MỤC LỤC
Mở đầu
Chương 1: Giới thiệu về chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng .
1
1. 1. Khái niệm
1
1. 2. Thành phần và tính chất nguy hại
3
Chương 2: Hiện trạng phát thải chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng ở Việt Nam
7
Chương 3: Quản lý chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng ở Việt Nam
12
Kết luận .
19
Danh mục tài liệu tham khảo
20
23 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3618 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý chất thải nguy hại_Quản lý chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
----------------oOo--------------
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
Quản lý chất thải nguy hại
Đề tài:
Quản lý chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng ở Việt Nam
Giảng viên
:
PGS. TS. Huỳnh Trung Hải
Nhóm sinh viên
:
Nguyễn Văn Lộc
Nguyễn Đức Long
Phạm Kim Ngọc
Nguyễn Tú Uyên
Lớp
:
Môi trường – K52
Hà Nội, 4/ 2011
MỤC LỤC
Mở đầu
Chương 1: Giới thiệu về chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng………….
1
1. 1. Khái niệm……………………………………………………………………………
1
1. 2. Thành phần và tính chất nguy hại……………………………………………………
3
Chương 2: Hiện trạng phát thải chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng ở Việt Nam....
7
Chương 3: Quản lý chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng ở Việt Nam………………
12
Kết luận…………………………………………………………………………………….
19
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………………………
20
CÁC TỪ VIẾT TẮT
IT
Information technology
CRT
Cathode Ray Tube
LED
Light Emitting Diode
TV
Television
MP
Mobile phone
RF
refrigerator
PC
Personal computer
WM
Washing machine
EEE
Electrical & Electronic Equipment
Mở đầu
Các thiết bị điện tử như TV, PC, điện thoại… ngày càng đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Nhưng sau một thời gian hữu ích, các thiết bị này bị bỏ đi, trở thành rác thải. Ngày nay, chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng đang được coi là một thảm họa mới đối với nhân loại. Trong khi đó, nếu thay đổi nhận thức rằng chất thải là tài nguyên có giá trị chưa được khai thác, chưa đặt đúng chỗ thì nó lại là một tài nguyên quý giá cho ngành công nghiệp tái chế đang diễn ra rất sôi động trên thế giới. Ngoài ra phải kể đến một vấn đề liên quan cũng đang rất thời sự trên thế giới đó là chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng đang được các nước phát triển xuất khẩu sang các nước đang phát triển để giảm chi phí xử lý và đỡ ô nhiễm môi trường đồng thời thu được lợi nhuận lớn.
Ở Việt Nam, kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi Mới đến nay, đời sống xã hội phát triển đáng kể kéo theo nhu cầu sử dụng các thiết bị điện, điện tử gia dụng tăng cao, và do đó chúng ta cũng đang phải đối mặt với vấn đề chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng.
Chương 1:
Giới thiệu về chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng
1. 1. Khái niệm
Chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng là một nhóm thuộc chất thải thiết bị điện, điện tử được phát sinh từ sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình hoặc văn phòng.
Có thể tìm thấy nhiều định nghĩa khác nhau về chất thải thiết bị điện, điện tử như bởi Liên minh Châu Âu (2002), trong phụ lục VIII của công ước Basel hay trong nhiều văn bản pháp lý của các quốc gia như Mỹ, Argentina, Brasil, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan,….
Dưới đây trình bày định nghĩa chất thải thiết bị điện, điện tử bởi Liên minh châu Âu (2002) [1]:
“Chất thải thiết bị điện, điện tử bao gồm tất cả thành phần, chi tiết là một phần của thiết bị điện, điện tử hay toàn bộ thiết bị điện, điện tử tại thời điểm bị thải bỏ.”
và các thiết bị điện, điện tử được chia theo 10 nhóm:
Nhóm thiết bị gia dụng cỡ lớn: tủ lạnh, máy giặt, máy sấy quần áo, máy rửa bát, bếp điện, lò vi sóng, lò sưởi điện,…;
Nhóm thiết bị gia dụng cỡ nhỏ: máy hút bụi, máy lau thảm, máy may vá, bàn là quần áo, máy pha cà-phê, đồng hồ điện tử, máy massage, máy sấy tóc, máy cắt tóc,…;
Nhóm thiết bị IT và viễn thông: PCs (CPU, chuột, monitor và bàn phím), laptop, fax, máy tính, máy in, máy photo, điện thoại (gồm các loại bàn, không dây, di động),….;
Nhóm thiết bị nghe nhìn: radio, TV, camera, máy quay phim, máy nghe nhạc, bộ khuếch đại âm thanh,…;
Nhóm thiết bị chiếu sáng: đèn huỳnh quang, đèn compact, đèn cường độ sáng cao/ cao áp natri và kim loại, đèn natri hạ áp,…;
Nhóm khí cụ gia dụng: máy khoan, máy hàn, máy cưa, máy phay, máy mài, thiết bị làm vườn,…;
Nhóm đồ chơi, giải trí và thể thao: tàu hỏa hoặc ô tô đua, video games, thiết bị giải trí nhận tiền xu, một số loại dụng cụ thể dục,…;
Nhóm dụng cụ y tế: thiết bị xạ trị, máy điện tim, máy chạy thận, các máy xét nghiệm…;
Nhóm thiết bị quan trắc và kiểm soát: detector cảnh báo khói, bộ điều chỉnh nhiệt, các thiết bị cân đo, căn chỉnh trong nhà và phòng thí nghiệm, các thiết bị quan trắc và kiểm soát trong công nghiệp,…;
Nhóm máy dịch vụ tự động: máy rút tiền tự động, máy bán nước tự động, điện thoại công cộng,….
Qua đó chúng ta thấy được chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng thực sự đa dạng, phong phú và rất phổ biến. Điều đó cũng là một đặc trưng gây khó khăn cho việc quản lý chúng. Thực tế ở nhiều nước trên thế giới cũng chỉ tập trung quản lý một số loại chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng điển hình như TV, PC, điện thoại, tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa nhiệt độ.
1. 2. Thành phần và tính chất nguy hại
Khi phân rã thiết bị điện, điện tử gia dụng thải chúng ta sẽ gặp nhiều cấu kiện như kim khí, motor, bộ cách nhiệt, CRT, LCD, dây điện, bộ biến áp, tụ điện, pin, plastic, thủy tinh, gỗ, bản mạch in (PCB), gốm sứ, cao su,….như được mô tả trong Bảng 1. 1.
Trong việc đánh giá khả năng tái chế chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng người ta xem xét nó gồm 6 nhóm: kim loại đen, kim loại màu, thủy tinh, plastic, cấu kiện điện tử và nhóm khác. Trong đó, kim loại đen chiếm 50% tiếp theo là plastic chiếm 21%, kim loại màu chiếm 13% và còn lại là các nhóm khác (Bảng 1. 2)[1]. Ở đây, kim loại màu phải kể đến gồm đồng, nhôm, bạc, vàng, platinum, palladium, chì, thủy ngân, asenic, cadmium, selenium và chromium (VI),….
Bảng 1. 2. Khối lượng trung bình và tỷ trọng của các thành phần của chất thải nguy hại thiết bị điện, điện tử
Khối lượng trung bình (kg)
Kim loại đen
(% khối lượng)
Kim loại màu
(% khối lượng)
Thủy tinh
(%
khối lượng)
Plastic
(%
khối lượng)
Cấu kiện điện tử
(%
khối lượng)
Nhóm khác
(% khối lượng)
Máy điều hòa nhiệt độ và máy lạnh
48
64,4
6
1,4
13
15,1
Máy giặt
40 – 47
59,8
4,6
2,6
1,5
31,5
PC
29,6
53,3
8,4
15
23,3
17,3
0,7
TV
36,2
5,3
5,4
62
22,9
0,9
3,5
Cellular Telephones
0,080 – 0,100
8
20
10,6
59,6
1,8
Nguồn: [1]
Bảng 1. 1. Các cấu kiện của chất thải nguy hại thiết bị điện, điện tử gia dụng
Kim khí
Motor
Bộ làm mát
Plastic
Bộ cách nhiệt
Thủy tinh
CRT
LCD
Cao su
Dây điện
Concrete
Bộ biến áp
Magnetron
Vải sợi
Circuit Board
Đèn huỳnh quang
Đèn sợi đốt
Bộ gia nhiệt
Bộ điều nhiệt
FR/ BFR có chứa plastic
Pin
CFC, HCFC, HFC, HC
Dây cáp điện bên ngoài
Sợi gốm chịu nhiệt
Chất phóng xạ
Tụ điện
Máy điều hòa nhiệt độ
√
√
√
√
√
√
√
√
√
√
√
√
Máy giặt
√
√
√
√
√
√
√
√
√
√
√
o
PC (Base và Keyboard)
√
√
√
√
√
√
√
√
PC (monitor)
√
√
√
√
Laptop
√
√
√
√
√
√
√
√
√
√
Cellular Telephone
√
√
√
√
√
√
√
√
TV
√
√
√
√
√
√
√
Nguồn: [1]
Thực tế trong chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng có thể gồm hơn 1000 chất khác nhau[1] vàc các chất này được chia thành 2 nhóm nguy hại và không nguy hại. Nhóm nguy hại này khi phát tán trong môi trường sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và các hệ sinh thái (Bảng 1. 3).
Bảng 1. 3. Các chất nguy hại có thể có trong các thành phần của chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng
Chất nguy hại
Ứng dụng
Tác động đến môi trường và sức khỏe
-Hợp chất halogen:
PCB (polychlorynated biphenyl)
Ngưng tụ, Biến áp
Gây ung thư, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, hệ thần kinh, hệ nội tiết, chức năng sinh sản,…
Có tính tồn lưu và tích lũy sinh học
TBBA (tetrabromobis-phenol-A)
PBB (polybrominated
bisphenyls)
PBDE (polybrominated
diphenyl ethers)
Sử dụng rất rộng rãi làm chất chống cháy, cách nhiệt
Có thể gây tổn thương lâu dài đến sức khỏe.
Tạo thành chất độc khi đốt
CFC (chorofluorcarbon)
Chất tải lạnh
Khi cháy phát xạ nhiều độc chất
PVC
(polyvinyl chloride)
Dây cáp cách nhiệt
Dây cáp cách nhiệt ở nhiệt độ cao có thể sinh ra chlorine, sau đó biến đổi thành dioxin và furan
-Kim loại:
Asenic
Có một lượng nhỏ trong LED
Chất rất độc, gây tổn thương lâu dài tới sức khỏe
Barium
CRT
Sinh ra khí nổ H2 khi ẩm ướt
Beryllium
Bộ chỉnh lưu
Gây hại khi hít vào
Cadmium
Sạc pin NiCd, CRT, mực in, máy photocopy,
Chất rất độc, gây tổn thương lâu dài tới sức khỏe
Chromium VI
Băng dữ liệu, đĩa mềm
Chất rất độc, gây tổn thương lâu dài tới sức khỏe, gây dị ứng
Gallium arsenide
LED
Gây tổn thương sức khỏe
Chì
CRT, pin
Gây độc hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thận và ảnh hưởng đến sự tiếp thu của trẻ nhỏ
Lithium
Pin Li
Sinh ra khí nổ H2 khi ẩm ướt
Thủy ngân
Đèn huỳnh quang, pin kiềm
Chất rất độc, gây tổn thương lâu dài tới sức khỏe
Nickel
Sạc pin NiCd hoặc NiMH, ống phóng điện tử trong CRT
Gây dị ứng
Các nguyên tố đất hiếm
Lớp huỳnh quang
Kích thích da và mắt
Selenium
Máy photocopy
Gây tổn thương sức khỏe
Zinc sulphide
Hỗn hợp với các nguyên tố đất hiếm trong lớp huỳnh quang
Gây hại khi hít vào
-Khác:
Bụi màu
Hộp mực của máy in
Gây hại khi hít vào
Chất phóng xạ
Không gặp
Gây ung thư
Nguồn: [2]
Một vấn đề khác cần quan tâm đến là tuổi thọ của thiết bị điện, điện tử gia dụng. Một mặt sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ dẫn đến chất lượng, tính năng và kiểu dáng của thiết bị điện, điện tử có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng nhưng đồng thời lại dẫn đến tuổi thọ trung bình của chúng giảm xuống (tốc độ lỗi thời cao!). Tuổi thọ trung bình của một số loại thiết bị điện, điện tử gia dụng như Bảng 1. 4.
Bảng 1. 4. Bảng thời gian sử dụng của một số loại thiết bị điện, điện tử gia dụng
Sản phẩm
Tuổi thọ trung bình thiết kế
(năm)
Tuổi thọ trung bình thực tế
(năm)
CRT TV
10
4
CRT Monitor
5
2
LCD TV
7
3
PC Lap
5
2
PC desk
8
4
PDA
4
1
Cell phone
3
1
Nguồn: [3]
Như vậy, tốc độ phát sinh chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng ngày càng nhanh và do đó việc xây dựng được hệ thống quản lý chúng là một vấn đề cấp bách ở nhiều quốc gia.
Chương 2:
Hiện trạng phát thải chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng ở Việt Nam
Sau hơn 20 năm Đổi Mới kinh tế - xã hội Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2001 – 2010 là 7,2%/năm và nếu năm 1990 GDP/ đầu người chỉ khoảng trên 100USD thì đến năm 2010 GDP/ đầu người ước đạt 1200USD.
Những con số trên không đủ nói lên Việt Nam đã thoát khỏi nhóm nước kém phát triển tuy nhiên thực tế là đời sống dân cư đã được cải thiện đáng kể, kéo theo sự gia tăng các nhu cầu tiêu dùng của một xã hội văn minh hơn. Hiện tại, không kể ở thành thị mà ngay cả ở nhiều vùng nông thôn thì các thiết bị điện, điện tử gia dụng như Tivi, tủ lạnh, máy giặt, điện thoại,… không còn xa lạ nữa, đã xuất hiện ngày càng nhiều trong các hộ gia đình (Bảng 2. 1).
Bảng 2. 1. Số thiết bị điện, điện tử gia dụng tính trên 100 hộ gia đình
Đơn vị tính: cái
Loại thiết bị điện, điện tử gia dụng
Điện thoại
Tủ lạnh
Đầu video
Tivi màu
Dàn nghe nhạc
Máy vi tính
Điều hòa nhiệt độ
Máy giặt, máy sấy quần áo
-Cả nước:
2004
28,5
16,6
32,8
69,8
1,0
5,1
2,2
6,2
2006
51,4
23,0
44,5
82,0
12,8
7,7
3,7
9,3
2008
107,2
32,1
53,4
92,1
14,9
11,5
5,5
13,3
-Thành thị:
2004
78,2
45,8
54,9
94,9
21,6
16,5
8,0
21,2
2006
115,4
53,9
60,5
102,1
20,5
21,3
12,0
27,6
2008
176,6
64,1
63,4
108,6
20,5
28,9
17,3
36,1
-Nông thôn:
2004
11,7
6,8
25,4
61,4
6,6
1,3
0,3
1,2
2006
27,0
11,2
38,4
74,3
9,9
2,6
0,5
2,4
2008
80,2
19,6
49,5
85,7
12,7
4,8
1,0
4,4
Nguồn: [4]
Các nguồn cung thiết bị điện, điện tử gia dụng có thể là sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử trong nước hoặc nhập khẩu (kể cả nhập khẩu hàng đã qua sử dụng). Các thương hiệu thiết bị điện, điện tử gia dụng chiếm lĩnh phần lớn thị trường Việt Nam như Samsung, Sony, LG, Panasonic, Sharp, Toshiba, Dell, Hp – Compaq, IBM,…. Số lượng các loại thiết bị điện, điện tử gia dụng điển hình đưa vào tiêu thụ mỗi năm giai đoạn 2002 – 2006 như trong bảng 2. 2 cũng cho thấy thị trường này luôn tăng trưởng.
Bảng 2. 2. Ước lượng số thiết bị điện, điện tử gia dụng lưu hành trên thị trường trong nước giai đoạn 2002 – 2006
Đơn vị tính: cái
Năm
TVs
PCs
Mobile phones
Tủ lạnh
Máy điều hòa nhiệt độ
Máy giặt
2002
1.340.995
201.280
700.696
453.334
132.215
508.889
2003
1.914.558
305.326
1.426.366
465.717
109.518
520.119
2004
2.230.709
435.167
2.745.097
662.667
127.783
588.042
2005
2.947.109
344.088
2.808.043
715.381
325.480
916.543
2006
3.607.419
594.586
3.230.788
985.374
264.818
931.313
Nguồn: [2]
Ước tính, số lượng chất thải nguy hại thiết bị điện, điện tử gia dụng trong giai đoạn 2001 – 2006 tăng 15%/năm[6] và tốc độ gia tăng số lượng của các loại chất thải nguy hại thiết bị điện, điện tử điển hình trong giai đoạn 2006 – 2020 được đưa ra trong bảng 2. 4.
Bảng 2. 4. Tốc độ gia tăng lượng một số loại chất thải nguy hại thiết bị điện, điện tử gia dụng ở Việt Nam 2006 – 2020
Tốc độ gia tăng 2006 - 2020
TVs
1230%
PCs
1000%
MPs
600%
Rfs
880%
ACs
1650%
WMs
700%
Nguồn: [6]
Kết quả kiểm kê số lượng các loại chất thải thiết bị điện, điện tử điển hình giai đoạn 2002 – 2006 và dự báo đến 2020 được thể hiện trong Hình 2. 1 và Hình 2. 2 tương ứng.
Thực tế quản lý chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng là vấn đề mang tính chất toàn cầu bởi đó là vấn đề của tất cả các quốc gia. Chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng là loại chất thải có tốc độ gia tăng nhanh nhất trên thế giới[1] với khoảng 20 – 50 triệu tấn mỗi năm [5]. Ở các nước phát triển chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng chiếm 1 – 2% tổng lượng chất thải rắn, còn ở các nước đang phát triển tỷ lệ này khoảng 0,01 – 1% [1]. Như thế có thể coi rằng sự phát thải chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng là một chỉ thị cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Chẳng hạn, so sánh lượng phát thải chất thải thiết bị điện, điện tửgia dụng củaViệt Nam vẫn ở mức tương đối thấp hơn một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia là những nước kinh tế - xã hội phát triển hơn (hình 2. 1)[7].
/
Hình 2. 3. So sánh lượng chất thải thiết bị điện, điện tử một số nước trong khu vực[7]
TV
/
PC
/
MP
/
RF
/
AC
/
WM
/
Hình 2. 1. Số lượng các loại chất thải thiết bị điện, điện tử điển hình 2002 – 2006 [2]
TV
/
PC
/
MP
/
RF
/
AC
/
WM
/
Hình 2. 2. Dự báo số lượng các loại chất thải thiết bị điện, điện tử điển hình đến 2020 [2]
Chương 3:
Quản lý chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng ở Việt Nam
3. 1. Cơ sở pháp lý
Các văn bản pháp lý liên quan chủ yếu:
1. Luật Bảo vệ môi trường 2005
√ Cơ sở cho việc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
2. Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
√ Đưa ra danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và bị kiểm soát xuất - nhập khẩu (trong 3 phụ lục).
3. Thông tư số 04/2006/ TT-BTM của Bộ thương mại (cũ) hướng dẫn một số nội dung quy định tại nghị định số 12/2006/NĐ-CP .
√ Danh mục hàng điện tử , thiết bị làm mát và đồ dùng dân dụng đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu.
4. Quyết định số 20/2006/QĐ-BBCVT của Bộ bưu chính - viễn thông về việc ban hành danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu.
5. Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản phẩm.
6. Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại.
√ Chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng được xem là chất thải nguy hại.
7. Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
√ Chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng phải được đăng ký.
√ Chôn lấp hay vận chuyển chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng phải được sự đồng ý đặc biệt của cơ quan quản lý nhà nước.
√ Xuất khẩu chất thải thiết bị điện, điện tử phải tuân thủ công ước Basel.
8. Công ước Basel Việt Nam ký kết 13/3/1995.
Sơ đồ quản lý nhà nước chất thải nguy hại (bao gồm chất thải thiết bị điện điện tử gia dụng) ở Việt Nam như Hình 3. 1.
/
Hình 3. 1. Sơ đồ quản lý nàh nước về chất thải nguy hại
Nhận xét:
Việt Nam còn thiếu các văn bản pháp lý cần thiết để quản lý chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng , ví dụ chưa có quy chuẩn , hướng dẫn riêng biệt cho quản lý và xử lý.
Không có cơ quan chuyên trách quản lý chất thải nguy hại thiết bị điện, điện tử và cũng không có sự ưu tiên quản lý nào so với chất thải nguy hại nói chung.
3. 2. Thực trạng quản lý chất thải thiết bị điện, điện tử ở Việt Nam
Sơ đồ dòng thiết bị điện, điện tử gia dụng ở Việt Nam như Hình 3. 2.
Thực tế ở Việt Nam cũng mới chỉ đang quan tâm quản lý một số loại chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng điển hình như TV, PC, điện thoại di động, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, máy giặt.
Các nguồn cung thiết bị điện, điện tử gia dụng có thể là sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử trong nước hoặc nhập khẩu (kể cả nhập khẩu hàng đã qua sử dụng). Các thiết bị điện, điện tử được phân phối đến tay người tiêu dùng bởi các kênh phân phối. Số phận của các thiết bị điện, điện tử gia dụng này khi hết thời hạn sử dụng sẽ được các hộ gia đình và văn phòng:
Thải bỏ như rác thải sinh hoạt thông thường và sẽ được đưa đến bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị. Tại đây có khi chúng vẫn được thu gom, còn nếu không khi bị chôn lấp chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, tuy nhiên điều này chưa xác định được mức độ. Phuwong thức này thực ra ít gặp ở Việt Nam.
Tái sử dụng trực tiếp: Tại các thành phố lớn (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,…) các thiết bị điện, điện tử gia dụng sẽ được chuyển quyền sử dụng cho người khác. Người khác ở đây có thể là người thân hoặc bạn bè của họ sống ở ngoại thành, nông thôn có mức sống thấp hơn.
Bán lại cho những người thu mua: Trường hợp này phổ biến nhất và đáng chú ý nhất tại nước ta.Chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng từ các hộ gia đình sẽ được bán cho những người thu mua nhỏ lẻ, còn từ các văn phòng sẽ được bán cho các công ty thu mua. Sự khác biệt này liên quan đến tính pháp lý và tài chính.
Đích đến tiếp theo của chất thải thiết bị điện, điện tử là các cơ sở xử lý. Tại đây, tùy theo tình trạng của chúng mà sẽ được đối xử theo những cách khác nhau:
Tháo dỡ: Chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng từ nơi thu mua hoặc được nhập khẩu sẽ được tháo dỡ. Công đoạn này sẽ phân loại những phần có thể tái sử dụng, tái chế và dư thừa.
Sửa chữa/ Tân trang: Chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng và phần có thể tái sử dụng từ công đoạn tháo dỡ được sửa chữa/ tân trang. Sản phẩm sẽ được đưa trở lại thị trường cung cấp cho người tiêu dùng. Tất nhiên loại này sẽ có chất lượng thấp hơn nhưng giá cả rẻ hơn và thời gian bảo hành có thể ngắn hơn.
Tái chế: Các loại vật liệu tái chế được sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhỏ.
Đối với các chất thải không thể tái chế, cách thức xử lý phổ biến nhất được sử dụng ở Việt Nam hiện nay là chôn lấp như chất thải rắn đô thị và/hoặc đốt tận thu nhiệt.
Tỷ lệ thu gom, tháo dỡ, sửa chữa/ tân trang, tái chế, chôn lấp và đốt một số loại chất thải thiết bị điện, điện tử điển hình như Bảng 3. 1.
Bảng 3. 1. Tỷ lệ các hoạt động đối với chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng ở Việt Nam
Tỷ lệ (%)
Hoạt động
TV
PC
MP
RF
AC
WM
Thu gom
100
100
100
100
100
100
Tháo dỡ
<20
<20
>30
<20
<20
<10
Sửa chữa/ Tân trang
>80
>80
<70
>80
>80
>90
Tái chế
>8,5
>10
<10
>15
>15
<10
Đốt
<5,5
<10
>20
<10
<3
<5
Chôn lấp
Nguồn: [2]
/
Hình 3. 2. Sơ đồ dòng thiết bị điện, điện tử gia dụng ở Việt Nam [2]
Khối lượng trung bình của một số loại chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng và khối lượng trung bình phần được tái sử dụng, tái chế và dư thừa khảo sát ở Việt Nam được cho như Bảng 3. 2.
Bảng 3. 2. Khối lượng trung bình các phần của chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng
TV
PC
MP
RF
AC
WM
Khối lượng trung bình (kg)
35,0
62,0
0,185
60,0
50,0
35,0
Khối lượng trung bình phần tái sử dụng (kg)
30,0
52,0
0,120
48,0
40,0
29,75
Khối lượng trung bình phần tái chế (kg)
3,0
5,0
0,009
6,0
8,5
3,5
Khối lượng trung bình phần dư thừa (kg)
2,0
5,0
0,056
6,0
1,5
1,75
Nguồn: [2]
Nhìn chung việc tái sử dụng chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng ở Việt Nam còn rất hạn chế, chúng ta mới chủ yếu sử dụng lại các phụ tùng để phục vụ cho thay thế, sửa chữa. Công nghiệp tái chế chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng chỉ mới hình thành tại các làng nghề (làng nghề tái chế nhựa Minh Khai (Văn Lâm, Hưng Yên), làng nghề tái chế chì Đông Mai (Văn Lâm, Hưng Yên), làng nghề tái chế kim loại màu Văn Môn (Yên Phong, Bắc Ninh,…)hay trong một vài doanh nghiệp (URENCO) với các sản phẩm tái chế chủ yếu là plastic, sắt, nhôm, đồng, chì, vàng. Tuy nhiên, do sử dụng các công nghệ lạc hậu và thiết bị thô sơ nên hiệu qủa kinh tế rất thấp đồng thời đang gây ra rất nhiều vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí, nước, đất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động và cộng đồng dân cư xung quanh.
Một mắt khác việc xử lý chôn lấp phần dư thừa không đạt yêu cầu kỹ thuật đã dẫn đến tìnht rạng rò rỉ các chất độc hại vào môi trường, tiềm ẩn những nguy cơ gây hại rất lớn cho môi trường, con người và các hệ sinh thái.
Ngoài ra, về vấn đề bức xúc đối với các nước đang phát triển như Việt Nam là quản lý vận chuyển chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng xuyên biên giới dựa theo công ước Basel. Chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng từ các nước phát triển sau khi nhập vào nước đang phát triển hoặc được bán ra thị trường cho người tiêu dùng hoặc sẽ đến các cơ sở tái chế công nghệ lạc hậu. Như vậy, trong khi hoạt động này mang lại rất nhiều lợi nhuận cho các nước phát triển và nhà sản xuất trong khi đó để lại hậu quả môi trường nghiêm trọng tại các nước đang phát triển. Hình 3. 3 minh họa việc vận chuyển chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng giữa các nước trong khu vực Đông và Đông Nam Á.
/
Hình 3. 3. Số liệu xuất khẩu chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng ở một số nước 2006[7]
Để quản lý tốt/ triệt để chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng ở Việt Nam cần nhanh chóng tiến tới thực thi cơ chế tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR). Theo cơ chế EPR tức là bắt buộc nhà sản xuất phải phải chịu trách nhiệm thu gom, xử lý các sản phẩm của họ sau khi bị người tiêu dùng thải bỏ. Cơ chế EPR sẽ bảo vệ sức khỏe, lợi ích của người tiêu dùng, giúp phát triển công nghiệp tái chế và thúc đấy nghiên cứu phát triển sản xuất thiết bị điện – điện tử sạch hơn. Đến nay, mặc dù nhiều nước như Việt Nam chưa thực thi cơ chế EPR nhưng hầu hết các nhà sản xuất tên tuổi trên thế giới cũng đã chú ý thực hện việc này, chẳng hạn như Toshiba, Sony (Hình 3. 4 và Hình 3. 5).
Cũng qua hình 3. 6 cho thấy Nhật Bản là nước nhập khẩu nhiều nhất chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng trong khu vực. Điều này phản ánh trách nhiệm của các nhà sản xuất Nhật Bản với sự thu gom tái chế rác thải điện tử.
/
Hình 3. 4. Biểu đồ sản phẩm được hãng sản xuất Toshiba thu gom tái chế qua các năm [8]
/
Hình 3. 5. Tỷ lệ tái chế Tivi tại Nhật Bản của hãng Sony qua các năm [9]
/
Hình 3. 6. Số liệu xuất khẩu chất thải thiết bị điện, điện tử của một số nước 2004-2006 [7]
Kết luận
Qua nội dung trình bày ở trên cho thấy thực trạng phát thải chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng ở Việt Nam trong những năm qua và tương lai hết sức nghiêm trọng. Chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng nếu bị thải bỏ bừa bãi sẽ gây những ảnh hưởng xấu tới môi trường đất, nước, sức khỏe cộng đồng và các hệ sinh thái. Tuy nhiên khi chúng ta thay đổi tư duy, nhận thức rằng bất kỳ chất thải đều là tài nguyên có giá trị chưa được khai thác, chưa đặt đúng chỗ thì thực tế chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng lại trở thành một nguồn tài nguyên quý giá.
Thực trạng quản lý chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng ở Việt Nam còn nhiều bất cập, từ thiếu chính sách, văn bản luật đến mô hình quản lý, và chúng ta cũng thiếu vốn và công nghệ cho nghiên cứu phát triên công nghệ tái chế.
Trong tương lai những giải pháp quản lý tiến bộ chúng ta đẩy mạnh áp dụng để quản lý chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng như thực thi cơ chế EPR, 3R, tiêu dùng bền vững và thúc đẩy công nghiệp tái chế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. UNEP. E-waste Vol I: Inventory assessment manual. 2007.
2. URENCO. The development of e-waste inventory in Vietnam (Final Report). Hanoi. July 2007.
3. Wardhana Hasanuddin Suraadiningrat. The technical guidelines for ESM of E-waste under BCRC – SEA. Side Event, 2nd Session of International Conference on Chemical Management. 10/05/2009.Geneva, Switzerland.
4. Tổng cục Thống kê. Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. 2008.
5. Hà Vĩnh Hưng, Huỳnh Trung Hải, Jae – Chun Lee. Chất thải điện tử và công nghệ tái chế. Tạp chí môi trường , số 4, 2009.
6. Sunil Herat (Griffith University, Australia). Management of Hazardous wastes and E-wastes in developing contries. Regional workshop of the Greatr Mekong Sub-region to share the lessions learnt from the Vietnam experience on National Strategy of Integrated Solid waste management/ 3R. 28 – 29 July 2010. Hanoi, Vietnam.
7. Sunichi Honda(Ministry of the Environment, Japan). Japan’s Activities on Environmentally Sound Management of E-waste with the Asian Countries. Regional Workshop on WEEE / E-Waste Management in Osaka, Japan, on 6-9 July 2010.
8.
9.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản lý chất thải nguy hại_Quản lý chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng ở Việt Nam.docx