Quan niệm và ý thức về trang phục học đường sinh viên trường Đại học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội
Lời mở đầu *** Thời trang luôn là một đề tài hấp dẫn. Ngày xưa, thường quan niệm “cơm no áo ấm” nhưng ngày nay thì “ăn ngon mặc đẹp”. Chính vì thế nhu cầu mặc đẹp ngày một nâng cao, và quan niệm “cái nết đánh chết cái đẹp” giờ đây không hoàn toàn đúng. Cái đẹp trong thời đại mới là sự dung hoà hai yếu tố nội dung và hình thức “người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Vì lẽ đó mà thời trang ngày một nở rộ, và một phần do đời sống nâng cao nên nhu cầu ăn mặc đẹp cũng là tất nhiên. Đó là về thời trang nói chung đã vô cùng tận, vậy để nói về trang phục cho từng lứa tuổi, từng nghề nghiệp, từng hoàn cảnh lại càng vô cùng tận. Riêng về trang phục trên giảng đường của sinh viên ( hiện tượng ăn mặc “ mát mẻ”) thì “thôi rồi”.Thầy cô giáo và những người lớn tuổi chỉ biết “lắc đầu”, còn có những bạn còn “xấu hổ thay” cho bạn mình nhiều lúc báo chí cũng đã phải vào cuộc. Đó không chỉ là những cái nhìn của các thầy cô giáo, các bác các cô chú lớn tuổi, mà có không ít những cái nhìn từ chính bản thân sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội nói riêng. Là sinh viên của trường, và một chút kiến thức nho nhỏ về môn Triết học em mạnh dạn chọn đề tài “Quan niệm và ý thức về trang phục học đường sinh viên trường Đại học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội” để nói lên những quan niệm và ý thức của sinh viên về vấn đề trang phục.Bên cạnh đó là một vài ảnh hưởng (tiêu cực) của trang phục học đường, và một số giải pháp khắc phục. Chương I. Quan niệm và ý thức về trang phục học đường của sinh viên trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội. I. Quan niệm và ý thức. 1. Quan niệm. Nói đến trang phục học đường, thì chắc hẳn ở mỗi lứa tuổi đều có vô vàn những quan niệm khác nhau về chúng. Với một phạm vi thu hẹp “trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội”, sinh viên quan niệm rằng: trang phục học đường là Trẻ đẹp, khác lạ và đặc biệt một chút. Cứ đến gần 12h trưa & 5h chiều, một loạt xe tay ga xe số đời mới được sinh viên rong ra ngoài cổng trường. Chủ nhân của những chiếc xe đời mới này diện những phong cách ăn mặc khá bắt mắt. Trang phục mà sinh viên quan niệm là “trẻ” rất đa dạng với đủ các loại quần jeans, quần tây, áo sơ mi, áo thun nhưng đều bỏ áo ngoài quần. Hầu hết sinh viên đi dép lê, và nhuộm tóc. Không ít người còn sở hữu những mái tóc được cắt, uốn quăn và nhuộm nâu, tím, đỏ, vàng, hoặc kiểu vuốt keo cầu kỳ của các bạn nam khiến tóc cứ dựng đứng (đâm ngang) hết cả. “trẻ” mới chỉ là những quan niệm hết sức bình thường, “khác lạ & đặc biệt” hổng giống ai mới là những tin “ sốt ”. Không biết sinh viên các trường khác có những quan niệm về trang phục học đường như vậy không ?, nhưng một số sinh viên trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội thì hoàn toàn có. Những sản phẩm trung tính, theo xu hướng thời trang, là chỉ tính chất của quần áo chứ không ám chỉ tính chất của người mặc nó. Sinh viên nữ khoác trên mình trang phục hết sức khoẻ khoắn khiến các bạn trở nên mạnh mẽ hơn, ngược lại các bạn nam lại mặc trang phục hết sức mềm mại khiến mình trở nên thanh lịch và quyến rũ hơn. Ngoài kiểu trang phục trung tính là một loạt các kiểu mốt kỳ quặc không kém: Kiểu 1 : “Bảy sắc cầu vồng”,với nguyên bộ mũ vàng, áo đỏ, quần nõn chuối, giày da cam tha hồ “nổi” giữa đám đông.Mọi người chăm chú nhìn không bỏ xót một chi tiết nào dù là nhỏ nhất, nhưng chủ nhân của kiểu mốt không hề biết mình đang làm người ta nóng cả mắt. Kiểu 2 : “Con nhà nghèo” , những chiếc quần bò mài rách te tua, những chiếc áo ngắn cũn như thể thiếu vải. Hay những chiếc áo phông vá chằng vá chịt kiểu càng nhiều mảnh càng mốt. Đó là phong cách khá được sinh viên trường KD & CN ưa chuông. Quần áo ấy mà thêm đôi giày kiểu khủng bố nữa thì trông đích thị là dân chơi. Kiểu 3 : “Phong cách hip-hop” Những chiếc quần "tụt" rộng thùng thình, những chiếc áo đủ loại dây dợ, mũ lưỡi trai đội ngược, ba lô con cóc to bè, nếu thêm một chiếc phone nữa thì quả là đầy đủ. Bạn có thể tự hào về kiểu hổng giống ai của mình rồi. Kiểu 4 : “ Trong suốt đến không ngờ”, Một chiếc áo ngắn trên, hở dưới, trong suốt kiểu : “áo em trắng quá nhìn xuyên qua”, một chiếc quần jeans trễ tới trễ lui, cả dài cả ngố Đó có lẽ không phải phong cách của sinh viên ?. Kiểu 5 : “Con nhà giàu”, một chiếc mũ rộng vành, một chiếc áo sát nách, ôm sát người, một chiếc mini zíp ngắn, và một đôi bốt thật cao. kiểu này hợp với biễu diễn thời trang hơn là lên giảng đường. Thoải mái, năng động và cá tính là những ưu điểm của trang phục giảng đường, nhưng với những trang phục được biến tấu một cách thừa thoải mái thiếu nghiêm túc như trên, các bạn SV vô tình làm giảm thiện cảm trong mắt người xung quanh. 2. Ý thức . Từ khi loài người xuất hiện, tiến hoá, biết lao động và kiếm sống, ý thức phát triển song song với khả năng giao tiếp, ngôn ngữ. Từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, già đi . . ., trong suốt quá trình phát triển như vậy mỗi con người hình thành cho mình một ý thức riêng ( từ đơn giản đến phức tạp - từ phức tạp đến phức tạp hơn ). Một đứa trẻ khi bắt đầu hình thành ý thức, nó mới chỉ biết được rằng bộ quần áo là để mặc, cái mũ là để đội , cái tất để đi vào chân cho ấm . . . Đó là nhận thức, ý thức của một đứa trẻ. Vậy, khi đã trưởng thành một sinh viên các bạn ý thức như thế nào về trang phục học đường?. Là một sinh viên của trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội, qua quá trình học hỏi và tiếp xúc với bạn bè tôi nhận thấy rằng sinh viên trường tôi có rất nhiều ý thức khác nhau về trang phục học đường. “Ý thức như người đã lớn”, Có sinh viên cho rằng: Sinh viên tức là người đã lớn, đã ý thức được thế nào là lịch sự và đẹp. Còn nhố nhăng hay không còn tuỳ vào cách nhìn. Lẽ tự nhiên, nếu mặc một trang phục mà có quá nhiều sự phản ứng không đồng tình thì người mặc cũng sẽ từ từ điều chỉnh bản thân. Việc giáo dục ở Đại học không thể như cấp 3, cấp tiểu học mà mọi thứ đều phải theo sát sinh viên từ ăn mặc, tóc tai cho đến cách học . . .bởi học Đại học còn là học tự giác, sự tự chịu trách nhiệm với hành động của mình. Cũng tương tự như vậy, bạn Chu Ngọc Lan ( lớp KT11-11 ) ý thức rằng: “Khi bước chân vào cổng trường , trở thành một sinh viên (tức là đã lớn hơn nhiều ), điều đó đồng nghĩa với việc bạn được giải thoát khỏi những bộ quần áo đồng phục của học sinh phổ thông thùng thình, đơn điệu chỉ hai màu đen trắng và phải mặc hàng tuần. Vào Đại học sẽ được tự do lựa chọn những bộ trang phục tới trường, được mặc theo sở thích, theo cá tính” ( Nguồn tin từ bạn bè ). “Ý thức phù hợp”, “thời trang đẹp là thời trang phù hợp” – phù hợp với mỗi người và môi trường mình sống. Thế hệ trẻ ( sinh viên ) ngày nay, tiếp cận thời trang cực kỳ nhanh chóng, nhưng phải biết chọn lọc đừng để trở nên phản cảm trong mắt mọi người. “Ý thức tuổi 18”, Ngày nay khi sinh viên nhuộm tóc ( màu hạt dẻ hay màu nâu nhẹ ) mặc quần jeans, đeo khuyên tai khi các bạn đã tròn 18 tuổi là chuyện không phải không chấp nhận được nếu chính các bạn đó cảm thấy đã suy nghĩ thật kỹ, cũng như thấy mình thật sự tự tin hơn và đẹp hơn . . . Ý thức của con người là vô hạn, nhưng để nhận thức một cách đúng đắn thì không phải ai cũng làm được. Giảng đường là nơi để sinh viên học tập và trau dồi kiến thức, trang phục phù hợp có tác động không ít đến kết quả học tập. Hãy tự biết lựa chọn cho mình những bộ trang phục thích hợp nhất. II. Ảnh hưởng ( tiêu cực ) của trang phục học đường tới nhà trường và việc học tập trên lớp của sinh viên. 1. Ảnh hưởng tới phía nhà trường. Sinh viên có thể coi là bộ mặt của nhà trường, bởi vậy cách ăn mặc của sinh viên cũng tương đối quan trọng. Đó là một trong số các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến hình ảnh của nhà trường. Sinh viên trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội với những quan niệm về trang phục của họ đã khiến nhiều người, nhiều sinh viên trường bạn coi là: “trường con nhà giàu”. Cứ nhắc đến tên trường là ai cũng tưởng tượng ra sinh viên của trường với những bộ trang phục hết sức ăn chơi ( quần ngắn, áo cũng ngắn - tóc dài tóc ngắn đều vàng hoe,uốn quăn hết lượt ), đi kèm là những chiếc xe máy, những chiếc điện thoại cực kỳ thời trang . . .Phong cách ăn mặc ( quá mốt ) của sinh viên không những làm giảm hình ảnh tốt đẹp của trường mà còn có một vài ảnh hưởng ( tiêu cực ) như : · Làm mất tập trung trong việc học tập, nghe giảng trên lớp dẫn tới ảnh hưởng tới thành tích của bản thân, của lớp cũng như của trường. · Ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh của trường ( các bậc phụ huynh liệu có tin tưởng gửi gắm con mình ? ). · Đôi khi chất lượng giảng dạy của giáo viên sẽ giảm đi, do cách ăn mặc phản cảm của sinh viên. . . . 2. Ảnh hưởng tới tài chính & kết quả học tập của sinh viên. Để có được những bộ quần áo phá cách, không giống ai ,sinh viên sẵn sàng bỏ ra nửa tháng tiền tiêu để có được chúng, kể cả phải ăn mì tôm hàng tuần trời. Hơn nữa, khoản tiền học phí của trường khá nhiều nhưng có bạn không hề đắn đo, dùng ngay khoản tiền đó để mua sắm bộ đồ mặc dù không cần thiết cho lắm và nói rằng: “nộp học phí sau vẫn kịp”. Một lần, hai lần và liên tiếp xảy ra những tình trạng không tưởng như: · Cầm đồ với lãi cao. · Vay mượn bạn bè, người thân. Cuối cùng, cha mẹ lại là những người trực tiếp giải quyết. Vậy đã bao giờ các bạn đó đặt ra câu hỏi, tiền đó ở đâu ra chưa nhỉ ? Đó là những giọt mồ hôi của cha mẹ từng ngày, từng ngày cố gắng làm việc để dành dụm cho con đi học. Các bậc phụ huynh luôn mong con mình được học hành đến nơi đến chốn, nhưng sinh viên vẫn chứng nào tật đấy, tiêu tiền không giới hạn vào những việc không đâu. Bên cạnh việc làm tiêu tốn tiền bạc, thì kết quả học tập của sinh viên cũng bị ảnh hưởng không kém. Cả ngày chỉ để ý đến việc đi mua sắm quần áo, rồi làm thế nào để có tiền sắm đồ thì chắc hẳn sẽ không có thời gian để học bài, ôn bài. Ngày này qua ngày khác, kiến thức trên lớp cũng như ở nhà chồng chéo lên nhau. Cứ như vậy, kết quả cuối kỳ sẽ “sút” rất nhiều. Chúng ta là những sinh viên, những nhân tài của đất nước, vì vậy hãy đưa việc học tập lên hàng đầu “tương lai đang nằm trong tay chúng ta”. Chương II . Một số các giải pháp, đề xuất khắc phục tình trạng tiêu cực trong trang phục học đường của sinh viên trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội. I. Giải pháp khắc phục. 1. Về phía nhà trường. Nội quy của trường lớp là những quy định cần thiết để duy trì và đảm bảo các mặt hoạt động của nhà trường, vì vậy nhà trường nên đưa ra một số giải pháp khắc phục như : · Phát động những cuộc thi để sinh viên tự đánh giá trang phục nào phù hợp với họ khi đến giảng đường. · Đưa ra quy định về trang phục lên giảng đường của sinh viên (bằng cách tổ chức thăm dò ý kiến sinh viên ). · Quy định về trang phục có thể áp dụng đối với sinh viên như sau: Đối với nam : - Quần tây. - Áo sơ mi ( bỏ áo vào quần ). - Giày da hoặc giày bít có quai hậu và thắt lưng màu tối ( không được mặc quần lửng, áo thun không cổ - Ngoại trừ đồng phục thể dục, dép lê, hạn chế mặc quần chất liệu Jean và nhung ). Đối với nữ : - Áo sơ mi. - Quần tây hoặc váy ( váy dài quá gối ). - Giày bít chân hoặc có quai hậu ( không được mặc quần lửng, áo thun không cổ - ngoại trừ đồng phục thể dục, áo lót (áo dây, áo ống, áo sát nách, áo lửng ), dép lê, dép cao gót, hạn chế mặc quần chất liệụ jean và nhung). ( Nguồn tin tham khảo từ trang web: http://www.den.hcmut.edu.vn ) 2. Về phía sinh viên. Sinh viên phải tự nâng cao ý thức của mình bằng cách : tuyên truyền cho bạn bè cùng lớp, cùng trường những cách ăn mặc sao cho thật phù hợp khi lên giảng đường. Cuối mỗi buổi học, các sinh viên trong lớp dành 3 đến 5 phút để kiểm điểm cách ăn mặc của mình. Mỗi cá nhân tự nâng cao ý thức của mình sẽ giúp cho tập thể trở nên hoàn thiện hơn. II. Các đề xuất đóng góp ý kiến về vấn đề trang phục học đường. 1. Đề xuất của tập thể lớp KT11 – 04. Bạn có quan tâm đến vấn đề trang phục học đường hay không? Theo bạn nên có những biện pháp nào để nâng cao ý thức của sinh viên về trang phục học đường? Dưới đây là một số ý kiến của sinh viên lớp KT11 – 04. · “Nhà trường nên có các quy định về cách ăn mặc của sinh viên ( mặc sao cho đúng là sinh viên, không được ăn mặc hở hang ).” - Bạn Hoàng Thị Thu Thuỷ. · “Nhà trường hãy đề xuất việc mặc đồng phục cho sinh viên toàn trường, đồng phục không nên cứng nhắc, lạc hậu, mà trẻ trung nhưng vẫn giữ được phong cách học đường” - Bạn Phí Thị Hằng. · “Nên tuyên truyền cách ăn mặc cho phù hợp vói một sinh viên, không nên áp đặt sinh viên” - Bạn Vũ Thanh Xuân. · “Sinh viên nên ăn mặc sao cho phù hợp, đẹp mà thoải mái, không nên quá (thiếu vải)”- Bạn Ngô Thị Thanh Huyền. · “Trang phục lịch sự, gọn gàng nghiêm chỉnh khi vào khuôn viên trường” - Bạn Phạm Thị Thu Hà. 2. Đề xuất của cá nhân. Tôi hoàn toàn đồng ý với những đề xuất của các sinh viên lớp KT11 – 04. Bởi lẽ, nó góp phần tạo cho sinh viên có ý thức ăn mặc lịch sự, trang nhã khi đến trường – nơi chúng ta học tập, trau dồi kiến thức, chứ không phải là sàn diễn thời trang. Ngoài ra, một trong những vấn đề trọng tâm cần chú ý trong vấn đề trang phục sinh viên đến giảng đường phải là định hướng cái đẹp chứ không chỉ là cấm đoán. Kết luận *** Thời trang quả là một trong những điều kiện không thể thiếu trong việc đánh giá tính cách và sở thích của các bạn trẻ. Trên đây là một vài tìm hiểu sơ lược về quan niệm và ý thức của sinh viên về trang phục học đường, qua đó chúng ta có thể hiểu phần nào xu hướng ăn mặc của sinh viên trường Đại học KD & CN ngày nay. Với xu hướng đó đã gây không ít ảnh hưởng tới trường, lớp, tài chính, đặc biệt là kết quả học tập của chính bản thân sinh viên. Vậy, câu hỏi đặt ra là: biện pháp khắc phục là gì?, đơn giản chỉ cần có sự can thiệp của nhà trường, sự tự giác của mỗi sinh viên, và một bộ phận không thể thiếu đó là ý kiến thăm dò từ bạn bè , điều đó sẽ giúp sinh viên định hướng tốt hơn về cách ăn mặc khi lên giảng đường. Qua đây mình muốn gửi đến các bạn sinh viên một thông điệp “ Hãy tô điểm cho mình bằng thời trang, nhưng đừng để thời trang làm mất đi tính cách và hình ảnh đẹp của sinh viên trong mắt mọi người”. Lời cam đoan *** Qua quá trình giảng dạy của thầy cô giáo và quá trình lên lớp tiếp thu kiến thức. Em đã hoàn thành bài “Tiểu luận về phương pháp luận” với đề tài: Quan niệm và ý thức về trang phục học đường sinh viên trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Đình Bích, đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình để em hoàn thành tốt bài tiểu luận này. Cảm ơn toàn thể sinh viên lớp KT11 – 04 đã đóng góp ý kiến cho bài tiểu luận của mình. Cuối cùng, em xin cam đoan, bài tiểu luận này là do chính bản thân em tìm kiếm tài liệu, suy nghĩ, sáng tạo và tự viết ra. Bài viết không sao chép từ bất cứ nguồn nào khác, không sao chép tiểu luận của bạn khác, không nhờ viết hộ, không thuê viết hộ.Trong bài viết có phần “Đề xuất của sinh viên tập thể lớp KT11 – 04”, phần đó là do chính bản thân em trực tiếp thăm dò và hỏi ý kiến từng sinh viên. Em hy vọng qua đó, phần nào giúp các sinh viên tập thể lớp KT11 – 04 nói riêng và sinh viên toàn trường nói chung có thể nghiêm túc hơn trong việc lựa chọn trang phục học đuờng. Danh mục tài liệu tham khảo *** 1.Giáo trình Triết học Mác - Lênin ( Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia ). 2.Giáo trình Triết học Mác – Lênin ( Trường Đại học KD & CN Hà Nội). 3.Trang web : http:// www. đen.hcmut.edu.vn. 4.Nguồn tin (trực tiếp) thăm dò từ bạn bè. Mục lục *** Trang Đề cương : 1 Lời mở đầu : 2 Chương I : Quan niệm và ý thứcvề trang phục học đường của sinh viên trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội . 3 I.Quan niệm và ý thức : . 3 1.Quan niệm : . 3 2. Ý thức : 4 II. Ảnh hưởng (tiêu cực) của trang phục học đường tới nhà trường và việc học tập trên lớp của sinh viên : 6 1. Ảnh hưởng tới phía nhà trường : 6 2. Ảnh hưởng tới tài chính & kết quả học tập của sinh viên : . 6 Chương II : Một số các giải pháp, đề xuất khắc phục tình trạng tiêu cực trong trang phục học đường của sinh viên trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội . 8 I.Giải pháp khắc phục : . 8 1.Về phía nhà trường : 8 2.Về phía sinh viên : . 9 II. các đề xuất đống góp ý kiến về vấn đề trang phục học đường 9 1. Đề xuất của tập thể lớp KT11 – 04 : 9 2. đề xuất của cá nhân : . 9 Kết luận . 11 Cam đoan 12 Danh mục tài liệu tham khảo 13
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quan niệm và ý thức về trang phục học đường sinh viên trường Đại học Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội.DOC