Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

MỞ ĐẦU Trong tiến trình đổi mới 20 năm qua, và bài học cho sự phát triển trong thời gian tới, có thể nhắc đến 3 nguồn lực mà hầu hết các nước “hoá rồng” đã thực hiện, đó là: đầu tư nước ngoài, xuất khẩu và khu vực tư nhân trong nước. Nếu thời gian tới, chúng ta khai thác cả 3 động lực này một cách cân bằng và nhất là khu vực tư nhân trong nước, thì nền kinh tế sẽ phát triển đáng kể, chống đỡ được những chấn động từ các nhân tố bên ngoài mà ta không chủ động được nhất là khi nền kinh tế hội nhập cao, tính thích ứng càng đòi hỏi cao hơn và sức ép từ những biến động thị trường đòi hỏi ngày càng lớn hơn.Trong nhiều năm qua, phải nói là, sức ép từ những chấn động bên ngoài rất lớn, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn phát triển chính là nhờ khu vực kinh tế tư nhân.Do vậy, ngay trong tư tưởng, phải dành cho khu vực này một vị trí thích đáng. Đảng và Chính phủ ta đa có đường lối và nhiều chủtrương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân.Các đường lối chủ trương chính sách đã được từng bước luật pháp hóa và cụ thể hóa, đa tạo ra môi trường pháp lý và môi trườngkinh tế thuận lợi cho các khu vực kinh tế phát triển, trong đó có khu vực kinh tế tư nhân. Nhìn lại thời gian qua, kinh tế tư nhân đa phát triển rất rực rỡ và có những đóng góp tíchcực vào tiến trình phát triển chung của đất nước. Xuất phát từ lí do đó, em lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Kết cấu đề tài gồm 3 phần: Phần I: Lý luận chung về kinh tế tư nhân. Phần II: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay Phần III: Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay.

docx17 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3749 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Trong tiến trình đổi mới 20 năm qua, và bài học cho sự phát triển trong thời gian tới, có thể nhắc đến 3 nguồn lực mà hầu hết các nước “hoá rồng” đã thực hiện, đó là: đầu tư nước ngoài, xuất khẩu và khu vực tư nhân trong nước. Nếu thời gian tới, chúng ta khai thác cả 3 động lực này một cách cân bằng và nhất là khu vực tư nhân trong nước, thì nền kinh tế sẽ phát triển đáng kể, chống đỡ được những chấn động từ các nhân tố bên ngoài mà ta không chủ động được nhất là khi nền kinh tế hội nhập cao, tính thích ứng càng đòi hỏi cao hơn và sức ép từ những biến động thị trường đòi hỏi ngày càng lớn hơn.Trong nhiều năm qua, phải nói là, sức ép từ những chấn động bên ngoài rất lớn, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn phát triển chính là nhờ khu vực kinh tế tư nhân .Do vậy, ngay trong tư tưởng, phải dành cho khu vực này một vị trí thích đáng. Đảng và Chính phủ ta đa có đường lối và nhiều chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân. Các đường lối chủ trương chính sách đã được từng bước luật pháp hóa và cụ thể hóa, đa tạo ra môi trường pháp lý và môi trường kinh tế thuận lợi cho các khu vực kinh tế phát triển, trong đó có khu vực kinh tế tư nhân. Nhìn lại thời gian qua, kinh tế tư nhân đa phát triển rất rực rỡ và có những đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển chung của đất nước. Xuất phát từ lí do đó, em lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Kết cấu đề tài gồm 3 phần: Phần I: Lý luận chung về kinh tế tư nhân. Phần II: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay Phần III: Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay. PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN 1. Kinh tế tư nhân 1.1 Khái niệm Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng chủ yếu là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Khu vực kinh tế tư nhân bao gồm các hình thức: kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình. Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động, tuy nhiên thu nhập vẫn chủ yếu dựa trên sức lao động và vốn của ban thân, gia đình. Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm thuê. 1.2 Bản chất của kinh tế tư nhân Bản chất của kinh tế tư nhân phân biệt với các khu vực kinh tế khác thể hiện trên ba mặt, đó là: quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. - Quan hệ sở hữu: Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở tồn tại của kinh tế tư nhân. Tùy theo quy mô sản xuất người ta phân chia sở hữu tư nhân thành: Sở hữu tư nhân nhỏ: là sở hữu của cá nhân hay hộ gia đình sản xuất ra sản phẩm bằng sức lao động của chính cá nhân hay hộ gia đình. Loại hình sở hữu này tồn tại chủ yếu trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn, quy mô sản xuất nhỏ. Sở hữu tư nhân lớn ra đời dựa trên cơ sở tích tụ tư bản, gắn liền với nền sản xuất lớn, tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao. - Quan hệ quản lý Trên mặt quan hệ quản lý, mỗi hình thức có một trình độ khác nhau. Kinh tế cá thể: do dựa trên quy mô nhỏ và hầu như không sử dụng lao động làm thuê, nên sản xuất diễn ra trong phạm vi từng hộ gia đình, người chủ gia đình đồng thời là người quản lý các thành viên. Kinh tế tiểu chủ : là hình thức tổ chức sản xuất, có quy mô sản xuất - kinh doanh lớn hơn kinh tế cá thể, tự mình trực tiếp lao động và thuê thêm một số lao động. Kinh tế tư bản tư nhân: tổ chức quản lý sản xuất được biểu hiện dưới mô hình doanh nghiệp, chủ thể doanh nghiệp đồng thời là chủ thể tư bản, thuê lao động làm thuê và có mục đích tạo ra giá trị thặng dư. - Quan hệ phân phối Thực chất quan hệ này nhằm giải quyết mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các cá nhân tham gia vào quá trình tái sản xuất. Đối với kinh tế cá thể, do dựa vào sức lao động của bản thân mình nên sản phẩm làm ra trực tiếp thuộc về các hộ gia đình về người lao động. Kinh tế tư bản tư nhân thì quan hệ phân phối được dựa trên nguyên tắc : chủ sở hữu tư liệu sản xuất chiếm phần lớn giá trị thặng dư, còn người lao động được hưởng phần sản phẩm tất yếu. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, quan hệ phân phối của kinh tế tư bản tư nhân chủ yếu dựa vào sự đóng góp về vốn, tư liệu sản xuất và sức lao động. Sản phẩm thặng dư thuộc về nhà tư bản. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện đại khi mà khoa học - công nghệ, trình độ tổ chức, trình độ tay nghề của người lao động ngày càng quan trọng hơn trong quá trình sản xuất, thì chủ doanh nghiệp không còn là người sở hữu duy nhất về vốn và tư liệu sản xuất. Do vậy, quan hệ phân phối trở nên phức tạp hơn. Sản phẩm thặng dư ngoài đóng góp một phần cho Nhà nước, tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng, thì được phân phối lại dưới nhiều hình thức khác nhau và cho các yếu tố đóng góp vào quá trình tạo giá trị thặng dư : lao động, tổ chức, quản lý sản xuất - kinh doanh. 2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân - Kinh tế tư nhân gắn liền với lợi ích cá nhân – là động lực để thúc đẩy xã hội phat triển. Lợi ích cá nhân là động lực trước hết để phát triển xã hội. Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế năng động, người lao động tự chủ tiến hành hoạt động kinh doanh, do đó hoạt động có hiệu quả. - Kinh tế tư nhân mà tiêu biểu là doanh nghiệp của tư nhân là mô hình tổ chức kinh doanh của nền sản xuất hàng hóa ở giai đoan cao. Hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa gắn liền với sự phân công lao động xã hội. Trước khi xuất hiện nền đại công nghiệp, nền sản xuất hàng hóa còn ở trình độ thấp, đó là nền sản xuất hàng hóa giản đơn, chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp. Hình thức tổ chức sản xuất doanh nghiệp là hình thức tiên tiến, gắn liền với nền đại công nghiệp, phát triển cùng với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở hình thức tổ chức này, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất tăng nhanh. - Kinh tế tư nhân là nền tảng của kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là cách thức tốt nhất và duy nhất để một nền kinh tế vận hành có hiệu quả. Kinh tế thị trường là phương tiện để đạt đến nền sản xuất lớn, hiện đại. Và cơ chế thị trường hiện đại là môi trường để kinh tế tư nhân phát triển. Kinh tế tư nhân mà điển hình là mô hình tổ chức doanh nghiệp là sản phẩm tự nhiên của kinh tế thị trường, và tự lớn lên trong kinh tế thị trường. Kinh tế tư nhân ở nước ta được khôi phục từ sau công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, trong điều kiện nền kinh tế chậm phát triển, quan hệ sản xuất thống trị xã hội không phải là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do vậy, kinh tế tư nhân ở nước ta có một số đặc điểm riêng biệt: - Kinh tế tư nhân ở nước ta là kết quả của chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, là bộ phận của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế tư nhân nhằm mục đích phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Do đó, về mặt bản chất, nó khác với kinh tế tư nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa. - Kinh tế tư nhân ở nước ta mang trong mình những yếu tố có tính xã hội chủ nghĩa. Điều này thể hiện ở chỗ: kinh tế tư nhân đại diện cho một lực lượng sản xuất mới góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo… - Các doanh nghiệp tư nhân thông qua hoạt động của mình củng cố, tăng cường khối đoàn kết dân tộc, gắn kết các giai tầng xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. - Mối quan hệ trực tiếp giữa các chủ doanh nghiệp tư nhân với người lao động trong doanh nghiệp không còn là quan hệ đối kháng, chủ - thợ, quan hệ giữa một bên là chủ sở hữu tư liệu sản xuất, một bên là người bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất mà là mối quan hệ hợp tác. 3. Các hình thức biểu hiện của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay 3.1 Hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ Hộ kinh doanh cá thể là một chủ thể kinh doanh do một cá nhân hoặc hộ gia đình là chủ, mang các đặc điểm sau: Có địa điểm, khu vực sản xuất kinh doanh ổn định, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và vốn. Chủ hộ kinh doanh cá thể toàn quyền quyết định về phương thức quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh, phân phối lợi nhuận. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán. Sử dụng lao động trong gia đình, dòng họ, giải quyết công ăn việc làm cho bản thân và gia đình. Hộ kinh doanh cá thể được thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ, góp phần tích cực giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, ổn định chính trị xã hội. 3.2 Các loại hình doanh nghiệp của kinh tế tư nhân a. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đặc điểm: Chủ doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân, chịu trách nhiệm vô hạn. Chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định quy mô, phương thức hoạt động, quản lý kinh doanh, sử dụng lợi nhuận sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. b. Công ty Cổ phần là doanh nghiệp trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp. Như vậy, công ty Cổ phần là một loại hình doanh nghiệp có tính xã hội hóa cao, người lao động có thể trở thành người chủ sở hữu, gắn được lợi ích cá nhân với hoạt động của doanh nghiệp, do đó là một mô hình hoạt động có hiệu quả hiện nay. c. Công ty TNHH là doanh nghiệp, trong đó: - Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không quá năm mươi. - Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. d. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: - Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một cái tên chung, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về cá khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam 1.1 Khái quát thực trạng phát triển kinh tế tư nhân 1986- 1999. Đây là giai đoạn kinh tế tư nhân được Đảng và Nhà nước thừa nhận là khu vực kinh tế tồn tại khách quan và cần thiết trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, được tạo điều kiện để phát triển. Điều này được thể hiện t rong Hiến pháp năm 1992 “ Công dân Việt nam có quyền tự do kinh doanh theo quy định của Pháp luật” và thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam tại các kỳ đại hội. Xuất phát từ sự nhận thức và định hướng trên, các cơ chế chính sách của Nhà nước đối với phát triển kinh tế nhiều tư nhân đã có sự chuyển biến rõ rệt và được thể chế hóa qua các đạo Luật kinh tế quan trọng như: Luật doanh nghiệp tư nhân (1990), Luật Công ty (1990), Luật khuyến khích đầu tư trong nước (1994)…, nhờ đó kinh tế tư nhân đã có sự khôi phục và bắt đầu phát triển. Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân tạo ra hành lang pháp lý đầu tiên và quan trọng cho kinh tế tư nhân pháp triển. Nhờ vậy, khu vực kinh tế tư nhân đã có bước phát triển khá mạnh, số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 1991 chỉ có 414 doanh nghiệp thì sau một năm (1992) tăng lên 5.189 doanh nghiệp, năm 2005 là 15.276 doanh nghiệp, năm 1998 có 39.180 doanh nghiêp và đến năm 1999 tổng số lượng doanh nghiệp khu vực tư nhân là 45.601 doanh nghiệp. Giá trị tài sản cố định trung bình của một doanh nghiệp tư nhân năm 1991 là 0,1 tỷ đồng, mức thấp nhất sau đó tăng lên và ổn định trong giai đoạn 1992-1996 là 0,2 tỷ đồng. Ở công ty TNHH giá trị này cũng tăng nhưng không đêu, bình quân khoảng 0,7 tỷ đồng. Số lượng lao động bình quân trong doanh nghiệp tư nhân bình quân là 8 người năm 1991 và là 18 người năm 1998. Tốc độ tăng trưởng và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đạt bình quân 37% trong giai đoạn 1994-1997. 1.2 Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân từ 2000 đến nay Cùng với các chính sạch đổi mới, Luật doanh nghiệp 1999 thay thế Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty, Luật doanh nghiệp 2005 thay thế Luật doanh nghiệp 1999 đã tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, thúc đấy tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Khu vực kinh tế tư nhân đã có bước phát triển vượt bậc về số lượng doanh nghiệp. * Giai đoạn 2000- 2005 Bảng 1: Số Doanh nghiệp đăng ký mới qua các năm Loại hình DN 1991-1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tư nhân 29.135 6.412 2.229 6.532 7.085 10.246 11.366 TNHH 15.310 7.304 7.179 12.627 15.120 20.145 20.674 Cổ phần 524 726 1.243 2.305 3.715 6.470 6.675 Hợp danh 2 1 7 8 TNHH 1 thành viên 59 88 125 130 Tổng số 44.962 14.444 21.040 21.523 26.009 36.993 38.144 Nguồn: Trung tâm thông tin doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tính đến hết năm 2005 đã có 158.153 doanh nghiệp đăng ký mới, đưa tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật lên 203.115 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp đăng ký mới trong giai đoạn 2000- 2005 cao gấp 3 lần so với giai đoạn 1991 – 1999. Các doanh nghiệp tư nhân không chỉ tăng về số lượng mà quy mô trung bình và phạm vi hoạt động cũng được mở rộng. Tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân của khu vực kinh tế tư nhân cũng vượt cả khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Bảng 2: Doanh thu thuần của doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị: Tỷ đồng Loại hình doanh nghiệp 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tư nhân 71.072 77.512 91.882 103.745 135.715 172.376 Hợp danh 24 16 2.738 10.409 40 53 TNHH 105.892 136.743 203.269 269.696 354.641 442.877 Cổ phần 16.439 36.211 53.572 85.728 135.415 218.529 Nguồn: Tổng cục thống kê Tuy nhiên, quy mô của các doanh nghiệp vẫn còn tương đối nhỏ, chiếm 96% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số vốn đầu tư đăng ký thành lập mới và mở rộng quy mô sản xuất của khực kinh tế tư nhân tăng nhanh, năm 2001- 2005 đạt 293.878 tỷ đồng. Nguồn vốn của khu vực này đã đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước và là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinh tế địa phương ở tất cả các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. *Giai đoạn 2005- 2007 Với mục tiêu đến năm 2010 cả nước có 500.000 doanh nghiệp hoạt động trong khu vực kinh tế tư nhân, tính đến hết năm 2007, cả nước có khoảng 260.000 doanh nghiệp với số vốn khoảng 600.000 nghìn tỷ đồng. Trong đó, số lượng loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm gần 47%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 36,4% và công ty cổ phần chiếm hơn 15%. Tuy nhiên, 75% số doanh nghiệp này có mức vốn dưới 2 tỷ đồng, thu hút 90% lao động hàng năm. 2. Đánh giá đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân - Thứ nhất, đóng góp nổi trội nhất của kinh tế tư nhân trong thời gian qua là tạo thêm được nhiều việc làm, góp phần quan trọng thu hút nhiều lao động trong xã hội, nhất là những người đến tuổi lao động chưa có việc làm, giải quyết số lao động dôi dư từ các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước do tinh giảm biên chế hay giải thể. Hiện nay, các doanh nghiệp này đã giải quyết việc làm mới cho trên 541 ngàn người mỗi năm. Trong quá trình phát triển doanh nghiệp đã có sự sắp xếp và phân bổ lại theo xu hướng tích cực, phù hợp với chủ trưởng phát triển doanh nghiệp của Nhà nước. - Thứ hai, huy động ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư của kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội. Vốn sử dụng, vốn đầu tư phát triển và vốn đăng ký kinh doanh đều tăng. Đến nay số vốn huy động đã lên tới con số 600.000 nghìn tỷ đồng. - Thứ ba, đóng góp vào GDP với tỷ trọng khá lớn và ổn định.Trong những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp với tỷ trọng khá lớn vào sựổn định trong GDP. Năm 2000, kinh tế tư nhân đạt gần 187.720 tỷ đồng, chiếm hơn 42% GDP toàn quốc (khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 39%). Nếu xem xét cụ thể, riêng hộ kinh doanh đóng góp trên 154.560 tỷ đồng, chiếm gần 82,35%; doanh nghiệp đóng góp trên 33.150 tỷ đồng, chiếm trên 17,60% GDP của kinh tế tư nhân. Đến năm 2006 là 53% GDP. Bên cạnh đó, đầu tư hàng năm của doanh nghiệp chiếm khoảng 55% trong tổng đầu tư chung của cả nước, và tỷ trọng này đang ngày càng có xu hướng tăng lên. - Thứ tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy cạnh tranh, tăng thêm số lượng công nhân và doanh nhân Việt Nam. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đa góp phần mở mang nhiều ngành nghề và lưu thông hàng hóa, sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở từng vùng và trong cả nước. Một số sản phẩm đa góp phần chặn đứng và đẩy lùi được sự xâm nhập của hàng ngoại nhập. Kim ngạch xuất – nhập khẩu trực tiếp của kinh tế tư nhân ở khu vực phi nông nghiệp tăng khá nhanh, năm 2001 nhập khẩu đạt trên 3,30 tỷ USD, xuất khẩu đạt trên 2,85 tỷ USD. Đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động tốt, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, sản phẩm hàng hóa được người tiêu dùng tín nhiệm. - Thứ năm, kinh tế tư nhân góp phần quan trọng tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam sẽ không thực hiện được nếu không có sự tham gia của kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân phát triển sẽ thúc đấy sự phát triển của các thị trường như: thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường công nghệ. Như vậy, nền kinh tế Việt Nam sẽ không phát triển nếu vắng bóng kinh tế tư nhân và nó cũng khẳng định chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là một chủ trương của “ý Đảng, lòng Dân”. 3. Những hạn chế, khó khăn trong phát triển kinh tế tư nhân Thứ nhất, phần lớn quy mô các doanh nghiệp nhỏ, mức vốn dưới 2 tỷ đồng. Trừ số doanh nghiệp vừa và lớn có công nghệ khá hiện đại, còn lại hầu hết là công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công, bán cơ khí và cơ khí, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường, dẫn đến tình trạng kinh doanh không ổn định, không có định hướng lâu dài. Thứ hai, kinh tế tư nhân hiện nay rất thiếu vốn sản xuất, phải vay ở thị trường không chính thức với lãi suất cao và thời gian ngắn, rất khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhất là nguồn vốn ưu đãi của nhà nước. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp, nhiều doanh nghiệp của tư nhân thiếu thông tin để tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước. Thứ ba, kinh tế tư nhân phải đối mặt với khó khăn về đất đai để có mặt bằng kinh doanh. Do mặt bằng kinh doanh chật hẹp, nhiều doanh nghiệp phải sử dụng nhà ở, đất của gia đình trong khu dân cư làm nơi sản xuất, gây ô nhiễm môi trường. Nhiều doanh nghiệp phải đi thuê lại đất, nhà xưởng của các doanh nghiệp nhà nước bỏ hoang với tiền thuê đất cao hơn rất nhiều so với giá quy định của nhà nước, nhiều doanh nghiệp không dám đầu tư lâu dài vào nhà xưởng, máy móc thiết bị vì lo phải trả lại đất thuê. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chuyển mục đích sử dụng đất, thủ tục liên quan đến đất đai rườm rà, mất nhiều thời gian và công sức, chi phí và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ tư, khó khăn của chính khu vực kinh tế tư nhân trong duy trì hiệu quả kinh doanh trong khoảng thời gian dài và đảm bảo hiệu quả cạnh tranh trên thị trường. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do kinh tế tư nhân còn ở trình độ thấp, tổ chức quản lý trên thực chất theo kiểu gia đình, loại hình công ty TNHH tuy có phát triển nhưng quy mô còn nhỏ, trình độ công nghệ thấp, khả năng tích tụ và huy động vốn thấp, trình độ kỹ năng quản lý yếu, không thu hút được lao động có tay nghề cao được đào tạo cơ bản, nhiều doanh nghiệp kinh doanh không có chiến lược, mang nặng tính “chụp giật”, kinh doanh không ổn định, tính liên kết, tinh thần hợp tác trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp còn thấp nên khó tạo được sức mạnh chung trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng cơ sở. Thứ năm, nhiều quy định của Nhà nước không được thực hiện tốt. Chẳng hạn như: một số doanh nghiệp, công ty tư nhân lợi dụng sự sơ hở của pháp luật để khai man, trốn thuế, mua bán hóa đơn, nhiều doanh nghiệp kkhông thực hiện thường xuyên chế độ báo cáo tài chính, kê khai nộp thuế, tình trạng làm hàng giả, hàng nhái, vi phạm bản quyền sở hữu công nghiệp, cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại diễn ra phổ biến, rất nhiều doanh nghiệp không áp dụng các chế độ phụ cấp, điều kiện bải hộ và an toàn lao động, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động… Ngoài ra, các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân còn gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm, năng suất lao động thấp, và tâm lý các chủ doanh nghiệp chưa yên tâm mở rộng kinh doanh. Như vậy, kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát triển với tốc độ vao nhưng không bền vững, còn yếu thế trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế và phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế trong thời gian tới. PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Thống nhất quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế tư nhân Quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân đã được ghi trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, thế nhưng có một số vấn đề cụ thể cần được làm rõ để tạo nên sự thống nhất trong nhận thức và trong hành động. Đó là cần thống nhất về các quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân: Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài nhằm góp phần nâng cao nội lực của đất nước. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp, khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển bình đẳng với các thành phần kinh tế. Chăm lo bồi dưỡng, giáo dục các chủ doanh nghiệp nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, gắn bó với lợi ích đất nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thứ hai ,để tạo môi trường thuận lợi về tâm lý xã hội, cần làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế tư nhân. Cổ vũ và biểu dương kịp thời những doanh nhân, đơn vị sản xuất kinhdoanh có hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. 2. Hoàn thiện các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân. 2.1. Chính sách về gia nhập thị trường Luật doanh nghiệp năm 2005 ra đời đã củng cố và hoàn thiện Luật doanh nghiệp 1999, xóa bỏ các phân biệt và khác biệt trong tổ chức quản lý các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, tạo mặt bằng pháp lý cho sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Đồng thời các chính sách của Đảng và Nhà nước đã góp phần khơi dậy tinh thần kinh doanh của doanh nhân, huy động được nguồn lực của khu vực kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế. Mặc dù Luật doanh nghiệp thông thoáng, nhưng tại một số địa phường việc thực thi Luật vẫn bị cản trở bởi các thủ tục phiền hà, kéo dài thời gian đăng ký, khiến nhà đầu tư nản lòng khi phải bỏ nhiều thời gian và chi phí, lỡ cơ hội kinh doanh. Do vậy, để tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân tham gia vào thị trường, cần thực hiện các giải pháp: Rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh. Thực hiện việc đăng ký kinh doanh qua mạng, giảm bớt chi phí đi lại và thời gian chờ đợi. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin các doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho việc tra cứu thông tin, tránh trùng lặp tên các doanh nghiệp. Thay đổi về mặt tư duy, pháp luật, chính sách, thái độ làm việc của bộ máy nhà nước, để việc thực thi Luật và chính sách tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư tư nhân. 2.2. Chính sách thuế Từ năm 1987, nhà nước ban hành nhiều sắc thuế và đã nhiều lần sửa đổi. Các sắc thuế liên quan đến kinh tế tư nhân bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng… Chính sách thuế đã góp phần kích thích nhiều nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế do sự thống nhất áp dụng các quy định về thuế Tuy nhiên, mức huy động thuế vẫn còn cao so với thu nhập bình quân trong nền kinh tế. Hệ thống thuế ban hành còn nhiều phức tạp, thiếu đồng bộ, một số quy định về thuế còn bất hợp lý. Thủ tục xin miễn, giảm thuế và việc thẩm định phức tạp nên các doanh nghiệp thuộc miễn, giảm thường tìm cách trốn thuế. Do đó: Trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thuế cần có sự tham gia rộng rãi của các đối tượng chịu thuế. Chỉ khi đó các văn bản quy phạm pháp luật về thuế mới là sự thỏa thuận xã hội mà tất cả các bên tham gia đều nghiêm chỉnh chấp hành. Mức thuế suất áp dụng theo hướng giảm dần thuế suất, giảm diện miễn thuế, thống nhất mức thuế giữa các thành phần kinh tế để khuyến khích đầu tư và đảm bảo bình đẳng trong cạnh tranh. 2.3. Chính sách tín dụng Hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả sẽ có tác dụng giúp nền kinh tế tăng trưởng, chính sách tín dụng tác động đến khu vực kinh tế tư nhân qua các khía cạnh: Tác động đến tổ chức trung gian tài chính nơi mà khu vực kinh tế tư nhân huy động vốn gián tiếp. Tác động của tín dụng phát triển của Nhà nước nhằm khuyến khích các khu vực kinh tế nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng đầu tư vào các lĩnh vực địa bàn ưu tiên. Khu vực kinh tế tư nhân được hưởng lợi một phần từ chính sách tín dụng phát triển. Tuy nhiên vẫn còn những thành kiến, tâm lý e ngại, thiếu tin tưởng đối với khu vực kinh tế tư nhân, cho rằng đây là khu vực hoạt động thiếu hiệu quả, không lâu dài, tiềm lực tài chính yếu. Do vậy, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân Mở rộng, phát triển thị trường cho thuê tài chính. Đây là hình thức thay thế việc vay vốn Ngân hàng giúp các doanh nghiệp ít vốn, hoặc không có tài sản thế chấp dễ dàng có được tài sản để tiến hành sản xuất kinh doanh. Xây dựng các chương trình hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Trong đó, hỗ trợ vốn cho cả hai loại: hỗ trợ vốn đầu ưu ban đầu để thành lập doanh nghiệp và hỗ trợ vốn khi doanh nghiệp kinh doanh thiếu vốn, hoặc có nhu cầu đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh. Xây dựng chương trình bảo lãnh tín dụng nhằm cung cấp đảm bảo món vay cho các Ngân hàng, thực hiện bù đắp rủi ro cho Ngân hàng khi cho vay đối với đối tượng khách hàng thuộc khu vực kinh tế tư nhân. 2.4. Chính sách đất đai Đối với chính sách đất đai, sửa đổi, bổ sung Luật đất đai theo hướng: những diện tích đất của tư nhân đa được cấp quyền sử dụng, đang được dùng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh do được chuyển nhượng một cách hợp pháp hoặc được nhà nước giao và đa nộp tiền sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng mà không phải nộp thêm tiền thuê đất cho nhà nước khi dùng đất này vào sản xuất kinh doanh. Nhà nước có chính sách xây dựng những khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng cần thiết, cho các doanh nghiệp thuê với giá cả phù hợp làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân được dùng giá trị quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ngân hàng hoặc góp cổ phần liên doanh với doanh nghiệp trong và ngoài nước. 2.5. Đối với chính sách lao động tiền lương. Kinh tế tư nhân phải thực hiện đúng quy định của Bộ luật lao động về việc ký kết hợp đồng lao động, tiền lương, thời gian làm việc, bảo đảm các điều kiện vệ sinh an toàn lao động; bổ sung chế tài cần thiết để xử lý vi phạm. Sớm ban hành đồng bộ các quy định về bảo hiểm xã hội để người lao động trong hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân đều được tham gia. Nghiên cứu ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng góp, có sự hỗ trợ một phần của nhà nước. 2.6. Đối với chính sách hỗ trợ về đào tạo, khoa học và công nghệ. Nhà nước trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho chủ doanh nghiệp và người lao động. Phát triển các trung tâm dạy nghề của nhà nước, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi; khuyến khích các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước mở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Mở rộng hệ thống dịch vụ tư vấn khoa học, công nghệ cho các hộ kinh doanh và doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp ứng ddụng công nghệ thông tin, thuê, mua trả góp các thiết bị để đổi mới công nghệ. 3. Thành lập hiệp hội các doanh nghiệp. Hiệp hội doanh nghiệp là một hình thức tổ chức do doanh nghiệp tư nhân tự nguyện lập ra để cùng nhau trao đổi ý kiến, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cộng đồng, thương thảo những công việc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp. Nhà nước cần tôn trọng ý kiến của dại diện cộng đồng doanh nghiệp cùng hiệp hội tổ chức những cuộc đối thoại thẳng thắn về những vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh, nghiên cứu, quy định một hành lang pháp lý rõ ràng cho sự thành lập và hoạt động của các hiệp hội. 4. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh hợp lý trong từng thời kỳ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng thích ứng với thị trường. Đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, quản trị doanh nghiệp tốt mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư. KẾT LUẬN Trong hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng góp đáng kể vào những thành công nổi bật của nền kinh tế. Kinh tế tư nhân không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế của hầu hết các quốc gia mà còn trở thành một lực lượng kinh tế có ý nghĩa chính trị toàn cầu. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng có nghĩa là bảo tồn tính đa dạng phong phú của đời sống kinh tế, xem nó như là nguồn gốc của mọi sự phát triển. Nhìn về tương lai, dẫu cho có khó khăn nhất định về tiếp cận các nguồn lực phát triển như vốn, đất đai, nguồn nhân lực… cộng với những thói xấu chưa hết, nhưng khu vực kinh tế tư nhân vẫn là khu vực kinh tế năng động. Sự tăng trưởng của khu vực này là thực sự cần cho người Việt Nam, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Vì vậy việc khắc phục những yếu kém của khu vực kinh tế tư nhân là một việc làm hết sức cấp bách đặt ra không chỉ riêng với các cá nhân, tập thể tham gia khu vực kinh tế tư nhân mà còn đối với đất nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm phát triển đất nước vững chắc trên con đường xây dựng CNXH. Em mong đề tài của mình, phần nào đã phản ánh được thực trạng và những vấn đề cần điều chỉnh của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Tô Đức Hạnh đã giúp em hoàn thành đề tài tiểu luận này! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế chính trị học – NXB Thống kê (2002). Giáo trình Pháp luật kinh tế - NXB Thống kê (2005). Những văn bản Pháp luật Kinh tế - NXB Lao động xã hội (2007) Văn kiện đại hôi Đảng 6,7,8,9,10. www.mpi.gov.vn www.gso.gov.vn www.business.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.docx
Luận văn liên quan