Quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống ý nghĩa của nó

Từ trước tới nay, các nhà kinh tế học luôn băn khoăn là làm thế nào để giải thích được hiện tượng tỷ suất lợi nhuận giảm xuống, đã nhường chỗ cho vấn đề ngược lại: cụ thể là làm thế nào để giải thích được rằng tại sao sự giảm xuống ấy lại không nhiều hơn nữa hoặc không nhanh hơn nữa? Nhất định phải có những ảnh hưởng cản lại làm suy yếu và làm tê liệt tác dụng của quy luật phổ biến và làm cho nó chỉ mang tính chất là một xu hướng thôi. Vì vậy, sự giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận được gọi chung là xu hướng giảm xuống.

doc18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 15673 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống ý nghĩa của nó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY LUẬT TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CÓ XU HƯỚNG GIẢM XUỐNG. I. Những nguyên nhân cản lại sự giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận. Từ trước tới nay, các nhà kinh tế học luôn băn khoăn là làm thế nào để giải thích được hiện tượng tỷ suất lợi nhuận giảm xuống, đã nhường chỗ cho vấn đề ngược lại: cụ thể là làm thế nào để giải thích được rằng tại sao sự giảm xuống ấy lại không nhiều hơn nữa hoặc không nhanh hơn nữa? Nhất định phải có những ảnh hưởng cản lại làm suy yếu và làm tê liệt tác dụng của quy luật phổ biến và làm cho nó chỉ mang tính chất là một xu hướng thôi. Vì vậy, sự giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận được gọi chung là xu hướng giảm xuống. Tăng mức độ bóc lột lao động: Mức độ bóc lột lao động, sự chiếm đoạt lao động thặng dư và giá trị thặng dư, tăng lên đặc biệt là bằng cách kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động. Có nhiều nhân tố làm tăng cường độ lao động, những nhân tố này giả định tư bản bất biến phải tăng lên so với tư bản khả biến, do đó tỷ suất lợi nhuận giảm xuống. Khi các nhà tư bản áp dụng những phát minh,… còn chưa được sử dụng phổ biến, thì họ tạm thời nâng giá trị thặng dư lên cao hơn mức chung của nó. Tuy là tăng lên tạm thời nhưng nó cứ luôn luôn lặp đi lặp lại mãi mãi. Việc này được coi là nguyên nhân kìm hãm sự giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận. Khối lượng giá trị thặng dư mà một nhà tư bản có một đại lượng nhất định, sản sinh ra là tỷ suất giá trị thặng dư nhân với số công nhân đã được thuê mướn theo tỷ suất ấy. vậy, với một tỷ suất giá trị thặng dư nhất định, khối lượng giá trị thặng dư phụ thuộc vào số công nhân, còn với một số công nhân nhất định thì khối lượng đó phụ thuộc vào tỷ suất giá trị thặng dư. Với một đại lượng tư bản nhất định, tỷ suất giá trị thặng dư có thể tăng lên mặc dù khối lượng giá trị thặng dư giảm xuống và ngược lại. Hạ thấp tiền công xuống dưới giá trị của sức lao động Những yếu tố của tư bản bất biến trở nên rẻ hơn: Chính sự phát triển làm cho khối lượng tư bản bất biến tăng lên so với tư bản khả biến, đồng thời cũng làm cho giá trị của các yếu tố tư bản bất biến đó giảm xuống do sức sản xuất của lao động tăng lên, và do đó khiến cho giá trị của tư bản bất biến tuy vẫn không ngừng tăng lên, nhưng không tăng lên theo cùng tỷ lệ với khối lượng vật chất của nó. Việc tư bản hiện có bị giảm giá trị do sự phát triển công nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân thường xuyên tác động, ngăn cản tỷ suất lợi nhuận giảm xuống. Nhân khẩu thừa tương đối: Trong một nhà nước mà phương thức sản xuất tư bản càng phát triển, thì nhân khẩu thừa tương đối lại càng bộc lộ rõ rệt. Nhân khẩu thừa tương đối dẫn đến tư bản khả biến chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tư bản, còn tiền công thì thấp hơn mức trung bình, thành thử cả tỷ suất giá trị thặng dư lẫn khối lượng giá trị thặng dư trong những ngành sản xuất này đều rất lớn. nhưng vì tỷ suất lợi nhuận chung được hình thành bằng cách san bằng các tỷ suất lợi nhuận giữa những ngành sản xuất cá biệt, nên chính nguyên nhân đẻ ra xu hướng giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận. Ngoại thương: Tác dụng của ngoại thương là cho phép mở rộng quy mô sản xuất. Một mặt, nó thúc đẩy tích lũy nhanh, mặt khác nó cũng thúc đẩy tư bản khả biến giảm xuống so với tư bản bất biến và do đó, cũng thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận giảm xuống. Những tư bản đầu tư vào ngoại thương có thể đem lại một tỷ suất lợi nhuận cao hơn, vì trước hết ở đây diễn ra sự cạnh tranh với những hàng hóa được sản xuất ra trong những nước khác có điều kiện sản xuất ít thuận lợi hơn, do đó nước phát triển hơn bán được hàng hóa của mình cao hơn giá trị của chúng, mặc dù nước ấy bán rẻ hơn các nước cạnh tranh với họ. Tỷ suất lợi nhuận tăng lên vì lao động ở các nước phát triển được đánh giá như là lao động có tỷ trọng cao hơn, vì lao động đó không được trả công với tư cách là lao động có tỷ trọng cao hơn. Nhưng chính ngoại thương đã thúc đẩy phương thức sản xuất TBCN phát triển ở trong nước xuất khẩu hàng hóa và do đó làm cho tư bản khả biến giảm xuống so với tư bản bất biến; mặt khác, nó gây ra tình trạng sản xuất thừa đối với nước ngoài. Và do đó, lại gây ra một tác dụng ngược về sau. Tư bản cổ phần tăng lên: Cùng với sự tiến triển của nền sản xuất TBCN, điều này đi đôi với việc tích lũy nhanh hơn, một bộ phận tư bản chỉ được kể là tư bản cho vay và được sử dụng làm tư bản đem lại đem lại lợi tức mà thôi. Lợi nhuận = lợi tức + lợi nhuận đủ các loại + địa tô Sự phối hợp giữa các loại riêng biệt này cũng không liên quan gì đến tỷ suất lợi nhuận chung. Điều đó có nghĩa là những tư bản ấy mặc dù được đầu tư vào trong các xí nghiệp sản xuất lớn, nhưng sau khi đã trừ hết mọi khoản chi phí, thì cũng chỉ đem lại những lợi tức lớn hay nhỏ mà người ta gọi là lợi tức cổ phần. Bởi vậy, những tư bản này không tham dự vào việc san bằng tỷ suất lợi nhuận chung, vì chúng có một tỷ suất lợi nhuận thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trung bình. II. Những nhận xét chung về sự phát triển của các mâu thuẫn nội tại của quy luật Như chúng ta dã biết tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện ra dưới hình thái tỷ suất lợi nhuận thì bao giờ cũng có vẻ thấp hơn thân tỷ suất giá trị thặng dư. Tỷ suất lợi nhuận chỉ có thể bằng tỷ suất giá trị thặng dư khi nào c = 0, nghĩa là khi nào toàn bộ tư bản đều bỏ vào tiền công cả. Tỷ suất lợi nhuận đang giảm xuống chỉ biểu hiện tỷ suất giá trị thặng dư đang giảm xuống trong trường hợp nếu tỷ số giữa giá trị của tư bản bất biến và khối lượng sức lao động vận dụng tư bản bất biến đó vẫn như cũ , hoặc nếu khối lượng sức lao động đó tăng lên so với giá trị của tư bản bất biến. Sự giảm sút của tỷ suất lợi nhuận và sự tích lũy tăng nhanh chỉ là những biểu hiện khác nhau của cùng một quá trình, vì cả hai đều biểu hiện sự phát triển của sức sản xuất. Một mặt tích lũy thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận giảm xuống nhanh hơn, trong chừng mực nó gây ra sự tích tụ lao động trên quy mô lớn và đồng thời đẻ ra một cấu tạo cao hơn của tư bản. Mặt khác tỷ suất lợi nhuận giảm xuống lại đẩy nhanh sự tích tụ tư bản và sự tập trung tư bản bằng cách tước đoạt các nhà tư bản nhỏ, bằng cách tước đoạt nốt cả cái còn sót lại cuả những người sản xuất trực tiếp khi những người này còn có một chút gì đó để tước đoạt. Mặt khác, nếu tỷ suất tăng giá trị của tổng tư bản, tỷ suất lợi nhuận là yếu tố kích thích đối với nền sản xuất của tư bản chủ nghĩa thì tỷ suất lợi nhuận giảm xuống sẽ lại làm cho sự hình thành các tư bản độc lập mới chậm lại, và lúc đó, hình như sự giảm xuống ấy đe dọa sự phát triển của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, nó tạo điều kiện thuận lợi cho nạn sản xuất thừa, đầu cơ, khủng khoảng, cho sự hình thành tư bản thừa bên cạnh tình trạng nhân khẩu thừa Với một tỷ suất lợi nhuận nhất định, thì khối lượng lợi nhuận không phải bao giờ cũng tùy thuộc vào đại lượng tư bản ứng trước. Nhưng trong trường hợp đó,chính sự tích lũy lại do một bộ phận của khối lượng lợi nhuận này – bộ phận được chuyển hóa thành tư bản – quyết định. Nhưng vì bộ phận này được bằng lợi nhuận trừ đi phần thu nhập mà các nhà tư bản tiêu dùng, nên nó tùy thuộc không chỉ vào giá trị của khối lượng ấy, mà còn vào sự rẻ đi của các hàng hóa mà các nhà tư bản có thể mua với khối lượng lợi nhuận đó; những hàng hóa này một phần đi vào tiêu dùng của nhà tư bản, tức là vào thu nhập của nhà tư bản, một phần đi vào tư bản bất biến của hắn. Như vậy tư bản được tích lũy tỷ lệ với khối lượng mà nó đã có, chứ không phải tỷ lệ với tỷ suất lợi nhuận. Nếu như ngày lao động rất dài thì mặc dù lao động có năng suất thấp, cũng vẫn có thể có được một tỷ suất lợi nhuận cao, miễn là nó dựa trên một tỷ suất giá trị thặng dư cao; có thể có được một tỷ suất lợi nhuận cao như vậy, mặc dù năng suất lao động thấp vì nhu cầu của công nhân rất ít ỏi, và do đó tiền công trung bình rất thấp. Như vậy tỷ suất lợi nhuận giảm xuống không phải vì công nhân bị bóc lột ít hơn, mà vì nói chung, lao động được sử dụng tương đối ít hơn so với tư bản được sử dụng. III. Sự xung đột của việc mở rộng sản xuất và việc làm tăng thêm giá trị. Sự phát triển sức sản xuất của lao động xã hội biểu hiện ra bằng hai cách: một là, biểu hiện trong đại lượng của các lực lượng sản xuất đã được tạo ra, trong giá trị và khối lượng của những điều kiện sản xuất, trong đó việc sản xuất mới được thực hiện, và trong đại lượng tuyệt đối của tư bản sản xuất đã tích lũy được; hai là, biểu hiện ở chỗ bộ phận của tư bản dùng để trả tiền công, thì tương đối nhỏ so với tổng tư bản, nghiã là trong khối lượng tương đối nhỏ của lao động sống cần thiết để tái sản xuất ra một tư bản nhất định và để làm cho tư bản đó tăng thêm giá trị, cần thiết để tiến hành sản xuất hàng loạt. Và điều đó cũng đòi hỏi phải có sự tích tụ tư bản. Như ta đã biết tỷ suất lợi nhuận = = Ta thấy tỷ suất lợi nhuận phụ thuộc vào giá trị thặng dư mà giá trị thặng dư lại do các yếu tố sau quyết định: một là, do tỷ suất của nó; hai là, do khối lượng lao động cùng một lúc được dùng theo tỷ suất ấy, hay nói một cách khác là do đại lượng cuả tư bản khả biến. Một mặt thì một trong những nhân tố đó – tỷ suất giá trị thặng dư – tăng lên; mặt khác thì nhân tố khác – số công nhân – lại giảm xuống ( một cách tương đối hay tuyệt đối ). Trong chừng mực sự phát triển của sức sản xuất làm cho bộ phận lao động được trả công giảm bớt đi, thì nó làm cho giá trị thặng dư tăng lên; nhưng trong chừng mực mà nó làm giảm bớt tổng khối lượng lao động do một tư bản nhất định sử dụng, thì nó cũng làm giảm bớt nhân tố khác , tức là số công nhân mà cần phải nhân với tỷ suất giá trị thặng dư để có được khối lượng thặng dư. Như vậy, với sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tỷ suất lợi nhuận giảm xuống, trong khi đó khối lượng lợi nhuận và khối lượng tư bản được sử dụng lại tăng lên. Với một tỷ suất đã cho sẵn thì khối lượng tuyệt đối của tư bản tăng lên nhiều hay ít, tùy thuộc vào đại lượng hiện tại của nó. Nhưng mặt khác, một khi đại lượng ấy đã cho sẵn, thì tỷ lệ tăng của tư bản, mức độ tăng của tư bản, lại tùy thuộc vào tỷ suất lợi nhuận. Sự tăng lên của sức sản xuất chỉ có thể trực tiếp làm tăng đại lượng giá trị của tư bản khi nào mà bằng cách nâng cao tỷ suất lợi nhuận, nó làm tăng thêm bộ phận giá trị của sản phẩm hàng năm được chuyển hóa trở thành tư bản. Cùng với tỷ suất lợi nhuận giảm xuống, thì khối lượng các tư bản cũng tăngg lên đồng thời cũng phát sinh ra các tình trạngtuw bản hiên có bị giảm giá trị, tình trạng đó ngăn cản không cho tỷ suất lợi nhuận giảm xuống, và kích thích sự tích lũy giá trị tư bản tăng lên nhanh chóng hơn Cùng với sự phát triển của sức sản xuất, thì cấu tạo của tư bản cũng tăng lên: bộ phận khả biến giảm đi một cách tương đối so với bộ phận bất biến. Những ảnh hưởng khác nhau đó khi thì phát sinh tác dụng cùng một lúc trong không gian, khi thì phát sinh tác dụng kế tiếp nhau trong thời gian, và cứ từng định kỳ một, sự xung đột giữa những nhân tố đối kháng lại được giải quyết bằng những cuộc khủng khoảng. Như vậy ta có thể thấy mâu thuẫn là ở chỗ: phương thức sản xuất của tư bản chủ nghĩa vốn có xu hướng làm cho lực lượng sản xuất phát triển một cách tuyệt đối, mà không kể gì đến giá trị thặng dư chứa đựng trong giá trị ấy, cũng không kể đến những quan hệ xã hội trong đó nền sản xuất tư bản chủ nghĩa được tiến hành; nhưng mặt khác phương thức ấy lại có mục đích là bảo tồn giá trị tư bản hiện có và làm cho giá trị tư bản tăng thêm giá trị tới mức tối đa. Những phương pháp mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dùng để đạt được mục đích ấy, đồng thời kéo theo sự giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận, sự giảm giá trị của tư bản hiện có và sự phát triển sức sản xuất của lao động bằng cách hy sinh những sức sản xuất đã được tạo ra. Sự giảm giá có tính chất chu kỳ của tư bản hiện có – một phương sách cố hữu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa để ngăn cản tỷ suất lợi nhuận giảm xuống và thúc đẩy nhanh sự tích lũy giá trị tư bản hiện bằng cách hình thành tư bản mới, - làm rối loạn các quan hệ đã có, tức là quan hệ trong đó quá trình lưu thông và tái sản xuất tư bản được tiến hành, và vì thế nên thường kèm theo những sự đình đốn đột ngột và những cuộc khủng hoảng của quá trình sản xuất. Đi đôi với sự phát triển của lực lượng sản xuất, việc tư bản khả biến giảm xuống một cách tương đối so với tư bản bất biến, kích thích nhân khẩu lao động tăng lên, đồng thời thường xuyên tạo ra nạn nhân khẩu thừa giả tạo. Đứng về mặt giá trị mà nói, sự tích lũy tư bản bị chậm lạido tỷ suất lợi nhuận giảm xuống, do đó lại thúc đẩy nhanh hơn sự tích lũy các giá trị sử dụng, rồi chính sự tích lũy các giá trị sử dụng lại đẩy mạnh quá trình tích lũy xét về mặt giá trị. Mặt khác thì việc bảo tồn và làm tăng thêm giá trị của tư bản dựa trên việc tước đoạt và bần cùng hóa đông đảo những người sản xuất, chỉ có thể diễn ra trong những giới hạn luôn luôn mâu thuẫn với những phương pháp sản xuất mà tư bản nhất thiết phải sử dụng để đạt được mục đích của bản thân nó và nhằm mở rộng sản xuất một cách vô hạn độ, biến sản xuất trở thành một mục đích tự thân, thúc đẩy sức sản xuất của xã hội của lao động phát triển một cách vô điều kiện. IV. Thừa tư bản khi thừa lao động Cái gọi là tình trạng thừa tư bản bao giờ cũng có ngụ ý thực chất là nạn thừa loại tư bản mà đối với nó, sự giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận không được bù lại bằng khối lượng lợi nhuận, hay là thừa những tư bản mà tự nó không có khả năng hoạt động độc lập và được trao cho những kẻ mà chỉ huy các ngành sản xuất lớn sử dụng dưới hình thức tín dụng. Nạn thừa tư bản này cũng bắt nguồn từ những điều kiện đẻ ra nạn nhân khẩu thừa tương đối, và vì vậy, nó là một hiện tượng bổ sung cho nạn nhân khẩu thừa đó, mặc dù cả hai đều nằm ở hai cực đối lập nhau: một bên là tư bản để rỗi, một bên là nhân khẩu công nhân không có việc làm. Sản xuất thừa tư bản sẽ là tuyệt đối nếu tư bản phụ thêm dùng để tiến hành sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng 0. Cho nên, nếu tư bản đã tăng thêm chỉ sản xuất ra một lượng giá trị thặng dư ngang hay thậm chí còn ít hơn trước khi nó tăng lên, thì lúc ấy sẽ có sản xuất thừa tư bản tuyệt đối, nghĩa là một lượng tư bản đã tăng thêm C + ΔC, sẽ sản xuất ra lợi nhuận không nhiều hơn hay thậm chí còn ít hơn trước khi tư bản C tăng thêm ΔC. Trong cả hai trường hợp, tỷ suất lợi nhuận chung đều giảm xuống mạnh và đột ngột, nhưng lần này là do một sự thay đổi trong cấu tạo của tư bản, nguyên nhân của sự thay đổi đó không phải là do sức sản xuất phát triển, mà là do giá trị tiền tệ của tư bản khả biến tăng lên và do tỷ lệ giữa lao động cần thiết giảm xuống một cách tương ứng. Ví dụ: nếu một tổng tư bản 1000 đem lại một lợi nhuận là 100, và nếu sau khi tăng lên thành 1500, nó vẫn chỉ đem lại 100 thôi, thì trong trường hợp thứ hai này, 1000 sẽ chỉ đem lại có 200/3. Vậy là sự tăng thêm giá trị của tư bản cũ bị giảm đi một cách tuyệt đối. Tư bản = 1000, trong những điều kiện mới, không sinh lợi nhiều hơn một tư bản = 2000/3 trước đây. Tỉ suất lợi nhuận giảm xuống không phải vì một cuộc cạnh tranh do sản xuất thừa tư bản gây ra, mà trái lại chính là vì những hoàn cảnh làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm xuống. Các nhà tư bản cũ đang kinh doanh sẽ để cho bộ phận ΔC trong tay họ nằm rỗi ít nhiều để khỏi làm giảm giá trị của tư bản ban đầu của mịnh, hoặc là họ sẽ sử dụng ΔC để trút hậu quả của việc tư bản phụ thêm nhằm rỗi vào đầu những kẻ mới xông vào. Bộ phận ΔC nằm trong tay những chủ mới sẽ lấn tư bản cũ để giành lấy một chỗ đứng, và nó sẽ thành công một phần nào trong việc đó bằng cách đẩy một bộ phận tư bản cũ vào tình trạng nằm rỗi, bắt tư bản này phải nhường chỗ cho mình và phải giữ địa vị của một tư bản phụ thêm chỉ được sử dụng một phần hoặc hoàn toàn không được sử dụng. Nhưng mọi trường hợp, thế thăng bằng đều được phục hồi lại bằng cách để tư bản nằm rỗi và thậm chí thủ tiêu tư bản với một quy mô to hay nhỏ. Một bộ phận những tư liệu sản xuất, tư bản cố định và tư bản lưu động sẽ không hoạt động nữa, không phát sinh tác dụng với tư cách là tư bản nữa, một bộ phận những xí nghiệp đã bắt đầu phải đóng cửa. Hậu quả chủ yếu là các tư liệu sản xuất sẽ ngừng hoạt động với tư cách là tư liệu sản xuất, chức năng của chúng với tư cách là tư liệu sản xuất sẽ bị ngừng trong một thời gian dài hay ngắn. Bộ phận tư bản chỉ đơn thuần tồn tại dưới hình thức những chứng khoán để sau này được chia một phần giá trị thặng dư hay lợi nhuận. Bộ phận đó bị giảm giá trị ngay lập tức khi những thu nhập mà người ta trông chờ vào bộ phận đó bị giảm xuống. Một bộ phận vàng và bạc hiện có bị đọng lại không được sử dụng và không còn làm chức năng tư bản nữa. Một bộ phận hàng hóa đang ở trên thị trường chỉ có thể hoàn thành được quá trình lưu thông và tái sản xuất của nó nhờ ở chỗ giá cả của chúng đã giảm xuống quá mức, tức là bằng cách giảm giá tị của tư bản mà bộ phận hàng hóa đó đại biểu. Quá trình tái sản xuất lệ thuộc vào những quan hệ giá cả nhất định đã được quy định trước, và tình trạng giá cả hạ xuống một cách phổ biến đã làm vho quá trình ấy bj đình đốn và rối loạn. Sản xuất đình đốn ấy sẽ đẩy một bộ phận giai cấp công nhân rơi vào cảnh thất nghiệp và do đó đẩy bộ phận công nhân đang có việc làm rơi vào những điều kiện khiến họ phải chịu nhận tiền công bị hạ thấp, thậm chí thấp hơn cả mức trung bình. Tình hình đó đã ảnh hưởng đến tư bản cũng giống như lúc tăng giá tị thặng dư tương đối hay tuyệt đối tăng lên khi tiền công vẫn giữ mức trung bình. Mặt khác, tình trạng giá cả hạ xuống và sự cạnh tranh có thể kích thích mỗi nhà tư bản hại giá trị cá biệt cả toàn bộ sản phẩm cảu họ xuống thấp hơn giá trị chung của tổng sản phẩm ấy bằng cách sử dụng những máy móc mới, những phương pháp làm việc cải tiến, áp dụng những thủ thuật mới, nâng cao sức sản xuất của một số lượng lao động nhất định, hạ thấp tỷ lệ của tư bản khả biến so với tư bản bất biến, và nhờ đó mà thải bớt công nhân ra. Như vậy điều này đã tạo ra nạn nhân khẩu thừa giả tạo. Tuy nhiên, sản xuất thừa tuyệt đối về tư bản cũng không phải là sản xuất thừa tuyệt đối nói chung, không phải là sản xuất thừa tuyệt đối về tư liệu sản xuất. Nó chỉ là sản xuất thừa về tư liệu sản xuất trong chừng mực mà những tư liệu sản xuất này phải làm chức năng tư bản, và do đó, phải sản sinh ra một giá trị phụ thêm theo tỷ lệ với sự tăng lên của giá trị tương ứng với khối lượng của chúng đã tăng lên. Đó vẫn là sản xuất thừa, vì tư bản sẽ tỏ ra không có khả năng bóc lột lao động theo mức độ cần cho sự phát triển lành mạnh và bình thường của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, theo mức độ ít ra cũng làm cho khối lượng lợi nhuận tăng lên cùng với sự tăng thêm khối lượng tư bản được sử dụng, do đó, mức bóc lột ấy loại bỏ tình trạng tỷ suất lợi nhuận giảm xuống theo cùng tỷ lệ tăng của tư bản, và nhất là loại bỏ tình trạng tỷ suất lợi nhuận giảm xuống theo tỷ lệ nhanh hơn tỷ lệ tăng của tư bản. Sản xuất thừa tư bản có ý nghĩa là sản xuất thừa những tư liệu sản xuất. Nạn sản xuất thừa tư bản đó luôn kèm theo nạn nhân khẩu thừ tương đối hoặc lớn hoặc nhỏ. Chính những hoàn cảnh đã làm tăng thêm sức sản xuất của lao động, tăng thêm khối lượng sản phẩm hàng hóa, mở rộng các thị trường, thúc đẩy tích lũy tư bản tăng lên nhanh chóng về khối lượng và giá trị, và làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm xuống,. Chính những hoàn cảnh đó đã gây ra và đang thường xuyên gây ra nạn nhân khẩu thừa tương đối, nạn thừa công nhân mà tư bản không sử dụng hết do mức độ bóc lột lao động thấp, mà chỉ với mức này thì họ mới có thể tìm được nơi sử dụng, hoặc ít ra là do tỷ suất lợi nhuận thấp mà công nhân có thể đem lại với mức bóc lột đó. Nếu tư bản được đem xuất khẩu thí đó không phải vì nó tuyệt đối không có thể tìm được nơi sử dụng ở trong nước. Đó là vì ở nước ngoài, nó có thể được đầu tư bới một tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Nhưng tư bản ấy là một tư bản thừa tuyệt đối so với nhân khẩu công nhân có việc làm, và nói chung là so với nước đó. Tư bản thừa này tồn tại như thế bên cạnh nhân khẩu thừa tương đối, và đó là thí dụ cho ta thấy rõ tư bản thừa và nhân khẩu thừa cùng tồn tại với nhau và quy định lẫn nhau như thế nào. Mặt khác, sự giảm sút của tỷ suất lợi nhuận gắn liền với tích lũy, tất nhiên sẽ gây ra đấu tranh. Sự bù lại tỷ suất lợi nhuận giảm sút bằng sự tăng khối lượng lợi nhuận chỉ có một ý nghĩa hiện thực đối với tổng tư bản xã hội và đối với những nhà tư bản lớn, những chủ xí nghiệp đã tồn tại rồi. Tư bản mới phụ thêm, hoạt động một cách độc lập, không thể có được những điều kiện sẵn có để có thể bù lại như thế, nó còn phải giành lấy những điều kiện ấy, và vì vậy, sự giảm xuống cảu tỷ suất lợi nhuận gây ra cuộc cạnh tranh giữa các tư bản, chứ không phải ngược lại. Cuộc đấu tranh làm cho tiền công tạm thời tăng lên và tỷ suất lợi nhuận cũng do đó mà tạm thời giảm xuống. Những sự phản đối các hiện tượng sản xuất thừa hiển nhiên chung quy lại là khẳng định rằng những giới hạn của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là những giới hạn của sản xuất nói chung và do đó chúng cũng không là giới hạn đối với phương thức sản xuất đặc thù, tư bản chủ nghĩa đó. Tỷ suất lợi nhuận, nghĩa là sự tăng thêm tương đối của tư bản, có một ý nghĩa quan trọng, trước hết là đối với tất cả những chi nhánh mới của tư bản đang tìm cho mình một chỗ kinh doanh độc lập. Và nếu sự hình thành tư bản biến thành một độc quyền riêng của một số rất ít tư bản lớn thì ngọn lửa mang lại sức sống cho sản xuất sẽ tắt hẳn. Tỷ suất lợi nhuận đó là động lực của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, người ta chỉ sản xuất trong chừng mực sản xuất ra có lợi nhuận. Chính vì vậy mà các nhà kinh tế học nước Anh lo lắng về tình trạng tỷ suất lợi nhuận giảm xuống. Điều làm cho Ri-cac-đô lo ngại chính là ở chỗ: tỷ suất lợi nhuận là nhân tố kích thích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, vừa là điều kiện, vừa là động lực của tích lũy, lại bị chính sự phát triển của sản xuất đe dọa. Và ở đây, quan hệ lượng là tất cả. V. NHẬN XÉT THÊM Đoạn thứ nhất Nhận định: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là một phương thức tạm thời, có giới hạn của nó trong việc phát triển lực lượng sản xuất, được bổ sung thêm bằng những nhận định quan trọng khác. Nhiệm vụ phát triển sức sản xuất của lao động xã hội được tư bản thực hiện dưới những hình thái đầy mâu thuẫn. Một trong những hình thái đầy mâu thuẫn đó được miêu trả trong đoạn thứ nhất, phần lớn đoạn này gồm những điều do Ăngghen thêm vào. Sự phát triển của năng suất lao động, làm giảm bớt số lượng lao động hao phí để sản xuất sản phẩm, do đó làm cho giá trị của sản phẩm giảm xuống. Nhưng nhà tư bản không chi phí lao động, mà chi phí tư bản; tư bản này cấu thành chi phí sản xuất và phải thêm vào đó một lợi nhuận bình quân nữa. Vì vậy, nhà tư bản sẽ sử dụng máy móc này hay máy móc kia là khi nào máy móc đó giảm bớt được chi phí sản xuất của họ, chứ không chỉ nâng cao năg suất lao động. Đối với nhà tư bản thì cái quyết định mối lợi của việc áp dụng máy móc không phải ở chỗ máy móc đó làm cho lao động sống nói chung giảm xuống tới mức nào, mà là máy móc đó làm cho bộ phận lao động được trả công giảm xuống tới mức nào- tức là cái quyết định là mức chênh lệch giữa giá trị sức lao động do máy móc thay thế và giá trị chuyển dịch từ máy móc sang thành phẩm. Chỉ khi nào bộ phận giá trị sức lao động do máy móc thay thế cao hơn bộ phận giá trị chuyển dịch từ máy móc sang thành phẩm, thì việc áp dụng máy móc mới có lợi cho nhà tư bản. Đoạn thứ hai Mac nêu ra một số nhận xét và những nhận xét này một mặt làm sáng tỏ đầy đủ hơn những yếu tố riêng biệt của tích lũy tư bản chủ nghĩa; mặt khác, bổ sung thêm cho nhận định chung về tích lũy tư bản chủ nghĩa. Tích lũy tăng thêm thì tích tụ sản xuất lớn lên, quy mô xí nghiệp to ra và mức tư bản tối thiểu cần thiết để tiến hành kinh doanh cũng tăng lên. Điều đó có nghĩa là các nhà tư bản nhỏ và vừa không thể có những xí nghiệp như vậy. Nếu những nhà tư bản nhỏ và vừa không bị phá sản hoàn toàn trong cạnh tranh, thì tư bản của họ hoặc là phải chuyển sang các ngành sản xuất lạc hậu nhất, hoặc là biến thành tư bản cho vay, hoặc là, cuối cùng phải đầu tư vào cổ phần. Thật ra, trước đây Mác đã xét tới tất cả những điều đó, nhưng ở đây Mac đặc biệt nhấn mạnh mối liên hệ giữa việc loại trừ các tư bản nhỏ và vừa với sự hình thành của các tư bản cổ phần. Bị ném ra ngoài rìa nền sản xuất lớn, các tư bản nhỏ và vừa lại thâm nhập vào đấy, nhưng dưới hình thái những bộ phận của tư bản cổ phần, và thu được – điều này đặc biệt quan trọng- không phải là lợi nhuận bình quân, mà là lợi tức, nói đúng hơn là lợi tức cổ phần, tức là nó cao hơn lợi tức bình thường một ít. Và như chúng ta đã biết, điều đó đóng một vai trò lớn trong việc ngăn cản siwj giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận. Ở đây, mẫu thuẫn bên trong của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa biểu hiện ra là: một mặt, tích lũy làm giảm tỷ suất lợi nhuận; mặt khác, tích lũy sinh ra những hiện tượng ngăn cản sự giảm xuống đó. Như vậy, ở đây vai trò “nguyên nhân tác động ngược lại” của tư bản cổ phần được làm sánh tỏ đầy đủ hơn. Trong đoạn này, Mac cũng đón trước lời nhận thức quá giản đơn về tích lũy, cho rằng dường như tích lũy tự động nâng cao cấu thành hữu cơ của tư bản, và cấu thành hữu cơ của tư bản được nâng cao lại làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm xuống. Tích lũy là một bức tranh nhiều màu vẻ: ở những xí nghiệp hoặc những ngành sản xuất này, tích lũy diễn ra trên cơ sở cấu thành hữu cơ của tư bản được nâng cao; ở những xí nghiệp hoặc những ngành sản xuất khác thì nó tiếp tục trên cơ sở cũ. Trong trường hợp này thì tích lũy làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm xuống còn trong trường hợp kia thì nó ngăn cản sự giảm xuống đó. Tính chất không đều đó cũng thể hiện ra ở hiện tượng tư bản khả biến giảm khi tích lũy tăng. Trong những ngành này thì tư bản khả biến chỉ giảm tương đối, nhưng lại tăng tuyệt đối; còn trong những ngành khác, nhất là trong nông nghiệp, thì tư bản khả biến cũng giản tuyệt đối. Mac đã nêu lên một nhận xét :“ Nếu sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho số lượng tuyệt đối của công nhân giảm xuống, tức là làm cho toàn thể quốc gia vè thực tế có thể tiến hành toàn bộ sản xuất của mình trong một thời gian ngắn hơn, thì nó sẽ dẫn tới một cuộc cách mạng, bởi vì đa số dân cư sẽ bị gạt ra ngoài rìa cuộc sống” Tình hình đó cho thấy rõ những hình thái đầy mâu thuẫn của sự phát triển lực lượng sản xuất dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Một mặt, lòng tham giá trị thặng dư và sự cạnh tranh buộc phải tích lũy và buộc phải phát triển vô hạn lực lượng sản xuất; mặt khác, sự phát triển vô hạn của lực lượng sản xuất làm cho bộ phận quan trọng nhất của lực lượng sản xuất xã hội- giai cấp công nhân rơi vào cảnh không hoạt động, biến thành một lực lượng không sản xuất. Nhưng lực lượng sản xuất phát triển; tư liệu sản xuất tăng thêm và được tích tụ lại, giai cấp công nhân lớn lên và tập trung lại (số lượng công nhân tăng lên tuyệt đối), tư liệu sản xuất trở thành một lực lượng xã hội vô cùng to lớn. Nhưng dưới hình thái tư bản, tư liệu sản xuất đối lập với công nhân như là một lực lượng bóc lột họ. Việc giải quyết mâu thuẫn ấy biểu hiện trong cuộc sống đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt; cuộc đấu tranh này phải kết thúc bằng việc giai cấp công nhân dùng cách mạng chiếm lấy tư liệu sản xuất và biến những tư liệu sản xuất đó từ tư bản. Đoạn thứ ba Mác nghiên cứu vai trò cạnh tranh trong sự phát triển lực lương sản xuất. Cạnh tranh buộc nhà tư bản phải áp dụng phương pháp sản xuất mới. Đồng thời, Mac phân biệt hai nhân tố: i) khi phương pháp sản xuất mới vừa mới được áp dụng; ii) khi phương pháp mới được phổ cập rộng rãi và gạt bỏ hẳn phương pháp sản xuất cũ. Khi phân tích sự sản xuất giá trị thặng dư Mac đã vạch ra rằng nhà tư bản lần đầu tiên áp dụng phương pháp sản xuất mới thì thu được giá trị thặng dư siêu ngạch, bởi vì giá trị cá biệt của những hàng hóa do họ sản xuất thấp hơn giá trị xã hội của những hàng hóa ấy. Ngoài ra, nhà tư bản còn có khản năng bán hàng hóa của họ thấp hơn giá trị xã hội, nhưng cao hơn giá trị cá biệt. Do đó, nhà tư bản cải tiến sản xuất không những thu được giá trị thặng dư siêu ngạch, mà còn tự tạo ra được những điều kiện có lợi hơn trong cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh của mình bằng việc hạ giá hàng hóa. Sự khác nhau giữa giá trị cá biệt và giá trị xã hội biểu hiện ra “bề ngoài xã hội” thàn sự khác nhau giữa chi phí sản xuất cá biệt và chi phí sản xuất xã hội hoặc giữa giá cả sản xuất cá biệt và giá cả sản xuất thị trường, còn giá trị thặng dư siêu ngạch thì biểu hiện thành lợi nhuận siêu ngạch. Việc chạy theo lợi nhuận siêu ngạch và khả năng dựa vào hạ giá hàng hóa để mở rộng tiêu thụ nhằm đánh bại đối thủ cạnh tranh, bắt buộc mỗi nhà tư bản phải đi đầu trong việc áp dụng phương pháp mới, kỹ thuật mới vào sản xuất. Khi phương pháp mới, kỹ thuật mới đã được áp dụng và được phổ cập đến một phạm vi nhất định, thì lúc đó phương pháp ấy trở thành bắt buộc đối với mọi nhà tư bản, nếu ai không áp dụng thì sẽ bị phá sản hoàn toàn. Giá trị thị trường mới được xác lập phù hợp với trình độ năng suất lao động mới đã đạt được, còn giá trị thị trường cũ thì trở thành giá trị cá biệt đối với các xí nghiệp lạc hậu. Cạnh tranh buộc phải tiến lên, nó thưởng cho sự tiến bộ bằng lợi nhuận siêu ngạch và bằng sự mở rộng tiêu thụ; cạnh tranh buộc những kẻ lạc hậu phải ráng sức đuổi kịp trình độ chung của mọi người, nếu không thì sẽ bị tổn thất lớn. Lực lượng sản xuất phát triển, tổng khối lượng lợi nhuận tăng thêm, nhưng tỷ suất lợi nhuận bình quân tính chung thì giảm xuống. Các nhà tư bản nhỏ và vừa bị loại ra; hoặc là trở thành những kẻ thực lợi. Đối với họ, một là, tỷ suất lợi nhuận bình quân giảm xuống không được bù lại bằng việc tăng tổng khối lượng lợi nhuận; hai là, tư bản của họ trở thành nên không đủ để kinh doanh độc lập ở một trình độ năng suất lao động mới. Đoạn thứ tư Mac chú ý tới ba thực thể cơ bản được biểu hiện rõ rệt nhất cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: - Thứ nhất: tư liệu sản xuất được xã hội hóa với quy mô ngày càng lớn, điều này biểu hiện ở quy mô khổng lồ của sự tích tụ và tập trung tư bản. Xã hội hóa tư liệu sản xuất dưới chế độ tư bản chủ nghĩa đồng thời cũng là tách tư liệu sản xuất ra khỏi những người sản xuất trực tiếp. Sự xã hội hóa và sự tách rời là đồng nhất với nhau- đó là mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sự sản xuất và sự chiếm hữu tư nhâ; mâu thuẫn giữa tư liệu sản xuất với tư cách là một lực lượng xã hội và hình thái tư bản tư bản chủ nghĩa của nó với tư cách là một lực lượng mà giai cấp này dùng để thống trị giai cấp kia. - Thứ hai: bản thân lao động được tổ chức thành lao động xã hội bằng sự hiệp tác, phân công, kết hợp lao động với khoa học tự nhiên. Tư liệu sản xuất và lao động được xã hội hóa, xét cả về hai mặt, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đề thủ tiêu sở hữu tư nhân và lao động tư nhân, mặc dầu thủ tiêu dưới những hình thái đầy mâu thuẫn. - Thứ ba: thị trường thế giới hình thành. Cơ sở của quá trình đó là xu hướng làm cho mâu thuẫn giữa sản xuất và cơ sở tiêu dùng chật hẹp biểu hiện ra bên ngoài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống- ý nghĩa của nó.doc
Luận văn liên quan