MỞ ĐẦU
Từ trước tới nay giáo dục và đào tạo luôn là một trong những mục tiêu trọng điểm của Đảng và Nhà nước ta. Không thể phủ nhận rằng với công sức đã bỏ ra, những thành quả đạt được rất đáng được trân trọng, nhưng thực chất trong nền giáo dục của Việt Nam vẫn còn rất nhiều điểm yếu cần được khắc phục. Nhìn sang các nước bạn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc, họ đều có những nền giáo dục được chuẩn hóa cao, bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới. Người viết tự đặt ra cho mình câu hỏi "Tại sao Việt Nam lại không thể làm được như họ?" Và với tiểu luận này, tôi muốn đào sâu tìm hiểu và trả lời câu hỏi ấy.
Tuy trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này người viết chỉ có thể trình bày những đặc điểm nổi bật nhất của mỗi trong số các nền giáo dục trên thế giới và so sánh với nền giáo dục Việt Nam, nhưng cũng hy vọng có thể đem đến cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về giáo dục, cũng như rút ra những bài học quý giá cho chính chúng ta. Với sự cố gắng của mỗi cá nhân, tôi tin rằng nền giáo dục Việt Nam sẽ phát triển không thua kém gì các nước bạn trên thế giới.
14 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4466 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý hành chính nhà nước và giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Từ trước tới nay giáo dục và đào tạo luôn là một trong những mục tiêu trọng điểm của Đảng và Nhà nước ta. Không thể phủ nhận rằng với công sức đã bỏ ra, những thành quả đạt được rất đáng được trân trọng, nhưng thực chất trong nền giáo dục của Việt Nam vẫn còn rất nhiều điểm yếu cần được khắc phục. Nhìn sang các nước bạn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc, họ đều có những nền giáo dục được chuẩn hóa cao, bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới. Người viết tự đặt ra cho mình câu hỏi "Tại sao Việt Nam lại không thể làm được như họ?" Và với tiểu luận này, tôi muốn đào sâu tìm hiểu và trả lời câu hỏi ấy.
Tuy trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này người viết chỉ có thể trình bày những đặc điểm nổi bật nhất của mỗi trong số các nền giáo dục trên thế giới và so sánh với nền giáo dục Việt Nam, nhưng cũng hy vọng có thể đem đến cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về giáo dục, cũng như rút ra những bài học quý giá cho chính chúng ta. Với sự cố gắng của mỗi cá nhân, tôi tin rằng nền giáo dục Việt Nam sẽ phát triển không thua kém gì các nước bạn trên thế giới.
I. Hoa Kỳ và hệ thống quản lý chất lượng đại học
1.1. Thực trạng giáo dục Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một cường cuốc kinh tế trên thế giới, tuy nhiên nước này cũng nổi tiếng với một nền giáo dục hết sức quy củ và hệ thống. Nhiều người cho rằng nền giáo dục ở đây là tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay chính người Mỹ lại đang tỏ ra nghi ngờ rằng liệu nền giáo dục đại học của họ có tốt đến vậy hay không, có đáp ứng được các yêu cầu mà xã hội Mỹ cũng như thế giới đặt ra hay không?
Có một thực trạng đặt ra, đó là chi phí giáo dục ở Mỹ vẫn còn quá cao, nhất là chi phí cho bậc đại học. Trung bình một sinh viên phải tốn khoảng 20.000 đến 30.000 USD học phí để có được một bằng cử nhân, cá biệt có thể lên tới 35.000 USD. Hơn thế nữa, xu hướng tăng học phí đang dần xuất hiện thêm. Thế nhưng vấn đề là sinh viên tốt nghiệp đại học lại chỉ đáp ứng được rất thấp các yêu cầu của thị trường lao động Mỹ. Vậy chính phủ và các trường đại học của Mỹ đã phải thực hiện những biện pháp gì để khắc phục tình trạng này?
1.2. Giải pháp của Hoa Kỳ
Cách duy nhất để thoát khỏi sự chênh lệch giữa đào tạo đại học và nhu cầu đa dạng của xã hội, đó là các trường đại học phải quan tâm tới chất lượng giáo dục hơn nữa. Họ thậm chí đã vạch ra một hệ thống lý luận về quản lý chất lượng cho các trường đại học, quy định rất đầy đủ về các mặt.
Khái niệm về chất lượng được chỉ rõ rằng: "Chất lượng là một quá trình tổng hợp mà thông qua đó một trường đại học với tư cách là một đơn vị khoa học đảm bảo rằng chất lượng giáo dục của họ được duy trì phù hợp với chuẩn mà họ đặt ra. Với các quy định về đảm bảo chất lượng, trường đaịhọc thỏa mãn nhu cầu của chính họ, của sinh viên và của cá nhân hay tổ chức bên ngoài nhà trường." (Định nghĩa này được lấy từ trường đại học Baptist Hong Kong, 1994).
Hệ thống quản lý chất lượng cần đảm bảo rằng chất lượng liên quan đến một loạt các phương pháp và quy trình như đo lường, giám sát, bảo đảm, duy trì, nâng cao chất lượng các trường đại học, và chuẩn chương trình do chính các trường đại học, các tổ chức nghề nghiệp, chính phủ và các cơ quan thiết lập chuẩn tiến hành.
Cũng cần đảm bảo quản lý chất lượng là một hoạt động mang tính chuyên nghiệp, vì hoạt động này do một nhóm người có chuyên môn thực hiện. Họ cần có đạo đức cũng như kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu, được giáo dục và đào tạo ở một trình độ cao, thực hiện việc đảm bảo chất lượng hoàn toàn vì quyền lợi của người khác.
Các tiêu chí để thực hiện thành công quá trình quản lý chất lượng cũng được trình bày rất cụ thể. Quản lý chất lượng phải là một quá trình mở để kiểm tra các bằng chứng về chất lượng và công bố công khai các kết quả kiểm tra. Nó cần được thực hiện đều đặn, liên tục và thường xuyên cập nhật các kết quả. Cần có sự so sánh chất lượng giữa các trường đại học với nhau để thông báo cho người tuyển dụng và các nhà đầu tư những thông tin cần thiết cho sự lựa chọn của mình. Phải sử dụng nhiều phương pháp đánh giá chất lượng khác nhau đối với các hoạt động của nhà trường thực hiện trong bối cảnh mà các hoạt động này đang diễn ra để bảo đảm tính chính xác và khách quan. Nhà trường, các tổ chức kiểm định chất lượng, các nhà chính sách của Bang và Liên bang phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình quản lý chất lượng. Cuối cùng, cần xây dựng văn hóa đảm bảo chất lượng, trong đó mỗi cá nhân đều xem chất lượng là trách nhiệm của mình và cam kết liên tục duy trì, nâng cao nó.
Cơ chế cụ thể của hệ thống quản lý chất lượng ở Mỹ có thể trình bày như sau:
- Quá trình đảm bảo chất lượng bắt đầu từ quá trình tự đánh giá của nhà trường. Trong quá trình này, nhà trường đưa ra kế hoạch tự đánh giá và thực hiện nhiều hoạt động đánh giá phức tạp để xem xét liệu nhà trường có đạt được chuẩn chất lượng đã đề ra hay không. Để thực hiện được quá trình này, nhà trường phải thu thập thông tin thông qua khảo sát, phỏng vấn những đối tượng khác nhau; phải quan sát, đánh giá hoạt động của lớp học, của giảng viên và các hoạt động khác nữa của nhà trường; cho sinh viên làm các bài kiểm tra; đánh giá chương trình, nguồn lực, các hoạt động quản lý khác ... Để thực hiện công việc cần có một số nhóm đánh giá và tất cả các thành viên của nhà trường đều tham gia vào công tác này. Sau khi nhận được báo cáo từ nhóm đánh giá, ban lãnh đạo nhà trường sẽ quyết định có nên gửi hồ sơ ứng cử được kiểm định chất lượng hay không.
- Tới đây có một bước đệm trước khi quá trình đánh giá ngoài xảy ra, đó là đánh giá của đồng nghiệp. Đây là một giai đoạn quan trọng khi các chuyên gia tư vấn giúp nhà trường nâng cao chất lượng, đánh giá và công nhận rằng nhà trường đã có chất lượng đạt chuẩn. (theo WASC 2001, tr.22)
- Giai đoạn cuối cùng, đánh giá ngoài, là khi các nhóm chuyên gia từ một tổ chức kiểm định chất lượng làm việc dựa trên quá trình tự đánh giá của các nhà trường. Trong nhóm này, ngoài các chuyên gia kiểm định chất lượng còn có các thành viên cộng đồng không phải là chuyên gia nhưng quan tâm tới giáo dục đại học. Tổ chức quản lý chất lượng sẽ khẳng định chất lượng của nhà trường hay của chương trình dựa trên đánh giá của nhóm đánh giá này.
Sau khi nhận được kết quả đánh giá, nhà trường sẽ tiếp tục xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng của mình cho đến chu kỳ kiểm định chất lượng lần sau. Quá trình kiểm định và quản lý chất lượng vì thế trở thành một quá trình liên tục không ngừng để nâng cao chất lượng.
1.3. Quản lý chất lượng ở Việt Nam
Từ những gì Hoa Kỳ đã làm được cho nền giáo dục đại học của họ, Việt Nam cũng nên nhìn lại mình và so sánh.
Điều dễ nhận thấy nhất có lẽ là Việt Nam chưa có một hệ thống lý luận chặt chẽ nào cho việc kiểm định chất lượng. Chúng ta đưa ra những quy định hết sức mơ hồ và dựa trên số lượng nhiều hơn là chất lượng. Do cán bộ kiểm định không đi sâu đi sát nên các mục đích cụ thể và thiết thực cần được đề ra cho chất lượng của các trường đại học hầu như không có. Các khâu đánh giá cả trong lẫn ngoài đều còn yếu, chưa được tổ chức hệ thống. Chính những điều này càng tạo điều kiện cho tiêu cực trong khâu kiểm tra đánh giá xảy ra. Những nỗi nhức nhối như bệnh thành tích, hiện tượng mua bán điểm, đút lót, gian lận thi cử ... chính là những gì chúng ta có thể khắc phục được nếu có được một hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn.
II. Trung Quốc và hệ thống quản lý chương trình giáo dục
2.1. Thực trạng giáo dục Trung Quốc
Theo nhận định của Bộ Giáo dục Trung Quốc, gánh nặng bài vở của học sinh tiểu học và trung học cơ sở của một số địa phương tại nước này đang trở nên quá lớn. Điều này hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển tính năng động của trẻ em về phương diện đạo đức, trí tuệ và thể chất, gây cản trở việc thực hiện những giáo dục bắt buộc và không thể nâng cao tố chất của công dân. Đây là một vấn đề nhức nhối cần được giải quyết ngay vì nó mang tầm ảnh hưởng lâu dài.
2.2. Giải pháp của Trung Quốc
Ngay khi nhận ra thực tế nguy hiểm trên, Trung Quốc đã cho ban hành ngay một số chủ trương và biện pháp cụ thể nhằm giảm bớt gánh nặng cho các em học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục bắt buộc.
Trước hết, các trường cần nghiêm túc thực hiện kế hoạch dạy học do Bộ Giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục địa phương ban hành. Nhất thiết phải tổ chức các hoạt động giáo dục, dạy học theo quy định, không được tự ý tăng giảm chương trình và số giờ dạy học, không được tổ chức dạy học cấp tốc và kết thúc bài mới trước giờ quy định. Việt dạy và học các môn học phải bám sát chương trình, không được tự tăng thêm nội dung dạy học, nâng cao yêu cầu dạy học. Nếu trong trường hợp cần điều chỉnh chương trình, số tiết học và yêu cầu dạy học thì phải có sự cho phép của cơ quan quản lý giáo dục của tỉnh.
Sách giáo khoa cho học sinh sử dụng phải được thẩm định bởi Bộ Giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục có liên quan. Nếu chưa qua thẩm định thì nhất thiết không được sử dụng trong dạy và học. Ở cấp trung học, việc lựa chọn sách do cơ quan quản lý giáo dục cấp tỉnh chỉ đạo, và do Phòng giáo dục huyện phụ trách. Ở cấp trung học cơ sở thì việc này do cơ quan quản lý giáo dục tỉnh hoặc vùng phụ trách, đồng thời tích cực tạo điều kiện để trao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho nhà trường. Đối với các lớp ở trung học, không cho phép nhà trường tổ chức cho học sinh mua vở bài tập hoặc sách hướng dẫn giải bài tập hay các loại tài liệu ôn tập khác. Trong quá trình dạy học, nếu bắt buộc phải bổ sung bài tập hoặc tài liệu tham khảo, đơn vị biên soạn có thể biên soạn đưa vào loại sách tham khảo dùng cho giáo viên, và phải ghi chú rõ ngoài bìa sách là "Dùng cho giáo viên".
Trách nhiệm của giáo viên là phải căn cứ vào yêu cầu dạy học và thực tế học tập của học sinh để chuẩn bị bài cẩn thận, chuyên tâm dạy học, lựa chọn và giao bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh. Số lượng bài tập và độ khó của bài tập phải hợp lý. Ở đây có những tiêu chuẩn hết sức cụ thể như: lớp 1 nói chung không giao bài tập về nhà; lớp 2 và 3 có bài tập ngoài giờ lên lớp hàng ngày không quá 30 phút; lớp 4 có bài tập về nhà không quá 45 phút; lớp 5 và 6 có bài tập về nhà không quá một giờ. Những quy định trên đều được đưa ra dựa trên cơ sở đo đạc thời gian mà học sinh ở trình độ trung bình có thể hoàn thành bài tập. Bài tập giao ra không được trùng lặp, máy học hoặc chủ yếu là sao chép, dập khuôn. Hiệu trưởng và chủ nhiệm lớp là những người chịu trách nhiệm khống chế, điều tiết tổng số bài tập ngoài giờ lên lớp của học sinh hàng ngày.
Các hoạt động ngoại khóa như âm nhạc, mỹ thuật, thể dục phải theo quy định của chương trình, kế hoạch dạy học. Tích cực tạo điều kiện, triển khai các hoạt động khoa ọc kỹ thuật, văn hóa, thể thao ngoài giờ lên lớp với nội dung phong phú, hình thức đa dạng để học sinh mỗi ngày có ít nhất 1 giờ tham gia các hoạt động thể thao. Cần tổ chức quản lý các hoạt động mang tính thu đua, thi đấu và số lần tổ chức thi đấu.
Việc tổ chức và phát triển các mô hình giáo dục hướng nghiệp, giáo dục dự bị nghề nghiệp và giáo dục kỹ thuật lao động cho học sinh phải căn cứ vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành tị, nông thôn và tình hình phát triển thực tế của học sinh ở những giai đoạn thích hợp.
Đảm bảo các kỳ nghỉ cho học sinh và giáo viên: có các kỳ nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ Đông, nghỉ Hè... Giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn học sinh tự sắp xếp, sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp. Nhà trương và giáo viên không được chiếm dụng ngày nghỉ của học sinh để dạy thêm ngoài giờ.
Tiến hành cải cách kiểm tra, thi cử, khống chế chặt chẽ số môn và số lần thi, lấy kiểm tra hàng ngày để đánh giá thành tích học tập của học sinh là chính. Thi cử phải bám sát chương trình học môn học, chú trọng kiểm tra tri thức cơ sở và năng lực cơ bản. Nhà trường được giao quyền kiểm tra đánh giá. Giảm thiểu hầu hết các kỳ thi thống nhất, ngoài kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp trung học cơ sở.
Từ bỏ quan niệm phân chia trường/lớp trọng điểm trong giai đoạn giáo dục bắt buộc, cũng như quán triệt tinh thần giáo dục toàn diện, coi học sinh chậm tiến là đối tượng cần giúp đỡ. Do đó, mặc dù ở Trung Quốc có tới 80% học sinh sau khi học xong trung học phổ thông tuy không vào được đại học nhưng đều là những người đạt yêu cầu về trình độ học vấn phổ thông. Họ không mang tâm lý thất bại và có đủ điều kiện để tiếp tục học lên các bậc học cao hơn khi có điều kiện.
2.3. Hệ thống quản lý chương trình giáo dục ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn những tồn tại hết sức bức xúc liên quan đến hệ thống quản lý chương trình giáo dục. Bệnh thành tích vẫn còn là một vấn nạn chưa được khắc phục triệt để, dẫn tới nạn dạy thêm học thêm lan tràn trên khắp các tỉnh của cả nước. Chúng ta vẫn còn các "trường chuyên, lớp chọn" với các chương trình học chuyên biệt. Vô hình chung các mô hình này gây tâm lý hoang mang cho cả phụ huynh và học sinh về chất lượng chung của cả nền giáo dục.
Chương trình học và sách giáo khoa những năm gần đây bị thay đổi liên tục, có nhiều sự thiếu thống nhất trên cả nước. Đây là một mặt yếu kém về quản lý chương trình và gây khó khăn cho khâu kiểm định đánh giá.
Nhiều kỳ thi thống nhất không thực sự cần thiết vẫn chưa bị bãi bỏ. Quá trình kiểm tra đánh giá không chú trọng vào thành tích hàng ngày. Tuy nhiên gần đây các kỳ thi đã bám sát với chương trình học để tạo cơ hội công bằng hơn cho học sinh.
III. Nhật Bản và việc quản lý hệ thống giáo dục
3.1. Thực trạng giáo dục Nhật Bản
Nhật Bản trong quá khứ và tới những năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai có một nền giáo dục chưa đầy đủ. Các cơ sở trường lớp còn thiếu thốn, không có đủ cho những đối tượng muốn học tập. Ngoài ra, các khóa học và chương trình học cũng không đủ cho những người học với các mục đích khác nhau. Đây là một khó khăn lớn cần giải quyết nhanh chóng để xây dựng một nền giáo dục toàn dân, toàn diện. Nhật Bản đã làm được điều này chỉ trong mấy chục năm gần đây.
3.2. Giải pháp của Nhật Bản
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chú trọng phát triển các trường tư thục ở tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục. Đây là một cách giải quyết khôn ngoan nhằm xã hội hóa giáo dục, làm tăng thêm cơ sở trường lớp để đào tạo được nhiều học sinh hơn. Trong khoảng một thập kỷ gần đây, Nhật Bản còn giới thiệu chương trình giáo dục từ xa, nhất là ở bậc đại học. Chính việc lấy người học làm trung tâm, đáp ứng mọi yêu cầu và giải quyết mọi khó khăn cho người học này đã giúp cho nền giáo dục Nhật Bản đi sâu vào đời sống của người học, kể cả những du học sinh nước ngoài.
Nhìn chung, sơ đồ hệ thống giáo dục của Nhật Bản bây giờ là theo mô hình "sáu ba ba bốn", tóm tắt trong bảng sau:
Bắt đầu từ bậc học mầm non, bậc này cũng nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 đến 3 năm.
Sau đó là 9 năm giáo dục bắt buộc, gồm 6 năm tiểu học và 3 năm trung học. Ba năm trung học phổ thông tiếp theo là không bắt buộc.
Sau trung học phổ thông, học sinh có thể thi vào các trường cao đẳng (2 năm) hoặc đại học (4 đến 6 năm). Tốt nghiệp đại học xong có thể học tiếp bằng thạc sĩ (2 năm) hoặc thạc sĩ (5 năm).
Các trường trung học chuyên nghiệp và trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ cũng là một lựa chọn khác sau trung học phổ thông. Các trường thuộc loại này cũng nhận được sự chăm sóc đặc biệt từ Bộ Giáo dục không kém gì các trường cao đẳng và đại học. Có thể thấy từ bảng số liệu các trường thuộc các cấp khác nhau ở Nhật Bản như sau:
Quốc lập
Công lập
Dân lập
Tổng số
Trung học chuyên nghiệp
55
5
3
63
Trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ
96
206
2.665
2.967
Cao đẳng
19
49
466
531
Đại học
97
75
512
68
Sau đại học
97
60
349
506
3.2. Hệ thống giáo dục ở Việt Nam
Biểu đồ sau đây có thể chỉ ra rõ ràng sự khác nhau giữa hệ thống giáo dục của Việt Nam và Nhật Bản.
Từ đây có thể dễ dàng nhận ra rằng hệ thống giáo dục của Nhật Bản trải dài trên một quãng tuổi lớn hơn, nhưng lại phân chia thành ít cập bậc hơn ở Việt Nam. Điều này khiến cho việc quản lý hệ thống giáo dục sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Thêm vào đó, hệ thống các trường tư thục ở Việt Nam gần đây mới được chú trọng, hiện vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất cập cùng với cơ chế mất cân đối, ngăn cản sự phát triển của các trường. Các mô hình đào tạo từ xa ở nước ta cũng mới manh nha và chưa có hiệu quả đáng kể.
Điều quan trọng hơn, Việt Nam chưa chú trọng vào xây dựng các mô hình trường trung học chuyên nghiệp và trung cấp nghiệp vụ. Trong khi ở Nhật Bản, số lượng các trường trung cấp này gần xấp xỉ bằng số các trường đại học và cao đẳng. Thiết nghĩ đây cũng là một giải pháp cần được thực hiện để tạo nhiều cơ hội hơn cho nhiều đối tượng đào tạo.
IV. Hàn Quốc và việc quản lý mô hình trường đại học / viện nghiên cứu
4.1. Thực trạng giáo dục Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới, có một khoảng cách rất lớn giữa các trường Đại học, các viện nghiên cứu với thực tiễn kinh doanh. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần có một bộ phận nối kết giữa các doanh nghiệp và giới hàn lâm, để tận dụng một các có hiệu quả nhất những thành quả đào tạo.
4.2. Giải pháp của Hàn Quốc
Tháng 6 năm 1964, Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee đã đề nghị sự giúp đỡ của Mỹ để xây dựng một Viên công nghệ theo mô hình Viện Bartell của Mỹ, lấy tên là Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST).
Hệ thống vận hành và quản lý của viện KIST cụ thể như sau:
- Viện này độc lập với tư cách như 1 pháp nhân, có cơ sở luật chuyên biệt.
- Chính phủ và các doanh nghiệp hỗ trợ tài chính được trả lại bằng sản phẩm nghiên cứu của Viện, tức Viện không phụ thuộc vào sự tài trợ của bất cứ tổ chức nào khác.
- Viện có một quỹ riêng để vận hành, với hệ thống kế toán tự chủ.
- Các nghiên cứu viên được thuê làm việc trong viện theo hơp đồng.
Đây là một mô hình chuẩn mà trong đó một viện nghiên cứu được vận hành như một doanh nghiệp khép kín. Nhờ đó, KIST đã đạt được những thành công to lớn và tác động tích cực đối với nền kinh tế của Hàn Quốc.
4.3. Quản lý mô hình trường đại học ở Việt Nam
Các trường đại học ở Việt Nam vẫn chú trọng dạy hơn là nghiên cứu. Vì thế các trường đại học và thậm chí các viện nghiên cứu độc lập cũng ít tạo được những thành công thực tiễn bởi thiếu sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn.
Hơn thế nữa, nếu các trường và các viện muốn nghiên cứu cũng không có đủ cơ sở vật chất để thực hiện, bởi toàn bộ ngân sách cho công trình đều phải phụ thuộc vào nhà nước hoặc các tổ chức bảo hộ. Như vậy, rất cần nhân thêm mô hình đại học và viện nghiên cứu độc lập về tài chính, để chủ động trong các hoạt động nghiên cứu của mình.
KẾT LUẬN
Từ những cái nhìn cụ thể hơn đối với cơ chế quản lý giáo dục của một số nước trên thế giới, chúng ta có thể rút ra những bài học quý báu cho cơ chế quản lý của Việt Nam. Có những thành tựu chúng ta có thể cảm thấy tự hào, nhưng cũng còn nhiều tồn tại chúng ta phải giải quyết ngay để hoàn thiện và phát triển sự nghiệp giáo dục, vốn luôn được coi là một quốc sách hàng đầu của nước ta.
Hy vọng với những kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong tiểu luận này, người viết có thể đóng góp phần nào vào công tác hoàn thiện hệ thống quản lý giáo dục của nhà nước một cách tích cực.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản lý hành chính nhà nước và giáo dục.doc