Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng tại Sở xây dựng Hải Dương - Thực trạng và giải pháp

Đề tài: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng tại Sở xây dựng Hải Dương. Thực trạng và giải pháp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1. Khái niệm 1.1. Quản lý 1.2. Quản lý nhà nước 1.3. Khái niệm về đầu tư xây dựn 2. Đặc điểm của quản lý Nhà nước 2.1. Mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của Nhà nước 2.2. Quản lý nhà nước theo mục tiêu, chiến lược, chương trình và kế hoạch đã định 2.3. Có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt 3. Vai trò và mục đích của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản 3.1. Đối với dự án dân lập 3.2. Đối với dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước 4. Phương pháp quản lý Nhà nước 4.1. Phương pháp hành chính 4.2. Phương pháp kinh tế 4.3. Phương pháp giáo dục II. Nội dung quản lý Nhà nước về xây dựng phân cho cấp Sở 1. Đối tượng quản lý 2. Phạm vi quản lý 2.1. Lĩnh vực xây dựng cơ bản 2.2. Lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng 2.3. Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp 2.4. Lĩnh vực phát triển đô thị 2.5. Lĩnh vực nhà ở và công sở 2.6. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản 2.7. Lĩnh vực vật liệu xây dựng III. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng 1. Đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương 2. Tính chủ động sáng tạo và thống nhất trong hoạt động quản lý nhà nước 3. Đảm bảo tính kinh tế của hoạt động quản lý 4. Chống thất thoát, lãng phí 5. Hiệu quả thực thi các quy định của Nhà nước CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI SỞ XÂY DỰNG HẢI DƯƠNG I. Giới thiệu về Sở Xây dựng Hải Dương 1. Giới thiệu chung 2. Lịch sử hình thành và phát triển 3. Cơ cấu tổ chức 3.1. Lãnh đạo Sở 3.2. Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở gồm II. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng tại sở xây dựng hải dương 1. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng 2. Quản lý công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch xây dựng tại Sở xây dựng 2.1. Quy trình lập Quy hoạch xây dựng 3. Quản lý chất lượng công trình 3.1. Nội dung và mục tiêu quản lý nhà nước về chất lượng công trình 4. Quản lý công tác thanh tra giám sát tình hình triển khai thực hiện của các dự án đầu tư xây dựng 4.1. Nội dung công tác và mô hình tổ chức thanh giám sát 4.2. Kết quả của công tác thanh tra giám sát các dự án xây dựng của Sở xây dựng 5. Quản lý cấp phép xây dựng 5.1. Nội dung-căn cứ thực hiện công tác cấp phép xây dựng 5.2. Kết quả đạt được trong công tác quản lý cấp phép xây dựng 6. Công tác quản lý, phát triển vật liệu xây dựng 7. Quản lý công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền của Sở xây dựng III. Những đánh giá chung về hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng tại Sở xây dựng Hải Dương 1. Đánh giá những mặt được và hạn chế trong từng lĩnh vực quản lý của Sở xây dựng 2. Đánh giá hiệu quả quản lý Nhà nước CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NĂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1. Đối với công tác phân cấp quản lý nhà nước và phổ biến các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng 2. Giải pháp về quy hoạch xây dựng 3. Giải pháp năng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình 4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý 5. Giải pháp đối với công tác thanh tra hoạt động đầu tư xây dựng KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc63 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9396 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng tại Sở xây dựng Hải Dương - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư xây dựng bao gồm nhiều tiêu chí, được thực hiện trong suốt chu kỳ của dự án đầu tư xây dựng bắt đầu từ giai đoạn hình thành cho đến khi kết thúc chuyển sang giai đoạn kết thúc dự án và đưa vào vận hành. Hình 2: Quy trình quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dưng. Nội dung cần chứng nhận chất lương theo yêu cầu Thành lập tổ kiểm tra Xây dựng nội dung, kế hoạch và dự toán kiểm tra. Kiểm tra tài liệu pháp lý và hồ sơ chất lượng Báo cáo kết quả đánh giá chất lượng hồ sơ. Kiểm tra công trình Công trình đã hoàn thành xây dựng. CT bắt đầu khởi công xây dựng Kiểm tra xác suất. Kiểm tra, giám sát không thường xuyên Kiểm tra lại việc khắc phục các tồn tại Lập báo cáo đáng giá chất lượng trình hội đồng thẩm định Cấp giấy chứng nhận phù hợp với chất lượng công trình Báo cáo cho chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu khắc phục tồn tại 3.2. Kết quả của hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng công trình của sở xây dựng * Công tác triển khai áp dụng pháp luật trong công tác quản lý chất lượng công trình: Sở Xây dựng đã tiến hành tuyên truyền phổ biến , hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý chất lượng công trình được cấp trên ban hành: Thông tư 27/2009/TT-BXD ngày 31/07/2009 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15 tháng 07 năm 2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng. Đối tượng phổ biến luật là các chủ đầu tư công trình, các nhà thầu, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan tới lĩnh vực: khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì công trình, quản lý và sử dụng công trình xây dựng. Công tác hướng dẫn thi hành pháp luật về chất lượng công trình đã có những thay đổi, cố gắng.Trong thực tế, tại Sở xây dựng Hải Dương tiến hành phổ biến luật bằng nhiều hình thức: Ra văn bản hướng dẫn, tổ chức, triệu tập hội nghị phổ biến và mở các lớp đào tạo nghiệp vụ… Ta có bảng kết quả sau: Bảng 5: Kết quả hướng dẫn công tác QLCLCTXD năm 2009. STT CT thuộc dự án nhóm Số CT được SXD hoặc Sở có quản lý CTXD chuyên ngành ra văn bản hướng dẫn công tác QLCLCTXD Số CT được SXD hướng dẫn chủ đầu tư giải quyết sự cố về chất lượng CTXD thuộc: Số lần mở các lớp/khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về QLCLCTXD Bộ Địa phương Bộ Địa phương Cấp tỉnh, Thành phố Cấp quận, huyện Cấp xã, phường 1 A 01 - 2 B 01 12 01 02 - 3 C 02 10 01 01 03 - Nguồn: Sở Xây dựng Hải Dương Theo bảng số liệu thống kê, số công trình (CT) nhận được hướng dẫn công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng (QLCLCTXD) năm 2009 là 26 công trình, đạt 23% trong tổng số công trình trên địa bàn Tỉnh, con số này năm 2008 là 21,7% và năm 2007 là 19,3%. Điều này cho thấy mức quan tâm hướng dẫn công tác QLCLCTXD cao hơn. Nhưng thông qua thống kê cũng thấy việc ra những văn bản hướng dẫn chưa đáp ứng hết yêu cầu, các công trình được hướng dẫn còn ít: Chỉ hướng dẫn cho 26/113 công trình, chiếm 23%. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ được mở thường xuyên phục vụ cho việc nâng cao nhận thức và kỹ năng chuyên môn cho các bộ quản lý: Năm 2009 là 06 khóa đào tạo. * Hải Dương là một tỉnh thuộc trong nhóm tỉnh phát triển trong khu vực phía Bắc. Nhờ phát huy lợi thế giữa Hà Nội và Hải Phòng, đang chuẩn bị trở thành một tỉnh công nghiệp, với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ năm 2008 chiếm 2/3 tỷ trọng kinh tế của tỉnh. Lượng vốn đầu tư mà Hải Dương tiếp nhận ngày một tăng trong những năm gần đây. Các khu công nghiệp đã hình thành và phát triển nhanh chóng. Theo đó, ngành Xây dựng của Hải Dương cũng bước vào một giai đoạn mới. Thu hút được nhiều nhà đầu tư. Bảng 6: Thống kê các dự án ĐTXD công trình trong kỳ báo cáo trong phạm vi địa giới hành chính do UBND tỉnh Hải Dương quản lý qua các năm: STT Nhóm dự án ĐTXD Năm 2008 Năm 2009 Tồng số dự án Nguồn vốn sử dụng Số DA hoàn thành trong kỳ báo cáo Tổng số dự án Nguồn vốn sử dụng Số DA hoàn thành trong kỳ báo cáo Vốn NSNN Vốn khác Vốn NSNN Vốn khác 1 A 01 01 01 01 2 B 06 01 05 05 01 04 3 C 98 98 32 107 107 36 Nguồn: Sở Xây dựng Hải Dương. Theo số liệu thống kê, các công trình xây dựng tăng một cách nhanh chóng. Tổng số dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD) tăng từ 105 dự án năm 2008 đến 113 dự án năm 2009.. Tình hình kiểm tra, kiểm soát chất lượng công trình năm 2009 được phản ánh qua bảng dưới đây. Bảng 7: Báo cáo kiểm tra công tác QLCLCTXD năm 2009 STT CT thuộc dự án nhóm Số công trình được Bộ/Địa phương thẩm định TKCS Số lần SXD kiểm tra hoặc tham gia kiểm tra cùng các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành về công tác CLCTXD Kiểm tra hồ sơ QLCL công trình xây dựng thuộc Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức cá nhân tham gia hoạt động XDCT thuộc Bộ Địa phương Bộ Địa phương Bộ Địa phương 1 A 01 - 2 B 12 19 02 01 - 3 C 08 59 03 10 - 55 Nguồn: Sở Xây dựng Hải Dương. Theo bảng thống kê, Việc kiểm định và kiểm tra thực tế chất lượng các công trình xây dựng được Sở tiến hành thường xuyên, tiến hành nhiều tuy nhiên vẫn chưa quản lý được hết đối với tất cả công trình xây dựng, Trong khi lực lượng quản lý chất lượng công trình xây dựng không có sự bổ sung nhiều về lực lượng trong những năm gần đây, trung bình số nhân viên phòng quản lý chất lượng trung các năm gần đây là từ 5 đến 6. Kết quả của công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình đầu tư xây dựng được thể hiện ở bảng sau Bảng 8: Kết quả của công tác kiểm tra chất lượng: Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng số dự án 95 105 113 Số dự án thực hiện giám sát. 26 50 52 Tỷ trọng dự án được giám sát 27,3% 47,8% 46% Số dự án có chất lượng xây dựng thấp. 2 2 1 Số sự cố công trình 0 0 1 Dự án chậm tiến độ 5 2 0 Theo bảng số liệu trên, ta thấy rằng công tác giám sát chất lượng của các dự án đầu tư xây dựng tại Sở Xây dựng tăng lên theo các năm. Tỷ trọng các dự án được tiến hành giám sát, đánh giá chất lượng tăng, từ 27,3% năm 2007 lên 46% năm 2009. Cũng qua bảng thống kê, các dự án có chất lượng ngày một cao hơn. Có được kết quả này là do việc hướng dẫn kiểm tra chất lượng các công trình của Sở được tiến hành nhiều hơn, nghiêm túc. Đồng thời, do chất lượng các nhà thầu cao hơn, chuyên nghiệp hơn nên việc thi công được tiến hành nghiêm túc. Các dự án chậm tiến độ cũng giảm. Việc chấp hành các thủ tục về xây dựng được các bên đáp ứng. Chất lượng các công trình xây dựng được đảm bảo về tiến độ thi công, đảm bảo về chất lượng, khối lượng thi công và dự toán, đồng thời đảm bảo xây dựng đúng theo quy hoạch… Theo thống kê của Sở Xây dựng thì tỷ lệ trung bình các công trình khi nghiệm thu đạt trên 72% loại khá. Trong nhiều năm chỉ xuất hiện duy nhất một sự cố tại công trình Trường mầm non trung tâm xã Gia Tân, huyện Gia Lộc chưa xây dựng xong đã sụp đổ. Nhìn chung những năm qua , công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đã được làm tốt. Công tác phổ biến, hướng dẫn các quy định của Nhà Nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng theo luật xây dựng; các Nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn của bộ và của Tỉnh về thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng đã được tiến hành triệt để. Sở tiến hành kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các chủ đầu tư, đơn vị thi công, tư vấn giám sát đối với các công trình trên địa bàn. Tuy nhiên, có những nhà đầu tư hiểu biết về quy định của Pháp luật nhưng vẫn vi phạm như: CT trụ sở làm việc Hội nông dân tỉnh Hải Dương, Nhà hội trường huyện Kim Thành… Các CT này chủ yếu không đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công. Nguyên nhân là do sự thiếu ý thức trong viêc tuân thủ, chạy theo mục tiêu trước mắt mà coi nhẹ chất lượng công trình. Các đối tượng được phổ biến có nhận thức tốt hơn về các quy định của pháp luật. Thành lập trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng, đây trở thành một công cụ giúp sở xây dựng thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng tại địa phương. 4. Quản lý công tác thanh tra giám sát tình hình triển khai thực hiện của các dự án đầu tư xây dựng. 4.1. Nội dung công tác và mô hình tổ chức thanh giám sát. Thanh tra sở xây dựng (gọi là thanh tra Sở) là đơn vị thuộc sở xây dựng, thuộc hệ thống thanh tra xây dựng, có trách nhiệm giúp giám đốc sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi, quyền hạn của giám đốc Sở. Hình 3: Mô hình tổ chức thanh tra Sở Xây dựng Hải Dương. GIÁM ĐỐC SỞ XÂY DỰNG THANH TRA TỈNH CHÁNH THANH TRA THANH TRA BỘ XÂY DỰNG PH.CHÁNH THANH TRA PH.CHANH THANH TRA TỔ HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP TỔ THANH TRA HC –CHUYÊN NGÀNH Nguồn: Sở Xây dựng Hải Dương. Hoạt động của Thanh tra Sở căn cứ theo quy định của Luật Thanh tra năm 2004. Xuất phát trên quan điểm rằng thanh tra là một chức năng của quản lý Nhà nước, cho nên tổ chức và hoạt động thanh tra phải gắn chặt chẽ với chủ thể quản lý nhà nước: Thanh tra Sở xây dựng sẽ tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra để trình lên Giám đốc Sở Xây dựng (hoặc UBND tỉnh) phê duyệt. Thanh tra Sở xây dựng mục tiêu và nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác thanh tra và những biện pháp tổ chức thực hiện bao gồm: Thanh tra xây dựng công trình theo quy hoạch và giấy phép xây dựng, điều kiện, năng lực tổ chức kinh doanh trong hoạt động xây dựng cơ bản, thanh tra chất lượng công trình theo Luật Xây dựng và Nghị định của Chính phủ, thanh tra toàn diện dự án đầu tư, giải quyết khiếu nại tố cao, những việc tham gia của ngành trong công tác phòng chống tham nhũng. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức… người đứng đầu cơ quan Thanh tra do Giám đốc Sở Xây dựng quyết định. Việc tổ chức hoạt động như vậy sẽ gắn thanh tra với hoạt động quản lý Nhà nước nhiều hơn. Tuy nhiên, việc tổ chức cơ quan Thanh tra như vậy sẽ làm giảm tính độc lập tương đối của hoạt động thanh tra. Sự lệ thuộc này làm mất đi tính khách quan, giảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động này. Nói cách khác là làm cho công cụ thanh tra kém độ sắc bén trong hoạt động quản lý Nhà nước. 4.2. Kết quả của công tác thanh tra giám sát các dự án xây dựng của Sở xây dựng. Chương trình công tác thanh tra của sở được thông báo cụ thể trong ngành và các đơn vị có liên quan. Ngành xây dựng đã đặt ra mục đích yêu cầu, quy định nguyên tắc và phương pháp cách làm bảo đảm dân chủ công khai trong công tác thanh tra xây dựng nên đã tạo được sự đồng thuận của cơ sở và đoàn Thanh tra, hiệu quả và chất lượng công tác thanh tra đạt kết quả tốt. * Công tác thanh tra, kiểm tra của Sở những năm qua được tiến hành thường xuyên. Theo tài liệu của Sở Xây dựng Hải Dương, các thống kê về các công trình, các đơn vị, các dự án được tiến hành kiểm tra là: Bảng 9: Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, của Sở qua các năm. Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số dự án đầu tư xây dựng. 97 105 114 Số cuộc thanh tra, kiêm tra được tiến hành. 15 16 20 .Số cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất. 4 3 4 Số công trình thi công không đúng đồ án thiết kế 5 6 5 Số tiền xử phạt 185.000.000 (VNĐ) 188.600.000 (VNĐ) 192.000.000 (VNĐ) Nguồn: Sở Xây dựng Hải Dương. Theo số liệu thống kê, việc tiến hành thanh tra, kiểm tra của Sở Xây dựng hàng năm đều tăng lên, năm 2009 số cuộc thanh tra, kiểm tra được tiến hành tăng 20% so với số cuộc tiến hành năm 2008 và tăng khoảng 25% so với năm 2007. Cho thấy mức độ thường xuyên của công tác thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, Hoạt động thanh tra còn tiến hành thường theo chương trình kế hoạch và hoạt động này vẫn chưa chủ động phát hiện ra được sai phạm để tiến hành giải quyết. Trong việc chủ động phát hiện các sai phạm phần nhiều từ việc tố cáo, tố giác của quần chúng nhân dân như năm 2009 có 2 vụ việc được nhân dân phát hiện sai phạm và tố giác. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là các doanh nghiêp chưa nghiêm túc định kỳ gửi báo cáo giám sát đầu tư cho cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định. Điều đó làm cho cơ quan quản lý không nắm rõ được tình hình hoạt động của các dự án đầu tư xây dựng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, thì yêu cầu nhiệm vụ, khối lượng công tác ngày càng lớn (số dự án đầu tư xây dựng công trình tăng: từ 97 dự án năm 2007 lên 113 công trình năm 2009; các nhà thầu, các đơn vị tư vấn thiết kế tăng…). Theo báo cáo tại Sở Xây dựng bình quân mỗi năm (từ 2000 : 2009) Thanh tra Sở chỉ thực hiện được 5 đến 8 cuộc thanh tra và 10 đến 15 cuộc kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch và đột xuất. So sánh giữa số cuộc thanh tra kiểm tra và số công việc phát sinh có thể thấy số cuộc thanh tra, kiểm tra do Thanh tra sở thực hiện được hàng năm nói trên là rất ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra theo tinh thần Nghị Định 46/2005.NĐ – CP. Kết quả các cuộc thanh tra, kiểm tra đã chỉ ra những đơn vị không chấp hành tốt quy định về thủ tục xây dựng cơ bản, thi công xây dựng không đúng với đồ án thiết kế. Một số đơn vị trong khi thi công còn bớt xén, thay đổi nguyên vật liệu. Các kết luận của công tác thanh tra đưa ra đảm bảo theo đúng trình tự và quy định của pháp luật xây dựng, không có kết luận sai. * Đi đôi với việc phát hiện các sai phạm trong lĩnh vực xây dựng, Thanh tra Sở còn tiến hành theo dõi việc thực hiện báo cáo, khắc phục hậu quả. Bảng 10: Kết quả thực hiện báo cáo thanh tra, khắc phục hậu quả. Năm 2008 Năm 2009 Số đơn vị vi phạm 37 32 Đã khắc phục. 30 29 Tỷ lệ % giải quyết. 81% 90.6% Nguồn: Sở Xây dựng Hải Dương. Theo số liệu báo cáo việc khắc phục hậu quả được thực hiện đạt kết quả cao. Tỷ lệ giải quyết các vụ vi phạm tăng. Trong đó, phạt hành chính năm 2008 là 28 trường hợp, tiến hành cưỡng chế 2 trường hợp, năm 2009 phạt hành chính 28 trường hợp và cưỡng chế là 1 trường hợp. Có thể thấy biện pháp xử lý còn chủ yếu là phạt hành chính. Nguyên nhân một phần là do chế tài xử lý còn nhẹ, chưa thực sự quyết liệt. Mặt khác do trong quá trình xử lý vi phạm còn đan xen cả ý kiến chủ quan của người giải quyết.. * Về lực lượng Thanh tra: Thanh tra là một hoạt động nhằm bảo vệ pháp luật. Dù là hoạt động thanh tra trong ngành nào thì cũng bao gồm việc xem xét sự tuân thủ pháp luật, người cán bộ nhất thiết phải có kiến thức pháp luật. Thực tế, lực lượng Thanh tra Sở Xây dựng gồm có 2 thanh tra viên và 5 cán bộ thanh tra. Trong số đó, tỷ lệ % tốt nghiệp đúng chuyên ngành Luật là 33,3% (3 người), tổng biên chế là 10 người. Đối với lực lượng thanh tra cấp huyện, cấp xã: Trong cả tỉnh có 20 thanh tra viên và có 2 đội kiểm tra quy tắc quản lý đô thị (tổng số người là 25 người) làm nhiệm vụ kiểm tra, phối hợp với cán bộ địa chính và UBND Phường quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn. Đội kiểm tra này có nhiệm vụ chính là là quản lý xây dựng sau giấy phép, còn các lĩnh vực khác trong quản lý xây dựng cơ bản thì bị bỏ ngỏ. Một phần do đội ngũ này thiếu nghiệp vụ. Một số người chuyển từ cơ quan khác sang. Các huyện trong tỉnh đều không có lực lượng kiểm tra quy tắc xây dựng. Do đó, việc quản lý xây dựng tập trung vào phòng hạ tầng kinh tế huyện. Trong khi đó, xét mức trung bình biên chế của một phòng chỉ có từ 3 đến 5 người và phải giải quyết tất cả các công việc quản lý xây dựng (như: cấp phép xây dựng, quản lý xây dựng theo giấy phép, quản lý quy hoạch, vệ sinh môi trường…) trên địa bàn huyện. Điều này thể hiện số lượng cán bộ tại cấp huyện còn rất thiếu. Mặt khác, số lượng thanh tra cấp huyện, cấp xã đạt tiêu chuẩn chỉ chiếm 27,3%. Việc thanh tra không được học Luật trước đó hoặc có ít cơ hội tiếp cận đến pháp luật, do vậy nghiệp vụ của thanh tra các cấp hyện, xã còn kém như lúng túng trong giải quyết khi có vi phạm cần xử lý. Như vậy, lực lượng thanh tra trong lĩnh vực xây dựng còn thiếu và kém về trình độ nghiệp vụ. * Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Nhiệm vụ giải quyết đơn thư của nhân dân được Thanh tra Sở thực hiện tốt. Hàng năm, Thanh tra Sở nhận đơn thư và tiến hành giải quyết, hoặc gửi đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đảm bảo các vụ việc đều được xác minh, có kết luận chính xác trung bình hàng năm Thanh tra Sở giải quyết từ 4 đến 5 đơn thư, trung bình có 7 lượt dân. 5. Quản lý cấp phép xây dựng. 5.1. Nội dung-căn cứ thực hiện công tác cấp phép xây dựng. Giấy phép xây dựng là văn bản luật pháp cho phép cá nhân hoặc tổ chức xây cất hay phá sập các kiến trúc cũ (đã xây dựng từ trước). Giấy phép xây dựng bảo đảm công trình xây cất sẽ được thực hiện đúng qui định và luật lệ. Những tiêu chuẩn này được đặt ra để bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của công chúng và người sử dụng kiến trúc đó. Căn cứ theo Nghị Định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Căn cứ Thông tư của Bộ Xây dựng số 09/2005/TT-BXD ngày 06 tháng 05 năm 2005 hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng. Đã xác định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng: + Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I theo phân cấp công trình tại Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hoá; công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính đô thị do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đó quy định. + Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do huyện quản lý, trừ các công trình quy định tại khoản 1 Điều này. + Uỷ ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do xã quản lý theo quy định của Uỷ ban nhân dân huyện. 5.2. Kết quả đạt được trong công tác quản lý cấp phép xây dựng Công tác cấp giấy phép xây dựng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương: chính quyền quận, huyện, thị xã và tới tận cấp xã. Theo số liệu báo cáo của Sở Xây dựng năm 2009, Sở đã cấp phép cho 26 công trình của các cơ quan, doanh nghiệp. Việc cấp giấy phép xây dựng tạm đã được tiến hành, số giấy phép xây dựng tạm đã được cấp là 30 giấy. Tuy nhiên, việc phân cấp cấp giấy phép xây dựng chưa được tiến hành triệt để. Sở xây dựng vẫn còn trực tiếp cấp giấy phép xây dựng tạm, các loại giấy phép xây dựng khác cũng chỉ được phân cấp cho cấp dưới ở mức độ nhất định. Có thể nói Chính quyền quận, huyện, xã không có nhiều quyền trong việc cấp giấy phép xây dựng. Nhưng việc phân cấp cho chính quyền địa quận, huyện, thị xã bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho người xin giấy phép xây dựng và công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thuộc quyền quản lý của chính quyền cấp cơ sở, đồng thời làm tăng số giấy phép được cấp, giảm tỷ lệ công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng. Ban hành các quy định về cấp giấy phép xây dựng. Việc thực hiện cấp giấy phép xây dựng được thực hiện theo cơ chế “một cửa”. Kết quả đạt được là được sự hoan nghênh, ủng hộ của người dân. Công tác cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn, giấy phép xây dựng tạm đã được triển khai tại một vài địa phương., khắc phục được nhiều bức xúc của người dân trong việc cải thiện nhà ở. Số lượng chủ đầu tư chấp hành việc xin giấy phép xây dựng đã tăng lên đạt gần 75%. Đó là một phần trong kết quả của việc phân cấp thực hiện tổ chức cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn và đơn giản hóa thủ tục hành chính. Trường hợp xây dựng không có giấy phép năm 2009 chiếm 8.2% so với tổng số công trình xây dựng yêu cầu phải có giấy phép giảm 5% so với năm 2008. Bên cạch những kết quả đã đạt được, một số trường hợp triển khai công tác cấp giấy phép xây dựng còn chậm. Việc quản lý xây dựng cũng còn nhiều thiếu sót: quản lý xây dựng dọc các trục đường giao thông còn bị buông lỏng dẫn đến tình trạng xây dựng tự do, lộn xộn. 6. Công tác quản lý, phát triển vật liệu xây dựng. Căn cứ theo các văn bản pháp luật: + Luật Xây dựng 26/11/2003. + Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/07/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng. + Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/08/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020. + Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng. Sở Xây dựng chủ trì lập 02 hồ sơ quy hoạch sản xuất vật liệu xây dựng và quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020 trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Đây là cơ sở quan trọng, làm căn cứ để quản lý vật liệu xây dựng. Đồng thời để phát triển vật liệu trong thời gian tới một cách có hiệu quả. Tham gia cùng đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra tình hình sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời thường xuyên tiến hành kiểm tra hoạt động của các phòng thì nghiệm vật liệu chuyên ngành trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo việc đầu tư nghiên cứu công nghệ, sản phẩm vật liệu xây dựng mới. Theo kịp với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động xây dựng trên địa bàn. Những sản phẩm mới như: gạch không nung, vật liệu có độ mềm dẻo cao,… Tương lai, những vật liệu thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên sẽ được sử dụng phổ biến. Phát động những phong trào nghiên cứu khoa học, tham gia các đề án nhằm phát triển vật liệu xây dựng mới. Trong những năm qua, ngoài việc nghiên cứu, tổ chức phát triển những vât liệu mới, những vật liệu thiết yếu cho xây dưng, Sở xây dựng còn quản lý vật liệu về mặt giá cả của vật liệu. Hàng tháng, Sở Xây dựng phối hợp cùng Sở Tài chính căn cứ giá cả thị trường công bố: mức giá vật liệu xây dựng phổ biến bình quân trên địa bàn. Bao gồm thông tin về giá cả các loại vật liệu chủ yếu trên địa bàn từng huyện và chi tiết các loại vật liệu trên địa bàn Hải Dương. Tạo cơ sở để chủ đầu tư tham khảo, quyết định việc xác định giá xây dựng công trình đảm bảo nguyên tắc sát giá thị trường tại thời điểm xây dựng công trình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá đã quyết định. Việc quản lý vật liệu xây dựng của Sở Xây dựng đảm bảo cung cấp đủ những vật liệu xây dựng thiết yếu cho hoạt động xây dựng: xi măng, gạch, ngói, vôi, đá cát,…bằng việc kiểm tra chất lượng các sản phẩm, hàng hoá vật việu xây dựng được sản xuất, lưu thông và đưa vào sử dụng trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. 7. Quản lý công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền của Sở xây dựng. Theo quy định về việc phân cấp trong quản lý, nội dung thẩm định của Sở Xây dựng gồm: Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt các nhiệm vụ và các đồ án quy hoạch xây dựng sau: - Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng liên huyện, các vùng khác trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh (vùng cảnh quan, vùng bảo tồn di sản…); quy hoạch chung xây dựng đô thị loại 3, loại 4, loại 5 và các Đô thị mới có quy mô dân số tương đương đô thị loại 3, loại 4, loại 5; quy hoạch chung xây dựng các khu chức năng khác ngoài đô thị (du lịch, bảo tồn di sản, khu di tích, công nghiệp địa phương,...) trên địa bàn tỉnh. - Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng của đô thị loại 2, loại 3; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính từ hai huyện trở lên; các khu chức năng khác ngoài đô thị ( Khu du lịch, khu di sản, bảo tồn di tích, khu công nghiệp địa phương…), các khu chức năng thuộc khu công nghệ cao, khu kinh tế có chức năng đặc biệt; các khu chức năng thuộc đô thị mới, các khu, cụm công nghiệp và đồ án QHXD chuyên ngành trên địa bàn tỉnh để trình UBND tỉnh phê duyệt. - Sở Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở DAĐT; tổng mức đầu tư của các DAĐT, BC KT-KT có tổng mức đầu tư từ 3 tỷ đồng trở lên đối với công trình xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật và các DAĐT, BC KT-KT xây dựng công trình khác do Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu. * Những kết quả đã đạt được. Năm 2009, Thẩm định và tham gia ý kiến cho 31 hồ sơ thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình, 15 hồ sơ thiết kế cơ sở các công trình hạ tầng kỹ thuật. Nhưng con số này tăng lên 7 hồ sơ so với năm 2008. Việc thẩm định này ngày càng được tiến hành cẩn thận có quy tắc và chặt chẽ hơn. Phát hiện ra nhiều lỗi, vứơng mắc tong tổng mức đầu tư, dự toán thiết kế, giá gói thầu ... cho nhiều công trình. Năm 2008 là 17 công trình, năm 2009 là 24 công trình. Qua đó kiếm nghị giảm, chống lãng phí cho ngân sách nhà nước. Các hồ sơ đã được thẩm định có chất lượng tốt. Chất lượng thẩm định được cải thiện, thời gian thẩm định rút ngắn lại, đảm bảo tiến độ thời gian. Tuy nhiên, còn tồn tại yếu kém như trong 02 dự án trọng điểm: Dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Dự án Cầu Bía... Những tồn tại này xuất phát từ năng lực thẩm định của đội ngũ cán bộ. Hạn chế trong việc nắm bắt, đáng giá thông tin làm cho việc phân tích không đạt hiệu quả. Chất lượng thẩm định vì thế bị ảnh hưởng. 8. Thực trạng năng lực cán bộ quản lý. Hàng năm, Sở xây dựng đều tiến hành mở lớp đào tạo cho cán bộ quản lý. Trung bình mỗi năm là 2 đến 3 lớp, mỗi lớp khoảng 150 học viên. Tuy nhiên, cán bộ quản lý xây dựng tại Sở không có nhiều cơ hội đi bồi dưỡng kiến thức bên nước ngoài, do vậy cần thiết tận dụng cơ hội học hỏi bạn bè quốc tế đang công tác tại Việt Nam. Nhiều cán bộ công tác tại Sở và cá phòng ban quản lý về đầu tư xây dựng tại địa phương có trình độ nghiệp vụ về quản lý nhà nước không cao. Một vấn đề khác cũng đáng được quan tâm đó là đạo đức nghề nghiệp của bộ phận cán bộ quản lý về xây dựng: đội ngũ cán bộ quản lý này thường đối mặt với nhiều cám dỗ trong thực tế. Do đó, vấn đề đạo đực cũng cần được quan tâm đúng mức nhằm đảm bảo chất lượng đội nguc cán bộ trong sạch. III. Những đánh giá chung về hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng tại Sở xây dựng Hải Dương. 1. Đánh giá những mặt được và hạn chế trong từng lĩnh vực quản lý của Sở xây dựng. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng của Sở xây dựng Hải Dương được hoàn thiện hơn trong quá trình vận hành và đổi mới. Quản lý nhà nước rõ ràng, minh bạch hơn. Trong các khâu quản lý từ việc triển khai các văn bản, quy định của pháp luật; quy hoạch xây dựng đến công tác thanh tra kiểm tra đều có những tiến bộ, đóng góp vào sự tăng trưởng ổn định của kinh tế Hải Dương. Ngành xây dựng đã có sự đổi mới mạnh mẽ. Cùng với sự thay đổi cơ chế, từ quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, trong cơ chế, chính sách về hoạt động cũng có sự thay đổi trong tư tưởng chủ đạo đảm bảo phù hợp với kinh tế thị trường. Việc cổ phần hóa 100% các doanh nghiệp đã tách bạch chức năng quản lý của Sở và hoạt động của doanh nghiệp. Do đó xác định rõ nhiệm vụ, chức năng của từng bên. Khuyến khích sự tham gia của nhiều chủ thể trong lĩnh vực xây dựng. tạo nên sự phát triển năng động, thúc đẩy tăng trưởng cho địa phương. * Đối với hoạt động phân cấp và quản lý thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Hoạt động phân cấp đã và đang được tiến hành, phân rõ ràng trách nhiệm của các chủ thể. Hoạt động này tạo điều kiện cho các đơn vị, cán bộ cấp huyện năng cao được năng lực quản lý, chủ động trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong đầu tư xây dựng, giảm thời gian chờ đợi cấp trên giải quyết của chủ đầu tư. Điều đó làm tăng tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị địa phương và chủ đầu tư. Giảm hẳn tình trạng công việc dù quy mô lớn hay nhỏ dồn hết về một đầu mối. Đồng thời việc phân cấp tạo sự thống nhất trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh. Việc tiết kiệm được thời gian, tiền bạc cho cả cơ quan quản lý và chủ thể tham gia đầu tư xây dựng thể hiện sự hiệu quả trong quản lý. Thủ tục hành chính đã được thực hiện khảo sát, sửa đổi, bổ sung, thay thế làm giảm chi phí kinh tế và thời gian cho các đối tượng tham gia trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, vẫn thủ tục hành chính gây rườm rà cho nhân dân. Còn tồn tại tình trạng thời gian giải quyết thủ tục hành chính cũng kéo dài. Nguyên nhân một phần do thủ tục nhiều, đôi khi do nhân dân không hiểu hết về các thủ tục trong đầu tư xây dựng. Sự thiếu sót này đã được quan tâm giải quyết qua việc tổ chức các cuộc hội nghị giao ban với các huyện, các chủ đâu tư và các cơ quan doanh nghiệp hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh theo từng quý mỗi năm. Nhưng số lượng các cá nhân được tiếp cận không nhiều. Số lần tổ chức cũng không đủ với việc các quy định về xây dựng của nhà nước này càng nhiều hơn. Đặc biệt trong giai đoạn gia nhâp WTO. Có thể nói, công tác phổ biến, giáo dục nhận thức pháp luật còn chưa đầy đủ dẫn đến việc triển khai thực hiện gặp vướng măc thì lung túng trong khâu giải quyết. Một nguyên nhân khác chính là việc không rõ ràng trong các văn bản hướng dẫn. Có những văn bản có thể hiểu không chỉ theo một cách, có thể dẫn đến bắt đồng (như: văn bản điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên, nhiên liệu và vật liệu xây dựng…). * Đối với lĩnh vực quy hoạch xây dựng. Công tác quy hoạch đã sửa chữa được nhiều thiếu sót, hoàn thiện hơn trong điều kiện thay đổi của tỉnh. Chất lượng quy hoạch ngày một tốt hơn. Có quy hoạch là định hướng phát triển không gian. Đảm bảo việc phát triển kinh tế ổn định, bền vững. Đây chính là cơ sở để khuyến khích, thu hút các thành phần vào thị trường xây dựng của Hải Dương. Năng cao mức đóng góp của ngành xây dựng cho tăng trưởng kinh tế của Hải Dương. Hơn nữa, việc phát triển theo quy hoạch không những phục vụ cho phát triển kinh tế, mà còn có những ý nghĩa sâu xa về chính trị, an ninh quốc phòng và lĩnh vực xã hội của tỉnh. Về công tác quy hoạch đầu tư xây dựng tại Sở Xây dựng: công tác lập đồ án quy hoạch về chất lượng chưa đáp ứng hết yêu cầu phát triển của xã hội. Có những đồ án quy hoạch phải điều chỉnh nhiều lần, sớm bị lạc hậu. Định hướng mở cho đô thị chưa rõ ràng. Việc triển khai quy hoạch chi tiết diễn ra chậm, chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa. Công tác quy hoạch xây dựng nói chung vẫn gặp phải sự chồng chéo, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các loại quy hoạch. Nhận thức quan niệm của một số địa phương về quản lý đô thị chưa được đầy đủ. Việc công bố và công khai các đồ án quy hoạch xây dựng, các chỉ giới quy hoạch xây dựng và đưa các mốc giới ra ngoài thực địa chưa được triển khai đồng bộ, nên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là: thứ nhất, do tình hình thay đổi cơ chế hiện nay sang cơ chế thị trường, ngày một đổi mới, công tác quy hoạch của Sở chưa thực sự phù hợp. Công tác quy hoạch hầu như chưa theo kịp với sự thay đổi của các yếu tố khách quan như là vấn đề về dự báo. Mặt khác nhiều quy hoạch còn mang ý kiến chủ quan, chưa gắn liền với nhu cầu thực tế. Thứ hai, do trình độ đội ngũ cán bộ quản lý quy hoạch tại địa phương còn yếu và thiếu. Thứ ba, do nguồn vốn cho công tác quy hoạch còn rất thiếu và thường không tập trung. * Trong công tác Thanh tra, giám sát xây dựng cua Sở: Công tác thanh tra, giám sát các dự án đầu tư xây dựng được tiến hành thường xuyên, theo đúng yêu cầu, kế hoạch. Bước đầu có sự phối hợp giữa các lực lượng của Thanh tra Sở Xây dựng với các lực lượng địa phương cấp huyện, cấp xã. Hoạt động này góp phần phát hiện những vi phạm trong đầu tư, những trương hợp sử dụng vốn sai mục đích, dự toán công trình sai hoặc thi công sai thiết kế… vừa tiết kiệm cho nhà nước, vừa đảm bảo sự trong sạch cho thị trường xây dựng Hải Dương. Việc thực hiện thanh tra, kiểm tra nghiêm túc và chế tài xử phạt thích đáng chính là một thông điệp mang tính răn đe đối với những hành vi sai trái trong đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, trong công tác Thanh tra, giám sát xây dựng của Sở: công tác thanh tra chuyên ngành của Sở Xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý hành chính vầ quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng. Việc các vấn đề thanh tra, giám sát nảy sinh ngày càng nhiều, trong khi đó thực tế lại chỉ thanh tra, giám sat được một số lượng nhất định. Bên cạnh đó, tạp cấp huyện, cấp xã, việc thanh tra, giám sát được thực hiện thiếu sự phối hợp đồng bộ với cấp tỉnh. Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu cả về số lượng và chất lượng lực lượng cán bộ. Đặc biệt ở các cấp huyện và cấp xã. Bên cạnh đó, còn do sự thiếu hợp tác của các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng. Một só doanh nghiệp chưa thực sự nghiêm túc định kỳ gửi báo cáo giám sat đầu tư choc ơ quan quản lý Nhà Nước theo quy đinh. Do vậy cơ quan quản lý không nắm bắt được tình hình hoạt động của các dự án đầu tư. * Trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình. Hiệu quả đạt được của công tác quản lý chất lượng công trình được biểu hiện thống qua các công trình có chất lượng cao, bền vững, công trình đúng theo quy hoạch và đẹp về mỹ quan. Ngoài việc phải tiếp tục phát huy những mặt đã làm tốt trong công tác quản lý chất lượng công trình, còn phải sửa chữa những yếu kém: đó là việc thiếu hụt cán bộ quản lý, đó là việc chồng chéo giữa các cơ quan, các Sở có quản lý công trình chuyên ngành… * Trong công tác cấp giấy phép xây dựng: tổ chức bộ máy và cán bộ thực hiện cấp giấy phép xây dựng ở các địa phương còn chưa đáp ứng được chuyên môn. Vẫn tồn tại các công trình xây dựng mà không có giấy phép. Việc phân cấp trong công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng chưa triệt để. Ngoài ra, việc triển khai cấp giấy phép cũng còn tiến hành chậm. 2. Đánh giá hiệu quả quản lý Nhà nước. * Thứ nhất, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương. * Thứ nhất, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương. Sản phẩm đầu ra của các dự án đầu tư xây dựng công trình là các công trình vật chất phục vụ đời sống của người dân, là công trình phục vụ cho sản xuất, hay là các công trình thuộc kết cấu hạ tầng. Các công trình này được xây dựng đúng với quy hoạch, đúng tiến độ, tạo ra kiến trúc trong phát triển của địa phương. Mặt khác, các công trình tạo ra đều phục vụ những nhu cầu cần thiết nhất của địa phương. Thông qua nó phát triển những thành phần kinh tế khác, tạo điều kiện năng cao đời sống nhân dân. Ví dụ nhưng: hệ thống giao thông, điện, đường… * Tính chủ động sáng tạo và thống nhất trong hoạt động quản lý nhà nước. Đạt hiệu quả quản lý bằng việc tiến hành nghiên cứu, tổ chức bộ máy hoạt động theo những mô hình hay, những mô hình hiệu quả. Đó là: việc tổ chức môt hình hoạt động của Thanh tra Sở. Mô hình này vừa thể hiện tính độc lập trong công tác thanh tra, mặt khác vẫn tham mưu tốt cho quản lý nhà nước. Vì mô hình này chưa được áp dụng lâu nên cần thời gian để sửa chữa, hoàn thiện và cả thời gian để thay thế tư duy cũ (việc tổ chức theo quan điểm Pháp lênh thanh tra năm 1900). Hay đó là việc áp dụng những quy trình làm việc khoa học, cách thức làm việc chuyên nghiệp. * Về việc chống thất thoát, lãng phí. Sở Xây dựng Hải Dương với những hoạt động như: cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực xây dựng, kiện toàn bộ máy thanh tra, kiểm tra nhằm đáp ứng được yêu cầu về thanh tra, kiểm tra, hạn chế những sai phạm,… đảm bảo việc tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do thiếu trình độ, thiếu phương pháp và sự chưa hoàn chỉnh của các văn bản pháp luật khiến hiện tượng thất thoát lãng phí vẫn tồn tại nhiều. * Hiệu quả thực thi các quy định của Nhà nước. Việc phân cấp đã được tiến hành nhiều năm trở lại đây, từ Sở Xây dựng đến các cấp huyện, cấp xã. Qua đây, chức năng, nhiệm vụ của các bên liên quan được quy định cụ thể, rõ ràng. Trong hoạt động quản lý xây dưng, các bên liên quan đến đầu tư xây dựng cũng được phân trách nhiệm rõ ràng. Từ đây đảm cơ sở cho xử lý các vấn đế phát sinh trong lĩnh vực xây dựng một cách hiệu quả. Đống thời, chế tài xử phạt trong từng vi phạm trong lĩnh vực xây dựng cũng được quy định cụ thể. Sở Xây dựng căn cứ vào đó đã tổ chức phổ biến, thi hành quyền lực của mình. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành, tình trạng không làm đúng trách nhiệm và quyền hạn vẫn tồn tại. Việc thực hiện xử phạt các hành vi sai phạm trong xây dựng vẫn tồn tại. Do vậy, làm giảm hiệu quả thực thi các quy định của Nhà nước. CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NĂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG. 1. Đối với công tác phân cấp quản lý nhà nước và phổ biến các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng Việc phân cấp trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cần triển khai một cách đồng bộ và toàn diện. quy định rõ trách nhiệm của từng bên. Gồm có cơ quan nhà nước: sở Xây dựng, các Sở có xây dựng chuyên ngành và các đơn vị tham gia đầu tư. Việc tiến hành triển khai cả bằng hình thức tuyên truyền, hướng dẫn thi hành và kiểm tra giám sát nhằm đảm bảo pháp luật được thi hành. Việc triển khai tổ chức quản lý ngành Xây dựng trong toàn tỉnh cần quan tâm hơn đến hệ thống tổ chức và lực lượng quản lý xây dựng cấp huyện, cấp xã, phường. và các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng; hệ thống tư vấn quy hoạch xây dựng; hệ thống thanh tra chuyên ngành xây dựng. Điều này là hết sức quan trọng trong điều kiện Sở Xây dựng Hải Dương đang phân cấp mạnh mẽ, trao nhiều quyền lực hơn cho cấp dưới. Nếu hệ thống tổ chức và quản lý xây dựng cấp dưới không đủ năng lực tiếp nhận hoặc năng lực kém thì việc quản lý xây dựng trên địa bàn mình quản lý sẽ có kết quả không tốt. Ảnh hướng chung đến sự phát triển xây dựng của toàn tỉnh. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, chống mọi phiền hà xách nhiễu đến dân. Bằng nhiều kênh khác nhau như: tổ chức tập huấn, thực hiện công bố trên báo chí phát thanh , truyền hình, và sử dụng công nghệ thông tin… cho việc phổ biến rộng rãi các văn bản pháp luật xây dựng đến người dân, tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. 2. Giải pháp về quy hoạch xây dựng. Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành là loại quy hoạch phi vật thể. Còn quy hoạch xây dựng ( gồm có: quy hoạch chung, quy hoạch vùng và lãnh thổ, quy hoạch chi tiết)…là loại quy hoạch vật thể, quy hoạch không gian. Phát triển bền vững là phát triển phải theo quy hoạch, tức là phải theo một trật tự nhất định, phát triển không theo quy hoạch hoặc phát triển sai quy hoạch, gây lãng phí, hiệu quả kinh tế - xã hội thấp thì đó là phát triển không bền vững. Cần thiết phải có kế hoạch cho công tác quy hoạch xây dựng, không chỉ có trong một vài năm mà còn phải là kế hoạch dài hạn nhằm đảm bảo xây dựng được theo quy hoạch, có tính bền vững, lâu dài. Bố trí vốn cho công tác quy hoạch xây dựng. Việc lên kế hoạch bố trí vốn đảm bảo việc thực hiện phủ kín quy hoạch đúng thới gian. Trước mắt là tiến hành hoàn thành các quy hoạch chung xây dựng các thị trấn và các dự án đặc biệt quan trọng của Tỉnh: các khu vực phát triển phía Bắc sông Thái Bình và phía Nam sông Sặt, thành phố Hải Dương; các khu vực khai thác du lịch, văn hóa, vui chơi giải trí trên địa bàn huyện Chí Linh…. Nghiên cứu cơ chế huy động nguồn vốn, thực hiện xã hội hóa trong công tác quy hoạch, trong phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị và trong đầu tư phát triển nhà, nhất là nhà ở xã hội. Chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp lập quy hoạch xây dựng, hồ sơ và thủ tục thẩm định, phê duyệt, phân cấp mạnh cho địa phương phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng. * Đối với quy trình lập quy hoạch: nhất là với quy trình lập quy hoạch đo thị và các khu nông thôn. Công tác quy hoạch xây dựng theo quy hoạch được quy định trong Nghị định 08 và Thông tư 15 cho thấy quy trình lập quy hoạch xây dựng mới bước đầu đã đi vào cuộc sống và trở thành công cụ hữu hiệu cho các địa phương trên địa bàn cả nước trong việc thực hiện công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng. Cần kiểm soát chặt chẽ trong quá trình lập quy hoạch để đảm bảo đúng quy trình. * Trong lập quy hoạch xây dựng cần có sự dân chủ. Đó là ý kiến của những tổ chức chuyên môn, những người, những đối tượng có lợi ích liên quan tới quy hoạch xây dựng như các nhà đầu tư, người dân trong khu vực quy hoạch… để quy hoạch phù hợp hơn và hài hòa về lợi ích cho các bên tham gia. * Về phát triển đô thị: sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ của Hải Dương đã và đang tác động đến sự phân bố lại dân cư. Thúc đẩy quá trình đô thị hóa đem lại lợi ích và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng cơ chế quản lý xây dựng đô thị, đổi mới tổ chức quản lý đô thị, bổ sung và bố trí đủ cán bộ có năng lực chuyên môn đồng bộ ở các cấp, đặc biệt ở cấp huyện, xã, hệ thống thanh tra. Quán triệt nguyên tắc: đúng chức năng, đủ nhiệm vụ, tăng quyền hạn và rõ trách nhiệm. Với các trung tâm tư vấn, lập quy hoạch: Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật. Quản lý chặt chẽ ciệc cấp phép đảm bảo chất lượng của các trung tâm. Ngoài ra, việc quản lý quy hoạch xây dựng phụ thuộc lớn vào đội ngũ cán bộ quản lý. Lực lượng này cần phải nắm rõ chuyên môn, chuyên ngành của mình. Theo đó, cần mở nhiều đợt bồi dưỡng cán bộ cho cấp huyện và cấp xã thông qua các lớp tập huấn chuyên môn. 3. Giải pháp năng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình. Công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cần đề cập đến 3 vấn đề chính: Việc triển khai áp dụng pháp luật trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, Mô hình quản lý chất lượng công trình xây dựng tại địa phương, cuối cùng là Công tác kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp. Nhằm năng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình, trước hết cần có những giải pháp trong các vấn đề sau: Sự phối hợp của Sở và các sở có công trình quản lý công trình chuyên ngành trong công tác quản lý chất lượng công trình: theo quyết định số:4219/2007/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2007 của UBND tỉnh Hải Dương và quy định Về việc phân cấp quản lý trong các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, các nhiệm vụ, trách nhiệm của các Sở được quy định rõ ràng. Nhưng thực tế, sự phối hợp giữa các Sở diễn ra thiếu hiệu quả. Do vậy, cần có quy định rõ ràng về việc hợp tác trong quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại Hải Dương. Năng cao mức độ đáp ứng về nhân sự của Sở Xây dựng, đó là việc phải có đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và chất lượng, các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, UBND quận, huyện, xã để thực hiện được nhiệm vụ theo phân cấp. Quan tâm đến công tác giám sát của nhân dân. Số lượng thông tin cung cấp của người dân sẽ khắc phục được việc thiếu thông tin và thông tin chập. Cần phối hợp hoạt động thường xuyên giữa bộ phận thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng với Thanh tra Xây dựng tránh sự chồng chéo tổ chức thực hiện công việc. Qua đây, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sat chất lượng công trình xây dựng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong xây dựng. Đảm bảo răng chất lượng công trình xây dựng luôn được theo dõi, đôn đốc nhằm phát hiện nhanh chóng và kịp thời những sự cố công rình phát sinh để tìm biện pháp hữu hiệu, tháo gỡ kịp thời, tránh hiện tượng dự án bị bỏ lỡ gây lãng phí vốn và thời gian đầu tư. Thường xuyên kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng khác đối với nhà thầu thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng, điều kiện năng lực, nhiệm vụ được giao. Đối với công tác kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp: cần quán triệt nguyên tăc thực hiện đúng quy trình. Nghiêm túc trong giai đoạn thẩm định Nâng cao vai trò của các Trung tâm kiểm định chất lượng thuộc Sở, mức độ phát huy của các đơn vị thực hiện các hoạt động kiểm định chất lượng trên địa bàn, đề xuất các vấn đề cần giải quyết. 4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý. Cần năng cao công tác đào tạo, tập huấn các cán bộ quản lý. Việc đào tạo cán bộ quản lý đầu tư xây dựng rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác quản lý, do đó cần phải tăng cường hơn nữa công tác này. Ngoài ra, cần có tiêu chuẩn cán bộ quản lý Nhà nước về lĩnh vực đầu tư và xây dựng, lấy đây làm động lực thúc đẩy cán bộ phấn đấu. Hiện nay, trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển, hệ thống quản lý đầu tư và xây dựng đã đạt tới mức hoàn chỉnh. Đây chính là nguồn kinh nghiệm, kiến thức thực tế hữu hiệu cho công tác quản lý về đầu tư xây dựng. Ngoài việc tìm hiểu thông qua sách vở và internet thì việc giao lưu giữa cán bộ của địa phương với cán bộ của Trung Ương và với cán bộ của nước ngoài là hết sức cần thiết. Do có thể học tập, trao dổi những kinh nghiệm trong quản lý. Do đó, cần có chính sách đầu tư cán bộ cốt cán học tập, trau dồi với các chuyên gia nước ngoài để nhanh chóng tiếp thu những tiên tiến phục vụ công tác quản lý ở Hải Dương. Một thực tế hiện nay là số cán bộ đang công tác tại Sở Xây dựng và các phòng ban quản lý về đầu tư xây dựng của địa phương cấp dưới thường xuất phát từ những cán bộ kỹ thuật. Do vậy, cần phải sắp xếp cán bộ cho phù hợp. đi đôi với đó là phải bồi dưỡng năng cao kiến thức về quản lý kinh tế cho các cán bộ nhằm đạt được hiệu quả quản lý về đầu tư. Nghiêm túc thực hiện việc chọn lọc cán bộ nhằm đảm bảo một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp tại địa phương, bộ máy quản lý tinh gọn. Một vấn đề rất đáng được quan tâm trong tất cả hoàn cảnh đó là đạo đức nghề nghiệp. Việc đảm bảo tính nghiệm minh, công bằng của các chính sách pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng phụ thuộc lớn vào đạo đức của cán bộ quản lý. Vì thế, cần chú trọng công tác bồi dưỡng đạo đức cho các cán bộ quản lý. Việc đảm bảo có những cán bộ có đạo đức, có trách nhiệm sẽ đảm bảo cho các công việc tại Sở Xây dựng được vận hành tốt, có hiệu quả. Tạo lòng tin trong nhân dân, cá nhân và các tổ chức đầu tư trong và ngoài nước. thúc đẩy phát triển cho ngành xây dựng Hải Dương. 5. Giải pháp đối với công tác thanh tra hoạt động đầu tư xây dựng. Sở xây dựng cần có sự hoàn chỉnh về đội ngũ và lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xây dựng. Lưc lượng cán bộ cần phát triển cả về chuyên môn, tính chuyên nghiệp và đạo đức của cán bộ quản lý. Có kế hoạch cụ thể để hoàn chỉnh đề án thành lập thanh tra Xây dựng. Qua đó để khắc phục được tình trạng thiếu nhân sự và yếu về nghiệp vụ của đội ngũ thanh tra, kiểm tra. . KẾT LUẬN. Hoạt động đầu tư xây dựng là một hoạt động đòi hỏi có một lượng vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư kéo dài. Nên nguy cơ rủi ro, bất trắc ở mức độ cao; ngoài ra nó còn liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Yêu cầu đối với một sản phẩm đầu ra của hoạt động đầu tư xây dựng là phông được phạm một sai phạm nào, hay không được có phế phẩm. Do vậy, vai trò quản lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư là vô cùng quan trọng. Sở Xây dựng Hải Dương là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh. Trách nhiệm của Sở Xây dựng là quản lý các vẫn đề thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý việc lập quy hoạch, của địa phương, ban hành các quy định về định mức, đơn giá xây dựng, hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình… Với sự quản lý của Sở Xây dưng, hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh dảm bảo được tính công bằng, công khai và minh bạch, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. Cùng với sự phát triển, hội nhập của kinh tế Tỉnh, xuất hiện nhiều nhân tố, vấn đề mới trong hoạt động đầu tư xây dựng. Trong quá trình quản lý Nhà nước với hoạt động này, phải đối phó với không ít khó khăn và bộc lộ nhiều thiếu sót. Mục tiêu của Sở Xây dựng trong thời gian tới là tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, hoàn thiện công tác cải cách nhằm năng cao hiệu quả công việc. Góp phần quản lý tốt lĩnh vực xây dựng trên địa bàn Tỉnh. Danh mục tài liệu tham khảo. 1. Giáo trình quản lý dự án đầu tư. TS. Từ Quang Phương chủ biên. NXB Lao động – Xã hội. 2. Luật Xây dựng và văn bản hướng dẫn thực hiện. NXB Xây dựng (2005). 3. Một số vấn đề về quản lý Nhà nước . Trường cán bộ thanh tra Nhà nước. NXB Chính trị Quốc gia. 4. Nghị Định Số 16/2005/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 5. Nghị đinh số 112/2006/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 6. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. 7. Nghị định 08 ngày 24/1/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng. 8. Phân cấp quản lý Nhà nước, lý luận và thực tiễn. PGS.TS Vũ Kim Sơn. 9. Quyết định số 70/ QĐ-SXD ngày 18/08/2009 Về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ các phòng chuyên môn thuộc Sở Xây dựng Hải Dương. 10. Tạp chí Xây dựng số 9/2000: Nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước ngành xây dựng. Th.S Bùi Sỹ Hiển- Vụ phó vụ pháp chế. 11. Tạp chí xây dựng số 11/2001: Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư và xây dựng – Chu Văn Chương, vụ phó vụ chính sách xây dựng. 12. Tạp chí xây dựng số 6/2007: Kiện toàn bộ máy thanh tra chuyên ngành Xây Dựng ở địa phương – Trần Văn Thể, thanh tra Sở Xây dựng Hậu Giang. 13. Tạp chí xây dựng số 12/2005 : Nâng cao hiệu quả quản Lý nahf nước về chất lượng công trình xây dựng – PGS.TS Trần Chủng, cục trưởng cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. 14. Thông tư 15 ngày 19/8/2005 của Bộ xây dựng về Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng. 15. Thông tư 27/2009/TT-BXD ngày 31/07/2009 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng. 16. Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15 tháng 07 năm 2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng. 17. Thông tư của Bộ Xây dựng số 09/2005/TT-BXD ngày 06 tháng 05 năm 2005 hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng. 18. Thông tư số 12/2005/TT-BXD Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng. 19. Website: www.giaxaydung.vn 20. Website: www.moc.gov.vn 21. Phân cấp quản lý Nhà nước, lý luận và thực tiễn. PGS.TS Võ Kim Sơn. NXB Chính trị Quốc gia. 22. Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng tại Sở xây dựng Hải Dương Thực trạng và giải pháp.DOC