Quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, nhân sự và tình hình hoạt động, kinh
doanh của AAC.
- Quy trình kiểm toán HTK được xây dựng tại AAC
- Thực tế vận dụng quy trình kiểm toán HTK tại công ty CP Sách và Thiết bị
trường học ABC
● Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực trạng thực hiện quy trình kiểm toán HTK tại
công ty ABC, nêu rõ ưu điểm và hạn chế về chương trình kiểm toán, quy trình chọn
mẫu và xác định mức trọng yếu, thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích và thử
nghiệm chi tiết. Đề xuất giải phát và hoàn thiện.
Do thời gian, trình độ hiểu biết còn hạn chế và non trẻ, đồng thời số lượng khách
hàng được tiếp cận trực tiếp không nhiều nên việc tìm hiểu quy trình vẫn chưa thật sự
kỹ lưỡng, những ý kiến nhận xét còn mang tính chất chủ quan, đề xuất đưa ra chỉ
mang tính gợi mở và nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, phê bình, chỉ
bảo của quý thầy cô khoa Kế toán- Kiểm toán cùng các anh chị kiểm toán viên công ty
TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC để bài viết của em được hoàn thiện hơn và hơn hết
có thể mở rộng kiến thức cho bản thân em.
1.2. Kiến nghị
Do phạm vi của đề tài và thời gian thực tập, nghiên cứu có hạn nên khóa luận vẫn
chưa hoàn thiện, em xin được kiến nghị hướng phát triển đề tài trong tương lai như sau:
- Nghiên cứu quy trình kiểm toán HTK mà công ty AAC áp dụng với nhiều loại hình
doanh nghiệp khác nhau, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau để thấy rõ hơn quy trình
kiểm toán HTK của công ty AAC. Từ đó nhìn nhận được ưu điểm, hạn chế cũng như đề
xuất ra hướng giải quyết nhằm mục đích hoàn thiện quy trình kiểm toán tại AAC.
- Đặt quy trình kiểm toán HTK của công ty AAC trong mối quan hệ với việc
nghiên cứu quy trình kiểm toán chung toàn bộ BCTC của công ty và với các phần
hành có liên quan khác như giá thành, giá vốn. Việc này giúp cho KTV có cái nhìn rõ
hơn về quy trình kiểm toán HTK.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC học kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 47
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
2.4.2. Áp dụng quy trình kiểm toán HTK tại khách hàng ABC
Vì quy mô của đơn vị khách hàng và đặc điểm loại hình thương mại là chủ yếu
nên khi thực hiện kiểm toán hàng tồn kho kiểm toán viên đã bỏ qua một số thủ tục,
không theo đúng quy trình kiểm toán của AAC mà chỉ làm những thủ tục chính và
quan trọng.
2.4.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
a, Giai đoạn tiền kế hoạch
Chấp nhận và duy trì khách hàng cũ
Công ty ABC là một khách hàng cũ của AAC. Báo cáo tài chính các năm gần đây
đều được AAC kiểm toán nên AAC hiểu khá rõ về tình hình chung của công ty ABC.
KTV tiến hành tìm hiểu lại những thông tin cơ bản của công ty ABC qua hồ sơ
kiểm toán cũ và qua những gì tìm hiểu được trong đó để tiến hành thủ tục kiểm toán
nhằm mục đích chấp nhận và duy trì khách hàng cũ hay từ chối kiểm toán. Mẫu
A120- Chấp nhận và giữ khách hàng cũ là mẫu giấy làm việc được kiểm toán viên sử
dụng để tiến hành (Phụ lục 01: GLV Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá
rủi ro hợp đồng.)
Trong năm 2014, công ty ABC không có bất cứ thay đổi nào về ngành nghề kinh
doanh, ban giám đốc trình bày không có bất cứ sự kiện nào có thể ảnh hưởng đến tình
hình kinh doanh. Tuy nhiên, có một điều lưu ý là BCKC năm trước của đơn vị khách
hàng là BCKT có loại trừ và năm nay thì việc bị giới hạn về phạm vi kiểm toán cũng
có thể khiến BCKT năm nay là BCKT có loại trừ.
Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán
Từ thủ tục kiểm toán, KTV đưa ra mức độ rủi ro hợp đồng kiểm toán công ty
ABC là mức thấp. Điều này phần nào cho thấy được rằng lượng công việc thực hiện
của KTV đối với đơn vị khách hàng là khá nhiều.
AAC gửi thư cho khách hàng về kế hoạch kiểm toán. Trong thư gửi khách hàng
về kế hoạch kiểm toán bao gồm có các nội dung:
- Nhóm kiểm toán: nhóm kiểm toán công ty ABC gồm 5 người, trong đó có 1
Phó Tổng Giám đốc, 1 Chủ nhiệm kiểm toán, 1 Kiểm toán viên chính và 2 trợ lý kiểm
toán viên.
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 48
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
- Phạm vi công việc
- Các công việc cụ thể mà AAC thực hiện
- Thời gian dự kiến cuộc kiểm toán và thời gian dự kiến phát hành báo cáo kiểm
toán dự thảo.
- Yêu cầu phối hợp công việc, cung cấp tài liệu
Nhằm mục đích linh động thì thường là Chủ nhiệm kiểm toán sẽ liên hệ với công
ty khách hàng vào đầu tháng 1 năm 2015 và sắp xếp thời gian cụ thể.
Xác định mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục hàng tồn kho
Mục tiêu kiểm toán mà AAC đặt ra đối với khoản mục hàng tồn kho của công ty
ABC là sự đầy đủ, sự tồn tại và phát sinh, sự chính xác, sự đánh giá và phân bổ, Quyền
và nghĩa vụ, Sự trình bày và công bố.
b, Giai đoạn lập kế hoạch
Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
● Hiểu biết môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh
nghiệp
Nhìn chung, nền kinh tế của Việt Nam năm 2014 có nhiều bước chuyển biến tốt,
lạm phát giảm, lãi suất ngân hàng giảm, tỷ giá hối đoái bình ổn. Điều này tạo ra sự
thuận lợi cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và việc đầu tư của
các công ty nước ngoài vào Việt Nam.
● Các vấn đề về ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh và xu hướng của
ngành nghề
Với ngành nghề chính là kinh doanh sách giáo khoa và các loại thiết bị khác,
sách khác; kinh doanh thiết bị đồ dùng dạy học, văn phòng phẩm; liên doanh, liên kết,
phát hành sách, báo, tạp chí, tranh ảnh, bản đồ, đĩa CD và các ấn phẩm phục vụ giáo
dục, ngành nghề mà Công ty đang kinh doanh mang tính thiết yếu, tính thời vụ, chịu
sức ép cạnh tranh từ các đại lý kinh doanh cá nhân là những khó khăn đối với Công ty.
● Môi trường pháp lý mà DN hoạt động
- Thông tư 154/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài Chính
- Nghị quyết 29/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội
- Các văn bản pháp lý liên quan khác
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 49
Đạ
i h
ọ
K
inh
ế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
● Các yếu tối bên ngoài khác ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Việc cạnh tranh gay gắt của thị trường là một trong những khó khăn mà Công ty
đang phải đối mặt.
● Hiểu biết về doanh nghiệp
Doanh thu chính của Công ty ABC là từ bán các loại sách và thiết bị giáo dục,
văn phòng phẩm...Các sản phẩm, hàng hóa mà Công ty cung cấp như sách giáo khoa,
sách tham khảo, vở học sinh, tranh ảnh, bản đồ, sổ ấn phẩm... Công ty chủ yếu phân
phối hàng hóa thông qua các Sở GD- ĐT, các trường học và các đại lý. Các nhà cung
cấp hàng hóa chủ yếu cho Công ty là các đơn vị trong hệ thống NXBGD Việt Nam.
Giao dịch với các bên liên quan phát sinh trong năm tương đối lớn.
Công ty có các phòng ban chính sau: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kế
hoạch kinh doanh, Phòng tài chính kế toán.
Trong năm 2014, công ty ABC không phát sinh tăng giảm vốn, không đầu tư
thêm các tài sản quan trọng
Trong năm 2014, Công ty ABC luôn phải cạnh tranh gay gắt với các đại lý, công
ty khác cùng ngành. Lợi nhuận của doanh nghiệp hằng năm hầu như đều dương.
Hệ thống kế toán áp dụng đối với hàng tồn kho của doanh nghiệp đã được trình
này ở phần giới thiệu chung về công ty ABC.
Kết luận của Kiểm toán viên về hàng tồn kho của doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh của đơn vị ổn định, rủi ro tiềm tàng là giá trị hàng tồn kho
không được ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Rủi ro tiềm tàng đối với
khoản mục hàng tồn kho là cao.
Các chu trình quan trọng liên quan đến hàng tồn kho
Công ty CP Sách và Thiết bị trường học ABC là một công ty khách hàng quen
thuộc hằng năm của AAC. Vì điều này nên KTV đã nắm rõ chu trình quan trọng về
hàng tồn kho của doanh nghiệp. Vì công ty ABC là công ty chuyên về thương mại nên
KTV tìm hiểu về các chu trình sau:
● Chu trình Bán hàng- Phải thu- Thu tiền
Chu trình Bán hàng- Phải thu- Thu tiền của công ty được thực hiện như sau:
- Giới thiệu sản phẩm và báo giá: Phòng kinh doanh lên phương án giới thiệu sản
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 50
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
phẩm và báo giá tới các khách hàng thông qua nhân viên của bộ phận kinh doanh hoặc
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng sau khi được Tổng giám đốc phê duyệt.
- Nhận đơn hàng: Phòng kinh doanh nhận đơn hàng từ khách hàng thông qua
điện thoại, fax hoặc trực tiếp gặp khách hàng.
- Ký kết hợp đồng: Sau khi nhận đơn hàng từ khách hàng, phòng kinh doanh
trình Tổng Giám đốc phê duyệt và ký hợp đồng mua bán với khách hàng.
- Xuất hóa đơn, giao hàng và thu tiền: Sau khi ký hợp đồng, phòng kinh doanh
căn cứ vào hợp đồng xuất HĐTC và gửi cho phòng kế toán, căn cứ vào HĐTC mà
phòng kinh doanh đã xuất, phòng kế toán báo số lượng cho thủ kho viết phiếu xuất
kho và giao hàng, đồng thời phòng kế toán hạch toán doanh thu, công nợ và theo dõi
thu hồi.
Sau khi tìm hiểu về chu trình Bán hàng- Phải thu- Thu tiền, KTV tiến hành soát
xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính bằng bảng câu hỏi. Từ đó,
KTV đưa ra kết luận về rủi ro trọng yếu phát hiện ra trong quá trình thực hiện các công
việc này như sau:
- Các khoản dự phòng bị ghi thiếu
- Về hệ thống KSNB của chu trình, hệ thống được thiết kế không hiệu quả và xử
lý các thông tin không đáng tin cậy. Vì vậy, KTV không thực hiện kiểm tra tính hoạt
động hữu hiệu (kiểm tra hệ thống KSNB) đối với chu trình này mà tiến hành vào thực
hiện kiểm tra cơ bản ở mức cao.
● Chu trình Mua hàng- Phải trả- Chi tiền
Chu trình Mua hàng- Phải trả- Chi tiền của công ty ABC được thực hiện như sau:
- Lập phiếu đề nghị mua hàng: Phòng kinh doanh căn cứ vào nhu cầu hàng hóa
kinh doanh trong kỳ để lập phiếu đề nghị mua hàng (số lượng, chủng loại) và trình
Giám đốc phê duyệt
- Liên lạc lấy báo giá: Sau khi Giám đốc duyệt phiếu đề nghị mua hàng. Phòng
kinh doanh có trách nhiệm liên lạc với các nhà cung cấp để lấy báo giá các loại hàng
hóa theo phiếu đề nghị mua hàng đã được phê duyệt và trình Giám đốc duyệt chọn nhà
cung cấp.
- Ký kết hợp đồng: Sau khi Giám đốc duyệt chọn nhà cung cấp, 2 bên thực hiện
ký kết hợp đồng mua bán.
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 51
Đạ
i h
ọc
Ki
nh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
- Nhận hàng và nhập kho: Sau khi hợp đồng được ký kết, nhà cung cấp tiến hành
giao hàng theo các điều khoản đã ký trong hợp đồng. Khi hàng được nhà cung cấp
mang đến thủ kho có trách nhiệm kiểm tra và nhập kho, đồng thời lập phiếu nhập kho
và gửi bộ phận kế toán. Căn cứ vào phiếu nhập kho do thủ kho cung cấp và hóa đơn
mua hàng, bộ phận kế toán hạch toán nhập kho, công nợ và theo dõi trả nợ.
Cũng như chu trình Bán hàng- Phải thu- Thu tiền, KTV cũng tiến hàng soát xét
về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính bằng bảng câu hỏi. Từ đó, KTV
đưa ra kết luận về rủi ro trọng yếu trong chu trình này như sau:
- Hệ thống KSNB đối với chu trình Mua hàng- Phải trả- Trả tiền được thiết kế
chưa phù hợp. Vì vậy, KTV không thực hiện kiểm tra tính hoạt động hữu hiệu đối với
chu trình này mà tiến hành thực hiện kiểm tra cơ bản ở mức cao.
Phân tích sơ bộ về HTK
Bảng2.4: Phân tích sơ bộ về HTK và dự phòng giảm giá HTK
Năm 2014 Năm 2013 Biến động Tỷ lệ (%)
Hàng tồn kho 6.860.737.380 5.588.733.174 1.272.004.206 22,8
Dự phòng giảm giá HTK - - - -
Doanh thu thuần 52.440.816.705 44.035.541.045 8.405.275.660 19,1
Giá vốn hàng bán 48.096.007.041 40.076.677.690 8.019.329.351 20
Nhận định sơ bộ của kiểm toán viên:
Năm 2014, hàng tồn kho, doanh thu thuần và giá vốn hàng bán đều tăng theo tỷ
lệ gần bằng nhau. Điều này khá hợp lý đối với hàng tồn kho vì công ty ABC hoạt động
chủ yếu trong lĩnh vực thương mại nên hàng tồn kho lớn cuối năm là hợp lý.
Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống KSNB ở cấp DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động
của DN. Sự hiểu biết tốt về KSNB ở cấp DN sẽ cung cấp cho KTV cơ sở để đánh giá
rủi ro ở các chu trình quan trọng. Để đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro
gian lận của hàng tồn kho, KTV sử dụng bảng đánh giá về HTKSNB ở cấp độ DN
khách hàng để phỏng vấn bộ phận KSNB của khách hàng. Bảng đánh giá được thể
hiện ở phụ lục.
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 52
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Kết luận của KTV về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty ABC
Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty ABC được thiết kế và hoạt động chưa
được hiệu quả. Có thể thấy được rằng công ty thiếu sót trong việc cập nhật chính sách
kế toán và lưu trữ số liệu.
Trao đổi với BGĐ và các cá nhân liên quan về gian lận
KTV tiến hành trao đổi với ban giám đốc về nguy cơ xảy ra gian lận trong doanh
nghiệp bằng bảng câu hỏi về các yếu tố rủi ro liên quan đến các sai sót phát sinh từ
BCTC gian lận và những rủi ro xuất phát từ sai sót do biển thủ tài sản.
Kết luận của KTV về việc gian lận của BGĐ và các cá nhân liên quan
Không có gian lận nào xảy ra do ban giám đốc và các cá nhân liên quan.
Xác định mức trọng yếu (kế hoạch- thực tế)
Với mức rủi ro tiềm tàng được đánh giá là cao và rủi ro kiểm soát được đánh giá
ở mức trung bình. Từ đó, KTV kết luận rủi ro phát hiện ở mức thấp.
Công ty CP Sách và Thiết bị trường học ABC là một công ty con của NXB
GDVN nên chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế được đặc biệt quan tâm và được giao theo kế
hoạch lợi nhuận. Mặt khác, năm 2014 Công ty đang dự kiến làm thủ tục lên sàn chứng
khoán nên lợi nhuận trước thuế là vấn đề được các cổ đông quan tâm hơn cả. Từ đó,
KTV quyết định chọn lợi nhuận trước thuế làm tiêu chí để ước tính mức trọng yếu.
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 53
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Biểu 2.2: Xác định mức trọng yếu cho công ty CP Sách và Thiết bị trường học ABC
Chỉ tiêu lựa
chọn
Kế hoạch Thực tế
Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu
(LNTT/DT/VCSH/ Tổng TS)
(a) LNTT LNTT
Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định
mức trọng yếu
Đơn vị là công ty con của NXB GDVN
nên chỉ tiêu LNTT được đặc biệt quan tâm
và được giao theo kế hoạch lợi nhuận
Giá trị tiêu chí được lựa chọn 1.146.088.909 107.608.480
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu
- LNTT: 5%- 10%
- DT: 0,5%- 3%
- Tổng TS hoặc VCSH: 2%
(b) 5,0% 5,0%
Lý do lựa chọn tỷ lệ này để xác định mức
trọng yếu
Tình hình kinh tế chung vẫn còn khó khăn,
KTV chọn tỷ lệ thấp nhằm giảm bớt rủi ro
kiểm toán.
Mức trọng yếu tổng thể (PM) (c)= (a)*(b) 57.304.445 5.380.424
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu
thực hiện (50%-75%) (d) 60% 60%
Lý do lựa chọn tỷ lệ này để xác định mức
trọng yếu
Tình hình kinh tế chung vẫn còn khó khăn,
KTV chọn tỷ lệ thấp nhằm giảm bớt rủi ro
kiểm toán.
Mức trọng yếu thực hiện: MP= (50%-
75%)* PM (e)= (c)*(d) 34.382.667 3.228.254
Tỷ lệ sử dụng để ngưỡng sai sót không
đáng kể (0%-4%) (f) 4% 4%
Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có
thể bỏ qua (g)= (e)*(f) 1.375.307 129.130
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 54
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Từ biểu trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán như sau:
Bảng 2.5: Mức trọng yếu tổng thể, mức trọng yếu thực hiện, sai sót có thể bỏ
qua của ABC năm 2013 và năm 2014
Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước
Mức trọng yếu tổng thể 57.304.445 5.361.704
Mức trọng yếu thực hiện 34.382.667 3.217.022
Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua 1.375.307 128.681
Kết luận của Kiểm toán viên:
Sự biến động tăng này là hợp lý do lợi nhuận năm nay cao hơn năm trước.
c, Giai đoạn tổng hợp kế hoạch kiểm toán
Sau khi thực hiện tất cả những công việc trên, KTV tiến hành tổng hợp lại vào
giấy làm việc số A910- Tổng hợp kế hoạch kiểm toán nhằm thấy rõ hơn công việc
cần thực hiện và phổ biến với các thành viên trong đoàn kiểm toán.
Mẫu giấy tổng hợp kế hoạch kiểm toán được thể hiện như bên dưới. Từ mẫu
giấy làm việc có thể thấy rằng khoản mục hàng tồn kho tại Công ty ABC là một
khoản mục có tính trọng yếu, cần được quan tâm. Chiến lược của công ty là dựa vào
mức trọng yếu đã chọn, dựa vào sự xét đoán của kiểm toán viên để tiến hành thực
hiện thử nghiệm cơ bản chứ không đi sâu vào tìm hiểu sự hiệu quả của HT KSNB
của doanh nghiệp (Phụ lục 02).
2.4.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV đã đánh giá hiệu quả của hệ thống KSNB
của đơn vị hoạt động ở mức trung bình. Sau khi tổng hợp kế hoạch kiểm toán, KTV
quyết định tập trung vào thử nghiệm cơ bản. Vì vậy, KTV quyết định bỏ qua thử
nghiệm kiểm soát và tập trung đi vào thử nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân tích
và thử nghiệm chi tiết.
a, Thủ tục phân tích
Các thủ tục phân tích được thực hiện đối với công ty ABC bao gồm:
● Thủ tục phân tích chung: Nhằm mục đích kiểm tra sự khớp đúng của số dư
cuối kỳ năm 2013 và số dư đầu kỳ năm 2014.
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 55
Đạ
họ
c K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Biểu 2.3: Kiểm tra đối chiếu số dư đầu năm 2014 và cuối năm 2013
(Trích từ mẫu GLV D540- Hàng tồn kho).
Tài khoản
SD 31/12/2013
trên BCTC 2013
SD 1/1/2014
trên BCTC 2014 Chênh lệch
152 132.171.597 132.171.597 -
153 - - -
154 102.472 102.472 -
155 - - -
156 4.473.735.635 4.473.735.635 -
157 982.723.470 982.723.470 -
Mã số 141 5.588.733.174 5.588.733.174 -
Mã số 149 - - -
Dựa trên bảng đã thực hiện, có thể thấy được đơn vị đã trình bày khớp đúng số
liệu đầu kỳ năm 2014.
● Kiểm tra phân tích số dư HTK (kể cả số dư dự phòng) và cơ cấu HTK năm nay so
với năm trước, giải thích những biến động
Biểu 2.4: So sánh số dư năm 2014 và năm 2013 (Trích từ mẫu GLV D540)
31/12/2014 31/12/2013 Biến động Tỷ lệ
152 69.076.188 132.171.597 (63.095.409) -47,74%
153 - 0,00%
154 - 102.472 (102.472) -100,00%
155 - - - 0,00%
156 5.961.238.734 4.473.735.635 1.487.503.099 33,25%
157 830.422.458 982.723.470 (152.301.012) -15,50%
Tổng 6.860.737.380 5.588.733.174 1.272.004.206 22,76%
--> Kết luận của KTV: Hàng tồn kho năm 2014 tăng 22,76% so với năm 2013,
tương ứng với mức tăng 1,28 tỷ nguyên nhân chủ yếu là do hàng hóa tồn kho tăng
33,25%, tương ứng với mức tăng 1.487.503.099 đồng.
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 56
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
b, Thử nghiệm chi tiết
Tham gia chứng kiến kiểm kê HTK cuối năm
● Nhằm kiểm tra tính có thật của hàng tồn kho, KTV xác định tất cả các kho
của doanh nghiệp, kể cả kho đi thuê, hàng hóa ký gửi, định giá trị của các kho và
đánh giá rủi ro của từng kho để xác định nơi KTV sẽ tham gia chứng kiến kiểm kê.
Tuy nhiên, vào thời điểm kiểm kê hàng tồn kho do đơn vị ở xa và tính chất
“mùa vụ” của KTV nên KTV không thể tham gia chứng kiến kiểm kê tất cả các kho
của công ty ABC. Vậy nên, khi tiến hành cuộc kiểm toán KTV yêu cầu đơn vị cung
cấp Biên bảng kiểm kê HTK để làm bằng chứng kiểm toán (Phiếu kiểm đếm, Biên
bảng kiểm kê theo số liệu thô), bên cạnh đó KTV còn chọn mẫu ra một số mặt hàng
tại kho mà KTV chứng kiến kiểm kê để kiểm kê lại.
Công ty ABC có các kho bao gồm:
Biểu 2.5: Danh mục các kho hàng của công ty ABC.( Trích từ mẫu GLV D540)
Kho Tên sách Số lượng tồn Giá bìa Giá vốn
K1 Sách cấp 1 116.905 955.914.573 748.411.423
K2 Sách THCS 113.332 1.187.138.550 947.681.024
K3 Sách THPT 67.603 662.892.800 520.682.156
K4
Sách TK+ Sách Giáo
viên
142.190 2.395.008.134 1.561.766.711
K5 Thiết bị 99.239 2.166.523.989 1.961.190.641
K6 Kho giấy vở + VPP 6.020 24.089.100 15.811.683
K8 Kho Lịch 45 12.112.000 7.202.639
K9
KHO TBI (xuất
thẳng)
273 214.926.000 198.492.457
7.618.605.146 5.961.238.734
Dựa trên sự xét đoán của KTV, nhận thấy K2 có số lượng tồn và giá trị tương đối
lớn, dễ xảy ra rủi ro nên KTV chọn Kho 2 làm kho để tham gia chứng kiến kiểm kê.
● Thực hiện thủ tục chứng kiến kiểm kê theo chương trình kiểm kê HTK của
AAC.
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 57
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
● Do đơn vị có kho đi thuê (siêu thị): Yêu cầu bên giữ khi xác nhận số lượng
hàng gửi, nếu trọng yếu.
Kiểm tra đối chiếu số liệu chi tiết HTK
● KTV tiến hành đối chiếu số liệu giữa báo cáo nhập, xuất, tồn kho với số liệu
Sổ cái và BCĐPS bằng cách xem xét báo cáo NXT hàng tháng, rà soát số dư HTK
cuối năm để xác định những khoản mục bất thường (số dư lớn, số dư âm, biến động
nhiều trong kỳ, hoặc tồn lâu ngày...), từ đó tiến hành thủ tục kiểm tra tương ứng.
Biểu 2.6: Đối chiếu số liệu NXT của tài khoản 152, 156 và số liệu ở sổ sách
(Trích từ mẫu GLV D540).
Đầu kỳ PSN PSC Cuối kỳ
Nhập xuất tồn 4.473.735.635 49.785.898.218 48.298.395.119 5.961.238.734
Sổ cái 4.473.735.635 51.286.411.937 49.798.908.838 5.961.238.734
Chênh lệch - (1.500.513.719) (1.500.513.719) -
Từ bảng trên, KTV phát hiện ra chênh lệch giữa số phát sinh Nợ, Có và phát sinh
nhập xuất tồn trên bảng NXT của công ty ABC là 1.500.513.719 đồng. Tuy nhiên, sau
khi tìm hiểu thì KTV phát hiện ra chênh lệch này là do đơn vị nhập xuất qua TK 157
tại siêu thị, khi bán siêu thị báo cáo hàng bán được thì kế toán xuất lại qua TK 156 và
từ 156 xuất vào giá vốn. Vậy nên số liệu xuất trên bảng nhập, xuất, tồn lệch so với số
phát sinh có trên sổ 156 là do cách hạch toán của kế toán đơn vị.
● Xem xét lại các bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn hàng tháng và đặc biệt số dư
HTK cuối năm nhằm phát hiện, soát xét những khoản mục bất thường, tiến hàng thủ
tục kiểm tra tương ứng. KTV lưu ý đến những mặt hàng tồn kho không biến động từ
đầu năm đến cuối năm vì điều này chứng tỏ hàng tồn kho lâu ngày và yêu cầu DN
trích lập dự phòng đối với hàng hóa đó. Công ty ABC có số liệu hàng hóa không biến
động trong kỳ có giá trị là 856.278.412 đồng. KTV sẽ đưa số liệu này vào biên bản
trao đổi.
● Đảm bảo tất cả biên bản kiểm kê đã bao gồm trong Bảng tổng hợp kết quả
kiểm kê.
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 58
Đạ
i h
ọ
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
● Đối chiếu chọn mẫu số lượng thực tế từ Bảng tổng hợp kết quả kiểm kê với
báo cáo NXT kho và ngược lại. KTV sẽ chọn mẫu một số HTK để đối chiếu, thường
thì KTV chọn mẫu hàng tồn kho có giá trị lớn để đối chiếu.
Biểu 2.7: Biên bảng đối chiếu chọn mẫu HTK trên báo cáo NXT và
BBKKHTK (Trích từ mẫu GLV D540).
Mã hàng Tên hàng
SL
NXT
Số lượng
trên
BBKK
0587039 CN phụ nữ mang thai cần biết MT2 (60.045) 1 1
0587060 Thai nghén sinh đẻ và chăm sóc em bé MT2 (65.045) 2 2
0588272
Luyện phát âm và ngữ điệu Tiếng Anh MT2 (65.045)
có đĩa
1 1
0G087m8 Truyện kể cho trẻ mầm non 2 2
Nhận thấy số liệu trên BBKK hàng tồn kho khớp với số liệu trên Báo cáo NXT.
● Đảm bảo DN đã đối chiếu và điều chỉnh số liệu kế toán với số liệu kiểm kê
thực tế:
KTV xem những bút toán điều chỉnh và hạch toán thiếu HTK vào giá vốn, thừa
vào thu nhập khác của đơn vị đã đầy đủ chưa.
Đọc lướt Sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá
trị, tài khoản đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra
tương ứng (nếu cần)
KTV nhận thấy không có nghiệp vụ bất thường ở sổ cái của công ty ABC
Kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng trong kỳ
KTV tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ mua hàng nhập kho trong kỳ, đối chiếu
nghiệp vụ ghi trên Sổ cái với các chứng từ liên quan. Đối với công ty ABC, KTV tiến
hành chọn mẫu CMA đối với các trường hợp nhập kho 152, 153, 156, 627...
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 59
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng chọn mẫu như sau:
Biểu 2.8: Bảng chọn mẫu CMA đối với các trường hợp nhập kho
(Trích từ mẫu GLV D540).
Bảng chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ ( CMA)
Giá trị
Number
of
Selections
Nội dung
# of
Selections: 0
Item # ID#
1 0001348 NhËp s¸ch gk ho¸ ®¬n sè 0001348 153726080 32 02/07/2014
2 0001349 NhËp s¸ch gk ho¸ ®¬n sè 0001349 257289040 52 02/07/2014
3 0001350 NhËp s¸ch gk ho¸ ®¬n sè 0001350 145941600 30 02/07/2014
4 0002005 NhËp s¸ch gk ho¸ ®¬n sè 0002005 223519680 46 02/07/2014
5 0002006 NhËp s¸ch gk ho¸ ®¬n sè 0002006 196785600 40 02/07/2014
6 0002007 NhËp s¸ch gk ho¸ ®¬n sè 0002007 153806560 31 02/07/2014
8 0002106 NhËp s¸ch gk ho¸ ®¬n sè 0002106 344903360 70 02/07/2014
9 0002107 NhËp s¸ch gk ho¸ ®¬n sè 0002107 219821920 45 02/07/2014
26 0002033 NhËp s¸ch gk ho¸ ®¬n sè 0002033 351477120 72 05/07/2014
... ... ... ... ...
441 0000154 NhËp TBGD ho¸ ®¬n sè 0000154 1.749.823.077 357 16/08/2014
458 0001215 NhËp TBVP ho¸ ®¬n sè 0001215 141818182 29 01/10/2014
461 0000160 NhËp TBGD ho¸ ®¬n sè 0000160 249248097 51 21/10/2014
462 0000161 NhËp TBTV ho¸ ®¬n sè 0000161 153681819 31 21/10/2014
493 LS0112 NhËp TBGD ho¸ ®¬n sè LS0112 253268572 52 11/12/2014
497 0000171 NhËp TBVP hãa ®¬n sè 0000171 102735000 21 20/12/2014
504 BK18T12 XuÊt TBGD sè BK18T12 234834285 48 31/12/2014
505 BK18t12 NhËp TBGD sè BK18t12 234834004 48 31/12/2014
513 0000373 NhËp bµn ghÕ ho¸ ®¬n sè 0000373 193000000 39 08/10/2014
518 GS07T12 Hµng thõa kiÓm kª t¹i Siªu thÞ 147925905 31 31/12/2014
Sau đó, thường giao cho các trợ lý kiểm toán kiểm tra chứng từ gốc về tính hợp
lý,hợp lệ của bộ chứng từ gốc và ghi chú cụ thể vào mẫu chọn. Đối với những trường
hợp bất thường phải tiến hành lưu hồ sơ. Tại công ty ABC chứng từ được kiểm toán
viên đánh giá là đầy đủ và phù hợp.
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 60
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
Kiểm tra tính giá
KTV chỉ tiến hành với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa bằng phương
pháp chọn mẫu báo cáo NXT một số tháng và nhận thấy rằng công ty ABC đã thực
hiện nhất quán phương pháp tính giá hàng xuất kho.
Kiểm tra việc tính giá thành
KTV chỉ tiến hành kiểm tra các chi phí thẳng vào giá thành, không qua các tài
khoản chi phí, các nghiệp vụ ghi Nợ TK 154/ Có TK 112, 331 KTV sẽ chọn mẫu để
kiểm tra chứng từ.
Biểu 2.9: Chọn mẫu kiểm tra chứng từ các chi phí vào thẳng giá thành
(Trích từ mẫu GLV D540).
Chứng từ Nội dung Số tiền Ngày
182013 NhËp b¶ng CL ho¸ ®¬n sè 182013 1.985.160 19/11/2013
162013 NhËp b¶ng chèng lãa PN sè 162013 3.467.181 22/10/2013
172013 NhËp B¶ng chèng lãa PN sè 172013 792.564 31/10/2013
KTV nhận thấy TK 154 là đơn vị làm bảng cho học sinh, các vật tư nhập trực
tiếp từ TK 152 không qua TK chi phí. Các mẫu được chọn đều có chứng từ đầy đủ
Đối với hàng gửi bán
Đối với công ty ABC, hàng gửi bán là kho hàng của đơn vị tại siêu thị, kế toán
hạch toán TK 157 để tiện theo dõi nên không có thư xác nhận mà số liệu được thể hiện
ở biên bản kiểm kê.
Kiểm tra lập dự phòng giảm giá HTK
Qua kiểm tra, KTV nhận thấy các loại sách không có phát sinh tăng giảm trong
kỳ không thay đổi nội dung qua các năm từ khi phát hành và vẫn có thể bán được nên
đơn vị đã không trích lập dự phòng. KTV lấy báo cáo bán hàng tháng 12 của đơn vị,
tính chênh lệch doanh thu và giá vốn. Trường hợp doanh thu nhỏ hơn giá vốn thì cần
kiểm tra kỹ chi tiết mặt hàng này. Kiểm tra thêm các hóa đơn bán hàng sau ngày khóa
sổ để chứng minh giá bán thấp hơn giá vốn. Công ty ABC không hỗ trợ cung cấp cho
KTV tài liệu đầy đủ nên việc thực hiện các thử nghiệm bị hạn chế và KTV bỏ qua
những thử nghiệm còn lại về kiểm tra lập dự phòng giảm giá HTK.
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 61
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Kiểm tra tính đúng kỳ: KTV chọn mẫu các nghiệp vụ nhập kho đối với
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trước và sau 10 ngày lập báo cáo và kiểm tra phiếu
nhập, vận đơn, hóa đơn, hợp đồng với báo cáo nhập kho, sổ chi tiết HTK, báo cáo mua
hàng để đảm bảo các nghiệp vụ được ghi chép đúng kỳ hạch toán. Tuy nhiên, tại công
ty ABC kiểm toán viên vẫn chưa được công ty cung cấp hồ sơ chứng từ sau ngày khóa
sổ nên thử nghiệm này không được thực hiện.
Đối với các giao dịch mua hàng có gốc ngoại tệ: Công ty ABC không có
giao dịch mua hàng có gốc ngoại tệ nên thử nghiệm không thực hiện.
Đối với các giao dịch mua/bán HTK với bên liên quan:
KTV tiến hành kiểm tra việc ghi chép, phê duyệt, giá áp dụng, lãi (lỗ)....kết hợp
với các phần hành liên quan và rút ra được công ty ABC ghi chép, phê duyệt đầy đủ
các giao dịch.
Kiểm tra việc trình bày:
KTV kiểm tra việc trình bày HTK trên BCTC như sau
Biểu 2.10: Kiểm tra việc trình bày HTK (Trích từ mẫu GLV D540).
Số đơn vị Số kiểm toán Chênh lệch
Mã số 141 6.860.737.380 6.860.737.380 -
Mã số 149 - - -
KTV kết luận công ty ABC trình bày HTK trên BCTC là phù hợp.
2.4.2.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo
Sau khi được cấp giám đốc soát xét lại lần cuối và chấp nhận giấy làm việc đã
thực hiện của các kiểm toán viên, kiểm toán viên tập hợp tất cả tài liệu, giấy tờ làm
việc đã thu thập được trong quá trình kiểm toán công ty ABC để lưu trữ vào hồ sơ làm
việc. Hồ sơ làm việc bao gồm: Giấy làm việc, tổng hợp tài khoản đối ứng, báo cáo
nhập xuất tồn, biên bảng kiểm kê hàng tồn kho, sổ chi tiết hàng tồn kho, sổ cái hàng
tồn kho, bảng đánh giá HTKSNB của khách hàng, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết
quả kinh doanh.
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 62
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Sau khi tiến hành phân tích lại BCTC lần cuối, KTV tập hợp lại những vấn đề
cần lưu ý đối với khoản mục hàng tồn kho. Những vấn đề này được KTV trao đổi cùng
đơn vị để đơn vị tiến hành điều chỉnh. Những vấn đề liên quan đến hàng tồn kho được
kiểm toán viên đề nghị điều chỉnh bao gồm:
- Xử lý hàng thừa kiểm kê, số tiền 147.925.905 đồng công ty ABC hạch toán vào
thu nhập khác. Thực tế đây là số văn phòng phẩm nhân viên siêu thị tự khai thác
nhưng không hạch toán vào sổ sách. KTV đề nghị công ty hạch toán đầy đủ, kịp thời
các nghiệp vụ phát sinh
- Nhận hàng bán trả lại từ khách hàng chưa có đầy đủ chứng từ (đối với các
khách hàng là đại lý thì chưa có biên bản trả hàng ký nhận giữa các bên, đối với khách
hàng là công ty thì chưa có biên bản trả hàng và hóa đơn xuất trả của khách hàng).
KTV đề nghị công ty bổ sung.
Sau khi trao đổi, kế toán công ty ABC đồng ý đối với ý kiến của kiểm toán viên
và chấp nhận bổ sung, sửa đổi sai sót. KTV kết luận chung về khoản mục hàng tồn kho
là đồng ý với số liệu của đơn vị
Xem xét các sự kiện phát sinh sau liên quan đến hàng tồn kho
KTV sau khi hoàn thành công việc kiểm toán sẽ yêu cầu đơn vị phải có trách
nhiệm thông báo các sự kiện phát sinh sau có ảnh hưởng trọng yếu đến tính trung thực
và hợp lý của thông tin về hàng tồn kho trên báo cáo tài chính. Sau khi soát xét và thực
hiện bút toán điều chỉnh, BCTC của công ty CP Sách và Thiết bị trường học ABC đã
được phát hành không có bất kỳ sự kiện phát sinh sau nào ảnh hưởng đến hàng tồn kho.
Phát hành báo cáo kiểm toán
Kết thúc kiểm toán, trên cơ sở những bằng chứng thu thập được, kiểm toán viên
phát hành báo cáo kiểm toán (đính kèm ở phụ lục 03)
Chương hai nghiên cứu quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo
cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, đồng thời đi sâu vào việc
thực hiện tại công ty CP Sách và TBTH ABC. Đưa ra quy trình kiểm toán hàng tồn
kho được kiểm toán viên áp dụng vào thực tiễn cuộc kiểm toán để thấy được sự khác
nhau giữa quy trình chuẩn và thực tiễn theo từng loại hình công ty qua ba giai đoạn:
Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 63
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
3.1. Đánh giá về quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty TNHH Kiểm toán
và Kế toán AAC
Hàng tồn kho là một khoản mục quan trọng trong Báo cáo tài chính của đơn vị.
Vậy nên kiểm toán hàng tồn kho là một quy trình quan trọng và mang tính trọng yếu
trong việc kiểm toán BCTC, đặc biệt đối với những công ty chuyên về sản xuất và
thương mại. Sau quá trình tìm hiểu về quy trình kiểm toán hàng tồn kho của công ty
Kiểm toán và Kế toán AAC, có thể rút ra được những vấn đề sau:
3.1.1. Ưu điểm
3.1.1.1. Nguồn nhân lực chuyên nghiệp, kinh nghiệm, nhiệt tình
AAC hiện tại có đến hơn 150 nhân viên chuyên nghiệp, 100% đã tốt nghiệp đại
học và trên đại học, 15% đã được công nhận là chuyên gia kế toán, thạc sỹ kinh tế từ
các trường đại học trong và ngoài nước. Điều này đã tạo cho AAC sự chuyên nghiệp,
uy tín đối với khách hàng.. Đồng thời, công ty thường xuyên tạo điều kiện tối đa cho
nhân viên có nâng cao kiến thức về nghề nghiệp, chuyên môn cũng như cập nhật thông
tin mới nhất về tình hình kinh tế, xã hội để bảo đảm chất lượng nhân viên làm hài lòng
tất cả các khách hàng trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Môi trường làm việc được chuyên môn hóa thể hiện qua các cấp bậc, như kiểm
toán viên mới ở bậc assistant chỉ làm những phần hành đơn giản như tiền, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý...mức độ khó của công việc thể hiện qua cấp bậc của nhân viên.
Các kiểm toán viên lâu năm có kinh nghiệm sẽ làm những phần hành phức tạp, quan
trọng, trọng yếu hơn. Điều này giúp giảm tải công việc cho kiểm toán viên chính, giúp
kiểm toán viên chính có thời gian xem xét những khía cạnh trọng yếu kĩ lưỡng hơn.
Hàng tồn kho là một khoản mục tương đối phức tạp và thường có tính chất trọng yếu,
vậy nên kiểm toán khoản mục hàng tồn kho thường được các kiểm toán viên có nhiều
kinh nghiệm đảm trách.
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 64
Đạ
i
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Các kiểm toán viên mới vào nghề được các kiểm toán viên trước giàu kinh
nghiệm hơn giúp đỡ nhiệt tình. Điều đó giúp cho họ nắm bắt được công việc nhanh
chóng và đoàn kết gắn bó công ty.
Nhân viên của AAC luôn tận tình với khách hàng trong việc chỉ ra điểm sai sót
và trao đổi cùng kế toán. Giúp cho kế toán nắm được nguyên nhân sai sót và cách giải
quyết thỏa đáng.
Kiểm toán viên góp ý nhiệt tình và cung cấp những phần mềm kế toán thủ công gọn
nhẹ, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khách hàng.
Điều này cũng phần nào giúp cho công việc kiểm toán năm tiếp theo được hiệu quả.
3.1.1.2. Trang thiết bị, dụng cụ của AAC
Các kiểm toán viên của AAC luôn được cung cấp các trang thiết bị đầy đủ, kết
hợp cùng với sự hỗ trợ của các khóa học đào tạo về nghiệp vụ tin học nhằm phục vụ
công việc được tốt hơn. Điều này đã giúp cho các kiểm toán viên hoàn thành công việc
tốt hơn, nhanh và chính xác hơn.
3.1.1.3. Về quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế
toán AAC
Công ty xây dựng chương trình kiểm toán hàng tồn kho với đầy đủ các thủ tục
kiểm toán và thỏa mãn tất cả các mục tiêu kiểm toán đối với hàng tồn kho. Điều này là
cơ sở cho việc kiểm tra số liệu của khách hàng nhằm đưa ra ý kiến chuẩn xác trên Báo
cáo kiểm toán.
● Về tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
Những kiểm toán viên chính của cuộc kiểm toán thường thực hiện công việc này,
nhờ sự am hiểu, giàu kinh nghiệm nên việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ không
mất nhiều thời gian của cuộc kiểm toán.
● Về thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục hàng tồn kho
Kiểm toán viên dựa vào xét đoán mà tiến hành công việc giúp giảm bớt thời gian
và đạt hiệu quả cao.
Vì hàng tồn kho là một khoản mục trọng yếu, nhạy cảm với gian lận, sai sót nên
quy trình kiểm toán hàng tồn kho được AAC xây dựng rất chi tiết và cụ thể đối với
từng khoản mục.
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 65
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Kiểm toán viên chú trọng đến các thử nghiệm chi tiết và tập trung vào các tháng
1, 11, 12 và tháng 1 của năm sau nhằm kiểm tra sự chia cắt niên độ của doanh nghiệp.
Điều này phù hợp với đặc điểm của hàng tồn kho trong việc hạch toán
Sử dụng phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên theo đơn vị tiền tệ (CMA) để chọn ra
các mẫu cần kiểm tra chứng từ. Phần mềm này giúp cho KTV chọn mẫu được ngẫu
nhiên, nhanh chóng và đại diện được cho tổng thể. Đặc biệt, khi kiểm toán khoản mục
hàng tồn kho với nhiều nghiệp vụ, phần mềm thường phát huy tốt tính năng của mình.
Bảng 2.6: Mức độ đảm bảo của phần mềm chọn mẫu CMA.
Mức độ đảm bảo
(R)
Khoản mục trên Bảng
CĐKT
Khoản mục trên
BC KQKD
Thấp 0,5 0,35
Trung bình 1,5 0,5
Cao 3 0,7
3.1.2. Một số tồn tại
Về việc xác định mức trọng yếu
Công ty xây dựng công thức tính mức trọng yếu tổng thể. Tuy nhiên đối với
những khoản mục chiếm tỷ trọng lớn, chứa nhiều sai sót lại không được xây dựng
mức trọng yếu cho từng khoản mục đó mà sử dụng mức trọng yếu thực hiện. Điều
này có thể dẫn đến những khoản mục có giá trị và tỷ trọng lớn lại có mức trọng
yếu như những khoản mục có tỷ trọng bé, KTV có thể bỏ sót kiểm tra những
khoản mục có giá trị nhỏ nhưng sự ảnh hưởng lớn hoặc chú tâm quá vào những
khoản mục có giá trị lớn nhưng lại ít sai sót, điều này đôi khi gây ảnh hưởng đến
chất lượng của kiểm toán.
Về vấn đề xác định phương pháp chọn mẫu- cỡ mẫu
Vì đối tượng phục vụ của AAC chủ yếu là những công ty vừa và nhỏ, vậy nên
việc xác định phương pháp chọn mẫu- cỡ mẫu cũng ít được áp dụng, có khi được bỏ
qua. Kiểm toán viên thường chọn mẫu theo xét đoán nhằm mục đích giảm bớt thời
gian cuộc kiểm toán. Điều này là không theo quy trình kiểm toán và có thể mẫu kiểm
toán viên chọn không đại diện được cho tổng thể.
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 66
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Về việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Qua quá trình thực tập, nhận thấy rằng quy trình tìm hiểu về hệ thống kiểm soát
nội bộ đối với hàng tồn kho tại công ty ABC, kiểm toán viên chủ yếu sử dụng kỹ
thuật phỏng vấn, đặc biệt là chỉ phỏng vấn nhân viên kế toán nên độ tin cậy chưa cao.
Bên cạnh đó, bảng câu hỏi được thiết kế sẵn giúp cho kiểm toán viên thực hiện nhanh
và tiết kiệm thời gian nhưng lại không thể bao quát được đối với từng đặc điểm loại
hình doanh nghiệp khác nhau.
Về việc thực hiện thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích là một thủ tục quan trọng nhằm giảm bớt thử nghiệm chi tiết ,
đẩy nhanh tiến độ công việc, giảm chi phí kiểm toán, giúp kiểm toán viên có cái nhìn
bao quát, tổng thể về báo cáo tài chính. Nhưng khi kiểm toán, nhận thấy rằng các
kiểm toán viên thường đi thẳng vào việc thực hiện các thử nghiệm chi tiết mà ít chú
trọng vào thực hiện thủ tục phân tích hoặc nếu có thực hiện cũng thường thực hiện ở
mức độ cơ bản như so sánh biến động tuyệt đối của hàng tồn kho bằng cách so sánh
số dư năm nay và năm trước, vòng quay hàng tồn kho, số ngày 1 vòng quay HTK...
Kiểm toán viên chủ yếu dựa vào sự xét đoán và kinh nghiệm
Đối với những công ty khách hàng cũ, những kiểm toán viên đã từng làm việc
các năm trước thường không thực hiện đầy đủ các nội dung mà công ty xây dựng. Họ
thường dựa vào kinh nghiệm, tập trung vào những điểm yếu năm trước và những
điểm mà kiểm toán viên cho là nhạy cảm. Điều này đôi khi làm cho kiểm toán viên
không phát hiện được những sai sót có tính trọng yếu khác phát sinh trong năm kiểm
toán hiện tại.
Về việc kiểm tra sự tính giá và lập dự phòng hàng tồn kho
Để xác định được hàng tồn kho có được lập dự phòng hay không thì trước hết
kiểm toán viên phải biết được liệu hàng tồn kho của đơn vị có bị mất phẩm chất, lỗi
thời, lạc hậu hay không? Thế nhưng giấy làm việc của AAC chỉ xác định bằng cách
so sánh mức tồn kho năm nay so với năm trước, phân tích tỷ lệ lợi nhuận gộp và biên
bảng xử lý hàng tồn kho để phát hiện hàng tồn kho lạc hậu, kém phẩm chất mà không
xuống kho bãi, điều này đem lại bằng chứng không đáng tin cậy. Ví dụ với công ty
ABC, dù hàng hóa trong kho tồn năm này qua năm khác mà không hề có phát sinh
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 67
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
trong kỳ nhưng đó là những sách không có sự thay đổi nội dung qua các năm và giá
bán vẫn là giá bìa nên việc không trích lập dự phòng là hợp lý.
Về kiểm kê hàng tồn kho
Công việc kiểm toán thường thực hiện sau ngày kết thúc niên độ, chính vì điều
này mà kiểm toán viên không có điều kiện để tham gia kiểm kê, đặc biệt đối với
những công ty ở xa. Vậy nên kiểm toán viên thường chấp nhận số liệu trong biên bản
kiểm kê của khách hàng hoặc kiểm toán viên tiến hành kiểm kê tại ngày đi kiểm toán
trừ đi hàng nhập cộng với hàng xuất. Tuy nhiên điều này gây ra khó khăn trong việc
xác minh cụ thể cho từng loại hàng tồn kho.
Thủ tục kiểm tra chi tiết từ chứng từ gốc đến sổ
Thủ tục kiểm tra chủ yếu được thực hiện là kiểm tra số liệu trên sổ sách rồi đối
chiếu với chứng từ gốc. Còn thủ tục ngược lại từ chứng từ gốc đến sổ rất ít khi được
thực hiện. Điều này không đảm bảo cho mục tiêu kiểm toán “Đầy đủ”.
3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán HTK tại công ty
TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Nên sử dụng lưu đồ để thấy rõ được quy trình luân chuyển chứng từ trong
đơn vị khách hàng. Việc sử dụng lưu đồ có thể cho ta một cái nhìn tổng quát về hệ
thống kiểm soát nội bộ đã làm việc hiệu quả hay chưa? các chứng từ được luân
chuyển đã hợp lý chưa? Nếu như công ty khách hàng đã thiết kế lưu đồ luân chuyển
chứng từ riêng cho từng bộ phận thì kiểm toán viên phải thu thập và phân tích xem
liệu việc luân chuyển đó đã hợp lý chưa? có chứng từ nào thừa ra dễ gây gian lận, sai
sót hay không? Tuy nhiên, hạn chế của lưu đồ là việc mô tả thường mất nhiều thời
gian hoặc đôi khi không thể mô tả được rõ mối quan hệ đang diễn ra hoặc cũng có thể
bỏ sót do hệ thống quá phức tạp. Nên sử dụng phối hợp với bảng câu hỏi và lưu đồ, vì
chúng sẽ bổ sung cho nhau để cung cấp tối ưu hình ảnh của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Đối với công ty ABC, có sử dụng phần mềm kế toán ta có thể áp dụng lưu đồ
đối với việc nhập kho:
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 68
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Sơ đồ 3.1: Lưu đồ nghiệp vụ ghi nhận việc nhập kho trong công ty ABC.
Tận dụng nhiều các thủ tục phân tích vào việc kiểm toán
Nhằm khắc phục tồn tại thủ tục phân tích được thực hiện sơ sài, làm kéo dài thời
gian kiểm toán, kiểm toán viên nên sử dụng thủ tục phân tích nhiều hơn trong kiểm
toán (phân tích ngang, phân tích dọc) một số chỉ tiêu trên BCTC, vì đây là một thử
nghiệm hiệu quả, tiết kiệm thời gian và giúp cho kiểm toán viên có cái nhìn bao quát
về các nguyên nhân gây ra biến động. Đồng thời, việc áp dụng cái thủ tục phân tích
nhiều sẽ giúp cho việc tiến hành các thử nghiệm chi tiết được nhanh hơn và hiệu quả
hơn. Bên cạnh đó, công ty nên lập sẵn mẫu các chỉ số sử dụng trong phân tích để kiểm
toán viên có thể thực hiện nhanh hơn và ngăn chặn việc bỏ quên không thực hiện.
Đối với tồn tại về việc kiểm tra sự tính giá và lập dự phòng hàng tồn kho,
KTV cần phải tiếp cận với kho hàng của đơn vị để biết được tình trạng của
hàng tồn kho có nhu cầu lập dự phòng hay không?
KTV trong khi thực hiện thử nghiệm cơ bản, đặc biệt là đối với việc trích lập dự
phòng của đơn vị, nên đi khảo sát kho bãi của đơn vị xem hàng hóa nào không có sự
biến động tăng giảm trong kỳ và nguyên nhân của nó. Việc này sẽ hiệu quả hơn là
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 69
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
phỏng vấn kế toán của đơn vị. Giá trị thuần có thể thực hiện được của mỗi loại hàng
tồn kho là khác nhau nên việc này kiểm toán viên cần chú trọng hơn.
Đối với tồn tại thủ tục kiểm tra chi tiết từ chứng từ gốc đến sổ, KTV nên tiến
hành thêm những thử nghiệm chi tiết ngược
Hầu hết các KTV chủ yếu chỉ kiểm tra xuôi từ sổ sau đó đối chiếu với chứng từ
gốc. Tuy nhiên, việc kiểm tra ngược từ chứng từ gốc đến sổ còn có thể phát hiện ra
được những chứng từ nào bị bỏ sót, không ghi sổ. Việc kết hợp kiểm tra xuôi và ngược
từ sổ đến chứng từ gốc và tìm chứng từ gốc kiểm tra ngược lại vào sổ giúp phát hiện
được việc ghi thừa và ghi thiếu. Ví dụ: Việc kiểm tra xuôi từ sổ chi tiết 156 đến chứng
từ gốc giúp KTV phát hiện được việc kế toán có ghi thừa hay không khi không tìm
thấy chứng từ gốc tương ứng với nghiệp vụ được hạch toán. Việc kiểm tra ngược từ
chứng từ đến sổ chi tiết giúp phát hiện những nghiệp vụ có phát sinh nhưng kế toán
không ghi nhận.
Đối với tồn tại về việc kiểm kê hàng tồn kho
Trong điều kiện có thể thì công ty nên trực tiếp chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho
và tiến hành chọn mẫu một số mặt hàng để kiểm kê lại. Việc này có thể giúp ích cho
kiểm toán viên trong việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và có cái nhìn tổng quát
về việc chấp hành nguyên tắc kiểm kê hàng tồn kho của nhân viên. Thủ tục này có thể
giúp giảm thiểu sự phát hành các báo cáo có loại trừ và đạt được hiệu quả cao nhất đối
với khoản mục trọng yếu này.
Sử dụng bảng câu hỏi về việc xử lý hệ thống thông tin trên máy tính
Trong thời đại công nghệ thông tin được áp dụng rộng rãi hiện nay thì hầu như
những công ty khách hàng đều sử dụng phần mềm để hỗ trợ cho công tác kế toán tại
đơn vị. Khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ thì KTV cũng nên tìm hiểu cả hệ
thống kiểm soát chung như: Kiểm soát sự vận hành và thay đổi phần mềm kế toán
mới, kiểm soát quyền truy cập, kiểm soát dữ liệu đầu vào, quá trình xử lý và kiểm soát
dữ liệu đầu ra.
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 70
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
Em xin đề nghị bảng câu hỏi cho KSNB về hệ thống thông tin trên máy tính
như sau:
Câu hỏi Có Không Giải
thích
1. Các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho có được phê
chuẩn trước khi nhập vào hệ thống không?
2. Phần mềm có thông báo việc nhập sai thông tin
người mua và nhà cung cấp không?
3. Phần mềm có cho truy ngược dấu vết từ bảng tổng
hợp nhập- xuất- tồn đến các hóa đơn để kiểm tra
không?
4. Hệ thống mã hàng tồn kho có được xây dựng phù
hợp không? một mã hàng có được theo dõi theo từng
thẻ kho trong phần mềm không?
5. Việc truy cập vào hệ thống có được thực hiện riêng
biệt không?
6. Việc xuất, nhập kho có được thực hiện, kiểm tra
theo dõi hằng ngày không?
7. Số liệu trên báo cáo NXT của phần mềm có khớp
đúng số liệu trên BBKK HTK tại ngày 31/12 hay
không?
Chương 3 nhằm đánh giá thực trạng về quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong
việc kiểm toán BCTC tại AAC, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục nhằm góp phần
hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC tại AAC. Những
giải pháp đưa ra nhằm cải thiện những tồn tại trong quy trình và mang tính đề nghị,
trên thực tiễn sự hạn chế về mặt thời gian và hợp tác của khách hàng rất quan trọng mà
đôi khi kiểm toán viên không thể thực hiện tất cả.
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 71
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.1. Kết luận
Cùng với sự đi lên và phát triển của xã hội, của nền kinh tế thì vai trò của hoạt
động kiểm toán cũng dần trở nên quan trọng và cấp thiết. Việc ra đời các chuẩn mực
kiểm toán, các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán và kế toán, cũng như các thông tư, nghị
định, những thay đổi mới trong kế toán và kiểm toán cho thấy được Việt Nam đang
phát triển không ngừng về ngành kiểm toán, kế toán.
Hàng tồn kho là một khoản mục trọng yếu trong báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp. Những đặc điểm của hàng tồn kho thay đổi tùy theo đặc điểm riêng của từng
loại hình doanh nghiệp, điều này đòi hỏi những chuẩn mực kế toán về hàng tồn kho,
những quyết định, thông tư phải thay đổi kịp thời, những quy trình kiểm toán hàng tồn
kho phải được mở rộng và điều chỉnh đúng lúc. Kiểm toán hàng tồn kho vì vậy nên trở
thành một phần hành quan trọng, chịu nhiều rủi ro, gian lận trong việc kiểm toán báo
cáo tài chính.
Sau ba tháng thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC em đã được
các anh, các chị trong công ty tạo điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu về thực tiễn việc
kiểm toán Báo cáo tài chính và đặc biệt là kiểm toán hàng tồn kho tại công ty.Trong
bài viết em đã cố gắng liên hệ những kiến thức bản thân được học tại nhà trường và
những thực tiễn công việc của kiểm toán viên để rút ra được một số nhận xét về công
tác kiểm toán hàng tồn kho của công ty. Khóa luận này hệ thống hóa và hình thành các
vấn đề cơ bản như sau:
● Đầu tiên, khóa luận hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến kiểm toán
báo cáo tài chính, hàng tồn kho và quy trình kiểm toán hàng tồn kho, cụ thể như sau:
- Khái quát về kiểm toán BCTC
- Khái quát về HTK
- Giới thiệu các giai đoạn, các thủ tục và công việc cần thực hiện trong từng giai
đoạn về quy trình kiểm toán hàng tồn kho.
● Thứ hai, khóa luận phản ánh tương đối đầy đủ những nét tổng quan về công ty
TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty và
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 72
Đạ
i
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty CP Sách và Thiết bị
trường học ABC, cụ thể như sau:
- Quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, nhân sự và tình hình hoạt động, kinh
doanh của AAC.
- Quy trình kiểm toán HTK được xây dựng tại AAC
- Thực tế vận dụng quy trình kiểm toán HTK tại công ty CP Sách và Thiết bị
trường học ABC
● Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực trạng thực hiện quy trình kiểm toán HTK tại
công ty ABC, nêu rõ ưu điểm và hạn chế về chương trình kiểm toán, quy trình chọn
mẫu và xác định mức trọng yếu, thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích và thử
nghiệm chi tiết. Đề xuất giải phát và hoàn thiện.
Do thời gian, trình độ hiểu biết còn hạn chế và non trẻ, đồng thời số lượng khách
hàng được tiếp cận trực tiếp không nhiều nên việc tìm hiểu quy trình vẫn chưa thật sự
kỹ lưỡng, những ý kiến nhận xét còn mang tính chất chủ quan, đề xuất đưa ra chỉ
mang tính gợi mở và nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, phê bình, chỉ
bảo của quý thầy cô khoa Kế toán- Kiểm toán cùng các anh chị kiểm toán viên công ty
TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC để bài viết của em được hoàn thiện hơn và hơn hết
có thể mở rộng kiến thức cho bản thân em.
1.2. Kiến nghị
Do phạm vi của đề tài và thời gian thực tập, nghiên cứu có hạn nên khóa luận vẫn
chưa hoàn thiện, em xin được kiến nghị hướng phát triển đề tài trong tương lai như sau:
- Nghiên cứu quy trình kiểm toán HTK mà công ty AAC áp dụng với nhiều loại hình
doanh nghiệp khác nhau, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau để thấy rõ hơn quy trình
kiểm toán HTK của công ty AAC. Từ đó nhìn nhận được ưu điểm, hạn chế cũng như đề
xuất ra hướng giải quyết nhằm mục đích hoàn thiện quy trình kiểm toán tại AAC.
- Đặt quy trình kiểm toán HTK của công ty AAC trong mối quan hệ với việc
nghiên cứu quy trình kiểm toán chung toàn bộ BCTC của công ty và với các phần
hành có liên quan khác như giá thành, giá vốn. Việc này giúp cho KTV có cái nhìn rõ
hơn về quy trình kiểm toán HTK.
SV: Ngô Thị Châu Ngân Trang 73
Đạ
i h
ọc
K
i h
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Các tài liệu trong nước
1. Bộ Tài Chính (2012), VSA 500 Bằng chứng kiểm toán, ban hành theo Thông tư số
214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012.
2. Bộ Tài Chính (2001), Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 02, và Thông tư 89 hướng
dẫn VAS 02.
3. Bùi Diễn Giàu (2011), Tìm hiểu quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty TNHH
Kiểm toán và Kế toán AAC, khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Kinh Tế Huế
4. Khoa Kế toán- Kiểm toán Bộ môn Kiểm toán (2012), Giáo trình Kiểm toán- Trường
Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh- Nhà Xuất bản lao động xã hội.
5. Võ Minh (2014), Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty TNHH Kiểm toán và
Kế toán AAC, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Kinh Tế Huế.
6. Phan Xuân Vạn (2011), Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH
Kiểm toán và Kế toán AAC, tài liệu lưu hành nội bộ.
7. Các tài liệu làm việc của Kiểm toán viên.
* Các trang web
www.aac.com.vn,
www.kiemtoan.com.vn,
www.webketoan.com,
www.vacpa.org,...
SV: Ngô Thị Châu Ngân
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp
PHỤ LỤC
SV: Ngô Thị Châu Ngân
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngo_thi_chau_ngan_4668.pdf