Phép biện chứng duy vật, cơ sở phương pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận thức và thực tiễn. Vận dụng phép biện chứng duy vật trong hoạt động kinh tế

Đề tài: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT, CƠ SỞ PHưƠNG PHÁP LUẬN CHUNG NHẤT CHO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN. VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ PHỤ LỤC LỜI NÓI ĐẦU PHẦN 1. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 7 1.1. Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng 7 1.2. Phép biện chứng duy vật 10 PHẦN 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 12 2.1. Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật 12 2.1.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 12 2.1.1.1. Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến 12 2.1.1.2. Tính chất của các mối liên hệ 13 2.1.1.3. Nội dung nguyên lý 15 2.1.1.4. Ý nghĩa phương pháp luận 15 2.1.2. Nguyên lý về sự phát triển 16 2.1.2.1. Khái niệm sự vận động và sự phát triển 16 2.1.2.2. Tính chất của sự phát triển 17 2.1.2.3. Nội dung nguyên lý 18 2.1.2.4. Ý nghĩa phương pháp luận 199 2.2. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật 20 2.2.1. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập 21 2.2.1.1. Mặt đối lập; thống nhất, đấu tranh, chuyển hoá của các mặt đối lập 22 2.2.1.2. Nội dung quy luật 27 2.2.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận 27 2.2.2. Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, và ngược lại 28 2.2.2.1. Chất, lượng, độ, điểm nút, bước nhảy 28 2.2.2.2. Nội dung quy luật 38 2.2.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận 39 2.2.3. Quy luật phủ định của phủ định 40 2.2.3.1. Phủ định biện chứng, phủ định của phủ định 41 2.2.3.2. Nội dung quy luật 44 2.2.3.3. Ý nghĩa phương pháp luận 48 2.3. Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật 50 2.3.1. Một số vấn đề chung về phạm trù 50 2.3.1.1. Định nghĩa phạm trù và phạm trù triết học 50 2.3.1.2. Bản chất của phạm trù 51 2.3.2. Cái riêng và cái chung 53 2.3.2.1. Khái niệm cái riêng và cái chung 533 2.3.2.2. Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung 54 2.3.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận 56 2.3.3. Nguyên nhân và kết quả 57 2.3.3.1. Khái niệm 57 2.3.3.2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 59 2.3.3.3. Ý nghĩa phương pháp luận 61 2.3.4. Tất nhiên và ngẫu nhiên 62 2.3.4.1. Khái niệm 62 2.3.4.2. Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên 64 2.3.4.3.Ý nghĩa phương pháp luận 66 2.3.5. Nội dung và hình thức 67 2.3.5.1. Khái niệm 67 2.3.5.2. Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức 68 2.3.5.2. Ý nghĩa phương pháp luận 70 2.3.6. Bản chất và hiện tượng 71 2.3.6.1. Khái niệm 71 2.3.6.2. Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng 72 2.3.6.3. Ý nghĩa phương pháp luận 75 2.3.7. Khả năng và hiện thực 76 2.3.7.1. Khái niệm 76 2.3.7.2. Quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực 78 2.3.7.3. Ý nghĩa phương pháp luận 80 PHẦN 3: KHÁI QUÁT VỀ PHưƠNG PHÁP, PHưƠNG PHÁP LUẬN; MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHưƠNG PHÁP LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 81 3.1. Khái quát về phương pháp và phương pháp luận 81 3.1.1. Khái quát về phương pháp 81 3.1.1.1. Định nghĩa: 81 3.1.1.2. Phân loại phương pháp: 82 3.1.2. Khái quát về phương pháp luận 83 3.1.2.1. Khái niệm: 83 3.1.2.2. Phân loại: 83 3.2. Một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép duy vật biện chứng 84 3.2.1. Nguyên tắc toàn diện 84 3.2.1.1. Cơ sở lý luận 84 3.2.1.2. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc toàn diện 84 3.2.2. Nguyên tắc phát triển 86 a. Cơ sở lý luận 86 b. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc phát triển 86 3.2.2.1 Nguyên tắc mâu thuẫn 87 3.2.2.1.1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc (phân tích) mâu thuẫn (còn được gọi là nguyên tắc phân đôi cái thống nhất). 87 3.2.2.1.2. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc mâu thuẫn 87 3.2.2.2 Nguyên tắc phân tích lượng – chất 89 3.2.2.2.1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc phân tích lượng – chất 89 3.2.2.2.2. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc phân tích lượng – chất 89 3.2.2.3. Nguyên tắc phủ định biện chứng 90 3.2.2.3.1 Cơ sở lý luận của nguyên tắc phủ định biện chứng 90 3.2.2.3.2 Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc phủ định biện chứng 90 3.3. Một số yêu cầu phương pháp luận của các cặp phạm trù 91 5 3.3.1. Một số yêu cầu phương pháp luận được rút ra từ nội dụng của cặp phạm trù cái chung và cái riêng 91 3.3.2. Một số yêu cầu phương pháp luận được rút ra từ nội dung của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả. 91 3.3.3. Một số yêu cầu phương pháp luận được rút ra từ nội dung của cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên 93 3.3.4. Một số yêu cầu phương pháp luận được rút ra từ nội dung của cặp phạm trù nội dung và hình thức 93 3.3.5. Một số yêu cầu phương pháp luận được rút ra từ nội dung của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng 94 3.3.6. Một số yêu cầu phương pháp luận được rút ra từ nội dung của cặp phạm trù hiện thực và khả năng 95 3.4. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể 95 3.4.1. Cơ sở lý luậ của nguyên tắc lịch sử - cụ thể 95 3.4.2. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc lịch sử - cụ thể 96 PHẦN 4: VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 100 4.1. Vận dụng giải thích các quy luật kinh tế 101 4.1.1. Quy luật cung - cầu 101 4.1.2. Quy luật hiệu suất biên giảm dần 103 4.1.3. Sự hình thành giá cả thị trường 103 4.2. Vận dụng nguyên lý về sự phát triển 104 4.3. Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp 106 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU Thế giới được tạo thành từ những sự vật, những hiện tượng, những quá trình khác nhau. Vậy giữa chúng có mối liên hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Chúng luôn vận động, đổi mới, phát triển hay đứng yên? Trong thực tiễn và nhận thức, hoạt động của con người tồn tại trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau, với nhiều mối liên hệ khác nhau và với những mục tiêu khác nhau. Vậy, làm thế nào để con người có thể đạt được những mục tiêu đó và tránh những sai lầm trong nhận thức tư duy? Để trả lời cho những câu hỏi trên, chúng ta cùng nghiên cứu đề tài: “PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT, CƠ SỞ PHưƠNG PHÁP LUẬN CHUNG NHẤT CHO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN. VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ.” Phép biện chứng duy vật là lý luận khoa học phản ánh khái quát sự vận động và phát triển của hiện thực. Do đó, nó không chỉ là lý luận về phương pháp mà còn là sự diễn tả quan niệm về thế giới, là lý luận về thế giới quan. Hệ thống các quan điểm của phép biện chứng duy vật, do tính đúng đắn và triệt để của nó đem lại đã trở thành nhân tố định hướng cho quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, giúp con người đạt dược nhiều thành quả tích cực, đặc biệt trong các hoạt động kinh tế. Do trình độ kiến thức còn có nhiều hạn chế, chắc chắn bài viết của nhóm em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong thầy và các bạn góp ý để kiến thức của chúng em về vấn đề này được hoàn chỉnh hơn. Bài tiểu luận này được hoàn thành với sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của TS. Trần Nguyên Ký – Trưởng Bộ môn Những NLCB CN Mác - Lênin:

pdf113 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8172 | Lượt tải: 10download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phép biện chứng duy vật, cơ sở phương pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận thức và thực tiễn. Vận dụng phép biện chứng duy vật trong hoạt động kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiễn (nhất là thực tiễn cách mạng cải tạo thế giới) các nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật được vận dụng không tách rời nhau, tức chúng phối hợp với nhau tạo nên phong cách tư duy biện chứng. Tuy nhiên, để nghiên cứu chúng, chúng ta không thể không trừu tượng hóa chúng ra khỏi sự tác động của các nguyên tắc khác. Điều này có thể làm sơ cứng tư duy biện chứng – tư duy vận dụng tổng hợp các nguyên tắc biện chứng để chỉ đạo hoạt động của chủ thể trong nhận thức và cải tạo thế giới. Nhưng cách làm này giúp chúng ta hiểu thực chất của các nguyên tắc hay yêu cầu phương pháp luận của phép biện chứng duy vật hơn. Sau đây là một số nguyên tắc hay yêu cầu cơ bản về mặt phương pháp luận của phép biện chứng duy vật. 3.2. Một số nguyên tắc phƣơng pháp luận cơ bản của phép duy vật biện chứng 3.2.1. Nguyên tắc toàn diện 3.2.1.1. Cơ sở lý luận: Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận của nguyên tắc này (xem: Mục 2.1.1.3.) 3.2.1.2. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc toàn diện - Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:  Tìm hiểu càng nhiều mối quan hệ, liên hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự vật càng tốt. Phải xem xét sự vật từ khắp góc độ, từ nhiều phương diện càng tốt.  Phân loại để xác định những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định,…; còn những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên ngoài, không cơ bản, ngẫu nhiên, không ổn định…  Dựa trên những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định…để lý giải được những mối liên hệ, 85 quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) còn lại. Qua đó xây dựng một hình ảnh về sự vật như sự thống nhất các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,..); phát hiện ra quy luật (bản chất) của nó. - Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải:  Đánh giá đúng vai trò của từng mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) chi phối sự vật.  Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vậ chất) để những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) của bản thân sự vật, đặc biệt là những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng…của nó.  Nắm vững sự chuyển hóa của các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) của bản thân sự vật, kịp thời sử dụng các công cụ, phương tiện, biện pháp bổ sung để phát huy hay hạn chế sự tác động của chúng, nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo đúng quy luật và hợp lợi ích chúng ta. Quán triệt và vận dụng sang tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chủ thể khắc phục được chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện,… trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình.  Chủ nghĩa phiến diện: là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ, tính chất nào đó mà không thấy được nhiểu mặt, nhiều mối quan hệ, nhiều tính chất của sự vật, chỉ xem xét sự vật ở một góc độ hay từ một phương diện nào đó mà thôi.  Chủ nghĩa chiết trung: là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối quan hệ của sự vật nhưng không rút ra được mặt bản chất, không thấy được mối liên hệ cơ bản của sự vật, mà coi chúng như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện. 86  Chủ nghĩa ngụy biện: là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ bản, cái chủ thể với cái thứ yếu,… hay ngược lại nhằm đạt được mục đích hay lợi ích của mình một cách tinh vi. Trong đời sống xã hội, nguyên tắc toàn diện có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó đòi hỏi chúng ta không chỉ liên hệ nhận thức với nhận thức mà cần phải liên hệ nhận thức với thực tiễn cuộc sống; phải chú ý đến lợi ích của các chủ thể (các cá nhân hay các giai – tầng) khác nhau trong xã hội và biết phân biệt đâu là lợi ích cơ bản (sống còn) và lợi ích không cơ bản. Phải biết phát huy (hay hạn chế) mọi tiềm năng hay nguồn lực từ khắp các lĩnh vực hoạt động xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa,…) từ các thành phần kinh tế, từ các tổ chức chính trị – xã hội,… để có thái độ, biện pháp, đối sách hành động thích hợp; mà không sa vào chủ nghĩa bình quân, quan điểm dàn đều, tức không thấy được trọng tâm, trọng điểm, điều cốt lõi trong cuộc sống vô cùng phực tạp. Vì vậy, V.I.Lênin dạy rằng: “ muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”18, phải tính đến “tổng hòa những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với những sự vật khác”19, vì sự vật luôn thay đổi; hơn nữa, các mặt, các mối liên hệ cũng chỉ biểu hiện ra trong những điều kiện nhất định, và năng lực nhận thức của mỗi người luôn bị chế ước bởi những điều kiện lịch sử cụ thể,..) nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ để phòng không phạm sai lầm và cứng nhắc. 3.2.2. Nguyên tắc phát triển a. Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nội dung nguyên lý về sự phát triển. (xem: Mục 2.1.2.3.) b. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc phát triển - Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải: 18 V.I.Lenin: toàn tập,trang 42, NXB Tiến bộ 19 V.I.Lenin: toàn tập,trang 29, NXB Tiến bộ 87  Phát hiện những xu hướng, khả năng biến đổi, chuyển hóa, những giai đoạn tồn tại của bản thân sự vật trong sự tự vận động và phát triển của chính nó.  Xây dựng được hình ảnh về sự vật như sự thống nhất các xu hướng, những giai đoạn thay đổi của nó, từ đó, phát hiện ra quy luật vận động và phát triển (bản chất) của sự vật. - Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải:  Chú trọng đến mọi điểu kiện, khả năng… tồn tại của sự vật để nhận định đúng các xu hướng, nhựng giai đoạn thay đổi có thể xảy ra đối với nó.  Thông qua thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến đổi những điều kiện, phát huy hay hạn chế những khả năng… tồn tại của sự vật nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo hướng hợp quy luật và có lợi cho chúng ta. - Quan triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc phát triển sẽ giúp chủ thể khắc phục được quan điểm (tư duy) siêu hình, lối xem xét cứng nhắc, đầu óc bảo thủ, giáo điều,.. trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình. Nguyên tắc phát triển đòi hỏi chủ thể phải sử dụng các nguyên tắc khác kèm theo mới làm sáng rõ bản tính vận động và phát triển tự thân của sự vật như nguyên tắc (phân tích) mâu thuẫn, nguyên tắc phân tích lượng – chất, nguyên tắc phủ định biện chứng,… 3.2.2.1. Nguyên tắc mâu thuẫn 3.2.2.1.1. Cơ sở lý luận cùa nguyên tắc (phân tích) mâu thuẫn (còn được gõi là nguyên tắc phân đôi cái thống nhất): Là nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (xem: Mục 2.2.1.2.). 3.2.2.1.2. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc mâu thuẫn - Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải:  Phân đôi sự vật thành các cặp mặt đối lập, khảo sát sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập để phát hiện ra các mâu thuẫn biện chứng đang chi phối sự vật đó. 88  Phân loại và xác định đúng giai đoạn tồn tại cũng như xu thế phát triển tiếp theo, vai trò của từng mâu thuẫn biện chứng đang chi phối sự vận động và phát triển của bản thân sự vật.  Phân tích kết cấu và điều kiện tồn tại cùa sự vật để xác định đúng quy mô và phương thức giải quyết của từng mâu thuẫn biện chứng, dự đoán cái mới ra đời sẽ vận động dưới sự tác động cùa những mâu thuẫn biện chứng nào. - Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải:  Hiểu rõ những mâu thuẫn biện chứng nào là nguồn gốc, động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển cùa bản thân sự vật, từ đó xây dựng các đối sách thích hợp.  Thông qua thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ vào tiến trình vận động và phát triển của bản thân sự vật để lèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích cùa chúng ta. Cụ thể:  Muốn sự vật thay đổi nhanh, phải đẩy mạnh sự tác động (đấu tranh) của các mặt đối lập và tạo điều kiện thuận lợi để chúng nhanh chóng chuyển hóa lẫn nhau, để mâu thuẫn biện chứng sớm được giải quyết. Ngược lại, muốn duy trì sự ổn định của sự vật phải dung hòa sự xung đột của các mặt đối lập trong phạm vi cho phép.  Khi điều kiện đã hội đủ và mâu thuẫn biện chứng đã chin mùi, phải cương quyết giải quyết nó, mà không nên chần chừ, do dự hay thỏa hiệp; tức phải giải quyết mâu thuẫn đúng lúc, đúng chỗ và đứng mức độ. 89 3.2.2.2. Nguyên tắc phân tích lượng – chất 3.2.2.2.1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc phân tích lượng – chất Là nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại (xem: Mục 2.2.2.2). 3.2.2.2.2. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc phân tích lượng – chất - Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải:  Phát hiện chính xác các quy định về chất và lượng của sự vật; thấy trước được sự thống nhất giữa chúng để xác định đúng độ, điểm nút của sự vật.  Phân tích kết cấu và điều kiện tổn tại của sự vật để xác định đúng tính chất, quy mô, tiến độ của bước nhảy có thể xảy ra.  Hiểu rằng, chất chỉ thay đổi khi lượng thay đổi vượt qua độ, quá điểm nút; còn nếu lượng chưa thay đổi vượt qua độ, chưa vượt qua điểm nút thì bước nhảy chưa thể xảy ra, chất chưa thay đổi căn bản được.  Xác định được chất mới (sau khi sự vật thực hiện bước nhảy), qua đó xác định lượng, độ, điểm nút và bước nhảy mới, tức định hình được sự vật mới phải ra đời thay thế sự vật cũ như thế nào. - Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải:  Hiểu rõ phương thức vận động và phát triển của sự vật; từ đó xây dựng các đối sách thích hợp.  Thông qua thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ vào tiến trình vận động và phát triển của sự vật, lèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta. Cụ thể:  Muốn có sự thay đổi về chất phải kiên trì tích lũy sự thay đổi về lượng. Ngược lại, muốn duy trì sự ổn định của chất (sự vật) phải giữ được sự thay đổi về lượng trong phạm vi giới hạn độ. 90  Khi lượng thay đổi đạt giới hạn độ, phải kiên quyết thực hiện bước nhảy… 3.2.2.3. Nguyên tắc phủ định biện chứng 3.2.2.3.1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc phủ định biện chứng Là nội dung quy luật phủ định của phủ định (xem: Mục 2.2.3.2.) 3.2.2.3.2. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc phủ định biện chứng - Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải:  Phát hiện và xác định đúng cái mới, cái cũ trong quá trình vận động và phát triển của sự vật; phân biệt được cái cũ với cái truyền thống, cái mới với cái quái dị.  Coi quá trình vận động và phát triển của sự vật là một cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn, phức tạp giữa cái mới với cái cũ, cái mới có thể thất bại tạm thời nhưng cuối cùng nó sẽ thắng lợi.  Thấy được xu hướng vận động và phát triển xoắn ốc của sự vật xảy ra trong thế giới. - Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải:  Hiểu rõ xu thế vận động và phát triển của sự vật, từ đó xây dựng các đối sách thích hợp.  Thông qua thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ vào tiến trình vận động của sự vật, lèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta. Cụ thể:  Phải đứng vững trên quan điểm kế thừa để xác định đúng cái mới. Phải khôn khéo, dũng cảm bảo vệ cái mới, và tạo điều kiện thuận lợi cho cái mới nhanh chóng lớn mạnh. Đồng thời phải mạnh dạn phê phán, khắc phục và loại bỏ dần cái cũ tiêu cực, lỗi thời, để cái mới tích cực, tiến bộ sớm chiến thắng cái cũ… 91 3.3. Một số yêu cầu phƣơng pháp luận của các cặp phạm trù Từ nội dung lý luận của các cặp phạm trù biện chứng, phương pháp luận biện chứng duy vật đã xây dựng những yêu cầu giúp chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Cụ thể như sau: 3.3.1. Một số yêu cầu phương pháp luận được rút ra từ nội dụng của cặp phạm trù cái chung và cái riêng Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, chủ thể cần lưu ý:  Muốn phát hiện cái chung cần phải nghiên cứu từ bản thân của những cái riêng, tức là từ các sự vật, tình hình cụ thể mà không nên xuất phát từ ý muốn chủ quan của mình.  Khi áp dụng cái chung vào những cái riêng cần phải cá biệt hoá cho phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của từng cái riêng mà không được tuyệt đối hoá hay áp dụng cái chung một cách giáo điều, máy móc.  Muốn giải quyết hiệu quả những vấn đề riêng phải giải quyết các vấn đề chung, mà trước hết là các vấn đề lý luận chung có liên quan đến những vấn đề riêng đó. Tránh lề thói tuỳ tiện, tình trạng mò mẫn, chủ nghĩa kinh nghiệm. Nắm vững điều kiện, quy luật chuyển hoá giữa cái riêng và cái đơn nhất và cái chung hay cái phổ biến để vạch ra đối sách thích hợp, rồi thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng linh hoạt các công cụ, phương tiện vật chất can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ vào tiến trình vận động và phát triển của sự vật để lèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta. 3.3.2. Một số yêu cầu phương pháp luận được rút ra từ nội dung của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả. Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải phát hiện ra mạng lưới nhân quả. Cụ thể: 92  Muốn hiểu đúng hiện tượng (kết quả) phải phát hiện ra những nguyên nhân sản sinh ra nó. Để phát hiện ra nguyên nhân, phải phân tích sự vật ra thành các yếu tố; khảo sát sự tương tác giữa chúng để thấy được sự tương tác nào là nguyên nhân đã gây hiện tượng cần khảo sát, tức sinh ra kết quả. Phải phân biệt được nguyên nhân với nguyên cớ, nguyên nhân với điều kiện.  Phân loại các nguyên nhân, xác định chính xác vai trò, tính chất tác động của từng nguyên nhân trong việc sản sinh ra các kết quả và phân loại kết quả.  Vạch ra sự tác động ngược lại của kết quả đến nguyên nhân, cũng như sự thay đổi vị trí cho nhau của nguyên nhân và kết quả.  Tổng hợp các nguyên nhân và các kết quả để phát hiện ra mạng lưới nhân quả.  Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải hành động theo mạng lưới nhân quả. Cụ thể:  Muốn loại bỏ hoàn toàn một hiện tượng (kết quả) nào đó phải loại bỏ nguyên nhân tiềm ẩn sinh ra nó; nhưng nếu không thể loại bỏ được nguyên nhân tiềm ẩn sinh ra nó thì không tạo ra nguyên cớ hay điều kiện thuận lợi cho nguyên nhân tiềm ẩn biến thành nguyên nhân thật sự. Ngược lại, muốn một hiện tượng nào đó xuất hiện nhanh và nhiều cần tạo ra nguyên nhân tác động cùng chiều (đặc biệt là các nguyên nhân cơ bản, chủ yếu, bên trong, tác động cùng chiều), tạo ra nguyên cớ hay điều kiện cần thiết.  Phải nắm được mối liên hệ nhân quả để có đối sách thích hợp, rồi thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức đọ vào tiến trình vận động và phát triển của sự vật, lèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích chúng ta. 93 3.3.3. Một số yêu cầu phương pháp luận được rút ra từ nội dung của cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên Trong hoạt động nhận thức, muốn hiểu được xu hướng vận động và phát triển của sự vật, chủ thể phải nghiên cứu những cái ngẫu nhiên để phát hiện ra cái tất nhiên ẩn giấu trong chúng, từ đó khám phá ra cái bản chất, quy luạt chi phối sự vật. Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể:  Muốn làm chủ tiến trình vận động và phát triển chung của sự vật, phải hành động dựa trên cái tất nhiên; tuy nhiên không bỏ quy hay bất chấp mọi cái ngẫu nhiên mà phải biết khi nào, cái ngẫu nhiên nào cần loại bỏ, cái ngẫu nhiên nào cần thận dụng và phát huy.  Phải nắm vững điều kiện, quy luật chuyển hoá giữa cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên để vạch ra đối sách thích hợp, rồi thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ vào tiến trình vận động và phát triển của đối tượng, lèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích chúng ta. 3.3.4. Một số yêu cầu phương pháp luận được rút ra từ nội dung của cặp phạm trù nội dung và hình thức Trong hoạt động nhận thức, muốn hiểu được thực trạng của sự vật chủ thể phải phát hiện được nội dung và hình thức của nó trong sự thống nhất lẫn nhau mà không được tuyệt đối hoá cái này, coi thường cái kia. Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải:  Biết khai thác và sử dụng mọi hình thức có thể có để giải quyết tốt nhiệm vụ thực tiễn (nội dung) đặt ra; phải chống lại cả quan điểm bảo thủ, đầu óc thủ cựu chỉ biết làm theo kiểu cũ, duy trì hình thức cũ, lẫn quan điểm chủ quan nóng vội, tuỳ tiện thay đổi hình thức một cách vô căn cứ. 94  Thấy được vai trò quyết định của nội dung, biết xây dựng những nội dung phù hợp với hình thức và điều kiện sẵn có; biết taccs động đến sự thay đổi nội dung để cải biến sự vật.  Nắm vững điều kiện, cách thức thay đổi của hình thức cũng như sự tác động ngược lại của hình thức đến nội dung để vạch ra đối sách thích hợp, rồi thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ vào tiến trình vận động và phát triển của đối tượng, lèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích chúng ta. 3.3.5. Một số yêu cầu phương pháp luận được rút ra từ nội dung của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng Trong hoạt động nhận thức, muốn hiểu thấu sự vật chủ thể phải nghiên cứu các hiện tượng để khám phá ra bản chất của nó:  Phải phân tích điều kiện tồn tại của sự vật để loại bỏ những giả tượng, tìm kiếm cho được hiện tượng điển hình; từ những hiện tượng điển hình phát hiện ra bản chất của sự vật.  Đào sâu quá trình nhận thức từ chỗ vượt qua bản chất cấp ột, phát hiện ra bản chất cấp hai, và từ bản chất cấp hai vươn đến khám phá bản chất cấp ba, và mãi mãi. Trong hoạt động thực tiễn, muốn thành công chủ thể phải xuất phát từ bản chất (chứ không nên xuất phát từ hiện tượng), vạch ra đối sách thích hợp, rồi thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ vào tiến trình vận động và phát triển của sự vật, lèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta. 95 3.3.6. Một số yêu cầu phương pháp luận được rút ra từ nội dung của cặp phạm trù hiện thực và khả năng Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải:  Lấy hiện thực làm đối tượng của mọi quá trình nhận thức. Nghiên cứu hiện thực để khám phá các quy luật, phát hiện bản chất chi phối sự vận động, phát triển của nó.  Phân tích điều kiện tồn tại của hiện thực để phát hiện ra những khả năng tiềm ẩn trong hiện thực; xác định đúng các khả năng có mức độ hiện thực hóa cao để thấy được xu hướng vận động và phát triển của bản thân sự vật. Trong hoạt động thực tiễn, muốn thành công chủ thể phải:  Xuất phát từ hiện thực, phát hiện ra các quy luật chi phối hiện thực để thấy được những khả năng nảy sinh từ trong chính nó. Tính đến mọi khả năng, nhận thức đúng sự hình thành, biến đổi của khả năng (cũng như mức độ hiện thực hoá khả năng) khi hiện thực thay đổi. Phân loại khả năng, chú ý đến các khả năng có độ hiện thực hoá cao, thời gian hiện thực hoá gần.  Nắm vững các điều kiện (chủ quan, khách quan) hiện thực hoá khả năng, biết phát huy hay hạn chế (mà không bỏ qua hay tuyệt đối hoá) vai trò của chúng, vạch ra đối sách thích hợp, rồi thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ vào tiến trình vận động và phát triển của hiện thực, lèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích chúng ta. 3.4. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể 3.4.1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc lịch sử - cụ thể Là toàn bộ nội dung lý luận của phép biện chứng duy vật với tính cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển, tức là một hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù nói về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển xảy ra trong toàn bộ thế 96 giới. Cơ sở lý luận này xuất phát từ sự phản ánh phương thức tồn tại củ thể của sự vật trong hiện thực:  Một mặt, mỗi sự vật, hiện tượng hay quá trình tồn tại trong hiện thực đều được tạo thành từ những yếu tố, bộ phận khác nhau; có muôn vàn sự tương tác (mối liên hệ, quan hệ) với nhau và với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau; qua đó nó bộc lộ ra thành những đặc điểm tính chất không giống nhau.  Mặt khác, mỗi sự vật hiện tượng hay quá trình đều tồn tại trong tiến trình phát sinh phát triển và diệt vong của chính mình; quá trình này thể hiện một cách cụ thể bao gồm mọi sự thay đổi và sự phát triển diễn ra trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, tương tác với những sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau, trong những không gian và theo những thời gian không như nhau. 3.4.2. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc lịch sử - cụ thể Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại và phát triển cụ thể của những sư vật cụ thể trong những điều kiện hoàn cảnh, quan hệ cụ thể. Nghĩa là:  Phải biết được sự vật đã ra đời và đã tồn tại như thế nào, trong những điều kiện, hoàn cảnh nào, bị chi phối bởi những quy luật nào;  Hiện giờ sự vật hiện đang tồn tại như thế nào trong những điều kiện, hoàn cảnh ra sao, do những quy luật nào chi phối;  Trên cơ sở đó, phải nắm bắt được sự vật có thể sẽ phải tồn tại như thế nào (trên những nét cơ bản) trong tương lai… Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải xây dựng được những đối sách cụ thể, áp dụng cho những sự vật cụ thể đang tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ cụ thể mà không nên áp dụng những khuôn mẫu chung chung cho bất cứ sự vật nào, trong bất kì điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ nào. 97 Nguyên tắc lịch sử - cụ thể được V.I.Leenin cô đọng trong nhận định: “xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: Một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải quan những giai đoạn phát triển chủ yếu nào và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét hiện nay nó đã trở thành như thế nào”. Điều này có nghĩa là nguyên tắc lịch sử - cụ thể đòi hỏi phải phân tích sự vật cụ thể trong những tình hình cụ thể để thấy được:  Sự vật đang (đã hay sẽ) tồn tại thông qua những chất, lượng nào; thể hiện qua những độ nào; đang (đã hay sẽ) thực hiện những bước nhảy nào để tạo nên những chất, lượng mới nào?...  Sự vật đang (đã hay sẽ) bị tác động bởi những mâu thuẫn nào; những mâu thuẫn đó đang nằm ở giai đoạn nào, có vai trò như thế nào đến sự vận động, phát triển của sự vật?...  Sự vật đang (đã hay sẽ) bị tác động bởi những mâu thuẫn nào; những mâu thuẫn đó đang nằm ở giai đoạn nào, có vai trò như thế nào đến sự vận động, phát triển của sự vật?...  Sự vật đang (đã hay sẽ) trải qua những lần phù định biện chứng nào; cái cũ nào đang (đã hay sẽ) phải mất đi, cái mới nào đang (đã hay sẽ) xuất hiện?...  Trong mối quan hệ với những sự vật khác, những điều gì được coi là những cái riêng hay cái đơn nhất, điều gì là cái chung hay cái đặc thù/ cái phổ biến; chúng quy định nhau, chuyển hoá lẫn nhau như thế nào?  Bản chất của sự vật là gì, nó được thể hiện qua những hiện tượng nào; hiện tượng nào chỉ là giả tượng, hiện tượng nào là điển hình…?  Nội dung của sự vật là gì, nó đang (đã hay sẽ) tồn tại thông qua những hình thức nào; hình thức nào phù hợp với nội dung của sự vật, hình thức nào không phù hợp với nội dung, cái gì làm cho nội dung của sự vật biến đổi?... 98  Trong bản thân sự vật, hiện thực là gì; hiện thực đó đang (đã hay sẽ nảy sinh ra những khả năng nào; mỗi khả năng đó, trong những điều kiện cụ thể nào có độ tất yếu hiện thực hoá ra sao?... Nguyên tắc lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta phải bao quát được các sự kiện xảy ra trong nghiên cứu khoa học hay các biến cố xảy ra trong các tiến trình lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, nó không cho phép chúng ta kết hợp các sự kiện khoa học như những cái ngẫu hiên thuần tuý của tự nhiên hay mô tả các biến cố lịch sử như những cái vụn vặt đơn lẻ của xã hội; mà nó đòi hỏi chúng ta phải tái hiện chúng, mô tả chúng trên cơ sở vạch ra được cái tất yếu lôgích, cái chung (quy luật, bản chất) của chúng, chỉ ra được những trật tự nhân quả quy định chúng. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được bức tranh khoa học về thế giới, để qua đó chúng ta nhận thức được tính muôn vẻ của tự nhiên, tính phong phú của lịch sử trong sự thống nhất. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể đã được các lãnh tụ của giai cấp vô sản vận dụng: xuất phát từ tình hình cụ thể của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn tiền độc quyền, tự do cạnh tranh mà C.Mác cho rằng, Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa chỉ có thể thắng lợi ở tất cả các nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến. Sang thế kỉ XX, Chủ nghĩa Tư bản đã chuyển sang giai đoạn độc quyền, đế quốc chủ nghĩa. Khi vận dụng nguyên tắc này vào xem xét tình hình thế giới lúc này, có những thay đổi lớn mà V.I.Lênin đã đi đến kết luận đúng đắn là, cách mạng Xã hội Chủ nghĩa chỉ có thể thắng lợi ở vài nước, ở khâu yếu nhất của Chủ nghĩa Tư bản. Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đang quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc này vào thực tiễn cách mạng mỗi nước để xây dựng cho quốc gia mình một con đường riêng đi lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, với tư cách là khoa học về mới liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng duy vật có vai trò đặc biện quan trọng trong nhận thức và thực tiễn. Khẳng định vai trò đó của phép biện chứng duy vật, Ph. Ăng ghen viết: “phép biện chứng là 99 phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét nhưng sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”. V.I.Lê nin cũng cho rằng: “Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đến tất cả các mặt của những mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó”. 100 PHẦN 4: VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Quản lý doanh nghiệp là một quá trình kết hợp giữa chủ quan và khách quan, nên không thể không có phương pháp tư duy đúng đắn mà dẫn đến thành công được; cũng như vậy, sẽ là hết sức sai lầm khi sử dụng phương pháp tư duy siêu hình trong quản lý nói chung, quản lý doanh nghiệp nói riêng. Ph.Ăngghen đã nhận định: "Phương pháp tư duy ấy (siêu hình) mới xem thì có vẻ hoàn toàn có thể chấp nhận được, bởi vì nó là phương pháp của cái mà người ta gọi là lý trí lành mạnh của con người..., tuy là một người bạn đường rất đáng kính..., nhưng chóng hay chầy nó cũng sẽ gặp phải một ranh giới mà nếu nó vượt quá thì nó trở thành phiến diện, hạn chế, trừu tượng và sa vào những mâu thuẫn không thể nào giải quyết được". Chính vì lẽ đó, vận dụng những nội dung phép biện chứng duy vật vào trong thực tế quản lý doanh nghiệp mang một ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn. Hoạt động kinh tế là một hoạt động sử dụng nguồn lực của xã hội nhằm tạo ra các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khác nhau của con người. Hoạt động kinh tế mà cụ thể là hoạt động sản xuất là việc tổ chức, sử dụng theo một cách thức nào đó các yếu tố sản xuất (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, lao động, nguyên vật liệu) nhằm tạo ra hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của con người. Các hoạt động kinh tế bao gồm sản xuất, tiêu dùng, trao đổi hàng hóa, phân phối. Bản thân các hoạt động kinh tế là việc xem xét quan hệ nhu cầu - tài nguyên với nhận định rằng nhu cầu là vô hạn, còn tài nguyên là hữu hạn. Trên cơ sở đó các lý thuyết kinh tế hướng đến việc tìm ra hiệu quả kinh tế thông qua lựa chọn hợp lý các yếu tố hay tổ hợp các yếu tố sản xuất. Để nhận thức đúng và đầy đủ các hoạt động kinh tế, chúng ta phải tìm ra mối liên hệ của tri thức triết học với tri thức khoa học kinh tế và ngược lại, vì tri thức triết 101 học được khái quát từ tri thức của các khoa học khác, trong đó có cả khoa học kinh tế và hoạt động của con người. 4.1. Vận dụng giải thích các quy luật kinh tế Phương pháp biện chứng của triết học khẳng định rằng mọi sự vật và hiện tượng luôn có mối quan hệ với nhau trong trạng thái vận động biến đổi để phát triển mà nguồn gốc của nó là sự đấu tranh của các mặt đối lập. Điều này được thể hiện rõ trong từng hoạt động của kinh tế. Các quy luật kinh tế khách quan như: Quy luật cung - cầu, Quy luật lợi ích biên giảm dần, … đều không nằm ngoài các quy luật cơ bản của triết học. Cụ thể: 4.1.1. Quy luật cung cầu Quy luật cung - cầu chính là cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường. Giá cả sẽ được thị trường xác định thông qua mối quan hệ giữa cung và cầu:  Khi giá càng tăng thì lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn lòng mua (lượng cầu) sẽ giảm, trong khi đó lượng hàng hóa người sản xuất muốn cung ứng (lượng cung) sẽ tăng.  Giả sử giá cao làm lượng cung lớn hơn lượng cầu sẽ tạo nên tình trạng dư thừa hàng hóa tạo áp lực đẩy giá xuống, giá giảm làm giảm lượng cung và tăng lượng cầu dẫn đến cân bằng.  Ngược lại, nếu giá thấp làm cho lượng cầu lớn hơn lượng cung dẫn đến thiếu hụt hàng hóa tạo áp lực nâng giá lên. Giá tăng sẽ làm lượng cung tăng và lượng cầu giảm dẫn đến cân bằng. Với cách điều tiết như vậy, giá thị trường sẽ ở mức lượng cung đúng bằng lượng cầu, khi cung và cầu thay đổi sẽ làm giá thay đổi. Ví dụ: cung tăng sẽ làm giá giảm, cầu tăng sẽ làm giá tăng. 102 Từ cơ chế tự điều tiết của thị trường, giá cả sẽ là tín hiệu để người mua và người bán điều chỉnh hành vi.  Giả sử một loại hàng hóa có nhu cầu cao sẽ làm tăng giá. Giá tăng sẽ tạo động lực để người sản xuất gia tăng sản lượng để đáp ứng cho nhu cầu, qua đó nguồn lực trong xã hội sẽ được huy động để đáp ứng cho nhu cầu này.  Ngược lại, nếu một loại hàng hóa có nhu cầu thấp, giá sẽ giảm, người sản xuất sẽ giảm bớt sản lượng để dịch chuyển nguồn lực sang những lĩnh vực hiệu quả hơn (có nhu cầu cao hơn, giá cao hơn). Thông qua quá trình vận động như vậy, những nguồn lực của xã hội sẽ được phân bổ một cách tối ưu, đáp ứng một cách tốt nhất cho nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy cơ chế thị trường giải đáp được mâu thuẫn cơ bản nhất của kinh tế học: mâu thuẫn giữa nguồn lực có hạn với nhu cầu vô hạn. Hai mặt đối lập này tạo nên mâu thuẫn, nó vừa thống nhất, vừa chuyển hóa lẫn nhau làm hoạt động kinh tế biến đổi không ngừng.  Khi đường cầu muốn thay đổi (dịch chuyển sang phải, dịch chuyển sang trái, xoay) thì phải dựa vào các yếu tố bên trong cấu thành đường cầu: thu nhập, thị hiếu, kỳ vọng, giá cả các mặt hàng liên quan.  Tương tự, khi các yếu tố bên trong cấu thành đường cung: công nghệ, giá cả đầu vào, chính sách nhà nước, kỳ vọng, khả năng cung ứng của một mặt hàng sẽ có sự thay đổi về chất, nghĩa là có sự dịch chuyển đường cung. Cung và cầu tác động qua lại lẫn nhau:  Cầu xác định khối lượng và cơ cấu cung về hàng hóa.  Cung tác động đến cầu, kích thích cầu. Sự tác động qua lại cung – cầu và giá cả thị trường:  Cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường giảm xuống và ngược lại. 103  Giá cả thị trường giảm xuống thì cầu tăng lên, còn cung giảm xuống và ngược lại. 4.1.2. Quy luật năng suất biên giảm dần Nếu các yếu tố đầu vào khác được giữ nguyên thì việc gia tăng liên tiếp một loại đầu vào khả biến duy nhất với một số lượng bằng nhau sẽ cho ta những lượng đầu ra tăng thêm có xu hướng ngày càng giảm dần thể hiện sự mất cân đối giữa nội dung và hình thức, cụ thể đây là sự mất cân đối giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất là nội dung, còn quan hệ sản xuất là ý thức, lực lượng sản xuất là yếu tố động, luôn luôn thay đổi, và là yếu tố quyết định quan hệ sản xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất lúc này tỏ ra không còn phù hợp nữa và trở thành yếu tố kìm hãm. Để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển thì cần thay đổi quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất. Ví dụ: cùng với một số lượng công nhân cho trước, nếu doanh nghiệp chỉ tăng số lượng nguyên liệu đầu vào mà không thay đổi, cải tiến công nghệ thì đến lúc nào đó sản phẩm làm ra thêm được tương ứng với số nguyên liệu đầu vào sẽ giảm dần. 4.1.3. Sự hình thành giá cả thị trường: Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá trị hàng hóa được xác định bằng chi phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó. Sự hình thành giá cả thị trường là sự tổng hợp của tổng thể những mối liên hệ giữa các mặt đối lập, quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đó: nhu cầu và chi phí, giá bán và doanh thu, lợi ích của người bán và người mua, giá cả của các mặt hàng thay thế cho nhau, giá của các mặt hàng bổ sung cho nhau, nhu cầu và khả năng sản xuất… Trên thị trường, giá cả do người mua và người bán thỏa thuận với nhau hình thành giá cả thị trường. Trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa, người bán luôn 104 luôn muốn bán với giá cao, còn người mua lại luôn luôn muốn mua với giá thấp. Đối với người bán, giá cả phải đáp ứng nhu cầu bù đắp chi phí và có doanh lợi. Chi phí sản xuất là giới hạn dưới, là phần cứng của giá cả, còn doanh lợi càng nhiều càng tốt. Giới hạn trên của giá cả tùy thuộc vào hoàn cảnh của thị trường. Người bán phải biết bán với giá trị cao, nhưng nếu giá cao quá thì sẽ có lợi cho đối thủ cạnh tranh vì người mua luôn luôn muốn mua với giá thấp. Giá bán cao quá sẽ mất khách hàng, hàng hóa khó tiêu thụ, bước chuyển hàng hóa thành tiền không thực hiện được. Vì vậy giới hạn cao của giá chính là nhu cầu có khả năng thanh toán của người mua. Đối với người mua, giá cả phải phù hợp với ích lợi giới hạn của họ. Giá cả thị trường dung hòa lợi ích của người mua lẫn lợi ích của người bán. Tất nhiên, trong cuộc “giằng co” giữa người mua và người bán để hình thành giá cả thị trường, lợi thế sẽ nghiêng về người bán, nếu cung ít, cầu nhiều và ngược lại, lợi thế sẽ nghiêng về phía người mua nếu như cung nhiều, cầu ít. 4.2. Vận dụng nguyên lý về sự phát triển Nguyên lý về sự phát triển trong triết học khẳng định mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động biến đổi, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc ở những cấp độ cao dần. Điều này được thể hiện rõ nét trong các hoạt động kinh tế. Trong quá trình hoạt động của đơn vị tài sản và nguồn vốn không đứng im mà nó không ngừng vận động, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác trong quá trình sản xuất sản xuất, kết thúc một chu kỳ nó lại được bắt đầu bởi một chu kỳ với sự gia tăng về quy mô, số lượng giúp doanh nghiệp không những tồn tại mà còn phát triển mạnh. Phát triển kinh tế chính là quá trình thay đổi về lượng dẫn đến biến đổi về chất. Mặt lượng thể hiện qua các chỉ tiêu: tổng giá trị sản xuất, Tổng thu nhập quốc nội (GDP), Tổng thu nhập quốc dân (GNP), Thu nhập ròng (NI). Chất của tăng trưởng thể hiện năng lực sử dụng các yếu tố đầu vào, tạo nên tính chất, sự vận động của các chỉ 105 tiêu tăng trưởng và ảnh hưởng lan tỏa của nó đến các lĩnh vực khác của xã hội. Quá trình bao gồm :  Nền kinh tế truyền thống  Giai đoạn chuẩn bị cất cánh  Giai đoạn cất cánh  Giai đoạn trưởng thành  Giai đoạn chuyển sang xã hội tiêu dùng quy mô lớn Trong nền kinh tế, tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau. Giữa các ngành có mối quan hệ tỷ lệ và qua hệ qua lại trực tiếp: ngược chiều và xuôi chiều. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế Những phát kiến về địa lý, những cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa, sự phát triển đại công nghiệp, sự phát triển sản xuất nhờ áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, sự mở rộng thị trường quốc tế, mở rộng giao lưu quốc tế đã phá vỡ tính biệt lập, khép kín trong phạm vi quốc gia, mở rộng không gian hoạt động của các quốc gia. Đây chính là tiền đề cho quá trình tích luỹ về lượng để chuẩn bị cho sự thay đổi về chất tới một giới hạn nào đó (độ) thì dẫn đến một bước nhảy về kinh tế là xu thế toàn cầu hoá ra đời. Có nhiều nguyên nhân tác động dẫn tới sự hình thành và phát triển xu thế toàn cầu hoá kinh tế, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu là:  Xu thế toàn cầu hoá kinh tế trước hết bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội hoá của lực lượng sản xuất trên phạm vi quốc gia và quốc tế.  Xu thế toàn cầu hoá kinh tế chịu sự tác động trực tiếp rất mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Sự phát triển của các công nghệ cao (công 106 nghệ sinh học, công nghệ viễn thông...) đã làm thay đổi về chất lực lượng sản xuất của loài người, đã đưa loài người từ văn minh công nghiệp lên văn minh tin học, đã tạo thành kinh tế tri thức, kĩ thuật số, hình thành mạng máy tính toàn cầu( Internet), phá vỡ hàng rào ngăn cách về không gian và thời gian giữa các quốc gia trên thế giới và thúc đẩy các nước quan hệ, hợp tác với nhau.  Sự phát triển và bành trướng của các công ty tư bản độc quyền xuyên quốc gia,lực lượng chi phối toàn cầu hoá. Chính những nguyên nhân trên đã đặt các quốc gia, phát triển cũng như đang phát triển, đứng trước thách thức về tụt hậu. Do đó các quốc gia đều đặt ưu tiên cho phát triển kinh tế. Trong đó, yêu cầu về mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác ngày nay đã trở thành một nhiệm vụ chủ yếu. 4.3. Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp Trong hoạt động sản xuất, chúng ta cần xác định rõ và phân biệt các mối liên hệ phổ biến. Ở đây, các yếu tố sản xuất là mối liên hệ bên trong, như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, lao động, nguyên vật liệu, trình độ khoa học công nghệ, bộ máy nhân sự, công tác tài chính kế toán, công tác bán hàng, năng lực quản lý, hiệu quả lao động, sự phối kết hợp giữa các phòng ban… còn mối liên hệ bên ngoài như: sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp, hệ thống luật pháp, các quy chế, quy định, các thời cơ thách thức trong nền kinh tế thị trường,… Doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển được trong môi trường kinh doanh thì phải biết tận dụng các thời cơ, cơ hội và hạn chế các rủi ro, bất ổn từ nền kinh tế. Tuy nhiên, các thời cơ, cơ hội đó có giúp doanh nghiệp phát triển được hay không thì phải thông qua các mối liên hệ bên trong của doanh nghiệp. Để giúp doanh nghiệp phát triển, các nhà quản trị phải tác động vào các mối liên hệ nội tại của doanh nghiệp. Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), môi trường kinh doanh đã thay đổi, mở ra nhiều cơ hội về giao thương mua bán, phát triển khoa học công nghệ 107 trong sản xuất, doanh nghiệp muốn thành công trước hết phải thay đổi tư duy, tránh giữ các tư tưởng độc quyền, chấp nhận cạnh tranh, học hỏi những cái mới mẻ của nền kinh tế toàn cầu. Bất kỳ một doanh nghiệp nào tồn tại đều phụ thuộc vào mối quan hệ cơ bản, đó là quan hệ đối với bên ngoài doanh nghiệp và quan hệ nội bộ giữa các yếu tố trong doanh nghiệp. Tất nhiên để có thể hoạt động phát triển bình thường, doanh nghiệp còn có rất nhiều mối quan hệ ngẫu nhiên, quan hệ cụ thể khác. Nhà quản lý doanh nghiệp muốn thành công phải nắm vững và có những chính sách tác động phù hợp với hai quan hệ tất nhiên đó. Để giải quyết tốt những quan hệ của doanh nghiệp đòi hỏi phải có những phương pháp quản lý khoa học, trong đó phương pháp tổ chức công việc là hết sức quan trọng. Trong nội bộ doanh nghiệp, chúng ta phải biết quản trị môi trường hoạt động bên trong sao cho các bộ phận hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả. Trong mối quan hệ của doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài, ta phải có những đối sách thích hợp tùy thuộc vào từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp và nền kinh tế nhằm phát huy được những nhân tố giúp doanh nghiệp phát triển và hạn chế các nhân tố kém phát triển. Thí dụ: sự ra đời của một sản phẩm phải trải qua bốn giai đoạn: giai đoạn ra đời, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn ổn định, giai đoạn suy thoái. Một sản phẩm nếu không muốn nó đi vào lụi tàn thì phải luôn luôn làm mới về hình thức, các phương thức quảng cáo, khuyến mãi để nó luôn là một sản phẩm trong giai đoạn tăng trưởng và ổn định như Coca-cola và Pepsi. Khi mở rộng thị trường, thì doanh nghiệp phải tìm hiểu những cái chung nhất về thị trường dự tính. Việc tìm hiểu này được thực hiện thông qua việc tìm hiểu cụ thể về nhu cầu của khách hàng tiềm năng ở thị trường đó, tình hình của các công ty đang hoạt động… Từ những cái riêng như vậy, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan về thị 108 trường này, đồng thời phân tích các đối thủ cạnh tranh nhằm chọn ra cái đơn nhất hiệu quả cho doanh nghiệp mình nhằm có thể thành công. Cái đơn nhất hiện nay đang được các doanh nghiệp tận dụng để quảng bá cho doanh nghiệp mình, nhằm tạo sự khác biệt với các doanh nghiệp khác và tìm kiếm thị trường ngách cho mình. Cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn, phê phán các hình thức biểu hiện của tư tưởng duy tâm chủ quan đồng thời phải củng cố, xây dựng quan điểm và phương pháp tư duy duy vật biện chứng để chỉ đạo sản xuất. Đó là vấn đề bức thiết cần phải có trong việc tạo dựng những tố chất của con người quản lý sản xuất hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những nhân viên quản lý sản xuất hoặc nhiều, hoặc ít, tự giác, hoặc không tự giác biểu hiện ra một số quan điểm duy tâm và phương pháp siêu hình trong công việc, nên đẫn đến những tổn thất nhất định trong công tác sản xuất. Vì vậy, tư duy của con người quản lý cũng phải linh động, mềm dẻo để phù hợp với những điều kiện khách quan đang biến đổi đó Tóm lại, ở bất cứ nơi nào, bất cứ người quản lý sản xuất nào, nếu mắc bệnh duy tâm chủ quan, duy ý chí thì trong chỉ đạo sản xuất tất yếu sẽ dẫn đến sản xuất đình trệ, kém hiệu quả kinh tế, người lao động thiếu yên tâm, môi trường kinh doanh bất ổn. Vận dụng vào công tác quản lý doanh nghiệp  Ngƣời quản lý phải nắm bắt đƣợc chính xác quy luật khách quan Xa rời thực tế, ngại xâm nhập, tìm hiểu và coi thường thực tế sinh động mà chỉ đề cao lý luận, chỉ nghiên cứu "lý luận" suông, thoát ly thực tế; ngược lại chỉ lao vào công tác thực tế, lấy ý muốn chủ quan của mình định ra chủ trương, đưa ra những quyết định công việc đều không đúng về cả lý luận và phương pháp công tác. Hai dạng người này đều dựa vào chủ quan, coi thường sự tồn tại của sự vật khách quan. Trong sản xuất, chính họ là người coi nhẹ "sự tồn tại" của sự vật khách quan, mà chỉ dựa vào nguyện vọng chủ quan, lý luận suông, từ những kinh nghiệm hẹp hòi, hoặc vận dụng một cách máy móc kinh nghiệm của người khác, ở nơi khác mà thôi. 109 Ý nghĩa của việc nhận thức một cách chính xác tính quy luật khách quan của sự vật là ở chỗ:  Làm cho sản xuất đạt tới kết quả như đã chỉ định.  Tạo thế chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong điều hành sản xuất xủa người quản lý.  Phát huy tính cách sáng tạo của công nhân viên chức trong doanh nghiệp Người quản lý doanh nghiệp đòi hỏi phải có cách nhìn bao quát mọi hoạt động, lực lượng, yếu tố khách quan cũng như phải có đánh giá hết sức xác đáng tình trạng hiện tại và xu hướng tương lai cả xí nghiệp, cả thế mạnh và hạn chế, cả cái tích cực và cái tiêu cực của từng bộ phận, thậm chí từng con người trong tổ chức. Chỉ nhìn thấy mặt hạn chế, khó khăn của tình hình, chỉ thấy mục tiêu kinh tế, không thấy mục tiêu tinh thần của xí nghiệp là rơi vào tư tưởng bi quan. Phép biện chứng duy vật đòi hỏi người quản lý phải thấy được tính năng động sáng tạo của người lao động. Muốn phát huy được đầy đủ tinh thần tích cực và sáng tạo của quần chúng, thì quan trọng trước hết là phải " giải phóng tư tưởng, bài trừ mê tín ", làm cho công nhân, viên chức xây dựng được phong cách lao động cộng sản chủ nghĩa, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.  Phát huy, phân tích và giải quyết mâu thuẫn đúng lúc, đúng chỗ, đủ điều kiện Mâu thuẫn là quy luật phổ biến của vũ trụ nên trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh luôn tồn tại mẫu thuẫn. Khắc phục được những mâu thuẫn trong sản xuất, tức là thúc đẩy được quá trình sản xuất phát triển hơn một bước. Chúng ta không thể hoàn toàn đạt được điều đó, nhưng cần xem xét toàn diện thì mới tránh khỏi sai lầm, tránh khỏi cứng nhắc. Tóm lại, vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng để xem xét việc quản lý sản xuất. Căn cứ vào sự phân tích đó, đề ra phương pháp giải quyết mâu thuẫn một cách đúng đắn, kịp thời, đưa sự việc phát triển không ngừng. 110  Khắc phục biểu hiện của phƣơng pháp xem xét siêu hình trong quản lý sản xuất Người mắc bệnh siêu hình thường xem xét tình hình một cách cô lập, tĩnh tại, không đi tìm nguyên nhân bên trong, mà họ tin tưởng nguyên nhân bên ngoài, không phát động quần chúng tự lực cánh sinh theo phương châm kết hợp biện pháp thô sơ với biện pháp hiện đại, thực hiện song song biện pháp thô sơ và hiện đại, mà họ chỉ khoanh tay yêu cầu cấp trên chi viện, yêu cầu bộ phận khác hoặc cử người đi hỏi thiên hạ, mua sắm máy móc mới, thuê mượn công nhân một cách vô tổ chức. Sở dĩ sinh ra tình trạng ấy là do họ nhìn vấn đề một cách phiến diện, chủ quan, bề ngoài. 111 KẾT LUẬN Phép biện chứng duy vật bao hàm nội dung hết sức phong phú, bởi vì đối tượng phản ánh của nó là thế giới vật chất vô cùng vô tận. Trong đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là có ý nghĩa bao quát nhất. Nghiên cứu hai nguyên lý này đem lại cho chúng ta quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Khi vận dụng các quan điểm này, đòi hỏi vận dụng một cách tổng hợp, bởi vì chính trong quá trình liên hệ tác động qua lại biện chứng mà sự vật vận động, phát triển và diễn ra trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Mỗi quy luật cơ bản của phép biện chứng đề cập một phương diện của quá trình vận động và phát triển: Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại cho biết phương thức của sự vận động và sự phát triển; Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập làm sáng tỏ nguồn gốc của sự vận động và phát triển; Quy luật phủ định của phủ định cho biết khuynh hướng của quá trình phát triển qua việc làm sáng tỏ mối liên hệ giữa những nấc thang khác nhau của quá trình đó. Trong thực tế, sự vận động và phát triển của bất kỳ một sự vật hay hiện tượng nào cũng là sản phẩm tác động tổng hợp của tất cả các quy luật của phép biện chứng. Đó là: trong quá trình tích luỹ về lượng để tiến tới thay đổi về chất cũng phải chú ý phát hiện mâu thuẫn, tìm ra phương thức và lực lượng thích hợp để giải quyết mâu thuẫn. Bước nhảy được thực hiện, mâu thuẫn được giải quyết cũng tức là sự phủ định biện chứng được hoàn thành. Cho nên, trong quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phát hiện ra các yếu tố tích cực đang tồn tại trong sự vật, loại bỏ những yếu tố lỗi thời ngăn cản sự ra đời của cái mới. Nghiên cứu các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật đã khái quát mối liên hệ biện chứng của các sự vật hiện tượng trong quá trình vận động và phát triển của chúng. Do đó, nghiên cứu những cặp phạm trù này có ý nghĩa rất cần thiết trong việc 112 xác lập và nâng cao trình độ tư duy biện chứng để giải quyết các vấn đề thực tiễn kinh tế - xã hội. Với mỗi phạm trù cần nắm được bản chất và mối liên hệ biện chứng giữa chúng, từ đó xây dựng các nguyên tắc phương pháp luận của việc nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Từ những lập luận kể trên ta rút ra đựơc rằng việc bồi dưỡng thế giới quan duy vật và rèn luyện tư duy biện chứng giúp đề phòng và chống chủ nghĩa chủ quan, tránh rơi vào phương pháp tư duy siêu hình trong thực tiễn. Từ đó có được những nhận thức đúng đắn với tư duy mềm dẻo và linh hoạt giúp cho các hoạt động thực tiễn (đặc biệt là trong hoạt động kinh tế), phát huy đựơc hết những khả năng vốn có của nó. Ngày nay, Việt Nam chúng ta cũng đã được trang bị kiến thức về triết học Mac ­ Lênin là một triết học khoa học và cách mạng của loài người. Trong đó không thể không kể đến vai trò quan trọng của phép biện chứng duy vật mà nhờ đó những vấn đề thực tiễn của đất nước, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá ­ hiện đại hoá hiện nay đã được nhận thức trên bình diện lý luận và sát với thực tế cho nhiều hiệu quả tích cực. Tuy vậy, Chủ nghĩa duy vật biện chứng vẫn là khoa học đang phát triển. Cùng với mỗi phát minh lớn của khoa học tự nhiên, với sự biến đổi của xã hội, các nguyên lí của Chủ nghĩa duy vật biện chứng được cụ thể hoá, được phát triển, trên cơ sở tiếp thu những tri thức mới của khoa học và kinh nghiệm lịch sử của loài người. 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Bùi Văn Mưa (2011), “Triết học – Phần 2: Các chuyên đề Triết học Mác – Lênin”. 2. TS. Lê Thanh Sinh, “Phép biện chứng duy vật với quản lý doanh nghiệp”, NXB Chính trị quốc gia. 3. TS. Phạm Văn Sinh, GS. TS. Quang Phan, “Giáo trình Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác – Lênin”, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội (2009) 4. V.I.Lênin: Toàn tập, 1981, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhép biện chứng duy vật, cơ sở phương pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận thức và thực tiễn Vận dụng phép biện chứng duy vật trong hoạt động kinh .pdf
Luận văn liên quan