Phương án lựa chọn thị trường mục tiêu của các TNCS trong ngành thời trang, may mặc
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay xu hướng toàn cầu hóa đang thể hiện vai trò quan trọng của mình trong thương mại quốc tế với việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường với quy mô lớn của rất nhiều các công ty xuyên quốc gia(TNCs), trong đó phải kể đến nỗ lực của các TNCs về thời trang, may mặc, đó là những ông lớn như: tập đoàn LVMH của Pháp với hơn 60 nhãn hiệu có tiếng với lịch sử rất lâu đời, tập đoàn Coach, Burberry của Mỹ, Adidas, Nike, H&M, Klaus Steilmann của châu Âu, Marketing ra đời cùng với những học thuyết căn bản là phương tiện chính để các TNCs vận dụng quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, tìm kiếm lợi nhuận, .trong đó việc phân khúc thị trường, lựa chọn và đánh giá để lựa chọn thị trường mục tiêu chiến lược là một bước cực kì quan trọng của mỗi TNCs trước khi họ muốn thâm nhập vào bất kì thị trường nào.Với đề tài nghiên cứu “ Phương án lựa chọn thị trường mục tiêu của các TNCs trong ngành thời trang, may mặc”, nhóm 4 marketing muốn truyền đạt cho cô giáo và các bạn cái nhìn cụ thể về các khái niệm phân khúc thị trường và các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu, các dẫn chứng TNCs cụ thể đã vận dụng chúng như thế nào trong việc mở rộng thị trường và kinh doanh sản phẩm, và những thành tựu họ đã đạt được.Sau đây là nội dung cụ thể của bài tiểu luận. I.Tổng quan về lựa chọn thị trường mục tiêu 1. Khái niệm TTMT “Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn mà công ty có khả năng đáp ứng, đồng thời có thể tạo ra ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu mà marketing đã khẳng định”. Những lý do phải lựa chọn thị trường mục tiêu xuất phát từ ba lý do: Thị trường tổng thể luôn bao gồm một số lượng rất lớn khách hàng với những nhu cầu, đặc tính mua và sức mua khác nhau. Sẽ không có một doanh nghiệp cá biệt nào có khả năng đáp ứng được nhu cầu và ước muốn của mọi khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp cung ứng không chỉ có một mình trên thị trường. Họ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh cùng những cách thu hút, lôi kéo khách hàng khác nhau. Mỗi một doanh nghiệp thường chỉ có một hoặc vài thế mạng xét trên một phương diện nào đó trong việc thoả mãn nhu cầu và ước muốn của thị trường. Vì vậy, để kinh doanh có hiệu quả duy trì và phát triển được thị phần, từng doanh nghiệp phải tìm cho mình những đoạn thị trường mà ở đó họ có khả năng đáp ứng nhu cầu và ước muốn của khách hàng hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Những đoạn thị trường như vậy được gọi là thị trường mục tiêu. 2 .Tầm quan trọng của việc lựa chọn TTMT Bằng cách xác định thị trường mục tiêu, công ty có thể phát triển công việc kinh doanh hiệu quả. 2. 1 Kinh doanh dễ dàng hơn Khi doanh nghiệp (DN) đã xác định được nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu này, DN có thể tiến hành các chiến lược marketing hướng về họ, giúp họ nhận thấy họ chính là đối tượng phục vụ của công ty bạn. Khách hàng sẽ mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của công DN đó nếu họ cảm thấy DN đó biết những gì họ muốn, những thứ họ cần. Xác định thị trường mục tiêu sẽ giúp DN kinh doanh dễ dàng hơn. Nếu bạn cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ cho nhiều khách hàng, hiệu quả sẽ không cao so với việc DN tập trung vào một nhóm nhất định. Điều này đặc biệt đúng với các ngành kinh doanh dịch vụ. Việc kinh doanh sẽ tiến triển hơn nếu DN dành tâm sức để quảng bá và cung cấp những gì tốt nhất tới đối tượng khách hàng mục tiêu. 2.2. Lên kế hoạch cho các chiến lược marketing thuận lợi hơn DN sẽ không gặp quá nhiều khó khăn khi hoạch định chiến lược marketing nếu họ nắm rõ đối tượng họ muốn cung cấp sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ, đối tượng khách hàng mục tiêu của DN là những chuyên gia sức khỏe, DN có thể quyết định ở đâu và bằng cách nào liên hệ với họ. 2. 3. Thuyết phục đối tượng khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn Khi DN biết chính xác họ đang giao tiếp với ai, họ cần gì, những vấn đề khó khăn của họ, DN sẽ định hình rõ ràng hơn và tập trung hơn những sản phẩm/dịch vụ cần phát triển.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CD280.doc