Quan điểm của Mác - Anghen về chuyên chính vô sản qua một số tác phẩm kinh điển

NỘI DUNG 8 Chương 1. Hoàn cảnh lịch sử và nội dung chính các tác phẩm. 8 1.1 Khái quát hoàn cảnh lịch sử từ khi Tuyên Ngôn Đảng của Cộng Sản ra đời cho đến những năm 60-70 của thế kỷ XIX 8 1.2 Nội dung chính các tác phẩm 19 Chương 2: Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về chuyên chính vô sản qua các tác phẩm Chương 3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chuyên chính vô sản và sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam

doc50 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 14491 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quan điểm của Mác - Anghen về chuyên chính vô sản qua một số tác phẩm kinh điển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ sở C.Mác thấy và viết tác phẩm “Nội chiến ở Pháp”. Thứ ba: phong trào công nhân và hoạt động của C.Mác – Ph.Ăngghen. Những năm 70, phong trào công nhân dần được phục hồi sau thời kỳ thoái trào những năm 1848-1849 do sự đàn áp của bọn phản động và sự phản bội của giai cấp tư sản tự do. Tuy nhiên phong trào lại chịu ảnh hưởng nhiều của các trào lưu tư tưởng như Lat Xan, Bacu min, công đoàn Anh … chủ nghĩa C.Mác lúc đó mới chỉ là một trong những trào lưu XHCN, mà chưa chiếm được ưu thế trong phong trào công nhân. Cho nên mục tiêu chung của phong trào thời kỳ này là thống nhất lực lượng công nhân, trước hết về mặt tổ chức. Kết quả hoạt động của C.Mác – Ph.Ăngghen là sự ra đời của quốc tế I năm 1864. Quốc tế I đã hoàn thành nhiệm vụ và tuyên bố giải tán năm 1872. Hoạt động của C.Mác – Ph.Ăngghen trên lĩnh vực lý luận bao gồm việc hoàn thành quyển I bộ “Tư bản” làm cho học thuyết C.Mác trở lên chín muồi. Qua đó C.Mác đã bổ sung hoàn chỉnh căn bản học thuyết chuyên chính vô sản, đồng thời đưa ra chiến lược, sách lược về chiến tranh, hòa bình dân tộc. Về thực tiễn, C.Mác đã trực tiếp tham gia phong trào công nhân, tham gia các sự biến chính trị với tư cách người lãnh đạo, người vạch ra chiến lược, sách lược hành động cho phong trào công nhân. C.Mác – Ph.Ăngghen là người thành lập và chỉ đạo hoạt động quốc tế I. C.Mác đã nhân danh quốc tế I, viết tác phẩm “Nội chiến ở Pháp” để chỉ đạo hành động cho giai cấp vô sản, đặc biệt là giai cấp vô sản ở Pháp và Đức. Hoàn cảnh lịch sử tác phẩm “Phê phán cương lĩnh GôTa” . Phê phán cương lĩnh GôTa là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của C.Mác và hoàn cảnh ra đời là: Tình hình kinh tế - xã hội, chính trị xã hội của chủ nghĩa tư bản châu Âu những năm 70 thế kỷ XIX. Về kinh tế - xã hội: Vào những năm giữa thế kỷ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang tiếp tục phát triển với tốc độ ngày càng cao. Hình thức tích lũy nguyên thủy vẫn tồn tại và vẫn là một hình thức cơ bản chủ yếu của tích lũy tư bản. Do cường độ lao động của người công nhân trong hầu hết các quốc gia tư bản chủ nghĩa đều kéo dài 10 – 12 giờ/ngày và có tới 6 – 7 ngày/ tuần lễ. cường độ lao động nặng nhọc, thời gian lao động kéo dài là hiện tượng rất phổ biến. Do điều kiện làm việc hết sức tồi tệ, lao động trong các điều kiện ồn ào, thiếu ánh sáng, thiếu không khí, không hoặc gần như không có các thiết bị bảo đảm vệ sinh công nghiệp, chỗ ở chật chội, tồi tàn và chung đụng… Do người lao động từ các vùng nông thôn bị chiếm đoạt ruộng đất đổ về các thành phố, công xưởng xí nghiệp tạo nên một sự cạnh tranh gay gắt về việc làm, đời sống, thu nhập tiền công… giữa những người lao động. Chính trị xã hội và tương quan lực lượng tư sản – vô sản trên phạm vi quốc tế. Từ các điều kiện và bối cảnh kinh tế và đời sống trên tất yếu dẫn đến những phản kháng mạnh mẽ của giai cấp vô sản. Trước hết là các đòi hỏi về tăng tiền công, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện nơi ăn ở và điều kiện làm việc cùng các quyền được đảm bảo sinh mạng, sức khỏe trở thành mục tiêu thiết yếu của cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. Bên cạnh đó là các nhu cầu về dân chủ cũng đã được đặt ra cấp thiết, đòi có quyền phổ thông đầu phiếu, thành lập và sinh hoạt trong các tổ chức công đoàn, hiệp hội của mình. Vậy chúng ta thấy đấu tranh cho các nhu cầu dân chủ và xã hội đang trở nên hết sức cấp thiết của phong trào công nhân lúc đó. Ở Pari lúc đó là sự kiện có tác động to lớn đến phong trào công nhân, tác động cả mặt tích cực và tiêu cực. Thứ nhất, từ công xã Pa ri, những lãnh tụ trung kiên của giai cấp công nhân mà tiêu biểu là C.Mác và Ph.Ăngghen đã tiến hành phân tích một cách khoa học, khách quan nguyên nhân diễn biến, các thành công, cũng như sự thất bại đó. Thứ hai, một số lãnh tụ khác vì nhiều lí do đã “hoảng hốt” trước sự thất bại đau lòng của “Tuần lễ đẫm máu”. Họ chỉ thấy mặt trái, chỉ thấy sự mạnh mẽ điên cuồng của bạo lực tư sản. Với lập trường lao động, họ không thể tìm ra các nguyên nhân khách quan và các bài học kinh nghiệm từ công xã. Phong trào công nhân Đức Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức được thành lập tại đại hội diễn ra ở Aixơnắc năm 1869. Đại hội có sự tham gia của C.Mác và Ph.Ăngghen, đã thông qua cương lĩnh về sau gọi là cương lĩnh Aixơnắc. Với sự ra đời của đảng, phong trào công nhân Đức đã dâng lên rất cao, trở thành một trung tâm cách mạng châu Âu. Cùng thời gian này, phong trào công nhân cũng đã dẫn đến sự thành lập của tổng hội công nhân toàn Đức do Latxan là thủ lĩnh. Tác phẩm được viết từ tháng 4 đến đầu tháng 5 năm 1875, dưới tên gọi “Những điểm lưu ý đối với cương lĩnh của đảng công nhân Đức”. Do sự đàn áp thẳng tay của chính quyền tư sản sau sự kiện công xã, nhiều lãnh tụ của Đảng dân chủ xã hội Đức bị bắt và bị cầm tù, trong đó có C. Liếp- nếch, chủ tịch đảng. 1.2 Nội dung chính các tác phẩm Từ tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” trở về sau thì các luận điểm chuyên chính vô sản đã được các ông đề cập rất rõ và đã đưa ra các nhiêm vụ, công việc, mục tiêu cần phải đạt được của chuyên chính vô sản. Đó là, các ông đã chỉ ra Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền [4,616]. Nhưng bản "Tuyên ngôn" còn nói thêm rằng "các đẳng cấp trung gian... chỉ (trở thành) cách mạng... trong chừng mực họ thấy họ sẽ phải rơi vào hàng ngũ giai cấp vô sản". “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” nói về sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân, tính tất yếu của cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Trước hết, giai cấp vô sản là giai cấp đông đảo nhất, sinh ra và lớn lên cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp. Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp. Giai cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp. “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới, thị trường mà việc tìm ra châu Mỹ đã chuẩn bị sẵn. Thị trường thế giới thúc đẩy cho thương nghiệp, hàng hải, những phương tiện giao thông tiến bộ phát triển mau chóng lạ thường. Sự phát triển này lại tác động trở lại đến việc mở rộng công nghiệp; mà công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải, đường sắt càng phát triển thì giai cấp tư sản càng lớn lên, làm tăng những tư bản của họ lên và đẩy các giai cấp do thời trung cổ để lại xuống phía sau”[4, 598 – 599]. Đây chính là tính tất yếu dẫn đến sự cần thiết phải có chuyên chính vô sản. Điều kiện là phải có các quá trình đấu tranh của giai cấp vô sản, C.Mác và Ph.Ăngghen phân tích quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân. Các ông quan niệm đấu tranh của giai cấp công nhân là một quá trình , trải qua nhiều giai đoạn, từ thấp lên cao, từ tự phát nhỏ, lẻ dần dẫn đến ngày càng có tính chất tự giác hơn, cuối cùng là tự giác. Tính tất yếu nữa là giai cấp tư sản không chỉ tạo ra giai cấp vô sản qua sự phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, mà còn rèn giũa trang bị một phần tri thức về tổ chức chiến tranh. Chính sự rèn giũa giai cấp vô sản bởi môi trường và kỷ luật lao động của nền đại công nghiệp, sự rèn giũa trong cuộc đấu tranh chính trị chống giai cấp phong kiến dưới ngọn cờ tư sản và các cuộc đấu tranh đòi dân sinh dân chủ của chính mình đã làm cho giai cấp vô sản trở thành lực lượng có tổ chức kỷ luật. Chính điều kiện kinh tế xã hội và chính trị xã hội của chủ nghĩa tư bản đã quy định một cách tất yếu rằng giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có sứ mệnh lịch sử: thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ mới – chế độ XHCN và CSCN. Tính tất yếu của sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản: C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra sự phát triển của đại công nghiệp do giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa tạo ra là vũ khí mà nhờ nó, giai cấp tư sản có thể chiến thắng hoàn toàn chế độ phong kiến, là nền tảng vật chất cơ bản để giai cấp tư sản xác lập và không ngừng củng cố, hoàn thiện địa vị thống trị của mình. Cũng chính sự phát triển ấy đã sản sinh, tôi luyện giai cấp công nhân. Ông viết: “Học thuyết của Mác và Ăngghen về tính tất yếu của cách mạng bạo lực là nói về nhà nước tư sản… Nhà nước tư sản bị thay thế bởi nhà nước vô sản (Chuyên chính vô sản) không thể bằng con đường tiêu vong được, mà chỉ có thể, theo quy luật chung, bằng một cuộc cách mạng bạo lực thôi” [19,27]. Về phương diện chính trị xã hội: Cuộc đấu tranh chính trị làm cho chín muồi dần dần các điều kiện và sẽ đến lúc tất yếu phải nổ ra một cuộc cách mạng xã hội, đưa giai cấp công nhân trở thành giai cấp thống trị. Về cách mạng xã hội chủ nghĩa, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích sự phát triển nền đại công nghiệp dưới CNTB và chỉ rõ: CMXHCN là kết quả tất yếu của sự vận động của những mâu thuẫn trong kinh tế và xã hội của xã hội TBCN. Các ông đề cập tiến trình thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Về chuyên chính vô sản: Tư tưởng về chuyên chính vô sản được C.Mác và Ph.Ăngghen nêu ra lần đầu tiên vào năm 1845 – 1846 trong tác phẩm “ Hệ tư tưởng Đức” mặc dù chưa dùng thuật ngữ “chuyên chính vô sản” để thực hiện được điều đó, trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” (ngay cả ở đây, các ông vẫn chưa sử dụng thuật ngữ “chuyên chính vô sản”), các ông đã chỉ rõ, bước đầu tiên mà giai cấp công nhân sẽ thực hiện là phải trở thành GCTT. Đây chính là mục tiêu chính trị của CMVS trong giai đoạn giành chính quyền. Bước tiếp theo là sử dụng ưu thế chính trị để từng bước thủ tiêu chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa. Nhiệm vụ là đấu tranh chống kẻ thù của kẻ thù. “Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848 – 1850” Giai đoạn đầu tiên của CMVS là GCVS phải giành lấy dân chủ và phải trở thành GCTT, thuật ngữ “chuyên chính của giai cấp công nhân” được C.Mác và Ph.Ăngghen sử dụng trong tác phẩm. C.Mác đã chỉ rõ bản chất của nền cộng hòa tư sản chính là công cụ, là thể chế chính trị bảo về lợi ích của GCTS và đàn áp GCVS. C.Mác chỉ rõ, trước kia nền cộng hòa tháng Hai với nhượng bộ của nó trước những người xã hội chủ nghĩa, đã cần đến cuộc chiến đấu của GCVS liên minh với GCTS để chống lại dân chủ, bây giờ cũng thế, cũng cần một cuộc chiến đấu thứ hai với những nhượng bộ trước những người XHCN, để chính thức xác lập sự thống trị của nền cộng hòa tư sản. GCTS cần phải cầm vũ khí trong tay để gạt bỏ mọi yêu sách của giai cấp vô sản. C.Mác khẳng định tính tất yếu của chuyên chính vô sản, ông chỉ ra giai cấp vô sản không thể giải phóng được mình trong khuôn khổ nền cộng hòa tư sản.Vì vậy, GCVS phải “Lật đổ giai cấp tư sản! Chuyên chính giai cấp công nhân”. C.Mác đã phân tích thái độ mị dân, ông đã phê phán quan điểm say mê nghị trường, nhất là quan điểm của CNXH tiểu tư sản và từ đó nêu rõ quan điểm sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ sự thống trị của GCTS, điều đó hoàn toàn đúng trong những năm 40-50 của thế kỷ XIX. “Nội chiến ở Pháp” Bằng thực tế lịch sử, C.Mác đã nêu tư tưởng phải đập tan NNTS. Để đập tan NNTS, thì điều kiện tiên quyết là phải thiết lập CCVS, nó là thắng lợi trên lĩnh vực chính trị của CMVS. NNTS đã phát triển đến mức hoàn bị, không còn vai trò tích cực, mà trở thành một chướng ngại cho sự phát triển xã hội, nên tất yếu phải đập tan. Chuyên chính vô sản ra đời là tất yếu để thay thế NNTS vừa bị đập tan. CCVS tất yếu phải tồn tại, vì đó là công cụ để xóa bỏ chính ngay cả sự thống trị giai cấp, xóa bỏ nhà nước nói chung. C.Mác đã làm rõ bản chất và tính chất của NNCCVS. Chức năng CCVS, trong tác phẩm C.Mác không trình bày cụ thể, chỉ có thể thông qua hoạt động của công xã, C.Mác nói tới hai chức năng: công xã đã tiến hành những nhiệm vụ thuộc chức năng tổ chức xây dựng, chức năng bạo lực. Cơ cấu tổ chức của nhà nước CCVS. “Phê phán cương lĩnh Gô Ta” C.Mác và Ph.Ăngghen đã nói tới giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa, là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy, là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Mặt khác, giai cấp vô sản là một giai cấp cách mạng so với giai cấp tư sản, bởi vì bản thân nó, tuy lớn lên trên miếng đất của đại công nghiệp, nhưng lại muốn làm cho nền sản xuất trút bỏ cái tính chất tư bản chủ nghĩa mà giai cấp tư sản đang cố duy trì vĩnh viễn. Qua tác phẩm thì các ông cũng chỉ ra rằng cái hạn chế, sai lầm khi Lastxan không thừa nhận đấu tranh quốc tế giai cấp công nhân, hoặc lờ đi hoặc biệt lập về cuộc đấu tranh giai cấp công nhân Đức, vì do là không thấy trách nhiệm quốc tế của mình. C.Mác đã chỉ ra những sai lầm phản động của chúng. Chuyên chính vô sản sẽ đảm nhiệm và hoạt động để hoàn thành tốt các nhiệm vụ và chức năng của nó. Khi phê phán con đường của phái Lastxan thì các ông cũng đề ra con đường mà chuyên chính vô sản phải đi và hướng tới: Cần phải xây dựng xã hội dân chủ quan tâm đến đời sống xã hội. Vậy C.Mác và Ph.Ăngghen đã để lại cho chúng ta tới ngày nay vô vàn các giá trị và vẫn còn nhiều vấn đề cần phải đưa ra để giải quyết bàn luận, từ đó chúng ta thấy được rất nhiều cái khó hiểu của các ông mà vẫn chưa được giải quyết. Chuyên chính vô sản nó được chuyển từ xã hội nọ sang xã hội kia có nghĩa là từ xã hội tư bản chủ nghĩa sang xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chương 2: Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về chuyên chính vô sản qua bốn tác phẩm (Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Đấu tranh giai cấp ở Pháp, Nội chiến ở Pháp, Phê phán cương lĩnh Gô Ta). Trước khi tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” ra đời và nói về chuyên chính vô sản thì cũng đã có một số tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen đã được viết và đã nêu ra những tư tưởng về chuyên chính vô sản lần đầu tiên vào năm 1845 – 1846 trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” nhưng lúc này các ông chưa sử dụng thuật ngữ chuyên chính vô sản, mà chỉ đề cập giai cấp công nhân cần phải đứng lên giành chính quyền, trở thành giai cấp thống trị. Và đến tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” thì quan điểm của các ông cũng chưa đưa ra được thuật ngữ “chuyên chính vô sản” nhưng tư tưởng về chuyên chính vô sản thì các ông tiếp tục phát triển. Quan điểm lúc này các ông đã chỉ ra rằng giai đoạn đầu tiên của cách mạng vô sản là giai cấp vô sản phải giành lấy dân chủ và trở thành giai cấp thống trị. Tiếp đó là đến tác phẩm “Đấu tranh giai cấp” ở Pháp thì các ông đã phát triển mạnh mẽ và đưa ra một số quan điểm cần phải phát triển chuyên chính vô sản. Cái gì đến thì nó sẽ phải đến, đó là ở tác phẩm “Nội chiến ở pháp”, các quan điểm về chuyên chính vô sản đã được đưa ra và phát triển đặc biệt là cần phải thực hiện vào cuộc sống hiện tại lúc bấy giờ, các ông có đưa ra một số quan điểm về chuyên chính là: Sự cần thiết phải đập tan bộ máy nhà nước giai cấp tư sản. Chuyên chính vô sản là sản phẩm tất yếu để thay thế nhà nước tư sản vừa bị đập tan. Đây là lần đầu tiên C.Mác đưa ra quan niệm về chuyên chính vô sản. Có thể nói chuyên chính vô sản ở tác phẩm “Nội chiến ở Pháp” đã phát triển ở mức cao nhất và rõ ràng nhất. Sau đó, ở tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô- Ta”, các ông cũng tiếp tục phát triển các quan điểm đã đưa ra và đã đem lại rất nhiều thành công trong việc thực hiện chuyên chính vô sản. 2.1 Khái niệm chuyên chính vô sản Trước hết hai từ chuyên chính thực chất chỉ có nghĩa là độc tài. Bởi vì chúng được Cộng Sản Việt và Tàu dịch từ chữ dictature (Pháp) hay dictatorship (Anh). Các tiếng gốc La Tinh và ngay cả Nga ngữ cũng có những từ tương tự. Hai chữ Pháp hay Anh nói trên đều được các tự điển dịch là độc tài. Phân tích nguyên tự chữ dictature ta thấy từ này do động từ dicter có nghĩa là đọc cho người khác viết, và ra lệnh cho người khác làm, không có bàn cãi. Trong tiếng Anh động từ to dictate cũng có nghĩa như vậy. Vì thế dịch là độc tài là chính xác và rõ ràng nhất. về thực chất Chuyên chính là một nền chính trị chuyên chế, chuyên quyền, độc đóan, sự chuyên quyền chính đáng Hai từ vô sản đi liền sau đó tạo nên một thành tố bất khả phân, là bản chất của khái niệm chuyên chính vô sản, khiến sự chuyên quyền càng trở nên chính đáng hơn. Bỏ vế sau, vô sản, đi thì chuyên chính sẽ thành bất chính, phi pháp, hay nói cách khác mất hẳn giá trị nội tại. Cần giải thích hai từ vô sản này. Vô sản là dịch từ proletariat gốc Latinh có nghĩa là giới cùng khổ, nghèo xơ nghèo xác, và là từ được C.Mác dùng để ghép vào từ dictature nói trên: Dictature du proletariat = chuyên chính vô sản. Marx cho rằng giai cấp vô sản, bị tư bản bóc lột đến tận xương tủy, là giai cấp chiếm đa số. Khái niệm chuyên chính vô sản là: sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân. Chức năng chủ yếu của CCVS là thực hiện dân chủ đối với nhân dân, tổ chức xây dựng và bảo vệ chế độ mới; chuyên chính với những phần tử thù địch, chống lại nhân dân. 2.2. Tính tất yếu của chuyên chính vô sản. Về kinh tế: Cũng như các cuộc cách mạng xã hội từng diễn ra trong lịch sử, chuyên chính vô sản là kết quả tất yếu của sự phát triển mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất lỗi thời kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất, đó là mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất. Điển hình là: “Công nhân không còn con đường nào khác để mà lựa chọn nữa: hoặc chịu chết đói, hoặc phải tiến hành đấu tranh. Ngày 22 tháng sau, họ đã đáp lại bằng một cuộc khởi nghĩa rất lớn, trong đó trận giao chiến lớn đầu tiên đã diễn ra giữa giai cấp đối lập trong xã hội hiện đại. Đó là cuộc đấu tranh để duy trì, hoặc để tiêu diệt chế độ tư sản. Tấm màn ngụy trang cho nền cộng hòa bị xé toang [19,45] Về xã hội: là mâu thuẫn giai cấp công nhân với giai cấp tư sản, đây là mâu thuẫn đối kháng không thể điều hòa được. Hơn nữa là cách mạng không thể diễn ra tự phát, nó là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại sự thống trị của giai cấp tư sản. Sự ra đời tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” là tất yếu khách quan, tuyên ngôn đã đặt nền tảng tư tưởng cho vấn đề xây dựng và phát triển tư tưởng chuyên chính vô sản. Những tư tưởng đó có ý nghĩa thiết thực trong công tác xây dựng, tổ chức giải phóng giai cấp. “Những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau” [4,598] C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra sự phát triển của đại công nghiệp do giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa tạo ra là vũ khí mà nhờ nó, giai cấp tư sản có thể chiến thắng hoàn toàn chế độ phong kiến, là nền tảng vật chất cơ bản để giai cấp tư sản xác lập và không ngừng củng cố, hoàn thiện địa vị thống trị của mình. Cũng chính sự phát triển ấy đã sản sinh, tôi luyện giai cấp công nhân. Vấn đề chuyên chính vô sản trong cuộc cách mạng đấu tranh chống giai cấp tư sản là do C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra và xây dựng. Sau này đã được Lê Nin vận dụng phát triển trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, là nguyên lý căn bản trong lý luận Chủ nghĩa xã hội khoa học. Qua phân tích cơ cấu xã hội tư bản chủ nghĩa và quá trình đấu tranh cộng với những tác phẩm đã ra đời, từ sự tổn thất thất bại trong cuộc đấu tranh nên C.Mác và Ph.Ăngghen đã đúc rút lại và chỉ ra cần phải đưa ra các quan điểm chuyên chính vô sản. Lợi ích giai cấp tư sản và vô sản là đối lập và không điều hòa được, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản là tất yếu sẽ dẫn đến chuyên chính vô sản. Suy ra giai cấp vô sản phải hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của mình. “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể cái gì khác hơn là nền chuyên chính vô sản [5,47]. Việc thiết lập chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân “chưa thể biến CMTS thành CMXHCN được… Tuy vậy thắng lợi ấy có một ý nghĩa rất to lớn dưới sự phát triển tương lai của nước Nga và của toàn thế giới nữa”[17, 59 ]. Ngoài thắng lợi ấy thì không có gì nâng lên được thật nhanh nghị lực cách mạng của GCVS toàn thế giới, không có gì rút ngắn được thật nhiều con đường của giai cấp đó đi đến thắng lợi hoàn toàn. 2.3. Bản chất và tính chất của nhà nước chuyên chính vô sản 2.3.1 Bản chất của nhà nước chuyên chính vô sản. Bản chất chuyên chính vô sản là đấu tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh để giải phóng mình,giải phóng cả loài người khỏi bị áp bức bóc lột, đem lại lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Trước CCVS thì đã có sự tồn tại một số NNCC khác đó là: Chuyên chính chủ nô thì có nhà nước chủ nô dân chủ dẫn đến sự ra đời nhà nước ATEN và nhà nước chủ nô quý tộc dẫn đến ra đời nhà nước SPAC. Chuyên chính phong kiến chia thành hai nhà nước: thứ nhất là nhà nước phong kiến tập quyền dẫn tới xuất hiện Nhà Tần, thứ hai là nhà nước phong kiến phân quyền và ra đời nhà nước MOROCCO. Chuyên chính tư sản: cũng có sự tồn tại hai nhà nước, thứ nhất là nhà nước cộng hòa và điển hình là Hoa Kỳ, thứ hai là nhà nước quân chủ Lập hiến và ra đời nhà nước Anh. Qua đó tôi đã thấy được một số hình thức chuyên chính trước NNCCVS. “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã chỉ ra rằng, giai cấp vô sản dù sinh sống trong từng quốc gia, dân tộc khác nhau, nhưng về bản chất có tính quốc tế, là một lực lượng quốc tế, kẻ thù của cách mạng mỗi nước xét cho cùng, về bản chất, cũng là một lực lượng quốc tế” [15,156]. Ở tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848 – 1850” C.Mác đã chỉ rõ bản chất CCVS là liên minh công nông, trong đó giai cấp công nhân - thông qua đảng tiên phong của mình - giữ vai trò lãnh đạo. Ở tác phẩm “Nội chiến ở Pháp” C.Mác đã làm rõ bản chất của chuyên chính vô sản, thực chất nó là một chính phủ của giai cấp công nhân, là kết quả của cuộc đấu tranh cuả những người sản xuất chống giai cấp chiếm hữu, là hình thức chính trị rốt cuộc đã tìm ra được khiến cho có thể thực hiện được việc giải phóng lao động về mặt kinh tế. 2.3.2. Tính chất của nhà nước chuyên chính vô sản Sau quá trình hình thành và phát triển, C.Mác và Ph.Ăngghen cho chúng ta thấy được rõ hơn tính chất của NNCCVS, C.Mác đã chứng minh cho tính chất cách mạng, tính chất triệt để của giai cấp công nhân. Ở tác phẩm “Nội chiến ở Pháp” C.Mác đã làm rõ tính chất của NNCCVS, công xã thể hiện tính chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính quốc tế. Tính chất công nhân thể hiện ở chỗ là công cụ để thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp công nhân; Tính chất nhân dân thể hiện ở mục đích đem lại lợi ích cho nhân dân lao động, ra đời, tồn tại là kết quả hành động cách mạng của toàn thể nhân dân lao động. Công xã là nhà nước kết hợp chặt chẽ dân chủ và tập trung. Tính chất quốc tế thể hiện ở chỗ công xã là kết quả hành động cách mạng của giai cấp vô sản quốc tế, là công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp vô sản quốc tế… “Giai cấp tư sản ngày càng xóa bỏ tình trạng phân tán về tư liệu sản xuất, về tài sản và về dân cư. Nó tụ tập dân cư, tập trung các tư liệu sản xuất, và tích tụ tài sản vào trong tay một số ít người. Kết quả tất nhiên của những thay đổi ấy là sự tập trung về chính trị. Những địa phương độc lập, liên hệ với nhau hầu như chỉ bởi những quan hệ liên minh và có những lợi ích, luật lệ, chính phủ, thuế quan khác nhau, thì đã được tập hợp lại thành một dân tộc thống nhất, có một chính phủ thống nhất, một luật pháp thống nhất, một lợi ích dân tộc thống nhất mang tính giai cấp và một hàng rào thuế quan thống nhất”[4, 605-606] Về cơ cấu tổ chức phải thể hiện tính chất công nhân, tính nhân dân, tính quốc tế. Cơ cấu tổ chức này có đặc điểm là thể chế nhà nước tập trung quyền hành để hành động; các công cụ là (cảnh sát, quân đội…) là công cụ của dân, do dân, vì dân, các viên chức nhà nước phải là công nhân hoặc những đại biểu được công nhân thừa nhận, có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào, lương ngang với lương công nhân. Vậy qua tính chất mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã nói tới thì tôi thấy có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện CCVS, nó sẽ tác động rất lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ của NNCCVS. 2.4. Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của chuyên chính vô sản 2.4.1 Chức năng chuyên chính vô sản Chức năng chủ yếu của CCVS là thực hiện dân chủ đối với nhân dân, tổ chức xây dựng và bảo vệ chế độ mới; chuyên chính với những phần tử thù địch, chống lại nhân dân. Chủ nghĩa Mác đã nêu rõ: giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kì cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kì ấy là thời kì quá độ chính trị, và nhà nước của thời kì ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Nền tảng của CCVS là liên minh công nông, trong đó giai cấp công nhân - thông qua đảng tiên phong của mình - giữ vai trò lãnh đạo. CCVS là một hình thức tổ chức nhà nước kiểu mới, là hình thức chuyên chính mang tính giai cấp cuối cùng, có sứ mệnh xoá bỏ giai cấp, tiến tới xã hội không có giai cấp. CCVS có nhiều hình thức khác nhau, thích ứng với những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là quyền lực của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động. “Phê phán cương lĩnh Gô Ta” C.Mác viết “Chức năng quốc tế cuả giai cấp công nhân Đức thì không có một lời nào nới tới! và giai cấp công nhân Đức phải chống lại giai cấp tư sản trong nước – tức là giai cấp đã liên kết với bọn tư sản ở tất cả nước khác để chống lại họ - cũng như chống lại chính sách âm mưu quốc tế của ông Bi-xmác như vậy đó”[5, 40]. Chức năng nổi bật của NNCCVS trong tác phẩm “Nội chiến ở Pháp”, C.Mác không trình bày cụ thể. Chỉ có thể thông qua hoạt động của công xã C.Mác đã nói tới hai chức năng. Công xã đã tiến hành những nhiệm vụ thuộc chức năng tổ chức xây dựng. Chức năng này được nhấn mạnh và là chức năng chủ yếu của công xã. Chức năng bạo lực, trấn áp đề cập ít, vì đây là thiếu sót lớn của công xã. 2.4.2 Nhiệm vụ của chuyên chính vô sản Qua quá trình hình thành và phát triển CCVS thì đã gặp phải rất nhiều những khó khăn và vướng mắc nhưng khi có được CCVS thì nhiệm vụ của nó cũng mang trọng trách rất lớn, nó thể hiện rất rõ ở từng giai đoạn và từng tác phẩm. Nhiệm vụ nổi bật là “phải lật đổ giai cấp tư sản”. Ở tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” C.Mác cũng nói tới nhiệm vụ CCVS khi mà lúc này vẫn còn đang là tư tưởng. “Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ”[4, 624]. “Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị, và để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất”[4, 628]. Ở tác phẩm “Nội chiến ở Pháp” C.Mác nói tới nhiệm vụ đó là: “Cuộc cách mạng Pháp đầu tiên mà nhiệm vụ là tạo ra sự thống nhất quốc gia (tạo ra một quốc gia) phải đập tan mọi quyền tự trị của địa phương, của lãnh thổ, của thành phố, của các tỉnh. Do phải tiếp tục công cuộc mà nền quân chủ chuyên chế đã bắt đầu, nên nó buộc phải phát triển sự tập trung và tổ chức của chính quyền nhà nước, mở rộng phạm vi và những thuộc tính của chính quyền đó, tăng thêm số lượng công cụ, tăng cường tính độc lập của chính quyền đó và tăng cường sự thống trị siêu tự nhiên của chính quyền đó đối với xã hội hiện thực – một sự thống trị đã thực tế thay cái thiên định siêu tự nhiên của thời trung cổ cùng với các vị thánh của nó"[3, 712]. Ở tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp” C.Mác nói thiết lập chuyên chính vô sản để cải tạo triệt để xã hội cũ và xây dựng xã hội mới XHCSCN, thì GCCN mới hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. C.Mác đã nêu là “Chiếm hữu các tư liệu sản xuất, bắt chúng phải phục tùng giai cấp công nhân liên hiệp, do đó thủ tiêu lao động làm thuê, tư bản và mối quan hệ giữa lao động làm thuê và tư bản”. Ở tác phẩm “Nội chiến ở Pháp” C.Mác nêu phải dùng bạo lực đập tan nhà nước tư sản để cuối cùng làm cho các cơ quan nhà nước không còn là công cụ để áp bức nhân dân lao động mà trở thành công cụ của nhân dân, phục vụ nhân dân lao động. Phải đập tan cái công cụ tinh thần của chế độ áp bức, tức là “Thế lực của các giáo sĩ”, tách giáo hội ra khỏi Nhà nước và tước đoạt tài sản của tất cả những giáo hội trong chừng mực các giáo hội này là những tập đoàn hữu sản. , đó là cuộc cách mạng “nhằm chống lại phương thức hoạt động trước đây, nó xóa bỏ lao động và thủ tiêu sự thống trị của mọi giai cấp bằng cách thủ tiêu bản thân các giai cấp vì nó được thực hiện bởi một giai cấp không còn được coi là một giai cấp trong xã hội nữa”[19,53] 2.4.3 Vai trò của chuyên chính vô sản C.Mác và Ph.Ăngghen, chuyên chính vô sản chịu trách nhiệm tập hợp các cá nhân, tổ chức giai cấp vô sản lại, sau đó đưa giai cấp vô sản là người lãnh đạo trực tiếp cuộc đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản. Phải định hướng đúng đắn các bước đi và nhiệm vụ phải làm trong cuộc đấu tranh chống lại áp bức bóc lột GCTS. Phải khuyến khích, mở rộng những người vô sản vào tổ chức. Can thiệp kịp thời không để tranh chấp bất ổn nội bộ. Vậy vai trò quan trọng của CCVS phải đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền và là người lãnh đạo cuộc đấu tranh đặc biệt đưa ra chức năng, nhiệm vụ cần phải thực hiện cho từng giai đoạn. Cuối cùng là giành được chính quyền, giải phóng tình trạng áp bức, bóc lột của bọn GCTS. 2.5. Cơ cấu tổ chức của nhà nước chuyên chính vô sản Cơ cấu giai cấp là tổng hợp các giai cấp, tầng lớp xã hội và mối quan hệ giữa chúng với nhau trên cơ sở một cơ cấu kinh tế nhất định. Cơ cấu là bao gồm hệ thống các giai cấp, tầng lớp và các mối quan hệ giữa chúng. Cơ cấu tổ chức phải thể hiện tính chất công nhân, tính nhân dân, tính quốc tế. Cơ cấu tổ chức này có đặc điểm là thể chế nhà nước tập trung quyền hành để hành động; các công cụ là (cảnh sát, quân đội…) là công cụ của dân, do dân, vì dân, các viên chức nhà nước phải là công nhân hoặc những đại biểu được công nhân thừa nhận, có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào, lương ngang với lương công nhân. Chương 3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chuyên chính vô sản và sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam 3.1. Khái quát lịch sử Việt Nam trước khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời Lịch sử VN thời kỳ tiền sử và sơ sử vẫn chưa phát triển nhiều nhưng một số tư tưởng thuần việt làm nền tảng cho sự phát triển thời kỳ sau. Từ thế kỷ II (TCN) đến thế kỷ X nổi bật là âm mưu của Triệu Đà trong quá trình xâm lược Âu Lạc cho chúng ta bài học về ý thức cảnh giác trước kẻ thù xâm lược. Trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Trưng Trắc là linh hồn, là lãnh tụ của phong trào khởi nghĩa nhân dân. Cuộc nổi dậy của Lý Bí đã đánh dấu một bước quan trọng về quá trình trưởng thành của ý thức quốc gia của người Việt. Giai đoạn Bắc thuộc ( 543 – 938) là điều kiện tiền đề cho việc thành lập một nhà nước phong kiến độc lập được hình thành. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là sự kiện lớn lao nhất của lịch sử nước ta, vì chiến thắng đó chấm dứt hơn một nghìn năm thống trị của bọn phong kiến Trung Hoa, mở đầu thời kỳ phát triển độc lập của xã hội phong kiến và lịch sử VN. Từ thế kỷ X – XIV là thời kỳ mở đầu cho kỷ nguyên độc lập, tự chủ đất nước. Trong thời kỳ này nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu hết sức to lớn về mọi mặt, đặc biệt trong chiến tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Từ đó tạo nên cơ sở cho sự phát triển tiếp tục về sau. Thế kỷ XVI – XVII xuất hiện nhiều nhà tư tưởng và có các cuộc đấu tranh xảy ra như là (Trịnh – Nguyễn) đây là nét nổi bật của thời kỳ này. Thế kỷ XVIII là một thế kỷ có nhiều sự kiện lớn trong xã hội VN, nét nổi bật là sự vươn lên của giai cấp nông dân và dân nghèo. Thế kỷ này đã để lại những di sản quý giá, nhiều ý nghĩa với việc xây dựng nền văn hóa tư tưởng VN ngày nay. Thế kỷ XIX lúc này Nho giáo là quốc giáo cho nên ý thức hệ phong kiến chủ yếu là Nho giáo. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cho chúng ta thấy đường lối khai dân trí, chấn dân trí, chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc chế độ cộng hòa dân chủ… Đặc biệt giai đoạn này có nhà tư tưởng tiêu biểu của thế kỷ XX là Nguyễn Ái Quốc (tên thật là Nguyễn Tất Thành) sau này là Hồ Chí Minh. Ngày 5 tháng 6 năm 1911 Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Nguyễn Tất Thành đã đến nhiều nước và mốc quan trọng là người đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin. Người đã đọc bản “Dự thảo luận cương về vấn đề dân tộc thuộc địa” của Lênin. Từ đó người tán thành quốc tế III và hoàn toàn tin theo Lênin. Luận cương của Lênin giải đáp trúng vấn đề mà người đang tìm hiểu. Vậy muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường Cách mạng vô sản, con đường cách mạng tháng Mười, con đường Chủ nghĩa Mác – Lênin. Bằng hành động lịch sử đó Nguyễn Ái Quốc đã mở đường cho CMVN ra khỏi khủng hoảng về đường lối. Đã mở cho Chủ nghĩa Mác – Lênin thâm nhập vào VN. Nguyễn Ái Quốc đóng vai trò chính trong việc đưa Chủ nghĩa Mác – Lênin vào VN. Quá trình Chủ nghĩa Mác – Lênin truyền bá vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN đã đưa đến sự ra đời của các tổ chức đảng, đó là ba tổ chức An Nam Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn. Mùa xuân năm 1930, với tư cách là đại diện của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập hội nghị thành lập Đảng tại Cửu Long (Trung Quốc). Hội nghị đã tán thành hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của quá trình vận động hợp quy luật, của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố: Chủ nghĩa Mác – Lênin, Phong trào công nhân và Phong trào yêu nước Việt Nam. Đây là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở VN. Sự ra đời của Đảng với hệ thống tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh CM đúng đắn đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối CM kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ XX. Đảng CSVN ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN, là tiền đề cho những thắng lợi vĩ đại trong lịch sử đấu tranh của dân tộc VN, CMVN. Đảng ra đời làm cho CMVN trở thành một bộ phận khăng khít của CM thế giới. Từ đây GCCN và nhân dân lao động VN tham gia một cách tự giác vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân thế giới. Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử tiến hoá của dân tộc VN. 3.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về Chuyên chính vô sản Hồ Chí Minh thấy được cách mạng tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc CMVS, mà còn là một cuộc CM giải phóng dân tộc. Nó nêu tấm gương sáng về sự giải phóng dân tộc thuộc địa và “mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đến phong trào CM trên thế giới nói chung và CMVN nói riêng. Hồ Chí Minh đã chỉ ra tính triệt để của CM tháng Mười và khẳng định cách mạng Việt Nam muốn thành công phải đi theo CM tháng Mười Nga “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là cách mạng vô sản”. Hồ Chí Minh khẳng định: CM muốn thắng lợi, trước hết phải có Đảng lãnh đạo, không có đảng chân chính lãnh đạo CM không thể thắng lợi. Đảng muốn vững phải có GCCN làm cốt. Người phân tích và cho rằng: “Những người giác ngộ và nhân dân ta đều nhận thấy: Làm CM thì sống, không làm CM thì chết. Đảng có vững, CM mới thành công, CMVN muốn thành công phải đi theo Chủ nghĩa Mác – Lênin. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chính phủ (công – nông – trí). Quan điểm là phải có thời kỳ học tập và nhận thức về cách mạng: Công nhân và nông dân là "gốc" cách mạng, là đội quân chủ lực. Đây là sự phát triển về chất, quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường cứu nước theo đường lối CMVS so với quan điểm cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản Hồ Chí Minh không những đưa lực lượng công - nông vào danh sách tập hợp, mà còn xếp vào LLCM quan trọng nhất. Tuổi niên thiếu tiếp xúc với các văn thân yêu nước, Người sớm nhận thức hoàn cảnh hiểm nghèo của đất nước từ đó nung nấu ý chí đưa đất nước thoát khỏi nô lệ. Không tán thành quan điểm cứu nước của Phan Bội Châu cho là “Đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau” và Phan Châu Trinh “Xin giặc rủ lòng thương”. Hồ Chí Minh phải đi ra nước ngoài để tìm con đường giải phóng dân tộc. Con đường Hồ Chí Minh đã chọn là con đường cách mạng vô sản. Tại vì tất cả các con đường theo phong kiến, dân chủ tư sản đều thất bại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX , kể cả phong trào Quốc Dân Đảng. Tháng 7 năm 1920, lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đọc được "Sơ thảo luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin, Người đã khẳng định đây là con đường giải phóng dân tộc của nước ta. Hồ Chí Minh đã vượt qua được hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và các nhà tư sản đương thời và người đã lựa chọn chủ nghĩa Mác – Lênin với con đường CMVN. Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dần dần từng bước lên chủ nghĩa cộng sản. Lực lượng cách mạng là khối đại đoàn kết toàn dân, nòng cốt là khối liên minh công – nông – trí, đây là điểm sáng tạo so với chủ nghĩa Mác. Sự nghiệp cách mạng Viêt Nam là bộ phận của Cách mạng thế giới. Cách mạng giải phóng ở các nước thuộc địa, phụ thuộc có thể giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc. Cách mạng ở thuộc địa và chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cách mạng thuộc địa thành công có thể hỗ trợ cho cách mạng chính quốc. Vì CNTB như hai vòi bạch tuộc bám chặt vào thuộc địa và trong nước. Quan điểm nổi bật là con đường lãnh đạo phải do ĐCS. Tại vì trước Hồ Chí Minh các nhà yêu nước không đưa ra được một con đường cách mạng, đường lối cách mạng. Quan điểm tiếp theo: cách mạng là sự nghiệp của toàn dân cộng với nòng cốt là liên minh công – nông – trí và phong trào cách mạng thế giới. Hồ Chí Minh còn nêu cả tầng lớp trí thức. Điều này chứng tỏ rằng, Hồ Chí Minh nắm chắc đặc điểm xã hội Việt Nam, đánh giá cao vai trò của trí thức. Xây dựng khối liên minh công - nông - trí không có nghĩa chỉ là xây dựng các tổ chức đơn lẻ đó mà là có sự phối hợp chung. Điều này cần có đường lối, chủ trương và chính sách chung. Tăng cường vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam và vai trò quản lý của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân có nghĩa là để xây dựng thắng lợi khối liên minh công - nông - trí, đìều có ý nghĩa cốt tử để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Cách mạng là công việc của cả dân chúng không phải của riêng ai. CMVS ở thuộc địa và chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phải đoàn kết quốc tế đánh đuổi kẻ thù chung là CNĐQ. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc. Đây là một luận điểm mới và sáng tạo của Hồ Chí Minh. Trong phong trào cộng sản quốc tế lúc bấy giờ đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản chính quốc. Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ngay từ năm 1924, Người đã sớm cho rằng cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào CMVS ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước. Đây là một cống hiến rất quan trọng vào kho tàng lý luận Mác - Lênin, đã được thắng lợi của CMVN chứng minh là hoàn toàn đúng đắn. Tiếp là: Tiểu tư sản là "bầu bạn" của cách mạng. Trong tiểu tư sản, Hồ Chí Minh chia ra tiểu tư sản trí thức, học sinh và tiểu tư sản là tiểu chủ, tiểu thương (nhà buôn nhỏ). Đây là lực lượng mà Đại hội VI Quốc tế cộng sản gạt ra ngoài LLCM. Ở Việt Nam, tiểu tư sản đóng vai trò không nhỏ trong việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, trong việc tham gia các phong trào cách mạng và thậm chí trải qua các cuộc "thử lửa" của các phong trào cách mạng, họ đã trở thành lực lượng kiên trung, nhiều người trở thành những nhà cách mạng tiền bối, những cán bộ chủ chốt, cốt cán của ĐCS Việt Nam và Nhà nước ta sau này. Địa chủ vừa và nhỏ cũng là một lực lượng cần tập hợp. Nếu không tập hợp được họ thì chí ít phải làm cho họ trung lập. Tư sản dân tộc, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cũng được tập hợp vào trận tuyến đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tất cả những lực lượng như địa chủ, phú nông, tư sản dân tộc, về mặt lý luận chung, đều là những đối tượng của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN. Nhưng ở Việt Nam, họ đều có chung một điểm tương đồng, "một mẫu số chung" là yêu cầu giành ĐLDT và trên thực tế họ đã sẵn sàng cùng với công nông đứng lên trong cuộc đấu tranh vì ĐLDT. Cho nên, trong quá trình cách mạng ở Việt Nam, nếu không tập hợp được lực lượng này vào một mặt trận dân tộc thống nhất thì sẽ không tạo ra được sức mạnh tổng hợp thật sự hùng hậu. Quan điểm nữa là: Phải tiến hành bạo lực cách mạng, vì sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. Bạo lực cách mạng cũng là bạo lực quần chúng. Hệ thống của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Bạo lực cách mạng phải gắn với hòa bình (Dĩ bất biến ứng vạn biến). Tóm lại, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của C.Mác - Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống quan điểm mới mẻ, sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Qua đó có thể thấy được sự sáng tạo của Người trong việc xác định LLCM so với những quan điểm của Đại hội VI QTCS đã từng chi phối rất mạnh đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nói chung và đối với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc nói riêng, cuối những năm 20 đầu những năm 30 thế kỷ này. Nhìn một cách tổng quát, trong quan điểm xây dựng LLCM, Hồ Chí Minh đề cập lực lượng của cả dân tộc. Biên độ tập hợp LLCM của Hồ Chí Minh rất rộng, rộng đến mức tưởng chừng như là phi giai cấp. Chẳng hạn, Hồ Chí Minh đã đề cập LLCM Việt Nam là đồng bào, những người cùng một bọc của mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết dân tộc Việt Nam; là những "con Rồng cháu Tiên", nghĩa là tất cả những người Việt Nam không phân biệt đảng phái chính trị, tôn giáo, giàu nghèo, gái trai, dân tộc... Có lúc Hồ Chí Minh nói rõ hơn là trừ bọn Việt gian phản quốc, song nếu có những người lầm đường lạc lối mà muốn quay trở lại con đường cách mạng thì cách mạng sẵn sàng tiếp nhận. 3.3. Sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng cầm quyền tại Việt Nam theo Hiến pháp, đồng thời cũng là Đảng duy nhất được phép hoạt động. Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức được công bố, Đảng Cộng Sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Vì vậy, Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Nhà nước Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là "nhà nước xã hội chủ nghĩa; nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỉ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân" ("Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội"). Để có được sự vận dụng một cách đúng đắn và hoàn thiện nhất thì cần phải biết tìm tòi và bắt trước, phân tích và rút ra kinh nghiệm thì mới thấy được mặt tích cực và tiêu cực khi vận dụng vấn đề đó vào hiện tại. Cho nên sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng cần phải đảm bảo được các yếu tố trên thì mới có thể giành được thắng lợi và xây dựng đất nước. Sự vận dụng của ĐVSVN, tôi chia làm hai giai đoạn đó là: Từ 1930 đến 1975 và từ 1975 đến nay. ² Giai đoạn thứ nhất (1930 – 1975) Đây là giai đoạn mà ĐCSVN đã vận dụng được các kinh nghiệm và rút ra bài học từ các cuộc đấu tranh đã diễn ra trước đó, ví dụ “Cách mạng tháng Mười Nga”. Ở giai đoạn này có sự lãnh đạo của ĐCSVN đứng đầu là Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của C.Mác - Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống quan điểm mới mẻ, sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra, ĐCSVN đưa ra trong sự nghiệp lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc phải có sự liên minh Công – Nông – Trí. Phải xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh vì đó là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho sự thành công. Qua sự vận dụng đó, ĐCSVN đã thành công trong Cách Mạng tháng Tám năm 1945, chiến thắng thực dân Pháp năm 1954 và đế quốc Mỹ năm 1975. Tóm lại trong giai đoạn (1930 – 1975) Đảng ta vận dụng và đưa ra các đường lối để đấu tranh chống phát xít, thực dân, đế quốc và các thế lực phản động để giành chính quyền về tay nhân dân, đất nước được độc lập. ² Giai đoạn (1975- nay) Giai đoạn này đất nước ta đã chiến thắng kẻ thù xâm lược và bắt đầu đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Cho nên ĐCSVN có vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận dụng và định hướng phát triển đất nước. Cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nguồn lực nội sinh, để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phải xây dựng GCCN lớn mạnh gắn kết hữu cơ với xây dựng, phát huy sức mạnh của liên minh giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Phải tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, đó là động lực chủ yếu phát triển đất nước. Đồng thời tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế với giai cấp công nhân toàn thế giới. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và chăm lo xây dựng giai cấp công nhân. Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa công nhân, người sử dụng lao động, nhà nước và toàn xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người. Quan tâm giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao khối công – nông – trí; Đặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao ngang tầm với khu vực và quốc tế. Đặc biệt, xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư xây dựng CNXH. Tất cả nỗ lực đó nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả theo hướng xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. KẾT LUẬN Tóm lại “Chuyên chính vô sản” của C.Mác và Ph.Ăngghen đã nghiên cứu là kho tàng quý giá để lại cho thế giới loài người mà sau này Lênin và Hồ Chí Minh là người kế tục hoàn hảo nhất. Đặc biệt là tư tưởng CCVS của C.Mác và Ph.Ăngghen hai ông đã nhiều lần nghiên cứu và phát triển. Trong quá trình tìm hiểu các tác phẩm kinh điển của C.Mác và Ph.Ăngghen, tôi thấy được tiến trình ra đời và phát triển của chuyên chính vô sản thể hiện rõ nhiệm vụ, vai trò, tầm quan trọng trong quá trình đấu tranh. Từ đó thấy được tầm ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc đến xã hội của các nước và trên toàn thế giới. Nó góp phần cho các cuộc cách mạng trên thế giới đặc biệt là cách mạng ở Việt Nam. Vậy Hồ Chí Minh và ĐCSVN đã vận dụng tư tưởng CCVS là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt bởi tư tưởng đó đã đưa đất nước ta được độc lập, tự do, đảm bảo cho dân được cơm ăn, áo mặc. Đảng ta không ngừng nâng cao hiệu quả quản lí bảo đảm công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hóa. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO C.Mác và Ph.Ăngghen [1845 – 1846]: Hệ tư tưởng Đức, Bản dịch tiếng việt của NXB chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, Toàn tập, tập 3 C.Mác, [1848 – 1850]: Đấu tranh giai cấp ở Pháp, Bản dịch tiếng việt của NXB chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993,Toàn tập, tập 7. C.Mác, [1871]: Nội chiến ở Pháp, Bản dịch tiếng việt của NXB chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội 1994,Toàn tập, tập 17. C.Mác và Ph. Ăngghen [1848]: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Bản dịch tiếng việt của NXB chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội 1995, Toàn tập, tập 4. C.Mác, [1875]: Phê phán cương lĩnh Gô- Ta, Bản dịch tiếng việt của NXB chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội 1995,Toàn tập, tập19 Dương Xuân Ngọc [2004]: Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1986), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2008), Văn kiện ban chấp hành. trung ương lần 7 (khóa X), Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. Đỗ Công Tuấn (Chủ biên) [2009] Đề cương bài giảng: Giới thiệu một số tác phẩm kinh điển của V.I.Lênin về CNXH KH – Khoa chủ nghĩa xã hội khoa học – Học Viện báo chí và tuyên truyền. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học [2009], tài liệu lưu hành nội bộ - Khoa chủ nghĩa xã hội khoa học – Học viện Báo chí và Tuyên Truyền. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà xuất bản CTQG sự thật, Hà Nội 2002, Tập1. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trên con đường sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà xuất bản lao động, 2005. V.I.Lênin toàn tập, Nhà xuất bản tiến bộ, Matxcova 1974, Tập 1. V.I.Lênin [1905]: Hai sách lược của Đảng Dân chủ - xã hội Nga trong cách mạng dân chủ, Nhà xuất bản Tiến Bộ, 1979, toàn tập, tập 11. V.I.Lênin [1917]: Nhà nước và cách mạng, Nhà xuất bản Tiến Bộ, 1979, toàn tập, tập 33. V.I.Lênin [1918]: Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết, Nhà xuất bản Tiến Bộ, 1978, toàn tập, tập 36. Website Đảng Cộng Sản Việt Nam: htt://www.cpv.org.vn. Website: Website:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuan điểm của Mác-Anghen về chuyên chính vô sản qua một số tác phẩm kinh điển.doc
Luận văn liên quan