Cách đây hơn 30 năm, Việt Nam còn chìm trong biển lửa. Lúc này nhân dân ta phải đấu chọi với một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới_đế quốc Mỹ. Với sự phát triển về khoa học kĩ thuật và quân sự, đế quốc Mỹ luôn sản xuất ra những loại vũ khí tối tân, với tính năng sát thương lớn. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của nhân dân toàn thế giới. Và không phải bất cứ nơi nào khác, chính Việt Nam đã trở thành nơi mà Mỹ dùng để thử nghiệm những loại vũ khí cực kì nguy hiểm này.Thế nhưng với truyền thống bất khuất của dân tộc, với sự lãnh đạo tài tình của Đảng, chúng ta đã làm nên một trận “Điện Biên Phủ trên không”, và chiến thắng mùa xuân 1975 đã đánh dấu sự thắng lợi của quân và dân Việt Nam. Chiến thắng đó đã làm nhân dân toàn thế giới nể phục. Kể từ đó, hơn 30 năm đã trôi qua, hơn 30 năm nhân dân Việt Nam được sống trong hòa bình và no ấm Thế nhưng chiến tranh là cái không thể lường trước được, ngày hôm nay chúng ta đang sống trong hòa bình nhưng ai có thể dám chắc rằng ngày mai vẫn vậy? Chính vì vậy, quân đội và nhân dân chúng ta phải luôn cảnh giác. Chúng ta phải không ngừng trang bị phương tiện, vũ khí và tinh thần để sẵn sàng chiến đấu một khi chiến tranh xảy ra. “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”, ngày hôm nay đã khác hoàn toàn so với 30 năm về trước. Thực tế từ các cuộc chiến tranh Irắc(1991 và 2003), Nam Tư( 1999) đã cho ta thấy rằng lực lượng và cách tấn công của đối phương đã thay đổi. Giờ đây, lực lượng tiến công của Mỹ và đồng minh chủ yếu là không quân với những phương tiện tấn công đường không hiện đại. Từ thực tế đó chúng ta phải thay đổi tổ chức của quân đội cho phù hợp. Sức nặng lúc này đè lên vai Quân chủng Phòng Không – Không Quân. Mà cụ thể hơn đó chính là các trung đoàn : radar phòng không, pháo phòng không, tên lửa phòng không. Việc phát hiện ra mục tiêu sớm đóng vai trò then chốt trong chiến đấu. Vậy với những loại phương tiện tiến công hiện đại của đối phương như: máy bay tàng hình F117A, tên lửa chiến thuật Tômahốc thì các trung đoàn radar phòng không của chúng ta phải làm gì để bảo vệ bầu trời tổ quốc hiện nay
I. Mở đầu
Hiện nay nhân loại đang ở trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai. Đây không phải là một cuộc cách mạng kĩ thuật đơn thuần như trong cuộc cách mạng lần thứ nhất, mà là sự kết hợp chặt chẽ giữa cách mạng khoa học và cách mạng kĩ thuật để tạo nên một thể thống nhất. Hai yếu tố khoa học và kĩ thuật không tách rời mà kết hợp chặt chẽ với nhau tạo nên một sức mạnh tổng hợp thúc đẩy cách mạng khoa học kĩ thuật cùng phát triển với tốc độ nhanh chóng, quy mô rộng lớn và nó đã đạt được những thành tựu kì diệu chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Cơ sở của cuộc cách mạng này chính là những phát minh khoa học công nghệ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Tuy nhiên không phải đợi đến tận bây giờ mà ngay cả ở thời điểm đó khi mà những phát minh về khoa học mới xuất hiện thì nó đã có những ứng dụng nhất định làm ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội đặc biệt là trong quân sự. Quy luật là vậy, những phát minh khoa học luôn được áp dụng vào trong quân sự đầu tiên, chính vì vậy mà những loại vũ khí tối tân, hiện đại đã xuất hiện rất sớm để phục vụ cho những cuộc chiến tranh mà tâm điểm là hai cuộc chiến tranh thế giới vừa qua.
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2865 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Radar phòng không Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ bầu trời tổ quốc hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa giáo dục quốc phòng
Tiểu luận quân sự
Đề bài :
Radar phòng không Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ bầu trời tổ quốc hiện nay
Sinh viên : Nguyễn Văn Vũ
Lớp : 1B
Khoa : CNTT ( Chương trình Việt Nhật )
Khóa : 51
Hà Nội tháng 6 năm 2008
Cách đây hơn 30 năm, Việt Nam còn chìm trong biển lửa. Lúc này nhân dân ta phải đấu chọi với một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới_đế quốc Mỹ. Với sự phát triển về khoa học kĩ thuật và quân sự, đế quốc Mỹ luôn sản xuất ra những loại vũ khí tối tân, với tính năng sát thương lớn. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của nhân dân toàn thế giới. Và không phải bất cứ nơi nào khác, chính Việt Nam đã trở thành nơi mà Mỹ dùng để thử nghiệm những loại vũ khí cực kì nguy hiểm này.Thế nhưng với truyền thống bất khuất của dân tộc, với sự lãnh đạo tài tình của Đảng, chúng ta đã làm nên một trận “Điện Biên Phủ trên không”, và chiến thắng mùa xuân 1975 đã đánh dấu sự thắng lợi của quân và dân Việt Nam. Chiến thắng đó đã làm nhân dân toàn thế giới nể phục. Kể từ đó, hơn 30 năm đã trôi qua, hơn 30 năm nhân dân Việt Nam được sống trong hòa bình và no ấm…Thế nhưng chiến tranh là cái không thể lường trước được, ngày hôm nay chúng ta đang sống trong hòa bình nhưng ai có thể dám chắc rằng ngày mai vẫn vậy? Chính vì vậy, quân đội và nhân dân chúng ta phải luôn cảnh giác. Chúng ta phải không ngừng trang bị phương tiện, vũ khí và tinh thần để sẵn sàng chiến đấu một khi chiến tranh xảy ra. “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”, ngày hôm nay đã khác hoàn toàn so với 30 năm về trước. Thực tế từ các cuộc chiến tranh Irắc(1991 và 2003), Nam Tư( 1999) đã cho ta thấy rằng lực lượng và cách tấn công của đối phương đã thay đổi. Giờ đây, lực lượng tiến công của Mỹ và đồng minh chủ yếu là không quân với những phương tiện tấn công đường không hiện đại. Từ thực tế đó chúng ta phải thay đổi tổ chức của quân đội cho phù hợp. Sức nặng lúc này đè lên vai Quân chủng Phòng Không – Không Quân. Mà cụ thể hơn đó chính là các trung đoàn : radar phòng không, pháo phòng không, tên lửa phòng không. Việc phát hiện ra mục tiêu sớm đóng vai trò then chốt trong chiến đấu. Vậy với những loại phương tiện tiến công hiện đại của đối phương như: máy bay tàng hình F117A, tên lửa chiến thuật Tômahốc… thì các trung đoàn radar phòng không của chúng ta phải làm gì để bảo vệ bầu trời tổ quốc hiện nay…
Mở đầu
Hiện nay nhân loại đang ở trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai. Đây không phải là một cuộc cách mạng kĩ thuật đơn thuần như trong cuộc cách mạng lần thứ nhất, mà là sự kết hợp chặt chẽ giữa cách mạng khoa học và cách mạng kĩ thuật để tạo nên một thể thống nhất. Hai yếu tố khoa học và kĩ thuật không tách rời mà kết hợp chặt chẽ với nhau tạo nên một sức mạnh tổng hợp thúc đẩy cách mạng khoa học kĩ thuật cùng phát triển với tốc độ nhanh chóng, quy mô rộng lớn và nó đã đạt được những thành tựu kì diệu chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Cơ sở của cuộc cách mạng này chính là những phát minh khoa học công nghệ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Tuy nhiên không phải đợi đến tận bây giờ mà ngay cả ở thời điểm đó khi mà những phát minh về khoa học mới xuất hiện thì nó đã có những ứng dụng nhất định làm ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội đặc biệt là trong quân sự. Quy luật là vậy, những phát minh khoa học luôn được áp dụng vào trong quân sự đầu tiên, chính vì vậy mà những loại vũ khí tối tân, hiện đại đã xuất hiện rất sớm để phục vụ cho những cuộc chiến tranh mà tâm điểm là hai cuộc chiến tranh thế giới vừa qua.
Đầu tiên phải kể đến một phát minh mà nhiều người vẫn cho rằng nó là vĩ đại nhất, đó là vô tuyến điện. Nhờ có nó mà việc thông tin liên lạc giữa người với người trở nên dễ dàng hơn. Ngay từ đầu thế kỉ 20, con người đã sử dụng nó để tạo ra điện thoại, để tạo ra các đài truyền thanh công cộng phát sóng đến người dân. Những phát minh lớn khác cũng được ứng dụng trong cuộc sống như phát minh về điện của các nhà bác học Ôm( Đức ), Jun( Anh), Len-Xơ(Nga) đã mở ra khả năng ứng dụng về nguồn năng lượng mới. Hay các phát minh về hiện tượng phóng xạ của Hăng-ri-béc-cơ-ren(Pháp), Mariquyri … đã đặt nền móng cho việc tìm kiếm nguồn năng lượng hạt nhân. Rơ-dơ-pho(Anh) thì có những bước tiến vĩ đại trong việc tìm hiểu cấu trúc vật chất tạo tiền đề chế tạo ra những vật liệu bền, tốt. Phát minh của Rơn-ghen(Đức) về tia X vào năm 1895 có những ứng dụng quan trọng trong y học. Nhờ có phát minh này mà nhiều người được cứu sống trong tay tử thần. Không chỉ có trong vật lí, những nghiên cứu về sinh học, hóa học… cũng đạt được nhiều thành tựu và có những phát minh quan trọng. Như việc phát hiện ra các loại vi trùng và chế tạo thành công ra vắc-xin chống bệnh dại của Lu-i-pax-to(Pháp) trong y học, hay việc phát minh ra bảng hệ thống tuần hoàn Men-de-le-ep(Nga)… Những phát minh đó đã được ứng dụng trong thực tế để tạo ra một bước ngoặt trong cuộc sống của loài người. Con người đã có thể sử dụng điện năng để thắp sáng ngôi nhà, sử dụng dầu hỏa để đun nấu, chạy xe, được dùng những công cụ tốt hơn, những phương tiện giao thông siêu tốc, những vật dụng tiện lợi và hiện đại… Cuộc sống con người đã trở nên sung sướng hơn xưa rất nhiều. Đó là mặt tốt mà những phát minh của khoa học công nghệ đem lại.
Thế nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó. Nếu như những thành tựu đó làm cuộc sống con người sung sướng hơn thì mặt khác nó cũng làm cho con người phải khiếp sợ, lo lắng. Bởi vì bên cạnh việc ứng dụng chúng vào sản xuất thông thường thì nó cũng được ứng dụng mạnh mẽ vào quân sự.Nếu như trước đây chiến tranh chỉ sử dụng những thiết bị thô sơ như : ngựa chiến, cung tên, giáo mác… với độ sát thương nhỏ thì đến bây giờ với những ứng dụng của thành tựu khoa học kĩ thuật vào công nghệ sản xuất vũ khí đã cho ra đời những vũ khí cực kì lợi hại, đe dọa cuộc sống của hàng triệu người. Với những ứng dụng khoa học kĩ thuật, ngay từ đầu thế kỉ 20 đã xuất hiện những khẩu pháo chiến có tầm bắn xa từ 5-10 km, đến chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện tên lửa có tầm bắn xa hàng trăm km. Cùng với đó là các đài radar điều khiển tên lửa với độ chính xác cao. Các tàu ngầm, tàu chiến mang tên lửa cũng xuất hiện như : tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay, tàu đổ bộ, tàu tàng hình…
Hai cuộc chiến tranh thế giới là chứng cứ cho ta thấy sự phát triển của các loại vũ khí nhanh đến mức nào. Ngay ở chiến tranh thế giới thứ nhất, vũ khí hóa học như: hơi cay(hay chất làm chảy nước mắt), hơi mù tạc, Yprit( gây lở loét da), hơi ngạt clo, các chất gây tử vong như phosgene đã xuất hiện, các loại súng pháo cũng được cải tiến. Máy bay thời kì này cũng xuất hiện tham chiến nhưng không đóng vai trò quan trọng lắm. Các loại tàu ngầm, xe tăng cũng được đưa vào chiến đấu. Sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đua nhau áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào để sản xuất vũ khí. Các ứng dụng hạt nhân đã tạo ra những quả bom nguyên tử với sức công phá khủng khiếp cũng được chế tạo thành công. Tên lửa bắn tầm xa cũng xuất hiện. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai xuất hiện sau cuộc chiến thứ nhất không lâu thế nhưng quy mô và độ nguy hiểm của các loại vũ khí đã khác rõ rệt. Tổ chức của quân đội từ đó cũng có những biến đổi phù hợp. Dù mới được phát minh ra từ năm 1903 bởi hai anh em nhà Wright, thế nhưng chỉ sau 40 năm máy bay đã phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong thế chiến thứ hai. Máy bay không chỉ dùng để ném bom mà còn để chiến đấu trên không, thăm dò, dẫn đường. Mỗi máy bay mang trên mình hàng trăm tấn bom đạn và các loại tên lửa đã làm nhiều người phải khiếp sợ. Đặc biệt là sự kiện Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật vào năm 1945 đã chứng tỏ ảnh hưởng của khoa học kĩ thuật đến quân sự trở thành một nỗi kinh hoàng của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Do có những thay đổi của phương tiện chiến tranh nên lực lượng của quân đội cũng thay đổi. Phòng không không quân đã trở thành lực lượng chiến đấu quan trọng của chiến tranh . Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các bên tham chiến đã có các tập đoàn không quân gồm hàng nghìn máy bay các loại.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay thì việc ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào quân sự càng phát triển mạnh mẽ.Giờ đây,các loại vũ khí không chỉ có độ sát thương lớn mà còn có sự chính xác cao. Các máy bay tàng hình như F117A hay tên lửa hành trình Tômahốc đã đe dọa các dân tộc khác trên thế giới. Cách thức chiến đấu cũng thay đổi. Càng ngày vai trò của không quân càng lớn. Đến giờ thì chiến tranh do Mỹ và đồng minh thực hiện chủ yếu tập trung vào việc sử dụng các phương tiện tiến công đường không và không quân đã trở thành lực lượng nòng cốt của quân đội. Vì vậy yêu cầu đặt ra là làm thế nào để bảo vệ được bầu trời của tổ quốc ? Radar là một thiết bị công nghệ cao để phát hiện các loại vật thể bay, vì vậy việc nghiên cứu và phát triển các loại radar có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Nội dung
Hoàn cảnh ra đời và lịch sử phát triển của Radar
Hoàn cảnh ra đời và sự phát triển.
i) Radar ra đời dựa trên cơ sở về những phát minh về vô tuyến điện mà cụ thể hơn là hiện tượng phản xạ sóng điện từ:
Năm 1865, Mắc- xoen dự đoán về lí thuyết sóng điện từ.
Năm 1887, Heng-zơ-hec phát minh ra sóng điện từ.
Ngày 07/05/1895, PoPop(Nga) phát minh ra một dụng cụ có thể ghi lại các hiện tượng phóng điện phát sinh cách đó đến 30m. Đến tháng 03 năm 1896, ông gửi thành công một sóng truyền tên “Hen-zơ-hec” khởi đầu cho sự phát triển của nền vô tuyến điện.
Năm 1897, phát hiện ra hiện tượng phản xạ sóng điện từ làm cơ sở cho việc tạo ra radar.
ii) Ban đầu thì những phát minh trên chỉ được ứng dụng trong cuộc sống và nghiên cứu khoa hoc. Năm 1925, hai nhà bác học Mỹ sử dụng chúng để nghiên cứu tầng điện li.
iii) Mặc dù những nghiên cứu về cơ sở đã xuất hiện rất sớm thế nhưng mãi sau này radar mới xuất hiện. Điều này xuất phát từ nhiệm vụ, vai trò của radar : đó là những thiết bị mà ban đầu có mục đích phát hiện máy bay địch từ xa. Mà mãi đến năm 1903, lần đầu tiên máy bay mới được phát minh. Vài thập niên sau máy bay mới được đem ra chiến trường phục vụ chiến đấu. Ban đầu chúng chỉ là những vật thể bay chậm chạp, hiệu suất chiến đấu không cao. Hơn nữa chỉ cần dùng các máy ghi âm có nhiệm vụ phát hiện vị trí máy bay cũng đủ. Thế nhưng mọi chuyện đã khác trong giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ nhất và trong khi chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra.Lúc này kĩ thuật chiến tranh của các nước tham chiến đã phát triển mạnh mẽ. Nhiều nước đã chế tạo được các loại máy bay nhanh hơn 500km/h. Các máy bay mang nhiều bom đạn và đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến tranh. Lúc này các máy ghi âm phát hiện máy bay mất hết tác dụng. Thực tế đó đòi hỏi phải có một thiết bị có tác dụng phát hiện máy bay địch từ xa một cách chính xác để tiêu diệt mục tiêu kịp thời. Lúc này radar mới được đầu tư nghiên cứu đúng mức và đã đạt được những thành tựu nhất định. Đúng như sự kì vọng, radar đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến tranh. Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, radar vẫn được đầu tư phát triển mạnh. Lúc này nó không chỉ có nhiệm vụ phát hiện máy bay mà còn dùng để điều khiển tên lửa hoặc trinh sát. Và vai trò của nó thể hiện rõ nhất trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Radar đã trở thành một thiết bị quan trọng đóng góp vào chiến thắng của dân tộc.
Vai trò của radar trong một số cuộc chiến tranh trên thế giới
Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và đến tận chiến tranh Việt Nam, radar vẫn giữ một vai trò quan trọng. Vị trí quan trọng của radar được chia đều cho cả hai bên tham chiến:
Trong chiến tranh thế giới thứ hai,đã xuất hiện nhiều kiểu, nhiều đài radar có công dụng khác nhau,và nó đã góp phần quan trọng trong việc bắn rơi máy bay đối phương, bảo vệ không phận.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, bộ đội radar phòng không của chúng ta đã cảnh giác cao, phát hiện máy bay địch từ xa đảm bảo cho các đơn vị hỏa lực đánh thắng máy bay của Mỹ. Tiêu biểu là cuộc “Điện Biên Phủ trên không”, có sự đóng góp quan trọng của radar.
Thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi kể từ sau chiến tranh Việt Nam. Sau thất bại thảm hại này, Mỹ và đồng minh tập trung nghiên cứu những phương tiện chiến tranh hiện đại, những loại vũ khí này có thể thoát khỏi tầm kiểm soát của radar cảnh giới. Chính vì vậy lúc này vị trí quan trọng của radar bị phân cực. Chỉ có các nước tấn công mới sử dụng radar hiệu quả trong việc dẫn đường, điều khiển hỏa lực. Còn bên phòng thủ với trình độ khoa học kĩ thuật có hạn thì radar hầu như mất hết tác dụng. Thực tế đã cho thấy điều đó trong hai cuộc chiến tranh Irắc và Nam Tư.
Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh( Irắc) , bằng vũ khí công nghệ cao với các thủ đoạn tác chiến điện tử, Mỹ và liên quân đã làm vô hiệu hóa hệ thống phòng không của Irắc, từ đó làm rối loạn hệ thống chỉ huy, và làm mất hiệu lực hệ thống phòng không, khiến Irắc phải chịu thất bại tuyệt đối dù trong tay Irắc có một lực lượng quân sự khổng lồ.
Trong cuộc chiến tranh Nam Tư cũng vậy, trừ một chiếc F117A bị bắn rơi, còn lại Nam Tư không làm gì hơn được và cũng bị thất bại do hệ thống radar phòng không bị vô hiệu hóa.
Không chỉ trong lĩnh vực quân sự, giờ đây radar còn làm được nhiều việc hơn thế nữa. Trong lĩnh vực hòa bình thì radar càng tỏ ra ưu việt.Nhờ có radar mà việc điều khiển các con tàu vũ trụ được dễ dàng và chính xác. Trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, radar cho phép dự báo thời tiết được thuận lợi. Radar còn phát hiện được sự bất thường của khí quyển xa hàng trăm cây số giúp máy bay có thể phòng tránh an toàn… Radar được dùng vào rất nhiều các ngành kĩ thuật và đời sống. Do vậy việc nghiên cứu radar vẫn đang được nhiều nước quan tâm phát triển.
2) Radar phòng không Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chiến tranh Việt Nam diễn ra từ năm 1954 và kết thúc năm 1975. Đây là cuộc chiến được coi là tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại. Trong giai đoạn từ năm 1964 trở đi, miền Bắc Việt Nam phải đối phó với một cuộc chiến tranh trên không rất ác liệt của không quân và hải quân Hoa Kì. Bắt đầu từ tháng 8/1964, miền Bắc Việt Nam liên tục phải đối mặt với các cuộc không kích từ Mỹ như : Chiến dịch Mũi Tên Xuyên ngày 05/08/1964, hành động trả đũa sự kiện Vịnh Bắc Bộ đánh phá các căn cứ hải quân của ta, tiếp đó là chiến dịch Sấm Rền đầu 1965. Sau đó chiến tranh không quân lan rộng khắp miền Bắc. Trước tình hình đó, lực lượng phòng không không quân cũng được xây dựng lớn mạnh với mục tiêu là chủ động tiêu diệt được các mục tiêu trên không của kẻ địch. Một mục tiêu quan trọng là phải quản lí và nắm chắc tình hình trên không thuộc không phận của tổ quốc và các khu vực liên quan. Đó chính là vai trò của radar phòng không. Từ yêu cầu bức thiết đó, lực lượng radar phòng không của ta đã trở thành một trọng tâm phát triển. Các đài radar được đặt ở khắp nơi phục vụ chiến đấu. Và các lực lượng radar phòng không này đã phát hiện kịp thời, cung cấp thông tin về máy bay địch để quân đội nhân dân ta chuẩn bị lực lượng đánh trả . Nhờ đó mà chúng ta đã có những chiến thắng lớn: ngày 05/08/1964, bộ đội radar phòng không cảnh giác cao phát hiện máy bay địch từ xa đảm bảo cho các đơn vị hỏa lực đánh thắng máy bay của Mỹ.
Vai trò của radar thể hiện rõ nhất trong trận “ Điện Biên Phủ trên không”. Trong 12 ngày đêm tháng chạp năm 1972, Mỹ điều hàng loạt các máy bay ném bom chiến lược B-52, máy bay F111A ra đánh phá Hà Nội, Hải Phòng. Đây là các máy bay hiện đại, chúng mang theo mình hàng chục thiết bị gây nhiễu nhằm vô hiệu hóa các đài radar của ta, mục đích của chúng là tấn công bất ngờ nhằm tiêu diệt các mục tiêu của ta, biến miền Bắc Việt Nam trở về thời kì đồ đá. Đây quả thật là một khó khăn lớn lớn với Đảng và quân đội ta nói chung và lực lượng radar phòng không nói riêng. Những ngày đầu quả thật là khó khăn, chúng ta bị thất bại nhiều vì chưa nắm rõ được quy luật và cách đánh B52. Thế nhưng với nghệ thuật quân sự tài tình của dân tộc, chúng ta đã làm nên một trận thắng vang dội. Radar phòng không đã phát hiện ra, thông báo kịp thời chính xác từng tốp B52, F111A của Mỹ đánh vào Hà Nội, Hải Phòng, đảm bảo cho các binh chủng tên lửa, pháo phòng không và không quân ta đánh địch. Giả sử nếu các đài radar của ta không phát hiện được địch thì sẽ ra sao ? Chúng ta sẽ chẳng làm được gì cả khi bị tấn công bất ngờ và có lẽ giờ này miền Bắc đã trở về thời kì đồ đá. Từ đó cho thấy tầm quan trọng của radar và quan trọng hơn nữa là nghệ thuật quân sự và cách đánh giặc như thế nào cho hiệu quả. Chiến thắng đó đã đập tan uy lực của không quân Hoa Kỳ, buộc đế quốc Mỹ phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ với ta và góp phần làm nên thắng lợi mùa xuân 1975 thống nhất đất nước.
3) Vai trò của radar phòng không Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ bầu trời tổ quốc hiện nay.
Chiến tranh đã qua đi, hơn 30 năm nay chúng ta đã đươc sống trong cảnh hòa bình. Thế nhưng chúng ta vẫn phải đề phòng, không gì có thể nói trước được. Giờ đây chúng ta không chỉ sử dung radar trong quân sự( cảnh giác trước hành động xâm lược) mà còn trong đời sống xã hội. Chúng ta sử dụng radar trong các sân bay để điều hành các máy bay hạ cánh hay cất cánh, chúng ta sử dụng radar trong việc dự báo thời tiết… Nhưng làm gì thì làm vẫn không thể quên lãng nhiệm vụ chính của nó : đó là bảo vệ vùng trời tổ quốc. Hàng ngày, các đài radar được phát liên tục 24/24 để chủ động kịp thời phát hiện và theo dõi các phương tiện đường không bay qua địa phận Việt Nam từ đó phát hiện các đối tượng khả nghi , với mục tiêu không để tổ quốc bị bất ngờ trước mọi hành động tấn công từ bên ngoài. Việc làm đó còn góp phần củng cố chủ quyền và lãnh thổ của dân tộc.
Thế nhưng thực tế cho thấy những thay đổi lớn trong lĩnh vực quân sự đã giáng một đòn mạnh mẽ với lực lượng radar phòng không. Một câu hỏi lớn đặt ra là liệu hệ thống radar của chúng ta có thể phát hiện ra các phương tiện thăm dò của các nước khác. Và giả sử chiến tranh xảy ra thì lực lượng radar có làm được những điều như 30 năm trước không , hay lại giống như Irắc và Nam Tư? Quả thật là với những loại vũ khí tối tân của Mỹ và đồng minh hiện nay như máy bay F117A, tên lửa hành trình Tômahốc … thì trang bị hiện tại của lực lượng radar chúng ta khó lòng( nếu không nói là không thể) phát hiện ra. Vậy cách đối phó như thế nào với những loại vũ khí đó? Đây là một bài toán khó đối với quân và nhân dân ta. Nhưng không phải là không thể giải quyết được. Trong quá khứ từ xa xưa đến nay, chúng ta đã bao lần chiến thắng quân thù dù chúng có trang bị vũ khí và quân đội mạnh hơn ta nhiều lần. Bí quyết của việc này chính là nghệ thuật quân sự Việt Nam, là vì chúng ta chiến đấu cho chính nghĩa, chúng ta là dân tộc yêu hòa bình. Và chiến thắng chắc chắn sẽ thuộc về chính nghĩa. Đó là nói đến chuyện của chiến tranh còn hiện tại chúng ta cũng vẫn phải luôn đề cao cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàng khi chiến tranh xảy ra. Biện pháp cụ thể là mua các trang thiết bị hiện đại của nước ngoài và đào tạo quân đội, nhân dân ta trở thành những người có trình độ để sử dụng những trang thiết bị đó.
III) Kết luận
Bài học rút ra sau khi học GDQP của bản thân
Trước đây( khi chưa được học môn giáo dục quốc phòng), thực sự những kiến thức của tôi về chiến tranh, về vũ khí và âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch hầu như là không có. Hồi đó tôi chỉ lờ mờ nhận thức được sự tàn khốc của chiến tranh, về các loại vũ khí. Khi nghe người lớn kể về chiến tranh, tôi thích lắm. Thích bởi được kể về những chiếc máy bay, những quả bom, mà trong tiềm thức của một người chưa từng chứng kiến, tôi chỉ nghĩ đó là những vũ khí bình thường, có lẽ bây giờ Mỹ cũng chỉ có những vũ khí như vậy, cùng lắm là có thêm mấy cái tàu ngầm, mấy cái xe tăng vớ vẩn mà chỉ cần một quả lựu đạn cũng có thể tiêu diệt... Đó là những suy nghĩ của tôi lúc bấy giờ. Tôi không muốn quan tâm nhiều đến những thứ tương tự bởi tôi nghĩ giờ mình đang hòa bình, làm gì có chiến tranh mà tìm hiểu cho mệt. Đó là những suy nghĩ ấu trĩ của một người thiếu hiểu biết. Đến giờ nhìn lại tôi cảm thấy thật rùng mình và đáng sợ vì chúng.
Nếu như không có hai đợt học GDQP vừa qua thì có lẽ những suy nghĩ đó vẫn còn chiếm ngự trong tôi đến tận bây giờ. Hai đợt học này tuy không lâu nhưng đã làm thay đổi hoàn toàn cách nghĩ của tôi. Giờ tôi mới biết thế nào là tàn khốc của chiến tranh, thế nào là vũ khí công nghệ cao, và thế nào là chiến lược “diễn biến hòa bình , bạo loạn lật đổ” mà Mỹ và đồng minh đang thực hiện. Nhưng với tôi thì bài học lớn nhất chính là lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước mà tôi đã học được trong thời gian này. Giờ đây, nếu có chiến tranh xảy ra thì tôi sẽ sẵn sàng cùng quân đội nhân dân đứng lên đấu tranh để giành độc lập bảo vệ tổ quốc.
Ý kiến đề xuất của bản thân
Có một thực tế đáng buồn mà tôi đã nhận ra sau đợt học quân sự này. Đó là trình độ sản xuất vũ khí của Việt Nam. Không nói đến các loại vũ khí công nghệ cao mà ngay cả một khẩu súng máy chúng ta cũng phải nhập từ nước ngoài. Trước đây chúng ta đã thắng Mỹ _ một cường quốc kinh tế quân sự một phần do nghệ thuật quân sự Việt Nam, nhưng thử hỏi nếu không được viện trợ vũ khí từ Liên Xô, Trung Quốc thì chúng ta sẽ làm được gì ? Đất nước chúng ta còn nghèo, nếu xảy ra chiến tranh thì làm sao đủ tiền để mua các loại vũ khí trị giá hàng tỉ đô la. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra là phải sản xuất được trong nước. Chúng ta không nên tiếc rẻ tiền mua những khẩu súng, khẩu pháo mà hãy mua công nghệ và dây truyền sản xuất nó. Triều Tiên cũng là một đất nước nghèo, họ cũng như chúng ta vậy mà họ đã làm cho Mỹ phải lo sợ, không dám tấn công, vậy tại sao Việt Nam lại không thể làm được một điều gì đó tương tự ? Đó là nỗi trăn trở lớn nhất của tôi với mong muốn quân đội Việt Nam sẽ trở nên lơn mạnh hơn để bảo vệ vững chắc chủ quyền , độc lập dân tộc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Radar phòng không Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ bầu trời tổ quốc hiện nay.doc