Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh

Hoạt động KDNH chứa đựng nhiều loại rủi ro, nhất là rủi ro tỷ giá ngoại tệ và giá vàng, nhưng nếu được quản lý một cách khoa học, có hệ thống sẽ mang lại lợi nhuận lớn, đóng góp vào tổng lợi nhuận chung cho các NHTM. Chính vì vậy, trong xu hướng hội nhập hiện nay, việc hoàn thiện các công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối trong hoạt động KDNH của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM là rất cần thiết và nhằm giúp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý rủi KDNH tại các NHTM. Luận án này đã giải quyết được các vấn đề trong mục tiêu nghiên cứu, bao gồm: làm rõ cơ sở lý luận về quản lý rủi ro trong KDNH tại các NHTM, thực trạng về quản lý rủi ro trong KDNH tại các NHTM cổ phần TP.HCM và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong KDNH tại các NHTM cổ phần TP.HCM. Với các giải pháp mà Luận án đưa ra để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro KDNH tại các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM; và cũng với hy vọng rằng trong những năm tới, các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM sẽ có một bước tiến mới đáng kể trong quản lý rủi ro hoạt động KDNH, góp phần đưa hoạt động này thành một trong những hoạt động quan trọng mang lại lợi ích và an toàn chung cho ngành ngân hàng, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP của Thành phố Hồ Chí TP.HCM nói riêng và đất nước nói chung.

pdf245 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3062 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh dự của tôi. TP.Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 06 năm 2013 Tác giả Bùi Quang Tín 216 MỞ ĐẦU 4. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Kể từ ngày 07/11/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và đang trong tiến trình cải cách để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và song song là tiến trình tự do hóa nền kinh tế mà lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu chính là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Khi tự do hóa kinh tế, các ngân hàng có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động nhưng đồng thời cũng chịu thêm nhiều áp lực cạnh tranh cũng như rủi ro từ môi trường bên ngoài, trong khi không thể tiếp tục trông chờ vào chính sách bảo hộ của nhà nước. Tiến trình tự do hóa kinh tế tất yếu dẫn đến tự do hóa các dòng vốn, tự do hóa lãi suất và tự do hóa tỷ giá hối đoái. Từ trước tới nay, nhờ chính sách can thiệp của nhà nước đã giúp cho lãi suất và tỷ giá hối đoái rất ổn định, ngoại trừ một số thời điểm đặc biệt như khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á năm 1997-1998. Thêm vào đó, hoạt động của các ngân hàng trong những năm trước đây chủ yếu tập trung vào khâu tín dụng, có những ngân hàng hoạt động kinh doanh tín dụng chiếm đến hơn 90%. Vì thế, vấn đề KDNH cũng như quản lý rủi ro tỷ giá ngoại tệ và giá vàng trong KDNH chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức. Chỉ đến thời gian gần đây từ năm 2006-2010, khi thị trường chứng khoán sôi động, tỷ giá USD/VND tăng giảm nhanh, giá vàng biến động mạnh, tỷ trọng kinh doanh tín dụng giảm dần, nhiều loại hình kinh doanh mới xuất hiện như đầu tư tài chính, kinh doanh vàng, v.vv… áp lực cạnh tranh trên thị trường tăng cao thì các ngân hàng mới bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho KDNH và các giải pháp khác trong việc quản lý rủi ro trong hoạt động KDNH. Về phía các Ngân hàng, hoạt động KDNH luôn được kỳ vọng đem lại nhiều lợi nhuận và rủi ro là thấp nhất. Trong khi đó, sự biến động của tỷ giá ngoại tệ và giá vàng là rất khó để dự đoán và có thể gây ra nhiều thiệt hại cho cả ngân hàng. Cho nên, việc tìm ra các giải pháp để phòng ngừa và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro ngoại hối cho hoạt động KDNH là thật sự cần thiết. Chính vì lẽ đó, tác giả chọn 217 “QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TP.HCM” để làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ. 5. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Qua tìm hiểu trong thời gian vừa qua, tác giả nhận thấy các đề tài nghiên cứu có liên quan đến đề tài này chỉ có các tác giả khác thực hiện ở cấp Thạc sỹ ở trong nước từ năm 2008 trở về trước, còn ở nước ngoài thì không tìm thấy có tác giả nào làm đề tài có liên quan mật thiết đến đề tài của tác giả đang nghiên cứu. Các đề tài trên được thực hiện từ năm 2008 về trước nên phần thực trạng không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Ngoài ra, ở chương các giải pháp của các đề tài cấp Thạc sỹ vẫn còn mang nặng tính lý thuyết hay khó áp dụng vào thực tiễn hoạt động của các NHTM cổ phần ở TP.HCM. Do đó, việc tìm ra giải pháp căn bản và khả thi nhất nhằm tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTM tại TPHCM là việc làm vô cùng cần thiết, trong đó cần có một mô hình áp dụng được trong thực tiễn hoạt động của các Ngân hàng nhằm giúp cho các đơn vị có liên quan trong ngân hàng sử dụng được bất cứ khi nào có nhu cầu kiểm soát và phòng ngừa rủi ro ngoại hối. 6. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được 4 mục tiêu sau đây:  Xác định những nguyên nhân của tồn tại trong quản lý rủi ro ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM.  Đề ra các giải pháp để hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM.  Đề ra các giải pháp để tăng cường quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM.  Kiến nghị những biện pháp nhằm hổ trợ cho hoạt động kinh doanh ngoại hối và quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối. 218 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng và các giải pháp trong việc tăng cường quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM. Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, Luận án này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là các loại ngoại tệ mạnh (gồm có: USD, EUR, GBP, AUD, JPY, CAD, CHF, SGD) và vàng, tại vì đây là hai loại ngoại hối có doanh số giao dịch chủ yếu và lớn nhất hiện nay tại các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM, chiếm tỷ lệ trên 90% tổng doanh số giao dịch về kinh doanh ngoại hối. Khoảng thời gian nghiên cứu cho Luận án này là từ năm 2007 đến năm 2012. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Là công trình nghiên cứu khoa học nên trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp, diễn dịch, phương pháp VaR để thực hiện nghiên cứu. 5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được trình bày ba chương: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 7. NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN  Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối và gây ra rủi ro trong kinh doanh ngoại hối trong điều kiện hiện nay. 219  Làm rõ những tồn tại trong quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM.  Đề xuất các chính sách và giải pháp để tăng cường quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ KINH DOANH NGOẠI HỐI 1.1.1. Quan hệ ngoại hối trong nền kinh tế Các quan hệ ngoại hối trong nền kinh tế không phát sinh một cách độc lập, mà luôn chịu ảnh hưởng qua lại bởi rất nhiều yếu tố thị trường khác. Có nhiều yếu tố nêu lên sự tác động qua lại giữa các giao dịch ngoại hối trong TTNH với các thị trường khác như thị trường hàng hóa và trái phiếu. Ngoài ra, chúng ta có thể đề cập đến các thị trường khác và các chính sách khác như: thị trường chứng khoán, các chính sách chính trị, xã hội, kinh tế, …cũng tác động đến các quan hệ ngoại hối trong nền kinh tế. 1.1.2. Thị trường ngoại hối 1.1.2.1. Khái niệm thị trường ngoại hối Theo tác giả, Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động chuyển đổi, mua bán tiền tệ của các nước khác nhau; là nơi thực hiện các giao dịch vàng liên tục và toàn cầu; là nơi diễn ra các hoạt động đầu tư, lưu chuyển tài chính quốc tế nhằm thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể kinh tế; đồng thời cũng xác định được các điều kiện giao dịch. 220 1.1.2.2. Đặc điểm, chức năng của thị trường ngoại hối 1.1.2.4 . Các chủ thể tham gia trên thị trường ngoại hối  Ngân hàng trung ương  Các ngân hàng thương mại  Các nhà môi giới  Các doanh nghiệp  Các cá nhân hay tổ chức trong và ngoài nước khác  Các định chế tài chính khác. 1.1.2.4. Xu hướng phát triển của thị trường ngoại hối trên thế giới 1.1.3. Kinh doanh ngoại hối 1.1.3.1. Khái niệm ngoại hối Ngoại hối (foreign exchange) bao gồm các phương tiện tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm:  Ngoại tệ  Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ.  Vàng tiêu chuẩn quốc tế:  Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ. 1.1.3.2. Khái niệm kinh doanh ngoại hối và những vấn đề cơ bản trong kinh doanh ngoại hối Theo tác giả, kinh doanh ngoại hối là việc mua và bán các đơn vị tiền tệ khác nhau và vàng nhằm tìm kiếm chênh lệch giá hoặc hưởng phí. Có ba phương pháp cơ bản để phát sinh lãi trong KDNH tại thị trường giao ngay:  Lãi phát sinh từ việc tạo trạng thái ngoại hối.  Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường khác nhau hoặc cùng trên một thị trường.  Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra. 221 1.1.3.3. Các loại giao dịch ngoại hối  Giao dịch ngoại hối giao ngay (Spot)  Giao dịch ngoại hối kỳ hạn (Forward)  Giao dịch ngoại hối tương lai (Future)  Giao dịch ngoại hối hoán đổi (Swap)  Giao dịch ngoại hối quyền chọn (Option) 1.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Các nhân tố chung tác động đến rủi ro trong kinh doanh ngoại hối 1.2.1.3 . Các yếu tố bên ngoài Đây là các yếu tố chủ yếu thuộc các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội của các nước trên thế giới có ảnh hưởng đến nền kinh tế của một Quốc gia nói chung và hoạt động KDNH nói riêng. 1.2.1.4 . Các yếu tố bên trong Đây là các yếu tố tác động từ nội tại của nền kinh tế của một quốc gia, trong đó chủ yếu bao gồm: lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại, tình trạng đôla hóa nền kinh tế, trạng thái ngoại tệ, cơ chế điều hành tỷ giá và các hợp đồng giao dịch phái sinh ngoại hối. 1.2.2. Các nhân tố riêng tác động đến rủi ro trong kinh doanh ngoại hối Có hai nguyên nhân chính làm phát sinh rủi ro trong KDNH tại các Ngân hàng, đó là:  Các Ngân hàng mua bán ngoại tệ hay vàng phục vụ cho khách hàng và mua bán cho chính mình;  Các Ngân hàng đầu tư vào tài sản có và huy động vốn bằng ngoại tệ hay vàng. 1.2. CÁC TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 222 1.3.1. Các tiêu chí định lượng 1.3.1.1. Phương pháp đo lường VaR Một trong những phương pháp đo lường rủi ro trong hoạt động KDNH tại các NHTM phổ biến nhất hiện nay là sử dụng mô hình VaR. Mô hình sẽ được phân tích chi tiết trong mục 1.4.2.3 của chương 1 Luận án này. 1.3.1.2. Phương pháp đo lường trạng thái ngoại tệ Đây cũng là một trong những phương pháp đo lường định lượng phổ biến hiện nay trên thế giới về mức độ rủi ro của các giao dịch ngoại hối mà ngân hàng thực hiện. Các tiêu chí của công thức này được trình bày chi tiết trong Mục 1.2.2 của Luận án này. Lãi/lỗ đối với ngoại hối (i) = Trạng thái ngoại hối ròng (i) x Mức biến động tỷ giá của ngoại tệ (i) hay giá vàng 1.3.2. Các tiêu chí định tính Các chỉ tiêu này bao gồm: mức độ sử dụng các công cụ phái sinh (mục 1.4.2.3), sử dụng các kỷ thuật dự đoán tỷ giá, hạn mức (mục 1.4.2.3), tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nước (mục 1.2.1), các chính sách của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền (mục 1.2.1), v.v… 1.4. QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.4.1. Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại Theo tác giả, rủi ro ngoại hối là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá ngoại tệ và giá vàng làm ảnh hưởng xấu đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Có hai nguyên nhân chính gây nên rủi ro tỷ giá ngoại tệ và giá vàng: (1) các ngân hàng giao dịch các đồng tiền nước ngoài, vàng nhằm phục vụ cho khách hàng và cho chính ngân hàng mình; (2) các ngân hàng đầu tư vào tài sản có và huy động vốn bằng các ngoại tệ. Cả hai nguyên nhân này tạo ra một xu hướng trạng thái ngoại hối ròng (trường hoặc đoản) trong mua bán ngoại hối và trong cơ cấu tài sản bằng ngoại tệ. Nếu tỷ giá ngoại tệ và giá vàng biến động càng mạnh thì rủi ro ngoại hối sẽ càng lớn. 223 1.4.2. Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại 1.4.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối của NHTM Theo tác giả, quản lý rủi ro KDNH tại ngân hàng là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất do rủi ro gây ra. Quy trình quản lý rủi ro thông thường gồm năm bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa rủi ro và tài trợ rủi ro. 1.4.2.3. Vai trò của quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối đối với NHTM Quản trị rủi ro KDNH tốt giúp góp phần làm giảm thiểu chi phí hoạt động và hạn chế tổn thất cho các ngân hàng. Quản lý rủi ro KDNH hiệu quả góp phần tạo điều kiện làm lành mạnh tình hình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ phá sản và gia tăng uy tín cho các NHTM. Quản lý rủi ro KDNH tốt giúp phát hiện kịp thời những nguyên nhân có thể gây nên rủi ro cho hoạt động KDNH. Quá trình này giúp xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của các quy định trong nước và các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống quản lý rủi ro KDNH hiệu quả giúp các NHTM có được các nhân tố tích cực sau trong quá trình hoạt động của ngân. 1.4.2.3. Các phương pháp quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại  Sử dụng các giới hạn trạng thái ngoại hối giao dịch qua đêm Hạn mức (position limits) là giới hạn trạng thái ngoại hối tối đa mà mỗi nhóm, cá nhân KDNH được phép thực hiện.  Cân bằng trạng thái ngoại hối  Sử dụng các kỹ thuật dự đoán tỷ giá Bao gồm phương pháp phân tích cơ bản và phương pháp phân tích kỹ thuật.  Sử dụng các công cụ phái sinh 224 Các loại công cụ phái sinh khác nhau bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lai, Hợp đồng quyền chọn, Hợp đồng hoán đổi và các sản phẩm lai tạp.  Sử dụng công cụ VaR – Giá trị chịu rủi ro  Khái niệm về VaR VaR được xác định dựa trên quy luật phân bố xác suất cho giá trị thị trường của danh mục. Thông thường, sự biến động giá trị của các tài sản được tuân theo quy luật phân phối chuẩn, với 2 giá trị đặc trưng là mức kỳ vọng và phương sai.  Phương pháp đo lường VaR Hiện tại, các Ngân hàng trên thế giới đang sử dụng ba phương pháp chính để đo lường VaR, đó là: Phương pháp Delta – Gamma, phương pháp phân tích và phương pháp Monte Carlo. Trong Luận án này, tác giả đề xuất sử dụng phương pháp phân tích để áp dụng cho các NHTM cổ phần TP.HCM. 1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại 1.4.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng từ phía các NHTM  Tuân thủ không tốt các chính sách và quy trình QLRR của ngân hàng.  Thích các giao dịch có mức độ rủi ro cao.  Hạn mức giao dịch và tổn thất cao.  Theo đuổi mục tiêu lợi nhuận quá cao.  Trình độ nhân sự không tốt. 1.4.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài ngân hàng  Chính sách của nhà nước thay đổi.  Môi trường kinh doanh trong và ngoài nước tiềm ẩn nhiều rủi ro. 225 1.5. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.5.1. Bài học thứ nhất về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ cho các Ngân hàng thương mại 1.5.2. Bài học thứ hai về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong Chương 1, tác giả đã trình bày các khái niệm cơ bản về thị trường ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại hối, bao gồm khái niệm, đặc điểm, chức năng, hình thức hoạt động, xu hướng phát triển, lịch sử phát triển và các loại giao dịch ngoại hối nói chung trên thị trường ngoại hối thế giới. Qua đó, chúng ta có được một bức tranh tổng thể làm nền tảng cho các phần phân tích sau tại thị trường ngoại hối Việt Nam. Kinh doanh ngoại hối ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, NHTM và các cá nhân có sở hữu ngoại hối. Vai trò này thể hiện qua việc kinh doanh ngoại hối giúp cân đối cung cầu ngoại hối, phòng ngừa rủi ro tỷ giá và tìm kiếm lợi nhuận cho người sở hữu ngoại hối và là một kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Bên cạnh đó, trong Chương 1 tác giả cũng đề cập đến tổng quan về quản lý rủi ro trong hoạt động KDNH của các NHTM. Trong đó, bao gồm các phần khái niệm về rủi ro KDNH, quản lý rủi ro trong KDNH cũng như các giải pháp trong quan lý rủi ro KDNH tại các NHTM. Có nhiều giải pháp cũng như nhiều quan điểm khác nhau trên thế giới trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNH của các NHTM. Tuy nhiên, trong Luận án này tác giả chỉ đề cập đến các giải pháp cơ bản nhằm giúp các NHTM phòng ngừa rủi ro trong KDNH và từ đó tối đa hóa lợi nhuận trong hạn mức rủi ro mà Ngân hàng có thể chấp nhận được. Các giải pháp 226 đó bao gồm: sử dụng các giới hạn trạng thái ngoại hối giao dịch qua đêm, cân bằng trạng thái ngoại hối, sử dụng các kỹ thuật dự đoán tỷ giá, sử dụng các công cụ phái sinh, sử dụng công cụ VaR – giá trị chịu rủi ro. Trong phần cuối Chương 1, tác giả đề cập đến một số kinh nghiệm về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng ở một số nước trên thế giới. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 2.1 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 2.2 THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 2.2.1 Các nhân tố chung tác động đến rủi ro kinh doanh vàng và ngoại tệ 2.2.1.1. Các yếu tố bên ngoài 2.2.1.2. Các yếu tố bên trong  Lạm phát Trong những năm vừa qua, theo Biểu đồ 2.1, tỷ lệ lạm phát đặc biệt cao trong những năm từ 2007 đến 2011 trừ năm 2009. Như trong hai năm 2007 và 2008, tỷ lệ lạm phát cao dẫn đến tình hình kinh tế vĩ mô trong nước bất ổn như mức sống người dân ngày càng thấp, thất nghiệp cao, niềm tin vào đồng tiền Việt nam ngày càng thấp, thâm hụt các cân thương mại nặng nề, v.v... Đồng thời, tỷ lệ lạm phát cao khiến người dân trong nước “đổ xô” vào vàng nhằm tìm kênh trú ẩn an toàn để bảo toàn giá trị tài sản của họ. Tuy nhiên, tình hình kinh tế trong nước vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như: giá USD vẫn tăng trong khi giá USD thế giới giảm, cầu vàng vẫn cao, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế chưa giảm về mức hợp lý, dự trữ ngoại hối còn mỏng, các hoạt động kinh tế nói chung còn trì trệ kéo theo cầu trong nước yếu,… Từ đó, với các bất ổn trên của nền kinh tế trong nước kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn trung và dài hạn cho các hoạt động KDNH của các ngân hàng. 227 - Thâm hụt cán cân thương mại Nhập siêu là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ thâm hụt cán cân thanh toán và từ đó tạo áp lực giảm dự trữ ngoại hối nhà nước do NHNN phải bán ngoại tệ để can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá. Trong cán cân thương mại của nước ta, nhập khẩu vàng là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình nhập siêu chưa được cải thiện đáng kể, mặc dù cán cân thương mại năm 2012 có thặng dư nhỏ. Cầu vàng cao khiến cho cầu ngoại tệ tăng và làm cho tỷ giá USD/VND luôn có xu hướng tăng; từ đó làm cho cung cầu về ngoại tệ và vàng thường xuyên ở trạng thái mất cân đối. Cuối cùng, các vấn đề này đã tạo nên nhiểu tổn thất cho hoạt động KDNH của các NHTM cổ phần tại TP.HCM như minh họa trong các biểu đồ từ 2.4 đến 2.7.  Tình trạng đôla hóa nền kinh tế Các rủi ro tiềm ẩn trong trung và dài hạn vẫn còn đó, việc “yêu thích” USD và vàng của người dân vẫn còn đó, tình trạng đôla hóa chưa thể chấp dứt được. Từ đó, việc điều hành các chính sách vĩ mô của NHNN gặp không ít khó khăn, việc quản lý thị trường ngoại hối trong nước vẫn luôn là một ẩn số và rất khó tìm được sự đồng thuận lớn từ phía người dân cũng như các ngân hàng. Cho nên, các rủi ro đối với hoạt động KDNH của các NHTM cổ phần tại TP.HCM vẫn còn tồn tại trong thời gian vừa qua cũng như sắp tới.  Trạng thái ngoại tệ  Cơ chế điều hành tỷ giá - Các hợp đồng giao dịch phái sinh ngoại hối Hầu hết các giao dịch phái sinh ngoại tệ và vàng mà các NHTM cổ phần TP.HCM thực hiện đều đáp ứng cho nhu cầu mua bán sản phẩm phái sinh ngoại hối từ phía khách hàng đa số là doanh nghiệp (theo các Bảng 2.5 đến 2.11). Ngoài việc thực hiện môi giới cho khách hàng về các giao dịch phái sinh ngoại hối, các NHTM cổ phần tại TP.HCM hầu như rất hiếm khi thực hiện mua hay bán các giao dịch phái sinh ngoại hối cho chính các trạng thái ngoại hối của ngân hàng mình để phòng ngừa rủi ro của tỷ giá ngoại tệ hay giá vàng. Chính vì lẽ đó, 228 trong những năm vừa qua, khi mà tỷ giá USD/VND và giá vàng ngày càng biến động phức tạp, đồng thời rủi ro chính sách từ phía NHNN ngày càng hiện hữu, lợi nhuận từ mảng KDNH của các ngân hàng ngày càng giảm, đặc biệt là bị lỗ trong năm 2011 và năm 2012 vừa qua tại nhiều NHTM cổ phần có thị phần giao dịch lớn trong KDNH và có trụ sở chính tại TP.HCM như trong Biểu đồ từ 2.4 đến 2.7 ở trên. 2.2.2. Các nhân tố riêng tác động đến rủi ro kinh doanh vàng và ngoại tệ Khi ngân hàng thực hiện mua hộ và bán hộ cho khách hàng để thu phí thì rủi ro hối đoái không phát sinh. Một khi ngân hàng tiến hành mua bán ngoại hối cho khách hàng hay cho chính ngân hàng nhằm mục tiêu kiếm lợi nhuận do tỷ giá ngoại tệ hay giá vàng biến động, ngân hàng đang mở trạng thái ngoại hối trường hay đoản, khi đó rủi ro ngoại hối sẽ xảy ra khi tỷ giá ngoại tệ hay giá vàng biến động ngược với trạng thái ngoại hối mà ngân hàng đang nắm giữ. Khía cạnh thứ hai của rủi ro hối đoái mà các Ngân hàng phải đối mặt là sự không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng loại ngoại tệ hay vàng. 2.3. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 2.3.3 Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng 2.3.3.1 Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng vật chất Tại Việt Nam, hiện nay phần lớn người dân mua vàng là để đầu cơ giá vàng, tuy nhiên, từ đầu năm 2010, do việc kinh doanh vàng tài khoản trong nước và quốc tế bị cấm, nên hoạt động đầu cơ giá vàng của người dân buộc phải thực hiện thông qua việc trao đổi lượng vàng vật chất tương ứng với các cửa hàng trung gian ngày càng rầm rộ. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh này cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Như trường hợp vào ngày 10/10/2011 tại Ngân hàng Sacombank, phòng KDNH đã thực hiện hai giao dịch cùng lúc, đó là các dealer đã mua của đối tác nước ngoài HSBC Hongkong thông qua mạng Reuters với số lượng 500 kg vàng trên tài khoản với giá giá là 1.585 USD/oz (với giá USDVNĐ trên thị trường 229 interbank lúc bấy giờ 21.700), một giao dịch khác với một đối tác trong nước là DNTN A cùng với số lượng 500kg vàng SJC (tương đương 500 * 26,666 = 13.333 lượng vàng SJC) với giá 43.900.000 đồng/lượng. Khi thực hiện các giao dịch trên, phía Sacombank đã phải chịu sáu loại rủi ro sau mà hầu như chưa có giải pháp phòng ngừa hữu hiệu. Hàng ngày, phòng Quản lý rủi ro tại Hội sở Sacombank, vẫn luôn có cảnh báo, nhắc nhở đến phòng KDNH và báo cáo nhanh lên Ban Tổng giám đốc về các diễn biến bất lợi cho các giao dịch mà phòng Kinh doanh đã thực hiện. Tuy nhiên, việc làm này vẫn còn mang tính đối phó và chưa thực sự hiệu quả trong công tác quản lý và phòng ngừa rủi ro ngoại hối của NHTM. Khi nhìn sang các NHTM cổ phần khác tại TP.HCM như ngân hàng ACB hay Việt Á hay Eximbank thì các ngân hàng này vẫn thực hiện các giao dịch mua bán vàng vật chất trong nước, cùng lúc đó là họ thực hiện bán mua đối ứng với tài khoản vàng tại nước ngoài tương tự như các giao dịch trên của Sacombank. Cũng với các giao dịch giống nhau về bản chất đó, các ngân hàng này vẫn không có các giải pháp quản lý rủi ro một cách chặt chẽ, các báo cáo quản lý rủi ro KDNH vẫn mang tính đối phó, các phòng ban vẫn thờ ơ về mức độ rủi ro của các giao dịch mà mình đang thực hiện và quản lý, các cảnh báo cũng như các giải pháp quản lý rủi ro định lượng như mô hình VaR chỉ mang tính tham khảo. Do đó, các giải pháp quản lý rủi ro trong kinh doanh vàng vật chất tại các NHTM cổ phần TP.HCM còn rất sơ sài, đối phó, còn mang nặng định tính hơn là định lương. Đa phần các báo cáo rủi ro cho các giao dịch kinh doanh vàng vật chất chỉ mang tính tham khảo và rất ít thông tin. 2.3.3.2 . Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản Bên cạnh hoạt động kinh doanh vàng vật chất phổ biến và mang tính truyền thống như đã trình bày ở trên, kinh doanh vàng tài khoản vẫn là lĩnh vực cũng chứa đựng nhiều rủi ro cho hoạt động của các NHTM và gây nhiều bất ổn đến chính sách quản lý kinh tế của Chính phủ. Trên thực tế, việc kinh doanh sàn vàng hay kinh 230 doanh vàng qua tài khoản với nước ngoài, các NHTM đã đối mặt với những rủi ro sau:  Rủi ro pháp lý.  Rủi ro thị trường.  Rủi ro về kỹ thuật công nghệ.  Rủi ro về trình độ. 2.3.3.3 . Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vàng Tại các NHTM hiện nay, việc quản lý rủi ro này tỏ ra rất lỏng lẻo và hầu như chưa có một quy định nào để quản lý hiệu quả rủi ro hoạt động xuất nhập khẩu vàng này. Thực tế hoạt động xuất nhập khẩu vàng tại các NHTM với những rủi ro như phân tích trên lại chưa có cách quản lý hiệu quả, tuy nhiên không thể vì những rủi ro như vậy mà Nhà nước lại cấm loại hình giao dịch này. 2.3.4 Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ 2.3.4.1 . Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ Hiện nay dù có tham gia vào một số nghiệp vụ phái sinh nhưng hầu như các NHTM tại TP.HCM chỉ chú ý đến việc mua bán ngoại tệ nhằm mục đích đáp ứng cho thanh toán quốc tế, vay và cho vay ngoại tệ mà hầu như không thực hiện bảo hiểm tỷ giá nên trong KDNH thì các NHTM đóng vai trò chủ yếu là trung gian giao dịch để hưởng chênh lệch giá hơn là những nhà tạo lập thị trường. Chính vì lẽ đó, các NHTM rất yếu về phân tích tỷ giá mà đặc biệt là rất yếu về phân tích kỹ thuật, hầu như rất ít Ngân hàng sử dụng phân tích kỹ thuật như một công cụ hỗ trợ thêm cho phân tích cơ bản trong phân tích tỷ giá. Đó cũng là lý do vì sao mà ít NHTM mạnh về kinh doanh đầu cơ mà chủ yếu chỉ kinh doanh cho khách hàng nhằm hưởng chênh lệch giá, cho nên, hầu như các NHTM giữ trạng thái tự doanh ngoại tệ rất ít, và đa phần cũng mua bán các giao dịch phái sinh ngoại tệ trong nước với các đối tác nước ngoài nhằm hưởng chênh lệch giá, tùy thuộc vào từng thời kỳ theo quyết định của Hội đồng Quản trị và Ban Tổng giám đốc Ngân hàng. Từ đó rủi ro xảy ra cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ mặt hay ngoại tệ phái sinh rất ít khi xảy ra hoặc nếu có xảy ra thì cũng trong chừng mực kiểm soát được. Hoạt động tự doanh 231 của Ngân hàng cũng như việc thực hiện các giao dịch phái sinh của Ngân hàng hay doanh nghiệp với doanh số rất ít trong thời gian vừa qua cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. 2.3.4.2 . Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay Khi thị trường ngoại tệ sôi động, cung cầu ngoại tệ mất cân đối, chênh lệch hai tỷ giá lại được mở ra, Ngân hàng gặp ngay khó khăn trong việc xác định tỷ giá mua bán và rủi ro cho Ngân hàng lại tiếp tục xảy ra. Các NHTM và NHNN vẫn đang tìm kiếm giải pháp để các giao dịch ngoại tệ trên thị trường diễn ra lành mạnh, NHTM có thể quản lý được rủi ro trong hoạt động mua bán ngoại tệ mặt. 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 2.4.1. Thành tựu  Có ban hành các quy định về quản lý rủi ro trong KDNH trong nội bộ ngân hàng.  Tuân thủ các quy định quản lý rủi ro của NHNN và của chính ngân hàng.  Thường xuyên nâng cao năng lực quản trị rủi ro của đội ngũ quản lý và thực hiện các quy định quản lý rủi ro. 2.4.2. Hạn chế  Thiếu các quy định pháp luật cho hoạt động KDNH của ngân hàng.  Tuân thủ các quy định của NHNN mang tính đối phó như về trạng thái ngoại tệ, giao dịch option USD/VND, mua bán ngoại tệ với giá vượt trần quy định.  Chạy theo lợi nhuận nên ít quan tâm đến các quy định về quản lý rủi ro đã ban hành.  Các biện pháp đo lường rủi ro về định lượng và định tính chỉ mang tính tham khảo, thiếu sự cảnh báo và ngăn chặn kịp thời. 2.4.3. Nguyên nhân  Các chính sách của Chính phủ và NHNN chậm được ban hành để theo kịp các thay đổi của thị trường. 232  Trong quá trình hội nhập và phát triển, mức độ cạnh tranh ngày càng cao làm cho lợi nhuận các ngân hàng giảm đi nhiều. Do đó, để thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận theo kế hoạch, ngân hàng phải chấp nhận các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao hơn và làm cho quy trình quản lý rủi ro gặp nhiều khó khăn.  Lợi ích bị xung đột giữa hai phòng ban trong ngân hàng: phòng KDNH và phòng QLRR. Phòng KDNH luôn muốn kinh doanh có được lợi nhuận cao nhất, phòng QLRR là muốn hoạt động kinh doanh với mức độ an toàn cao nhất cho ngân hàng. Do đó, các cảnh báo và phân tích về rủi ro của phòng QLRR ít được đội ngũ kinh doanh phòng KDNH quan tâm. Từ đó, việc quản lý rủi ro khó được thực hiện.  Việc đầu tư hệ thống công nghệ thông tin tốn kém nhiều, nên các ngân hàng rất ngại thay đổi và nâng cấp hệ thống hạ tầng tuy đã cũ kỹ. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong những năm qua kể từ 2007 đến nay, nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp như khủng hoảng nợ công Châu Âu còn nhiều di chứng nặng nề, nhiều nước trong khu vực có mức nợ công/GDP chiếm trên 150%, nền kinh tế phát triển chậm chạp; nền kinh tế Mỹ vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn, thất nghiệp liên tục qua nhiều năm trên 8%, thâm hụt ngân sách ngày càng trầm trọng; các nền kinh tế ở Châu Á cũng chưa thoát khỏi tình trạng suy thoái chung của nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam cũng còn rất nhiều khó khăn và có ảnh hưởng một phần từ các nền kinh tế trên thế giới như lạm phát trong những năm qua ở mức cao, có năm trên 15%, thâm hụt cán cân thương mại kéo dài qua nhiều năm, tình trạng đôla hóa vẫn còn tiếp diễn chưa có dấu hiệu suy giảm, tín dụng ngoại tệ tuy có giảm nhưng vẫn chưa thể chuyển qua quan hệ mua bán ngoại tệ, v.v… Dưới những tác động tiêu cực trong, ngoài nước cũng như thực trạng về hoạt động KDNH tại các NHTM cổ phần TP.HCM như đã phân tích ở trên, hoạt động KDNH tại các NHTM gặp nhiều rủi ro. Từ những thực trạng về rủi ro KDNH tại các NHTM cổ phần TP.HCM được 233 nêu trong phần 2.1, phần tiếp theo ở 2.2 là các giải pháp cơ bản nhằm hạn chế rủi ro KDNH, trong đó bao gồm: ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước, giảm thiểu thấp nhất các tác động tiêu cực của sự suy giảm nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, để ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển thị trường ngoại hối và giảm rủi ro trong KDNH tại các NHTM, Chính phủ cần giảm tỷ lệ lạm phát xuống dưới 10%, giảm nhập siêu xuống dưới 10 tỷ USD/năm, hạn chế và tiến đến xóa bỏ tình trạng đôla hóa nền kinh tế. Ngoài ra, NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá USD/VND linh hoạt có sự điều tiết của Nhà nước, phát triển thị trường sản phẩm phái sinh ngoại tệ, hạn chế và tiến tới xóa bỏ tín dụng ngoại tệ trong năm 2015, đồng thời chuyển qua giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Cùng với các giải pháp đó, NHTM thực hiện tổ chức hoạt động KDNH và hạn chế rủi ro hoạt động; sử dụng công cụ hạn mức; các phương pháp dự báo tỷ giá và công cụ lệnh nhằm hạn chế rủi ro phát sinh trong KDNH. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 3.2.1 Tổ chức lại hoạt động kinh doanh ngoại hối Một NHTM trong KDNH cần có ba phòng có liên quan mật thiết với nhau nhằm hạn chế rủi ro hoạt động trong quá trình KDNH tại các NHTM và tăng cường khả năng quản lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Các phòng này bao gồm: - Phòng kinh doanh - Phòng thanh toán - Phòng quản lý rủi ro 234 3.2.2. Sử dụng công cụ hạn mức Hạn mức (position limits) là giới hạn trạng thái ngoại hối tối đa mà mỗi tổ chức, cá nhân kinh doanh ngoại hối được phép thực hiện. Tùy theo kinh nghiệm, trình độ, mục đích kinh doanh, năng lực tài chính và trang thiết bị mà hạn mức giữa các tổ chức, giữa các Dealer là không giống nhau. Việc quản lý hạn mức kinh doanh tại một NHTM có thể căn cứ vào một số tiêu chí như sau: - Hạn mức chung cho cả phòng KDNH. - Hạn mức theo các đồng tiền kinh doanh. - Hạn mức cho các loại nghiệp vụ cụ thể, ví dụ hạn mức giao ngay, kỳ hạn, tương lai hoán đổi và quyền chọn. 3.2.3 Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá Trên thị trường tài chính nói chung và thị trường hối đoái nói riêng các chuyên gia thường dùng 2 cách phân tích sau đây để dự báo giá: phân tích cơ bản (Fundamental analysis) và phân tích kỹ thuật (Technical analysis). 3.2.4. Sử dụng công cụ lệnh Một phương pháp khác để hạn chể rủi ro trong KDNH là các Dealer có thể đưa ra các lệnh rằng, nếu có những thay đổi nhất định trên thị trường phù hợp với các lệnh đã được đưa ra trước đó, thì giao dịch được tự động thực hiện. Chính việc làm này chắc chắn sẽ làm giảm đi những khoản lỗ ngoài dự kiến và giúp các Dealer kiểm soát tốt hoạt động KDNH của ngân hàng mình. Trong mỗi lệnh, phải nói rõ giá cả, các thông số để trên cơ sở đó một giao dịch có thể thực hiện. 3.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 3.3.5 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường trong hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối 3.3.5.1 Thiết lập trạng thái ngoại hối hợp lý và phù hợp Một NHTM huy động vốn bằng ngoại tệ và sau đó dùng toàn bộ vốn huy động được để cho vay cũng bằng ngoại tệ, tức không có sự chuyển đổi mua bán 235 nào, thì cho dù tỷ giá biến động thế nào, NHTM cũng không chịu rủi ro tỷ giá bởi vì trạng thái ngoại tệ không được tạo ra. Cho nên, chỉ khi NHTM duy trì trạng thái ngoại tệ mở khác 0, tức duy trì trạng thái tài sản có và tài sản nợ nội và ngoại bảng không cân xứng với nhau, khi đó, rủi ro phát sinh theo hướng biến động của tỷ giá như sau: Các trường hợp Tỷ giá không đổi Tỷ giá tăng Tỷ giá giảm TSCF = TSNF Lợi nhuận không thay đổi Lợi nhuận không thay đổi Lợi nhuận không thay đổi TSCF > TSNF Lợi nhuận không thay đổi Lãi ngoại tệ Lỗ ngoại tệ TSCF < TSNF Lợi nhuận không thay đổi Lỗ ngoại tệ Lãi ngoại tệ Việc duy trì một trạng thái ngoại hối hợp lý và phù hợp với mức độ rủi ro của từng ngân hàng, các NHTM đã và đang cùng với NHNN quản lý hiệu quả được hoạt động KDNH trong nội bộ NHTM và giúp hoạt động của thị trường ngoại hối ngày càng hiệu quả và ổn định hơn. 3.3.5.2 . Sử dụng mô hình định lượng rủi ro VAR Mô hình đo lường rủi ro Var được áp dụng tại Eximbank theo tình huống điển hình như sau: Ngân hàng Eximbank mua vào 2000 chỉ vàng ngày 15/07/2012 với giá vàng là 4.200.000 đồng/chỉ. Ngày 16/7/2012 Ngân hàng xác định tổng lỗ dự kiến bao gồm lỗ do giá vàng giảm giá từ 4.200.000 đồng/chỉ xuống 4.100.000 đồng/chỉ và các mức lỗ dự kiến với khả năng 99% và 95% tương ứng với kết quả trong bảng tính 3.2 bên dưới theo các công thức đã nêu trong phần 1.2.2.5 của chương 1 Luận án này về sử dụng mô hình VaR để xác định mức lỗ tối đa có thể xảy ra. Các bảng số liệu này được tính toán dựa trên số liệu thống kê giá vàng thực tế tại TP.HCM từ ngày 11/12/2009 đến ngày 16/06/2012 (750 ngày) (Bảng 1 ở phụ lục cuối Luận án). Do giá mua ngày 15/7/2012 là 4.200.000 đồng/chỉ, đến ngày 16/7/2012 giá chỉ còn 4.100.000 đồng/chỉ, ngân hàng bị lỗ là 2.000 * 100.000 = 200 triệu đồng. 236 Cùng với khoản lỗ đó, giá trị lỗ tối đa dự kiến VaR với xác xuất 99% là 110,43 triệu đồng, với xác xuất 95% khoản lỗ dự kiến VaR là 76,76 triệu đồng. Do đó, tổng khoản lỗ thực tế và lỗ dự kiến tối đa là: xác xuất 99% là 310,43 triệu đồng, xác xuất 95% là 276,76 triệu đồng. Trong bảng 3.3, với các giả định giá vàng thị trường biến động từ 4.100.000 đến 4.300.000 đồng/chỉ. Tương ứng với sự biến động giá đó là các khoản lãi/lỗ dự kiến được liệt kê trong cột cuối cùng của bảng 3.3. Với các kết quả được tính toán trong bảng 3.2 và 3.3 cũng như thu thập số liệu giá vàng trong bảng 3.1, các chuyên viên kinh doanh của phòng KDNH tính toán được mức lỗ tối đa một khi thực hiện mua 2.000 chỉ vàng với giá vàng lúc mua là 4.200.000 đồng/chỉ. Sau khi tính toán, phòng KDNH quyết định là có thực hiện giao dịch đó hay không. Ngoài ra, phòng QLRR cũng sẽ có các bảng tính tương tự như vậy, để thực hiện chức năng của phòng là cảnh báo cho phòng KDNH nếu số lỗ đó vượt quá hạn mức lỗ cho phép, và báo cáo kịp thời trạng thái các giao dịch lên Ban lãnh đạo ngân hàng. Cùng với đó, NHNN cũng nhận được các báo cáo rủi ro của các trạng thái kinh doanh ngoại hối hàng ngày của từng ngân hàng, từ đó có các quản lý và điều chỉnh kịp thời và cuối cùng là bảo đảm an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung. Với các kết quả tính toán VaR trên, Eximbank biết trước được rằng với một giao dịch ngoại tệ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ xác định được mức lổ tối đa có thể xảy ra là bao nhiêu, và mức lổ đó có nằm trong hạn mức rủi ro mà Ban lãnh đạo ngân hàng giao cho phòng KDNH trong việc thực hiện các giao dịch ngoại tệ tự doanh hay không. Từ đó, các chuyên viên phòng KDNH sẽ tổng hợp các yếu tố như về giá cả thị trường, các phân tích kỷ thuật, phân tích cơ bản về sự biến động của giá ngoại tệ, … cùng với các tính toán về giá trị chịu rủi ro tối đa VaR, các chuyên viên sẽ quyết định là có nên thực hiện các giao dịch ngoại tệ đó hay không. Một khía cạnh khác, phòng quản lý rủi ro (QLRR) sau khi nhận được các thông tin về giao dịch từ phía phòng KDNH, phòng QLRR xác định giá trị VaR cho giao dịch đó, tạo ra báo cáo cho lãnh đạo ngân hàng, đồng thời cảnh báo đến các phòng ban 237 liên quan nếu các giao dịch ngoại tệ đó có mức rủi ro cao hơn hạn mức cho phép của ngân hàng hay có vi phạm các quy định của ngân hàng. 3.3.5.3 . Sử dụng các sản phẩm phái sinh ngoại tệ Để có thể hạn chế được rủi ro tỷ giá, Ngân hàng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, một trong những công cụ phòng ngừa hữu hiệu chính là các hợp đồng phái sinh về ngoại hối. Các hợp đồng phái sinh ngoại hối bao gồm: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai. 3.3.5.4 . Hạn chế các giao dịch trên thị trường không có nhu cầu thực Để thực hiện được giải pháp này, trước tiên rất cần có các quy định từ phía Nhà nước và cần sự kiên trì thực hiện, kiểm tra giám sát, xử phạt nghiêm minh việc thực thi các quy định của pháp luật đã được đưa ra. Ngoài ra, nhằm giảm các giao dịch trên thị trường ngoại hối có nhu cầu giả tạo và đầu cơ ngoại hối thì NHNN cần tạo ra một thị trường ngoại hối hoạt động ổn định lâu dài. Trên thị trường vàng, nhằm giảm mua bán tràn lan và đầu cơ cũng như tác động xấu đến CSTT bằng cách thông qua sự hỗ trợ của NHNN bằng chính sách pháp luật. Ngoài ra NHNN cần tiếp tục xem xét một số giải pháp nhằm tăng cường sự ổn định của thị trường vàng lâu dài và hỗ trợ cho hoạt động KDNH của NHTM hiệu quả và tránh rủi ro cho các NHTM. 3.3.6 Các giải pháp khác từ phía các ngân hàng thương mại để hổ trợ cho việc tăng cường hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối 3.3.6.1 Tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại 3.3.6.2 . Đầu tư công nghệ 3.3.6.3 . Phát triển nguồn nhân lực 3.4. CÁC KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN CHỨC NĂNG 3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ, Ngành liên quan 3.4.1.1. Ổn định tình hình bên ngoài: kinh tế, chính trị và xã hội 238 3.4.1.2. Các chính sách vĩ mô cơ bản: lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại, tình trạng đôla hóa nền kinh tế 3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 3.4.2.1. Chính sách tỷ giá USD/VND 3.4.2.2. Phát triển thị trường sản phẩm phái sinh 3.4.2.3. Chính sách đối với huy động và tín dụng ngoại tệ 3.4.2.4. Lập sàn giao dịch vàng, ngoại tệ và các sản phẩm phái sinh mang tính quốc gia 3.4.2.5. Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại tệ và kinh doanh vàng 3.4.2.6. Bình ổn thị trường ngoại tệ và thị trường vàng 3.4.2.7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường ngoại tệ và vàng 3.4.2.8. Chính sách về rủi ro và kiểm soát 3.4.2.9. Chính sách kiều hối 3.4.2.10. Dự trữ ngoại hối 3.4.2.11. Trạng thái ngoại tệ 3.4.2.12. Hệ thống pháp luật 3.4.3. Kiến nghị với Hiệp hội Ngân hàng KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN Trong những năm gần đây, thị trường ngoại hối Việt Nam đã hình thành và từng bước phát triển. Chính sách quản lý ngoại hối đang dần được hoàn thiện phù hợp với hướng phát triển kinh tế thị trường mở; những nhân tố thị trường ngày càng trở nên quyết định hơn trong việc xác định tỷ giá hối đoái; bước đầu đã đưa một số các giao dịch KDNH vào cuộc sống như giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi và giao dịch quyền chọn. Mặc dù với những bước đi đầu tiên, thị trường ngoại hối Việt Nam đã tạo ra được một môi trường KDNH cho các NHTM, đồng thời cung cấp các công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro ngoại hối cho các 239 doanh nghiệp xuất nhập khẩu và những nhà đầu tư quốc tế cũng như các chủ thể khác trong nền kinh tế có giao dịch ngoại hối. Hoạt động KDNH chứa đựng nhiều loại rủi ro, nhất là rủi ro tỷ giá ngoại tệ và giá vàng, nhưng nếu được quản lý một cách khoa học, có hệ thống sẽ mang lại lợi nhuận lớn, đóng góp vào tổng lợi nhuận chung cho các NHTM. Chính vì vậy, trong xu hướng hội nhập hiện nay, việc hoàn thiện các công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối trong hoạt động KDNH của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM là rất cần thiết và nhằm giúp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý rủi KDNH tại các NHTM. Luận án này đã giải quyết được các vấn đề trong mục tiêu nghiên cứu, bao gồm: làm rõ cơ sở lý luận về quản lý rủi ro trong KDNH tại các NHTM, thực trạng về quản lý rủi ro trong KDNH tại các NHTM cổ phần TP.HCM và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong KDNH tại các NHTM cổ phần TP.HCM. Với các giải pháp mà Luận án đưa ra để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro KDNH tại các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM; và cũng với hy vọng rằng trong những năm tới, các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM sẽ có một bước tiến mới đáng kể trong quản lý rủi ro hoạt động KDNH, góp phần đưa hoạt động này thành một trong những hoạt động quan trọng mang lại lợi ích và an toàn chung cho ngành ngân hàng, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP của Thành phố Hồ Chí TP.HCM nói riêng và đất nước nói chung. 240 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1) Quản lý rủi ro trong kinh doanh vàng tại các ngân hàng thương mại bằng mô hình VaR * Tạp chí ngân hàng, số 5 (tháng 3/2013) 2) Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng của Ngân hàng thương mại * Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 73 (tháng 4/2012) 3) Lạm phát và tăng trường kinh tế năm 2011 tại Việt nam * Tạp chí công nghệ ngân hàng, số tháng 1+2/2011 4) Nợ công thế giới và kinh nghiệm cho Việt nam * Hội thảo khoa học “Nợ công: Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt nam” tại trường Đại học ngân hàng TP.HCM, tháng 6/2012 5) Rủi ro tỷ giá: phòng ngừa và tăng sức cạnh tranh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ * Hội thảo khoa học “Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh giúp hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Cần Thơ vượt qua khủng hoảng” tại Sở Khoa học công nghệ Thành phố Cần Thơ, tháng 9/2012. 6) Vai trò sản phẩm tài chính phái sinh và khả năng áp dụng ở Việt nam * Hội thảo khoa học của Khoa Thị trường chứng khoán ngày 15.12.2012 241 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH BẢNG THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN - Đề tài luận án: “Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh” - Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 - Nghiên cứu sinh: Bùi Quang Tín Khóa: 15 - Người hướng dẫn khoa học: PGS.;TS. Ngô Hướng Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn như sau: - Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về thị trường ngoại hối, kinh doanh ngoại hối, rủi ro và quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại cổ phần. - Ý nghĩa thực tiễn: hoạt động của các ngân hàng trong những năm trước đây chủ yếu tập trung vào khâu tín dụng, có những ngân hàng hoạt động kinh doanh tín dụng chiếm đến hơn 90%. Vì thế, vấn đề KDNH cũng như quản lý rủi ro tỷ giá ngoại tệ và giá vàng trong KDNH chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức. Chỉ đến thời gian gần đây từ năm 2006-2010, khi thị trường chứng khoán sôi động, tỷ giá USD/VND tăng giảm nhanh, giá vàng biến động mạnh, tỷ trọng kinh doanh tín dụng giảm dần, nhiều loại hình kinh doanh mới xuất hiện như đầu tư tài chính, kinh doanh vàng, v.vv… áp lực cạnh tranh trên thị trường tăng cao thì các ngân hàng mới bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá ngoại tệ, giá vàng cho KDNH và các giải pháp khác trong việc quản lý rủi ro trong hoạt động KDNH. Về phía các Ngân hàng, hoạt động KDNH luôn được kỳ vọng đem lại nhiều lợi nhuận và rủi ro là thấp nhất. Trong khi đó, sự biến động của 242 tỷ giá ngoại tệ và giá vàng là rất khó để dự đoán và có thể gây ra nhiều thiệt hại cho cả ngân hàng. Cho nên, việc tìm ra các giải pháp để phòng ngừa và tăng cường hoạt động quản lý rủi ro ngoại hối cho hoạt động KDNH là thật sự cần thiết và có ý nghĩa về mặt thực tiễn. - Đóng góp mới của Luận án:  Thứ nhất, tác giả đã làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối và gây ra rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại trong điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó, Luận án cũng đề cập đến tiêu chí định lượng và định tính trong đo lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại; các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại.  Làm rõ những thành tựu, tồn tại cũng như các nguyên nhân của các tồn tại đó của quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM.  Đề xuất các chính sách và giải pháp để tăng cường quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM, trong đó bao gồm các giải pháp chủ yếu như thiết lập trạng thái ngoại hối hợp lý và phù hợp, sử dụng mô hình định lượng VaR, sử dụng các sản phẩm phái sinh ngoại tệ và hạn chế các giao dịch trên thị trường không có nhu cầu thực; cũng như các giải pháp hổ trợ khác nhằm tăng cường hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối như tăng vốn chủ sở hữu, đầu tư công nghệ, phát triển nguồn nhân lực.  Các kiến nghị quan trọng và cần thiết với các cơ quan chức năng như: Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan, Ngân hàng nhà nước và Hiệp hội ngân hàng. 243 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TP.HCM, Ngày 6 tháng 6 năm 2013 NGHIÊN CỨU SINH PGS.; TS. NGÔ HƯỚNG BÙI QUANG TÍN 244 THE MINISTRY OF EDUCATION TRAINING THE STATE BANK OF VIETNAM BANKING UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY ABSTRACTS  Thesis: “Risk management in foreign exchange trading of joint – stock commercial banks in Ho Chi Minh City”  Research field: Banking and Finance Code: 62.34.02.01  Postgraduate Student’s name: Bui Quang Tin Course: 15th  Science Instructor: Associate Prof.; Dr. Ngo Huong Researching this thesis presents important meanings both in theory and practice:  Scientific contribution: the thesis systematically presents the basic theory of foreign exchange market, foreign exchange trading, risk and risk management in foreign exchange trading in the joint – stock commercial banks.  Practical contribution: operation of banks mainly focus on credit previously, with which some banks with 90% operation in credit. So that, foreign exchange trading and foreign exchange management are not considered enough. Only from the period 2006-2010, Because of fluctuated stock market, changed USD/VND rate, quickly varied gold prices, decreased credit trading, raised forms of business such as financial investment, gold trading, etc., risen market competition, the banks care more about using preventive instrument for foreign rate and gold price risk in foreign exchange trading and solution for risk management in foreign exchange trading. Banks always hope much profit in foreign exchange trading and the least risk. The fluctuation of foreign rate and gold price are very difficultly predictive and easily make damage to bank operation. So, having the method to stave off and increase risk management in foreign exchange trading are really necessary and reality meaning. 245 - New findings:  The author makes clear about the factors influencing foreign exchange trading and making risk to foreign exchange trading in banks. Besides, the thesis also mentions quantitative and qualitative criteria in measuring risk of foreign exchange trading in banks.  The thesis makes clear about the achievement and constraint and also reasons for such constraint of risk management for foreign exchange trading in banks in Ho Chi Minh City.  Propose policies and solution in order to increase risk management for foreign exchange trading in banks in Ho Chi Minh City, such as establishing the logical foreign exchange position, using VaR, derivatives, restricting transactions without real demand; and also other supportive methods to increase risk management for foreign exchange trading such as increasing equity, investing in technology, developing human resource.  Necessary and important numbers of proposal to Government, Ministries, the State bank of Vietnam, and Bank Association. HCM City, 6/6/2013 Science Instructor Postgraduate Student Associate Prof.; Dr. Ngo Huong Bui Quang Tin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tien_si_kinh_te_bui_quang_tin_quan_ly_rui_ro_trong_kinh_doanh_.pdf
Luận văn liên quan