Vật lực khoa học là toàn bộcơsởvật chất, thiết bị, vật tưkỹthuật chuyên
dùng trong nghiên cứu khoa học. Vật lực là một trong bốn nguồn lực đảm bảo
cho thành công của hoạt động nghiên cứu khoa học. Cơsởvật chất đầy đủ, thiết
bịphong phú, hiện đại là điều kiện thuận lợi đểkhoa học phát triển nhanh và
ngược lại thiếu vật lực không thểtiến hành bất cứhoạt động khoa học nào.
Vật lực khoa học bao gồm:
+ Cơsởhạtầng nhưtrụsởlàm việc, phòng thí nghiện, nhà xưởng nơi
nghiên cứu, sản xuất thực nghiệm.
+ Máy móc, thiết bịkỹthuật phổthông hay đặc chủng chuyên dùng cho
nghiên cứu khoa học.
+ Nguyên liệu, vật tưkỹthuật sửdụng trong thí nghiệm, thực nghiệm, sản
xuất thửnghiệm
Vềnguyên tắc, trong nghiên cứu khoa học phương tiện, thiết bịphải đầy
đủ, tinh xảo, hiện đại, với tiêu chuẩn kỹthuật cao, nguyên vật liệu sửdụng phải
tinh khiết, đáp ứng đầy đủyêu cầu về định tính và định lượng.
44 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (tài liệu dùng cho các lớp cao học thạc sĩ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc kỹ thuật.
3) Khoa học nông nghiệp.
4) Khoa học về sức khoẻ.
5) Khoa học xã hội và nhân văn.
Mỗi cách phân loại có đặc điểm riêng và chúng được sử dụng tuỳ theo mục
đích tổ chức nghiên cứu, ứng dụng hay quản lý khoa học.
B- CÔNG NGHỆ
I. Khái niệm về công nghệ:
Do quy luật tự nhiên của sự phát triển khoa học và sự gắn bó mật thiết giữa
khoa học và sản xuất xã hội, Khoa học phát triển đã kéo theo sự phát triển nhanh
chóng về kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Khoa học đã làm cho sức sản xuất
tăng gấp bội và đã đạt được những thành tựu rực rỡ chưa từng có trong lịch sử
loài người.
Trong những ngày đầu công nghiệp hoá, người ta sử dụng rất phổ biến
21
thuật ngữ kỹ thuật (Technique) với ý nghĩa là các giải pháp thực hiện một loại
công việc hay công cụ được sử dụng trong sản xuất làm tăng hiệu quả sản xuất.
Thí dụ: kỹ thuật bôi trơn chống ăn mòn kim loại trong các chi tiết máy.
Khi xuất hiện thuật ngữ công nghệ sản xuất, lúc đầu nó được hiểu là quy
trình kỹ thuật dùng trong dây chuyền sản xuất, về sau khái niệm công nghệ sản
xuất được hiểu theo nghĩa rộng hơn và dần dần ổn định như ngày nay.
Theo định nghĩa mà Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á và Thái
Bình Dương đề xướng, thì công nghệ sản xuất là tất cả những gì liên quan đến
việc biến đổi tài nguyên ở đầu vào thành hàng hoá ở đầu ra của quá trình sản
xuất. Hệ thống công nghệ sản xuất bao gồm:
+ Hệ thống máy móc, thiết bị đồng bộ của các dây chuyền sản xuất (phần
kỹ thuật).
+ Thông tin về quy tinh sản xâu hay các bí quyết kỹ thuật cho một hệ sản
xuất (Phát thông tin).
+ Trình độ tay nghề kỹ năng của người lao động trực tiếp sản xuất (phần
con người).
+ Trình độ tổ chức quản lý, điều hành sản xuất của ban quản lý xí nghiệp,
công ty (phần tổ chức).
Công nghệ (Technology) là thuật ngữ gọi tắt của công nghệ sản xuất bao
gồm hai phần: phần kỹ thuật và phần thông tin. Phần kỹ thuật của công nghệ gọi
là phần cứng (Hardware). Phần thông tin gọi là phần mềm (Sofrware).
Như vậy, công nghệ là hệ thống thiết bị kỹ thuật và thông tin về quy trình
sản xuất được áp dụng trong quá trình chế biến tài nguyên thành sản phẩm hàng
hoá và dịch vụ.
Về bản chất, công nghệ là kết quả của quá trình áp dụng các thành tựu của
khoa học vào sản xuất. Công nghệ là sản phẩm của lao động trí tuệ sáng tạo của
con người trong lĩnh vực sản xuất. Công nghệ là tổ hợp nhiều công đoạn của quy
trình ứng dụng kiến thức khoa học vào sản xuất, và phương tiện để chế biến tài
nguyên vật chất thành sản phẩm hàng hoá.
Tuy nhiên công nghệ luôn gắn chặt với công nghiệp, Công nghiệp và công
nghệ là hai mặt của một thực thể thống nhất. Công nghệ là nền tảng của công
nghiệp, còn công nghiệp là phương thức chuyển tải công nghệ vào cuộc sống.
Hiện đại hoá gắn chặt với công nghiệp hoá nền sản xuất, vì nóng cốt của hiện
đại hoá là công nghiệp hoá. Công nghiệp hoá phải dựa và công nghệ tiên tiến ở
22
trình độ cao. Công nghiệp hiện đại với công nghệ cao mà hệ trung tâm là máy
tính điện tử tạo khả năng tự động hoá hoàn toàn trong các dây chuyền sản xuất
và đem lại năng xuất và hiệu quả sản xuất rất lớn.
Trong nền công nghiệp hiện đại một phần lao động sức lực và trí tuệ giao
cho máy móc đảm nhiệm. Rôbốt thông minh thay vị trí con người trong những
lao động chính xác nặng nhọc và độc hại. Những dây chuyền cơ điện tử
(Mechatronic) điều khiển bằng máy tính, ngàn loạn tư động từ nhân tính toán,
thiết kế đến khâu nhập vật liệu gia công, lắp ráp, kiểm tra thành phẩm và nhập
kho. Con người đứng bên cạnh dây chuyền làm nhiệm vụ chỉ huy, điều chỉnh và
kiểm tra chung, từ đó xuất hiện thuật ngữ công nghệ cao.
Công nghệ cao là một khái niệm nói về một nền sản xuất ở trình độ tinh
xảo nhất với những đặc điểm sau đây:
+ Hệ thống thiết bị được thiết kế tự động hoàn toàn, máy móc có kết cấu
phức tạp nhưng vận hành đơn giả?
+ Bí quyết của quy trình kỹ thuật sản xuất hết sức tinh vi.
+ Máy móc, thiết bị sản xuất tiêu thụ rất ít năng lượng, nguyên vật liệu sản
xuất được sử dụng rất tiết kiệm và nguyên liệu tái tạo được sử dụng nhiều nhất.
+ Năng xuất lao động rất cao, sản phẩm hàng hoá có chất lượng tốt.
+ Nhà máy được thiết kế khép kín, phế thải được tinh lọc, không gây ô
nhiễm môi trường.
Nền sản xuất với công nghệ hiện đại có hàm lượng trí tuệ rất cao. Nếu
trước đây hiệu quả kinh tế dựa chủ yếu vào vốn đầu tư và sức lao động đơn giản,
nặng nhọc chiếm tới 60 đất 70% cơ cấu giá thành, thì ngày nay trong sản phẩm
công nghệ cao chất xám chiếm 70% đến 75% cơ cấu ấy. Có những mặt hàng
như: điện tử, tin học, dược phẩm... Nguyên liệu chiếm 1-3% giá thành, sức lao
động 12%, còn lại dành cho đầu tư kiến thức mua bí quyết công nghệ, thực hành
thí nghiệm, sản xuất thử.
II. Chuyển giao công nghệ
Cách mạng khoa học và kỹ thuật hiện đại đã làm thay đổi bộ mặt thế giới.
Thang giá trị xã hội được đo bằng trí tuệ. Trí tuệ đã trở thành sàn phẩm cao
cấp có giá trị và giá trị sử dụng. Sản phẩm trí tuệ có mối giao lưu trên thị trường
hiện đại và bản thân nó cũng tạo ra thị trường có sức cạnh tranh mạnh mẽ. Các
nhà tương lai học khẳng định: Tương lai sẽ thuộc về dân tộc nào có tiềm lực trí
tuệ cao, chứ không thuộc về những nước giàu có tài nguyên, bởi vì trí tuệ con
23
người là cơ sở thật sự cho mọt sự phát triển khoa học và kinh tế - xã hội.
Việc ứng dụng các thành tựu khoa học đã làm rút ngắn thời gian đổi mới
công nghệ. Khả năng thay đổi công nghệ được dự tính trước. Máy móc có tính
mềm dẻo, linh hoạt, phụ kiện dễ thây thế, đảm bảo không bị lạc hậu so với công
nghệ mới. Việc đổi mới cóng nghệ diễn ra nhanh chóng kể cả số lượng và tốc độ
trên phạm vi toàn thế giới từ đó tạo nên quá trình chuyển giao công nghệ.
Chuyển giao công nghệ là nơi gặp gỡ giữa khoa học và thị trường.
Về bản chất, chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ,
thông qua dịch vụ thương mại có tổ chức.
Chuyển giao công nghệ theo khái niệm của UNESCO bao hàm. Chuyển
giao thiết bị kỹ thuật, chuyển giao kiến thức về quy trình sản xuất, chuyển giao
kinh nghiệm tổ chức quản lý và hoạt động tư vấn trong lĩnh vực sản xuất. Tuy
nhiên chuyển giao công nghệ chú trọng hai phần một cách đồng bộ: phần kỹ
thuật và phần thông tin.
Phần kỹ thuật được chuyển giao bằng dịch vụ thương mại thông thường,
phần thông tin được chuyển giao bằng những thoả thuận của hai bên chuyển
giao và tiếp nhận.
Chuyển giao công nghệ được thực hiện bởi hai nguồn:
+ Nguồn thứ nhất, chuyển giao tơi nơi phát minh đến các xí nghiệp ứng
dụng sản xuất gọi là chuyển giao dọc. Nội dung là công nghệ theo con đường
chuyển giao dọc hoàn toàn mới, lần đầu tiên được đưa vào sản xuất. Đây là con
đường ngắn nhất của chu trình nghiên cứu - ứng dụng. Tuy nhiên con đường này
chứa những yếu tố mạo hiểm vì công nghệ mới chưa được thử thách.
+ Nguồn thứ hai, chuyển giao từ cơ sở sản xuất có trình độ công nghệ cao
đến cơ sở sản xuất còn yếu kém, gọi là chuyển giao ngang. Nguồn chuyển giao
này ít mạo hiểm hơn vì công nghệ được thực tiễn thử thách, nhưng bên mua
công nghệ thường bị thua thiệt, bởi vì trong thị trường cạnh tranh không một xí
nghiệp nào lại bán bí quyết công nghệ mới nhất cho đối thủ cạnh tranh.
Cho nên trong quá trình chuyển giao công nghệ ở nước ta, đặc biệt là quá
trình nhập ngoại công nghệ phải thận trọng và thực hiện đúng các quy định của
nhà nước, thể hiện trong các nguyên tắc đây:
1- Công nghệ nhập ngoại phải là công nghệ tiên tiến, nếu đạt tới trình độ
tiên tiến nhất thì đó là điều lý tưởng.
2- Công nghệ nhập ngoại phải giúp ta tận dụng hết các nguồn lực sản xuất
24
trong nước.
3- Công nghệ nhập ngoại phải thúc đẩy sự phát triển công nghệ quốc gia.
4- Công nghệ nhập ngoại phải phù hợp với trình độ sản xuất của công nhân
Việt Nam và đem lại hiệu quả cao:
5- Công nghệ nhập ngoại không gây ô nhiễm môi trường.
Chuyển giao công nghệ được thực hiện cả ở trong nước và Quốc tế.
Chuyển giao công nghệ có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với từng quốc gia và với
cả thế giới. Với ý nghĩa văn hoá- khoa học, chuyển giao công nghệ vừa kích
thích quá trình lao động sáng tạo của các nhà khoa học, nó vừa thúc đẩy quá
trình sản xuất bằng việc ứng dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học. Chuyển
giao công nghệ đảm bảo tính pháp lý của các chủ thể sáng tạo và quyền sử dụng
hợp pháp các thành quả khoa học ở các cơ sở sản xuất.
Với ý nghĩa kinh tế - thương mại, nó giúp mở rộng sự hợp tác giao lưu kinh
tế khoa học, kỹ thuật giữa các khu vực trong nước và quốc tế, từ đó làm rút ngắn
khoảng cách sự khác biệt trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật
giữa các khu vực và tạo điều kiện để các quốc gia cùng phát triển.
Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước một trong
những con đường quan trọng của chúng ta là phải nhập ngoại công nghệ tiên
tiến, với chiến lược chung là: Bước đầu thích nghi với công nghệ nước ngoài để
áp dụng có kết quả vào sản xuất, dần dần,cải tiếm công nghệ nhập ngoại để có
sản phẩm tốt hơn, khi năng lực khoa học và công nghệ đủ mạnh thì vươn lên
sáng tạo công nghệ Việt Nam có sức cạnh tranh với công nghệ thế giới.
Chuyển giao công nghệ là hoạt động phức tạp có các mức độ, chiều sâu
khác nhau đó là: Trao kiến thức, trao phương tiện kỹ thuật, trao chìa khoá sau
khi xây dựng nhà máy, trao chìa khoá sau khi đã sản xuất ra sản phẩm, trao thị
trường truyền thống tiêu thụ sản phẩm, mức sâu nhất là đầu tư tư bản.
Chúng ta đang tranh thủ tối đa mọi khả năng của chuyển giao công nghệ để
nhanh chóng phát triển kinh tế tiếp kịp trình độ các nước trong khu vực.
C- KỸ THUẬT
- Kỹ thuật là bất kỳ kiến thức kinh nghiệm hoặc kỹ năng có tính chất hệ
thống hoặc thực tiễn được sử dụng cho việc chế tạo sản phẩm hoặc để áp dụng
vào các quá trình sản xuất (kỹ thuật theo nghĩa hẹp).
- Kỹ thuật là bất kỳ kiến thức kinh nghiệm hoặc kỹ năng có tính chiến hệ
25
thống hoặc thực tiễn được sử dụng cho việc sản xuất các sản phẩm hoặc áp dụng
vào mục đích quản lý, thương mai, công nghiệp hoặc trong các lĩnh vực đời
sống xã hội.
Kỹ thuật là những thao tác có thể, cách thức tác động vào sự vật hoặc hiện
tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng.
D- PHÂN BIỆT GIỮA KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT
Trong quá trình sử dụng các thuật ngữ "khoa học", "công nghệ", "kỹ thuật", đôi
khi chúng ta không chú ý đầy đủ đến phân biệt về ý nghĩa chính xác của chúng,
cũng như sự thiếu tách bạch giữa các khái niệm “phát minh”? và sáng chế. Tuy
vậy việc phân biệt một cách rõ ràng các khái niệm này còn chưa được thống
nhất trong các nhà khoa học và giới nghiên cứu.
Về sự phân biệt kỹ thuật và công nghệ, có nhiều quan điểm khác nhau.
Theo Charles Edquist, công nghệ có một ý nghĩa tổng hợp và thường bao hàm
một số những hiện tượng mang đặc trưng xã hội, như trí thức, tổ chức, phân
công lao động xã hội, một phạm trù phi vật chất. Và theo ông thì thuật ngữ kỹ
thuật mang một ý nghĩa hẹp hơn. Nó chỉ những yếu tố vật chất và vật thể, chẳng
hạn, máy móc, thiết bị và sự tác nghiệp, vận nhành của con người.
Theo ông Jacquyes Perrin, công nghệ là sự tư duy về kỹ thuật; nó bao gồm
việc mô tả, phân tích lịch sử, triết lý về kỹ thuật, định hình các khái niên, đào
tạo, truyền bá và hoàn thiện các hoạt động kỹ thuật và ông xem công nghệ là
những tri thức được tổ chức, được định hình trên các kỹ thuật.
Tuy nhiên, không phải sự phân biệt trên đây đã được hiểu thống nhất trong
giới nghiên cứu. Ví dụ. Có một số tác giả lại đưa ra một các hiểu ngược lại. Các
tác giả này đưa ra khái niệm "kỹ thuật công nghiệp" và cho rằng khái niệm kỹ
thuật công nghiệp rộng hơn khái niệm công nghệ và "bao hàm tất cả các hoạt
động (có hệ thống hoặc chỉ đạt được từ thực tiễn) nhằm áp dụng những quy luật
khoa học vào sản xuất công nghiệp. Một điều cần quan tâm là các thuật ngữ
“công nghệ” và “kỹ thuật” trong các nước sử dụng cũng chưa thống nhất.
Trong nghiên cứu khoa học cũng như trong những hoạt động kinh doanh
liên quan đến chuyển giao công nghệ và bảo hộ các quyền sở hữu công nghiệp,
những phạm trù này cần được phân biệt một cách chuẩn xác. Một vài khía cạnh
so sánh về mặt ý nghĩa giữa khoa học và công nghệ được chỉ ra trong bảng tsau:
Bảng so sánh các đặc điểm khoa học là công nghệ
26
TT Khoa học Công nghệ
1 Quá trình nghiên cứu khoa học
mang tính xác xuất
Quá trình điều hành công ghệ mang
tính xác định
2 Hoạt động khoa học mang tính
hướng mới, không lặp lại
Hoạt động công nghệ được tập lại theo
chu kỳ
3 Sản phẩm khó được định hình trước Sản phẩm được định hình theo thiết kế
4 Sản phẩm mang đặc trưng thông tin Đặc trưng sản phẩm tuỳ theo đầu vào
5 Một khoa học có thể ra đời ngẫu
nhiên
Công nghệ ra đời tuỳ thuộc thành tựu
khoa học và sức ép của phát triển
6 Lao động với độ linh hoạt và độ
sáng tạo cao
Lao động bị định khuôn theo quy định
mang tính thiết chế của công nghệ
7 Có thể mang mục đích tự nhân Không mang mục đích tự thân
8 phát minh khoa học tồn tại mãi với
thời gian
Sáng chế công nghệ tồn tại tiêu vong
theo lịch sử tiến bộ kỹ thuật
Sự so sánh chỉ trong bảng chỉ là gợi ý cho người nghiên cứu, người làm
chính sách và quản lý nghiên cứu những cơ sở phương pháp luận phù hợp với
đặc điểm của mỗi loại hình lao động. Trong sự so sánh này; cần lưu ý rằng khái
niệm về công nghệ với những thuộc tính chỉ trong bảng là những công nghệ đã
được xác nhận qua quá trình phát triển của khoa học và công nghệ, đã được
kiểm chứng là không còn rủi ro trong thử nghiệm, nghĩa là đã vượt quạ phạm trù
nghiên cứu để bước vào giai đoạn vận hành ổn định, đủ điều kiện để bàn giao
cho người sử dụng.
27
Chương II
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. KHÁI NIỆM
Nghiên cứu khoa học là sự tìm hiểu khám phá những thuộc tính bản chất
của sự vật hoặc hiện tượng, phát hiện được quy luật vận động của chúng, đồng
thời vận dụng những quy luật ấy để sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới khách
quan.
Nghiên cứu khoa học, suy cho cùng, mang hai nội dung cơ bản sau:
+ Phát hiện quy luật vận động của thế giới khách quan (tự nhiên, xã hội,
con người).
+ Sáng tạo các giải pháp nhằm biến đổi trạng thái của sự vật hoặc hiện
tượng, cải tạo thế giới, tức tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người.
Bản chất nghiên cứu khoa học là các hoạt động sáng tạo của các nhà khoa
học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử dụng vào
cải tạo thế giới.
Chủ thể của nghiên cứu khoa học là các nhà khoa học với những phẩm chất
trí tuệ và tài năng đặc biệt, được đào tạo chu đáo. Quá trình nghiên cứu được
thực hiện trong một cơ quan nghiên cứu với một tập thể có tiềm lực mạnh, được
tổ chức chặt chẽ, có chương trình chiến lược hoạt động. Sự sáng tạo khoa học
bao giờ cũng được bắt đầu từ một ý tưởng của cá nhân và sau đó được sự hỗ trợ,
hợp tác nghiên cứu của một tập thể, theo ý tưởng định hướng nghiên cứu của
người đề xuất. Vì vậy, có thể nói: chủ thể nghiên cứu khoa học vừa là cá nhân,
vừa là tập thể.
Mục đích của nghiên cứu khoa học là tìm tòi, khám phá bản chất và các
quy luật vận động của thế giới, tạo ra thông tin mới, nhằm ứng dụng chúng vào
sản xuất vật chất hay tạo ra những giá trị tinh thần, để thỏa mãn nhu cầu cuộc
sống của con người. Nhiều nghiên cứu khoa học không chỉ là nhận thức thế giới
mà còn cải tạo thế giới, khoa học đích thực luôn vì cuộc sống con người.
Phương pháp nghiên cứu khoa học là phương pháp nhận thức thế giới bao
gồm những quan điểm tiếp cận, những quy trình, các thao tác cụ thể để tác động
vào đối tượng để làm bộc lộ bản chất của đối tượng. Nghiên cứu khoa học còn
phải sử dụng những công cụ đặc biệt, có tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe trong định
28
tính và định lượng để thí nghiệm, thực nghiệm đo lường và kiểm định sản
phẩm sáng tạo.
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học là hệ thống thông tin mới về thế giới và
những giải pháp cải tạo thế giới. Cho nên có thể nói khoa học luôn hướng tới cái
mới. Nhiều ý tưởng khoa học độc đáo đi trước thời đại và có giá trị dẫn dắt sự
phát triển của thực tiễn.
Sản phẩm khoa học luôn được kế thừa, hòan thiện, bổ sung theo đà tiến bộ
của xã hội lòai người và ngày một tiệm cận tới chân lý khách quan. Mỗi lý
thuyết khoa học được hình thành, phát triển hưng thịnh, rồi lạc hậu nhường chỗ
cho cái mới, cái tiến bộ, cái có triển vọng hơn.
Giá trị của nghiên cứu khoa học được quyết định bởi tính thông tin, tính
ứng dụng và sự đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Thông tin khoa học phải có tính
khách quan, có độ tin cậy, có thể kiểm tra được bằng các phương pháp khác
nhau.
Quá trình nghiên cứu khoa học: quá trình nghiên cứu khoa học diễn ra phức
tạp, luôn chứa đựng những mâu thuẫn, liên tục xuất hiện những xu hướng, các
trường phái lý thuyết, các giả thuyêt, các dự báo khác nhau, thậm chí trái ngược
nhau và kết cục cái nào phù hợp với hiện thực, đem lại lợi ích cho con người là
cái chiến thắng. Khoa học là cách mạng với nghĩa đó.
Nghiên cứu khoa học có chứa đựng những yếu tố mạo hiểm, bởi vì nghiên
cứu khoa học không phải lúc nào cũng thành công. Sự thành công sẽ tạo ra giá
trị mới cho nhân loại và có cả những thất bại rủi ro, đó là sự phải trả giá của
nghiên cứu khoa học, nhưng chính sự thất bại đó cũng là một thông tin có ích để
đồng nghiệp không lặp lại sai lầm tương tự.
II. CHỨC NĂNG VÀ CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Chức năng của nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là hoạt động phức tạp. Cùng với lịch sử phát triển của
loài người, trình độ nhận thức khoa học ngày một nâng cao. Tổng kết lịch sử
phát triển khoa học người ta thấy loài người đã trải qua mấy trình độ nhận thức
sau đây:
Trình độ mô tả: Mô tả khoa học là trình bày lại những kết quả nghiên cứu
một hiện tượng hay một sự kiện khoa học làm sao cho đối tượng đó được thể
hiện đến mức độ nguyên bản tối đa.
29
Tri thức mô tả là những tri thức thu nhận được qua quan sát, điều tra và
được trình bày hệ thống ký hiệu có tính trực quan, đồng thời là những khái niệm
có liên quan đến hệ thống ký hiệu này. Mô tả là biện pháp quan trọng để chuẩn
bị tư liệu cho việc giải thích khoa học.
Trong mô tả thường người ta phân biệt mô tả định tính và mô tả định
lượng.
Mô tả định tính là chỉ rõ các đặc trưng về vật chất của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ, Trái đất và sao kinh tinh quay xung quanh mặt trời theo một quỹ đạo bầu
dục, “Quy theo một quỹ đạo bầu dục” là một đặc trưng về chất của cả hai hành
tinh Trái đất và Kim tinh. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mô tả dựa trên những
tiêu chí định tính trên đây, thì người ta chưa thể phân biệt được Trái đất và Kim
tinh khác nhau như thế nào. Vì vậy, sự mô tả định tính phải được bổ sung bằng
các mô tả định lượng.
Mô tả định lượng là tiêu chí chỉ rõ các đặc trưng về lượng của sự vật hoặc
hiện tượng. Trong ví dụ trên, người ta biết được một trong những đặc trưng về
lượng là chu kỳ quay của Trái đất xung quanh mặt trời là 365,24 ngày đêm; còn
chu kỳ của Kim tinh xung quanh Mặt trời là 224,7 ngày đêm. Đó là các mô tả
định lượng.
Mô tả khoa học tuy đã cố gắng cho ta hình ảnh đầy đủ về đối tượng nghiên
cứu hiện thực, nhưng mô tả chưa đạt tới trình độ thiết lập được các mối liên hệ
có tính quy luật, bản chất bên trong của đối tượng, vì thế nó vẫn còn dừng ở mức
độ nhận thức thực tiễn và kinh nghiệm.
Trình độ giải thích: Giải thích khoa học là trình bày một cách tường minh
bản chất của đối tượng nghiên cứu, bằng cách chỉ rõ rằng đối tượng ấy đã tuân
thủ một phần hay toàn bộ các quy luật chung của sự phát triển hiện thực.
Cơ sở cần thiết cho mọi sự giải thích khoa học là các tài liệu về đối tượng
phải đầy đủ, chính xác, ngôn ngữ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, phù hợp với các
lôgíc của suy luận, tư tưởng học thuật phải phù hợp với các lý thuyết khoa học
đã được chứng minh.
Giải thích khoa học cố gắng phản ánh trung thực các sự kiện của hiện thực,
chỉ ra nguồn gốc phát sinh, phát triển, mối quan hệ của sự kiện với các sự kiện
khác, với môi trường xung quanh, những điều kiện, nguyên nhân, những hệ quả
đã có hay có thể xẩy ra.
30
Trình độ giải thích khoa học như vậy đã cố gắng đi sâu vào bản chất của sự
kiện, bắt đầu tham gia vào quá trình tìm kiếm quy luật vận động của đối tượng
nhận thức.
Tuy nhiên đạt tới trình độ chính xác đến đâu, còn phụ thuộc vào khả năng
của người nghiên cứu và mức độ tự bộc lộ của đối tượng
Trình độ phát hiện: Trình độ phát hiện là trình độ nghiên cứu hướng tới
bản chất của các sự kiện, hiện tượng khách quan một cách chủ động nhằm khám
phá các quy luật vận động và phát triển của chúng. Phát hiện đồng nghĩa với
phát minh, với quá trình sáng tạo ra chân lý mới làm phong phú thêm kho tàng
tri thức của nhân loại.
Trình độ phát triển khoa học là trình độ nhận thức sáng tạo cao nhất của
con người, được thực hiện bằng những phương thức đặc biệt, với những công
cụ, phương tiện tinh sảo và với những quy trình kỹ thuật khắt khe làm cho đối
tượng bộc lộ nguyên hình với những dấu hiệu bản chất, với các quy luật vận
động và phát triển khách quan.
Tri thức phát hiện tạo nên các khái niệm, phạm trù, các quy luật các lý
thuyết, học thuyết mới, những phương pháp nghiên cứu mới, những quy trình
công nghệ mới, đó là những tri thức có giá trị đối với lý luận và thực tiễn.
2. Loại hình nghiên cứu khoa học
Việc lựa chọn loại hình nghiên cứu khoa học được quyết định bởi mục tiêu
nghiên cứu và chủng loại sản phẩm thu được sau quá trình nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu khoa học có thể rất khác nhau:
hoặc là phát hiện quy luật, mô tả, giải thích nguyên nhân vận động của sự vật
hoặc hiện tượng; hoặc là sáng tạo nguyên lý những giải pháp phục vụ cho các
hoạt động xã hội khác nhau của con người.
Chủng loại sản phẩm sẽ thu nhận được sau nghiên cứu: có thể là các phát
hiện, phát kiến, phát minh, vv cũng có thể là các giải pháp, bí quyết, sáng chế,
v.v
Tùy thuộc mục tiêu nghiên cứu và sản phẩm thu nhận sau nghiên cứu,người
ta chia ra những loại hình nghiên cứu khác nhau: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
dứng dụng hoặc triển khai.
a) Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu cơ bản là loại hình nghiên cứu có mục tiêu là tìm tòi, sáng tạo
ra những tri thức mới, những giá trị mới cho nhân loại. Nghiên cứu cơ bản đi sâu
31
khám phá bản chất và quy luật vận động và phát triển của thế giới ở cả hai phía
vi mô và vĩ mô. Tri thức sáng tạo từ nghiên cứu cơ bản là tri thức nền tảng cho
mọi quá trình nghiên cứu và ứng dụng tiếp theo.
Kết quả của nghiên cứu cơ bản luôn là những phân tích lý luận, những kết
luận về quy luật, những định luật, định lý Cuối cùng, trên cơ sở những nghiên
cứu này, người nghiên cưu đưa ra những phát hiện, phát kiến, phát minh, xây
dựng nên những cơ sở lý thuyết có một giá trị tổng quát cho nhiều lĩnh vực hoạt
động.
Nghiên cứu cơ bản là loại hình nghiên cứu phức tạp nhất do đội ngũ các
nhà khoa học có trình độ năng lực sáng tạo đặc biệt tiến hành. Với những yêu
cầu cao về trang thiết bị, với những chương trình nghiên cứu lâu dài, một nguồn
tài chính lớn, tốn kém và mạo hiểm. Chỉ có các nước có tiềm lực khoa học mạnh
mới có khả năng tổ chức loại hình nghiên cứu cơ bản một cách rộng rãi.
Nghiên cứu cơ bản được phân thành hai loại: Nghiên cứu cơ bản thuần túy
và nghiên cứu cơ bản định hướng.
Nghiên cứu cơ bản thuần túy: Nghiên cứu cơ bản thuần túy còn được gọi là
nghiên cứu tự do hoặc nghiên cứu cơ bản không định hướng. Nghiên cứu cơ bản
thuần túy có mục tiêu là phát hiện, sáng tạo ra giá trị mới, những quy luật,
những lý thuyết khoa học mới dù chưa có địa chỉ ứng dụng.
Sản phẩm của nghiên cứu cơ bản thuần túy có thể là các phát hiện, phát
minh, phát kiến, các công thức và thường dẫn đến việc hình thành hệ thống lý
thuyết có ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong lịch sử khoa học, chúng ta gặp rất nhiều những phát hiện của nghiên
cứu cơ bản thuần túy trong mọi lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội, chẳng hạn,
Newtơn phát hiện định luật hấp dẫn vũ trụ, Galileo phát hiện các vệ tinh của Sao
Mộc, Marie Curie phát hiện nguyên tố phóng xạ uranium, Adam Smith phát
hiện “bày tay vô hình” của kinh tế thị trường, Karl Marx phát hiện ra quy luật về
thặng dư. Đó đều là sản phẩm của những nghiên cứu cơ bản thuần túy.
Tác giả các phát hiện này không thể dự kiến hết được, thậm chí không hề
dự kiến được những phát hiện của mình sẽ được nhằm vào mục đích áp dụng
nào và dẫn đến những kết quả, những ảnh hưởng lớn lao như thế nào trong đời
sống xã hội.
Nghiên cứu cơ bản định hướng: Nghiên cứu cơ bản định hướng có mục
tiêu để tìm ra những kiến thức mới, giải pháp mới theo yêu cầu của thực tiễn xã
hội hay sản xuất, đã có sẵn địa chỉ ứng dụng. Hay nói cách khác đây là những
32
nghiên cứu cơ bản đã dự kiến trước mục đích ứng dụng. Nghiên cứu cơ bản định
hướng còn được gọi là nghiên cứu thăm dò và đôi khi được hiểu là một loại hình
nghiên cứu để xác định phương hướng nghiên cứu. Thí dụ, hoạt động thăm dò
địa chất mỏ cũng xem là nghiên cứu cơ bản định hướng, bởi vì nó nhằm khám
phsa quy luật (định tính và định lượng) phân bố khoáng sản trong lòng đất. Hoạt
động nghiên cứu này hướng vào mục đích phục vụ nhu cầu khai thác khoáng
sản.
Nghiên cứu nền tảng: nghiên cứu nền tảng là những nghiên cứu dựa trên
các quan sát, đo đạc để thu thập số liệu và dữ kiện nhằm mục đích tìm hiểu và
khám phá quy luật của tự nhiên. Thuộc loại hình nghiên cứu nền tảng có thể liệt
kê một số dạng như nghiên cứu dịch tễ học trong y; điều tra cơ bản tài nguyên
và các điều kiện thiên nhiên như điều tra địa chất, nghiên cứu đại dương, khí
quyển, khí tượng; tổng hợp các hóa chất, nghiên cứu bản chất vật lý, hóa học,
sinh học.
Nghiên cứu chuyên đề: Nghiên cứu chuyên đề là nghiên cứu có hệ thống
một hiện tượng đặc biệt của tự nhiên, ví dụ trạng thái plasma của vật chất, của
bức xạ vũ trụ, gien di truyền.
Những loại hình nghiên cứu cơ bản định hướng thuộc dạng này không chỉ
đưa đến những cơ sở lý thuyết quan trọng, mà còn có thể dẫn đến những ứng
dụng có ý nghĩa lớn lao trong kinh tế và trong các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội.
Chúng ta không nên hiểu đồng nhất giữa hai khái niệm nghiên cứu cơ bản
và khoa học cơ bản
b) Nghiên cứu ứng dụng
Nghiên cứu ứng dụng là loại hình nghiên cứu có mục tiêu là tìm cách vận
động những tri thức cơ bản để tạo ra những quy trình công nghệ mới trong sản
xuất, những nguyên lý mới trong quản lý kinh tế xã hội.
Sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng có thể là một giải pháp về công nghệ
có tính mới về nguyên lý, vật liệu mới, sản phẩm mới, giải pháp hữu ích, sáng
chế.
Điều quan trọng nhất để phân biệt nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng
dụng là ở chỗ, nghiên cứu cơ bản thì đưa ra những tri thức mới về bản chất, quy
luật vận động và hiện tượng, còn nghiên cứu ứng dụng đưa ra những nguyên lý
mới về giải pháp tác động vào sự vật hoặc hiện tượng.
33
Đây là một loại hình nghiên cứu phù hợp với quy luật phát triển của khoa
học hiện đại, nó làm rút ngắn thời gian từ khi phát minh đến khi ứng dụng.
Chính nghiên cứu ứng dụng đã làm cho khoa học trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển cả khoa học lẫn sản xuất.
Nghiên cứu ứng dụng là một trong những con đường quan trọng nhất giúp
cho các nước phát triển nhanh chóng, bỏ qua giai đoạn nghiên cứu cơ bản tốn
kém để tiến kịp các nước phát triển có tiềm lực khoa học mới. Nhật Bản là thí dụ
điển hình.
Cũng như đối với nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng không nên hiểu
đồng nghĩa với khoa học ứng dụng. Và điều cần lưu ý nữa là, mặc dầu loại hình
này có tên gọi là nghiên cứu ứng dụng, nhưng kết quả của nó thì chưa ứng dụng
được. Để có thể đưa kết quả của nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng trong thực tế
thì còn phải tiến hành một loại hình nghiên cứu khác, có tên gọi là nghiên cứu
triển khai.
c) Nghiên cứu triển khai
Nghiên cứu triển khai là loại hình nghiên cứu có mục tiêu là tìm khả năng
áp dụng đại trà các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời
sống xã hội, tạo ra các mô hình chế biến thông tin khoa học thành ra sản phẩm
tinh thần hay vật chất.
Nghiên cứu triển khai là loại hình nghiên cứu nối liền khoa học và đời
sống, là con đường đưa khoa học tới nơi cần sử dụng, chính nó làm cho ý tưởng
khoa học trở thành hiện thực, làm phát triển nền kinh tế văn hóa xã hội, làm tăng
chất lượng cuộc sống của con người.
Đặc trưng của nghiên cứu triển khai là sự vận dụng các quy luật (thu được
từ nghiên cứu cơ bản) và nguyên lý (thu được từ nghiên cứu ứng dụng) để đưa
ra các hình mẫu với những tham số đủ mang tính khả thi về kỹ thuật.
Sản phẩm của nghiên cứu triển khai chỉ mới là những vật mẫu, hình mẫu có
tính khả thi về kỹ thuật, nghĩa là đã được khẳng định, không còn xác suất rủi ro
về mặt kỹ thuật trong áp dụng. Điều này chưa hòan toàn có nghĩa là đã có thể áp
dụng vào một địa chỉ cụ thể nào đó, bởi vì, để áp dụng được vào một điều kiện
cụ thể xác định còn phải tính đến khả năng về tài chính, kinh tế, môi trường, xã
hội, chế độ, chính trị, v.v
d) Nghiên cứu dự báo
Nghiên cứu dự báo là loại hình nghiên cứu có mục tiêu là phát hiện những
triển vọng, những khả năng xu hướng mới của sự phát triển của khoc học và
34
thực tiễn. Nghiên cứu dự báo dựa trên các quy luật và tốc độ phát triển của khoa
học hiện đại, trên cơ sở các tiềm lực khoa học quốc gia và thế giới. Nghiên cứu
dự báo dựa trên kết quả phân tích và tổng hợp một số lượng lớn các thông tin
khách quan về các thành tựu của khoa học, đồng thời dựa vào nhu cầu khả năng
phát triển cuộc sống của xã hội hiện đại. Các dự báo gồm:
+ Những thành tựu của khoa học và thực tiễn có thể đạt được trong tương
lai. Những triển vọng của những phát minh, số lượng và chất lượng thông tin
mới.
+ Những xu hướng, trường phái khoa học, những chương trình khoa học
mới, những khả năng phát triển tiềm lực khoa học quốc gia và quốc tế.
+ Những khả năng hình thành các tổ chức khoa học mới và những triển
vọng của sự phát triển tiềm lực khoa học quốc gia và quốc tế.
Nghiên cứu dự báo có ba cấp:
- Cấp 1: Dự báo cho 15-20 năm.
- Cấp 2: Dự báo cho 40-50 năm
- Cấp 3: Dự báo cho 1 thế kỷ
Mọi dự báo đều chứa đựng những thông tin giả định, tuy vậy nó có vai trò
to lớn trong phát triển cả thực tiễn và lý luận khoa học. Cuộc sống hiện thực,
nhu cầu thực tế, tiềm năng của khoa học sẽ bổ sung và sửa đổi dự báo. Số phận
của dự báo chịu ảnh hưởng của sự phát triển xã hội và những bí mật của thiên
nhiên được phát hiện.
3. Ý nghĩa của việc xác định loại hình nghiên cứu
Trong nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu cần bắt đầu từ việc thiết lập
sự kiện, quan sát và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu
chính là cái mà người nghiên cứu phải kiểm chứng trong toàn bộ tiến trình
nghiên cứu.
Đặt giả thuyết nghiên cứu: Mỗi loại hình nghiên cứu tương ứng với nhiều
loại giả thuyết nghiên cứu. Bất cứ nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học nào,
người nghiên cứu cũng cần phải đưa ra những giả thuyết nghiên cứu. Giả thuyết
nghiên cứu sẽ được chứng minh hoặc bác bỏ sau khi được kiểm chứng bởi chính
người nghiên cứu.
- Với nghiên cứu cơ bản, người nghiên cứu cần đưa ra những giả thuyết về
bản chất hay quy luật vận động của sự vật hoặc hiện tượng.
35
- Với nghiên cứu ứng dụng, người nghiên cứu cần đưa ra những giả thuyết
về hình mẫu.
Khi đã xác định được loại hình nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ định
hướng được sản phẩm nghiên cứu của mình, đưa ra được những kết luận giả
định (giả thuyết nghiên cứu) để theo đuổi.
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nghiên cứu khoa học trước hết là một hoạt động xã hội, là một dạng nhân
công lao động xã hội. Nhưng nghiên cứu khoa học có những đặc điểm khác với
các loại hình lao động khác, nhất là so với lao động trong lĩnh vực sản xuất vật
chất. Những đặc điểm ấy làm cho lao động nghiên cứu khoa học khó đánh giá.
Chính Marx cũng phải nói rằng: “Sản phẩm của lao động khoa học luôn luôn
được đánh giá kém xa so với giá trị thực của nó, bởi vì giá trị lao động sống
nhằm tái tạo ra nó không thể nào so sánh được với giá trị lao động quá khứ đã
sáng tạo ra nó lần đầu tiên”. Để minh họa, Marx đã lấy ví dụ, “Bất kỳ một em
học sinh tiểu học nào cũng có thể học thuộc lòng một bản cửu chương. Trong
khi các nhà bác học phải mất bao nhiêu năm nghiên cứu mới xây dựng nên nó.
Để có cơ sở đánh giá giá trị và tầm quan trọng của loại hình lao động này, chúng
ta nêu lên một số đặc điểm cơ bản của nghiên cứu khoa học.
1. Tính mới mẻ
Nghiên cứu khoa học là một quá trình thâm nhập vào thế giới của những sự
vật, hiện tượng mà con người chưa biết. Vì vậy, quá trình nghiên cứu khoa học
là quá trình sáng tạo luôn hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo mới.
Trong nghiên cứu khoa học không có sự phát hiện lại hoặc sáng tạo lại. Vì vậy,
tính mới là thuộc tính số một của lao động khoa học.
Đặc điểm trên đây cho thấy một đặc điểm khác, là quá trình nghiên cứu
khoa học không có sự lặp lại một thí nghiệm hoặc một quan sát đúng như công
việc đã làm trước đó. Ví dụ, khi làm lại một thí nghiệm hóa học với những thành
phần hóa chất tham gia phản ứng vẫn được giữ nguyên như ban đầu, thì các
tham số về điều kiện phản ứng, như nhiệt độ, áp suất, v.v phải thay đổi.
“Tính mới” cần phải được hiểulà, cho dù đạt được một phát hiện mới,
nhưng người nghiên cứu còn tiếp tục vươn tới những phát hiện mới hơn. Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng, tính mới của nghiên cứu khoa học không hề mâu thuẫn,
và do vậy, không thể bị hiểu lầm bởi một tính chất khác về tính tin cậy của kết
quả nghiên cứu.
36
2. Tính thông tin
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học được thể hiện dưới nhiều dạng, có thể
đó là một báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, song cũng có thể là một mẫu
vật liệu mới, mẫu sản phẩm mới, mô hình thí điểm về một phương pháp tổ chức
sản xuất mới, vv Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp này, sản phẩm khoa
học luôn mang đặc trưng thông tin về quy luật vận động của sự vật hoặc hiện
tượng, thông tin về quy trình công nghệ và các tham số đi kèm quy trình đó.
Ví dụ, trong trường hợp kết quả nghiên cứu cho sản phẩm là một kilogram
thóc giống vừa được thử nghiệm thành công. Nhìn bề ngoài, nó có thể không
khác bao nhiêu so bởi một kilogram thóc khác, nhưng đi sâu vào bên trong, nó
chứa đựng những thông tin hoàn toàn mới về kỹ thuật lai tạo, kỹ thuật canh tác,
khả năng chống chịu sâu bệnh, chế độ chăm bón, tưới tiêu, bảo vệ thực vật, v.v...
3. Tính khách quan
Tính khách quan vừa la đặc điểm của nghiên cứu khoa học, vừa là một tiêu
chuẩn của người nghiên cứu khoa học. Một nhận định vội vã theo cảm tính, một
kết luận thiếu các xác nhận bằng kiểm chứng chưa thể xem là một phản ánh
khách quan về bản chất của sự vật hoặc hiện tượng.
4. Tính tin cậy
Tính tin cậy là một thuộc tính của sản phẩm khoa học. Một kết quả nghiên
cứu đạt được nhờ một phương pháp nào đó chỉ có thể xem là tin cậy khi nó có
khả năng kiểm chứng lại nhiều lần do nhiều người khác nhau thực hiện trong
những điều kiện quan sát hoặc thí nghiệm hoàn toàn giống nhau và với những
kết quả thu được hoàn toàn giống nhau.
Một kết quả ngẫu nhiên dù phù hợp với giả thuyết đã đặt ra trước đó cũng
chưa thể xem là đủ tin cậy để kết luận về bản chất của sự vận động hoặc hiện
tượng. Điều này dẫn đến một nguyên tắc mang tính phương pháp luận của
nghiên cứu khoa học, là khi trình bầy một kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu
đã chỉ rõ các điều kiện, các nhân tố và phương tiện thực hiện (nếu có). Ví dụ,
khi nói “nước sôi ở nhiệt độ 1000C”, thì người nghiên cứu đã phải chỉ ra điều
kiện là nước nguyên chất, đun nóng dưới áp xuất 1atm. Nếu lặp lại các điều kiện
giống như thế, mọi người đều có thể đạt được kết quả giống như những kết quả
đạt được trước đó.
5. Tính rủi ro
Tính hướng mới của nghiên cứu khoa học quy định một thuộc tính quan
trọng khác của nghiên cứu khoa học, đó chính là tính rủi ro. Một nghiên cứu có
37
thể thành công, có thể thất bại. Sự thất bại trong nghiên cứu khoa học có thể do
nhiêu nguyên nhân với các mức độ khác nhau, chẳng hạn, do thiếu những thông
tin cần thiết và đủ tin cậy; do trình độ kỹ thuật của thiết bị thí nghiệm không đáp
ứng nhu cầu kiểm chứng giả thuyết; do khả năng thực hiện của người nghiên
cứu chưa đủ tầm để xử lý vấn đề; do giả thuyết nghiên cứu đặt ra sai; do những
tác nhân bất khả kháng,v.v
Ngay cả những nghiên cứu đã thử nghiệm thành công vẫn chịu những rủi
ro trong áp dụng kỹ thuật chưa được làm chủ, hoặc ngay cả khi đã thử nghiệm
thành công thì vẫn không thể đi đến quyết định áp dụng vì một nguyên nhân xã
hội nào đó.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu khoa học, sự thất bại cũng được xem là một
kết quả. Kết quả ấy cũng được mang ý nghĩa về một kết luận của nghiên cứu
khoa học, mà nội dung là, các giả thuyết đã đặt ra không được xác nhận về mặt
khoa học, nghĩa là, trong sự vật hoặc hiện tượng không tồn tại quy luật hoặc giải
pháp như đã dự kiến. Kết quả này cũng phải được tổng kết lại, được lưu giữ như
một tài liệu khoa học nghiêm túc. Mục đích của sự tổng kết là để tránh cho các
nhà nghiên cứu khác không dẫm trên lên lối mòn, lãng phí các nguồn lực nghiên
cứu.
6. Tính kế thừa
Ngày nay không còn một công trình nghiên cứu khoa học nào bắt đầu từ
chỗ hoàn toàn trống không về kiến trúc. Mỗi nghiên cứu phải kế thừa các kết
quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học rất xa khác nhau. Chẳng hạn, khi nghiên
cứu kinh tế học, Marx đã kế thừa những kiến thức về mô hình toán học để thiết
lập mô hình toán học của quá trình tái sản xuất xã hội.
Tính kế thừa có một ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận nghiên
cứu: một người nghiên cứu chân chính không bao giờ đóng cửu cố thủ trong
những “kho tàng” lý luận và phương pháp luận “riêng có” của mình mà bài xích
sự thâm nhập cả về lý luận và phương pháp luận từ các lĩnh vực khoa học dù là
rất khác nhau.
Hàng loạt các phương hướng nghiên cứu mới và các bộ môn khoa học mới
xuất hiện chính là kết quả kế thừa lẫn nhau giữa các bộ môn khoa học. Chẳng
hạn, sự xuất hiện bộ môn Kinh tế chính trị học chính là kết quả kế thừa những
cơ sở lý luận và phương pháp luận của chính trị học và nghiên cứu kinh tế học.
Hiển tính kế thừa mang một ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt phương
pháp luân: Trước hết, người nghiên cứu không giữ thái độ quá cứng nhắc và tự
38
mãn đối với những hệ lý luận và phương pháp luận “của mình” đến mức từ chối
tiếp nhận những cơ sở lý luận và phương pháp luận tiên tiến của các bộ môn
khoa học khác. Hơn nữa, người nghiên cứu không ngộ nhận và áp đặt những lý
luận và phương pháp luận “của mình” cho các lĩnh vực nghiên cứu khác.
7. Tính cá nhân
Dù là một công trình nghiên cứu khoa học do một tập thể thực hiện, thì vai
trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính chất quyết định. Tư duy cá nhân trong
nghiên cứu chính là quá trình tự tìm tòi, điều tra, sáng tạo để có ý kiến riêng có
giá trị mới mẻ về mặt khoa học. Người nghiên cứu nên thường xuyên kiểm tra
trong các tác phẩm của mình về xuất xứ của các sản phẩm trí tuệ, xem đâu là sản
phẩm tư duy của riêng mình, đâu là ý kiến cấp trên, đâu là tiếp thu của người
khác hoặc kế thừa từ một công trình nghiên cứu của các đồng nghiệp đi trước.
8. Tính kinh phí
Tính kinh phí là một đặc trưng đáng lưu ý của nghiên cứu khoa học. Đặc
trưng này thể hiện ở một số điểm sau:
- Lao động nghiên cứu khoa học rất khó định mức một cách chính xác như
trong lĩnh vực sản xuất vật chất, thậm chí có thể nói, lao động khoa học hầu như
không thể định mức.
- Những thiết bị chuyên dụng cho nghiên cứu khoa học hầu như không thể
khấu hao, nếu nó được đặt trong balô của các nhà nghiên cứu. Có hai lý do:
+ Thứ nhất, tần suất sử dụng không ổn định và hầu như rất thấp. Một kính
hiển vi điện tử rất đắt tiền có thể chỉ sử dụng để phân tích một vài mẫu thí
nghiệm trong một tuần, đôi khi sử dụng dồn dập trong vài ba ngày với tần suất
24/24 giờ, và sau đó hàng tháng, thậm chí hàng năm không sử dụng đến nữa.
+ Thứ hai, tốc độ hao mòn vô hình luôn vượt trước rất xa so với tốc độ hao
mòn hữu hình, một thiết bị thí nghiệm hoặc một máy vi tính đắt tiền chưa kịp
hao mòn hữu hình thì đã bị lỗi thời về kỹ thuật.
- Hiệu quả kinh tế của nghiên cứu khoa học hầu như không thể xác định
được, ngay cả những kết quả nghiên cứu về kỹ thuật dưới dạng các sáng chế và
hình mẫu rất có giá trị về kỹ thuật, thậm chí có thể giá trị mua bán rất cao trên
thị trường, song không thể áp dụng chỉ vì một lý do thuần túy xã hội, và như vậy
hiệu quả kinh tế cũng không thành hiện thực.
- Lợi nhuận trong nghiên cứu khoa học không dễ xác định.
39
IV. TIỀM LỰC KHOA HỌC
Tiềm lực khoa học của một quốc gia là năng lực khoa học quốc gia đảm
bảo cho mọi hoạt động và phát triển của toàn bộ hệ thống tổ chức nghiên cứu
khoa học và công nghệ của đất nước. Tiềm lực khoa học dồi dào, khai thác có
hiệu quả sẽ tạo ra mọi thành công trong hiện đại hóa khoa học của quốc gia.
Tiềm lực khoa học được biểu hiện bằng các thông số sau đây:
1. Nhân lực khoa học
Nhân lực khoa học là đội ngũ những người tham gia trực tiếp vào quá trình
nghiên cứu sáng tạo khoa học. Nhân lực khoa học là tiềm năng của mọi tiềm
năng, là nhân tố quan trọng nhất tạo ra mọi thành công không những cho khoa
học, mà còn cho tất cả các lĩnh vực hoạt động khác của nhân loại.
Nhân lực khoa học bao gồm: các nhà khoa học, các nhân viên kỹ thuật và
dịch vụ khoa học, đội ngũ này hỗ trợ nhau trong tìm tòi, sáng tạo ra mọi giá trị
khoa học.
Nhân lực khoa học quan trọng nhất là các nhà khoa học. Các nhà khoa học
là những người có trình độ từ đại học trở lên trực tiếp tham gia vào quá trình
nghiên cứu và giảng dạy ở các Viện nghiên cứu và các Trường Đại học. Đội ngũ
này gồm có:
+ Trợ lý nghiên cứu và trợ lý giảng dạy
+ Nghiên cứu viên và giảng viên
+ Nghiên cứu viên chính và giảng viên chính
+ Nghiên cứu viên cấp cao, phó giáo sư, viện sĩ. Với các học vị: Cử nhân
khoa học, thạc sĩ khoa học và Tiến sĩ khoa học.
Điều quan trọng nhất của nhân lực khoa học là khả năng sáng tạo của họ.
Các nhà khoa học thường có ba mức độ tài năng:
1- Những người có khả năng tạo ra những lý thuyết độc đáo, những trường
phái mới, làm phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ. Những người này tuy
rất ít nhưng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của khoa học.
2- Những người có khả năng nghiên cứu để hoàn thiện và bổ sung tri thức
hiện có, làm phong phú thêm kho tàng tri thức nhân loại.
3- Những người có khả năng giải quyết những tình huống, những công việc
cụ thể nẩy sinh trong sản xuất và đời sống xã hội.
Các nhà khoa học tài năng có những phẩm chất đặc biệt sau đây:
40
1- Có trí tuệ phát triển cao, linh hoạt, độc đáo, luôn hướng vào bản chất của
mọi vấn đề, biết quan sát, biết phê phán và đánh giá, đồng thời cũng biết bổ
sung, hoàn thiện những thiếu sót của mình và của người khác.
2- Có tri thức toàn diện và sâu sắc trong lĩnh vực chuyên ngành, đồng thời
có hiểu biết rộng về các lĩnh vực liên ngành.
3- Có óc tưởng tượng sáng tạo, có khả năng trực giác, tiên đoán chính xác,
táo bạo và mạo hiểm trong tư duy và trong hành động.
4- Say mê khoa học, có khả năng tập trung cao độ và lâu dài vào một đối
tượng nghiên cứu dù là rất hẹp.
5- Có tính mục đích cao, kiên trì với ý tưởng khoa học, không ngại gian
khổ khó khăn, quyết tâm đạt tới mục đích bằng mọi biện pháp sáng tạo.
6- Có các phẩm chất đặc biệt: Khách quan, trung thực, thẳng thắn, khiêm
tốn, ham học hỏi, có tinh thần hợp tác và đôi khi có những tính cách độc đáo
khác.
Trong suốt cuộc đời lao động của nhà khoa học tính tích cực sáng tạo phát
triển không đều, tạo thành “đường cong sáng tạo”. Một quy luật cần được các
nhà tổ chức, quản lý và đào tạo quan tâm thích đáng.
Thực tiễn đã xác minh: Trí lực và sáng tạo của con người giảm theo tuổi
tác, sự cằn cỗi trí tuệ lấn áp sức sống và tính năng động, ở tuổi già việc tiếp thu
cái mới trở nên khó khăn. Các nhà khoa học cũng có tuổi già, thậm chí còn già
nhanh hơn người bình thường, bởi vì ở tuổi trẻ họ đã lao động quá mệt mỏi, đã
cống hiến nhiều trí lực cho khoa học.
Theo thống kê, ở nước ta hiện nay có khoảng trên hai vạn cán bộ khoa học
đang làm việc trong hơn 350 Viện nghiên cứu và trường Đại học. Đây là con số
lớn và nó phát triển rất nhanh trong mấy thập niên vừa qua. Họ là vốn quý, đang
làm phát triển nhanh chóng bộ mặt của đất nước. Tuy nhiên, đa số những nhà
khoa học có trình độ cao đã vào tuổi trung niên.
Để xây dựng và phát huy hết tiềm năng của nhân lực khoa học, cần có quy
hoạch đào tạo cán bộ trẻ, bổ xung thường xuyên đội ngũ cán bộ trẻ cho các Viện
nghiên cứu khoa học, các trường Đại học cần sắp xếp họ vào các vị trí làm việc
hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ làm việc. Cần có chính sách đặc
biệt đối với tài năng, cần ưu đãi nhân tài, coi nhân tài và trí tuệ như tài sản quý
giá nhất của quốc gia.
41
2. Tài lực khoa học
Tài lực khoa học là toàn bộ ngân sách đầu tư cho khoa học và công nghệ.
Tài lực là thông số quan trọng để đánh giá tiềm lực khoa học của một quốc gia
và là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự thành công của mọi kế hoạch triển khai
nghiên cứu khoa học.
Ở các nước phát triển, người ta dành một khoản ngân sách lớn cho triển
khai nghiên cứu khoa học và công nghệ. Đây là khoản tài chính khổng lồ, với
hàng trăm tỷ USD, dành cho các chương trình khoa học. Nhờ có tài lực dồi dào
họ đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn.
Ở nước ta, theo kế hoạch nhà nước sẽ dành 2% tổng thu nhập quốc dân
ngân sách cho nghiên cứu khoa học vào năm 2000. Ngoài ngân sách do nhà
nước đầu tư, còn có các nguồn khác bổ xung như vay vốn ngân hàng, nguồn tự
tạo do hợp đồng, liên kết nghiên cứu sản xuất, chuyển giao công nghệ và viện
trợ của các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ. Ngân sách khoa học đang
được dùng để chi cho xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị, chi trả lương và sau đó
là chi cho các chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở tới cấp nhà
nước
3. Thông tin khoa học
Thông tin theo nghĩa chung nhất là các tin tức có ích cho một hoạt động
nào đó. Thông tin này có hai cấp: thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.
+ Thông tin sơ cấp (còn gọi là thông tin đầu nguồn) được thu nhận từ các
hoạt động xã hội hoặc sản xuất, từ các cuộc điều tra cơ bản, điều tra xã hội hay
quan sát thực tiễn
+ Thông tin thứ cấp (còn gọi là thông tin tinh) đã qua xử lý bằng kỹ thuật
toán học hay máy tính, thông tin thứ cấp được cung cấp cho các cơ quan nghiên
cứu để chọn lọc, xử lý và sử dụng theo mục đích của các hệ đề tài. Đó chính là
thông tin khoa học. Nhờ có bộ máy lôgíc với phép suy luận đặc biệt mà thông
tin trở thành các lý thuyết khoa học.
Như vậy, thông tin khoa học là các tài liệu lý thuyết hoặc số liệu thực tiễn
(đã qua xử lý) cung cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Nhờ có thông tin
khoa học mà bộ máy khoa học mới có thể vận hành tạo ra những giá trị mới.
Thông tin khoa học là sản phẩm nghiên cứu khoa học hoặc thu nhập từ hoạt
động thực tiễn, thông tin khoa học lại là “nguyên liệu” để khoa học tái sản xuất
tạo ra thông tin mới có giá trị cao hơn.
42
Nghiên cứu khoa học theo lý thuyết thông tin đó là quá trình thu thập, gia
công xử lý thông tin để tạo hệ thống các lý thuyết thông tin mới.
Các nguồn cung cấp thông tin thường là:
+ Từ các ấn phẩm công bố trong nước và thế giới.
+ Từ các kho tài liệu lưu trữ quốc gia.
+ Từ các kết quả điều tra cơ bản hay điều tra xã hội, các cuộc phỏng vấn,
các cuộc thội thảo khoa học.
+ Các số liệu thực tế trong hoạt động kinh tế, xã hội của trung ương và địa
phương
Số lượng và chất lượng thông tin là những chỉ tiêu rất quan trọng đối với
hoạt động nghiên cứu khoa học. Về mặt số lượng, thông tin cần phải phong phú,
đa dạng, nhiều chiều. Về mặt chất lượng, thông tin phải khách quan, chính xác
và cập nhật. Thông tin là điều kiện sống còn của hoạt động khoa học. Thiếu
thông tin, nghiên cứu khoa học sẽ rơi vào tình trặng của hoạt động khoa học.
Thiếu thông tin, nghiên cứu khoa học sẽ rơi vào tình trạng mất phương hướng,
lạc hậu, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.
4. Vật lực khoa học
Vật lực khoa học là toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, vật tư kỹ thuật chuyên
dùng trong nghiên cứu khoa học. Vật lực là một trong bốn nguồn lực đảm bảo
cho thành công của hoạt động nghiên cứu khoa học. Cơ sở vật chất đầy đủ, thiết
bị phong phú, hiện đại là điều kiện thuận lợi để khoa học phát triển nhanh và
ngược lại thiếu vật lực không thể tiến hành bất cứ hoạt động khoa học nào.
Vật lực khoa học bao gồm:
+ Cơ sở hạ tầng như trụ sở làm việc, phòng thí nghiện, nhà xưởng nơi
nghiên cứu, sản xuất thực nghiệm.
+ Máy móc, thiết bị kỹ thuật phổ thông hay đặc chủng chuyên dùng cho
nghiên cứu khoa học.
+ Nguyên liệu, vật tư kỹ thuật sử dụng trong thí nghiệm, thực nghiệm, sản
xuất thử nghiệm
Về nguyên tắc, trong nghiên cứu khoa học phương tiện, thiết bị phải đầy
đủ, tinh xảo, hiện đại, với tiêu chuẩn kỹ thuật cao, nguyên vật liệu sử dụng phải
tinh khiết, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về định tính và định lượng.
43
Nguồn cung cấp thiết bị, vật tư khoa học rất đa dạng, có thể là tự chế tạo
hay đặt ra hàng từ nhà máy chuyên sản xuất thiết bị khoa học. Đối với Việt Nam
nhập từ nước ngoài vẫn là nguồn quan trọng nhất
Tóm lại, nghiên cứu khoa học là một hoạt động được tổ chức đặc biệt, mục
đích của nó nhận thức và cải tạo thế giới, phục vụ cho lợi ích của con người. Để
nghiên cứu khoa học mỗi quốc gia phải có tiềm năng, trong đó tiềm năng trí tuệ
là tiềm năng của mọi tiềm năng. Các nguồn lực khác là điều kiện thiết yếu đảm
bảo cho nghiên cứu khoa học thành công. Nghiên cứu khoa học phải được tổ
chức thành hệ thống chặt chẽ, với những chương trình chiến lược quốc gia.
44
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkhtn1720_p1_4334.pdf