Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và song hành với đó là sự thay đổi nhanh chóng của xã hội. Nhưng kinh tế-xã hội càng phát triển thì vấn đề bảo vệ môi trường càng phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên hiện nay yếu tố môi trường đang bị xem nhẹ, dễ dàng bị bỏ qua trong khi đó là vấn đề cấp thiết với sự sống còn của con người, với tương lai của thế giới. Do đó cần có một cái nhìn đầy đủ hơn và quan tâm hơn nữa đến vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Mục đích khi lựa chọn đề tài Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam là xem xét những yếu tố tác động đến môi trường, mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, tìm hiểu nguyên nhân và thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay, xem xét các chính sách đã và đang được Nhà nước, các tổ chức, cá nhân thực hiện, từ đó rút kinh nghiệm, đồng thời góp phần đề ra phương hướng và giải pháp hạn chế.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu tổng quan khái niệm về tự nhiên, xã hội, mối quan hệ giữa chúng và vai trò của con người, từ đó vận dụng vào để nghiên cứu vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay, rút ra bài học cho bản thân và phương hướng giải quyết vấn đề.
12 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5894 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và song hành với đó là sự thay đổi nhanh chóng của xã hội. Nhưng kinh tế-xã hội càng phát triển thì vấn đề bảo vệ môi trường càng phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên hiện nay yếu tố môi trường đang bị xem nhẹ, dễ dàng bị bỏ qua trong khi đó là vấn đề cấp thiết với sự sống còn của con người, với tương lai của thế giới. Do đó cần có một cái nhìn đầy đủ hơn và quan tâm hơn nữa đến vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Mục đích khi lựa chọn đề tài Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam là xem xét những yếu tố tác động đến môi trường, mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, tìm hiểu nguyên nhân và thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay, xem xét các chính sách đã và đang được Nhà nước, các tổ chức, cá nhân thực hiện, từ đó rút kinh nghiệm, đồng thời góp phần đề ra phương hướng và giải pháp hạn chế.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu tổng quan khái niệm về tự nhiên, xã hội, mối quan hệ giữa chúng và vai trò của con người, từ đó vận dụng vào để nghiên cứu vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay, rút ra bài học cho bản thân và phương hướng giải quyết vấn đề.
NỘI DUNG
MỤC 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội là vấn đề cơ bản được con người quan tâm từ rất sớm và cho đến ngày nay những quan niệm về vấn đề này đã được phát triển hoàn thiện.
Khái niệm:
Tự nhiên: theo nghĩa rộng tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng vô tận. Theo nghĩa này thì xã hội con người cùng là một bộ phận của giới tự nhiên.
Xã hội: xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình, thái này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng. Theo Mác: "Xã hội không phải gồm các cá nhân người. Xã hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau".
Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội:
Giữa tự nhiên và xã hội có một mối quan hệ biện chứng rất chặt chẽ:
Xã hội là bộ phận đặc thù của tự nhiên:
Theo định nghĩa tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan vậy con người và xã hội loài người cũng là một bộ phận của thế giới vật chất ấy - con người và xã hội cũng là bộ phận của tự nhiên.
Tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người. Nguồn gốc của con người là tự nhiên. Con người đã xuất hiện từ động vật thông qua quy luật tiến hóa và sống trong giới tự nhiên như mọi sinh vật khác bởi con người là một sinh vật của tự nhiên.
Không chỉ nhờ những quy luật sinh học mà con người còn được sinh ra nhờ lao động: con người khai thác và cải tiến giới tự nhiên để đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình. Trong quá trình lao động con người hoàn thiện cơ thể và ngôn ngữ được sinh ra, từ đó bộ não và tâm lý con người được hình thành.
Cùng với đó là sự hình thành các quan hệ giữa người với người, cộng đồng người dần thay đổi từ mang tính bầy đàn sang một cộng đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi đó là xã hội. Xã hội lấy sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng, "là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người".
Như vậy xã hội cũng là một bộ phận của tự nhiên. Song bộ phận này có tính đặc thù thể hiện ở chỗ: nhân tố hoạt động là của con người có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định. Hoạt động của con người không chỉ tái sản xuất ra chính bản thân mình mà còn tái sản xuất ra giới tự nhiên.
Tự nhiên là nền tảng của xã hội:
Xã hội và tự nhiên thống nhất với nhau nên nó tương tác với nhau. Đây là một mối quan hệ biện chứng hai chiều:
Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội. Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vì xã hội được hình thành trong sự tiến hóa của thế giới vật chất. Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chính tự nhiên đã cung cấp những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người và cũng chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản xuất xã hội. Bởi vì theo Mác, con người không thể sáng tạo ra được cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài.
Xã hội và con người được hình thành là nhờ quá trình lao động. Trong khi đó Tự nhiên là nguồn cung cấp mọi thứ cần thiết cho sự tồn tại của xã hội và cho hoạt động lao động của con người. Do đó tự nhiên có thể tác động thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất xã hội; có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm xã hội phát triển bởi nó là nền tảng của xã hội.
Tác động của xã hội trở lại với tự nhiên:
Xã hội là một bộ phận của tự nhiên do vậy mỗi thay đổi của xã hội cũng có nghĩa là tự nhiên thay đổi.
Bởi "lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm soát sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên", xã hội tác động mạnh mẽ đến các thành phần còn lại của tự nhiên trong quá sinh hoạt và sản xuất thông qua việc sử dụng và làm biến đổi các yếu tố tự nhiên.
Việc bùng nổ dân số và sự phát triển của khoa học kỹ thuật đang tác động rất lớn đến tự nhiên. Vấn đề hiện nay là trong quá trình tác động này con người cần kiểm tra, điều tiết việc sử dụng khai thác, bảo quản các nguồn vật chất của tự nhiên, nếu không thì khủng hoảng sẽ xảy ra, sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội sẽ bị đe dọa.
Con người với tự nhiên và xã hội:
Con người là hiện thân của sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội: Con người là sản phẩm của tự nhiên. Con người tạo ra xã hội. Con người vốn tồn tại trong tự nhiên nhưng sau khi tạo ra xã hội thì lại không thể tách rời xã hội. Con người sống trong môi trường xã hội, trong mối quan hệ qua lại giữa người với người với người. Vì thế con người mang trong mình bản tính tự nhiên và bản chất xã hội.
Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn của con người::
Mối quan hệ giữa tự nhiên và con người được thể hiện thông qua hoạt động của con người. Song con người hành động theo suy nghĩ do đó mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận thức, trước hết là nhận thức các quy luật và việc vận dụng nó trong các hoạt động thực tiễn.
Nếu con người nhận thức tốt và hành động theo quy luật thì sẽ tạo ra một thế giới hài hỏa, thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của xã hội. Ngược lại, nếu làm trái quy luật, chỉ khai thác, chiếm đoạt những cái có sẵn trong giới tự nhiên thì sẽ phá hủy tự nhiên và làm phá vỡ cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội. Con người sẽ phải trả giá và chịu diệt vong. Việc nhận thức quy luật tự nhiên cần đi kèm việc nhận thức quy luật của xã hội và đồng thời vận dụng chúng trong thực tiễn.
MỤC 2: VẬN DỤNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀO THỰC TIỄN
VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Môi trường là gì? Vai trò của môi trường đối với đời sống
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.”
Theo chức năng Môi trường được chia thành các loại: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo.
Môi trường có vai trò rất lớn đối với đời sống con người. Vai trò của môi trường sinh thái đối với xã hội trong quá trình lịch sử ở những giai đoạn khác nhau cũng được thể hiện một cách khác nhau:
Ở thời kì sơ khai nguyên thủy, khi con người chủ yếu chỉ biết săn bắt hái lượm những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên thì hầu như con người hoàn toàn bị giới tự nhiên chi phối, thống trị. Cuộc sống xã hội hoàn toàn phụ thuộc môi trường tự nhiên.
Khi xã hội trở nên văn minh hơn - nhất là khi khoa học kĩ thuật phát triển thì con người đã từng bước chế ngự được tự nhiên, khai thác tự nhiên phục vụ cho nhu cầu của mình. Nhiều ngành nghề ra đời từ những điều kiện tự nhiên như nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, đồng thời có những ngành ít phụ thuộc tự nhiên hơn cũng ra đời như điện tử, phần mềm (mới ra đời trong thời gian gần đây).
Tuy nhiên dù ở bất kể thời kì nào, kể cả ngày nay xã hội vẫn phụ thuộc môi trường tự nhiên rất nhiều, nó có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất, do đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, tốc độ phát triển của xã hội.
2.2. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam
Việt Nam là một nước giàu tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch. Các loại tài nguyên đều có giá trị sử dụng lớn và có nhiều loại tài nguyên hiếm có trên thế giới.
Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam:
a. Nguyên nhân:
Do chiến tranh tàn phá, sự gia tăng dân số nhanh, sự phát triển của các ngành kinh tế, tài nguyên môi trườngViệt Nam đã bị phá hủy nhiều. Thực sự Việt Nam đang gặp nhiều vấn đề về môi trường.
Trong quá trình công nghiệp hóa - hiên đại hóa đất nước, sự phát triển công nghiệp với những công nghệ ít thân thiện với môi trường đồng thời với một hệ thống chính sách và thực hiện ít hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường đang làm cho môi trường Việt Nam trở nên ô nhiễm hơn.
Cơ chế thị trường cùng với một bộ phận nhân dân thiếu hiểu biết sẵn sàng khai thác đến cạn kiệt mọi nguồn tài nguyên vì lợi nhuận. Đói nghèo cũng đẩy nhiều người vào cảnh phải tàn phá thiên nhiên vì miếng cơm manh áo hàng ngày. Ngay cả du lịch sinh thái, khi được tổ chưc không hợp lí cũng phá hủy cảnh quan môi trường. Rác thải sinh hoạt, công nghiệp, khói bụi ngày càng nhiều hơn và thực sự rất khó giải quyết.
b. Hậu quả:
Suy giảm nghiêm trọng các tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản: Đất bị xói mòn, rửa trôi, laterit hóa, chua phèn hóa, mặn hóa; Nguồn nước ngầm bị cạn kiệt, nước sông, hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng; Rừng bị chặt phá, diện tích rừng nguyên sinh trên thế giới giảm mạnh, một số rừng nguyên sinh bị biến mất; Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng và đe dọa tuyệt chủng; Khoáng sản dần bị cạn kiệt…..
Việc suy giảm tài nguyên thiên nhiên dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng trong sinh hoạt và sản xuất: Chất lượng đời sống con người không còn được đảm bảo. Nguồn nước sạch suy kiệt, nhiều người không có nước sạch để sử dụng. Không khí hàng ngày chúng ta hít thở bị ô nhiễm dẫn đến các bệnh về hô hấp. Khoáng sản, nhiên liệu cạn kiệt dẫn đến đình trệ sản xuất, phải tìm nguồn nguyên liệu mới. Nhiều loài sinh vật biến mất sẽ dẫn đến mất cân bằng sinh thái. Nhiều loại bệnh mới nguy hiểm sẽ đe dọa loài người….. Nguy hiểm nhất là hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi khí hậu thế giới, làm cho trái đất nóng lên và băng ở hai cực tan dần sẽ làm nước biển dâng lên và cuối cùng các lục địa sẽ bị nhấn chìm.
Biện pháp hành động:
Các biện pháp đã và đang được thực hiện:
Chính sách của Đảng và Nhà nước:
Từ năm 1981 nhà nước đã cho tập hợp các trường đại học, các viện, thành lập Chương trình Quốc gia về Bảo vệ môi trường.
Công tác môi trường ở nước ta có 3 giai đoạn:
+ Từ 1975-1980 : Hồi phục.
+ Từ 1981-1990 : Xử lí môi trường trong phát triển sau chiến tranh.
+ Từ 1990 đến nay là phát triển môi trường bền vững.
- Trình bày chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam ở Canada:
+ Bảo vệ các hệ sinh thái, hệ nông nghiệp, thủy sản, rừng.
+ Bảo vệ độ đa dạng sinh học.
+ Khuyến cáo sử dụng năng lượng tiết chế, tiết kiệm.
+ Bảo đảm chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
+ Bảo vệ môi trường có liên quan tới toàn cầu.
- Năm 1985 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị Bảo vệ môi trường.
- Năm 1991- 2000 ta chấp nhận phát triển bền vững ở hội nghị RIO.
- Chương trình quốc gia về phát triển bền vững có nội dung hoạt động theo 5 hướng là :
+ Có luật lệ chính sách về môi trường.
+ Xây dựng các cơ quan môi trường. Đầu 1992, Bộ Khoa học Công nghệ va Môi trường ra đời.
+ Khuyến cáo phải quan trắc và thông tin bảo vệ môi trường. Thực hiện Monitoring.
+ Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho ngành và địa phương.
+ Đánh giá tác động môi trường, tai biến môi trường.
7 chương trình hành động:
+ Quản lí xây dựng.
+ Quản lí tổng hợp lưu vực các sông.
+ Quản lí tổng hợp vùng ven biển, cửa sông.
+ Bảo vệ vùng đất ngâp nước.
+ Bảo vệ đa dạng sinh học, các vườn quốc gia.
+ Kiểm soát ô nhiễm và xử lí phế thải.
Hai chương trình hỗ trợ là:
+ Giáo dục đào tạo.
+ Quản lí hợp tác quốc tế.
Hiện nay chúng ta đã có bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường riêng để quản lý các vấn đề tài nguyên môi trường.
Các tổ chức, cá nhân:
Các tổ chức về Môi trường trong nước
- Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam
- Câu lạc bộ Đạp xe vì Môi trường
- Trung tâm truyền thông Bảo vệ Môi trường
- Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
Các cơ quan, tổ chức quốc tế hợp tác về Môi trường
- Ngân hàng phát triển châu Á
- Tổ chức nông lương Thế giới
- Quỹ Môi trường toàn cầu
- Trung tâm thông tin Môi trường toàn cầu
- Tổ chức hòa bình xanh
- Tổ chức phát triển hợp tác và kinh tế
- Liên Hợp Quốc
- Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc
- Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc
- Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc
- Ngân hàng Thế giới
- Tổ chức Thương mại và Mậu dịch Thế giới
b. Ý thức con người và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Như ta đã biết, Xã hội là bộ phận của tự nhiên và cũng tác động mạnh mẽ đến tự nhiên mà con người vừa là sản phẩm tự nhiên vừa tạo ra xã hội nên con người đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội. Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, ý thức tác động đến thế giới vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Do đó biện pháp đầu tiên nhằm bảo vệ môi trường là phải giáo dục ý thức con người trong xã hội.
Để giáo dục ý thức người dân thì nên bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức cho học sinh bởi các em sau này sẽ là chủ nhân của Đất nước và giáo dục ngay từ nhỏ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Xây dựng nhà trường thân thiện với môi trường phải trở thành mục tiêu phấn đấu của mọi trường học bằng những biện pháp lồng ghép trong các giờ học chính khóa và họat động ngọai khóa phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức. Các cấp quản lý giáo dục nên xác định và nêu lên những tiêu chí cụ thể về nhà trường thân thiện với môi trường.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam.doc