Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại cho biết phương thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng

LỜI NÓI ĐẦU Triết học Mác ra đời từ những năm 40 của thế kỷ XIX đã chỉ ra rằng Thế giới vật chất không chỉ tồn tại trong sự thống nhất đa dạng của các sự vật hiện tượng mà còn giữa chúng có mối liên hệ biện chứng trong sự vận động và phát triển không ngừng theo những quy luật vốn có của nó. Thế giới vật chất như một chỉnh thể thống nhất, trong đó các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới vừa tách biệt nhau vừa có sự quan hệ qua lại thâm nhập chuyển hóa lẫn nhau. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại cho biết phương thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự liên hệ, tác động qua lại làm cho các sự vật vận động và phát triển không ngừng. Phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là kết quả của quá trình thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất. Đây là nội dung quan trọng của quy luật chuyển hóa về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại –một trong những vấn đề cơ bản của phép biện chứng duy vật triết học Mác Bài tập nhóm gồm những phần sau đây: Phần thứ nhất: Những vấn đề lý luận chung Phần thứ hai: Lý giải và minh họa sự biểu hiện của nó trong các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, tư duy. Phần thứ ba: Ý nghĩa phương pháp luận. Phần thứ tư: Kết luận. Phần thứ nhất : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG I. PHẠM TRÙ “CHẤT” VÀ “LƯỢNG” Theo Arixtốt, “chất” là tất cả những gì có thể phân ra thành những bộ phận cấu thành, còn “lượng” được phân thành hai loại: số lượng (là loại lượng mang tính rời rạc) và đại lượng (là loại lượng mang tính liên tục). Ông cũng đạt được bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu phạm trù “độ”, xem “độ” là cái thống nhất, cái không thể phân chia giữa “chất” và “lượng”. Quan điểm biện chứng về “chất” và “lượng” đạt được bước phát triển mới trong triết học cổ điển Đức, đặc biệt là trong triết học Hê ghen. Với quan điểm biện chứng, Hêghen cho rằng chất phát triển từ “chất thuần túy” đến “chất được xác định”, chất phát triển đến tột độ thì ra đời lượng. Lượng cũng không ngừng tiến hóa, “số lượng” là đỉnh cao nhất trong sự tiến hóa của lượng. Hê ghen cũng xem xét tính độc lập tương đối giữa sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất trong một khoảng nhất định, đó là cơ sở để hình thành phạm trù “độ”. Trong việc xem xét mối quan hệ giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất, Hêghen đặc biệt chú ý tới phạm trù “bước nhảy”. Chính dựa trên tư tưởng này của Hêghen mà Lê Nin đã rút ra một kết luận quan trọng: việc có thừa nhận bước nhảy hay không là tiêu chí cơ bản để xem đó là người theo quan điểm biện chứng hay quan điểm siêu hình về sự phát triển. Tất nhiên, với tư cách là nhà triết học duy tâm, Hêghen đã xem các phạm trù chất, lượng, độ chỉ như những nấc thang tự phát của tinh thần, của ”ý niệm tuyệt đối”. Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái khác. Thuộc tính là một khía cạnh nào đó về chất của một sự vật, nó được bộc lộ ra trong mối quan hệ qua lại với sự vật khác. Do vậy, để nhận thức được chất với tư cách là sự tổng hợp tất cả các thuộc tính vốn có của nó, chúng ta phải nhận thức sự vật trong tổng hợp các mối quan hệ có thể có giữa sự vật đó với sự vật khác. Mỗi sự vật có muôn vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính của sự vật cũng có một phức hợp những đặc trưng về chất của mình, khiến cho mỗi thuộc tính lại trở thành một chất. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi sự vật có vô vàn chất. Cho nên khi diễn đạt tính không thể tách rời giữa chất và sự vật cũng như tính nhiều chất của nó. Ph. Ăng ghen cho rằng, những chất lượng không tồn tại, mà những sự vật có chất lượng, hơn nữa, những sự vật có vô vàn chất lượng mới tồn tại. Mỗi sự vật có vô vàn thuộc tính. Các thuộc tính khác nhau có vị trí không như nhau, trong đó, có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản của sự vật. Ở mỗi một sự vật chỉ có một chất cơ bản, đó là loại chất mà sự tồn tại hay mất đi của nó quy định sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật. Chất của sự vật không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấu trúc của sự vật, bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó. Trong tự nhiên và trong xã hội có không ít sự vật, mà xét riêng về các yếu tố cấu thành, chúng hoàn toàn đồng nhất, nhưng các sự vật đó lại khác nhau về chất. Việc nắm được tính cấu trúc của sự vật cho phép hiểu được vì sao sự thay đổi hay mất đi của một số thuộc tính này hay thuộc tính khác của sự vật nhưng không trực tiếp dẫn đến thay đổi chất của nó. Chẳng hạn, ngày nay do tiến bộ khoa học – công nghệ, do đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động mà sự quản lý trực tiếp của nhà tư bản đối với doanh nghiệp có xu hướng giảm, giai cấp tư sản ở một số nước thực hiện chủ trương cổ phần hóa một bộ phận cho những người lao động, trung lưu hóa một bộ phận đáng kể dân cư, nhưng chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất vẫn tồn tại, quan hệ giữa tư bản với lao động vẫn là quan hệ bóc lột và bị bóc lột. Bởi vì, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối vẫn do quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa quy định. Có thể nói, tuy có một số thay đổi như nêu trên, nhưng ở các nước đó, chủ nghĩa tư bản vẫn là chủ nghĩa tư bản. Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật không chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi những yếu tố cấu thành, nó còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố đó. Tính xác định về chất của một loại đối tượng nào đó là tính như nhau của các đối tượng đó. Giữa các đối tượng thuộc cùng loại có thể có sự khác nhau về lượng. Chúng có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, chúng có thể khác nhau về thể tích, về đại lượng Như vậy ngoài tính quy định về chất, bất kỳ sự vật nào cũng có tính quy định về lượng. Đối với các đối tượng cùng loại, lượng là cái nói lên mặt đồng nhất giữa chúng. Trong thực tế, như trên đã đề cập, ngay các đối tượng cùng loại cũng có nhiều thuộc tính không như nhau. Từ những đối tượng vốn rất đa dạng đó, muốn tìm ra sự đồng nhất để từ đó đi đến ý niệm về lượng, đòi hỏi phải có sự trừu tượng hóa, tư duy bỏ qua tất cả những sự khác nhau vốn có thật của các đối tượng cùng loại. Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính của nó. Lượng được thể hiện thành số lượng, đại lượng, trình độ, quy mô, nhịp điệu của sự vận động và phát triển – tức là được thể hiện trong các thuộc tính không gian, thời gian của các sự vật và hiện tượng. Lượng cũng mang tính khách quan, con người không thể sáng tạo ra hay hủy bỏ được lượng của sự vật. Những đặc trưng về lượng (đặc biệt là đại lượng) cũng được biểu hiện trong những mối quan hệ nhất định. Trong thực tế có những thuộc tính về lượng của sự vật không thể biểu thị một cách chính xác bằng số lượng hay đại lượng. Thí dụ, trình độ giác ngộ cách mạng, phẩm chất tư cách đạo đức của một người Trong những trường hợp như thế, để có tri thức đúng đắn về lượng phải có sự trừu tượng hóa cao với một phương pháp khoa học. Không chỉ chất mà ngay cả thuộc tính về chất cũng có tính quy định về lượng. Do vậy, một sự vật có vô vàn lượng. II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHẤT Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, chất và lượng đều biến đổi. Lượng của sự vật có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản về chất của sự vật đó. Vượt qua giới hạn đó, cũng có thể làm cho sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời. Phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất là độ, khoảng giới hạn, mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút. Điểm nút là sự thay đổi căn bản về chất được thực hiện. Sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút sẽ dẫn tới sự ra đời của chất mới. Sự thống nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới. Sự vận động và phát triển là không cùng. Do đó, sự vận động, biến đổi của các sự vật sẽ hình thành một đường nút của những quan hệ về độ. Phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra là bước nhảy.

doc18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8245 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại cho biết phương thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Triết học Mác ra đời từ những năm 40 của thế kỷ XIX đã chỉ ra rằng Thế giới vật chất không chỉ tồn tại trong sự thống nhất đa dạng của các sự vật hiện tượng mà còn giữa chúng có mối liên hệ biện chứng trong sự vận động và phát triển không ngừng theo những quy luật vốn có của nó. Thế giới vật chất như một chỉnh thể thống nhất, trong đó các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới vừa tách biệt nhau vừa có sự quan hệ qua lại thâm nhập chuyển hóa lẫn nhau. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại cho biết phương thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự liên hệ, tác động qua lại làm cho các sự vật vận động và phát triển không ngừng. Phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là kết quả của quá trình thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất. Đây là nội dung quan trọng của quy luật chuyển hóa về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại –một trong những vấn đề cơ bản của phép biện chứng duy vật triết học Mác Bài tập nhóm gồm những phần sau đây: Phần thứ nhất: Những vấn đề lý luận chung Phần thứ hai: Lý giải và minh họa sự biểu hiện của nó trong các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, tư duy. Phần thứ ba: Ý nghĩa phương pháp luận. Phần thứ tư: Kết luận. Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG I. PHẠM TRÙ “CHẤT” VÀ “LƯỢNG” Theo Arixtốt, “chất” là tất cả những gì có thể phân ra thành những bộ phận cấu thành, còn “lượng” được phân thành hai loại: số lượng (là loại lượng mang tính rời rạc) và đại lượng (là loại lượng mang tính liên tục). Arixtốt là người đầu tiên nêu ra quan niệm về tính nhiều chất của sự vật, từ đó ông phân biệt sự khác nhau về hình thức với chất căn bản của sự vật – cái sẽ xuất hiện (hoặc mất đi) cùng với sự sinh thành (hay mất đi) của bản thân sự vật. Ông cũng đạt được bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu phạm trù “độ”, xem “độ” là cái thống nhất, cái không thể phân chia giữa “chất” và “lượng”. Quan điểm biện chứng về “chất” và “lượng” đạt được bước phát triển mới trong triết học cổ điển Đức, đặc biệt là trong triết học Hê-ghen. Với quan điểm biện chứng, Hê-ghen cho rằng chất phát triển từ “chất thuần túy” đến “chất được xác định”, chất phát triển đến tột độ thì ra đời lượng. Lượng cũng không ngừng tiến hóa, “số lượng” là đỉnh cao nhất trong sự tiến hóa của lượng. Hê-ghen cũng xem xét tính độc lập tương đối giữa sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất trong một khoảng nhất định, đó là cơ sở để hình thành phạm trù “độ”. Trong việc xem xét mối quan hệ giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất, Hê-ghen đặc biệt chú ý tới phạm trù “bước nhảy”. Chính dựa trên tư tưởng này của Hê-ghen mà Lê-nin đã rút ra một kết luận quan trọng: việc có thừa nhận bước nhảy hay không là tiêu chí cơ bản để xem đó là người theo quan điểm biện chứng hay quan điểm siêu hình về sự phát triển. Tất nhiên, với tư cách là nhà triết học duy tâm, Hê-ghen đã xem các phạm trù chất, lượng, độ chỉ như những nấc thang tự phát của tinh thần, của ”ý niệm tuyệt đối”. Sự ra đời của phép biện chứng duy vật đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng trong quan niệm về chất, lượng và quy luật về mối quan hệ qua lại giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất nói chung. Khi quan sát các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên cũng như xã hội, chúng ta thấy rằng, các sự vật và hiện tượng đó luôn tác động qua lại với nhau. Chính qua những sự tác động qua lại đó, sự vật bộc lộ ra những tính chất của mình. Tất cả những tính chất đó được khái quát trong phạm trù “thuộc tính”. Thuộc tính là những cái vốn có của sự vật, nhưng nó chỉ bộc lộ ra bên ngoài qua sự tác động qua lại của sự vật mang thuộc tính đó với các sự vật khác. Để nhận thức được các thuộc tính của sự vật, chúng ta phải nhận thức qua các mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác. Trong số các thuộc tính đó, có một số có thể thay đổi, thậm chí mất đi, nhưng sự vật vẫn là nó. Chẳng hạn, thuộc tính “tự do cạnh tranh” của chủ nghĩa tư bản có thể mất ở mức độ đáng kể, thay thế vào đó là sự độc quyền ngày càng áp đảo, nhưng chủ nghĩa tư bản vẫn là chủ nghĩa tư bản. Do vậy, các thuộc tính của sự vật là sự biểu hiện của một cái gì đó căn bản hơn, chính cái đó đặc trưng cho sự vật. Cái căn bản hơn đó là chất của sự vật. Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái khác. Thuộc tính là một khía cạnh nào đó về chất của một sự vật, nó được bộc lộ ra trong mối quan hệ qua lại với sự vật khác. Đặc trưng khách quan nói trên quy định phương thức nhận thức của con người đối với chất của sự vật. Để nhận thức được những thuộc tính, từ đó nhận thức được chất của sự vật, chúng ta cần nhận thức nó trong mối quan hệ giữa các sự vật. Trong mối quan hệ cụ thể thường bộc lộ ra một thuộc tính (một khía cạnh về chất) của sự vật. Do vậy, để nhận thức được chất với tư cách là sự tổng hợp tất cả các thuộc tính vốn có của nó, chúng ta phải nhận thức sự vật trong tổng hợp các mối quan hệ có thể có giữa sự vật đó với sự vật khác. Mỗi sự vật có muôn vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính của sự vật cũng có một phức hợp những đặc trưng về chất của mình, khiến cho mỗi thuộc tính lại trở thành một chất. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi sự vật có vô vàn chất. Cho nên khi diễn đạt tính không thể tách rời giữa chất và sự vật cũng như tính nhiều chất của nó. Ph. Ăng ghen cho rằng, những chất lượng không tồn tại, mà những sự vật có chất lượng, hơn nữa, những sự vật có vô vàn chất lượng mới tồn tại. Mỗi sự vật có vô vàn thuộc tính. Các thuộc tính khác nhau có vị trí không như nhau, trong đó, có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản của sự vật. Ở mỗi một sự vật chỉ có một chất cơ bản, đó là loại chất mà sự tồn tại hay mất đi của nó quy định sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật. Chất của sự vật không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấu trúc của sự vật, bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó. Trong tự nhiên và trong xã hội có không ít sự vật, mà xét riêng về các yếu tố cấu thành, chúng hoàn toàn đồng nhất, nhưng các sự vật đó lại khác nhau về chất. Việc nắm được tính cấu trúc của sự vật cho phép hiểu được vì sao sự thay đổi hay mất đi của một số thuộc tính này hay thuộc tính khác của sự vật nhưng không trực tiếp dẫn đến thay đổi chất của nó. Chẳng hạn, ngày nay do tiến bộ khoa học – công nghệ, do đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động … mà sự quản lý trực tiếp của nhà tư bản đối với doanh nghiệp có xu hướng giảm, giai cấp tư sản ở một số nước thực hiện chủ trương cổ phần hóa một bộ phận cho những người lao động, trung lưu hóa một bộ phận đáng kể dân cư, nhưng chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất vẫn tồn tại, quan hệ giữa tư bản với lao động vẫn là quan hệ bóc lột và bị bóc lột. Bởi vì, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối vẫn do quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa quy định. Có thể nói, tuy có một số thay đổi như nêu trên, nhưng ở các nước đó, chủ nghĩa tư bản vẫn là chủ nghĩa tư bản. Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật không chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi những yếu tố cấu thành, nó còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố đó. Tính xác định về chất của một loại đối tượng nào đó là tính như nhau của các đối tượng đó. Giữa các đối tượng thuộc cùng loại có thể có sự khác nhau về lượng. Chúng có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, chúng có thể khác nhau về thể tích, về đại lượng…Như vậy ngoài tính quy định về chất, bất kỳ sự vật nào cũng có tính quy định về lượng. Đối với các đối tượng cùng loại, lượng là cái nói lên mặt đồng nhất giữa chúng. Trong thực tế, như trên đã đề cập, ngay các đối tượng cùng loại cũng có nhiều thuộc tính không như nhau. Từ những đối tượng vốn rất đa dạng đó, muốn tìm ra sự đồng nhất để từ đó đi đến ý niệm về lượng, đòi hỏi phải có sự trừu tượng hóa, tư duy bỏ qua tất cả những sự khác nhau vốn có thật của các đối tượng cùng loại. Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính của nó. Lượng được thể hiện thành số lượng, đại lượng, trình độ, quy mô, nhịp điệu của sự vận động và phát triển – tức là được thể hiện trong các thuộc tính không gian, thời gian của các sự vật và hiện tượng. Lượng cũng mang tính khách quan, con người không thể sáng tạo ra hay hủy bỏ được lượng của sự vật. Những đặc trưng về lượng (đặc biệt là đại lượng) cũng được biểu hiện trong những mối quan hệ nhất định. Trong thực tế có những thuộc tính về lượng của sự vật không thể biểu thị một cách chính xác bằng số lượng hay đại lượng. Thí dụ, trình độ giác ngộ cách mạng, phẩm chất tư cách đạo đức của một người … Trong những trường hợp như thế, để có tri thức đúng đắn về lượng phải có sự trừu tượng hóa cao với một phương pháp khoa học. II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHẤT Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, chất và lượng đều biến đổi. Lượng của sự vật có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản về chất của sự vật đó. Vượt qua giới hạn đó, cũng có thể làm cho sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời. Phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất là độ, khoảng giới hạn, mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút. Điểm nút là sự thay đổi căn bản về chất được thực hiện. Sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút sẽ dẫn tới sự ra đời của chất mới. Sự thống nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới. Sự vận động và phát triển là không cùng. Do đó, sự vận động, biến đổi của các sự vật sẽ hình thành một đường nút của những quan hệ về độ. Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là “bước nhảy”. Nói cách khác, bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra. Trong lịch sử triết học, do tuyệt đối hóa tính tiệm tiến, tính dần dần của sự thay đổi về lượng nên các nhà siêu hình đã phủ nhận sự tồn tại trong thực tế những bước nhảy. Theo Hê-ghen, bất kỳ sự thay đổi nào về chất cũng là sự đứt đoạn của tính tiệm tiến về lượng, đó là bước nhảy. Thừa nhận bước nhảy là điều kiện lý giải đúng tính đa dạng về chất trong hiện thực, Lê-nin nhấn mạnh “Tính tiệm tiến mà không có bước nhảy vọt, thì không giải thích được gì cả “(1). Sau khi ra đời, chất mới có tác động trở lại sự thay đổi của lượng. Chất mới có thể làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật đó. Thế giới muôn hình, muôn vẻ cho nên sự thay đổi về chất cũng hết sức đa dạng, với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau. Tính chất của các bước nhảy được quyết định bởi tính chất của bản thân sự vật, bởi những mâu thuẫn vốn có của nó, bởi điều kiện trong đó diễn ra sự thay đổi về chất. Trong tính đa dạng của những hình thức thay đổi về chất, chúng ta lưu ý tới một số loại bước nhảy cơ bản: Bước nhảy đột biến và bước nhảy diễn ra một cách dần dần, bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ. Sự phân chia thay đổi về chất thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dân vừa dựa trên thời gian của sự thay đổi về chất, vừa dựa trên tính chất của bản thân sự thay đổi đó. Những bước nhảy được gọi là đột biến, khi chất của sự vật biến đổi một cách nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cơ bản cấu thành của nó. Những bước nhảy được thực hiện một cách dần dần là quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng con đường tích lũy dần dần những nhân tố của chất mới và mất đi dần dần những nhân tố của chất cũ. Thời kỳ quá độ từ một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thí dụ cho bước nhảy dần dần đó. Bước nhảy dần dần là một quá trình phức tạp, trong đó có cả những quá trình tuần tự lẫn những bước nhảy nhỏ. Như vậy, sự khác nhau giữa hai loại bước nhảy vừa nêu không chỉ ở thời gian diễn ra sự thay đổi về chất, mà cả ở cơ chế của sự thay đổi đó. Mặc khác, cũng cần phân biệt bước nhảy dần dần với sự thay đổi dần dầnvề lượng. Những thay đổi dần dần về lượng diễn ra một cách liên tục trong khuônkhổ của chất đang có, bước nhảy dần dần là sự chuyển hóa chất này sang chất khác, là sự đứt đoạn của tính liên tục. Bước nhảy toàn bộ là loại bước nhảy làm thay đổi về chất tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố cấu thành sự vật. Bước nhảy cục bộ là loại bước nhảy làmthay đổi một số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận của sự vật đó. Đối với các sựvật phức tạp về tính chất, về những yếu tố cấu trúc, về những bộ phận cấu thành…bước nhảy thường diễn ra bằng con đường từ những thay đổi về chất cục bộ đếnthay đổi về chất toàn bộ. Khi xem xét sự thay đổi về chất, người ta còn chia sự thay đổi đó ra thành thay đổi cách mạng và thay đổi có tính chất tiến hóa. Trong trường hợp này, cách mạng là sự thay đổi mà trong quá trình đó diễn ra sự cải tạo căn bản về chất của sự vật, không phụ thuộc vào sự cải tạo đó được diễn ra như thế nào. Tiến hóa là sự thay đổi về chất không cơ bản của sự vật. Do vậy, cách mạng là một khái niệm có ngoại diên hẹp hơn so với phạm trù bước nhảy. Bước nhảy là phạm trù dùng để chỉ mọi sự thay đổi về chất, cách mạng là sự cải tạo chất căn bản của nó. Hơn nữa, không phải bất kỳ sự thay đổi căn bảnnào về chất cũng là cách mạng. Chỉ những thay đổi mang tính tiến bộ, tiến lên, chỉ có sự chuyển hóa từ nấc thang phát triển thấp sang nấc thang phát triển cao mới là cách mạng. Từ những phân tích trên, có thể rút ra nội dung cơ bản của quy luật chuyển dần từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại như sau: Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt qua giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng. Phần 2: lý giải và minh họa sự biểu hiện của nó trong các lĩnh vực 1. Quy luật lượng chất trong khoa học tự nhiên. Như chúng ta đã biết, quy luật về sự thay đổi của lượng dẫn đến sự thay đổi về chât và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản chủa chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nội dung của nó không chỉ giới hạn trong một hay một số lĩnh vực cụ thể mà bao trùm lên mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Trước hết, ta hãy xét ví dụ về sự chuyển hóa thành các dạng tồn tại khác nhau của nước. Nước (ở đây chỉ xét nước tinh khiết) xét trên phương diện cấu tạo hóa học là một hợp chất được cấu tạo nên bởi hai nguyên tố là hiđro và oxi. Nước có công thức cấu tạo hóa học là H2O. Ở điều kiện bình thường nước tồn tại ở dạng lỏng nhưng ở những điều kiện đặc biệt, nước còn có thể tồn tại ở những dạng khác như rắn, khí hay plasma. Quy luật lượng chất thể hiện rõ nhất trong quá trình chuyển hóa giữa những dạng tồn tại khác nhau của nước. Ở ví dụ này, trong mối quan hệ giữa các trạng thái tồn tại của nước ta có thể thấy rằng chất của nước chính là trạng thái tồn tại (rắn, lỏng, khí hay plasma) còn lượng chính là nhiệt độ nước, vận tốc của các phân tử nước. Có thể nhận thấy rõ rằng, trạng thái của nước luôn tương ứng với nhiệt độ của nó. Khi nhiệt độ của nước ở -273oC thì nước ở thể rắn, nhiệt độ có tăng thêm tới -270oC, 250oC hay thậm chí lên tới -10C thì nước vẫn ở thể rắn mà thôi. Cũng trong khoảng nhiệt độ này, vận tốc của các phân tử nước cũng tăng dần theo nhiệt độ của nước nhưng chưa đủ để tạo nên sự thay đổi trong trạng thái tồn tại của nước, tức là mặc dù lượng của nước đã thay đổi nhưng về cơ bản thì chất của nó vẫn được giữ ổn định. Tuy nhiên, Khi nhiệt độ của nước tăng lên đến 0oC và cao hơn nữa thì trạng thái của nước bắt đầu có sự thay đổi, chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, tức là về cơ bản, chất của nước đã thay đổi. Quá trình chuyển hóa giữa các dạng của nước cũng diễn ra tương tự ở những nhiệt độ khác nhau. Như vậy, có thể thấy rằng, Khoảng nhiệt độ từ -273oC đến 0oC chính là độ của nước. Đây là khoảng giới hạn mà lượng của nước đựơc tích lũy nhưng không làm thay đổi chất căn bản của nước. Đến 0oC thì sự thay đổi về chất diễn ra, như vậy, 0oC chính là điểm nút mà ở đó, sự tích lũy về lượng của nước đã đủ để làm nó có sự thay đổi về chất. Từ 0°C, nước không còn ở thể rắn nữa mà chuyển hoàn toàn sang thể lỏng, vì vậy, đây chính là bước nhảy của nước trong quá trình chuển từ thể rắn sang thể lỏng. Chất mới được sinh ra lại tiếp tục quay trở lại tác động đến lượng mới, điều này thể hiện ở vận tốc của các phân tử nước ở trạng thái lỏng được tăng lên đáng kể so với trạng thái rắn khi mà nhiệt độ của nước tiếp tục được nâng lên… Tương tự như sự phân tích trên, căn cứ vào sơ đồ ta sẽ có được những độ, những điểm nút (100°C, 550°C) và những chất mới. Quy luật này của nước được thể hiện rõ ràng nhất ở vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Ví dụ về nước chỉ là một trong vô vàn ví dụ về quy luật lượng chất trong tự nhiên. Việc nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất to lớn, trước hết, nó giúp con người có được nhận thức đúng đắn và đầy đủ về thế giới tự nhiên và từ đó đem những gì nhận thức được quay trở lại, cải tạo tự nhiên, phục vụ cho cuộc sống của con người. 2:quy luật của lượng và chất trong tư duy Biển lớn tri thức nhân loại thật bao la vô tận. Con người, bên cạnh việc phát triển về thể xác, tinh thần còn phải luôn tự mình tiếp thu những tri thức của nhân loại, trước hết là để phục vụ cho bản thân. Tri thức tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú, do vậy con người có thể tiếp thu nó bằng nhiều cách khác nhau. Quá trình tích lũy tri thức, kinh nghiệm diễn ra ở mỗi người khác nhau là khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, khả năng, điều kiện… của mỗi người. Quá trình tích lũy tri thức của con người cũng không nằm ngoài quy luật lượng chất. Bởi vì, dù nhanh hay chậm thì sớm muộn, sự tích lũy về tri thức cũng sẽ làm con người có được sự thay đổi nhất định, tức là có sự biến đổi về chất. Quá trình biến đổi này trong bản thân con người diễn ra vô cùng đa dạng và phong phú, ở ví dụ này chúng tôi chỉ xin giới hạn việc làm rõ quy luật lượng chất thông qua quá trình học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên. Là sinh viên, ai cũng phải trải qua quá trình học tập ở các bậc học phổ thông kéo dài trong suốt 12 năm. Trong 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh đều được trang bị những kiến thức cơ bản của các môn học thuộc hai lĩnh vực cơ bản là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Bên cạnh đó, mỗi học sinh lại tự trang bị cho mình những kĩ năng, những hiểu biết riêng về cuộc sống, về tự nhiên, xã hội. Quá trình tích lũy về lượng (tri thức) của mỗi học sinh là một quá trình dài, đòi hỏi nỗ lực không chỉ từ phía gia đình, nhà trường mà còn chính từ sự nỗ lực và khả năng của bản thân người học. Quy luật lượng chất thể hiện ở chỗ, mỗi học sinh dần tích lũy cho mình một khối lượng kiến thức nhất định qua từng bài học trên lớp cũng như trong việc giải bài tập ở nhà. Việc tích lũy kiến thức sẽ được đánh giá qua các kì, trước hết là các kì thi học kì và sau đó là kì thi tốt nghiệp. Việc tích lũy đủ lượng kiến thức cần thiết sẽ giúp học sinh vượt qua các kì thi và chuyển sang một giai đoạn học mới. Như vậy, có thể thấy rằng, trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh thì quá trình học tập tích lũy kiến thức chính là độ, các kì thi chính là điểm nút, việc vượt qua các kì thi chính là bước nhảy làm cho việc tiếp thu tri thức của học sinh bước sang giai đoạn mới, tức là có sự thay đổi về chất. Trong suốt 12 năm học phổ thông, mỗi học sinh đều phải tích lũy đủ khối lượng kiến thức và vượt qua những điểm nút khác nhau, nhưng điểm nút quan trọng nhất, đánh dấu bước nhảy vọt về chất và lượng mà học sinh nào cũng muốn vượt qua đó là kì thi đại học. Vượt qua kì thi tốt nghiệp cấp 3 đã là một điểm nút quan trọng, nhưng vượt qua được kì thi đại học lại còn là điểm nút quan trọng hơn, việc vượt qua điểm nút này chứng tỏ học sinh đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng, tạo nên bước nhảy vọt, mở ra một thời kì phát triển mới của lượng và chất, từ học sinh chuyển thành sinh viên. Cũng giống như ở phổ thông, để có được tấm bằng đại học thì sinh viên cũng phải tích lũy đủ các học phần theo quy định. Tuy nhiên, việc tích lũy kiến thức ở bậc đại học có sự khác biệt về chất so với học phổ thông. sự khác biệt nằm ở chỗ, sinh viên không chỉ tiếp thu kiến thức một cách đơn thuần mà phải tự mình tìm tòi nghiên cứu, dựa trên những kĩ năng mà giảng viên đã cung cấp. Nói cách khác, ở bậc đại học, việc học tập của sinh viên khác hẳn về chất so với học sinh ở phổ thông. Việc tiếp thu tri thức diễn ra dưới nhiều hình thức đa đạng và phong phú, từ cơ bản đến chuyên sâu, từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều. Từ sự thay đổi về chất do sự tich lũy vê lượng trước đó (ở bậc học phổ thông) tạo nên, chất mới cũng tác động trở lại. Trên nền tảng mới, trình độ, kết cấu cũng như quy mô nhận thức của sinh viên cũng thay đổi, tiếp tục hướng sinh viên lên tầm tri thức cao hơn. Cũng giống như ở bậc học phổ thông, quá trình tích lũy các học phần của sinh viên chính là độ, các kì thi chính là điểm nút và việc vượt qua các kì thi chính là bước nhảy, trong đó bước nhảy quan trọng nhất chính là kì thi tốt nghiệp. Vượt qua kì thi tốt nghiệp lại đưa sinh viên chuyển sang một giai đoạn mới, khác về chât so với giai đoạn trước. Quá trình đó cứ liên tục tiếp diễn, tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng ngay trong chính bản thân con người, tạo nên động lực không nhỏ cho sự phát triển của xã hội. Việc nhận thức quy luật lượng chất trong quá trình học tập của học sinh sinh viên có ý nghĩa rất to lớn trong thực tiễn, không chỉ với bản thân người học mà còn rất có ý nghĩa với công tác quản lý và đào tạo. Thực tế tong nhiều năm qua, giáo dục nước ta đã mắc phải nhiều sai lầm trong tư duy quản lý cũng như trong hoạt động đào tạo thực tiễn. Việc chạy theo bệnh thành tích chính là thực tế đáng báo động của nghành giáo dục bởi vì mặc dù sự tích lũy về lượng của học sinh chưa đủ nhưng lại vẫn được “tạo điều kiện” để thực hiện “thành công” bước nhảy, tức là không học mà vẫn đỗ, không học nhưng vẫn có bằng. Kết quả là trong nhiều năm liền, giáo dục nước ta đã cho ra lò những lớp người không “lượng” mà cũng chẳng có “chất”. Xuất phát từ việc nhận thức một cách đúng đắn quy luật trên cho phép chúng ta thực hiện những cải cách quan trọng trong giáo dục. Tiêu biểu là việc chống lại căn bệnh thành tích trong giáo dục vẫn tn tại hàng thập kỉ qua. Bên cạnh đó là việc thay đổi phương giáo dục ở bậc phổ thông và đào tạo đại học. Việc chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ và cho phép người học được học vượt tiến độ chính là việc áp dụng đúng đắn quy luật lượng chất trong tư duy con người.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại cho biết phương thức vận động và phát triển của sự vật, hiện .doc