Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài Sách Giáo Khoa Ngữ văn 11

MỤC LỤC Phần mở đầu Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận về đọc hiểu và phương pháp đọc hiểu 1.1. Quan điểm về đọc tác phẩm văn chương 1.2. Những thành tựu nghiên cứu trong hoạt động đọc tác phẩm văn chương 1.3. Đọc hiểu tác phẩm văn chương 1.4. Qui trình cơ bản của đọc hiểu 1.5. Phương pháp đọc hiểu, dạy đọc hiểu trong nhà trường THPT Chương 2: Thực trạng giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài ở trường THPT 2.1. Những khó khăn khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài ở trường THPT 2.2. Thực trạng và tồn tại trong giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài ở trường THPT Chương 3: Đề xuất qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) 3.1. Ý nghĩa việc lập qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) 3.2. Những điểm giáo viên cần lưu ý khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) 3.3. Đề xuất xây dựng qui trình dạy đọc hiểu cho 2 tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) Phần kết luận Tài liệu tham khảo

doc65 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5114 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài Sách Giáo Khoa Ngữ văn 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn liếng tri thức của giáo viên và học sinh còn rất ít ỏi. Vì vậy mà việc dạy và học văn xuôi nước ngoài ở trường THPT còn nhiều tồn tại Tồn tại trong giảng dạy văn xuôi nước ngoài ở trường THPT Quan niệm dân tộc còn áp dụng vào đọc hiểu tác phẩm Trước hết, nói về quan niệm hiện tại làm thước đo thế hệ đến sau dễ đi đến một cái nhìn nghiệt ngã và hạn chế tính hiện đại của nó. Đất nước nhiều năm chiến tranh, hình ảnh người công dân tương lai vẫn bị chi phối bởi chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tất nhiên vấn đề yêu nước và nhân đạo như hai nội dung chủ đạo của văn học nước nhà. Nhưng ý thức sâu sắc về nhân quyền con người và tự do cá nhân, tôn trọng cá tính thì còn cần phải bổ sung nhiều hơn nữa. Giáo viên chưa chỉ rõ sự khác biệt về văn hóa Do phông văn hóa có những độ vênh nhất định, nên quá trình khai thác tác phẩm, thường nặng nề màu sắc chủ quan của người dạy. Qui trình dạy học hầu như không thay đổi Ở THPT tác phẩm văn học nước ngoài cũng như văn học nước nhà, thậm chí thầy cô còn chưa hiểu sâu sắc đến mức cần thiết chủ nghĩa Phục hưng để mà dạy văn học Phục hưng. Không ít thầy giáo xem Đônkihôtê như một tên điên cuồng. Dự hết giờ văn cả thầy và trò không rõ dạy, học tác phẩm này để làm gì (Vì chưa được đọc trọn vẹn tác phẩm). Thực trạng về phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) Phần văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11 bao gồm 2 tác phẩm: - Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích Những người khốn khổ ) - Truyện ngắn “Người trong bao”- Sê-khôp Đây là hai tác phẩm tiêu biểu cho phong cách hai tác giả lớn trong văn học thế giới. Tuy nhiên, việc học tập và giảng dạy hai tác phẩm này lại chưa xứng tầm, chưa được giáo viên và học sinh nhận thức đúng đắn. Về phần giáo viên, Tiến trình dạy học gần như không thay đổi, đồng thời chưa kích thích được vai trò của học sinh trong tự nghiên cứu,tìm hiểu trước khi đến lớp. Bảng 1: Ý kiến so sánh qui trình dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài và tác phẩm văn xuôi Việt Nam Đối tượng điều tra: Giáo viên Ngữ văn hai trường THPT Kim Liên và THPT Cao Bá Quát Số lượng: 10 giáo viên Giống Khác Thay đổi Phân phối thời gian giữa các phần trong bài giảng Yêu cầu sự chuẩn bị bài của học sinh Tìm hiểu về tác giả tác phẩm Liên hệ đến các tác phẩm khác hoặc toàn bộ tác phẩm (nếu bài giảng là đoạn trích) Số giáo viên 2 2 1 1 3 1 Tỉ lệ % 20 % 20 % 10% 10% 30% 10% Như vậy, ta thấy, vẫn còn có những ý kiến cho rằng qui trình giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài giống hệt với giảng dạy tác phẩm văn xuôi Việt Nam. Giáo viên dạy học tự ý thức được rằng cần phải thay đổi cách dạy đọc hiểu nhưng gần như sự thay đổi ấy chưa được hình thành rõ nét. Học sinh cần phải thực hiện công việc của mình kĩ càng hơn, giáo viên cần phải yêu cầu cao hơn đối với học sinh khi thu thập, xử lí thông tin về tác phẩm văn xuôi nước ngoài. Trong quá trình giảng dạy, lẽ ra phần liên hệ với toàn bộ tác phẩm khi dạy đọc hiểu đoạn trích, hoặc liên hệ đến các tác phẩm khác, đến phong cách tác giả khi dạy đọc hiểu truyện ngắn phải được chú trọng thì lại bị giáo viên coi nhẹ. Trong quá trình dự giờ tác phẩm “Người trong bao” tại lớp 11A4 trường THPT Kim Liên, giáo viên chỉ đề cập đến tác giả trong phần giới thiệu, rồi sau đó gần như chỉ tập trung vào tình tiết truyện mà hầu như không liên hệ đến một tác phẩm nào khác. Vậy, giáo viên là người giảng dạy mà còn thiếu cái nhìn tổng quát, thì sự hiểu biết của học sinh cũng không thể toàn diện. Về phần học sinh Nhìn chung, khi học tập tác phẩm văn học nước ngoài, phần văn xuôi học sinh có cảm nhận là dễ học hơn các tác phẩm thơ. Tuy nhiên, vì thời gian học trên lớp ngắn, sự chuẩn bị bài không đúng yêu cầu nên những gì học sinh thu được thường dễ bị bỏ quên sau một thời gian ngắn. Thậm chí sau khi học xong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người khốn khổ”- Vichto Huy-gô, phỏng vấn 10 em học sinh lớp 11A1 trường THPT Cao Bá Quát với câu hỏi “Em có nhớ tên nhân vật chính của đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền không?” thì có đến 4 học sinh trả lời “không” ngay lập tức và 2 học sinh cần thời gian mới cố gắng nhớ ra được tên nhân vật. Vấn đề đối với học sinh ở đây là cần có sự chuẩn bị bài kĩ lưỡng. Ngoài việc trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài, học sinh còn cần được giao nhiệm vụ tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm sẽ học. Đồng thời trong quá trình chuẩn bị bài ấy, học sinh đã bước đầu hiểu về nội dung tác phẩm. Nhờ thế mà quá trình học tập trên lớp trở nên có hiệu quả. Chương III ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH GIẢNG DẠY ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN XUÔI NƯỚC NGOÀI (SGK NGỮ VĂN 11) 3.1. Ý nghĩa của việc lập qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) Như tôi đã đề cập ở phần trước, hiện trạng dạy đọc hiểu văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) còn nhiều vấn đề đáng bàn luận. Một tác phẩm được dịch từ thứ ngôn ngữ khác, dù là những tác phẩm kinh điển và nổi tiếng của thế giới cũng vẫn rất khó khăn cho giáo viên trong việc hiểu rõ nội dung tư tưởng, chưa nói đến việc còn cần phải truyền thụ những kiến thức thu được cho học sinh. Giảng dạy văn xuôi nước ngoài là sự kết hợp của việc nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa, thể loại văn học, trào lưu văn học,… đồng thời phải tìm ra phương pháp tạo hứng thú, giúp học sinh hiểu và nắm bắt dễ dàng. Hiện nay, đa phần các giáo viên đều giảng dạy theo một qui trình vốn có sẵn khi giảng dạy tác phẩm văn chương: Thời lượng như nhau đối với mỗi phần tác giả, xuất xứ tác phẩm khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài cũng như tác phẩm văn học Việt Nam. Điều này cần phải xem xét lại. Mọi tác phẩm văn chương đều cần phải được tìm hiểu về cuộc đời nhà văn, phong cách sáng tác, các yếu tố khách quan tác động đến tư tưởng, giá trị tác phẩm. Tuy nhiên, với các tác giả văn học dân tộc, học sinh ít nhiều đã quen thuộc, từng đọc tác phẩm hoặc tiếp tục phân tích tác phẩm của tác giả đã học từ cấp THCS. Với những tác giả, tác phẩm ấy, nguồn tư liệu phong phú, dễ tìm, học sinh dễ tìm hiểu hơn và quá trình tiếp thu nhanh hơn. Còn các tác phẩm VHNN vốn từ lâu ít được chú trọng, không đưa nhiều vào các bài kiểm tra nên học sinh thường ít quan tâm, vì thế cũng không tìm hiểu nhiều thông tin bên ngoài SGK. Điều này có thể giúp giáo viên dễ áp đặt các ý kiến của mình cho học sinh, và kết quả là lối suy nghĩ, cách hiểu đi vào sáo mòn, không có sự tìm tòi đổi mới. Việc tìm ra một qui trình giảng dạy đọc hiểu riêng cho tác phẩm văn xuôi nước ngoài trong đó đánh giá cao sự tự hiểu, tự đánh giá, sự chuẩn bị kĩ lưỡng của học sinh theo hướng dẫn của giáo viên chính là giải pháp tốt để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy các tác phẩm ấy. Thực tế ý kiến của rất nhiều giáo viên cho rằng để bớt lúng lúng trong giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) nên có một qui trình cụ thể, rõ ràng. Tôi đã thực hiện điều tra đối với 10 giáo viên Ngữ văn 2 trường THPT Kim Liên, THPT Cao Bá Quát và được kết quả như sau: Bảng 2: Ý kiến giáo viên về xây dựng qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) Đối tượng điều tra: Giáo viên Ngữ văn hai trường THPT Kim Liên và THPT Cao Bá Quát Số lượng: 10 giáo viên Mức độ Rất cần thiết Khá cần thiết Không cần thiết Số giáo viên 2 4 4 Tỷ lệ % 20% 40% 40% Bản điểu tra cho biết, nhiều giáo viên cần có qui trình dạy đọc hiểu rõ ràng. Số còn lại tuy trả lời “không cần thiết” nhưng khi chúng tôi phỏng vấn, đa số đều nói rằng cần phải chỉnh sửa qui trình dạy của mình, yêu cầu sự làm việc của học sinh nhiều hơn, và chính bản thân giáo viên cũng cần phải tìm tòi, đổi mới. 3.2. Những điểm giáo viên cần lưu ý khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) Qua những khó khăn và thực trạng giảng dạy, giải pháp đặt ra đối với giáo viên dạy học văn học nước ngoài, cụ thể là với các tác phẩm văn xuôi nước ngoài, đó là: + Tăng cường kiến thức lịch sử và văn học của tác phẩm có liên quan. + Thường xuyên bổ sung tư liệu mới có liên quan đến tác phẩm (Cho đến nay, rất ít thầy cô được đọc trọn vẹn tác phẩm hoặc hiểu biết rõ về tác giả, mà đã dạy học đoạn trích). + Nên giới thiệu tác phẩm trọn vẹn để minh họa cho đoạn trích. Để đi tới qui trình hóa được việc lựa chọn và hoạt động dạy học là một công việc cần tiến hành trong một thời gian dài, với sự tham gia của nhiều người, nhiều chuyên gia, đặc biệt là đội ngũ thầy cô giáo đang đứng lớp. Giảng VHNN dễ gây hứng thú cho học sinh vì tính chất mới lạ của nó. Nếu thiếu cái nhìn toàn cảnh, chúng ta sẽ không khai thác được triệt để ưu thế này. Cách hướng dẫn học sinh lần đầu đến thăm một vườn hoa không giống như khi đến thăm lần nữa. Đưa học sinh vào một bài VHNN phải tạo một không khí gì khác so với giờ giảng một bài Văn học dân tộc. Nếu không, rút cục học sinh thường chỉ nhớ được những bài văn, bài thơ qua bản dịch, cũng na ná như những bài văn, bài thơ khác; nhớ được họ tên tác gia nhưng cũng không giữ được ấn tượng gì thật lắng đọng, vì chỉ lướt qua như bao họ tên tác gia khác cần phải nhớ; nếu có gì “đặc biệt” với khá đông học sinh, có lẽ chỉ là ở chỗ các danh từ riêng nước ngoài (tên nhà văn, tên nhân vật…) khó đọc, khó nhớ hơn. Cũng như thơ và kịch, học sinh tiếp xúc với các truyện ngắn và các đoạn trích tiểu thuyết qua bản dịch, không có bản dịch sát nghĩa kèm theo để giáo viên có thể đối chiếu. Đối với văn xuôi, điều này được coi như không quan trọng lắm, miễn sao có bản dịch tốt, trung thành tối đa với nguyên bản. Các đoạn trích giảng đưa vào SGK đều sử dụng những bản dịch có sẵn, chỉ một số bài người biên soạn ghi chú là đã đối chiếu, sửa chữa so với nguyên bản. Điều đó không ảnh hưởng nhiều khi chúng ta phân tích bài văn căn cứ vào những đường nét lớn của các nhân vật cũng như tình tiết diến biến của các sự kiện, vì truyện ngắn và tiểu thuyết thường có cốt truyện hiểu theo nghĩa là “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình động của các tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [37, tr.71]. Đấy là yếu tố tương đối bền vững, ít bị biến dạng khi dịch tác phẩm sang một ngôn ngữ khác. Nhưng nếu chúng ta quan niệm nội dung tác phẩm (hay bài văn) một cách đúng đắn hơn, không phải chỉ là cái “cốt truyện” trần trụi, mà là cốt truyện gắn liền với hệ thống từ ngữ được nhà văn lựa chọn và tổ chức theo một nghệ thuật riêng (không kể nhạc điệu của lời văn khó lòng giữ lại được ở bản dịch). Nói khác đi, nếu muốn phân tích bài văn theo hướng thi pháp, khám phá những giá trị thẩm mĩ, từ đó tìm đến với nội dung thông báo nghệ thuật, thì chúng ta phải hết sức cẩn thận, xem bản dịch đã được người soạn SGK ghi chú kiểm tra lại so với nguyên bản hay chưa. Chẳng hạn, bài giảng văn “Đương đầu với đàn cá dữ” trong SGK Văn 12 trích từ tác phẩm “Ông già và biển cả” của E. Hemingway, là theo bản dịch của Huy Phương, mà như dịch giả Huy Phương đã ghi chú, đây là bản dịch gián tiếp qua bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Pháp, vì vậy không tránh khỏi có những chỗ xô lệch câu chữ. Bản dịch có đoạn: “Lão vụt nháo nhào lên những chiếc đầu và nghe rõ tiếng những hàm răng táp sần sật. Chiếc thuyền con chòng chành trên những cái lưng cá mập”. Hình ảnh “chiếc thuyền con chòng chành trên những cái lưng cá mập” là một chi tiết rất hay, có thể phân tích ý nghĩa về nhiều phương diện, nhất là có thể khai thác ý con thuyền không phải bơi trên nước mà bơi trên lưng lũ cá… Duy có điều là nếu đem đối chiếu với nguyên bản thì thấy hai bên xa nhau quá và chuyện con thuyền chòng chành trên lưng cá mập có phần nào quá đáng. Trong SGK hợp nhất Văn học 12, đoạn trích này sử dụng bản dịch của Lê Huy Bắc dịch từ nguyên bản tiếng Anh thay cho bản dịch của Huy Phương và câu đó được dịch như sau: “Lão nện chày xuống mấy cái đầu, nghe tiếng răng bập và cảm thấy con thuyền chao đảo khi chúng luồn xuống dưới”. Ngay cả bản dịch của những dịch giả có kinh nghiệm đôi khi vẫn không tránh khỏi ít nhiều xô lệch so với nguyên bản vì các lí do khác nhau. Chính vì vậy, trong sách giáo viên Văn 12, khi hướng dẫn giảng Số phận con người của M. Sôlôkhôp, Nguyễn Hải Hà có lí khi viết: Đã có nhiều bản dịch Số phận con người sang tiếng Việt. Có thể kể ra bản dịch của Mạnh Cầm, Nxb Văn học, Hà Nội, 1959, bản dịch của cố giáo sư Nguyễn Duy Bình in trong tập Truyện sông Đông của M. Sôlôkhôp, Nxb Văn học, Hà Nội, 1984. Cũng bản dịch này được in lại trong Tuyển tập Mikhain Sôlôkhôp, Nxb Cầu Vồng, Matxcơva, 1987. Đây là bản dịch từ nguyên tác tiếng Nga, chất lượng tương đối khá. Văn bản dịch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển cái hay cái đẹp của nguyên tác. [23, tr.18] Ngoài những yếu tố chung cho nhiều thể loại văn học, tiểu thuyết, truyện ngắn là loại hình trong đó các thủ pháp kể và tả, việc lựa chọn nhân vật người kể chuyện và điểm nhìn của người kể chuyện, nghệ thuật xử lí không gian và thời gian của truyện… đóng vai trò hết sức quan trọng. Khi phân tích văn bản, giáo viên cần bám chắc vào những cơ sở này, xem chúng góp phần vào sự hình thành nội dung mang tính nghệ thuật của tác phẩm như thế nào để bài giảng bám sát tính đặc thù của thể loại. Yếu tố dễ nhận thấy nhất và cũng dễ làm cho bài giảng trở nên sinh động là cốt truyện. Cốt truyện không tự nó sinh ra, không có sẵn, kể cả những tác phẩm “hiện thực” nhất, kể cả khi nhà văn làm ra vẻ như chỉ ghi lại câu chuyện có thật xảy ra ở ngoài đời. Từ các đường nét lớn đến cách tổ chức, sắp xếp các diễn biến, nhiều khi cả ở cấp độ chi tiết, đều có dụng ý nghệ thuật quan trọng của nhà văn. Khi giảng, giáo viên nên hướng học sinh lưu ý đến “cách làm” của tác giả, không đơn giản chỉ là để trả lời câu hỏi: “chuyện xảy ra như thế nào?”, mà còn phải trả lời câu hỏi “Tại sao tác giả lại để cho câu chuyện xảy ra như thế?”. Đồng nhất những gì diễn ra trong tác phẩm với những gì xảy ra ở ngoài đời là điều học sinh cần tránh khi cảm thụ văn chương. 3.3. Đề xuất xây dựng qui trình dạy đọc hiểu cho 2 tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) Từ thực trạng dạy và học tác phẩm văn xuôi nước ngoài như trên, tôi có đề xuất về qui trình dạy đọc hiểu những tác phẩm này. Trên thực tế, các bước trong qui trình chỉ là sự thực hiện triệt để những gì mà giáo viên THPT vốn đã từng thực hiện nhưng không triệt để, và muốn phương pháp dạy đọc hiểu có hiệu quả thì các bước này cần phải được chú trọng. Qui trình dạy đọc hiểu gồm có 2 bước: Bước 1: Giáo viên tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, đặt ra câu hỏi có vấn đề giao cho học sinh trước khi lên lớp giảng bài. Bước 2: Tiến hành giảng dạy theo tiến trình đề ra. Trong khâu này, cần chú ý - Dành thời gian thích đáng cho việc giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Yêu cầu sự hiểu biết, bổ sung của học sinh - Chú ý liên hệ đến toàn bộ tác phẩm (nếu giảng đoạn trích), hoặc các tác phẩm khác (nếu là truyện ngắn). Bước 3: Giao bài luyện tập cho học sinh Từ đề xuất ấy, tôi xây dựng mẫu 2 qui trình cho 2 tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11. I. “Người trong bao”- Sê-khôp Bước 1: Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà - Trả lời câu hỏi trong SGK - Tự tìm hiểu về đặc trưng văn hóa Nga - Tìm thông tin về xuất thân, phong cách nghệ thuật của tác giả Sê-khôp. - GV: Giao các câu hỏi đơn giản, yêu cầu học sinh tìm chi tiết theo nội dung câu hỏi yêu cầu. Cụ thể là học sinh phải trả lời các câu hỏi sau: + Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của nhân vật Bê-li-côp? + Nêu những biểu hiện của Bê-li-côp mà em cho là quái dị? + Tại sao Bê-li-côp lại tự thu mình lại? Điều này thể hiện tâm lí gì? + Hình ảnh “cái bao” nói lên điều gì ở Bê-li-côp? + Nhân vật Bê-li-côp đáng ghét hay đáng thương? Vì sao? + Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật làm nên tính chất biếm họa và hài hước ở hình tượng nhân vật Bê-li-côp? + Theo em, nội dung chủ đạo của truyện ngắn “Người trong bao” là gì? - HS: Soạn bài theo câu hỏi trong sách và theo hướng dẫn của GV Bước 2: Giảng bài trên lớp, tổng hợp những nguồn thông tin học sinh thu được và chốt lại những đặc điểm cần lưu ý A. Những điểm cần lưu ý GV: Yêu cầu học sinh dựa vào bài soạn ở nhà, rút ra những điểm cần lưu ý về tác giả Sê-khôp và tác phẩm “Người trong bao” HS: Dựa vào bài soạn và trình bày, ý kiến của các học sinh được giáo viên tổng kết lại. 1. Tác giả Sê-khốp: Là một trong những đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga, bước vào văn học Nga như một nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch nói.Tác phẩm của Sê-khốp đã nghiêm khắc lên án chế độ bất công, thói cường bạo và cuộc sống ăn hại của những tầng lớp cầm quyền nuớc Nga đương thời, đồng thời phê phán sự bất lực của giới trí thức và sự sa đọa về tinh thần của một bộ phận trong số họ. Sê-khốp đồng cảm sâu sắc, trân trọng đối với những người dân nghèo, người nông dân Nga, yêu thắm thiết và tin tưởng mạnh mẽ vào tương lai của nhân dân Nga, đất nước Nga. Truyện ngắn “Người trong bao” Một trong ba truyện ngắn (Khúc phúc bồn tử, Một chuyện tình yêu, Người trong bao) chung chủ đề phê phán lối sống tầm thường, dung tục tiểu tư sản (mêsian), lối sống của một kiểu người, một bộ phận trí thức trong xã hội Nga những năm cuối thế kỉ XIX. Nhìn chung, chuyện ngắn Sê-khốp thâm trầm, kín đáo, ý tứ sâu sắc, chủ đề tư tưởng thường được gửi gắm qua hình tượng nhân vật, nhân vật người kể chuyện, nhan đề truyện. Tác giả thường tỏ ra kìm nén, lạnh lùng,khách quan như đứng ngoài để người đọc tự ngẫm, tự hiểu. Nhưng cũng có khi ông trực tiếp bày tỏ thái độ của mình một cách dứt khoát, quyết liệt nhưng vẫn với giọng văn bình tĩnh, mỉa mai, châm biếm đượm buồn. Người trong bao là một truyện ngắn như thế. - Tuy chỉ học trích nhưng những đoạn lược đều đã được tóm tắt đầy đủ. GV chú ý đến việc đọc – kể những đoạn tóm tắt này để nội dung truyện liền mạch. Có thể và nên tổ chức HS đọc tham khảo một số truyện ngắn của Sê-khốp, ít nhất là hai truyện đã nêu trên và một số truyện nổi tiếng khác: Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Lão quản Bi, Phòng số 6… B. Đọc hiểu tác phẩm Hoạt động 1. DẪN VÀO BÀI Hoạt động 2. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU KHÁI QUÁTVỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM Tác giả HS: Đọc và tóm tắt Tiểu dẫn –SGK tr.156 GV: Nhấn mạnh về vị trí vai trò của Sê-khốp trong văn học hiện thực Nga; đóng góp xuất sắc của ông về hai thể loại truyện ngắn và kịch nói. Giải thích tại sao lại xem ông là Pu-skin trong văn xuôi. Một vài nét về cuộc đời và tính cách trung thực, dịu dàng, trầm tĩnh của ông. Truyện ngắn “Người trong bao” (1898) HS: Đọc, nhắc lại nội dung đoạn 2 mục Tiểu dẫn. GV: Bổ sung theo mục Những điểm cần lưu ý ở trên. Đọc –kể tóm tắt Giọng đọc, kể nói chung chậm, buồn, thoáng chút mỉa mai, châm biếm như nụ cười mỉm để phù hợp với văn phong Sê-khốp. Chú ý thay đổi giọng đọc khi thể hiện những lời thọai của Bê-li-cốp, Va-ren-ca, Cô-va-len-cô. Sau khi đọc –kể, có thể yêu cầu HS tóm tắt thật gọn nội dung toàn truyện. Bố cục HS: thảo luận, tìm hiểu bố cục truyện ngắn GV: Định hướng: Có những cách phân chia bố cục khác nhau: - Cách 1: (1)Bê-li-cốp khi còn sống; (2) Bê-li-cốp khi đã qua đời - Cách 2: (1) Một đoạn đời của Bê-li-cốp; (2) Cuộc sống vẫn buồn khi Bê-li-cốp ra đi vĩnh viễn. - Cách 3: (1) Mở truyện (hoàn cảnh kể chuyện –cuộc trò truyện trong đêm trăng, trong nhà kho); (2) Thân truyện (về cuộc đời và tính cách Bê-li-cốp); (3) Kết truyện (nhận xét của người nghe truyện –bác sĩ thú y I-van I-va-nứt.) Hoạt động 3. HƯỚNG DẪN ĐỌC –HIỂU CHI TIẾT 1. Chân dung và tính cách của nhân vật người trong bao – người mang vỏ ốc Bê-li-cốp GV: Đưa ra vấn đề: - Chân dung nhân vật chính được cụ thể hóa bằng những nét vẽ như thế nào? Có điều gì đặc biệt trong bức chân dung ấy? - Tìm hiểu và phân tích lối sống của Bê-li-cốp. - Câu nói cửa miệng của y là câu nói nào? Nói lên điều gì? - Nét nổi bật nhất của tính cách kì quái ấy là gì? Vì sao? - Nhận xét, đánh giá lối sống ấy của y. HS: Tìm ra các chi tiết trong đoạn trích, thảo luận để rút ra nhận xét và trả lời lần lượt từng câu hỏi. GV: Khái quát bằng câu hỏi: - Có thể khái quát con người tính cách của Bê-li-cốp bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? - Lối sống của Bê-li-cốp có ảnh hưởng như thế nào đến những người xung quanh, đến cư dân thành phố nơi y sống và làm việc? Vì sao vậy? HS: Làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi của giáo viên. 2. Cái chết của Bê-li-cốp HS: Đọc lại đoạn văn dẫn đến cái chết của Bê-li-cốp GV: Đưa ra vấn đề: - Vì sao Bê-li-cốp chết? (phân tích những nguyên nhân xa gần khác nhau) - Phân tích ý nghĩa cái chết của Bê-li-cốp. - Giải thích hiện tượng chẳng bao lâu sau trong thành phố, lối sống của Bê-li-côp lại nhanh chóng phục hồi. Câu nói: Không thể sống như thế mãi được có phải chỉ là của bác sĩ thú y hay không? Nhà văn muốn cảnh báo điều gì với người đọc đương thời và mai sau? HS: Thảo luận nhóm về vấn đề giáo viên đưa ra, dựa vào bài soạn để trả lời. 3. Hình ảnh biểu tượng: “cái bao” HS: Đếm số lần từ bao xuất hiện trong truyện? GV: Đưa ra câu hỏi: - Hình ảnh cái bao chỉ có ý nghĩa đồ vật mà Bê-li-cốp thường sử dụng. - Hình ảnh cái bao có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc hơn nhiều. - Em tán thành ý kiến nào? Phân tích cụ thể. HS: Làm việc cá nhân và nhóm cặp đôi, phát biểu thảo luận để trả lời câu hỏi được đưa ra. GV: Định hướng và tổng hợp ý kiến học sinh Hình ảnh cái bao là một trong những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả. Nó có thể bao hàm và gợi ra nơi người đọc những ý nghĩa sau: +Vật dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hóa,…hình túi, hình hộp. Với nghĩa đen cụ thể này, cái bao là đồ dùng yêu thích và thường xuyên trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của Bê-li-cốp. +Nghĩa bóng: lối sống và tính cách của Bê-li-cốp +Nghĩa biểu trưng: kiểu người trong bao, lối sống trong bao –một kiểu người, một lối sống đã từng và đang tồn tại ở nước Nga cuối thể kỉ XIX. Cả xã hội Nga, cả nước Nga thời ấy, phải chăng cũng là một cái bao khổng lồ trói buộc, tù hãm, vây bủa, ngăn chặn tự do dân chủ của nhân dân Nga, trí thức Nga chân chính. 4. Chủ đề tư tưởng của truyện GV: Hỏi khái quát: Từ đó, có thể xác định chủ đề tư tưởng của truyện ngắn này như thế nào? HS: Xác định , phát biểu. GV: Định hướng: - Lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với xã hội, văn hóa, đạo đức của nước Nga trong hiện tại và tương lai. - Bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thường, ích kỉ, hèn nhát, hủ lậu và vô vị, đầy tự mãn. 5. Những đặc sắc nghệ thuật GV: Nêu vấn đề: Theo em, Sê-khốp trong truyện ngắn Người trong bao đã thành công ở những đặc điểm nghệ thuật nào? HS: Tìm tòi, suy nghĩ, phân tích, khái quát. GV: Định hướng: - Chọn ngôi kể: cần phân biệt nhân vật người chứng kiến, người kể chuyện - nhân vật Bu-rơ-kin - xưng tôi và tác giả (ngôi thứ ba giấu mình). Tác giả kể chuyện về hai người bạn đi săn muộn, câu chuyện của họ trong ngôi nhà của ông trưởng thôn. Đó là câu chuyện thứ nhất, bao trùm bên ngoài. Câu chuyện thứ hai của nhân vật Bu-rơ-kin –là chuyện chính về Bê-li-cốp , lại nằm bên trong. Như vậy vừa bảo đảm tính khách quan vừa vẫn thể hiện được tính chủ quan, gây cảm giác chân thật, gần gũi của câu chuyện, tạo cấu trúc kể: truyện lồng trong truyện. - Giọng kể: mỉa mai, châm biếm mà trầm tĩnh, chậm buồn, bên ngoài có vẻ khách quan, bình thản nhưng giấu bên trong sự bức xúc, trăn trở mạnh mẽ, sâu sắc. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình Bê-li-cốp với tính cách riêng kì quái mà vẫn chân thực, có ý nghĩa tiêu biểu: qua lời kể, tả, qua chân dung ngoại hình , lời nói, cử chỉ, hành động, lời bình luận của những người xung quanh: trực tiếp khái quát lối sống, tính cách, triết lí… - Đối lập tương phản giữa các kiểu người, các tính cách và lối sống trái ngược: Bê-li-cốp và chị em Va-ren-ca, Cô-va-len-cô: Bê-li-cốp và cán bộ, giáo viên trường trung học, nơi y làm việc và nhân dân thành phố nơi y sống. -Nghệ thuật xây dựng biểu tượng: hình ảnh cái bao, hình tượng người trong bao: cái chết của Bê-li-cốp. - Kết thúc truyện: Nhân vật nghe truyện - người đọc giả định - trực tiếp phát biểu chủ đề tư tưởng của truyện: Không thể sống như thế mãi được! Trực tiếp tạo ấn tượng mạnh với người đọc. Bước 3: Cho học sinh bài tập luyện tập GV giao nhiệm vụ cho học sinh tự luyện tập và giờ lên lớp sau kiểm tra phần HS đã thực hiện. Bài tập là trả lời các câu hỏi: Em hãy nhập vai Bê-li-côp để tự kể chuyện. Hãy tìm cho truyện một tiêu đề khác. Liệu có nên thay đổi tiêu đề của truyện không? - Tìm những cụm từ, từ có ý nghĩa gần tương đương với “người trong bao” mà ở Việt Nam, dân gian thường hay nói đến? II. Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Vích-to Huy-gô (trích “Những người khốn khổ” ) Bước 1: GV: Chuẩn bị phần tác gia, tác phẩm, nhất thiết giáo viên đã phải đọc hết tác phẩm để có được cái nhìn tổng quát. GV đưa ra câu hỏi mang tính chất tìm hiểu, phát hiện chi tiết để HS soạn bài trước ở nhà. Cụ thể là một số câu hỏi như sau: + Xác định bố cục đoạn trích và ý của từng phần? + Ai là người cầm quyền khôi phục uy quyền? Tại sao? + Gia-ve được miêu tả qua những chi tiết nào? Gia-ve là hiện thân của hình ảnh gi? + Khi phát hiện ra Giăng-van-giăng thì thái độ của Gia-ve như thế nào? + Tác giả miêu tả thế giới nội tâm của Gia-ve như thế nào? (đối với người bệnh, đối với tình mẹ con, đối với người chết) + Tình yêu thương của Giăng-van-giăng được thể hiện như thế nào? + Thái độ của Giăng-van-giăng đối với Gia-ve như thế nào? + Nội dung chính của đoạn trích là gì? HS: Tìm hiểu về văn hóa Pháp, tác giả, tác phẩm trả lời những câu hỏi trong sách và những câu hỏi giáo viên yêu cầu chuẩn bị trả lời. Bước 2: GV chốt lại những điểm cần lưu ý sau khi đã gọi học sinh trả lời A. Những điểm cần lưu ý - Những người khốn khổ không chỉ là tác phẩm tiêu biều nhất của Huy-gô mà còn là một trong những tác phẩm văn học vĩ đại nhất của văn học lãng mạn Pháp thế kỉ XIX, một tác phẩm rất quen thuộc với đông đảo bạn đọc Việt Nam. Nôi dung cốt truyện li kì, phong phú đặc biệt hấp dẫn. Bởi vậy, nên dành một thời lượng thỏa đáng để tóm tắt nội dung toàn tác phẩm và vị trí đoạn trích học: trích phần 1: Phăng tin (quyển 8,chương 4) - Cần làm rõ những nét tiêu bỉểu của bút pháp lãng mạn Huy-gô qua đoạn trích: lí tưởng hóa nhân vật thiện, cực đoan hóa nhân vật ác, bằng phóng đại và tương phản, so sánh ẩn dụ, đối lập hoàn cảnh và nhân vật… - Giải pháp lãng mạn lí tưởng và không tưởng của Huy-gô: đem sức mạnh tình thương để cảm hóa và chiến thắng cái ác cần được nhìn nhận cả hai mặt: giá trị và hạn chế. - GV cần đọc SGV để hiểu thêm nguồn gốc hiện thực và các nguyên mẫu của các nhân vật trong đoạn trích. B. Đọc hiểu tác phẩm Hoạt động1: TỔ CHỨC KIỂM TRA BÀI CŨ Hoạt động2: DẪN VÀO BÀI - Giới thiệu chân dung Huy-gô và tập một tiểu thuyết Những người khốn khổ. - Tóm tắt nội dung từ đầu đến đoạn trích. Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU KHÁI QUÁT TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 1. Tác giả (1802-1885) HS: Đọc tóm tắt tỉểu dẫn –SGK tr, 141-142. GV: Tổng kết sau khi cho học sinh phát biểu ý kiến - Cuộc đời Huy-gô gắn liền với nước Pháp thế kỉ XIX. Từ một nhà thơ thần đồng, một quí tộc bảo hoàng thành nhà văn lãng mạn có tư tưởng dân chủ, tự do và không tưởng, đứng về phía nhân dân đấu tranh chống lại chính quyền phong kiến phản động, phải sống lưu vong hơn 20 năm. Nhà văn Pháp đầu tiên được chôn cất trong hầm mộ điện Păng-tê-ông (Pari), nơi chỉ dành riêng cho các vua chúa và danh tướng. - Tác phẩm của Huy-gô vô cùng phong phú, đồ sộ, là tiếng vọng âm thanh của thời đại, với các tiểu thuyết: Nhà thờ Đức bà Pa-ri, Năm 93, Những người lao động biển cả, Thằng cười; các tập thơ: Lá thu, Trừng phạt, kịch Héc-na-ni… - Vích-to Huy-gô – danh nhân văn hóa thế giới (1865) 2. Tác phẩm: “Những người khốn khổ” (1862) HS: Đọc và tóm tắt tiểu dẫn –SGK tr, 142 GV: Nhấn mạnh - Cấu trúc đồ sộ của tác phẩm: 5 phần, nhiều quyển, nhiều chương, hơn 2000 trang, hàng trăm nhân vật. - Nội dung tái hiện khung cảnh Pa-ri và nước Pháp 3 thập kỉ đầu thế kỉ XIX, xoay quanh số phận nhân vật Giăng-van-giăng, từ khi được ra tù đến lúc qua đời trong lãng quên thầm lặng với thông điệp cuối cùng: Trên đời, chỉ còn một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau. 3. Đọc – kể đoạn trích Nhan đề đoạn trích là của tác giả (trích chương IV, quyển 8, phần I, tập1, tr.459 - 464, bản dịch tiếng Việt in lần thứ 4, của nhóm Lê Quí Đôn: Lê Trí Viễn – Đỗ Đức Hiểu – Vũ Đình Liên – Huỳnh Lí) Yêu cầu đọc – kể xen kẽ, thể hiện được không khí căng thẳng của tình huống: sự đắc thắng, ngạo mạn, thỏa mãn , tàn nhẫn và có phần e dè, sợ hãi của Gia-ve. Thái độ bình thản, cương quyết, cam chịu của Giăng Văn-giăng đối với Gia-ve, đầy thương xót chân thành của ông đối với Phăng-tin: những lời thoại ngắn thể hiện tính cách và hoàn cảnh của các nhân vật. GV: Chọn lựa để HS có thể dọc – kể vài đoạn nhỏ. Nhận xét cách đọc –kể. 4. Bố cục đoạn trích 1) Gia-ve đến bắt Giăng-van-giăng khiến Phăng-tin đang bệnh nặng càng sợ khiếp đến chết; 2) Giăng-van-giăng từ biệt Phăng-tin, thầm hứa với linh hồn người phụ nữ bất hạnh, rồi ông nói với Gia-ve: Giờ thì tôi thuộc về anh. Hoạt động 4: HƯỚNG DẪN ĐỌC –HIỂU CHI TIẾT Hình tượng nhân vật Gia-ve - chánh thanh tra cảnh sát - người cẩm quyền khôi phục uy quyền - con ác thú giữ nhà cho chính quyền tư sản. GV: hỏi : Tác giả đã miêu tả chân dung Gia-ve bằng những hình ảnh chi tiết nào? Biện pháp nghệ thuật sử dụng là gì, nhằm mụch đích gì? HS: kiếm tìm, phân tích , phát bỉểu. GV: Định hướng: - Trung thành với bút pháp lãng mạn, tác giả đã thể hiện chân dung thanh tra cảnh sát Gia-ve qua hành động bắt tội phạm độc đáo, đầy ấn tượng. Đó là câu nói ngắn ngủn, cộc lốc. Chỉ hai tiếng: Mau lên! mà có cái gì man rợ và điên cuồng; giọng nói thì như tiếng ác thú gầm: cặp mắt phóng vào tội nhân như cái móc sắt quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ. Cái cười ghê tởm phô tất cả hai hàm răng. - Tóm lại, đó là chân dung một con người –thú, một con chó giữ nhà trung thành của chính quyền tư sản Pháp đương thời hiện lên qua biện pháp so sánh, phóng đại mang tính ẩn dụ rõ nét. Gia-ve làm nhiệm vụ thực thi công bằng của luật pháp nhưng lại máy móc, cứng nhắc, không một chút tình cảm. Hắn vừa xấu hổ, vừa căm tức vì không làm gì được ông thị trưởng Ma-đơ-len mạnh mẽ và nhân hậu, thì giờ đây, khi ôngMa-đơ-len tự bộc lộ ngưồn gốc để lại thành Giăng Văn-giăng, cái điều Gia-ve nghi ngờ từ trước; thì Gia-ve vừa ngạc nhiên, hả hê, khoái trá và lại trở về với con người cũ của mình: cứng nhắc và chỉ biết thực thi theo pháp luật hiệnh hành, nhưng ở đây còn thêm cái đắc thắng, thỏa mãn của một con thú săn mồi đã tìm lại được con mồi bấy lâu nay lẩn trốn. - Trong cái nhìn và lời nói, hành động đối với Phăng-tin, Gia-ve không có chút động lòng thương cảm nào mà hoàn toàn coi cô là một con điếm mạt hạng. - Nhưng trong đoạn cuối, tác giả tâm trạng của Gia-ve khi Giăng-van-giăng bỏ thanh sắt đe dọa y: Y vừa sợ, vừa tức, không dám bỏ đi gọi lính ỏ tầng dưới, cũng không dám tấn công Giăng-van-giăng.Gia-ve nể sợ sực mạnh phi phàm và bản lĩnh ghê gớm của người tù khổ sai đắc biệt này. GV và HS đọc tham kháo đoạn văn đặc tả chân dung Gia-ve. Hình tượng nhân vật Giăng-van-giăng, từ ông thị trưởng Ma-đơ-len uy nghiêm, sang trọng trở thành tên tù Giăng-van-giăng khốn khổ. a. Hoàn cảnh và tâm trạng GV: hỏi: Giăng-van-giăng đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào? HS: Có thể nhớ lại đoạn lời dẫn của GV, có thể đã đọc hoặc nghe kể để trả lời. GV: Đặt vấn đề: - Hoàn cảnh của Giăng-van-giăng đối với Gia-ve, kẻ cầm quyền, kẻ từng tố cáo mình nay lại đến bất, như thế nào? - Tại sao Giăng-van-giăng lại phải cầu xin và nói thầm trước mặt Gia-ve? -Khi Phăng-tin sợ quá mà chết, Giăng-van-giăng thay đổi thái độ đối với Gia-ve như thế nào? - Có phải Giăng-van-giăng định đánh Gia-ve, định tìm đường thoát? - Câu nói cuối cùng của Giăng-van-giăng chứng tỏ điều gì ở ông? HS: Lần lượt trả lời. GV: Định hướng: - Cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhã nhặn, Giăng-van-giăng không hề tỏ ra khiếp sợ trước Gia-ve, kể đại diện cho chính quyền, thủy chung, ông chỉ lo lắng cho Phăng-tin. Ông hạ giọng, cầu xin Gia-ve không phải cho mình mà là cho Phăng-tin. - Nhưng khi Phăng-tin đã chết thì thái độ và hành động của ông trở nên mạnh mẽ, quyết liệt nhưng vẫn hết sức kiềm chế. Ông chỉ muốn Gia-ve để ông yên lặng mấy phút để từ biệt người đàn bà xấu số mà ông đã cưu mang, giúp đỡ chưa trọn vẹn. Hành động lay bật thanh sắt khung giường và câu nói nghiêm khắc nhưng vẫn bình tĩnh của ông làm Gia-ve khiếp sợ, không dám ra tay.Và ông đã có chút tự do để bày tỏ tình thương của mình. - Cuối cùng, ông lại sẵn sàng chịu bị bắt, mà không hề tìm cách thoát hiểm. Ông quyết thực hiện hành động xả thân cứu người theo lời cảm hóa của giám mục Mi-ri-en thưở nào. b. Thái độ với Phăng-tin HS: Phân tích thái dộ và tình cảm của Giăng-van-giăng với chị. GV: Đặt vấn đề: - Giăng-van-giăng đã nói câu gì mà Phăng-tin đi vào cõi chết vẫn cười không sao tả được và gương mặt sáng rỡ lên một cách lạ lùng? - Bút pháp lãng mạn lí tưởng của tác giả thể hiện ở chi tiết này như thế nào? HS: Thảo luận , phát biều. GV: Định hướng: - Đó là thái dộ không chỉ của những người khốn khổ bất hạnh với nhau mà gần như là thái độ yêu thương trân trọng che chở của bậc đại hiền, của Chúa. Với Phăng-tin, Giăng-van-giăng là vị cứu tinh, là ân nhân, là thánh, Giăng-van-giăng coi việc giúp đỡ mẹ con Phăng-tin là nghĩa vụ thiêng liêng, là việc thiện mà ông tự nguyện làm xuất phát từ tình yêu thương những người khốn khổ mà ông từng là nạn nhân thê thảm. Và đó cũng là quan điểm tư tưởng của tác giả. - Tóm lại, hình tượng nhân vật Giăng-van-giăng thể hiện quan điểm tư tưởng, niềm tin và con đường cải tạo xã hội của Huy-gô: con đường hướng đến những người lao khổ bằng sức mạnh của tình thương và lòng nhân ái vô bờ. Đó không còn là một tội phạm nguy hiểm, một tù khổ sai trốn lệnh truy nã, cũng không phải là một con người khốn khổ, mà là một thiên sứ, một bậc thánh nhân cao cả. Bước 3: Cho học sinh luyện tập GV nêu vấn đề : Ai là người cầm quyền khôi phục uy quyền trong đoạn trích? Gợi ý: Theo mục 1, hoạt động 4 – đó là Gia-ve, bị bẽ mặt trước ông thị trưởng Ma-đơ-len, giờ đây khôi phục uy quyền thanh tra trước tên tù khổ sai nguy hiểm y sắp bắt giữ Theo mục 2, hoạt động 4 – đó là Giăng-van-giăng, bị mất quyền thị trưởng, trở lại tù khổ sai nhưng bằng đạo đức cao cả, tình yêu thương vô bờ và sức mạnh tuyệt luân của mình, trong chốc lát đã khôi phục uy quyền, đã điều khiền thanh tra Gia-ve nổi tiếng hống hách, ngạo mạn. Cả 2 ý kiến đều có lí của mình, có thể chấp nhận cả hai. Tính kịch trong đoạn trích thể hiện như thế nào? Gợi ý: Sự đối lập tương phản và thủ pháp hãm chậm, gây sự bất ngờ: Gia-ve vào nhưng không bắt ngay Giăng-van-giăng (vì chủ quan, chưa muốn ra oai, đang đắc thế) Van-giăng cứ một mực cầu xin Gia-ve –cầu xin điều gì chưa rõ, đên khi đã rõ thì Phăng-tin lại đột ngột sợ quá mà chết ; sự thay đổi hành động bất ngờ của Giăng-van-giăng, vẻ mặt của Phăng-tin sau khi nghe lời thì thầm của Giăng-van-giăng; lời nói và hành động cuối cùng của Giăng-van-giăng; tất cả đều góp phần tạo nên kịch tính căng thẳng và hấp dẫn của đoạn văn như một màn kịch nhỏ. Sức mạnh của tình thương trong đoạn trích thể hiện ở nhân vật anh hùng lãng mạn Giăng-van-giăng trong ứng xử với Gia-ve và Phăng-tin. Những hạn chế của nó là gì ? Vì sao? Gợi ý: Sức mạnh của tình thương, trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng như trêncó thề đấy lùi bóng tối cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai. Đó là giá trị của tư tưởng Huy-gô. Van-giăng quả thật đã đẩy lùi sự hung bạo của Gia-ve, hiện thân cho cường quyền và bóng tối – cái ác, đã đem lại chút hi vọng le lói cho Phăng-tin trong những giây phút cuối cùng cuộc đời. - Nhưng tình thương vẫn chì là tình thương. Muốn cứu giúp người khốn khó, muốn tiêu diệt cái ác, muốn cái thiện chiến thắng, con người phải hành động. Nếu không thì mãi mãi cũng chỉ là hi vọng, ảo vọng tốt đẹp nhưng không tưởng mà thôi. Đó chính là hạn chế của Huy-gô – nhà tư tưởng theo chủ nghĩa xã hội không tưởng. Sự thật thì ngay sau đó Giăng-van-giăng vẫn phải tìm cách vượt ngục và ông đã thành công mới có thể tìm cứu Cô-dét, thỏa mãn tâm nguyện của Phăng-tin. Nhưng trên con đường đi tìm chân lí, một quan điểm tư tưởng như của Huy-gô là rất tiến bộ và đáng trân trọng. Những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn trong đoạn trích? Gợi ý: - Những thủ pháp: đối lập tương phản, phóng đại, so sánh, bình luận ngoại đề….được sử dụng triệt để; lí tưởng hóa nhân văn – sức mạnh tình thương, cảm hóa – con đường không tưởng nhuốm màu sắc tôn giáo) 5. Nghệ thuật thể hiện nhân vật Phăng-tin - Hết lòng sùng phục, tin tưởng Giăng-van-giăng như thần thánh; kinh tởm, ghê sợ Gia-ve như thú dữ, ác quỉ; suốt đời hi sinh vì con gái; nạn nhân khốn khổ của xã hội tư sản bất công. - Vai trò của Phăng-tin là cốt để làm nổi bật không chỉ cái ác mà cả cái thiện. cả Gia-ve và Giăng-van-giăng đều phải nhờ có cô mới bộc lộ hết tính cách và tư tưởng của mình. Sự phân tuyến của các nhân vật Sự phân tuyến gần giống trong văn học dân gian: nghĩa là rạch ròi, dứt khoát thiện – ác; nạn nhân – cứu thế, cứu nhân; ác nhân – tay sai phù trợ. Diễn tiến: hi sinh, thất bại , thiệt thòi nhưng ánh lên niềm tin và hi vọng, ác váo vênh, tự mãn, tạm thời chiến thắng, đẻ lại sự khinh bỉ cười chê nơi người đọc, người nghe: Tấm Cám,Thạch Sanh… PHẦN KẾT LUẬN Sau một thời gian nghiên cứu lí thuyết, kết hợp với quá trình thực tập và quan sát giảng dạy tôi đã hoàn thành khóa luận với đề tài: “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11). Với đề tài này, tôi đã đạt được những kết quả như sau: Nghiên cứu tổng quan lí luận về đọc hiểu và phương pháp dạy đọc hiểu trong trường THPT. Tôi đã tiến hành thu thập tài liệu, tổng hợp những ý kiến đánh giá của các nhà giáo dục, quan niệm của những tác giả đang hoạt động trong ngành giáo dục về vấn đề đọc hiểu tác phẩm văn chương. Sự đổi mới về chương trình dạy học, phương pháp dạy học đã khiến cho những quan niệm về phương pháp dạy đọc hiểu cũng có nhiều thay đổi. Đề tài của tôi đã đi sâu và phân tích các quan điểm về đọc hiểu qua những thay đổi trong các giai đoạn đổi mới giáo dục. Đây là tiền đề để xây dựng được một qui trình dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài có hiệu quả, đảm bảo yêu cầu về đổi mới trong dạy học Ngữ văn. Qua thời gian thực tập, tôi bước đầu đánh giá được thực trạng giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài trong trường phổ thông. Trước hết, tôi nhận định rõ những khó khăn cơ bản trong công tác giảng dạy của giáo viên đối với những tác phẩm này. Những khó khăn về: bản dịch, ngôn ngữ, quan niệm của người dạy và người học đối với phần VHNN…đã dẫn đến những hạn chế trong quá trình giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài. Thực trạng đáng chú ý nhất là đa số giáo viên đều coi việc dạy đọc hiểu các tác phẩm văn xuôi nước ngoài giống như đối với tác phẩm văn xuôi dân tộc. Điều này làm cho tư tưởng, ý nghĩa tác phẩm mất đi tính đặc trưng và học sinh không hiểu đúng, hiểu sát nội dung tác phẩm. Dựa vào những đặc trưng cơ bản của văn xuôi nước ngoài, đó là : sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, quan niệm tác giả; đồng thời dựa vào thực trạng giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài ở trường phổ thông, tôi đề xuất qui trình giảng dạy đọc hiểu cho 2 tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11). Ở đây, tôi nhấn mạnh đến sự chuẩn bị trước của cả giáo viên và học sinh cho bài học trên lớp. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu, tự cảm thụ trước khi tới lớp. Các câu hỏi yêu cầu học sinh chuẩn bị sẵn ở nhà chính là định hướng cho các em hiểu đúng tác phẩm và kích thích sự tự tìm tòi, sáng tạo, làm cho giờ học trên lớp sôi nổi, có hiệu quả. Đề tài của tôi được thực hiện trong một thời gian ngắn nên vẫn còn nhiều thiếu sót, cần được bổ sung, chỉnh sửa. Đề tài còn cần thời gian để được thực nghiệm. Tuy nhiên, với đề tài này, tôi mong muốn trước hết giáo viên Ngữ văn có được cái nhìn đúng đắn về phân môn Văn học nước ngoài, tự điều chỉnh được qui trình dạy đọc hiểu giúp cho quá trình dạy học tác phẩm văn xuôi nước ngoài có hiệu quả và gây được nhiều hứng thú cho học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO SÁCH Bộ Giáo dục & Đào tạo, Ban liên lạc các trường Đại học sư phạm toàn quốc, Kỷ yếu Hội thảo khoa học đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở các trường Đại học sư phạm, Hà Nội 2004; Bộ Giáo dục & Đào tạo, Phân phối chương trình môn Ngữ văn 11 (Ban cơ bản), 2007; Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sách giáo khoa Văn học 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2007; Bộ Giáo dục & Đào tạo, trường ĐHSPHN, Kỷ yếu Hội thảo khoa học- Đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá đối với giáo dục phổ thông, cao đẳng và đại học sư phạm, Hà Nội 2006; Bộ môn phương pháp và công nghệ dạy học- Khoa sư pham, ĐHQGHN, Bài giảng về phương pháp và công nghệ dạy học, Hà nội 2006; Bùi Minh Tuân, Cảm xúc văn chương và vấn đề dạy văn ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, 1998; Đặng Hiển, Dạy văn, học văn, NXB Đại học Sư phạm, 2005; Đỗ Ngọc Thống, Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT, NXB Giáo dục, 2006; Hội khoa học tâm lí – giáo dục Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tâm lí học, Giáo dục trong thời kì đổi mới, thành tựu và triển vọng, Hà Nội 2006; Hồng Hạnh, Vấn đề “Người trong bao Jean- Marc Denomme & Madeleine Roy, Tiến tới một sư phạm tương tác, NXB Thanh niên, 2000; Lê Huy Bắc, Dạy- học Văn học nước ngoài- Ngữ văn 11: Cơ bản và nâng cao, NXB Giáo dục, 2007; Lưu Đức Trung, Giảng văn văn học nước ngoài, NXB Giáo dục, 1997; Lưu Đức Trung, Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, NXB Giáo dục, 1999; Mai Nguyễn, Bồi dưỡng giáo viên thay sách, Báo Giáo dục và thời đại, số 46, 2007 (tr 1, tr14); Mai Nguyễn, Về chương trình sách giáo khoa mới, Báo Giáo dục và thời đại, số 44, 2007 (tr 1, tr 4); Ngô Thu Dung, Tập bài giảng Lý luận dạy học, Khoa sư phạm, ĐHQGHN, Hà Nội 2006; Nguyên An, “Cậu có thích văn học nước ngoài không?”, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 11, 2006 (tr 3- tr 5); Nguyễn Đức Chính, Đinh Thị Kim Thoa, Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Tập bài giảng khoa sư phạm, ĐHQGHN, Hà Nội 2006; Nguyễn Đức Khuông, Dạy- học văn học nước ngoài trong trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, 2004; Nguyễn Hải Châu (Chủ biên), Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11- tập 2, NXB Hà Nội, 2007; Nguyễn Hải Hà (Chủ biên), Tư liệu văn học 11- Phần lí luận văn học, NXB Giáo dục, 2002; Nguyễn Hải Hà, Lương Duy Trung, Văn học 11 T.2 : Phần văn học nước ngoài và lí luận văn học: Sách giáo viên, , NXB Giáo dục, Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000; Nguyễn Hữu Châu, Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội 2006; Nguyễn Thanh Hùng (Chủ biên), Phương pháp dạy học ngữ văn trung học phổ thông- những vấn đề cập nhật, NXB Đại học Sư phạm, 2007; Nguyễn Thanh Hùng, Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB Giáo dục, 2002 Nguyễn Thanh Hùng, Hiểu văn, dạy văn, NXB Giáo dục, 2005; Nguyễn Thanh Hùng, Văn học tầm nhìn biến đổi, NXB Văn học, 1996; Nguyễn Thị Thanh Hương, Dạy học văn ở trường Phổ thông, NXB ĐHQGHN, 2001; Nguyễn Thị Thanh Hương, Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội 2004; Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (Theo thể loại), NXB Đại học Sư phạm, 2004; Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương : Theo loại thể- Tái bản, có sửa chữa, bổ sung, NXB Đại học Sư phạm, 2006; Phan Trọng Luận (Chủ biên), Phương pháp dạy học văn, NXB ĐHQGHN, 1997; Phan Trọng Luận (Chủ biên), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở trường phổ thông- tập 1,2, NXB Giáo dục, Hà Nội 2005; Phan Trọng Luận, Xã hội văn học nhà trường, NXB ĐHQGHN, 1998; Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005; Phùng Văn Tửu, Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài, Tái bản lần thứ 1, NXB Giáo dục, 2003; Robert M. Diamond, Thiết kế và đánh giá chương trình và khóa học (Cẩm nang hữu dụng) NXB Jossey- Bass- San Francisco (Tài liệu dịch), NXB ĐHQG HN, 2003; Trần Bá Hoành, Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2006; Trần Bá Hoành, Vấn đề giáo viên, những nghiên cứu lí luận và thực tiễn, Nao NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006; V.A. Nhikônxki, Dịch: Ngọc Toàn, Bùi Lê, Phương pháp dạy văn học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, 1980; BÁO VÀ TẠP CHÍ Đỗ Ngọc Thống, Dạy văn bản dài với một thời lượng ngắn, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 15, 2006 (tr 17- tr 20); Đỗ Ngọc Thống, Để dạy tốt sách Ngữ văn THPT, giáo viên cần nắm được sách Ngữ văn THCS, Tạp chí Dạy & Học ngày nay, số10, 2006 (tr 19- tr 22); Đỗ Ngọc Thống, Đổi mới hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn, Tạp chí Dạy & Học ngày nay, 9/ 2005 (tr 18- tr 31); Nguyễn Minh Thuyết, Dạy- học văn không hề đơn giản, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 7/ 2005 (tr 12- tr 14); Phan Trọng Luận, Để hiểu kĩ hơn về chương trình và SGK Ngữ văn 11, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 4/ 2007 (tr 33- tr 38); Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo khoa học đào tạo giáo viên công nghệ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, Hà Nội 2005; Steven Stahl & Jeanne S. Chall (Lê Nguyên Phương dịch), Hoạt động đọc, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 5/2003 (tr 11- tr17); Phạm Đặng Xuân Hương, Giăng Van-Giăng Ánh sáng của tâm hồn, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 5/ 2001 (tr 8, tr 9); Nguyễn Trọng Hoàn, Phát triển năng lực đọc trong dạy học Ngữ văn, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 7/ 2003; Nguyễn Trọng Hoàn, Đọc- hiểu văn bản trong dạy học Ngữ văn, Tạp chí giáo dục, số 56/ 2003; Hà Bình Trị, Thư ngỏ các bạn yêu thích môn văn, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 4/ 2001 (tr 3- tr 7); Hồng Hạnh, Vấn đề “người trong bao” trong một số tác phẩm của Sêkhôp, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 12/ 2001 (tr 32- tr 39) Phụ lục Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa Sư phạm Phiếu điều tra Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) Thầy cô kính mến ! Hiện nay vấn đề thay đổi phương pháp dạy học văn để tạo hứng thú học tập cho học sinh và giảng dạy một cách có hiệu quả đang được ngành giáo dục quan tâm. Tuy nhiên, việc giảng dạy Văn học nước ngoài nói chung và văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11 nói riêng vẫn còn chưa tìm ra được một phương pháp có hiệu quả thực sự. Với mong muốn góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, tôi tiến hành đề tài khóa luận “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi (SGK Ngữ văn 11)”. Kính mong sự giúp đỡ, hợp tác của thầy cô qua việc trả lời những câu hỏi dưới đây: Thầy (cô) vui lòng khoanh tròn vào 1 đáp án mà mình thấy phù hợp! Câu 1: Theo thầy (cô), Phương pháp dạy đọc hiểu có điểm gì khác so với phương pháp giảng bài truyền thống (Giảng văn) hay không? Giống nhau Chỉ là tên gọi mới cho phương pháp cũ Học sinh làm việc nhiều hơn Ý kiến khác………………………………………………………… Câu 2: Ý kiến của thầy cô về xây dựng qui trình cho việc giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài? Không cần thiết Khá cần thiết Rất cần thiết Câu 3: Qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài của thầy (cô) có giống với giảng dạy tác phẩm văn xuôi Việt Nam hay không? Giống nhau Khác nhau Thay đổi . Nếu thay đổi thì sự thay đổi tập trung vào khâu nào? Phân phối thời gian giữa các phần trong bài giảng Yêu cầu sự chuẩn bị bài của học sinh Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Liên hệ đến các tác phẩm khác hoặc toàn bộ tác phẩm (nếu bài giảng là đoạn trích) Câu 4: Vấn đề bản dịch có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) của thầy cô hay không? Ảnh hưởng nhiều Khá ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng Câu 5: Khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11), trước khi phân tích nội dung thầy (cô) thường lưu ý học sinh đến vấn đề gì? So sánh bản dịch Phong cách tác giả Xuất xứ tác phẩm Nội dung chính của tác phẩm Câu 6: Thầy (cô) có giao câu hỏi, yêu cầu thêm cho học sinh trước mỗi bài soạn đối với các tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11 không? Chưa bao giờ Thi thoảng Tùy từng lớp Thường xuyên Câu 7: Đối với tác phẩm tiểu thuyết, thầy cô có đọc toàn bộ tác phẩm trước khi tiến hành giảng dạy đọc hiểu không? Có đọc Không đọc Tuỳ từng tác phẩm Câu 8: Theo ý kiến của thầy (cô), việc tìm hiểu về tác giả, tác phẩm trước khi học tác phẩm văn xuôi nước ngoài có đóng góp như thế nào vào hiệu quả của việc giảng dạy đọc hiểu những tác phẩm ấy? Rất quan trọng Khá quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Câu 9: Ngoài nội dung chính, thầy cô dành nhiều thời gian nhất cho phần nào khi giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11)? Giới thiệu tác giả Xuất xứ tác phẩm Tóm tắt tác phẩm So sánh bản dịch Xin chân thành cảm ơn thầy cô! Nếu có thể, xin thầy cô cho biết một số thông tin chi tiết Họ tên: …………………………………………………………………… Đơn vị công tác:………………………………………………………… Mục lục Phần mở đầu…………………………………………………………… 1 Phần nội dung ……6 Chương 1: Cơ sở lí luận về đọc hiểu và phương pháp đọc hiểu 6 1.1.Quan điểm về đọc tác phẩm văn chương 7 1.2. Những thành tựu nghiên cứu trong hoạt động đọc tác phẩm văn chương 8 1.3. Đọc hiểu tác phẩm văn chương 12 1.4. Qui trình cơ bản của đọc hiểu 17 1.5. Phương pháp đọc hiểu, dạy đọc hiểu trong nhà trường THPT 20 Chương 2: Thực trạng giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài ở trường THPT 22 2.1. Những khó khăn khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài ở trường THPT 22 2.2. Thực trạng và tồn tại trong giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài ở trường THPT 25 Chương 3: Đề xuất qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) 29 3.1. Ý nghĩa việc lập qui trình giảng dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) 29 3.2. Những điểm giáo viên cần lưu ý khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) 31 3.3. Đề xuất xây dựng qui trình dạy đọc hiểu cho 2 tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) 34 Phần kết luận 54 Tài liệu tham khảo 56 KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Kí hiệu Chữ viết tắt 1 THTP Trung học phổ thông 2 THCS Trung học cơ sở 3 SGK Sách giáo khoa 4 KHTN Khoa học tự nhiên 5 VHDG Văn học dân gian 6 NT Nghệ thuật 7 XHNV Xã hội nhânvăn 8 VH Văn học 9 VHNN Văn học nước ngoài 10 Nxb Nhà xuất bản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài Sách Giáo Khoa Ngữ văn 11.doc
Luận văn liên quan