hướng sóng đặc trưng cho các tháng trong năm
56
Kết quả mô phỏng trường sóng đặc trưng cho từng giai đoạn bằng mô hình
MIKE 21 SW tương đối phù hợp với số liệu thống kê. Kết quả này có thể sử dụng để
tính toán các quá trình động lực cũng như vận chuyển bùn cát nhằm phục vụ các bài
toán khác.
3.3.3. Mô hình thủy lực MIKE 21 FM
Hiệu chỉnh mô hình dựa theo số liệu đo đạc mực nước tại cửa sông Ninh Cơ
(vị trí HC, xem trong hình 3.6 trong đợt khảo sát thuộc đề tài: “Nghiên cứu phương
pháp dự báo biên triều cho các cửa sông” của Trung tâm Nghiên cứu Biển và tương
tác Biển – Khí quyển thực hiện tháng 8 năm 2010. Chuỗi số liệu 7 ngày, từ 12h
ngày 19-08-2010 tới 12h ngày 26-08-2010.
Hình 3.6. Vị trí các điểm hiệu chỉnh và kiểm nghiệm mô hình
57
Hình 3.7. So sánh mực nước thực đo và tính toán tại điểm HC (trạm đo Ninh
Cơ;106012’7.14”E, 2001’26.49”N)
Kiểm nghiện mô hình bằng cách so sánh số liệu mực nước tính toán chỉ có
yếu tố triều bằng mô hình với số liệu mực nước tính toán từ bộ hằng số điều hòa tại
3 điểm gần bờ. Thời gian kiểm nghiệm 1 tháng, bắt đầu từ 7h ngày 01-09-2010 tới
7h ngày 01-10-2010. Vị trí 3 điểm kiểm nghiệm KN1, KN2, KN3 xem trong hình
3.6. Kết quả so sánh mực nước kiểm nghiệm được trình bày qua các hình ảnh dưới
đây:
m
-1.5
-1
-0.5
0
0.5
1
1.5
9/1/2010 0:00 9/11/2010 0:00 9/21/2010 0:00 10/1/2010 0:00
Thời gian
Mô hình HSĐH
Hình 3.8. So sánh mực nước tính toán bằng mô hình và tính toán từ bộ hằng số
điều hòa tại điểm KN1 (106035’E, 20013’N)
58
m
-1.5
-1
-0.5
0
0.5
1
1.5
9/1/2010 0:00 9/11/2010 0:00 9/21/2010 0:00 10/1/2010 0:00
Thời gian
Mô hình HSĐH
Hình 3.9. So sánh mực nước tính toán bằng mô hình và tính toán từ bộ hằng số
điều hòa tại điểm KN2 (106006’E, 19055’N)
m
-1.5
-1
-0.5
0
0.5
1
1.5
9/1/2010 0:00 9/11/2010 0:00 9/21/2010 0:00 10/1/2010 0:00
Thời gian
Mô hình HSĐH
Hình 3.10. So sánh mực nước tính toán bằng mô hình và tính toán từ bộ hằng số
điều hòa tại điểm KN3 (105056’E, 19051’N)
Nhìn vào các hình trên, cho thấy kết quả tính toán có sự tương đồng cao về
pha và biên độ mực nước giữa kết quả mô phỏng của mô hình với số liệu thực đo/tính
toán bằng hằng số điều hòa trong cả quá trình hiệu chỉnh mô hình (hệ số tương quan
là 0,99548) và kiểm nghiệm mô hình (hệ số tương quan từ 0,88089 tới 0,9675). Do
vậy, có thể sử dụng kết quả của mô hình thủy lực MIKE 21 FM để làm đầu cào phục
vụ mô phỏng và tính toán vận chuyển trầm tích tại khu vực cửa sông Đáy bằng mô
hình MIKE 21 ST.
3.4. Các kết quả trong nghiên cứu
3.4.1. Phân tích xu thế vận chuyển trầm tích
59
Quá trình vận chuyển trầm tích vùng cửa sông phụ thuộc vào các quá trình
thủy động lực của khu vực, trong đó có 3 yếu tố quan trọng là: dòng chảy mang trầm
tích từ sông đưa ra, chế độ sóng vùng ven bờ và dòng chảy khu vực ven bờ. Dòng
chảy từ sông đưa ra có chu kỳ 1 năm với 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Chế độ sóng
ven bờ chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện gió, mà các đặc trưng gió có chu kỳ nhỏ là 1
năm với các mùa khác nhau. Khu vực này có chế độ thủy triều là nhật triều đều, với
chu kỳ khoảng 30 ngày tương ứng hai con nước: con nước triều lên và con nước triều
xuống với khoảng thời gian bằng nhau là 15 ngày. Dòng chảy khu vực ven bờ phụ
thuộc chủ yếu vào chế độ thủy triều, do đó chu kỳ để tính toán các đăch trưng liên
quan tới dòng chảy ở khu vực này khoảng 30 ngày.
Do đó, trong quá trình nghiên cứu phân tích xu thế vận chuyển trầm tích cho
khu vực đã tính toán với khoảng thời gian là 1 năm, bắt đầu từ ngày 01/01/2010 đến
ngày 31/12/2010.
3.4.1.1. Mô phỏng thủy lực
Lưu lượng
-1000
-500
0
500
1000
1500
2000
1/1/
10
2/1/
10
3/1/
10
4/1/
10
5/1/
10
6/1/
10
7/1/
10
8/1/
10
9/1/
10
10/1
/10
11/1
/10
12/1
/10 1/1/
11 Thời gian
m3/s
Hình 3.11. Biến trình lưu lượng qua mặt cắt tại trạm Như Tân trên sông Đáy
năm 2010
60
Lưu lượng
-1000
-500
0
500
1000
1500
2000
1/1/
10
2/1/
10
3/1/
10
4/1/
10
5/1/
10
6/1/
10
7/1/
10
8/1/
10
9/1/
10
10/1
/10
11/1
/10
12/1
/10 1/1/
11 Thời gian
m3/s
Hình 3.12. Biến trình lưu lượng qua mặt cắt tại trạm Phú Lễ trên sông Ninh Cơ
năm 2010
Lưu lượng
-1000
-500
0
500
1000
1500
2000
1/1/
10
2/1/
10
3/1/
10
4/1/
10
5/1/
10
6/1/
10
7/1/
10
8/1/
10
9/1/
10
10/1
/10
11/1
/10
12/1
/10 1/1/
11 Thời gian
m3/s
Hình 3.13. Biến trình lưu lượng qua mặt cắt tại trạm Ba Lạt trên sông Hồng năm
2010
Kết quả tính toán lưu lượng dòng chảy từ 3 sông đổ ra khu vực nghiên cứu ta
thấy: lưu lượng dòng chảy lớn nhất xảy ra vào tháng 8 và 9 tưng ứng với mùa mưa
ở miền bắc. Lưu lượng dòng chảy lớn nhất tại mặt cắt trên sông Hồng là 2000 m3/s
xảy ra vào ngày 1/9/2010. Tổng lượng nước chuyển qua 3 mặt cắt vào mùa mưa (từ
tháng 6 tới tháng 10) chiếm khoảng ¾ tổng lượng nước năm.
61
Hình 3.14. Mực nước tính toán lúc 0h ngày 15 tháng 8 năm 2010
Hình 3.15. Mực nước tính toán lúc 0h ngày 15 tháng 1 năm 2010
3.4.1.2. Mô phỏng phân bố trầm tích
62
Nồng độ trầm tích
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1/1/10 2/1/10 3/1/10 4/1/10 5/1/10 6/1/10 7/1/10 8/1/10 9/1/10 10/1/10 11/1/10 12/1/10 1/1/11
Thời gian
mg/l
Hình 3.16. Biến trình nồng độ trầm tích tại mặt cắt trạm Như Tân năm 2010
Nồng độ trầm tích
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1/1/10 2/1/10 3/1/10 4/1/10 5/1/10 6/1/10 7/1/10 8/1/10 9/1/10 10/1/10 11/1/10 12/1/10 1/1/11
Thời gian
mg/l
Hình 3.17. Biến trình nồng độ trầm tích tại mặt cắt trạm Phú Lễ năm 2010
Nồng độ trầm tích
0
0.2
0.4
0.6
.8
1
1/1/10 2/1/10 3/1/10 4/1/10 5/1/10 6/1/10 7/1/10 8/1/10 9/1/10 10/1/10 11/1/10 12/1/10 1/1/11
Thời gian
mg/l
Hình 3.18. Biến trình nồng độ trầm tích tại mặt cắt trạm Ba Lạt năm 2010
63
Hình 3.19. Biến đổi đáy lúc 0h ngày 1-6-2010 (thời điểm đầu mùa mưa)
Hình 3.20. Địa hình đáy biển tại thời điểm 0h ngày 1-6-2010 (thời điểm đầu mùa
mưa)
64
Hình 3.21. Biến đổi đáy lúc 0h ngày 1-10-2011 (thời điểm cuối mùa mưa)
Hình 3.22. Địa hình đáy biển tại thời điểm 0h ngày 1-10-2011(thời điểm cuối
mùa mưa)
65
Hình 3.23. Biến đổi đáy lúc 0h ngày 31-12-2010 (sau 1 năm tính toán)
Hình 3.24. Địa hình đáy biển tại thời điểm 0h ngày 31-12-2010 (sau 1 năm tính
toán)
3.4.1.3. Nhận xét
66
Đây là khu vực có động lực sóng tương đối yếu ở gần bờ, dòng chảy dọc bờ và
sông là yếu tố quyết định đến quá trình bồi lắng. Ở khu vực này, trầm tích chủ yếu là
cát hạt nhỏ và mịn với đường kính hạt trung bình là 0,17mm. Theo tính toán, lưu
lượng dòng chảy từ sông Đáy đưa ra khoảng 195.000 m3/ năm. Ngoài ra, lưu lượng
dòng chảy tổng hợp cả năm qua mặt cắt tại bờ khu vực Nghĩa Hưng – Nam Định có
hướng đi từ bắc xuống nam với lưu lượng khoảng 1.807.000 m3/năm.
Lượng bùn cát của khu vực cửa Sông Đáy được tiếp nhận từ 2 nguồn lớn:
nguồn thứ nhất là nguồn từ Sông Đáy đưa ra khoảng 34.000 tấn bùn cát và nguồn
thứ hai là dòng dọc bờ mang bùn cát từ phía bắc trở xuống khoảng 220.000 tấn bùn
cát.
Xét về tính chất mùa ta thấy rõ: lượng bùn cát từ sông mang ra được vận
chuyển chủ yếu vào mùa mưa, chiếm khoảng 80% tổng lượng bùn cát cả năm (xem
các hình từ 3.16 tới 3.18). Ngoài ra, tốc độ dòng chảy sông lớn mang bùn cát ra xa
bờ, nơi đó chịu động lực biển phân bố bồi tụ trầm tích theo diện rộng. Do đó, độ bồi
tụ đáy vào mùa mưa nhanh hơn và làm cao thêm bề mặt đáy. Sau đó, giai đoạn từ
cuối mùa mưa đến cuối năm 2010 ta thấy: lượng bùn cát vẫn được sông đưa ra
nhưng với nồng độ và lưu lượng thấp, tốc độ dòng chảy yếu không thể đưa bùn cát
ra xa bờ được gây tích tụ tại lòng dẫn sông, cho nên độ cao đáy ở đây được nâng
lên. Còn khu vực ngoài, dưới tác động của thủy động lực biển đã làm thay đổi đáy.
Quá trình thủy động lực mang dòng bùn cát đưa tới cửa sông, rồi lắng đọng
tạo nên các khu vực bồi tụ trước cửa và hai phía của cửa Đáy. Ta thấy rõ khu vực
cửa Sông Đáy có xu thế bồi ở cả 2 bên của cửa, độ cao bồi tụ khoảng 1m. Khu vực
bồi mạnh nhất là khu vực trước cửa Đáy bồi cao đến gần 2m.
Khu vực phía đông cửa Đáy thuộc huyện Nghĩa Hưng – tỉnh Nam Định có
xu thế bồi và hình thành dọc bờ. Khu vực phía tây thuộc huyện Kim Sơn – Ninh
Bình bồi rất mạnh nhưng có xu thế bồi lắng rộng ra ngoài xuống phía nam.
Tóm lại: Khu vực cửa Sông Đáy được tiếp nhận 2 nguồn bổ sung trầm tích
rất lớn từ sông Đáy đưa ra và từ phìa bắc đưa xuống. Các con sông đổ vào khu vực
nghiên cứu đều có lưu lượng dòng chảy lớn mang theo nguồn trầm tích dồi dào.
67
Chế độ thủy động lực của khu vực làm lắng đọng trầm tích ở 2 phía của cửa Đáy.
Dòng bùn cát này bị ngăn lại bởi dòng chảy của sông Đáy và lắng đọng lại ở ven
bờ, lấp đầy khoảng trống giữa cửa Đáy và cồn ngầm ở phía ngoài. Vì vậy, bãi bồi
có diện tích rất lớn và khoảng cách giữa cồn ngầm và bãi bồi phía trong hầu như
không đáng kể.
3.4.2. Tính toán xu thế biến động bùn cát dài hạn có xét đến dâng cao mực nước
biển và mô hình hóa quá trình phát triển cửa Đáy
3.4.2.1. Kịch bản nước biển dâng cho khu vực cửa Đáy
Các kịch bản phát thải khí nhà kính được lựa chọn để tính toán, xây dựng
kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1),
kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản
B2) và kịch bản phát thải cao nhất của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản
A1FI). Các kịch nước biển dâng được xây dựng cho bảy khu vực bờ biển của Việt
Nam sử dụng trong nghiên cứu này được lấy từ Kịch bản biến đổi khí hậu, nước
biển dâng do Bộ tài nguyên và Môi trường công bố năm 2012, theo đó, kịch bản
nước biển dâng cho khu vực Cửa Đáy được đưa ra trong bảng 3.1 và hình 3.25.
Bảng 3.1. Mực nước biển dâng theo các kịch bản phát thải cho khu vực Cửa
Đáy (cm)
Năm
Kịch bản cao A1F1 Kịch bản trung bình B2 Kịch bản thấp B1
Cận trên Cận dưới Cận trên Cận dưới Cận trên Cận dưới
2020 9 8 8 7 9 8
2030 14 12 13 11 13 11
2040 19 16 18 15 17 15
2050 27 22 24 20 23 19
2060 36 30 32 25 30 24
2070 47 38 39 31 37 29
2080 59 47 48 37 44 34
2090 72 56 56 43 51 38
2100 86 66 65 49 58 42
68
0
20
40
60
80
100
120
2000 2010 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Năm
M
ức
tă
ng
m
ực
n
ướ
c
(c
m
)
Cận trên - Kịch bản A1FI Cận dưới - Kịch bản A1FI
Cận trên - Kịch bản B2 Cận dưới - Kịch bản B2
Cận trên - Kịch bản B1 Cận dưới - Kịch bản B1
Hình 3.25. Kịch bản mực nước biển dâng tại khu vực cửa Đáy
Theo kịch bản phát thải thấp (B1) thì vào giữa thế kỷ 21, tại khu vực Cửa
Đáy, mực nước biển dâng trong khoảng từ 19-23cm, đến cuối thế kỷ 21, mực nước
biển dâng trong khoảng từ 42-58cm; Theo kịch bản phát thải trung bình (B2) thì vào
giữa thế kỷ 21, tại khu vực Cửa Đáy, mực nước biển dâng trong khoảng từ 20-
24cm, đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng trong khoảng từ 49-65cm; Theo kịch
bản phát thải cao (A1FI) thì vào giữa thế kỷ 21, tại khu vực Cửa Đáy, mực nước
biển dâng trong khoảng từ 22-27cm, đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng trong
khoảng từ 66-86cm.
3.4.2.2. Cập nhật mực nước biển dâng trong mô hình
Theo như đã trình bày ở phần 3.4.2.1, mực nước biển có xu hướng tăng lên
trong thời gian từ năm 2010 tới 2030. Do đó, trong nghiên cứu này đã sử dụng số
liệu dự báo mức độ tăng của mực nước biển cho khu vực cửa Đáy để thêm vào diễn
biến mực nước (bằng tính toán từ hằng số điều hòa) tại các biên, làm đầu vào cho
mô hình thủy lực MIKE 21 HD.
69
Theo như đã nêu ở trên, giá trị tăng mực nước biển năm 2020 khoảng từ 7 – 9
cm, năm 2030 tăng từ 11 – 14 cm tương ứng với từng kịch bản phát thải (so với mốc
tính là mực nước trong thời kỳ 1980 – 1999). Theo đó, mực nước tăng trung bình
trong giai đoạn từ năm 2010 tới 2030 khoảng 0,5cm/năm. Cho nên, nghiên cứu này
đã sử dụng giái trị tăng 0,5cm/năm là giá trị thêm vào biến trình mực nước trong từng
năm tại các biên để tính toán.
3.4.2.3. Lưu lượng dòng chảy sông
Trong nghiên cứu này, sử dụng giả thiết diễn biến dòng chảy trên 3 sông
Hồng, Ninh Cơ và Đáy trong giai đoạn từ năm 1990 tới năm 2010 tương đồng với
giai đoạn từ năm 2010 tới 2030. Do đó, nghiên cứu đã sử dụng số liệu tính toán lưu
lượng tại 3 cửa sông Hồng, Ninh Cơ và Đáy qua các mặt cắt tương ứng là Ba Lạt,
Phú Lễ và Như Tân trong giai đoạn từ năm 1990 tới năm 2010 làm số liệu đầu vào.
Số liệu được tính toán bằng mô hình MIKE 11 nhằm đơn giản hóa quá trình mô
phỏng thủy động lực.
-1000
0
1000
2000
3 0
4000
5000
60
7000
1/1/89 1/1/94 1/1/99 1/1/04 1/1/09 thời gian
m3/s Lưu lượng
(a) Trạm Ba Lạt trên sông Hồng
70
-1000
0
1000
2000
3000
4000
5000
1/1/89 1/1/94 1/1/99 1/1/04 1/1/09 thời gian
m3/s Luu luong
(b) Trạm Phú Lễ trên sông Ninh Cơ
-1000
0
1000
2
300
4000
1/1/89 1/1/94 1/1/99 1/1/04 1/1/09 thời gian
m3/s Lưu lượng
(c) Trạm Như Tân trên sông Đáy
Hình 3.26. Biến trình lưu lượng dòng chảy qua mặt cắt các trạm trong 20 năm
3.4.2.4. Kết quả
a) Mô phỏng thủy lực
71
Mực nước
-2
-1
0
1
2
1/1/10 1/1/15 1/1/20 1/1/25 1/1/30
thời gian
(m)
Hình 3.27. Biến trình mực nước tính toán tại điểm gần cửa Đáy (10605’E;
19
050’N)
b) Kết quả phân bố bùn cát dài hạn
Hình 3.28. Địa hình khu vực cửa Đáy ban đầu
72
(a)
(b)
Hình 3.29. Địa hình (a) và mức độ biến đổi địa hình (b) đáy sau 1 năm tính toán
(a)
(b)
Hình 3.30. Địa hình (a) và mức độ biến đổi địa hình (b) đáy sau 2 năm tính toán
(a)
(b)
Hình 3.31. Địa hình (a) và mức độ biến đổi địa hình (b) đáy sau 3 năm tính toán
73
(a)
(b)
Hình 3.32. Địa hình (a) và mức độ biến đổi địa hình (b) đáy sau 4 năm tính toán
(a)
(b)
Hình 3.33. Địa hình (a) và mức độ biến đổi địa hình (b) đáy sau 5 năm tính toán
(a)
(b)
Hình 3.34. Địa hình (a) và mức độ biến đổi địa hình (b) đáy sau 10 năm tính toán
74
(a)
(b)
Hình 3.35. Địa hình (a) và mức độ biến đổi địa hình (b) đáy sau 15 năm tính toán
(a)
(b)
Hình 3.36. Địa hình (a) và mức độ biến đổi địa hình (b) đáy sau 20 năm tính toán
c) Nhận xét
Nhìn vào các kết quả tính toán ta có thể thấy rõ:
- Hình 3.27: thể hiện kết quả tính toán dao động mực nước của 1 điểm trong
khu vực nghiên cứu có xu hướng tăng, biểu hiện qua đường xu thế màu đỏ đi
lên. Mức độ tăng của dao động mực nước tương ứng với mức độ tăng do
kịch bản nước biển dâng đề xuất ở mục 3.4.2.1.
- So sánh các hình từ 3.29 tới 3.36 với hình 3.28 cho ta thấy địa hình đáy biển
của từng giai đoạn tính toán và mức độ thay đổi địa hình đáy biển của khu
vực nghiên cứu. Có sự sai khác nhất định của địa hình đáy biển sau các
khoảng thời gian tính toán so với địa hình lúc ban đầu. Khu vực có xu thế bồi
mạnh.
75
- So sánh các hình từ 3.29 tới 3.36 với nhau cho ta thấy: địa hình khu vực
nghiên cứu có xu thế bồi tụ mạnh trong 15 năm đầu tiên tính toán, quá trình
bồi tụ mạnh làm bồi lấp luồng vào cửa Đáy. Hậu quả của nó làm thay đổi dòng
chảy. Sau khoảng thời gian 15 năm đã bồi lấp mất luồng vào cửa Đáy, không
còn dòng chảy từ cửa sông đưa ra. Trong khoảng thời gian sau 15 năm chỉ
biến đổi địa hình tại các khu vực đáy ở vùng ngoài.
- Nhìn vào các hình từ 3.29 tới 3.36 có thể nhận thấy các khu vực có biến động
mạnh nhất là: khu vực luồng vào cửa Đáy và khu vực ngoài của cửa Ninh Cơ.
Mức độ biến động lên tới trên 10m.
- Ngoài ra, khu vực luôn luôn được tiếp nhận hàng năm lượng bùn cát rất lớn từ
sông Đáy đưa ra và từ phía bắc đưa xuống. Lượng bùn cát từ phía bắc được
cung cấp do sông Hồng, sông Ninh Cơ. Một phần lượng bùn cát này được đưa
xuống khu vực cửa Đáy gây bồi lấp.
Khu vực cửa Đáy luôn luôn được tiếp nhận một lượng rất lớn bùn cát từ sông
Đáy đưa ra và từ phía bắc đưa xuống. Do đó, khu vực này có xu thế bồi lấp cửa
Đáy, trong khoảng thời gian ngắn nữa cửa Đáy sẽ bị lấp. Nhằm phòng tránh các khó
khăn do bồi lấp cửa Đáy gây ra cần phải có kế hoạch nạo vét cửa, mở rộng luồng
sông. Tỉnh Ninh Bình đã và đang triển khai dự án “Nạo vét sông Đáy đoạn từ cầu
Gián Khẩu đến cửa Đáy và các tuyến nhánh qua sông Đáy để thoát lũ cho sông
Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình” để tránh sự cố do bồi lấp luồng vào cửa Đáy.
Quá trình tính toán đã cho thấy xu thế bồi tụ khu vực cửa Đáy, kết quả này
tương đối chính xác với các nghiên cứu gần đây về khu vực này. Tuy nhiên, cần có
những căn cứ khoa học hơn nữa ví dụ như kiểm nghiệm mô hình tính lan truyền bùn
cát (MIKE 21 ST) để có thể đưa ra thời gian bồi lấp mất cửa Đáy. Đây cũng là lý do
tại sao mà cửa Đáy thường xuyên phải nạo vét để có thể lưu thông hàng hải bình
thường và hàng năm có nhiều diện tích đất được bồi tụ.
Ngoài ra, qua nghiên cứu này cho thấy mức độ cấp thiết của các số liệu đo
đạc về sóng, dòng chảy, lưu lượng để cho kết quả tốt hơn, phù hợp với thực tế hơn.
76
3.4.3. Tính toán biến đổi đường bờ có xét đến dâng cao mực nước biển do biến
đổi khí hậu
3.4.3.1. Điều kiện tính toán
Trong nghiên cứu biến động đường bờ có xét đến mực nước biển dâng do
biến đổi khí hậu, để kiểm nghiệm lại độ đúng đắn của tính toán bằng cách so sánh
đường bờ tính toán với đường bờ thu được từ ảnh vệ tinh. Do đã có bộ ảnh vệ tinh
đường bờ khu vực ở các mốc thời gian là các năm 1990, 2001 và năm 2010 cho nên
ở nghiên cứu này đã tính toán với quãng thời gian là 20 năm bắt đầu từ năm 1990.
Tuy nhiên, khó khăn gặp phải là không có trường địa hình, không có bộ thông số
lưu lượng cũng như dòng chảy từ các sông đưa ra từ năm 1990, cho nên để đơn giản
tác giả đã sử dụng các điều kiện tính toán sau:
- Trong mô hình Litpack các pro ile mặt cắt chỉ có sự thay đổi theo hướng tịnh
tiến ra xa ngoài bờ được lấy tại mốc năm 2010 thay cho mốc năm 1990.
- Quá trình biến đổi lưu lượng, tốc dộ dòng chảy từ năm 2010 tới năm 2030
chính là quá trình biến đổi từ năm 1990 tới năm 2010.
- Tốc độ tăng của mực nước biển dâng do BĐKH trong giai đoạn từ năm 2010
tới năm 2030 bằng với giai đoạn từ năm 1990 tới năm 2010.
3.4.3.2. Bộ thông số đầu vào
- Dữ liệu đầu vào
+ Dữ liệu về địa hình: được xác định thông qua số liệu địa hình trình bày ở
phần trên.
+ Dữ liệu về trầm tích: Với kích thước hạt trung bình tại khu vực nghiên cứu
được lấy là 0.17mm, độ chọn lọc 1.44
+ Dữ liệu về mực nước: lấy mực nước trung bình là 0
+ Dữ liệu về sóng: được lấy từ số liệu sóng tính toán bằng mô hình MIKE 21
SW cho khu vực nghiên cứu.
+ Dữ liệu về dòng chảy: được lấy từ bộ số liệu tính toán bằng mô hình MIKE
21 FM.
77
+ Dữ liệu về gió: Bộ thông số về trường gió được lấy theo các đặc trưng gió
thống kê tại trạm Văn Lý.
* Xác định vị trí đường bờ
Số liệu đường bờ được lấy từ ảnh vệ tinh năm 1989 làm số liệu phục vụ tính
toán. Vị trí đường bờ được xác định là khoảng cách từ đường bờ tới đường cơ sở.
Có thể định nghĩa đường cơ sở là một đường thẳng tương đối song song với đường
bờ mà quá trình bồi xói không vượt quá ranh giới đó.
Hình 3.37. Đường bờ và đường cơ sở
Trong nghiên cứu này, khu vực cửa Đáy được mô phỏng dựa trên đường cơ
sở có hệ số góc =1, tương đối song song với đoạn bờ cần tính toán, chi tiết biểu diễn
qua hình ảnh dưới đây, đường bờ gồm 550 điểm, mỗi điểm cách nhau 30m. Ứng với
mỗi điểm sẽ có một mặt cắt địa hình với 2 mặt cắt địa hình đặc trưng cho 2 phía của
cửa sông. Mỗi mặt cắt địa hình chứa 600 nút điểm, mỗi nút điểm cách nhau 30m.
78
(a)
(b)
Hình 3.38. Đường cơ sở, khu vực nghiên cứu (a) và biểu diễn đường bờ năm
1989 (b) trên đường cơ sở
79
(a) Phân bố mặt cắt địa hình đặc trưng trong tính toán biến đổi đường bờ
Mặt cắt địa hình MC1
-25
-20
-15
-10
-5
0
5
1 51 101 151 201 251 301 351 401 451 501 551 vị trí
m
(b) Mặt cắt địa hình MC1
Mặt cắt địa hình MC2
-25
-20
-15
-10
-5
0
5
1 51 101 151 201 251 301 351 401 451 501 551 vị trí
m
(c) Mặt cắt địa hình MC2
Hình 3.39. Phân bố mặt cắt địa hình và địa hình sử dụng trong nghiên cứu
+ Thời gian tính toán: 40 năm từ 01/01/1990 tới 01/01/2030.
80
3.4.3.3. Kết quả tính toán
0
5000
10000
15000
1 51 101 151 201 251 301 351 401 451
vị trí
m ĐB tính toán 2001 ĐB tính từ ảnh vệ tinh 2001
Hình 3.40. So sánh đường bờ tính toán bằng mô hình và đường bờ trích ra từ số
liệu vệ tinh năm 2001
0.00
5000.00
10000.00
15000.00
1 51 101 151 201 251 301 351 401 451
vị trí
m
ĐB tính toán 2010 ĐB tính từ ảnh vệ tinh 2010
Hình 3.41. So sánh đường bờ tính toán bằng mô hình và đường bờ trích ra từ số
liệu vệ tinh năm 2010
81
Biến đổi ĐB giai đoạn 1990 - 2001 (ve tinh)
0
200
400
600
800
1000
1 51 101 151 201 251 301 351 401 451
vị trí
m
Hình 3.42. Mức độ biến đổi đường bờ khu vực Cửa Đáy giai đoạn từ năm 1990
tới năm 2001 (số liệu tính toán từ ảnh vệ tinh)
Biến đổi ĐB giai đoạn 1990 - 2010 (ve tinh)
0
200
400
600
80
10
1200
1 51 101 151 201 251 301 351 401 451
vị trí
m
Hình 3.43. Mức độ biến đổi đường bờ khu vực Cửa Đáy giai đoạn từ năm 1990
tới năm 2010 (số liệu tính toán từ ảnh vệ tinh)
Nhận xét:
Nhìn vào số liệu tính toán đường bờ cho thấy: Kết quả tính toán tương đối
phù hợp với số liệu được lấy theo đường bờ từ ảnh vệ tinh kể cả năm 2001 và năm
2010. Đường bờ đoạn phía huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình có hiện tượng bồi tụ
nhưng không nhiều, còn đoạn bờ phía bờ đông thuộc huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam
Định thì đang bồi tụ rất mạnh. Khu vực giáp ranh với cửa Đáy lấn ra biển hàng năm
khoảng gần 300m. Tuy nhiên, do khu vực phía đông của cửa Đáy có hiện tượng bồi
82
tụ rất mạnh, khi tham chiếu lên đường cơ sở đã không mô phỏng được rõ ràng nên
kết quả tính toán còn nhỏ hơn so với số liệu đường bờ lấy từ ảnh khoảng 500m.
Theo kết quả được trình bày trong các hình từ 3.44 tới 3.46 cho thấy: khu
vực hai phía bờ của Cửa Đáy có xu thế bồi tụ lấn ra biển. Khu vực bờ phía đông cửa
Đáy (huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định) bồi tụ mạnh hơn khu vực bờ phía tây cửa
Đáy (huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình). Khu vực có mức độ biến động mạnh nhất là
hai bờ của cửa Đáy, tốc độ lên tới 80m/năm (trong mô hình là các vị trí từ 230 tới
400). Khu vực có tốc độ bồi tụ nhỏ nhất trong nghiên cứu này là khu vực giáp ranh
với tỉnh Thanh Hóa (vị trí từ 0 cho tới 70), tốc độ chỉ khoảng 1m/năm.
Nhìn chung kết quả trong nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1990 tới 2010
cho thấy hai phía bờ của cửa Đáy đang có xu thế bồi và đặc biệt là phía đông cửa
Đáy đang bồi tụ rất mạnh. Kết quả này phù hợp với thực tế.
83
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực cửa Đáy có xu thế bồi tụ là chủ yếu, tạo
thành các cồn cát trước cửa Đáy và các doi cát dọc bờ thuộc địa phận huyện Nghĩa
Hưng tỉnh Nam Định. Nguyên nhân do khu vực này được tiếp nhận 2 nguồn bổ
sung trầm tích từ: i) sông Đáy đưa ra và lắng động dưới tác động của động lực biển;
ii) lượng bùn cát được vận chuyển dọc theo bờ biển từ phía bắc (cửa Ba Lạt và Ninh
Cơ). Ngoài ra, qua nghiên cứu này cho thấy, vào 4 tháng mùa mưa từ tháng 6 tới
tháng 10 lượng trầm tích tích được các con sông đưa ra chiếm khoảng 80% lượng
trầm tích cả năm.
Khu vực cửa Đáy luôn luôn được tiếp nhận một lượng rất lớn bùn cát từ sông
Đáy đưa ra và từ phía bắc đưa xuống. Do đó, khu vực này có xu thế bồi lấp cửa
Đáy, trong khoảng thời gian ngắn nữa (theo tính toán có thể 15 năm) cửa Đáy sẽ bị
lấp nếu không có kế hoạch nạo vét luồng vào cửa. Để tránh các khó khăn do bồi lấp
cửa Đáy gây ra cần phải có kế hoạch nạo vét cửa, mở rộng luồng sông. Tỉnh Ninh
Bình đã và đang triển khai dự án “Nạo vét sông Đáy đoạn từ cầu Gián Khẩu đến
cửa Đáy và các tuyến nhánh qua sông Đáy để thoát lũ cho sông Hoàng Long, tỉnh
Ninh Bình” để tránh sự cố do bồi lấp luồng vào cửa Đáy.
Vấn đề vận chuyển trầm tích và biến động hình thái – địa mạo sông, cửa sông
và ven biển vẫn là vấn đề khó khăn cả trong lý thuyết và thực tiễn. Nghiên cứu này
đã ứng dụng bộ mô hình MIKE nhằm phân tích xu thế bồi tụ và xói lở cũng như các
mối tương tác Biển – Lục địa khu vực cửa Đáy. Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế về
mặt thời gian và số liệu, nghiên cứu này chỉ xem xét và đánh giá được xu thế biến
động địa hình cũng như đường bờ ở các điều kiện khí hậu đặc trưng. Do vậy, để
đánh giá hiện tượng một cách đầy đủ và khách quan, trong các nghiên cứu tiếp theo,
cần xem xét đánh giá bổ sung những hạn chế trên.
Bộ mô hình MIKE đã được sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá và phân tích
xu thế bồi xói và vận chuyển trầm tích tại khu vực cửa sông Đáy và cho kết quả khả
quan. Qua đó khẳng định, có thể sử dụng bộ mô hình MIKE trong nghiên cứu tương
tác các quá trình thủy thạch động lực.
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển
dâng cho Việt Nam.
2. Đặng Ngọc Thành, Phạm Văn Ninh, Mai Thanh Tân…(2005), Chuyên khảo
Biển Đông, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
3. Đỗ Minh Đức (2004), Nghiên cứu sự hình thành và biến đổi quá trình bồi tụ-
xói lở ở đới ven biển Thái Bình-Nam Định, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành
Địa chất công trình.
4. Lương Phương Hậu, Trịnh Việt An, Lương Phương Hợp (2002), Diễn biến
cửa sông vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nhà xuất bản Xây dựng.
5. Nguyễn Biểu, Vũ Trường Sơn, Dương Văn Hải và nnk (2001), Địa chất
khoáng sản biển nông ven bờ (0-30 m nước) Việt Nam tỷ lệ 1/500.000. Lưu
trữ ĐC, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Hải Lý, Lương Phương Hậu (2004), “Ứng dụng Litpack trong
nghiên cứu diễn biến cửa sông và bờ biển”, Tạp chí GTVT số 10.
7. Nguyễn Thế Tưởng, Sổ tay tra cứu các đặc trưng khí tượng thủy văn vùng
thềm lục địa Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, 2000.
8. Nguyễn Thọ Sáo, Nguyễn Minh Huấn, Ngô Chí Tuấn, Đặng Đình Khá
(2010), “Biến động trầm tích và diễn biến hình thái khu vực cửa sông ven
bờ Cửa Tùng, Quảng Trị”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, khoa học tự nhiên
và công nghệ, tập 26, số 3S, 427.
9. Nguyen Xuan Hien, Duong Ngoc Tien, Le Quoc Huy, Nguyen Tho Sao
(2012), “Long-term sediment distribution calculation taking into account
sea level rise and theb development o Day estuary”, Tạp chí khoa học
ĐHQGHN, khoa học tự nhiên và công nghệ, tập 28, số 3S, tr.57 - 62.
10. Nguyễn Xuân Hiển, Dương Ngọc Tiến (2012) Nguyễn Thọ Sáo. “Tính toán
và phân tích xu thế bồi tụ, xói lở khu vực Cửa Đáy”, Hội thảo khoa học
Quốc Gia về KT, TV, MT & BĐKH, lần thứ XV,Viện KH KTTV&MT, Tập 2,
tr.241-246.
11. Phạm Quang Sơn (2004), “Diễn biến lòng dẫn hạ lưu sông Hồng trong 15 năm
vận hành khai thác nhà máy thủy điện Hoà Bình” TC Các Khoa học về Trái
đất, 26/4: 520-531. Hà Nội.
12. Trần Việt Liễn, Hoàng Đức Cường, Trương Anh Sơn, Trần Trung Thành
(2006), “Xây dựng các kịch bản (scenarios) về biến đổi khí hậu của thế kỷ
85
XXI cho các vùng thuộc lãnh thổ Việt Nam”, Tạp chí KTTV số 541 (tháng 1
năm 2006), Hà Nội.
Tiếng Anh
13. Aslak Grinsted, J. C. Moore & S. Jevrejeva (2009), Reconstructing sea level
from paleo and projected temperatures 2000 to 2100 ad.
14. A.M. prospathopoulos, A. Sotiropoulos, E. Chatziopoulos, C.H. Anagnostou
(2004), “Cross-shore profile and coastline changes of a sandy beach in
Pieria, Greece, based on measurements and numerical simulation”,
Mediterranean Marine Science, vol 5/1.
15. Cazenave, A., and R. S. Nerem (2004), “Present-day sea level change:
Observations and causes”, Rev. Geophys., 42, RG3001.
16. DHI (2003), An Intergrated Modelling System for Littoral Processes and
Coastline Kinetics, Short Introduction and Tutorial, DHI Software.
17. Hidalgo, H. G., M. D. Dettinger, and D. R. Cayan (2008), “Downscaling with
Constructed Analogues: Daily Precipitation and Temperature Fields over
the United States”. California Energy Commission, PIER Project Report,
2008.
18. Houghton, J.T., Meira Filho, L.G., Callander, B.A., Harris, N., Kattenberg,
A., Maskell, K. (1996), “Climate Change 1995: The Science o Climate
Change”. Contribution of Working Group I to the Second Assessment
Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, Cambridge
Univ. Press, Cambridge, UK, pp. 363-397.
19. Jianjun Yin (2009), Sea level rise due to global warming poses threat to New
York City.
20. John A.Church, Neil J. White (2006), “A 20th century acceleration in global
sea level rise”, Geophysical research letter.
21. MIKE 21 FLOW Model (2005), Hydrodynamic Module – Scientific
Documentation, DHI Software.
22. MIKE 21 ST Non-Cohesive Sediment Transport Module (2005), User Guide,
DHI Softwave.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thac_si_duong_ngoc_tien_1208.pdf