Phát triển du lịch và quản lý tài nguyên thiên nhiên - Môi trường bền vững ở vịnh Nha Trang - Khánh Hòa

Vịnh Nha Trang với sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực du lịch, đang trở thành một trong những khu du lịch đạt cấp quốc gia, những khu nhà cao tầng đang mọc lên, những khu resort sang trọng, những khu vui chơi giải trí hiện đại được xây dựng trên những hòn đảo, ở đâu cũng nhìn thấy sự tiện nghi và xứng tầm là nơi nghỉ dưỡng tốt nhất. Ngoài khơi xa không chỉ là những hòn đảo xanh mướt mà trước đây trên đó ít có bất kì dịch vụ du lịch nào đáp ứng các nhu cầu, thay vào đó giờ đây là những khu vui chơi giải trí, resort nghỉ dưỡng ngay trên đảo cùng với nhà hàng với các món hải sản tươi ngon Hàng trăm những con tàu chở hàng ngàn người khách du lịch đến Vịnh Nha Trang thưởng ngoạn cảnh đẹp, nghỉ ngơi, tham gia những trò chơi thể thao thú vị và thưởng thức những món ăn hải sản sau những bộn bề của cuộc sống. Du khách đến với Nha Trang không chỉ nhìn thấy biển xanh cát trắng, những hàng dương chạy tít tắp trên bãi cát mà thay vào đó giờ đây là những khu công viên công cộng với những công trình kiến trúc độc đáo, quang đãng và sáng sủa hơn.

doc91 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4856 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển du lịch và quản lý tài nguyên thiên nhiên - Môi trường bền vững ở vịnh Nha Trang - Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớn như vậy, những vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình phát triển du lịch là điều không thể tránh khỏi. Những ý kiến của du khách trong cuộc điều tra sẽ đưa ra những nhận định khái quát về mối quan tâm các vấn đề môi trường nói chung và đánh giá môi trường của Vịnh Nha Trang nói riêng của du khách, hay nói cách khác quá trình truyền bá thông tin về môi trường có được sự quan tâm của cộng đồng hay không? Hành vi của du khách Nơi xuất phát của du khách: qua khảo sát cho thấy, phần lớn khách du lịch đến Vịnh Nha Trang thường là từ các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, số còn lại rải rác từ miền Bắc Trung bộ đến miền Nam được thể hiện trong hình 4.3. Nha Trang không gần những thành phố lớn, nằm cách xa với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, để giải thích cho điều này là do những du khách đến từ những thành phố này có điều kiện kinh tế khá cao. Những du khách đến từ tỉnh thành còn lại có khoảng cách ngắn, chi phí cho chuyến đi cũng thấp hơn nên việc di chuyển cũng dễ dàng hơn. Hình 4.3. Khách du lịch từ nơi khác đến vịnh Nha Trang Nguồn: Điều tra và tổng hợp Nhóm tuổi và Giới tính: độ tuổi của khách du lịch mà tác giả phỏng vấn được chủ yếu là giới trẻ từ dưới 26 tuổi và khoảng từ 26 đến 35 được trình bày ở bảng 4.4, đây cũng chính là độ tuổi có sức khoẻ và có nền tài chính kinh tế khá vững chắc hoặc có điều kiện để tham gia các hoạt động du lịch khám phá. Các độ tuổi từ 36 đến trên 50 tuổi đi khá ít, điều này được giải thích bởi nguyên nhân tuổi tác lớn, không thích hợp với chuyện đi lại bằng các phương tiện tàu, xe, và thuyền (do phải đi ra các đảo)… Nếu có đến tham quan vịnh, chỉ có thể ngắm biển trên đất liền hưởng không khí trong lành. Cũng theo nhiều nghiên cứu cho thấy ngày nay phái nữ có nhiều nhu cầu du lịch nhiều hơn nam giới. Số liệu điều tra thực tế được trình bày cụ thể cũng ở bảng 4.4 đã kiểm chứng cho điều này, tỷ lệ nữ chiếm 56,7% so với tỷ lệ nam giới là 43,3%, nguyên nhân cho sự lựa chọn này có lẽ là do du lịch rất tốt cho sức khoẻ và vẻ đẹp tâm hồn của phái nữ. Bảng 4.4. Độ tuổi và giới tính của du khách ĐVT: Người Nhóm tuổi Giới tính Nữ Nam <26 11 7 26-35 19 10 36-50 3 7 >=50 1 2 Tổng cộng 34 26 Nguồn: Điều tra và tổng hợp c) Mục đích đến Vịnh Nha Trang Đa phần những người khách du lịch từ nơi khác đến Vịnh Nha Trang để tham quan vẻ đẹp của vịnh, số khác là giải trí, và số còn lại là nghỉ dưỡng, ăn uống, tham gia lễ hội và các lý do khác. Nhưng phần lớn là kết hợp cùng lúc nhiều mục đích với nhau, thể hiện điều này trong bảng 4.5. Bảng 4.5. Mục đích đến Vịnh Nha Trang của du khách ĐVT: Lượt chọn Mục đích Nghỉ dưỡng (13,3%) Tham quan (61,67%) Ăn uống (1,67%) Giải trí (picnic, câu cá…) (35%) Tham gia lễ hội (0,12%) Khác (1,67%) Giới tính Nhóm tuổi Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam <26 1 - 7 2 - 1 5 6 1 - - - 26-35 3 2 13 9 - - 4 4 3 1 - - 36-50 - - 1 5 - - 1 1 1 1 - - >=50 1 1 - - - - - - - - - 1 Tổng cộng 5 3 21 16 - 1 10 11 5 2 - 1 Nguồn: Điều tra và tổng hợp d) Lý do chọn Vịnh Nha Trang Với mục đích của chuyến đi đã được đưa ra sẵn thì lý do chọn địa điểm du lịch trình bày ở hình 4.4 có thể được giải thích như sau: du khách chọn Vịnh Nha Trang đa phần vì nơi đây có cảnh quan thiên nhiên kết hợp đi cùng bạn bè. Số ít còn lại chọn lựa du lịch tại Vịnh Nha Trang vì giá rẻ và chất lượng phục vụ. Và các trường hợp khác là đến du lịch tại Nha Trang chủ yếu là tham gia lễ hội tháp Chàm của người Chăm tại Khánh Hòa. Hình 4.4. Lý do chọn vịnh Nha Trang làm điểm đến du lịch Nguồn: Điều tra và tổng hợp ĐVT: Lượt chọn Mối quan tâm về vấn đề môi trường của du khách Một trong nhiều chức năng của Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang hay của tất cả các tổ chức khác là giáo dục nâng cao nhận thức của những ngư dân địa phương, một số cá nhân và tổ chức liên quan với các mục tiêu sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, mối quan tâm về môi trường vẫn là vấn đề chủ yếu của cá nhân, tùy theo nghề nghiệp, độ tuổi, trình độ học vấn, môi trường sống mà các vấn đề môi trường phát sinh và họ tự tìm hiểu bằng nhiều phương thức khác nhau. Những vấn đề môi trường được quan tâm: với các vấn đề môi trường được xác định sẵn được thể hiện ở hình 4.5 thì vấn đề môi trường được quan tâm nhiều nhất là rác thải và mùi hôi do rác thải gây ra cũng như các vấn đề về thoát nước, đây cũng là vấn đề môi trường đối với những người ở các đô thị lớn vì phần lớn những du khách đến vịnh đều từ các thành phố lớn trong nước như đã phân tích ở trên. Tiếp đến là bụi và tiếng ồn. Riêng về vấn đề sạt lở, chỉ có khách du lịch mới quan tâm đến, còn người dân địa phương hầu như không quan tâm do hiện tượng này hiếm khi xảy ra tại vịnh hay địa phương. Nguồn: Điều tra và tổng hợp ĐVT: Lượt chọn Hình 4.5. Các vấn đề môi trường được cộng đồng quan tâm Mức độ tìm hiểu các thông tin môi trường: ngày nay, vấn đề môi trường là vấn đề không chỉ của riêng một cá nhân, một tổ chức hay của một quốc gia nào. Hầu hết phần lớn các đối tượng phỏng vấn đều có mức độ quan tâm ít nhiều đến môi trường. Những thông số trong biểu đồ 4.6 cho thấy mức độ quan tâm tự tìm hiểu thông tin môi trường của du khách chiếm 50% so với tổng số. Tuy nhiên, việc du khách tìm hiểu về thông tin môi trường vẫn chưa thực sự chiếm đa số, chưa thực sự trở thành thói quen của cộng đồng, cần phải nâng cao hơn nữa ý thức tìm hiểu các thông tin về môi trường để từ đó cộng đồng có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường. Hình 4.6. Tỷ lệ tìm hiểu thông tin môi trường của du khách Nguồn: Điều tra và tổng hợp ĐVT: % Các phương tiện mà du khách tìm hiểu và thu thập thông tin môi trường là những phương tiện truyền thống như truyền hình - truyền thanh, sách – báo chí, đây vẫn là những phương tiện thông dụng, phổ biến và hiệu quả nhất. Cộng đồng thường không chỉ sử dụng một phương tiện thông tin mà trong thời đại hiện nay họ có thể tiếp cận dễ dàng nhiều phương tiện cùng một lúc thể hiện rõ trong hình 4.7. Các phương tiện hiện đại ngày nay như Internet hầu hết được giới trẻ ưa chuộng nhưng không phải ai cũng có cơ hội được tiếp cận (nhất là đối với những người lớn tuổi) như các phương tiện truyền thống. Từ những nhận định này, các chính sách truyền bá nên chọn các phương tiện hiệu quả nhất đối với công tác tuyên truyền các thông tin cho các đối tượng. Hình 4.7. Tỷ lệ các phương tiện ưa thích để thu thập thông tin môi trường Nguồn: Điều tra và tổng hợp ĐVT: lượt chọn Mối quan tâm về vấn đề môi trường Vịnh Nha Trang của du khách Tỷ lệ mức độ quan tâm về vấn đề môi trường tại Vịnh Nha Trang: Vịnh Nha Trang ngày càng được sự quan tâm bởi những du khách gần xa với 78% ý kiến quan tâm về vấn đề môi trường tại vịnh do thương hiệu Nha Trang được xếp vào câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất trên thế giới và cũng là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng trong nước được thể hiện cụ thể ở hình 4.8. Hình 4.8. Tỷ lệ mức độ quan tâm về vấn đề môi trường tại vịnh Nguồn: Điều tra và tổng hợp ĐVT: % Tỷ lệ ý kiến đánh giá mức độ ô nhiễm tại vịnh và so sánh chất lượng môi trường ở đây so với các điểm du lịch khác: Trong hình 4.9 cho thấy vấn đề ô nhiễm tại vịnh là có, nhưng chưa đáng kể đồng thời chất lượng môi trường tại vịnh cũng được du khách đánh giá chất lượng môi trường tại vịnh ít ô nhiễm hơn so với các điểm du lịch khác. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch tại Vịnh Nha Trang vì tiềm năng du lịch còn nhiều và vẫn có khả năng để phục hồi và bảo tồn tốt hơn nữa chất lượng môi trường tại vịnh. Hình 4.9. Tỷ lệ ý kiến đánh giá mức độ ô nhiễm tại vịnh Nguồn: Điều tra và tổng hợp Tỷ lệ ý kiến đánh giá chất lượng phục vụ so với các điểm du lịch khác: xu hướng của bất kì ngành giao tiếp nào cũng cần đặt chất lượng phục vụ lên hàng đầu, đặc biệt là ngành du lịch. Ngoài chất lượng về môi trường, thì chất lượng phục vụ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách thập phương khi đến thăm Vịnh Nha Trang, để du khách không chỉ ghé thăm vịnh một lần mà còn cho nhiều những lần sau. Theo biểu đồ 4.10, ta thấy có 2 luồng ý kiến. Những người dân địa phương đánh giá chất lượng phục vụ chưa tốt với 60%, và tỷ lệ đánh giá chất lượng phục vụ tốt và rất tốt ít hơn rất nhiều. Ngược lại, với đối với khách du lịch, dịch vụ ở Nha Trang tương đối tốt so với các điểm du lịch khác. Đây cũng là vấn đề cần định hướng cho các nhân viên phục vụ và các nhà quản lý trực tiếp các dịch vụ về du lịch, cần đối xử và phục vụ công bằng với tất cả các khách hàng, đó mới chính là tác phong chuyên nghiệp và bền vững cho ngành du lịch của tỉnh nhà. Hình 4.10. Tỷ lệ ý kiến đánh giá chất lượng phục vụ tại vịnh Nguồn: Điều tra và tổng hợp Tỷ lệ ý kiến về việc thực hiện bảo vệ môi trường và phát triển du lịch tại địa phương trong bảng 4.6 chỉ ra rằng đối với phần lớn mọi người vẫn cho rằng nên kết hợp cả hai hoạt động, cùng lúc quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và phát triển du lịch, chứ không nên nhất nhất chỉ tập trung bằng mọi cách chỉ thực hiện một vấn đề duy nhất là bảo vệ môi trường hay phát triển du lịch. Bảng 4.6. Tỷ lệ ý kiến ưu tiên bảo vệ môi trường hay phát triển du lịch ĐVT: % Ý kiến Dân địa phương (n=10) Khách du lịch (n=50) Bảo vệ MT 40 24 Phát triển du lịch 0 2 Thực hiện song hành 60 74 Tổng cộng 100 100 Nguồn: Điều tra và tổng hợp Đánh giá hoạt động du lịch gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan ở Vịnh Nha Trang: không ai có thể chối cãi rằng việc phát triển du lịch là Hòan toàn không gây hại đến các vấn đề môi trường và cảnh quan ở Vịnh Nha Trang được thể hiện rất rõ trong bảng 4.7 bên dưới. Đây cũng chính là điều mà bất kì du khách nào đến Vịnh Nha Trang cũng nhận ra rằng, nơi nào có các khu du lịch thì nơi đó những đồi núi xanh mướt tuyệt đẹp trở thành những đồi núi trọc nham nhở khi đang trong giai đoạn xây dựng, tất cả tạo nên một bức tranh không Hòan thiện, khiến cho tất cả đều có cảm giác xót xa trước chứng kiến của mình. Bảng 4.7. Tỷ lệ ý kiến đánh giá hoạt động du lịch ảnh hưởng đến MT ĐVT: % Ý kiến Dân địa phương (n=10) Khách du lịch (n=50) Ảnh hưởng nhiều 50 44 Có ảnh hưởng 50 54 Ảnh hưởng ít 0 2 Không ảnh hưởng 0 0 Tổng cộng 100 100 Nguồn: Điều tra và tổng hợp Hình 4.11. Khu vực đang được xây dựng khu du lịch tại đảo Hòn Tằm Nguồn: Hoàng Kim Anh Hình 4.12. Các vấn đề môi trường do hoạt động du lịch ảnh hưởng vịnh Nha Trang Nguồn: Điều tra và tổng hợp Các vấn đề môi trường mà hoạt động du lịch gây ảnh hưởng đến Vịnh Nha Trang: theo bảng biểu đồ 4.12 thì vấn đề môi trường mà hoạt động du lịch gây ra đối với Vịnh Nha Trang nhiều nhất đó là vấn đề gia tăng lượng rác. Để giải thích điều này, người được phỏng vấn cho biết rằng, lượng rác ở cảng Cầu Đá gây ấn tượng khá mạnh, vì lượng rác tại đây nổi lênh đênh trên mặt nước không được thu gom, trong khi đó cảng Cầu Đá lại là nơi đầu tiên du khách đến trước khi tiến ra các đảo, đây cũng là điều đáng lưu tâm cho các nhà quản lý về môi trường và du lịch. Một hoạt động khác cũng khiến du khách quan tâm đó là các hoạt động xây dựng trên các đảo đã được giải thích ở trên. ĐVT: lượt chọn Các tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển du lịch địa phương. Một lần nữa các du khách khẳng định trách nhiệm bảo vệ môi trường và đảm bảo việc phát triển du lịch không chỉ thuộc về bất kì một tổ chức hay cá nhân nào mà nó thuộc về tất cả cấp sở, ban ngành và cộng đồng được thể hiện rõ ở hình 4.13. Hình 4.13. Các tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ MT và đảm bảo phát triển DL Nguồn: Điều tra và tổng hợp ĐVT: lượt chọn Các tác động của du lịch đối với Vịnh Nha Trang Hoạt động khai thác và kinh doanh du lịch có tác động đến hầu hết các dạng tài nguyên và môi trường, tuy nhiên, hoạt động du lịch còn tạo ra tài nguyên du lịch nhân tạo, hình thành các môi trường du lịch hoàn toàn do con người điều khiển, đó là đặc thù của hoạt động du lịch. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường theo hai mặt, chúng đồng thời hỗ trợ và phản ứng ngược với nhau: Tác động tích cực là tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và phục hồi tài nguyên, đồng thời tạo cơ sở cho việc phát triển môi trường bền vững; Tác động tiêu cực là gây lãng phí, tiêu hao tài nguyên, suy thoái môi trường. Các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường có thể là các tác động trực tiếp, cũng có thể là các tác động gián tiếp thông qua phản ứng dây chuyền trong tự nhiên mà làm biến đổi các thành tố của tự nhiên. Vịnh Nha Trang cũng không nằm ngoài những tác động mà du lịch và các hoạt động khác trong vịnh mang lại. Những ngoại tác dù tích cực hay tiêu cực, dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đưa lại những vấn đề mà con người không thể lường trước và tính toán được hết. Sau khi Vịnh Nha Trang được công nhận là một trong 29 Vịnh đẹp nhất thế giới, và được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng Di tích Quốc gia vào ngày 2/2/2007, Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa ra Nghị quyết: 01/2007 phê duyệt tổng thể phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2010, trong đó có đề nghị xây dựng Vịnh Nha Trang thành khu du lịch quốc gia và sẽ là một trong những khu du lịch biển hàng đầu Việt Nam. Như vậy, đi đôi với những thế mạnh về nguồn lợi to lớn từ ngành du lịch mang lại thì đây cũng chính là điều gây nhiều áp lực cho môi trường của Vịnh. Về tài nguyên Du lịch đã mang lại cho Khánh Hòa một lượng thu nhập lớn, làm đổi thay cuộc sống của người dân trong cả tỉnh. Hiện nay, ngành du lịch và dịch vụ đóng góp gần 40% giá trị GDP của toàn tỉnh. Riêng ngành du lịch đã tạo việc làm cho hàng ngàn người lao động. Tạo điều kiện cho Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung một bộ mặt đô thị hiện đại và một môi trường kinh doanh năng động, có sức hút lớn đối với các dự án đầu tư mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế về du lịch. Ngành du lịch phát triển cũng kéo theo các ngành dịch vụ tư nhân phát triển đáng kể, đáp ứng mọi yêu cầu của du khách. Để thực hiện việc phát triển du lịch theo các mục đích nghỉ ngơi, giải trí các nhà đầu tư với những dự án hàng trăm tỷ với những sáng kiến san bằng núi đảo, san lấp biển để xây dựng các dự án kinh doanh du lịch, không chỉ có tại ven bờ mà còn diễn ra khá quy mô cả ngoài đảo, thuộc trong khu vực khu bảo tồn Vịnh Nha Trang. Để thuận tiện và tạo mỹ quan nhân tạo, các con đường bộ và các công trình công cộng cũng được xây dựng chạy dài dọc theo dải đất hẹp ven bờ biển. Những dải cát ven bờ dọc theo thành phố bị thu hẹp một cách đáng kể, có những vùng hầu như không còn bờ cát (cụ thể là bãi cát trên đường Phạm Văn Đồng). Những dự án phát triển du lịch đã và đang làm ô nhiễm Vịnh Nha Trang, các đơn vị thi công đã đổ hàng chục vạn m3 đất đá san lấp bờ biển, làm cho những khu vực được thi công bị biến dạng không còn giữ được trạng thái tự nhiên ban đầu. Những vùng sinh thái biển tại những khu vực Đầm Già (thuộc Hòn Tre) và Hòn Tằm đã bị huỷ hoại do đổ thẳng đất đá xuống biển trong quá trình xây dựng, chôn vùi cỏ biển và san hô bên dưới cùng các giá trị sinh thái biển khác ở khu vực tại chổ, gây ảnh hưởng đến cả một vùng rộng lớn xung quanh do lắng đọng trầm tích tăng lên làm chết san hô trong Vịnh và làm thay đổi dòng chảy. Hay tại vùng biển Sông Lô thuộc phía nam Vịnh Nha Trang cũng bị lấn chiếm, san lấp. Tại đây, ngoài diện tích hơn 170 ha đã giao cho dự án khu du lịch và giải trí Sông Lô, Công ty TNHH Hoàn Cầu được thuê thêm hơn 148 ha mặt biển. Công ty này đã tự tiện đổ đất lấp biển với diện tích 30.000 m2 và nạo vét bùn đắp bờ lấn biển thêm khoảng 20.000 m2. Ngoài ra, sự đa dạng sinh học trong vịnh giảm không chỉ do hoạt động neo đậu tàu để khách du lịch lên các đảo, hoặc lặn ngắm san hô mà còn do nhu cầu mua hàng lưu niệm, thuốc chữa bệnh dân gian từ các sinh vật biển như san hô, rùa biển, cá ngựa… của khách du lịch cũng đã kích thích việc khai thác của người dân và qua đó ảnh hưởng đến sự tổn hại của các sinh vật quý hiếm. Về môi trường Xu hướng phát triển của du lịch hiện nay hướng về các môi trường tự nhiên như việc lặn xuống vùng có các rạn san hô. Vịnh Nha Trang nổi bật hơn so với các vùng du lịch khác về sự phong phú của các rạn san hô đầy màu sắc càng hấp dẫn các du khách (đặc biệt là du khách quốc tế), cũng chính những điều này sẽ dẫn đến sự hủy hoại của chính môi trường tự nhiên mà dựa vào đó hoạt động du lịch mới phát triển. Rất nhiều thợ lặn cũng như các mỏ neo từ các tàu thuyền du lịch đã phá hại các cấu trúc mỏng manh của vỉa san hô, trong khi nước thải và chất thải rắn từ các hoạt động du lịch thì gây ô nhiễm môi trường biển. Theo nghiên cứu của Viện Hải dương học Nha Trang, vào năm 1994 có 52,4% rạn san hô bảo phủ nhưng đến năm 2005, con số này đã giảm xuống chỉ còn 21,2%, trung bình mỗi năm giảm 2,8%. Vịnh Nha Trang đang ngày càng chịu những áp lực nặng nề từ các hoạt động của con người gây ra, những khu vực san hô đã bị khai thác hoặc bị phá hủy rất ít hoặc thậm chí không có sự phục hồi sau cả quãng thời gian tới 50 năm. Khó mà tính toán được những chi phí kinh tế của sự hủy hoại san hô vì nó không chỉ liên quan tới sự mất mát cơ sở tài nguyên tái tạo mà còn liên quan tới sự mất mát giá trị bảo vệ của phần nền các vỉa san hô (được gọi là sân san hô). Ví dụ tại Cộng hòa Maldives, việc khai hoang đất trên sân san hô hướng về biển Ấn Độ phía trước thành phố đảo thủ đô - đảo Male đã dẫn đến sự ngập lụt và bị phá hủy trong cơn bão năm 1987. Dưới những điều kiện tự nhiên, phần lớn năng lượng của sóng sẽ bị phân tác trên san hô và kết quả là sẽ ít bị ngập lụt hơn. Dựa vào điều này, một hàng rào cản nước dài đã được xây dựng trên bờ của sân san hô với chi phí là 12.000USD/1m. Đây chính là chi phí phản ánh về giá trị kinh tế của việc bảo vệ mà hệ thống vỉa san hô có đủ khả năng thay thế cho chi phí này. Ngoài ra, theo Ban quản lý KBTB Vịnh Nha Trang, mỗi ngày vịnh phải tiếp nhận 10 tấn rác thải gây ô nhiễm môi trường biển và cảnh quan xung quanh. Số rác này do hơn 5.000 người dân sống trên các đảo Vũng Ngán, Hòn Một, Đầm Bấy, Bích Đầm (phường Vĩnh Nguyên) xả ra; cùng với 6.000 lồng nuôi thủy sản ngay trong vịnh và từ tàu thuyền đánh cá, khách du lịch xả rác, phân, nước hút khô hầm tàu ra biển trực tiếp, chưa kể rác sinh hoạt của người dân sống trên thượng nguồn theo sông Tắc, sông Cái đổ vào vịnh và hầu như số rác này không được thu gom, xử lý hoặc nếu có cũng không thể thu gom hoàn toàn do tính lưu động của chất thải. Trong lần nghiên cứu khảo sát thực địa tại một số tour du lịch tham quan các đảo xung quanh Vịnh Nha Trang, nhận thấy đa số khách tham quan đều trầm trồ vẻ đẹp của Vịnh Nha Trang, tuy nhiên vẫn còn một số du khách (chủ yếu là người Việt Nam) chưa có ý thức bảo vệ thiên nhiên, ngang nhiên thực hiện hành động khạc nhổ, ói mửa do say tàu, hay vứt rác trực tiếp xuống biển mặc dù các nhân viên du lịch đã có hướng dẫn bỏ rác vào các thùng rác có trên thuyền. Điều đáng nói là khi có những hành động này, các nhân viên du lịch không có lời nhắc nhở hay lưu tâm nào về hành động của du khách. Đây là tình trạng chung của tất cả các tour du lịch tư nhân nhỏ lẻ, chủ yếu khai thác các hoạt náo du lịch để phục vụ du khách, chứ không thiên về quảng bá chất lượng môi trường được bảo tồn và giữ gìn như thế nào. Đối với người nước ngoài, họ chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên và có thái độ tôn trọng, nghiêm túc thực hiện việc bảo vệ thiên nhiên, đây là thái độ mà chúng ta nên học hỏi. Như vậy, hậu quả của việc suy thoái nơi cư trú của sinh vật biển - một hệ sinh thái ven biển hết sức nhạy cảm - gây ra bởi ô nhiễm và các can thiệp khác của con người gây ra là làm tăng mức độ suy giảm kích thước quần thể sinh vật, tính đa dạng gien và tính thích nghi đàn cá cũng giảm theo. Mối đe doạ lớn nhất đối với số lượng cá sẽ nảy sinh khi đánh bắt quá mức và sự suy thoái nơi cư trú kết hợp với nhau. Sự hủy hoại nơi cư trú tự nhiên như các các bãi san hô, cỏ biển hay rừng ngập mặn có vai trò là những bãi đẻ, nơi kiếm ăn của các loài sinh vật biển là những vấn đề cần phải lưu tâm. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch đã nảy sinh nhiều vấn đề cần được các cấp có thẩm quyền, các nhà quản lý quan tâm và có hướng điều chỉnh kịp thời. Sự tập trung quá cao của khách du lịch tại những điểm du lịch ở khu vực nội thành Nha Trang như khu vực bãi biển trên đường Trần Phú, Tháp Bà Ponaga, Chùa Long Sơn… đã và đang là nguyên nhân làm xuống cấp môi trường ở những khu vực này. Bên cạnh đó, tình trạng mở hàng quán kinh doanh lộn xộn tại hầu hết các điểm du lịch, đặc biệt là tình trạng bán hàng rong trên bãi biển Nha Trang đã làm giảm đi vẻ đẹp của thành phố Nha Trang và ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường du lịch. Các tác động tiêu cực của du lịch không chỉ trực tiếp tổn hại, suy giảm lợi nhuận và chất lượng uy tín cho ngành du lịch, nguồn thu nhập chính của họ mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động khác như việc đánh bắt nuôi trồng của những người dân địa phương hay của những người có mục đích sử dụng khác trong Vịnh. Những thử thách đó cần phải có những kế hoạch thiết lập khu bảo vệ rộng lớn đa dụng với hệ thống quản lý tổng hợp quy định các mức bảo vệ khác nhau trong toàn bộ khu bảo vệ. Cũng là điều mà BQL KBTB Vịnh Nha Trang đang nổ lực thực hiện, đúc rút những bài học kinh nghiệm để áp dụng và nhân rộng cho nhiều các KBTB khác của Việt Nam. Công tác quản lý môi trường Vịnh Nha Trang Trước các thử thách và các áp lực do các hoạt động của con người gây ra cho môi trường, chính quyền địa phương cùng với nhiều nổ lực để giảm thiểu sự ô nhiễm một cách tốt nhất có thể. Nhiều hoạt động chính sách, các bộ luật, nhiều dự án bảo tồn và phát triển đã ra đời nhằm giải quyết các vấn đề môi trường tại Vịnh Nha Trang. Vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của mọi ban ngành, mọi cấp, mọi cơ sở và của mọi người dân. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên vẫn là hàng hoá công cộng do đó cần có những cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm trực tiếp cho vấn đề này. Ở cấp quốc gia, có một số cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thủy sản và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trong đó Bộ Thủy sản được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý các khu bảo tồn biển của Việt Nam. Ở cấp tỉnh thì UBND tỉnh Khánh Hòa chịu trách nhiệm điều phối mọi hoạt động diễn ra trong tỉnh theo chính sách quốc gia kể cả quản lý KBTB Vịnh Nha Trang. UBND tỉnh Khánh Hòa thực hiện chức năng quản lý nhà nước thông qua những tổ chức là đại diện cho các Bộ chuyên ngành ở tỉnh là các Sở chuyên ngành như Sở Thủy sản, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, v..v. Các Sở này trực tiếp chỉ đạo công tác thực hiện chính sách quốc gia trong tỉnh. Sở Thủy sản Khánh Hòa là cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh chịu trách nhiệm chuyên môn về bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản trong tỉnh Khánh Hòa. Về mặt hành chính, Sở Thủy sản Khánh Hòa chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Khánh Hòa; về mặt chuyên môn, Sở Thủy sản Khánh Hòa chịu sự chỉ đạo của Bộ Thủy sản. Ban Quản lý KBTB Vịnh Nha Trang chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển bền vững trong phạm vi lãnh thổ được giao dưới sự giám sát trực tiếp của Sở Thủy sản Khánh Hòa. Chức năng của BQL là tiếp tục triển khai thực hiện dự án KBTB Hòn Mun đồng thời với các lực lượng có liên quan tiến hành giám sát các hoạt động nhằm bảo vệ cảnh quan, môi trường và đa dạng sinh học trong vịnh. Ngoài ra, các chức năng khác của Ban quản lý là đảm nhiệm việc tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ tài nguyên biển và môi trường biển; tham gia thẩm định các Dự án phát triển kinh tế - xã hội có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến vịnh cùng với UBND tỉnh Khánh Hòa; tiến hành các hoạt động nghiên cứu về bảo tồn biển; tổ chức thu phí bảo tồn biển theo quy định và tổ chức các dịch vụ bơi lặn biển trong Vịnh Nha Trang. Tuy hoạt động mới đây nhưng BQL đã có nhiều hoạt động thiết thực để bảo vệ Vịnh Nha Trang, như gồm: xác định các nguồn tài nguyên trong vịnh; nhận định các thách thức, và các mối đe doạ trong quản lý; phân vùng khu vực vịnh để quản lý, giảm thiểu các tác nhân cơ học có thể gây hại cho san hô, giúp trữ lượng cá và các loài thủy sản khác tăng lên; lên kế hoạch quản lý KBTB Vịnh Nha Trang. Tại những vùng nơi có các bờ biển đặc biệt phát triển như Vịnh Nha Trang thì xung đột đang tiếp tục tăng lên giữa nghề đánh bắt cá, nuôi trồng hải sản và các mục đích sử dụng thủy vực ven biển khác bao gồm nghỉ ngơi giải trí, đổ bỏ chất thải và vận tải biển. Hy sinh bảo tồn để phát triển kinh tế thì không nên vì việc bảo tồn thắng cảnh không chỉ là bảo vệ cái vẻ ở bên ngoài mà là bảo vệ cái bên trong của danh thắng, đó là hệ sinh thái thủy vực, khí hậu, văn hoá … Đó là chưa nói hệ sinh thái ven biển hết sức nhạy cảm, vì vậy việc cải tạo để sử dụng phải hết sức cân nhắc. Du khách đến với Vịnh Nha Trang là muốn tận hưởng một chuyến du lịch sinh thái, môi trường, khám phá thiên nhiên, hòa mình sống với thiên nhiên chứ không chỉ để hưởng thụ những nhà nghỉ tiện nghi, sang trọng ngoài đảo. Chỉ vì phục vụ lợi ích kinh tế, phục vụ những đòi hỏi của con người về sự tiện ích mà thiên nhiên phải gánh chịu những tổn thất nặng nề. Thông thường những mục đích sử dụng hoàn toàn khác nhau lại có những yêu cầu giống nhau về môi trường: ví dụ cả nuôi trồng hải sản và dịch vụ tắm phục vụ du lịch đều đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng nước cao. Dưới góc độ môi trường thì nói chung các chiến lược sử dụng đa mục đích là có lợi ích lâu dài bởi vì các khả năng lựa chọn được tiếp tục mở rộng và các cơ hội phát triển tương lai không bị mất đi. Chính vì nhận thức được các thử thách, Ban Quản lý KBTB Vịnh Nha Trang đã thực hiện các hoạt động cụ thể như: quản lý chặt chẽ khoa học hoạt động qui hoạch đô thị và đầu tư xây dựng cơ bản; thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, công nghiệp và y tế đồng thời kết hợp với việc quản lý giám sát, hướng dẫn các cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại và nhân dân ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung trong khu vực Vịnh Nha Trang. Lắp đặt phao neo quanh đảo Hòn Mun cho các tàu du lịch sử dụng để tránh tình trạng thả neo lên rạn san hô. Triển khai phương án ‘Phối hợp quản lý thu gom, vận chuyển rác trên các đảo và các lồng bè nuôi trồng thủy sản trong vịnh về bãi rác thành phố’. BQL đã đầu tư trên 102 triệu để xây dựng các hầm xử lý rác, trang bị 21 thùng đựng rác, 4 xe đẩy chở rác tại các đảo; thuê tàu và 10 nhân công làm việc hàng ngày để thu gom, đưa số rác thải từ các đảo, các khu vực nuôi trồng thủy sản vào đất liền; tổ chức phương tiện để vớt rác trôi nổi trên mặt nước trong vịnh, trước mắt trong vùng lõi KBTB; bắt buộc các tàu thuyền chở khách du lịch trong vịnh phải trang bị thiết bị nhà vệ sinh chuyên dùng bằng công nghệ tự hoại, dụng cụ đựng rác để đưa vào bờ xử lý; đầu tư nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt và xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp, thoát nước mưa. Ngoài ra BQL cũng tổ chức tuyên truyền nâng cao trình độ dân trí, ý thức cộng đồng dân cư và du khách về vệ sinh môi trường, về nếp sống văn minh đô thị. BQL đã cho thực hiện chương trình giáo dục toàn diện ở tất cả các trường tiểu học tại các khóm đảo và 2 trường trung học gần cảng Nha Trang. Để thực hiện chương trình này, các giáo viên tham gia giảng dạy được tập huấn và cung cấp trang thiết bị giảng dạy. Song song với hoạt động nâng cao ý thức cộng đồng dân cư địa phương BQL đã đặt trọng tâm hàng đầu vào việc hỗ trợ sinh kế cho người dân địa phương tại các khóm đảo như: tổ chức các khóa đào tạo kỹ thuật hỗ trợ việc làm; thực hiện chương trình tín dụng với sự hợp tác của phường Vĩnh Nguyên và Ngân hàng chính sách xã hội, giúp người dân có vốn để tạo thu nhập; tạo mối quan hệ giữa người dân với các cơ sở sản xuất kinh doanh như công ty đan lưới thể thao hay các cơ sở hàng thủ công mỹ nghệ; thử nghiệm và hỗ trợ triển khai các hoạt động du lịch sinh thái cho người dân, trong đó có hoạt động thúng đáy kính. Mặt khác, BQL cho đầu tư trồng nhiều cây xanh, thảm cỏ, xây dựng nhiều công viên vui chơi, giải trí. Đầu tư công nghệ xử lý các chất thải hữu cơ và chất rắn. Xây dựng nhiều nhà vệ sinh hợp lý ở các công viên. Do BQL KBTB Vịnh Nha Trang là đơn vị sự nghiệp có thu nên để tạo nguồn kinh phí duy trì hoạt động lâu dài, UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép BQL tổ chức thu phí vệ sinh đối với các hộ dân sống trên đảo và đang nuôi thủy sản trong vịnh, với mức 5.000đ/tháng/hộ, 1.500đ/lồng nuôi. Dự kiến, mỗi năm nguồn thu này đạt khoảng 99 triệu đồng. Cũng theo quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa, kể từ ngày 1-1-2006 du khách trong và ngoài nước khi tham quan trên vùng biển Vịnh Nha Trang đều phải mua thêm vé thu phí tham quan tại cầu cảng, bến tàu du lịch đưa du khách ra vịnh với giá là 5.000đ/người/lượt (miễn phí cho trẻ em dưới 12 tuổi và du khách đến lưu trú tại khách sạn trên đảo). Ngoài ra, còn thu thêm đối với du khách đến tắm và lặn trong ‘vùng lõi’, là những vùng có giá trị sinh học tập trung cao nhất, cần hạn chế các hoạt động ảnh hưởng để bảo vệ nghiêm ngặt KBTB tại Hòn Mun, mức thu hiện nay là 5.000đ/khách tắm biển và 30.000đ/khách lặn. Tổng doanh thu từ các lệ phí này phải nhập vào ngân sách trung ương và phần ngân sách này được chính quyền dùng để trả lương cho các nhân viên trong BQL và đầu tư các khoản cần chi khác. Bên cạnh đó, các ban ngành khác cũng phối hợp trong tất cả bộ Luật đều có những điều khoản nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường, yêu cầu mỗi dự án đầu tư, xây dựng phải có báo cáo tác động môi trường trình qua đều phải xin ý kiến của Bộ Văn hóa. Giải pháp phát triển du lịch và quản lý tài nguyên – môi trường Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý Những thuận lợi trong công tác quản lý Vịnh Nha Trang theo Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Nguyễn Thành Sơn là có các văn bản quy định của UBND, sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, ban ngành có liên quan. Có quy định của Chính phủ về việc quản lý vịnh theo Luật Di sản Văn hoá và Môi trường. Về khó khăn, cũng qua trao đổi với Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Nguyễn Thành Sơn, khó khăn trong công tác quản lý là: (1) Thẩm quyền quản lý vịnh chưa phù hợp đối với BQL Vịnh Nha Trang; (2) Việc phối hợp với các sở ngành chưa chặt chẽ; (3) Nguồn tài chính eo hẹp; (4) Dịch vụ quản lý của BQL cũng còn chưa đồng đều, kinh nghiệm còn ít. Chủ yếu là tự nghĩ tự làm; (5) Phương tiện phục vụ cho BQL chưa đầy đủ; (6) Lương của cán bộ công nhân viên chức còn thấp, chủ yếu từ nguồn lương cơ bản. Ngoài ra, theo ông Trương Kỉnh – Giám đốc BQL KBTB Vịnh Nha Trang, Vịnh Nha Trang hiện đang gặp những thách thức như: UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch nuôi trồng thủy sản từ năm 2001-2010. Theo đó, trong KBTB Vịnh Nha Trang không được nuôi thủy sản bằng lồng bè. Nhưng nhiều người dân từ bên ngoài vào KBTB nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch, vẫn nuôi bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ quản quản lý lại chưa có biện pháp tích cực để hướng người dân nuôi trồng theo quy hoạch. Thời gian gần đây, nhiều tổ chức và cá nhân phát triển các loại hình du lịch trong KBTB cũng như trong Vịnh Nha Trang, Nhưng Sở Thông tin – Du lịch - Thể thao cho biết chưa có quy hoạch chi tiết về phát triển du lịch trong Vịnh Nha Trang. Hiện nay, các cơ quan chức năng như UBND thành phố Nha Trang, Sở Tài nguyên và Môi trường … cũng chưa xác định rõ ranh giới KBTB Vịnh Nha Trang. Đây là một trong những khó khăn cho việc quản lý cũng như phát triển du lịch bền vững trong KBTB Vịnh Nha Trang. Tình trạng hiện nay của Vịnh Nha Trang là hậu quả của công tác quản lý không tốt. Thiếu cơ chế giám sát, kiểm soát chặt chẽ, chưa có cơ chế tham khảo rộng rãi ý kiến của nhân dân đối với các dự án đầu tư. Cần có quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết cho vịnh, trên cơ sở quản lý tổng hợp đới bờ. Những quy hoạch này phải tính đến lợi ích hài Hòa giữa các ngành du lịch, giao thông vận tải, thủy sản…, không làm quy hoạch riêng cho từng ngành hay phục vụ cho từng doanh nghiệp. Vịnh Nha Trang cần có một cơ quan quản lý cụ thể, không nên giao chung chung, chồng chéo nhau. Bên cạnh trách nhiệm, cơ quan đó phải được giao một số thẩm quyền nhất định. Giải pháp phát triển du lịch và quản lý tài nguyên – môi trường Với nhu cầu du lịch ngày càng tăng, lượng du khách rất lớn vẫn sẽ tăng trong những năm tiếp theo được thể hiện ở hình 4.14. Như vậy để đáp ứng cho lượng khách du lịch này đồng nghĩa với việc Khánh Hòa nói chung cũng như Vịnh Nha Trang sẽ tiếp tục khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm xây dựng các khu du lịch, resort, nhà hàng, khách sạn đủ tiêu chuẩn để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên các vấn đề về các nguồn gây ô nhiễm trong lĩnh vực du lịch vẫn chưa được giải quyết toàn diện. Áp lực về ô nhiễm môi trường đối với Vịnh Nha Trang là Hình 4.14. Lượng Khách Dự Kiến Tăng Trong Những Năm Tới Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường rất lớn. Từ sự nhận định trên, các giảp pháp mà tác giả nghiên cứu muốn đưa ra là Thiếu thông tin đối với những người có liên quan, đặc biệt là đối với người dân địa phương và du khách. Vịnh Nha Trang được biết đến là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, có nhiều khu vui chơi giải trí … nhiều hơn thông tin Vịnh Nha Trang là một KBTB đầu tiên của Việt Nam do sự đa dạng sinh học cần được bảo vệ của nó. Và ngay cả người dân địa phương trong tỉnh cũng chưa biết hết được những thông tin này, đồng nghĩa với việc những hành động vứt rác bừa bãi hàng ngày khi đến Vịnh Nha Trang cũng đã góp phần gây nên ô nhiễm. Cần có những yêu cầu cụ thể đối với các hành động vô ý của những người đến Vịnh Nha Trang. Những yêu cầu này có thể thông qua bằng nhiều hình thức để truyền đạt đến những người tới vịnh nhưng thuận tiện hơn cả là thông qua các hướng dẫn viên du lịch đối với du khách đến thăm Vịnh Nha Trang. Kết hợp là các hình thức xử phạt tài chính đối với du khách và tăng gấp đôi đối với chủ thuyền. Đối với người dân địa phương kết hợp với các lực lượng dân quân tự vệ xử phạt với các đối tượng vi phạm và tuyên truyền thông tin bảo vệ môi trường vịnh thông qua các kênh truyền thông của địa phương. Việc giảm tốc độ lượng khách du lịch đối với Vịnh Nha Trang là việc làm ít khả thi. Tuy nhiên cũng nên dừng lại ở một tỉ lệ nhất định nào đó, điều này chỉ để các cấp chính quyền có thời gian hoàn thiện các chính sách quản lý một cách có hiệu quả, bằng cách tăng lệ phí vào vịnh, như lệ phí đã được BQL triển khai nhưng với mức phí cao hơn. Phân vùng chi tiết đối với vùng nước mặt và các vùng đảo trong vịnh. Chỉ nên để một số đảo được khai thác về du lịch. Phân bố đều lượng khách du lịch đến Vịnh Nha Trang trong mùa cao điểm, không nên tập trung lượng khách ở một nơi. Có thể sử dụng phương thức phân biệt giá cả tại những nơi gần sự đa dạng sinh học, hoặc những nơi có vị trí quan cảnh thiên nhiên đẹp (như đường Trần Phú bên bãi biển Nha Trang). Theo dự báo cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Khánh Hòa ở bảng 4.8 thì du khách chi tiêu cho việc lưu trú là khá cao, do đó nhằm làm giảm bớt lượng khách tập trung ở những khu du lịch trọng điểm hay ở các trung tâm, chi phí cho lưu trú có thể cao hơn ở những địa điểm khác, như chi phí lưu trú ở đường Phạm Văn Đồng có thể thấp hơn chi phí ở đường Trần Phú mặc dù đối diện đều có thể nhìn thấy biển. Bảng 4.8: Dự báo cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Khánh Hòa (giá 2006)           Loại dịch vụ 2010 2015 2020 Tỉ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỉ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỉ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Ăn uống 26,0 650,000 24,0 1.188,326 22,0 2.340,800 Lưu trú 37,0 925,000 35,0 1.732,976 32,0 3.404,800 Mua sắm 10,0 250,000 11,0 544,650 12,0 1.276,800 Vận chuyển du lịch 12,0 300,000 14,0 693,190 16,0 1.702,400 Dịch vụ khác 15,0 375,000 16,0 792,218 18,0 1.915,200 Tổng cộng 100,0 2.500,000 100,0 4.951,360 100,0 10.640,000 Nguồn: Viện NCPT Du lịch Các dự án khai thác du lịch nên được công khai hội ý với cộng đồng dân cư địa phương tại các khóm đảo và những nơi khác trong tỉnh Khánh Hòa. Cần có một sự thỏa thuận giữa các cấp chính quyền địa phương và những người có mục đích sử dụng chung trong vịnh chấp nhận một hoạt động mới và các tác động của nó. Đề ra các quy chế môi trường trong quá trình xây dựng trên các đảo trong khu vực vịnh và trong quá trình hoạt động kinh doanh du lịch của các nhà đầu tư. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Vịnh Nha Trang với sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực du lịch, đang trở thành một trong những khu du lịch đạt cấp quốc gia, những khu nhà cao tầng đang mọc lên, những khu resort sang trọng, những khu vui chơi giải trí hiện đại được xây dựng trên những hòn đảo, ở đâu cũng nhìn thấy sự tiện nghi và xứng tầm là nơi nghỉ dưỡng tốt nhất. Ngoài khơi xa không chỉ là những hòn đảo xanh mướt mà trước đây trên đó ít có bất kì dịch vụ du lịch nào đáp ứng các nhu cầu, thay vào đó giờ đây là những khu vui chơi giải trí, resort nghỉ dưỡng ngay trên đảo cùng với nhà hàng với các món hải sản tươi ngon Hàng trăm những con tàu chở hàng ngàn người khách du lịch đến Vịnh Nha Trang thưởng ngoạn cảnh đẹp, nghỉ ngơi, tham gia những trò chơi thể thao thú vị và thưởng thức những món ăn hải sản sau những bộn bề của cuộc sống. Du khách đến với Nha Trang không chỉ nhìn thấy biển xanh cát trắng, những hàng dương chạy tít tắp trên bãi cát mà thay vào đó giờ đây là những khu công viên công cộng với những công trình kiến trúc độc đáo, quang đãng và sáng sủa hơn. Cùng với nổ lực làm thay đổi cảnh quan để phù hợp với đời sống và nhu cầu của con người, ngược lại thiên nhiên lại phải gánh chịu những tác động mà con người gây ra: san bằng núi, san lấp biển, thay đổi độ nghiêng địa hình, các chất thải không qua xử lý trực tiếp ra môi trường, những người bơi lặn không biết được sự mỏng manh và qua hàng ngàn năm hình thành của san hô cũng vô tình hay cố ý làm gãy san hô. Một nghịch lý đang diễn ra là có những nơi con người đang cố gắng hồi phục lại vài cm san hô, vài m2 rừng ngập mặn hay cỏ biển thì ở những nơi khác con người lại tàn phá lớn hơn gấp nhiều lần như thế. Qua cuộc điều tra nghiên cứu kết luận được rằng, mặc dù xu thế du lịch hiện nay là du lịch sinh thái vì nó sẽ đảm bảo được rằng việc gây tổn hại đến tài nguyên và môi trường là không đáng kể. Tuy nhiên với thực trạng du lịch hiện nay, khi mức sống cao, nhu cầu tăng nhưng con người lại chưa chuẩn bị đủ những kiến thức về việc bảo vệ môi trường, đồng thời lợi nhuận mà ngành công nghiệp không khói này mang lại khiến các nhà đầu tư chỉ muốn mở rộng, làm mới các công trình và dịch vụ để phục vụ cho du khách tốt nhất, trong khi các công trình vệ sinh lại được ít chú ý đến. Tuy nhiên, những vấn đề môi trường do du lịch tác động đến môi trường Vịnh Nha Trang trong thời gian gần đây không chỉ do các doanh nghiệp trong lĩnh vực này mà còn là trách nhiệm thuộc về những người quản lý, của du khách và những người dân địa phương sinh sống tại đây. Tác giả cũng đồng ý với quan điểm không phải chỉ vì mục đích phải bảo vệ rồi cứ để nguyên sơ đó mà ngắm. Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch của Vịnh Nha Trang nói riêng và của Khánh Hòa nói chung còn rất lớn. Nhưng để việc khai thác, phát triển du lịch đạt hiệu quả cao, tránh ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, xây dựng môi trường du lịch an toàn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên – môi trường bền vững thì cần có sự chỉ đạo chặt chẽ, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và giữa các bên liên quan; sự phân công, phân cấp cụ thể về quản lý các hoạt động khai thác kinh doanh, các luật định và chế tài chặt chẽ cho các vi phạm đối với doanh nghiệp, các nhà đầu tư, du khách và người dân địa phương. Vịnh Nha Trang đã rất may mắn khi được trở thành Khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam và được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia đồng thời được công nhận là một trong những vịnh đẹp. Chính những công việc hiện nay của Ban Quản lý KBTB Vịnh Nha Trang là hướng đi đúng của tỉnh Khánh Hòa nói riêng và của Việt Nam nói chung trong việc giải quyết các vấn đề môi trường đối với hệ thống biển đảo. Những kết quả đạt được tuy chỉ dừng lại ở mức đang tìm tòi, học hỏi, đúc rút thêm những kinh nghiệm trong quản lý nhưng đó là sự tiến bộ trong tư tưởng công tác của chính quyền địa phương. Việc bảo vệ hiệu quả môi trường biển chỉ có thể đạt được bằng cách thiết lập nên các chế độ quản lý tổng hợp liên quan tới các hoạt động của con người và các tác động của chúng. Một vỉa san hô chết không thể phát triển trong khi một vỉa san hô khoẻ mạnh là có thể phát triển và đem lại khả năng bảo vệ liên tục chống lại sự gia tăng của mực nước biển. Các chính sách được lập ra nhằm chấm dứt sự suy thoái của san hô đã bị hủy hoại hay nhằm khôi phục lại những hệ san hô đã bị hủy hoại sẽ giúp tăng cường tối đa khả năng ứng phó của các vỉa san hô đối với biến đổi khí hậu và gia tăng mực nước biển. Ngoài ra, các chính sách như vậy còn cung cấp sự sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên sinh vật có khả năng tái tạo của hệ sinh thái san hô đá ngầm và do đó ngay cả khi không có sự biến đổi khí hậu, các chính sách đó cũng đem lại lợi ích cho thế hệ mai sau. Kiến nghị Với những thành công bước đầu mà ngành du lịch Khánh Hòa đạt được, cùng với sự nổ lực mà các cấp chính quyền tỉnh Khánh Hòa trong việc khai thác đúng mức và bảo vệ tài nguyên, đặc biệt là các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng trong KBTB Vịnh Nha Trang của BQL KBTB Vịnh Nha Trang là điều đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những thiếu sót khó tránh khỏi. Qua đề tài cũng xin kiến nghị một vài ý kiến như sau: Các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch nên được khuyến khích cho các dự án thiên về môi trường, thiên về du lịch sinh thái, xây dựng dựa trên các vật liệu tự nhiên như tre, dừa; giảm thiểu các chất liệu bê-tông, cốt thép gây hủy hoại hoặc ô nhiễm; buộc các nhà đầu tư phải chứng minh cho được dự án này thân thiện với môi trường như thế nào? Đồng thời có những hình thức xử phạt công khai đối với các trường hợp vi phạm. Có chính sách chế tài thưởng phạt đối với các đối tượng gây ô nhiễm và giữ gìn vệ sinh môi trường chặt chẽ, nghiêm minh và nặng tay. Phát động các phong trào về bảo vệ môi trường cho tất cả người dân thành phố đặc biệt là cho giới trẻ, những người có độ tuổi từ 7-35 tuổi như các phong trào: thu gom rác tình nguyện, các cuộc thi tìm hiểu về biển - đại dương, tìm hiểu các nguồn gây ô nhiễm cho Vịnh Nha Trang, và cách phòng hộ… để từ đó hình thành hiểu biết và thói quen cho giới trẻ. Mở các lớp tập huấn, cuộc thi về bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cho tài nguyên biển cho các hướng dẫn viên du lịch của các doanh nghiệp du lịch vì tất cả các du khách khi tham quan vịnh đều cập nhật các thông tin môi trường từ các hướng dẫn viên này. Các nhà quản lý nên được gửi học tập và công tác ở nước ngoài học hỏi kinh nghiệm quý báu từ các vịnh biển của các quốc gia trên thế giới. Có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với hành vi xả rác bừa bãi, khạc nhổ của du khách, đồng thời cũng nên có mức thu phạt đối với những trường hợp vi phạm. Hướng nghiên cứu trong tương lai Vịnh Nha Trang với các tính chất phức tạp vốn có của quản lý hệ sinh thái, do đó việc soạn thảo các công cụ quản lý sẽ gặp nhiều phức tạp hơn. Phân vùng là điều kiện cần thiết nhưng chưa phải là điều kiện đủ, bởi vì vùng được bảo vệ sẽ không được tôn trọng nếu sự bảo vệ và các cơ chế thích hợp không được cung cấp. Để thực hiện bảo vệ hiệu quả (và đảm bảo tiến trình và tính pháp lý của việc làm chính sách), người làm chính sách còn cần phải nghiên cứu nhiều các hướng đi phù hợp với thực trạng của địa phương. Trong thời gian tới, phương pháp quản lý tài nguyên sở hữu cộng đồng (CPR) có thể là hướng nghiên cứu trong tương lai. Quản lý CPR thích hợp với những mô hình hợp tác sử dụng tài nguyên chung (như Vịnh Nha Trang). Phương pháp quản lý CPR dựa trên nguyên tắc cộng đồng đều được hưởng lợi, nhưng đồng thời, dù tổ chức nào đang điều hành vườn quốc gia hay vùng bảo vệ khác, chúng cũng cần nguồn thu chi cho các hoạt động cần thiết và tạo nên những lợi nhuận hợp lý. Nền kinh tế đóng vai trò chính trong việc dung hòa và tăng cường việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Nếu các biện pháp kinh tế thành công, điều quan trọng là phải nhận ra và luôn luôn ghi nhớ sự hạn chế của nó. Dự đoán và đánh giá kinh tế chứa đầy những rủi ro vì nhiều mối liên hệ phức tạp trong quản lý tài nguyên. Do đó cần phải có một phương pháp tiếp cận hợp lý của đa cấp, đa ngành và của nhiều khu vực. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Tiến sĩ Đặng Thanh Hà. Tài liệu môn học ‘Kinh tế Tài nguyên Môi trường’. Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2003. Đặng Mộng Lân, Các Công Cụ Quản Lý Môi Trường. Khoa học kỹ thuật. 2001. 199 trang. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa. ‘Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020’. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa. ‘Quy chế Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch’. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa. ‘Quy họach tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020’. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa. ‘Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và Định hướng đến năm 2020’. Ban Quản lý KBTB Vịnh Nha Trang. ‘Khu Bảo tồn biển Vịnh Nha Trang. Mô hình bảo tồn biển Việt Nam’. Ban Quản lý KBTB Vịnh Nha Trang. ‘Đề cương tuyên truyền về Vịnh đẹp Nha Trang. Thành viên của Câu lạc bộ Các vịnh đẹp nhất thế giới’. San lấp Vịnh Nha Trang. 4/2006. Khánh Hòa. Du lịch sinh thái. NƯỚC NGOÀI Gunter Schramm, Jerermy J.Wardford. Environmental Management and Economic Development. PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN: PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN BỀN VỮNG Ở VỊNH NHA TRANG – KHÁNH HÒA Họ và tên người được phỏng vấn: Tuổi: Nam/Nữ: Địa chỉ cư trú: Điện thoại liên lạc: Mã số phiếu: Đối tượng phỏng vấn :  Khách du lịch  Khác: Xin Ông/Bà bớt chút thời gian vui lòng trả lời các câu hỏi có liên quan đến việc phát triển du lịch và quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường ở Vịnh Nha Trang – Khánh Hòa. Ông/Bà đến Vịnh Nha Trang lần thứ mấy? Đến lần đầu Đến lần thứ hai Đến trên 2 lần Ông/Bà đã tham quan điểm du lịch nào ở Vịnh Nha Trang? Bãi tắm Nha Trang Mấy lần:………(lần) Đảo Hòn Mun Mấy lần:………(lần) Đảo Hòn Tre Mấy lần:………(lần) Hòn Tằm Mấy lần:………..(lần) Đảo Hòn Đỏ Mấy lần:………(lần) Đảo Hòn Miếu Mấy lần:………(lần) Đảo Hòn Rùa Mấy lần:………(lần) Đảo Hòn Một Mấy lần:………(lần) Ông/Bà đến Vịnh Nha Trang để: Nghỉ dưỡng Tham quan (ngắm cảnh thiên nhiên) Ăn uống Giải trí (picnic, câu cá, bơi lặn, …) Tham gia lễ hội Khác: Vì sao Ông/Bà chọn du lịch ở Vịnh Nha Trang? Giá rẻ Chất lượng phục vụ tốt Cảnh quan thiên nhiên Đi cùng bạn bè, người thân Khác: Ông/Bà có quan tâm đến các vấn đề môi trường tại Vịnh Nha Trang?  Rất quan tâm  Ít quan tâm  Quan tâm  Không quan tâm Ông/Bà quan tâm đến các vấn đề môi trường nào nhất? Rác thải Thoát nước (nước thải, ngập úng, triều cường) Sạt lở Bụi, Tiếng ồn, Mùi hôi Khác: Ông/Bà có thường xuyên tìm hiểu các thông tin môi trường không?  Rất thường xuyên  Thỉnh thoảng  Thường xuyên  Hiếm khi Ông/Bà thu thập, tìm hiểu các thông tin môi trường thông qua: Sách, báo chí Đài truyền hình, đài truyền thanh Mạng internet Khác: Trước khi đến đây, Ông/Bà có tìm hiểu các thông tin môi trường ở Vịnh Nha Trang?  Có  Không Theo Ông/Bà, môi trường có quan trọng không?  Rất quan trọng  Ít quan trọng  Quan trọng  Không quan trọng Theo Ông/Bà, môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?  Ảnh hưởng nhiều  Ảnh hưởng ít  Có ảnh hưởng  Không ảnh hưởng Theo Ông/Bà, môi trường xung quanh VỊNH có bị ô nhiễm không?  Ô nhiễm nặng  Ô nhiễm ít  Có ô nhiễm  Không ô nhiễm Ông/Bà đánh giá chất lượng môi trường ở đây so với các điểm du lịch khác như thế nào?  Rất tốt  Chưa tốt  Tốt  Không quan tâm Ông/Bà đánh giá chất lượng phục vụ ở đây so với các điểm du lịch khác như thế nào? Rất tốt Tốt Chưa tốt Theo Ông/Bà, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch địa phương: công tác nào cần được quan tâm và thực hiện trước? Bảo vệ môi trường Phát triển du lịch Thực hiện song hành, đồng thời cả hai Nếu chính quyền phát động phong trào bảo vệ môi trường địa phương, Ông/Bà có ủng hộ không? Sẵn sàng ủng hộ Ủng hộ nhưng không tích cực lắm Không Theo Ông/Bà, hoạt động du lịch có làm ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan ở Vịnh Nha Trang?  Ảnh hưởng nhiều  Ảnh hưởng ít  Có ảnh hưởng  Không ảnh hưởng Theo Ông/Bà, hoạt động du lịch gây ảnh hưởng gì đến môi trường và cảnh quan ở Vịnh Nha Trang? Gia tăng lượng rác thải Thoát nước (Ngập úng, triều cường) Nước thải không xử lý xả trực tiếp ra môi trường Lấn biển gây tổn hại đến hệ sinh thái biển ven bờ Xây dựng cơ sở hạ tầng phá vỡ cảnh quan thiên nhiên Phát sinh bụi, tiếng ồn, mùi hôi Khác: Theo Ông/Bà, chất lượng môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch tại vịnh?  Ảnh hưởng nhiều  Ảnh hưởng ít  Có ảnh hưởng  Không ảnh hưởng Theo Ông/Bà, có thể chấp nhận phát triển du lịch gây ô nhiễm môi trường? Chấp nhận Có thể chấp nhận Không chấp nhận Theo Ông/Bà, hiện nay có cần tiến hành các giải pháp để bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển du lịch địa phương? Rất cần Cần Chua cần Theo Ông/Bà, trách nhiệm bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển du lịch địa phương là của: Người dân địa phương Chính quyền các cấp Các tổ chức đoàn thể ở địa phương Chủ các cơ sở, doanh nghiệp đóng tại địa phương Các tổ chức nghiên cứu khoa học bảo vệ môi trường Khách du lịch Tất cả các nhóm nêu trên Khác: Theo Ông/Bà, cơ quan, đơn vị, cá nhân nào chịu trách nhiệm chủ trì trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển du lịch ở địa phương? Người dân địa phương Chính quyền địa phương Các tổ chức đoàn thể ở địa phương Chủ các cơ sở, doanh nghiệp đóng tại địa phương Các tổ chức nghiên cứu khoa học bảo vệ môi trường Khách du lịch Tất cả các nhóm nêu trên Khác: Theo Ông/Bà, các giải pháp cần thực hiện để bảo vệ môi trường đồng thời phát triển hoạt động du lịch tại địa phương là: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về môi trường Cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương Ngăn ngừa sạt lở bờ sông Nâng cao nhận thức cộng đồng Khác: Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Ông/Bà!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphat_trien_du_lich_va_quan_ly_tai_nguyen_thien_nhien_moi_truong_ben_vung_o_vinh_nha_trang_tinh_khanh_hoa_hoang_kim_anh__3154.doc