MỤC LỤC
Trang
0
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-SINGAPORE 7
1.1. Cơ sở lý luận của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore 7
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về thương mại quốc tế 7
1.1.2 Vai trò của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia 14
1.2. Cơ sở thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore 15
1.2.1 Nhân tố bên ngoài. 15
1.2.2. Nhân tố bên trong. 16
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-SINGAPORE VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 224
2.1. Quan hệ thương mại Việt nam- Singapore 224
2.1.1. Kim ngạch trao đổi thương mại 224
2.1.2. Hiện trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore 25
2.1.3 Hiện trạng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore 42
2.2. Nhận xét về quan hệ thương mại Việt Nam -Singapore 48
2.2.1. Đánh giá về xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore 49
2.2.2. Đánh giá về nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore . 557
2.3. Những tác động của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore đối với
sụ phát triển kinh tế của Việt Nam .54
2.3.1. Những chính sách thương mại ưu đãi của Singapore với Việt nam . 54
2.3.2. Tác động của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore trong việc thu hút
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 56
2.3.3. Tác động của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore đối với
chính trị ngoại giao và các mặt kinh tế xã hội khác ở Việt Nam 58
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-SINGAPORE
3.1.Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt nam-Singapore
3.1.1. Phương hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Singapore. 65
3.1.2. Phương hướng phát triển xuất khẩu 68
3.1.3. Phương hướng phát triển nhập khẩu 69
3.2. Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore 70
3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu 70
3.2.2. Định hướng thị trường tiêu thụ 72
3.2.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá 73
3.2.4. Tiếp cận phương thức mua bán mới 76
3.2.5. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại 77
3.2.6. Chính sách tài chính tín dụng ưu đãi 78
3.2.7. Điều chỉnh chính sách thuế 79
3.2.8. Biện pháp phi quan thuế 82
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á
ASEM: Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu
CNH: Công nghiệp hoá
EU: Liên minh châu Âu
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
HĐH: Hiện đại hoá
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
XNK : Xuất nhập khẩu
XN : Xuất nhập
XK : Xuất khẩu
NK : Nhập khẩu
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, xu thế đa phương hoá, toàn cầu hoá thương mại đã và đang tác động sâu sắc đến nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Sự tồn tại và phát triển của các nền kinh tế đang ngày càng trở nên lệ thuộc lẫn nhau nhiều hơn trong những mối quan hệ thương mại đa phương phức tạp. Để tránh nguy cơ tụt hậu và tiến tới hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới Việt Nam cũng phải mở rộng và đa dạng hoá các hình thức thương mại song phương và đa phương. Thị trường hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam được mở rộng tới trên 100 quốc gia trên thế giới. Nước ta đã chính thức là thành viên của nhiều tổ chức và thể chế thương mại khu vực và quốc tế quan trọng như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) và đang tích cực xúc tiến gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) - là tổ chức quốc tế tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng để thuận lợi hoá các hoạt động thương mại giữa các thành viên.
Lợi ích của tham gia vào thương mại quốc tế là vô cùng to lớn. Nó là con đường duy nhất để Việt Nam có thể thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và tạo ra được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất. Song cái gì cũng có tính hai mặt của nó, hoạt động thương mại càng mở rộng và tự do hoá bao nhiêu thì càng gây nhiều áp lực cho những nước có nền kinh tế yếu kém, chưa phát triển như Việt Nam bấy nhiêu do chưa đủ sức để cạnh tranh trên thị trường. Việc lựa chọn một thị trường quốc tế thích hợp để mở rộng quan hệ mua bán, kích thích xuất khẩu, phát triển sản xuất và thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài không phải là một việc dễ dàng. Chính vì đòi hỏi bức xúc này nên tôi chọn vấn đề: “Quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore thực trạng và triển vọng“ làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore và đánh giá tác động đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
- Đề xuất các giải pháp hữu hiệu để phát triển hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore cả chiều rộng và chiều sâu, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng phương pháp khoa học trong nghiên cứu kinh tế chính trị học, lấy phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm lý luận cơ bản.
- Kết hợp với các phương pháp phân tích hệ thống, tổng hợp, logíc, thống kê, so sánh . để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam –Singapore từ khi Việt nam tiến hành đổi mới nền kinh tế đến nay.
5. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá lý thuyết, luận giải rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore, luận văn sẽ đưa ra những đánh giá về tác động của mối quan hệ này - cả những nhân tố tích cực và những mặt hạn chế - tới tiến trình hội nhập và sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
- Phân tích những yếu tố tác động đến việc tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore từ đó dự báo triển vọng của mối quan hệ này, xác định rõ hơn quan điểm và đưa ra những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy mối quan hệ này trong tương lai.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được kết cấu thành 3 chương :
Chương 1: Cơ sở khoa học của quan hệ thương mại Việt nam-Singapore
Chương 2: Thực trạng Quan hệ thương mại Việt Nam-Singapore và những tác động của nó tới sự phát triển kinh tế của Việt nam.
Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore.
92 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2867 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore thực trạng và triển vọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Việt Nam xuất sang thị trường Singapore chủ yếu là nhóm hàng lương thực, thực phẩm, Singapore đã dành ưu đãi cho các công ty của Việt Nam kinh doanh nhóm hàng này chỉ phải chịu 10% thuế doanh thu (Bình thường là phải chịu mức 25.5%).
Đối với hàng hoá nhập khẩu từ Singapore, Singapore cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam được hưởng những ưu đãi như điều kiện thanh toán, ưu đãi về thuế quan (Singapore hiện đang nằm trong khối CEPT với thuế suất = 0).
Trong suốt mấy năm liền, Singapore luôn nhượng lại hạn ngạch may mặc xuất khẩu sang EU cho Việt Nam (mặt hàng áo len, áo T. shirt, quần, sơ mi nữ, sơ mi nam - Mỗi năm Việt Nam xuất đuợc khoảng 2,5 triệu USD.
Hiện nay Singapore đã và đang là thị trường xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao cho Việt Nam. Kim ngạch các mặt hàng linh kiện điện tử, tin học và thiết bị bưu chính viễn thông có chiều hướng tăng. Số lượng các công ty mang Quỗc tịch Singapore hoạt động trong lĩnh vực thiết kế phần mềm, kết nối mạng tin học ... đăng ký mở văn phòng đại diện tại Việt Nam trong những năm gần đây tăng lên rất nhiều. Ngược lại, Singapore cũng luôn tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp Việt Nam thành lập văn phòng đại diện hoạt động tại Singapore nhằm tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam qua các đầu mối này và nó cũng tạo đà cho việc thúc đẩy quan hệ mua bán giữa hai nước.
2.3.2. Tác động của quan hệ thương mại Việt nam-Singapore trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam
Để hỗ trợ cho các hoạt động thương mại chính phủ Singapore cho phép các nhà đầu tư Singapore được quyền tự do đầu vốn vào Việt Nam dưới mọi hình thức, lĩnh vực, vùng đầu tư mà các nhà đầu tư Singapore thấy dự án có khả thi. Đi kèm theo đó Singapore sẽ tăng cường hỗ trợ về đào tạo như thành lập trung tâm đào tạo tại Hà nội và tại khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore tại tỉnh Bình Dương. Singapore đã trở thành một trong những đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam
Về đầu tư , với vị trí và tiềm năng đặc biệt của mình, tính đến hết năm 2003 Singapore là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với 289 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký 7,8 tỷ USD chiếm hơn 19% tổng vốn nước ngoài cam kết đầu tư vào Việt Nam; vốn đầu tư thực hiện gần 3 tỷ USD. Trong 15 gần đây, năm nào Singapore cũng có thêm dự án đầu tư vào Việt Nam. Đầu tư của Singapore có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, từ thặm dò, khai thác dầu khí, sản xuất công nghiệp tới chế biến nông, lâm, hải sản và tập trung nhiều trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, dịch vụ và kinh doanh bất động sản . Nhiều dự án của Singapore hoạt động có hiệu quả cao, đóng góp đáng kể trong giải quyết việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Trong đó phải kể đến liên doanh cảng Container quốc tế (VICT) tại TP. Hồ Chí Minh, có phần vốn góp của Singapore, đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam, như một dẫn chứng cho sự hợp tác có hiệu quả giữa các doanh nghiệp hai nước. Dự án Khu công nghiệp Singapore tại Bình Dương (VSIP) là một dẫn chứng chứng minh sự đầu tư đúng hướng và có hiệu quả của các tập đoàn, Công ty Singapore tại Việt Nam Bà Low Sin Leng, đại diện tập đoàn Sembcorp. Pakrs. Mgt, chủ đầu tư Khu công nghiệp VSIP, cho biết việc xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn I và II của VSIP với diện tích 292 ha về cơ bản đã hoàn thành và chính thức đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Bình Dương cũng như các Bộ, nghành liên quan của Việt Nam hỗ trợ để Tập đoàn có thể sớm triển khai giai đoạn II với tổng diện tích toàn bộ 3 giai đoạn lên tới 500 ha. Hợp tác trong lĩnh vực viễn thông, giao thông vận tải ngoại thương cũng là mối quan tâm hàng đầu trong hướng đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn Singapore đối với Việt nam.
Nhiều tập đoàn, công ty của Singapore như PSB Corparation, S'pore Technologies Telemedia... đã đưa ra lộ trình hợp tác trong lĩnh vực viễn thông đối với Việt Nam.
Trên cơ sở hợp tác thương mại giữa hai nước đang ngày càng gia tăng, Singapore đã không chỉ giúp Việt Nam nghiên cứu kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài qua kinh nghiệm của Singapore, mà còn vận động các nước đầu tư vào Việt Nam, đẩy nhanh tiến độ các dự án được cấp phép. Hợp tác xúc tiến đầu tư giữa Bộ kế hoach và đầu tư, mà đầu mối là cục đầu tư nước ngoài với Cục phat striển kinh tế Singapore là việc phối hợp lựa chọn các dự án đem lại lợi ích cho cả hai bên và tích cực thu hút, hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước thứ ba thành lập dự án tại Việt Nam và Singapore. Từ sự hợp tác đầu tư, lợi thế so sánh riêng biệt của từng nước sẽ bổ sung cho nhau và được nhân lên, tạo sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư trên thế giới và nhà đầu tư của từng nước riêng biệt.
Với lợi thế về đất đai, lao động, Việt Nam là nơi triển khai các công đoạn sản xuất quy mô lớn. Trong khi đó, với tiềm năng về vốn, công nghệ và lực lượng lao động trình độ cao, Singapore có thể đảm nhận công đoạn nghiên cứu phát triển hay nghiên cứu tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm của các dự án…Việc kết hợp lợi thế của Việt Nam và Singapore với đầu tư bằng nguồn vốn của nước thứ ba sẽ tạo nên sự kết hợp mang tính cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Có thể nói thông qua nhiều hình thức hoạt động thương mại, các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Singapore vào Việt nam vẫn chứa đầy hứa hẹn những nguồn vốn mới cho phát triển kinh tế của Việt nam. Singapore hứa hen mở ra một kênh thu hút vốn mới cho phat striển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2004.
2.3.3 Tác động của quan hệ thương mại Việt nam-Singapore đối với chính trị, ngoại giao và các mặt kinh tế xã hội khác của Việt nam
Chuyến viếng thăm Việt Nam gần đây nhất của tổng thống SR Nathan vào ngày 11 tháng 12 năm 2001. Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu nhà nước Singapore kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại thương vào tháng 8/1973. Chuyến thăm này được dư luận hai nước và quốc tế đánh giá cao, coi đó là sự kiện quan trọng góp phần củng cố và phát triển hơn nữa, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Singapore, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước. Vì hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Chuyến thăm là một trong những biểu hiện sinh động của đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá và chủ động hội nhập của Đảng và nhà nước ta đang ngày càng được nhiều bạn bè và đối tác ở khu vực và quốc tế hoan nghênh đánh giá cao.
Tổng thống SR. Na than khẳng định lại chủ trương của Singapore tiếp tục chính sách hữu nghị và hợp tác lâu dài với Việt Nam trong thời gian tới. Singapore sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp của mình tăng cường đầu tư và trao đổi thương mại với Việt Nam, thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác giữa hai nước, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trên những lĩnh vực mà Singapore có thế mạnh như đào tạo, xây dựng hạ tầng cơ sở, tài chính ngân hàng, hoạch định chiến lược phát triển hội nhập quốc tế... Đặc biệt Singapore sẽ hỗ trợ Việt Nam để hoàn thành tốt nhất chức chủ tịch ASEAN và ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam ra nhập WTO.
Hiện nay, Singapore đang nỗ lực gúp đỡ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như : khoa học kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực, du lịch, tài chính, ngân hàng, điện tử tin học ... chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực, hiện nay Singapore vẫn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều năm 2003 đạt 3,9 tỷ USD.
Nhằm tạo những hành lang pháp lý thuận lợi và giảm bớt những khoảng cách lớn về khả năng thực hiện các giao dịch thương mại của Việt nam; Việt Nam và Singapore đã ký 7 hiệp định hợp tác. Ngoài ra, hội đồng hợp tác Việt Nam - Singapore (thành lập năm 1993), nhóm điều phối chỉ đạo hợp tác kinh tế giữa hai nước (thành lập năm 1995) và đội chuyên trách giúp Việt Nam xây dựng hạ tầng cơ sở đang hoạt động rất có hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho kinh tế Việt nam.
Nhìn chung, sự mở rộng và tăng cường hợp tác thương mại Việt Nam -Singapore thời gian qua đã chứng tỏ quyết tâm và ước vọng của lãnh đạo và nhân dân hai nước. Trong bối cảnh khu vực và quốc tế đang có những chuyển biến nhanh chóng và sâu sắc với không ít cơ hội và thách thức, hai nước tăng cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cùng với các nước thành viên ASEAN phấn đấu cho một khu vực Đông Nam á hoà bình, ổn định, phát triển đồng đều và bền vững. Trong buổi tiếp Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đầu năm 2004 tại Singapore, nhân chuyến thăm và làm việc tại nước này, quyền Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đánh giá cao quan hệ hợp tác kinh tế thương mại song phương giữa Việt Nam và Singapore thời gian qua trên nhiều lĩnh vực. Quyền Thủ tướng Singapore cho rằng, quan hệ hợp tác quốc tế giữa hai nước trên trường quốc tế sẽ không chỉ góp phần phát triển kinh tế nmỗi nước, mà còn đống góp vào sự phát triển chung trong khu vực, phù hợp với mục tiêu của ASEAN là xây dựng khu vực này trở thành một khu vực hoà bình, phát triển chung và thịnh vượng.
Chương 3. Định hướng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore
3.1. Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore
3.1.1. Phương hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Singapore.
Như đã phân tích ở trên, thương mại Việt Nam - Singapore còn rất nhiều tiềm năng. Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để tiến vào thị trường Singapore, còn về nhập khẩu thì Singapore luôn là bạn hàng tiềm lực, đáp ứng đủ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam (Singapore đã và sẽ luôn luôn là nước có quan hệ buôn bán lớn nhất với Việt Nam trong khối ASEAN).
Điều đáng nói là, Singapore là thị trường mà hoạt động thương mại và thuế quan hầu như được nới lỏng. Chính phủ Singapore chỉ đánh thuế nhẹ với một số mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá, ôtô.. còn đa số các hàng hoá khác không phải chịu thuế. Đây chính là những thuận lợi về chính sách thương mại và quản lý xuất nhập khẩu của Singapore mà các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng, để từ đó quan hệ buôn bán giữa hai nước phát triển được như hiện nay.
Cụ thể những ưu đãi thuế quan xuất nhập cảnh và những chính sách khuyến khích khác như sau:
- Trong số các mặt hàng chủ yếu ta xuất sang Singapore thì chỉ có mặt hàng quần áo là phải chịu thuế nhập khẩu, mức thuế khoảng 5%.
Hàng xuất khẩu từ Singapore không phải đóng thuế. Nếu tạm nhập để tái chế thì phải nộp thuế hàng hoá và dịch vụ 3%, khi tái xuất sẽ được hoàn lại.
- Hàng nhập không phải nộp thuế nhập khẩu, chỉ phải chịu 3% thuế hàng hoá và dịch vụ theo trị giá CIF hoặc giá bán và phụ phí nếu có.
Các Công ty xuất nhập khẩu chỉ phải đóng thuế ngành hàng và thuế công ty 26% (mức này trước năm 1980 là 40%; năm 1993 còn 31% nay còn 26%) tính trên lợi nhuận ròng của năm tài chính và chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh giảm thuế khi tình hình kinh tế phát triển tốt, ngoài ra không phải đóng thêm bất cứ loại thuế nào khác. Thuế thu nhập cá nhân từ 2-28 % (Mức thấp nhất khu vực), người nước ngoài (không cư trú) không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Các công ty có lớn có vốn trên 200 triệu đô la Singapore chỉ phải nộp thuế ở mức 10% do chính phủ khuyến khích các công ty lớn và công ty đa quốc gia đặt trụ sở tại Singapore.
- Singapore không áp dụng các biện pháp trợ giá xuất khẩu trực tiếp mà chính phủ hỗ trợ bằng cách tạo ra hành lang pháp lý, chính sách thuận lợi cho các công ty để khuyến khích họ đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm trong nước, đẩy mạnh và tăng lượng hàng xuất khẩu.
- Singapore không áp dụng các biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế thương mại hoặc có mục đích khác (Trừ những biện pháp áp dụng chung của các tổ chức mà Singapore có tham gia như cấm vận của Liên hơp quốc đối với Nam phi trước đây) và cũng không áp dụng các loại thuế đối kháng cũng như các khoản phụ thu thường xuyên hoặc bất thường.
- Singapore mở rộng cửa cho tất cả các dạng, các hình thức, tổ chức kinh doanh của Việt Nam cũng như nước ngoài mở công ty, xí nghiệp bằng mọi loại hình, công ty cổ phần liên doanh, công ty cổ phần liên doanh, công ty 100 % vốn nước ngoài, chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện ... với các thủ tục nhanh chóng, dễ dàng đặc biệt là những tập đoàn đa, xuyên quốc gia, công ty lớn đầu tư vốn lớn ... Singapore cũng khuyến khích các công ty, doanh nghiệp đưa kỹ thuật cao, sáng chế mới, chuyên gia giỏi và thuê mướn nhân tài từ ngoài vào.
- Chế đội ngoại hối hoàn toàn tự do, thị trường vốn tự do, tự do lưu chuyển vốn, lãi, lợi nhuận trên thị trường và ra nước ngoài và từ nước ngoài vào. Hối đoái giữa các đồng tiền được chuyển đổi tự do.
Có thể nói, với những chính sách thuận lợi trên của Singapore thì Việt Nam chưa thực sự tận dụng hết những ưu đãi này. Trong những năm sắp tới, nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết tranh thủ thời cơ, tận dụng thị trường Singapore – một thị trường mở hoàn toàn, chắc chắn kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng lên rất nhiều.
Căn cứ vào chiến lược phát triển xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại đã được Đại hội Đảng IX khẳng định: “ nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh gấp đôi nhịp độ tăng trưởng GDP, tức là khoảng 14,4%/năm. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi trên, thông qua nghiên cứu tình hình kinh tế thương mại Singapore, đặc điểm thị trường Singapore với hàng xuất khẩu Việt Nam và sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất của ta vào thị trường, Bộ Thương mại dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu thời kỳ 2001- 2005 và 2010 như sau:
Bảng 12: Dự kiến kim ngạch XNK thời kỳ 2001-2005 và 2010
của Việt Nam - Singapore
Năm
Kim ngạch nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu
Tổng kim ngạch
2000
2.493
2.044
3.537
2005
1.500
2.500
4.000
2010
2.500
3.500
6.000
Nguồn: Bộ Thương mại
Theo số liệu dự báo trên, chúng ta thấy rất đáng phấn khởi vì kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng, tình trạng nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Singapore sẽ được cân đối. Tuy nhiên Bộ Thương mại cũng cho rằng, chưa thể tính được sự dịch chuyển đột biến về cơ cấu hàng xuất khẩu trong vài năm nữa sẽ ra sao, sự đột biến đó sẽ tác động, làm thay đổi đến mức nào tới toàn bộ nền tảng, cơ cấu xuất khẩu hiện tại. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến kim
ngạch hàng xuất khẩu, bởi vì cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Singapore trước mắt (đến năm 2005) vẫn sẽ là: dầu thô, gạo, cà phê, cao su, hải sản mà gía những mặt hàng này đang có xu hướng giảm.
Chúng ta phải trông chờ vào số mặt hàng mới sẽ có kim ngạch ngày một tăng như hàng điện tử và vi tính, may mặc, giầy dép và hàng thủ công mỹ nghệ. Những mặt hàng này đang được các doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực để ngày càng chiểm tỷ trọng lớn trong kim ngạch hàng xuất khẩu sang Singapore.
3.1.2. Phương hướng phát triển xuất khẩu
Hiện tại hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam chiếm tỷ trọng hết sức khiêm tốn trong tổng ngạch xuất nhập khẩu của Singapore (xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 0,40 -0,45%, xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam - Singapore chiếm 0,85-0,92% xuất nhập khẩu của Singapore hàng năm). Trong khi đó, nhập khẩu của Singapore từ châu á là rất lớn chiếm khoảng trên 60% tổng ngạch nhập khẩu.
Từ so sánh trên cho ta một nhận xét đó là, hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam còn nhiều tiềm năng tại thị trường này, nếu ta biết khai thác triệt để những thế mạnh của hàng xuất khẩu Việt Nam và tận dụng những lợi thế thị trường Singapore có để tăng nhanh khối lượng xúât nhập khẩu của ta trong tương lai. Hiện nay, thị trường Singapore, gạo nàng hương của Việt Nam đang rất được ưa chuộng. Nhiều mặt hàng nông sản tươi sống cũng có nhu cầu cao, đặc biệt là mặt hàng thịt lợn. Mỗi năm thị trường này cần tới khoảng 1 triệu con lợn sữa. Đó là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng làm ăn tại thị trường này.
Ngoài ra, một số mặt hàng của Việt Nam đã được xếp thứ hạng trong các nước cung cấp khối lượng lớn như :
Tôm đông các loại: đứng thứ 4/100
Cá biển các loại: đứng thứ 10/100
Cá nước ngọt các loại: đứng thứ 9 /21
Mực các loại: đứng thứ 9/21
Tinh bột sắn: đứng thứ 6/24
Bột khoai lang: đứng thứ 6/12
Lạc nhân: đứng thứ 1/8
Gừng khô và tươi: đứng thứ 7/25
Rau chế biến: đứng thứ 7/25
Bắp cải: đứng thứ 3 /14
Chuối: đứng thứ 5/9
Quế và hoa quế: đứng thứ 2/13
Hồi và hoa hồi: đứng thứ 1/7
Chè đen bột: đứng thứ 5/27
Chè đen lá: đứng thứ 9/30
Chè xanh: đứng thứ 2/16
Tinh dầu đứng thứ 8/100
Như vậy, có thể coi khả năng hàng Việt Nam xuất khẩu sang và qua thị trường Singapore là rất lớn. Nhiều mặt hàng như thuỷ hải sản, nông sản, lâm sản đã chiếm vị trí cao trong số mặt hàng mà Singapore nhập khẩu.
3.1.3. Phương hướng phát triển nhập khẩu
Trong nhập khẩu hàng hoá, do nước ta còn đang trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, trình độ phát triển còn thấp, nên chưa thể xoá bỏ ngay được tình trạng nhập siêu. Mặt khác một điều đáng lưu ý Việt Nam luôn là bạn hàng nhập siêu truyền thống từ thị trường Singapore, và tương lai điều này cũng không thể khắc phục được do tính chất và đặc điểm khác nhau của hai nước, song Việt Nam chỉ có thể giảm bớt nhập siêu nếu có chính sách đầu tư thoả đáng và khi hàng xuất khẩu của các xí nghiệp đầu tư xuất khẩu sang thị trường này tăng dần lên sau khi sản xuất đi vào ổn định và nhu cầu nhập khẩu để đầu tư ban đầu của các xí nghiệp liên doanh giảm.
Vì vậy, chúng ta phải cố gắng đảm bảo uy tín bạn hàng với Singapore, song song với việc đầu tư sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu của thị trường và khai thác khả năng hợp tác trong các lĩnh vực quản lý, điều hành thương mại, dịch vụ hậu cần của nước này.
3.2. Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore
3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
Qua phân tích đặc điểm thị trường Singapore, với cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Singapore đã có nhiều thay đổi, với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các quốc gia khác để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Singapore trong điều kiện hiện nay, thì trước tiên chúng ta phải nhanh chóng thay đổi cơ cấu xuất khẩu vào thị trường này mới hy vọng tăng nhanh khối lượng và kim ngạch. Qua kinh nghiệm xuất khẩu của Trung quốc vào thị trường Singapore, năm 1996 trở về trước, Trung quốc mới chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu trên dưới 5-6 tỷ USD, đến năm 2000 con số này đã lên tới 12,3 tỷ USD, tăng gấp hai lần. Sở dĩ đạt được kết quả như trên là do Trung quốc đã kịp thời bổ sung nhiều mặt hàng công nghiệp như hàng điện tử, viễn thông thiết bị, bán thành phẩm công nghiệp rất phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Singapore, vì vậy, kim ngạch nhập khẩu của họ tăng khá nhanh.
Trên thực tế nếu muốn học tập kinh nghiệm của Trung quốc, thì Việt Nam cũng chưa thể nhanh chóng thay đổi cơ cấu hàng hoá xuất khẩu vào thị trường Singapore ngay được. Vì vậy trước mắt, chúng ta cần củng cố các mặt hàng chủ lực để nâng cao hiệu quả của từng mặt hàng, có thể vạch ra phương hướng cụ thể như sau:
Dầu: Để tăng kim ngạch xuất khẩu, hàng năm ta vừa xuất khẩu dầu thô (khoảng 4 triệu tấn/năm), vừa đưa dầu thô đến Singapore thuê lọc, nhận lại sản phẩm (xăng dùng cho máy bay...) bởi vì, vào thời điểm này, giá sản phẩm dầu tăng cao, nếu ta tăng khối lượng dầu gia công thành phẩm sẽ có lợi hơn rất nhiềi, vì năng lực lọc của các cơ sở lọc dầu của Singapore đạt tới 1,2 triệu thùng/ngày, nhưng do giá dầu thô tăng cao quá, thiếu nguyên liệu nên các cơ sở này chỉ sử dụng đến 2/3 công suất lọc (Kuoet cũng chuyển dầu thuê lọc tại Singapore từ 300-400.000 thùng/ngày; Indonesia cũng thuê lọckhoảng 100-150000 thùng/ngày).
Gạo: Lượng trung chuyển qua đầu cầu này có thể duy trì ở mức 1,5 -2 triệu tấn /năm. Cần khuyến khích các công ty đa quốc gia tham gia quá trình tìm kiếm thị trường thông qua địa bàn này. Về lâu dài, gạo của ta phải chiếm tỷ trọng lớn ở khu vực châu Phi, Trung đông, Bắc - Nam Mỹ, những khu vực ít có khả năng tự túc lương thực, Singapore là địa bàn thích hợp để thực hiện quá trình chuyển dịch thị trường này.
Cà phê: Cũng sẽ chủ yếu thông qua đầu cầu Singapore, thông qua các công ty đa quốc gia có mặt tại đây, cũng như gạo, các doanh nghiệp cần có chính sách bạn hàng lâu dài, thích hợp để tận dụng địa bàn, bạn hàng.
Cao su: Nếu Việt Namthực hiện các hợp đồng dài hạn với Hàn quốc, Trung quốc thì lượng cao su xuất khẩu vào Singapore sẽ giảm, tuy nhiên cũng cần tranh thủ thị trường có Sở giao dịch quốc tế để khảo giá nắm thông tin, chuẩn bị thị trường, thương nhân khi ta có nhu cầu xuất khẩu lớn sau này.
* Hàng dệt may, cơ khí... tỷ trọng đã tăng trong vài năm gần đây, nhưng nếu chỉ dựa vào sản phẩm liên doanh (của các công ty Singapore) thì khó có khả năng tăng nhanh kim ngạch, mà cần mở rộng nhiều liên doanh, 100% vốn, sản xuất sản phẩm mà thị trường có nhu cầu.
* Mặt hàng rau, quả tươi, nước quả: đã được thị trường chấp nhận, trước mắt ta chưa có khả năng xuất khối lượng lớn, cần giữ vững những chủng loại đã xúât, phát triển khối lượng.
Về hàng nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Singapore thì trong thời gian này do Việt Nam vẫn tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, nên cơ cấu hàng nhập khẩu từ Singapore như hiện nay vẫn là cần thiết và không có gì thay đổi lớn.
Trong những năm qua, nhập khẩu của ta từ thị trường tập trung cho một số nhu cầu cấp thiết như xăng, dầu, thiết bị phụ tùng, linh kiện và một số mặt hàng nguyên, vật liệu cho sản xuất công, nông, lâm nghiệp ... Trong tương lai, hàng năm số dự án đầu tư của Singapore nói riêng và các nước khác nói chung vào Việt Nam ngày càng tăng thì nhu cầu nhập khẩu vẫn sẽ tăng, bởi vì trong các dự án của Việt Nam số dự án đã đi vào hoạt động, không dùng đến nguyên liệu ... chiếm phần nhỏ, còn đa số các dự án vào Việt Nam là các dự án xây dựng văn phòng, hạ tầng cơ sở, xây dựng khu đô thị mới ... đang triển khai thực hiện. Trong tổng ngạch nhập khẩu từ thị trường này, phần kim ngạch nhập khẩu của các liên doanh nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn, do nhu cầu sản xuất kinh doanh của các liên doanh và do có những liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mới ra đời.
3.2.2. Định hướng thị trường tiêu thụ
Do tính chất của thị trường tiêu thụ Singapore đã thay đổi (trước đây mọi sản phẩm có thể tiêu thụ) nhân công đắt đỏ, trình độ công nghiệp hoá cao, moị sản phẩm hàng hoá cung cấp vào thị trường này ngày càng đòi hỏi khắt khe, mơi đáp ứng yêu cầu tiêu thụ, kể cả các dạng nguyên liệu thô, sơ chế. Vì vậy một mặt các doanh nghiệp phải phân biệt được sự khác biệt của hai phần thị trường tồn tại song trùng trên cùng một địa bàn để từ đó xác định rõ danh mục sản phẩm thâm nhập từng phần thị trường để xác định đối tượng bạn hàng và có chính sách lâu dài với từng đối tượng bạn hàng, từng loại sản phẩm. Phải có kế hoạch dài hạn nhưng thật cụ thể nhằm từng bước tiếp cận bạn hàng, tiếp cận yêu cầu của thị trường, hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp mình. Mặt khác, các doanh ngiệp cần có thái độ nghiêm túc trong làm ăn, tôn trọng những cam kết, không thể tiếp diễn mãi cách làm ăn “ăn sổi, ở thì“ sẽ chỉ làm giảm sút thêm khối lượng, kim ngạch, mất thêm bạn hàng, uy tín và làm trì trệ thêm những cố gắng đẩy nhanh xuất khẩu vào thị trường này.
Nhà nước phải có định hướng thị trường dài hạn cho từng loại sản phẩm, trước mắt cho những sản phẩm xuất khẩu có khối lượng và kim ngạch lớn. Vì chỉ có nhà nước mới có đủ điều kiện, cách nhìn tổng quan; đường hướng phát triển sản phẩm, phân bố thị trường cho từng sản phẩm trên cơ sở tính toán, mới đảm bảo mang lại cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Trên cơ sở các định hướng của nhà nước, nhà nước có chính sách hướng xuất khẩu sản phẩm, hướng các doanh nghiệp tham gia vào định hướng thị trường. Singapore là một thị trường giao dịch quốc tế, có khả năng tiêu thụ khối lượng lớn một số mặt hàng của Việt Nam. Nếu có một định hướng hợp lý, Singapore, một cách hết sức tự nhiên, đã là nơi hội mặt đủ rất nhiều nhà kinh doanh quốc tế tầm cỡ, tiềm năng cho hầu hết mặt hàng xuất khẩu Việt Nam.
3.2.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá
Có thể nói, xu thế giảm giá thế giới xảy ra với hầu hết tất cả mặt hàng xuất khẩu, thậm chí là những mặt hàng chủ lực của Việt Nam, có tới 8/15 mặt hàng chủ lực xuất khẩu bị suy giảm kim ngạch do giá cả trên thị trường thế giới giảm sút. Vì vậy, bất chấp tổng khối lượng sản xuất tăng lên tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu vẫn không ngừng được cải thiện, đang đòi hỏi một loạt giải pháp cấp bách để có thể khôi phục lại sức mua thông qua nâng cao thế cạnh tranh trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Singapore nói riêng.
*Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
Giá cả một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn các đối thủ cạnh tranh, lý do chính là chất lượng hàng của ta còn kém. Cũng là gạo 5%, 25% tấm, nhưng gạo Thái lan ngon hơn gạo 5%, 25% tấm của Việt Nam, cũng như cà phê, tỷ trọng cà phê loại II tuy có giảm song tỷ lệ thuỷ phần quá cao 13%, thậm chí có cả hạt đen, mốc, vỡ, lẫn nhiều tạp chất, quy cách màu sắc, độ bóng, độ đồng đều chưa đáp ứng tiêu chuẩn Quốc tế. Tiếp nữa, mẫu mã, cách đóng gói và ghi nhãn đơn điệu đã làm cho hàng nông sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập vào thị trường Singapore. Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam thì phát triển tràn lan, thiếu kỹ thuật, chất lượng giống không ai quản lý, dẫn đến chất lượng thuỷ sản xuất khẩu thấp.
Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, không còn con đường nào khác Việt Nam phải đặc biệt chú ý tới việc nâng cao chất lượng. Các doanh nghiệp phải lấy yêu cầu của người tiêu dùng làm mục tiêu để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hiện nay một trong những nhóm hàng mà chúng ta có khả năng xuất khẩu với khối lượng lớn vào thị trường Singapore, đó là nhóm hàng thực phẩm, muốn đạt hiệu quả như mong muốn, đòi hỏi chúng ta phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt mà Chính phủ Singapore đã đề ra, đó là:
Để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, thực phẩm nhập khẩu được kiểm nghiệm một cách hệ thống nhằm loại bỏ các nguồn bệnh ngay từ nguồn cung cấp trước khi đưa vào hệ thống phân phối, ta nên hợp tác với Singapore và mời các cơ quan thẩm quyền của Singapore vào để:
Đánh giá hệ thống và thực tiễn nơi sản xuất
Kiểm nghiệm và cấp phép cho các nhà sản xuất nông phẩm và cơ sở chế biến.
Gắn nhãn mác cho từng lô hàng nông phẩm nhập khẩu truy nguyên nguồn gốc.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại cửa khẩu nhập khẩu nông phẩm
Kiểm nghiệm trước và sau khi giết mổ tại các cơ sở sát sinh trong nước
Kiểm tra trong phòng thí nghiệm đối với gia cầm, thịt đông lạnh, cá đông lạnh và cá tươi sống, rau quả và trứng nhập khẩu để chế biến và tiêu dùng tại Singapore.
Ngoài những yêu cầu trên, nhà nước nên có các chính sách động viên, khuyến khích, cho vay vốn để các doanh nghiệp tích cực thực hiện các chương trình, dự án nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, nhà nước cũng cần tập trung vốn để tăng cường đầu tư cho máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, tăng hàm lượng chất xám cho sản phẩm, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Singapore cũng như thị trường quốc tế.
*Biện pháp giảm giá thành sản phẩm
Để giảm giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phải sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động như tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, giảm chi phí trong sản xuất và lưu thông. Đặc biệt chúng ta cần nghiên cứu để giảm tối đa việc nhập khẩu hàng hoá vô hình như dịch vụ vận tải, bảo hiểm (giành quyền vận chuyển)... để từ đó tận dụng được các nguồn nhân lực, phương tiện sẵn có nhằm góp phần giảm giá thành sản phẩm.
Ngoài chương trình hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến nông sản (Chúng ta đã có chương trình hợp tác quy hoạch nuôi trồng, chế biến nông sản với Singapore). Nhà nước Việt Nam cũng như chính phủ Singapore cũng nên xúc tiến việc Singapore sẽ thành lập một hệ thống kho bảo quản, phân phối hàng hoá tại Việt Nam để từ hệ thống kho này xuất thẳng đi các nước không phải tốn phí vận chuyển sang Singapore. Như vậy, hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam sẽ luân chuyển nhanh hơn, các doanh nghiệp đỡ bị đọng vốn cho một chu trình xuất khẩu và chắc chắn giá của sản phẩm sẽ có lợi thế cạnh tranh.
3.2.4. Tiếp cận phương thức mua bán mới
Các doanh nghiệp Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu sử dụng hình thức buôn bán thông thường, thông qua các phương thức thanh toán L/C, D/A, D/P, giao hàng, chuyển tiền bằng TTR hoặc trả trước một phần tiền hàng ... Nhưng xu thế hiện nay buôn bán trên thế giới bằng “Thương mại điện tử “ đã gia tăng ở mức “nhanh đến chóng mặt“. Thương mại điện tử đang bước vào thời kỳ bùng nổ toàn cầu. Theo dự báo, trong 5 năm tới khối lượng buôn bán, dịch vụ thực hiện qua internet – thương mại điện tử sẽ chiếm khoảng 30% tổng doanh số toàn cầu. Tại APEC, Singapore sẽ là nước tăng nhanh nhất, tiếp đó là Nhật, Trung quốc, Hàn quốc, các nước khác cũng tăng đầu tư cho lĩnh vực này.
Theo báo cáo năm 2001, thương vụ Singapore đã nêu vấn đề “Cần tiếp cận với phương thức buôn bán E. Commerce – Thương mại điện tử, hiện tại phương thức này đang trở thành phương tiện giao dịch cực kỳ hiệu quả, phát triển nhanh chóng, sẽ trở thành phương tiện chủ yếu trong giao dịch thương mại, dịch vụ vài năm tới. Thương mại điện tử sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong cung cấp, giới thiệu thông tin về thị trường, quảng bá hàng hoá, tìm kiếm bạn hàng, thương nhân (cả trong nước và nước ngoài) vốn đang là nội dung của các Tổ chức xúc tiến, nghiên cứu thương mại. Thương mại điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh tìm đến cái mình cần nhanh nhất, tiện lợi và ít tốn kém nhất.
Vì vậy, để phát triển buôn bán giữa Việt Nam - Singapore nước được đánh giá là sử dụng phương thức mua bán này sẽ tăng nhanh nhất trong các nước châu á, các doanh nghiệp Việt Nam cần vận dụng linh hoạt các phương thức kinh doanh trên để từng bước hình thành những kênh phân phối, trong đó tranh thủ tối đa kênh trung chuyển qua khu vực thị trường Singapore đối với những mặt hàng có khối lượng lớn.
3.2.5. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại
Để đẩy mạnh buôn bán giữa Việt Nam - Singapore thì khâu xúc tiến thương mại vô cùng cần thiết, nhà nước cần khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng tầm hoạt động ra bên ngoài (sang đầu cầu Singapore), ta thấy rằng phát triên kinh doanh không chỉ nhằm mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam mà còn nhằm cái đích lớn hơn là hình thành các doanh nghiệp đủ tầm kinh doanh quốc tế tại đầu cầu này. Bằng cách:
-Tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp dưới sự bảo trợ của Nhà nước sang thị trường Singapore để khảo sát nhu cầu, trực diện bàn thảo với các đối tác, tích cực tham gia các dịp hội chợ, quảng cáo, giới thiệu hàng Việt Nam.
Các doanh nghiệp cần mở rộng tầm hoạt động của mình thông qua việc thiết lập các văn phòng đại diện, chi nhánh công ty, công ty liên doanh tại Singapore nhằm tận dụng những thế mạnh của đầu cầu này cho mục đích phát triển kinh doanh. Mặt khác, Nhà nước cần khuyến khích các Công ty lớn của Singapore (hiện đang có văn phòng đại diện tại Việt Nam) chuyển hoạt động của họ sang hình thức chi nhánh, công ty con (Nếu được phép), tìm thêm các hình thức liên doanh, liên kết, mở thêm hoạt động, tham gia khai thác thị trường Việt Nam, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu. Sự có mặt và tham gia của các tập đoàn Công ty lớn sẽ tạo thêm các điều kiện mở rộng thị trường trong nước, thông qua họ mở rộng thị trường ngoài nước; tăng thêm nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài cho sản xuất kinh doanh và tăng năng lực, thế cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
Nhà nước có vai trò quan trọng trong thu thập, phân tích thông tin cơ bản, thông tin cập nhật, thông tin dự báo và chuyển tải kịp thời tới các doanh nghiệp tới các doanh nghiệp để xử lý hiệu quả nhất; đẩy nhanh tiến trình áp dụng thương mại điện tử, bổ sung dữ liệu thông tin để giới thiệu doanh nghiệp Việt Nam về thị trường và các đối tác Singapore và nhằm quảng bá về thị trường, doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện chào hàng của ta với khách hàng Singapore.
Tóm lại, nhà nước cần tăng cường khâu xúc tiến thương mại, quảng cáo sản phẩm ở các cấp độ khác nhau, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là sự chủ động, linh hoạt của các doanh nghiệp. Cần phải có sự đầu tư thoả đáng cho khâu này thông qua các hình thức như giới thiệu sản phẩm, (tham gia triển lãm, giới thiệu sản phẩm, lập các trung tâm phân phối hàng Việt Nam, lập các Websites giới thiệu sản phẩm), các doanh nghiệp cần phát huy tính năng động, mạnh dạn, mở rộng kinh doanh nước ngoài bằng các hình thức liên doanh, lập công ty ngoài nước, văn phòng đại diện, bắt tay làm quen với các phương thức buôn bán tiên tiến phục vụ cho mở rộng kinh doanh, phát triển của doanh ngiệp.
3.2.6. Chính sách tài chính tín dụng ưu đãi
Ngoài những biện pháp ở trên thì chính sách tài chính tín dụng ưu đãi là biệt pháp hữu hiệu mà nhiều nước đã áp dụng thành công. Chính sách này sẽ khuyến khích xuất khẩu, quản lý điều tiết nhập khẩu. Do đó, để mạnh quan hệ thương mại Việt Nam -Singapore thì:
-Nhà nước phải tạo nguồn vốn cho các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu hoặc vốn để các doanh nghiệp Việt Nam mua hàng dự trữ xuất khẩu. Có như vậy các doanh nghiệp mới tránh khỏi tình trạng bị động về nguồn hàng, khi có nhu cầu từ thị trường Singapore thì lại chưa có hàng đáp ứng ngay.
- Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hợp tác với đối tác Singapore để có thể dùng vốn của bạn đầu tư cho sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. Vì có thể nói rằng vấn đề vốn của Việt Nam luôn có hạn.
- Nhà nước nên thực hiện rộng rãi chính sách lãi xúât ưu đãi đối với vốn vay đầu tư sản xuất hoặc mua hàng xuất khẩu và chia thành nhiều mức khác nhau. Ví dụ, đối với nhóm hàng có khối lượng lớn, kim ngạch cao và nhu cầu lớn tại thị trường Singapore thì nên có ưu đãi đặc biệt.
- Cần áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu (Nếu doanh nghiệp có hàng xuất khẩu thu ngoại tệ, khi họ có nhu cầu nhập khẩu thì ngân hàng tạo điều kiện với tỷ giá ưu đãi).
- Nhà nước sớm lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu để bảo hiểm cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu khi giá cả có biến động không có lợi cho doanh nghiệp. Bằng cách khuyến khích các Hiệp hội ngành hàng tự nguyện thành lập các quỹ bảo hiểm riêng, đặc biệt là các ngành hàng có khối lượng xuất khẩu lớn vào Singapore như gạo, cà phê, cao su...
- Nhà nước nên hiệu chỉnh lại việc sử dụng các quỹ hỗ trợ phát triển, nên tập trung hướng vào các chương trình xuất khẩu trọng điểm, khuyếch trương mặt hàng mới, tìm được mối hàng mới. Cải tiến chính sách thưởng xuất khẩu để có nhiều đối tượng, nhiều mặt hàng được thưởng. Có như vậy, chắc chắn các doanh nghiệp mới mạnh dạn cải tiến mặt hàng cũng như tìm bạn hàng mới.
Điều chỉnh chính sách thuế
Mặc dù Việt Nam đã có gắng trong việc cải cách chính sách thuế, song hầu hết các mặt hàng chủ lực của Singapore nhập khẩu vào Việt Nam đều chịu mức thuế suất tương đối cao. Vì vậy, để chinh sách thuế của ta ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế, tương đồng với hệ thống thuế của các nước, trong đó có Singapore nhằm đẩy nhanh quá trình tự do hoá và hội nhập thì Việt Nam nên:
Đối với hàng nhập khẩu, vừa giảm mức thuế vừa giảm dần thuế xuất (về mức thuế chỉ nên áp dụng 5-6 mức: 0%, 5%, 10%, 20% và 30%). Nhìn vào bảng thuế nhập khẩu từ Singapore, chúng ta thấy nhiều mặt hàng có mức thuế suất cao tới 60% (Bảng 18)
Việt Nam và Singapore đều cam kết thực hiện CEPT - AFTA, theo lịch trình giảm thuế, Singapore sẽ hoàn tất thực hiện chương trình này vào năm 2003, Việt Nam vào năm 2006, đại bộ phận thuế nhập khẩu sẽ giảm xuống còn 0- 5%. Việt Nam cần cam kết và có lịch trình giảm thuế cụ thể cho những năm còn lại để thúc đẩy buôn bán trong khu vực, cũng như giữa hai nước Việt Nam - Singapore.
Bảng 13: Thuế suất Việt Nam quy định cho
những mặt hàng nhập khẩu chính từ Singapore
Mặt hàng
Thuế suất %
Mặt hàng
Thuế suất %
Dầu diesel
60
Nguyên, phụ liệu thuốc lá
30
Linh kiện điện tử
0
Các loại dầu nhớt khác
10
Linh kiện máy khoan
10
Xăng tinh chế
60
Dầu lửa động cơ
hơi đốt
60
Nhựa đường
1
Linh phụ kiện máy CN
5-10
Các loại xăng tinh chế khác
60
Nguồn : Bộ Thương mại
Ngoài ra, với thuế nhập khẩu nhà nước cần hoàn thiện việc xây dựng biểu thuế theo hệ thống HS (Hệ thống điều hoà), gồm 3 loại thuế suất: Thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Đồng thời ban hành luật thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và phân biệt đối xử.
áp dụng giá tính thuế Hải quan căn cứ vào giá nhập khẩu của hàng hoá
Chấm dứt sự phân biệt đối xử vể thuế, giữa hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu với hàng hoá dịch vụ sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó, do hiện nay chúng ta vẫn trong tình trạng nhập siêu đối với thị trường Singapore, vì vậy để tiến tới cân bằng cán cân thương mại nhà nước cần:
- ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị, máy móc và công nghệ tiên tiến phục vụ CNH - HĐH. Kiên quyết không nhập máy móc cũ, lạc hậu hoặc công nghệ trung gian, vừa tốn kém ngoại tệ, vừa làm giảm năng suất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất ra.
- Cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu các yếu tố sản xuất là đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu bằng cách ưu đãi về thuế quan nhập khẩu đối với các mặt hàng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, phụ tùng phụcvụ cho sản xuất hàng xuất khẩu cũng như nhu cầu của các dự án đầu tư từ thị trường Singapore (mặc dù hiện nay, nhà nước chủ trương quản lý nhập khẩu theo hướng tăng cường sử dụng các công cụ phi thuế như các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh môi trường ... nhưng khi cần thiết , nhà nước vẫn nên sử dụng).
- Cố gắng sử dụng những vật tư, thiết bị mà trong nước có thể sản xuất được để tiết kiệm ngoại tệ, nâng cao trình độ sản xuất trong nước. Đối với những mặt hàng nhập khẩu các yếu tố sản xuất đầu vào mà trong nước có khả năng sản xuất thì tuỳ từng mặt hàng , tuỳ từng thời điểm mà nhà nước cấm hoặc điều chỉnh thuế. Ví dụ như đối với mặt hàng xe ô tô nguyên chiếc và xe máy nguyên chiếc thì cần phải áp dụng thuế nhập khẩu cao nhằm hạn chế việc nhập khẩu để khuyến khích, bảo hộ ngành công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy trong nước phát triển. Việt Nam tham gia CEPT thì việc cắt giảm thuế chắc chắn sẽ gây khó khăn cho nền sản xuất trong nước, vì phải cạnh tranh lại đối với hàng hoá của các nước ASEAN.
- Hạn chế tối đa có thể được việc nhập khẩu hàng tiêu dùng mà trong nước có thể sản xuất được, tránh lãng phí để dành ngoại tệ nhập khẩu những máy móc thiết bị thiết thực cho sản xuất hàng xuất khẩu, điều đó cũng giúp chúng ta cân bằng cán cân thương mại khi chúng ta xuất khẩu thu được ngoại tệ.
Ngoài ra, để tăng kim ngạch xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, Nhà nước nên giảm mức thuế xuất khẩu từ 12 xuống còn 3 mức (0%, 10% và 20%). Mức 0% áp dụng đối với hàng hoá đã qua chế biến, mức 10% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu chưa qua chế biến và mức 20% đối với hàng không khuyến khích xuất khẩu. Có như vậy mới kích thích các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, chế biến sâu, tận dụng nguyên vật liệu và lao động sẵn có.
Biện pháp phi quan thuế
Để từng bước hoàn thiện và tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam cần điều chỉnh , hoàn thiện các quy chế phi thuế quan phù hợp với yêu cầu của AFTA/ASEAN và APEC điều đó sẽ giúp Việt Nam tăng lên rất nhiều kim ngạch buôn bán hai chiều với Singapore so với thực tế hiện nay. Cụ thể là:
- Giảm dần các biện pháp phi thuế quan và đảm bảo các quy chế thương mại phi thuế quan luôn luôn được công bố rõ ràng.
- Đảm bảo không áp dụng các biện pháp vô lý gây tổn hại cho tiến trình giảm hàng rào phi thuế quan.
Để thực hiện tốt đường lối đó, chúng ta cần:
- Sắp xếp lại danh mục hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch và giấy phép. Chỉ áp dụng hạn chế số lượng nhập khẩu đối với một số hàng hoá liên quan đến bảo hộ nền công nghiệp non trẻ hoặc liên quan đến cân bằng cán cân thanh toán với thời gian và điều kiện nhất định. Việc quy định hạn ngạch nhập khẩu cần được công bố công khai trên những phương tiện thông tin đại chúng. Thực hiện tự do hoá xuất khẩu, không áp dụng bất kỳ hạn chế xuất khẩu nào, xoá bỏ các chính sách, thủ tục hạn chế xuất khẩu.
- Rà soát lại các quy định về chế độ cấp giấy phép nhập khẩu, nhà nước chỉ nên quản lý nhập khẩu thông qua việc cấp giấy phép nhập khẩu đỗi với hàng hoá áp dụng chế độ hạn ngạch nhập khẩu và các mặt hàng nhập khẩu quan trọng, liên quan đến quốc kế dân sinh, đến sức khoẻ và môi trường; còn lại thông qua quy chế đăng ký kinh doanh và quy chế hải quan để quản lý.
- Thực hiện quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp theo quy định
- Ban hành các quy chế hành chính - kỹ thuật chuẩn xác, chặt chẽ nhằm kiểm soát hàng nhập khẩu.
- Các quy chế bao gồm các lĩnh vực như: bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ động thực vật, bảo vệ sức khoẻ của con người.
- Các quy chế phi thuế quan nhằm điều tiết hoạt động thương mại. Các quy định này không mang tính chất bảo hộ thương mại, không gây nên những cản trở cho quá trình tự do hoá thương mại.
Kết luận
Cho đến nay quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore vẫn không ngừng phát triển và đã có những đóng góp không nhỏ vào công cuộc mở cửa và quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của Việt Nam.
Mặc dù trong một vài năm gần đây theo phân tích của cơ quan khuyếch trương kinh tế Pháp tại Việt Nam tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá các nước ASEAN nói chung với Việt Nam đã giảm xuống từ 1/4 tổng kim ngạch năm 1998 đã giảm xuống chỉ còn 15,5% năm 2002. Đặc biệt Singapore từng là bạn hàng quan trọng nhất của Việt Nam đến nay đã tụt xuống hàng thứ 5, sau Nhật, Trung quốc, Mỹ và Australia. Về nhập khẩu, năm 2002 Singapore đã nhường vị trí nhà cung cấp hàng đầu của Việt Nam cho Đài loan.
Theo nhận định của Bộ Thương mại Việt Nam thì đó là sự thay đổi tất yếu và đúng với tình hình phát triển thực tế của Việt Nam. Với quyết tâm mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, với những chính sách mềm dẻo và linh hoạt Việt Nam ngày càng giành được nhiều thị trường mới về các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giầy.
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay Singapore vẫn là một đối tác thương mại quan trọng với Việt Nam, thị trường Singapore vẫn là đầu cầu trung chuyển cho hàng hoá xuất nhập của ta. Từ đây, hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể đi khắp các khu vực và trên thế giới và cũng chính từ đó ta có thể nhập khẩu những vật liệu, máy móc thiết bị và công nghệ phục vụ cho nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước mà không cần phải đi tận châu Âu, Bắc Mỹ hay bất cứ một nơi nào khác trên thế giới.
Có vị trí địa lý thuận lợi và khá gần gũi với Việt Nam có thể thấy rằng tiềm năng thương mại Việt Nam –Singapore vẫn còn rất lớn. Trong tương lai quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore vẫn là rất cần thiết cho hai nước.
Trên cơ sở phân tích những mặt thuận lợi khó khăn, luận văn không chỉ đánh giá một cách khách quan thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore mà còn đề xuất các giải pháp cấp thiết để khắc phục và thúc đẩy mạnh hơn nữa như chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu đẩy mạnh xúc tiến thương mại; chính sách tài chính tín dụng và các biện pháp bổ trợ khác như cải thiện môi trường đầu tư; xây dựng cơ sở hạ tầng; quan tâm phát triển nguồn nhân lực, nhằm phát huy hết tiềm năng sẵn có của hai bên.
Với những nỗ lực và những kết quả đạt được trong thời gian qua, chúng ta có quyền tin vào sự cất cánh của thương mại Việt Nam – Singapore trong những năm tới đây.
Báo cáo thống kê hàng hoá xuất khẩu
của việt nam năm 2002
STT
Tên hàng
ĐVT
Lượng
Trị giá (USD)
1
Lạc nhân
Tấn
105.113
50.852.264
2
Cao su
Tấn
448.645
267.832.237
3
Cà phê
Tấn
718.575
322.310.220
4
Chè các loại
Tấn
74.812
82.522.662
5
Gạo
Tấn
3.240.932
725.534.948
6
Hạt điều
Tấn
62.235
08.995.707
7
Hạt tiêu
Tấn
76.607
107173.397
8
Quế
Tấn
4.526
5.860.880
9
Dầu thô
Tấn
16.878.733
3.270.491.199
10
Than đá
Tấn
6.048.590
155.947.046
11
Thiếc
Tấn
1.408
5.190.433
12
Hàng rau quả
Usd
201.156.275
13
Hàng hải sản
USD
2.022.820.916
14
Hàng thủ công mỹ nghệ
Usd
330.993.721
15
Hàng dệt may
USD
2.751.571.518
16
Giầy dép các loại
Usd
1.867.012.866
17
Hàng điện tử
USD
166.074.222
18
Máy vi tính và linh kiện lắp ráp
Usd
325.883.503
19
Sản phẩm gỗ
USD
435.480.961
20
Sữa và sản phẩm sữa
Usd
88.413.104
21
Dây điện và dây cáp điện
USD
185.872.658
22
Sản phẩm nhựa
Usd
152.656.958
23
Xe đạp và phụ ting xe đạp
USD
124.182.742
24
Mỳ ăn lion
USD
34.970.524
25
Dỗu thực vật
Tấn
45.913
22.416.965
26
Đường
Tấn
6.966
1.620.559
27
Đồ chơi trẻ em
USD
31.568.966
28
Hàng hoá khác
USD
2.666.063.803
29
Hàng phi mậu dịch
USD
94.368.657
Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu
600.390.334
16.705.839.9911
Báo cáo thống kê hàng hoá nhập khảu năm 2002
STT
Tên hàng
ĐVT
Số luỹ kế đến kỳ **
Lượng
Trị giá (USD)
Bột mỳ
Tấn
59.785
11.043.394
Đường
Tấn
660
180.180
Dầu mỡ động thực vật
Tấn
339.645
140.901.775
Xăng dầu các loại
Tấn
9.966.224
2.017.117.314
- Xăng
Tấn
2.123.389
502.021.368
- Dỗu Đ.O
Tấn
4.437.249
922.077.270
- Dỗu E.O
Tấn
2.585.916
402.068.239
- Dỗu hoả
411.263
92.093.219
- Nhiên liệu bay
Tấn
312.417
77.160.211
- Loại khác
Tấn
95.989
21.697.007
Phụ liệu thuốc lá
Tấn
47.323
157.436.595
Bột ngọt
Tấn
7.813
6.846.003
Xi măng đen
Tấn
Clanke
Tấn
3.548.367
63.433.649
Tân dược
USD
320.002.925
Nguyên phụ liệu dược phẩm
USD
82.609.708
Hoá chất các loại
Tấn
953.883
405.700.915
Các sản phẩm hoá chất
Tấn
419.233
482.015.818
Chất dẻo nguyên liêu
Tấn
907.151
616.635.230
Phân bón các l oại
Tấn
3.823.863
477.295.569
- Phân SA
Tấn
549.485
40.038.153
- Phân Urê
Tấn
1.797.690
212.196.172
- Phân NPK
Tấn
243.468
36.008.866
- Phân DAP
Tấn
600.527
104.218.589
- Loại khác
Tấn
632.693
84.833.789
Thuốc trừ sâu & nguyên liệu
Tấn
35.840
142.905.166
Giấy các loại
Tấn
371.554
193.327.047
- Giấy in báo
Tấn
28.779
10.870.997
Bóng các loại
Tấn
97.133
96.697.494
Sợi các loại
Tấn
262.844
314.190.943
Vải
USD
996.081.436
Nguyên phụ liệu dệt may da
USD
1.710.862.858
Kính xây dựng
USD
7.817.894
Sắt thép
Tấn
4.950.626
1.334.153.773
- Phôi thép
Tấn
2.206.820
458.545.258
Kim loại thương khác
Tấn
194.744
266.042.667
Linh kiện điện tử
USD
431.303.071
Ti vi & Video
Chiếc
1.650
532.179
Máy vi tính và linh kiện
USD
232.868.593
Máy móc, tb, DC phụ tùng khác
USD
3.793.079.851
Ôtô các loại
Chiếc
29.106
261.040.546
- Từ 12 chỗ ngồi trở xuống
Chiếc
241
5.663.363
- Trên 12 chỗ ngồi
Chiếc
1.152
15.175.684
- Ô tô vận tải
Chiếc
24.612
177.562.137
- Loại khác
Chiếc
3.101
62.639.362
Linh kiện & phụ tùng Ô tô
USD
383.164.439
- L/kiện CKD.SKD 12 chỗ ngồi trở xuống
Bộ
20.574
254.781.766
- L/kiện CKD.SKD loại khác
Bộ
9.779
107.629.358
- Phụ tùng khác
ôUSD
20.753.315
Xe máy
USD
422.699.913
- Xe máy nguyên chiếc
Chiếc
635
1.080.540
- L/kiện CKD.SKD. IKD loại khác
Bộ
1.479.535
421.619.373
Sữa và sản phẩm từ sữa
USD
122.179.692
Go & NPL Go
USD
179.054.876
Thức ăn gia súc & NPL Chế biến
Tấn
1.035.382
233.145.917
Lúa mỳ
Tấn
842.554
113.259.692
Bột giấy
Tấn
46.881
20.665.971
Cao su tổng hợp
Tấn
31.585
33.816.950
Hàng hoá khác
USD
3.530.527.055
Hàng phi mậu dịch
USD
132.403.794
Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu
828.401.732
19.733.040.892
Tài liệu tham khảo
1- Bộ Thương mại – Vụ Châu á - Thái bình dương: Chính sách phát triển thương mại của Singapore.
2- Bộ Thương mại: Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010.
3- Tổng Cục Hải quan: Báo cáo thống kê hàng hoá xuất nhập khẩu từ 1996 -2002.
4- Nguyễn Mạnh Cầm (4/ 2002): Việt Nam trên con đường đổi mới và phát triển. Bài phát biểu tại Diễn đàn Thương mại và Đầu tư Việt Nam 2002.
5- Hà Châu: Quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam -Singapore không ngừng được củng cố và phát triển. Tạp chí Thương mại số 5 /2001.
6- Nguyễn Thị Côi (CV Bộ Thương mại): Bài nói chuyện về quan hệ KT- TM Việt Nam – Singapore tại ĐH Thương mại 10/2001.
7- Lưu Vĩnh Đoạn: Kinh tế châu á bước vào thế kỷ XXI. NXB Nông nghiệp Hà nội .
8- Nguyễn Thị Hiền: Singapore - Quốc gia đầu tàu trong hội nhập kinh tế khu vực ở Đông Nam á. Tạp chí kinh tế châu á- TBD . số 2(31), 4/2001.
9- Nguyễn Huy Hoàng: Tạo sức cạnh ranh - một đòi hỏi cấp bách của doanh nghiệp. Báo Hà nội mới số 362 2/3/2002 .
10- Nguyễn Thế Hiệp: Singapore Quốc đảo “ăn“ 100% rau quả nhập khẩu . Tạp chí diễn đàn hội nhập (12/10/ 2001) .
11 - Văn phòng Uỷ ban quốc gia về ASEAN: ASEAN và các nước thành viên.
12- Đào Duy Huân (1997): Kinh tế các nước Đông Nam á. NXB Giáo dục Hà nội .
13- Trần Khánh: Cộng hoà Singapore 30 năm xây dựng và phát triển NXB KH&XH,1995 .
14 Võ Minh Lệ – Tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu tới Singapore, Tạp chí Những vần đề kinh tế thế giới, số 5 (73) 2001.
15 . Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế thế giới. Tạp chí kinh tế châu á -TBD, số 4(33) 8/2001.
16 . Nguyễn Thị Hồng Nhung: Tự do hoá thương mại ở các nước ASEAN. Luận án TS. Viện Kinh tế thế giới 2001 .
17. Bùi Xuân Lưu (6 / 2001): Tiếp tục điều chỉnh chính sách thương mại trong quá trình hội nhập và tự do hoá thương mại. Tạp chí Kinh tế châu á - TBD số 4(33) 8/2001.
18 . Nguyễn Duy Nghĩa: Làm gì để thực hiện mục tiêu uất khẩu 2002 , Tạp chí thương mại số 9/2002.
19. Hoàng Sơn: XNK năm 2001: Vạn sự khởi đầu nan, Báo diễn đàn doanh nghiệp.
20. Phạm Đức Thành - Trương Duy Hoà (2002). Kinh tế các nước Đông Nam á - Thực trạng và triển vọng. NXB KHXH Hà nội .
21. Nguyễn Trần Quế: Lựa chọn sản phẩm và thị trường trong ngoại thương thời kỳ CNH của các nền kinh tế Đông á, NXBCTQG 1997.
Ngoài ra, luận văn còn tham khảo một số nguồn tài liệu sau:
Các trang Website của Thời báo kinh tế Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Hồ sơ thị trường Singapore.
Thông tin chuyên đề các lĩnh vực doanh nghiệp thương mại 2001-2002.
www.itpc.Hochiminhcity.Gov.vn/ttdnvn/ncuuttnn/Singapore/datainsin–Pros.htm .
www.itpc.Hochiminhcity.Gov.vn/ttdnvn/ncuuttnn/Singapore/data/Viet-Sing-1.htm.
www.itpc.Hochiminhcity.Gov.vn/ttdnvn/ncuuttnn/Singapore/data/Singapore-index.htm
Singapore International Chamber of commerce : www.sicc.com.sg
Singapore Trade Development Board : www.tdb.gov.sg
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore thực trạng và triển vọng.DOC