Quãn lý nhà nước, chương trình bồi dưỡng quản lý nghề nghiệp chuyên viên

Lời mở đầu Quyết định quản lý hành chính (QĐQLHC) là sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương có tính bắt buộc của cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN). Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi ban hành các quyết định quản lý hành chính đều phải dựa trên cơ sở văn bản luật và nhằm thực hiện luật theo một trình tự và hình thức văn bản nhất định mà pháp luật đã quy định. Mục đích là nhằm định ra các chính sách, đặt ra hoặc sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể, thực hiện quyền hành pháp của CQHCNN. Mọi QĐQLHC đều phải thỏa mãn yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lý, QĐQLHC chỉ có thể hợp lý khi nó hợp pháp, tính hợp lý càng cao thì tính khả thi càng cao và điều đó quyết định đến hiệu quả thể hiện ý chí quyền lực của CQHCNN đối với khách thể quản lý. Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn là một loại QĐQLHC thể hiện chính sách tiền lương của nhà nước đối với cá nhân người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước theo ngạch - bậc công chức, viên chức mà nhà nước đã quy định. Một quyết định lương thỏa mãn tính hợp pháp và hợp lý sẽ là động lực không nhỏ cho sự cống hiến và khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả và năng suất lao động; đồng thời thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ, bên cạnh đó tạo ảnh hưởng tích cực cho các cá nhân khác trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên trong thực tế, vì nhiều lý do khác nhau vẫn có những quyết định lương không hợp lý làm thiệt hại đến quyền lợi cá nhân người lao động, ảnh hưởng đến tinh thần và thái độ công tác của họ dẫn đến giảm hiệu quả công việc, thậm chí là phản ứng tiêu cực của họ như trong tình huống: “Ông Nguyễn Văn A làm đơn xin thôi việc do nhiều lần không được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn”. Sau thời gian học tập, nghiên cứu chương trình Bồi dưỡng kiến thức về Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, tôi mạnh dạn vận dụng các kiến thức đã được tiếp thu nhằm xử lý tình huống nêu trên. Tuy nhiên do khả năng còn nhiều hạn chế nên trong tập tiểu luận này chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, tôi thành thật mong rằng sẽ được các thầy cô chỉ bảo và đóng góp nhiều ý kiến bổ ích về phương pháp diễn giải, lý luận, cách đặt và giải quyết vấn đề, qua đó giúp tôi hoàn thiện kiến thức và nâng cao khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn công tác của bản thân.

doc9 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quãn lý nhà nước, chương trình bồi dưỡng quản lý nghề nghiệp chuyên viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Quyết định quản lý hành chính (QĐQLHC) là sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương có tính bắt buộc của cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN). Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi ban hành các quyết định quản lý hành chính đều phải dựa trên cơ sở văn bản luật và nhằm thực hiện luật theo một trình tự và hình thức văn bản nhất định mà pháp luật đã quy định. Mục đích là nhằm định ra các chính sách, đặt ra hoặc sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể, thực hiện quyền hành pháp của CQHCNN. Mọi QĐQLHC đều phải thỏa mãn yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lý, QĐQLHC chỉ có thể hợp lý khi nó hợp pháp, tính hợp lý càng cao thì tính khả thi càng cao và điều đó quyết định đến hiệu quả thể hiện ý chí quyền lực của CQHCNN đối với khách thể quản lý. Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn là một loại QĐQLHC thể hiện chính sách tiền lương của nhà nước đối với cá nhân người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước theo ngạch - bậc công chức, viên chức mà nhà nước đã quy định. Một quyết định lương thỏa mãn tính hợp pháp và hợp lý sẽ là động lực không nhỏ cho sự cống hiến và khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả và năng suất lao động; đồng thời thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ, bên cạnh đó tạo ảnh hưởng tích cực cho các cá nhân khác trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên trong thực tế, vì nhiều lý do khác nhau vẫn có những quyết định lương không hợp lý làm thiệt hại đến quyền lợi cá nhân người lao động, ảnh hưởng đến tinh thần và thái độ công tác của họ dẫn đến giảm hiệu quả công việc, thậm chí là phản ứng tiêu cực của họ như trong tình huống: “Ông Nguyễn Văn A làm đơn xin thôi việc do nhiều lần không được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn”. Sau thời gian học tập, nghiên cứu chương trình Bồi dưỡng kiến thức về Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, tôi mạnh dạn vận dụng các kiến thức đã được tiếp thu nhằm xử lý tình huống nêu trên. Tuy nhiên do khả năng còn nhiều hạn chế nên trong tập tiểu luận này chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, tôi thành thật mong rằng sẽ được các thầy cô chỉ bảo và đóng góp nhiều ý kiến bổ ích về phương pháp diễn giải, lý luận, cách đặt và giải quyết vấn đề, qua đó giúp tôi hoàn thiện kiến thức và nâng cao khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn công tác của bản thân. Xin chân thành cảm ơn. PHẦN I Mô tả tình huống Ông Nguyễn Văn A là một chuyên viên, hiện đang công tác tại Văn phòng HĐND&UBND huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, ông là người có năng lực thực sự, nhiều năm liền được Chủ tịch UBND huyện khen thưởng với danh hiệu “Lao động tiên tiến” và 02 năm liền (2006, 2007) được Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”. Ông A hiện đang hưởng lương ngạch chuyên viên, bậc 5/9, hệ số 3,66 kể từ ngày 01/2/2006. Ngày 01/3/2008, ông A được Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện và ông Trưởng phòng Nội vụ đề nghị Hội đồng nâng lương trước thời hạn xem xét cho nâng bậc lương trước thời hạn là 12 tháng; đồng thời, cũng trong thời gian đó còn có 05 người khác là cán bộ, công chức tại các cơ quan chuyên môn của huyện cũng được đề nghị xem xét nâng bậc lương trước thời hạn (Trong số đó có 02 người mới tham gia công tác, hiện đang hưởng lương ngạch chuyên viên, bậc 2/9, hệ số 2,67). Tuy nhiên chỉ duy nhất một mình ông Nguyễn Văn A không được Hội đồng nâng bậc lương trước thời hạn xem xét đề nghị cho nâng bậc lương trước thời hạn như đã được đề nghị ban đầu với lý do: “Theo quy định tại Công văn số 5511/UBND-SNV ngày 03/12/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc hướng dẫn thực hiện việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì số người được nâng bậc lương trước thời hạn hàng năm không quá 5% (chỉ tính phần số nguyên) chỉ tiêu biên chế được giao”. Trong khi đó chỉ tiêu biên chế khối hành chính của huyện Đức Linh được giao năm 2008 là 102 biên chế. Như vậy, chỉ có 05 người được nâng bậc lương trước thời hạn, do đó trường hợp của ông A không được xem xét trong năm 2008 này mà Hội đồng nâng lương trước thời hạn hứa sẽ ưu tiên xem xét trong năm sau nếu đủ điều kiện. Năm 2008, ông Nguyễn Văn A tiếp tục được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích công tác trong năm nên một lần nữa ông đề nghị xem xét cho nâng lương trước thời hạn 12 tháng vào ngày 01/01/2009, có nghĩa là ông được nâng lương lên bậc 6/9, hệ số 3,99 kể từ ngày 01/2/2008. Tuy nhiên, lần này ông vẫn không được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn với lý do mà Thủ trưởng của ông nêu ra là: “Ông chỉ còn 01 tháng nữa là đến thời điểm nâng bậc lương thường xuyên theo định kỳ (tức ngày 01/02/2009 ông sẽ được nâng lương lên bậc 6/9, hệ số 3,99), việc nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng cho ông (tức từ ngày 01/02/2008) thì rất phiền phức cho đơn vị trong việc truy lĩnh tiền lương cũng như việc truy nộp BHXH đối với chênh lệch hệ số lương mà đơn vị đã đóng trước đó cho ông”. Sau nhiều lần gửi đơn đến Thủ trưởng đơn vị đề nghị xem xét chế độ tiền lương của mình, nhưng không có kết quả gì. Ngày 01/10/2009, ông Nguyễn Văn A làm đơn trình bày và xin thôi việc gửi Chủ tịch UBND huyện. Trong đơn ông A cho rằng: “ ……. Do chế độ đãi ngộ đối với tôi là không công bằng, lãnh đạo thiếu sự quan tâm nên tôi không thể yên tâm để tiếp tục công tác được”. * Các sự kiện liên quan đến tình huống - Ông Nguyễn Văn A tốt nghiệp Đại học Luật năm 1992 về công tác tại Văn phòng HĐND&UBND huyện Đức Linh từ tháng 01/1993. Tháng 02/1994, ông được tuyển dụng chính thức và được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên kể từ đó. - Trong suốt thời gian công tác tại huyện, ông luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và nhiều năm liền được cấp có thẩm quyền xét khen thưởng với nhiều hình thức; đồng thời ông không hề bị xử lý kỷ luật ở bất kỳ hình thức nào kể từ ngày tham gia công tác. - Trong thời gian công tác của mình, ông chưa được cấp có thẩm quyền xem xét cho nâng bậc lương trước thời hạn lần nào. Tính đến thời điểm năm 2008, ông đủ điều kiện để được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định hiện hành của Nhà nước. - Về phương diện cá nhân ông Nguyễn Văn A là người hòa nhã dễ gần, trung thực và thẳng thắn. Trong công tác, ông luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tuân thủ nghiêm ngặt nội quy, quy chế cơ quan, đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Ông luôn được sự tín nhiệm và tôn trọng của đồng nghiệp và được coi là hình tượng của một công chức chuyên nghiệp. - Về quy trình xét nâng bậc lương trước thời hạn của UBND huyện Đức Linh là chỉ dựa trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc huyện, sau đó thành lập Hội đồng nâng bậc lương trước thời hạn để tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện ký quyết định nâng bậc lương trước thời hạn cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc huyện trên cơ sở đề nghị của Hội đồng nâng lương trước thời hạn là không đúng với quy trình xét duyệt mà UBND tỉnh đã hướng dẫn tại Công văn số 5511/UBND-SNV ngày 03/12/2007. PHẦN II Phân tích tình huống Vào thời điểm tháng 3/2008, ông Nguyễn Văn A không được Hội đồng nâng bậc lương trước thời hạn của huyện chấp thuận với lý do trên là hợp pháp nhưng chưa thật sự hợp lý (vì ông A có thời gian công tác lâu hơn ít nhất là 02 người đang hưởng lương bậc 2/9). Tuy nhiên, ông A cũng đã thấu hiểu với điều kiện chỉ tiêu nâng bậc lương trước thời hạn so với tổng biên chế của huyện mà các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên đã quy định. Sau đó, ông vẫn tiếp tục nỗ lực phấn đấu trong công tác và được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích công tác trong năm. Tuy nhiên, vào thời điểm tháng 01/2009 ông lại một lần nữa không được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn với lý do: “Ông chỉ còn 01 tháng nữa là đến thời điểm nâng bậc lương thường xuyên theo định kỳ, việc nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng cho ông (tức từ ngày 01/02/2008) thì rất phiền phức cho đơn vị trong việc truy lĩnh tiền lương cũng như việc truy nộp BHXH đối với chênh lệch hệ số lương mà đơn vị đã đóng trước đó cho ông” là không hợp lý và không hợp pháp đã khiến ông bất mãn, không còn động lực tiếp tục công tác nữa. Cuối cùng ông đã làm đơn xin thôi việc. Quy trình xem xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với CBCCVC lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chưa đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, thiếu công khai, dân chủ nên dẫn đến thiên vị và mất công bằng đối với ông A. Biểu hiện thiếu quan tâm, giải quyết hời hợt của ông Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện nên đã đưa ra lý do từ chối như trên là hoàn toàn không có tính thuyết phục, ông đã không đặt vấn đề quyền lợi và nguyện vọng chính đáng của người lao động lên trên hết, thể hiện khả năng nắm bắt tâm lý để sử dụng cán bộ còn hạn chế, mặt dù ông đã biết yêu cầu của ông A là chính đáng, hợp pháp và có thể làm được. Nhưng vì không muốn phiền phúc cho đơn vị trong việc lập hồ sơ để truy lĩnh tiền lương và truy nộp BHXH nên ông đã không đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn cho ông A. Tất cả những nguyên nhân trên cùng với suy nghĩ thiếu bình tĩnh, cảm tính của ông A đã dẫn đến sự tồn tại của lá đơn xin thôi việc. Tuy nhiên, phản ứng của ông A là có thể lý giải được, cụ thể là từ sự bất hợp lý, thiếu công bằng của Hội đồng nâng lương trước thời hạn và sự thiếu trách nhiệm của ông Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện đã gây ra những thiệt thòi đến quyền lợi cá nhân của ông A như sau : + Về quyền lợi vật chất nếu được nâng bậc lương trước thời hạn là 12 tháng thì: kể từ ngày 01/02/2008 đến 01/02/2009 ông A thiệt thòi với tổng số tiền là 2.138.400đ (0,33 * 12 tháng * 540.000đ “mức lương tối thiểu trong thời gian đó”), nếu ông tiếp tục công tác cho đến khi nghỉ hưu thì số tiền trên còn lớn hơn nhiều và tiếp tục ảnh hưởng ngay cả khi ông nhận trợ cấp hưu trí. + Về mặt tinh thần: Ông A cảm thấy không được quan tâm, đối xử đúng mức dẫn đến tư tưởng không yên tâm công tác, mặt khác ông cho rằng thiệt thòi về vật chất là nhỏ nhưng tình người mới thực sự quan trọng, việc xét nâng lương trước thời hạn có thể có khó khăn nhưng không vì lẽ đó mà bị thiệt thòi về sau, cũng như không còn động lực phấn đấu trong công tác. + Tác động về mặt tâm lý xã hội: Khi ông A làm đơn xin thôi việc, trong nội bộ cơ quan có dư luận cho rằng ông làm vậy là coi thường Thủ trưởng đơn vị, nhưng cũng có dư luận đồng tình, cảm thông với ông. Đây chỉ là chuyện nhỏ nhưng có thể gây ảnh hưởng đến sự đoàn kết nội bộ, mặt khác làm suy giảm sự tín nhiệm, tin tưởng của nhân viên đối với thủ trưởng. Bên cạnh đó do ông A là một chuyên viên có năng 1ực, có phẩm chất đạo đức tốt và nhiều năm liền luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, việc ông không yên tâm công tác chính là thiệt thòi cho đơn vị. Trong công tác quản lý để tránh tình trạng như trong trường hợp của ông A, cần phát huy tính tập thể, quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị đồng thời nâng cao năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân . Phải thực sự quan tâm đến quyền lợi của mỗi cá nhân người lao động. Có phương pháp làm việc chặt chẽ, khoa học và phải đúng theo quy định của pháp luật. PHẦN III Các phương án giải quyết tình huấng 1. Mục tiêu, quan điểm giải quyết tình huống: Để tạo động lực cho CBCCVC nói chung và ông Nguyễn Văn A nói riêng có động lực phấn đấu trong công tác, có niềm tin vào chế độ ưu đãi của Nhà nước và sự quan tâm của Thủ trưởng đối với mình, khi giải quyết tình huấn trên thì Hội đồng nâng lương trước thời hạn và ông Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện cần quan tâm đến các yếu tố sau: - Bảo đảm đúng quy định của pháp luật, có tính đến hoàn cảnh cụ thể. - Bảo đảm quyền lợi cá nhân của ông A cả về vật chất lẫn tinh thần. - Tạo ảnh hưởng tích cực đến các cá nhân khác trong cơ quan, làm mọi người ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình. - Chấn chỉnh và củng cố hoạt động của Hội đồng nâng lương trước thời hạn phải thực sự dân chủ, công khai và có hiệu quả. - Đề cao vai trò và tinh thần trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, khôi phục và tăng cường sự tín nhiệm của nhân viên đối với thủ trưởng. 2. Căn cứ pháp lý để giải quyết tình huấng: - Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; - Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003; - Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2003 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lương vũ trang; - Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức; - Quyết định số 37/2007/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2007 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và công chức, viên chức thuộc UBND tỉnh Bình Thuận; - Công văn số 5511/UBND-SNV ngày 03/12/2007 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc hướng dẫn thực hiện việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với CBCCVC lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. 3. Các phương án cụ thể : * Phương án 1: Chủ tịch UBND huyện chấp thuận đơn xin thôi việc của ông Nguyễn Văn A, đồng thời đề nghị Phòng Nội vụ huyện tham mưu giải quyết chế độ nghỉ việc của ông A theo nguyện vọng. * Phương án 2: Chủ tịch UBND huyện mời ông A lên để động viên tiếp tục công tác, trường hợp của ông sẽ được giải quyết theo nguyện vọng và đúng quy định của pháp luật hiện hành. * Phương án 3: Ngay lập tức Chủ tịch UBND huyện mời ông Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện lên làm việc, nếu trường hợp của ông Nguyễn Văn A là đúng như đơn trình bày thì yêu cầu Chánh Văn phòng phải lập hồ sơ đề nghị để Hội đồng nâng lương trước thời hạn xem xét giải quyết và phải ưu tiên giải quyết trong trường hợp này. 4. Đánh giá các phương án : * Phương án 1 : Theo phương án này, có thể đáp ứng nguyện vọng thôi việc của ông A một cách nhanh chóng, công tác theo dõi, xét duyệt nâng lương của huyện không bị đảo lộn, không gây phiền hà cho Hội đồng nâng lương trước thời hạn của huyện. Tuy nhiên có thể thấy ngay những hậu quả của phương án này: - Nguyện vọng thôi việc chỉ là phản ứng tiêu cực của ông A, thực chất ông A vẫn còn khả năng và nguyện vọng cống hiến. Nếu thôi việc thì khoản trợ cấp thôi việc sẽ khó đáp ứng nhu cầu kinh tế của gia đình ông hiện tại và nếu trong một thời gian dài ông A không tìm được việc làm mới thì đó sẽ là gánh nặng cho xã hội. - Tạo ấn tượng không tốt cho cán bộ, công chức trong đơn vị, tác động làm giảm năng suất và hiệu quả lao động. Giảm uy tín lãnh đạo và không thay đổi được phương thức làm việc cũ. - Về phía cơ quan sẽ rất thiệt thòi nếu thiếu đi một cán bộ chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt nhất là trong quá trình tiến hành cải cách hành chính của địa phương và đơn vị. Bên cạnh đó không dễ để tìm ngay một cán bộ có trình độ và năng lực tương đương để tiếp nhận công tác của ông A. Như vậy chúng ta có thể thấy phương án này không thể thực hiện được. * Phương án 2: Giải quyết theo hướng này là có tính đến việc đảm bảo quyền lợi vật chất cho ông A, sẽ không thay đổi nhân sự đồng thời không xáo trộn công tác xét duyệt nâng lương của đơn vị và dường như khẳng định được vị thế của cán bộ lãnh đạo. Thực chất đây là phương án nửa vời và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất: - Đối với ông A, ông sẽ nghĩ đây là biện pháp nhằm xoa dịu và đối phó với cá nhân ông về sau; đồng thời do tính cách của mình ông buộc lòng phải có phản ứng không có lợi cho bản thân và cho đơn vị. - Đối với dư luận chung sẽ cho rằng Thủ trưởng là người bảo thủ, cố chấp và thiếu dân chủ, nhất là trong trường hợp này Thủ trưởng không thực sự quan tâm đến quyền lợi, nguyện vọng của CBCCVC thuộc quyền trong cơ quan. - Giả sử trong trường hợp ông A được Thủ trưởng đề nghị Hội đồng nâng lương trước thời hạn xem xét mà Hội đồng nâng lương của huyện tiếp tục “quên” trường hợp của ông A thì sự việc cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. - Sử dụng phương án này cũng có nghĩa là bỏ qua việc chấn chỉnh, thay đổi lề lối làm việc của cán bộ lãnh đạo cũng như công tác xét duyệt lương trong những năm tiếp theo, rộng hơn nữa có thể nhận định bộ máy cơ quan sẽ ngày càng trì trệ, trái với xu hướng chung về đổi mới và cải tiến bộ máy hành chính nhà nước ngày càng hiện đại như hiện nay Đảng và Nhà nước đang làm. Nếu phương án này được sử dụng là một bước thụt lùi, tự mình làm suy yếu và không phát huy được sức mạnh tập thể. * Phương án 3: Ưu điểm nổi bật của phương án này là thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo, tôn trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật; đồng thời đảm bảo quyền lợi cá nhân ông A cả về vật chất lẫn tinh thần. Khắc phục được những nhược điểm, tồn tại của cơ quan như đã nêu trong hai phương án trên. Đây là phương án có tính khả thi cao nhất và phù hợp với nguyện vọng chung của CBCCVC trong đơn vị. Tuy nhiên để thực hiện phương án này đòi hỏi cá nhân ông Chủ tịch UBND huyện và ông Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện phải cương quyết và thực sự dũng cảm; đồng thời phải có biện pháp thích hợp để giải thích và thuyết phục Hội đồng nâng lương trước thời hạn của huyện ưu tiên giải quyết đột xuất trường hợp của ông A. PHẦN IV Kế hoạch thực hiện phương án Ông Chủ tịch UBND huyện thay mặt Hội đồng nâng lương trước thời hạn của huyện và ông Chánh Văn phòng của huyện nhận trách nhiệm và lựa lời thuyết phục, động viên ông A yên tâm công tác trong thời gian chờ quyết định nâng bậc lương trước thời hạn cho ông. Ngoài ra phải có phương pháp làm cho ông A cũng như những cán bộ công chức khác thấy rằng lãnh đạo dám chịu trách nhiệm và luôn quan tâm đến quyền lợi của anh em CBCCVC. Chủ tịch UBND huyện trực tiếp chỉ đạo họp kiểm điểm, đánh giá chất lượng hoạt động của Hội đồng nâng lương trước thời hạn và kiểm điểm cá nhân ông Chánh Văn phòng; Nêu rõ trường hợp của ông A và yêu cầu khẩn trương giải quyết. Đồng thời qua sự việc này mà rà soát, chấn chỉnh công tác lãnh đạo và xây dựng quy chế, quy trình xét duyệt nâng bậc lương trước thời hạn cho CBCCVC lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tại huyện theo đúng quy định. Giao Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện sau khi có kết quả xét duyệt của Hội đồng lương phải lập hồ sơ đề nghị Phòng Nội vụ tham mưu quyết định nâng bậc lương trước thời hạn cho ông Nguyễn Văn A theo đúng quy định. Sau khi nhận được quyết định nâng bậc lương của ông A, Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện phải chỉ đạo Bộ phận Tài chính – Kế toán của đơn vị nhanh chóng lập hồ sơ để truy lĩnh tiền lương chênh lệch và truy nộp BHXH cho ông A theo đúng quy định. PHẦN V Một số kiến nghị Từ tình huống và cách xử lý tình huống như trên, chúng ta có thể rút ra bài học về công tác tổ chức cán bộ, công tác lãnh đạo, công tác xét duyệt lương của huyện như sau: - Phải hiểu đúng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật, không thể tuỳ tiện biện minh cho một quyết định bất hợp lý. - Công tác tổ chức cán bộ là rất quan trọng, chính vì vậy phải có tâm huyết với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao và phương pháp làm việc khoa học. - Cán bộ lãnh đạo phải thực sự dân chủ, công minh, dám chịu trách nhiệm, linh hoạt khi giải quyết tâm tư, nguyện vọng của nhân viên trên cơ sở tôn trọng và đảm bảo quyền lợi cá nhân người lao động. - Việc tiến hành các bước để xem xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với CBCCVC lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ phải đúng quy trình theo quy định của cấp trên và phải thật sự khách quan, công bằng, đúng trình tự, thủ tục, đúng với quy định của luật pháp và phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhất là phải đáp ứng được nguyện vọng của đối tượng. PHẦN VI Kết luận Tuy chỉ là một tình huống cá biệt nhưng thông qua đó chúng ta lại càng thấy rõ vai trò của người lãnh đạo và những người được giao quyền xem xét giải quyết chế độ chính sách cho người lao động, nó ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân. Từ thực tế cho thấy công cuộc cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính cũng như việc thay đổi lề lối làm việc, tăng năng suất hiệu quả và chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm của lãnh đạo, của mội cá nhân và của tấp thể trong từng cơ quan, đơn vị, ngoài ra còn phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia vào quá trình ban hành và thực hiện các QĐQLHCNN. Nhận xét của giảng viên ……………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuãn lý nhà nước, chương trình bồi dưỡng quản lý nghề nghiệp chuyên viên.doc