Việt Nam và WTO
I.Lịch sử hình thành WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân của nó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT).GATT ra đời sau Đại chiến Thế giới lần thứ 2 trong trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, mà điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, thường được biết đến như là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay. Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế điều tiếtcác lĩnh vực về công ăn việc làm, về thương mại hàng hoá, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hoá mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên. Hiến chương thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thoả thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ 11/1947 đến 24/3/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được.Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở vòng đàm phán thuế đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký kết Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1948.
Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ Hiệp uruguay (1986- 1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập chung xây dựng các Hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các vấn đề về hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) với tư cách là một sự thoả thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tuỳ ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrakesh (Marốc), kết thúc Hiệp uruguay, các thành viên của GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT. Theo đó, WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995.
28 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3525 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình ra nhập WTO của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam và WTO
Lịch sử hình thành WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân của nó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT).GATT ra đời sau Đại chiến Thế giới lần thứ 2 trong trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, mà điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, thường được biết đến như là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay. Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế điều tiếtcác lĩnh vực về công ăn việc làm, về thương mại hàng hoá, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hoá mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên. Hiến chương thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thoả thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ 11/1947 đến 24/3/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được.Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở vòng đàm phán thuế đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký kết Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1948.
Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ Hiệp uruguay (1986- 1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập chung xây dựng các Hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các vấn đề về hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) với tư cách là một sự thoả thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tuỳ ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrakesh (Marốc), kết thúc Hiệp uruguay, các thành viên của GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT. Theo đó, WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995.
Cơ cấu tổ chức của WTO:
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là tổ chức quốc tế duy nhất quản lý luật lệ giữa các quốc gia trong thương mại quốc tế. Đó là những hiệp định đã (và đang tiếp tục) được đàm phán và ký kết giữa các quốc gia hoặc lãnh thổ quan thuế thành viên. Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng- nhóm họp ít nhất hai năm một lần. Hội nghị Bộ trưởng đầu tiên được tổ chức tại Singapore tháng 12/1996; Hội nghị Bộ trưởng lần thứ hai tổ chức tại Geneva tháng 5/1998; và Hội nghị Bộ trưởng lần thứ ba sẽ được tổ chức tại Seattle (Mỹ) vào cuối năm 1999.
Giữa hai kỳ Hội nghị, Đại hội đồng (bao gồm đại diện có thẩm quyền của tất cả các thành viên) có chức năng thường trực và báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng. Đại Hội đồng thời đóng vai trò là một “cơ quan giải quyết tranh chấp” và “cơ quan rà soát chính sách” của WTO. Dưới Đại Hội đồng là Hội đồng về thương mại hàng hoá, Hội đồng về thương mại dịch vụ, và Hội đồng về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Các Hội đồng trên chịu trách nhiệm điều hành việc thực thi Hiệp định WTO về từng lĩnh vực thương mại tương ứng. Tham gia các Hội đồng là đại diện của các thành viên:
- Hội đồng hàng hoá điều hành công việc của 11 Uỷ ban và Cơ quan giám sát hàng dệt.
- Hội đồng dịch vụ gồm các Uỷ ban về dịch vụ tài chính và Uỷ ban về các cam kết cụ thể. Ngoài ra còn có các nhóm công tác chuyên trách một số lĩnh vực.
Phần lớn các quyết định của WTO đều được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Trong một số trường hợp nhất định, khi không đạt được sự đồng thuận, các thành viên có thể tiến hành bỏ phiếu. Khác với nhiều tổ chức khác, mỗi thành viên WTO chỉ có quyền bỏ một phiếu và các phiếu bầu của các thành viên có giá trị ngang nhau. Hầu hết các thành viên hiện tại của WTO đều là thành viên trước đây của GATT. Các quốc gia và lãnh thổ tự chủ về chính sách thương mại cũng có thể gia nhập WTO với điều kiện thông thường là được tất cả thành viên chấp thuận. Khi không thể đạt được đồng thuận, việc kết nạp có thể chỉ cần 2/3 số phiếu bầu. Quá trình gia nhập được dựa trên cơ sở xem xét các chính sách kinh tế, thương mại của nước đang xin gia nhập và các cuộc đàm phán song phương về mở cửa thị trường. Việc gia nhập của một nước được chính thức hoá bằng việc ký vào Nghị định thư gia nhập, và có hiệu lực 30 ngày sau khi nộp văn bản thông báo việc cơ quan có thẩm quyền đã thông qua hay phê chuẩn Nghị định thư gia nhập.
Những nguyên tắc cơ bản của WTO:
Toàn bộ hoạt động của WTO dựa trên một loạt các văn bản pháp lý chặt chẽ đề cập tới rất nhiều lĩnh vực thương mại liên quan tới hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ.Tuy nhiên các văn bản pháp lý này chỉ dựa trên một số nguyên tắc sau:
Nguyên tắc thứ nhất: Không phân biệt đối xử.
Mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viên khác đối xử không kém ưu đãi hơn đối xử mà thành viên đó dành cho sản phẩm của một nước thứ ba (Đãi ngộ Tối huệ quốc- MFN).Mỗi thành viên sẽ không dành cho sản phẩm của công dân nước mình đối xử ưu đãi hơn so với sản phẩm của người nước ngoài (Đãi ngộ quốc gia- NT).
Nguyên tắc thứ hai: Thương mại phải ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán.
Các hàng rào cản trở thương mại dần dần được loại bỏ, cho phép các nhà sản xuất hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn có thời gian điều chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu. Mức độ cắt giảm các hàng rào bảo hộ được thoả thuận thông qua các cuộc đàm phán song phương và đa phương.
Nguyên tắc thứ ba: Dễ dự đoán.
Các nhà đầu tư cũng như chính phủ nước ngoài tin chắc rằng các hàng rào thương mại (thuế quan và các hàng rào phi thuế khác) sẽ không bị tăng một cách tuỳ tiện. Cam kết về thuế quan và các biện pháp khác bị “ràng buộc” về mặt pháp lý.
Nguyên tắc thứ tư: Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng.
Hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định.
Nguyên tắc thứ năm: Dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi.
Các ưu đãi này được thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang phát triển có một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ hay có thời gian quá độ dài hơn để điều chỉnh chính sách.
C ác điều khoản chung :
1.1 Các thuật ngữ chung về tiêu chuẩn hoá và quy trình đánh gíá sự phù hợp thông thường phải được hiểu theo các định nghĩa đã được chấp nhận trong khuôn khổ hệ thống Liên Hiệp quốc và do các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế đưa ra có chú ý đến ngữ cảnh của chúng và phù hợp với các đối tượng và mục tiêu của Hiệp định này.
1.2 Tuy nhiên, nội dung của các thuật ngữ nêu trong Phụ lục 1 được áp dụng vì các mục tiêu của Hiệp định này.
1.3 Tất cả các sản phẩm bao gồm sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp, là đối tượng thi hành các điều khoản của Hiệp định này.
1.4 Các yêu cầu đối với việc mua sản phẩm và các yêu cầu đối với việc tiêu thụ sản phẩm do các cơ quan chính phủ đề ra không phải là đối tượng thi hành các điều khoản của Hiệp định này mà được đề cập đến trong Hiệp định về mua sắm của Chính phủ, phù hợp với nội dung của Hiệp định đó.
1.5 Các điều khoản của Hiệp định này không áp dụng cho các biện pháp vệ sinh động vật và thực vật như đã quy định tại Phụ lục A của Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp Vệ sinh Động vật và Thực vật.
1.6 Tất cả các dẫn chiếu trong Hiệp định này về các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp phải được coi là bao gồm cả những sửa đổi của chúng và các bổ sung đối với quy chế hoặc phạm vi sản phẩm của chúng, ngoại trừ các sửa đổi và bổ sung không quan trọng.
Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại :
(WTO Agreement on TBT)
Các Thành viên,
- Tham gia Vòng đàm phán Urugoay về Thương mại Đa biên;
- Mong muốn thúc đẩy các mục tiêu của GATT 1994.
- Thừa nhận sự đóng góp quan trọng của các tiêu chuẩn quốc tế và các hệ thống đánh giá sự phù hợp có thể mang lại trong vấn đề này thông qua việc nâng cao hiệu quả sản xuất và thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế;
- Do đó mong muốn tăng cường việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế và các hệ thống đánh giá sự phù hợp này;
- Tuy nhiên cũng mong muốn đảm bảo rằng các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật bao gồm cả các yêu cầu về bao gói, ghi dấu và ghi nhãn và các quy trình đánh giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật đó không tạo ra các trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế,
- Thừa nhận rằng không nước nào bị ngăn cản áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất khẩu của mình hoặc để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ của con người, động vật hoặc thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hành động gian lận ở các mức độ mà nước đó cho là thích hợp, với điều kiện là chúng không được sử dụng theo cách có thể tạo ra một phương thức phân biệt đối xử khác nhau hoặc không công bằng giữa các nước có những điều kiện như nhau hoặc một sựhạn chế được ngụy trang đối với thương mại quốc tế, và chúng phải phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này;
- Thừa nhận rằng không nước nào bị ngăn cản áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ những lợi ích an ninh cơ bản của mình;
- Thừa nhận những đóng góp của hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế có thể tạo ra nhằm chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển;
- Thừa nhận rằng các nước đang phát triển có thể gặp những khó khăn đặc biệt trong việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và các quy trình đánh giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật đó, và mong muốn giúp đỡ họ trong vấn đề này;
Thống nhất các điều dưới đây:
Các điều khoản chung
Quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn
Sự phù hợp với các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn
Thông tin và trợ giúp
Các cơ quan, tư vấn và giải quyết tranh chấp
Điều khoản cuối cùng
Các phụ lục
Quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn:
Điều 2 :Soạn thảo, ban hành và áp dụng các quy định kỹ thuật ở cấp các cơ quan chính phủ trung ương
Liên quan đến các cơ quan chính phủ trung ương:
2.1 Các Thành viên phải đảm bảo rằng theo các quy định kỹ thuật, các sản phẩm nhập khẩu từ một lãnh thổ của bất cứ Thành viên nào đều phải được đối xử không ít thuận lợi hơn cách đối xử được áp dụng cho các sản phẩm nội địa tương tự và cho các sản phẩm tương tự xuất xứ từ bất cứ nước nào khác.
2.2 Các Thành viên phải đảm bảo rằng các quy định kỹ thuật không được soạn thảo, ban hành và áp dụng với quan điểm hoặc nhằm để tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế. Với mục đích như vậy, các quy định kỹ thuật không được hạn chế thương mại quá mức cần thiết để thực hiện một mục tiêu hợp lý, có tính đến những rủi ro do việc không thực hiện nó có thể gây ra. Ngoài những yếu tố khác, các mục tiêu hợp lý đó là: các yêu cầu về an ninh quốc gia; ngăn ngừa hành động gian lận; bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ của con người, động vật hoặc thực vật, bảo vệ môi trường. Để đánh giá các rủi ro đó, ngoài những yếu tố khác, yếu tố liên quan cần xem xét là: những thông tin khoa học và kỹ thuật hiện có, công nghệ xử lý có liên quan hoặc thời hạn sử dụng sản phẩm dự kiến.
2.3 Các quy định kỹ thuật không được duy trì áp dụng, nếu tính hình thực tế hoặc các mục tiêu đề ra khi ban hành chúng không còn tồn tại hoặc nếu tình hình thực tế hoặc các mục tiêu đã thay đổi có thể tiến hànhtheo phương thức ít gây hạn chế thương mại hơn.
2.4 Một khi các quy định kỹ thuật là cần thiết và các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan còn hiệu lực hoặc sắp ban hành, các Thành viên phải áp dụng toàn bộ hoặc một phần của chúng như là căn cứ đối với các quy định kỹ thuật của mình, trừ trường hợp khi các tiêu chuẩn quốc tế hoặc các phần có liên quan đó bị vô hiệu hoặc không còn thích hợp để thực hiện các mục tiêu pháp lý cần thiết, ví dụ vì các yếu tố khí hậu hoặc địa lý cơ bản hoặc các vấn đề công nghệ quan trọng.
2.5 Một Thành viên khi dự thảo, ban hành và áp dụng một quy định kỹ thuật có thể gây ảnh hưởng nhiều tới thương mại của các Thành viên khác, thì phải giải thích cơ sở hợp pháp của quy định kỹ thuật đó theo yêu cầu của Thành viên khác dựa trên các điều khoản của các mục 2.2 đến 2.4 ở trên. Một khi một văn bản quy định kỹ thuật đã được xây dựng, ban hành và áp dụng dựa trên một trong những mục tiêu hợp pháp quy định rõ ở mục 2.2 và nó phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, thì nó phải được coi là không tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế.
2.6 Với mục tiêu thống nhất hoá càng nhiều càng tốt các quy định kỹ thuật, các Thành viên phải tham gia tích cực trong phạm vi nguồn lực của mình vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế do các cơ quan tiêu chuẩn hoá có liên quan tiến hành đối với các sản phẩm mà Thành viên đã chấp nhận hoặc sẽ chấp nhận các quy định kỹ thuật.
2.7 Các thành viên phải xem xét một cách có thiện chí việc chấp nhận các quy định kỹ thuật được coi là tương đương của các Thành viên khác ngay cả trong trường hợp các quy định này khác biệt với các quy định của mình, và yên tâm rằng các quy định này hoàn toàn đáp ứng các mục tiêu đối với các quy định của chính mình.
2.8 Khi cần thiết các Thành viên phải đề ra các quy định kỹ thuật dựa trên các yêu cầu sử dụng sản phẩm thay vì các đặc tính thiết kế hoặc mô tả sản phẩm.
2.9 Một khi chưa có một tiêu chuẩn quốc tế tương ứng hoặc nội dung kỹ thuật của một quy định kỹ thuật dự kiến ban hành không phù hợp với nội dung kỹ thuật của các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan và nếu quy định kỹ thuật đó có ảnh hưởng lớn tới thương mại của các Thành viên khác, các Thành viên phải:
2.9.1 Thông báo trong ấn phẩm càng sớm càng tốt để tạo điều kiện cho các bên quan tâm của các Thành viên khác biết rằng họ dự định ban hành một quy định kỹ thuật cụ thể;
2.9.2 Thông báo cho các Thành viên khác thông qua Ban Thư ký về các sản phẩm sẽ được điều chỉnh trong quy định kỹ thuật dự kiến ban hành cùng với bài giới thiệu ngắn gọn về mục tiêu và lý do cơ bản để ban hành quy định này. Các thông báo này phải đuợc thực hiện sớm, khi mà các sửa đổi bổ sung còn có thể tiến hành và các góp ý còn có thể xử lý được.
2.9.3Khi có yêu cầu, phải cung cấp cho các Thành viên khác văn bản hoặc bản sao của quy định kỹ thuật dự kiến ban hành và nếu có thể cần chỉ rõ những phần khác biệt nhiều với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan;
2.9.4 Đưa ra thời hạn không phân biệt đối xử để các Thành viên khác góp ý bằng văn bản; thảo luận về các góp ý này khi có yêu cầu và tiếp thu các văn bản góp ý và các kết quả thảo luận này.
2.10 Liên quan đến các khoản nêu trong mục 2.9 trên đây, khi phát sinh hoặc có nguy cơ phát sinh các vấn đề khẩn cấp về an toàn, sức khoẻ, bảo vệ môi trường hoặc an ninh quốc gia đối với một Thành viên nào đó, Thành viên này có thể bỏ qua một trong các bước nêu trong đoạn 9 nói trên nếu thấy cần thiết, nhưng Thành viên đó khi ban hành quy định kỹ thuật phải:
2.10.1 Thông báo ngay cho các Thành viên khác thông qua Ban Thư ký về quy định kỹ thuật cụ thể đó và các sản phẩm được đề cập tới với những lời giải thích ngắn gọn về mục tiêu và lý do cơ bản để ban hành quy định này, bao gồm cả nội dung của các vấn đề khẩn cấp đó.
2.10.2 Khi có yêu cầu, cung cấp cho các Thành viên khác bản sao quy định kỹ thuật này;
2.10.3 Cho phép với sự không phân đối xử các Thành viên khác trình bày góp ý bằng văn bản, thảo luận các góp ý này khi có yêu cầu và tiếp thu các văn bản góp ý và các kết quả thảo luận này.
2.11 Các Thành viên phải đảm bảo rằng tất cả các quy định kỹ thuật đã ban hành phải được công bố kịp thời hoặc bằng cách nào đó tạo điều kiện cho các bên quan tâm của các Thành viên khác biết các quy định kỹ thuật đó.
2.12 Ngoài các trường hợp khẩn cấp nêu ở mục 2.10 nói trên, các Thành viên phải đưa ra một khoảng thời gian hợp lý từ thời điểm công bố các quy định kỹ thuật đến thời điểm có hiệu lực của chúng để các nhà sản xuất của các Thành viên xuất khẩu, và đặc biệt là các Thành viên là nước đang phát triển, có thời gian điều chỉnh sản phẩm hoặc phương pháp sản xuất của mình theo các yêu cầu của Thành viên nhập khẩu đó.
Điều 3 : Xây dựng, ban hành và áp dụngcác quy định kỹ thuật ở cấp cơ quan nhà nước địa phương và tổ chức phi Chính phủ.
Liên quan đến các cơ quan nhà nước địa phương và tổ chức phi Chính phủ của mình trong phạm vi lãnh thổ của mình:
3.1 Các Thành viên phải áp dụng các biện pháp thích hợp trong phạm vi khả năng của mình để đảm bảo sự phù hợp của các cơ quan này với các điều khoản của Điều 2 với một ngoại trừ về trách nhiệm thông báo như quy định tại mục 2.9.1 và 2.10.1 của Điều 2.
3.2 Các thành viên phải đảm bảo rằng các quy định kỹ thuật của các cơ quan nhà nước địa phương chịu sự điều chỉnh trực tiếp của các quy định kỹ thuật của cơ quan nhà nước trung ương của các Thành viên, phải được thông báo phù hợp với các điều khoản của mục 2.9.2 và 2.10.1 của Điều 2, nhưng lưu ý rằng việc thông báo sẽ không bắt buộc đối với các quy định kỹ thuật mà nội dung kỹ thuật của chúng cơ bản là giống như nội dung của các quy định kỹ thuật đã thông báo trước đó của các cơ quan nhà nước trung ương của Thành viên có liên quan.
3.3 Các Thành viên cần liên lạc với các Thành viên khác kể cả việc thông báo, quy định thông tin, góp ý kiến và trao đổi thảo luận nêu trong mục 2.9 và 2.10 của Điều 2 thông qua cơ quan nhà nước trung ương.
3.4 Các Thành viên không được áp dụng các biện pháp đòi hỏi hoặc khuyến khích các cơ quan nhà nước địa phương hoặc các tổ chức phi chính phủ trong phạm vi lãnh thổ của mình hành động theo phương thức không phù hợp với các điều khoản của Điều 2
3.5 Các Thành viên chịu trách nhiệm tuân thủ tất cả các điều khoản của Điều 2 theo như quy định của Hiệp định này. Các Thành viên phải đề ra và áp dụng các biện pháp và cơ chế có hiệu quả để hỗ trợ các cơ quan khác ngoài các cơ quan nhà nước trung ương tuân thủ các điều khoản của Điều 2.
Điều 4 : Xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn
4.1 Các Thành viên phải đảm bảo rằng các cơ quan tiêu chuẩn hoá nhà nước trung ương của mình chấp nhận và tuân thủ Quy chế thủ tục xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn quy định trong Phụ lục 3 của Hiệp định này (được gọi là " Quy chế" trong Hiệp định này). Các Thành viên phải áp dụng các biện pháp thích hợp trong phạm vi khả năng của mình để đảm bảo rằng các cơ quan tiêu chuẩn hoá ở địa phương và các tổ chức tiêu chuẩn hoá phi chính phủ trong phạm vi lãnh thổ của mình, cũng như các cơ quan tiêu chuẩn hoá khu vực mà họ hoặc một hoặc nhiều các cơ quan trong lãnh thổ của họ là thành viên, phải chấp nhận và tuân thủ Quy chế này. Ngoài ra, các Thành viên không được áp dụng các biện pháp gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp để đòi hỏi hoặc khuyến khích các cơ quan tiêu chuẩn hoá đó hành động theo cách không phù hợp với Quy chế này. Trách nhiệm của các Thành viên đối với việc tuân thủ các điều khoản của Quy chế này của các cơ quan tiêu chuẩn hóa là phải thực thi, bất kể một cơ quan tiêu chuẩn hoá nào đó có chấp nhận Quy chế hay không.
4.2 Các cơ quan tiêu chuẩn hoá đã chấp nhận và tuân thủ Quy chế phải được các Thành viên thừa nhận là tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp định này.
Đàm phán với Mỹ về gia nhập WTO tại Oasinhtơn:
Hà Nội (TTXVN) - Văn phòng Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế cho biết, vòng đàm phán song phương mới với Mỹ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã bắt đầu tại Oasinhtơn từ ngày 14/3 và dự kiến sẽ kéo dài trong ba ngày.Uỷ ban này còn cho biết, các cuộc đàm phán song phương với 8 nước thành viên khác là Canađa, Thuỵ Sĩ, Ôxtrâylia, Nhật Bản, Côlômbia, Ấn Độ, Aixơlen và Paragoay, từ 22 đến 24/2, tại Giơnevơ cũng đã đạt được những kết quả tích cực, rút ngắn hơn nữa khoảng cách giữa sự nhượng bộ của Việt Nam và những yêu cầu của các đối tác.Việt Nam và các bên đàm phán đã tiếp tục làm rõ những vấn đề còn tồn tại và đề ra những giải pháp cụ thể nhằm kết thúc đàm phán song phương trong thời gian sớm nhất. Đoàn đàm phán của Việt Nam, bao gồm đại diện các bộ Thương mại, Tài chính, Bưu chính Viễn thông, Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước và Văn phòng Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế đã linh hoạt đề xuất một số nhượng bộ mới trong mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ. Một số đối tác bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ đối với tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam và cũng thể hiện sự linh hoạt giảm bớt các yêu cầu về mức độ tự do hoá thị trường hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam. Họ cũng lạc quan rằng khoảng cách giữa hai bên không còn xa, hy vọng Việt Nam có thể được kết nạp ngay tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước WTO ở Hồng Công vào cuối năm nay. Đàm phán song phương Việt Nam - Nhật Bản đã kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh với việc đạt được một số kết quả trong lĩnh vực thuế đối với hàng hoá, về sở hữu trí tuệ và mở cửa lĩnh vực dịch vụ, ngân hàng, vận tải, phân phối hàng hoá.
Các thông tin liên quan về gia nhập WTO ở Việt Nam :
Việt Nam luôn hoan nghênh bất cứ chương trình nghiên cứu nào nhằm mục đích tẩy độc, chẩn đoán, điều trị bệnh cho các nạn nhân chất độc da cam/điôxin ở Việt Nam (13-04-2005)
Ông Mike Moore, nguyên Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Niu Dilân ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO (13-04-2005)
Thứ trưởng Lê Văn Bàng thăm làm việc tại Mỹ (13-04-2005)
Ngành dịch vụ Việt Nam và định hướng phát triển trong thời gian tới (11-04-2005)
Nhân dân Việt Nam rất bất bình trước phán quyết của Tòa án Liên bang Hoa Kỳ (03-04-2005)
Nhà nước Việt Nam luôn phấn đấu để người dân được hưởng tốt hơn và đầy đủ hơn các quyền con người (03-04-2005)
Lãnh đạo WTO ủng hộ Việt Nam gia nhập tổ chức này (31-03-2005)
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng trả lời câu hỏi của phóng viên ngày 29/03/2005 (30-03-2005)
Trao đổi đoàn các cấp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (21-03-2005)
Mỹ thừa nhận những tiến bộ về tôn giáo ở Việt Nam (21-03-2005)
Đoàn Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ thăm Gia Lai (21-03-2005)
Phó chủ tịch Quỹ tưởng niệm cựu chiến binh Mỹ: Việt Nam rất cởi mở về tôn giáo (21-03-2005)
Đàm phán song phương Việt Nam - Nhật Bản về gia nhập WTO (18-03-2005)
Kêu gọi giới khoa học làm rõ tác hại của chất độc da cam (15-03-2005)
Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam kiện các công ty hoá chất Mỹ (15-03-2005)
Bác đơn kiện của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam là phán quyết sai lầm và bất công (15-03-2005)
Đã có 99 nước thỏa thuận đối xử tối huệ quốc và ưu đãi đặc biệt trong thương mại với Việt Nam (14-03-2005)
Ngoại trưởng ASEAN-EU cam kết giúp Việt Nam gia nhập WTO (14-03-2005)
Phán quyết của toà án phải tôn trọng sự thật và công lý (11-03-2005)
Bằng chứng của các nạn nhân da cam Việt Nam là xác đáng (11-03-2005)
Toạ đàm về Dự án Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (11-03-2005)
Hội đồng Hòa bình Thế giới ủng hộ vụ kiện chất độc da cam (11-03-2005)
Khai mạc hội nghị quốc tế về hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam (11-03-2005)
Xây dựng pháp luật phục vụ đàm phán gia nhập WTO (10-03-2005)
Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển: Cố gắng cao nhất để gia nhập WTO (10-03-2005)
Bình luận của TTXVN về Báo cáo hàng năm về tình hình nhân quyền thế giới năm 2004: Sự can thiệp đội lốt nhân quyền (10-03-2005)
Thu thập một triệu chữ ký người dân Mỹ ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (08-03-2005)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên án những người gây ra tội ác da cam (07-03-2005)
Những người có lương tri đều ủng hộ các nạn nhân da cam (04-03-2005)
Dư luận thế giới về Vụ kiên chất độc màu da cam (03-03-2005)
Bắt đầu phiên tòa xét xử vụ kiện của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Chặng đường đòi thực thi công lý (01-03-2005)
Khởi động vòng đàm phán gia nhập WTO với 7 nước (01-03-2005)
Mỹ hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS (28-02-2005)
Quan hệ kinh tế Việt - Mỹ:Đã có nền móng khá vững chắc (25-02-2005)
Các Hạ nghị sỹ Mỹ muốn thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ (25-02-2005)
Vụ kiện của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam:Giáo sư Phan Thị Phi Phi sẽ tham dự phiên tranh tụng đầu tiên (25-02-2005)
Cao ủy Thương mại châu Âu:Việt Nam sẽ gia nhập WTO trong năm 2005 (24-02-2005)
Việt Nam là thị trường đặt hàng dệt may chiến lược của Mỹ (24-02-2005)
Phim tài liệu "Những nẻo đường công lý":Thành công đầu tiên: Chọn nhân chứng (24-02-2005)
Chờ đợi sự phán quyết công bằng của toà án Mỹ (23-02-2005)
Ra mắt Tổ chức hữu nghị Mỹ-Việt tại New York (23-02-2005)
Vụ kiện của nạn nhân chất độc da cam: Nguyên đơn có đủ chứng lý để buộc tội (23-02-2005)
Hội thảo "nối mạng với Hoa Kỳ" (23-02-2005)
Mỹ hỗ trợ Đà Nẵng đào tạo doanh nhân (22-02-2005)
Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển trả lời phỏng vấn Báo Lao Động về việc Việt Nam gia nhập WTO (22-02-2005)
Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, Cu Ba tổ chức gặp mặt kiều bào đầu Xuân (21-02-2005)
Mỹ phải nhận trách nhiệm đối với các nạn nhân Đioxin Việt Nam (18-02-2005)
Bệnh viện Từ Dũ - Nơi chứng kiến nhiều nỗi đau chất độc da cam (18-02-2005)
Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ðại sứ Hoa Kỳ Michael W.Marine (03-02-2005)
Báo Quân đội nhân dân phỏng vấn ông Võ Văn Sung nhân 32 năm ký Hiệp định Paris (01-02-2005)
Triển lãm ảnh về Việt Nam tại Mỹ (20-01-2005)
Xem triển lãm ảnh "Nỗi đau & nụ cười" (20-01-2005)
Những người Mỹ muốn làm ăn lâu dài ở Việt Nam (19-01-2005)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An tiếp bà Đại sứ Charlene Barshefsky, nguyên đại diện thương mại Hoa Kỳ:Trong quá trình hội nhập, Việt Nam cần sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế (19-01-2005)
Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp Chủ tịch Quỹ châu Á của Hoa Kỳ (17-01-2005)
Toàn cầu hóa kinh tế - cách tiếp cận, cơ hội và thách thức (Bài viết của Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đăng trên Báo Nhân dân Điện tử ngày 17/01/2005) (17-01-2005)
Liên quan đến việc cấp thị thực cho bà Loretta Sanchez vào Việt Nam (17-01-2005)
Việt Nam yêu cầu phía Hoa Kỳ có những quyết định phù hợp với quan hệ giữa hai nước (17-01-2005)
Liên quan tới việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (17-01-2005)
Kêu gọi ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO (17-01-2005)
Tiến trình vụ kiện chất độc da cam ở Mỹ (17-01-2005)
Họ đang kích động bạo lực ở Tây Nguyên (17-01-2005)
Nỗ lực giành quyền sống cho nạn nhân chất độc màu da cam ở Việt Nam (16-01-2005)
Trợ lý Chủ tịch UB đối ngoại Thượng viện Mỹ thăm Việt Nam (07-01-2005)
Doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không bán phá giá tôm vào thị trường Hoa Kỳ (31-12-2004)
Mở đường bay thẳng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (31-12-2004)
Mở đường bay thẳng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (21-12-2004)
Phát biểu của Trợ lý Bộ trường Ngoại giao Nguyễn Đức Hùng tại Hội thảo quan hệ Việt - Mỹ (21-12-2004)
Chuyến bay thẳng Mỹ - Việt Nam đầu tiên đến Thành phố Hồ Chí Minh (17-12-2004)
Thúc đẩy đối ngoại nhân dân, tăng cường quan hệ Việt-Mỹ (17-12-2004)
TP Hồ Chí Minh-San Francisco tăng cường hợp tác (17-12-2004)
VASEP phản đối DOC về việc áp thuế đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm vào Mỹ (06-12-2004)
Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO (26-11-2004)
Chúc mừng ông G.W.Bush được bầu lại làm Tổng thống Hoa Kỳ (23-11-2004)
Mỹ hợp tác xây dựng trung tâm tài năng ở Việt Nam (22-11-2004)
Quan hệ Việt Nam - Hoa kỳ (11-11-2004)
Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam (04-11-2004)
Trao trả hài cốt quân nhân Hoa kỳ (26-10-2004)
Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ cái gọi là “Dự luật nhân quyền Việt Nam 2004” (13-10-2004)
Việt Nam phản đối quyết định của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ (13-10-2004)
VVA trao cho Việt Nam thông tin về 300 bộ đội mất tích (30-09-2004)
DOC sửa lại phán quyết sơ bộ với tôm Việt Nam (15-09-2004)
Việt Nam-Hoa kỳ ký bản ghi nhớ gia hạn hiệp định dệt may (15-09-2004)
Phó Thủ tướng Vũ Khoan tiếp Trợ lý Ngoại trưởng Hoa kỳ James Kelly (15-09-2004)
Hoa Kỳ chia sẻ kinh nghiệm chống ma túy (30-08-2004)
Doanh nghiệp Việt Nam-Mỹ cần tăng cường giao lưu (30-08-2004)
Đối thoại về lao động giữa Việt Nam và Hoa kỳ (30-08-2004)
Đoàn Hạ viện Hoa Kỳ kết thúc chuyến thăm Việt Nam (30-08-2004)
Tàu hải quân Hoa Kỳ thăm thành phố Đà Nẵng (27-08-2004)
Việt Nam-Mỹ ký bản ghi nhớ gia hạn hiệp định dệt may (27-08-2004)
Liên quan đến quyết định của Tổng thống G.Bush đưa Việt Nam vào chương trình tài trợ chống HIV/AIDS toàn cầu (27-08-2004)
Xin chia buồn với gia đình cựu Tổng thống R. Reagan (27-08-2004)
Mỹ, Việt Nam, Lào và CPC hợp tác tìm kiếm POW/MIA (26-08-2004)
Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không phản ánh đúng thực tế ở Việt Nam (26-08-2004)
Mọi nỗ lực giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại sẽ góp phần tăng cường và phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. (26-08-2004)
Nghị quyết 427 vừa được một số nghị sĩ Hoa Kỳ đưa ra không phản ánh đúng tình hình thực tế ở Việt Nam (25-08-2004)
Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện phát triển (25-08-2004)
Viên chức Sứ quán Mỹ thăm Huế và trường hợp Thích Thiện Hạnh (25-08-2004)
Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về chuyến thăm Mỹ từ 9-12/11/2003 (25-08-2004)
Về những đề tài tranh luận trong chiến dịch vận động bầu cử của nước Mỹ (24-08-2004)
Hoa Kỳ khẳng định không ủng hộ các tổ chức, cá nhân nào hoạt động lật đổ Chính phủ Việt Nam (24-08-2004)
Việt Nam phản đối Nghị quyết của Hội đồng thành phố Garden Grove (24-08-2004)
Nghị quyết H.Con.Res. 378 can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam (24-08-2004)
Về báo cáo “Hỗ trợ nhân quyền và Dân chủ” của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2003-2004 (24-08-2004)
Hoan nghênh quyết định của Tổng thống G.Bush gia hạn miễn áp dụng điều luật bổ sung Jackson-Vanik (24-08-2004)
Việt Nam mong muốn sớm gia nhập WTO (24-08-2004)
Về kết luận sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đối với tôm Việt Nam (24-08-2004)
Phó Thủ tướng Vũ Khoan trả lời phỏng vấn TTXVN nhân chuyến thăm Mỹ (24-08-2004)
Thủ tướng Phan Văn Khải trả lời phỏng vấn phóng viên hãng Big Media Group (vương quốc Bỉ) (24-08-2004)
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Việt Nam về quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ (24-08-2004)
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên trả lời phỏng vấn TTXVN (24-08-2004)
Về việc báo Toledo Blade được giải báo chí Pulitzer (24-08-2004)
Về việc đề cử Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam (24-08-2004)
Đối thoại là cách tốt nhất để giải quyết những điểm khác biệt (23-08-2004)
Hoa Kỳ cần xem xét vụ kiện bán phá giá tôm một cách khách quan, công bằng (23-08-2004)
Bộ trưởng Thương mại Vũ Khoan trả lời phỏng vấn của TTXVN về quan hệ Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (23-08-2004)
Phát biểu của Thứ trưởng Thương mại Mai Văn Dâu tại Họp báo về Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (23-08-2004)
Phát biểu của Thủ tướng Phan Văn Khải về việc ký Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (14 giờ, ngày 14 tháng 7 năm 2000) (23-08-2004)
Việt Nam bác bỏ Nghị quyết H. Res. 427. (23-08-2004)
Tàu hải quân Hoa Kỳ USS Vandegrift sẽ thăm cảng Sài Gòn (20-08-2004)
Về tin quân đội Hoa Kỳ quyết định xem xét điều tra việc lực lượng Mãnh Hổ giết thường dân Việt Nam (20-08-2004)
Liên quan đến chuyến thăm Hoa Kỳ của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà (20-08-2004)
Về bài phóng sự của báo Toledo Blade (20-08-2004)
Về bài phóng sự điều tra trên báo Toledo Blade (Ohio, Mỹ) ngày 19/10/2003. (20-08-2004)
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Bộ Trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà hiện đang được hai bên tích cực thu xếp (20-08-2004)
Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ trong các hoạt động tìm kiếm người mất tích (20-08-2004)
Liên quan đến cuộc đàm phán của WTO tại Can-cun (20-08-2004)
Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam:
Việt Nam đẩy nhanh lộ trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
1.Tình hình gia nhập WTO của Việt Nam:
Cho đến thời điểm này Việt Nam đã đi rất “khớp” với lộ trình đặt ra của tiến trình gia nhập WTO:
- Sau khi Việt Nam nộp đơn gia nhập vào tháng 1-1995, Đại hội đồng WTO đã thành lập Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO do ông Seung Ho (Hàn Quốc) làm chủ tịch.
- Việt Nam đã nộp Bị vong lục về Chế độ Ngoại thương (9/1996) giới thiệu tổng quan về nền kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô, cơ sở hoạch định và thực thi chính sách, thông tin chi tiết về chính sách liên quan tới thương mại hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ.
- Việt Nam đã trả lời nhiều câu hỏi của nhằm làm rõ nội dung chính sách, bộ máy quản lý và thực thi chính sách của Việt Nam đồng thời cung cấp nhiều thông tin khác theo các biểu mẫu do WTO quy định về hỗ trợ, trợ cấp trong công-nông nghiệp, các doanh nghiệp có đặc quyền, các biện pháp đầu tư không phù hợp với quy định của WTO, thủ tục hải quan, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật…
- Ban Công tác đã tổ chức 9 phiên họp (7/1998, 12/1998, 7/1999, 11/2000, 4/2002, 5/2003, 10/2003, 6/2004, 12/2004) tại trụ sở WTO (Ge-ne-vơ, Thụy Sỹ) để đánh giá tình hình chuẩn bị của Việt Nam và để Việt Nam có thể trực tiếp giải thích chính sách. Đến nay hai phía đã cơ bản kết thúc giai đoạn làm rõ chính sách chuyển sang đàm phán đa phương các điều kiện và điều khoản gia nhập của Việt Nam (gồm các cam kết tuân thủ các luật lệ và nguyên tắc của WTO khi gia nhập và các giai đoạn quá độ để tiến hành các cải cách về thể chế và luật pháp theo các cam kết này).Tại phiên đàm phán 9, Việt Nam đã đệ trình để các bên thảo luận bản dự thảo lần đầu "Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO" (văn bản quan trọng trong Bộ tài liệu cuối cùng về việc gia nhập của Việt Nam được Ban Công tác đưa lên Đại hội đồng hoặc Hội nghị Bộ trưởng công nhận địa vị thành viên WTO của Việt Nam) .
Từ tháng 1/2002, Việt Nam tiến hành đàm phán song phương về mở của thị trường hàng hoá và dịch vụ với các nước quan tâm tới thị trường Việt Nam.. Hiện Việt Nam đã kết thúc đàm phán song phương với 6 trong số gần 30 nước có yêu cầu (Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Chi-lê, Cu-ba, Xin-ga-po và Liên minh Châu Âu). Việt Nam vừa tiến hành đàm phán với thêm 10 đối tác là Cô-lôm-bia, Hoa Kỳ, Niu-di-lân, Ai-xơ-len, Thụy Sỹ, Ca-na-đa, Hàn Quốc, Ôt-xtrây-li-a, Na Uy, Pa-ra-guay. Việt Nam đặt mục tiêu sẽ sớm hoàn tất đàm phán song phương và đa phương để có thể gia nhập WTO vào tháng 12-2005.
2.Đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO
Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã thiết lập được quan hệ thương mại với hơn 160 nước và vùng lãnh thổ, ký 86 hiệp định thương mại, 46 hiệp định hợp tác đầu tư và 40 hiệp định chống đánh thuế 2 lần, thu hút đầu tư trực tiếp của các tập đoàn và công ty từ 70 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức hợp tác khu vực và thế giới.
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đến 2010, đảm bảo tăng trưởng GDP 7.5%, tăng nguồn vốn đầu tư thực hiện các chương trình kinh tế-xã hội lớn, tăng tổng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo, cùng với việc phát huy nội lực, trong 5 năm tới Việt Nam cần nhiều nguồn lực bên ngoài hơn nữa.
Trở thành thành viên của WTO - tổ chức hiện đang chi phối chính sách thương mại của 147 quốc gia, chiếm khoảng 85% tổng thương mại hàng hoá và 90% thương mại dịch vụ toàn cầu, Việt Nam sẽ tận dụng được nhiều điều kiện thuận lợi do những nguyên tắc và quy định của tổ chức đem lại để mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo lập được môi trường kinh tế trong nước hấp dẫn và mang tính cạnh tranh và tranh thủ đầu tư nước ngoài. Trong điều kiện hiện nay Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO, việc WTO bãi bỏ toàn bộ hạn ngạch đối với nhập khẩu hàng dệt may từ các nước thành viên từ ngày 01/01/2005 sẽ có tác động lớn tới các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong những năm vừa qua, Nhà nước và Chính phủ đã ra sức chuẩn bị các tiền đề cần thiết cho việc gia nhập WTO. Và trong năm 2004, công tác thực hiện lộ trình gia nhập WTO đã được đẩy mạnh. Chính phủ đã ban hành các nghị định về quy hoạch phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm; các Bộ, ngành, Tổng công ty đã thông qua các Chiến lược phát triển ngành Điện, xi măng, giấy, hàng không…tới năm 2010. Đặc biệt, Quốc hội Việt Nam khóa 11 (năm 2004) đã thông qua nhiều dự án luật, ban hành Luật Xuất bản, Luật Cạnh tranh, Luật An ninh quốc gia, Luật Điện lực, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân…Theo chương trình hoạt động của năm 2005, Quốc hội sẽ thông qua 11 luật và cho ý kiến vào 11 dự án luật trong đó có Luật chống tham nhũng.
Trong giai đoạn vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã có ý thức liên kết thành những hội, hiệp hội ngành hàng, hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh, nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu, tận dụng những chính sách ưu đãi để chiếm lĩnh thị trường trong nước từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu.Việt Nam ý thức được những cơ hội và thách thức của việc gia nhập WTO. Trên cơ sở thực hiện Lộ trình gia nhập WTO và với quyết tâm hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phấn đấu đẩy nhanh đàm phán với các nước thành viên để có thể gia nhập WTO vào cuối năm 2005.
Cơ hội, thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO:
1. Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập WTO:
Khi là thành viên, hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam được đối xử bình đẳng như với mọi thành viên khác. Hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam được đối xử bình đẳng như hàng hoá và dịch vụ của nước nhập khẩu.
Qua các vòng đàm phán đa phương, thuế quan của mọi thành viên giảm khá nhanh. Các rào cản phi thuế hạn chế nhập khẩu cũng được cắt giảm dần dần, các biện pháp hạn chế định lượng bị cấm sử dụng. Cơ hội sẽ ngang bằng hơn cho mọi doanh nghiệp.
Các nhà sản xuất và kinh doanh xuất khẩu có thể vạch ra kế hoạch kinh doanh dài hạn trên cơ sở hàng rào bảo hộ của các đối tác chỉ giảm đi chứ không thể tăng lên.
Các nước phát triển phải giảm trợ cấp cho nhiều hàng hoá của họ khiến cho một số hàng của ta có sức cạnh tranh tăng lên.
Có thể duy trì chính sách bảo hộ cho các ngành sản xuất non trẻ có tiềm năng trong tương lai trong một thời gian xác định.
2.Thách thức của việt nam khi gia nhập WTO:
Một số cam kết song phương, ví dụ như giảm thuế suất thấp nhất áp dụng với một hàng nhập cụ thể từ một nước phải cho tất cả các thành viên hưởng.
Nước ta sẽ phải loại bỏ một số đối xử ưu đãi hơn cho hàng hóa và dịch vụ trong nước, chẳng hạn ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt hay chi phí sử dụng điện.
Để có thể gia nhập WTO, ta phải có cam kết thuế trần hoặc ràng buộc thuế nhập khẩu với rất nhiều mặt hàng. Một số trong số doanh nghiệp đang được hưởng đặc quyền sẽ mất toàn bộ hay một phần các đặc quyền bất cập với thực hành quốc tế.
Một số nhà sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ của ta sẽ phải chấp nhận những thách thức trực diện lớn trong cạnh tranh với hàng nhập khẩu và các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngoài.
Cần xây dựng cơ chế và bộ máy hành chính chống cạnh tranh không lành mạnh. Một số doanh nghiệp sẽ mất các đặc quyền, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và phân phối.
Ưu đãi là mầm mống của sự ỷ lại, đe dọa hạn chế sức cạnh tranh lâu dài khi phải cạnh tranh ở điều kiện không có ưu đãi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quá trình ra nhập WTO của Việt Nam.DOC