Quan hệ giữa năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp và hỗ trợ phát triển cluster (cụm ngành): nghiên cứu cluster công nghiệp nội dung số ở Việt Nam

Chính sách cần theo cách tiếp cận Cluster tích hợp dọc và tích hợp ngang, Chính sách tập trung vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo cơ sở hạ tầng cho sản xuất và dịch vụ, đảm bảo nguồn lực cho sản xuất và dịch vụ, nâng cao hiệu quả thâm nhập, mở rộng quy mô thị trường, quyết định lựa chọn cung cấp sản phẩm và dịch vụ công nghiệp nội dung số, Tăng cường thấu hiểu môi trường kinh doanh, tăng cường hiệu quả và linh hoạt cơ cấu sản xuất và dịch vụ (cấu trúc công nghiệp), Phát huy hiệu quả hợp tác liên kết mạng lưới doanh nghiệp, Phát huy hiệu quả định hướng công nghệ Tăng cường sức mạnh chuỗi cung ứng Cluster DCI, Đẩy mạnh giá trị gia tăng chuỗi cung ứng

pdf27 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quan hệ giữa năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp và hỗ trợ phát triển cluster (cụm ngành): nghiên cứu cluster công nghiệp nội dung số ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ...  . NGUYỄN VĂN VẸN QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CLUSTER (CỤM NGÀNH): NGHIÊN CỨU CLUSTER CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 62.34.05.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015 HÀ NỘI-NĂM 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ...  . NGUYỄN VĂN VẸN QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CLUSTER (CỤM NGÀNH): NGHIÊN CỨU CLUSTER CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 62.34.05.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN DŨNG TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. GIỚI THIỆU Nhu cầu tất yếu sử dụng thông tin phục vụ hoạt động ra quyết định của con người đã tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển đời sống xã hội loài người, trước đây khi chưa có hỗ trợ khoa học công nghệ hình thức thông tin gặp nhiều khó khăn do khoảng cách địa lí, đến khi kỹ thuật thông tin xuất hiện thời gian thông tin của con người được cải thiện, cơ hội tiếp cận thông tin từ xa dễ dàng hơn. Sự tiến bộ kỹ thuật hội tụ công nghệ của ba ngành công nghệ thông tin (Information Technology – công nghệ thông tin), viễn thông và truyền thông làm xuất hiện ngành kinh tế mới - ngành kinh tế công nghiệp nội dụng số (Digital Content Industry - DCI). Khoa học thông tin ra đời làm cho thế giới xích lại gần hơn, kỹ thuật thông tin phát triển cấp số nhân đã tạo điều kiện thuận tiện cho thông tin liên lạc phục vụ kinh doanh vận chuyển hàng hóa và cung cấp dịch đến nơi xa xôi ở những địa phương khác nhau trên thế giới (Friedman, 2005). Sự ra đời DCI nhanh chóng trở thành ngành kinh tế công nghiệp cung cấp hạ tầng nội dung thông tin số hóa cho các ngành công nghiệp liên quan khác góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Nhận thức tầm quan trọng của DCI trong nền kinh tế quốc dân, Chính phủ (2007) đã kịp thời ban Quyết định số: 901/QĐ-TTG, Quyết định Số: 55/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg phê duyệt chấp nhận DCI là một ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2007, đây cũng là năm thành lập “Viện công nghiệp Phần mềm và nội dung số Việt Nam”, đánh dấu bước ngoặc quan trọng mở đường cho nhiều “vấn đề nghiên cứu” liên quan đến Cluster DCI, đặc biệt nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh (NLCT) ngành công nghiệp và hỗ trợ phát triển Cluster DCI ở Việt Nam được đề cập trong nghiên cứu này. 1.2. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (1) Những nhân tố chính nào tác động đến NLCT ngành công nghiệp DCI? (2) Tác động tổng thể của NLCT ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam như thế nào? 4 (3) Những nhân tố chính nào hỗ trợ phát triển Cluster DCI? (4) Có hay không xảy ra mối quan hệ giữa NLCT và hỗ trợ phát triển Cluster DCI? 1.4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (5) Khám phá và đo lường nhân tố chính tác động đến NLCT ngành công nghiệp DCI. (6) Khám phá và đo lường nhận thức tác động tổng thể của NLCT ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam. (7) Khám phá và đo lường nhân tố hỗ trợ phát triển Cluster DCI. (8) Đo lường mối quan hệ giữa NLCT ngành công nghiệp và hỗ trợ phát triển Cluster. 1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp và những yếu tố hỗ trợ phát triển Cluster nội dung số. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trong Cluster DCI ở Việt Nam với những nội dung được xem xét là những yếu tố chính tác động đến NLCT ngành công nghiệp DCI và yếu tố chính hỗ trợ phát triển Cluster DCI, thời gian nghiên cứu bắt đầu từ năm 2009 đến năm 2015. 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và định lượng. 1.7. ĐÓNG GÓP MỚI VÀ CẤU TRÚC CÁC CHƯƠNG LUẬN ÁN 1.7.1. Đóng góp mới của luận án Về lí thuyết: Luận án đã phát triển thang đo trong mô hình từ ba thành phần chính, đó là: (1) tác nhân chính tác động đến năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp; (2) nhận thức tác động tổng thể năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp; và (3) những yếu tố thuộc nhóm hỗ trợ phát triển Cluster. Luận án đã kiểm chứng có mối quan hệ giữa NLCT ngành và hỗ trợ phát triển Cluster trong ngành Công nghiệp nội dung số ở Việt Nam, 5 NLCT có tác động mạnh đến HTPT, còn HTPT tác động yếu hơn đến NLCT (HTPT <--- NLCT: β1 =0.560; NLCT <--- HTPT: β2 =0.460). Luận án cũng bác bỏ yếu tố “tập trung gần gũi địa lí” thể hiện trong nội hàm khái niệm Cluster không phù hợp trong trường hợp Cluster ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam. Yếu tố mới được phát triển thêm thuộc nhóm những yếu tố hỗ trợ phát triển Cluster là “yếu tố mềm – vốn xã hội” trong trường hợp nghiên cứu Cluster ngành công nghiệp nội dung số. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án đề xuất các hàm ý chính sách và quản trị giúp cho những nhà hoạch định chính sách làm tài liệu tham chiếu cho việc ra quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh hỗ trợ phát triển Cluster trong bối cảnh phát triển ngành công nghiệp nội dung số ở việt Nam. 1.7.2. Cấu trúc các chương Đề tài nghiên cứu bao gồm 05 chương được trình bày theo thứ tự như sau: Chương 1 – Tổng quan về đề tài nghiên cứu; Chương 2 – Cơ sở lý thuyết và mô hình; Chương 3 – Thiết kế nghiên cứu; Chương 4 – Kết quả nghiên cứu; Chương 5 – Thảo luận kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách, quản trị CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT NỀN TẢNG 2.1.1. Cạnh tranh Cạnh tranh theo quan niệm truyền thống gắn với trường phái cổ điển như Smith (1776), Ricardo (1817); trường phái kinh tế học tân cổ điển như Marshall (1890); Walras (1874) và một số trường phái khác Robinson (1933). Bản chất cạnh tranh theo quan niệm truyền thống nhìn chung được các nhà nghiên cứu thể hiện rõ qua những khía cạnh đã được tổng hợp dưới đây. 6 Quan niệm cạnh tranh truyền thống Bản chất cạnh tranh Phương thức cạnh tranh Mục đích cạnh tranh Không gian cạnh tranh Hệ quả cạnh tranh Cơ chế điều tiết thị trường Nhóm lí thuyết định hướng Ganh đua, đối kháng: Thương trường là chiến trường Giá cả thấp, chất lượng hàng hóa tốt nhất. Giành lấy lợi nhuận nhiều hơn so với đối thủ Dạng thức thị trường: tự do, hoàn hảo, độc quyền. Thắng - thua “Bàn tay vô hình” Cân bằng cung – cầu kinh tế Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả giả Một số nhà kinh tế tiêu biểu quan niệm cạnh tranh hiện đại như Friedman (2005), Porter (1990), Barney (1995); Prahalad & Hamel (1990), Gimeno (2004), Gnyawali & Park (2009), lado & đtg (1997), Peng & Bourne (2009), Luo (2007) . . . đã cung cấp bản chất của quan niệm cạnh tranh hiện đại “vừa cạnh tranh vừa hợp tác” góp phần thúc đẩy tiến hóa kinh tế trong môi trường hợp tác toàn cầu. Quan niệm cạnh tranh hiện đại Bản chất cạnh tranh Phương thức cạnh tranh Mục đích cạnh tranh Không gian cạnh tranh Hệ quả cạnh tranh Cơ chế điều tiết thị trường Nhóm lí thuyết định hướng Cạnh tranh gắn với hợp tác trong Khuôn khổ thương trường là cuộc chơi Thông qua đổi mới tạo ra năng lực lõi; Chia sẻ thông tin thúc đẩy phát triển công nghệ. Chia sẻ chuỗi giá trị trên cơ sở đôi bên cùng có lợi Thị trường có sự điều tiết của nhà nước Thắng –thắng Bàn tay hữu hình Tiến hóa kinh tế Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả 7 2.1.2. Năng lực cạnh tranh Trên thế giới số nghiên cứu NLCT ngành công nghiệp điển hình của porter (1990); Mataraarachchi & Heenkenda (2012), Joshi & Dixit (2011), Savić & đtg (2011), Padurean & Tuclea (2008), Bakan & Dogan (2012: 449), Mehrizi & Pakneiat (2008), Choe & Brian (2011a) và Choe & đtg (2011b)... 2.1.3. Cluster Trên thế giới Cluster được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tổng hợp dưới đây của nhiều nhà nghiên cứu tiêu biểu. Tổng hợp quá trình phát triển khái niệm Cluster Nhóm Tác giả nghiên cứu Trụ cột ngữ nghĩa khái niệm 1 Marshall (1890), Krugman (1991a, 1991b) Rosenfeld (1995: 12), Swann & Prevezer (1996:1139), Hill & Brennan (2000: 67-68), NGA (2002), Brenner (2004), Morosini (2004), Rosenfeld (2005), Bekele (2006), Cortright (2006), Glaeser & Gottlieb (2009: 1005), Porter(1990). Khái niệm Cluster theo các nguyên tắc lí thuyết kinh tế nội địa hóa của Marshall, nội dung khái niệm được thể hiện qua trụ cột “tập trung gần gũi địa lí”. 2 Isard (1959), Isard (1959: 33), Roepke & đtg (1974: 15), Czamanski (1974), Ó hUallacháin (1984: 421), Saxenian (1994), Doeringer & Terkla (1995), Bergman & Feser (1999), Feser & Lugar (2002: 3). Khái niệm Cluster thể hiện trụ cột “Các mối quan hệ liên kết” được quan sát chủ yếu từ mối quan hệ đầu vào – đầu ra của các ngành công nghiệp. 3 Porter (1990,1998a, 1998b, 1998c, 2000, 2008) và (OECD, 1999: 5). Khái niệm Cluster lập luận theo nghĩa rộng hơn và lí giải tại sao các nhóm được thiết lập trên cơ sở khoảng cách địa lí, các nền kinh tế nội địa hóa, liên kết chuỗi giá trị, và đổi mới công nghệ theo nghiên cứu Porter qua trụ cột ngữ nghĩa “tập trung, liên kết, related and supporting industries”. Nguồn: Chen (2005) và nghiên cứu của tác giả 8 2.2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT HÌNH THÀNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.3. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT Mô hình nghiên cứu gồm ba thành phần cơ bản là: (1) nhóm những yếu tố quyết định tác động đến NLCT, bao gồm :(a) những điều kiện yếu tố sản xuất và dịch vụ; (b) những điều kiện nhu cầu; (c) những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan; (e) chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh của doanh nghiệp. (2) tác động tổng thể của NLCT ngành công nghiệp; (3) yếu tố hỗ trợ phát triển Cluster: (a) Chính phủ; (b) cơ may; (c) yếu tố mềm – vốn xã hội; (e) và tập trung gần gũi địa lí, qua những mô tả trên đây, sự tương quan của các đối tượng nghiên cứu được mô hình hóa thành mô hình nghiên cứu của luận án . Nguồn: Đề xuất của tác giả 9 Tổng hợp giả thiết nghiên cứu Số TT Nhóm Giả thiết 1 Những yếu tố thuộc nhóm những điều kiện yếu tố sản xuất và dịch vụ (nhóm 1) - H1a: Lao động có tác động cùng chiều lên tác động tổng thể của NLCT ngành công nghiệp của DCI. - H1b: Cơ sở hạ tầng tác động cùng chiều lên tác động tổng thể của NLCT ngành công nghiệp của DCI. - H1c: Nguồn lực tác động cùng chiều lên tác động tổng thể của NLCT ngành công nghiệp của DCI. 2 Những yếu tố thuộc nhóm những điều kiện nhu cầu (nhóm 2): - H2a: Quy mô thị trường nội dung số tác động cùng chiều lên tác động tổng thể của NLCT ngành công nghiệp của DCI. - H2b: Sản phẩm mới tác động cùng chiều tác động tổng thể của NLCT ngành công nghiệp của DCI. - H2c: Môi trường kinh doanh tác động cùng chiều lên tác động tổng thể của NLCT ngành công nghiệp của DCI. 3 Những yếu tố thuộc nhóm chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh (nhóm 3): - H3a: Cấu trúc sản xuất tác động cùng chiều lên tác động tổng thể của NLCT ngành công nghiệp của DCI. - H3b: Hợp tác giữa các tổ chức/doanh nghiệp tác động cùng chiều lên tác động tổng thể của NLCT ngành công nghiệp của DCI. - H3c: Định hướng công nghệ tác động cùng chiều lên tác động tổng thể của NLCT ngành công nghiệp của DCI. 4 Những yếu tố thuộc nhóm những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan (nhóm 4): H4a: Chuỗi cung ứng tác động cùng chiều lên tác động tổng thể của NLCT ngành công nghiệp của DCI. H4b: Giá trị gia tăng tác động cùng chiều lên tác động tổng thể của NLCT ngành công nghiệp của DCI. 5 Tác động NLCT ngành công nghiệp đến hỗ trợ phát triển Cluster DCI - H5: Tác động tổng thể của NLCT ngành công nghiệp của DCI tác động trực tiếp và cùng chiều lên hỗ trợ phát triển Cluster công nghiệp nội dung số ở Việt Nam. 6 Nhân tố hỗ trợ phát triển Cluster DCI tác động đến NLCT ngành công nghiệp - H6: Hỗ trợ phát triển Cluster của DCI tác động trực tiếp và cùng chiều lên tác động tổng thể của NLCT ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam. 10 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2. CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 3.2.1 Kết hợp phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luận nhóm trung cùng các đối tượng khảo sát. Kế tiếp, tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng cách phỏng vấn 123 phiếu hợp lệ đạt tỷ lệ 91 % và 360 phiếu nghiên cứu chính thức phát ra thu về 306 phiếu đạt tỷ lệ 85%, kết quả phiếu thu về đạt yêu cầu về cỡ mẫu nghiên cứu. 3.2.2. Quy trình nghiên cứu. 11 12 3.2.3. Thiết kế nghiên cứu định tính 3.2.3.1 Nghiên cứu thí điểm 10 người tham gia hỗ trợ kiểm tra, đánh giá sơ bộ câu hỏi như tính dễ đọc, lỗi chính tả, mức độ diễn đạt ngôn ngữ dễ hiểu, chính xác nội dung, thời gian thực thi thảo luận nhóm và phỏng vấn bán cấu trúc. 3.2.3.2 Thảo luận nhóm tập trung: Với 16 người tham gia tạo ra cơ hội nghiên cứu tương tác và gợi ý nhiều ý tưởng mới giúp khai thác nhận thức sâu vấn đề nghiên cứu đồng thời tiếp nhận phản ứng và ý kiến phản hồi có kiểm soát và hệ thống từ những Người tham gia nghiên cứu. Sau khi kết thúc thủ tục thảo luận nhóm, một bộ dữ liệu được ghi nhận và xử lý, những phát hiện kết quả nghiên cứu đóng góp hoàn thiện Bảng câu hỏi trao đổi ý kiến sơ bộ. 3.2.3.3 Phỏng vấn bán cấu trúc Với 6 người được chọn, dữ liệu thu thập thể hiện sự hiểu biết thực tế, cụ thể, linh hoạt, khai thác sâu phản ứng và giải thích tình huống có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Sau khi kết thúc thủ tục phỏng vấn bán cấu trúc, một bộ dữ liệu được ghi nhận và xử lý, những phát hiện kết quả nghiên cứu phỏng vấn bán cấu trúc cũng đóng góp một phần bổ sung hoàn thiện Bảng câu hỏi trao đổi ý kiến sơ bộ. 3.2.4. Thiết kế nghiên cứu định lượng 3.2.4.1 Nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành với 135 phiếu trao đổi ý kiến sơ bộ được phát ra thu về 123 phiếu hợp lệ đạt tỷ lệ 91 %, kết quả phiếu thu về đạt yêu cầu về cỡ mẫu nghiên cứu.Trong nghiên cứu sơ bộ sử dụng kỹ thuật kiểm định Cronback Apha nhằm xác định độ tin cậy thang đo và nghiên cứu sơ bộ bằng phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm giải thích mức độ thích hợp của thang đo với khái niệm nghiên cứu. 3.2.4.1 Nghiên cứu chính thức Nghiên cứu chính thức với 360 phiếu phát ra thu về 306 phiếu đạt tỷ lệ 85%, kết quả phiếu thu về đạt yêu cầu về cỡ mẫu nghiên cứu. Trong 13 nghiên cứu chính thức sử dụng kỹ thuật kiểm định phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) nhằm xác định độ tin cậy thang đo và sự phù hợp dữ liệu mô hình. Bộ dữ liệu từ chương trình nghiên cứu sau khi phân tích và xử lý dẫn đến kết quả và kết luận. 3.2.5 Công cụ hỗ trợ nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng công cụ phần mềm SPSS Amos Version 20 hỗ trợ phân tích xử lý dữ liệu định lượng và kỹ thuật đồ họa cho mô hình SEM, phần mềm Excel xử lý tính toán các chỉ số kỹ thuật từ dữ liệu định tính và định lượng, chỉ số tập trung lao động LQ, sử dụng kỹ thuật Brainstorming (động não), công cụ SWOT. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 4.1.1. Kết quả thảo luận nhóm tập trung Kết quả nghiên cứu thảo luận nhóm cho thấy các yếu tố khám phá trong thủ tục thảo luận nhóm đề nghị điều chỉnh vị trí sao cho phù hợp với trong mô hình giả thuyết như sau: (1) 2 yếu tố “thông tin và chất lượng” được thiết kế là thang đo thuộc nhóm điều “những kiện yếu tố sản xuất và dịch vụ và những điều kiện nhu cầu”; (2) có 11 yếu tố là những yếu tố thuộc 4 nhóm tác động đến tác động tổng thể của Năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đề nghị giữ nguyên như những nghiên cứu trước đây; (3) 3 yếu tố là “vai trò Chính phủ, yếu tố mềm và cơ may” chuyển thành thang đo là biến tiềm ẩn của yếu tố hỗ trợ phát triển theo như thiết kế nghiên cứu. Toàn bộ những yếu tố được phát hiện trong nghiên cứu thảo luận nhóm làm cơ sở hoàn thiện thêm thang đo nghiên cứu định lượng, bổ sung vào cơ sở lí thuyết hình mô hình nghiên cứu. 4.1.2 Kết quả phỏng vấn bán cấu trúc Phỏng vấn bán cấu trúc cho kết quả : số yếu tố phát hiện mới là 05 (đạo đức kinh doanh và sở hữu trí tuệ, kỹ năng sử dụng vi tính của lãnh đạo, 14 sở thích công nghệ mới của người dân và khả năng tinh thông của người hoạch định chính sách) có sự trùng lắp với thiết kế mô hình giả thuyết nghiên cứu (“sự tinh thông của khách hàng” và “vai trò Chính phủ”). Tuy nhiên, 02 yếu tố (đạo đức kinh doanh và sở hữu trí tuệ) có tính đại diện trong mô hình không cao (yếu tố có thể bị triệt tiêu trong mô hình sau khi có những giải pháp khắc phục cho thực trạng vấn đề này) nên không xem xét đưa vào mô hình nghiên cứu, 03 yếu tố (kỹ năng sử dụng vi tính của lãnh đạo, sở thích công nghệ mới của người dân và khả năng tinh thông của người hoạch định chính sách) được xem xét thiết kế là ngữ nghĩa chung cho 02 thang đo (tinh thông của người sử dụng và vai trò hỗ trợ của Chính phủ). Tương tự như Thảo luận nhóm, toàn bộ những yếu tố phát hiện phỏng vấn Bán cấu trúc giúp hoàn thiện thêm thang đo trong mô hình giả thuyết nghiên cứu. 4.1.3 Kết quả thiết kế thang đo Thang đo trên cơ sở các phát biểu, nghiên cứu trước và nghiên cứu định tính tổng hợp như sau: (1) Thang đo tác động những điều kiện yếu tố sản xuất và dịch vụ Lao động: DKYT_LD1: Sự sẵn có về lao động có kỹ năng và sáng tạo đảm bảo cho hoạt động sản xuất công nghiệp DCI. DKYT_LD2: Kỹ năng quản lí doanh nghiệp công nghiệp DCI chuyên nghiệp. DKYT_LD3: Những cơ sở giáo dục và đào tạo đáp ứng tốt nguồn cung lao động chất lượng cao cho sản xuất và dịch vụ công nghiệp DCI. DKYT_LD4: Chất lượng giáo dục và đào tạo luôn luôn đáp ứng cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp DCI DKYT_LD5: Hiệu quả và năng suất lao động cao. 15 Cơ sở hạ tầng: DKYT_CSHT1: Tốc độ đường truyền mạng viễn thông đáp ứng tốt cho sản xuất và cung cấp dịch vụ công nghiệp DCI. DKYT_CSHT2: Chất lượng dịch vụ viễn thông. DKYT_CSHT3: Chất lượng dịch vụ cập nhật nội dung thông tin lên mạng internet luôn làm hài lòng khách hàng DKYT_CSHT4: Chi phí dịch vụ viễn thông hợp lí. Nguồn lực: DKYT_NL1: Sẳn sàng cung cấp nguồn nội dung thông tin thô từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, ngành công nghiệp và dữ liệu quốc gia cho hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp DCI. DKYT_NL2: Doanh nghiệp công nghiệp DCI dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sản xuất kinh doanh. DKYT_NL3: Chi phí nguồn nội dung thông tin thô hợp lí. DKYT_NL4: Chất lượng nội dung thông tin thô tốt. DKYT_NL5: Môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện tốt cho sản xuất kinh doanh công nghiệp DCI. DKYT_NL6: Chất lượng môi trường sống của người lao động trong lĩnh vực DCI tốt. DKYT_NL7: Điều kiện làm việc của người lao động công nghiệp DCI tốt. (2) Thang đo tác động của những điều kiện nhu cầu Quy mô thị trường: DKNC_TT1: Mở rộng thị trường DCI trong nước tốt. DKNC_TT2: Mở rộng thị trường DCI ra nước ngoài tốt. DKNC_TT3: Quy mô thị trường DCI trong và ngoài nước mở rộng hấp dẫn thu hút cho sản xuất kinh doanh công nghiệp. 16 DKNC_TT4: Mở rộng thị trường đảm bảo cho khách hàng sự hiểu biết và tinh thông về sản phẩm và dịch vụ DCI. Sản phẩm mới: DKNC_SP1: Khả năng phát triển tốt sản phẩm và dịch vụ mới DCI đáp ứng nhu cầu thị trường. DKNC_SP2: Doanh nghiệp phản ứng nhanh và sáng tạo trước những thay đổi về nhu cầu sản phẩm và dịch vụ DCI. DKNC_SP3: Chất lượng và độ tin cậy cao về sản phẩm và dịch vụ DCI do doanh nghiệp trong nước sản xuất và cung ứng. Môi trường kinh doanh: DKNC_MTKD1: Doanh nghiệp thấu hiểu môi trường kinh doanh và hỗ trợ bền vững đối với sản phẩm và dịch vụ DCI. DKNC_MTKD2: Tinh thần kinh doanh mạnh mẽ của doanh nghiệp công nghiệp DCI Việt Nam. DKNC_MTKD3: Doanh nghiệp công nghiệp DCI Việt Nam sẵn sàng đối mặt với rủi ro. (3) Chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp DCI Cấu trúc (cấu trúc công nghiệp): CL_CT1: Hiện diện nhiều doanh nghiệp lớn về công nghiệp DCI nước ngoài tại thị trường Việt Nam. CL_CT2: Sự linh hoạt trong hệ thống sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ DCI. CL_CT3: Doanh nghiệp sản xuất và cung ứng dịch vụ công nghiệp DCI trong Cluster luôn luôn cải tiến liên tục mô hình sản xuất kinh doanh đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Hợp tác: 17 CL_HT1: Hợp tác mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong Cluster ngành. CL_HT2: Doanh nghiệp tích cực phát triển tốt vốn kiến thức chung trong Cluster DCI. CL_HT3: Phát triển mạnh mẽ mạng lưới doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ DCI trong Cluster. CL_HT4: Tích cực hợp tác và tham gia của xã hội dân sự và cộng đồng vào việc cung cấp nội dung số. Định hướng công nghệ: CL_DHCN1: Mức độ cao trong việc ứng dụng công nghệ mới khai thác tài nguyên thông tin số phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam. CL_DHCN2: Chuyển giao nghệ công nghệ số áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam tốt. CL_DHCN3: Nhận thức cao của lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam về lợi ích cải tiến liên tục công nghệ phục vụ khai thác tài nguyên thông tin số phục vụ cho sản xuất kinh doanh. CL_DHCN4: Mức độ cao ứng dụng và cải tiến liên tục công nghệ mới tại các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ DCI Việt Nam. (4) Thang đo tác động của những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan Chuỗi cung ứng DCI: CN_CCC1: Năng lực dịch vụ hỗ trợ của những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan đáp ứng tốt cho sản xuất kinh doanh DCI. CN_CCC2: Khả năng đáp ứng của các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh công nghiệp DCI tốt. CN_CCC3: Chất lượng của dịch vụ hỗ trợ của ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan cho sản xuất kinh doanh trong 18 Cluster DCI Việt Nam tốt. CN_CCC4: Mô hình cấu trúc chuỗi cung ứng khoa học, bền vững phù hợp với loại hình sản phẩm và dịch vụ DCI. Gia tăng giá trị DCI: CN_GTGT1: Khả năng đóng góp gia tăng giá trị chuỗi cung ứng công nghiệp DCI của những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan tốt. CN_GTGT2: Hiểu biết của những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan về khả năng gia tăng giá trị cho chuỗi cung ứng công nghiệp DCI tốt. CN_GTGT3: Sự sẵn sàng tham gia và chia sẻ giá trị và kiến thức của những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan tốt. (5) Thang đo nhận thức tác động tổng thể của năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp TD_NLCT1: Tác động tổng thể của NLCT ngành công nghiệp DCI ở Việt Nam mạnh mẽ (Loại C). TD_NLCT2: Nhận định về lợi ích lớn hơn chi phí nâng cao NLCT ngành công nghiệp (Loại A). TD_NLCT3: Bạn đồng ý hay không đồng ý NLCT ngành công nghiệp DCI ở Việt Nam đáp ứng tốt khả năng đòi hỏi thị trường trong nước và quốc tế? (Loại A) (6) Thang đo tác động của những yếu tố hỗ trợ cho phát triển Cluster HTPT1: Vai trò hỗ trợ của Chính phủ trong việc hoạch định chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp và thúc đẩy phát triển Cluster? HTPT2: Vai trò yếu tố mềm - vốn xã hội của doanh nghiệp DCI trong việc triển khai mạnh mẽ chuyển đổi các mạng lưới mạng lưới liên kết trong xã hội sang các mạng lưới liên kết ảo số hóa chẳng hạn như các mạng 19 ảo Zingme, Face book, Twitter, Instergram, Zalo, mạng việc làm? HTPT3: Yếu tố cơ may của những doanh nghiệp (như nhu cầu đặc thù (thiên thời), vị trí đắc địa (địa lợi), tài năng đặc biệt (nhân hòa), yếu tố may mắn; sáng chế mới, các quyết định chính trị bởi các Chính phủ nước ngoài)? HTPT4: Yếu tố tập trung gần gũi địa lí của những doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực DCI (gần gũi địa lí của các doanh nghiệp cùng ngành)? 4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 4.2.1. Kết quả nghiên cứu sơ bộ Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy: (a) bộ thang đo đảm bảo độ tin cậy là cơ sở thiết lập Bảng câu hỏi đưa vào thủ tục nghiên cứu chính thức; (b) bộ dữ liệu phù hợp cho phân tích mô hình nhân tố và các thang đo định hướng giải thích được phân nhóm nhân tố; (c) thang đo các biến quan sát bị loại DKYT_LD4, DKYT_CSHT3, DKYT_TT3, CL_DHCN2, CN_CCC2 không ảnh hưởng đến khái niệm nghiên cứu; (d) thang đo là biến tiềm ẩn HTPT4 - tập trung gần gũi địa lí của các doanh nghiệp trong Cluster có hệ số tương quan biến tổng mức thấp 0.143 <0.3 chứng tỏ những đáp viên được hỏi không đồng tình cùng khái niệm thang đo “tập trung gần gũi địa lí” thuộc về yếu tố hỗ trợ phát triển Cluster DCI; 4.2.2. Kết quả nghiên cứu chính thức Nghiên cứu chính thức ghi nhận những phát hiện: (a) khẳng định bộ thang đo nghiên cứu chính thức đảm bảo độ tin cậy; (b) mô hình nghiên cứu phù hợp với bộ dữ liệu thị trường; (c) mô hình giả thuyết nghiên cứu đảm bảo yêu cầu các chỉ tiêu tiêu chuẩn kỹ thuật SEM vì vậy mô hình giả thuyết được giữ nguyên không điều chỉnh nhân tố; (d) tác động hai chiều giữa mối quan hệ tổng thể NLCT ngành công nghiệp và hỗ trợ phát triển Cluster ở mức trung bình được khám phá phù hợp với giả thuyết nghiên cứu và nghiên cứu định tính (kết quả tương quan HTPT <--- NLCT: β1 =0.560; NLCT <--- 20 HTPT: β2 =0.460), số liệu này minh chứng NLCT ngành công nghiệp DCI ở Việt Nam ở mức trung bình qua đây hàm ý chính sách cần được thực thi nhằm nâng cao NLCT ngành công nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy phát triển Cluster DCI ở Việt Nam. Yếu tố “quy mô thị trường” trong mô hình có mức NLCT cao nhất (NLCT <--- ThiTruong: β6=0.199) và yếu tố lao động có kỹ năng có mức NLCT thấp nhất (NLCT <--- LaoDong: β3=0.069). Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu cấu trúc SEM (chuẩn hóa) thể hiện trong bảng dưới đây. Hệ số Kết quả Mức độ tiêu chuẩn chấp nhận Nhận xét Sự phù hợp dữ liệu mô hình Chisquare, P 0.000 > 0.05, nếu P<0.05 tiếp tục kiểm tra Chisq/df để khẳng định bộ dữ liệu nghiên cứu. Chưa đảm bảo mức ý nghĩa cần kiểm định các chỉ số tiếp theo. Chisq/df 1.367 χ2/df <2.0, <3.0, < 5.0 dữ liệu phù hợp tốt GFI 0.862 0.9, >=0.95 dữ liệu phù hợp tốt TLI 0.967 0.9, >=0.95 dữ liệu phù hợp tốt NFI 0.900 0.9, >=0.95 dữ liệu phù hợp tốt CFI 0.971 0.9, >=0.95 dữ liệu phù hợp tốt RMSEA 0.035 < 0.08 Phù hợp chặt chẽ dữ liệu của mô hình Độ tin cậy thang đo 21 Tính đơn nguyên Dữ liệu phù hợp tốt Sự phù hợp dữ liệu thị trường Tập biến quan sát đạt tính đơn hướng Giá trị hội tụ 0.666 – 0.994 Trọng số >=0.5 Thang đo đạt yêu cầu hội tụ Giá trị phân biệt P=0.000 Hệ số tương quan giữa các khái niệm với P_value < 0.05 Hệ số tương quan từng cặp khái niệm khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%, các khái niệm đạt được giá trị phân biệt và có ý nghĩa thống kê. Hệ số độ tin cậy tổng hợp 0.991 >=0,70 Đạt yêu cầu tốt Hệ số tổng phương sai trích 0.713 >=0.5 Đạt yêu cầu Kết quả: (1) mặc dù chỉ số Chisquare (P =. 000) tuy nhiên những chỉ số còn lại đảm bảo các tiêu chuẩn nghiên cứu; (2) mô hình phù hợp tốt bộ dữ liệu thị trường; (3) thang đo đạt độ tin cậy cao. 22 Mô hình kết quả nghiên cứu: Nguồn: nghiên cứu của tác giả 23 Tổng hợp kết quả nghiên cứu chính thức dưới đây: Tương quan Chỉ số tác động Mức độ tác động Yếu kém (+) Trung bình (++) Mạnh (+++) NLCT<--- LaoDong β3=0.069 X NLCT<--- CSHT β4=0.115 X NLCT<--NguonLuc β5=0.152 X NLCT<--ThiTruong β6=0.199 X NLCT <---SanPham β7=0.078 X NLCT <--- MTDK β8=0.115 X NLCT <--- CauTruc β9=0.105 X NLCT <--- HopTac β10=0.130 X NLCT <--- DHCN β11=0.199 X NLCT <--- CCC β12=0.182 X NLCT<--- GTGT β13=0.123 X HTPT <--- NLCT β1=0.561 X NLCT<--- HTPT β2=0.460 X Tỷ lệ 84.6% 15.4% 0% Tổng hợp đánh giá kết quả chung: (1) Những yếu tố quyết định NLCT ngành công nghiệp DCI đạt tỷ lệ thấp (β2-> β13=< 0.5). (2) Nhận thức tác động tổng thể của NLCT ngành công nghiệp DCI tác động đến hỗ trợ phát triển Cluster DCI ở mức trên trung bình (β1 =0.561). (3) Yếu tố hỗ trợ tác động đến NLCT ngành công nghiệp DCI ở mức gần trung bình (β2=0.460). 24 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁNH, QUẢN TRỊ 5.1. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bộ dữ liệu từ chương trình nghiên cứu sau khi phân tích và xử lý dẫn đến một số kết quả và kết luận: (1) nghiên cứu định lượng cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với bộ dữ liện thị trường; thang đo các yếu tố hình thành mô hình nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy tốt; tác động hai chiều giữa mối quan hệ tổng thể NLCT ngành công nghiệp và hỗ trợ phát triển Cluster ở mức trung bình được khám phá phù hợp với giả thuyết nghiên cứu và nghiên cứu định tính (kết quả tương quan HTPT <--- NLCT: β1 =0.561; NLCT <--- HTPT: β2 =0.460), số liệu này minh chứng NLCT ngành công nghiệp DCI ở Việt Nam ở mức trung bình qua đây hàm ý chính sách cần được thực thi nhằm nâng cao NLCT ngành công nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy phát triển Cluster DCI ở Việt Nam. Trong số những tác nhân quyết định tác động đến NLCT ngành công nghiệp thì yếu tố “quy mô thị trường” có mức cao nhất (NLCT <--- ThiTruong: β6=0.199) và yếu tố lao động có kỹ năng có mức NLCT thấp nhất (NLCT <--- LaoDong: β3=0.069), qua đây chiến lược tham gia thị trường được phát huy, đẩy mạnh và chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được triển khai những giải pháp thực thi cấp bách. Trong số các yếu tố hỗ trợ phát triển Cluster thì yếu tố “tập trung gần gũi địa lí” của các doanh nghiệp cùng ngành bị loại ra khỏi mô hình giả thuyết nghiên cứu ngay thủ tục nghiên cứu sơ bộ, điều này khẳng định định nghĩa Cluster của Porter không phải luôn luôn đúng trong mọi trường hợp nghiên cứu Cluster công nghiệp, từ kết luận này chính sách ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp “tập trung gần gũi địa lí” cho phát triển Cluster DCI ở Việt Nam được đề xuất chuyển hướng sang phát triển đồng bộ cả hai hướng tích hợp dọc và tích hợp ngang trong toàn bộ Cluster, tạo điều kiện cho mọi người dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội tham gia Cluster DCI; (2) nghiên cứu định tính phát hiện rằng các yếu tố phát hiện phù hợp với vị trí của mô hình; tầm quan trọng của “yếu tố mềm - vốn xã hội” mạnh mẽ với sự tham gia của xã hội dân sự và cộng đồng cũng góp phần nâng cao NLCT ngành công nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy phát triển Cluster DCI; hầu 25 hết quan điểm chuyên gia đồng ý rằng lợi ích lớn hơn so với tổng thể chi phí nâng cao NLCT ngành công nghiệp, qua đây hàm ý củng cố tính hợp lí của luận cứ nhằm hàm ý đề xuất chính sách nâng cao NLCT ngành công nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy phát triển Cluster DCI. Phần lớn các chuyên gia cùng quan điểm nhận xét “vai trò Chính phủ” chưa thật sự hỗ trợ đầy đủ phát triển Cluster DCI ở Việt Nam trong giai đoạn này; (3) cách tiếp cận Cluster giúp xác định cấu trúc Cluster DCI với các thành phần được thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng tạo ra bức tranh bao quát toàn bộ Cluster DCI ở Việt Nam. 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH, QUẢN TRỊ 5.2.1. Hàm ý chính sách liên quan những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp nội dung số Chính sách cần theo cách tiếp cận Cluster tích hợp dọc và tích hợp ngang, Chính sách tập trung vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo cơ sở hạ tầng cho sản xuất và dịch vụ, đảm bảo nguồn lực cho sản xuất và dịch vụ, nâng cao hiệu quả thâm nhập, mở rộng quy mô thị trường, quyết định lựa chọn cung cấp sản phẩm và dịch vụ công nghiệp nội dung số, Tăng cường thấu hiểu môi trường kinh doanh, tăng cường hiệu quả và linh hoạt cơ cấu sản xuất và dịch vụ (cấu trúc công nghiệp), Phát huy hiệu quả hợp tác liên kết mạng lưới doanh nghiệp, Phát huy hiệu quả định hướng công nghệ Tăng cường sức mạnh chuỗi cung ứng Cluster DCI, Đẩy mạnh giá trị gia tăng chuỗi cung ứng 5.2.2. Hàm ý chính sách liên quan hỗ trợ phát triển Cluster Tập trung vào tăng cường vai trò chính phủ, tăng cường vai trò yếu tố mềm (vốn xã hội và lòng tin), tận dụng yếu tố cơ may phát huy Năng lực cạnh tranh. 5.2.3. Hàm ý đối với điểm khuyết của khái niệm Cluster của porter Tập trung vào hoạch định chính sách phát triển các doanh nghiệp trong Cluster ngành công nghiệp nội dung số một cácch toàn diện không chỉ tập trung vào những doanh nghiệp dần gũi địa lý. 26 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế nhất định: (1) nghiên cứu chỉ tập trung đến doanh ngh=iệp sản xuất và cung cấp dịch vụ DCI khảo sát phía Nam (từ Đà Nẳng trở vào Cà Mau) làm cơ sở dữ liệu kết luận cho tổng thể Cluster DCI cả nước, kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn nếu nghiên cứu thực hiện với cơ cấu mẫu bao gồm tất cả doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực công nghiệp Việt Nam và các Cluster công nghiệp khác; (2) quá trình thu thập thông tin nhận được từ tài liệu nghiên cứu như tạp chí khoa học, báo cáo, hội thảo, hội nghị, đại diện doanh nghiệp và chuyên gia thông qua mạng lưới cá nhân của tác giả vì vậy tính chính xác nghiên cứu có thể có một số hạn chế nhất định; (3) nghiên cứu này lựa chọn Cluster DCI là lĩnh vực mới để nghiên cứu, các khái niệm trong thang đo khá mới, nhưng phát hiện trong nghiên cứu lệ thuộc một phần dựa trên thông tin được cung cấp từ Người tham gia nghiên cứu, có thể có yếu tố chủ quan, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu luận án; (4) phạm vi nghiên cứu được giới hạn doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong Cluster DCI ở Việt Nam, kết quả có thể thay đổi nếu nghiên cứu này được đặt trong trường hợp công nghiệp khác nhau; (5) mức độ đạt được mục tiêu nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi giới hạn yếu tố thời gian, vì nghiên cứu được phát hiện phản ánh thị trường công nghiệp DCI ở Việt Nam thời kỳ khủng hoảng toàn cầu. 27 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Văn Vẹn, 2013. Phân tích triển vọng phát triển công nghiệp DCI thế giới, ứng dụng cho Việt Nam. Tài Chính Doanh Nghiệp – Bộ Tài chính, ISSI: 1859-3887 (9): 33-37. 2. Nguyễn Văn Vẹn, 2013. Tiếp cận Cluster ngành: Xác định cấu trúc Cluster ngành công nghiệp DCI Việt Nam. Tài Chính Doanh Nghiệp – Bộ Tài chính, ISSI: 1859-3887 (10): 16, 17, 18, 19, 23. 3. Nguyễn Văn Vẹn, 2013. Phát triển Cluster ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam. Kinh Tế và Dự báo, ISSN 0866.7120 (18): 56, 57, 58. 4. Nhận thức rỏ cạnh tranh, năng lực cạnh tranh góp phần định hướng, hoạch định chính sách thúc đẩy tăng trường kinh tế Việt Nam trong hội nhập cộng đồng kinh tế Asian. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cộng đồng kinh tế Asian, cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM, tháng 8/2015.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_he_giua_nang_luc_canh_tranh_nganh_cong_nghiep_va_ho_tro.pdf
Luận văn liên quan