PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
“Nhất sĩ nhì nông Hết gạo chạy rong Nhất nông nhì sĩ”
Câu châm ngôn xưa đã phần nào nói lên mối quan hệ tác động qua lại giữa người nông dân và người trí thức. Ngày nay, mối quan hệ đó ngày càng chặt chẽ hơn, thể hiện ở việc nông dân và cán bộ nghiên cứu, cán bộ nông nghiệp đã dần rút ngắn khoảng cách. Nhà nghiên cứu thì tìm ra các nguyên lý, các biện pháp khoa học để phục vụ cho nông dân, còn nông dân là người thực nghiệm, là người kiểm chứng các kết quả đó.
Trước xu thế phát triển của các hoạt động kinh tế đã và đang dẫn đến việc đô thị hóa các vùng nông thôn chuyên sản xuất nông nghiệp làm giảm diện tích canh tác ở một số vùng trong cả nước. Do đó, để duy trì mức sản lượng nông sản đặc biệt là lúa gạo thì các nước sản xuất nông nghiệp trong đó có Việt Nam đều xem việc áp dụng kỹ thuật mới theo hướng sản xuất bền vững là một trong những giải pháp ưu tiên được chọn trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Ngày nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đang được rất nhiều nông dân quan tâm và thực hiện, bởi lẻ nó mang lại lợi ích cho chính người sản xuất. Tuy nhiên, cùng áp dụng một mô hình khoa học kỹ thuật nhưng hiệu quả sản xuất của mỗi nông hộ được nhìn nhận là khác nhau. Điều đó cho thấy mức độ áp dụng của các hộ là khác nhau. Bên cạnh đó, nguồn lực của mỗi nông hộ khác nhau cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những khác biệt này. Nếu nông hộ biết tận dụng tốt các nguồn lực sẵn có của mình kết hợp với việc ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất sẽ mang lại hiệu quả cao đồng thời cũng nâng cao trình độ sản xuất cho bản thân. Xuất phát từ thực tế đó, em thực hiện đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng” để thấy tính hiệu quả khi nông hộ ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, thu nhập ròng của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
91 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2909 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng.
Khi nông dân ứng dụng mô hình 3 giảm 3 tăng thì chi phí phân bón, thuốc hóa học cao hơn so với mô hình IPM nhưng thấp hơn mô hình giống mới. Chi phí thu hoạch chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí (16,32%) ở cả 3 mô hình – điều này cũng dễ hiểu vì hiện nay giá thuê lao động tại địa phương tăng khoảng 30% so với thời điểm trước đây khi nông dân chưa áp dụng mô hình IPM.
Đồ thị 3. Chi phí trung bình/ha của các mô hình khoa học kỹ thuật riêng lẻ
Bảng 24. Tỷ số tài chính của mô hình khoa học kỹ thuật riêng lẻ
Các chỉ tiêu
Mô hình giống mới
Mô hình
IPM
Mô hình
3 giảm 3 tăng
Tổng chi phí (1.000 đ/ha)
7.367,48
7.029,47
7.254,82
Năng suất (tạ/ha)
81,7
82,3
87,4
Đơn giá (1.000 đ/kg)
1,772
1,755
1,798
Thu nhập (1.000 đ/ha)
14.474,33
14.444,05
15.720,21
Thu nhập ròng (1.000 đ/ha)
7.106,85
7.414,59
8.465,39
Thu nhập/chi phí (lần)
1,96
2,05
2,17
Thu nhập ròng/chi phí (lần)
0,96
1,05
1,17
Thu nhập ròng/thu nhập (lần)
0,49
0,51
0,54
Thu nhập ròng/ngày công (1.000 đ/ha)
208,41
191,10
206,98
Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ)
Tổng chi phí trung bình của mô hình 3 giảm 3 tăng cao hơn mô hình IPM nhưng năng suất đạt được của mô hình này cao nhất nên thu nhập ròng của mô hình này cao hơn 2 mô hình kia.
Khi áp dụng mô hình IPM thì mỗi đồng chi phí bỏ ra mang lại 2,05 đồng thu nhập (cao hơn so với mô hình giống mới 4,59% và ít hơn 4,54% so với mô hình 3 giảm 3 tăng) và 1,05 đồng thu nhập ròng, mỗi đồng thu nhập mang lại 0,51 đồng thu nhập ròng (cao hơn mô hình giống mới và thấp hơn mô hình 3 giảm 3 tăng). Trung bình thì mỗi ngày công người trực tiếp sản xuất thu được 191.100 đồng/ha – ít hơn 2 mô hình còn lại, điều này cũng dễ nhận thấy vì với mô hình IPM thì công chăm sóc nhiều hơn mô hình giống mới, ít hơn mô hình 3 giảm 3 tăng nhưng do thu nhập ròng của mô hình 3 giảm 3 tăng cao hơn mô hình IPM nên thu nhập ròng/ngày công của mô hình IPM thấp hơn 2 mô hình kia.
Đồ thị 4. Hiệu quả sản xuất/ha của các mô hình khoa học kỹ thuật riêng lẻ
Nhìn chung, khi áp dụng mô hình IPM thì hiệu quả kinh tế cao hơn khi áp dụng mô hình giống mới, nhưng thấp hơn mô hình 3 giảm 3 tăng. Khi áp dụng mô hình IPM, 3 giảm 3 tăng còn mang lại các lợi ích khác như:
– Góp phần tăng mức thu nhập cho nông hộ
– Đóng góp một phần rất quan trọng trong việc thay đổi tập quán canh tác theo kiểu cũ (lạm dụng hóa chất), người dân hạn chế được một lượng thuốc trừ sâu, phân bón cho cây lúa
– Góp phần nâng cao trình độ canh tác cho người dân
– Làm sạch môi trường sống – đây là yếu tố rất quan trọng của mô hình IPM
2. Phân tích hiệu quả sản xuất khi ứng dụng kết hợp các mô hình
2.1. Kiểm định mối tương quan giữa thu nhập ròng và việc ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật
Để xem xét việc áp dụng mô hình giống mới, giống mới – IPM, giống mới – IPM –3 giảm 3 tăng có ảnh hưởng đến thu nhập ròng bình quân trên một ha đất sản xuất lúa hay không ta kiểm định phi tham số giữa thu nhập ròng và việc áp dụng các mô hình khoa học kỹ thuật này. Ta phân thu nhập ròng thành 2 nhóm: dưới 6.250.000 đồng/ha và trên 6.250.000 đồng/ha (cơ sơ để phân nhóm này là thu nhập dưới 6.250.000 đồng/ha chiếm gần 50%).
Kết quả kiểm định Kruskal Wallis giữa thu nhập ròng và việc ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật (Phụ lục 2, Bảng 37) cho ta kết luận: Với mức ý nghĩa 5% thì việc áp dụng 3 mô hình khoa học kỹ thuật: giống mới, giống mới – IPM, giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng có ảnh hưởng đến thu nhập ròng trên một đơn vị diện tích đất canh tác khi cố định các yếu tố khác.
Vậy, việc ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng đến thu nhập ròng nên nông dân trong vùng nghiên cứu quan tâm hơn nữa đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đạt mức thu nhập ròng cao hơn.
2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất của các mô hình khoa học kỹ thuật
kết hợp
Để xem xét việc áp dụng các mô hình khoa học kỹ thuật kết hợp như: hộ chỉ sử dụng giống mới; sử dụng giống mới và ứng dụng thêm mô hình IPM; hộ sử dụng giống mới và cùng lúc ứng dụng mô hình IPM, mô hình 3 giảm 3 tăng có mang lại hiệu quả kinh tế khác nhau như đã kiểm định ở phần 2.1 nhưng hiệu quả này do yếu tố nào gây nên ta phân tích thu nhập và chi phí của những mô hình này.
Bảng 25. So sánh chi phí, thu nhập của 3 mô hình khoa học kỹ thuật kết hợp
Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha
Các chỉ tiêu
Mô hình
giống mới
(1)
Mô hình
giống mới-IPM
(2)
Mô hình
giống mới
-IPM-
3 giảm 3 tăng
(3)
(1)
và
(2)
(1)
và
(3)
(2)
và
(3)
Chi phí chuẩn bị đất
452,212
427,686
420,991
ns
ns
ns
Chi phí giống
528,052
535,826
568,041
ns
*
*
Chi phí gieo sạ, cấy
17,672
62,961
90,775
***
*
ns
Chi phí phân bón
3.356,614
2.821,586
3.054,017
**
ns
ns
Chi phí thuốc trừ sâu, diệt cỏ
1.688,389
1.409,411
1.461,482
*
ns
ns
Chi phí chăm sóc
57,946
142,634
146,581
***
**
ns
Chi phí nhiên liệu, năng lượng
235,526
352,624
263,342
***
ns
***
Chi phí vận chuyển
9,900
12,000
28,820
ns
ns
ns
Chi phí lãi vay
124,520
119,000
63,120
ns
ns
ns
Chi phí thuê đất
0,000
0,000
12,740
ns
ns
Các loại thuế, phí
72,452
55,338
57,125
*
***
***
Chi phí thu hoạch
1.230,421
1.207,080
1.200,372
ns
ns
ns
Lao động gia đình (ngày công)
29,710
34,700
40,900
Tổng chi phí
7.773,706
7.146,142
7.367,406
Năng suất (tạ/ha)
78,771
82,287
87,107
***
*
*
Giá bán (1.000 đ/kg)
1,769
1,755
1,803
ns
ns
ns
Thu nhập
13.933,560
14.442,180
15.715,83
Thu nhập ròng
6.159,855
7.296,038
8.348,422
**
*
***
Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ)
*: có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
**: có ý nghĩa thống kê ở mức 10%
***: có ý nghĩa thống kê ở mức 20%
ns: không có ý nghĩa thống kê ở mức 20%
Tham khảo Phụ lục 2, Bảng 39 – 41
Bảng 25 tổng hợp các loại chi phí, năng suất, giá bán, thu nhập và thu nhập ròng bình quân trên một ha đất sản xuất lúa. Qua đó ta thấy có sự khác biệt về thu nhập ròng của những mô hình này, trong đó thu nhập ròng của mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng là cao nhất.
Đồ thị 5. Chi phí trung bình/ha của 3 mô hình khoa học kỹ thuật
Kết quả kiểm định trung bình cho ta thấy rõ hơn sự khác biệt giữa thu nhập của các mô hình trên như sau:
Thu nhập ròng khi ứng dụng mô hình giống mới có sự khác biệt với mô hình giống mới – IPM ở mức ý nghĩa 10%. Với mô hình giống mới – IPM thì thu nhập ròng/ha cao hơn 795.437 đồng so với mô hình giống mới. Sự khác biệt này do chi phí phân bón của mô hình giống mới – IPM ít hơn mô hình giống mới một lượng 406.067 đồng/ha (mức ý nghĩa 10%); chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ít hơn 230.400 đồng/ha (mức ý nghĩa 5%); các loại thuế, phí của mô hình giống mới – IPM cao hơn mô hình giống mới 24.467 đồng/ha (mức ý nghĩa 5%); chi phí gieo sạ, cấy, chi phí chăm sóc, chi phí nhiên liệu của mô hình giống mới – IPM cao hơn mô hình giống mới với mức ý nghĩa 20%. Các loại chi phí như: chuẩn bị đất, giống, vận chuyển, lãi vay, thu hoạch của 2 mô hình này không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 20%. Năng suất của mô hình giống mới – IPM cao hơn mô hình giống mới một lượng là 3,06 tạ/ha (mức ý nghĩa 20%), giá bán khi nông hộ ứng dụng 2 mô hình này không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 20% (Phụ lục 2, Bảng 39).
Thu nhập ròng khi ứng dụng mô hình giống mới và mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Thu nhập ròng của mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng cao hơn mô hình giống mới một lượng là 1.829.714 đồng/ha. Chi phí giống, chi phí gieo sạ, cấy của mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng cao hơn mô hình giống mới (mức ý nghĩa 5%); chi phí chăm sóc của mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng cao hơn mô hình giống mới một lượng là 85.429 đồng/ha (mức ý nghĩa 10%); các chi phí khác không có sự khác biệt ở 2 mô hình này ở mức ý nghĩa 20%. Có 3 loại chi phí: chi phí giống, chi phí gieo sạ, cấy, chi phí chăm sóc khi ứng dụng mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng cao hơn khi ứng dụng mô hình giống mới, nhưng các chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nên không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập ròng của 2 mô hình. Khi ứng dụng mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng thì năng suất cao hơn 7 tạ/ha (mức ý nghĩa 20%) so với mô hình giống mới. Giá bán khi nông hộ ứng dụng 2 mô hình này không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 20% (Phụ lục 2, Bảng 40).
Thu nhập ròng khi ứng dụng mô hình giống mới – IPM và mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng thì thu nhập ròng có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 20%. Thu nhập ròng của mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng cao hơn mô hình giống mới – IPM một lượng là 1.103.188 đồng/ha. Các chi phí như: chi phí giống của mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng cao hơn mô hình giống mới – IPM một lượng là 521.803 đồng/ha (mức ý nghĩa 5%); chi phí nhiên liệu, năng lượng, thuế, phí của mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng cao hơn mô hình giống mới – IPM với mức ý nghĩa 20%. Các loại chi phí khác như: phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chuẩn bị đất, gieo sạ, chăm sóc, vận chuyển, lãi vay, thuê đất, thu hoạch của 2 mô hình không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 20%. Mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng có năng suất cao hơn 4,84 tạ/ha so với mô hình giống mới – IPM (mức ý nghĩa 20%), giá bán cũng không có sự khác biệt ở 2 mô hình ở mức ý nghĩa 20% (Phụ lục 2, Bảng 41).
Đồ thị 6. Hiệu quả sản xuất/ha của 3 mô hình khoa học kỹ thuật
Nhìn chung, có sự khác biệt về thu nhập ròng giữa các mô hình với mức ý nghĩa khác nhau. Đối với mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng thì sự khác biệt về thu nhập ròng so với mô hình giống mới là rõ nhất (mức ý nghĩa 5%). Tuy nhiên, sự khác biệt này chủ yếu là do năng suất cao hơn chứ không phải do giảm được các chi phí giống, phân bón, thuốc hoá học theo yêu cầu 3 giảm 3 tăng, IPM.
Khi áp dụng mô hình kết hợp giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng mang lại hiệu quả cao hơn khi chỉ áp dụng mô hình giống mới, giống mới – IPM. Cụ thể, thu nhập ròng của mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng cao hơn thu nhập ròng của mô hình giống mới – IPM là 1.103.188 đồng/ha và thu nhập ròng của mô hình giống mới – IPM cao hơn thu nhập ròng của mô hình giống mới là 795.437 đồng/ha. Thu nhập ròng này có sự chênh lệch là do ở mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng giảm được chi phí phân bón, thuốc hóa học, tăng năng suất… nhưng tốc độ giảm và tăng của mô hình này không bằng với tốc độ giảm và tăng của mô hình giống mới – IPM nên sự chênh lệch này không cao. Vì vậy, nông dân cần quan tâm đến mức độ ứng dụng của các mô hình khoa học kỹ thuật để khi ứng dụng có thể cho kết quả tốt hơn.
Với kết quả này, nông dân trong vùng nghiên cứu có thể lựa chọn cho mình mô hình khoa học kỹ thuật phù hợp với điều kiện đất đai (diện tích đất, loại đất…), trình độ canh tác hiện có để ứng dụng, chứ không nhất thiết phải kết hợp càng nhiều mô hình khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa để có hiệu quả càng cao.
3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng khi nông hộ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nội sinh đến thu nhập ròng khi nông hộ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ta phân tích mối tương quan của các nhân tố này đến thu nhập ròng.
Gọi Y là thu nhập ròng (1.000 đồng/ha)
X1 là chi phí giống (1.000 đồng/ha)
X2: chi phí phân bón (1.000 đồng/ha)
X3: chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ (1.000 đồng/ha)
X4: chi phí chuẩn bị đất (cày, xới đất) (1.000 đồng/ha)
X5: chi phí gieo sạ, cấy (1.000 đồng/ha)
X6: chi phí chăm sóc (bón phân, xịt thuốc) (1.000 đồng/ha)
X7: chi phí nhiên liệu, năng lượng (1.000 đồng/ha)
X8: chi phí vận chuyển trong sản xuất (1.000 đồng/ha)
X9: chi phí lãi vay (1.000 đồng/ha)
X10: chi phí thuê đất (1.000 đồng/ha)
X11: thuế, phí (1.000 đồng/ha)
X12: chi phí thu hoạch (1.000 đồng/ha)
X13: năng suất (kg/ha)
X14: giá bán (1.000 đồng/kg)
Sau khi chạy phần mềm SPSS loại bỏ nhân tố thuế, phí (X11) không ảnh hưởng đến mô hình phân tích ở độ tin cậy 95%, còn lại các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng là: là chi phí giống; chi phí phân bón; chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; chi phí chuẩn bị đất ; chi phí gieo sạ, cấy ; chi phí chăm sóc; chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí vận chuyển; chi phí lãi vay; chi phí thuê đất; chi phí thu hoạch; năng suất; giá bán.
Các nhân tố trên là nhân tố nội sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập ròng nên giữa thu nhập ròng và các nhân tố này có mối tương quan rất chặt chẽ, 99,9% sự thay đổi của thu nhập ròng là do các nhân tố trên, còn lại 0,1% là do các nhân tố khác chưa được đưa vào mô hình (Phụ lục 2, Bảng 42). Khi cố định các yếu tố khác thì các nhân tố trên ảnh hưởng đến thu nhập ròng với độ tin cậy 95% (Phụ lục 2, Bảng 43).
Từ kết quả phân tích hồi qui tương quan (Phụ lục 2, Bảng 44) ta có bảng hệ số các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng như sau:
Bảng 26. Hệ số ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập ròng
Biến
Hệ số
Chỉ số t
Hằng số
-14.790,125
*
-59,101
Chi phí giống
-1,079
*
-9,591
Chi phí phân bón
-1,000
*
-53,310
Chi phí thuốc hóa học
-0,947
*
-28,514
Chi phí chuẩn bị đất
-1,103
*
-9,456
Chi phí gieo sạ
-0,508
*
-2,197
Chi phí chăm sóc
-1,229
**
-12,675
Chi phí nhiên liệu
-0,995
*
-13,209
Chi phí vận chuyển
-1,003
*
-3,868
Chi phí lãi vay
-1,022
*
-17,196
Chi phí thuê đất
-1,577
*
-3,154
Chi phí thu hoạch
-0,976
*
-11,569
Năng suất
1,808
*
104,140
Giá bán
8.134,231
*
69,603
Số quan sát
60
R2
0,998
Chỉ số F
2.322,774
Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ)
*: có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
**: có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Tham khảo Phụ lục 2, Bảng 42 - 44
Từ bảng 26, ta có phương trình hồi qui:
Y = –14.790,125 –1,079X1 –X2 –0,947X3 –1,103X4 –0,508X5 –1,229X6 – 0,995X7 – 1,003X8 – 1,022X9 – 1,577X10 – 0,976X12 + 1,808X13 + 8.134,231X14
Ta thấy gần như từng nhân tố nội sinh được đề cập trong mô hình phân tích ảnh hưởng đến thu nhập ròng mức ý nghĩa 1%, chỉ có chi phí chăm sóc ảnh hưởng đến thu nhập ròng ở mức ý nghĩa 5%.
Các nhân tố ảnh hưởng lớn làm giảm thu nhập ròng/ha là: chi phí giống, phân bón, chuẩn bị đất, chăm sóc, vận chuyển, lãi vay, thuê đất, năng suất, giá bán. Cụ thể, khi cố định các yếu tố khác chi phí giống tăng 1.000 đồng/ha thì thu nhập ròng giảm 1.079 đồng/ha, chi phí phân bón tăng bao nhiêu thì thu nhập ròng/ha giảm bấy nhiêu, chi phí chuẩn bị đất tăng 1.000 đồng/ha thu nhập ròng giảm 1.103 đồng/ha, chi phí vận chuyển tăng 1.000 đồng/ha thu nhập ròng giảm 1.003 đồng/ha, chi phí lãi vay tăng 1.000 đồng/ha thu nhập ròng giảm 1.022 đồng/ha, chi phí thuê đất tăng 1.000 đồng/ha thu nhập ròng giảm 1.577 đồng/ha, (với mức ý nghĩa 1%). Chi phí chăm sóc tăng 1.000 đồng/ha thu nhập ròng giảm 1.229 đồng/ha (với mức ý nghĩa 5%), còn lại các chi phí khác ảnh hưởng đến thu nhập ròng với mức độ ít hơn. Ngoài ra, khi cố định các yếu tố trên thì các yếu tố khác chưa đưa vào mô hình phân tích làm thu nhập ròng/ha giảm một lượng là 14.790,125 đồng.
Nhìn chung, những nhân tố trên ảnh hưởng đến thu nhập ròng/ha với độ tin cậy rất cao. Trong đó, các nhân tố ảnh hưởng lớn đến thu nhập ròng theo thứ tự: chi phí thuê đất, chi phí chăm sóc, chi phí chuẩn bị đất, chi phí giống, 3 chi phí này tăng làm thu nhập ròng giảm nhiều nhất, tuy nhiên những loại chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nên trên thực tế ít ảnh hưởng đến thu nhập ròng. Chi phí phân bón; thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; chi phí thu hoạch chiếm tỷ trọng cao nên khi tăng các chi phí này làm giảm thu nhập ròng rất nhiều. Năng suất tăng 1 kg/ha làm thu nhập ròng tăng 1.808 đồng/ha, giá bán tăng 1.000 đồng/kg thu nhập ròng tăng 8.134,231 đồng/ha. Vì vậy, ngoài việc cắt giảm chi phí để tăng thu nhập ròng thì vấn đề tăng năng suất và giá bán cũng cần được quan tâm để nông dân đạt hiệu quả sản xuất ngày càng cao.
Từng loại chi phí ảnh hưởng đến thu nhập ròng ở những mức độ khác nhau, đối với những mô hình khoa học kỹ thuật khác nhau được nông hộ ứng dụng thì mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cũng khác nhau. Kết quả phân tích hồi qui tương quan của các nhân tố nội sinh được đề cập đến thu nhập khi nông dân ứng dụng mô hình giống mới, giống mới – IPM, giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng được tổng hợp như trong Bảng 27.
Bảng 27. Tổng hợp hệ số ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập ròng của các mô hình khoa học kỹ thuật theo mô hình
Nhân tố Mô hình
Mô hình giống mới
Mô hình giống mới – IPM
Mô hình giống mới–IPM–3 giảm 3 tăng
Hệ số
Tỷ trọng
chi phí (%)
Hệ số
Tỷ trọng
chi phí (%)
Hệ số
Tỷ trọng
chi phí (%)
Hằng số
–14.152,652*
–15.079,344*
–15.531,031*
Chi phí giống
–0,955*
7,51
–
7,78
–1,778*
8,03
Chi phí phân bón
–1,003*
41,34
–1,229*
40,25
–
41,05
Chi phí thuốc hóa học
–0,993*
20,48
–0,904*
19,06
–,652*
20,28
Chi phí chuẩn bị đất
–1,156*
5,66
–
5,90
–2,389*
5,29
Chi phí gieo sạ
–0,867**
0,81
–
0,89
–4,123*
1,23
Chi phí chăm sóc
–1,063*
1,78
–2,297**
2,22
–2,068*
2,13
Chi phí nhiên liệu
–0,972*
3,61
–1,025*
4,53
–5,384*
3,55
Chi phí vận chuyển
–1,163*
0,20
–2,204**
0,10
–0,331*
0,31
Chi phí lãi suất
–1,032*
1,33
–1,105*
1,26
–,714*
1,01
Chi phí thuê đất
–
0,07
–
0,00
–,677*
0,18
Thuế – phí
–1,253*
0,84
–1,256*
0,80
–2,700*
0,77
Chi phí thu hoạch
–1,049*
16,37
–
17,21
–2,101*
16,17
Năng suất
1,811*
1,759*
1,571*
Giá bán
7.884,450*
7.391,610*
9.047,880*
Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ)
*: có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
**: có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Tham khảo Phụ lục 2, Bảng 45 - 49
Bảng 27 cho thấy:
Đối với mô hình giống mới thì chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao nhất (41,34%), tuy nhiên khi tăng 1.000 đồng/ha chi phí phân bón thì thu nhập ròng/ha giảm 1.003 đồng – ít hơn so với mô hình giống mới – IPM (giảm 1.229 đồng/ha), và chi phí phân bón không ảnh hưởng đến mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng.
Chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ của mô hình giống mới chiếm tỷ trọng cao hơn 2 mô hình còn lại và nếu tăng 1.000 đồng/ha chi phí này thì thu nhập ròng của mô hình giống mới bị giảm nhiều nhất (993 đồng/ha), còn đối với mô hình giống mới – IPM chỉ giảm 904 đồng/ha, đối với mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng chỉ giảm 652 đồng/ha.
Tỷ trọng chi phí thu hoạch của mô hình giống mới – IPM cao hơn 2 mô hình còn lại, nhưng chi phí thu hoạch không ảnh hưởng đến mô hình này. Nếu tăng 1.000 đồng/ha chi phí thu hoạch thì thu nhập ròng của mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng giảm 2.101 đồng/ha, đối với mô hình giống mới giảm 1.049 đồng/ha.
Đối với cả 3 mô hình thì năng suất tăng 1 kg/ha sẽ làm thu nhập ròng tăng rất nhiều, năng suất tăng 1 kg thì thu nhập ròng của mô hình giống mới sẽ tăng với mức độ cao hơn 2 mô hình kia (tăng 1.811 đồng/ha).
Giá bán ảnh hưởng rất lớn làm tăng thu nhập ròng của nông hộ, ở mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng thì giá bán tăng làm thu nhập ròng tăng cao hơn so với 2 mô hình còn lại.
Nhìn chung, các nhân tố nội sinh ảnh hưởng đến thu nhập ròng với mức độ khác nhau. Nông hộ ứng dụng khoa học kỹ thuật (không phân biệt mô hình nào) 3 loại chi phí phân bón, thuốc hóa học, chi phí thu hoạch chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất nên tăng các khoản chi phí này sẽ làm cho thu nhập ròng giảm rất nhiều. Nhưng đối chi phí thu hoạch thì khó tiết giảm vì nó phụ thuộc vào giá thuê lao động ở từng thời điểm, riêng đối với chi phí phân bón, chi phí thuốc hóa học thì nông hộ có thể tiết giảm bằng cách ứng dụng đúng các mô hình khoa học kỹ thuật như IPM, 3 giảm 3 tăng và sử dụng các loại giống mới có năng suất cao sẽ góp phần tăng thu nhập ròng đáng kể. Năng suất và giá bán thì tỷ lệ thuận với thu nhập, vì vậy việc tăng năng suất bằng cách sử dụng các loại giống phù hợp với điều kiện đất đai, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm làm giảm tỷ lệ thất thoát do sâu bệnh, thời tiết… và tìm đầu ra để bán được với giá cao là vấn đề cần được quan tâm để đạt được hiệu quả sản xuất ngày càng cao, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân chuyên sản xuất lúa.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
CỦA NÔNG HỘ
Từ thực tế nghiên cứu hiệu quả của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ta đánh giá về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và mối đe dọa trong sản xuất lúa của nông dân xã Phú Tâm làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế và tận dụng được những cơ hội để nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời nâng cao thu nhập cho nông dân.
I. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ MỐI ĐE DỌA TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ
1. Những thuận lợi
Xã Phú Tâm có vị trí thuận lợi, nhiều tuyến giao thông huyết mạch của huyện Mỹ Tú, cơ sở hạ tầng đang được củng cố và nâng cao đặc biệt là hệ thống thủy lợi ngày càng được các cấp chính quyền địa phương quan tâm đúng mức để đáp ứng cho nhu cầu của sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình sản xuất lúa, nông dân ở đây có một số thuận lợi như sau:
– Vùng có nguồn nước ngọt quanh năm, có nhiều kênh mương vì vậy có thể chủ động được nguồn nước tưới trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sự kiện thâm tăng vụ từ đó nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.
– Điều kiện tự nhiên thời tiết tốt, ít có mưa bão; đất đai màu mỡ và phù hợp với sản xuất nông nghiệp.
– Nông dân năng động, tích cực học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật đều được nông dân tham gia nhiệt tình. Các cơ quan chuyên môn như Trạm khuyến nông, Chi cục bảo vệ thực vật huyện Mỹ Tú, các Công ty phân bón, hóa chất cũng mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân nên trình độ canh tác của nông dân ngày càng được nâng cao.
– Mặc dù trình độ dân trí chưa cao nhưng nông dân có kinh nghiệm trong sản xuất và diện tích sản xuất lúa chiếm 81,15% tổng diện tích sản xuất nông nghiệp của xã nên các mô hình khoa học kỹ thuật liên quan đến cây lúa thường dễ dàng truyền đạt và nhân rộng.
– Nông dân trong xã có quan hệ mật thiết với nhau nên họ dễ dàng học hỏi và làm theo nhau và nông dân học của nông dân thì họ rất dễ tiếp thu, khi một nông dân học lớp tập huấn IPM và thực hiện có hiệu quả thì những người nông dân sống lân cận sẽ học hỏi và làm theo.
2. Những khó khăn
Theo ý kiến của nông hộ và cán bộ xã thì nông dân sản xuất lúa trong vùng nghiên cứu gặp một số khó khăn sau:
– Việc áp dụng các mô hình khoa học kỹ thuật đều phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nhất là diễn biến của thời tiết, sâu hại, dịch bệnh cụ thể như:
+ Ốc bưu vàng thường xuất hiện trên ruộng lúa là nguyên nhân làm cho nông dân gặp khó khăn việc áp dụng phương pháp sạ lúa theo hàng vì ứng dụng phương pháp này thì mật độ sạ thưa mà lúa bị ốc bưu vàng cắn phá dẫn đến thất thoát nên năng suất không cao.
+ Sự phát triển của sâu bệnh đã làm cho nông dân không mạnh dạng ứng dụng mô hình IPM, 3 giảm 3 tăng một cách triệt để. Theo nhận định của cán bộ giảng dạy và nghiên cứu mô hình IPM, mô hình 3 giảm 3 tăng thì khi nông dân ứng dụng mô hình IPM, 3 giảm 3 tăng nông dân thường sử dụng thuốc hóa học với hàm lượng cao hơn nhiều so chỉ dẫn của cán bộ, chi phí thuốc nông dược, phân bón vẫn còn cao vì nông dân vẫn chưa tin tưởng tuyệt đối vào các mô hình khoa học kỹ thuật mới.
Phần lớn, nông dân chưa nắm bắt được toàn bộ chuyển giao khoa học kỹ thuật của cơ quan chuyên môn nên khi ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật họ vẫn chưa an tâm, khi xuất hiện sâu bệnh thì phải phun, xịt thuốc mặc dù chưa đến ngưỡng phun, xịt vì không điều trị thì năng suất không cao. Đối với phân bón cũng vậy, nếu hạn chế phân bón, thuốc dưỡng cây thì sợ cây tăng trưởng không tốt ảnh hưởng đến năng suất.
– Một số nơi giao thông, thủy lợi chưa tốt. Một số hộ phải bơm nước vào ban đêm vì điều kiện đất ở ruộng của họ cao mà kênh mương không có nước. Việc đi lại để chăm sóc ruộng cũng khó khăn do không có đường để đi vào ruộng lúa nên khâu thu hoạch cũng gặp khó khăn do thương lái không vào ruộng được mà nông dân phải vận chuyển lúa ra đường lộ hoặc bờ kênh để bán.
– Giá phân bón, vật tư nông nghiệp ngày càng cao. Chi phí cho các loại này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất nhưng nông dân lại không biết được chất lượng của các loại phân, thuốc hóa học này, chỉ phụ thuộc vào người bán và các nhãn hiệu thuốc, phân bón có trên thị trường mà mua để sử dụng.
– Giá thuê lao động tại địa phương ngày càng tăng, thường khan hiếm lao động khi vào vụ thu hoạch. Người lao động đòi giá cao, họ cũng chấp nhận giá mà họ thỏa thuận với người thuê nhưng lại làm thiệt hại cho người thuê lao động khi cắt lúa.
– Giá bán không ổn định, nông dân lại bị thương lái ép giá. Nông dân không có điều kiện về vốn, nơi cất trữ để trữ lúa chờ giá cao; đối với những hộ có điều kiện vốn, kho chứa lúa nhưng do trời mưa gió mà tại địa phương có ít lò sấy, vận chuyển lúa đến lò sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí vì vậy mà nông dân bán lúa ngay khi thu hoạch nên nông dân là người chấp nhận giá.
3. Mối đe dọa
Hiện tại, nông dân sản xuất lúa ở xã rất phấn chấn vì hiệu quả sản xuất ngày càng cao, mức thu nhập tăng cao hơn trước nên đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện và nâng cao đáng kể. Tuy nhiên, việc sản xuất của họ đang tiềm ẩn một số nguy cơ, là do:
– Vùng đất được đê bao khép kín tạo điều kiện thuận lợi về nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất. Nhưng điều này cũng tiềm ẩn một đe dọa lớn trong sản xuất sau này không chỉ ở xã Phú Tâm, đó là tình trạng đất sẽ giảm lượng phù sa do lượng phù sa hiện tại của đất đang được sử dụng nhưng không được bù đắp lại bằng nguồn nước sông ra vô thường xuyên với lượng phù sa dồi dào.
– Việc thâm canh tăng vụ sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên đất. Nhưng nó dẫn đến tình trạng đất đai ngày càng giảm độ màu mỡ do sản xuất liên tục. Do sản xuất nhiều vụ nên lượng phân bón, thuốc hóa học được sử dụng trong một đơn vị thời gian ngày càng tăng làm cho đất kháng lại với các chất hóa học này, điều này dẫn đến tình trạng nông dân sẽ tăng liều lượng chất hóa học lên nên tình trạng đất bị bạc màu diễn ra càng nhanh hơn.
Bên cạnh vấn đề đất đai, nông dân còn phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động khi thu hoạch. Vì hiện nay, đời sống khá hơn nên người dân cho con em đi học hay học nghề, sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực kinh tế của xã, và một phần thanh niên ra thị xã hoặc các xã khác, tỉnh khác để tìm việc làm… dẫn đến tình trạng thiếu lực lượng lao động trẻ trong sản xuất nông nghiệp nên giá thuê lao động có xu hướng tăng lên.
4. Cơ hội
- Chính từ mối đe dọa về đất đai đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, chính quyền xã Phú Tâm cũng như huyện Mỹ Tú đã có hướng chuyển đổi lúa 3 vụ sang 2 vụ lúa – 1 vụ màu để cải tạo và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên đất vô giá này. Bên cạnh đó, mô hình này mang lại hiệu quả cao hơn là độc canh cây lúa. Hiện tại có một số hộ đã đưa màu xuống chân ruộng sau khi kết thúc vụ lúa Hè Thu (với diện tích khoảng 55 ha). Chính quyền xã đang quy hoạch tiểu dự án đưa màu xuống chân ruộng (chủ yếu là bí đỏ) thực hiện thí điểm ở 2 ấp (Phú Thành A và Phú Thành B), nếu tiểu dự án này được thực hiện thành công thì sẽ nhân rộng trên phạm vi ấp và tiếp tục nghiên cứu để quy hoạch ở các ấp khác trong xã.
- Một số hộ thiếu vốn sản xuất thì cũng dễ dàng tiếp cận trực tiếp với nguồn vốn vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú hay thông qua bộ phận tín dụng của xã.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có nhiều công ty, đại lý bán phân bón, thuốc hóa học sẵn sàng cung cấp những đầu vào rất cần thiết và chiếm tỷ trọng cao trong chi phí sản xuất cho nông dân đến cuối vụ thanh toán tiền do đó nhu cầu vốn cần thiết để sản xuất cho một vụ không cao nên nông dân có thể yên tâm sản xuất vì họ không phải vất vả để tìm nguồn vốn cho sản xuất như những năm trước đây.
II. GIẢI PHÁP ĐỂ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ ĐẠT HIỆU QUẢ HƠN
Từ những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và mối đe dọa về các mặt chúng ta cần tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề khó khăn cũng như mối đe dọa và phát huy những thuận lợi đang có, đón đầu những cơ hội để quá trình sản xuất của nông dân mang lại hiệu quả hơn.
1. Về mặt kỹ thuật
1.1. Giải pháp bên trong
– Nông dân phải tự học hỏi kinh nghiệm thông qua báo, đài, tham quan và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất với những nông dân ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả.
– Khi được tập huấn kỹ thuật và quyết định áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất thì phải làm đến nơi đến chốn, nếu có gì chưa hiểu thì hỏi lại hoặc trong thực tế áp dụng có gặp trở ngại gì, không biết cách xử lý thì nên tìm đến những người có chuyên môn để tìm giải pháp đúng. Tránh tình trạng thấy thất thu trước mắt mà lo sợ và không tiếp tục áp dụng khoa học kỹ thuật.
– Kết quả nghiên cứu trên đã chứng minh việc áp dụng khoa học kỹ thuật mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn đồng thời cũng góp phần bảo vệ sức khỏe cho người trực tiếp sản xuất do sử dụng phân bón, thuốc hóa học một cách khoa học và đúng liều lượng, đúng thời điểm cần thiết. Vì vậy, nông dân nên áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để đạt hiệu quả cao hơn trên cùng diện tích canh tác.
1.2. Giải pháp bên ngoài
Nhằm nâng cao kỹ thuật canh tác của nông dân, đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật đến nông dân cần thực hiện các biện pháp:
– Thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật để nông dân học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ sản xuất. Nên gắn kết nội dung của các buổi tập huấn khác nhau lại với nhau để nông dân có dịp nhớ lại và kiểm tra lại xem mình đã ứng dụng đúng hay chưa đúng.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân ở các khu vực sâu trong xã có điều kiện đến tham dự các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật.
– Nội dung tập huấn phải được đơn giản hóa, dùng các ngôn từ mà nông dân thường dùng để nông dân dễ hiểu, dễ tiếp thu, có thể nhớ để áp dụng và không còn mặc cảm vì không nắm bắt được vấn đề nên nông dân sẽ tiếp tục tham dự những lớp tập huấn khác.
– Nên vận dụng hình thức “nông dân dạy nông dân” sẽ rất hiệu quả vì giữa họ có sự cách biệt ít về trình độ, và nông dân vẫn thường làm công việc truyền đạt này cho nông dân khác trong quá trình sản xuất dưới hình thức trao đổi kinh nghiệm với nhau.
– Các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phải được truyền đạt rõ ràng, kỹ lưỡng, giúp cho nông dân hiểu cặn kẽ và mạnh dạng ứng dụng.
– Lập mô hình thí điểm ở các ấp và cử cán bộ kỹ thuật để trực tiếp hỗ trợ nông dân. Mỗi mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật cần phải xây dựng nhiều điểm trình diễn, tạo mọi điều kiện để nông dân thấy được hiệu quả của mô hình trình diễn, sau đó tổ chức tập huấn cho nông dân thực hiện và làm theo mô hình. – Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho các công ty phân bón, vật tư nông nghiệp đến địa phương giới thiệu sản phẩm, cách sử dụng… cho nông dân nhưng phải kiểm tra, giám sát, tránh tình trạng những công ty này cung cấp những thông tin sai lệch vì mục đích riêng mà gây thiệt hại cho nông dân.
1.3. Giải pháp tác động
– Nâng cao trình độ dân trí cho nông dân vì chỉ có giáo dục mới cho phép nông dân tiếp thu được thông tin và hiểu biết những vấn đề kỹ thuật mới nhanh chóng và chính xác.
– Chứng minh cho nông dân thấy vai trò của các biện pháp khoa học kỹ thuật mới nhằm giúp nông dân xóa bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, kém hiệu quả.
– Giới thiệu cho nông dân những nông dân áp dụng đúng các mô hình khoa học kỹ thuật và hiệu quả sau khi áp dụng để nông dân tự tìm hiểu và tin tưởng hơn vào tính hiệu quả của việc ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
– Đưa lên truyền hình, truyền thanh những bài viết, phóng sự về các mô hình mới đang được ứng dụng thành công tại xã.
2. Về vốn
Hiện tại, nhu cầu vốn cho sản xuất của nông hộ đã được đáp ứng bằng nguồn vốn tự có hoặc vốn vay và sử dụng vật tư nông nghiệp dưới hình thức mua chịu. Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề về vốn cần được giải quyết như sau:
– Khi chuyển giao các mô hình khoa học kỹ thuật mới đến nông dân, các cơ quan ban ngành cần có chính sách hỗ trợ về vật tư, kỹ thuật, giống, tiền mặt cho hộ nông dân thông qua ký hợp đồng. Sau khi thu hồi vốn cần luân chuyển vốn đầu tư cho các hộ mới trong vùng dự án nhằm mở rộng đầu tư cho toàn vùng.
– Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú cần có chính sách ưu tiên cho vay đối với những hộ đang ứng dụng các mô hình mới thông qua sự giới thiệu của chính quyền xã hoặc những đơn vị tổ chức chuyển giao các mô hình kỹ thuật mới. Ngân hàng cần phải hỗ trợ vốn với mức lãi suất ưu đãi và thời gian hợp lý để nông dân có thể trang bị máy móc, vốn sản xuất để ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật.
– Thành lập các câu lạc bộ nông dân, tổ hùng vốn để nông dân tự giúp nhau trong sản xuất nhất là trong những lúc cần nhanh, kịp thời.
Đặc biệt về vấn đề vốn, các ngành có liên quan nên đầu tư vốn để xây mới hoặc nâng công suất của các lò sấy hiện tại để phục vụ cho nông dân trong việc dự trữ lúa khi giá lúa trên thị trường xuống thấp hoặc do trời mưa nông dân chưa bán được sau khi thu hoạch.
3. Về thị trường
– Cần lập các tổ hợp tác theo khu vực sản xuất (những nông dân có ruộng liền kề nhau) để làm công tác thăm dò thị trường, tìm đầu ra và ký hợp đồng với các nhà tiêu thụ nông sản để lúa bán được giá cao và ổn định hơn.
– Tạo mối quan hệ tốt và lâu dài giữa nông dân với các cơ sở thu mua nông sản, phát huy vai trò của 2 Hợp tác xã nông nghiệp hiện có và thành lập các Hợp tác xã thu mua nông sản.
– Xây dựng mạng lưới tiêu thụ nông sản để nông dân bán sản phẩm của mình qua ít khâu trung gian từ đó giá bán cũng được cao hơn.
– Khi xây dựng mô hình lúa – màu, ngoài việc xác định vùng đất thích hợp loại cây gì cũng cần phải quan tâm đến việc quy hoạch với diện tích bao nhiêu, đầu ra như thế nào, xác định nhu cầu của thị trường, tránh tình trạng nông dân thấy có hiệu quả nên sản xuất theo phong trào làm cho đầu ra bị ứ đọng ảnh hưởng đến giá cả sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả khi chuyển đổi.
4. Về thông tin
Thông tin là yếu tố cần thiết để nông dân nhanh chóng nắm bắt được các tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng phó kịp trước những thay đổi của thị trường và môi trường sản xuất. Những nguồ thông tin nông dân nhận được là những thông tin không chính thức nên độ tin cậy không cao, vì vậy cần phải:
– Nâng cao vai trò của nhà thông tin xã trong việc cung cấp các thông tin cần thiết về thị trường, khoa học kỹ thuật.
– Nâng cao nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của thông tin thị trường, kiến thức về kỹ thuật sản xuất, giúp họ hiểu được tầm quan trọng của thông tin đối với đời sống và sản xuất.
– Hàng ngày, cán bộ truyền tin trên hệ thống loa tại địa phương bằng hai ngôn ngữ Khmer và tiếng Việt các thông tin cần thiết như:
Giá cả đầu vào của một số vật tư: phân bón, thuốc trừ sâu
Giá cả các sản phẩm như lúa, một số cây màu phổ biến
Thông tin về tiêu chuẩn, chất lượng nông sản
Thông tin về nơi tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu thị trường về một số mặt hàng
Thông tin về kỹ thuật, kinh nghiệm gần xa
Thông tin tín dụng
Dự báo giá cả nông sản trong tuần tới
5. Về lao động
Để giải quyết tình trạng thiếu lao động vào vụ thu hoạch, ở địa phương nên thành lập tổ chức phụ trách cung cấp lao động vào những tháng cao điểm. Nguồn lao động có thể vận động từ những lao động của xã nhưng đi làm ở nơi khác, ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với những lao động này vào các tháng nào đó thì về địa phương làm công tác thu hoạch cho nông dân; nếu nguồn lao động này không đáp ứng được nhu cầu thì tìm từ những xã lân cận.
6. Về cơ sở hạ tầng
– Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
– Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, tập trung nạo vét các kênh thủy lợi nội đồng, đảm bảo tưới tiêu trong sản xuất, đặc biệt quan tâm, ưu tiên đối với những công trình thủy lợi nằm trong vùng có điều kiện khó khăn về nguồn nước.
– Khuyến khích nông dân cùng tham gia xây dựng những công trình thủy lợi nội đồng, huy động nhân dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
7. Một số giải pháp khác
– Sau khi thực hiện xong các mô hình mới, mỗi năm các cơ quan ban ngành cần phải tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, tiếp xúc, tổ chức điều tra nhằm xem mô hình thực hiện đang tiến triển thế nào, đang gặp những khó khăn gì để kịp thời đưa ra các biện pháp hỗ trợ thích hợp.
– Cán bộ nông nghiệp xã cũng cần có sự hợp tác với các cơ quan thực hiện trong việc nắm bắt tình hình thực hiện các mô hình qua các năm. Các cơ quan ban ngành cần có sự hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện việc chuyển giao khoa học kỹ thuật đến nông dân.
– Khi giới thiệu một mô hình mới, cán bộ khuyến nông cần cảnh báo cụ thể những rủi ro có thể xảy ra và biện pháp khắc phục để khi xảy ra những trường hợp xấu nông dân có khả năng tự giải quyết được.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất lúa khi ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông hộ tôi rút ra một số kết luận sau:
Xã Phú Tâm có nhiều điều kiện tự nhiên, đất đai màu mỡ thuận lợi cho sản xuất lúa, đặc biệt là khả năng thâm canh tăng vụ góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.
Cơ sở hạ tầng nông thôn từng đang được nâng cấp, phục vụ tốt cho đời sống nông dân. Hệ thống giao thông nông thôn và thủy lợi nội đồng đang được hoàn chỉnh để phục vụ sản xuất.
Những năm qua, Ban nông nghiệp xã đã kết hợp với Trạm khuyến nông, Chi cục bảo vệ thực vật huyện Mỹ Tú tập huấn kỹ thuật mới trong sản xuất cũng như triển khai việ ứng dụng mô hình khoa học kỹ thuật: IPM, 3 giảm 3 tăng cho nông dân. Tuy nhiên, do chưa có nhiều điều kiện nên xã mở ít lớp tập huấn kỹ thuật và số lượng nông dân được mời tham dự tập huấn còn hạn chế.
Xã Phú Tâm đã và đang quy hoạch một số vùng có điều kiện đất đai phù hợp để chuyển sang mô hình lúa màu (2 lúa 1 màu hoặc 2 màu 1 lúa), vì mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với chỉ độc canh lúa, và một số vùng không phù hợp để sản xuất lúa 3 vụ nên năng suất không cao nhưng mức độ triển khai thực hiện quá chậm chạp do chưa chứng minh và đánh giá được hiệu quả của mô hình này trên diện rộng nên nông dân không mạnh dạn ứng dụng.
Qua kết quả điều tra 60 hộ sản xuất trên địa bàn nghiên cứu, đề tài rút ra được một số kết luận sau:
Số nhân khẩu trung bình của hộ là 5 người, nhưng lao động trực tiếp sản xuất là 1 người. Trình độ học vấn của nông hộ tuy chưa cao (trung bình học đến lớp 6) nhưng điều kiện sống hiện tại đã giúp họ nắm bắt vấn đề khoa học kỹ thuật nhanh hơn trước đây và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
Các hộ thường nhận được thông tin về kỹ thuật từ nhiều nguồn nhưng phần lớn là từ nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật, cán bộ khuyến nông và phương tiện thông tin đại chúng. Có 68,3% hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật, đơn vị tổ chức tập huấn chủ yếu là nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật và cán bộ khuyến nông.
Phần lớn, nông dân chọn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là do yêu cầu của thị trường và làm theo phong trào, đặc biệt là khâu chọn giống thì nông dân sử dụng các loại giống mới do giống cũ đã thoái hóa, chất lượng gạo không cao, năng suất thấp.
Các mô hình khoa học kỹ thuật được nông dân ứng dụng là giống mới, IPM, 3 giảm 3 tăng và cũng có hộ ứng dụng kết hợp các mô hình như giống mới – IPM, giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng và cũng có hộ chỉ ứng dụng mô hình giống mới. Khi nông hộ áp dụng kỹ thuật sản xuất mới thì năng suất bình quân đạt được là 81,17 tạ/ha, tăng 6,73% so với trước khi áp dụng kỹ thuật mới.
Qua kiểm định thì diện tích gieo trồng có mối liên với năng suất, diện tích gieo trồng lớn thì có nhiều cơ hội đạt được năng suất càng cao; Việc ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật kết hợp cũng ảnh hưởng đến thu nhập ròng, nhưng sự khác biệt về thu nhập giữa các mô hình không nhiều do nông dân chưa áp dụng triệt để các mô hình khoa học kỹ thuật.
Khi ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật riêng lẻ hay kết hợp thì thu nhập ròng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu diệt cỏ, chi phí gieo sạ, chăm sóc, nhiên liệu, vận chuyển, lãi vay, thuê đất, các khoản phí và chi phí thu hoạch ở những mức độ khác nhau làm giảm thu nhập ròng, và 3 loại chi phí: chi phí phân bón, thuốc hóa học, chi phí thu hoạch chiếm tỷ trọng rất lớn; Năng suất và giá bán có tác động tỷ lệ thuận với thu nhập ròng, trong đó năng suất ảnh hưởng rất lớn.
Vì vậy, nông hộ cần giảm bớt các loại chi phí có có tỷ trọng cao và ảnh hưởng lớn đến thu nhập đồng thời bằng các biện pháp canh tác theo khoa học để tăng năng suất, tìm nguồn tiêu thụ tốt để bán được giá cao hơn – có như vậy thì thu nhập ròng của nông hộ sẽ tăng lên đáng kể.
Trong quá trình sản xuất, nông dân thường gặp phải một thuận lợi và khó khăn như:
* Thuận lợi: Điều kiện tự nhiên thời tiết tốt, ít có mưa bão; đất đai màu mỡ; Được tập huấn kỹ thuật nên trình độ canh tác tăng lên đồng thời nông dân cũng có kinh nghiệm trong sản xuất; Nông dân có quan hệ mật thiết với nhau nên họ dễ dàng học hỏi và làm theo nhau và nông dân học của nông dân thì họ rất dễ tiếp thu; Trên thị trường có nhiều công ty, đại lý phân bón, hóa cung cấp hàng cho nông dân đến cuối vụ mới thanh toán làm giảm chi phí đầu tư cho nông dân; Nông hộ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú.
Bên cạnh những thuận lợi trên, nông dân phải đối mặt với tình trạng đất đai ngày càng giảm độ phì nhiêu, kháng lại với các loại phân, thuốc do canh tác 3 vụ và hệ thống đê bao khép kín nên năng suất sẽ ngày một giảm dần.
* Khó khăn: Việc sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nhất là diễn biến của thời tiết, sâu hại, dịch bệnh nên nông dân không dám áp dụng triệt để các mô hình khoa học kỹ thuật; Phần lớn, nông dân chưa nắm bắt được hết các kiến thức của các buổi tập huấn kỹ thuật nên khi ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật; Một số nơi giao thông, thủy lợi chưa tốt, phải bơm nước vào ban đêm, việc đi lại để chăm sóc ruộng cũng khó khăn do không có đường để đi vào ruộng lúa nên cũng khó khăn trong khâu bán sản phẩm; Giá phân bón, vật tư nông nghiệp ngày càng cao; Nông dân không biết được chất lượng của các loại phân, thuốc hóa học; Giá thuê lao động tại địa phương ngày càng tăng, thường khan hiếm lao động khi vào vụ thu hoạch; Giá bán không ổn định, nông dân lại bị thương lái ép giá. Tại địa phương có ít lò sấy gây bất lợi cho nông dân trong việc dữ trữ chờ giá cao hay sản phẩm chưa bán được ngay mà không có điều kiện bảo quản.
Tuy nhiên, do số liệu được thu thập ở 3 ấp của xã Phú Tâm và chỉ chọn 60 hộ nên tính đại diện chưa cao. Thêm vào đó, đề tài dùng phương pháp chọn mẫu phán đoán - chọn những hộ có ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phụ thuộc vào sự phán đoán của cán bộ xã để chọn 60 hộ thuộc 3 ấp của xã nên số liệu về năng suất đạt được trong vụ Đông Xuân năm 2005 – 2006 của những hộ được điều tra cao hơn năng suất trung bình của xã. Kết quả được phân tích từ số liệu điều tra nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất của 60 nông hộ khi ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật khác nhau vào sản xuất lúa.
II. KIẾN NGHỊ
Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật, tình hình các các chính sách triển khai khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa, thuận lợi, khó khăn, cơ hộ và mối đe dọa của ngành và tình hình ứng dụng khoa học kỹ thuật của 60 hộ xủa xã Phú Tâm, đề tài xin đưa ra một số kiến nghị sau.
1. Đối với nông hộ
– Nên áp dụng các mô hình khoa học kỹ thuật vào sản xuất vì hiệu quả sau khi ứng dụng khoa học kỹ thuật cao hơn và nên ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật có tính chất bổ sung cho nhau như giống mới – IPM, giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng để đạt hiệu quả cao.
– Nông dân nên tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, tham gia học hỏi kinh nghiêm từ các mô hình khoa học kỹ thuật được nông dân khác ứng dụng có hiệu quả. Đồng thời không ngừng nâng cao kiến thức trong sản xuất bằng cách tìm đọc sách báo, nghe đài, xem tivi… về những mô hình khoa học kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất lúa.
– Khi đã quyết định theo mô hình nào thì phải cố gắng ứng dụng triệt để, nếu gặp khó khăn do chưa nắm rõ kỹ thuật nên tìm cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp để được tư vấn.
– Tích cực tìm thị trường tiêu thụ và nắm bắt giá cả nông sản thông qua bạn bè, hoặc từ các phương tiện thông tin đại chúng.
– Cần tính toán chi phí, lợi nhuận sau mỗi vụ hoặc mỗi năm khi ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật (như sử dụng các loại giống mới) để so sánh hiệu quả với trước khi ứng dụng mô hình đó.
– Những nông dân có ruộng gần nhau nên liên kết lại để thu hoạch cùng một lúc và bán để tìm được người mua với số lượng lớn nhằm giảm bớt khâu trung gian để bán được giá cao hơn.
2. Đối với chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành
Để thúc đẩy mô hình khoa học kỹ thuật được triển khai và ứng dụng rộng rãi tại địa phương, đề tài xin đưa ra một số kiến nghị đối với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan như sau:
– Cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân nghe và hiểu rồi nông dân mới thực hiện nên công tác truyền thông là rất quan trọng. Vì vậy, cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp của xã Phú Tâm và Trạm khuyến nông, chi cục bảo vệ thực vật huyện Mỹ Tú cần kết hợp nhau để:
– Tăng cường công tác khuyến nông, tổ chức nhiều lớp tập huấn các mô hình khoa học kỹ thuật như cách gieo trồng các loại giống mới, IPM, 3 giảm 3 tăng… và khuyến khích, tạo điều kiện cho nông dân tham gia tập huấn nhiều hơn.
– Tăng cường công tác trình diễn thí điểm, nhân rộng mô hình khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả cao tại các ấp khác nhau trong xã, từ đó nông dân có thể chọn mô hình khoa học kỹ thuật phù hợp với nguồn lực sẵn có của mình để ứng dụng.
– Tổ chức những cuộc gặp gỡ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các nông dân sản xuất giỏi với các nông dân trong vùng. Giới thiệu, biểu dương những nông dân áp dụng thành công các mô hình khoa học kỹ thuật để khuyến khích nông dân khác trong vùng làm theo.
Đối với cán bộ nông nghiệp xã:
– Phải theo dõi và cập nhật thường xuyên tình hình sản xuất của nông hộ, tình hình phát triển của sâu bệnh trong vùng để kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn nông dân khi có những diễn biến bất lợi phát sinh.
– Xem xét từng thời điểm xuất hiện của dịch hại, sâu bệnh… để lên kế hoạch cho nông dân đồng loạt phun, xịt thuốc để đảm bảo tiêu diệt hết các loại sâu hại, thiên địch trong thời điểm đó.
Ủy Ban nhân dân xã Phú Tâm cần qua tâm thực hiện:
– Xây dựng mới, nâng công suất của các lồ sấy hiện có để đáp ứng nhu cầu dự trữ hoặc sấy lúa trước khi bán của nông dân.
– Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn và thủy lợi nội đồng để phục vụ tốt hơn cho nông dân trong việc đi lại và sản xuất. Đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng (giáo dục, đào tạo nghề, y tế… ) nhằm mục đích nâng cao trình độ dân trí, tạo điều kiện cho nông dân dễ dàng tiếp thu các biện pháp khoa học kỹ thuật và ứng dụng trong sản xuất để tăng năng suất và tăng hiệu quả sản xuất.
– Cần có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nông nghiệp và tăng thêm về số lượng để cán bộ nông nghiệp có thể đến trực tiếp các ấp để hướng dẫn nông dân ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật.
– Cán bộ các ban ngành có liên quan cần cập nhật các thông tin về giá cả đầu ra, đầu vào cho nông dân một cách kịp thời.
– Hình thành tổ chức thu mua lúa của nông dân để bán cho các công ty, nhà máy thì giá bán sẽ cao hơn so với nông dân bán riêng lẻ cho thương lái hoặc tìm nhà tiêu thụ để kí hợp đồng với nông dân.
– Tổ chức theo từng ấp hoặc trên phạm vi toàn xã 1 nhóm hoặc câu lạc bộ cung cấp lao động khi thu hoạch cho nông dân để tránh tình trạng khan hiếm lao động khi thu hoạch ngày càng cao.
– Đối với định hướng chuyển mô hình lúa chuyển sang mô hình lúa – màu, cán bộ nông nghiệp xã cần phải xác định các loại cây phù hợp điều kiện canh tác tại địa phương, cho năng suất, chất lưọng cao. Sau khi xác định loại cây trồng thích hợp thì thực hiện thí điểm để đánh giá kết quả rồi mới phổ biến cho nông dân trong vùng.
3. Đối với Nhà nước
Vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sức quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhà nước cần có chính sách liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp để giúp đỡ, hỗ trợ cho nhà nông trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Nhà nước cần phải hỗ trợ đủ kinh phí để giúp các cơ quan ban ngành trong việc xây dựng và triển khai mô hình đến nông dân như: Kinh phí xây dựng các điểm trình diễn ở nhiều khu vực kể cả những vùng thuộc vùng sâu, vùng xa; Kinh phí thực hiện các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật và kinh phí vận động nông dân đặc biệt là nông dân vùng sâu, vùng xa đến tham dự; Kinh phí tuyên truyền và vận động nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; Kinh phí tổ chức điều tra xem các mô hình mới tiến triển như thế nào.
– Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú cần có nhiều chính sách về đầu tư, cho vay, hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp. Đối với chính sách tín dụng cần quan tâm:
Thủ tục cho vay đơn giản
Giảm phí tín dụng đến mức thấp nhất cho nông dân
Lãi suất cho vay phải thấp hơn các ngành sản xuất khác
Nông dân ứng dụng các mô hình sản xuất khác nhau nên chu kì sản xuất cũng khác nhau, vì vậy Ngân hàng cần điều chỉnh thời hạn cho vay để vốn vay phát huy hiệu quả
Khi nông dân ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật vào sản xuất có sự chứng nhận của chính quyền địa phương thì Ngân hàng nên xem xét điều kiện cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn của những hộ này.
Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng cho các vùng để giảm mức thủy lợi phí cho nông dân.
– Nhà nước tạo điều kiện cho các Viện, Trường tăng cường công tác lai tạo, nghiên cứu giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái của từng vùng khác nhau, sau đó phổ biến đến nông dân thông qua các lớp tập huấn.
Và cuối cùng, Nhà nước cần có chính sách để bình ổn giá đầu ra và đầu vào, cần có các biện pháp đảm bảo cho nông dân không bị thiệt thòi khi mua vật tư nông nghiêp với giá cao hoặc bán nông sản với giá thấp và không ổn định, giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi nhất thời của thị trường đối với sản xuất bằng các chính sách về giá nông sản. Thành lập một Hợp tác xã đại diện cho nông dân đứng ra thu mua nông sản và tìm kiếm thị trường ký kết các hợp đồng thu mua nông sản với nông dân để đảm bảo ổn định giá cả cho nông dân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.doc