Tổng công ty Lắp máy Việt Nam với các công ty liên doanh đang hoạt động,
làm ăn có hiệu quảcùng những công ty liên doanh chuẩn bị thành lập giữa Lilama
và các đối tác nước ngoài sẽ hình thành nên một hệ thống các công ty liên doanh
khắc phục khó khăn về nguồn nhân lực, khoa học công nghệ của Lilama trong quá
trình hội nhập.
Các dự án BOT trong các dự án điện, khoáng sản, những chương trình hợp
tác nước ngoài đang đóng góp vào những thành công của Lilama trong tương lai.
90 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương hướng phát triển và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tưnước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đẩy việc thực hiện thoã
thuận hợp tác đã ký trước đó tại Việt Nam về việc hợp tác đầu tư xây dựng Nhà
máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 công suất 1.200MW. Cũng theo thoả thuận này,
Mitsubishi thương mại sẽ tham gia quá trình thực hiện dự án xây dựng nhà máy
Nhiệt điện Vũng Áng 1 do Lilama làm chủ đầu tư. Theo thoã thuận công ty One
Energy sở hữu 50% công ty này, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 với 1,25 tỷ USD
trong đó Mitssubishi đóng góp 50% tương ứng là 0,625 tỷ USD dự kiến số vốn góp
được giải ngân từ 2008-2011.
Một thoả thuận hợp tác để chế tạo các bồn, bể chứa dung tích lớn cho các
nhà máy lọc dầu, hoá chất cũng đã được ký giữa Lilama và Tập đoàn TKK (Toyo
Kanetsu KK). Thoả thuận này nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục của
Nhà máy lọc dầu Dung Quất do Lilama đảm nhiệm.
Lilama cũng đã làm việc với Tập đoàn ngân hàng Tokyo Mitsubishi - UFJ -
ltd - ngân hàng lớn nhất Nhật Bản hiện nay. Ngân hàng Tokyo - Mitsubishi - UFJ -
65
ltd sẽ thu xếp vốn dài hạn cho các dự án đầu tư của Lilama, đồng thời chi nhánh của
ngân hàng này tại Hà Nội sẽ thu xếp vốn ngắn hạn cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh của Lilama.
Tiếp theo, trong chuyến tháp tùng đoàn của Thủ tướng Chính phủ đi thăm và
làm việc tại các nước Liên Bang Nga, Cộng Hoà CZech và Ba Lan từ ngày 5/9 đến
14/9 năm 2007, Tổng công ty Lilama đã tiếp xúc, làm việc và ký thoả thuận hợp tác
với một số đối tác của Nga. Nhận thấy thị trường máy xây dựng tại Việt Nam đang
tăng cao, có nhiều điều kiện thuận lợi để các bên hợp tác nghiên cứu, chế tạo và
phát triển sản phẩm máy xây dựng. Ngày 11/9/2007 tại Matxcơva Tổng công ty
Lilama đã ký thoả thuận hợp tác với Liên hiệp sản xuất công ích
URALVAGONZAVOD (UVZ) và Tập đoàn CHTZ-URALTRAC (CHTZ) - Liên
Bang Nga về việc hợp tác chế tạo máy xúc và máy ủi tại và phát triển thị trường
máy xây dựng tại Việt Nam. UVZ và CHTZ là hai doanh nghiệp của Nga chuyên
hoạt động trong lĩnh vực chế tạo máy xây dựng như máy xúc bánh xích, máy ủi ...
Các bên sẽ thành lập Công ty cổ phần để sản xuất lắp ráp máy xúc và máy ủi tại
Việt Nam. Phía Nga sẽ chịu trách nhiệm thiết kế, cung cấp một số thiết bị như động
cơ, hộp số, mô tơ, bơm thủy lực, các bộ phận điều khiển phía Việt Nam chế tạo các
thiết bị còn lại theo thiết kế của phía đối tác. Tiếp theo đó phía đối tác sẽ chuyển
giao công nghệ cho Lilama đủ khả năng chế tạo trọn gói sản phẩm mang thương
hiệu Lilama.
Ngày 11/9/2007 Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Viện Nghiên cứu cơ khí
NARIME và Công ty Kondor-eco (OAO)-Liên Bang Nga ký thoả thuận thành lập
Công ty cổ phần quốc tế thiết bị lọc bụi Lilama các cổ đông thống nhất góp vốn
thành lập công ty cổ phần với tư cách là cổ đông sáng lập của Công ty. Công ty sẽ
hoạt động trong lĩnh vực: tư vấn, thiết kế, chế tạo, sửa chữa, chuyển giao công nghệ
thiết bị xử lý khí thải công nghiệp bao gồm nhưng không hạn chế các thiết bị như
lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi túi cho các nhà máy công nghiệp.
Ngày 27/12/2007, tại Hà Nội, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) và
Tập đoàn Đầu tư Điện lực Trung Quốc (CPI) ký thỏa thuận hợp tác phát triển các
66
dự án công nghiệp tại Việt Nam và một số nước trong khu vực. Tổng giám đốc
Lilama Phạm Hùng cho biết, theo thoả thuận hợp tác này, Lilama và CPI cùng phối
hợp đầu tư các dự án nhiệt điện than theo hình thức BOT tại Việt Nam trên cơ sở
quy hoạch phát triển điện lực của Chính phủ. Hiện nay, việc hợp tác với các đối tác
nước ngoài theo hình thức BOT là một giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu vốn và
công nghệ
Ngoài lĩnh vực điện lực, Lilama và CPI sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác đầu tư
phát triển về khoáng sản, luyện kim. Trên cơ sở biên bản hợp tác này, Lilama và
CPI cũng ký thoả thuận tham gia đấu thầu để làm chủ đầu tư dự án nhiệt điện Nghi
Sơn 2 theo hình thức BOT. Cùng đó, Lilama, CPI và Công ty Veagle (đăng ký tại
Hồng Công) cũng ký thoả thuận hợp tác thành lập Công ty cổ phần quản lý dự án
chuyên nghiệp để cùng tham gia xây dựng, vận hành và kinh doanh các dự án sau
này. Tại lễ ký kết, Phó tổng giám đốc Tập đoàn CPI khẳng định Lilama là đối tác
hợp tác chiến lược lý tưởng của CPI bởi Lilama không chỉ có đẳng cấp cao về cơ
khí lắp máy mà còn rất thành công trong lĩnh vực phát triển các dự án điện tại Việt
Nam. Tập đoàn CPI là doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, triển khai thành công
nhiều dự án năng lượng trong khu vực Châu Á và đã thâm nhập vào thị trường Việt
Nam từ rất sớm. Hiện nay, CPI đang quản lý và vận hành nhiều công trình điện lớn
tại Trung Quốc với tổng công suất ước tính khoảng 45.000 MW (sản lượng này gấp
khoảng 3 lần tổng công suất điện của Việt Nam
67
Theo thỏa thuận vừa ký kết, thời gian tới, Lilama và CPI sẽ đồng phối hợp
tham gia đầu tư các dự án nhiệt điện than, nhiệt điện hạt nhân theo hình thức BOT
tại Việt Nam trên cơ sở qui hoạch phát triển điện lực đã được Chính phủ Việt Nam
phê duyệt. Ngoài ra, hai bên sẽ cùng mở rộng đầu tư các dự án công nghiệp ra một
số quốc gia khác.
Để triển khai quá trình hợp tác này, động thái đầu tiên của hai bên sẽ là thành
lập Công ty cổ phần quản lý dự án điện chuyên nghiệp, đảm nhiệm tất cả các khâu
xây dựng - vận hành - kinh doanh - quản lý các dự án nhà máy điện.
Tập đoàn CPI là doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, triển khai thành
công nhiều dự án năng lượng trong khu vực Châu Á và đã thâm nhập vào thị trường
Việt Nam từ rất sớm. Hiện nay, CPI đang quản lý và vận hành nhiều công trình điện
lớn tại Trung Quốc với tổng công suất ước tính khoảng 45.000 MW (sản lượng này
gấp khoảng 3 lần tổng công suất điện của Việt Nam). CPI có tổng vốn 220 tỷ nhân
dân tệ với hệ thống dự án trải rộng khắp nơi, sản lượng bình quân hàng năm của
một số sản phẩm chính cũng đạt cao như: than 28 triệu tấn, nhôm 360.000 tấn, 331
km đường sắt... Hợp tác giữa Lilama và CPI còn góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác
thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc.
2.4 Đánh giá chung về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Tổng công ty
Lắp máy Việt Nam
Qua trình bày trên, chúng ta thấy rằng Lilama đã thu hút được nhiều tập đoàn
lớn trên thế giới để đầu tư hợp tác. Đối tác của Lilama đến từ khắp mọi nơi trên thế
giới Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Đan Mạch, Trung Quốc…Và đó đều là
những tập đoàn có uy tín lớn trên thế giới như đối tác trong công ty Liên doanh
CIMAS là tập đoàn CTCI – là tập đoàn đóng vai trò tổng thầu lớn nhất Đài Loan,
Tập đoàn Huyndai, Tập đoàn Mitssubishi, Tập đoàn CPI- tập đoàn điện lực hàng
đầu của Trung Quốc…
Hợp tác với các tập đoàn hàng đầu nên các công ty liên doanh của Lilama
đang làm việc có hiệu quả không chỉ đáp ứng nhu cầu tư vấn, thiết kế các dự án của
68
Tổng công ty mà còn đáp ứng nhu cầu thiết kế xây dựng cho các dự án trong thị
trường nội địa.
Các công ty liên doanh đang thực hiện tư vấn thiết kế cho các dự án do
Lilama đảm trách. Công ty liên doanh tư vấn quốc tế LHT đang thực hiện tư vấn
thiết kế cho dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 1 do Lilama làm tổng thầu EPC với
giá trị hợp đồng xấp xỉ 305 triệu USD. Hợp đồng trên dự kiến sẽ hoàn thành vào
12/2008.
Sau khi ra đời Liên doanh LFC đang thực hiện tư vấn cho dự án nhà máy xi
măng Sông Thao. Đây là dự án do Lilama và Tập đoàn dầu khí Việt Nam-
PetroVietNam làm chủ đầu tư.
CIMAS là liên doanh hoạt động hiệu quả với lợi nhuận trên
200.000USD/năm, đóng góp hàng chục triệu đồng vào ngân sách nhà nước. Trong
năm 2006, CIMAS đã chính thức nhận được hợp đồng EPC cho dự án Nhà máy
điện Cà Mau tại Việt Nam - một dự án do Lilama làm tổng thầu EPC. Cùng với sự
tư vấn của công ty tư vấn thiết kế CIMAS và sự nỗ lực của hơn 7000 kỹ sư, công
nhân của Lilama Nhà máy điện Cà Mau 1 đã hoàn thành đúng tiến độ phát điện lên
mạng lưới quốc gia với công suất 750 MW vào cuối tháng 3/2008. ăm 2007 doanh
thu của công ty là 8 triệu USD.
Các doanh nghiệp liên doanh đang hỗ trợ để Lilama dần dần khẳng định thương
hiệu của mình.
Bên cạnh sự hoạt động thành công của các công ty liên doanh, việc phát
hành trái phiếu của Lilama thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Với nguồn
vốn lớn thu được từ hoạt động phát hành trái phiếu đang được Lilama sử dụng vào
các dự án nhà máy điện theo mục đích phát hành trái phiếu. Nhà máy Nhiệt điện
Vũng Áng 1, Thuỷ điện Hủa Na, Nhà máy xi măng Đô Lương, Trụ sở Tổng công
ty tại đường Phạm Hùng và Khu nhà hỗn hợp ở và kết hợp việc làm Lilama tại Tp
Hồ Chí Minh đang được thực hiện.
Tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty Lắp máy được tóm tắt qua
bảng sau:
69
Bảng 2.7 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của Lilama giai đoạn 2005-2007
2005 2006 2007
Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn
13% 24% 30%
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Lắp máy Việt Nam)
Theo báo cáo của Bộ Tài chính năm 2007, tỷ suất lợi nhuận trên vốn của các
doanh nghiệp nhà nước đạt 10-20%. Theo số liệu bảng 2.7 tỷ suất lợi nhuận trên
vốn của Lilama cao từ 13-30% đã khẳng định được sự hiệu quả hoạt động của
nguồn vốn.
Ngoài các dự án đang thực hiện, Lilama cũng đã thực hiện nhiều biện pháp
xúc tiến đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư quốc tế. Các biện pháp này đã đem lại
hiệu quả cao. Các cuộc tiếp xúc giữa đoàn đại biểu cấp cao của Tổng công ty với
các tập đoàn lớn trên thế giới được diễn ra. Đoàn đại biểu cấp cao của Lilama
thường đem các dự án đi kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc thu hút đầu
tư nước ngoài không còn là vấn đề của các cấp lãnh đạo mà còn là vấn đề được chú
trọng của các doanh nghiệp. Năm 2007, Lilama đã thực hiện nhiều chương trình
tiếp xúc trực tiếp với các đối tác nước ngoài.
Từ ngày 3 đến 9/6/2007, đoàn đại biểu cấp cao của Lilama do Chủ tịch Hội
đồng quản trị Nguyễn Thế Thành và Tổng Giám đốc Phạm Hùng dẫn đầu đã sang
thăm, làm việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong chuyến đi này Tổng công ty đã ký
kết được nhiều hợp đồng lớn. Đặc biệt là ký kết thoã thuận về dự án Nhà máy Nhiệt
điện Vũng Áng 1 giữa Lilama v à Mitsubishi thương mại đây là những dự án đầu
tiên mà Lilama kêu gọi thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Cũng trong năm này, trong chuyến tháp tùng đoàn của Thủ tướng Chính phủ
đi thăm và làm việc tại các nước Liên Bang Nga, Cộng Hoà CZech và Ba Lan từ
ngày 5/9 đến 14/9, Tổng công ty Lilama đã tiếp xúc, làm việc và ký thoả thuận hợp
tác với một số đối tác của Nga.
70
Các cuộc tiếp xúc này đã đem lại cho Lilama những dự án lớn mang lại hiệu
quả cao trong tương lai. Đặc biệt là, việc hợp tác giữa Lilama và Tập đoàn CI của
Trung Quốc dưới hình thức BOT các dự án điện.
Đây là hình thức đầu tư mà Nhà nước không phải bỏ vốn mà các nhà đầu tư
phải tự bỏ vốn sở hữu của mình, chịu hoàn toàn trách nhiệm về dự án trong suốt
thời gian dự án được thực hiện. Điều này đã giảm được sức ép về vốn đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng lên ngân sách nhà nước, đồng thời, phát huy được tính chủ động
và sáng tạo của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư thường
không thể đáp ứng đủ tổng vốn đầu tư của dự án mà thường chỉ chiếm một tỷ lệ
nhất định nào đó (thông thường là 30% tổng vốn đầu tư), vì vậy các nhà đầu tư
thường phải vay tín dụng từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính trong nước và
quốc tế. Dự án đầu tư theo hình thức BOT phải được tính toán cẩn thận và xác định
là có hiệu quả thì các ngân hàng, tổ chức tài chính mới có thể cho vay. Như vậy,
hình thức đầu tư BOT đã kết hợp được rất nhiều bên có năng lực tham gia dự án
mà không cần đến vốn từ ngân sách nhà nước mà vẫn đảm bảo dự án được thực
hiện có hiệu quả và theo đúng chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Chính
phủ các nước.
Theo số liệu của ngành điện, nhu cầu tiêu thụ điện hàng năm của cả nước
tăng khoảng 14% - 15% và để đáp ứng được mức tăng này mỗi năm phải bỏ ra
khoảng 1 tỷ USD vốn đầu tư. Trong khi đó, khả năng tự đầu tư của ngành điện chỉ
đáp ứng được 250-300 triệu USD từ các khoản khấu hao cơ bản, tăng giá và phụ
thu, lợi nhuận sau thuế... Tổng nguồn vốn đầu tư để đáp ứng được các nhu cầu về
điện và năng lượng chiếm tới 12% giá trị GDP. Chính phủ chỉ có thể cung cấp 25%
số vốn cần thiết, trong khi nguồn vốn ODA chỉ có thể tài trợ được 17%. Như vậy rõ
ràng nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân sẽ là nguồn vốn chủ đạo, chiếm 58%
còn lại. Vì lý do này mà hiện nay tất cả các dự án phát triển điện đều được Chính
phủ cam kết bao tiêu toàn bộ sản lượng điện sản xuất ra thông qua các hợp đồng
mua bán với ngành điện trong nhiều năm. Đây chính là cơ hội khá thuận lợi cho các
71
dự án đầu tư BOT và rất hấp dẫn các đối tác đầu tư có kinh nghiệm trong lĩnh vực
này.
Ưu điểm lớn nhất của hình thức đầu tư BOT trong nước là khả năng huy
động được vốn cũng như năng lực về quản lý, về khoa học kỹ thuật của mọi thành
phần kinh tế, mọi cá nhân để thực hiện, mở rộng các dự án phát triển cơ sở hạ tầng,
do vậy, các dự án BOT có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất
nước. Thông qua thực hiện các dự án theo hình thức đầu tư BOT, các nhà đầu tư
buộc phải tính toán hiệu quả kinh tế một cách chính xác, do đó phải nghiên cứu,
hoàn thiện và áp dụng các phương pháp quản lý tối ưu, phải đầu tư đổi mới kỹ
thuật, áp dụng những công nghệ tiên tiến. Như vậy, hình thức BOT sẽ góp phần
nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân hiện
nay cũng như trong tương lai, đồng thời đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Ngoài những thành công đã đạt được, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài thành lập các công ty liên doanh của Lilama còn nhiều hạn chế. Vẫn còn tình
trạng công ty liên doanh làm ăn thua lỗ. Công ty Poslilama là công ty liên doanh
của Lilama được thành lập vào năm 1995. Poslilama một công ty hoạt động trong
lĩnh vực cơ khí chế tạo, là công ty liên doanh giữa Tổng Công Ty Lắp Máy Việt
Nam và Tập Đoàn POSCO của Hàn Quốc chuyên về lắp đặt và gia công kết cấu
thép và thùng, bể chứa bằng thép, công trình dân dụng, tòa nhà cao ốc và nhà máy
công nghiệp. Công ty Liên doanh Kết cấu thép POS-Lilama với vốn đầu tư hơn 20
triệu USD, vốn pháp định 8,4 triệu USD, phía Việt Nam là Tổng công ty Lắp máy
Việt Nam góp vốn 30%, tương đương 36,3 tỷ đồng. Tuy nhiên hoạt động không
hiệu quả trong năm 2005, số lỗ luỹ kế lên tới gần 129 tỷ đồng. Mà trong các công ty
Liên doanh các bên đối tác chỉ chịu trách nhiêm giới hạn trong số vốn mình đã góp
như đã trình bày ở chương 1. Do đó, với sỗ lỗ luỹ kế 129 tỷ đồng Lilama với mức
vốn góp 30% tương đương với mức lỗ là 38,7 tỷ đồng. So với số vốn góp điều lệ
36,3 tỷ đồng Lilama chẳng những mất hết phần vốn góp trong liên doanh mà còn bị
72
âm thêm gần 2,4 tỷ đồng nữa. Do đó, Poslilama đã bị bên nước ngoài mua lại với
giá rẻ và hiện nay Poslilama đang hoạt động dưới hình thức 100% vốn nước ngoài.
Từ bài học của Poslilama đặt các liên doanh khác của Lilama cảnh giác trước
những khó khăn của hoạt động liên doanh. Đó là Lilama tốn công giải tỏa mặt bằng,
góp phần phổ cập thương hiệu…trong các liên doanh, để rồi một ngày do thua lỗ,
bên nước ngoài dường như thôn tính phần vốn trong nước với giá rẻ. Đây không
phải là vấn đề của riêng Tổng công ty Lắp máy Việt Nam gặp phải mà đây là một
vấn đề lớn. Bởi lẽ, phần lớn (khoảng 70% dự án) các dự án có vốn đầu tư nước
ngoài đã được thực hiện dưới hình thức các liên doanh giữa bên nước ngoài và bên
Việt Nam, trong đó bên Việt Nam thường là các doanh nghiệp nhà nước (98% trong
các dự án liên doanh). Lựa chọn hình thức liên doanh, nhà đầu tư nước ngoài có
một số ưu điểm như: tiếp cận thị trường nội địa nhờ góp sức của bên Việt Nam, tiếp
cận nguồn đất đai đang do doanh nghiệp nhà nước chiếm giữ mà chưa sử dụng, có
được hậu thuẫn của các cơ quan nhà nước Việt Nam, nhất là cơ quan chủ quản của
bên Việt Nam và chia sẻ rủi ro. Tuy vậy, hình thức liên doanh cũng bộc lộ khá
nhiều yếu điểm, như việc quản trị công ty đôi khi rất khó khăn do triết lí và văn hóa
kinh doanh của các bên khác nhau, đôi khi bên Việt Nam có khả năng vốn rất hạn
chế, sau khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất, thường lệ thuộc vào bên nước ngoài
trong việc tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung hoặCác cơ quan quản lý chưa có sự
kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, tháo gỡ những khó khăn về tài chính của các liên
doanh, đặc biệt là sau khi cấp phép, các liên doanh bước vào sản xuất kinh doanh.
Nhiều liên doanh chưa xây dựng cơ chế quản lý, điều hành thích hợp. Một số đối
tác Việt Nam chưa tạo được thế đứng vững mạnh trong liên doanh, thậm chí phó
mặc cho phía nước ngoài giải quyết khó khăn nên đã dẫn đến thua lỗ kéo dài.
Một số cán bộ phía Việt Nam được cử vào bộ máy quản lý, điều hành liên
doanh chưa làm tròn trách nhiệm trong việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi, không
thông tin kịp thời cho các đối tác Việt Nam và các cơ quan quản lý Nhà nước. Bên
cạnh đó, có không ít đối tác Việt Nam chưa có biện pháp xử lý kiên quyết khi liên
doanh thua lỗ.
73
Dù chưa có chứng minh bằng thực nghiệm và cơ sở dữ liệu, song có nhiều
dấu hiệu cho thấy bên nước ngoài có thể thao túng liên doanh khá dễ dàng, nếu bên
Việt Nam thường chỉ là các doanh nghiệp nhà nước. Tỷ lệ vốn góp áp đảo (thường
70% vốn góp từ nước ngoài) chỉ là một khía cạnh. Thậm chí, bên nước ngoài chỉ
cần chiếm một tỷ lệ vốn rất thấp, kiểu như 10% cổ phần của các cổ đông chiến lược
nước ngoài trong các ngân hàng quốc nội, song cổ đông nhỏ bé ấy vẫn có thể thao
túng công ty, bởi lẽ phần quốc nội, dù là 30% hay tới 90%, đều không có đại diện rõ
ràng. Bằng cách mua chuộc đại diện bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị các liên
doanh những lợi ích tư, ví dụ lương bổng cao (2,500-3,000 USD/tháng), cấp học
bổng cho người thân, bên nước ngoài có thể vô hiệu hóa vai trò giám sát của các vị
đại diện quốc hữu này và khai thác khối tài sản hầu như vô chủ góp từ Việt Nam.
Chính sự yếu kém về năng lực của bên Việt Nam cùng những khó khăn của
hoạt động liên doanh đã làm cho Poslilama làm ăn thua lỗ và bị nước ngoài thôn
tính.
Ngoài ra, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Tổng công ty Lắp
máy Việt Nam mới chỉ tập trung vào lĩnh vực tư vấn thiết kế, thu hút đầu tư trực
tiếp vào các dự án mới bắt đầu thực hiện gần đây. Điều này là do, Lilama hoạt động
trong lĩnh vực công nghiệp nặng như điện, xi măng… Các dự án cần vốn đầu tư lớn,
thời gian thu hồi vốn chậm nên chưa thu hút được các nhà đầu tư vào các lĩnh vực
này. Hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài vào các dự án chỉ mới bắt đầu hình thành.
Mặt khác, các cổ phiếu của các công ty thành viên của Lilama chưa thực sự
thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Do chưa tạo được sự tin
tưởng của các nhà đầu tư.
74
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP TĂNG
CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA TỔNG CÔNG TY
LẮP MÁY VIỆT NAM
3.1 Phương hướng phát triển của Tổng công ty Lắp máy
Chiến lược phát triển của Lilama là thành tập đoàn công nghiệp xây dựng
mạnh, hoạt động đa ngành nghề vào năm 2010. Lilama đã bắt đầu chuyển sang đầu
tư vào điện, xi măng và sắt thép. Chính phủ cũng đã phê duyệt để Lilama xây dựng
các trung tâm cơ khí công nghiệp nặng để tiến tới chế tạo 80 - 90% thiết bị cho các
công trình công nghiệp lớn.
Các dự án đầu tư của Lilama đang được triển khai chọn lọc, trọng điểm vào
những lĩnh vực then chốt phù hợp với quy hoạch phát triển của Chính phủ đến năm
2020. Đó là các dự án thuộc ngành điện : nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 công suất
1.200 MW, thuỷ điện Hủa Na 200 MW, thuỷ điện Sông Ông, Sông Vàng, xi măng
Thăng Long…Sau 2012 và chậm nhất là 2015 Lilama sẽ có khoảng 3000MW trong
13.000 MW điện của cả nước, chiếm 10% sản lượng điện Quốc gia.
Các dự án nhà máy xi măng đang xây dựng như nhà máy xi măng lớn nhất ở
Hoành Bồ (Quảng Ninh) 2,3 triệu tấn/năm, Nhà máy xi măng Thăng Long 1 và
Thăng Long 2 đã có quyết định của Chính phủ, thêm vào đó là các nhà máy xi măng
Đô Lương, Sông Thao và một số nhà máy nhỏ khác để có thể đạt sản lượng 6,5
triệu tấn/năm vào 2012. Đến lúc đó Lilama sẽ chiếm 15% sản lượng xi măng cả
nước.
Lilama cũng đang tính tới hướng hợp tác với Bộ Quốc phòng trong lĩnh vực
chế tạo thiết bị cơ khí đồng thời "tấn công" sang lĩnh vực đóng tàu với mục tiêu:
phải đuổi kịp Vinashin. Tranh thủ sự chuyển dịch kinh tế thế giới, Tổng công ty đẩy
mạnh đầu tư cho đóng tàu vận tải biển. Ngoài các cơ sở đóng tàu đã có ở Hải
Phòng, Hải Dương, Lilama sẽ đầu tư xây dựng nhà máy đóng tàu sức trở 60.000 tấn
ở Long An.
Không chỉ mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực công nghiệp khác, Lilama
còn tham gia vào đầu tư bất động sản. Đầu tư bất động sản để đón bắt xu hướng
75
phát triển. Lilama đang có 3 công ty bất động sản đó là Lilama Land, Lilama UDC
và...3 công ty này trong tương lai sẽ làm ăn rất tốt vì thị trường rất lớn.
Do đó, nguồn vốn cho đầu tư và phát triển của Lilama trong giai đoạn tới là
rất lớn. Theo số liệu của Phòng kế hoạch và đầu tư Tổng công ty Lắp máy , giai
đoạn 2007 – 2010 Tổng Công ty cần huy động khoảng 37.000 tỷ đồng.
Để đáp ứng được nhu cầu vốn đó, Tổng công ty tiếp tục thực hiện các biện
pháp để thu hút nguồn vốn đầu tư từ trong và ngoài nước thông qua việc phát hành
cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu quốc tế và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
vào các dự án.
3.2 Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư quốc tế của Tổng công ty Lắp máy
Việt Nam
3.2.1 Xây dựng thương hiệu
Để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Tổng công ty cần xây dựng
thương hiệu để khẳng định vị trí của mình trên thị trường.Thương hiệu chính là tiền.
Chúng ta phải biết chuyển nó thành của cải vật chất. Của cải ở đây lại chính là tiền,
là tài chính, là nguồn vốn.
Các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào một công ty nào đó thì quan tâm đến thương
hiệu của công ty đó. Hiện nay, thị trường chứng khoán đang phát triển mạnh mẽ
ngày càng có nhiều công ty niêm yết trên sàn chứng khoán đem lại nhiều cơ hội lựa
chọn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để cổ phiếu của công ty luôn hấp dẫn các nhà
đầu tư không phải là điều dễ dàng. Với tỷ lệ 0,04% cổ phiếu của Lilama 10 mà các
nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ - một tỷ lệ thấp nhất mà các nhà đầu tư nước ngoài
nắm giữ đối với các cổ phiếu niêm yết trên sàn đặt Lilama trước thách thức phải xây
dựng một thương hiệu mạnh tạo lòng tin cho các nhà đầu tư.
Đã đến lúc phải chấm dứt cái thời "bán lưng cho đất, bán mặt cho trời" trên
các công trình, các dự án nhỏ hay mải mê vào việc tìm kiếm những hợp đồng và
cạnh tranh với các nhà thầu thua kém về nhiều mặt. Đã đến lúc phải chuyển sang
một hướng khác khi đã bỏ ra cả chục năm trời để xây dựng thương hiệu và biến nó
thành những khả năng về tài chính, vốn... Đấy là cái tư duy tài chính mà bây giờ các
76
tập đoàn kinh tế công nghiệp lớn đang làm. Lilama đã khẳng định được thương hiệu
thông qua vai trò là tổng thầu EPC, các lô hàng xuất khẩu mang thương hiệu
Lilama. Những năm gần đây, các công ty của Lilama lớn mạnh dần về tài chính
bằng cổ phần hoá, bằng phát hành thêm trái phiếu, cổ phiếu. Thương hiệu công ty
nào mạnh, có uy tín hơn thì việc huy động vốn trở nên dễ dàng hơn, và như vậy
chúng ta đã biến thương hiệu thành tiền, thành khả năng tài chính, có điều chúng ta
còn dè dặt quá, chúng ta chưa chú ý đền việc đánh bóng thương hiệu.
Tuy nhiên, Lilama lại chưa thực sự chú trọng đến xây dựng thương hiệu một
cách bài bản. Thương hiệu Lilama mới chỉ dừng ở mức độ phân biệt chứ chưa được
thương mại hoá. Đây cũng là một thực trạng của quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Ở
nền kinh tế tập trung , chúng ta không có sự cạnh tranh về thương hiệu nhưng trong
nền kinh tế thị trường có sự hội nhập sâu của nền kinh tế toàn cầu, việc định vị
thương hiệu là một việc làm cần thiết.
Thương hiệu không có nghĩa một cái tên, một cái logo nhãn hiệu được đăng
ký bảo hộ thế là hoàn thành xong việc xây dựng thương hiệu…nhưng thực chất của
việc xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu phải là làm cho cái tên trở nên có ý
nghĩa, có tác động tâm lý tới các nhà đầu tư và quan trọng là phải có giá trị thương
mại. Việc này là một công việc lâu dài, mang tính chiến lược của doanh nghiệp, bao
gồm việc định hướng chiến lược cho hệ thống thương hiệu, việc quảng bá và định vị
thương hiệu và các hệ thống quản lý nhằm bảo vệ và phát triển thương hiệu. Cho
nên, cần có ngay những biện pháp cụ thể, nghĩa là toàn Tổng Công ty phải có những
cuộc hội thảo và các công ty phải có ngay một lực lượng đặc biệt về tài chính, kế
toán, có những lớp đào tạo để có những tiêu chí đó rồi chuyển thành kiến thức thực
thi.
3.2.2 Xếp hạng hệ số tín nhiệm
Để có thể tiếp tục huy động vốn thông qua các đợt phát hành trái phiếu và
đặc biệt Lilama đang có chiến lược phát hành trái phiếu quốc tế thì việc tiến hành
xếp hạng hệ số tín nhiệm là việc làm cần thiết.
77
Hệ số tín nhiệm tức là định mức tín dụng hay hệ số tín nhiệm - là hệ số đánh
giá khả năng tài chính và khả năng thanh toán của một tổ chức đối với các khoản
tiền nghĩa vụ - gốc và lãi - của các công cụ nợ mà nó phát hành. Công cụ nợ bao
gồm cả công cụ ngắn hạn như hối phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, hoặc dài hạn
như trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi. Tổ chức phát hành có thể là chính phủ cấp quốc gia,
cấp tỉnh, thành phố, hay các công ty.
Đối với các công ty, tổ chức: kết quả xếp hạng hệ số tín nhiệm có ảnh huởng
rất lớn đến sự thành công của việc phát hành trái phiếu, nhất là khi phát hành trái
phiếu ra nuớc ngoài, cũng như việc xác định lãi suất trái phiếu (hệ số tín nhiệm càng
cao thì lãi trái phiếu càng thấp và ngược lại). Thiếu sự xác định hệ số tín nhiệm, thị
trường trái phiếu dài hạn của các công ty chưa thể phát triển được.
Đối với các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư tổ chức, chuyên nghiệp, ngoài việc căn
cứ vào hệ số tín nhiệm để quyết định mua trái phiếu, họ còn dùng hệ số tín nhiệm
của trái phiếu của công ty đó để làm căn cứ để quyết định có đưa cổ phiếu của công
ty đó vào danh mục đầu tư. Hệ số tín nhiệm thể hiện mức độ rủi ro của các khoản
nợ. Hệ số tín nhiệm càng cao, lãi suất trái phiếu, nói cách khác là lãi suất đi vay
càng thấp và ngược lại. Các yếu tố quyết định đánh giá độ rủi ro gồm yếu tố chính
trị, triển vọng tăng trưởng và cơ cấu nền kinh tế, tính linh hoạt tài chính.
Lilama đang có kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế thì cần phải chuẩn bị các điều
kiện để xếp hạng hệ số tín nhiệm. Các điều kiện để xếp hạng hệ số tín nhiệm :
Điều kiện chung là trị giá phát hành trái phiếu quốc tế phải nằm trong tổng
hạn mức vay thương mại của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng
năm; các chương trình, dự án được xác định là trọng điểm quốc gia hoặc các dự án
đầu tư có hiệu quả cao, đã hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư, đơn vị phát hành phải đáp
ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế về hệ số tín nhiệm để phát hành trái phiếu
và có đề án phát hành chi tiết được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh, DN phải có hệ số
tín nhiệm bằng hoặc chỉ thấp hơn một bậc so với hệ số tín nhiệm quốc gia và có
78
phương án sử dụng tiền trái phiếu được Bộ Tài chính thẩm định và chấp thuận để
báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đối với trái phiếu do DNNN tự phát hành, không có bảo lãnh của Chính phủ
thì đơn vị đó phải có hệ số tín nhiệm bằng hoặc cao hơn hệ số tín nhiệm quốc gia,
đảm bảo chi phí vay hợp lý, bởi lẽ nợ của các DNNN vẫn thuộc về nợ của khu vực
công. Trị giá tương đương của mỗi đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp không
dưới 200 triệu USD.
Ở Việt Nam, hiện tại có 3 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tương tự nhưng
vẫn chưa được quốc tế công nhận và vẫn chưa thực hiện đúng chức năng của một
tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm. Trong khi đó, định mức tín dụng xuất hiện từ
trước thế kỷ trước tại Mỹ do nhu cầu đánh giá tín nhiệm của các doanh nghiệp
ngành đường sắt. Đến năm 1914 thì công ty Moody’s - tổ chức đánh giá hệ số tín
nhiệm đầu tiên trên thế giới được thành lập bởi ông John Moody dựa vào một công
ty được ông thành lập trước đó vào năm 1909. Năm 1941 tổ chức Standard and
Poors được thành lập trên sự sát nhập của Poor’s Publishing va Standard Statistics.
Hiện tại trên thế giới có một số tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm được quốc tế công
nhận, cũng như một số dành tổ chức được quốc gia của họ công nhận. Tuy vậy 3 tổ
chức Moody’s, Standard and Poor’s và Pitch Ratings là 3 tổ chức được công nhận,
có uy tín và thị phần cao nhất trên thế giới.
Tùy theo từng tổ chức, mà phương pháp đánh giá hệ số tín nhiệm có khác
nhau đôi chút. Tuy vậy về cơ bản chúng khá giống nhau. Theo đó, công ty đối
tương sẽ được đánh giá từ quốc gia, môi trường, đến ngành kinh doanh mà nó đang
hoạt động. Sau đó, các thông số có tính cách định tính chẳng hạn chất lượng, kỹ
năng của ban quản lý, chiến lược marketing, chính sách quản lý…cũng sẽ được xem
xét. Kế đó, và cũng rất quan trọng là tất cả các chỉ số chính phản ánh tình hình tài
chính sẽ được đưa ra phân tích, đánh giá. Tổng hợp lại những yếu tố trên, tổ chức
đánh giá tín nhiệm sẽ xếp hạng các trái phiếu theo các mức khác nhau đã định sẵn
và ký hiệu bằng các chữ cái đầu tiên; theo bảng sau :
79
Bảng 3.1 Các hạng Mức của Hệ Số Tín Nhiệm đối với công cụ nợ dài hạn
Chỉ số
Tín
Nhiệm
theo
S&P
Chỉ số Tín
Nhiệm
theo
Moody’s
Diễn giải
Phân
loại
AAA Aaa Chất luợng cao nhất, ổn định, độ rủi ro thấp nhất
Trái
phiếu có
thể đầu
tư
AA Aa
Chất lượng cao, rủi ro thấp, Độ rủi ro chỉ cao hơn
hạng AAA một bậc.
A A
Chất lượng khá, tuy vậy có thể bị ảnh huỡng bởi tình
hình kinh tế.
BBB Baa
Chất lượng trung bình, an toàn trong thời gian hiện
tại, tuy vậy có ẩn chứa một số yếu tố rủi ro.
BB Ba
Chất lượng trung bình thấp, có thế gặp khó khăn
trong việc trả nợ, bị ảnh hưởng đối với sự thay đổi
của tình hình kinh tế.
Trái
phiếu có
độ rủi ro
cao
B B
Chất lượng thấp, rủi ro cao, có nguy cơ không thanh
toán đúng hạn
Trái
phiếu
không
nên đầu
tư
CCC Caa
Rủi ro cao, chỉ có khả năng trả nợ nếu tình hình kinh
tế khả quan.
CC Ca Rủi ro rất cao, rất gần phá sản,
C C
Rủi ro rất cao, khó có khả năng thực hiện thanh toán
các nghĩa vụ nợ
D
Xếp hạng thấp nhất, đã phá sản hay hầu như sẽ phá
sản
NR NR Không đánh giá
(Nguồn: Bộ tài chính)
80
Do đó, để được quốc tế công nhận Lilama cần mời các tổ chức quốc tế đánh giá
định mức tín nhiệm cho công ty.
3.2.3 Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn nhân lực nhằm tăng khả năng hấp thụ khoa học công nghệ
nước ngoài nâng cao hiệu quả của các công ty liên doanh, phù hợp với những đòi
hỏi cạnh tranh trong nước và quốc tế. Lilama cần xây dựng và phát triển nguồn
nhân lực con người Lilama mạnh về mọi mặt, đủ về số lượng, trình độ học vấn và
tay nghề cao, có năng lực quản lý, có năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ
mới, lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao hơn. Trong hoàn
cảnh chúng ta đang hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, những yêu cầu đặt ra cho lực
lượng lao động ngày càng cao. Lực lượng này tất cả phải qua đào tạo để có đủ
những kỷ năng nghề nghiệp theo kịp với nhiệm vụ. Do đó phải tăng cường đào tạo
từ các cán bộ quản lý, kỹ sư, đặc biệt là lực lượng kỹ sư trẻ đến công nhân có tay
nghề và kỹ năng làm việc cao.
Về trình độ quản lý nghiệp vụ: Công tác đào tạo tiếp tục đổi mới theo hướng
gắn kết đào tạo, nghiên cứu, sản xuất, đào tạo, tái đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học
kỹ thuật chuyên ngành, cán bộ quản lý có phẩm chất và năng lực đáp ứng cạnh
tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu :
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý điều hành của cán bộ lãnh
đạo, cán bộ quản lý của Tổng công ty và các Công ty thành viên, làm tốt công tác
quy hoạch, đào tạo cán bộ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt và đáp ứng nhiệm vụ lâu
dài của Tổng công ty.
- Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, cán bộ
công nhân viên cơ quan Tổng công ty và các Công ty thành viên, bồi dưỡng họ
thành các chuyên gia giỏi về các lĩnh vực thiết kế, chế tạo, xây lắp.
- Thường niên tổ chức các lớp nâng cao nghiệp vụ cho các kỹ sư mới tuyển
dụng theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
- Tổng công ty cũng nên nên đầu tư để mua các phần mềm như: Phần mềm
PDS thiết kế thông minh 3 chiều, DIRECTA - Phần mềm quản lý hồ sơ,
81
PRIMAVERA &ndash Phần mềm quản lý tiến độ, nguồn lực và giá thành,
MARIAN &ndash Quản lý mua sắm vật tư để trang bị cho các cán bộ, kỹ sư sử
dụng giúp cho công tác thiết kế, quản lý các dự án của LILAMA tiến tới trình độ
các nước khu vực và tiếp cận với trình độ tiên tiến thế giới.
- Ngoài chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý, LILAMA cần
chú trọng đào tạo trình độ chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học để phù hợp với sự
phát triển của Tổng công ty trong giai đoạn mới. LILAMA đã mở nhiều lớp nâng
cao tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật cho các cán bộ, công nhân viên trong Tổng
công ty.
- Kết hợp với các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, các chuyên gia trong
và ngoài nước tổ chức các khóa học chuyển giao công nghệ tiên tiến, các giải pháp
IT cho thiết kế, quản lý các dự án EPC nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về số
lượng, chất lượng cán bộ, kỹ thuật thi công, tư vấn giám sát tại các công trình, dự án
trọng điểm của Tổng công ty.
- Khuyến khích tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tự học tập để nâng
cao trình độ tay nghề, đẩy mạnh phong trào kèm cặp kỹ sư, cử nhân và công nhân
mới ra trường trong toàn Tổng công ty.
- Là Công ty hoạt động tronh lĩnh vực lắp máy xây dựng nên cần kết hợp
giữa đào tạo với thực hành, LILAMA còn cần đào tạo và xây dựng được đội ngũ
quản lý dự án, kỹ sư thiết kế, thi công giám sát, vận hành có trình độ tiên tiến và
kinh nghiệm thông qua các dự án tại công trường. Nhiều chuyên gia giỏi, nhiều nhà
quản lý doanh nghiệp của LILAMA đã trưởng thành và có uy tín trên các công
trường xây dựng.
- Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đi tham quan tìm hiểu, học hỏi và
tiếp thu kinh nghiệm của các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật,
Đức, Nga, Italia, Úc, Hàn quốc....
Hiện nay, với vai trò là tổng thầu EPC thực hiện các hợp đồng EPC với đối
tác nước ngoài Lilama không chỉ quan tâm tới đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ mà còn
nâng cao tay nghề của công nhân.
82
Tổng công ty đã nâng cấp 02 trường kỹ thuật và công nghệ của ngành lên
thành 02 trường cao đẳng nghề LILAMA 1 tại Ninh Bình và trường cao đẳng nghề
LILAMA 2 tại Đồng Nai và tiến tới xây dựng trường đại học công nghệ LILAMA.
Trong đó,Trường Kỹ thuật và công nghệ Lilama 2 là đơn vị được kết nạp làm thành
viên Hội đồng Nghề Vương quốc Anh (City & Guild), hiện đang tiến hành đào tạo
theo tiêu chuẩn quốc tế các nghề hàn, ống công nghệ, chế tạo cơ khí và điện công
nghiệp.
Để có thể đảm nhận được các công trình lớn Lilama cần tiếp tục đầu tư kinh
phí xây dựng mới, nâng cấp các khu giảng đường, nhà làm việc, nhà xưởng thực
tập, ký túc xá&hellip đầu tư các thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy và học tập. Đặc
biệt chú trọng các trang thiết bị hàn, thiết bị điện, thiết bị điều khiển tự động, các
loại máy chiếu, vi tính phục vụ giảng dạy và học tập, nâng cấp hệ thống phòng học
chuyên môn dạy trên Projector và các thiết bị DEMO theo mô hình đào tạo của các
nước công nghệp G7.
Các trường cũng cần cập nhật nội dung và phương pháp đào tạo tiên tiến để
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về công nghệ và chất lượng. Nội dung và phương
pháp đào tạo luôn được bổ xung, cải tiến để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về công
nghệ và chất lượng công trình. Ví dụ như chương trình đào tạo nghề hàn 6G được
xây dựng theo chuẩn AWS (American Welding Standard), chế tạo ống công nghệ
theo chuẩn API (American Petrolium Indutries), điện điều khiển theo chuẩn IEC
(International Electric Control)...
Cần tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế. Hiện nay, Nhà trường đã ký các
văn bản hợp tác với các tổ chức quốc tế như Lloyd’s, Apave... cùng phối hợp để tổ
chức thi và cấp chứng chỉ nghề quốc tế cho học viên của trường. Hệ thống trang
thiết bị cũng được đầu tư tương ứng với các máy móc thực hành hiện đại: máy hàn
ống TIG, máy hàn tự động SAW, bán tự động FCAW, máy cắt CNC. Đặc biệt, các
thiết bị điện công nghiệp, PLC và điều khiển tự động Scada, DCS là thế hệ công
nghệ mới nhất hiện nay.
83
Đối với nghề hàn, chứng chỉ Lloyd’s (Lloyd’s: cơ quan đăng kiểm quốc tế
Anh) có thể coi là một thứ “bảo chứng bằng vàng” của người công nhân. Những
doanh nghiệp có lao động đạt chứng chỉ này sẽ nắm lợi thế lớn trong việc tham gia
đấu thầu các công trình cơ khí, dầu khí.
Đổi mới phương pháp dạy học để xây dựng các trường đào tạo nghề đạt các tiêu
chuẩn quốc tế để cung cấp nguồn nhân lực bậc cao phục vụ cho các nhà đầu tư
trong và ngoài nước, cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Đất nước.
3.2.4 Thực hiện các biện pháp xúc tiến đầu tư
Để tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài Tổng công ty cần chủ động thực
hiện các biện pháp xúc tiến đầu tư. Để kịp thời nắm bắt thông tin về thị trường Tổng
công ty đã và đang xây dựng mạng lưới kinh doanh tại các thị trường tiềm năng
thông qua việc thành lập các văn phòng đại diện của Lilama tại một số nước trong
đó có CHLB Nga, hoặc các đại diện thương vụ đại sứ quán Việt Nam tại các nước.
Hiện nay, Lilama có văn phòng đại diện tại thành phố Matxcova và đang còn gấp
rút thành lập văn phòng đại diện ở những thị trường tiềm năng và tăng cường
quảng bá sản phẩm tại một số thị trường mới ở khu vực Trung đông, Châu Phi,
Châu Mỹ la Tinh.
Lilama chủ động kêu gọi các nhà đầu tư thông qua việc xây dựng các dự án
để trực tiếp kêu gọi đầu tư nước ngoài. Do các dự án của Lilama đầu tư vào các lĩnh
vực như điện, xi măng ... nguồn vốn đầu tư là rất lớn nên Tổng công ty cần chủ
động kêu gọi đầu tư thông qua các cuộc gặp gỡ tiếp xúc với các đối tác nước ngoài
hay tham dự các cuộc hội chợ triến lãm quốc tế. Để thực hiện được thành công các
chương trình này Lilama cần thực hiện tốt khâu chuẩn bị như có kế hoạch, quy
hoạch đầu tư rõ ràng, xây dựng các dự án đầu tư hợp lý cùng những hoạt động
khuếch trương, giới thiệu hình ảnh của Lilama.
3.3 Kiến nghị với Nhà nước
3.3.1 Hoàn thiện môi trường đầu tư
Các nhà đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài vấn đề họ quan tâm khi quyết định
đầu tư đó là môi trường đầu tư của nước tiếp nhận. Do đó, để tạo điều kiện cho
84
Lilama cũng như các doanh nghiệp khác thu hút được vốn đầu tư nước ngoài Nhà
nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật tạo lập môi trường đầu
tư thông thoáng. Hiện nay, các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng vào tương lai sáng sủa
của nền kinh tế Việt Nam sau khi chứng kiến hơn 10 năm đổi mới vừa qua. Đến
nay, hầu như toàn thế giới biết đến công cuộc cải cách đổi mới ở Việt Nam. UNDP
còn coi Việt Nam là một trong những ví dụ thành công nhất về chuyển đổi kinh tế
trong lịch sử đương đại, đổi mới làm thay đổi gần như tất cả mọi mặt của cuộc sống
kinh tế.
Theo Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, ông Jordan Ryan, từ sau Đại
hội Đảng CSVN lần thứ VI (12/1986), đã có nhiều thay đổi quan trọng trong sản
xuất, tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, chính sách tiền tệ và ngoại thương. Chính sách đổi
mới mở ra nhiều phương thức tổ chức và quản lý kinh tế mới mẻ, góp phần cải thiện
đời sống; tạo ra nguồn động lực sáng tạo cho hàng triệu người Việt Nam có dịp sử
dụng một cách hiệu quả tiềm năng của mình.
Các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan với việc Việt Nam được coi là nền kinh tế có
tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thứ hai Châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Bên cạnh
đó, phải kể đến việc sụt giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với trái phiếu cùng loại
của Indonesia và Phillipines do tình hình kinh tế chính trị các nước này thời gian
qua không ổn định lắm. Số tiền thu được sẽ được bơm thêm vào nền kinh tế đang
tăng trưởng nhanh với tốc độ trung bình từ 7 - 8% của Việt Nam, cùng với việc đầu
tư nước ngoài đang tăng nhanh tại đây.
Theo khảo sát mới nhất của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC),
Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan về sức hấp
dẫn của môi trường đầu tư.
Ông Christian Ludwig, Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam nhận định: "Hầu như
không có nước thứ 2 nào ở châu Á tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Đức
như ở Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu bắt nguồn từ ngành sản
xuất công nghiệp, đây là lĩnh vực còn vô số khả năng hợp tác với Đức".Theo báo
85
cáo mới nhất của Tổ chức Xúc tiến Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA): có tới 76% doanh
nghiệp của Hàn Quốc khẳng định họ sẽ mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO đồng nghĩa với việc
Việt Nam phải thực hiện các cam kết, nguyên tắc của WTO về đầu tư như đã trình
bày ở chương 1 do đó càng tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng thu hút các nhà
đầu tư nước ngoài.
Đồng thời, với chiến lược phát triển đến năm 2020 cơ bản trở thành một
nước công nghiệp hiện đại. Các nhà đầu tư hy vọng chiến lược đó giúp họ hưởng lợi
lớn khi bỏ tiền vào Việt Nam để cùng Việt Nam bước vào công cuộc cải cách mới.
Với nhữnh thành công đã đạt được, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật
pháp về đầu tư quốc tế
Về đầu tư gián tiếp, mặc dù Luật chứng khoán đã có hiệu lực nhưng chất
lượng kiểm toán báo cáo tài chính, chất lượng quản trị công ty đại chúng vẫn còn
nhiều bất cập. Do vẫn có sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế,
các nhà đầu tư nước ngoài còn e dè khi đọc các báo cáo tài chính do các công ty
kiểm toán trong nước thực hiện. Việc phát triển và mở rộng quy mô của thị trường
trái phiếu vẫn còn gặp nhiếu khó khăn. Dịch vụ định mức tín nhiệm và thống kê dữ
liệu ngành hầu như không có.
Hai là sự thiếu và không đồng bộ về mặt luật pháp, Luật chứng khoán có
hiệu lực từ năm 2007 nhưng chưa thể đi vào vận hành vì thiếu hệ thống nghị định,
thông tư hướng dẫn. Luật không quy định được vấn đề chi tiết nên phải chờ các văn
bản hướng dẫn của các Bộ, ban ngành.
Do đó, Nhà nước cần sớm ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản hướng
dẫn thực hiện Luật đầu tư và Luật chứng khoán trên tinh thần tiến đến mực tiêu tư
do hoá nguồn vốn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu
tư. Phát triển các công ty quản lý quỹ, khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư nước
ngoài để huy động vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. Đa dạng hoá các loại hình
quỹ đầu tư như quỹ đóng, quỹ mở, quỹ dạng hợp đồng, quỹ đầu tư là pháp
nhân…Thúc đẩy hoạt động của các quỹ đầu tư, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ
86
thông pháp lý, khuôn khổ quản lý thị trường, phát triển quy mô thị trường, xây dựng
và triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế và quản trị điều hành doanh nghiệp,
quản lý Nhà nước, tăng tính minh bạch của thị trường chứng khoán, thị trường OTC
và tại các doanh nghiệp cổ phần tư nhân, ban hành các chính sách khuyến khích
hoạt động lâu dài của các quỹ đầu tư nước ngoài…
Tiếp tục thực hiện chính sách tự do hoá tài khoản vãng lai để tạo điều kiện
thu hút nguồn vốn từ nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các
trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh
của hệ thống tài chính.
Về đầu tư trực tiếp, cần xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đầu tư
2005, nhất là từ góc nhìn bảo hộ lợi ích của bên Việt Nam trong các liên doanh với
nhà đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư 2005, dự thảo Nghị định đưa ra một số quy định
riêng khi thành lập liên doanh nguồn thu nhập hợp pháp của các nhà đầu tư nước
ngoài ra nước ngoài. Ở đây hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc
kiểm soát các giao dịch của tài khoãn vãng vốn.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tăng cường an ninh của hệ thống tài chính,
thực hiện kiểm soát các doangngfvốn khi cần thiết. Tăng cường phối hợp giữa các
chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp
nước ngoài đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng- tài chính-
chứng khoán. Trong bối cảnh cả thế giới đang tìm cách giảm thiểu quy chế hành
chính và tìm cách viết luật dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thi hành cho giới doanh nhân, có thể
ban soạn thảo nghị định cần suy tính tập trung vào những điều trọng yếu nhất mà
Luật đầu tư cần hướng tới. Trong khi đăng ký dự án đối với đầu tư của tư nhân
trong nước có thể chưa là mục đích chính, thì việc bảo vệ lợi ích của nước nhận đầu
tư, hạn chế lạm quyền bởi nhà đầu tư nước ngoài nên là một chủ đích rất đáng quan
tâm. Điều này càng đặc biệt trong các dự án liên doanh với nước ngoài, bởi đa số
đối tác Việt Nam trong các dự án này đều là doanh nghiệp quốc doanh. Sự không rỏ
ràng về sở hữu toàn dân đã và đang là cơ hội để các nhà tư bản lão luyện nước
ngoài khai thác nhằm khống chế các liên doanh hoạt động theo ý đồ kinh doanh của
87
họ. Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành không thể né tránh thực tiễn đó.
Một trọng tâm không thể tránh được của Luật đầu tư 2005 là cân đối lợi ích của
Việt Nam như một nước tiếp nhận đầu tư và lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài.
Bảo vệ quyền lợi của bên Việt Nam suy cho cùng cũng là bài toán bảo vệ cổ
đông, bảo vệ đối xử bình đẳng giữa các cổ đông trong một công ty- một chủ đích
mà cả hai đạo luật về doanh nghiệp và đầu tư cùng quan tâm. Tuy nhiên, có thể
nhận thấy hai đạo luật này tiếp cận bài toán bằng các công cụ khác nhau. Trong khi
Luật doanh nghiệp 2005 tìm cách hạn chế cấp phép, gia tăng hậu kiểm, buộc doanh
nghiệp tuân thủ kỷ luật báo cáo và bị giám sát thường xuyên thì Luật đầu tư 2005
duy trì tư duy truyền thống, kiểm tra ngay từ khi tổ chức thực hiện dự án, duy trì
kiểm soát khi đăng ký đầu tư, dự án nhỏ hơn 300 tỷ đồng phải đăng ký, lớn hơn 300
tỷ đồng phải thẩm tra để cấp phép đầu tư. Do đó, cần có sự thống nhất giữa Luật
doanh nghiệp và Luật đầu tư để đảm bảo lợi ích của bên Việt Nam trong liên doanh
tránh hiện tượng công ty liên doanh dần trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài.
3.3.2 Thực hiện các biện pháp hỗ trợ xúc tiến đầu tư
Ngoài việc tạo lập một môi trường kinh tế chính trị xã hội ổn định, để thúc
đẩy dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp nói chung và Lilama nói
riêng. Nhà nước cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ gián tiếp. Nhà nước cần đẩy
mạnh các biện pháp xúc tiến đầu tư thông qua các cuộc gặp gỡ ngoại giao với các
nước. Các cuộc gặp gỡ ngoại giao cho phép sự tham gia của các doanh nhân để học
hỏi kinh nghiệm và xúc tiến thương mại, đầu tư.
Lilama đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng nên nhu cầu vốn
lớn, chậm thu hồi vốn do đó gặp khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài. Những nhà đầu tư khi đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp thường là những nhà
đầu tư có tên tuổi, tầm cỡ lớn trên thế giới. Trong khi, những nhà đầu tư có tên tuổi
thường lựa chọn rất kỹ trước khi quyết định đầu tư do những nhà đầu tư này có tầm
nhìn chiến lược xa và rộng khác với những nhà đầu tư nhỏ lẻ thường hay thay đổi
khi có sự thay đổi trong chính sách của nước sở tại. Chính vì lẽ đó, những nhà đầu
88
tư này thường thông qua con đường chính phủ được xem là an toàn, như những
cuộc thương lượng thượng đỉnh đảm bảo chiến lược đầu tư lâu dài của các nhà đầu
tư. Do đó, để thu hút các nhà đầu tư tầm cỡ ngoài việc cải thiện môi trường đầu tư
tốt nhất nên có sự khuyến khích từ phía nhà nước nhất là trong các chương trình xúc
tiến đầu tư ở nước ngoài.
Hiện nay, Lilama đang chuẩn bị thực hiện các dự án BOT điện – đây là các
lại dự án phức tạp nhất. Các mối quan hệ hợp thành các dự án đều phải thực hiện
trên cơ sở hợp đồng cực kỳ chặt chẽ liên quan đến nhiều bên, trong đó có sự tham
gia của Chính phủ, các Bộ ngành, các ngân hàng cùng các nhà đầu tư.
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần hỗ trợ tổ chức các chương trình xúc tiến
thương mại, đầu tư của các doanh nghiệp cơ khí trong nước. Đồng thời, khuyến
khích các doanh nghiệp tham gia triển lãm, hội thảo, các cuộc khảo sát thị trường ở
nước ngoài. Qua đó, tạo lập quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp cơ khí trong
nước với các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài để hợp tác, liên doanh, liên kết,
chuyển giao công nghệ, công nghệ thiết kế, chế tạo sản phẩm thiết bị. Nhà nước
khuyến khích thông qua việc hỗ trợ một phần chi phí như vé máy bay, chi phí tham
gia hội thảo...
89
KẾT LUẬN
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam với các công ty liên doanh đang hoạt động,
làm ăn có hiệu quả cùng những công ty liên doanh chuẩn bị thành lập giữa Lilama
và các đối tác nước ngoài sẽ hình thành nên một hệ thống các công ty liên doanh
khắc phục khó khăn về nguồn nhân lực, khoa học công nghệ của Lilama trong quá
trình hội nhập.
Các dự án BOT trong các dự án điện, khoáng sản, những chương trình hợp
tác nước ngoài đang đóng góp vào những thành công của Lilama trong tương lai.
Những công ty thành viên của Lilama đã và đang cổ phần hoá sẽ góp phần
đa dạng cho sự lựa chọn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong tương lai.
Sự thành công của đợt phát hành trái phiếu năm 2007 sẽ mở đường cho trái phiếu
Lilama phát triển không chỉ thị trường trong nước mà còn mở rộng sang cả thị
trường quốc tế.
Bên cạnh những thành công, còn rất nhiều mục tiêu chưa đạt được. Việc phát
hành cổ phiếu của các công ty thành viên chưa thực sự thu hút được sự quan tâm
của các nhà đầu tư nước ngoài…
Tuy nhiên, với những giải pháp đưa ra cùng những kiến nghị với Nhà nước
sẽ góp phần khắc phục những khó khăn, phát huy những thành công đã đạt được để
thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài của Lilama phát triển mạnh mẽ hơn.
Góp phần vào việc thực hiện mục tiêu năm 2010 Lilama sẽ trở thành tập
đoàn công nghiệp nặng- xây dựng đầu tiên của nước ta tiến tới một nước Việt Nam
công nghiệp hoá hiện đại hoá vào năm 2020.
TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI
TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM (LILAMA)
90
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10421_6828.pdf