Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi của WTO
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi" là các quy định
về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài quy định tại
khoản 2 Điều này và trong các trường hợp áp dụng
các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử
tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự
vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan,
mua sắm chính phủ và thống kê thương mại
29 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3806 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi của WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA
KHÔNG ƯU ĐÃI CỦA WTO
Lớp Anh 5- CD5
Nội dung:
Phần 1: Những khái niệm, vấn đề cơ bản
Phần 2: Các quy tắc
Phần 3: Tình hình áp dụng các quy tắc xuất xứ
hàng hóa của WTO tại Việt Nam
Phần 1
Khái niệm và những vấn đề cơ bản
A – Khái niệm
Xuất xứ hàng hóa là quốc tịch của một hàng hóa
(Theo Công ước Kyoto 1973 và Điều 1 Hiệp định
GATT 1994)
-“Nước xuất xứ của hàng hoá” là nước tại đó
hàng hoá được chế biến hoặc sản xuất, phù hợp
với tiêu chuẩn được đặt ra nhằm mục đích áp dụng
trong biểu thuế hải quan, những hạn chế về số
lượng hoặc các biện pháp khác liên quan đến
thương mại.
(Phụ lục chuyên đề K Công ước Kyoto sửa đổi )
-“Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi
sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực
hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối
với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước
hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản
xuất hàng hoá đó”.
(Khoản 14, điều 3, Luật Thương mại Việt Nam )
B - Các quy tắc:
1. Quy tắc xuất xứ:
- “Quy tắc xuất xứ là những quy định cụ thể, hình thành và phát
triển từ những quy tắc quy định trong luật pháp quốc gia hoặc các
hiệp định quốc tế (tiêu chuẩn xuất xứ) được một quốc gia áp dụng
để xác định xuất xứ hàng hoá”
(Theo Công ước Kyoto sửa đổi )
- “Quy tắc xuất xứ được hiểu là những luật, quy định, quyết định
hành chính được các nước Thành viên WTO sử dụng để xác định
nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, được chia làm 2 loại hình: quy tắc
xuất xứ ưu đãi và không ưu đãi”
(Theo hiệp định các quy tắc xuất xứ của WTO ( khoản 1 điều 1) )
a. Quy tắc xuất xứ ưu đãi:
-”Quy tắc xuất xứ ưu đãi được hiểu là các luật, quy định, quyết
định hành chính được áp dụng để xác định hàng hoá có đủ tiêu
chuẩn được hưởng đối xử ưu đãi theo chế độ thương mại dành
ưu đãi lẫn nhau ưu đãi thuế vượt ngoài phạm vi áp dụng đối xử
tối huệ quốc tại khoản 1 Điều 1 GATT
b. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi:
-“ Các quy tắc xuất xứ không ưu đãi được định nghĩa như là các
quy định, điều luật và các quyết định hành chính để áp dụng
chung cho bất kỳ thành viên nào khi quyết định quốc gia xuất xứ
cho hàng hoá đó”
(khoản 1- Điều I - GATT 1994 - Theo Hiệp định về Quy tắc xuất xứ)
- “"Quy tắc xuất xứ không ưu đãi" là các quy định
về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài quy định tại
khoản 2 Điều này và trong các trường hợp áp dụng
các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử
tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự
vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan,
mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.”
(Theo Nghị định 19/2006/NĐ-CP)
2. Các nguồn luật điều chỉnh (Cơ sở lý luận)
-Hiệp định về quy tắc xuất xứ WTO:
Hiệp định gồm có 4 Phần với 9 Điều và 2 Phụ lục quy định Uỷ ban kỹ thuật về
quy tắc xuất xứ và Tuyên bố chung về quy tắc xuất xứ. Với những nguyên tắc là:
• Quy tắc xuất xứ được áp dụng đồng nhất cho tất cả các mục đích được nêu
tại Hiệp định;
• Quy tắc xuất xứ phải thể hiện rõ nước xuất xứ của hàng hoá; quy tắc xuất xứ
cần phải khách quan, dễ hiểu và có thể dự đoán được;
Hiệp định cũng quy định rõ không được sử dụng quy tắc xuất xứ trực tiếp hoặc
gián tiếp làm công cụ thực hiện mục tiêu thương mại, việc sử dụng quy tắc này
không được hạn chế, bóp méo thương mại quốc tế, cũng không được đặt ra
yêu cầu quá chặt chẽ không hợp lệ; thực hiện quy tắc này phải thống nhất,
khách quan, minh bạch, chặt chẽ và phải dựa trên những tiêu chuẩn khẳng định.
Chính sách hài hòa quy tắc xuất xứ, chương
trình ưu đãi phổ cập chung của Mỹ, EU, Nhật
Quy tắc xuất xứ của ASEAN và ASEAN(+)
Luật TM Việt Nam 2005
Luật Hải quan 2001 và Luật sửa đổi bổ sung
2005
Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02
năm 2006 của Chính phủ
3. Phạm vi sử dụng quy tắc xuất xứ không ưu đãi:
Được sử dụng trong các công cụ chính sách thương mại
không ưu đãi như:
• Đối xử tối huệ quốc
• Yêu cầu ký hiệu xuất xứ
• Tất cả các hạn chế về số lượng hay hạn ngạch thuế
quan áp dụng phân biệt đối xử.
• Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng, các biện
pháp tự vệ
• Các Quy tắc xuất xứ này được sử dụng trong mua sắm
Chính phủ và số liệu thống kê thương mại.
Phần 2:
Hiệp định về quy tắc xuất xứ phân biệt hai thời
kỳ quá độ và thời kỳ sau quá độ.
Thời kỳ quá độ:
Đòi hỏi các Thành viên phải đảm bảo một số các
nguyên tắc cơ bản:
(1) khi ban hành quyết định hành chính để áp dụng
chung thì các yêu cầu cần được định nghĩa rõ ràng
(2) các quy tắc xuất xứ cũng không được sử dụng để
trực tiếp hay gián tiếp theo đuổi chính sách thương
mại
(3) việc áp dụng quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất
khẩu và nhập khẩu không được chặt chẽ hơn quy tắc
xuất xứ xác định có phải hàng nội địa hay không
Thời kỳ sau quá độ:
Sau khi có kết quả của chương trình hài hoà quy
tắc xuất xứ và triển khai chương trình thì
• Thành viên phải đảm bảo áp dụng quy tắc xuất
xứ cho tất cả các mục tiêu như nhau
• Cũng như trong thời kỳ quá độ đòi hỏi các
Thành viên không được quy định quy tắc xuất
xứ áp dụng cho hàng xuất khẩu và nhập khẩu
chặt chẽ hơn quy tắc xác định hàng hoá có phải
là nội địa hay không
Hài hòa quy tắc xuất xứ
Với mục tiêu hài hoà quy tắc xuất xứ, ổn định
thương mại thế giới, Hội nghị Bộ trưởng phối hợp
với Hội đồng Hợp tác Hải quan thực thi chương
trình làm việc trên nhưng nguyên tắc:
• Quy tắc xuất xứ được áp dụng đồng nhất cho
tất cả các mục đích được nên tại Hiệp định;.
• Quy tắc xuất xứ phải thể hiện rõ nước xuất xứ
của hàng hoá; quy tắc xuất xứ cần phải khách
quan, dễ hiểu và có thể dự đoán được.
Hiệp định cũng quy định rõ:
• Không được sử dụng quy tắc xuất xứ trực tiếp
hoặc gián tiếp làm công cụ thực hiện mục tiêu
thương mại
• Việc sử dụng quy tắc này không được hạn chế,
bóp méo thương mại quốc tế, cũng không được
đặt ra yêu cầu quá chặt chẽ không hợp lệ
• Thực hiện quy tắc này phải thống nhất, khách
quan, minh bạch, chặt chẽ và phải dựa trên
những tiêu chuẩn khẳng định.
Cam kết của Việt Nam
• Những cam kết của Việt Nam liên quan đến quy tắc
xuất xứ được thể hiện từ đoạn 239 đến 244 Báo cáo
Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO
• Việt Nam cam kết khi nhận được yêu cầu của bất kỳ
người nào có lý do chính đáng, cơ quan hải quan
của Việt Nam sẽ xác định xuất xứ hàng nhập khẩu
và định ra các điều kiện mà theo đó việc xác định
xuất xứ sẽ được tiến hành
• Việt Nam cũng cam kết không sử dụng quy tắc xuất
xứ như một công cụ để theo đuổi các mục tiêu
thương mại một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
Quy định của Việt Nam
1.Quy định chi tiết Luật thương mại về Xuất xứ hàng hoá. (cụ thê
cho điều 33 Luật Thương Mại 2005)
Nghị định số: 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định
chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hoá.
2.Hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc cấp giấy chứng nhận xuất
xứ.
Thông tư số: 07/2006/TT-BTM ngày 17/04/2006 của Bộ Thương Mại
hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ theo
Nghị định số: 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính Phủ.
3.Hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu có xuất xứ không thuần tuý.
Thông tư số: 08/2006/TT-BTM ngày 17/04/2006 của Bộ Thương Mại
hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu có xuất xứ thuần tuý theo nghị định số: 19/2006/NĐ-CP ngày
20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ
hàng hoá.
4.Quy chế cấp chứng nhận xuất xứ điện tử.
Quyết định số: 18/2007/QĐ-BTM ngày 30/07/2007 của Bộ Thương Mại
về việc ban hành quy chế cấp chứng nhận xuất xứ điện tử.
Phần 3:
Tình hình áp dụng các quy tắc xuất
xứ hàng hóa của WTO tại Việt Nam
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam và đã có những tác động
to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
cũng như những thay đổi về chính sách để phù hợp với
các cam kết quốc tế, đặc biệt là chính sách thương mại
hàng hoá nói chung, chính sách liên quan đến xuất xứ
hàng hoá nói riêng.
Các nghị định và thông tư được áp dụng
• Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006
• Thông tư số 07/2006/TT-BTM ngày 17/4/2006
hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc cấp giấy
chứng nhận xuất xứ
• Thông tư số 08/2006/TT-BTM ngày 17/4/2006
hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần tuý
• Thông tư số 04/2010/TT-BCT ngày 25/01/2010
• Thông tư số 21/2010/TT-BCT
Hai nguyên tắc về xuất xứ không ưu
đãi của WTO mà Việt Nam đang áp
dụng:
• Thứ nhất: Nếu một mặt hàng hoàn toàn được
nuôi trồng, đánh bắt, hoặc sản xuất tại một
quốc gia thì mặt hàng đó được coi là xuất xứ từ
quốc gia đó
• Thứ hai: Nếu một mặt hàng được làm từ nhiều
thành phần đến từ hơn một quốc gia thì xuất xứ
được xác lập ở nước thực hiện công đoạn cuối
cùng làm chuyển đổi cơ bản mặt hàng
Thế nào là chuyển đổi cơ bản mặt hàng?
Một trong những tiêu chí mà Việt Nam dùng để quyết
định là ít nhất 30% giá trị của món hàng phải được sản
xuất tại nước được coi là đã thay đổi cơ bản món hàng
đó. (Về chi tiết các cách thức mà Việt Nam áp dụng
quy tắc xuất xứ có thể xem Nghị định số 19/2006/NĐ-
CP và Thông tư của Bộ Thương mại 08/2006/TT-BTM).
Ví dụ cho sự thuận lợi
Đối với nhóm các mặt hàng thuỷ sản chế biến (thuộc
chương 16), các nhà sản xuất Việt Nam có thể nhập
khẩu nguyên liệu thô (thuỷ sản sống hoặc đông lạnh)
thuộc chương 3 để chế biến thành thuỷ sản chế biến ở
chương 16 và xuất khẩu
Điều này có nghĩa là sản phẩm thuộc chương 16
không cần phải tuân thủ tiêu chí xuất xứ thuần tuý và
nhà xuất khẩu có thể tăng năng lực sản xuất bằng cách
sử dụng cả nguyên liệu trong nước và nguyên liệu
nhập khẩu để chế biết và xuất khau
Xu hướng xuất khẩu các mặt hàng nông
nghiệp của Việt Nam
trong giai đoạn 2007-2011
Kim ngạch xuất khẩu hàng nông nghiệp của Việt
Nam tăng từ 3.649 triệu USD lên mức 6.852 triệu
USD trong năm 2011, đạt 21,12% của tổng xuất
khẩu năm 2011, với mức tăng trưởng bình quân
đạt 14% trong giai đoạn 2007-2011.
Thực trạng
• Hàng hóa Việt Nam chủ yếu sử dụng nguyên
liệu nhập khẩu và không đáp ứng được quy tắc
xuất xứ chặt chẽ để có thể hưởng ưu đãi thuế
theo FTA
• Thực tế với FTA giữa Việt Nam với Nhật Bản,
hoặc Hàn Quốc, ngành may không thể tăng
trưởng xuất khẩu vào các thị trường này do quy
tắc xuất xứ quá khắt khe.
Biện pháp
• Có đến 97% ý kiến của doanh nghiệp cho rằng Việt
Nam nên sớm đàm phán Hiệp định thương mại
song phương (FTA) với thị trường chung châu Âu
(EU)
• Các doanh nghiệp và hiệp hội trong nước, đặc biệt
là thành phần tư nhân, cần được tạo điều kiện để
tham gia trực tiếp góp ý với Chính phủ trong suốt
quá trình đàm phán nhằm bảo vệ quyền lợi của họ
trước khi một hiệp định được ký kết.
Thank you for listening
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- slide_hai_quan_8886.pdf