PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam ta đẹp vô cùng. Dân tộc ta từ ngàn năm xưa đã xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người trong sự hình thành và phát triển của loài người.
Thật vậy, một nhà văn người Pháp có nói rằng: “Ngôn ngữ là chiếc gương để ta soi mình trong đó”. Ngôn ngữ chính là phương tiện để tư duy, là cơ sở của mọi sự suy nghĩ. Nó đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lí khác, chính vì vậy mà trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cần hình thành và phát triển ngôn ngữ.
Đời sống của con người ngày càng phong phú và phát triển hơn đó là nhờ có ngôn ngữ. Con người có thể thông báo, trao đổi, truyền đạt, thông cảm, diễn tả, trình bày tất cả những thông tin cần thiết cho nhau thông qua ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ mà người ta xích lại gần nhau hơn, tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín,
Ngôn ngữ tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Nhờ ngôn ngữ mà con người khác xa so với động vật. Nó có vai trò quan trọng đối với con người, đối với những kho tàng văn hóa, những tri thức, những kinh nghiệm lịch sử đều được chứa đựng trong ngôn ngữ. Đặc biệt, đối với trẻ sự phát triển ngôn ngữ trong những năm tháng đầu đời có vai trò rất quan trọng với khả năng tư duy, nhận thức và giao tiếp cũng như toàn bộ quá trình phát triển về sau của trẻ. Không chỉ vậy mà đối với trẻ, ngôn ngữ còn là phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là rất quan trọng, đặc biệt ở độ tuổi 4 – 5 tuổi trẻ đang cần được học ngôn ngữ một cách chính xác. Đây là giai đoạn trẻ rất thích học nói vì luôn mong muốn mình được hòa nhập vào xã hội của người lớn. Với tần số nói ngày một tăng đáng kể, trẻ sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ nói để làm phương tiện giao tiếp cho mình. Đôi khi cũng chính vì điều đó mà trẻ dễ mắc phải một số lỗi sai về ngôn ngữ. Đây là thời điểm tốt để rèn luyện phát âm chuẩn và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhằm hoàn thiện hơn cho trẻ.
Trẻ em với hai từ ngắn ngủi nhưng dường như đã nói lên hết đặc điểm của cả lứa tuổi này. Đây là giai đoạn mà với chúng chơi là cuộc sống. Chơi là hoạt động rất tự nhiên trong cuộc sống của con người. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Không chơi, trẻ không phát triển được. Không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là đang sống. Đó là một thực tế mang tính quy luật. Trẻ chơi với niềm đam mê, hứng thú của mình, chơi một cách vô tư không đắn đo, toan tính, bởi “trẻ em như búp trên cành”.
Ngay từ khi mới chào đời tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ đã dần khắc sâu vào tâm hồn trẻ, nó thấm dần vào máu thịt nuôi dưỡng những tâm hồn còn non dại ấy. Có lẽ chính vì điều đó mà trẻ dần nhận thức mối quan hệ được bắt đầu bằng phương tiện giao tiếp chủ yếu là ngôn ngữ.
Có thể nói rằng những hiểu biết về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ nói trên là cơ sở lí luận để người viết nghiên cứu những phương pháp, biện pháp phát triển ngôn ngữ ở trẻ qua hoạt động vui chơi, cụ thể ở đây là những trò chơi dân gian.
Mặt khác, trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Trò chơi và tuổi thơ là hai người bạn thân thiết, không thể tách ra được. Chính trò chơi đã giúp cho sự phát triển của trẻ được toàn diện, cân bằng và nhịp nhàng, đó là phương tiện hiệu quả nhất giúp trẻ phát triển. Xuất từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, chúng tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.
Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc. Trò chơi dân gian là những trò chơi được sáng tạo, lưu truyền tự nhiên, rộng rãi từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó nó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Đúng như PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng đã nói về trò chơi dân gian với trẻ em: “Trò chơi dân gian nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Những tâm hồn được chắp thêm đôi cánh, giúp trẻ phát triển tư duy và sáng tạo những cái mới và cho trẻ sự khéo léo. Không chỉ có vậy mà trẻ còn hiểu thêm về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương đất nước”.
Có thể nói rằng lục tìm trong những kí ức về tuổi thơ của người lớn đầy ăm ắp những trò chơi trốn tìm, bắn bi, rồng rắn lên mây, nu na nu nống, ô ăn quan, nhưng đất nước đang trên đà hội nhập cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa, những trò chơi dân gian dần bị mai một và lãng quên dần thay thế bởi những trò chơi điện tử, những khoảng đất giờ cũng được thay vào đó là những nhà máy, những công rình lớn. Đó là sự thiệt thòi lớn với trẻ khi không được làm quen và chơi với những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước.
72 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 14926 | Lượt tải: 9
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển ngôn ngữ thông qua một số trò chơi dân gian, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của việc tích hợp vào trò chơi dân gian và cách lựa chọn nội dung phù hợp để tích hợp. Bởi vì chỉ có vận dụng quan điểm tích hợp vào trò chơi mới đem lại sự nhận thức đầy đủ cho trẻ. Trẻ được trải nghiệm, khám phá trên thực tế cũng như trên lý thuyết của bài dạy. Kiến thức được gắn kết với nhau và tạo một thể thống nhất trong quá trình nhận thức của trẻ.
Kết quả trên cho thấy, phần lớn các giáo viên đã xác định được tác động lớn của trò chơi dân gian đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ và cách tích hợp các nội dung phù hợp vào trò chơi.
- Khi được hỏi về: “Xin chị hãy cho biết những phương pháp và biện pháp khác nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian?” thì có:
100% sử dụng phương pháp đàm thoại, giảng giải
80% sử dụng phương pháp bằng hình ảnh
Tiểu kết chương 1
Trong chương này, tôi đã đề cập đến những cơ sở lý luận và thực tiễn về ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (4 – 5 tuổi) và khả năng tiếp nhận trò chơi dân gian của trẻ. Đặc biệt, chúng tôi đi nghiên cứu về đặc điểm và vai trò của trò chơi dân gian. Bởi trò chơi dân gian là một loại hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc của dân tộc, nó có tác động mạnh mẽ tới trẻ. Thông qua các trò chơi dân gian mà trẻ thu nhận được các biểu tượng một cách chính xác hóa bằng ngôn ngữ.
Vì với trẻ em ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời đã có nhu cầu dùng ngôn ngữ để giao tiếp, để khám phá môi trường xung quanh. Trong đó việc sử dụng trò chơi dân gian để nhằm giúp trẻ giao tiếp, tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh được coi là vấn đề hết sức quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Hơn nữa, qua trò chơi trẻ còn tập trung vận dụng các tri thức mà trẻ đã tiếp thu, lĩnh hội được vào trò chơi. Nhờ đó mà trẻ nhớ được ngôn ngữ, đồng thời tạo ra các tình huống nhằm giúp trẻ sử dụng vốn từ đã tích lũy được một cách triệt để.
CHƯƠNG 2
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO
TỪ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN
Khái niệm biện pháp
Biện pháp là các cách làm, cách giải quyết các vấn đề cụ thể. Đưa ra những cách thức cụ thể nhằm áp dụng vào giải quyết các vấn đề về ngôn ngữ cho trẻ mầm non, giúp trẻ phát triển số lượng vốn từ, cấu trúc ngữ pháp và khả năng nói mạch lạc.
Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
2.2.1. Biện pháp trình chiếu video mẫu trò chơi
2.2.1.1. Mục tiêu và ý nghĩa
Sử dụng video nhằm truyền đạt nội dung của trò chơi đến với trẻ giúp trẻ hiểu rõ ràng và chơi thành thạo thông qua việc khai thác những điểm mạnh của kỹ thuật hiện đại.
Qua video mà trẻ được xem, trẻ không chỉ tiếp nhận được trò chơi một cách đẩy đủ mà còn giúp trẻ tiếp cận được với cái mới mà công nghệ thông tin đem lại. Hơn nữa vừa tiện lợi lại tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.
Mục tiêu của việc trình chiếu video trong trò chơi dân gian không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ được tên trò chơi, cách chơi mà trẻ còn phải biết lựa chọn, sử dụng những từ ngữ để áp dụng vào trò chơi. Qua đó trẻ sẽ biết bộc lộ, thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của mình về cái hay của trò chơi.
2.2.1.2. Yêu cầu
Video được trình chiếu phải đảm bảo tính thẩm mỹ, màu sắc, kích cỡ. Video phải thích hợp với góc nhìn của trẻ và tạo được sức hấp dẫn cho trẻ, âm thanh phù hợp và thu hút trẻ.
Trong video phải có đầy đủ quy trình của trò chơi, đảm bảo chính xác về nội dung của trò chơi. Ngôn ngữ trong sáng, mang màu sắc dân gian và phù hợp với lứa tuổi mầm non.
Sử dụng video để truyền đạt tới trẻ, sẽ giúp trẻ bắt chước cách chơi nhanh hơn. Hình ảnh kết hợp với âm thanh tạo sự cuốn hút đối với trẻ. Tuy nhiên, ngôn ngữ trong các video cho trẻ xem có tác động tới trẻ rất lớn khiến cho trẻ nhập tâm hơn, từ đó hình thành thái độ, tình cảm cho trẻ một cách sâu sắc.
2.2.1.3. Cách tiến hành
Dùng các video để cho trẻ học và nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ là biện pháp rất hiệu quả để kích thích sự khám phá tò mò của trẻ.
Sử dụng video như là phương tiện trực quan để giúp trẻ trực tiếp quan sát được những cái hay cái mới mẻ, độc đáo thông qua sự mô tả của công nghệ hiện đại. Đây cũng là con đường để truyền thụ những tri thức, hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo và năng lực nhận thức, năng lực chơi của trẻ.
2.2.1.4. Điều kiện vận dụng
Giáo viên chuẩn bị các video và máy dạy trẻ vào một giờ học cho trẻ quan sát và chơi theo những video đó.
2.2.2. Biện pháp dạy trẻ tự chơi theo nhạc
2.2.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa
Âm nhạc có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, đặc biệt nó có tác dụng rất lớn tới sự phát triển của trẻ. Chơi bằng cách nghe nhạc có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển trí tuệ và trí nhớ của trẻ, trẻ tích lũy dần những ấn tượng của trò chơi.
Bên cạnh đó, còn tăng cường năng lực trí não bởi giữa âm nhạc và trò chơi có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc cải thiện trí nhớ vì thông qua nghe nhạc sẽ kích thích các vùng phát triển khác nhau trong não bộ.
Biện pháp này nhằm tạo điều kiện cho trẻ tự thể hiện lại nội dung trò chơi theo nhạc sử dụng bằng chính ngôn ngữ của mình.
Qua đó, trẻ có thể thỏa sức sáng tạo lời nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,… làm cho trò chơi trở nên thực sự sinh động với ngôn ngữ hồn nhiên trong sáng.
Sử dụng nhạc cho trẻ chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, lời nói trau chuốt rõ ràng.
2.2.2.2. Yêu cầu
Nghe nhạc vốn dĩ từ trước đến nay đã được coi là một hoạt động độc lập, là một phần không thể thiếu của một tiết hoạt động giáo dục âm nhạc. Tuy nhiên, để tổ chức một tiết mà nghe nhạc là hoạt động chủ đạo thì lại là khá mới mẻ và khiến không ít giáo viên còn lúng túng khi triển khai nội dung này. Để tổ chức hoạt động cho trẻ chơi theo nhạc, giáo viên cần chọn nhạc phù hợp với lứa tuổi, nội dung của trò chơi, độ dài của nhạc vừa phải không nên quá dài.
Hơn nữa, trẻ cần hiểu được rõ ràng nội dung của trò chơi. Trẻ cần miêu tả được lại đầy đủ nội dung trò chơi theo đúng trình tự nhất định. Sử dụng các từ đồng dao chính xác.
Trẻ chơi với nhịp điệu liên tục, liền mạch theo nhạc không ngắt quãng quá lâu. Trong khi chơi, trẻ phải thể hiện sự lịch thiệp: nói rõ ràng, rành mạch, hướng về phía các bạn,…
Những yêu cầu đó giúp trẻ chơi theo đúng trình tự và đạt hiệu quả cao trong hoạt động chơi theo nhạc của trẻ.
Trò chơi dùng để chơi cần phải dễ hiểu, dễ nắm bắt với khả năng nhận thức của trẻ. Khi trẻ hiểu được nội dung trò chơi thì giúp trẻ sẽ nhớ lâu hơn. Nếu nội dung của trò chơi tương đối phức tạp so với nhận thức của trẻ thì có thể chơi thử trước sau đó yêu cầu trẻ chơi lại. Nếu trò chơi không quá phức tạp thì cho trẻ nghe hướng dẫn của cô sau đó cho trẻ chơi theo hướng dẫn của cô giáo.
Tuy nhiên trò chơi được chọn phải được chơi một cách tự nhiên để trẻ có thể thoải mái vận động theo nhạc của trò chơi.
2.2.2.3. Cách tiến hành
Giáo viên giới thiệu tên trò chơi dân gian mà mình đã định cho trẻ chơi nhằm giúp trẻ hiểu trò chơi và có nhận thức về trò chơi một cách sâu sắc hơn.
Các bước giúp trẻ hiểu được trò chơi và cách chơi thì giáo viên cần có vốn hiểu biết rõ ràng về trò chơi, từ đó mới thể hiện ra được.
Với cách hướng dẫn trẻ chơi theo nhạc, cô giáo nên chơi thử và hướng dẫn cho trẻ bắt chước làm theo như vậy trẻ vừa tư duy, nhận thức về trò chơi lại hiểu sâu sắc hơn. Trẻ biết cách chơi đúng theo trình tự của trò chơi và chơi tốt hơn với trò chơi đó.
Việc thực hành vận động chơi theo nhạc đó phải được tiến hành thường xuyên và tất cả các trẻ đều phải được luyện tập.
Trong quá trình chơi theo nhạc, cô giáo cần chú ý nhận xét, uốn nắn, chỉnh sửa lỗi cho trẻ để lần sau trẻ chơi tốt hơn không mắc phải những lỗi sai đó.
Trong trò chơi, điều quan trọng hơn hết đó là trẻ phải sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng và mở rộng được số lượng vốn từ đối với trẻ.
2.2.2.4. Điều kiện vận dụng
Biện pháp dạy trẻ tự chơi theo nhạc có thể tiến hành thường xuyên qua các tiết học hay trong những giờ giải lao.
Cũng có thể cho trẻ chơi theo các hình thức như nhóm, đội, cá nhân, đôi,… tùy thuộc vào trò chơi được chơi.
2.2.3. Biện pháp sử dụng lời nói hướng dẫn chơi
2.2.3.1. Mục tiêu và ý nghĩa
Lời nói mẫu của cô nhằm truyền đạt nội dung của trò chơi đến với trẻ, giúp trẻ hiểu được trò chơi và chơi trò chơi theo hiểu biết và khả năng của mình.
Qua lời hướng dẫn của cô giáo, trẻ không chỉ tiếp nhận được trò chơi mà còn tiếp nhận nguyên vẹn những ngôn ngữ được sử dụng trong trò chơi đó.
Hình thành ở trẻ những nền tảng ban đầu để trẻ có thể dễ dàng tái tạo lại trò chơi theo sự hướng dẫn của cô giáo.
2.2.3.2. Yêu cầu
Lời hướng dẫn của cô phải đảm bảo tính ngắn gọn, hấp dẫn trẻ. Sự hướng dẫn bằng lời nói của cô là phương thức học tập để trẻ có thể bắt chước, cũng như truyền tải tới trẻ những kiến thức về văn hóa truyền thống của người Việt Nam ta.
Qua lời hướng dẫn của cô, giáo viên giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng nói, lời của bài đồng dao.
Hơn hết, giáo viên cần phải truyền đạt được các âm điệu vui tươi, sảng khoái và nghịch ngợm để gây được hứng thú cho trẻ và giúp trẻ cảm nhận được nhạc tính trong ngôn ngữ đó. Khi hướng dẫn trẻ đọc các bài đồng dao, giáo viên nên vừa đọc, vừa kết hợp với cử động của cơ thể, sao cho có sự phù hợp giữa lời với nhịp điệu vận động.
Như vậy, lời nói hướng dẫn của cô giáo có vai trò hết sức quan trọng trong việc dạy trẻ chơi các trò chơi dân gian, qua đó trẻ hình thành, nhận biết được những nét đẹp trong truyền thống dân gian của người Việt. Cho nên, lời hướng dẫn của cô phải chuẩn, chính xác, phải được nghiên cứu kỹ và được cô hướng dẫn với tâm huyết của mình, có như vậy mới có sức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ háo hức tham gia vào trò chơi đó.
Cô sử dụng toàn bộ lời nói của mình để hướng dẫn, truyền đạt trò chơi đến với trẻ. Lúc này cô trở thành cầu nối liên kết trẻ và đến với trò chơi dân gian. Đây là một việc làm hết sức quan trọng bởi lời hướng dẫn của cô có tác dụng to lớn, kích thích sự ham muốn chơi của trẻ. Qua sự hướng dẫn của cô, trẻ có thể thích hay không hứng thú với trò chơi. Chính vì thế mà giáo viên cần phải hết sức chú ý trong việc sử dụng biện pháp này để truyền đạt trò chơi dân gian đến với trẻ.
2.2.3.3. Cách tiến hành
Muốn truyền tải nội dung trò chơi đến với trẻ một cách đầy đủ, chính xác đòi hỏi sự hiểu biết của cô về mọi thành tố nội dung và hình thức của trò chơi. Phải nói đúng và có sắc thái phù hợp với những những lời nói hay những lời của các bài đồng dao.
Phương pháp sử dụng lời nói mẫu để hướng dẫn chơi đòi hỏi mức độ cao hơn về lời nói và cách diễn đạt sắc thái đặc biệt với những trò chơi dân gian có lời đồng dao.
Cô có thể hòa trộn ngôn ngữ của mình bằng sự cảm nhận để tô đậm lên những tình tiết chính của trò chơi, hay những dụng cụ, hình ảnh được truyền đạt khác nhau.
Sử dụng lời nói chậm, truyền cảm khi trong trò chơi có đọc đồng dao nhằm tạo sự nhẹ nhàng, không căng thẳng cho trẻ theo dõi. Hơn nữa, việc phối hợp giọng nói với những hành động, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,… những yếu tố phi ngôn ngữ này cũng phần nào giúp trẻ thâm nhập vào trò chơi sâu hơn, hiểu rõ hơn ý nghĩa của trò chơi.
Cùng với những kiến thức về trò chơi dân gian, sự cảm thụ riêng của cô ý nghĩa cuả trò chơi vượt ra khỏi văn bản cứng nhắc. Những lời hướng dẫn của cô sẽ làm nên sự khúc triết, sinh động, tạo khả năng ghi nhớ thông qua năng lực nghe, nhìn, sự cảm nhận gây hứng thú mạnh tới trẻ. Trẻ thích chơi nhiều lần một trò chơi.
Như vậy, khi chơi trẻ không chỉ cần thông tin mà mỗi lần chơi trẻ sẽ có những sáng tạo, tìm thấy những điều mới, được sống với chính văn hóa của dân tộc.
2.2.3.4. Điều kiện vận dụng
Phương pháp sử dụng lời nói mẫu để hướng dẫn trẻ chơi được sử dụng hầu hết trong các giờ học hay trong giờ nghỉ giải lao. Phương pháp này giúp trẻ đến được với trò chơi một cách gián tiếp qua lời hướng dẫn của giáo viên đã được nghiên cứu tìm hiểu kỹ.
2.2.4. Biện pháp giúp trẻ vận dụng ngôn ngữ mạch lạc trong trò chơi
2.2.4.1. Mục tiêu và ý nghĩa
Vận dụng ngôn ngữ mạch lạc vào trò chơi giúp trẻ thể hiện trò chơi có logic, có trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh.
Giúp trẻ bước đầu tự mình tiếp xúc với xã hội qua giao tiếp với ngôn ngữ của chính mình nhưng được thổi thêm hồn của văn hóa dân gian nhằm tạo ra những lời nói có ý nghĩa hơn, đẹp hơn, có giá trị hơn.
Ngôn ngữ mạch lạc góp phần xây dựng nên nhân cách xã hội chủ nghĩa, giáo dục trẻ thành những thế hệ mới xã hội chủ nghĩa.
2.2.4.2. Yêu cầu
Ngôn ngữ mạch lạc được sử dụng trong giao tiếp cần phải đúng văn cảnh hay nói cách khác phải phù hợp với trò chơi.
Đặc biệt, trẻ phải được tự do thể hiện thái độ tâm tư tình cảm của mình bằng chính vốn ngôn ngữ của bản thân trẻ. Giáo viên không nên áp đặt, tạo áp lực hay gò bó trẻ mà nên tạo cảm giác thoải mái, tự tin cho trẻ gây được hứng thú và thiện cảm khi giao tiếp với trẻ.
Khơi dậy và phát huy những khả năng, năng lực vốn có ở trẻ nhưng không vì thế mà lãng quên việc sửa lỗi sai, hướng dẫn trẻ sử dụng câu, từ đúng, chính xác trong quá trình tham gia vào trò chơi.
Trò chơi dùng để nhằm phát huy được khả năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc của trẻ cần phải dễ hiểu. Vì khi trẻ hiểu được nội dung sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn, diễn đạt trò chơi sẽ chính xác hơn. Giáo viên hướng dẫn trẻ bằng cách đàm thoại với trẻ. Nhằm giúp trẻ nắm được các cấu trúc ngữ pháp, các từ khó hiểu cần được giải nghĩa trong trò chơi dân gian.
Từ việc trò chuyện, vốn từ của trẻ sẽ được phát huy và phát triển, lời nói trong quá trình chơi được tác ra từ lời nói mạch lạc các yếu tố của ngôn ngữ: âm thanh, từ và câu. Trẻ nhớ vị trí của mọi yếu tố ngôn ngữ trong văn cảnh mạch lạc, điều này tạo nên quá trình phát triển vốn từ và ngữ cảm cho trẻ.
2.2.4.3. Cách tiến hành
Để trẻ tự diễn lại một trò chơi dân gian nào đó, cô giáo tiến hành hướng dẫn trẻ theo một trình tự từ giới thiệu trò chơi, giúp trẻ hiểu được nội dung của trò chơi đó, củng cố và diễn lại trò chơi để trẻ hiểu sâu và rõ ràng hơn về trò chơi. Nếu cô giáo hướng dẫn trẻ như vậy giúp trẻ hiểu rõ và ghi nhớ được trò chơi.
Với những trò chơi dân gian, để trẻ có thể chơi và đối thoại với nhau thì cô giáo phải trực tiếp tham gia, chỉnh sửa những lỗi sai cho trẻ. Có thể một số lời đồng dao được sử dụng trong trò chơi mà trẻ không nhớ được hết thì cô là người gợi ý, nhắc lại cho trẻ nhớ. Đối với những trò chơi có lời đồng dao đi kèm thì phải thường xuyên ôn luyện chơi để giúp trẻ ghi nhớ lời các bài đồng dao đó.
Trẻ có thể chơi đúng nguyên văn của trò chơi với đúng lời đồng dao đi kèm. Nhưng trẻ cũng có thể chơi sử dụng chính ngôn ngữ của mình để chơi nhằm phát huy được khả năng vận dụng ngôn ngữ mạch lạc vào trong trò chơi.
2.2.4.4. Điều kiện vận dụng
Đối với biện pháp này có thể áp dụng thường xuyên vào trong các giờ học chính của trẻ hay trong những giờ chơi, giờ nghỉ giải lao cũng có thể chơi được.
Hơn nữa, cô giáo có thể tổ chức trò chơi trước giờ đón, trả trẻ và được vận dụng dưới nhiều hình thức có thể kết hợp các biện pháp khác để tổ chức chơi.
Sưu tầm một số trò chơi dân gian
* Kéo cưa, lừa xẻ
Bài đồng dao sử dụng trong trò chơi
Lời 1:
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ.
Lời 2:
Kéo cưa kéo kít
Làm ít ăn nhiều
Nằm đâu ngủ đấy
Nó lấy mất cưa
Lấy gì mà kéo.
Cách chơi
Trẻ ngồi từng đôi một đối diện nhau, cầm tay nhau, vừa đọc bài đồng dao trên (tùy chọn lời 1 hay lời ) vừa làm động tác kéo cưa theo nhịp của bài đồng dao như: đọc tiếng “kéo” thì trẻ đẩy A đẩy trẻ B (người hơi chúi về phía trước), trẻ B kéo tay trẻ A (người hơi ngả về phía sau). Đọc tiếng “cưa” thì trẻ B đẩy trẻ A và trẻ A kéo trẻ B. Đọc tiếng “lừa” thì A lại đẩy B, B kéo A,… Cứ như vậy, vừa đọc vừa làm động tác cho đến hết bài theo đúng nhịp.
* Lộn cầu vồng
Bài đồng dao sử dụng trong trò chơi
Lời 1:
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười ba
Hai chị em ta
Ra lộn cầu vồng.
Lời 2:
Lộn cầu vồng
Nước sông đang chảy
Thằng bé lên bảy
Con bé lên ba
Đôi ta cùng lộn cầu vồng.
Cách chơi
Trẻ xếp thành từng đôi một, cầm tay nhau, đứng quay mặt vào nhau, vừa vung tay sang hai bên theo nhịp lời hát, mỗi tiếng là một lần vung tay sang ngang một bên. Ví dụ: “Lộn” đưa sang trái trẻ A (phải trẻ B) thì “cầu” đưa sang phải trẻ A (trái trẻ B). Đọc đến câu cuối cùng “Ra lộn cầu vồng” (Đôi ta cùng lộn) thì cả hai vẫn cầm tay cùng đưa lên đầu và cùng chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau, rồi lại hạ tay xuống và tiếp tục đọc, vừa đọc vừa vung tay như lần trước, đến câu cuối cùng lại chui qua tay lộn trở về tư thế ban đầu.
* Nu na nu nống
Bài đồng dao sử dụng trong trò chơi
Lời 1.:
Nu na nu nống
Cái bống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Phật ngồi Phật khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà ú ụ
Nhà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tay xòe chân rụt.
Lời 2:
Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống.
Cách chơi
Trẻ ngồi thành hàng ngang, duỗi chân ra trước. Một trẻ ngồi đối diện làm “cái”, lấy tay đập vào từng bàn chân theo nhịp từng từ một của bài đồng dao trên. Khi hết bài, đến từ “rụt” (hoặc “trống”) đúng vào chân ai thì người đó phải rút nhanh chân lại. Nếu trẻ nào bị tay của “cái” đập vào thì trẻ đó thua cuộc.
* Dung dăng dung dẻ
Bài đồng dao sử dụng trong trò chơi
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến ngõ nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây.
Cách chơi
Trẻ nắm tay nhau thành từng đôi một, hoặc thành hàng ngang 4 – 5 trẻ, vừa đi vừa hát. Khi đọc tiếng “Dung” thì vung tay về phía trước, tiếng “dăng” thì vung tay về phía sau; cứ vừa đi vừa hát vừa vung tay như vậy cho đến câu cuối cùng thì ngồi thụp xuống, sau đó đứng dậy đọc lại từ đầu và chơi tiếp.
* Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp
* Thả đỉa ba ba
Đứng thành vòng tròn, một người chỉ tay vào từng người và hát:
“Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo tiền như nước
Đổ mắm đổ muối
Đổ chuối hạt tiêu
Đổ niêu nước chè
Đổ phải nhà nào
Nhà ấy phải chịu”
Mỗi tiếng chỉ vào một người. Người nào rơi vào chữ cuối cùng thì phải làm “con đỉa” túm được ai thì người đó phải thế chân làm “đỉa”.
* Chi chi chành chành
Trong nhóm chơi (khoảng 5 – 6 trẻ), một trẻ xòe bàn tay (làm cái) để các trẻ khác đặt ngón trỏ vào. Tất cả trẻ đọc lời bài đồng dao:
Lời 1:
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Cấp kế đi tìm
Ù à ù ập.
Lời 2:
Chi chi chành chành
Thi nhanh thi khéo
Bạn nào múa dẻo
Bạn nào hát hay
Mau mau lại đây
Ù à ù ập.
Trẻ vừa đọc bài đồng dao vừa đặt ngón trỏ vào lòng bàn tay của trẻ làm cái. Đến tiếng “ập” của câu cuối cùng thì trẻ làm cái nắm chặt bàn tay lại và tất cả phải rút ngón tay trỏ của mình ra thật nhanh. Trẻ nào rút chậm bị nắm ngón tay là thua cuộc và thay trẻ “làm cái” xòe tay để các trẻ khác chơi tiếp.
* Ô ăn quan
Hai người ngồi đối diện nhau, vẽ một hình elip, hai đầu đặt hai viên sỏi lớn làm quan. Còn lại chia thành năm ngăn, mỗi ngăn hai ô, mỗi ô đặt năm viên sỏi nhỏ. Lần lượt mỗi người nhặt năm viên ở mỗi ô, rải mỗi ô một viên cho đến khi hết trước một ô trống thì được ăn các viên sỏi ở tiếp ô trống đó. Cứ thế cho đến khi ăn hết hai quan. Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi.
* Trò chơi câu ếch
Bài đồng dao sử dụng trong trò chơi
Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bọp
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu ặp ặp
Thấy bác đi câu
Rủ nhau trốn mau
Ếch kêu “ộp ộp”
Ếch kêu “ặp ặp”.
Cách chơi
Vẽ một vòng tròn lớn giữa sân làm ao, tất cả các em đứng trong vòng tròn làm “ếch”, đứng cách vòng tròn từ 1 đến 2m, tay cầm cần câu có dây (nhưng không có lưỡi).
Ếch ở trong áo hát đồng thanh bài đồng dao trên, vừa hát vừa nhảy ra ngoài. “Bác câu ếch” đuổi theo, dây chạm vào ai, người ấy được làm thay người “câu ếch”. “Con ếch” nào đã nhảy vào ao thì không bị câu nữa.
* Trò chơi đếm sao
Bài đồng dao sử dụng trong trò chơi
Một ông sao sáng
Hai ông sáng sao
Ba ông sao sáng
Bốn ông sáng sao
Năm ông sao sáng
Sáu ông sáng sao
Bảy ông sao sáng
Tám ông sáng sao
Chín ông sao sáng
Mười ông sáng sao”.
Cách chơi
Vào đêm tối trời, nhiều sao, các em tập trung ngồi thành vòng giữa sân, đua nhau cùng đếm sao. Cứ hát một câu đếm xuôi: “Một ông sao sáng”, lại tiếp một câu đếm ngược “Hai ông sáng sao”, lại tiếp tục trở lại với câu xuôi: “Ba ông sao sáng”, cứ như vậy cho đến “Mười ông sáng sao”. Khi các em ngẩng mặt lên trời. Em nào đếm nhanh và đếm được nhiều là giỏi và thắng.
* Trò chơi mèo đuổi chuột
Bài đồng dao sử dụng trong trò chơi
“Mời bạn lại đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Meo đuổi đằng sau
Chuột cố chạy mau
Trốn đâu cho thoát
Thế rồi chú chuột lại hóa vai mèo
Co cẳng đuổi theo
Bắt mèo hóa chuột”.
Cách chơi
Trẻ em chia thành từng nhóm, mỗi nhóm từ 7 đến 10 em, đứng thành vòng tròn, cầm tay giơ cao lên đầu, hát đồng thanh lời đồng dao trên. Chọn 2 em: một em làm mèo và một em làm chuột, đứng ở giữa vòng tròn, tựa lưng vào nhau. Khi nào các bạn hát đến câu cuối cùng của lời đồng dao thì “chuột” chạy “mèo đuổi theo. “Chuột” chui vào khe nào (giữa hai em đứng giơ tay) thì “mèo” phải chui đúng khe ấy, nếu “mèo bắt được “chuột” thì “mèo” thắng cuộc và hai em lại đổi vai cho nhau. Nếu “mèo” chui nhầm phải ra ngoài một lần chơi. Nếu “mèo” không bắt được “chuột” sau một thời gian quy định (khoảng 3 – 5 phút/ lần chơi) thì hai em lại đổi vai cho nhau (chuột làm mèo, mèo làm chuột), trò chơi lại tiếp tục.
* Trò chơi trốn tìm
Cách chơi
Trò chơi có thể từ 5 – 8 trẻ. Các cháu tìm “oẳn tù tì”, ai thua thì làm người đi tìm, nhắm mắt lại và đếm từ 1 đến 10 thì phải trốn xong và cháu đi tìm mở mắt ra đi các bạn. Nếu trẻ đi tìm nhìn thấy bạn trốn thì chỉ tay về phía bạn đó và nói tên bạn ấy thì bạn đó sẽ phải thay và chỗ của người đi tìm. Nếu chạy kịp về chỗ và nói “mô tê” mà không bị bạn đi tìm phát hiện thì bạn đó không phải đi tìm vẫn được đi trốn ở lượt chơi tiếp theo.
* Trò chơi chồng đống chồng đe
Bài đồng dao sử dụng trong trò chơi
“Chồng đống chồng đe
Con chim lè lưỡi
Nó chỉ người nào?
Nó chỉ người này.”
Cách chơi
Số trẻ chơi có thể từ 6 đến 8 trẻ đứng thành vòng tròn. Từng trẻ tay nắm lại, chồng đống lên nhau. Tất cả nhóm đồng thanh hát. Một trẻ đứng trong vòng tròn, vừa đi vừa hát lần lượt chỉ vào một tay. Khi tiếng “này” chỉ vào bạn nào thì bạn đó đi đuổi bắt các bạn. Các bạn chạy tản mạn trong phạm vi nhóm đã quy ước trước khi chơi. Trẻ nào bị bắt phải chạy một vòng. Trò chơi lại tiếp tục.
* Trò chơi kéo co
Chuẩn bị
Chuẩn bị một sợi dây thừng dài khoảng 6m. Kẻ một vạch thẳng làm ranh giới giữa hai đội.
Luật chơi
Trong quá trình chơi bên nào giẫm phải vạch trước thì bên đó thua cuộc.
Cách chơi
Chia trẻ thành 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn 1 bạn khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì các bạn kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng ở nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
Vận dụng phương pháp giáo dục Mầm non mới để tổ chức các trò chơi dân gian
Vận dụng quan điểm phát huy tính tích hợp để tổ chức các trò chơi dân gian
Trước tình hình đất nước đang trên đà hội nhập, nét nổi bật mà chúng ta dễ dàng chứng kiến đó lượng thông tin, kiến thức của tất cả các lĩnh vực ngày càng thâm nhập, đan xen vào nhau. Do vậy mà việc đổi mới công tác giáo dục trong các trường phổ thông và các trường dạy nghề được đặt ra một cách cấp bách.
Đối với ngành giáo dục mầm non thì vấn đề tích hợp lại càng cần thiết hơn bất cứ ngành học nào bởi vì đối tượng của giáo dục mầm non là những trẻ còn rất bé. Sự phát triển tâm sinh lí của trẻ ở giai đoạn đầu tiên của đời người do vậy các chức năng tâm sinh lí của trẻ chưa phân hóa rỗ rệt, chúng chưa hòa nhập vào nhau, do đó trẻ chưa hình thành được các thao tác phân tích để có lĩnh hội được các kiến thức. Trẻ nhỏ chỉ có thể nhận biết thế giới xung quanh trong tính tòa vẹn của chúng. Vì vậy, vận dụng quan điểm phát huy tính tích hợp vào trò chơi dân gian là con đường hiệu quả giúp trẻ phát triển hoàn thiện hơn ngay từ những chặng đường đầu tiên của cuộc đời.
Theo quan điểm sư phạm cho rằng, tích hợp không chỉ đặt cạnh nhau, liên kết với nhau mà là sự xâm nhập, đan xen các đối tượng hay các bộ phận của một đối tượng hay các bộ phận của một đối tượng vào nhau tạo nên một chỉnh thể trong đó không những các giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển mà đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ các chỉnh thể đó được nhân lên. Vì vậy, việc tổ chức trò chơi dân gian theo hướng tích hợp là rất quan trọng và cần thiết đối với trẻ, xuất phát từ bản chất của giáo dục mầm non, phù hợp với sự phát triển và đặc điểm học của trẻ lứa tuổi mầm non và cách tích hợp trong giáo dục mầm non được hiểu là cách thức cung cấp sự định hướng mở linh hoạt.
Vận dụng quan điểm tích hợp
Quá trình chơi trò chơi dân gian phải hướng tới sự phát triển của trẻ một cách toàn diện như: Phát triển thể chất, phát triển trí tuệ, phát triển tình cảm đạo đức thẩm mĩ và hình thành thái độ ứng xử đúng đắn cũng như hành vi, thói quen văn hóa văn minh. Nói cách khác thì trẻ phải được phát triển vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm sống, phát triển các kỹ năng nhận thức và và kỹ năng xã hội, các kỹ năng vận động, ngôn ngữ, giao tiếp, các phẩm chất nhân cách như: Sự tự tin – tính tích cực nhận thức, tính sáng tạo, tính linh hoạt, tính độc lập, lòng nhân ái, tính thẩm mĩ.
Để đạt được những mục đích trên thì giáo viên cần phải xây dựng được một kế hoạch tổng thể trong từng năm học, từng tháng, từng tuần, từng ngày học. Mỗi trò chơi dân gian cô đưa ra phải được tiến hành thông qua nhiều hình thức phương pháp đa dạng. Bởi vì trong mỗi hình thức, mỗi phương pháp đa dạng để trẻ phát triển thông qua trò chơi dân gian đều có ưu thế riêng trong việc giải quyết một số mục đích trọng tâm nào đó. Mà việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian thông qua việc tích hợp sẽ giúp cho trẻ dễ tập trung chú ý, ghi nhớ lâu dài, tái hiện tốt hơn giảm được sự căng thẳng và mệt mỏi cho trẻ trong quá trình chơi. Giáo viên phải lập kế hoạch chu đáo trong đó xác định được rõ các hoạt động có thể tổ chức cho trẻ, các hoạt động đó cần đa dạng về mặt tính chất, cách tổ chức phải phù hợp với trình độ, khả năng hứng thú của trẻ.
2.4.3. Vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động
Bản chất của phương pháp tổ chức hoạt động
Trong các trò chơi dân gian nội dung kiến thức mà trò chơi cung cấp cho trẻ rất rộng, chứa đựng tất cả các lĩnh vực của đời sống thiên nhiên – xã hội, của đời sống tinh thần, … Chính vì vậy mà ta có thể tích hợp trò chơi với nhiều lĩnh vực khác nhau như: Tích hợp Toán học, tích hợp với Âm nhạc, tích hợp với Tạo hình, tích hợp phát triển thể chất, tích hợp với Chữ cái và chữ viết, tích hợp với môi trường xung quanh.
2.4.3.2. Hoạt động của giáo viên trong giờ dạy trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi chơi trò chơi dân gian
Trong giờ dạy trẻ chơi trò chơi dân gian giáo viên phải tổ chức được những hoạt động nhằm tích hợp được những lĩnh vực như trên.
* Tích hợp Toán học
Số lượng và số đếm: Khi cho trẻ chơi giáo viên cần tận dụng các cơ hội để cho trẻ thực hiện kỹ năng đếm, so sánh các nhóm có số lượng khác nhau và làm quen với chữ số biểu thị số đếm.
Ví dụ: Trong trò chơi “đếm sao” cô tổ chức cho trẻ tập trung thành các nhóm theo ý định của cô giáo. Cô cho trẻ đếm số lượng bạn chơi và cho trẻ đọc bài đồng dao trong trò chơi đó.
“Một ông sao sáng
Hai ông sáng sao
Ba ông sao sáng
Bốn ông sáng sao…”
Định hướng trong không gian: Trong khi cho trẻ chơi cô giáo có thể củng cố cho trẻ các biểu tượng về phía trên, phía dưới, đằng trước, đằng sau hoặc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới thông qua việc chỉ cho trẻ xem chữ, những hình ảnh về trò chơi dân gian.
Ví dụ: Khi cô giáo cho trẻ lên chỉ chữ ở phía dưới tranh, yêu cầu trẻ nhận biết mặt chữ, chỉ từ trên xuống dưới hay từ trái sang phải. Hoặc khi cho trẻ giở tranh, cô yêu cầu trẻ giở từng trang lần lượt để xem.
* Tích hợp với Âm nhạc:
Trong quá trình cho trẻ chơi qua các bản nhạc, qua các bài hát dân ca luôn được kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tác động và kích thích hứng thú hoạt động chơi của trẻ. Một ưu điểm đối với trò chơi dân gian đó là những bài hát đồng dao đi kèm, do vậy cô giáo có thể sử dụng ngay những bài hát đồng dao đó để nhằm tác động đến trẻ.
Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò: “Chi chi chành chành” cô giáo có thể mở nhạc bài hát đồng dao đó lên kích thích trẻ chơi và nhằm làm tăng hứng thú đối với trẻ.
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế…”
* Tích hợp với Tạo hình:
Trò chơi dân gian thường có những dụng cụ chơi đơn giản, dễ làm và dễ tìm kiếm trong tự nhiên. Vì vậy, khi dạy trẻ chơi giáo viên nên kết hợp cho trẻ làm những đồ chơi đó. Cũng có thể cho trẻ tô màu, vẽ, nặn, xé, dán,… nhằm kích thích hứng thú và khả năng sáng tạo của trẻ khi cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với những đồ dùng đó. Hơn thế nữa, những sản phẩm của trẻ làm ra có thể để triển lãm trưng bày, có thể sử dụng trong tiết học giúp củng cố hệ thống hóa toàn bộ nội dung mà trẻ đã được làm quen, đồng thời làm tăng thêm lòng tự hòa, sự tự tin vào bản thân của trẻ.
* Tích hợp phát triển thể chất:
Có thể nói, những trò chơi dân gian động giúp trẻ hoạt động một cách tích cực. Giáo viên nên có những phương pháp phù hợp khi cho trẻ chơi nhằm tạo được hiệu quả cao trong mục đích giáo dục. Với những trò chơi dân gian không có luật giáo viên sẽ phải tạo ra luật cho trẻ như chạy qua chướng ngại vật, nhảy lò cò, nhảy qua vòng,… nhằm tạo cho trò chơi mang tính sâu rộng hơn, hấp dẫn hơn và thu hút được sự tham gia của trẻ.
* Tích hợp với Chữ cái và chữ viết:
Biểu tượng về chữ cái hoặc chữ viết có thể củng cố cho trẻ trong giờ xem tranh ảnh minh họa về trò chơi dân gian hay tiếp xúc với các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên và xã hội dưới các bức tranh, ảnh, vật thật ở lớp học hay ở trong các phòng,… giáo viên cần phải ghi tên cụ thể vì như vậy khi trẻ quan sát các bức tranh thì trẻ đã đồng thời được tri giác cả tên gọi của chúng.
Chữ cái có thể được tích hợp một cách có hiệu quả khi được gắn vào các trẻ tham gia trong trò chơi. Như trong trò chơi “câu ếch” cô giáo có thể gắn chữ “Ê” – con ếch vào trên ngực của mỗi trẻ còn người câu ếch thì gắn chữ “B” – bác câu ếch.
* Tích hợp Môi trường xung quanh:
Trò chơi dân gian mang tính đặc thù chất liệu của những đồ dùng, vật dụng phục vụ cho trò chơi được lấy từ thiên nhiên, từ môi trường xung quanh trẻ, do vậy trong quá trình dạy giáo viên có thể đi sâu hơn giới thiệu cho trẻ hiểu thông qua tranh ảnh, mô hình, vật thể về các đối tượng sẽ cho trẻ làm quen trong trò chơi nhằm gây được hứng thú đối và sự tập trung chú ý của trẻ.
Ví dụ: Trong trò chơi “Ô ăn quan” giáo viên có thể cho trẻ quan sát tranh ảnh hay vật thật là những hòn sỏi dùng để chơi.
Hoạt động của trẻ 4 – 5 tuổi trong giờ học chơi trò chơi dân gian
Những trò chơi dân gian gắn liền với ký ức của những đứa trẻ miền quê xưa kia tưởng chừng như xa lạ với những đứa trẻ thành thị với đầy đủ các đồ chơi hiện đại, ti vi, máy vi tính thì ở các trường mầm non trong cả nước, những trò chơi dân gian đang dần được đưa vào trong các hoạt động vui chơi của trẻ.
Vào các giờ hoạt động ngoài trời, giờ học hay những giờ giải lao, chúng ta sẽ thấy những nhóm trẻ cùng ngồi tụm năm tụm ba với các trò chơi dân gian, những giọng ê a câu hát đồng giao: Chi chi chành chành, cái nanh thổi lửa... hoặc những trò chơi tưởng chừng chỉ còn tìm thấy ở vùng quê hoặc trở về với ký ức ngày xưa: ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, bịt mắt đập bóng...
Trong giờ học chơi trò chơi dân gian, cô và trẻ cùng chơi và cùng khám phá, một giờ học có sự kết hợp nhịp nhàng giữa trò chơi dân gian, đồng giao và hoạt động học tập tạo nên môi trường học tập tích cực và thân thiện giữa cô và trẻ. Trong các hoạt động, cô và trẻ cùng thay đổi vai chơi, có sự giao lưu thân thiện và cởi mở giữa cô và trẻ và giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với những người xung quanh trẻ. Thông qua các hoạt động của trò chơi giúp trẻ học hỏi và nắm rõ kiến thức được giáo viên tích hợp vào trong đó hơn nữa trẻ biết được văn hóa người Việt từ những trò chơi dân gian.
Tiểu kết chương 2
Lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành và phát triển của trẻ. Do vậy, cũng bắt đầu từ thời điểm này, trẻ hoạt động để lĩnh hội những tri thức, kỹ năng và nét đẹp trong nền văn hóa của đất nước. Vì vậy mà chúng ta cần tạo mọi điều kiện và một môi trường thuận lợi cho trẻ tiếp nhận những kiến thức đối với trẻ còn mới mẻ đó. Do đó trong chương này, chúng tôi đề xuất những biện pháp nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, đưa ra các yêu cầu, nội dung và điều kiện tiến hành các biện pháp cho trẻ chơi. Hơn nữa, chúng tôi vận dụng những quan điểm tích hợp nhằm phát huy khả năng tiếp nhận của trẻ trên các lĩnh vực như: Tích hợp Toán học (số lượng và số đếm, định hướng trong không gian), tích hợp với Âm nhạc, tích hợp với Tạo hình, tích hợp phát triển thể chất, tích hợp với Chữ cái và chữ viết, tích hợp Môi trường xung quanh. Ngoài ra chúng tôi có đưa ra các hoạt động của giáo viên và của trẻ trong quá trình hoạt động dạy và học.
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI
3.1. Những vấn đề chung
3.1.1. Mục đích thể nghiệm
Căn cứ vào mục đích dạy trẻ phát triển ngôn ngữ, vào đối tượng nghiên cứu, vào tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất nhằm giúp trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi phát triển ngôn ngữ của mình thông qua một số trò chơi dân gian chúng tôi đã tổ chức thể nghiệm để kiểm tra đánh giá trẻ ở 3 nội dung như sau:
- Khả năng phát âm.
- Khả năng hiểu từ.
- Khả năng hiểu nội dung trò chơi.
3.1.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thể nghiệm
Chúng tôi chọn 6 nhóm trẻ của ba trường mầm non. Đó là trường Mầm non Quyết Thắng – Thành phố Sơn La – Sơn La, trường Mầm non Long Sơn – Lương Sơn - Hòa Bình và trường Mầm non Liên Cơ – Lương Sơn – Hòa Bình. Tổng số trẻ là 60 trẻ, lớp đối chứng là 30 trẻ, lớp thể nghiệm là 30 trẻ.
Chúng tôi tiến hành điều tra thể nghiệm và thể nghiệm trong thời gian từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 04 năm 2011.
3.1.3. Tiến hành thể nghiệm
Chọn lớp thực nghiệm: theo nguyên tắc đảm bảo tính đồng đều về độ tuổi, về sự phát triển trí tuệ, khả năng nhận thức thông qua kết quả học tập trước đó.
Phương án thực nghiệm của đề tài:
- Lớp đối chứng: dạy cho trẻ chơi bình thường không có sự tác động của phương pháp mà chúng tôi đã đề xuất.
- Lớp thực nghiệm: Dạy theo mẫu giáo án đã được thiết kế sẵn có sự tác động của những phương pháp mà chúng tôi đã đề xuất.
3.2. Thiết kế thể nghiệm một số trò chơi dân gian
3.2.1. Thiết kế thể nghiệm
Giáo án 1: Vận dụng quan điểm tích hợp vào trò chơi
Chủ đề: Bản thân
Chủ điểm: Tôi là ai
Hoạt động ngoài trời: Mèo đuổi chuột
Đối tượng: Lớp nhỡ
I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ ôn lại được kiến thức đã học
- Nắm bắt được nội dung và cách chơi, luật chơi
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Phát triển thể chất cho trẻ
2. Kỹ năng
- Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn
- Luyện kỹ năng phát âm đúng các từ khó trong bài đồng dao.
- Sự phát triển vận động, rèn sự khéo léo của toàn bộ cơ thể trẻ
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học, giờ chơi
- Giáo dục trẻ biết vâng lời, lễ phép.
II. Chuẩn bị:
1. Cô giáo
- Cô chuẩn bị băng đĩa nhạc trò chơi: mèo đuổi chuột
- Vẽ hai đường thẳng song song dài 2 mét, cách nhau 3 mét giả làm con sông
2. Trẻ
- Trẻ ăn mặc gọn gàng, mát mẻ dễ hoạt động.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
BSĐG
Hoạt động 1: Cho trẻ hát và đàm thoại với trẻ bài hát “Vui đến trường”
- Cô cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát “Vui đến trường”.
- Lớp mình vừa hát bài hát gì nhỉ?
- Các bạn biết không có biết bao bạn nhỏ không được đến trường đi học và vui chơi như chúng ta đấy, vì vậy bố mẹ cho đi học chúng mình phải cố gắng đi học đều và ngoan, cả lớp mình nhớ chưa nhỉ?
- Trong bài hát có con gì hót? Em đã làm những việc gì?
- Ai đưa em tới trường?
- Lớp chúng mình có thích tới trường, tới lớp không nào?
- Hôm nay cô thấy lớp mình rất ngoan nên cô giáo sẽ cho chúng mình chơi một trò chơi, các con có thích không?
2. Hoạt động 2: Giới thiệu cách chơi, luật chơi và tổ chức trò chơi cho trẻ.
- Cô giới thiệu tên trò chơi: Mèo đuổi chuột.
* Cách chơi:
Trẻ chia thành từng nhóm, mỗi nhóm từ 7 đến 10 em, đứng thành vòng tròn, cầm tay giơ cao lên đầu, hát đồng thanh lời đồng dao. Chọn 2 trẻ: một trẻ làm mèo và một trẻ làm chuột, đứng ở giữa vòng tròn, tựa lưng vào nhau. Khi nào các bạn hát đến câu cuối cùng của lời đồng dao thì “chuột” chạy “mèo đuổi theo. “Chuột” chui vào khe nào (giữa hai em đứng giơ tay) thì “mèo” phải chui đúng khe ấy, nếu “mèo bắt được “chuột” thì “mèo” thắng cuộc và hai em lại đổi vai cho nhau.
* Luật chơi: Mèo phải đuổi bắt chuột. Nếu “mèo” chui nhầm phải ra ngoài một lần chơi. Nếu “mèo” không bắt được “chuột” sau một thời gian quy định (khoảng 3 – 5 phút/ lần chơi) thì hai em lại đổi vai cho nhau (chuột làm mèo, mèo làm chuột), trò chơi lại tiếp tục.
* Bài đồng dao:
“Mời bạn lại đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo đuổi đằng sau
Chuột cố chạy mau
Trốn đâu cho thoát
Thế rồi chú chuột lại hóa vai mèo
Co cẳng đuổi theo
Bắt mèo hóa chuột”.
- Cô bật nhạc cho trẻ nghe và chơi theo nhạc. (trong khi trẻ chơi, cô quan sát và tạo hứng thú, cổ vũ cho trẻ).
* Kết thúc trò chơi:
- Cô giáo nhận xét và khen, động viên trẻ.
- Trẻ hát và vận động theo nhạc cùng cô giáo
- Trẻ trả lời: Bài hát Vui đến trường.
- Trẻ nghe và trả lời: Vâng ạ.
- Trẻ trả lời: Con chim
- Trẻ trả lời: Mẹ
- Trẻ trả lời: Có ạ.
- Trẻ trả lời: Có ạ.
- Trẻ im lặng lắng nghe cô giới thiệu trò chơi.
- Trẻ tích cực chơi.
- Trẻ lắng nghe cô.
Giáo án 2
Chủ đề: Tết và mùa xuân
Hoạt động: Chơi trò chơi “Kéo co”
I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm đặc trưng của một số trò chơi dân gian dành cho trẻ em thường diễn ra trong những dịp xuân về.
- Biết được có nhiều trò chơi dân gian dành cho trẻ em.
- Nắm bắt được nội dung và cách chơi, luật chơi
2. Kỹ năng
- Rèn luyện khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển khả năng nhanh nhẹn khi chơi các trò chơi dân gian.
- Làm giàu vốn từ của trẻ về các trò chơi dân gian.
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ biết yêu quý những trò chơi dân gian của dân tộc Việt Nam.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học, giờ chơi
- Giáo dục trẻ biết vâng lời, lễ phép.
II. Chuẩn bị:
1. Cô giáo
- Cô chuẩn bị một số hình ảnh, video tư liệu về một số trò chơi dân gian trẻ em.
- Dây để chơi “Kéo co”.
2. Trẻ
- Trẻ ăn mặc gọn gàng, mát mẻ dễ hoạt động.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
BSĐG
Hoạt động 1: Trò chuyện, đàm thoại với trẻ về mùa xuân và trò chơi dân gian.
- Cô đóng vai cô Mùa xuân trò chuyện với trẻ.
+ Giới thiệu với trẻ về mùa xuân
+ Hỏi trẻ đã được bố mẹ cho chơi những trò chơi gì trong những dịp Xuân về?
+ Có bạn nào được ông bà, bố mẹ kể ngày xưa thường hay chơi những trò chơi gì khi mỗi độ Xuân về không?
- Các con biết không ngày xưa khi ông bà, bố mẹ còn bé thường hay chơi những trò chơi dân gian, đó là những trò chơi đã có từ lâu đời ở làng quê Việt Nam đấy các con ạ.
- Cô giáo cho trẻ xem hình ảnh các bạn chơi “Kéo co”.
+ Cô đố lớp mình biết các bạn đang làm gì? Cho trẻ đọc to trò chơi “Kéo co” 2 – 3 lần.
+ Con đã được chơi trò chơi này chưa? Con có thích không? (Gọi vài trẻ đứng lên trả lời).
- Các con biết không trò chơi “kéo co” có thể dùng sợi dây hoặc dùng gậy hay dùng tay để kéo. Chúng mình cùng xem các bạn chơi kéo co như thế nào nhé?
- Cô cho trẻ xem video trò chơi “kéo co”.
- Lần lượt cho trẻ xem các hình ảnh về trò chơi “Bịt mắt bắt dê”, “Chi chi chành chành”, “Mèo đuổi chuột”. Cho trẻ đọc to 2 – 3 lần tên của các trò chơi.
- Các con vừa đọc tên các trò chơi gì? - Chúng mình cùng xem lại những hình ảnh của trò chơi và cho cô biết trò chơi gì nhé?
- Ngoài những trò chơi mà chúng mình vừa được biết các con còn biết những trò chơi dân gian nào nữa không nhỉ?
- Các con biết không những trò chơi dân gian này thường được chơi vào những dịp lễ hội khi xuân về. Bây giờ lớp mình có thích được chơi trò chơi không?
Hoạt động 2: Tổ chức chơi trò chơi “Kéo co”.
Bây giờ lớp mình cùng nghe luật chơi. Cách chơi nhé?
* Luật chơi:
Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
* Cách chơi:
Cô chia lớp thành hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một bạn khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào sợi dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
* Kết thúc: Cô và trẻ cùng múa hát bài hát: “Em sẽ là mùa xuân của mẹ”.
- Trẻ chú ý lắng nghe và trả lời những câu hỏi của cô giáo.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời: Kéo co.
- Trẻ trả lời và đọc to theo yêu cầu của cô.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ chú ý xem video.
- Trẻ chú ý quan sát và đọc to tên các trò chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát bức tranh và trả lời.
- Trẻ kể.
- Trẻ chú ý lắng nghe. Trẻ trả lời: Có ạ.
- Trẻ chú ý lắng nghe và chơi theo hiệu lệnh của cô.
- Cô và trẻ cùng múa hát.
3.2.2. Đánh giá và xử lí kết quả thể nghiệm
Sau đây là kết quả thể nghiệm của chúng tôi tại ba trường mầm non:
Trường Mầm non Quyết Thắng – TP Sơn La – Sơn La
Bảng 5: Kết quả nhóm thực nghiệm
Khả năng
ngôn ngữ
Số lượng trẻ
Tỉ lệ %
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Khả năng phát âm
6
3
1
0
60%
30%
10%
0 %
Khả năng hiểu từ
5
3
2
0
50%
30%
20%
0 %
Khả năng hiểu nội dung trò chơi
7
3
0
0
70%
30%
0%
0 %
Bảng 6: Kết quả nhóm đối chứng
Khả năng
ngôn ngữ
Số lượng trẻ
Tỉ lệ %
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Khả năng phát âm
4
4
2
0
40%
40%
20%
0 %
Khả năng hiểu từ
2
4
4
0
20%
40%
40%
0 %
Khả năng hiểu nội dung trò chơi
5
4
1
0
50%
40%
10%
0 %
Trường Mầm non Liên Cơ – Long Sơn – Hòa Bình
Bảng 7: Kết quả nhóm thực nghiệm
Khả năng
ngôn ngữ
Số lượng trẻ
Tỉ lệ %
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Khả năng phát âm
7
3
0
0
70%
30%
0%
0 %
Khả năng hiểu từ
5
3
2
0
50%
30%
20%
0 %
Khả năng hiểu nội dung trò chơi
6
4
0
0
60%
40%
0%
0 %
Bảng 8: Kết quả nhóm đối chứng
Khả năng
ngôn ngữ
Số lượng trẻ
Tỉ lệ %
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Khả năng phát âm
3
5
2
0
30%
50%
20%
0 %
Khả năng hiểu từ
2
4
4
0
20%
40%
40%
0 %
Khả năng hiểu nội dung trò chơi
5
3
2
0
50%
30%
20%
0 %
Trường Mầm non Long Sơn – Lương Sơn – Hòa Bình
Bảng 9: Kết quả nhóm thực nghiệm
Khả năng
ngôn ngữ
Số lượng trẻ
Tỉ lệ %
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Khả năng phát âm
6
3
1
0
60%
30%
10%
0 %
Khả năng hiểu từ
5
4
1
0
50%
40%
10%
0 %
Khả năng hiểu nội dung trò chơi
6
4
0
0
60%
40%
0%
0 %
Bảng 10: Kết quả nhóm đối chứng
Khả năng
ngôn ngữ
Số lượng trẻ
Tỉ lệ %
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Khả năng phát âm
3
6
1
0
30%
60%
10%
0 %
Khả năng hiểu từ
3
4
3
0
30%
40%
30%
0 %
Khả năng hiểu nội dung trò chơi
5
3
2
0
50%
30%
20%
0 %
Qua một thời gian tìm hiểu, điều tra cũng như việc tiếp xúc với trẻ thông qua các trò chơi dân gian, chúng tôi thấy trẻ có sự nhận thức tiến bộ hơn. Nhóm trẻ thể nghiệm đã có sự tiến bộ đáng kể so với nhóm đối chứng. Những tiết học trước trẻ được tiếp xúc với phương pháp cũ, đồ dùng trực quan nghèo nàn, chưa sinh động,… Nhưng khi tiến hành dạy thể nghiệm, trẻ được hòa vào không khí vui vẻ, được xem video và có nhạc vui nhộn tạo cảm giác thoải mái, trẻ hoàn toàn bị thuyết phục và cảm thấy hứng thú. Ở giờ học chơi trò chơi dân gian, trẻ được tự do nói, tự do trả lời những câu hỏi của giáo viên theo lối suy nghĩ của trẻ. Trẻ hoàn toàn chủ động, tìm kiếm, khám phá những điều mới lạ.
Ví dụ: Cô hỏi trẻ: “thấy trò chơi dân gian nào hấp dẫn nhất?” có tới 50% trẻ trả lời thích trò chơi mèo đuổi chuột, 40% trẻ trả lời thích trò chơi kéo co và 10% trẻ trả lời các trò chơi khác như: Chi chi chành chành; Kéo cưa lừa xẻ; Bịt mắt bắt dê; rồng rắn lên mây;…
Ở đây cô phải cùng trẻ hoạt động, nhưng cô chỉ giữ vai trò một người hướng dẫn, hướng trẻ theo đúng mục đích, nội dung của bài một cách thoải mái không áp đặt. Vì vậy, mức độ tiếp nhận trò chơi và khả năng phát âm, hiểu nghĩa của từ trong trò chơi dân gian của trẻ tăng lên một cách đáng kể.
Ví dụ: Cô hỏi trẻ nghĩa của các từ sau là gì?
- Bắt (trong trò chơi “Bịt mắt bắt dê”)? Có 90% trẻ trả lời được nghĩa là túm, tóm, vồ.
- Luồn (trong trò chơi “Mèo đuổi chuột”)? Có 85% trẻ trả lời được nghĩa của từ là chui qua.
- Kéo kít (trong trò chơi “Kéo cưa lùa xẻ”)? Có 60% trẻ trả lời được nghĩa của từ là tiếng cưa.
Ví dụ: Cô hỏi trẻ cách phát âm nào đúng?
- Mèo đuổi chuột hay Mèo đuổi chụt? Có 95% trẻ trả lời được “Mèo đuổi chuột”.
- Rồng rắn lên mây hay dồng dắn lên mây? Có 90% trẻ trả lời được “Rồng rắn lên mây”.
- Có cây lúc lắc hay có cây núc nắc? Có 75% trẻ trả lời được “Có cây lúc lắc”.
Có thể nói rằng, trẻ trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của cô. Cách phát âm của trẻ cũng rất chính xác, hiểu đúng được nghĩa của từ và tỏ ra thích thú với các trò chơi dân gian được học. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những trẻ chưa hiểu rõ được nghĩa của từ và cách phát âm của từ còn sai vì những trẻ đó là dân tộc H’ Mông (Sơn La) hay những trẻ là dân tộc Mường (Hòa Bình) ít được tiếp xúc nhiều với tiếng phổ thông.
Tiểu kết chương 3
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày toàn bộ quá trình thiết kế thể nghiệm và phân tích kết quả thu được và rút ra một số kết luận:
Các biện pháp tác động sư phạm đã đem lại hiệu quả ban đầu tương đối tốt. Số trẻ thể nghiệm phát âm, hiểu nghĩa của từ và hiểu cách chơi nhanh và tốt hơn so với số trẻ ở lớp đối chứng.
Khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ không giống nhau. Trẻ đã phát âm chuẩn tên một số trò chơi đã được học và ngoài ra còn kể tên một số trò chơi khác mà trẻ biết được. Trẻ hiểu được nội dung của trò chơi nhanh, vận dụng vào chơi rất tốt. Đặc biệt là khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ trong trò chơi phát triển hơn trước.
Qua việc thử nghiệm và sử dụng các biện pháp sáng tạo và phù hợp, với sự khéo léo có phần hấp dẫn cao đã đem lại cho chúng tôi hiệu quả bất ngờ, với sự chuẩn bị về đồ dùng trực quan dạy học cùng với một số video và hệ thống câu hỏi phù hợp, kết hợp với việc tích hợp vào trong các trò chơi dân gian đó đã đem lại cho chúng tôi hiệu quả rất cao.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Cuộc sống không thể thiếu ngôn ngữ. Ở giai đoạn trẻ mầm non, việc dạy và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Chúng ta thấy tư duy của trẻ khác xa với tư duy của người lớn, trẻ nhận thức chủ yếu qua những đồ vật và qua những trò chơi.
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo từ 4 – 5 tuổi là việc làm hết sức khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư và kiên trì của nhà giáo dục.
Qua việc tìm hiểu lí luận và thực tiễn chúng tôi thấy, những ưu điểm cần được phát huy và những hạn chế cần khắc phục. Trong đề tài này, chúng tôi đã đề cập đến một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua một số trò chơi dân gian trẻ em, một nét đẹp truyền thống của văn hóa người Việt và đã đạt được kết quả nhất định.
Những biện pháp chúng tôi đã đưa ra đó là:
- Biện pháp trình chiếu video mẫu trò chơi
- Biện pháp dạy trẻ tự chơi theo nhạc
- Biện pháp sử dụng lời nói hướng dẫn
- Biện pháp vận dụng ngôn ngữ mạch lạc trong trò chơi
Các biện pháp trên đã được tác giả vận dụng, đề xuất trong thiết kế thể nghiệm. Qua kết quả thu được từ thể nghiệm chúng tôi thấy, đây là những biện pháp tác động sư phạm hoàn toàn khả thi cho độ tuổi 4 – 5 tuổi ở các trường mầm non. Tỉ lệ phần trăm tương ứng với số trẻ ở nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng.
Mặc dù tác giả đã có rất nhiều cố gắng, song do điều kiện về thời gian và địa lí, khả năng nghiên cứu của bản thân còn có nhiều hạn chế nên đề tài của tôi còn có nhiều thiếu sót, tác giả kính mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo và bạn đọc để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
2. KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM
Cần trang bị thêm đồ dùng dạy học, đồ dùng trực quan đảm bảo phù hợp nội dung, tính thẩm mỹ phục vụ tốt cho giờ dạy trẻ chơi trò chơi dân gian giúp trẻ có thêm hứng thú, chủ động với trò chơi và tăng khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Giáo viên cần có tâm huyết với nghề nghiệp để từ đó tìm ra các biện pháp sáng tạo dạy trẻ chơi nhằm lôi cuốn trẻ. Cần sử dụng linh hoạt, phù hợp, sáng tạo các biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
DANH MỤC TRANH MINH HỌA
Tranh 1: Trò chơi bịt mắt bắt dê
Tranh 2: Trò chơi chi chi chành chành
Tranh 3: Trò chơi trồng nụ trồng hoa
Tranh 4: Trò chơi nu na nu nống
Tranh 5: Trò chơi rồng rắn lên mây
Tranh 6: Trò chơi ô ăn quan
Tranh 7: Trò chơi mèo đuổi chuột
Tranh 8: Trò chơi rải ranh
Tranh 9: Trò chơi kéo co
MỤC LỤC
3.2.2. Đánh giá và xử lí kết quả thể nghiệm ………………………………...59
Tiểu kết chương 3……………………………………………………………62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………………63
1. KẾT LUẬN ……………………………………………………………....63
2. KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………...63
3. DANH MỤC TRANH MINH HỌA ……………………………………..65
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển ngôn ngữ thông qua một số trò chơi dân gian.doc