Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

A. Đặt Vấn Đề. Quốc hội Việt Nam là một cơ quan quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vậy tại sao Quốc hội lại là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? Điều này đã được thể hiện như thế nào? Đây không chỉ là vấn đề tìm hiểu của các nhà chính trị mà còn là một vấn đề cần sự quan tâm của tất cả những người dân Việt Nam. Là một sinh viên luật lại càng cần thiết phải tìm hiểu, trên quy mô của một bài tập học kì em xin chọn đề tài “Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. . B. Giải Quyết Vấn Đề. I. Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua các bản Hiến pháp. Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Theo hiến pháp năm 1992, ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (điều 2). Quyền lực nhà nước được xác định là thuộc về nhân dân nhưng nhân dân không trực tiếp sử dụng quyền lực đó mà trao cho Quốc hội để thay mặt mình sử dụng quyền lực nhà nước, chính vì vậy Quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất. Quyền lực của Quốc hội là quyền lực của nhân dân - những người làm chủ đất nước trao cho, Quốc hội nhận quyền lực trực tiếp từ nhân dân. Hơn nữa, nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do đó Quốc hội chính là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyền lực tập trung vào quốc hội, quốc hội giao quyền cho các cơ quan khác như chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao,

doc10 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12441 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt Vấn Đề. Quốc hội Việt Nam là một cơ quan quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vậy tại sao Quốc hội lại là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? Điều này đã được thể hiện như thế nào? Đây không chỉ là vấn đề tìm hiểu của các nhà chính trị mà còn là một vấn đề cần sự quan tâm của tất cả những người dân Việt Nam. Là một sinh viên luật lại càng cần thiết phải tìm hiểu, trên quy mô của một bài tập học kì em xin chọn đề tài “Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Với trình độ hiểu biết còn hạn chế bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn các thầy cô!. Giải Quyết Vấn Đề. Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua các bản Hiến pháp. Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Theo hiến pháp năm 1992, ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (điều 2). Quyền lực nhà nước được xác định là thuộc về nhân dân nhưng nhân dân không trực tiếp sử dụng quyền lực đó mà trao cho Quốc hội để thay mặt mình sử dụng quyền lực nhà nước, chính vì vậy Quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất. Quyền lực của Quốc hội là quyền lực của nhân dân - những người làm chủ đất nước trao cho, Quốc hội nhận quyền lực trực tiếp từ nhân dân. Hơn nữa, nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do đó Quốc hội chính là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyền lực tập trung vào quốc hội, quốc hội giao quyền cho các cơ quan khác như chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao,… Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được Hiến pháp quy định. Trong Hiến pháp năm 1946, điều 22 quy định “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, thẩm quyền của Quốc hội được quy định chung tại Điều 23 là “Nghị viện nhân dân giải  quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài”. Ngoài quy định chung tại Điều 23, nhiệm vụ và quyền hạn của Nghị viện còn được thể hiện tại Điều 25 “Nghị viện không chỉ thay mặt cho địa phương mình mà còn thay mặt cho toàn thể nhân dân”; Nghị viện nhân dân có quyền bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước tại Điều 45; bầu cử Thủ tướng và các bộ trưởng tại Điều 47 và chế độ trách nhiệm của Thủ trưởng, bộ trưởng trước Nghị viện nhân dân tại Điều 54. Hiến pháp năm 1959 khẳng định “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Như vậy, so với Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 đã có bước phát triển mới qua việc khẳng định “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định vị trí của Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như Hiến pháp năm 1959 đã quy định. So với hai bản Hiến pháp trước đây, điểm mới thứ nhất rất quan trọng là lần đầu tiên, Hiến pháp năm 1980 quy định chức năng đại diện của Quốc hội, theo đó “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân”. Đây chính là căn cứ pháp lý quan trọng để cụ thể hóa chức năng đại diện của Quốc hội trong Luật tổ chức Quốc hội năm 1981. Điểm mới thứ hai là mở rộng phạm vi thẩm quyền của Quốc hội trong việc thực hiện chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Theo Điều 82 của Hiến pháp năm 1980, “Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hóa, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân”. Như vậy, về mặt pháp lý, thẩm quyền của Quốc hội trong lĩnh vực này là rất rộng và được quy định khá rõ ràng hơn so với Hiến pháp năm 1959. Điểm mới thứ ba là lần đầu tiên, Hiến pháp năm 1980 đã xác định tính chất và đặc điểm chức năng giám sát của Quốc hội là “giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước” Quy định này là căn cứ pháp lý quan trọng để phân định rõ hoạt động giám sát của Quốc hội với các hình thức giám sát khác việc thi hành pháp luật ở nước ta. Điểm mới này cũng gián tiếp khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định vị trí của Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội có ba chức năng cơ bản là lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của đất nước. Điểm sửa đổi quan trọng trong Hiến pháp năm 1992 là bãi bỏ quy định Quốc hội có thể định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết của Hiến pháp năm 1980. Đến năm 2001, Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung, trong đó có một số quy định mới điều chỉnh nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội nhằm khẳng định vai trò của  Quốc hội trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Cụ thể là ở Điều 84 của Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 quy định Quốc hội: “phân bổ ngân sách trung ương”; “quyết định chính sách tôn giáo của Nhà nước”; “phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn” và “phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký”. Vai trò của Quốc hội còn được tăng cường trong việc xem xét và quyết định các vấn đề về nhân sự cấp cao. Trước năm 2001, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 đều giao cho cơ quan thường trực của Quốc hội là Hội đồng Nhà nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội. Điều khoản sửa đổi của Hiến pháp năm 1992 đã bãi bỏ thẩm quyền này của Uỷ ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm Quốc hội là chủ thể duy nhất có quyền quyết định nhân sự cấp cao của nhà nước. Trong Báo cáo trình Quốc hội về vấn đề này, Uỷ ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 cho rằng đây là vấn đề quan trọng, phải thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không nên giao cho cơ quan khác thực hiện. Về mặt thời gian, mỗi năm Quốc hội họp hai kỳ, thời gian giữa hai kỳ họp không dài. Do đó, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức những người giữ các chức danh này không nhất thiết phải tiến hành trong thời gian Quốc hội không họp. Như vậy, việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh sau khi Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi vào năm 2001 là hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Quốc hội, thể hiện tinh thần và mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Ngoài được thể hiện trong Hiến pháp ra nó còn được thể hiện trong Luật tổ chức Quốc hội năm 2001. Cụ thể tại điều 1 của Luật tổ chức Quốc hội nêu rõ ‘‘Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’’. II. Những biểu hiện thể hiện Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của quốc hội. Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thống nhất. Tính quyền lực nhà nước của Quốc hội thể hiện ở thẩm quyền của Quốc hội và được cụ thể hoá thành các chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Quốc hội vừa mang chủ quyền nhà nước vừa mang chủ quyền nhân dân. Quốc hội nắm giữ quyền lực tối cao của nhà nước, thay mặt nhân dân thực hiện quyền làm chủ. Quốc hội nước ta có ba chức năng: lập hiến, lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Các chức năng trên của Quốc hội được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ và quyền hạn của quốc hội. 1.1. Trong lĩnh vực lập hiến và lập pháp Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, thông qua Luật và sửa đổi Luật. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, qui định các vấn đề quan trọng nhất về quyền lực Nhà nước và cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hoá - xã hội, về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước, về quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân… Hiến pháp và Luật thể hiện đường lối cơ bản và những chủ trương lớn của Đảng đã được Nhà nước thể chế hoá và có hiệu lực thi hành trên toàn lãnh thổ nước ta. Luật là văn bản có hiệu lực pháp lý cao sau Hiến pháp. Các văn bản qui phạm pháp luật khác do các cơ quan nhà nước ban hành phải căn cứ vào Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội và không được trái với tinh thần, nội dung của Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội. 1.2. Trong lĩnh vực quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, qui định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Những vấn đề quan trọng của đất nước do Quốc hội quyết định gồm có: Về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương: Quốc hội bầu, miễn nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội, thành lập Chính phủ, bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương... Về lĩnh vực kinh tế- ngân sách: Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, quyết định đại xá; Vấn đề chiến tranh và hoà bình, Quốc hội quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; Về đối ngoại, Quốc hội phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên theo tờ trình của Chủ tịch nước. 1.3. Trong lĩnh vực giám sát tối cao của Quốc hội Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của Nhà nước đúng pháp luật vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đối tượng giám sát của Quốc hội là việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở trung ương là Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các cơ quan này chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Quốc hội hoạt động theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Các vấn đề được Quốc hội quyết định đều phải được tập thể các đại biểu Quốc hội xem xét và chỉ được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết đồng ý, trừ trường hợp sửa đổi Hiến pháp là phải có hai phần ba tổng số đại biểu tán thành. Hiến pháp năm 1992 quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó phải kể đến nguyên tắc tập trung dân chủ mà nội dung của nguyên tắc này là quyền lực nhà nước phải được triển khai thống nhất, xuyên suốt... và quyền lực đó phải chịu sự giám sát của nhân dân hay của các cơ quan đại diện. Cụ thể hóa quy định Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước, điều khoản sửa đổi của Hiến pháp năm 1992 quy định Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ có quyền trực tiếp hủy bỏ những văn bản trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội còn những văn bản trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì chỉ có quyền đình chỉ và trình lên Quốc hội xem xét việc hủy bỏ trong kỳ họp gần nhất (Điều 91 khoản 5 Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001). Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội còn được quy định chi tiết hơn trong Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội (2003), theo đó, quyền giám sát tối cao của Quốc hội được thực hiện qua các  cơ quan của Quốc hội và của đại biểu Quốc hội. Điểm mới so với trước đây là quy định Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Căn cứ để Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét và trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm là phải có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm (20%) tổng số đại biểu Quốc hội hoặc kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Quốc hội với chủ tịch nước, chính phủ, các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Trong cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa Quốc hội và các thiết chế nhà nước khác được xác định ở chỗ Quốc hội có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm những người đứng đầu các cơ quan khác của nhà nước; nhiệm kỳ hoạt động của các cơ quan nhà nước do Quốc hội thành lập là theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Do được Quốc hội bầu và có thể bị Quốc hội bãi miễn, nên có thể thấy rằng sự tồn tại của chính các cơ quan khác của nhà nước ở trung ương là phụ thuộc vào sự tín nhiệm của Quốc hội và của nhân dân. Mặt khác, mỗi cơ quan nhà nước khi được thành lập có phạm vi thẩm quyền nhất định và có tính độc lập trong việc tổ chức thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong phạm vi thẩm quyền đó. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội. Quốc hội có thể miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ cao nhất của bộ máy nhà nước như chủ tịch nước, phó chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, phê chuẩn các quyết định bổ nhiệm các chức vụ chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao,… Hội đồng nhân dân chính là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Hội đồng nhân dân cùng với Quốc hội hợp thành hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước và là gốc của chính quyền nhân dân. Hội đồng nhân dân nhận quyền lực trực tiếp từ Quốc hội do Quốc hội ủy nhiệm bằng hình thức văn bản. Trong khi Quốc hội sử dụng quyền lực nhà nước trên phạm vi toàn lãnh thổ thì hội đồng nhân dân chỉ thay mặt nhân dân địa phương sử dụng quyền lực nhà nước trong phạm vi địa phương mình. III. Thực trạng hoạt động của Quốc hội. Từ quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của Quốc hội nước ta 60 năm qua, có thể thấy rằng: Thứ nhất, sự ra đời và phát triển của Quốc hội là kết quả của quá trình đấu tranh cách mạng và gắn liền với sự phát triển của đất nước ta trong suốt 60 năm qua. Trong quá trình phát triển, Quốc hội ngày càng thực sự thể hiện là cơ quan kết hợp chặt chẽ và hài hòa hình thức dân chủ đại diện và hình thức dân chủ trực tiếp, là hiện thân của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Thứ hai, từ ngày thành lập đến nay, Quốc hội đã thể hiện hai thuộc tính đặc biệt mà chỉ duy nhất Quốc hội mới có, đó là: cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Nhân dân thông qua Quốc hội và các đại biểu Quốc hội do mình bầu ra để thực thi các quyền lực của mình, do đó Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Quốc hội là nền tảng chính trị - pháp lý của sự tồn tại và phát triển của hệ thống tổ chức quyền lực chính trị và tổ chức quyền lực Nhà nước. Quốc hội với ba chức năng cơ bản là: lập pháp (cơ quan duy nhất có quyền ban hành Hiến pháp và luật), quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao. Thông qua ba chức năng này, Quốc hội đã thể hiện là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và thực hiện ngày càng có hiệu quả các chức năng của mình thông qua việc không ngừng hoàn thiện và đổi mới tổ chức cũng như phương thức hoạt động. Quốc hội ngày càng xứng đáng với niềm tin và ý chí của toàn dân, xứng đáng với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Thứ ba, mô hình tổ chức một viện của Quốc hội nước ta đã phản ánh đúng truyền thống, lịch sử hình thành và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Ngay từ khi thành lập sau cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946, Quốc hội nước ta với hình thức tổ chức theo cơ cấu một viện là nhằm bảo đảm cho Quốc hội thật sự trở thành một tổ chức tập trung quyền lực của Nhà nước, thống nhất ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Quốc hội cũng không thể tránh khỏi một số thiếu sót. Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật còn một số tồn đọng, hạn chế nhất là về vấn đề trình độ xây dựng pháp luật của các đại biểu cần phải chú trọng hơn.Trong quyết định một số vấn đề quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ cần nhanh nhạy, dứt khoát hơn. Trong lĩnh vực giám sát của quốc hội: Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội có hiệu lực đã hơn năm năm, nhưng cho tới nay vẫn còn thiếu văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là về quy trình, thủ tục giám sát đối với từng chủ thể giám sát;  về bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; hậu quả pháp lý của  giám sát… Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội  khá sôi nổi, có nhiều khởi sắc, bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ, được cử tri đánh giá cao, nhưng vẫn còn đó những câu hỏi chưa được chuẩn bị nghiêm túc, dài dòng, hỏi để được cung cấp thông tin và những câu trả lời chung chung, tránh né trách nhiệm. Đại biểu Quốc hội nước ta phần lớn là kiêm nhiệm và theo cơ cấu thành phần, vùng Miền, chất lượng không đồng đều; vị trí công tác khác nhau, nên việc tham gia  hoạt động Quốc hội nói chung, hoạt động giám sát nói riêng  bị hạn chế, kết quả đạt được chưa cao.   Trong hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội nơi này, nơi khác còn có sự nể nang, ngại va chạm với lãnh đạo chủ chốt của chính quyền địa phương; thiếu kiên quyết trong tranh luận giữa người giám sát và đối tượng chịu sự giám sát. IV. Một số giải pháp giúp Quốc hội hoạt động có hiệu quả và hoàn thành xuất sắc vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Trong phương hướng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, cần chú trọng những vấn đề sau: 1- Các chương trình xây dựng pháp luật phải căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý nhà nước, định hướng xây dựng pháp luật được xác định trong các văn kiện của Đảng. 2 - Cần sớm phân công hợp lý cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đối với các dự án luật, pháp lệnh; việc tổ chức lấy ý kiến , đóng góp vào dự án luật, pháp lệnh cần hết sức coi trọng. 3- Cần chú ý đúng mức đến cơ cấu, tính đại diện trong Quốc hội; giảm hợp lý số đại biểu Quốc hội thuộc các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, tăng dần số đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách. 4 - Tiếp tục củng cố và tăng cường bộ máy giúp việc của Quốc hội. Hoạt động của Quốc hội phải gắn chặt và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đảng, cơ quan chính quyền, đoàn thể nhân dân, trong đó các cơ quan Quốc hội phải thường xuyên chủ động phối hợp, nhất là trong việc chuẩn bị các kỳ họp Quốc hội, các phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và nhiều công việc quan trọng khác của đất nước. Tăng cường mối quan hệ hợp tác là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Mặt khác, để cho hoạt động của Quốc hội thể hiện được ý chí, nguyện vọng của toàn dân, gắn bó với thực tiễn cuộc sống, cần tăng cường mối quan hệ giữa Quốc hội với nhân dân. Thông qua việc tiếp xúc cử tri, lắng nghe ý kiến của cử tri; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và thực hiện các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội ngày càng phát huy vai trò, nâng cao uy tín và năng lực của mình và được nhân dân tín nhiệm cao hơn. Các đại biểu quốc hội cũng cần tích cực hơn trong các hoạt động của Quốc hội “cá nhân tốt tập thể sẽ tốt”. Kết Thúc Vấn Đề. Trong các bản Hiến pháp đều thể hiện Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy đã phát huy được hiệu quả hoạt động thể hiện mình không phụ lòng tin của nhân dân nhưng trong tình hình mới hiện nay Quốc hội cần phải tăng cường phát huy hơn nữa chức năng của mình để đưa đất nước Việt Nam phát triển ngày càng văn minh hơn, giàu đẹp hơn xứng đáng với nhân dân, với lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Muốn vậy Quốc hội và mỗi vị đại biểu Quốc hội cần tự mình rèn luyện tu dưỡng tài đức cống hiến hết mình cho đất nước, thực hiện tốt vai trò là người đại biểu của nhân dân. Danh mục tài liệu tham khảo Trường đại học luật Hà Nội, giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà Nội, 2009. Luật tổ chức Quốc hội năm 2001. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992, NXB thống kê, 2007. Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội, giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 2005. Văn phòng Quốc hội, Hiến pháp 1946 – Sự kế thừa và phát triển qua các Hiến pháp Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993. Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003. Quốc hội Việt Nam – 60 năm hình thành và phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006. Các wedside: +) www.na.gov.vn +) www.chinhphu.vn +) vietbao.vn. Các trang wed của các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Bắc Giang, Nghệ An.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.doc