Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

1. Trong những năm qua chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà đồi nói riêng của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang khá phát triển đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi và đáp ứng yêu cầu sản phẩm cho người tiêu dùng ở địa phương và các vùng lân cận. Tuy nhiên, phát triển chăn nuôi gà đồi chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của huyện, còn mang tính tự phát, thiếu qui hoạch đồng bộ làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. 2. Hình thức chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện đã đang dần thay thế hình thức chăn nuôi quảng canh và công nghiệp. Vị trí của chăn nuôi gà đồi ngày càng trở lên quan trọng trong cơ cấu ngành kinh tế của huyện (năm 2009 chiếm 12,47% tổng giá trị toàn huyện).

doc173 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4036 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T2: Dịch bệnh bùng phát. T3: Giá thức ăn không ổn định. S1T1: Qui hoạch vùng chăn nuôi ở xa khu dân cư S1T2: Quản lý tốt cửa hàng thuốc thú y, công tác dự báo dịch bệnh, phòng bệnh từ các cơ quan. S1S2T1: Cơ quan chức năng có biện pháp kĩ thuật làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, cùng với kinh nghiệm của người dân. S3T3: Xây dựng chuỗi cung ứng cho sản phẩm. T1W3: Chính quyền rà soát, qui hoạch vùng chăn nuôi tập trung để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. T1T2W1: Có chính sách hỗ trợ vốn trong khâu phòng chữa bệnh trong chăn nuôi. T3W2: Khuyến khích các mô hình liên kết trong chăn nuôi từ các khâu đầu vào và đầu ra. Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang có thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, qui mô chăn nuôi tập trung lớn cùng với các cơ hội đang rộng mở. Cần thiết có những phương án giải pháp phát huy những lợi thế đó, đồng thời hạn chế thách thức và những điểm yếu kém trong chăn nuôi gà đồi nơi đây. Để đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển chăn nuôi gà đồi hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang và những đóng góp cho chương trình hành động thực hiện đề án phát triển chăn nuôi gà đồi bền vững của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Chúng tôi đi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân nơi đây. 4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang Giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI), Lợi nhuận (Pr) từ chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào như tổng chi phí (TC), chi phí trung gian (IC). Chính các yếu tố đầu vào này đã làm cho sản lượng gà đồi thịt xuất bán thay đổi. Để biết rõ thêm về vấn đề này chúng tôi tiến hành so sánh, phân tích phương sai (ANOVA) để thấy rõ sự khác nhau giữa các nhóm hộ chăn nuôi gà đồi với các qui mô chăn nuôi khác nhau, giữa nhóm hộ thuần nông và hộ kiêm ngành nghề, giữa nhóm hộ chăn nuôi giống gà ta và hộ chăn nuôi giống gà lai cụ thể như sau: 4.3.2.1 Ảnh hưởng do qui mô, hướng sản xuất kinh doanh và giống gà nuôi Như đã phân tích ở bảng 4.15; 4.16 và 4.17 chúng tôi thấy rằng: Các hộ chăn nuôi gà đồi có các qui mô chăn nuôi khác nhau, hướng chăn nuôi khác nhau và sử dụng giống gà nuôi khác nhau thì có kết quả và hiệu quả chăn nuôi cũng khác nhau. Bảng 4.18: So sánh các chỉ tiêu kết quả chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế (Tính bình quân 1 hộ chăn nuôi) Diễn giải Số hộ điều tra GO VA MI Pr TB/1hộ (ng.đ) P-value TB/1hộ (ng.đ) P-value TB/1hộ (ng.đ) P-value TB/1hộ (ng.đ) P-value 1. Theo qui mô 160 - Qui mô nhỏ 52 98.308,78 8,5E-165 30.971,28 9,12E-54 29.313,00 3,55E-54 20.627,69 2,65E-40 - Qui mô vừa 69 217.048,41 95.622,55 93.128,97 80.298,47 - Qui mô lớn 39 734.701,63 282.012,62 274.486,96 232.410,07 2. Theo hướng sản xuất- kinh doanh 160 - Hộ thuần nông 137 420.999,12 2,5E-77 189.661,27 1,01E-11 185.916,47 2,43E-17 162.593,33 3,71E-15 - Hộ kiêm ngành nghề 23 296.871,35 110.807,85 107.011,52 89.088,12 3. Theo giống gà 160 - Giống gà lai 113 410.511,35 1,77E-54 183.304,23 1,91E-19 179.171,58 2,68E-17 156.590,07 3,51E-16 - Giống gà ta 47 298.007,32 111.697,04 108.318,59 89.999,52 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán, 2010 Ghi chú: *, **, ***, ns có ý nghĩa ở mức 10%, 5%, 1% và không có ý nghĩa thống kê Để so sánh sự khác nhau về kết quả chăn nuôi gà đồi giữa các nhóm hộ có qui mô khác nhau, hướng chăn nuôi khác nhau và sử dụng giống gà nuôi khác nhau chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) được thể hiện qua bảng 4.18 các chỉ tiêu phản ánh kết quả chăn nuôi gà đồi của các hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang gồm giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận thu được từ chăn nuôi gà đồi tính bình quân 1 hộ chăn nuôi trên 1 năm giữa các nhóm hộ chăn nuôi với các qui mô khác nhau đều có kết quả chăn nuôi khác nhau: cụ thể nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ có các chỉ tiêu về kết quả nhỏ hơn nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô vừa và qui mô lớn với Pvalue ≤ 1% hay ở mức ý nghĩa thống kê 1%; Tương tự như vậy cùng với các chỉ tiêu này đối với nhóm hộ thuần nông và hộ kiêm ngành nghề cũng có sự khác nhau trong chăn nuôi gà đồi cụ thể hộ kiêm ngành nghề có các chỉ tiêu kết quả thấp hơn hộ thuần nông với Pvalue ≤ 1% (xác suất P ≥ 99%); Các hộ chăn nuôi giống gà lai cũng có kết quả cao hơn các hộ chăn nuôi giống gà ta với Pvalue ≤ 1% (xác suất P ≥ 99%). Như vậy các nhóm hộ nông dân chăn nuôi gà đồi của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang với qui mô vừa, hộ thuần nông và hộ chăn nuôi giống gà lai họ thu được kết quả và hiệu quả kinh tế cao hơn các nhóm hộ còn lại. Do vậy cần chuyên môn hoá, mở rộng chăn nuôi ở qui mô vừa và sử dụng giống gà lai trong chăn nuôi. 4.3.2.2 Ảnh hưởng do thị trường tiêu thụ Thị trường tiêu thụ sản phẩm gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang thường không ổn định. Qua điều tra chúng tôi thấy, hộ chăn nuôi bán phần lớn sản phẩm của mình tại nhà cho người giết mổ. Chính vì thế hộ chăn nuôi ít có cơ hội được biết các thông tin về giá cả thị trường. Do vậy, nhiều lúc hộ chăn nuôi thường bị ép giá dẫn đến hiệu quả thu được không cao. Vì thế cần xây dựng mạng lưới thông tin thị trường, có thể là trên mạng truyền thanh của xã nhằm giúp cho người chăn nuôi nắm được thông tin về giá cả sản phẩm, tránh tình trạng người chăn nuôi bị ép giá. Mặt khác trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang hiện nay chưa có nhà máy giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi để phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Chính điều này chưa khuyến khích được các hộ đầu tư vào chăn nuôi gà đồi thịt qui mô lớn. Vì vậy, huyện cần có chính sách thích hợp để thu hút các Công ty trong và ngoài nước đầu tư vào xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà đồi nói riêng trên địa bàn huyện. Có như vậy đầu ra của người chăn nuôi mới được giải quyết, khi đó chắc chắn sẽ khuyến khích được các hộ đầu tư phát triển chăn nuôi gà đồi thịt nơi đây. 4.3.2.3 Ảnh hưởng do tập quán chăn nuôi Hiện nay chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế còn mang tính tự phát, qui mô nhỏ, manh mún chưa có qui hoạch cụ thể, trên tất cả các xã đều chăn nuôi gà đồi thịt, gà đẻ trứng… mà không có qui hoạch cụ thể. Chính vì vậy khó kiểm soát được dịch bệnh và không tận dụng được ưu thế sản xuất của từng vùng trong chăn nuôi và gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác chăn nuôi gà đồi hiện nay chủ yếu gắn liền với khu dân cư, vì vậy đã gây ảnh hưởng không tốt đến vệ sinh môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Việc quy hoạch vùng chăn nuôi trong huyện là rất cần thiết nhằm phát huy được ưu thế sản xuất của từng vùng và hạn chế được ô nhiễm môi trường, dịch bệnh gây ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư. Để phát triển mạnh chăn nuôi gà đồi huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang thời gian tới cần một qui hoạch hoàn chỉnh và có lộ trình thực hiện qui hoạch này. 4.3.2.4 Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm cho chăn nuôi gà đồi nơi đây Sản phẩm gà đồi Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã được biết đến trong và ngoài tỉnh nhưng chưa được phát triển và nhân rộng. Người tiêu dùng vẫn chưa biết nhiều đến sản phẩm gà đồi nơi đây, song trên thực tế sản phẩm này chưa có nhiều trên thị trường. Để phát triển mạnh chăn nuôi gà đồi thì một trong những vấn đề mà huyện cần giải quyết là xây dựng và phát triển thành công thương hiệu "Gà đồi Yên Thế". 4.4 Định hướng và các giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 4.4.1 Những quan điểm, định hướng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế cho những năm tới 4.4.1.1 Những quan điểm phát triển chủ yếu * Quan điểm hệ thống Theo quan điểm này thì phát triển chăn nuôi gà đồi được coi là một hệ thống chặt chẽ gồm 3 khâu chính: Sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Ta có thể hình dung điều đó qua trình tự sau: + Sản xuất: Phân bố vùng chăn nuôi (qui hoạch vùng chăn nuôi hợp lý) Công nghệ sản xuất (con giống phải đảm bảo chất lượng, chuyển giao khoa học, công nghệ mới vào sản xuất) Chính sách kinh tế vĩ mô (thuế, giá cả, đầu tư tín dụng nông nghiệp…) + Chế biến: Xây dựng nhà máy chế biến trên địa bàn; Công nghệ chế biến; Địa điểm chế biến; Hợp đồng thu mua sản phẩm. + Tiêu thụ: Tìm thị trường, bạn hàng; tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng; quảng cáo bán hàng; ký kết hợp đồng tiêu thụ; hợp tác liên doanh, sản xuất và tiêu thụ; chính sách kinh tế vĩ mô. Như vậy với trình tự trên thì phát triển chăn nuôi gà đồi nơi đây (khâu sản xuất), tiếp theo là khâu chế biến công nghiệp các sản phẩm về thịt gà. Khâu cuối cùng là khâu tiêu thụ sản phẩm, nó quyết định sự thành bại của sản xuất, cái chính của khâu này là tìm thị trường và bạn hàng ổn định lâu dài. Đồng thời tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng cũng rất quan trọng làm tốt điều này để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa. * Quan điểm sản xuất hàng hóa Khi nền kinh tế thị trường phát triển và phân công lao động xã hội ngày càng tỷ mỉ, năng suất lao động trong nông nghiệp được nâng lên thì việc chăn nuôi gà đồi từng bước chuyển sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Đây là xu hướng có tính quy luật của sự phát triển. Vì thế việc chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân trong huyện muốn đạt hiệu quả cao phải chú ý đến vấn đề này. Như vậy trong quá trình phát triển phải có các chính sách và giải pháp đúng đắn, hợp lý từng bước cho việc hình thành các trang trại, các hợp tác xã, các mô hình chăn nuôi điển hình để nhân rộng. Chỉ có điều kiện như vậy thì mới có thể đưa những tiến bộ kỹ thuật vào, làm tăng một cách đáng kể năng suất và sản lượng gà thương phẩm. * Quan điểm hiệu quả Ngày nay, chúng ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện đó thì việc giao lưu kinh tế giữa các địa phương ngày càng phát triển và được Nhà nước khuyến khích nhất là trong việc mua bán trao đổi những sản phẩm của nông nghiệp nói chung và thịt gà thương phẩm nói riêng. Mặt khác việc giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng mở mang và phát triển nhanh chóng (nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO). Trong điều kiện mua bán trao đổi mọi loại sản phẩm đã trở nên bình thường thì một điều tất yếu là sản xuất phải tính đến hiệu quả kinh tế xã hội. - Việc sản xuất thịt gà thương phẩm phải đem lại hiệu quả kinh tế cao, tức là sản xuất phải đạt được lợi nhuận cao trên một ngày công lao động, trên một tấn sản phẩm, trên một đồng vốn bỏ ra. - Việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm phải góp phần tích cực vào việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho người dân nông thôn. * Quan điểm bảo vệ môi trường sinh thái Bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề đựơc Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm vì hiện nay việc khai thác tài nguyên vào việc phát triển kinh tế đang làm cho môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng. Mặt khác việc sử dụng một cách bừa bãi những sản phẩm của ngành hóa chất như thuốc trừ sâu, diệt cỏ làm cho nguồn nước và không khí bị ô nhiễm nặng nề. Chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang có thể tạo ra những sản phẩm gà sạch tiến tới xây dựng thành công thương hiệu "gà đồi Yên Thế", và tạo ra lượng phân bón hữu cơ cho đồng ruộng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển một nền nông nghiệp sạch. 4.4.2 Định hướng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân trong thời gian tới Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi với những diễn biến hết sức phức tạp đã gây ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi ở nước ta. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, cả xã hội đều đã biết đến các loại dịch bệnh nguy hiểm như: Dịch cúm gia cầm; bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc; hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (bệnh tai xanh)... là những dịch bệnh nguy hiểm có thể bùng phát, lây lan trên diện rộng bất cứ lúc nào nếu người chăn nuôi lơ là, chủ quan và không có biện pháp quản lý hữu hiệu trong chăn nuôi. Trên thực tế những năm qua trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã khẳng định chăn nuôi gà theo hướng thả đồi là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ an toàn cho đàn gia cầm. Chăn nuôi gà đồi đã và đang là mô hình chăn nuôi điển hình và khá thành công tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Dù là một địa phương chăn nuôi gà với qui mô lớn của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung, nhưng tình hình chăn nuôi gà đồi của huyện Yên Thế vẫn gặp không ít thách thức và còn nhiều mặt yếu kém; bên cạnh đó chăn nuôi gà tại huyện cũng có rất nhiều điểm mạnh và những cơ hội mở ra cho chăn nuôi gà đồi nơi đây. Vì vậy, nếu biết tận dụng những cơ hội và phát huy điểm mạnh đồng thời khắc phục khó khăn, linh hoạt trước thách thức thì mô hình chăn nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế còn có thể nâng cao hiệu quả, phát triển hơn nữa về cả chiều rộng và chiều sâu. Huyện uỷ, UBND huyện Yên Thế đã có chủ trương đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm đặc biệt là chăn nuôi gà đồi trong những năm tới ở địa phương. Huyện kết hợp với các công ty thuốc thú y, TACN để tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ những điều kiện cần thiết cho nông dân áp dụng mô hình chăn nuôi gà đồi, nhân rộng mô hình từ các địa phương làm tốt những năm qua sang các địa phương khác trong huyện. Đặc biệt Huyện uỷ, UBND huyện đẩy mạnh việc xây dựng các câu lạc bộ, mô hình, liên kết trong chăn nuôi gà đồi cộng đồng nhằm huy động lực lượng của cả xã hội tham gia. Huyện phấn đấu đến năm 2015 phổ biến và thực thi mô hình chăn nuôi gà đồi ở tất cả các xã trong huyện. Tập trung khai thác lợi thế tiềm năng đất đai sẵn có để phát triển bền vững đàn gà thương phẩm. Phấn đấu đến năm 2015 tổng đàn gà đạt mức 5 triệu con, sản lượng thịt đạt 9.000- 10.000 tấn. Áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp quản lý, biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa các loại dịch bệnh xảy ra, khống chế dịch cúm gia cầm và không để xảy ra các dịch bệnh trong chăn nuôi gà và gia cầm nhằm cung cấp cho thị trường sản phẩm sạch, hợp vệ sinh, góp phần thành công xây dựng thương hiệu "gà đồi Yên Thế" trong thời gian tới. 4.4.3 Một số giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân 4.4.3.1 Giải pháp thị trường Tiêu thụ sản phẩm là điều rất quan trọng trong chăn nuôi gà đồi, sản phẩm không được bán đúng thời điểm sẽ làm tăng chi phi thức ăn trong khi sản lượng không tăng hoặc tăng không đáng kể làm giảm lợi nhuận trong chăn nuôi gà đồi. Gà thương phẩm chủ yếu được bán cho tư thương và do thiếu thông tin thị trường nên hộ chăn nuôi luôn bị ép giá, có 97% hộ CN cho rằng bị ép giá và 92% thường xuyên bán cho tư thương. Cần tăng cường thông tin thị trường đến các hộ chăn nuôi kịp thời, đầy đủ từ đó các hộ sẽ nắm bắt được thông tin giá cả, tình hình tiêu thụ sản phẩm gà đồi để các hộ chăn nuôi chủ động trong tiêu thụ sản phẩm của mình. Các cơ quan chính quyền cần cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin thị trường, ngoài ra các cơ quan chính quyền tìm cách hỗ trợ nông dân tiêu thụ đầu ra qua các hình thức như liên kết, kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở thu mua, các công ty, trung tâm giết mổ...Sản phẩm gà đồi tại đây với lợi thế về số lượng và chất lượng đã được người tiêu dùng khẳng định, vì vậy các cơ quan chính quyền hoàn toàn có thể tạo ra các hình thức hợp đông tiêu thụ sản phẩm trong dài hạn với số lượng lớn. Các hộ chăn nuôi cũng cần tạo ra các mối liến kết giữa các nhóm hộ, liên kết với các đơn vị thu gom, bao tiêu sản phẩm để bán sản phẩm với giá tốt nhất tránh các trường hợp bán cho các tư thương bị ép giá. Các nhóm hộ có thể tự tiêu thụ sản phẩm của mình cho các công ty, trung tâm thu mua lớn mà không cần đến các tư thương. Những hộ chăn nuôi tại đây chưa chủ động trong tiêu thụ sản phẩm, còn phụ thuộc rất nhiều vào các tư thương đã làm cho lợi nhuận của họ bị giảm đáng kể do giá bán và bán không đúng thời điểm. Bên cạnh việc tiêu thụ sản phẩm thì cần quan tâm đến thị trường cung ứng đầu vào cho các hộ chăn nuôi. 4.4.3.2 Quy hoạch vùng chăn nuôi Công tác quy hoạch định hướng chăn nuôi là cần thiết khi mở rộng qui mô chăn nuôi gà đồi. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia cầm phù hợp với điều kiện đất đai, lao động. Từng bước tách hẳn việc nuôi gà riêng biệt không sống chung với người và các vật nuôi khác, không khuyến khích các hộ nuôi gà ở khu đông dân cư, trường học. Kiên quyết không cấp giấy phép cho các hộ chăn nuôi với số lượng lớn nếu không đủ điều kiện, đồng thời đẩy mạnh phát triển nuôi gà theo hướng trang trại, khuyến khích những hộ có đất vườn đồi rộng chăn nuôi với qui mô lớn. Tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi với qui mô lớn đấu thầu hoặc thuê những mảnh đồi chưa chăn nuôi, khuyến khích họ phát triển kinh tế vườn đồi. Do tiềm năng đất đai là rất lớn nhiều vùng đất đồi còn chưa được sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế. Vì vậy khuyến khích phát triển chăn nuôi gà đồi là hợp lý và là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng núi đồi Yên Thế. 4.4.3.3 Giải pháp về khoa học kỹ thuật * Nâng cao chất lượng thức ăn cho chăn nuôi Giá thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các hộ chăn nuôi. Trong điều kiện hiện nay giá thức ăn còn cao và nhiều biến động, trong khi chăn nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế với qui mô khá lớn, vì vậy tạo ra các mối liên kết nhóm hộ để mua các sản phẩm đầu vào sẽ làm giảm chi phí đáng kể trong chăn nuôi. Các nhóm hộ nên liên kết lại cùng mua sản phẩm của các công ty thức ăn chăn nuôi với vai trò như là một đại lý phân phối, làm tốt công tác này sẽ giúp cho các hộ chăn nuôi tiết kiệm được đáng kể chi phí cho thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra giá thức ăn chăn nuôi còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà đồi. Vì vậy cần khuyến khích các hộ đầu tư mua thức ăn chăn nuôi của công ty lớn, có uy tín và chất lượng cao. Cần tạo điều kiện cho hộ tiếp cận với các hãng cám có chất lượng uy tín hơn nữa. Quản lý chặt chẽ các đơn vị cung ứng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn xã, huyện tránh sự xâm nhập của những hãng cám không đảm bảo chất lượng tới các hộ chăn nuôi. * Sử dụng các nguồn con giống tin cậy và đảm bảo chất lượng Giá con giống tăng sẽ làm cho hiệu quả kinh tế giảm vì vậy cần thiết phải lựa chon con giống cho chăn nuôi có chất lượng đảm bảo. Con giống cho chăn nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế được đem từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là tư nhân. Vì vậy giá cả và chất lượng đều không đảm bảo, các hộ chăn nuôi mua với giá đắt nhưng chất lượng không đảm bảo, khi chăn nuôi không có sự đồng đều, phát triển không tốt, sinh trưởng chậm làm giảm hiệu quả kinh tế...Các hộ cần mua con giống tại các cơ sở đảm bảo chất lượng, không tham rẻ, và cần nâng cao kỹ năng trong kỹ thuật chọn giống của mình. Cần thiết đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống tại địa phương, đảm bảo về chất lượng, số lượng và giá cả vì hiệu quả kinh tế sẽ được nâng cao hơn khi sử dụng nguồn giống đó. * Lựa chọn qui mô chăn nuôi hợp lý Tuỳ vào điều kiện cụ thể các hộ có thể tăng hay giảm qui mô chăn nuôi cho hợp lý. Các nhóm hộ chăn nuôi với qui mô nhỏ có thể tăng qui mô vì qui mô chăn nuôi làm cho hiệu quả kinh tế tăng lên. Các nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô lớn vì lý do hiệu quả kinh tế giảm khi tăng qui mô, do vậy nên giảm qui mô chăn nuôi của mình cho phù hợp, thực tế tổng thu nhập từ chăn nuôi gà đồi vẫn tăng nếu hộ tăng qui mô chăn nuôi. Tuy nhiên, khi xem xét tăng qui mô chăn nuôi của nhóm hộ này, hộ cần chú ý đến nguồn lực sản xuất của mình có phù hợp với việc tăng qui mô hay không, tránh việc tăng qui mô không hợp lý. Nhưng cần chú ý khi tăng qui mô chăn nuôi của hộ và không có sự can thiệp vào các yếu tố sẽ làm cho hiệu quả kinh tế giảm, do đó cần thiết phải chú ý đến việc đầu tư con giống, thức ăn hợp lý hay áp dụng một tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Tóm lại việc tăng, giảm hay giữ nguyên qui mô chăn nuôi phụ thuộc vào mục tiêu của các hộ khác nhau song cần xem xét đến các yếu tố về nguồn lực đất đai, vốn, kỹ thuật... 4.4.3.4 Nâng cao trình độ kỹ thuật của hộ chăn nuôi Lợi thế về điều kiện tự nhiên, qui mô chăn nuôi và chất lượng sản phẩm đã được khẳng định cùng với nhưng cơ hội về vốn, khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, điểm mấu chốt tại các hộ chăn nuôi gà đồi là trình độ của chính họ. Hiệu quả kỹ thuật tại các hộ chưa cao là phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như trình độ văn hoá của người nuôi chính, khả năng tiếp cận khuyến nông...Vì vậy trước hết các hộ chăn nuôi cần thức hiện tốt và đầy đủ các quy trình phòng dịch bệnh cho đàn gà. Thực hiện tốt công tác khuyến nông: Công tác khuyến nông có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp đặc biệt với qui mô chăn nuôi gà đồi lớn như huyện Yên Thế thì công tác này lại càng quan trọng. Phải tăng cường hơn nữa việc tập huấn và chuyển giao các kỹ thuật mới trong chăn nuôi, tư vấn hợp lý giúp hộ nông dân tự tin, sử dụng đầu vào một cách tối ưu và chăn nuôi có hiệu quả hơn. Công tác thú y phải làm tốt việc phòng và chống các dịch bệnh và phổ biến đầy đủ kiến thức cho hộ nông dân, quản lý tốt nguồn giống nuôi tại địa phương. Bộ phận này cần tư vấn và giúp nông dân có được nguồn giống tin cậy và phù hợp với điều kiện nuôi ở địa phương. Thường xuyên tổ chức hội thảo và tổ chức đi thăm quan học hỏi lẫn nhau trong chăn nuôi gà. Các hộ chăn nuôi gà đồi tại huyện xuất phát từ nông thôn, vì vậy trình độ của họ chưa cao, chưa sẵn sàng tiếp cận với nhưng công nghệ mới, do đó khuyến nông đóng vai trò cầu nối giúp hộ chăn nuôi hiệu quả hơn. 4.4.3.5 Nâng cao công tác thú y Điểm yếu của chăn nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế là quản lý dịch bệnh đồng thời một trong những thách thức lớn nhất lúc này dịch bệnh bùng phát. Trong giai đoạn năm 2007 đầu năm 2008 đã có đợt dịch bênh bùng phát gây thiệt hại lớn về kinh tế. Trước tiên cần làm tốt công tác thú y phòng bệnh cho đàn gà nuôi tại huyện, cần quản lý tốt nguồn giống nuôi ở địa phương nhất là nguồn gốc của các giống gà được mua tại địa phương khác. Để phòng dịch bệnh hiệu quả cho vùng chăn nuôi gà với qui mô lớn cần thiết phải có nguồn giống tin cậy, do đó các cơ quan chính quyền cần xây dựng các cơ sở cung ứng giống tại địa phương, hoặc quy định kiểm tra chặt chẽ về nguồn giống mua ngoài. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và chuẩn đoán bệnh với các hộ chăn nuôi có biểu hiện gà mắc bệnh. Theo dõi liên tục tình hình diễn biến dịch bệnh trong gia cầm, đưa ra các dự báo kịp thời để các hộ chăn nuôi cùng với các cơ quan chính quyền có phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Tổ chức tiêm phòng, tiến hành tiêm phòng cho đàn gia súc đầy đủ và triệt để. Phổ biến kỹ thuật thú ý cơ bản về phòng chống dịch bệnh, thường xuyên mở các lớp đào tạo thú y cho các hộ chăn nuôi giúp họ nâng cao kiến thức và có ý thức hơn trong phòng chống dịch bệnh. Khi phát hiện dịch bệnh cần nhanh chóng khoanh vùng, cách ly các nguồn dịch bệnh. Tiêu huỷ gà chết, gà mắc bệnh đúng cách, không vứt bừa bãi làm cho dịch bệnh có nguy cơ bùng phát. Có biện pháp xử lý các vùng đất chăn nuôi lâu năm mà không đảm bảo vệ sinh khử trùng, tại đó đất đai đã có nguy cơ ô nhiễm và tiềm ẩn dịch bệnh. Hiện tại các hộ vẫn dùng những cách thủ công là rắc vôi và phơi đất cho mỗi lần nuôi lứa mới nhưng xét về lâu dài, cần thiết phải có biện pháp kỹ thuật hiệu quả xử lý các vùng đất bị ô nhiễm. 4.4.2.5 Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo chiều rộng Các giải pháp nêu trên chủ yếu chú trọng đến phát triển chăn nuôi gà đồi theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả kinh tế và kỹ thuật trong chăn nuôi. Với nhiều thế mạnh, cùng với tiềm năng về đất đai...cần quan tâm mở rộng hơn nữa qui mô chăn nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế. Để làm được điều này huyện cần hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi với qui mô lớn xây dựng chuồng trại, sửa chữa chuồng trại, đồng thời hỗ trợ tiền mua con giống cho hộ nông dân, hộ hoàn trả sau mỗi lứa xuất bán. Chính sách hỗ trợ hộ nông dân vay vốn để phát triển chăn nuôi. Vốn là rất cần thiết cho chăn nuôi, mặt khác các hộ chăn nuôi lại chủ yếu là thuần nông lên vốn cho nuôi gà là khá khó khăn và các hộ phải tìm các cách khác nhau để vay vốn cho chăn nuôi. Cần tạo mọi điều kiện và đơn giản hóa các thủ tục trong vay vốn để hộ nông dân dễ tiếp cận được nguồn vốn từ đó phát triển chăn nuôi theo chiều rộng và chiều sâu. Tạo điều kiện cho hộ nông dân vay ở các tổ chức như ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức cựu chiến binh, hội phụ nữ với các mức ưu đãi. Tăng cường việc giám sát quá trình sử dụng vốn của các hộ và khuyến cáo cho họ dùng đồng vốn vay như thế nào cho hiệu quả nhất. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Qua nghiên cứu đề tài “Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang" chúng tôi có kết luận như sau: 1. Trong những năm qua chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà đồi nói riêng của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang khá phát triển đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi và đáp ứng yêu cầu sản phẩm cho người tiêu dùng ở địa phương và các vùng lân cận. Tuy nhiên, phát triển chăn nuôi gà đồi chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của huyện, còn mang tính tự phát, thiếu qui hoạch đồng bộ làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. 2. Hình thức chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện đã đang dần thay thế hình thức chăn nuôi quảng canh và công nghiệp. Vị trí của chăn nuôi gà đồi ngày càng trở lên quan trọng trong cơ cấu ngành kinh tế của huyện (năm 2009 chiếm 12,47% tổng giá trị toàn huyện). 3. Lợi nhuận thu được trong chăn nuôi gà đồi của nhóm hộ như sau: - Nhóm hộ chăn nuôi với qui mô vừa cho lợi nhuận cao nhất đạt 18.876 đồng/kg gà thịt xuất bán; cùng với chỉ tiêu này của hộ chăn nuôi qui mô nhỏ là 10.377 đồng/kg và qui mô lớn là 16.078 đồng/kg. - Nhóm hộ thuần nông có lợi nhuận thu được cao hơn nhóm hộ kiêm ngành nghề là 4.405 đồng (tính trên 1kg gà thịt xuất bán). - Nhóm hộ sử dụng giống gà lai trong chăn nuôi thu được lợi nhuận cao hơn nhóm hộ sử dụng giống gà ta là 3.501 đồng (tính trên 1kg sản phẩm thịt gà xuất bán). Do vậy cần chuyên môn hoá, nhân rộng mô hình ở qui mô vừa và sử dụng giống gà lai trong chăn nuôi. 4. Phát triển chăn nuôi gà đồi của huyện Yên Thế cũng còn một số khó khăn và tồn tại cần giải quyết: Chưa kiểm soát được dịch bệnh, chăn nuôi còn manh mún không tập trung, trình độ của người chăn nuôi còn hạn chế... Thị trường tiêu thụ chưa thực sự ổn định. 5. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy một số yếu tố ảnh hưởng chính đến phát triển chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện là: - Về qui mô chăn nuôi: Ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế, do vậy cần thiết phải mở rộng qui mô để nâng cao hiệu quả kinh tế. - Về khoa học kỹ thuật: Có ảnh hưởng tương đối lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm, vì vậy người chăn nuôi phải tuân thủ các khâu kỹ thuật một cách nghiêm ngặt. - Về con giống: Có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của sản phẩm, do vậy công tác tổ chức cung ứng con giống phải đảm bảo về chất lượng và ổn định. - Về trình độ người chăn nuôi: Thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác nhau đưa đến kết quả và hiệu quả kinh tế khác nhau. 6. Trên cơ sở định hướng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế đến năm 2015; chúng tôi đưa ra một số giải pháp chủ yếu sau: (i) Xây dựng mạng lưới, thông tin thị trường giá cả; (ii) Có các chính sách thích hợp để bình ổn giá thức ăn chăn nuôi; (iii) Xây dựng các cơ sở sản xuất con giống đảm bảo; (iv) Tăng cường công tác khuyến nông để chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cho người chăn nuôi; (v) Nâng cao công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh; (vi) Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo chiều rộng và chiều sâu. Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, cộng với những tiềm năng sẵn có của huyện, trong thời gian tới mô hình chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế sẽ phát triển hiệu quả, bền vững. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với địa phương Cần quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn kĩ thuật cho các cán bộ khuyến nông. Chú trọng đến công tác phổ biến kĩ thuật chăn nuôi, chuyển giao kỹ thuật mới tới hộ nông dân. Thực hiện tốt công tác phòng bệnh, dự báo dịch bệnh trong chăn nuôi, công tác thú y cần khắt khe hơn, hiệu quả hơn, đi sâu vào từng hộ nông dân hướng dẫn họ cách phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, quy hoạch vùng chăn nuôi gia cầm tập trung, tạo điều kiện cho người dân sản xuất, tiêu thụ dễ dàng. Khuyến khích các hộ phát triển chăn nuôi gà đồi, tạo điều kiện thuận lợi về vốn vay, hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi; đồng thời cần có định hướng phát triển chăn nuôi gà đồi theo hướng hiệu quả, bền vững. 5.2.2 Đối với hộ chăn nuôi gà đồi Hạn chế việc mua con giống từ địa phương khác không rõ nguồn gốc. Nếu có dịch bệnh xảy ra cần báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chức năng; không bán chạy gia cầm, theo dõi chặt chẽ sự biến động về sức khoẻ của đàn gà, làm tốt công tác vệ sinh môi trường, phun thuốc sát trùng khu vực chăn nuôi; không vứt xác gà chết bừa bãi để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ không làm ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư. Cần xác định và đầu tư con giống phù hợp với kỹ thuật chăn nuôi của từng hộ. Nếu đầu tư con giống với giá cao, đòi hỏi kỹ thuật khắt khe trong khi trình độ của hộ nông dân chưa đáp ứng được thì hiệu quả kinh tế thấp. Trong điều kiện hiện tại các hộ chăn nuôi với quy mô vừa không nên tăng quy mô, nếu số lượng gà nuôi trong hộ tăng lên quá lớn trong khi các điều kiện khác như vốn, kỹ thuật… không thay đổi, do vậy sẽ làm giảm lợi nhuận. Tăng cường công tác liên kết trong chăn nuôi; nếu thực hiện tốt việc liên kết các hộ có thể tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể và bán được sản phẩm của mình với giá cao hơn, không còn bị ép giá. Các hộ tích cực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn, mạnh dạn đưa giống gà lai vào chăn nuôi, vì hiện tại gà lai cho hiệu quả kinh tế cao hơn các giống gà khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đình An (2009), Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang- Luận văn Thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. 2. Báo cáo tóm tắt Chiến lược phát triển chăn nuôi gia cầm Việt Nam giai đoạn 2006-2015 của Cục chăn nuôi , mục tiêu giải pháp, chính sách phát triển chăn nuôi gà giai đoạn 2007- 2015. 3. Báo cáo tóm tắt tình hình phát triển chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Yên Thế, UBND huyện Yên Thế, 2009. 4. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Yên Thế, 2009. 5. Bộ NN & PTNT, cục chăn nuôi, thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất chăn nuôi gia cầm nước ta, 2008. 6. Nguyễn Đình Chính (2007), Các giải pháp phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng Đồng bằng sông Hồng- Luận văn Thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. 7. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình (1997), Giáo trình kinh tế nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Nguyễn Quang Dong (2007), Kinh tế lượng, Nhà xuất bản thống kê. 9. Phạm Thị Mỹ Dung (1996), Phân tích kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 10. Đề án số 57/ĐA-UBND ngày 11/4/2008 của Ủy ban nhân dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang về phát triển chăn nuôi gà đồi bền vững giai đoạn 2008- 2011. 11. mekonutri/news/item_429.html. 12. 13. 14. Làm giàu từ đồi rừng , 15. Phạm Văn Lô (2008), Nghiên cứu tình hình phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở xã Tân Phong – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng, Luận văn tốt nghiệp trường đại học nông nghiệp Hà Nội. 16. Số liêu thống kê Nông, lâm nghiệp, thủy sản, /default.aspx?tabid=430&idmid=3 17. Sở NN & PTNT Bắc Giang (2008), Báo cáo khoa học: Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển chăn nuôi gà đồi huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, Chủ nhiệm đề tài: KS Lương Đức Kiên. 18. Bùi Văn Phúc (2009), Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. 19. Nguyễn Thị Quảng (2002), Đánh giá hiệu quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi gà thả vườn trong hộ nông dân ở một số địa phương, Luận văn Thạc sỹ khoa học kinh tế, Đại học nông nghiệp Hà Nội. 20. Nguyễn Văn Song (2006), Hiệu quả kỹ thuật và mối quan hệ với nguồn lực con người trong sản xuất lúa của nông dân ngoại thành Hà Nội. Tạp chí KHKT Nông nghiệp. Số 4+5/2006. Trang 315-319. 21. Trần Đình Thao (2006), Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sản xuất ngô hè thu tại Sơn La. Tạp chí KHKT Nông nghiệp. Tập 4 số 1/2006. Trang 76-79. 22. Ngô Thị Thuận (2008), Nguyên lý thống kê, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 23. Ngô Thị Thuận và cộng sự (2008), Giáo trình tin học ứng dụng, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Hội. 24. Nguyễn Thanh Tùng (2004), Thực trạng phát triển chăn nuôi gà thịt theo hướng công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, trường đại học Nông nghiệp I- Hà Nội. 25. Trạm thú y huyện, báo cáo cuối năm 2009. 26. Lê Đức Vĩnh (2000), Xác suất thống kê, Nhà xuất bản nông nghiệp. 27. Viện chăn nuôi, 2006, Báo cáo tại hội nghị chăn nuôi gia cầm quốc tế. 28. Viện Kinh tế nông nghiệp, 2005, Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về ngành chăn nuôi Việt Nam. 29. Yên Thế - Vùng kinh tế năng động, PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI CỦA HỘ NÔNG DÂN (Chụp ảnh hộ chăn nuôi gà đồi năm 2010) PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI Thời gian phỏng vấn: Ngày …. tháng … năm 2010 Họ tên người được phỏng vấn: ……………………………. Địa chỉ: - Thôn:………………………………………….. - Xã:…………………………………………….. - Huyện: Yên Thế PHẦN I: THÔNG TIN VỀ CHỦ HỘ CHĂN NUÔI GÀ THỊT Câu 1: Giới tính chủ hộ: Nam Nữ Câu 2: Năm sinh: ………………….. Câu 3:Số năm kinh nghiệm nuôi gà của chủ hộ:……… năm. Câu 4: Trình độ học vấn của chủ hộ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trình độ chuyên môn của chủ hộ: Trung cấp, kỹ thuật Cao đẳng Đại học Câu 5: Nghề nghiệp chính của chủ hộ Thuần nông Kiêm ngành nghề Phi nông nghiệp PHẦN II: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CỦA HỘ CHĂN NUÔI GÀ THỊT Câu 6: Số nhân khẩu của hộ: ……………… nhân khẩu Câu 7: Số lao động của hộ: ………………... lao động Câu 8: Tình hình đất đai của hộ: Đất dùng cho sản xuất Đơn vị Diện tích 1. Đất thổ cư 2. Đất dùng cho nuôi gà 3. Đất lâm nghiệp 4. Đất ruộng 5.Mặt nước NTTS 6. Đất khác Câu 9: Thu nhập của hộ/năm:………………… triệu đồng - Từ trồng trọt: ………………………….. triệu đồng + Cây hàng năm:…………………………… % + Cây lâu năm:……………………………... % + Rừng: …………………………………… % - Từ chăn nuôi:…………………………... triệu đồng + Lợn: ……………………………………… % + Gà:………………………………………...% + Trâu bò:…………………………………... % + Nuôi trồng thủy sản: …………………….. % - Từ hoạt động phi nông nghiệp:…………………. triệu đồng - Tổng vốn của hộ: ……………………………….. triệu đồng + Vốn tự có: …………………………………... % + Vốn dùng cho nuôi gà: ……………………… % Câu 10: Hộ chăn nuôi bao nhiêu con gà thịt: …………..con /lứa. Số lứa gà nuôi trong năm: ………..lứa/năm Câu 11: Hộ tham gia hình thức liên kết nào? Liên kết với DN Tham gia nhóm Chăn nuôi Chăn nuôi độc lập Câu 12: Hình thức chăn nuôi gà thịt của hộ: Chỉ nuôi sản xuất thịt Nuôi hỗn hợp (nuôi gà đẻ trứng, nuôi gà thịt) Nuôi thả vườn Nuôi thả vườn + nuôi nhốt PHẦN III: THÔNG TIN VỀ CHĂN NUÔI GÀ THỊT CỦA HỘ A. Thông tin về sử dụng đầu vào Câu 13: Giống gà thịt hộ chăn nuôi: Gà ta Gà lai Gà công nghiệp Câu 14: Hộ có mua giống từ một nguồn cung cấp thường xuyên không? Có Không Nếu có, nguồn mua giống thường xuyên của hộ là: Gia đình tự sản xuất Mua từ trang trại khác ở địa phương Mua từ trang trại ở địa phương khác Mua từ trại gà Nhà nước Nguồn khác Câu 15: Hộ mua cám đậm đặc, cám hỗn hợp từ nguồn cung cấp thường xuyên không? Có Không Nếu có, nguồn mua cám đậm đặc, thức ăn hỗn hợp của hộ là: Công ty sản xuất cám, các loại cám cụ thể Đại lý cấp I Đại lý cấp II Người bán lẻ Câu 18: Hộ có mua các thức ăn khác (cám gạo,ngô,…) của người bán cố định không? Có Không Nếu có, nguồn mua thức ăn khác thường xuyên của hộ là: Đại lý cấp I Đại lý cấp II Người bán lẻ khác Hàng xóm Câu 17: Hộ có sử dụng dịch vụ thú y, thuốc thú y từ các nguồn cung cấp thường xuyên không? Có Không Nếu có, nguồn cung cấp dịch vụ thú y, thuốc thú y thường xuyên của hộ là: Trạm thú y Cán bộ thú y cơ sở Đại lý thuốc thú y Người bán lẻ thuốc thú y Câu 18: Vốn đầu tư cho chăn nuôi của hộ trong một năm là bao nhiêu: …………………………. đồng. Hộ có vay vốn tín dụng cho chăn nuôi không? Có Không Nếu có: - Lượng vốn vay là:…………………………… đồng - Thời gian vay:………………... năm - Lãi suất: …………………….(theo tháng hay theo năm) Nguồn vay vốn tín dụng của hộ ở: Ngân hàng NN & PTNT Ngân hàng chính sách xã hội Bạn bè/ người thân. Các tổ chức, đoàn thể Khác: ……………….. Câu 19: Lợi ích của hộ khi mua đầu vào ở địa điểm cố định: Miễn phí công vận chuyển đến trại chăn nuôi Mua chịu các đầu vào Được hỗ trợ kỹ thuật Giá rẻ hơn các nơi khác Chất lượng đầu vào đảm bảo Đảm bảo chất lượng sản phẩm Được cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ Trợ giúp mặc cả với người mua sản phẩm Khác (cụ thể):…………………………….. B. Thông tin về thực hiện quy trình kỹ thuật Câu 20: Hộ thực hiện các quy trình , chỉ tiêu kỹ thuật nào sau: Nguồn giống đồng nhất Hộ tiêm phòng vacxin cúm Hộ tiêm phòng các bệnh khác Hộ có chuồng trại đảm bảo Hộ khử trùng chuồng trại định kỳ Hộ vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày Hộ có kiểm soát bãi chăn thả Câu 21: Hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà không? Có Không Mức độ tham gia tập huấn kỹ thuật của hộ: Thường xuyên tham gia Có tham gia nhưng ít Không bao giờ Tổ chức tham gia tập huấn: Khuyến nông Thú y Dự án Công ty bán cám Khác Nếu không, hộ học cách nuôi gà ở đâu là chính: Từ bạn bè Từ sách báo của hãng thức ăn và thú y Từ ti vi, đài Từ khuyến nông C. Thông tin về tiêu thụ sản phẩm của hộ Câu 22: Hộ có bán sản phẩm cho người mua cố định không? Có Không Nếu có, người mua cố định gà thịt của hộ là: Thương lái địa phương Thương lái địa phương khác Người giết mổ Khối lượng bán là: Bán trực tiếp Bán qua trung gian Câu 23: Phương thức thanh toán trong tiêu thụ sản phẩm của hộ là: Ứng tiền trước Trả ngay bằng tiền Mua chịu Câu 24: Hộ xác định giá bán gà như thế nào: Theo giá thị trường Hỏi những người cùng nuôi khác Qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo, tivi,…) Khác ……………………………………………………………… PHẦN IV: THÔNG TIN VỀ CHI PHÍ CHĂN NUÔI GÀ THỊT CỦA HỘ (Thông tin này tính cho lứa gà nuôi gần đây nhất của hộ, ứng với số con/lứa đã cung cấp ở phần II, câu 10) Câu 25: Chi phí giống: - Một lứa nuôi bao nhiêu con: …………………… con - Số lượng con giống: ……………………………. con - Trong đó: Giống gà của nhà: …………………… con - Giá gà con giống: ……………………………… đ/con - Tỷ lệ sống tới khi xuất bán: …………………. . % Đối với hộ chăn nuôi hỗn hợp - Chi phí đàn gà bố mẹ: ………………………………………………… - Trong đó: Chi phí giống được hỗ trợ: ………………………………….... - Thời gian cho sản phẩm của đàn gà bố mẹ: …………………………….. - Chi phí ấp trứng để lấy giống nuôi tại hộ: ……………………………… - Dự kiến bao lâu nữa phải thay đàn gà bố mẹ: …………………………… Câu 26: Chi phí thức ăn cho gà thịt (1 lứa) Loại thức ăn ĐVT Đơn giá (đ/kg) Số lượng (kg) Chi phí (1.000đ) 1. GĐ nuôi nhốt - Cám ăn thẳng 2. GĐ thả vườn - Cám ăn thẳng - Cám đậm đặc - Ngô - Thức ăn khác Tổng CP thức ăn Chi phí thức ăn cho gà bố mẹ Loại thức ăn ĐVT Đơn giá (đ/kg) Số lượng (kg) Chi phí (1.000đ) Câu 27: Chi phí thú y, phòng trừ dịch bệnh (1 lứa): Loại thuốc, hóa chất ĐVT Đơn giá (đ) Số lượng Chi phí (1.000đ) - Vôi khử trùng - Thuốc kháng sinh -Thuốc bệnh - Thuốc sát trùng -Tiêm phòng Tổng chi phí thú y Câu 28:Tài sản hộ dùng trong chăn nuôi Loại tài sản Tuổi thọ Giá trị ban đầu (đ) Số năm đã SD Còn lại 1.Chuồng trại 2. Máy phát điện 3. Máy nghiền 4. Máng ăn, máng uống 5. Tài sản khác Câu 29: Chí phí lao động tính cho một lứa Công việc Ngày công Đơn giá (.000đ/ngày) Vệ sinh, dọn dẹp Lao động Gia Đình lao động thuê ngoài Chăm sóc Lao động Gia Đình lao động thuê ngoài Trông coi Lao động Gia Đình lao động thuê ngoài Khác Lao động Gia Đình lao động thuê ngoài Câu 30: Chi phí xăng dầu, điện phục vụ chăn nuôi gà: Chi phí xăng dầu: …………………………………… đồng Chi phí điện: ………………………………………… đồng Câu 31: Chi phí khác Loại chi phí ĐVT Đơn giá Số lượng Chi phí (1.000đ) - Lưới quây - Chất độn chuồng - Thuê nghiền TACN PHẦN V: THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ CHĂN NUÔI GÀ THỊT CỦA HỘ Câu 32: Thông tin về kinh tế kỹ thuật cho 01 lứa chăn nuôi như: - Thời gian nuôi bình quân 01 lứa: ………………… ngày - Tỷ lệ nuôi sống khi xuất chuồng: …………………..% - Khối lượng gà con nhập chuồng: …………………. kg/con - Khối lượng xuất chuồng bình quân 01 con: …….… kg/con - Tăng trưởng bình quân 1con/ngày- đêm: …………. g/con - Chi phí thức ăn bình quân 1kg xuất chuồng: ………….. nghìn đồng - Giá thành 1 kg thịt xuất chuồng: ……………………… nghìn đồng Câu 33: Sản lượng gà xuất chuồng/lứa (lứa gần đây nhất) - Sản lượng bán: ……………….... kg - Giá bán:……………………….. đ/kg Câu 34: Thu từ sản phẩm phụ chăn nuôi gà của hộ - Phân gà: ………………………. tấn - Giá bán: ………………………. đ/tấn Câu 35: Hộ chăn nuôi gà có gặp dịch bệnh không? Nếu có, số gà bị bệnh là: Cả đàn Khác Tỷ lệ gà được chữa khỏi bệnh của hộ là: ..….% PHẦN VI: THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘ VỀ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CHĂN NUÔI GÀ THỊT CỦA HỘ Câu 36: Theo hộ, hiện nay chăn nuôi gà đang gặp những khó khăn: - Vốn sản xuất: ……………………………………………………………................... ……………………………………………………………………………………................. - Dịch bệnh: …………………………………………………………………................ ……………………………………………………………………………………................. - Đầu vào: …………………………………………………………………................... ……………………………………………………………………………………................. - Tiêu thụ sản phẩm: ………………………………………………………................... ……………………………………………………………………………………................. - Khác ………………………………………………………………………................. …………………………………………………………………………………….................. Câu 37: Những khó khăn này ảnh hưởng như thế nào đến tình hình chăn nuôi của hộ? Không thể mở rộng quy mô chăn nuôi Không thể đầu tư hiện đại hệ thống chuồng trại Không yên tâm sản xuất Giảm thu nhập Môi trường ô nhiễm Khác ……………………………………………… PHẦN VII: THÔNG TIN VỀ TIẾP CẬN CỦA HỘ VỚI HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT TRONG CHĂN NUÔI GÀ THỊT Câu 38: Bác thấy việc liên kết trong chăn nuôi gà có cần thiết không? Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết lắm Hoàn toàn không cần thiết Câu 39: Hộ có được tiếp cận những thông tin về liên kết trong chăn nuôi gà tại địa phương không? Biết rất rõ Biết rõ Biết nhưng không hiểu Hoàn toàn không biết Câu 40: Hộ có biết những lợi ích mà liên kết đem lại cho chăn nuôi gà không? Biết rất rõ Biết rõ Hiểu sơ qua Hoàn toàn không biết Câu 41: Hộ có muốn tham gia liên kết trong chăn nuôi gà theo hình thức nhóm chăn nuôi không? Rất muốn tham gia Muốn tham gia Không muốn tham gia Câu 42: Lý do hộ không muốn tham gia nhóm chăn nuôi trong chăn nuôi gà …………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………….. Câu 43: Hộ có muốn tham gia liên kết với doanh nghiệp không? Có Không Câu 44: Lý do hộ không muốn liên kết với tư thương: ………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………….. Câu 45: Hộ có ý định từ bỏ mối liên kết trong chăn nuôi hiện đang tham gia không? Có Không Lý do:………………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………... Câu 46: Lý do hộ ngừng liên kết với đối tác cung cấp đầu vào: Sản phẩm không đảm bảo chất lượng Giá đầu vào cao Lãi suất cao Chuyển sang đối tác khác tốt hơn Khác:…………………………… Câu 47: Lý do hộ ngừng liên kết với đối tác tiêu thụ sản phẩm Chuyển bán cho người khác được giá hơn Sản phẩm không đảm bảo chất lượng Thích bán tự do để chờ giá thị trường cao hơn Đổi tác đặt vấn đề chấm dứt quan hệ Khác ……………………………………………………………… Câu 48: Theo hộ, liên kết trong chăn nuôi gà tại địa phương hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì: - Thuận lợi: ………… …………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… - Khó khăn:…………………….…………………………………………. ………………………………………………………………………………………………Câu 49: Ý kiến đóng góp của hộ để phát triển các hình thức liên kết trong chăn nuôi gà tại địa phương: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Câu 50: Ông (bà) hiểu như thế nào về gà đồi Yên Thế? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Câu 51: Theo ông (bà) có nên xây dựng thương hiệu gà đồi Yên Thế không? Có Không Câu 52: Ông (bà) có nguyện vọng xây dựng thương hiệu gà đồi Yên Thế không? Có Không Câu 53: Hướng chăn nuôi gà đồi Yên Thế của gia đình theo hướng nào? Thả vườn, đồi (Chăn thả tự nhiên) Kết hợp nhốt, thả (Bán công nghiệp) Nhốt hoàn toàn (Công nghiệp) Yên Thế, ngày… tháng… năm 2010 NGƯỜI ĐIỀU TRA Nguyễn Văn Luận ĐẠI DIỆN HỘ 1/ Kiểm định GO a/ Theo qui mô Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance QM nho 42 4.128.968.760 98.308.780 2,65735E+13 QM vua 69 14.976.340.295 217.048.410 7,27493E+13 QM lon 49 36.000.379.862 734.701.630 1,77354E+15 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 1,11271E+19 2 5,56353E+18 9581,123905 8,4701E-165 3,053628264 Within Groups 9,11662E+16 157 5,80676E+14 Total 1,12182E+19 159 b/ Theo hướng sản xuất- kinh doanh Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Ho thuan 93 39.152.918.160 420.999.120 5,91306E+14 Ho kiem 67 19.890.380.450 296.871.350 3,10568E+14 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 6,00034E+17 1 6,00034E+17 1265,798578 2,50381E-77 3,900988556 Within Groups 7,48976E+16 158 4,74036E+14 Total 6,74931E+17 159 c/ Theo giống gà nuôi Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Gà lai 101 41.461.646.390 410.511.350 1,05136E+15 Gà ta 59 17.582.431.869 298.007.320 4,24168E+14 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 4,714E+17 1 4,714E+17 574,0890823 1,76739E-54 3,900988556 Within Groups 1,29738E+17 158 8,21127E+14 Total 6,01138E+17 159 2/ Kiểm định VA a/ Theo qui mô Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Qui mo nho 42 1.300.793.760 30.971.280 5,04912E+13 Qui mo vua 69 6.597.955.950 95.622.550 4,01685E+14 Qui mo lon 49 13.818.618.383 282.012.620 8,41721E+15 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 1,62045E+18 2 8,10225E+17 293,4983017 9,11597E-54 3,053628264 Within Groups 4,33411E+17 157 2,76058E+15 Total 2,05386E+18 159 b/ Theo hướng sản xuất- kinh doanh Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Ho thuan 93 17.638.498.110 189.661.270 2,08368E+15 Ho kiem 67 7.424.125.950 110.807.850 7,83222E+15 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 2,42147E+17 1 2,42147E+17 53,99075976 1,01434E-11 3,900988556 Within Groups 7,08625E+17 158 4,48497E+15 Total 9,50772E+17 159 c/ Theo giống gà nuôi Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Ga lai 101 18.513.727.269 183.304.230 2,5E+15 Ga ta 59 6.590.125.349 111.697.040 5,6136E+14 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 1,90971E+17 1 1,90971E+17 106,7861045 1,90711E-19 3,900988556 Within Groups 2,82559E+17 158 1,78835E+15 Total 4,7353E+17 159 3/Kiểm định MI a/ Theo qui mô Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Qui mo nho 42 1.231.146.000 29.313.000 1,52276E+14 Qui mo vua 69 6.425.898.930 93.128.970 4,11836E+14 Qui mo lon 49 13.449.861.040 274.486.960 7,74895E+15 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 1,54195E+18 2 7,70977E+17 297,9909553 3,55252E-54 3,053628264 Within Groups 4,06198E+17 157 2,58725E+15 Total 1,94815E+18 159 b/ Theo hướng sản xuất- kinh doanh Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Ho thuan 93 17.290.231.710 185.916.470 2,52758E+15 Ho kiem 67 7.169.771.840 107.011.520 2,84271E+15 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 2,42463E+17 1 2,42463E+17 91,17853926 2,42783E-17 3,900988556 Within Groups 4,20156E+17 158 2,65922E+15 Total 6,6262E+17 159 c/ Theo giống gà nuôi Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Ga lai 101 18.096.329.580 179.171.580 2,81377E+15 Ga ta 59 6.390.796.810 108.318.590 7,53356E+14 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 1,86969E+17 1 1,86969E+17 90,87583453 2,67526E-17 3,900988556 Within Groups 3,25071E+17 158 2,05741E+15 Total 5,1204E+17 159 4/ Kiểm định Pr a/ Theo qui mô Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Qui mo nho 42 866.362.980 20.627.690 2,19268E+14 Qui mo vua 69 5.540.594.430 80.298.470 5,03692E+14 Qui mo lon 49 11.388.093.430 232.410.070 9,83853E+15 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 1,13033E+18 2 5,65165E+17 172,1291754 2,65024E-40 3,053628264 Within Groups 5,15491E+17 157 3,28338E+15 Total 1,64582E+18 159 b/ Theo hướng sản xuất- kinh doanh Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Ho thuan 93 15.121.179.690 162.593.330 2,84625E+15 Ho kiem 67 5.968.904.040 89.088.120 2,66202E+15 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 2,10414E+17 1 2,10414E+17 75,98099977 3,70963E-15 3,900988556 Within Groups 4,37548E+17 158 2,76929E+15 Total 6,47962E+17 159 c/ Theo giống gà nuôi Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Ga lai 101 15.815.597.070 156.590.070 2,72593E+15 Ga ta 59 5.309.971.680 89.999.520 7,21401E+14 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 1,6515E+17 1 1,6515E+17 82,98609917 3,507E-16 3,900988556 Within Groups 3,14435E+17 158 1,99009E+15 Total 4,79585E+17 159

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docpt_cn_ga_doi_8932.doc
Luận văn liên quan