MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài 5
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 6
5. Những đóng góp mới của luận văn 10
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG
1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch, tài nguyên du lịch và các loại hình du lịch 11
1.1.1. Du lịch 11
1.2. Làng nghề thủ công truyền thống và mối quan hệ của nó với phát triển du lịch 17
1.2.1. Một số khái niệm có liên quan 17
1.2.2. Đặc trưng của làng nghề thủ công truyền thống 21
1.2.3. Điều kiện hình thành và phát triển làng nghề thủ công truyền thống 23
1.2.4. Vai trò của làng nghề thủ công truyền thống đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động du lịch nói riêng 28
1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở thế giới và Việt Nam 35
1.3.1. Thái Lan 35
1.3.2. Nhật Bản 36
1.3.3. Ở một số địa phương ở Việt Nam 37
CHƯƠNG II. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG GỐM CHU ĐẬU – TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1. Tổng quan tình hình phát triển du lịch tỉnh Hải Dương 44
2.1.1. Tài nguyên du lịch ở Hải Dương 44
2.1.2. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch ở Hải Dương 49
2.1.3. Thực trạng phát triển du lịch ở Hải Dương 51
2.2. Giới thiệu về làng gốm Chu Đậu 62
2.2.1. Vị trí địa lý – sơ đồ làng gốm Chu Đậu 62
2.2.2. Lịch sử phát triển của gốm Chu Đậu 64
2.2.3. Đặc điểm sản xuất của gốm Chu Đậu 68
2.3. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch làng gốm Chu Đậu – Hải Dương 72
2.3.1. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của làng nghề gốm Chu Đậu 72
2.3.2. Thực trạng phát triển du lịch của làng nghề gốm Chu Đậu 77
2.4. Một số vấn đề đặt ra trong phát triển du lịch tỉnh Hải Dương và du lịch làng nghề gốm Chu Đậu 87
2.4.1. Một số vấn đề trong phát triển du lịch tỉnh Hải Dương 87
2.4.2. Một số vấn đề hạn chế trong phát triển du lịch làng nghề gốm Chu Đậu Nam Sách - tỉnh Hải Dương 92
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LÀNG NGHỀ GỐM CHU ĐẬU 97
3.1. Một số định hướng phát triển chung 97
3.1.1. Một số định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống 97
3.1.2. Một số định hướng phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Hải Dương 99
3.2. Đề xuất một số định hướng phát triển du lịch gắn với làng nghề gốm Chu Đậu – Hải Dương 102
3.2.1. Định hướng không gian du lịch 102
3.2.2. Định hướng thị trường khách du lịch 103
3.2.3. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch 104
3.2.4. Định hướng về đào tạo phát triển nguồn nhân lực 105
3.2.5. Định hướng về vốn đầu tư 105
3.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch làng nghề gốm Chu Đậu – Hải Dương 106
3.3.1. Giải pháp về vốn đầu tư và phát triển nghệ nhân làng nghề 106
3.3.1. Giải pháp về quảng bá du lịch 107
Tài liệu tham khảo 108
110 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5884 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển du lịch làng nghề gốm Chu Đậu - Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghề gốm, nhà bát giác, nhà thư pháp và hạ tầng sân vườn. Đồng thời chỉnh trang khu nhà trưng bày sản phẩm với hàng vạn chủng loại sản phẩm phong phú, đa dạng phục vụ du khách trong và ngoài nước tham quan.
Công trình được khởi công vào cuối tháng 5/2010 và khánh thành sau 120 ngày thi công, phục vụ nhu cầu sản xuất và bảo tồn nghề của Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Song song với dự án mở rộng sản xuất, Xí nghiệp Gốm Chu Đậu còn thực hiện nhiều chương trình chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội như sản xuất đĩa gốm 1000 chữ Long lớn nhất Việt Nam làm quà tặng phục vụ Đại lễ, tái hiện làng gốm Chu Đậu trên con đường gốm sứ ven Sông Hồng - Hà Nội với diện tích 70m2. Các chương trình này hiện đã hoàn thành đúng dịp Hà Nội chuẩn bị Đại lễ, góp phần quan trọng cho quảng bá thương hiệu và phát triển du lịch làng gốm Chu Đậu.
- Giao thông vận tải:
Đường chính vào khu vực gốm Chu Đậu là đường 5B, nối từ quốc lộ 183 vào, dài 6km. Đây là tuyến đường rất quan trọng trong việc vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa, đặc biệt là phục vụ khách du lịch. Hiện nay, đường đã được rải nhựa, mở rộng đường, tạo không gian thoáng hơn, thuận tiện cho việc đón khách.
Quý khách đi từ TP Hải Dương theo đường 5 (về phía đông) đến Ngã ba Tiền Trung thì rẽ trái vào đường 183, đi tiếp 3km thì đến ngã 3 : Rẽ bên phải là đường 183, đi tiếp về Huyện Chí Linh ; rẽ bên trái 1km vào thị trấn Nam Sách, quý khách đi tiếp 3 km là đến cống Xí nghiệp Gốm Chu Đậu .
Trong làng nghề cũng đã quy hoạch lại mạng lưới giao thông nông thôn, xây dựng hệ thống giao thông trong thôn xóm, liên thôn, liên xã, theo hướng mở rộng nền đường, cứng hóa mặt đường để phục vụ cho vận chuyển, đi lại của nhân dân và khách du lịch.
- Hệ thống lưới điện trung và hạ áp cho cả vùng được thực hiện thông qua dự án RE2 và đầu tư của Điện lực tỉnh để đảm bảo có nguồn liên tục, lưới hợp lý, chất lượng điện đảm bảo an toàn, phục vụ các yêu cầu sản xuất, sinh hoạt và dịch vụ của vùng.
- Về Bưu chính – viễn thông: Hiện tại, ở khu vực Ủy ban nhân dân xã Thái Tân đã có điểm bưu điện văn hóa, một điểm bưu điện bên đường 5B gần với xí nghiệp gốm và làng nghề Chu Đậu.
- Về cấp thoát nước: Trong những năm đầu, nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt của người dân chủ yếu là dùng nước giếng khoan. Hiện nay, khi sản xuất và du lịch đã phát triển, khu vực đã được đầu tư xây dựng một nhà máy nước sạch. Hệ thống các bể lắng để làm sạch nước thải được xây dựng trong khuôn viên xí nghiệp, sau đó thải ra mương tiêu. Như vậy, việc sản xuất và phục vụ du lịch của xí nghiệp gốm Chu Đậu nói riêng là làng gốm Chu Đậu nói chung đã tính đến việc bảo vệ môi trường lâu dài.
2.3.2.4. Thực trạng về nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Mặc dù chưa được khôi phục thành một làng nghề sản xuất, nhưng xí nghiệp gốm Chu Đậu được xây dựng và đi vào hoạt động trên mảnh đất này đã tạo việc làm cho hơn 250 lao động địa phương, được đào tào để chuyên sản xuất các sản phẩm gốm. Có khoảng 50 cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, hành chính, vật tư và giới thiệu sản phẩm. Đội ngũ cán bộ, nhân viên này đều được đào tạo qua các trường Cao đẳng, Đại học như Đại học Luật, Đại học Văn Hóa, Đại học Mỹ Thuật..... Ngoài ra, còn phải kể đến hơn 20 nghệ nhân từ Hà Nội, Bình Dương, Biên Hoà, Hải Dương... đã hợp tác với xí nghiệp, vừa nghiên cứu những nét đặc sắc của gốm cổ Chu Đậu, vừa thiết kế những mẫu sản phẩm mới để chuẩn bị đưa vào sản xuất. Lực lượng công nhân chủ yếu là người của làng Chu Đậu được tuyển chọn và đào tạo, truyền dạy kỹ thuật cơ bản và bí quyết trong từng công đoạn chế tác, nhằm đào tạo họ thành những tay thợ đầu đàn trong các lò gốm gia đình trong tương lai. Tiến tới mời các nghệ nhân đến dạy nghề cho các con em địa phương trong những vùng lân cận. Như vậy, khách đến thăm Chu Đậu vừa có thể được nghe thuyết minh về các sản phẩm gốm, vừa có thể xuống trực tiếp thăm quan các công đoạn sản xuất gốm, từ vuốt, vẽ, nặn đến nung. Ở đây, khách được ký tên mình trên mỗi sản phẩm gốm, trước khi sản phẩm được đem nung. Nhờ lượng khách đến tương đối ổn định và hoạt động kinh doanh tốt, thu nhập của người lao động tăng lên hàng năm. Theo như tác giả điều tra, mỗi nghệ nhân vẽ có công trung bình 60.000đ/sản phẩm, nghệ nhân chính có công cao hơn. Tổng thu nhập bình quân của một nghệ nhân (không phải nghệ nhân chính) là khoảng 3 triệu đồng/tháng. Công nhân các công đoạn khác khoảng 1,5 triệu đồng – 2 triệu đồng/tháng, nhân viên các phòng ban có thu nhập dao động từ 2 triệu đến hơn 3 triệu đồng/ tháng. Điều đáng mừng là thu nhập của nhân viên, công nhân của xí nghiệp hàng năm vẫn tăng.
2.3.2.5. Thực trạng về hoạt động quảng bá du lịch gốm
Vấn đề quảng bá du lịch cho làng nghề gốm Chu Đậu được tỉnh Hải Dương và công ty Hapro Hà Nội rất quan tâm vì thực tế gốm Chu Đậu có thương hiệu nhưng cũng mới chỉ được bắt đầu khôi phục. Số lượng người biết đến gốm Chu Đậu còn ít. Quảng bá thương hiệu gốm Chu Đậu càng tốt thì du lịch càng phát triển và khả năng khôi phục làng nghề càng dễ thực thi hơn. Hiện nay, bên cạnh việc đưa thông tin về gốm Chu Đậu trên các trang báo viết, báo hình, báo mạng, xí nghiệp gốm Chu Đậu còn tích cực tham gia các hoạt động chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Các hoạt động này bao gồm việc được gắn biển chào mừng Đại lễ, sản xuất đĩa gốm 1000 chữ Long lớn nhất Việt Nam làm quà tặng phục vụ Đại lễ, tái hiện làng gốm Chu Đậu trên con đường gốm sứ ven Sông Hồng - Hà Nội. Đây là bức tranh bằng gốm sứ, rộng trên 2m, dài 30m, tổng diện tích 70m2, được gắn dọc theo con đường Yên Phụ. Nội dung tái hiện lại toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của dòng gốm cổ Chu Đậu. Tác phẩm được thể hiện bằng hình tượng dòng sông gốm sứ, minh chứng là các hiện vật qua các thời kỳ lịch sử. Trung tâm bức tranh là làng gốm cổ với mái đình cây đa và các sản phẩm hết sức tiêu biểu được đánh giá cao trên thế giới. Thời kỳ hiện đại được thể hiện thông qua hình ảnh những cánh buồm mang sản phẩm gốm Chu Đậu vượt đại dương đi khắp mọi nơi trong và ngoài nước…Hiện tại các nghệ nhân và công nhân xí nghiệp đã hoàn chỉnh từng mảnh ghép, đảm bảo độ chính xác cao của toàn bộ bức tranh này...
Ngoài ra, một trang thông tin riêng về lịch sử làng gốm cổ, hoạt động của xí nghiệp gốm, liên hệ mua gốm online đã đi vào hoạt động. Đây là trang thông tin chính thống của tổng công ty Hapro Hà Nội về gốm Chu Đậu, bao gồm các mục như Trang chủ/ Giới thiệu/ sản phẩm/ Dịch vụ/ Tin tức/ Kiến thức/ Hệ thống bán hàng/ Hỏi đáp chủ đề về gốm Chu Đ, đều xoay quanh chủ đề về gốm Chu Đậu, tạo thuận lợi cho khách thập phương dễ dàng tìm hiểu về gốm Chu Đậu và đặt mua gốm.
Để phát huy sự phát triển của nghề gắn liền với du lịch, công ty Hapro tích cực liên kết với một số tour của các công ty Lữ Hành như tour Hà Nội - Hải Phòng – Hạ Long; Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng, Hà Nội – Bắc Ninh – Hải Dương – Quảng Ninh và các tour du lịch nội tỉnh.
Một cách để đem gốm Chu Đậu đến gần với mọi người hơn nữa đã được công ty Hapro Hà Nội lựa chọn là mở các phòng gian trưng bày gốm. Các phòng trưng bày gốm này có mặt ở huyện Chí Linh, thành phố Hải Dương, làng gốm Bát Tràng và các hội chợ trên khắp cả nước. Việc mở một gian trưng bày gốm Chu Đậu trong lòng chợ gốm Bát Tràng giúp ích rất nhiều cho quảng bá gốm Chu Đậu, vì thực tế gốm Bát Tràng đã có hơn 100 năm phát triển du lịch, nhiều người biết đến. Chợ gốm Bát Tràng càng thu hút khách thì càng nhiều khách biết đến gốm Chu Đậu qua gian trưng bày.
Trong năm 2009, Đài truyền hình Việt Nam phát sóng bộ phim truyền hình Cổ Vật vào thời gian giờ vàng trên VTV1. Bộ phim dựa trên sự thật về quá trình khai quật, tìm lại và cuộc đấu tranh bảo vệ dòng gốm quý Chu Đậu của những những người yêu gốm chân chính với những kẻ săn tìm đồ cổ. Bộ phim thu hút khá đông khán giả. Đây cũng là một cách hữu hiệu đưa gốm Chu Đậu đến gần hơn với thị trường trong nước.
2.3.2.5. Thực trạng về nguồn lợi người dân được hưởng từ du lịch gốm
Xã Thái Tân là vùng đất nằm trong khu vực đồng chiêm trũng của huyện Nam Sách. Trước khi có gốm Chu Đậu hồi sinh, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông và dệt chiếu. Cũng như nhiều vùng quê khác, để nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm trong những lúc nông nhàn, các nghề phụ đã ra đời, trong đó có các nghề: nghề mộc, gò hàn... Nhưng từ năm 2001 đến nay, bộ mặt nông thôn cả xã đã thay đổi nhờ gốm Chu Đậu được khôi phục. Nhiều lao động địa phương được khuyến khích tham gia đào tạo và sản xuất gốm. Năm 2002, toàn xã mới chỉ có 30 lao động tham gia, năm 2003 tăng lên 40 lao động thì đến 2010, số lao động phổ thông đã tăng đến 250 người. Cơ cấu kinh tế nông thôn có sự chuyển dịch rõ nét:
Cơ cấu kinh tế của xã Thái Tân qua một số năm
(Đơn vị: %)
Năm
2003
2005
2007
2009
Nông nghiệp
62,8
53,8
46,2
47,5
TTCN – Dịch vụ
37,2
46,2
53,8
52,3
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã Thái Tân từ 2003 - 2009
Thực tế cho thấy, nơi nào có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp phát triển thì nơi đó có mức sống người dân ổn định và cao hơn so với những nơi thuần nông. Với sự phát triển không ngừng của sản xuất và du lịch gốm Chu Đậu, thu nhập của người lao động địa phương cũng liên tục tăng. Những năm gần đây, thu nhập bình quân của lao động trong xí nghiệp đạt 1,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng/ tháng. Các hộ gia đình trong thôn có thể nhận thêm việc làm một số công đoạn sản xuất như: đổ rót tạo hình sản phẩm, vẽ trên sản phẩm, đan bao trang trí... Trong tương lai, một số hộ có thể được lựa chọn để đầu tư sản xuất sản phẩm từ tạo hình đến nung đốt hoàn chỉnh sản phẩm bán cho xí nghiệp gốm hoặc tiêu thụ trên thị trường. Một số hộ khác được lựa chọn để tham gia vào hoạt động du lịch như bán hàng lưu niệm, bán sản phẩm gốm, dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống... Đời sống vật chất của người dân đã được nâng cao đáng kể.
Cơ sở hạ tầng của thôn xã cũng được cải thiện rõ nét. Con đường nhựa trải dài từ thị trấn Nam Sách về đến xí nghiệp gốm dài gần 4km, rộng 6m, với số vốn đầu tư làm đường gần 3 tỉ đồng đã phần nào tạo nên sự khang trang cho làng nghề. Số vốn này là sự hỗ trợ của Nhà Nước và sự đóng góp ½ của xí nghiệp gốm Chu Đậu. Các tuyến đường liên thôn,liên xã đều được trải bê tông với chiều dài khoảng 7000km. Đường làng ngõ xóm đều có bóng điện chiếu sáng. Số hộ nhà trần, nhà cao tầng tăng lên, chiếm > 70% (2005). Những năm gần đây, số hộ khá và giàu chiêm khoảng 40%, còn lại là những hộ có mức sống ổn định, không có hộ đói. Rõ ràng, từ khi gốm Chu Đậu được khai quật, từ khi có sự hoạt động của xí nghiệp gốm Chu Đậu, cuộc sống của thôn làng Chu Đậu đã đổi khác, tạo đà cho sự hồi sinh của một làng nghề quý.
2.4. Một số vấn đề đặt ra trong phát triển du lịch tỉnh Hải Dương và du lịch làng nghề gốm Chu Đậu
2.4.1. Một số vấn đề trong phát triển du lịch tỉnh Hải Dương
2.4.1.1. Đánh giá từ góc độ kinh tế
- Khách du lịch là cơ sở cho sự phát triển của ngành Du lịch bởi lượng khách tăng đồng nghĩa với việc tăng thu nhập du lịch, tăng khả năng đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, một vấn đề cần đặt ra đối với phát triển du lịch từ góc độ kinh tế là chất lượng nguồn khách. Lượng khách quốc tế đến Hải Dương còn thấp, khách du lịch thuần tuý chủ yếu là đi theo tour chỉ dừng chân mua sắm, khách lưu trú phần lớn là khách thương mại, tìm kiếm cơ hội đầu tư kết hợp với du lịch và khách công vụ của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Khách nội địa chủ yếu là khách hành hương, lễ hội và đi về trong ngày, khách lưu trú chỉ chiếm 25% và cũng chủ yếu là khách công vụ. Hiệu quả khai thác khách du lịch còn thấp: thời gian lưu lại du lịch ngắn, chi tiêu cho mua sắm của cả khách quốc tế và nội địa còn thấp, mức độ hài lòng của khách du lịch đối với sản phẩm du lịch chưa cao. Muốn thu hút khách du lịch thuần tuý, lưu giữ du khách nhiều ngày hơn và tăng chi tiêu mua sắm của khách cần phải khai thác nguồn tài nguyên và đầu tư thành sản phẩm du lịch đích thực và hấp dẫn, vấn đề này đang là hạn chế lớn của Du lịch Hải Dương.
Như vậy chất lượng nguồn khách du lịch đang là vấn đề rất quan trọng đặt ra đối với sự phát triển du lịch đứng từ góc độ kinh tế mặc dù số lượng khách du lịch và thu nhập du lịch qua các năm đều ghi nhận sự tăng trưởng.
- Với tư cách là một ngành kinh tế, sản phẩm du lịch là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh du lịch. Một sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng và phù hợp với nhu cầu của khách sẽ có khả năng bán với giá cao, mang lại hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù Hải Dương có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng song trong nhiều năm qua những sản phẩm du lịch đặc sắc mang nét độc đáo riêng có của Hải Dương và những sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của khách từ những thị trường trọng điểm chưa được nghiên cứu, xây dựng hoặc chưa được đầu tư tương xứng để phát triển. Đây được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất hạn chế hiệu quả kinh doanh du lịch, đồng thời theo thời gian gây sự nhàm chán của khách, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch bền vững.
- Mức tăng trưởng về đầu tư cho du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngành: đầu tư là đòn bẩy để thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển trong đó có du lịch. Những năm qua, đầu tư vào lĩnh vực du lịch của các thành phần kinh tế ngoài khu vực nhà nước có gia tăng, song để du lịch phát triển thật sự bền vững cần có sự quan tâm hơn nữa từ phía nhà nước bằng việc phân bổ vốn đầu tư cho sự nghiệp phát triển du lịch cân đối với các ngành kinh tế khác và tương xứng với vai trò của một ngành kinh tế quan trọng.
- Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịchcòn hạn chế và chưa có hiệu quả. Việc quảng cáo sản phẩm du lịch chủ yếu dựa trên những gì sẵn có mà chưa quan tâm đến sản phẩm thị trường cần. Vì vậy, ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch, làm giảm hiệu quả kinh doanh của hoạt động du lịch.Thêm vào đó công tác tuyên truyền quảng bá tour của một số doanh nghiệp lữ hành về sản phẩm du lịch thiếu trung thực gây thất vọng đối với khách du lịch sau mỗi chuyến tham quan, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển du lịch.
- Chất lượng nhân lực du lịch chưa được nâng lên ngang tầm với yêu cầu của nhiệm vụ. Mặc dù Sở Thương mại và Du lịch trước đây cũng như sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hiện nay đã có nhiều nỗ lực trong công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực, tuy nhiên, chất lượng đội ngũ lao động như trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, tin học, ngoại ngữ chưa theo kịp tốc độ phát triển chung đang là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch và là vấn đề đặt ra.
2.4.1.2. Đánh giá từ góc độ tài nguyên - môi trường
- Các nguồn tài nguyên du lịch chưa được khai thác nhiều cho phát triển du lịch. Tỷ lệ khai thác cũng như mức độ khai thác các loại tài nguyên du lịch còn thấp cho thấy các giá trị tài nguyên du lịch chưa được phát huy để có được các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn. Đây là một vấn đề cần đặt ra đối với phát triển sản phẩm du lịch từ góc độ khai thác tài nguyên.
- Vấn đề quản lý tài nguyên du lịch còn chồng chéo giữa các cấp, ngành. Nhận thức xã hội về phát triển du lịch và khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch còn nhiều hạn chế, suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học đang là vấn đề đặt ra cho công tác quản lý và khai thác nguồn tài nguyên để phát triển du lịch.
- Số lượng các khu, điểm du lịch được quy hoạch và đầu tư tôn tạo còn ít, hiện chỉ có khu An Phụ - Kính Chủ và khu Đảo Cò Chi Lăng Nam được quy hoạch chi tiết. Các khu du lịch khác đang phát triển tự phát không có quy hoạch nên vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là tại khu du lịch trọng điểm Côn Sơn - Kiếp Bạc, do chưa có quy hoạch nên không có cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên; ở đây đang thiếu các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh đặc thù, các dịch vụ vui chơi giải trí có chất lượng cao, trong khi đó, các thành phần kinh tế muốn có các dự án đầu tư phát triển du lịch lớn phải chờ quy hoạch; bên trong khu du lịch, ngoài nhà khách Hồ Côn Sơn của Văn phòng Tỉnh uỷ chỉ có các dịch vụ ăn, nghỉ nhỏ lẻ của các hộ gia đình nên sản phẩm du lịch nghèo nàn... Vấn đề đặt ra để khắc phục tình trạng này là cần sớm có quy hoạch cụ thể cho những khu, điểm du lịch đã được xác định trong quy hoạch phát triển du lịch Hải Dương đến năm 2020 để khai thác và bảo tồn có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch.
- Cường độ hoạt động du lịch ở một số điểm du lịch chính (Côn Sơn - Kiếp Bạc, An Phụ - Kính Chủ…) còn thấp lại chỉ tập trung vào mùa lễ hội, gây áp lực lớn lên môi trường tại các thời điểm này. Ở những điểm du lịch này cần có những giải pháp cụ thể nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, kéo dài thời vụ khai thác, có như vậy thì mới giảm bớt áp lực đến môi trường, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững.
- Hoạt động du lịch đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ bởi sự suy thoái môi trường tự nhiên, đặc biệt là sự ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, sự suy giảm đa dạng sinh học gây ảnh hưởng đáng đến phát triển du lịch bền vững. Những áp lực của môi trường lên hoạt động du lịch cũng như những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường đặt ra cho ngành du lịch yêu cầu phải có những đánh giá tác động môi trường tại các khu, điểm du lịch và giải pháp bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
2.4.1.3. Đánh giá từ góc độ xã hội
Mặc dù sự phát triển ngành Du lịch thời gian qua đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội, tạo thêm việc làm, tuy nhiên nhận thức xã hội về du lịch vẫn còn chưa được đầy đủ và nhất quán nên ảnh hưởng tới sự phối hợp giữa ngành du lịch với các địa phương và các ngành có liên quan trong hoạt động du lịch.
Bên cạnh thực trạng trên, nhận thức xã hội về du lịch từ phía cộng đồng cũng chưa đầy đủ vì vậy tình trạng đeo bám, ép khách, khai thác bừa bãi các tài nguyên du lịch đã có ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh du lịch của Hải Dương cũng như làm suy thoái các nguồn tài nguyên du lịch.
Trong hoạt động phát triển du lịch thời gian qua, vấn đề xã hội hoá du lịch cũng đã và đang được thực hiện. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực, việc phát triển quá nhanh hệ thống các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, lữ hành ở quy mô nhỏ vượt quá năng lực quản lý đã tạo thêm sức nặng cho xã hội về những tiêu cực nảy sinh (phá giá, gây hỗn loạn trong kinh doanh, các tệ nạn xã hội,…). Đây là một vấn đề ảnh hưởng ngược lại đối với phát triển du lịch từ góc độ xã hội.
Sẽ tồn tại một ranh giới mong manh giữa “phát huy” và “biến đổi” các giá trị truyền thống sinh hoạt của cộng đồng do tác động của hoạt động du lịch. Nếu du lịch phát triển song hành với việc “phát huy” truyền thống sinh hoạt cộng đồng thì đó sẽ là sự phát triển bền vững, trong trường hợp có sự “biến đổi” thì sẽ dẫn đến sự phát triển không bền vững bởi bản thân hoạt động du lịch phát triển được nhờ việc khai thác các giá trị nguyên bản, đặc sắc của sinh hoạt truyền thống cộng đồng. Một thực tế đang diễn ra trong hoạt động du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển du lịch bền vững là đã xuất hiện những biến đổi trong truyền thống sinh hoạt cộng đồng nơi diễn ra hoạt động du lịch. Đây là một vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch.
Mọi hoạt động phát triển chỉ bền vững nếu được sự ủng hộ của xã hội nói chung, của cộng đồng nơi diễn ra hoạt động đó nói riêng. Vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch từ góc độ xã hội là phải nâng cao nhận thức xã hội về vị trí, vai trò của Du lịch, xã hội hoá hoạt động du lịch và chia sẻ lợi ích thu được từ du lịch với cộng đồng dân cư địa phương.
2.4.1.4. Đánh giá từ góc độ quản lý nhà nước
Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch thời gian qua có sự thay đổi song đã sớm được kiện toàn, ổn định và phát huy được chức năng tham mưu quản lý nhà nước; xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch.
Tuy nhiên, còn một số vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch từ góc độ quản lý nhà nước là bộ máy tổ chức quản lý du lịch chưa phù hợp với nhiệm vụ phát triển ngành kinh tế: số lượng công chức trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về du lịch ở sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch còn ít nên chưa triển khai được hết chức năng, nhiệm vụ được phân công. Bộ máy ở cấp huyện chưa phù hợp và chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay của sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch còn thiếu một số bộ phận quan trọng đảm bảo cho sự phát triển du lịch bao gồm bộ phận chuyên trách về thông tin, xúc tiến du lịch; bộ phận quản lý về khoa học, công nghệ và môi trường.
2.4.2. Một số vấn đề hạn chế trong phát triển du lịch làng nghề gốm Chu Đậu Nam Sách - tỉnh Hải Dương
2.4.2.1. Vấn đề về sản phẩm du lịch
Là một điểm du lịch trong tour du lịch của tỉnh, làng gốm Chu Đậu trong quá trình phát huy tiềm năng du lịch của mình cũng gặp phải một số vấn đề khó giải quyết. Trong đó, vấn đề có thể cho là nan giải nhất là chất lượng sản phẩm du lịch, hay nói một cách khác thì đó là khả năng thu hút và giữ chân khách du lịch.
Khách du lịch đến với gốm Chu Đậu hiện nay đã khá đa dạng, bao gồm cả khách trong nước và ngoài nước. Hàng năm, có khoảng 500 – 700 lượt khách quốc tế, hàng ngàn lượt khách nội địa đến thăm quan và mua sắm. Trong đó, khách du lịch nước ngoài chủ yếu đến từ các nước như Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ, Pháp, Tây Ban Nha... là những khách có khả năng chi trả cao. Với một địa điểm nhỏ, mới được khôi phục và bước đầu phát triển du lịch như làng gốm Chu Đậu thì số lượng khách đến hàng năm như trên là khá tốt. Khó khăn ở chỗ, làng gốm cổ truyền Chu Đậu trong quá khứ cho đến nay vẫn chưa được khôi phục. Đến làng Chu Đậu, cái không khí của một làng nghề truyền thống không có bởi duy nhất chỉ có một xí nghiệp gốm Chu Đậu nằm đơn độc ngoài bìa làng, trông giống như một liên doanh sản xuất công nghiệp. Vì vậy, khách đến du lịch nhưng thực chất mới chỉ là thăm quan và mua gốm, hầu như chưa có hoạt động nào thêm để thu hút khách ở lại với thời gian dài. Rõ ràng, sự phát triển du lịch của Chu Đậu hiên nay chủ yếu là do sức hút của tiếng tăm và vẻ đẹp gốm Chu Đậu, chứ chưa xuất phát từ một làng nghề cổ truyền. Thực tế này đã làm trăn trở các nhà lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương, huyện Nam Sách, xã Thái Tân, thôn Chu Đậu và cả ông Giám đốc Công ty sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu Hà Nội (HAPRO)... Và Sở Công nghiệp Hải Dương - nay là Sở Công thương Hải Dương, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, đã làm việc với Bộ Công nghiệp nhờ Bộ có phương hướng giúp khôi phục và phát triển toàn diện làng nghề truyền thống gốm Chu Đậu, trong đó có cả kế hoạch đa dạng hóa các hoạt động để thu hút và tăng thời gian lưu trú của du khách.
2.4.2.2. Vấn đề về quảng bá du lịch cho làng nghề
Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch về với gốm Chu Đậu còn hạn chế. Trên thực tế, tỉnh Hải Dương và công ty Hapro cũng đã thực hiện một số biện pháp để quảng bá gốm Chu Đậu và thúc đẩy du lịch như phần hiện trạng tác giả đã phân tích. Tuy nhiên, ngay những biện pháp ấy cũng chưa thực sự phát huy được hết vai trò của mình. Theo điều tra của tác giả đối với 45 khách du lịch nước ngoài đến Hà Nội thì được kết quả như sau:
Tiêu chí
Tiêu chí
Số khách đã từng đến Chu Đậu (ít nhất 1 lần)
Số khách muốn tham gia tour du lịch gốm Chu Đậu
Tổng số khách được điều tra
Số khách biết đến gốm Chu Đậu
Số khách chưa biết đến gốm Chu Đậu
Số lượng (người)
45
12
33
8
33
Tỉ lệ (%)
100
26,7
73,3
17,9
73,3
Như vậy, mặc dù số lượng khách nước ngoài tác giả điều tra còn hạn chế nhưng cũng phần nào phản ánh được thực tế là khách nước ngoài còn ít biết đến gốm Chu Đậu. Những người am hiểu và yêu thích gốm thì rất yêu thích gốm Chu Đậu, nhưng số lượng này vẫn rất ít. Đa phần khách được hỏi vẫn trả lời về gốm Bát Tràng. Rõ ràng, mặc dù là dòng gốm cao cấp, nhưng Chu Đậu vẫn chưa quảng bá được hình ảnh của mình. Lý do là các hình thức quảng bá gốm Chu Đậu chưa được sử dụng triệt để.
- Thứ nhất: Các phòng trưng bày gốm Chu Đậu mặc dù có ở nhiều nơi, thậm chí là ngay giữa lòng chợ gốm Bát Tràng nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở việc trưng bày và bán sản phẩm. Nếu như có thêm nhân viên thuyết minh về gốm giống như ở xí nghiệp gốm Chu Đậu, hoặc những tờ rơi quảng cáo, những bảng thông tin giới thiệu được đặt trong các phòng trưng bày ấy thì sẽ là một cơ hội tốt để khách thăm quan hiểu biết hơn về gốm Chu Đậu. Bản thân tác giả đã vào thăm gian trưng bày gốm Chu Đậu ở chợ gốm Bát Tràng và nhận thấy rằng nếu như không phải là người đã tìm hiểu về gốm thì khó có thể cảm nhận được vẻ đẹp và sự thú vị của gốm Chu Đậu. Đây là điểm hạn chế của các phòng trưng bày gốm Chu Đậu.
- Thứ hai: Mặc dù đã có website riêng để đưa thông tin về hoạt động sản xuất và du lịch làng nghề gốm Chu Đậu, nhưng những thông tin trên Website vẫn còn rất ít, các đường link đến các nhánh thông tin hầu như không thể thực hiện được. Điều này làm hạn chế nhu cầu tìm hiểu gốm của khách, đặc biệt là nhu cầu thăm quan du lịch làng nghề. Theo điều tra, tỉ lệ người biết đến gốm Chu Đậu qua các hình thức quảng cáo như sau:
Hình thức
Giới thiệu
Quảng cáo báo chí
Website
Tin khác
Tỉ lệ (%)
84,29
2,14
7,14
6,34
Như vậy, tỉ lệ người biết đến gốm Chu Đậu qua web là rất hạn chế, chỉ chiếm 7,14%. Trong khi đó, thông tin từ giới thiệu sản phẩm trực tiếp vẫn phát huy tác dụng nhất, chiếm 84, 29%.
Rõ ràng, cần phát huy triệt để hơn nữa các kênh thông tin quảng cáo mà gốm Chu Đậu
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LÀNG NGHỀ GỐM CHU ĐẬU
3.1. Một số định hướng phát triển chung
3.1.1. Một số định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
3.1.1.1. Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống trên quan điểm đánh giá đúng vai trò và vị trí mới của làng nghề truyền thống trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Trong điều kiện thực tế của nước ta, con đường hợp lý và hiệu quả vẫn là dựa trên cơ sở các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, từ thủ công lên công nghiệp hiện đại. Đó là quá trình đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các nghề thủ công, đổi mới công nghệ từng phần, chuyển dần các sản phẩm truyền thống thành các sản phẩm hàng hóa phù hợp với thị trường mới. Tiểu thủ công nghiệp có thể kết hợp với đại công nghiệp sản xuất ra một lượng sản phẩm lớn cho nhu cầu xã hội, đáp ứng kịp thời những nhu cầu đa dạng, muôn vẻ của đời sống, của nền kinh tế thị trương, có khả năng thu hút nhiều lao động, góp phần tăng thu nhập quốc dân và ngân sách Nhà nước, khắc phục cách biệt giữa thành thị và nông thôn.
Trên thực tế phát triển các làng nghề ở Hải Dương những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Các làng nghề không cần đầu tư nhiều vốn nhưng thu lãi nhanh, có sức linh hoạt, mềm dẻo, nên có khả năng nhanh chóng chuyển hướng sản xuất khi thị trường có biến động. Đối với các làng nghề truyền thống, tính chất truyền thống, phong cách riêng của từng địa phương, tính độc đáo, hình thức sản phẩm và cả địa danh làm ra các sản phẩm đó đều góp phần làm tăng giá trị của các sản phẩm và làm tăng thu nhập cho người thợ làm nghề. Làng nghề truyền thống còn là điển du lịch lý thú cho khách nước ngoài, một nguồn thu nhập đáng kể cho các làng nghề. Các làng nghề sẽ là cầu nối giữa nông nghiệp và côngnghiệp, giữa thành thị và nông thôn, giữa truyền thống và hiện đại. Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề là việc làm cần thiết đối với Hải Dương – một tỉnh có khá nhiều các làng nghề truyền thống.
3.1.1.2. Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống trên quan điểm kết hợp các yếu tố truyền thống và hiện đại trong quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa nông thôn
Khi đất nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì các làng nghề truyền thống cũng không nằm ngoài quá trình đó. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề truyền thống là những bước đổi mới trang thiết bị, ứng dụng rộng rãi công nghệ mới, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ với công nghệ truyền thống, vừa để nâng cao được năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, vừa đảm bảo giữ nguyên được tính chất truyền thống và giá trị của các sản phẩm đặc thù. Điều quan trọng ở đây là phải lựa chọn những công nghệ kỹ thuật tiến bộ, phù hợp để áp dụng vào các làng nghề.
3.1.1.3. Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống đi đôi với việc phát triển các làng nghê mới
Trong điều kiện phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, việc mở rộng và phát triển các làng nghề mới bên cạnh các làng nghề truyền thống đang có xu hướng ngày càng tăng. Quá trình khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống bao gồm cả việc gia tăng khối lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời cải tiến mẫu mã, chú ý đến chất lượng của sản phẩm. Đối với các làng nghề đã và đang phát triển tốt như làng chế tác vàng bạc Châu Khê (Bình Giang), làng chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), làng chạm khắc đá Kính Chủ (Kinh môn)... thì cần phải mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư công nghệ, đa dạng hóa các mặt hàng. Đối với làng nghề đã thất truyền như làng nghề gốm Chu Đậu thì cần có nhiều biện pháp để thu hút sự tham gia của người dân trong quá trình khôi phục.
3.1.1.4. Khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống trên quan điểm kết hợp phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển toàn diện nông thôn
Khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề sẽ tạo được bước quan trọng về việc phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng giá trị ngành nghề và dịch vụ. Đồng thời, nhanh chóng tăng thu nhập của người lao động và dân cư các làng nghề. Trong quá trình phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống văn hóa mới, cần gìn giữ các giá trị văn hóa của làng nghề, bảo tồn, tôn tạo các di tích, cảnh quan các làng nghề cổ, khôi phục và phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp trong các làng nghề, như phục hồi các hình thức lễ hội và hình thức tôn vinh Tổ nghề, Nghệ nhân, Người có công truyền dạy và phát triển nghề.
Thực tế cho thấy, tuy việc phục hồi và phát triển các làng nghề chưa nhiều, quy mô sản xuất còn nhỏ, kỹ thuật sản xuất thủ công là chủ yếu, sonh tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái trong nhiều làng nghề đang ngày càng gia tăng. Việc khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề sẽ trở nên mất ý nghĩa nếu môi trường sinh thái ở đó bị phá hủy, ô nhiễm nặng nề, gây tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống nhân dân địa phương cũng như đối với các thế hệ mai sau. Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề nói chung và các làng nghề truyền thống nói riêng cần phải có biện pháp cụ thể để bảo vệ môi trường sinh thái làng nghề.
3.1.2. Một số định hướng phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Hải Dương
3.1.2.1. Mục đích phát triển du lịch làng nghề tỉnh Hải Dương
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
- Tăng giá trị sản phẩm du lịch làng nghề trong cơ cấu các sản phẩm du lịch của tỉnh.
- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn.
- Kích cầu đầu tư, tranh thủ nguồn vốn nhàn rỗi để phát triển sản phẩm du lịch làng nghề.
- Đa dạng hóa kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, đồng thời cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới.
- Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo, giữ gìn và bảo tòn các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, các làng nghề thủ công truyền thống, cảnh quan môi trường.
3.1.2.2. Định hướng cơ bản
* Định hướng phát triển sản phẩm du lịch
Du lịch làng nghề là loại hình du lịch có khả năng thu hút khách du lịch quốc tế và tăng chi tiêu mua sắm. Đặc điểm nổi bật của tỉnh Hải Dương là ngành nghề truyền thống luôn gắn với nông nghiệp, nông thôn. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, phát triển du lịch làng nghề truyền thống hiện nay được xem là định hướng phát triển ưu tiên của du lịch Hải Dương, cải thiện đời sống của nhân dân tại nông thôn.
Đa số các ngành nghề được giữ lại đến nay đều lấy “nông vi bản”, hoạt động mang tính “nông nhàn” khi các loại cây đã được trồng cấy lên tươi tốt ngoài đồng tạo cảnh quanđẹp cho nông thôn. Chính bản thân hoạt động sản xuất của nghề truyền thống đặt trong bức tranh làng quê thanh bình là lợi thế cạnh tranh rất lớn của sản phẩm làng nghề với những nét khác biệt, độc đáo của chúng.
Công việc chính để phát triển du lịch đến các vùng nông thôn là xây dựng các tour du lịch làng nghề truyền thống. Sản phẩm du lịch làng nghề Hải Dương hiện nay chủ yếu là tham quan làng nghề truyền thống, tìm hiểu cách thức sản xuất và cuộc sống của cư dân nông nghiệp vùng châu thổ sông Hồng, kết hợp khám phá cảnh quan nông nghiệp, nghỉ ngơi, thưởng thức ẩm thực tại làng.
Hiện tại, làng nghề thủ công ở Hải Dương được đánh giá là có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch. Tuy nhiên, để khai thác các giá trị làng nghề để xây dựng thành sản phẩm du lịch cần ưu tiên lựa chọn những làng nghề truyền thống còn đang hoạt động hoặc còn giữ được nghề và có khả năng khôi phục, có cảnh quan môi trường khá đặc trưng của vùng quê đồng bằng sông Hồng. Một số làng nghề ở Hải Dương có thể lựa chọn cho mục này bao gồm:
+ Làng gốm Chu Đậu (Thái Tân – Nam Sách)
+ Bánh đậu xanh phường Trần Hưng Đạo, phường Bình Hàn (TPHD)
+ Làng chế tác vàng bạc Châu Khê (Thúc Kháng – Bình Giang)
+ Làng chạm khắc gỗ Đông Giao (Lương Điền – Cẩm Giàng)
+ Làng thêu ren Xuân Nẻo (Hưng Đạo – Tứ Kỳ)
+ Làng chạm khắc đá Kính Chủ (Phạm Mệnh – Kinh Môn)
+ Nghề đóng giày ở xã Hoàng Diệu (Gia Lộc)
* Các định hướng khác
Tăng cường vệc đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, trình độ tay nghề cho người lao động của làng nghề thông qua các trung tâm đào tạo, viện nghiên cứu.
Áp dụng công nghệ mới, hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, hạn chế ô nhiễm môi trường trong các làng nghề truyền thống.
Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các làng nghề truyền thống.
Chú trọng phát triển các nghề truyền thống và các làng nghề truyền thống có sản phẩm xuất khẩu cho ngoại tệ cao, cho doanh thu từ du lịch cao.
Chú trọng và cải tạo xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các làng nghề truyền thống tiếp cận với các điều kiện hiện đại và mở rộng thị trường.
Ban hành những quy định pháp lý, nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ du lịch. Đồng thời, hỗ trợ về tài chính và tiếp cận nguồn vốn, tạo nền tảng và động lực cho sự phát triển của hoạt động du lịch làng nghề.
3.2. Đề xuất một số định hướng phát triển du lịch gắn với làng nghề gốm Chu Đậu – Hải Dương
3.2.1. Định hướng không gian du lịch
Địa bàn làng gốm Chu Đậu nổi tiếng xưa nay cũng là một trọng điển du lịch quan trọng của tỉnh. Bên cạnh cơ sở gốm của công ty Hapro với nhiều nỗ lực trong việc phục hồi nghề cổ cũng như phát triển dịch vụ du lịch, làng gốm gốm Chu Đậu là nơi không chỉ còn là nơi lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống mà còn có được cảnh quan khá đặc trưng của vùng thôn quê đồng bằng sông Hồng. Chính vì vậy, địa bàn là nơi hội tụ nhiều giá trị và điều kiện để phát triển, trở thành một trọng điểm của du lịch Hải Dương. Những ưu tiên cần được đầu tư phát triển trên địa bàn này bao gồm:
+ Khu du lịch nghỉ dưỡng Làng quê Việt với ý tưởng tạo sự khác biệt của du lịch Việt Nam nói chung du lịch đồng bằng sông Hồng nói riêng. Sản phẩm du lịch ở đây sẽ khác với nghỉ dưỡng núi Côn Sơn, đặc biệt khi kết hợp để du khách khám phá các giá trị văn hóa làng Việt cổ về cảnh quan, kiến trúc làng, về những sinh hoạt truyền thống của người nông dân, về những món ăn đậm chất làng quê Bắc Bộ. Thực hiện được sản phẩm du lịch này sẽ đem lại những trải nghiệm thú vị không chỉ đối với khách du lịch quốc tế mà ngay cả đối với khách du lịch nội địa từ các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nôi, TP. Hồ Chí Minh. Khu du lịch này sẽ là một trong những sản phẩm đặc thù của du lịch Hải Dương, có sức cạnh tranh cao và có ý nghĩa đối với du lịch vùng đồng bằng sông Hồng.
Căn cứ vào mục tiêu dự án, ý tưởng những phân khu chức năng chính của khu nghỉ dưỡng làng quê Việt bao gồm:
- Khu đón tiếp: có không gian, kiến trúc “cửa đến” của một làng Việt cổ với cây đa, bến nước, sân đình – nơi du khách được đón tiếp, chỉ dẫn trong thời gian nghỉ ngơi tại làng và tham quan các điểm du lịch phụ cận, đặc biệt là làng gốm Chu Đậu.
- Khu nghỉ dưỡng: với hệ thống các biệt thự, nhà vườn có kiến trúc nhà điển hình vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng. Khu biệt thự được thiết kế với những quy mô khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách (khách nghỉ dưỡng, khách nghỉ cuối tuần, khách côn vụ, khách tham dự hội nghị - hội thảo).
- Khu vui chơi giải trí: với các trò chơi dân gian tiêu biểu của người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt là khu dành cho du khách trực tiếp tham gia vào 1 công đoạn trong quy trình sản xuất gốm.
+ Phục hồi, bảo tồn và kết hợp khai thác du lịch đối với các giá trị làng gốm Chu Đậu.
+ Do vị trí nằm kề bên sông Thái Bình nên có thể thúc đẩy du lịch làng gốm Chu Đậu qua việc phát triển tuyến du lịch đường sông từ thành phố Hải Dương đến Chu Đậu (sông Thái Bình). Trên tuyến du lịch này, du khách sẽ được trải nghiệm cảnh quan làng quê đồng bằng ven sông và đặc biệt là thăm quan làng nghề gốm Chu Đậu nổi tiếng.
3.2.2. Định hướng thị trường khách du lịch Thị trường là nhân tố quan trọng của sự phát triển, để đẩy nhanh tốc độ phát triển cần có những sản phẩm phù hợp với từng loại thị trường và không ngừng mở rộng, phát triển thị trường. Du lịch làng gốm Chu Đậu là loại hình du lịch làng nghề truyền thống, gắn với việc tìm hiểu và mua sắm sản phẩm gốm thuộc dòng gốm cao cấp. Thị trường khách du lịch quốc tế đến đây hiện nay chủ yếu là từ thị trường Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Úc..... Vì vậy, cần mở rộng thêm nữa thị trường khách quốc tế. Khách tiềm năng có thể thấy:
+ Thị trường Hàn Quốc: Trên thực tế, hiện nay, thị trường này đến Hải Dương còn ít nhưng đây là thị trường có xu hướng tăng và có khả năng chi trả cao. Mặt khác, cũng giống như người Nhật, người Hàn cũng quan tâm đến các sản phẩm du lịch thuộc về giá trị văn hóa (các di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề). Vì thế, gốm Chu Đậu cũng sẽ là một điểm dừng chân của khách du lịch Hàn nếu như có sự quảng bá đúng cách.
+ Thị trường Canada: Là một trong những thị trường có tiềm năng, có khả năng chi tiêu tương đối lớn. Nhu cầu về du lịch tham quan, nghiên cứu làng nghề của khách cũng rất cao.
Ngoài việc quan tâm đến mở rộng thị trường khách quốc tế, sự phát triển du lịch ở làng gốm Chu Đậu còn cần chú ý đến một lượng khách khá lớn trong nước và tại địa phương.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn của khách trong và ngoài nước, cần có thêm nhiều chương trình hoạt động tại làng gốm trong thời gian gần nhất.
3.2.3. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch
Phát triển các sản phẩm du lịch là định hướng quan trọng đối với làng gốm Chu Đậu vi nó làm tăng khả năng khai thác tài nguyên du lịch và tạo nên sức hấp dẫn cho điểm du lịch. Với thực tế hiện nay, để đẩy mạnh du lịch làng gốm Chu Đậu, thì việc đa dạng hóa các hoạt động trong sản phẩm du lịch này là vấn đề rất được quan tâm, với một số công việc được tập trung làm như sau:
+ Khôi phục và phát triển mạnh sản xuất gốm sứ trong các làng nghề, nhất là làng Chu Đậu. Xây dựng một vào lò nung kiểu cổ, một số cơ sở gia công các sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu thăm quan, mua sắm của khách du lịch.
+ Mở thêm các cửa hàng bán hàng lưu niệm, bán đồ gốm sứ Chu Đậu, các cơ sở để khách trực tiếp được tham gia vào những công đoạn làm gốm, các cửa hàng phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi cho khách có ý định lưu trú...
+ Ngoài việc đầu tư các hạng mục trong khu vực Chu Đậu, công ty Hapro sẽ xây dựng trung tâm thương mại Làng gốm Việt tại xã Đồng LẠc, Nam Sách (cạnh quốc lộ 183) với quy mô khá lớn, với mục đích trở thành trung tâm giới thiệu gốm sứ của cả khu vực Bắc Bộ Việt Nam, vừa phục vụ cho công tác thương mại, vừa đáp ứng nhu cầu du lịch, quảng bá sản phẩm gốm Chu Đậu nói riêng và gốm sứ Bắc Bộ nói chung.
3.2.4. Định hướng về đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo nhân lực cũng là vấn đề quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Trên cơ sở nguồn nhân lực hiện nay ở Chu Đậu, du lịch Hải Dương đưa ra những định hướng cơ bản để nâng cao số lượng và chất lương đội ngũ lao động:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành du lịch với cơ cấu nhân lực phù hợp. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Thí điểm mô hình dạy nghề có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp.
- Khuyến khích tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ tại chỗ cho con em các gia đình tại địa phương, một mặt giúp tạo việc làm, một mặt tạo ra nguồn nhân lực du lịch tại chỗ.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch từ ngành du lịch và các dự án quốc tế.
3.2.5. Định hướng về vốn đầu tư
Nằm trong khuôn khổ các chương trình phát triển du lịch của tỉnh Hải Dương, làng gốm Chu Đậu cũng nhận được sự đầu từ theo kế hoạch như sau:
Định hướng số vốn đầu tư cho một số hạng mục phát triển du lịch làng gốm Chu Đậu – Hải Dương
Đơn vị: Triệu USD
TT
Chương trình/ Dự án
2011 – 2015
2016 – 2020
Nguồn vốn
1
Chương trình cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch
30,0
50,0
1.1
Phát triển hạ tầng khu du lịch nghỉ dưỡng Làng quê Việt
5,0
9,0
NS
1.2
Xây dựng một số bến thuyền du lịch tại TP. Hải Dương, làng gốm Chu Đậu, thị trấn Kinh Môn, thị trấn Thanh Hà
3,0
6,0
NS, ODA
2
Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù của Hải Dương
2.1
Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng Làng Quê Việt
50
20
NS, LD
2.2
Xây dựng tour du lịch đường sông (Tp. Hải Dương – làng gốm Chu Đậu,...)
1,0
1,0
DN
3
Chương trình cải tạo môi trường du lịch ở các trọng điểm du lịch
9,0
5,0
3.1
Cải tạo môi trường làng nghề du lịch Chu Đậu
0,1
0,2
NS, ODA
Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển Du lịch
NS: Ngân sách LD: Liên doanh
3.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch làng nghề gốm Chu Đậu – Hải Dương
3.3.1. Giải pháp về vốn đầu tư và phát triển nghệ nhân làng nghề
Mục đích của giải pháp này là nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị vốn có của làng nghề. Điều này giúp chúng ta trong khi vẫn đáp ứng các nhu cầu về du lịch thì vẫn duy trì được bản sắc văn hóa dân tộc. Một số giải pháp cụ thể cho làng gốm Chu Đậu trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề:
- Khuyến khích hỗ trợ việc nghiên cứu khoa học lịch sử, kêu gọi các tổ chức chuyên gia trong nước và quốc tế nghiên cứu, khảo sát sâu hơn về địa bàn làng gốm Chu Đậu nhằm đánh giá một cách toàn diện về tiềm năng du lịch của làng gốm. Những kết quả nghiên cứu này sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược khai thác, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của làng nghề, xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch nhằm phát triển du lịch một cách bền vững.
- Tôn tạo đền thờ Đặng Huyền Thông – người có công và được coi là ông Tổ nghề gốm trong vùng. Những đồ gốm của Đặng Huyền Thông đã đánh dấu bước phát triển mới của gốm men thế kỷ 16. Ông được người dân Chu Đậu tôn vinh làm ông tổ nghề gốm Chu Đậu. Đền thờ Đặng Huyền Thông xây dựng tại thôn Hùng Thắng đã được Nhà nước Việt Nam xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Đồng thời với việc trùng tu đền thờ Ông Đặng Huyền Thông, xí nghiệp gốm Chu Đậu còn xây dựng nhà thờ Tổ nghề gốm trong khuôn viên của xí nghiệp. Điều này tạo thuận lợi cho khách du lịch vừa tham quan vừa có thể tìm hiểu về nghề gốm, đồng thời nâng cao ý thức “uống nước nhớ nguồn” đối với với người dân làng nghề.
- Nghiên cứu để phát hiện thêm, bảo tồn và tôn tạo một số di tích, chứng tích gốm Chu Đậu cổ.
- Tạo điều kiện cho nhân dân xây dựng các cơ sở sản xuất ngay trong gia đình họ với sự giúp đỡ, liên kết, sản xuất của xí nghiệp gốm Chu Đậu.
3.3.1. Giải pháp về quảng bá du lịch
Tác dụng quan trọng của quảng bá đem lại cho ngành du lịch luôn được thừa nhận. Một sản phảm du lịch cho dù có sức hấp dẫn rất lớn với khách du lịch mà không có sự tuyên truyền, quảng bá thì cũng sẽ có rất ít du khách biết đến. Ngược lại, nếu phát huy triệt để tác dụng của quảng cáo thì mọi điểm du lịch sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Chính vì vậy, quảng bá thế nào để đạt hiệu quả tốt là giải pháp cần đầu tư cho phát triển du lịch ở làng gốm Chu Đậu.
Tµi liÖu tham kh¶o
1. TiÕng ViÖt
[1]. Annalisa Koeman (1998), Du lÞch sinh th¸i trªn c¬ së ph¸t triÓn du lÞch bÒn v÷ng, TuyÓn tËp b¸o c¸o Héi th¶o vÒ Du lÞch sinh th¸i víi ph¸t triÓn du lÞch bÒn v÷ng ë ViÖt Nam, Hµ Néi, tr. 39 - 70.
[2]. TrÇn Thóy Anh (Chñ biªn), NguyÔn Thu Thñy, NguyÔn ThÞ Anh Hoa (2004), øng xö v¨n hãa trong du lÞch, Nxb §¹i häc Quèc gia Hµ Néi.
[3]. Lª Huy B¸ (Chñ biªn), Th¸i Lª Nguyªn (2006), Du lÞch sinh th¸i, Nxb Khoa häc vµ Kü thuËt.
[4]. §inh ThÞ V©n Chi (2004), Nhu cÇu cña du kh¸ch trong qu¸ tr×nh du lÞch, Nxb V¨n hãa - Th«ng tin, Hµ Néi.
[5]. NguyÔn V¨n Dung (2009), Marketing du lÞch, Nxb Giao th«ng VËn t¶i.
[6]. Dennis L.Foster, (TrÇn §×nh H¶i dÞch, 2001), C«ng nghÖ du lÞch, Nxb Thèng Kª.
[7]. NguyÔn V¨n §Ýnh, TrÇn ThÞ Minh Hßa (2004), Gi¸o tr×nh Kinh tÕ du lÞch, Nxb Lao ®éng - X· héi, Hµ Néi.
[8]. §ç ThÞ Minh §øc, NguyÔn ViÕt ThÞnh (1998), §Þnh tÝnh vµ ®Þnh lîng trong nghiªn cøu ®Þa lÝ kinh tÕ - x· héi, Kû yÕu Héi nghÞ khoa häc ngµnh §Þa lÝ, Trêng §¹i häc S ph¹m Hµ Néi, tr. 50 - 59.
[9]. ThÕ §¹t (2003), Du lÞch vµ DLST, Nxb Lao ®éng, Hµ Néi.
[10]. TrÇn Quang HiÖu (2009), TiÒm n¨ng, ®Þnh híng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i vên quèc gia Pï M¸t, tØnh NghÖ An, LuËn v¨n Th¹c sÜ khoa häc §Þa lÝ, Hµ Néi.
[11]. NguyÔn Thîng Hïng (1998), Ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i trªn quan ®iÓm ph¸t triÓn bÒn v÷ng, TuyÓn tËp b¸o c¸o Héi th¶o vÒ Du lÞch sinh th¸i víi ph¸t triÓn du lÞch bÒn v÷ng ë ViÖt Nam, Hµ Néi, tr. 70 - 76.
[12]. §Æng Huy Huúnh (1998), Vai trß ®a d¹ng sinh häc trong ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i ë ViÖt Nam, TuyÓn tËp b¸o c¸o Héi th¶o vÒ Du lÞch sinh th¸i víi ph¸t triÓn du lÞch bÒn v÷ng ë ViÖt Nam, Hµ Néi, tr. 89 - 96.
[13]. Kreg Lindberg, Donald E. Hawkins (1999), Du lÞch sinh th¸i - Híng dÉn cho c¸c nhµ lËp kÕ ho¹ch vµ qu¶n lÝ, Côc M«i trêng xuÊt b¶n.
[14]. TrÇn ThÞ Thóy Lan - NguyÔn §×nh Quang (2005), Gi¸o tr×nh Tæng quan du lÞch (Dïng trong c¸c trêng THCN), Nxb Hµ Néi.
[15]. Lª V¨n Lanh (1998), Du lÞch sinh th¸i vµ qu¶n lÝ m«i trêng ë c¸c vên quèc gia ViÖt Nam, TuyÓn tËp b¸o c¸o Héi th¶o vÒ Du lÞch sinh th¸i víi ph¸t triÓn du lÞch bÒn v÷ng ë ViÖt Nam, Hµ Néi, tr. 96 -106.
[16]. Ph¹m Trung L¬ng (Chñ biªn), Hoµng Hoa Qu©n, NguyÔn Ngäc Kh¸nh, NguyÔn V¨n Lanh, §ç Quèc Th«ng (2002), Du lÞch sinh th¸i - Nh÷ng vÊn ®Ò vÒ lý luËn vµ thùc tiÔn ph¸t triÓn ë ViÖt Nam, Nxb Gi¸o dôc.
[17]. Ph¹m Trung L¬ng (Chñ biªn), §Æng Duy Lîi, Vò TuÊn C¶nh, NguyÔn V¨n B×nh, NguyÔn Ngäc Kh¸nh (2000), Tµi nguyªn vµ m«i trêng du lÞch ViÖt Nam, Nxb Gi¸o dôc.
[18]. Ph¹m Trung L¬ng, Hoµng Hoa Qu©n, Hoµng §¹o B¶o Cµm (2006), B¸o c¸o ®Þnh híng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i gãp phÇn b¶o tån ®a d¹ng sinh häc ë vên quèc gia Trµm Chim vµ khu b¶o tån L¸ng Sen, ViÖn M«i trêng vµ Ph¸t triÓn bÒn v÷ng, Hµ Néi.
[19]. Hå Lý Long (2006), Gi¸o tr×nh t©m lÝ kh¸ch du lÞch, Nxb Lao ®éng - X· héi, Hµ Néi.
[20]. NguyÔn V¨n Lu (2009), ThÞ trêng du lÞch, Nxb §¹i häc Quèc gia Hµ Néi.
[21]. Vò §øc Minh (1999), Tæng quan vÒ du lÞch, Nxb Gi¸o dôc.
[22]. TrÇn ThÞ Mai (Chñ biªn), Vò Hoµi Ph¬ng, La Anh H¬ng, NguyÔn Kh¾c Toµn (2006), Gi¸o tr×nh tæng quan du lÞch, Nxb Lao ®éng - X· héi, Hµ Néi.
[23]. TrÇn ThÞ Mai (2005), Du lÞch céng ®ång - Du lÞch sinh th¸i, Trêng Trung häc NghiÖp vô Du lÞch HuÕ.
[24]. §æng Ngäc Minh - V¬ng L«i §×nh (2001), Kinh tÕ du lÞch vµ Du lÞch häc, Nxb TrÎ.
[25]. NguyÔn Thanh Mü, NguyÔn Thanh Hïng, Huúnh ThÞ Minh H»ng, L©m Minh TriÕt (2006), Du lÞch sinh th¸i CÇn Giê, T¹p chÝ Ph¸t triÓn Khoa häc vµ C«ng nghÖ (tËp 9).
[26]. TrÇn Ngäc Nam - TrÇn Huy Khang (2005), Marketing du lÞch, Nxb Thµnh phè Hå ChÝ Minh.
[27]. TrÇn Nho·n (2005), Tæng quan du lÞch, Trêng §¹i häc V¨n hãa Hµ Néi.
[28]. Vâ QuÕ (Chñ biªn), L¬ng Hång Quang, Vâ ChÝ C«ng (2006), Du lÞch céng ®ång - Lý thuyÕt vµ vËn dông (tËp 1), Nxb Khoa häc vµ Kü thuËt, Hµ Néi.
[29]. NguyÔn ThÞ S¬n, Bµi gi¶ng M«i trêng du lÞch vµ du lÞch sinh th¸i, Bµi gi¶ng (Tµi liÖu lu hµnh néi bé), Trêng §¹i häc S ph¹m Hµ Néi.
[30]. NguyÔn ThÞ S¬n - Lª Th«ng (1998), Sù cÇn thiÕt cña gi¸o dôc céng ®ång víi du lÞch sinh th¸i ë c¸c khu b¶o tån tù nhiªn, TuyÓn tËp b¸o c¸o Héi th¶o vÒ Du lÞch sinh th¸i víi ph¸t triÓn du lÞch bÒn v÷ng ë ViÖt Nam, Hµ Néi, tr. 125 - 142.
[31]. NguyÔn ThÞ S¬n (2000), C¬ së khoa häc cho viÖc ®Þnh híng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i ë vên quèc gia Cóc Ph¬ng, LuËn ¸n TiÕn sÜ §Þa lÝ, Hµ Néi.
[32]. TrÇn §øc Thanh (2003), NhËp m«n khoa häc du lÞch, Nxb §¹i häc Quèc gia Hµ Néi.
[33]. Ph¹m Lª Th¶o (2006), Tæ chøc l·nh thæ du lÞch Hßa B×nh trªn quan ®iÓm ph¸t triÓn bÒn v÷ng, LuËn ¸n TiÕn sÜ §Þa lÝ, Hµ Néi.
[34]. Lª V¨n Th¨ng (Chñ biªn), TrÇn Anh TuÊn, Bïi ThÞ Thu (2008), Gi¸o tr×nh Du lÞch vµ m«i trêng, Nxb §¹i häc Quèc gia Hµ Néi.
[35]. NguyÔn V¨n Thô - NguyÔn Thôy Anh (2000), Bµi gi¶ng Kinh tÕ du lÞch, Trêng §¹i häc Giao th«ng VËn T¶i Hµ Néi.
[36]. Lª Th«ng, NguyÔn Minh TuÖ (1998), Tæ chøc l·nh thæ du lÞch, Nxb Gi¸o dôc, Bé Gi¸o dôc vµ §µo T¹o.
[37]. TrÇn V¨n Th«ng (2006), Tæng quan du lÞch, Nxb §¹i häc Quèc gia Thµnh phè Hå ChÝ Minh.
[38]. NguyÔn V¨n Thung (2005), Hái ®¸p vÒ LuËt Du lÞch n¨m 2005, Nxb ChÝnh trÞ Quèc gia.
[39]. NguyÔn Minh TuÖ (Chñ biªn), Vò TuÊn C¶nh, Lª Th«ng, Ph¹m Xu©n HËu, NguyÔn Kim Hång (1996), §Þa lÝ du lÞch, Nxb Thµnh phè Hå ChÝ Minh.
[40]. NguyÔn Song Toµn (2008), TiÒm n¨ng vµ ®Þnh híng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i Vên Quèc gia Xu©n S¬n, tØnh Phó Thä. LuËn v¨n Th¹c sü khoa häc §Þa lý, Hµ Néi.
[41]. NguyÔn B¸ Thô, NguyÔn H÷u Dòng (1998) B¶o tån vµ ph¸t triÓn c¸c vên quèc gia víi ho¹t ®éng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i, TuyÓn tËp b¸o c¸o Héi th¶o vÒ Du lÞch sinh th¸i víi ph¸t triÓn du lÞch bÒn v÷ng ë ViÖt Nam, Hµ Néi, tr. 106 - 114.
[42]. NguyÔn V¨n Tuyªn (2001), Sinh th¸i vµ m«i trêng, Nxb Gi¸o dôc.
[43]. Hång V©n (2006), §êng vµo nghÒ Du lÞch, Nxb TrÎ.
[44]. Bïi ThÞ H¶i YÕn (2006), Quy ho¹ch du lÞch, Nxb Gi¸o dôc.