Phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

Cần phải thống nhất quản lý nhà nước về môi trường vào một mối, trao cho nó những quyền lực cần thiết để theo đuổi các mục tiêu đã đặt ra, phối hợp mối quan hệ liên ngành, giám sát quá trình thực hiện theo chiều sâu về Luật bảo vệ môi trường. Theo hướng đó, trước mắt, cần củng cố bộ máy, trao thêm quyền hạn cho Bộ Công nghệ và Môi trường. Về lâu dài cần thành lập Bộ Môi trường, bộ này có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch về trung hạn và ngắn hạn về công tác bảo vệ môi trường; đề xuất với Chính phủ các chương trình hoạt động, hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật về môi trường; tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Luật bảo vệ môi trường; làm đầu mối hợp tác với các chính phủ, các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực môi trường.

pdf33 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2646 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chương III: Một số giải pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển sản xuất với bảo vệ môi trường tư nhiên C 3 Chương một NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT, MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA SẢN XUẤT TỚI MÔI TRƯỜNG I. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 1.Quá trình sản xuất công nghiệp và phát triển sản xuất công nghiệp Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất_một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội. Công nghiệp bao gồm 3 loại hoạt động chủ yếu:  Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thủy.  Sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội.  Khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong sản xuất và trong sinh hoạt. Để thực hiện ba hoạt động cơ bản này, dưới sự tác động của phân công lao động xã hội trên cơ sở của tiến bộ khoa học và công nghệ, trong nền kinh tế quốc dân đã hình thành hệ thống các ngành công nghiệp: 4  Khai thác tài nguyên khoáng sản, động, thực vật.  Các ngành chế biến và sản xuất sản phẩm.  Các ngành công nghiệp dịch vụ sửa chữa. 2. Môi trường tự nhiên và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng môi trường tự nhiên 2.1. Môi trường tự nhiên và các yếu tố hợp thành môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên là toàn bộ những hiện tượng sự vật và điều kiện tự nhiên tồn tại trong mối quan hệ tương tác qua lại và gắn bó hữu cơ với nhau trong một thể thống nhất, có liên quan và cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Đó là một hệ thống có cấu tạo phức tạp, gồm nhiều phân hệ khác nhau của phần vỏ vũ trụ, phần dưới của tầng khí quyển và tầng địa học. Ngoài ra, cũng có thể hiểu môi trường tự nhiên là môi trường sống của con người và xã hội loài người, là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu của quá trình sản xuất ra của cải vật chất, là một trong những yếu tố cơ bản nhất của tồn tại xã hội. Con người cùng các yếu tố cấu thành cơ bản khác như đất đai, nước, không khí, các loại động, thực vật, tài nguyên, khoáng sản; các nguồn lực tự nhiên và các hiện tượng tự nhiên tạo thành một hệ thống luôn vận động, biến đổi theo những qui luật tự nhiên .Giữa con người và môi trường có sự gắn bó hữu cơ chặt chẽ với nhau. Con người là một bộ phận cấu thành quan trọng và tích cực nhất, thường xuyên tác động đến sự vận động và phát triển của môi trường. Con người không thể tồn tại thiếu môi trường và ngược lại, môi trường ở trạng thái phát triển hiện đại, cũng không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu sự tác động có ý thức và sáng tạo của con người. Nhờ hoạt 5 động sản xuất, con người đã tác động vào môi trường tự nhiên, biến tự nhiên thành của cải vật chất phục vụ nhu cầu của mình. Thông qua hoạt động sản xuất, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đã hình thành hệ thống cơ bản “Sản xuất - Môi trường”. Cùng với sự phát triển, sự tác động qua lại trong hệ thống “Sản xuất - Môi trường” ngày càng trở nên chặt chẽ hơn. Bản thân quá trình hoạt động sản xuất vật chất là một quá trình biện chứng như C.Mác đã nói, đồng thời với quá trình biến đổi các yếu tố tự nhiên thành của cải vật chất phục vụ con người, nói cách khác, là quá trình “vật thể hoá con người”. Khi con người tác động vào tự nhiên, cải tạo, chinh phục tự nhiên để phục vụ mình làm biến đổi tự nhiên; đồng thời môi trường cũng tác động ngược trở lại với con người. Môi trường tự nhiên là nền tảng cần thiết không thể thiếu được cho sự tồn tại và phát triển của con người và phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp.Một mặt nó cung cấp và đảm bảo không gian cần thiết cho sự phát triển của các hoạt động sản xuất công nghiệp, như đất đai, không gian cần thiết cho sự phân bố và tổ chức sản xuất công nghiệp. Mặt khác ,nó là cơ sở nguyên liệu, năng lượng cho hoạt động sản xuất công nghiệp. Từ các dạng vật chất trong tự nhiên dưới dạng tài nguyên thiên nhiên, qua hoạt động chế biến công nghiệp, chúng trở thành những loại sản phẩm có ích cho con người Trong nền kinh tế thị trường, kinh tế học môi trường phân biệt ba loại tài nguyên khác nhau. Đó là tài nguyên tự nhiên trong đó một số loại có thể đổi mới, có thể thay thế bằng tài nguyên nhân tạo, một số cần thiết cho sự sống mà không thể thay thế bằng tài nguyên nhân tạo được(tầng ozon ,khí quyển...). Tài nguyên nhân tạo có thể là nhà máy, hầm mỏ, đường xá, cầu cống, nhà cửa, làng mạc... Theo quan điểm kinh tế thị trường, môi trường tự nhiên được coi như những nguồn tài nguyên khan hiếm và vì vậy chúng có giá trị và có thể tính toán được về mặt giá trị giống như các nguồn vốn tư bản khác. Gây thiệt hại cho môi trường cũng như làm giảm nguồn vốn, không sớm thì muộn cũng sẽ làm giảm giá trị của những dịch vụ trong thời 6 gian sau đó. Vì vậy, bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề xã hội mà còn là vấn đề kinh tế. Điều đó có nghĩa là, bảo vệ môi trường tự nhiên là điều kiện khách quan, cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trong tương lai. 2.2. Đánh giá và những chỉ tiêu phản ánh chất lượng môi trường tự nhiên Hiệu quả của phương án bảo vệ môi trường được biểu hiện thông qua mức tiết kiệm chi phí mà xã hội phải đầu tư cho hoạt động bảo vệ, duy trì và tái sản xuất môi trường và các nguồn tài nguyên của môi trường tự nhiên, nhằm bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng môi trường qui định. Để đánh giá chất lượng môi trường và hiệu quả các phương án bảo vệ môi trường, người ta dùng một hệ thống các chỉ tiêu:  Mức tiềm năng của các nguồn tài nguyên và tình hình sử dụng chúng.  Sự thay đổi trữ lượng tài nguyên do phát triển công nghiệp.  Mức ô nhiễm đất đai, nguồn nước, không khí, sự thay đổi trong thế giới động, thực vật, trong đó có các tiêu thức cụ thể như:  Ô nhiễm khoáng vật như phốt pho, chì  Mức ô nhiễm không khí thông qua các chỉ số tăng của SO2, SO3, CO2, NH3...  Nồng độ các hoá chất độc hại trong nước, đất  Mức độ phóng xạ  Các hiện tượng vật lý như tiếng ồn, độ rung, bụi khói.  Điều kiện môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người và năng suất lao động như: 7  Tỷ lệ tử vong  Tỷ lệ mất khả năng lao động  Đặc điểm phát triển thể lực của nhóm dân cư  Tuổi thọ bình quân  Các loại bệnh thần kinh, dị ứng...  Những chi phí về vốn đầu tư cho việc xây dựng, lắp đặt và duy trì hoạt động của các phương tiện bảo vệ môi trường  Để tính toán được các chỉ tiêu trên, cần tiến hành thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá chất lượng môi trường, trạng thái môi trường trong phạm vi cả nước, từng vùng và đặc biệt là các trung tâm công nghiệp, các khu công nghiệp lớn. 3. Những tác động của sản xuất và phát triển sản xuất công nghiệp tới môi trường tự nhiên 3.1. Những tác động tiêu cực của sản xuất và phát triển sản xuất công nghiệp tới môi trường tự nhiên 3.1.1. Hoạt động sản xuất công nghiệp và vấn đề sử dụng tài nguyên Công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất to lớn, đóng vai trò chủ đạo, quyết định sự phát triển của các ngành khác và của toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động sản xuất công nghiệp có tác động mạnh mẽ nhất, làm biến đổi nhanh chóng môi trường tự nhiên. Các quá trình công nghiệp tạo ra những vòng tuần hoàn chu chuyển mới của vật chất, năng lượng trong hệ thống “Sản xuất - Môi trường”. Hệ thống các ngành, các doanh nghiệp công nghiệp luôn tồn tại trong một môi trường nhất định, khai thác và sử dụng làm biến đổi môi trường. Mối quan hệ giữa sản xuất công nghiệp và môi trường tự nhiên được biểu diễn theo sơ đồ tổng quát sau: 8 Các doanh nghiệp công nghiệp Kỹ thuật công nghệ sử dụng Môi trường tự nhiên Sản xuất công nghiệp là quá trình biến đổi vật chất từ dạng tự nhiên của nó thành dạng vật chất có giá trị sử dụng khác nhau, là các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người.. Nguồn tài nguyên khai thác được trong môi trường tự nhiên sử dụng trong sản xuất được biến đổi thành sản phẩm. Nhưng không phải tất cả các tài nguyên khai thác được, sản xuất công nghiệp đều biến thành sản phẩm có ích cho tiêu dùng, mà một phần quay trở lại tự nhiên dưới dạng chất thải công nghiệp. Ngoài ra các sản phẩm do công nghiệp chế biến ra, sau một thời gian đưa vào tiêu dùng cũng bị hư hỏng, mất dần giá trị sử dụng và quay trở lại tự nhiên dưới dạng chất thải tiêu thụ. Như vậy, trong hệ thống “Sản xuất công nghiệp - Môi trường”, những yếu tố đầu vào là tài nguyên của môi trường và các yếu tố đầu ra là chất thải.. Toàn bộ chu trình biến đổi mà sản xuất công nghiệp tác động vào môi trường có thể tóm tắt qua sơ đồ: Môi trường tài nguyên Sản xuất công nghiệp Chất thải công nghiệp 9 Sản phẩm có ích Quá trình tiêu dùng Chất thải 3.1.2. Những tác động chủ yếu của công nghiệp hiện nay đến môi trường tự nhiên Ngày nay, các nguồn tài nguyên đang bị con người khai thác và sử dụng quá mức, đang cạn kiệt dần và môi trường tự nhiên đang bị ô nhiễm, nhiều nơi trên thế giới đã diễn ra khủng hoảng sinh thái cục bộ. Than đá, khí đốt và dầu lửa sẽ không phải là nguồn tài nguyên nhiên liệu vĩnh viễn hàng đầu trên thế giới. Nhu cầu của xã hội nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng đã, đang và sẽ còn rất lớn. Trên thực tế, loài người đã khai thác và sử dụng một khối lượng khổng lồ các nguồn nhiên liệu này. Các nguồn nhiên liệu hoá thạch trong thời gian qua đã đáp ứng được 3/4 năng lượng trên thế giới, trong đó, dầu lửa chiếm vị trí quan trọng. Riêng trong lĩnh vực giao thông vận tải, dầu lửa đáp ứng 97% nhu cầu cần thiết và chỉ riêng lĩnh vực này đã sử dụng tới 50% nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu thế giới. Trong một thế giới phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hoá như ngày nay, nhu cầu 10 về dầu lửa vẫn là rất lớn và tiếp tục tăng cao. Thực tế, theo một số tính toán cho thấy rằng, hiện nay, trữ lượng dầu lửa đủ để cung cấp cho nhu cầu năng lượng trên thế giới trong vòng 43 năm với tốc độ phát triển như hiện nay, trữ lượng khí đốt đủ dùng trong 66 năm và lượng than đá đáp ứng nhu cầu của xã hội trong vòng 235 năm.1 Tốc độ khai thác, sử dụng các loại tài nguyên động, thực vật dùng cho chế biến công nghiệp nhanh hơn rất nhiều lần khả năng tái sinh của thế giới động, thực vật, đã làm giảm màu xanh trên trái đất. Tình trạng khai thác rừng ồ ạt với qui mô, tốc độ lớn dùng cho công nghiệp chế biến gỗ, đã làm giảm tài nguyên rừng nghiêm trọng. Diện tích rừng không ngừng bị thu hẹp. Theo dự tính, cứ với tốc độ khai thác rừng như hiện nay, chỉ sang những năm đầu của thế kỷ XXI, rừng của các nước đang phát triển sẽ không còn nữa. Nhiều loài động, thực vật trên thế giới đã bị tuyệt chủng, khoảng 60 nghìn loài động, thực vật trên thế giới đang trong tình trạng suy thoái. Nhiều nhà chuyên môn đã dự đoán rằng, trong vòng 20-30 năm tới, có khả năng 1/4 số loài sinh vật trên hành tinh chúng ta, nghĩa là khoảng 1 triệu loài bị tuyệt chủng, trung bình mỗi ngày mất khoảng 100 loài. Điều này là nguy cơ dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được về sự thất thường của khí hậu, với những thiên tai, bão lũ thường xuyên ở phạm vi rộng lớn và sức tàn phá của nó lớn hơn trước kia rất nhiều. Công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản phát triển nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành chế biến khác đã tác động trực tiếp to lớn vào môi trường tự nhiên, phá huỷ bề mặt trái đất, làm thay đổi địa hình, nhiều nguồn tài nguyên bị lãng phí. Công nghiệp chế biến với công nghệ hiện đại còn sử dụng tài nguyên lãng phí rất nhiều. Một lượng chất thải lớn hàng năm được công nghiệp thải ra, trở lại môi trường dưới các dạng lý, hoá tính khác nhau, khả năng phân huỷ chậm chạp, thấp làm tăng độ ô nhiễm môi trường. Công nghiệp hoá chất phát triển ngày một nhanh và các 1 “Cuộc vật lộn với vấn đề điện năng thế giới” trong “Thông tin chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế”, No2, 1996, tr.1 11 ngành công nghiệp sử dụng hoá chất hàng năm thải vào không khí, đất, nước một lượng chất thải khổng lồ làm ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng. Tất cả các tác động trên đây của phát triển công nghiệp dẫn đến những hậu quả to lớn với môi trường : mưa axit, hiệu ứng nhà kính, phá vỡ tầng ôzôn, ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí: Lượng ôxy và nguồn nước giảm trong khi các loại khí độc hại như SO2, SO3... tăng rất nhanh.Những hiện tượng đó trên chính là sự phản ứng lại của môi trường tự nhiên trước những tác động tiêu cực mạnh mẽ từ phía hoạt động sản xuất công nghiệp và sự phát triển công nghiệp trên toàn thế giới. Chúng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người và sản xuất. 3.2. Phân tích những nguyên nhân cơ bản các tác động của sản xuất công nghiệp làm suy giảm chất lượng môi trường Nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất dẫn đến ô nhiễm môi trường tăng lên nhanh chóng là do trình độ công nghệ sử dụng trong quá trính sản xuất công nghiệp và trình độ công nghệ xử lý chất thải còn bị hạn chế bởi trình độ khoa học công nghệ hiện tại. Những ngành khác nhau có mức độ gây ô nhiễm và các loại ô nhiễm khác nhau. Công nghiệp nặng gây ra nhiều ô nhiễm hơn công nghiệp nhẹ. Thông thường, các nước có xu thế chuyển dịch cơ cấu công nghiệp từ các ngành công nghiệp ít chất thải độc hại sang các ngành công nghiệp nặng gây ô nhiễm nhiều và cuối cùng, sang giai đoạn cao của sự phát triển sẽ là các ngành ít gây ô nhiễm hơn như điện, điện tử, máy tổng hợp... Sự phân bố tổ chức sản xuất công nghiệp chưa hợp lý giữa các vùng lãnh thổ, dẫn đến tình trạng tập trung quá mức công nghiệp vào từng vùng làm tăng nồng độ chất thải công nghiệp, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nhiều vùng rộng lớn. Trong khi về mặt kinh tế, nguyên tắc phân bố công nghiệp gần các vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, thì yêu cầu bảo vệ môi 12 trường đòi hỏi có sự bố trí hợp lý, cách xa vùng dân cư và nguyên liệu để tránh tập trung quá mức nguồn chất thải công nghiệp độc hại đến đơì sống con người. Khai thác và sử dụng tài nguyên chưa hợp lý, thậm chí khai thác bừa bãi vì những lợi ích trước mắt mà không tính đến lợi ích lâu dài. Lượng chất thải công nghiệp chưa được quan tâm xử lý tốt. Công nghệ khai thác và xử lý chất thải còn nhiều hạn chế. Qui mô và tốc độ khai thác, sử dụng các yếu tố của môi trường tăng rất nhanh, đặc biệt từ khi công nghiệp hoá trở thành vấn đề toàn cầu. Lượng chất thải tăng lên đi liền với quá trình tăng tốc độ sản xuất công nghiệp. Tốc độ tự phục hồi của tự nhiên chậm hơn nhiều lần so với tốc độ khai thác, sử dụng tài nguyên của con người gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường như phá vỡ cân bắng sinh thái, gây suy thoái và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tóm lại ,vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu, không phải của riêng một quốc gia nào mà cũng không một quốc gia nào có khả năng thực hiện bảo vệ môi trường thành công một cách biệt lập. II. MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 1. Trong các chiến lược về phát triển công nghiệp và sản xuất công nghiệp, đều phải có những biện pháp mang tính chiến lược về bảo vệ môi trường tự nhiên Trước hết, về chiến lược cơ cấu công nghiệp, khi xây dựng chiến lược này, luôn phải tính đến những nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta, việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp không thể tách rời cơ cấu kinh tế thế giới, nhất là cơ cấu công nghiệp của các nước trong khu vực. Chiến lược phát triển hướng về xuất khẩu đòi hỏi 13 chúng ta phải có những chuyển biến về cơ cấu công nghiệp theo nguyên lý kết cấu nhiều tầng. Khi chuyển từ các ngành công nghiệp truyền thống ít gây ô nhiễm sang các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp hoá chất có nhiều chất thải độc hại thì vấn đề tăng ô nhiễm là không thể tránh khỏi. Để hạn chế mức độ ô nhiễm do tác động của phát triển công nghiệp gây ra, cần xây dựng một cơ cấu công nghiệp hợp lý giữa các ngành. Xây dựng chiến lược phát triển ngành năng lượng đảm bảo đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao khi nền kinh tế phát triển, nhưng trên cơ sở một cơ cấu ngành công nghiệp sử dụng tiết kiệm năng lượng hơn. Lựa chọn, bố trí các doanh nghiệp công nghiệp có tác dụng rất lớn đến bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp công nghiệp không nên bố trí gần khu dân cư, mà nên bố trí thành các cụm công nghiệp, khu dịch vụ và thương mại riêng biệt, mà trong đó tốt nhất là mỗi cụm công nghiệp gồm những doanh nghiệp công nghiệp sử dụng nguyên liệu, sản phẩm hoặc phế thải của nhau, góp phần giảm ô nhiễm môi trường. 2. Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo không phá huỷ cân bằng sinh thái và cạn kiệt tài nguyên. Khi tác động lên môi trường tự nhiên và biến đổi nó, con người luôn đặt ra cho mình mục đích có tính chất vật chất, nhằm phát triển nền sản xuất xã hội, không ngừng thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người và sự phát triển của xã hội. Với mục đích đó, hoạt động sản xuất công nghiệp khai thác tài nguyên đã diễn ra ồ ạt, bất chấp qui luật tồn tại và phát triển của môi trường tự nhiên. Nền sản xuất công nghiệp của xã hội phát triển không ngừng. Tuy nhiên, bất kỳ một nền sản xuất công nghiệp nào, trước hết, đều phải tính toán đầy đủ các nguồn vốn, tức là toàn bộ chi phí cần thiết để sản xuất ra sản phẩm. Có một nguồn vốn cơ bản mà bất kỳ một nền sản xuất nào cũng phải tính đến, đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên. Không có một nhà doanh nghiệp sản xuất nào lại tiếp tục duy trì sản xuất khi đã tiêu phí quá nhiều nguồn vốn so với thu nhập. Trên thực tế, nền sản xuất của 14 mỗi quốc gia cũng như toàn cầu trong thời gian qua đã “tiêu xài” quá phung phí một nguồn vốn quan trọng vào bậc nhất - nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trước một thực tế như vậy, cần phải xác định, nhận thức rõ và có những việc làm cụ thể hướng tới một mục tiêu không chỉ trước mắt mà còn cho cả tương lai lâu dài, đó là khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, đảm bảo không phá huỷ cân bằng sinh thái và cạn kiệt tài nguyên song song với việc phát triển công nghiệp và sản xuất công nghiệp. Cần đẩy nhanh công nghiệp hoá, phát triển kinh tế xã hội một cách cân đối với những tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Trong quá trình đẩy mạnh phát triển công nghiệp, các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải được khai thác một cách hợp lý đồng thời tái tạo và giữ gìn chúng cho thế hệ sau, cụ thể là phải thay thế phương thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo bề rộng sang bề sâu, cố gắng sử dụng hết tối đa tính năng vốn có của nó để nền sản xuất xã hội chỉ thải ra những chất mà môi trường tự nhiên có thể tiếp thu và xử lý. 3. Giảm chất thải độc hại ra môi trường và nâng cao năng lực trình độ xử lý chất thải trong sản xuất công nghiệp Xử lý chất thải là yêu cầu hết sức quan trọng nhằm giảm mức độ ô nhiễm môi trường. Chất lượng môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của con người. Bằng con đường khoa học và kỹ thuật công nghệ, con người đã khai thác, biến đổi môi trường tự nhiên, đã tạo ra những mâu thuẫn sâu sắc giữa sản xuất xã hội và môi trường tự nhiên. Ngày nay, cũng chỉ bằng con đường khoa học, kỹ thuật và công nghệ, con người mới có thể quay về với cội nguồn của mình là tự nhiên, sống hài hoà với với tự nhiên trong một môi trường mới, môi trường được quan tâm tới chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm. Bởi vậy, các biện pháp công nghệ để giảm chất thải độc hại ra môi trường, nâng cao năng lực, trình độ xử lý chất thải công nghiệp không chỉ để bảo vệ môi trường tự nhiên, đời sống của con người và các loại sinh vật khác mà chính là để đảm bảo những điều kiện thiết yếu cho sản xuất công nghiệp, cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội. 15 Việc xây dựng trang thiết bị làm sạch môi trường sinh thái cần phải có số vốn đầu tư rất lớn, giá trị của các trang thiết bị đó thường chiếm khoảng 20-40% giá trị vốn cơ bản của doanh nghiệp công nghiệp. Song công việc đó vẫn phải được làm ngay vì dù sao vẫn còn ít hơn rất nhiều so với những chi phí để khắc phục hậu quả, trên cả bình diện kinh tế (tiền bạc) lẫn bình diện phi kinh tế (sức khoẻ của con người và chất lượng môi trường). Ở nhiều nước công nghiệp phát triển hiện nay, họ đã thực hiện việc hoàn thiện các qui trình công nghệ tiên tiến, trong đó vấn đề chất thải trong sản xuất công nghiệp về cơ bản đã được giải quyết như: xử lý các chất thải độc hại ngay trong từng chu trình sản xuất, chỉ thải bỏ ra môi trường những chất không gây hại nhiều như nước, CO2, các chất khoáng mà các sinh vật khác có thể sử dụng được; phương pháp chu trình công nghệ khép kín nghĩa là đưa các chất thải của sản xuất vào lĩnh vực tiêu dùng của sản xuất; tăng cường cái gọi là “công nghệ khô”; khử các chất độc hại bằng phương pháp sinh học, v.v... Tóm lại, cần kết hợp chặt chẽ giảm thiểu chất thải công nghiệp độc hại ra môi trường, nâng cao trình độ và năng lực xử lý chất thải với chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp lâu dài, thông qua phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường là chính chứ không phải các biện pháp khắc phục ô nhiễm, hậu quả do các hoạt động công nghiệp gây ra. Suy cho cùng, những thiệt hại về kinh tế do sự ô nhiễm môi trường tự nhiên đem lại và những chi phí để sửa chữa, khắc phục những thiệt hại đó bao giờ cũng lớn hơn rất nhiều so với những chi phí để chủ động ngăn chặn ngay từ đầu sự ô nhiễm. Đồng thời, việc ngăn chặn sự ô nhiễm thường dễ hơn việc thủ tiêu những hậu quả của nó. Vì vậy, có thể rút ra một kết luận đơn giản là, đầu tư vào công nghệ, nâng cao năng lực, trình độ xử lý chất thải công nghiệp, giảm thiểu chất thải ra môi trường, trong hầu hết các trường hợp đều mang lại lợi ích kinh tế to lớn, đồng thời cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo những điều kiện tốt cho đời sống và sản xuất công nghiệp. 16 Trên đây là một số lý luận chung về sản xuất, môi trường và sự tác động của sản xuất công nghiệp tới môi trường. Để áp dụng những lý luận này trước thực trạng, tình hình suy giảm chất lượng môi trường tự nhiên nước ta bởi hoạt động sản xuất công nghiệp, chúng ta cùng chuyển sang phần hai của bài viết. Chương hai THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỚI CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN NƯỚC TA I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA LIÊN QUAN TỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Sau một thời gian dài bị chiến tranh tàn phá với nhiều hậu quả nặng nề, từ cuối thập kỷ 80, Việt Nam đã đi vào đổi mới sự nghiệp kinh tế. Tuy đã có những bước chuyển biến ban đầu nhưng nhìn chung, nền kinh tế vẫn còn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển và thuộc diện nước nghèo của thế giới. Về công nghiệp, trong thời gian đầu xây dựng (trong những năm 60- 70), Việt Nam chú ý tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng và cũng đã hình thành một số khu công nghiệp như Lâm Thao, Việt Trì, Hà 17 Bắc, Thái Nguyên và Hà Nội. Ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến, thời gian này, chưa được chú ý đầu tư đầy đủ. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975), chúng ta tiếp quản miền Nam một nền công nghiệp chủ yếu là gia công ở qui mô vừa và nhỏ tập trung ở khu vực Biên Hòa, Thủ Đức và thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết công nghệ ở các ngành công nghiệp này là theo công nghệ những năm 50 của thế giới. Đối với những xí nghiệp nhỏ do tư nhân và địa phương quản lý, công nghệ lúc đó còn lạc hậu hơn. Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất diễn ra trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bộ mặt của công nghiệp có phần được cải thiện, tuy nhiên, hoạt động vẫn ở qui mô vừa và nhỏ là chủ yếu, với công nghệ kém tiên tiến, chưa được xây dựng, qui hoạch ở những địa điểm thích hợp, phần lớn tập trung ở các khu trung tâm, đô thị, gần khu vực đông dân cư và một điểm khá quan trọng là, phần lớn sản xuất vì mục đích kinh tế là chủ yếu. Thiết bị công nghệ sản xuất cũ và lạc hậu, phần lớn chưa được đổi mới (gần 80% thiết bị sản xuất thuộc thế hệ những năm 1980). Thời gian gần đây một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được trang bị lại khá hiện đại, song cũng chỉ đạt trình độ hiện đại trung bình của thế giới (số này chiếm khoảng 20%). Một số rất ít, không đáng kể, đạt trình độ công nghệ và thiết bị sản xuất tiên tiến. Hầu hết, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp ở nước ta sử dụng thiết bị cũ, lạc hậu, công nghệ sản xuất cổ điển, vừa sử dụng không hợp lý các nguồn nguyên liệu, tiêu tốn chúng, vừa làm tăng tỷ lệ phế thải công nghiệp và ô nhiễm môi trường. Đến tới 80% doanh nghiệp công nghiệp chưa chưa có hệ thống xử lý chất thải công nghiệp, số còn lại có hệ thống xử lý phế thải nhưng hầu hết đều chưa hoàn chỉnh. Nhiều cơ sở sản xuất qui tụ vào một số vùng trùng hợp với sự phân bố tập trung các doanh nghiệp thuộc những nhóm sản xuất công nghiệp khác nhau khiến mức độ ô nhiễm càng thêm nặng nề. Tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp đặc biệt nghiêm trọng ở một số khu đô thị, khu công nghiệp tập trung. Cùng với sự 18 phát triển của xã hội, trong cơ chế thị trường thời mở cửa, nền công nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều biến đổi và thách thức, mà thách thức lớn nhất là vấn đề gắn phát triển sản xuất công nghiệp với bảo vệ môi trường tự nhiên. II. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỚI CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 1. Những biểu hiện chủ yếu của phát triển sản xuất dẫn tới giảm sút chất lượng môi trường Nền công nghiệp Việt Nam nhìn chung còn nhỏ bé. Tuy nhiên, trong nhiều năm đổi mới, phấn đấu vươn lên gần đây, chúng ta cũng đã dần dần hình thành được một nền công nghiệp bao gồm nhiều ngành nghề, đã hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung song song với sự phát triển của các thành phố lớn. Đây là một kết quả đáng khích lệ để nền công nghiệp nước nhà ngày càng vững bước đi lên, đạt được nhiều bước tiến to lớn, có ý nghĩa trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Song, điều này cũng tất yếu đi kèm với nó là những tác động xấu tới môi trường tự nhiên mà những giải pháp để phòng chống cũng như khắc phục, chúng ta còn đang thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Sự giảm sút về chất lượng môi trường do các hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra có thể dễ nhận thấy thông qua hiện trạng công nghiệp và tình hình ô nhiễm ở một số ngành công nghiệp chính của nước ta như sau: * Ngành công nghiệp năng lượng: Đầu những năm 90, ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam đã đạt khoảng 9,279.109 kWh, với cơ cấu gồm 26,53 % từ than; 68,35% từ thủy điện; 5,12% từ dầu khí. Trong những năm qua, nước ta đã xây dựng thêm được một loạt các nhà máy thuỷ điện, đưa tỷ lệ thuỷ điện tăng cao. Tuy vậy, vấn đề sử dụng than cũng như dầu, khí thiên nhiên vẫn tiếp tục 19 được mở rộng bởi tính chất kinh tế của nó. Hiện tại, hàng năm, các nhà máy nhiệt điện thải ra không khí 4062 tấn bụi, 7470 tấn NOx, 3 040 000 tấn CO2,16540 tấn SO2 và 529 tấn xỉ. Theo số liệu nghiên cứu về sự ô nhiễm môi trường gần đây, chỉ riêng với việc sử dụng than và xăng trung bình hàng năm đã có 700000 tấn bụi, lượng SO2 là 7000 tấn và lượng NO2 là 180000 tấn tung vào không khí. * Ngành khai khoáng và luyện kim: Khoáng sản nước ta đa dạng và phân bố khá đồng đều. Số mỏ có trữ lượng lớn tương đối ít, trừ than, dầu khí, bôxit, apatít, nguyên tố hiếm... Đã phát hiện trên dưới 3500 mỏ, điểm quặng và các biểu hiện của khoảng 80 loại khoáng sản. Hiện nay, mới đưa vào khai thác 300 mỏ với hơn 30 loại khoáng sản, chủ yếu là:  Than đá: Khu vực Quảng Ninh có trữ lượng 3500 triệu tấn, hàng năm khai thác 3 triệu tấn. Công nghệ cũ, hiếu suất thấp, tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề. Về bụi ở các khu mỏ than, nồng độ bụi vượt quá tới 5 lần tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng SiO2 có trong bụi chiếm đến 16-30%, 85% công nhân mỏ bị bệnh “bụi phổi”. Hiện nay, muốn khai thác 10 triệu tấn than, phải bốc xúc ít nhất 50.106 m3 đất đá, hàng ngàn hecta đất với hàng tỷ mét khối đất đá thải trơ trụi không những chưa được xử lý mà còn tiếp tục gia tăng. Các bãi thải của khu công nghiệp than đá đã phá đi sự cân bằng sinh thái vốn có ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Nhiều sông suối bị đất đá bồi lấp, nhiều cánh rừng bị chặt phá, lấy gỗ làm cột chống lò... Tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số nơi như vùng mỏ Quảng Ninh, vịnh Hạ Long đang tăng rất nhanh.2  Apatít: Khu vực Lào Cai hàng năm khai thác 300000 tấn, công nghệ áp dụng còn lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường đáng kể. 2 “Tác động của môi trường sinh thái tới quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta”, Nguyễn Hoàng Giáp - Hoài Anh, Tạp chí Hoạt động khoa học số 2/2001 20  Dầu khí: Tập trung chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam, năm 1992 đạt 5,5 triệu tấn dầu thô. Bước đầu cũng đã xảy ra sự dò chảy dầu ô nhiễm biển. Việc gây ô nhiễm này đã tạo ra tác hại không nhỏ đến sinh thái biển, làm giảm chất lượng phục vụ sinh hoạt của con người, làm giảm, thậm chí mất hẳn nguồn thu từ khách du lịch ở những vùng biển có khai thác dầu mỏ. Tương lai, chúng ta sẽ mở rộng qui mô khai thác, vấn đề ô nhiễm còn nan giải hơn. Về luyện kim, chủ yếu xây dựng ở Thái Nguyên, Biên Hòa... Thái Nguyên là cơ sở sản xuất gang duy nhất từ quặng, có hệ thống luyện cốc và luyện thép. Năng suất 100000 tấn/năm. Các lò luyện thép khác phần lớn đi từ phế liệu và dùng lò điện cỡ nhỏ. Công nghệ và thiết bị của toàn ngành đã lạc hậu. Ngoài ra, còn có một số lò luyện thiếc, luyện chì... và nhiều điểm khai thác vàng với qui mô nhỏ. Nhìn chung, công nghệ của toàn ngành luyện đã lạc hậu, gây ô nhiễm trên diện rộng, các chất thải độc hại của ngành luyện kim tương đối lớn như khí SO2, SO3, hợp chất As, Hg... * Ngành hoá chất, phân bón: Đây là ngành công nghiệp được xây dựng từ thập kỷ 60. Do ngành hoá dầu chưa phát triển nên hiện nay chủ yếu là sản xuất các hợp chất vô cơ như H2SO4, HCl, NaOH, phân supe phôt phát, phân đạm, NH3... và cũng đã hình thành các khu công nghiệp tập trung như Lâm Thao, Việt Trì, Hà Bắc, Đồng Nai. Công nghiệp hoá chất phát triển thiếu cân đối, chưa cân bằng được Clo cũng như Fluo - hai tác nhân gây nhiều độc hại nhất của ngành. Hàng năm, sản xuất được 240000 tấn H2SO4 trong đó, 180000 tấn đi từ nguyên liệu pyrit. Tất cả đều dùng xúc tác một lớp, hiệu suất chuyển hoá thấy và lượng chất thải cao. Hàng năm, thải 4347 tấn SO2, riêng Lâm Thao thải 2000 tấn H2SO4 ra sông Hồng và khoảng 80000 tấn xỉ pyrit. HCl khoảng 10000 tấn, một bộ phận lớn thải ra sông vì chưa có cơ sở sử dụng hết. 21 NaOH khoảng 8000 tấn/năm, phần lớn được dùng cho công nghiệp giấy. Phân bón supe phốt phát 600000 tấn/năm (theo thiết kế). Phân lân nung chảy 180000 tấn/năm, đồng thời cũng thải ra một lượng Fluo tương đương 11745 tấn Na2SiF6, phần chủ yếu hiện nay Fluo được thải ra không khí. Phân đạm trung bình hàng năm 90000 tấn urê, theo công nghệ sử dụng than antraxit, khí hoá ở áp suất thường trong lò vỉ cố định. Hiệu suất thu hồi thấp, ô nhiễm nguồn nước là chính, gồm: xyanua, arsen, phốt pho, phenol, dầu goudron ở khâu làm sạch khí than. Hiện tại, mức ô nhiễm môi trường do ngành công nghiệp hoá chất và phân bón gây ra là rất cao. Vùng phụ cận của Lâm Thao, đồng ruộng, cây cối bị hư hại do khí thải có chứa hàm lượng SO2 cao, vùng lân cận Việt Trì bị ô nhiễm bởi khí Cl... * Ngành công nghiệp nhẹ: Ngành này có qui mô rất rộng, bao gồm nhiều ngành nghề với nhiều doanh nghiệp. Quan trọng nhất là ngành dệt và ngành giấy.  Ngành công nghiệp dệt chiếm 65% tổng giá trị sản lượng ngành công nghiệp nhẹ. Phần lớn thiết bị đã cũ (mới đổi mới được khoảng gần 40%), nguyên liệu chủ yếu nhập ngoại, riêng thuốc nhuộm, mỗi năm nhập khoảng trên 400 tấn thuốc nhuộm các loại. Công nghệ gồm kéo sợi, dệt, nhuộm. Trong công đoạn tẩy trắng, hầu hết đều dùng Clo hoặc hợp chất của Clo. Trong công đoạn nhuộm, 75% hoá chất thuốc nhuộm hoà vào vải sợi; còn 25% tan hoặc không tan được thải ra ngoài. Nước thải sau khi nhuộm có các thành phần như Clo, Sunphat, Nitrat, các axit HCl, H2SO4 và xút. Trong sản xuất, lượng nước thải khoảng 0,13 m3 cho một mét vải. 22 Riêng các nhà máy dệt lớn của thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày đổ ra sông một lượng nước thải chưa được xử lý là 30000 m3 gây ô nhiễm nặng trên các dòng sông. Khi phân tích nguồn nước thải của một số nhà máy dệt, người ta thấy có nhiều loại độc tố và nồng độ vượt quá mức cho phép nhiều lần.  Ngành giấy có khoảng 90 nhà máy sản xuất đang hoạt động. Trong công nghiệp sản xuất giấy, ngay cả những xí nghiệp lớn, được trang bị công nghệ trong giai đoạn 1975-1980 như Bãi Bằng, Cogido, Tân Mai cũng đã thải xuống sông một lượng độc tố (Lignin) có hàm lượng rất cao (20000-27000 mg/l) và thải vào khí quyển các chất H2, H2S, SO2, bụi Na2SO4, Na2CO3CH3CH (methyl vertan), CH3SCH3 (dimethyl simlit)... với hàm lượng lớn hơn nhiều lần mức cho phép, gây nguy hại cho sức khoẻ cộng đồng.3 Vấn đề gây ô nhiễm môi trường do các xí nghiệp, cơ sở sản xuất giấy trang bị công nghệ thủ công, lạc hậu còn gây nguy hại hơn nhiều cho môi trường sinh thái, sức khoẻ cộng đồng vị lượng phế thải nhiều hơn, chứa lượng độc tố có hàm lượng cao hơn và tồn tại ở nhiều dạng vật chất: Chất thải rắn, bùn, lỏng, nước thải độc hại và khí độc. * Ngành vật liệu xây dựng: Đã xây dựng được 5 nhà máy xi măng có qui mô lớn với năng suất 4650000 tấn/năm và hơn 53 lò xi măng dựng tại các địa phương. Ngoài ra, còn có nhà máy thuỷ tinh Đáp Cầu với năng suất 1000 tấn/năm và hàng nghìn nhà máy gạch ở ngoại vi thành phố. Về công nghệ sản xuất xi măng, trừ Hoàng Thạch và Hà Tiên II đi theo phương pháp khô, còn lại đi theo phương pháp ướt. Trừ một số nhà máy mới như Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hà Tiên II mới xây dựng, còn hầu hết là thiết bị cũ, thuộc thế hệ 1950. Hầu hết chưa có thiết bị xử lý chất thải. Ô 3 Áp dụng các công cụ quản lý kinh tế để nâng cao năng lực quản lý môi trường Hà Nội, Nguyễn Thế Chinh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.252 23 nhiễm ở đây chủ yếu là bụi và khói do nhiên liệu cháy và do nguyên liệu khi nung nóng phát ra. Lượng bụi và SO2 thải ra lớn nhất là nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hoá). * Ngành công nghiệp thực phẩm: Đây là một ngành sản xuất đa dạng, phần lớn là qui mô nhỏ, tập trung tại các thành phố. Riêng thành phố Hồ Chí Minh, có đến 2065 cơ sở chế biến lương thực và thực phẩm, bao gồm các mặt hàng chính như đường, rượu, bia, chế biến lương thực, rau quả, hải sản. Về đường, hơn 10 nhà máy đường do Trung ương quản lý với năng suất 1025 tấn/ngày (mới sử dụng 50% công suất) Về bia, khoảng vài triệu lít/năm, các cơ sở sản xuất thịt và hải sản hiện nay sản xuất được khoảng 60 000 tấn/năm. Hầu hết theo công nghệ cũ (trừ ngành bia). Phần thải của ngành này chủ yếu là các phụ phẩm thực phẩm giàu đường, tinh bột, protit... Các nhà máy đường có đặc điểm là COD của nước thải rất lớn 140000-170000 mg/l do hàm lượng đường còn lại sau khi ly tâm. Các chất thải này tiếp tục phân huỷ sau khi ra khỏi nhà máy, tạo ra sự “ô nhiễm chậm”. Đặc biệt trong hoàn cảnh nhà máy thực phẩm nằm cạnh nhà máy sản xuất hoá chất. Các chất thải của chúng có khả năng phát triển tạo ra các sản phẩm mới như các hợp chất Clo hữu cơ có mức độ gây độc cao. Trong điều kiện nhiệt đới và ẩm, các nguồn thải thực phẩm dẫn dễ dẫn đến những ổ dịch bệnh lớn. Tóm lại, không một ngành sản xuất công nghiệp, một xí nghiệp công nghiệp nào mà trong quá trình hoạt động, phát triển của nó không gây tác động tiêu cực đến môi trường. 2. Những nguyên nhân của các tác động tiêu cực đó: 24 Từ tình hình thực trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên ở nước ta do tác động của sản xuất và phát triển sản xuất công nghiệp, có thể rút ra mấy nhận xét sau:  Tổng lượng chất thải độc hại dưới các dạng rắn, lỏng và khí do nền công nghiệp nước ta thải ra là chưa lớn, việc đóng góp vào phần ô nhiễm chung của thế giới còn thấp so với các nước phát triển.  Vấn đề ô nhiễm ở các khu vực công nghiệp và vùng phụ cận nhà máy là nghiiêm trọng, đặc biệt tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (mức độ ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3-15 lần).  Nguồn ô nhiễm chính là các xí nghiệp hoá chất, phân bón, dệt, giấy và chế biến thực phẩm. Thêm nữa, là tại các thành phố lớn mật độ tập trung dân quá cao cũng gây ô nhiễm môi trường.  Tốc độ tăng trưởng công nghiệp rất cao trong thời gian tới cho nên lượng chất thải ô nhiễm môi trường có khả năng tăng cao nhiều lần. Hoạt động sản xuất công nghiệp nước có những ảnh hưởng xấu đến môi trường là do nhiều nhân khác nhau, nhưng tựu trung lại, có 4 nguyên nhân chính sau: 1) Công nghiệp quá lạc hậu và khi bắt đầu xây dựng phần lớn các cơ sở công nghiệp là được viện trợ, chúng ta chưa chủ động và cũng chưa đủ trình độ trong việc lựa chọn công nghiệp mới, tiên tiến vì chủ yếu là do thiếu vốn. Chúng ta gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tăng chi phí đầu tư cũng như tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm. Tăng chi phí đã khó nhưng tìm kiếm và chuyển giao các công nghệ tiên tiến lại càng khó hơn. Hiện nay, do trình độ của ta còn hạn chế và nguồn kinh phí lại hạn hẹp nên khả năng tiếp nhận được các công nghệ không gây ô nhiễm là rất khó khăn. Để chuyển đổi, nâng cấp các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm 25 và tiếp thu các công nghệ tiên tiến từ những nước có nền công nghệ phát triển cao đòi hỏi phải có những chi phí rất lớn về vốn đầu tư, chỉ riêng việc chuyển các nhà máy, xí nghiệp sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi các trung tâm đô thị đã mất một khoản kinh phí rất lớn, chưa kể nguồn vốn đầu tư để thay thế các công nghệ này. Gần đây, có xây dựng một số cơ sở mới, hoặc tự làm, hoặc do liên doanh, việc lựa chọn cũng có nhiều hạn chế, cho nên các cơ sở sau này chưa phải đã có công nghệ tiên tiến. 2) Việc bố trí xây dựng các khu công nghiệp có nhiều bất hợp lý, như trong vấn đề bố trí khu công nghiệp gần khu dân cư, bố trí các loại hình công nghiệp có ảnh hưởng lẫn nhau trên một địa hình gần nhau. 3) Tình trạng quản lý công nghiệp thấp kém, đặc biệt là quản lý môi trường trong công nghiệp. Do hoàn cảnh dân trí còn thấp, luật pháp và các qui định về môi trường chưa hoàn chỉnh. 4) Đối với các thành phố, do tốc độ đô thị hoá cao, công nghiệp phát triển manh, đặc biệt là sự phát triển nhanh của các doanh nghiệp công nghiệ, cơ sở sản xuất tư nhân mà Nhà nước khó kiểm soát về mặt vệ sinh môi trường với một cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn. 26 Chương ba MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT TỐT MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở bình diện phát triển kinh tế bền vững thì chìa khóa của chiến lược bảo vệ môi trường công nghiệp chính là các giải pháp “ngăn ngừa sự ô nhiễm” do công nghiệp mang lại. Về bản chất, các độc tố gây ô nhiễm môi trường của công nghiệp là do các hợp chất hoá học, các sản phẩm sinh học, các tác động vật lý. Các sai phạm này khi đã được tạo ra, nó sẽ tồn tại và lan truyền tại một vùng ô nhiễm rộng hơn và với thời gian lâu dài hơn cho nên vấn đề xử lý thường rất tốn kém và về mặt kỹ thuật không phải trường hợp nào cũng giải quyết được. 1. Về phía doanh nghiệp và các tổ chức Để có thể “phòng ngừa” hậu quả thì việc phòng ngừa phải được tiến hành ngay từ đầu và tại nguồn tạo ra ô nhiễm. Trong công nghiệp, vấn đề đánh giá tác động môi trường (EIA) được đặt ra trong giai đoạn tiền khả thi của luận chứng, ở đây, ta đã tìm cách loại trừ hoặc có giải pháp để ngăn ngừa ô nhiễm, EIA là một bước đi cần thiết và bắt buộc. Nhưng cũng cần nhận thức rằng EIA là một quyết định được đưa ra trên các dự đoán. Nó đòi hỏi một hệ thống số liệu “nền” đầy đủ và dựa vào nghệ thuật và kinh nghiệm của xử lý, theo một phương pháp rất “mờ” của người thực hiện. Mà đây là những vấn đề mà sự tích luỹ của chúng ta còn ít, cho nên kết luận của nó mang tính gần đúng. Vì vậy, công tác đánh giá tác động đến môi trường của cơ sở công nghiệp cần được tiếp tục hoàn thiện, phân tích và xử lý trong suốt quá trình xây dựng và vận hành tiếp theo. Trong EIA của công nghiệp thì vấn đề lựa chọn công nghệ là vấn đề đầu tiên vì công nghệ là cái cốt lõi 27 của công nghiệp. Đây là nhiệm vụ cho các doanh nghiệp công nghiệp xây dựng. Đối với các cơ sở công nghiệp đã được xây dựng, đang đi vào hoạt động thì nhiệm vụ là phải hạn chế, giảm thiểu và xử lý các chất gây ô nhiễm. Ở đây có nhiều giải pháp và quan điểm khác nhau. Trước tiên, giải pháp cơ bản nhất là giải pháp thay đổi công nghệ bao gồm: thay đổi nguyên nhiên liệu, thay đổi công nghệ và thiết bị gia công, thay đổi sản phẩm, lựa chọn công nghệ thích hợp vừa đảm bảo tốc đọ tăng trưởng và phát triển công nghiệp hợp lí , vừa đảm bảo các chỉ tiêu bảo vệ môi trường .Đối với Việt Nam, trong hoàn cảnh công nghệ ở nước ta còn quá lạc hậu, nhiều trường hợp công nghệ của nước ta chậm hơn so với thế giới vài ba thế hệ và cũng không còn hiệu quả kinh tế nữa. Cho nên việc thay đổi công nghệ không chỉ vì mục tiêu bảo vệ môi trường mà cả về mục tiêu kinh tế. Về vấn đề xử lý chất thải công nghiệp, nên đặt ra khi giải pháp thay đổi công nghệ không thực hiện được.phương pháp tích cực và có hiệu quả nhất là sử dụng các công nghệ tiên tiến để chế biến ,sử dụng lại phế thải, biến chúng thành các sản phẩm có ích đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng (ví dụ : phân bón, các loại hoá chất cơ bản và hoá chất tổng hợp).công nghệ xứ lí chất thải được xử dụng như một bộ phận nối tiếp của quá trình sản xuất chính nắm trong cùng một doanh nghiệp, nếu nguồn chất thải đủ lớn tạo ra hoạt động sản xuất khép kín sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp. Về nguyên tắc, vấn đề xử lý là “giữ” các tác nhân gây ô nhiễm dưới một dạng bền vững hơn, không cho phép chúng tiếp tục gây ô nhiễm. Nếu không thì xử lý chỉ là sự chuyển tác nhân gây ô nhiễm từ một nơi này đến nơi khác mà thôi. 28 2. Về phía nhà nước 2.1. Xây dựng đồng bộ hệ thống chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường Hệ thống chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường như là một bộ phận tạo ra khuôn khổ pháp lý hướng dẫn các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp. Tuy nhiên, sự thiếu đồng bộ trong hệ thống chính sách và pháp luật cùng với thiếu kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực môi trường là kẽ hở cho các cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ chú ý tìm kiếm lợi nhuận cho riêng mình mà quên mất lợi ích lâu dài của quốc gia, của xã hội. Do vậy, trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước hiện nay, hệ thống chính sách và luật pháp môi trường ở nước ta cần được hoàn thiện theo hướng sau: Nhanh chóng xây dựng thêm một số văn bản dưới Luật để hướng dẫn, kiểm soát và xử lý các vi phạm Luật bảo vệ môi trường, tiếp tục bổ sung, sửa đổi một số văn bản cụ thể sau:  Ban hành qui chế, qui phạm về thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp và sử dụng tài liệu về môi trường. Một trong những hoạt động chủ yếu của công tác môi trường là điều tra cơ bản, thu thập, xử lý, lưu trữ các số liệu về môi trường như các chất thải công nghiệp (tro bụi, chất phóng xạ, hoá chất, tiếng ồn...), các chất thải sinh hoạt (nước, phân rác...), các yếu tố cơ bản có liên quan đến môi trường đất, nước, không khí, sông, biển... nhằm phục vụ cho việc đánh giá thực trạng môi trường và xu thế biến động của chúng trong tương lai, làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch, các giải pháp bảo vệ môi trường. Do vậy, cần phải thống nhất, qui chuẩn hóa công tác thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp và sử dụng tài liệu về môi trường thông qua việc ban hành qui chế, qui phạm. 29  Bổ sung sửa đổi chính sách xây dựng cơ bản, cải tạo sửa chữa lớn các công trình điều tra cơ bản, môi trường bằng nguồn vốn sự nghiệp của Nhà nước (như các trạm khí tượng thủy văn, các trạm môi trường...)  Ban hành văn bản qui định về thu quĩ đánh giá tác động môi trường. Bộ luật môi trường đã qui định về nguyên tắc, nhưng vẫn chưa có văn bản qui định tỷ lệ thu cụ thể, đối tượng thu, phương pháp thu... để sớm động viên các nguồn thu bổ sung cho ngân sách Nhà nước vốn eo hẹp, phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường cần sớm ban hành văn bản này. Đối tượng thu có thể là tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước tính theo tỷ lệ % trên doanh thu hoặc theo mức độ gây ô nhiễm môi trường do các doanh nghiệp gây ra...  Xây dựng và đưa vào thực tiễn các chính sách ưu đãi về vốn đầu tư cho các hoạt động về bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường, khắc phục hậu quả suy thoái môi trường, đối với các dự án, công trình bảo vệ môi trường, cần có những ưu đãi như miễn thuế, miễn phí, cho vay tín dụng... Khuyến khích đầu tư các dự án sử dụng công nghệ sạch, ít chất thải; nghiên cứu và từng bước triển khai xây nhà máy, xí nghiệp xử lý chất thải.  Xác định và đảm bảo tỷ lệ đầu tư kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho bảo vệ môi trường. Theo kinh nghiệm các nước, tỷ lệ này dao động từ 0,5% GDP đối với nước đã thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường đến 5% với nước bắt đầu các vấn đề cấp thiết về môi trường. Đối với nước ta, theo các chuyên gia thì mức đầu tư không dưới 3% GDP hàng năm cho hoạt động bảo vệ môi trường. 2.2. Củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức bảo vệ môi trường 30 Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần tiến hành hoàn thiện và củng cố hệ thống tổ chức thống nhất từ trung ương đến cơ sở, từ ngành đến địa phương. Cần phải thống nhất quản lý nhà nước về môi trường vào một mối, trao cho nó những quyền lực cần thiết để theo đuổi các mục tiêu đã đặt ra, phối hợp mối quan hệ liên ngành, giám sát quá trình thực hiện theo chiều sâu về Luật bảo vệ môi trường. Theo hướng đó, trước mắt, cần củng cố bộ máy, trao thêm quyền hạn cho Bộ Công nghệ và Môi trường. Về lâu dài cần thành lập Bộ Môi trường, bộ này có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch về trung hạn và ngắn hạn về công tác bảo vệ môi trường; đề xuất với Chính phủ các chương trình hoạt động, hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật về môi trường; tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Luật bảo vệ môi trường; làm đầu mối hợp tác với các chính phủ, các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực môi trường. Ở các địa phương (tỉnh, thành trực thuộc trung ương) cần củng cố bộ máy Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường làm chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn theo hướng tăng quyền hạn và nhiệm vụ cho phòng Môi trường thuộc Sở, xây dựng mạng lưới trạm môi trường cơ sở. Ở các Bộ, ngành, cần thành lập Vụ Công nghệ và Môi trường, là đầu mối quan hệ công tác với Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường và là cơ quan phối hợp các vụ chức năng giúp Bộ trưởng cụ thể hoá các chính sách môi trường trong phạm vi ngành, lĩnh vực được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý. Ngoài ra, ngành trọng yếu như công nghiệp cần tổ chức trung tâm môi trường chuyên ngành. Một hệ thống tổ chức thống nhất, có đủ cơ sở vật chất, có đủ quyền sẽ là người lính gác tin cậy trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, góp phần định hướng kinh tế đất nước phát triển theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách bền vững. 31 32 KẾT LUẬN Qua những nội dung được trình bày xuyên suốt hai phần của bản đề án môn học này, chúng ta có thể thấy bất kỳ một nền kinh tế nào, nếu muốn đạt tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và phát triển bền vững thì không thể tách rời phát triển sản xuất với bảo vệ môi trường. Trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở nước ta hiện nay, nếu chúng ta không đề ra được những chiến lược, chính sách đúng đắn, quyết tâm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, vượt qua đói nghèo thì không những không xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội mà bị tụt hậu so với thế giới sẽ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, phát triển mà không gây tác hại hoặc giảm tối đa tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên là một vấn đề không dễ dàng. Phát triển kinh tế nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng phải dựa trên một nền khoa học và công nghệ hiện đại để có thể khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, không huỷ hoại môi trường vừa đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của thế hệ hôm nay, vừa không ảnh hưởng xấu đến việc thoả mãn nhu cầu của thế hệ mai sau. Đây là một bài toán đòi hỏi nhà nước, nhân dân cũng như các ngành, các cấp cùng tập trung công sức tham gia giải quyết. Mục tiêu chung của toàn xã hội cũng như mục tiêu mà sản xuất công nghiệp phải luôn hướng tới, đó là sự phồn thịnh về kinh tế, tiến bộ về xã hội và sự trong sạch về môi trường sinh thái. Các mục tiêu đó phải gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội. 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO SÁCH 1. Áp dụng các công cụ quản lý kinh tế để nâng cao năng lực quản lý môi trường Hà Nội - Nguyễn Thế Chinh - NXB Chính trị Quốc gia - 1996 2. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (Tuyển tập Báo cáo) - Đại học Tổng hợp - 1995 3. Quản lý môi trường - D.K.Denton (Lê Trung Phương dịch) - Trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật hoá chất - 1999 4. Môi trường sinh thái, vấn đề và giải pháp - Phạm Thị Ngọc Trầm - NXB Chính trị Quốc Gia - 1997 TẠP CHÍ Công nghiệp (các số 5/99, 11/99, 16/99, 20/99, 23/2000,24/2000) Hoạt động khoa học (các số 2/99, 9/98) Con số và sự kiện (các số 11/98, 5/99, 7/99, 9/99, 12/99) Du lịch (số 9/98) Quản lý Nhà nước (số 3/98) Cộng sản (các số 16/98, 18/98) Và thời báo về kinh tế các loại...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_moi_truong_6__1971.pdf