Với nhận thức đúng đắn, kịp thời trong chiến
lược phát triển KTDL cũng như những nỗ lực của
chính quyền và nhân dân Lào Cai trong thời gian
qua, đã và đang tạo bước đệm vững chắc để làm
nên những bước chuyển lớn trong tương lai cho
ngành “công nghiệp không khói” nói riêng và kinh
tế của tỉnh nói chung. Tác giả tin rằng, kinh tế du
lịch tỉnh Lào Cai sẽ không ngừng phát triển để đạt
được mục tiêu trở thành trung tâm du lịch lớn của
miền Bắc và của cả nước./.
30 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 7100 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào
Cai : Luận văn ThS. Kinh tế:
60.31.01/Nguyễn Thị Lan Phương
; Nghd. : TS. Đinh Văn Thông
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng
kinh tế - xã hội phổ biến. Hội đồng Lữ hành và Du
lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council –
WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế
lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô,
thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc
gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất
trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác, du
lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Du
lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế
mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới.
Để phát triển du lịch thì việc khai thác tiềm
năng du lịch có hiệu quả là rất cần thiết. Thực tiễn
cho thấy các nước có nền công nghiệp du lịch phát
triển như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Thụy Sĩ đã có
nhiều thành công trong việc khai thác tiềm năng du
2
lịch. Đối với những nước đang phát triển, nhất là
những nước còn nghèo và nhỏ như Việt Nam thì
việc khai thác tiềm năng du lịch tuy đã có cố gắng
nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, du lịch vẫn
chưa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
trong nền kinh tế quốc dân.
Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc của
Việt Nam, vị thế của Lào Cai là tiềm năng thiên
phú cho du lịch. Từ Lào Cai, khách thập phương có
thể du lịch sang Trung Quốc vào sâu nội địa Việt
Nam và đi các nước ASEAN. Lào Cai có nhiều
cảnh quan thiên nhiên kỳ thú cùng nhiều truyền
thống văn hóa giàu bản sắc của các dân tộc được
bảo lưu phong phú đầy hấp dẫn đan xen như lễ hội
xuống đồng, hội múa xòe, hội xuân Đền Thượng tại
thành phố Lào CaiLào Cai còn tập hợp nhiều di
tích văn hóa như quần thể hang động Mường Vi,
đền Bảo Hà, khu bãi đá khắc cổ Sapa, tòa lâu đài
trên cao nguyên Bắc Hàlà những điều kiện và di
vật thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch.
Trong những năm qua, du lịch Lào Cai đã có
những phát triển nhất định, bước đầu khẳng định
được tầm quan trọng của kinh tế du lịch đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, so
với tiềm năng thì những thành tựu đạt được còn rất
3
khiêm tốn. Đặc biệt trong điều kiện mở cửa và hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì việc đẩy mạnh
phát triển kinh tế du lịch ở Lào Cai đang đặt ra cấp
thiết hơn bao giờ hết. Điều đó đặt cho du lịch Lào
Cai phải đánh giá đúng thực trạng của ngành và
phải có những giải pháp đúng hướng để khai thác
triệt để tiềm năng sẵn có và xây dựng chiến lược
phát triển phù hợp, nhằm góp phần thúc đẩy ngành
du lịch Lào Cai phát triển bền vững, hòa nhập với
trào lưu phát triển du lịch của khu vực và trên thế
giới, thực hiện đúng vai trò của ngành du lịch trong
xây dựng và phát triển của tỉnh trong thời kỳ công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài:
“Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai” làm đề tài
luận văn cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, vấn
đề du lịch và KTDL đã được nhiều học giả trong và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở các mức độ và
dưới các góc độ khác nhau. Đáng lưu ý có các công
trình liên quan đến đề tài như:
Các công trình ngoài nước có:
+ Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình cùng
với tập thể giáo sư và giảng viên khoa Du lịch Đại
4
học Hải Dương, Thanh Đảo, Trung Quốc hợp soạn
với cuốn sách Kinh tế du lịch và Du lịch học, Nxb
Trẻ 2000. Đây là công trình nghiên cứu khoa học
có hệ thống về hoạt động du lịch từ thực tiễn của
Trung Quốc, nêu lên nhiều mặt tương đối phù hợp
với điều kiện hoạt động du lịch Việt Nam, từ đó có
thể rút ra được những bài học để đưa du lịch Việt
Nam phát triển theo đúng chủ trương đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện
nay.
+ Robert Lanquar, với cuốn sách Kinh tế du
lịch, người dịch Phạm Ngọc Uyển, Bùi Ngọc
Chưởng, Nxb Thế giới, Hà Nội 2002. Giới thiệu cột
mốc lịch sử của công nghiệp du lịch và đi sâu phân
tích những ảnh hưởng của du lịch đến kinh tế,
những biến số kinh tế vĩ mô, những công cụ và
phương tiện phân tích kinh tế học du lịch, kinh tế
học về kinh doanh du lịch và qua đó nhấn mạnh sự
cần thiết phải tiếp cận theo hệ thống hiện đại.
Ở trong nước có những tác giả viết về lĩnh
vực du lịch và liên quan đến lĩnh vực kinh tế du lịch
như:
+ Nguyễn Hồng Giáp, với cuốn Kinh tế du
lịch, Nxb Trẻ, 2002
5
+ GS.TS. Nguyễn Văn Đính, TS.Trần Thị
Minh Hòa với cuốn Giáo trình Kinh tế du lịch,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Nxb Lao động -
Xã hội.
+ Lê Văn Thắng, Trần Anh Tuấn, Bùi Thị
Thu, “Giáo trình du lịch và môi trường”, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Những cuốn sách nêu trên đề cập đến những
vấn đề cơ bản sau:
- Trên cơ sở khái lược chung nhất những
khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch, cách nhìn
nhận KTDL từ nhiều góc độ khác nhau của các học
giả trong và ngoài nước để giúp cho độc giả những
kiến thức khái quát, cơ bản như khái niệm về du
lịch, lịch sử hình thành, xu hướng phát triển của du
lịch, ý nghĩa kinh tế - xã hội của du lịch, các loại
hình kinh doanh du lịch, hiệu quả KTDL...Đồng
thời, các tác giả cũng đề cập đến những vấn đề có
liên quan đến một số mặt hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực du lịch và hiệu quả KTDL, tổ chức
và quản lý ngành du lịch ở Việt Nam. Trên cơ sở đó
đưa ra những nội dung để xác định vị trí của ngành
du lịch, các thành phần chủ yếu của sản phẩm du
lịch và các đơn vị hoạt động du lịch để đi đến
6
những vấn đề KTDL chính thống theo hướng
nghiên cứu và quan điểm của tác giả.
- Giới thiệu chung về tài nguyên môi trường
du lịch nói chung và tài nguyên môi trường Du lịch
Việt Nam nói riêng, những tác động của hoạt động
du lịch tới tài nguyên và môi trường.
Trên nhiều tạp chí có nhiều bài viết nêu lên
những thành tựu của ngành du lịch Việt Nam, đề ra
mục tiêu và nhiệm vụ của ngành du lịch. Tiêu biểu
như: Đón xuân nhìn lại 5 năm du lịch Việt Nam,
Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1+2/2004; Tạp chí Du
lịch Việt Nam, số 2/2005; Đưa du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, Tạp chí Du lịch Việt Nam,
số 15/2009.
Các tác giả đã khái quát những mặt hoạt
động, những thành tựu đã đạt được của ngành du
lịch Việt Nam. Đồng thời chỉ ra những mặt tồn tại,
yếu kém trong ngành và xác định mục tiêu, nhiệm
vụ cho ngành du lịch trong thời gian tới.
Cùng với xu hướng phát triển du lịch cả
nước, ở phạm vi tỉnh Lào Cai nói riêng cũng đã có
một số công trình nghiên cứu về du lịch như:
+ Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2002),“Đề
án phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn
2001-2005-2010”
7
+ Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, quyết định
số 660/QĐ-UB ngày 3/11/2004, “Quy hoạch phát
triển du lịch Lào Cai giai đoạn 2005-2010 và định
hướng 2020”.
+ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Lào Cai
(2009),“Kế hoạch triển khai giải pháp cấp bách thu
hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội
địa đến Lào Cai năm 2009”.
Tuy nhiên, những đề tài trên mới chỉ nghiên
cứu một khía cạnh nào đó về du lịch và KTDL như
xác định sản phẩm du lịch chính của địa phương,
phân vùng, xác định tuyến điểm du lịch đầu tư
Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một
cách có hệ thống về phát triển KTDL cũng như
phân tích và đánh giá sâu thực trạng phát triển
KTDL tỉnh Lào Cai. Do đó, đề tài được nghiên cứu
với mong muốn góp một phần nhỏ bé giải quyết
vấn đề khai thác tiềm năng du lịch một cách hợp lý
và có hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát triển KTDL
ở tỉnh Lào Cai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Trên cơ sở hệ thống và khái quát lại những lý
luận chung về các khái niệm du lịch, KTDL và phát
triển KTDL, đồng thời tiếp cận dưới góc độ kinh tế
8
chính trị theo quan điểm, tư tưởng, lý luận của Chủ
nghĩa Mác – Lê nin, tác giả nghiên cứu, đánh giá
thực trạng phát triển KTDL tỉnh Lào Cai, đề xuất
một số quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm
khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch ở Lào Cai,
góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch Lào Cai phát triển
trong những năm tới.
Nhiệm vụ:
Từ mục đích trên các nhiệm vụ cụ thể được
xác định là:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản
về du lịch, kinh tế du lịch và phát triển kinh tế du
lịch.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển
kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai trong thời gian qua, từ
đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và
nguyên nhân.
+ Đưa ra quan điểm, định hướng và đề xuất
một số giải pháp có khả năng thực thi nhằm thúc
đẩy sự phát triển KTDL của tỉnh Lào Cai từ nay
đến năm 2015 và những năm tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng phát triển của kinh tế
du lịch tỉnh Lào Cai trong thời gian qua.
9
Phạm vi nghiên cứu:
+ Địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Lào Cai
+ Thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung
nghiên cứu thực trạng phát triển của kinh tế du lịch
trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp luận của
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
phương pháp trừu tượng hóa khoa học tạm thời
gạch bỏ những yếu tố thứ yếu để tìm hiểu bản chất
bên trong của các hiện tượng kinh tế du lịch cũng
như nghiên cứu sự phát triển của một ngành kinh
tế.
- Luận văn cũng đã sử dụng một cách có hệ
thống các phương pháp cụ thể trong quá trình
nghiên cứu như: Phương pháp thống kê, lập bảng
biểu, phân tích, so sánh, tổng hợp và khảo sát thực
tế
6. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về du lịch và phát triển kinh tế du lịch.
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế du
lịch ở tỉnh Lào Cai.
10
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát
triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH
1.1. DU LỊCH VÀ CÁC LĨNH VỰC KINH
DOANH TRONG DU LỊCH
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Từ việc đưa ra và phân tích các định nghĩa,
khái niệm khác nhau về du lịch, nên tách thuật ngữ
du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có
thể được hiểu như sau:
Thứ nhất, “du lịch là sự di chuyển và lưu trú
qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích
phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới
xung quanh, có hoặc không kèm theo việc theo việc
tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và
dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.”
Thứ hai, “du lịch là một lĩnh vực kinh doanh
các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong
quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời
trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể
ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe,
11
nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung
quanh.”
1.1.2. Sản phẩm du lịch và tính đặc thù của nó
Sản phẩm du lịch:
“Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa
cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp
của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với
việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật
và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc
gia nào đó.”
Đặc thù của sản phẩm du lịch
Một là, tính tổng hợp. Hai là, tính đồng thời
của việc sản xuất và tiêu thụ. Ba là, tính không thể
dự trữ. Bốn là, tính không thể chuyển dịch.
1.1.3. Các loại hình du lịch
Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau có
thể phân du lịch thành các loại hình du lịch khác
nhau.
1.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch
Kinh doanh lữ hành; Kinh doanh cơ sở lưu
trú du lịch; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác. Ngoài ra còn
có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ như kinh
doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí
12
1.2. KINH TẾ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH
1.2.1. Kinh tế du lịch
1.2.1.1. Khái niệm kinh tế du lịch
Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có
tính đặc thù mang tính dịch vụ, nó “phản ánh bước
tiến mới của lực lượng sản xuất trong quá trình tổ
chức khai thác các tài nguyên du lịch của đất nước
thành sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch
trong và ngoài nước, tổ chức buôn bán, xuất nhập
khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch,
góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
con người, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Ở các
quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau thì
có mục đích, tính chất và chiến lược phát triển kinh
tế du lịch khác nhau.”
1.2.1.2. Đặc điểm cơ bản của kinh tế du lịch
Thứ nhất, nói đến KTDL tức là đề cập đến
các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch,
trong đó loại hình dịch vụ là chủ yếu. Thứ hai,
trong điều kiện thị trường, việc thực hiện thông
suốt hoạt động KTDL được quyết định bởi sự điều
hòa nhịp nhàng giữa hai phía cung và cầu du lịch.
Thứ ba, quá trình phát triển KTDL gắn liền với quá
trình vận động phát triển của LLSX và khả năng
13
liên kết rộng rãi của các quốc gia dân tộc. Thứ tư,
hoạt động kinh doanh của KTDL mang tính thời vụ
là chủ yếu.
1.2.2. Phát triển kinh tế du lịch
1.2.2.1. Khái niệm phát triển kinh tế du lịch
“Phát triển kinh tế du lịch là mở rộng quy mô
và năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng
cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực nhằm nâng cao
số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ du lịch để
tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, bảo vệ môi trường,
thúc đẩy phân công lao động, bảo tồn và làm phong
phú thêm các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc,
thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã định”.
1.2.2.2. Điều kiện để phát triển kinh tế du lịch
Một là, tài nguyên du lịch. Hai là, cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh du lịch và cơ sở
hạ tầng kỹ thuật xã hội. Ba là, điều kiện về kinh tế.
Bốn là, yếu tố dân cư và lao động. Năm là, nhân tố
quốc phòng, an ninh, chính trị, xã hội. Sáu là,
đường lối, chính sách phát triển KTDL.
1.2.2.3. Vai trò của phát triển kinh tế du lịch đối
với đời sống kinh tế - xã hội
Du lịch là một trong những ngành kinh tế
mang lại nhiều giá trị tích cực đối với đời sống kinh
14
tế - xã hội của mỗi quốc gia nói chung và của mỗi
địa phương nói riêng.
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ
DU LỊCH TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG Ở
NƯỚC TA.
1.3.1. Khái quát tình hình phát triển của ngành
du lịch Việt Nam
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch của
một số địa phương
Bài học kinh nghiệm cho phát triển
KTDL ở tỉnh Lào Cai
Thông qua việc đánh giá các thành tựu, hạn
chế cũng như nguyên nhân dẫn đến các hạn chế của
du lịch Việt Nam và từ việc phân tích, tổng hợp
khái quát một số kết quả đạt được về phát triển
KTDL của Thủ đô Hà Nội, Tỉnh Phú Thọ, Tỉnh
Ninh Bình đã giúp cho Lào Cai có được nhiều bài
học kinh nghiệm:
Một là, Công tác quy hoạch, quản lý quy
hoạch phải được quan tâm chỉ đạo. Hai là, Quản lý
Nhà Nước về du lịch cần tăng cường trên tất cả các
lĩnh vực. Ba là, Xây dựng cơ chế, chính sách ưu
tiên đầu tư và phát triển du lịch phù hợp. Chú trọng
đào tạo, bối dưỡng và nâng cao trình độ cho nguồn
nhân lực du lịch và giáo dục du lịch toàn dân. Bốn
15
là, phải chú trọng công tác xúc tiến, quảng bá,
tuyên truyền và hợp tác, đầu tư về du lịch.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH LÀO CAI
2.1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỦA TỈNH LÀO CAI
2.1.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Lào Cai
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc
miền núi phía Bắc Việt Nam, là cửa ngõ thông
thương với tỉnh Vân Nam và vùng Tây Nam –
Trung Quốc. Vị thế của Lào Cai là tiềm năng thiên
phú cho du lịch. Với những lợi thế về điều kiện tự
nhiên cũng như đặc điểm kinh tế - xã hội riêng của
mình, đã tạo cho Lào Cai có một nguồn tài nguyên
du lịch phong phú, độc đáo để phát triển kinh tế du
lịch của địa phương.
2.1.2. Nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh Lào Cai
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Đặc điểm điều kiện tự nhiên đã tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch với
những địa danh nổi tiếng như Sa Pa, cao nguyên đá
vôi Bắc Hà, Phan Xi Păng, cửa khẩu quốc tế Lào
Cai,
2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
16
Với những nét riêng về văn hóa - xã hội đã
tạo cho Lào Cai có một nguồn tài nguyên du lịch
nhân văn độc đáo như những di tích lịch sử văn
hoá, kiến trúc nghệ thuật, những sản phẩm thủ
công, những giá trị văn hóa phi vật thể như văn
nghệ dân gian, lễ hội, ẩm thựcthể hiện bản sắc
văn hóa của Lào Cai.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
DU LỊCH TỈNH LÀO CAI
2.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý Nhà nước về du
lịch
UBND tỉnh đã chỉ đạo việc hợp nhất các bộ
phận QLNN về du lịch thành Sở VHTT&DL, đồng
thời thành lập Trung tâm thông tin du lịch Lào Cai
và hệ thống 2 nhà du lịch tại Sa Pa, Bắc Hà. Tỉnh
không ngừng tăng cường công tác quản lý cơ sở
KDDL, ban hành Quy chế quản lý lữ hành quốc tế
qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai, Quy chế quản lý du
lịch tại huyện Sa Pa, đảm bảo các hoạt động du lịch
diễn ra sôi nổi, đúng pháp luật.
2.2.2. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn
đầu tư vào lĩnh vực du lịch
Tỉnh đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn
đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, khu vui chơi giải trí,
trong đó có 12 doanh nghiệp trong và ngoài nước
17
với tổng số vốn đầu tư là trên 800 tỷ đồng. Giai
đoạn 2006 – 2010, tổng số vốn đầu tư cho cơ sở hạ
tầng và vui chơi giải trí trong toàn tỉnh ước đạt
1.220.522 triệu đồng.
2.2.3. Tình hình xúc tiến, quảng bá và liên kết,
hợp tác du lịch
Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được
thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng với mức
kinh phí ước đạt 12,557 tỷ đồng (chủ yếu từ nguồn
xã hội hóa và các tổ chức phi chính phủ). Bên cạnh
đó, tỉnh còn tăng cường liên kết hợp tác phát triển
du lịch với các tổ chức trong và ngoài nước.
2.2.4. Thực trạng nguồn lao động trong ngành
du lịch
Đến hết năm 2009 số lao động trực tiếp trong
ngành du lịch là 3.200 người, lao động gián tiếp là
5.000 người. Trong giai đoạn 2006 – 2010, nguồn
lực dành cho công tác đào tạo nguồn nhân lực du
lịch đạt 6,824 tỷ đồng. Nguồn lao động du lịch trên
địa bàn tỉnh hiện nay còn thiếu về số lượng so với
yêu cầu, còn nhiều bất cập và hạn chế về kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ.
2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
2.2.5.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội
18
Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có hệ
thống giao thông vận tải đa dạng. Hệ thống điện,
nước, thông tin liên lạc đã đảm bảo cung cấp cho
nhu cầu tại thành phố và các thị trấn. Song nhìn
chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội vẫn còn thiếu
đồng bộ, nhất là khu vực nông thôn, vùng cao, vùng
xa.
2.2.5.2. Tình hình phát triển của hệ thống cơ sở
kinh doanh du lịch
Cơ sở kinh doanh lưu trú:
Hệ thống cơ sở kinh doanh lưu trú phát triển
với tốc độ nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, thu
hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia, với
nhiều loại hình lưu trú khác nhau. Đến nay, toàn
tỉnh có 335 cơ sở lưu trú với 3.296 phòng. Trong
đó, có 20 khách sạn đạt chất lượng từ 2 sao đến 4
sao với trên 600 phòng. Ngoài ra còn có 80 nhà
nghỉ lưu trú tại gia ở các thôn bản phát triển du lịch
cộng đồng. Năm 2009 doanh thu lưu trú tăng lên
71.816 triệu đồng tăng 18,1% so với năm 2005 và
tăng 5% so với năm 2008.
Cơ sở kinh doanh lữ hành:
Tính đến nay toàn tỉnh có 36 doanh nghiệp,
chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực này với nhiều
thành phần kinh tế, trong đó có 10 doanh nghiệp
19
kinh doanh lữ hành quốc tế và 26 doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành nội địa. Doanh thu lữ hành
trong thời gian qua có sự tăng trưởng nhanh với
mức tăng trưởng bình quân là 14,8%/năm.
Phương tiện vận chuyển khách du lịch:
Toàn tỉnh hiện có 10 hợp tác xã, 13 công ty,
6 doanh nghiệp, 3 hãng taxi với trên 1.200 đầu xe
các loại. Đồng thời, hiện nay có 5 cặp xe ô tô
giường nằm cao cấp chạy suốt từ Lào Cai – Hà Nội
và ngược lại, cùng với nhiều tàu chất lượng cao.
Doanh thu vận chuyển khách trong những năm gần
đây đã tăng lên mạnh, hằng năm nó đóng góp một
phần không nhỏ vào tổng doanh thu du lịch trên địa
bàn tỉnh.
Hệ thống cơ sở kinh doanh các dịch vụ du lịch
khác:
+ Cơ sở ăn uống:
Doanh thu ăn uống chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng doanh thu du lịch và đạt mức độ tăng trưởng
cao, đặc biệt là giai đoạn 2006 – 2009.
+ Các cơ sở thương mại và các cơ sở thể
thao và vui chơi, giải trí
Nhìn chung còn chưa phong phú, chưa đáp
ứng được nhu cầu của khách du lịch.
2.2.6. Số lượng du khách và doanh thu du lịch
20
2.2.6.1. Tình hình tăng trưởng và đặc điểm nguồn
khách
Du khách đến Lào Cai trong những năm gần
đây đã tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ cả về số
lượng và cơ cấu khách. Tốc độ tăng trưởng lượng
khách bình quân giai đoạn 2001 - 2009 đạt 14,2
%/năm.
2.2.6.2. Doanh thu du lịch
Thu ngân sách từ phát triển kinh tế du lịch
giai đoạn 2006 – 2009 bình quân đạt gần 15 tỷ
đồng/năm. Thu nhập xã hội từ du lịch của tỉnh Lào
cai có mức gia tăng khá lớn, doanh thu do du lịch
mang lại được thể hiện qua hình sau:
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
400000
450000
2000 2001 200220032004 2005 2006 2007 2008 2009
Năm
L
ư
ợ
t
kh
ác
h
0
100000
200000
300000
400000
500000
600000
T
ri
ệu
đ
ồ
n
g
Khách nội địa
Khách quốc tế
Doanh thu
Hình 2.2. Lượng khách và doanh thu từ du lịch
thời kỳ 2000-2009
Nguồn: Sở VHTT&DL Lào Cai (2010)
21
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH LÀO
CAI TRONG THỜI GIAN QUA
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Bộ máy QLNN về du lịch từ tỉnh tới huyện,
xã được kiện toàn một bước.
- Các hoạt động tuyên truyền quảng bá du
lịch, hợp tác trong nước, quốc tế và khu vực được
đẩy mạnh.
- Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực du lịch cũng đang từng bước được
hoàn thiện.
- Vốn đầu tư cho phát triển KTDL được huy
động và sử dụng hiệu quả.
- Du lịch Lào Cai có sự phát triển về chất.
Phát triển KTDL đã đem lại hiệu quả tích cực cho
kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Chất lượng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất
kỹ thuật của ngành còn hạn chế.
- Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn.
- Nguồn nhân lực du lịch Lào Cai còn thiếu và
yếu.
- Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa có
chiến lược, thiếu tính chuyên nghiệp.
22
- Hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư
chưa cao.
- Việc quy hoạch một số công trình phục vụ
tại các khu, tuyến, điểm du lịch còn bất cập.
Những hạn chế trên là do những nguyên nhân
cơ bản sau:
* Nguyên nhân khách quan: Do xuất phát
điểm của nền kinh tế và ngành du lịch địa phương
thấp; Do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái
kinh tế toàn cầu.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Cán bộ và cơ quan quản lý du lịch ở các
huyện, thành phố còn yếu và thiếu.
- Thiếu vốn trong quá trình đầu tư và công tác
quy hoạch, giải phóng mặt bằng gặp khó khăn.
- Lực lượng lao động trong ngành trình độ học
vấn và hiểu biết còn chưa cao.
- Sự phát triển của một số ngành công nghiệp
đã làm mất cảnh quan tự nhiên tại nhiều, tuyến
điểm du lịch.
- Công tác xây dựng và cụ thể các dự án trong
đề án còn mang nặng tính hình thức.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
TỈNH LÀO CAI
23
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
DU LỊCH Ở TỈNH LÀO CAI
3.1.1. Bối cảnh kinh tế mới
3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển kinh
tế du lịch tỉnh Lào Cai
3.1.2.1. Quan điểm phát triển kinh tế du lịch của
tỉnh Lào Cai trong thời gian tới
Phát triển du lịch cần quán triệt sâu sắc các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Phát
triển du lịch với vai trò là một ngành kinh tế mũi
nhọn là hướng tích cực để đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế; Phát triển du lịch phải phù hợp với
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Dựa
trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành,
các thành phần kinh tế và toàn xã hội; Phát triển du
lịch phải gắn với sự bảo đảm an ninh quốc gia và
trật tự an toàn xã hội; Phát triển du lịch gắn với việc
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng
nhu cầu của sự phát triển.Phát triển du lịch phải
mang tính bền vững gắn với việc bảo vệ môi trường
sinh thái và môi trường xã hội.
3.1.2.2. Định hướng phát triển kinh tế du lịch của
tỉnh Lào Cai
Định hướng tổng quát như sau: “Trong
những năm tới cần tập trung khai thác tiềm năng
24
thế mạnh phong phú về cảnh quan thiên nhiên, về
văn hóa lịch sử, về điều kiện giao thông thuận lơi,
những cơ sở vật chất đã được đầu tư xây dựng tạo
bước phát triển mới về du lịch. Phấn đấu sau năm
2010 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
nâng giá trị gia tăng của ngành du lịch chiếm trên
12% trong cơ cầu GDP của tỉnh”.
Từ định hướng tổng quát nêu trên, phát triển
KTDL được cụ thể hóa theo những hướng cơ bản.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH LÀO
CAI
3.2.1. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về
du lịch
Kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực
cho cơ quan QLNN về du lịch từ cấp tỉnh, huyện,
và một số xã trọng điểm du lịch. Thành lập đội liên
ngành quản lý khách du lịch tại địa bàn du lịch
trọng điểm. Sở du lịch cần phải thực hiện đầy đủ
chức năng của mình là tiến hành tổ chức quản lý vĩ
mô đối với toàn bộ hoạt động du lịch và KDDL
thuộc mọi tổ chức và mọi thành phần kinh tế trên
địa bàn thành phố.
3.2.2. Giải pháp về đầu tư phát triển kinh tế du
lịch
25
Phối hợp với các huyện, các tuyến, điểm, khu
du lịch tiến hành đánh giá công tác đầu tư phát triển
KTDL; rà soát đánh giá và đề xuất cơ chế, chính
sách đầu tư du lịch. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du
lịch. UBND tỉnh cần ban hành các chính sách để
tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các doanh
nghiệp, các chủ đầu tư.
3.2.3. Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng
nguồn nhân lực du lịch
Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển
nguồn nhân lực du lịch đến năm 2015 và tầm nhìn
đến năm 2020. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc
chính sách cán bộ. Bên cạnh đó xây dựng chính
sách và chương trình liến kết, hợp tác với các tổ
chức trong và ngoài nước. Đẩy mạnh công tác
nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong phát
triển nguồn nhân lực du lịch. Tăng cường công tác
bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cộng đồng về du
lịch.
3.2.4. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản
phẩm du lịch và dịch vụ du lịch
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch với các sản
phẩm phù hợp với từng vùng, tuyến, điểm và khu
du lịch. Đặc biệt khuyến khích đầu tư xây dựng sản
26
phẩm dành cho du khách có khả năng chi trả từ
mức khá trở lên. Các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch cũng phải có những giải pháp đa dạng hóa và
nâng cao chất lượng sản phẩm kinh doanh cũng như
lĩnh vực kinh doanh du lịch của mình.
3.2.5. Giải pháp về thị trường
Tích cực, chủ động trao đổi thông tin và tiến
hành liên kết, hợp tác giữa du lịch Lào Cai với các
tỉnh, thành phố nhằm đẩy mạnh phát triển KTDL
theo hướng liên vùng. Củng cố, khai thác có hiệu
quả các thị trường khách du lịch. Chú trọng đến các
hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát
triển du lịch của địa phương.
3.2.6. Chú trọng phát triển hình thức du lịch
cộng đồng thôn, bản
Các ngành chức năng phải phối hợp với các
địa phương trong tỉnh khảo sát, xây dựng tiêu chí,
lựa chọn các làng, bản đạt tiêu chuẩn để quy hoạch
tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng. Cần tiếp tục
nâng cấp và xây dựng các tuyến du lịch tại các làng
bản có tiềm năng về cảnh quan, môi trường, văn
hóa, du lịch. Đồng thời tổ chức nhiều khóa tập huấn
đào tạo du lịch cộng đồng tại các thôn, bản, làng.
3.2.7. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường
du lịch
27
Kiện toàn bộ máy QLNN về du lịch trong đó
có bộ phận chuyên trách về quản lý môi trường.
Ban hành và thể chế hóa các quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch áp dụng
công nghệ thân thiện với môi trường. Tăng cường
công tác tuyên truyền, phổ biến các kiến thức du
lịch bền vững, môi trường cho cả cộng đồng (Nhà
quản lý, nhà kinh doanh, người dân, khách du lịch).
KẾT LUẬN
Ngày nay, với sự bùng nổ về khoa học kỹ
thuật, thông tin và xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã
tạo cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động,
mạnh mẽ, thúc đẩy nhu cầu du lịch tăng cao. Du
lịch đã thực sự là hoạt động có ý nghĩa và tác động
ngày càng tăng đối với đời sống con người. Phát
triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng
trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng
và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện quá trình
CNH – HĐH đất nước. Cùng với sự phát triển của
ngành Du lịch Việt Nam, trong những năm qua Du
lịch Lào Cai đang từng bước khởi sắc, thể hiện vai
trò của mình trong sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh. Kinh tế du lịch ngày càng khẳng định vị trí
28
quan trọng, mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của Lào
Cai.
Từ việc phân tích một cách hệ thống, toàn
diện thực trạng phát triển KTDL tỉnh Lào Cai, cho
thấy ngành KTDL của tỉnh đã đạt được nhiều thành
tựu đáng kể, đem lại hiệu quả tích cực cho kinh tế
xã hội của tỉnh. Doanh thu xã hội từ phát triển kinh
tế du lịch ngày càng tăng nhanh, nhờ đó ngành đã
có những đóng góp không nhỏ vào ngân sách Nhà
Nước. Thông qua hoạt động du lịch, nhiều ngành
nghề, dịch vụ phát triển theo góp phần làm cho cơ
cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch đúng hướng.
Bên cạnh đó, KTDL phát triển tạo ra nhiều việc làm
trực tiếp và gián tiếp cho người lao động, vai trò
của du lịch trong xóa đói, giảm nghèo ngày càng rõ
nét. Đặc biệt sự phát triển của kinh tế du lịch Lào
Cai trong thời gian qua đã góp phần tích cực vào
việc thu hút đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầng xã hội
cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Công tác
tuyên truyền, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch
cũng được chú trọng; Các hoạt động KDDL ngày
càng đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của du khách.
Tuy nhiên, phát triển KTDL Lào Cai vẫn còn
một số vấn đề hạn chế, bất cập như chi tiêu của
29
khách du lịch còn thấp; cải tạo cơ sở hạ tầng còn
gặp nhiều khó khăn; sản phẩm du lịch còn đơn
điệu, chưa tạo ra được sản phẩm du lịch mới độc
đáo; cơ sở lưu trú và hệ thống dịch vụ du lịch chưa
hoàn chỉnhĐặc biệt nguồn nhân lực du lịch còn
thiếu và hạn chế về chuyên môn, năng lực; cùng
với sự phát triển của du lịch thì tài nguyên thiên
nhiên và tài nguyên nhân văn đã và đang chịu ảnh
hưởng xấu từ các hoạt động du lịch. Vấn đề đặt ra
là phải nhanh chóng có những những giải pháp hữu
hiệu nhằm phát triển mạnh KTDL Lào Cai trong
những năm tới.
Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó
khăn đặt ra đối với phát triển KTDL của tỉnh trong
bối cảnh mới và những quan điểm, phương hướng
phát triển của ngành du lịch Lào Cai. Luận văn đã
đề xuất một hệ thống các giải pháp mang tính tổng
hợp, đồng bộ. Cần nâng cao vai trò, hiệu lực quản
lý của Nhà nước về du lịch; giải pháp về đầu tư
nâng cấp và xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật; mở
rộng thị trường; giải pháp để có nguồn nhân lực
chất lượng cao; chú trọng phát triển hình thức du
lịch cộng đồng thôn, bản và các biện pháp bảo vệ
môi trường sinh thái, đảm bảo một ngành du lịch
phát triển bền vững.
30
Với nhận thức đúng đắn, kịp thời trong chiến
lược phát triển KTDL cũng như những nỗ lực của
chính quyền và nhân dân Lào Cai trong thời gian
qua, đã và đang tạo bước đệm vững chắc để làm
nên những bước chuyển lớn trong tương lai cho
ngành “công nghiệp không khói” nói riêng và kinh
tế của tỉnh nói chung. Tác giả tin rằng, kinh tế du
lịch tỉnh Lào Cai sẽ không ngừng phát triển để đạt
được mục tiêu trở thành trung tâm du lịch lớn của
miền Bắc và của cả nước./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_kinh_te_du_lich_tinh_lao_cai_1126.pdf