Trong điều kiện nước nhà đang phấn đấu trở thành một nước Công nghiệp hoá hiện đại hoá, đi lên xây dựng Xã hội chủ nghĩa. Có nhiều nhân tố quyết định đến sự thành công trong đó chính sách và định hướng của nhà nước có ý nghĩa quyết định. Nếu đường lối và chính sách của Đảng – Nhà nước đi lệch với những mục tiêu định sẵn thì ắt hẳn các mục tiêu ấy ấy sẽ không được thực hiện. Do đó những nhà lảnh đạo luôn phải thật sáng suốt trong việc đề ra và thực hiện các sách lược. Hệ thống pháp luật là một lỉnh vực quan trọng như vậy. Các nhà làm luật luôn tìm cách xây dựng, chỉnh sửa hệ thống Pháp luật sao cho phù hợp với sự phát triển không ngừng của xã hội. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu về hệ thống Pháp luật của nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam là một công việc thường xuyên cần được thực hiện song song với sự phát triển của đất nước.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5822 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy định về hôn nhân của luật Hồng Đức và luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (2000) – sự kế thừa và phát huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển hàng triệu năm của loài người đã được đánh dấu bằng vô số những thành quả trong đó có tập hợp các mối quan hệ được hình thành trong xã hội. Tính văn minh của loài người thể hiện ở việc phát triển cộng đồng từ các mối quan hệ từ thấp đến cao. Có thể nói gia đình là đơn vị tổ chức cơ bản nhất của xã hội. Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ giáo dục. Tuy nhiên theo quan niệm hiện đại về gia đình thì hôn nhân là tiền đề cơ bản để tạo nên một gia đình. Vấn đề hôn nhân và gia đình dần được xã hội quan tâm nhiều hơn, đặc biệt trong lịch sử phạm trù “hôn nhân” đã được xuất hiện khá lâu. Từ thời Trung Cổ với các chính sách của nhà thờ Kitô thì vấn đề thành lập gia đình giữa nam và nữ cũng đã được đề cập đến.
Cùng với sự ra đời của nhà nước, Pháp luật luôn đóng vai trò là cán cân công lý, là công cụ hữu ích giúp nhà nước quản lý tốt bộ máy pháp quyền. Vấn đề quan hệ giữa các giai cấp, các giai tầng và các nhóm xã hội là những nhân tố quyết định trực tiếp đối với Nhà nước và Pháp luật. Ở hầu hết các nước, hôn nhân và gia đình đã được gán với một bộ luật quan trọng trong hệ thống luật pháp. Ở Việt Nam cũng vậy, hiện nay nước ta đang đưa vào sử dụng bộ luât “hôn nhân và gia đình” – bộ luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000. Lịch sử cũng đã ghi nhận “Quốc triều hình luật” hay còn gọi là “Luật Hồng Đức” của triều đình nhà Lê với nhiều điểm tích cực mà trên cơ sơ đó Luật pháp nước ta hiện nay vẫn còn kế thừa và phát huy. Vấn đề về quan hệ hôn nhân và gia đình trong bộ luật Hồng Đức là một trong những điểm tiến bộ đáng kể. Nghiên cứu về những giá trị hữu ích trên và ứng dụng vào thực tiễn Luật pháp nước ta hiện nay sẽ mang lại nhiều kết quả trong việc phát triển kinh tế-văn hóa và xã hội. Nếu có một hệ thống luật pháp vững chắc, chặt chẽ và phục vụ lợi ích cho đông đảo các giai tầng trong xã hội thì chắc hẳn xã hội ấy sẽ phát triển một cách thịnh vượng và có chiều sâu.
Đó chính là lý do để em quyết định nghiên cứu đề tài: “Quy định về hôn nhân của luật Hồng Đức và luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (2000) – sự kế thừa và phát huy”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận đi sâu nghiên cứu về 2 bộ luật của hai thời đại khác nhau là bộ luật Hồng Đức (Thời nhà Lê) và bộ luật hôn nhân và gia đìnhViệt Nam (2000)
Tiểu luận tập trung phân tích về quan hệ hôn nhân và gia đình trong 2 bộ luật trên.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích một số điểm tích cực về quan hệ hôn nhân và gia đình trong bộ luật Hồng Đức qua đó thấy được sự kế thừa và phát huy vào luật pháp nước ta hiện nay. Đồng thời tìm ra một số giá trị mới khác trong bộ luật Hồng Đức mà Luật pháp nước ta chưa áp dụng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp luận cơ bản là “chủ nghĩa duy vật biện chứng” và “chủ nghĩa duy vật lich sử”.
Sử dụng các phương pháp phân tích văn bản, tổng hợp, thống kê, so sánh…để đi sâu nghiên cứu đề tài.
Sử dụng tài liệu tham khảo từ sách vở và một số trang web chính thức.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ LUẬT HỒNG ĐỨC VÀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM (2000)
1.1. Sự ra đời và phát triển
1.1.1. Luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật)
Sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền thời Lê sơ đề ra yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để cố định những trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị, để bảo vệ và bênh vực nền chuyên chính của giai cấp phong kiến. Bộ Quốc triều hình luật (tức Luật Hồng Đức) đã ra đời trong hoàn cảnh lịch sử ấy, nhằm đáp ứng lại những yêu cầu phát triển sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam. Bộ Luật Hồng Đức đã trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ, đến thời Lê Thánh Tông mới hoàn thành.
Ngay sau khi lên ngôi vua, trong năm 1428, Lê Lợi đã cùng với các đại thần bàn định một số luật lệ về kiện tụng và phân chia ruộng đất của thôn xã. Những thứ hình phạt, những lễ ân giảm trong Luật Hồng Đức (49 điều thuộc chương Danh lệ) phần lớn đều được quy định trong thời Lê Thái Tổ. Ba mươi hai điều luật trong chương Điền sản để pháp chế hóa các thể lệ quân điền cũng được quy định chặt chẽ trong những năm Thuận Thiên (1428-1433) và được thực hiện suốt trong thời Lê sơ.
Tuy vậy chỉ mới là bước đầu xây dựng, nên luật pháp thời Thái Tổ còn có nhiều thiếu sót nhất là về phương diện tư hữu tài sản. Những thiếu sót ấy sẽ được các triều vua sau bổ sung thêm.
Trong thời Thái Tông (1434-1442), một số nguyên tắc xét xử các vụ kiện cáo và một số điều luật nghiêm cấm nạn hối lộ, hành động giao thiệp với nước ngoài được xây dựng thêm.
Đến năm 1449, Nhân Tông ban hành 14 điều luật khẳng định và bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất, quy định nguyên tắc xét xử những hành động xâm phạm đến quyền tư hữu ruộng đất. Sang thời Thánh Tông, triều đình liên tiếp ban bố nhiều điều lệ về kế thừa hương hỏa, về việc bảo vệ tôn ty trật tự và đạo đức phong kiến, về việc trấn áp mọi hành vi chống đối hay làm nguy hại đến địa vị thống trị của giai cấp phong kiến. Sách Hồng Đức thiện chính thư và Thiên Nam dư hạ tập còn ghi chép lại nhiều điều luật ban bố và thi hành trong thời Thánh Tông, theo thứ tự từng năm. Riêng trong Thiên Nam dư hạ tập, còn ghi lại 40 điều luật thi hành trong năm Quang Thuận (1460-1469) và 61 điều trong năm Hồng Đức (1470-1497).
Năm 1483, Thánh Tông sai các triều thần sưu tập tất cả các điều luật, các phép lệnh đó ban bố và thi hành trong các triều vua thời Lê sơ, san định lại, xây dựng thành một bộ pháp điển hoàn chỉnh. Đó là bộ Quốc triều hình luật, mà người ta thường gọi là bộ Luật Hồng Đức, để đề cao vai trò xây dựng của Lê Thánh Tông. Thực ra bộ luật đó không phải do Lê Thánh Tông sáng tạo ra, cũng không phải được xây dựng riêng trong những năm Hồng Đức (1470-1497), mà là sản phẩm của một thời kỳ phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam, trong cả thời Lê sơ. Công lao của triều vua Lê Thánh Tông là đã san định các luật lệ của những triều vua trước để hoàn thành bước xây dựng bộ pháp điển ấy.
1.1.2. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (2000)
Việc ban hành luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là cả một quá trình kế thừa và phát huy lâu dài từ các bộ luật ở các thời kỳ trước. Từ các bộ luật của thời kỳ thực dân phong kiến: Bộ luật Bắc Kỳ 1931, Bộ luật Trung Kỳ 1936; Luật gia đình 1959 của Ngô Đình Diệm, Dân luật 1972 của Nguyễn Văn Thiệu- Đến các sắc lệnh như: SL 10-10-1945, 97-SL ngày 22-05-1950, 159-SL ngày 17-11-1950…và các Hiến Pháp của các thời kỳ như HP 1946, HP 1980, HP 1992…
Nhằm đáp ứng một cách kịp thời các điều chỉnh pháp luật, các quan hệ hôn nhân và gia đình trong giai đoạn mới. Quốc hội khóa X tại kỳ họp thứ VII đã thông qua luật Hôn nhân và gia đình mới ngày 9/6/2000 và được công bố vào ngày 22/6/2000
1.2. Chức năng của từng bộ luật
1.2.1. Đặc điểm nội dung
1.2.1.1. Luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật)
Hệ thống chương điều
Quốc triều hình luật trong cuốn sách A.341 có 13 chương, ghi chép trong 6 quyển (5 quyển có 2 chương/quyển và 1 quyển có 3 chương), gồm 722 điều. Ngoài ra, trước khi đi vào các chương và điều thì Quốc triều hình luật còn có các đồ biểu quy định về các hạng để tang và tang phục, kích thước và các hình cụ (roi, trượng, gông, dây sắt v.v).
Bố trí cụ thể như sau
1.Chương Danh lệ: 49 điều quy định về những vấn đề cơ bản có tính chất chi phối nội dung các chương điều khác (quy định về thập ác, ngũ hình, bát nghị, chuộc tội bằng tiền v.v)
2.Chương Vệ cấm: 47 điều quy định về việc bảo vệ cung cấm, kinh thành và các tội về cấm vệ.
3.Chương Vi chế: 144 điều quy định về hình phạt cho các hành vi sai trái của quan lại, các tội về chức vụ.
4.Chương Quân chính: 43 điều quy định về sự trừng phạt các hành vi sai trái của tướng, sĩ, các tội quân sự.
5.Chương Hộ hôn: 58 điều quy định về hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân-gia đình và các tội phạm trong các lĩnh vực này.
6.Chương Điền sản: 59 điều, trong đó 32 điều ban đầu và 27 điều bổ sung sau (14 điều về điền sản mới tăng thêm, 4 điều về luật hương hỏa, 9 điều về châm chước bổ sung luật hương hỏa) quy định về ruộng đất, thừa kế, hương hỏa và các tội phạm trong lĩnh vực này.
7.Chương Thông gian: 10 điều quy định về các tội phạm tình dục.
8.Chương Đạo tặc: 54 điều quy định về các tội trộm cướp, giết người và một số tội chính trị như phản nước hại vua.
9.Chương Đấu tụng: 50 điều quy định về các nhóm tội đánh nhau (ẩu đả) và các tội vu cáo, lăng mạ v.v
10.Chương Trá ngụy: 38 điều quy định các tội giả mạo, lừa dối.
11.Chương Tạp luật: 92 điều quy định về các tội không thuộc các nhóm tội danh trên đây.
12.Chương Bộ vong: 13 điều quy định về việc bắt tội phạm chạy trốn và các tội thuộc lĩnh vực này.
13.Chương Đoán ngục: 65 điều quy định về việc xử án, giam giữ can phạm và các tội phạm trong lĩnh vực này.
1.2.1.2. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (2000)
Hệ thống chương điều
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 bao gồm lời mở đầu, 13 chương và 110 điều. Bố trí cụ thể như sau:
+ Chương I: Những quy định chung
+ Chương II: Kết hôn
+ Chương III: Quan hệ giữa vợ và chồng
+ Chương IV: Quan hệ giữa cha mẹ và con
+ Chương V: Quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa anh, chị, em và giữa các thành viên trong gia đình
+ Chương VI: Cấp dưỡng
+ Chương VII: Xác định cha, mẹ, con
+ Chương VIII - Con nuôi
+ Chương IX: Giám hộ giữa các thành viên trong gia đình
+ Chương X: Ly hôn
+ Chương XI: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
1.2.2. Chức năng
1.2.2.1. Luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật)
Trong lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, các nhà nước Quân chủ và Phong kiến Việt Nam đã nhận thức được vai trò của Pháp luật và quan tâm, đầu tư cho việc ban hành Pháp luật. Hệ thống Pháp luật Việt Nam thời kỳ này gồm các bộ luật tổng hợp và các văn bản Pháp luật khác như: Chiếu, Chỉ, Lệ, Lệnh, Dụ, Sắc.
Bộ luật Quốc triều hình luật được ban hành dưới thời Lê Thánh Tông (1483) được hình thành trên cơ sở sưu tập tất cả các điều luật, các văn bản Pháp luật đã được ban bố và lưu hành dưới các thời Vua trước, được sửa chửa, bổ sung và san định lại hoàn chỉnh. Đây là bộ luật được ban hành trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của chế độ Phong kiến trung ương tập quyền. Quốc triều hình luật không chỉ là bộ luật chính thức của Việt Nam dưới thời Lê sơ mà còn được các thời đại sau này sử dụng cho đến hết TK thứ XVIII.
1.2.2.2. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (2000)
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ Hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững.
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 qui định chế độ hôn nhân-gia đình và trách nhiệm của công dân – Nhà nước - Xã hội trong việc xây dựng, cũng cố chế độ Hôn nhân-gia đình Việt Nam.
Tiểu kết
Hai bộ luật nêu trên thể hiện rõ bản chất riêng của từng xã hội, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của xã hội. Có thể thấy rằng, trong điều kiện phát triển của xã hội Phong kiến với nền kinh tế trọng nông, các chế định, chế tài…nghiêng hẳn về việc bảo vệ chế độ và việc duy trì xã hội phát triển theo xu hướng của giai cấp thống trị. Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) có nhiều điều luật mang đậm tư tưởng Nho giáo, những vấn đề về quan hệ gia đình, luật điều chỉnh hành vi cư xử của con người sao cho phù hợp với đạo đức.Trong đó có nhiều điểm vẫn đang được xã hội chấp nhận và được coi là những điểm tiến bộ cần phát huy.
Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) được xây dựng qua nhiều triều đại khác nhau, mà cụ thể là được chọn lọc từ các triều đại như: Thái Tông(1434-1442), Nhân Tông(1449), Thánh Tông(1483). Đây là một giai đoạn phát triển cao độ của chế độ Phong kiến tập quyền Việt Nam. Trong đó công lao của triều vua Lê Thánh Tông là đã san định các luật lệ của những triều vua trước để hoàn thành bước xây dựng bộ pháp điển Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức).
Bộ luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 cũng có một số điểm ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, điều này thể hiện khá rõ thông qua một số chương liên quan đến quan hệ gia đình, quan hệ hôn nhân.
Hệ thống chương điều của bộ luật Hồng Đức được bố trí khá hợp lý với 13 chương và 722 điều. Trong đó các quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình được tập trung chủ yếu ở chương Hộ hôn và chương Điền sản. Bộ luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 có hệ thống chương điều với các qui định khá rõ ràng, các mục được phân ra cụ thể với nhiều lỉnh vực riêng trong quan hệ hôn nhân và gia đình như: kết hôn, ly hôn, quan hệ vợ-chồng, quan hệ cha mẹ-con cái…
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH QUAN HỆ HÔN NHÂN TRONG LUẬT HỒNG ĐỨC VÀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM (2000)
2.1. Những quy định tích cực trong hôn nhân
2.1.1. Những quy định chung
Luật Hồng Đức(Quốc triều hình luật)
Độ tuổi: Mặc dù luật Hồng Đức không quy định rõ ràng về độ tuổi kết hôn, tuy nhiên theo “Hồng Đức giá nghi lễ” có chỉ rõ con gái từ 16 tuổi trở lên, con trai từ 18 tuổi trở lên mới được dựng vợ gã chồng. Đây là quy định nhằm hạn chế nạn tảo hôn trong xã hội
Những trường hợp không đươc kết hôn: Không được kết hôn giữa những người trong họ hàng thân thích (điều 319), cấm kết hôn khi đang có tang cha, mẹ hay chồng (điều 317), cấm kết hôn khi ông, bà, cha hay mẹ đang bị giam cầm, tù tội (điều 318), cấm anh (em) lấy vợ góa của em (anh), trò lấy vợ góa của thầy (điều 324), với một số quy định khác trong các điều 316, 323, 334, 338, 339.
Đăng ký kết hôn: Luật Hồng Đức quy định về hình thức và thủ tục kết hôn như đính hôn và thành hôn (các điều 314, 315, 322). Điều 314 quy định: Việc kết hôn chỉ được coi là hợp pháp khi được sự đồng ý của 2 bên cha mẹ, có việc trao đổi sính lễ trước sự có mặt của họ hàng hai bên.
Luật Hồng Đức cho thấy cuộc hôn nhân có giá trị pháp lý từ sau lễ đính hôn. Ví dụ điều 315 quy định: Gả con gái đã nhận đồ sính lễ mà lại thôi không gả nữa thì phải phạt 80 trượng…Còn người con gái phải gả cho người hỏi trước. Tuy nhiên, nếu trong thời gian từ lễ đính hôn cho đến khi thành hôn mà một trong hai bên bị ác tật hay phạm tội thì bên kia có quyền từ hôn.
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam(2000)
Điều kiện kết hôn. Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: (Điều 9)
1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.
Tổ chức đăng ký kết hôn: Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.
Những trường hợp không đươc kết hôn: (Điều 10) Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
1. Người đang có vợ hoặc có chồng;
2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
5. Giữa những người cùng giới tính.
Đăng ký kết hôn: Điều 11
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này.
Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.
Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn.
2. Chính phủ quy định việc đăng ký kết hôn ở vùng sâu, vùng xa.
2.1.2. Chấm dứt hôn nhân
Luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật)
Cưỡng chế ly hôn:
Buộc phải ly hôn (các điều 317, 318, 323, 324, 334) do hôn nhân đã vi phạm các quy định cấm kết hôn.
Điều 310 quy định người chồng phải ly hôn khi người vợ phạm phải điều nghĩa tuyệt (đoạn tuyệt hết ân nghĩa vợ chồng) như: không con, ghen tuông, ác tật (mắc các bệnh như phong, hủi), dâm đãng, không kính cha mẹ, lắm lời, trộm cắp.
Ly hôn do nguyên nhân một phía:
Ly hôn do lỗi của người chồng: Các điều 308 / 333 quy định người vợ có quyền trình quan xin ly hôn khi: chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (có quan xã làm chứng), trừ khi chồng có việc phải đi xa hay nếu con rể lấy điều thị phi mắng nhiếc cha mẹ vợ.
Ly hôn do nguyên nhân hai phía: Điều 167 - Hồng Đức thiện chính thư - quy định rõ hình thức thuận tình ly hôn: Giấy ly hôn được làm dưới hình thức hợp đồng, người vợ và người chồng mỗi bên giữ một bản làm bằng.
Những trường hợp không được phép ly hôn: Sẽ không thể ly hôn được nếu như khi phạm vào điều thất xuất mà người vợ, chồng đang ở trong ba trường hợp (tam bất khứ): vợ đã để tang nhà chồng 3 năm; khi lấy nhau nghèo mà sau giàu có; khi lấy nhau có bà con mà khi bỏ lại không có bà con để trở về. Đồng thời, khi hai bên vợ chồng đang có tang cha mẹ thì vấn đề ly hôn cũng không được đặt ra. Khi ly hôn, con cái thường thuộc về chồng, nhưng nếu muốn giữ con, người vợ có quyền đòi chia một nửa số con.
Phân chia tài sản sau ly hôn: Thông thường, nếu ly hôn không do lỗi của người vợ thì phần tài sản riêng (gồm cả điền sản và tư trang), người vợ có quyền mang về nhà mình. Trong trường hợp có lỗi; thường thì tự ý người vợ không đem theo tài sản hoặc trong một vài trường hợp luật định người vợ buộc phải để lại tài sản đó cho chồng, "người vợ mà đi gian dâm, tài sản phải trả về cho chồng".
Sau ly hôn, qua hệ thân nhân giữa vợ và chồng chấm dứt, hai bên có quyền kết hôn với người khác. Khi ly hôn người vợ có quyền sở hữu đối với tài sản riêng của mình (của hồi môn) và được chia một số tài sản chung do 2 vợ chồng gây dựng nên (Điều 373, 374)
Ngoài ra, việc phân chia và thừa kế tài sản còn tùy thuộc vào việc vợ chồng có con hay không có con. Pháp luật quy định cụ thể ở các điều 374, 375 và 376 (Quốc triều hình luật). Tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân (tài sản chung). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung. Khi ly hôn, tài sản của ai, người đó được nhận riêng và chia đôi tài sản chung của hai người.
Còn khi chồng chết trước (hay vợ chết trước) tài sản có do bố mẹ dành cho được chia làm hai phần bằng nhau, một phần dành cho gia đình bên chồng (vợ) để lo việc tế lễ (bố mẹ bên chồng (vợ), hoặc người thừa tự bên chồng (vợ) giữ). Một phần dành cho vợ (chồng) để phụng dưỡng một đời (nhưng không có quyền sở hữu). Khi người vợ chồng, chết thì phần tài sản này giao lại cho gia đình bên chồng.
Đối với tài sản do hai người tạo ra cũng chia làm hai phần bằng nhau: một phần dành cho vợ (chồng) làm của riêng; một phần dành cho vợ (chồng) chia ra như sau: 1/3 dành cho gia đình nhà chồng (vợ) để lo việc tế lễ; 2/3 dành cho vợ (chồng) để phụng dưỡng một đời, không được làm của riêng, khi chết giao lại cho gia đình bên chồng. "Quốc triều hình luật" không nhắc tới động sản, chỉ đề cập tới điền sản, theo Vũ Văn Mẫu: "Điểm này cũng dễ hiểu vì trong một nền kinh tế trọng nông, các động sản khác chỉ là những vật có ít giá trị". Song trong "Hồng Đức thiện chính thư" (điều 258-259) đã không gạt hẳn các động sản ra ngoài thừa kế. "Đến như nhà cửa chỉ có thể chia làm hai, người sống được một phần làm chỗ ở, người chết được một phần làm nơi tế lễ". "Còn đến của nổi, phải để cung vào việc tế tự và theo lệ dân trả nợ miệng, còn thừa bao nhiêu cũng chia cho vợ con". "Của nổi" ở đây được hiểu là vàng, bạc, lụa, vải, thóc lúa, giường chiếu, đồ sứ, mâm thau... Như vậy, pháp luật đã ghi nhận một cách bình đẳng sự đóng góp của người vợ trong tài sản chung của vợ chồng và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản do hai vợ chồng làm ra.
Quyền và nghĩa vụ chăm sóc con cái sau ly hôn: Thông thường sau khi ly hôn, con cái sẽ theo người bố, tuy nhiên nếu đòi hỏi thì người vợ cũng se được chia một nửa số con.
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (2000)
Cưỡng chế ly hôn:
Trường hợp kết hôn trước tuổi luật định-Vi phạm khoản 1 điều 9 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.
Trường hợp kết hôn do bị cưỡng ép, lừa dối- Vi phạm khoản 2 điều 9 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.
Trường hợp kết hôn của người đang có vợ(chồng) lại chung sống như vợ chồng với người khác- Vi phạm khoả 1 điều 10 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.
Các trường hợp kết hôn vi phạm khoản 2, 3, 4, 5 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.
è Theo khoản 1 điều 17 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 các bên nam, nữ kết hôn trái pháp luật buộc phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng kể từ thời điểm bản án hoặc quyết định của Toà án về hủy kết hôn trái pháp luật có hiệu lực pháp luật (trang 100).
Ly hôn do nguyên nhân một phía: Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.
Ly hôn do nguyên nhân hai phía: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.
Phân chia tài sản sau ly hôn:
Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Quyền và nghĩa vụ chăm sóc con cái sau ly hôn
+ Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
+ Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
2.2. Những quy định về gia đình
2.2.1. Quan hệ giữa vợ - chồng
Luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật)
Trách nhiệm của mỗi bên:
Nghĩa vụ của chồng: Có trách nhiệm với vợ-con, không phải vì việc quan mà đi xa, tự bỏ đi là mất vợ, vợ có quyền ly hôn, chồng có nghĩa vụ cưu mang, cấp dưỡng vợ con, không được ngược đãi vợ con dã man, chồng đánh vợ bị thương thì bị trừng phạt, chồng phải chung thuỷ với vợ, nếu không sẽ bị tội Lưu, thậm chí là Tử. Điều 308 qui định: "Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng ) thì mất vợ".
Nghĩa vụ của người vợ: Vợ có nghĩa vụ chung thuỷ với người chồng, có nghĩa vụ để tang ông bà, cha mẹ chồng, riêng đối với chồng phải để tang nghiêm chỉnh 3 năm. Riêng vợ cả có quyền bàn bạc công việc gia đình với chồng.
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam(2000)
- “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền hạn ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” (Điều 19)
- “Vợ chồng có nghĩa vụ thuỷ chug, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững (Điều 18)
2.2.2. Quan hệ giữa bề đưới với bề trên
Luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật)
Con cái có nghĩa vụ vâng lời ông bà cha mẹ, phụng dưỡng ông bà cha mẹ nếu không sẽ bị xét vào tội thập ác tội “Đồ” hoặc tội “Lưu.” Nếu đánh bị thương ông bà thì bị tội “Giảo”.
Có nghĩa vụ để tang ông bà, cha mẹ, đang có tang mà tự ý cưới xin, vui chơi, không mặc đồ tang lễ thì bị xử theo tội bất lễ trong tội “Thập ác”
Điều 504 qui định: “Con cháu tố cáo ông bà, cha mẹ, nô tỳ tố cáo chủ có tội lỗi gì đều xử tội lưu đi châu xa, vợ tố cáo chồng cũng bị tội trên. Tố cáo ông bà ngoại, cha mẹ và ông bà cha mẹ về bậc tôn trưởng và hàng cơ thân của chồng, cùng là nô tỳ tố cáo người bậc cơ thân của chủ, dẫu việc có thật cũng phải tội biếm hay tội đồ.”
Quan hệ giữa anh chị em trong gia đình: Nhìn chung, trong giai đoạn này quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn được duy trì cùng với sự thống trị của xã hội Phong kiến. Tuy nhiên, trong Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức) vẫn có một số điểm tiến bộ trong quan niệm nam nữ. Điều 388 quy định: “Cha mẹ mất cả, có ruộng đất, chưa kịp để lại chúc thư, mà anh em chị em tự chia nhau thì lấy một phần 20 số ruộng đất làm hương hoả; giao cho người con trai trưởng giữ; còn thì chia nhau”
Luật Hồng Đức kế thừa khá nhiều những tư tưởng tích cực của Nho giáo. Điều đó thể hiện khá rõ qua một số điều luật liên quan đến quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam(2000)
Điều 35. Nghĩa vụ và quyền của con:
Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.
Điều 48. Nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em
Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
Tiểu kết
Tiếp thu quan điểm Lễ của Nho giáo, các nhà làm luật triều Lê đã đưa ra những qui định và hình phạt chặt chẽ nhằm bảo vệ lễ giáo phong kiến. Trong gia đình, những hành vi vi phạm đạo lý của Nho giáo cũng bị qui định phải chịu hình phạt theo hệ thống hình phạt ngũ hình ở Điều 1, đó là hình phạt từ nhẹ đến nặng như: Suy, trượng, đồ, lưu, tử. Để cho giáo lý của đạo Nho được mọi người tuân theo một cách triệt để, nhà làm luật đã dùng đến những hình phạt rất nặng để trừng trị những hành vi trái với đạo lý Nho giáo. Ngoài xã hội, chịu ảnh hưởng tư tưởng trung quân của Nho giáo, Quốc Triều Hình Luật đưa ra các hình phạt cho những người phạm vào kỉ cương phép nước và trật tự xã hội, mưu mô làm việc đại nghịch, mưu mô theo giặc phản nước phải chịu hình phạt cao nhất là xử tử ở Điều 411, 412.
Việc qui định chặt chẽ những lễ nghi trong gia đình, ngoài xã hội và trừng phạt nghiêm khắc những người xâm hại lễ nghi thì Quốc Triều Hình Luật đã thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa Lễ và Hình. Qua đó, Bộ luật đã bảo vệ giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc như lòng hiếu thảo, sự tôn kính ông bà, cha mẹ của con cháu; sự hoà thuận chung thuỷ giữa vợ chồng; sự kính nhường hoà thuận giữa anh chị em, truyền thống tôn sư trọng đạo. Đồng thời các qui định nghiêm khắc áp dụng trong mỗi vi phạm lễ nghi gia đình của Quốc Triều Hình Luật có tác động rất lớn đến sự tự điều chỉnh hành vi trong gia đình khiến họ sớm có ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm với bản thân và làm tròn bổn phận ở từng vị trí cụ thể với gia đình mình. Như vậy, bộ luật đã hỗ trợ đắc lực cho sự giáo dục đạo đức trong gia đình, trong xã hội, đã dùng pháp luật để xây dựng, củng cố những chuẩn mực và giá trị đạo đức truyền thống.
CHƯƠNG 3: TẦM NHÌN TƯƠNG LAI CỦA LUẬT HỒNG ĐỨC VỀ VẤN ĐỀ HÔN NHÂN
3.1. Một số điểm tiến bộ trong bộ luật Hồng Đức về quan hệ hôn nhân
+ Thứ nhất: Tại các điều 308 / 333 về việc người vợ có quyền xin ly hôn khi chồng đã bỏ lững trong thời gian 5 tháng. Tại điểm này ta thấy sự tiến bộ trong việc đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ. Pháp luật nước ta cũng đang áp dụng điều này tại điều 78 bộ luật dân sự với thời gian áp dụng trong vòng 2 năm sau khi tuyên bố mất tích.
+ Thứ hai: Về việc thuận tình ly hôn ở Điều 167 - Hồng Đức thiện chính thư đã có giấy tờ xác thực, một điểm tiến bộ nổi bật thể hiện dần sự minh bạch. Vậy là, bên cạnh sự ưng thuận của cha mẹ hay các bậc tôn thuộc rất quan trọng thì sự ưng thuận của hai bên trai - gái cũng là một thành tố được nhà lập pháp chú ý đến. Luật pháp nước ta đạng áp dụng chọn lọc điểm này tại điều 90 chương X trong luật Hôn nhân và gia đinh năm 2000.
+ Thứ ba: Có thể nhận thấy trong những qui định về việc không được ly hôn ở bộ luật Hồng Đức đa phần mang đậm nét nhân văn. Những qui định đặt ra nhằm ràng buộc trách nhiệm của nhau trong cuộc hôn nhân mặc dù đã rạn vỡ. Đây cũng là một điểm đáng lưu ý.
+ Thứ tư: Tại các điều 373, 374 về việc phân chia tài sản sau ly hôn. Trong đó đã phân chia ra tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng. Mặc dù tại một số trường hợp mà cuộc ly hôn diễn ra do lỗi của người vợ, khi đó người vợ không được nhận lại tài sản chung của 2 vợ chồng. Tuy nhiên việc phân định rạch ròi về tài sản cũng là điểm tiến bộ mà luật pháp nước ta đang áp dụng tại điểm 2 điều 95 chương X luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Ngoài ra, luật Hồng Đức còn qui định việc phân chia tài sản khá hợp lý khi một trong 2 chết. Và đặc biệt việc phân chia tài sản còn phải được chú ý trong trường hợp hai vợ chồng có con cái. Những điều trên cho ta thấy về tầm nhìn của các nhà làm luật thời Hồng Đức.
3.2. Luật Hồng Đức quan tâm đến người phụ nữ-ảnh hưởng đến tương lai
Quan hệ vợ chồng được qui định tại bộ luật Hồng Đức dần thể hiện rõ ràng trách nhiệm của vợ chồng với nhau trong gia đình. Mặc dù trong giai đoạn xã hội phong kiến nặng nề, tuy nhiên việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ vẫn được nêu ra. Việc áp dụng các hình phạt cho người chồng khi không làm tròn trách nhiệm của mình với gia đình, vợ con là một điểm đáng chú ý. Người vợ hoàn toàn có thể được giải phóng trong cuộc hôn nhân nếu người chồng không quan tâm, chăm sóc trong khoảng thời gian là 5 tháng. Một điểm đáng nhắc đến là ở đây, người vợ cả có thể tham gia bàn bạc việc gia đình, dù chưa thật sự bình đẳng. Giá trị nhân văn được luật Hồng Đức nêu lên là qui định việc để tang của người vợ đối với gia đình nhà chồng. Ngày nay, công việc để tang được xem như là một lối sống của đa phần người dân nước ta.
3.3. Tầm nhìn tương lai của luật Hồng Đức về vấn đề hôn nhân
+ Thứ nhất: Về độ tuổi kết hôn, mặc dù trong bộ luật chưa trình bày rõ ràng nhưng theo “Hồng Đức giá nghi lễ” có chỉ rõ con gái từ 16 tuổi trở lên, con trai từ 18 tuổi trở lên mới được dựng vợ gã chồng. Luật pháp hiện nay đang áp dụng độ tuổi kết hôn cao hơn 2 năm so với quy định trên. Một điều cần chú ý rằng: Người xưa đã qui định độ tuổi hôn nhân nghĩa là phần nào họ đã thấy những điểm quan trọng về tâm sinh lý con người trước hôn nhân.
+ Thứ hai: Về những trường hợp không được kết hôn, trong bộ luật Hồng Đức tại điều 319 về việc cấm kết hôn trong quan hệ họ hàng, thân thích. Chưa thể kết luận được là người xưa đã có những nghiên cứu sinh học chưa hay đơn giản chỉ là vấn đề đạo đức-Tuy nhiên đây cũng là điểm tiến bộ mà luật pháp nước ta đang áp dụng tại điểm 3 điều 10 chương II luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Ngoài ra trong các điều 317, 318 của luật Hồng Đức về việc cấm kết hôn khi cha mẹ, ông bà, chồng đang ngồi tù hoặc gặp phải tang. Mặc dù những điều này không thể áp dụng cứng nhắc vào luật pháp hiện nay nhưng nhìn về một phương diện khác- Nếu những việc trên được xem như một lối sống hằng ngày thì có lẽ tính nhân văn sẽ được đề cao. Điều 324 về việc cấm trò lấy vợ góa của thầy, cấm anh em lấy vợ góa của nhau cũng có thể xem là một yếu tố nhân văn hơn là pháp luật.
+ Thứ 3: Tại điều 314 về thủ tục kết hôn- Tại điểm này ta thấy khi mà người xưa đã có một quy định để công nhận hôn nhân của 2 người thì cũng có nghĩa các bên tham gia hôn nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm với cuộc hôn nhân đó. Và các vấn đề về quyền lợi của người phụ nữ trong hôn nhân… cũng phần nào rõ ràng hơn.
Điều 167 - Hồng Đức thiện chính thư - quy định rõ hình thức thuận tình ly hôn: Giấy ly hôn được làm dưới hình thức hợp đồng, người vợ và người chồng mỗi bên giữ một bản làm bằngè Điều này cho thấy khi ly hôn đã có giấy tờ xác định thì ắt hẳn sẽ vẫn tồn tại một văn bản liên quan đến việc xác nhận hôn nhân. Từ đây ta thấy hôn nhân đã được xác đinh rõ ràng.
Luật pháp nước ta đang áp dụng việc đăng ký kết hôn tại điều 11 chương II luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nước nhà đang phấn đấu trở thành một nước Công nghiệp hoá hiện đại hoá, đi lên xây dựng Xã hội chủ nghĩa. Có nhiều nhân tố quyết định đến sự thành công trong đó chính sách và định hướng của nhà nước có ý nghĩa quyết định. Nếu đường lối và chính sách của Đảng – Nhà nước đi lệch với những mục tiêu định sẵn thì ắt hẳn các mục tiêu ấy ấy sẽ không được thực hiện. Do đó những nhà lảnh đạo luôn phải thật sáng suốt trong việc đề ra và thực hiện các sách lược. Hệ thống pháp luật là một lỉnh vực quan trọng như vậy. Các nhà làm luật luôn tìm cách xây dựng, chỉnh sửa hệ thống Pháp luật sao cho phù hợp với sự phát triển không ngừng của xã hội. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu về hệ thống Pháp luật của nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam là một công việc thường xuyên cần được thực hiện song song với sự phát triển của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] : Tìm hiểu Luật Hôn nhân và gia dình Việt Nam năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành(NXB TP Hồ Chí Minh-522 trang)
[2] : Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (NXB Công an nhân dân-PGS.TS.Hà Thị Mai Hiên chủ biên, 311trang)
[3] : Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật (NXB Công an nhân dân, GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên(463 trang).
[4] : Bộ giáo dục và đào tạo: Pháp luật đại cương (NXB Chính trị quốc gia, ThS.Lê Minh Toàn chủ biên, 487 trang)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luat_hong_duc_2204.doc