Chuyên nghiệp hóa bộ máy tổ chức, cán bộ thực hiện chức năng đại
diện chủ sở hữu nhà nước, đảm bảo thực hiện tốt vai trò của chủ sở hữu trong việc
nắm tình hình kiểm soát và quản lý hoạt động DNNN; kiểm soát chặt chẽ hơn, dễ xác
định và xử lý trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp và cơ quan thực hiện chức
năng đại diện chủ sở hữu nhà nước. Ngoài ra, cán bộ thực hiện chức năng đại diện chủ
sở hữu nhà nước đối với các DNNN là tổ chức và cán bộ chuyên môn sâu về hoạt
động kinh doanh, làm nhiệm vụ kinh doanh, không phải là tổ chức và cán bộ thuộc hệ
thống công quyền, do đó, không trực thuộc cơ quan hành chính công quyền
214 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý hiệu quả vốn tại các Doanh nghiệp nhà nước – Từ thực tiễn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả hoạt động của DNNN. Từ đó, tạo tiền đề cho
việc quản lý, xử lý công việc thuộc chức năng chủ sở hữu nhà nước một cách chuyên
nghiệp phù hợp với mục tiêu, phương thức quản lý doanh nghiệp;, phù hợp hơn với
nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiện đại. Đồng thời, cũng do chỉ có một cơ quan
thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hiệu
quả hoạt động của DNNN nên việc giải quyết các yêu cầu, vướng mắc của doanh
nghiệp có thể nhanh chóng, thống nhất hơn so với hiện nay.
Bảo đảm cho DNNN quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh
doanh, quản lý doanh nghiệp như những doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
khác tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng
vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đồng thời, thực hiện Phương án này sẽ tạo điều kiện
đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc khu vực DNNN; tổ chức, kiện toàn lại hoạt động của
các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.
Việc xác định và xử lý trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, của cơ
quan thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước cũng thuận lợi và dễ dàng hơn so với hiện
nay.
175
Việc hình thành một cơ quan chuyên trách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu khu vực DNNN, đặc biệt trong tái cơ cấu các tập đoàn
kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước quan trọng.
Những khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện mô hình này:
Ở nước ta, nhiều Ủy ban quốc gia hình thành với thành phần liên bộ, liên ngành
nên không có cơ quan chịu trách nhiệm cụ thể. Các cán bộ các Ủy ban này cũng làm
việc kiểu kiêm nhiệm, thiếu chuyên môn nên hoạt động kém hiệu quả. Do đó, khi
thành lập Ủy ban Quản lý giám sát DNNN có nhiều khả năng phải đối mặt với việc
thiếu hụt nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt và phải sử
dụng cán bộ kiêm nhiệm. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của
Ủy ban Quản lý giám sát DNNN. Tuy nhiên, có thể khắc phục những hạn chế này và
tránh việc gia tăng biên chế bằng cách có thể chuyển một số cán bộ có đủ năng lực,
trình độ chuyên môn đang thực hiện nhiệm vụ này tại các cơ quan quản lý nhà nước
sang cơ quan thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước.
Các DNNN đang sử dụng nguồn lực to lớn của quốc gia và lại tập trung quyền
lực của chủ sở hữu nhà nước nên đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên
của Chính phủ, Quốc hội,. Tuy nhiên, nếu tích cực tuyển chọn, tích cực đào tạo,
hoàn chỉnh cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện việc giám sát của Quốc hội, Chính
phủ, các tổ chức khác có liên quan đạt hiệu quả và đổi mới cơ chế quản lý tiền lương,
tiền thưởng để doanh nghiệp thực sự chủ động trong trả lương, trả thưởng gắn với
năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà
nước, doanh nghiệp, người lao động; thu hút lao động có trình độ cao vào làm việc;
thì sẽ có thể khắc phục được những khó khăn này
Có nhiều khả năng gặp sự phản đối, cản trở của một số bộ phận, một số cán bộ
thuộc các cơ quan hành chính nhà nước đang được giao thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ
sở hữu do bị giảm quyền và lợi ích.
Cùng với quá trình chuyển giao, sắp xếp lại quyền đại diện chủ sở DNNN, cần
tiến hành sửa đổi, bổ sung, xây dựng và ban hành các chính sách liên quan đến sắp
xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Do đó, bên cạnh việc xây
dựng và hoàn thiện phương án trên, theo tác giả cũng cần nghiên cứu sửa đổi và hoàn
176
thiện cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
để thực hiện hiệu quả hơn vai trò quản lý vốn nhà nước, khắc phục những hạn chế,
yếu kém trong hoạt động hiện nay, để đảm bảo tiếp nhận và phát triển được vốn nhà
nước tại các công ty TNHH MTV độc lập và phần vốn nhà nước tại các công ty cổ
phần, công ty TNHH 2 TV trở lên được chuyển đổi tư công ty nhà nước độc lập, Công
ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - con có quy mô không lớn; các doanh nghiệp có vốn
nhà nước không thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban quản lý vốn nhà nước.
Hiện nay, với chức năng quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, Tổng
công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) là đại diện chủ sở hữu vốn nhà
nước tại các doanh nghiệp, thực hiện đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của
nền kinh tế nhằm tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trên cơ sở tôn trọng
những nguyên tắc thị trường. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước
(SCIC) hiện quản lý danh mục đầu tư bao gồm hàng trăm doanh nghiệp hoạt động
trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, như: dịch vụ tài chính, công nghiệp,
công nghệ thông tin, viễn thông, xây dựng, vận tải, y tế, Quản lý vốn nhà nước tại
các doanh nghiệp thông qua mô hình hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh
doanh vốn nhà nước (SCIC) bước đầu đã thực hiện được chủ trương của Đảng và Nhà
nước về đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước sang phương thức đầu tư và kinh
doanh vốn, từng bước hạn chế sự can thiệp hành chính của cơ quan quản lý nhà nước
vào hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý vốn theo hình thức này cần
hoàn thiện thêm như sau:
Một là, áp dụng cơ chế kinh doanh, tách các chức năng quản lý, nhất là chức
năng quản lý quỹ thuộc ngân sách nhà nước ra khỏi Tổng Công ty Đầu tư và Kinh
doanh vốn nhà nước (SCIC). Việc tách bạch này một mặt sẽ hoàn thiện hơn về chức
năng của Tổng Công ty đúng như tên gọi của nó, mặt khác, quản lý quỹ về mặt
nguyên tắc nên chuyển giao cho ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước.
Hai là, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã trở thành
công cụ hữu hiệu của Nhà nước tiếp tục sắp xếp, cổ phần hóa, cơ cấu lại phần vốn nhà
nước và SCIC đã từng bước thoái vốn nhà nước đang đầu tư ở những lĩnh vực Nhà
nước không cần nắm giữ chi phối, tập trung nguồn vốn đầu tư vào những lĩnh vực,
177
ngành nghề quan trọng của nền kinh tế hết sức hiệu quả, tích tụ, tập trung vốn nhà
nước để đáp ứng nhiệm vụ đầu tư theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên,
khi SCIC thoái vốn tại các doanh nghiệp, cần phải xác định rõ đối với khoản lãi thu
được từ việc thoái vốn, phần nào chuyển về ngân sách nhà nước (chủ sở hữu), phần
nào để lại SCIC như là phần tăng vốn chủ sở hữu cho SCIC. Xác định rõ vấn đề này
sẽ góp phần quản lý vốn minh bạch, rõ ràng và cũng như làm rõ được quyền và trách
nhiệm về vốn của các chủ sở hữu.
Ba là, tăng quyền tự chủ cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước
(SCIC), tăng quyền cho người đại diện của SCIC và đồng thời phát huy vai trò của
người đại diện trên thực tế nhằm tăng cường sự chủ động quản lý doanh nghiệp nhưng
phải chịu trách nhiệm cá nhân về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bốn là, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đại diện cho
nhà nước thực hiện chức năng kinh doanh vốn, ký hợp đồng với doanh nghiệp để cho
vay với lãi suất thấp hơn lãi suất vay vốn ngân hàng. Doanh nghiệp có trách nhiệm trả
lãi và vốn gốc theo hợp đồng.
Năm là, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đại diện cho
nhà nước thực hiện chức năng cấp vốn đầu tư theo phương án, dự án đã được phê
duyệt. Đối với công ty cổ phần nhà nước, vốn đầu tư sẽ được cấp dưới dạng mua cổ
phiếu. Đối với Công ty TNHH thì phần đầu tư là phần góp vốn của SCIC.
Xuất phát từ theo thông lệ quốc tế cũng như học tập kinh nghiệm của các nước,
tác giả cho rằng tập trung hóa việc thực hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà
nước là cần thiết. Tuy nhiên, việc tập trung hóa mức độ như thế nào phải phụ thuộc
vào điều kiện kinh tế - xã hội - chính trị mỗi nước và việc quản lý nên theo mục tiêu
của chủ sở hữu nhà nước. Mỗi phương án đề xuất trên đều có những ưu, nhược điểm
nhất định khi triển khai thực hiện. Việc lựa chọn hình thức quản lý vốn nhà nước phù
hợp với nước ta hiện nay là việc rất khó, cần nghiên cứu đánh giá, tổng kết các
phương án, hình thức để đạt được sự lựa chọn tối ưu nhất. Cần thực hiện hình thức
quản lý vốn được lựa chọn với thời gian và lộ trình hợp lý, không nóng vội, duy ý chí
nhưng cũng cần đầu tư thời gian, công sức để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công việc
này. Đây là khâu đột phá quan trọng để đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của
178
DNNN nói chung và đặc biệt các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng trong tiến
trình hội nhập quốc tế.
3.2.4. Giải pháp liên quan đến cơ chế kiểm tra, giám sát
Kết quả khảo sát về cơ chế kiểm tra, giám sát từ tham khảo, tư vấn ý kiến
chuyên gia thông qua phiếu xin ý kiến như sau:
Câu Nội dung khảo sát
Kết quả khảo sát
Đồng ý
Không
đồng ý
Ý kiến
khác
4.1
Các quy định hiện hành vẫn chưa xác định
rõ trách nhiệm dân sự đối với các tổn thất
gây ra, chưa phân cấp cụ thể đối với Kiểm
soát viên. Cần bổ sung nội dung này vào quy
định hiện hành để nâng cao hiệu quả trong
quản lý vốn tại các Công ty TNHH MTV.
66% 1% 33%
4.2
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị
định 61/2013/NĐ-CP nhằm yêu cầu các
doanh nghiệp và tổ chức liên quan phải
thực hiện công khai thông tin liên quan đến
hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Việc công khai thông tin cần thiết phải
được Luật hóa nhằm tăng cường giám sát
của Quốc hội, Nhà nước và nhân dân.
64% 10% 26%
4.3
Hiện nay còn thiếu quy định về giám sát
trong hệ thống đại diện chủ sở hữu nhà
nước: Quốc hội đối với Chính phủ, Chính
phủ đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu,
cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với người
đại diện trực tiếp thực hiện quyền chủ sở
hữu tại doanh nghiệp. Cần bổ sung nội
dung này vào quy định hiện hành để nâng
66% 4% 30%
179
cao hiệu quả trong quản lý vốn tại các
Công ty TNHH MTV.
4.4
Hệ thống tiêu chí giám sát đã hoàn thiện,
đầy đủ?
66% 1% 33%
4.5
Thông tin, báo cáo định kỳ để nắm bắt tình
hình tài chính doanh nghiệp còn đơn giản,
các con số thống kê báo cáo định kỳ của
doanh nghiệp chưa đảm bảo tính minh
bạch, chính xác?
30% 13% 57%
4.6
Phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện
nay nặng về định tính, chưa thực sự coi
trọng về định lượng?
40% 11% 49%
4.7
Kết quả công tác giám sát hiện nay mới chỉ
dừng ở việc tổng hợp, đánh giá về tình
hình tài chính doanh nghiệp, chưa phân
tích sâu thực tế các tồn tại, cùng những
nguy cơ rủi ro từ hoạt động của doanh
nghiệp?
63% 4% 33%
4.8
Việc giám sát các vấn đề liên quan đến
hoạt động tài chính của doanh nghiệp chưa
thường xuyên, các công việc xử lý mang
tính đột xuất và sự vụ nhiều?
47% 6% 47%
4.9
Giám sát từ bên ngoài khó thực hiện đối
với doanh nghiệp nhà nước do cơ chế
thông tin thiếu minh bạch?
42% 14% 44%
4.10
Ý thức chấp hành pháp luật, sự chỉ đạo,
điều hành của doanh nghiệp ảnh hưởng
đến hiệu quả trong quản lý vốn tại các
Công ty TNHH MTV.
65% 2% 33%
180
Quản lý và giám sát việc sử dụng vốn nhà nước tại các DNNN là một việc làm
cần thiết nhằm đánh giá đúng thực trạng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó,
có cơ chế chính sách giúp cơ quan quản lý nhà nước kịp thời phát hiện các yếu kém
trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có cảnh báo và đề ra biện
pháp chấn chỉnh kịp thời. Mục đích của việc thực hiện giám sát nhà nước đối với hoạt
động của doanh nghiệp nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm trong vấn đề sử dụng
và bảo toàn vốn, nhất là tình trạng đầu tư không hiệu quả hay tham nhũng. Trong
nhiều năm qua, đặc biệt từ khi chuyển mạnh sang áp dụng thể chế kinh tế thị trường,
hệ thống cơ chế, chính sách quản lý, giám sát vốn nhà nước tại DNNN đã được Chính
phủ, Bộ Tài chính ban hành đồng bộ, liên tục sửa đổi hoàn chỉnh cho phù hợp với tình
hình thực tiễn. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN tuy có các ý kiến trái
chiều, nhưng phần lớn cho rằng chưa sát với thực tế ở DNNN. Nguyên nhân là do việc
giám sát DNNN chưa sát thực tế nên đánh giá chưa đúng thực trạng còn kém hiệu quả
ở nhiều DNNN, việc giám sát chưa đạt được mục đích đề ra.
Mặc dù nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để tạo hành
khuôn khổ pháp lý, cơ chế kiểm tra, giám sát DNNN nhưng vẫn còn một số hạn chế
như: Còn những khoảng trống pháp lý hay thiếu hụt về khung pháp lý hiệu quả để
kiểm tra, giám sát DNNN; Một số chỉ tiêu kiểm tra, giám sát DNNN còn phiến diện,
chưa chú trọng nhiều đến quản trị doanh nghiệp trong thể chế quản trị kinh tế thị
trường; việc sử dụng bộ máy hành chính nhà nước để kiểm tra, giám sát DNNN chưa
đem lại hiệu quả tối ưu và chưa được phát huy trong thể chế kinh tế thị trường; chưa
hình thành một cách đồng bộ và đầy đủ cơ chế kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả
hoạt động của các cơ quan thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước; chưa có
quy định về trách nhiệm báo cáo, giải trình của các cơ quan được giao thực hiện
quyền chủ sở hữu trước các cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội đồng nhân dân cũng
như mối quan hệ với Kiểm toán nhà nước khiến hiệu lực, hiệu quả thực thi quyền chủ
sở hữu nhà nước còn thấp... Do đó, hiện nay, để cần tăng cường vai trò giám sát của
nhà nước đảm bảo công khai, minh bạch thông tin và quản lý vốn DNNN đạt hiệu
quả; cơ chế kiểm tra, giám sát vốn nhà nước nên được hoàn thiện theo các yêu cầu
sau:
181
Về chủ thể giám sát
Ở nước ta, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện quyền
giám sát tối cao. Điều 1, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, quy định:
“Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sở
hoạt động giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban
của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội”. Do đó, Quốc hội cần
nâng cao vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giám sát thực hiện quyền chủ sở
hữu nhà nước tại các doanh nghiệp.
Hiện nay, chức năng giám sát đối với các DNNN của các cơ quan thuộc Quốc
hội ở nước ta còn chưa cụ thể, căn cứ nhiều vào các báo cáo nên có không ít nội dung
chưa sát với thực tế. Để phát huy hơn nữa vai trò, hiệu quả giám sát của Quốc hội đối
với DNNN, cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
Xem xét để bổ sung vào Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Hoạt động giám sát
của Quốc hội một số nội dung: Giám sát tối cao thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước
đối DNNN; đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản
xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp; đánh giá kết quả Chính phủ tổ chức thực hiện
quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước tại
các doanh nghiệp để bảo đảm cơ sở pháp lý cho Quốc hội tăng cường kiểm tra,
giám sát thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước.
Xây dựng cơ chế đánh giá về việc thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà
nước đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện chủ sở hữu nhà nước. Quốc hội
xem xét thực tiễn và đánh giá kết quả Chính phủ tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ
chủ sở hữu về vốn đối với doanh nghiệp nhằm đánh giá một cách khách quan và chính
xác kết quả hoạt động của các DNNN, đặc biệt là việc sử dụng vốn nhà nước vào đầu
tư, kinh doanh.
Quốc hội nghiên cứu sớm ban hành bộ tiêu chí giám sát, quản lý vốn, tài sản
nhà nước tại các DNNN trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng phù hợp với
thông lệ quốc tế, vừa bảo đảm tính công khai, minh bạch, tập trung vào các yếu tố về
sản phẩm chủ lực, hiệu quả sử dụng vốn, lao động, tiền lương, tỷ lệ đóng góp vào
182
ngân sách nhà nước, Hằng năm, kết quả sản xuất, kinh doanh của các DNNN phải
được Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán và công bố kết quả. Đây là kênh thông
tin chính thống, giúp Quốc hội có căn cứ để giám sát hiệu quả. Do đó, cần tiếp tục
hoàn thiện thiết chế Kiểm toán Nhà nước nhằm phát huy vai trò cơ quan này trong
hoạt động giám sát tài chính quốc gia, trong đó có giám sát các doanh nghiệp nhà
nước, nhất là về tổ chức, hoạt động, nguồn nhân lực và cơ sở pháp lý của Kiểm toán
Nhà nước... để thực hiện chức năng giám sát các doanh nghiệp nhà nước. Quốc hội
cần nghiên cứu, sửa đổi Luật Kiểm toán nhà nước năm 2005, tập trung cụ thể hóa quy
định pháp luật để giao chức năng giám sát hoạt động của DNNN thành nhiệm vụ
thường xuyên của Kiểm toán nhà nước.
Về cơ chế giám sát
Xây dựng cơ chế giám sát, quản lý vốn sao cho từ quá trình xây dựng kế hoạch
đầu tư, cấp vốn, hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp
đều phải thông qua những quy trình rõ ràng, minh bạch và đúng trình tự. Chính sách
quản lý và giám sát vốn nhà nước phải cho phép DNNN linh hoạt trong thay đổi cơ
cấu vốn khi việc này là cần thiết để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Các thông tin về kết quả giám sát DNNN và các thông tin khác về DNNN cần
được lưu trữ và xử lý một cách có hệ thống, toàn diện và trong một thời gian dài. Do
đó, cần xây dựng, thiết lập hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đầy đủ, tin cậy, cập
nhật rõ ràng, minh bạch về các DNNN, đảm bảo đây là một trong những căn cứ quan
trọng, tin cậy được sử dụng trong quản lý, kiểm tra, giám sát DNNN và là cơ sở để
chủ sở hữu có thể dễ dàng theo dõi những biến động về vốn của doanh nghiệp nhằm
kịp thời điều chỉnh khi cần thiết. Việc thu thập thông tin để theo dõi thường xuyên
hoạt động của DNNN cần thống nhất vào một đầu mối là cơ quan hay bộ phận chuyên
trách thực hiện quyền chủ sở hữu. Cơ quan đầu mối này chịu trách nhiệm theo dõi
hoạt động DNNN về tất cả nội dung. Không giao cho nhiều bộ, ngành và cơ quan chịu
trách nhiệm theo dõi DNNN theo chức năng chuyên môn như hiện nay. Xác định một
cơ quan làm đầu mối để theo dõi hoạt động thực hiện quyền chủ sở hữu của cơ quan
đại diện chủ sở hữu và tổng hợp tình hình hoạt động của toàn bộ DNNN trong cả
183
nước. Đánh giá DNNN cần phải được giao cho một cơ quan độc lập thực hiện. Cơ
quan này phải độc lập với cơ quan đại diện quyền chủ sở hữu.
Xây dựng hệ thống tiêu chí và phương pháp giám sát, đánh giá của chủ sở hữu
đối với Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước. Hệ thống tiêu chí đánh giá phải
đảm bảo các nội dung đánh giá cần thiết, phù hợp với tính chất ngành nghề kinh
doanh của công ty, gồm các chỉ tiêu đầu ra - đầu vào của doanh nghiệp, chỉ tiêu hiệu
quả sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu bảo toàn và phát triển vốn... DNNN cần tuân thủ các
quy định về minh bạch thông tin theo chuẩn kinh tế thị trường tự do.
Giám sát DNNN sẽ không thể thực hiện được một cách có hiệu quả nếu vai trò
và mục tiêu của DNNN nói chung và của từng loại hình DNNN nói riêng không được
xác định cụ thể. Giám sát DNNN chỉ là một bộ phận trong việc quản trị DNNN, do đó
các bộ phận cấu thành khung quản trị DNNN có mối quan hệ mật thiết và cùng được
xây dựng dựa trên vai trò và mục tiêu từng loại DNNN hoặc từng DNNN. Cơ quan
chủ sở hữu phải xác định rõ vai trò, sứ mệnh và các mục tiêu phát triển đối với từng
doanh nghiệp trên cơ sở các chủ trương về phát triển DNNN. Mục tiêu này phải được
xác định một cách cụ thể với những tiêu chí rõ ràng để có thể đo lường được. Đồng
thời, các mục tiêu này phải được thể hiện dưới hình thức văn bản và phải được công
bố công khai.
Về đội ngũ giám sát
Cần xây dựng đội ngũ giám sát chuyên trách, bao gồm đại diện chủ sở hữu
doanh nghiệp, đại diện cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp và đại diện doanh
nghiệp. Giám sát của chủ sở hữu phải có trách nhiệm nắm bắt kịp thời các thông tin về
vốn của doanh nghiệp, đánh giá thông tin về vốn và đưa ra đánh giá, kiến nghị chủ sở
hữu và doanh nghiệp thực thi những biện pháp nhất định để đảm bảo an toàn và phát
triển vốn. Cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp có trách nhiệm giám sát việc đại
diện chủ sở hữu thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý vốn, giám sát việc
công khai minh bạch các thông tin về vốn để cơ quan quản lý tài chính có thể đưa ra
những đánh giá, khuyến nghị thích hợp cho chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu trong
vấn đề liên quan đến quản lý vốn. Doanh nghiệp cần có giám sát nội bộ và bộ phận tài
184
chính với chức năng giám sát thường xuyên để bảo đảm thông tin tài chính và vốn
doanh nghiệp luôn được cập nhật một cách chính xác nhất.
Về việc xây dựng và áp dụng biện pháp chế tài
Cần xây dựng các biện pháp chế tài phù hợp và đủ mạnh để giáo dục và xử lý
những hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, phải quy định rõ trách nhiệm của các đối tượng
được giám sát, đánh giá, trong có trách nhiệm công bố thông tin, báo cáo, công bố
thông tin...Mở rộng nội dung đánh giá về Công ty TNHH MTV, ngoài đánh giá về mặt
tài chính như hiện nay, cần xem xét bổ sung đánh giá thêm về hai mặt quan trọng khác
của Công ty TNHH MTV: Đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV
(việc mở rộng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, chấp hành quyết định của chủ sở hữu,
việc thực hiện các dự án đầu tư, triển khai các dự án được phê duyệt, đầu tư vào lĩnh
vực rủi ro, ...) và đánh giá về tổ chức và cán bộ của Công ty TNHH MTV (giao nhiệm
vụ và đánh giá năng lực, công tác bổ nhiệm....).
3.3. Kết luận
Với mong muốn góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế Thành phố
nói chung và nâng cao hiệu quả quản lý vốn của các Công ty TNHH MTV trực thuộc
UBND Thành phố nói riêng, tác giả đã đề xuất 4 nhóm giải pháp cụ thể liên quan đến
chủ thể quản lý vốn, nội dung quản lý vốn, hình thức quản lý vốn, và cơ chế kiểm tra,
giám sát nhà nước về vốn. Để đạt được hiệu quả, các nhóm giải pháp phải này cần
được thực hiện đồng bộ và đặt trong bối cảnh phát triển tổng thể về tất cả các mặt kinh
tế, văn hóa, xã hội và môi trường của Thành phố.
KẾT LUẬN
“Quản lý hiệu quả vốn tại các Doanh nghiệp nhà nước – từ thực tiễn Công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của Thành phố Hồ Chí Minh” là một đề tài
mang tính thực tiễn và khả năng ứng dụng cao. Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh
tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
càng trở nên gay gắt. DNNN ngoài việc nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế doanh
nghiệp trên thương trường còn phải đóng vai trò chủ đạo về an sinh xã hội và lợi ích
cộng đồng, chủ đạo về khoa học kỹ thuật và nghiên cứu, chủ đạo về chính trị và an
ninh quốc phòng.
Đề tài “Quản lý hiệu quả vốn tại các Doanh nghiệp nhà nước – từ thực tiễn
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của Thành phố Hồ Chí Minh” là
công trình đầu tiên dưới góc độ quản lý kinh tế đánh giá toàn diện hoạt động quản lý
vốn nhà nước tại các Công ty TNHH MTV trực thuộc TP.HCM, với một đối tượng cụ
thể trên một vùng kinh tế lớn nhất Việt Nam. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn và
quản lý vốn DNNN nói chung, và thực tiễn tại Công ty TNHH MTV trực thuộc
UBND TP.HCM nói riêng, Luận án đã tiến hành khảo sát và đánh giá bốn nhóm vấn
đề:
- Chủ thể quản lý vốn các Công ty TNHH MTV trực thuộc UBND TP.HCM
- Nội dung quản lý vốn các Công ty TNHH MTV trực thuộcUBND TP.HCM
- Hình thức quản lý vốn các Công ty TNHH MTV trực thuộc UBND TP.HCM
- Cơ chế kiểm tra, giám sát vốn nhà nước đối với các Công ty TNHH MTV
trực thuộc UBND TP.HCM
Sau khi khảo sát đánh giá, luận án tiến hành phân tích đánh giá nguyên nhân
dẫn đến hiệu quả hoặc hạn chế hiệu quả trong quản lý vốn tại các Công ty TNHH
MTV trực thuộc UBND TP.HCM. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân nói trên, luận án
đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao việc quản lý hiệu quả vốn tại các DNNN,
nhóm giải pháp bao gồm:
Giải pháp liên quan đến chủ thể quản lý vốn
Đối với chủ sở hữu
- Thực hiện cơ chế phân công, phân cấp quản lý DNNN theo hướng tách chức
năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước;
- Nghiên cứu hình thức cơ quan quản lý nhà nước ký hợp đồng cung cấp sản
phẩm với doanh nghiệp sau khi giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp để tạo cho người đại
diện trực tiếp chủ sở hữu tại doanh nghiệp có quyền chủ động cao trong việc thực thi
các nhiệm vụ được giao, như quyền quản trị các nguồn lực tài chính và nhân sự;
- Bổ sung quy định cụ thể về trách nhiệm hoàn thành đạt tỷ lệ hiệu quả sử
dụng vốn nhà nước trên vốn chủ sở hữu và tăng cường trách nhiệm của người đại diện
trực tiếp chủ sở hữu tại doanh nghiệp;
- Xây dựng cơ chế đãi ngộ đối với người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại các
doanh nghiệp dựa trên quy mô vốn doanh nghiệp, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn
nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu
- Ủy ban Nhân dân TP.HCM nên thành lập một cơ quan chuyên trách để thực
hiện vai trò chủ thể vốn, tách bạch với vai trò quản lý nhà nước của UBND và các cơ
quan chuyên môn giúp việc cho UBND;
- Xây dựng các tiêu chuẩn chức danh cụ thể, xác định tiền lương, phụ cấp và
các quyền lợi khác đối với người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Công ty TNHH
MTV để đảm bảo cho những nhân sự có khả năng vận hành nguồn vốn nhà nước có
hiệu quả.
- Tăng cường công tác xây dựng Đảng, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo; tăng
cường giám sát hoạt động, giám sát tài chính và đổi mới đội ngũ lãnh đạo quản lý
doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động DNN; khắc phục sự tuỳ tiện
trong việc cử người đại diện trực tiếp chủ sở hữ tại các doanh nghiệp bằng mối quan
hệ hợp đồng; xác định quyền và nghĩa vụ cần phải thông qua ý kiến của chủ sở hữu
trước khi biểu quyết hoặc bỏ phiếu hoặc quyết định ở công ty, ràng buộc về quyền lợi
và trách nhiệm pháp lý.
Đối với người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Công ty TNHH MTV do nhà
nước làm chủ sở hữu
- Bổ nhiệm Hội đồng thành viên phải là người lãnh đạo không chỉ có tài mà
phải có tâm, phải biết cân bằng lợi ích, hoạt động một cách liêm chính và thực hiện
đúng vai trò người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp, để tránh làm thất
thoát vốn, tài sản của Nhà nước;
- Áp dụng cơ chế Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ
nhiệm, việc tuyển chọn, bổ nhiệm hoặc thuê Tổng Giám đốc theo hợp đồng để cho
Hội đồng thành viên quyết định để tránh tình trạng lưỡng đầu, gây khó khăn cho việc
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp;
- Xây dựng và thực hiện trách nhiệm giải trình đối với người đại diện quyền
sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp một cách hiệu quả và làm rõ trách nhiệm của từng
chủ thể;
- Giao quyền cho doanh nghiệp lớn hơn nhưng phải kết hợp với cơ chế giám
sát khách quan, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, chủ thể thực hiện quyền của chủ sở
hữu nhà nước hiệu quả.
Giải pháp liên quan đến nội dung quản lý vốn
- Rà soát và hoàn thiện khung pháp lý về quản lý vốn của DNNN nói chung và
Công ty TNHH MTV nói riêng;
- Chính phủ cần sớm ban hành các quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đầu tư
vốn nhà nước một cách rõ ràng để thành lập doanh nghiệp mới hoặc để bổ sung vốn
điều lệ;
- Cần xác định rõ hơn những ngành nghề, lĩnh vực sẽ đầu tư vốn nhà nước
theo từng hình thức đầu tư cụ thể;
- Cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp;
- Chính phủ cần sớm ban hành các quy định về vấn đề cơ chế nâng cao trách
nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng là người quản lý doanh nghiệp;
- Hoàn thiện khung pháp lý về việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp, tái cơ cấu DNNN để việc quản lý, đầu tư vốn nhà nước vào doanh
nghiệp đạt hiệu quả hơn;
- Đối với TP.HCM, cần phân định rõ hơn mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu phi
lợi nhuận của Công ty TNHH MTV hay tách riêng thành từng nhóm Công ty TNHH
MTV để có cơ chế quản lý, sử dụng vốn cho phù hợp. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh và nhiệm vụ chính trị. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên được quyền chủ
động về tổ chức sản xuất, phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn tài chính để thực
hiện hợp đồng hoặc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cũng cần
quan tâm đến việc tổ chức lại sản xuất kinh doanh các Công ty TNHH MTV cho phù
hợp với xu hướng hiện đại.
Giải pháp liên quan đến hình thức quản lý vốn
Chính phủ thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thực hiện
chức năng chủ sở hữu với các đối tượng và phạm vi phù hợp, giải phóng các Bộ quản lý
nhà nước khỏi chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước
(SCIC) để thực hiện chức năng quản lý vốn nhà nước tại các DNNN sau cổ phần hóa và tái
cơ cấu, trong đó cần chú ý:
- Áp dụng cơ chế kinh doanh, tách các chức năng quản lý, nhất là chức năng
quản lý quỹ thuộc ngân sách nhà nước ra khỏi Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh
vốn nhà nước;
- Khi thoái vốn, SCIC cần phải xác định rõ phần lãi từ vốn nhà nước khi thoái
vốn, phần nào chuyển về ngân sách nhà nước (chủ sở hữu), phần nào để lại SCIC như
là phần tăng vốn chủ sở hữu cho SCIC;
- Tăng quyền tự chủ cho SCIC, tăng quyền cho người đại diện của SCIC và
đồng thời phát huy vai trò của người đại diện trên thực tế nhằm tăng cường sự chủ
động quản lý doanh nghiệp nhưng phải chịu trách nhiệm cá nhân về hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp;
- SCIC đại diện cho nhà nước thực hiện chức năng kinh doanh vốn, ký hợp
đồng với doanh nghiệp để cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất vay vốn ngân hàng.
Doanh nghiệp có trách nhiệm trả lãi và vốn gốc theo hợp đồng;
- SCIC đại diện cho nhà nước thực hiện chức năng cấp vốn đầu tư theo
phương án, dự án đã được phê duyệt;
Đối với Hà Nội và TP.HCM là hai trung tâm kinh tế trọng điểm của cả nước
và khu vực, tập trung nhiều DNNN, nên giao UBND Thành phố trực tiếp thực hiện
chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn.
Đối với TP.HCM, có thể thí điểm hình thành một Tổng Công ty Đầu tư và
Kinh doanh vốn nhà nước trên cơ sở nền tảng là Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước
TP.HCM (HFIC), bổ sung và hoàn thiện chức năng theo đề xuất đối với SCIC, phát
triển đa ngành nghề theo mô hình hoạt động của SCIC để thực hiện chức năng đại diện
chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn góp nhà nước trực thuộc UBND
TP.HCM. Đối với thành phố Hà Nội có thể nghiên cứu áp dụng mô hình tương tự
Thành phố Hồ Chí Minh.
Giải pháp liên quan đến cơ chế kiểm tra, giám sát
Đối với chủ thể giám sát
- Quốc hội và Chính phủ cần nâng cao vai trò và trách nhiệm của mình trong
việc giám sát thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp;
- Xem xét để bổ sung vào Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Hoạt động giám sát
của Quốc hội các nội dung liên quan đến vai trò, cơ chế và hiệu quả giám sát của Quốc
hội đối với DNNN.
Đối với cơ chế giám sát
- Xây dựng cơ chế giám sát, quản lý vốn hợp lý, rõ ràng và minh bạch;
- Xây dựng, thiết lập hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đầy đủ, tin cậy, cập
nhật rõ ràng, minh bạch và thiết lập một đầu mối chuyên trách độc lập với cơ quan đại
diện quyền chủ sở hữu để thu thập thông tin và đánh giá hoạt động của DNNN;
- Xây dựng hệ thống tiêu chí và phương pháp giám sát, đánh giá của chủ sở
hữu đối với Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước. Hệ thống tiêu chí đánh giá
phải đảm bảo các nội dung đánh giá cần thiết, phù hợp với tính chất ngành nghề kinh
doanh của công ty, bao gồm các chỉ tiêu đầu ra - đầu vào của doanh nghiệp, chỉ tiêu
hiệu quả sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu bảo toàn và phát triển vốn...;
- Xác định cụ thể vai trò và mục tiêu của từng loại hình DNNN để xây dựng
cơ chế giám sát phù hợp.
Đối với đội ngũ giám sát
- Cần xây dựng đội ngũ giám sát chuyên trách, bao gồm đại diện chủ sở hữu
doanh nghiệp, đại diện cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp và đại diện doanh
nghiệp;
- Doanh nghiệp cần có giám sát nội bộ và bộ phận tài chính với chức năng
giám sát thường xuyên để bảo đảm thông tin tài chính và vốn doanh nghiệp luôn được
cập nhật một cách chính xác nhất.
Đối với việc xây dựng và áp dụng biện pháp chế tài
- Cần xây dựng các biện pháp chế tài phù hợp và đủ mạnh để giáo dục và xử
lý những hành vi vi phạm;
- Ngoài đánh giá về mặt tài chính, cần xem xét giá thêm về hoạt động kinh
doanh và đánh giá về tổ chức và cán bộ của Công ty TNHH MTV.
Như vậy, Luận án đã đánh giá tổng quan được cơ sở lý luận và pháp lý về vốn
và quản lý vốn của DNNN nhìn từ góc độ Công ty TNHH MTV và thực trạng quản lý
vốn tại các Công ty TNHH MTV trực thuộc UBND TP.HCM.
Tác giả nhận thấy tuy về mặt lý thuyết đã tổng hợp và bao quát việc quản lý
vốn DNNN, nhưng Luận án mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát thực trạng Công ty
TNHH MTV, chưa đại diện đầy đủ cho các loại hình DNNN khác, cũng như phạm vi
số liệu khảo sát chỉ từ Công ty TNHH MTV trực thuộc UBND TP.HCM, chưa đại diện
đầy đủ cho các Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu trên cả nước. Đó
cũng là phạm vi và giới hạn của Luận án.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Phạm Phú Quốc 2012, ‘Tái cấu trúc danh mục đầu tư nhằm gia tăng hiệu quả
sử dụng vốn của Tổng công ty Bến thành”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số
79 .
2. Phạm Phú Quốc 2014, “Mô hình quản lý vốn và cơ chế giám sát vốn tại các
DNNN ở một số nước trên thế giới và kiến nghị cho Việt Nam”, Tạp chí Công
nghệ Ngân hàng, số 100.
3. Phạm Phú Quốc 2015, “Hiệu quả quản lý vốn tại các Công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên – Từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và
phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học
Duy Tân, Số 2(15) (06/2015).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Bộ Luật Dân sự (2005).
2. Bùi Văn Huyền (2008), Xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam,
NXB Chính trị Quốc gia
3. Chỉ thị số 22/2012/CT-UBND ngày 02/10/2012 của UBND Thành phố về nâng
cao hiệu quả quản lý, giám sát doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc
UBND Thành phố.
4. Công văn số 570/TTg-ĐMDN ngày 9/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
triển khai thực hiện Nghị định số 25/2010/NĐ-CP
5. Đỗ Kim Chung (1995), Những giải pháp tài chính về quản lý vốn của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, luận án phó tiến sỹ
6. Đoàn Phúc Thanh (1996), Bảo đảm tính tự chủ kinh doanh của Doanh nghiệp
nhà nước theo cơ chế thị trường nước ta hiện nay, luận án phó tiến sỹ
7. Lê Hồng Hạnh (1988), Quản lý nhà nước về kinh tế, Tạp chí Cộng sản (6)
8. Lê Hồng Hạnh (2001), Những nền tảng cơ bản của nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, NXB Sư phạm Hà Nội
9. Lê Hồng Hạnh (2003), Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước - Một số khía cạnh
lý luận cần được nhận thức đúng, Tạp chí luật học số 1
10. Lê Văn Tâm (chủ biên) (2004), Cổ phần hóa và quản lý doanh nghiệp nhà nước
sau cổ phần hóa, NXB Chính trị Quốc gia, 45 - 46
11. Luật Doanh nghiệp 2005
12. Luật Doanh nghiệp 2014
13. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh
nghiệp 2014, Điều 41
14. Nghị định 172/2013/NĐ-CP ban hành ngày 13/11/2013 về thành lập, tổ chức
lại, giải thể Công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu và Công ty
TNHH MTV là công ty con của Công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở
hữu, Điều 5, 6
15. Nghị định 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản
lý tài chính đối với do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ban hành ngày
11/07/2013, Điều 3, 5, 41
16. Nghị định số 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/10/2010 về
việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, Điều 6
17. Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ Về chuyển đổi
công ty nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức
quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở
hữu.
18. Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công,
phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước
đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Điều 9
19. Nghị quyết 16-NQ/TW ngày 10/08/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng,
nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2020
20. Ngô Quang Minh 2001, Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới Doanh nghiệp
nhà nước, NXB Chính trị quốc gia, 40 - 44
21. Ngô Thắng Lợi 2004, Doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội ở
Việt Nam đến năm 2010, NXB Chính trị quốc gia, 23
22. Nguyễn Thiền Đức (2004), Cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp,
đề tài nghiên cứu khoa học
23. Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa 2007, Phân tích báo cáo tài
chính, NXB Lao Động
24. Phạm Phú Quốc (2012), ‘Tái cấu trúc danh mục đầu tư nhằm gia tăng hiệu quả
sử dụng vốn của Tổng công ty Bến thành’, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số
79, 45
25. Phạm Thành Long (2014), Củng cố và phát triển doanh nghiệp nhà nước, NXB
Lý luận chính trị, 220, 222
26. Phạm Thị Tường Vân, Nguyễn Thị Hải Bình (2012), ‘Kinh nghiệm các nước về
quản lý, giám sát vốn nhà nước tại các doanh nghiệp’, Tạp chí Tài chính, số
9/2012.
27. Phạm Văn Dũng (2004), Đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước tại các
doanh nghiệp, đề tài nghiên cứu khoa học.
28. Phan Duy Minh (1992), ‘Cần phân biệt rõ hơn vốn và nguồn vốn’, Tạp chí Tài
chính (8/1992), 26 – 27.
29. Quy chế Giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông
tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp
có vốn nhà nước (do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-
CP ngày 25/06/2013), Điều 6.
30. Quy chế Quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm
2012 của Thủ tướng Chính phủ).
31. Thông tư 10/2013/TT-BTC ngày 18/01/2013 về việc hướng dẫn cơ chế quản lý
và sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty mẹ của tập đoàn
kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty me trong tổ hợp công ty mẹ - công ty
con.
32. Thông Tư số 117/2010/TT-BTC ngày 05/08/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn
cơ chế tài chính của Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu, Điều
2, 7
33. Thông tư số 184/2012/TT-BTC về việc hướng dẫn một số nội dung của Quy
chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (Ban
hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10/05/2012 của Thủ
tướng Chính phủ)
34. Thông tư số 79/2010/TT-BTC ngày 24/5/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử
lý tài chính chuyển đổi công ty nhà nước thành Công ty TNHH MTV, Điều 4
35. Tổng cục thống kê (2011), Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm 2001 -
2010, NXB Thống Kê, 5, 22
36. Trần Kim Thoa (2007), Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo Luật
doanh nghiệp, luận văn thạc sỹ
37. Trần Viết Ngãi (2014), Doanh nghiệp nhà nước – Thành công và những bài học
đắt giá, NXB Lý luận chính trị, 13
38. Trường Đại học Luật TP.HCM (2013), Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh
doanh, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 22
39. Ủy ban nhân dân Thành phố (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 của Ủy ban nhân dân TP. Hồ
Chí Minh, 193, 196 - 197
40. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2004), Báo cáo nghiên cứu mô
hình tổ chức thực hiện chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với
Doanh nghiệp nhà nước: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
41. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2005), Báo cáo nghiên cứu mô
hình quản lý Doanh nghiệp nhà nước: Được và chưa được, các giải pháp kiến
nghị sửa đổi
42. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) (2013), Đổi mới phương
thức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp
nhà nước: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam, CIEM, 33,
34
43. Võ Đại Lược (1997), Đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, NXB Khoa
học xã hội, 7
44. Võ Hữu Phước và Trương Thị Thu Hương (2014), Hạn chế và những vấn đề
đặt ra đối với doanh nghiệp nhà nước trong phát triển hội nhập kinh tế quốc tế,
NXB Lý luận chính trị, 230
45. Vũ Huy Từ (2006), Một số giải pháp tiếp tục chuyển đổi Doanh nghiệp nhà
nước theo Luật Doanh nghiệp mới, Tạp chí Quản lý nhà nước số 128
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh
46. Andrew Szamosszegi and Cole Kyle 2011, An Analysis of State-owned
Enterprises and State Capitalism in China, Capital Trade, Incorporated, 72
47. Chien-Chug Lin 2012, ‘The Chinese Independent Director Mechanism under
Changing Macro Political-economic Settings: Review of its First Decade and
Two Possible Models for the Future’, American University Business Law
Review, vol 1, Issue 2, 309
48. Christopher Chen 2013, ‘Corporate Governance of State-owned Enterprises: An
Empirial Survey of the Model of Temasek Holdings in Singapore’, 21st
Century Commercial Law Forum: 13th International Symposium 2013, 2, 26 -
27
49. Ehud Kamar and Assaf Hamdani. (2012). Hidden Government Influence over
Privatized Banks, Theoretical Inquiries in Law, vol. 13, 590
50. James Tobin (1969), ‘A General Equilibrium Approach to Monetary Theory’,
Journal of Money, Credit and Banking, Vol 1, No.1.
51. Lardy Nicholas R 1998, China’s Unfinished Economic Revolution, Washington
D.C, Brookings Institution, 22 - 24
52. Liu Wei, Gao Minghua 1999, The Restructuring of the State Owned Enterprises
in the Transition, Far East Press, 62 - 66
53. Ma Jiantang, Liu Haiquan 2000, The State Owned Enterprises Reform in
Retrospect and Prospect, Capital City Economics – Trade University Press, 40 -
111
54. Maria Vagliasindi 2008, Governance Arrangements for State Owned
Enterprises, World Bank, 9, 10, 11
55. Mikael Mattlin. (2007). Chinese strategic state-owned enterprises and
ownership control, Asia Paper, 8
56. Minqi Li 2008, Three Essay on China’s State Owned Enterprise: Towards an
Alternative to Privalization. Hamburg: VDM Verlag, 14, 21
Websites
57. BSSC, Thước đo hiệu quả của doanh nghiệp,
nghiep/hanh-trang-khoi-nghiep/169-thuoc-do-hieu-qua-kinh-doanh-cua-doanh-
nghiep.html, [truy cập 17/03/2014].
58. Đoàn Thục Quyên, Đoàn Hương Quỳnh, ‘Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu qua mô hình Dupont’, Tạp chí Tài chính,
tren-von-chu-so-huu-qua-mo-hinh-Dupont/39000.tctc, [truy cập 14/03/2014].
59. Dương Đăng Huệ, Thực trạng pháp luật và quản lý doanh nghiệp nhà nước,
nha-nuoc.html, [truy cập 14/05/2014].
60. Dương Đức Chính, Pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
– Thực trạng và một vài kiến nghị,
temID=375 [truy cập 14/05/2014].
61. Lê Đình Thức 2013, Những vấn đề cơ bản về vốn trong sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp,
ve-von-trong-san-xuat-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep.html [truy cập ngày
27/10/2013].
62. Nguyễn Duy Long, Cơ chế giám sát tài chính, đầu tư vốn nhà nước tại các
doanh nghiệp: Những vấn đề đặt ra,
trao-doi/Co-che-giam-sat-tai-chinh-dau-tu-von-nha-nuoc-tai-doanh-nghiep-
Nhung-van-de-dat-ra/14166.tctc, [truy cập 30/10/2013].
63. Nguyễn Hưng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh bị phê bình vì chậm cổ phần
hóa doanh nghiệp,
tp-hcm-bi-phe-binh-vi-cham-co-phan-hoa-doanh-nghiep-2957640.html [truy
cập 24/06/2014].
64. Nguyễn Lê Vinh, ‘Vài suy nghĩ về vai trò kinh tế của nhà nước’, Doanh nhân
Saigon Online,
nhan/thoi-su/2013/11/1077854/vai-suy-nghi-ve-vai-tro-cua-kinh-te-nha-nuoc/,
[truy cập 14/02/2014].
65. Phạm Nguyễn Hoàng, Cấu trúc vốn doanh nghiệp nhìn từ hiệu quả phần vốn
nhà nước – Một số nghiên cứu thực tiễn trên thế giới,
[truy cập 14/02/2014], 1 - 2
66. State- owned Assets Supervision and Administration Commission of the State
Council (SASAC), the People’s Republic of China, Main Functions and
Responsibilities of SASAC,
[truy cập
24/03/2014].
67. Temasek Charter,
[truy cập 25/03/2014].
68. Thiện Thuật 2013, Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà
nước,
dong-cua-DNNN/201112/116484.vnplus, [truy cập ngày 24/10/2013].
69. Thực trạng pháp luật và quản lý doanh nghiệp nhà nước,
nha-nuoc.html, [truy cập 14/05/2014].
70. Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội 2013,
https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13843 [truy cập
24/06/2014].
71. Trần Tiến Cường, Tái cấu trúc DNNN và giải quyết vấn đề phân tách giữa chức
năng đại diện chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước đối với
DNNN.
72.
g.pdf [truy cập ngày 24/11/2013], 8
73. Trung Ninh, ‘Doanh nghiệp nhà nước áp đảo trong bảng xếp hạng nộp thuế lớn
nhất’, Thời báo tài chính,
song/doanh-nghiep-nha-nuoc-ap-dao-trong-bang-xep-hang-nop-thue-lon-nhat,
[truy cập 14/02/2014].
74. Văn Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cổ phần hóa 31 doanh nghiệp nhà nước
trong 2 năm tới,
31-DNNN-trong-2-nam-toi.html [truy cập 24/06/2014]
75. ThS. Lưu Thị Hương, 2007 Tài chính Doanh Nghiệp,
huong-pgs-ts-vu-duy-hao-nxb-dhkt-quoc-dan.htm
76. Phạm Thị Chanh, Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường.
nen-kinh-te-thi-truong/22e564c8
77. Đại học thương mại, Nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố
định của doanh nghiệp. http:// voer.edu.vn/pdf/250a692c/1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ VỐN VÀ QUẢN LÝ VỐN
CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ......................................................................... 1
1.1. Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về vốn và quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước ....... 1
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhà nước ................................. 1
1.1.2. Vốn và phân loại vốn của doanh nghiệp nhà nước ............................................ 9
1.1.3. Quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước ......................................................... 13
1.1.4. Kinh nghiệm quản lý vốn, cơ chế giám sát tại các Doanh nghiệp nhà nước ở
một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ................... 18
1.2. Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về vốn và quản lý vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu ................................................................... 35
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
Nhà nước làm chủ sở hữu............................................................................................ 35
1.2.2. Quản lý vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước
làm chủ sở hữu ............................................................................................................. 37
1.2.3. Quản lý hiệu quả vốn và đo lường hiệu quả quản lý vốn của Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu .................................. 54
1.3. Kết luận Chương 1 ...................................................................................................... 73
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TẠI CÁC CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TRỰC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...........................................................................................75
2.1. Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trực thuộc Ủy ban nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................ 75
2.1.1. Số lượng và cơ cấu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trực thuộc
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................ 75
2.1.2. Hoạt động kinh doanh của các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
trực thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 76
2.1.3. Thực trạng quản lý vốn các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 82
2.2. Đánh giá về hiệu quả quản lý vốn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trực
thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................... 104
2.2.1. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn .................................................................. 104
2.2.2 Đánh giá về hiệu quả phát triển của doanh nghiệp ......................................... 110
2.3. Khảo sát hiệu quả quản lý vốn tại các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh .................................................. 114
2.3.1. Khảo sát, đánh giá về chủ thể quản lý ............................................................. 116
2.3.2. Khảo sát, đánh giá về nội dung quản lý .......................................................... 120
2.3.3. Khảo sát, đánh giá về hình thức quản lý ......................................................... 127
2.3.4. Khảo sát, đánh giá hiệu quả giám sát, kiểm tra ngăn chặn tiêu cực ............. 131
2.4. Kết luận Chương 2 .................................................................................................... 137
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ VỐN TẠI CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
TRỰC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................. 139
3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020139
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại các Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh...................................... 142
3.2.1. Giải pháp liên quan đến chủ thể quản lý vốn ................................................. 142
3.2.2. Giải pháp liên quan đến nội dung quản lý vốn ............................................... 154
3.2.3. Giải pháp liên quan đến hình thức quản lý vốn ............................................. 165
3.2.4. Giải pháp liên quan đến cơ chế kiểm tra, giám sát ......................................... 178
3.3. Kết luận ..................................................................................................................... 184
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_hieu_qua_von_tai_cac_doanh_nghiep_nha_nuoc_tu_thuc_t.pdf