Pháp luật đại cương nguồn gốc - Hình thành

Nguồn gốc, khái niệm pháp luật 1.Nguồn gốc pháp luật Theo học thuyết Mác-Lê Nin nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong, do đó những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật. Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ không có nhà nước bởi thế khong có pháp luật, nhưng xã hội cộng sản nguyên thủ cần đên squi tắc đẻ điều chỉnh hành vi con người duy trì trật tự xã hội đó, đã xuất hiện các quy tắc xã hội bao gồm tập quán, tín điều, tôn giáo. Tập quán này được mọi người thi hành mọt cách tự nguyện theo thói quen không cần cưỡng chế của nhà nước. Khi chế độ tư hữ về tư liệu sản xuất ra đời, xã hội phân chia thành những giai cấp đối kháng, nhà nước xuất hiện cùng với nó là pháp luật cũng hình thành để điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước. Nhà nước và xã hội là sản phẩm của xã hội có giai cấp. Pháp luật đầu tiên của xã họi loài người là là pháp luật của nhà nước chủ nô. Có thể nhận thấy rằng pháp luật hình thành từ hai con đường - Nhà nước thừa nhận những quy tắc vốn tồn tại trong xã họi và cải tạo những quy tắc đó cho phù hợp với lợi ích của nhà nước (Tập quán pháp, án lệ) - Thông qua con đường hoạt động xã hội, nhà nước ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã họi mới nảy sinh trong thực tế mà trước đó không có. 2. Khái niệm PL  Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung  Do NN đặt ra hoặc thừa nhận  Thể hiện ý chí của NN  Được NN bảo đảm thực hiện  Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp luật là hệ thống các quy tắc hành vi, quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận đựoc nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điểu chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình II. Bản chất va thuộc tính của pháp luật 1. Bản chất Bản chất của luật pháp phản ánh bản chất của Nhà nước đặt ra nó. Nhà nước kiểu nào thì pháp luật kiểu đó. Chính vì vậy, luật pháp có tính chất giai cấp. Luật pháp còn có tính xã hội vì nó chứa đựng những chuẩn mực chung được số đông trong xã hội ủng hộ. Nếu không luật pháp sẽ bi chống đối. Luật pháp có tính dân tộc, nghĩa là phù hợp với truyền thống, tập quán, giá trị đạo đức của các dân tộc trong đất nước. Bản chất này cho phép luật pháp gần gũi với dân chúng,

doc10 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 27823 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật đại cương nguồn gốc - Hình thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Nguồn gốc, khái niệm pháp luật 1.Nguồn gốc pháp luật Theo học thuyết Mác-Lê Nin nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong, do đó những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật. Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ không có nhà nước bởi thế khong có pháp luật, nhưng xã hội cộng sản nguyên thủ cần đên squi tắc đẻ điều chỉnh hành vi con người duy trì trật tự xã hội đó, đã xuất hiện các quy tắc xã hội bao gồm tập quán, tín điều, tôn giáo. Tập quán này được mọi người thi hành mọt cách tự nguyện theo thói quen không cần cưỡng chế của nhà nước. Khi chế độ tư hữ về tư liệu sản xuất ra đời, xã hội phân chia thành những giai cấp đối kháng, nhà nước xuất hiện cùng với nó là pháp luật cũng hình thành để điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước. Nhà nước và xã hội là sản phẩm của xã hội có giai cấp. Pháp luật đầu tiên của xã họi loài người là là pháp luật của nhà nước chủ nô. Có thể nhận thấy rằng pháp luật hình thành từ hai con đường - Nhà nước thừa nhận những quy tắc vốn tồn tại trong xã họi và cải tạo những quy tắc đó cho phù hợp với lợi ích của nhà nước (Tập quán pháp, án lệ) - Thông qua con đường hoạt động xã hội, nhà nước ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã họi mới nảy sinh trong thực tế mà trước đó không có. 2. Khái niệm PL Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung Do NN đặt ra hoặc thừa nhận Thể hiện ý chí của NN Được NN bảo đảm thực hiện Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ðpháp luật là hệ thống các quy tắc hành vi, quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận đựoc nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điểu chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình II. Bản chất va thuộc tính của pháp luật 1. Bản chất Bản chất của luật pháp phản ánh bản chất của Nhà nước đặt ra nó. Nhà nước kiểu nào thì pháp luật kiểu đó. Chính vì vậy, luật pháp có tính chất giai cấp. Luật pháp còn có tính xã hội vì nó chứa đựng những chuẩn mực chung được số đông trong xã hội ủng hộ. Nếu không luật pháp sẽ bi chống đối. Luật pháp có tính dân tộc, nghĩa là phù hợp với truyền thống, tập quán, giá trị đạo đức của các dân tộc trong đất nước. Bản chất này cho phép luật pháp gần gũi với dân chúng, được dân chúng ủng hộ, do đó mà có hiệu quả điều chỉnh lên các quan hệ xã hội. Luật pháp có tính thời đại, nghĩa là phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước, có khả năng hội nhập với luật pháp quốc tế. 2. thuộc tính của pháp luật Về mặt nội dung, luật pháp có tính quy phạm phổ biến. Luật pháp là do Nhà nước đặt ra, nên đối tượng điều chỉnh của nó phổ biến hơn (rộng rãi hơn) các quy phạm xã hội khác. Về mặt hình thức, luật pháp có tính chặt chẽ. Để dân chúng biết được và phải biết ý chí của Nhà nước, thì ý chí này phải được thể hiện dưới các hình thức chặt chẽ. Có 3 hình thức luật pháp cơ bản, đó là tập quán pháp, tiền lệ pháp, và văn bản quy phạm pháp luật. Luật pháp được đảm bảo bằng Nhà nước. Sau khi đặt ra luật pháp, Nhà nước đưa luật pháp vào đời sống thông qua các cơ quan Nhà nước, các thiết chế chính trị, các cán bộ, nguồn lực tài chính, các phương pháp quản lý đặc biệt là phương pháp cưỡng chế. IV. Chức năng, vai trò của PL 1.Chức năng a- Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội Là sự tác động trực tiếp của pháp luật tới các quan hệ xã hoọi và được thực hiện thông qua việc ghi nhạn qui định cho phép, ngăn cấm, khuyến khích, qui định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Như vậy, chức năng chính của pháp luật là hướng các qui phạm xã hội vào phạm vi, khuôn mẫu và tạo ra điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển trong một trật tự chung. b- Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội Pháp luật qui định những phương tiện nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội (Các quy định về xử phạt hành vi vi phạm – chế tài, hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật), nền tảng của xã hội khi có các vi phạm pháp luậ. Ngoài ra, pháp luật còn loại trừ (Cấm) các quan hệ xã hội lạc hậu, không phù hợp với bản chất chế độ (bói toán, lên đồng….) c- Chức năng giáo dục Chức năng này được thực hiện bằng các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, thông qua sự tác động gián tiếp đến ý thức của tâm lý con người làm cho họ có hành động phù hợp với cách xử sự ghi trong qui phạm pháp luật. 2. Vai trò Là phương tiện chủ yếu để NN quản lý mọi mặt của đời sống XH Là phương tiện để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Là cơ sở hoàn thiện bộ máy NN và tăng cường quyền lực NN Góp phần tạo dựng những quan hệ mới Là cơ sở tạo lập mối quan hệ đối ngoại I. Thực hiện pháp luật 1.Khái niệm ý thức pháp luật là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, tình cảm của con người thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính công bằng hoặc không công bằng, đúng đắn hoặc không đúng đắn của pháp luật hiện hành, pháp luật trong quá khứ và pháp luật cần phải có, về tính hợp pháp hoặc không hợp pháp trong cách xử sự của con người, trong hoạt động của các cơ quan , tổ chức. 2. Đặc điểm: - Với tính cách là 1 hình thái ý thức xã hội, ý thức pháp luật chịu sự quy định của tồn tại xã hội nhưng có tính độc lập tương đối. Thể hiện: + Nó thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội. Thực tế đã chứng minh: tồn tại xã hội cũ mất đi nhưng ý thức nói chung trong đó có ý thức pháp luật do nó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng trong 1 thời gian dài. Những tàn dư của quá khứ được giữ lại đặc biệt ngoan cố trong lĩnh vực tâm lý pháp luật, nơi mà các thói quen truyền thống đóng vai trò to lớn. Ví dụ: những biểu hiện tâm lý của pháp luật phong kiến như sự thờ ơ, phủ nhận đối với pháp luật vẫn phổ biến trong xã hội ta. + Trong những điều kiện nhất định, nhiều tư tưởng pháp luật, đặc biệt là tư tưởng pháp luật khoa học có thể vượt lên trên sự phát triển tồn tại xã hội. Nếu là tư tưởng pháp luật của giai cấp cầm quyền thì nó sẽ có cơ hội thuận lợi thể hiện thành pháp luật và tạo ra những tiến bộ trong đời sống xã hội. + ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội của 1 thời đại nào đó, song nó cũng kế thừa những yếu tố nhất định thuộc ý thức pháp luật của thời đại trước. Tất nhiên những yếu tố được kế thừa có thể là tiến bộ hoặc không tiến bộ. + ý thức pháp luật tác động trở lại đối với tồn tại xã hội, với ý thức chính trị, đạo đức, với các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng pháp lý như nhà nước và pháp luật. Tùy thuộc vào ý thức pháp luật tiến bộ hoặc lạc hậu mà sự tác động của nó có thể là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các hiện tượng trên. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục pháp luật là phải biết phát huy mặt tích cực trong những biểu hiện của tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật và hạn chế tới mức thấp nhất những mặt tiêu cực của biểu hiện đó. - ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính giai cấp: + Thế giới quan pháp lý của 1 giai cấp nhất định được quy định bởi địa vị pháp lý của giai cấp đó trong xã hội. + Mỗi quốc gia chỉ có 1 hệ thống pháp luật nhưng tồn tại 1 số hệ thống ý thức pháp luật: có ý thức pháp luật của giai cấp thống trị, bị trị, của các tầng lớp trung gian. + Về nguyên tắc, ý thức pháp luật của giai cấp thống trị mới được phản ánh vào trong pháp luật. ý thức pháp luật của giai cấp bị trị mâu thuẫn với ý thức pháp luật của giai cấp thống trị trong xã hội. + Trong xã hội ta, giữa giai cấp công nhân , nông dân và các tầng lớp lao động khác trong xã hội có lợi ích thống nhất với nhau về cơ bản, do đó ý thức pháp luật mang tính thống nhất cao. Nó phản ánh sự thống nhất về chính trị, tư tưởng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội ta. 2. Các hình thức thực hiện PL 1.Tuân thủ PL 2. Thi hành PL Đang hoàn chỉnh 2.3 Sử dụng PL Đang hoàn chỉnh 2.4 Áp dụng PL Dang hoan ching II. Vi phạm PL Là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức cụ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý Được thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động Trái với PL Có lỗi Gây thiệt hại cho xã hội hoặc các QHXH được NN bảo vệ 2. YTPL - Sự thực hiện pháp luật cũng tùy thuộc vào trình độ nhận thức và trạng thái tâm lý pháp luật của con người. + Các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi của các chủ thể thông qua sự tác động vào ý thức của họ. + Đối với các cá nhân, hành động nhận thức các yêu cầu của quy phạm pháp luật từ đó xác lập động cơ, mục đích,lựa chọn phản ánh xử sự xảy ra trước khi họ thực hiện hành vi pháp luật. + YTPL của các chủ thể càng cao thì sự tuân thủ pháp luật , sử dụng pháp luật, chấp hành pháp luật của họ càng đúng đắn. - YTPL có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động áp dụng pháp luật. + Để giải quyết tốt vụ việc cá biệt, cụ thể, đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách phải thu thập nhanh chóng, phân tích chính xác các tình tiết của vụ việc, xác định rõ đặc trưng pháp lý của nó. Lựa chọn quy phạm pháp luật thích ứng để giải quyết vụ việc, làm sáng tỏ nội dung tư tưởng quy phạm pháp luật được lựa chọn, ra quyết định áp dụng pháp luật hợp pháp và hợp lý, tổ chức thi hành. + YTPL nghề nghiệp cho phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách giải quyết tốt các vụ việc pháp lý... + Trong điều kiện hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, YTPL cao cho phép áp dụng pháp luật tương tự được đúng đắn. YTPL của các cán bộ có thẩm quyền áp dụng pháp luật càng cao thì hoạt động áp dụng pháp luật càng đúng và có hiệu quả. 3. Tác động của pháp luật đối với ý thức pháp luật: - Pháp luật chịu sự tác động của YTPL nhưng ngược lại nó cũng tác động tích cực đến việc hình thành, củng cố, phát triển YTPL. - Bản thân sự tồn tại của hệ thống pháp luật cũng tác động bằng cách này hay cách khác tới ý thức của từng thành viên trong xã hội, phát triển và nâng cao YTPL của họ. Hệ thống pháp luật càng hoàn chỉnh thì càng tạo điều kiện cho việc nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân. - Trong pháp luật phản ánh những tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc pháp lý tiên tiến của YTPL xã hội. Khi đó pháp luật đóng vai trò như là phương tiện truyền bá YTPL xã hội tới YTPL cá nhân, nâng cao YTPL của các cá nhân lên ngang tầm với YTPL tiên tiến trong xã hội. - Không có pháp luật với tính cách là tổng thể các phạm trù, mà tất cả các yếu tố hợp thành của kiến trúc thượng tầng pháp lý đều tác động tích cực tới sự hình thành và phát triển YTPL trong toàn bộ hoạt động này, vai trò của cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt là Tòa án trong hoạt động áp dụng pháp luật là rất quan trọng. Dựa trên cơ sở pháp chế, các nguyên tắc công bằng, nhân đạo, cơ quan bảo vệ pháp luật nhân danh nhà nước thực hiện công lý. Họat động của chúng tác động trực tiếp, tích cực đến việc hình thành, phát triển các quan niệm, tình cảm pháp luật đúng đắn, khẳng định trong ý thức công dân tính tất yếu, bất di bất dịch của những quyền và nghĩa vụ và tự do. IV. Thực tiễn: - Đại hội Đảng tòan quốc lần thứ VI nhấn mạnh:" Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật và cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân". - Trên thực tế nước ta đi lên CNXH từ 1 điểm xuất phát thấp, thói quen sản xuất nhỏ, hạn chế về nhận thức, những tồn tại và tàn tích, tập tục lạc hậu vẫn còn vì vậy việc giáo dục nâng cao YTPL còn gặp rất nhiều khó khăn. - Nhiều nhà nghiên cứu sử học khi nghiên cứu về truyền thống pháp luật ở Việt Nam đã từng nhận xét" Nước ta đã chịu hàng ngàn năm Bắc thuộc, nhưng chúng ta không mất đi cái bản sắc, không bị đồng hóa, mà cội rễ của nó chính là văn hóa làng xã đã ăn sâu và là đặc trưng truyền thống của người Việt. Với căn cứ đó các nhà sử học đã khẳng định rằng, trong 1 thời gian dài người Việt có thói quen chống lại luật pháp, không tuân thủ pháp luật của nước đô hộ mà coi trọng những quy định của làng xã mà nay gọi là hương ước nhiều hơn". Hiện nay, ở nhiều vùng dân tộc thiều số, nhiều vùng không biết đến pháp luật, dẫn đến hiện tượng vi phạm pháp luật, hoặc xử lý không đúng pháp luật. - Đó là chưa kể đến qua đợt tổng rà sóat các văn bản quy phạm pháp luật vừa qua đã phát hiện nhiều sai phạm, nhiều văn bản chồng chéo. Thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn lạc hậu cả về thể thức ban hành và nội dung ban hành. Văn bản thiếu minh bạch, thiếu thống nhất, nhiều văn bản pháp luật ra đời nhưng không đi vào cuộc sống. Mặt khác, nhiều văn bản của ta còn khó cập nhật dẫn đến tình trạng trong 1 bộ phận người dân không hiểu luật, thờ ơ trước pháp luật. Phương hướng hoàn thiện: - Trở lại với vấn đề thực tiễn hiện nay, chúng ta thấy để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống bên cạnh việc giáo dục, tuyên truyền,phổ biến pháp luật, cần tìm hiểu những giá trị của luật tục để đưa ra sự điều chỉnh về mặt pháp luật cho phù hợp. Ngôn ngữ của pháp luật phải phổ thông, dễ hiểu, dễ áp dụng trên thực tế. Văn bản pháp luật phải dễ truy cập, kết hợp giải quyết tốt mối quan hệ về tính hợp lý và tính hợp pháp để pháp luật có được tính khả thi, đi vào cuộc sống. - Mở rộng dân chủ công khai, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia một cách đông đảo vào việc soạn thảo, thảo luận, đóng góp ý kiến về các dự án pháp luật để qua đó nâng cao YTPL của người dân. - Đẩy mạnh sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật. Sự lãnh đạo của Đảng phải đảm bảo thường xuyên, đầy đủ và toàn diện... - Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ pháp lý có đủ năng lực, trình độ, có phẩm chất chính trị và phong cách làm việc tốt để bố trí vào các cơ quan làm công tác pháp luật. - Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật, tổ chức cho nhân dân tham gia một cách mạnh mẽ vào công tác này, dùng sức mạnh pháp chế XHCN, kết hợp với dư luận quần chúng, đấu tranh chống những hành vi vi phạm pháp luật. - Phải kết hợp giáo dục pháp luật vơi giáp dục đạo đức, văn hóa nâng cao trình độ chung của nhân dân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPháp luật đại cương nguồn gốc - hình thành.doc
Luận văn liên quan