Các quy định về an toàn tiêu dùng ngày càng nghiêm ngặt và được lồng
ghép vào nhiều rào cản khác. Vấn đề sức khỏe và an toàn tiêu dùng trở thành mối
quan tâm hàng đầu của các quốc gia như bảng tổng hợp 3.1 về mục tiêu của các
biện pháp kỹ thuật thông báo lên Ủy ban TBT năm 2012. Với sự gia tăng của các
chủng loại hàng hóa, người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm đáp
ứng nhu cầu của mình hơn, vì thế mà các đòi hỏi về chất lượng của họ ngày càng
cao, đặc biệt là vấn đề an toàn tiêu dùng. Khi người tiêu dùng ngày càng ý thức hơn
về sức khỏe và an toàn, các tiêu chuẩn kỹ thuật về tiêu dùng trở lên khắt khe hơn.
Về lý thuyết, việc các quốc gia đưa ra các RCTM trái với nguyên tắc tự do hoá th-
ương mại đã được thoả thuận trong TMQT. Vì vậy, các nước nhập khẩu hàng DM
nói chung thường núp dưới bóng lợi ích người tiêu dùng để thiết lập các rào cản
mới.
172 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp ởViệt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể bảo vệ quyền lợi của mình. Một trong những biện pháp hữu hiệu là tham gia vào
các diễn đàn quốc tế về vấn đề này. Khi tham gia vào các Hiệp định quốc tế song
phương cũng như đa phương về RCKT, thì các nước sẽ có được sự bảo vệ cũng như
giúp đỡ cần thiết từ các bên liên quan nhờ đó sẽ có được sự công bằng khi tham gia
vào TMQT. Ví dụ như trong Hiệp định TBT của WTO có điều khoản 11 về trợ giúp
kỹ thuật cho các thành viên khác quy định các thành viên khi được yêu cầu phải tư
vấn, trợ giúp kỹ thuật cho các thành viên khác là các nước đang phát triển trong
việc soạn thảo các quy định kỹ thuật, thành lập cơ quan tiêu chuẩn hoá hay tham gia
vào các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc tếCác nước đang phát triển khi tham gia
Hiệp định này còn được hưởng sự đối xử đặc biệt ưu đãi hơn các thành viên phát
triển khác như thành viên đang phát triển được phép “chấp nhận một số các quy
định kỹ thuật, tiêu chuẩn hoặc các thủ tục đánh giá sự phù hợp nhằm duy trì công
nghệ, sản xuất trong nước phù hợp với nhu cầu phát triển của mình” tuỳ theo những
điều kiện kinh tế - xã hội, công nghệ của mình dù các tiêu chuẩn đó chưa phù hợp
với tiêu chuẩn hay quy định quốc tế. Ngoài ra, trong những tổ chức quốc tế về
RCKT, các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật mà các quốc gia sử dụng sẽ được thống
nhất, công khai và áp dụng chung cho các thành viên. Vì vậy, các tiêu chuẩn, quy
định sẽ trở nên rõ ràng, minh bạch nhờ đó mà các nhà XK sẽ hiểu được các quy
định và sẽ có biện pháp khắc phục tránh tình trạng các tiêu chuẩn kỹ thuật không rõ
ràng, phức tạp gây khó khăn cho các nhà XK.
Với tình hình thực tiễn của nước ta hiện nay, trình độ phát triển kinh tế - xã
hội cũng như khoa học - công nghệ còn thấp so với thế giới, Việt Nam đang gặp
nhiều khó khăn khi phải đối mặt với các RCKT. Nhiều tiêu chuẩn mà nước ta áp
dụng chưa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và chưa được các nước công nhận nên
135
hàng XK của nước ta chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn mà các nước nhập khẩu
yêu cầu. Để giúp hàng hoá của ta có thể vượt qua được các RCKT, thâm nhập vào
thị trường toàn cầu, Chính phủ cần tích cực tham gia đàm phán, ký kết các hiệp
định quốc tế về RCKT và tiêu chuẩn hoá, Hiệp định công nhận tiêu chuẩn của nhau.
Khi ký kết các hiệp định này, Việt Nam sẽ có điều kiện rà soát hiệp định, tham gia
xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế cho phù hợp với trình độ phát triển của mình và có
thể tận dụng quyền nhận xét các tiêu chuẩn và các quy định quốc tế, bảo vệ được
quyền lợi của nước ta cũng như các nước đang và kém phát triển khác.
Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn - chất
lượng và RCKT nhưng Chính phủ vẫn cần tích cực hơn nữa trong việc đàm phán ký
kết các hiệp định về RCKT trong thương mại để bảo vệ quyền lợi quốc gia khi hội
nhập kinh tế quốc tế. Chính phủ có phương án mềm dẻo nhưng kiên quyết để bảo vệ
lợi ích xuất khẩu của DN, bảo vệ người lao động; chú trọng bảo lưu các không gian
chính sách cần thiết để Chính phủ có thể hành động vì các lợi ích công cộng.
(v) Nâng cao vị thế của ngành DM trong chuỗi giá trị DM toàn cầu.
Xu hướng của các nhà mua hàng lớn tại Mỹ, EU, Nhật Bản là chọn những
DN có khả năng sản xuất trọn gói thay vì đặt hàng theo phương thức gia công. Để
làm được điều này, DNDMVN phải di chuyển lên thượng nguồn trong chuỗi giá trị
dệt may, nắm giữ các khâu trong phân khúc sản xuất nguyên phụ liệu. Dịch chuyển
lên các phân khúc sản xuất nguyên phụ liệu đòi hỏi một chiến lược đồng bộ và hài
hòa trong từng khâu của chuỗi giá trị dệt may, phù hợp với năng lực của các
DNDM Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Trong ngắn hạn, các DN may vẫn chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu nước
ngoài, vì vậy để đảm bảo sự chủ động với nguồn nguyên phụ liệu đòi hỏi các DN
phải có một mối liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp nước ngoài. Chính phủ cần
thiết phải xây dựng mạng lướng thông tin sẵn có về các nhà cung cấp nguyên phụ
liệu để các DN dễ dàng tiếp cận với nhà cung cấp nguyên liệu có độ tin cậy cao về
chất lượng và thời gian giao hàng. Trong dài hạn, để thực hiện tốt đơn hàng FOB và
ODM, ngành dệt may Việt Nam nhất thiết phải dịch chuyển sang phân khúc sản
136
xuất nguyên phụ liệu. Điều này, một mặt giúp các DN chủ động hoàn toàn nguyên
phụ liệu, nâng cao lợi thế cạnh tranh, mặt khác giúp nâng cao giá trị gia tăng cho
ngành dệt may.
Hình 3.2. Mô hình chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu hàng DM
(vi) Thành lập bộ phận cảnh báo sớm về RCKT.
Để có thể cảnh báo sớm các RCKT, tận dụng tối đa cơ hội và lợi thế, giảm
thiểu rủi ro không đáng có do không dự báo được tiêu chuẩn, quy định, các biện
pháp kỹ thuật, Nhà nước cần có bộ phận chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này. Hệ
thống cảnh báo sớm sẽ giúp Chính phủ Việt Nam nói chung và cộng đồng doanh
nghiệp DM Việt nam nói riêng: Xác định sớm các mối đe dọa/nguy cơ của các
RCKT mới đối với hàng DM Việt Nam xuất khẩu; giúp các doanh nghiệp DM Việt
Nam có đủ thời gian và điều kiện để kịp thời điều chỉnh nhằm loại bỏ những mối đe
dọa và chủ động đối phó với các RCKT của nước nhập khẩu, đồng thời duy trì và
phát triển kim ngạch và tốc độ xuất khẩu, qua đó giúp các ngành dệt may của Việt
Nam ngày càng có tính cạnh tranh cao trên thị trường toàn cầu.
Hệ thống cảnh báo sớm sẽ tập trung vào các thị trường xuất khẩu lớn của
Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Nhóm đối tượng hưởng lợi trực tiếp của hệ
thống này là các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam. Họ sẽ được tiếp cận
137
với các thông tin của các thị trường chính, họ cũng sẽ được cảnh báo nếu có nguy
cơ các nước nhập khẩu áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật mới, tinh vi và
phức tạp. Phạm vi của Hệ thống cảnh báo sẽ được điều chỉnh và mở rộng linh hoạt
dựa trên mức độ ảnh hưởng của các thị trường trong thời gian tiếp theo.
3.3.1.2. Đối với Hiệp hội dệt may
Với vai trò là cầu nối giữa DN sản xuất trong nước với thị trường nước
ngoài, Hiệp hội có vai trò rất quan trọng trong hoạt động XK - nhập khẩu của các
DN Việt Nam cũng như tham gia giải quyết những tranh chấp trong TMQT đối với
các ngành sản xuất nói chung cũng như ngành sản xuất dệt may nói riêng.
(i) Hình thành bộ phân đầu mối để thu thập và xử lý thông tin, kết nối với hệ
thống thông tin thương mại quốc gia, đảm bảo cung cấp kịp thời và chính xác thông
tin về RCKT của các nước cho doanh nghiệp
Hiệp hội dệt may cần tiếp tục đẩy mạnh việc thông tin tuyên truyền, phổ
biến cho cộng đồng DN kiến thức pháp lý liên quan đến XK của các đối tác nhập
khẩu lớn, các thông tin giá cả thị trường, đối thủ cạnh cạnh Hiệp hội nên thành
lập và củng cố bộ phận thông tin của Hiệp hội để thu thập thông tin đầy đủ và chính
xác có tính chất chuyên ngành về thị trường XK chủ yếu. Với một thị trường có một
hệ thống pháp luật cũng như các quy định hết sức chồng chéo, phức tạp như EU,
Hoa Kỳ thì vấn đề này không chỉ là thu thập chính xác và đầy đủ thông tin, mà còn
phải có những đối sách với những quy định đó, chỉ có như vậy mới giúp DN vượt
qua rào cản, tiếp cận đến thị trường.
Hiệp hội cũng cần ứng dụng mạnh mẽ thương mại điện tử vào hoạt động
hiệp hội, tham vấn Chính phủ về việc hình thành sàn giao dịch cho mặt hàng dệt
may Việt Nam cả yếu tố đầu vào cũng như yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất, từ
đó có thể giúp các DN Việt Nam yên tâm hơn trong việc tìm mua NPL và tiêu thụ
sản phẩm của mình.
(ii) Nâng cao năng lực của Hiệp hội ngành hàng
Luật về hiệp hội sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh sự ra đời và hoạt
động của hiệp hội. Với Luật về hiệp hội sẽ giúp tạo hành lang pháp l ý để các hiệp
138
hội phát huy vai trò, vị trí và đóng góp tính cực vào sự phát triển của kinh tế- xã hội
đất nước.
Trong xu thế hiện nay, khi Nhà nước giảm sự can thiệp trực tiếp vào hoạt
động kinh doanh của DN thì vai trò hiệp hội là rất quan trọng và cần thiết. Hiệp hội
là đầu mối giao lưu với các tổ chức quốc tế, xúc tiến liên kết giữa Nhà nước và tư
nhân để tiến tới thống nhất việc điều hành sản xuất kinh doanh trong cả nước.
Thông qua việc tăng cường nguồn nhân lực có trình độ cao về pháp luật và
kinh doanh quốc tế, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho Hiệp hội để tương xứng với
sự phát triển sản xuất kinh doanh và XK của ngành hàng nhằm tạo điều kiện thuận
lợi để các Hiệp hội tham gia vào các tổ chức và Hiệp hội ngành hàng quốc tế. Năng
lực hoạt động của Hiệp hội có được sự tăng cường và củng cố vững mạnh thì Hiệp
hội mới phát huy tốt vai trò định hướng, hỗ trợ các DN trong việc chủ động đối phó
với các RCTM quốc tế nhằm đẩy mạnh XK.
Hiệp hội phải có bộ máy đủ mạnh và người lãnh đạo uy tín cùng đội ngũ tác
nghiệp giỏi. Các Hiệp hội cũng cần coi trọng tuyên truyền giáo dục hội viên tự giác
cùng tiếng nói, chung hành động trước các đối tác, không vì lợi ích trước mắt của
đơn vị mình mà đi ngược lại, ảnh hưởng xấu đến toàn cục.
Hiệp hội nên mở thêm chi nhánh hoặc lập câu lạc bộ để trao đổi kinh nghiệm
giữa các DN làm ăn tốt với các DN mới, DN làm ăn chưa có hiệu quả, đồng thời
cũng nên tích cực vận động các nguồn tài trợ thông qua các dự án về hỗ trợ pháp lý,
trợ giúp kỹ thuật, đào tạo nhân lực, tiếp cận thị trường thông qua các cuộc hội đàm,
các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
Hiệp hội cần chủ động tham gia vào các tổ chức hoặc hiệp hội ngành hàng
quốc tế như Liên đoàn DM ASEAN (AFTEX), Uỷ ban Quốc tế về DM,... Tích cực
hưởng ứng và đưa ra các ý kiến đề xuất về hoạt động của các tổ chức này theo
hướng nâng cao vai trò, uy tín của ngành DM Việt Nam; mở rộng hợp tác với các tổ
chức hiệp hội ở các thị trường nhập khẩu lớn như Hiệp hội người tiêu dùng, Hiệp
hội các nhà nhập khẩu sản phẩm DM để tháo gỡ RCKT cho hàng DMXK Việt
Nam.
139
3.3.1.3. Đối với các doanh nghiệp dệt may.
(i) Chủ động áp dụng, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế: DN chủ động đầu tư
cải thiện sản xuất, nâng cao năng lực công nghệ, yêu cầu sản xuất theo chu trình
khép kín, chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, nguyên liệu để đảm
bảo đáp ứng các yêu cầu trong tiêu chuẩn, quy chuẩn của các nước. Các DN cần
khẩn trương xây dựng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc
tế và đặc biệt là phải thích nghi được với những tiêu chuẩn của thị trường Hoa Kỳ,
EU, Nhật Bản: Các hệ thống tiêu chuẩn như ISO 9001:2000; ISO 14001 : 2000; SA
8000, Đây chính là chìa khóa để các DN có thể thành công trên những thị trường
lớn này.
(ii) Đa dạng hóa và phát triển thị trường mới, lựa chọn thị trường xuất khẩu
phù hợp với năng lực hiện có của DN để vượt qua RCKT,
Một lý do mà hàng dệt may Việt Nam phải đương đầu với rào cản kỹ thuật là
các thị trường xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu ở Nhật Bản, Mỹ và EU.
Việc tập trung thái quá vào các thị trường này khơi dậy sự không hài lòng của các
doanh nghiệp liên quan ở các quốc gia nhập khẩu và xích mích thương mại giữa
nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, thậm chí làm cho các quốc gia nhập khẩu quy
định các tiêu chuẫn kỹ thuật cao hơn để giới hạn các sản phẩm nhập khẩu. Nhằm
tránh xích mích thương mại không cần thiết, các doanh nghiệp Việt Nam nên nỗ lực
đa dạng hóa và phát triển các thị trường mới ngoài các thị trường chính, giúp tránh
xích mích thương mại không cần thiết và phát triển quan hệ thương mại với các
quốc gia khác để tìm kiếm không gian phát triển mới cho các hoạt động xuất khẩu
mặt hàng dệt may.
Lựa chọn thị trường xuất khẩu là quá trình đánh giá các cơ hội thị trường để
chọn ra các thị trường có triển vọng nhất, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của DN.
Để lựa chọn thị trường xuất khẩu, DN phải xây dựng chiến lược xuất khẩu trên cơ
sở giải quyết mối tương quan giữa năng lực, thế mạnh của DN và các thị trường có
thể xâm nhập. Khi lựa chọn chiến lược thị trường xuất khẩu, DN phải căn cứ vào
140
các nhân tố như: các nhân tố thuộc về DN; các nhân tố về sản phẩm và các nhân tố
về thị trường (nhu cầu, thị hiếu, các quy định với sản phẩm nhập khẩu....).
(iii) Mở rộng và tăng cường liên kết giữa các DN, các thành phần kinh tế
nhằm phát huy ưu thế của toàn ngành DM
Tăng cường và nâng cao khả năng liên kết, hợp tác và hiệu quả liên kết hợp
tác giữa các DNDM trong nước, giữa các DNDM trong nước với DNDM nước
ngoài tại Việt Nam hoặc các đối tác nhập khẩu hàng DM để tăng khả năng đáp ứng
và vượt RCKT để đẩy mạnh XK hàng DM Việt Nam. Sự liên kết giữa các DNDM
nhằm thực hiện chuyên môn hoá sản xuất, tận dụng lợi thế quy mô là một điều
kiện tiên quyết để thực hiện các mục tiêu này. Cần có một sự kết hợp uyển
chuyển giữa mô hình sản xuất quy mô lớn, công nghệ hiện đại với sự năng động,
linh hoạt của các DN nhỏ để đảm bảo tốc độ tăng trưởng và giảm chi phí sản
xuất, thích nghi với sự thay đổi và biến động của thị trường về mẫu mã, sản xuất
đơn hàng nhỏ. Các biện pháp giảm giá thành sản phẩm như nâng cao năng suất
lao động, giảm chi phí quản lý, giảm tiêu hao năng lượng, chia sẻ chi phí tiếp thị,
chi phí thông tin thị trường cần được quán triệt nhằm đảm bảo thực hiện tiết kiệm
chi phí cho các DNDM [32]. Mở rộng trong cung cấp nguyên liệu, trong khâu sản
xuất, tiêu thụ giữa các đơn vị để khai thác tối đa công suất của các thiết bị hiện đại,
thiết bị chuyên dùng. Bên cạnh đó, để đáp ứng được các đơn hàng có khối lượng
lớn của nước ngoài, cần thiết phải mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết với
các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Từ thực tế cho thấy, trước các vụ tranh chấp
thương mại, nếu có yếu tố nước ngoài cùng đứng về phía Việt Nam thì các phán
quyết cuối cùng bao giờ cũng có lợi cho Việt Nam [75].
(iv) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh XK bền vững của
doanh nghiệp
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và xu hướng gia tăng sử
dụng RCKT của các thị trường phát triển, các DNXK hàng DM của Việt Nam
muốn nâng cao được sức cạnh tranh, đẩy mạnh XK sang các thị trường này thì tất
yếu phải xây dựng và thực thi một chiến lược kinh doanh XK hiệu quả và bền vững.
141
Chiến lược kinh doanh XK bền vững của DN phải đặt mục tiêu phát triển XK theo
chiều sâu, nâng cao chất lượng và hiệu quả XK dựa trên đầu tư đổi mới trang thiết
bị kỹ thuật hiện đại, áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng tiên tiến, áp dụng
tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội quốc tế trong quá trình sản xuất, XK.
Một chiến lược XK bền vững như vậy cũng sẽ thu hút sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ
của Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ thương mại trong và ngoài nước cho DN thực
hiện thành công.
3.3.2. Giải pháp vượt từng rào cản kỹ thuật.
Để vượt qua các rào cản kỹ thuật này, ngoài các giải pháp của Nhà nước,
Hiệp hội và các DNDM đã phân tích trên, NCS đề xuất một số giải pháp cụ thể cho
từng loại RCKT.
3.3.2.1. Đối với các quy định và tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm.
Để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, đòi hỏi Việt
Nam cần phải xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, 9001,
9002 tạo điều kiện cho hàng dệt may Việt Nam có uy tín với người tiêu dùng trên
thế giới, đẩy mạnh hoạt động chương trình năng suất chất lượng. Tuân thủ đúng quy
trình kiểm tra chất lượng hàng dệt may trước khi xuất khẩu. Các DNDM cần phối
hợp với cơ quan Hải quan để kiểm tra nguyên phụ liệu và trang thiết bị nhập khẩu
để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm ngay từ khâu đầu vào.
3.3.2.2. Đối với các quy định và tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng.
Đa số người tiêu dùng hiện nay, đặc biệt ở các nước phát triển rất coi trọng
việc lựa chọn các sản phẩm dệt may, nhất là chăn, ga, gối, đệm đảm bảo an toàn cho
sức khỏe. Trên thực tế, các hoạt chất có hại trong các sản phẩm kém chất lượng, có
trong quá trình trồng bông nguyên liệu thông thường, trong khâu xử lý sợi bông,
nhuộm vải có thể là nguyên nhân của hàng loạt bệnh. Trong đó dễ gặp nhất là các
bệnh liên quan đến dị ứng, mẩn ngứa và hô hấp. Các hóa chất có trong bảo quản
bông vải như formaldehyde, chất chống nấm có thể gây nhiễm độc cho da, bụi
cotton thông qua đường hô hấp có thể gây viêm nhiễm mãn tính, thậm chí gây ra
các ảnh hưởng nặng nền hơn như bệnh ung thư, các tổn thương thần kinh Các tác
nhân này đặc biệt có hại cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và thai nhi do sức đề kháng của trẻ
142
chưa phát triển hoàn toàn. Khi gặp những tác nhân này trẻ sẽ có những tổn thương
nghiêm trọng hơn ở người đã trưởng thành.
Hiện nay, một số quốc gia ở Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản quy định việc nhập
khẩu các sản phẩm dệt may phải đảm bảo không gây hại với người tiêu dùng. Xu
hướng này đang lan rộng ra các quốc gia trên thế giới. Điều này cũng đặt ra yêu cầu
với các doanh nghiệp dệt may ngày càng phải chú ý hơn trong các khâu sản xuất,
đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm
Nhà nước nên tổ chức các triển lãm, tuyên truyền về sản phẩm an toàn cho
người tiêu dùng, chú trọng hơn các hoạt động cổ vũ cho xu hướng tiêu dùng an
toàn, cho sức khỏe con người nhằm nâng cao nhận thức của các DN trong việc sản
xuất sản phẩm an toàn. Nhà nước cũng cần thành lập cơ quan đánh giá độc lập, có
đủ năng lực để kiểm tra và công nhận đạt chuẩn về an toàn của sản phẩm, hướng
dẫn các DNDM thực hiện các quy định nhằm đáp ứng yêu cầu về an toàn cho người
sử dụng của các nước nhập khẩu.
Các doanh nghiệp cần nghiêm túc tuôn thủ các quy định, tuyên truyền cho
người người lao động trong DN thấy được tầm quan trọng của việc sản xuất sản
phẩm an toàn, có ý thức và trách nhiệm của mình khi tham gia sản xuất sản
phẩm.
3.3.2.3. Đối với các quy định và tiêu chuẩn về môi trường.
Vì người dân các nước phát triển coi môi trường nơi đâu cũng là môi trường
chung của mình,vì vậy, nếu sản phẩm gây ô nhiễm môi trường Việt Nam thì cũng
gây ô nhiễm cho môi trường chung và do đó không được chấp nhận ở các nước phát
triển. Do đó, khi sản xuất hàng dệt may, Việt Nam phải đảm bảo không gây ô nhiễm
không chỉ cho môi trường nước xuất khẩu mà còn phải đảm bảo không gây ô nhiễm
môi trường tại Việt Nam. Giải pháp để vượt qua rào cản này là:
- Xây dựng cụm công nghiệp ngành dệt may. Chính Phủ có vai trò rất quan
trọng trong phát triển cụm CN, thu hút đầu tư vào khâu sản xuất NPL, nhất là khâu
dệt, nhuộm và hoàn tất. Vướng mắc lớn nhất của khâu dệt nhuộm là vấn đề xử lý
nước thải. Do đó, Chính phủ cần quy hoạch, xây dựng cụm nhà máy dệt nhuộm để
143
có hệ thống xử lý nước thải tốt nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, đáp ứng được yêu
cầu về tiêu chuẩn môi trường của các nước nhập khẩu.
- Các DNDM cần đẩy mạnh việc quản lý hóa chất, triển khai các chương
trình sản xuất sạch hơn: Trong khi thực hiện các hệ thống quản lý môi trường, cần
rà soát các hóa chất thuốc nhuộm, chất trợ đang sử dụng, nguồn gốc, xuất xứ của
chúng, các phiếu số liệu an toàn của nhà cung ứng. Đổi mới công nghệ, sử dụng
hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao các hóa chất thuốc nhuộm thân thiện với môi
trường, các công nghệ sử dụng ít nước, ít năng lượng, giảm thiểu chất thải nước,
chất thải khí...
3.3.2.4. Đối với các quy định và tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội.
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam là một công việc
không thể bỏ qua trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho doanh nghiệp, vừa lợi
ích cho xã hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của
quốc gia và hỗ trợ thực hiện tốt hơn luật pháp lao động tại Việt Nam, cũng là nội
dung quan trọng trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại.
Để định hướng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã
hội, Việt Nam cần tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất của vấn đề
“trách nhiệm xã hội” và các bộ quy tắc ứng xử, nhất là trong các doanh nghiệp,
các nhà quản lý, hoạch định chính sách vĩ mô. Bên cạnh đó, Việt Nam cần có các
nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp đã thực hiện và sẽ thực
hiện các bộ quy tắc ứng xử, để phát hiện những thuận lợi cũng như các rào cản,
khó khăn, thách thức, từ đó khuyến nghị các giải pháp xúc tiến thực hiện trong
thời gian tới. Có thể thấy, trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các bộ
quy tắc ứng xử, các doanh nghiệp phải chi phí khá lớn cho đầu tư để cải thiện các
điều kiện vệ sinh lao động. Trong điều kiện cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp không
thể trang trải nổi những khoản chi này, bởi vậy có thể nhà nước phải hỗ trợ cho
vay từ quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ xúc tiến thương mại với một chính sách ưu
tiên, ưu đãi.
144
3.3.2.5. Đối với các quy định và tiêu chuẩn về ghi nhãn hàng dệt may.
Như đã phân tích, các quy định và tiêu chuẩn ghi nhãn hàng dệt may của các
thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản có xu hướng ngày càng cao và phức tạp hơn. Bên
cạnh những quy định cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe người tiêu
dùng, bảo vệ môi trường sinh thái và chống lừa dối, gian lận thương mại, còn có
nhiều quy định không góp phần vào việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng hoặc có thể
có lợi cho người tiêu dùng nhưng gây thêm quá nhiều thủ tục cho doanh nghiệp (ví
dụ nhãn phải được đăng ký, phê chuẩn, chấp thuận trước, nhãn phải được làm bằng
một số nguyên liệu nhất định.). Hay những quy định về nhãn sinh thái cũng tạo
thêm gánh nặng cho các DN DMXK các nước đang và chậm phát triển, trong đó có
Việt Nam. Do vậy, Việt Nam cần tích cực đàm phán với các nước nhập khẩu để
giảm thiểu những quy định trên mức cần thiết và đảm bảo rõ ràng minh bạch hơn
trong các quy định về ghi nhãn của các thị trường nhập khẩu. Đồng thời, các doanh
nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu và nhận biết rõ các quy định và yêu cầu ghi nhãn
chính đáng của các thị trường nhập khẩu về thành phần sợi, nước xuất xứ, hướng
dẫn sử dụng để có biện pháp thích nghi, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định này
3.3.2.6. Đối với các quy định về xuất xứ hàng dệt may.
Để đảm bảo hàng hóa đáp ứng yêu cầu về xuất xứ, các DN cần nghiên cứu
kỹ quy tắc xuất xứ trong Hiệp định TPP (sau khi được ký kết) và EVFTA để chắc
chắn hàng hóa đáp ứng quy tắc cộng gộp và các tiêu chí xuất xứ tương ứng trước
khi sản xuất, xuất khẩu. Đặc biệt cần nhận thức rõ một điều là nguyên nhân chính
cho khó khăn hiện tại của VN trong vấn đề xuất xứ hàng hóa là do VN vẫn chưa
chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất xuất khẩu chủ
lực, và nguyên nhân sâu xa từ thực trạng này chính là do VN chưa xây dựng được
công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, hầu hết các phụ kiện đều phải nhập khẩu.
Cho nên, nếu thực hiện nguyên tắc xuất xứ hàng hóa theo TPP, hay theo EVFTA,
thì không có đủ cơ sở để khẳng định mặt hàng mà chính chúng ta sản xuất mang
nguồn gốc VN. Vì vậy, vấn đề căn cơ nhất hiện nay là VN phải:
145
- Khẩn trương xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ cho ngành may
mặc cũng như các ngành khác. Đó là giải pháp căn cơ nhất. Bên cạnh đó, chúng ta
có thể có những giải pháp tạm thời khác, ví dụ như thương lượng với các nước TPP
để có thời gian, gọi là thời gian ân huệ nhất định để có điều kiện thời gian cho công
nghệ phụ trợ đó phát triển. Xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ cho các ngành
hàng sản xuất xuất khẩu là giải pháp cấp bách nhất hiện nay đối với VN trong bối
cảnh đàm phán Hiệp định TPP và Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU đang
đi vào giai đoạn cuối cùng. Tuy nhiên, phải nhìn nhận khách quan là giải pháp này
mang tính dài hạn.
- Việt Nam cần có qui hoạch khoa học, cụ thể về các vùng trồng, sản xuất, cung
ứng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Nếu chỉ chú trọng đầu tư cho ngành dệt may
mà thiếu chú ý phát triển các vùng sản xuất nguyên phụ liệu thì dệt may Việt Nam đã,
đang và sẽ còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Do đó, Việt Nam cần có những
chính sách quy hoạch tổng thể cũng như chi tiết qua các giai đoạn phát triển, đặc
biệt nên chú trọng phát triển những vùng trồng bông nuôi tằm giảm thiểu hoạt động
nhập khẩu yếu tố đầu vào. Do vậy việc cấp bách hiện nay là cần phải xây dựng các
trung tâm sản xuất kinh doanh nguyên phụ liệu. Cần có kế hoạch kêu gọi các nhà
đầu tư nước ngoài Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản tham gia triển khai các trung
tâm nguyên phụ liệu này và cao hơn nữa, hợp tác đầu tư máy móc thiết bị sản xuất
nguyên phụ liệu tại Việt Nam, nhằm ổn định thị trường.
- Mỗi doanh nghiệp cần xác định chiến lược kinh doanh riêng cho mình tùy
thuộc vào điều kiện cụ thể, hoặc là tận dụng những nguồn nguyên liệu sẵn có, để
chiếm lĩnh thị trường nội địa và phát huy thế mạnh, tạo thương hiệu đẩy mạnh xuất
khẩu hoặc là xây dựng chuỗi cung ứng riêng ngay trong nước cho chính doanh
nghiệp. Dù theo định hướng nào thì khi Việt Nam tham gia những hiệp định TPP,
các doanh nghiệp cần phải thông suốt mọi quy định, và nắm bắt kịp thời những lợi
thế, từ đó có những chiến lược phù hợp thì mới tránh được những thua thiệt trong
thương mại quốc tế.
146
Tóm lại, chương 3 đã tiến hành nghiên cứu, làm rõ xu hướng phát triển của
RCKT và khả năng gia tăng áp dụng RCKT đối với hàng DMXK của các thị trường
nhập khẩu chính thời gian tới. Theo đó, RCKT với những ưu điểm vượt trội trong
thế giới toàn cầu hóa và KHCN phát triển như vũ bão, đang củng cố vai trò quyết
định trong định hình các dòng chảy TMQT. Xu hướng là các RCKT ngày càng phát
triển cao hơn, được các nước sử dụng ngày càng nhiều hơn và trở nên tinh vi, phức
tạp hơn, với các mối quan tâm hàng đầu là an toàn sức khỏe con người, bảo vệ môi
trường, yêu cầu chất lượng, ngăn chặn các hành vi lừa dối và bảo vệ người tiêu
dùng,... Những xu hướng phát triển mới của RCKT của các thị trường nhập khẩu sẽ
tác động mạnh mẽ, nhiều mặt hơn tới hàng DMXK của Việt Nam. Vì vậy, thời gian
tới, RCKT cần phải đuợc quan tâm, chú ý nhiều hơn trên cả góc độ vĩ mô và vi mô.
Chương 3 cũng đưa ra quan điểm và định hướng vượt RCKT đối với hàng
DMXK thời gian tới trên tinh thần đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chủ động phòng
ngừa, nỗ lực hết mình và có định hướng chiến lược cả ở tầm quốc gia và DN để
vượt RCKT, đẩy mạnh XK hàng DM. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các nhóm
giải pháp cụ thể đối với Nhà nước, Hiệp hội và DN nhằm vượt qua RCKT của các
nước nhập khẩu, đẩy mạnh XK hàng DM. Những hỗ trợ không thể thiếu của Nhà
nước cho DN là ở việc tăng cường năng lực pháp lý và QLNN về TBT, tăng cường
hội nhập quốc tế về TBT, hỗ trợ đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, KHCN, hỗ
trợ cung cấp thông tin, xây dựng hệ thống tin dự báo, cảnh báo và khuyến cáo về
RCKT mới cho doanh nghiệp, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho DN,... Các DN
phải phát huy nội lực bản thân, nỗ lực đổi mới không ngừng, triển khai chiến lược
kinh doanh XK bền vững để sản phẩm đáp ứng RCKT của các nước nhập khẩu, qua
đó phát triển thương hiệu, phát triển XK hàng DM Việt Nam.
Các nhóm giải pháp này được xây dựng một cách hệ thống, có căn cứ khoa
học và chắc rằng sẽ có tác dụng thiết thực thúc đẩy sự phát triển xuất khẩu ngành
dệt may nói riêng và thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng
và Nhà nước ta nói chung.
147
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa sâu sắc như hiện nay, đi liền với
xu hướng tự do hóa thương mại với việc cắt giảm và dỡ bỏ các hàng rào thuế quan
truyền thống, là xu hướng ngày càng phát triển của các RCKT thương mại như một
tất yếu khách quan. Các RCKT thương mại, với những ưu điểm nổi trội so với rào
cản thuế quan truyền thống, đóng vai trò quyết định trong định hình các dòng chảy
của TMQT ngày nay.
RCKT của các thị trường nhập khẩu chính Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,... đối với
hàng DMXK của Việt Nam cũng phát triển nở rộ và ngày càng trở nên cao hơn, tinh
vi, phức tạp hơn để cản trở sự thâm nhập mạnh mẽ của hàng DMXK của nước ta.
Điều này đặt ra những khó khăn, thách thức lớn cho cả Nhà nước và cộng đồng DN
Việt Nam trong vượt RCKT của các thị trường phát triển để đẩy mạnh XK hàng
DM, thực hiện mục tiêu chiến lược xuất nhập khẩu và chiến lược phát triển ngành
DM đến năm 2020, nhất là trong điều kiện thực tế hiện nay, năng lực vượt RCKT
của Việt Nam còn hạn chế do có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế và
khoa học, công nghệ so với Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.
Xuất phát từ mâu thuẫn giữa việc gia tăng sử dụng các RCKT của các nước
phát triển gây cản trở cho XK hàng DM của Việt Nam với năng lực vượt RCKT còn
yếu nhưng phải nỗ lực để tăng cường XK hàng DM của Việt Nam sang các thị
trường này, NCS đã thực hiện đề tài luận án tiến sĩ “Rào cản kỹ thuật đối với hàng
dệt may xuất khẩu và giải pháp của Việt Nam” với mục đích nghiên cứu, làm rõ cơ
sở lý luận và thực tiễn của việc đề xuất các giải pháp nhằm vượt RCKT của các
nước nhập khẩu, đẩy mạnh XK hàng DM của Việt Nam. Luận án đã đạt được
những kết quả chính và có những điểm mới sau đây:
- Thứ nhất, Luận án có cách tiếp cận mới, nhìn nhận RCKT theo hướng tích
cực, coi RCKT là những quy định, tiêu chuẩn hợp lý, khoa học buộc các quốc gia,
các nhà nhập khẩu, xuất khẩu phải tuôn thủ. Theo đó, RCKT được tiếp cận từ hai
phía trong mối quan hệ giữa các quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa, trên cả
2 bình diện Nhà nước và doanh nghiệp.
148
- Thứ hai, Luận án đã phát triển một số vấn đề lý luận về RCKT và vượt
RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu, trong đó: Luận giải và đưa ra quan điểm
riêng về khái niệm và cách phân loại mới RCKT; Đưa ra phương thức vượt RCKT
và đề xuất mô hình vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu, theo đó các doanh
nghiệp xuất khẩu là chủ thể trực tiếp phải vượt RCKT, nhưng vai trò của Nhà nước
và các tổ chức hỗ trợ thương mại, các tổ chức xã hội dân sự khác trong và ngoài
nước là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể vượt qua RCKT và xuất khẩu
thành công; Xác định hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vượt RCKT của
một quốc gia, trong đó, nhóm nhân tố thuộc về quốc gia xuất khẩu (nhân tố trong
nước) giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định đến sự phát triển bền vững và hiệu
quả của xuất khẩu hàng dệt may. Và trong số các nhân tố này thì nhân tố thuộc về
tư duy nhận thức của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân đối với sản xuất và
xuất khẩu hàng dệt may giữ vai trò quan trọng nhất, có thể thúc đẩy hoặc cản trở
việc đáp ứng RCKT. Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm vượt RCKT đối với hàng
DMXK của một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan cả trên bình diện nhà
nước và doanh nghiệp, tập trung vào các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước và các nỗ
lực vượt RCKT của bản thân DN, rút ra những bài học có thể áp dụng và không nên
áp dụng vào Việt Nam.
- Thứ ba, Luận án đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng XK và thực trạng
sử dụng các RCKT của các nước nhập khẩu chính và tác động của chúng tới XK
hàng DM của Việt Nam cũng như những biện pháp vượt RCKT đối với hàng DM
của. Chính phủ và DN Việt Nam chỉ rõ rằng để vượt qua RCKT của các thị trường
nhập khẩu chủ yếu, hàng DM Việt Nam đã có những thích nghi, đổi mới quan
trọng, đặc biệt là trong công nghệ sản xuất, tạo dựng thương hiệu và thay đổi cách
thức giám sát, kiểm tra. Nhưng thực trạng đáp ứng các rào cản này vẫn bộc lộ nhiều
hạn chế trong thời gian qua. Những hạn chế đó có nguyên nhân khách quan do trình
độ phát triển kinh tế, KHCN của Việt Nam còn thấp, nhưng nguyên nhân chủ quan
quan trong nhất là do chất lượng nguồn nhân lực nước ta còn thấp, kể cả trong các
cơ quan chính phủ và các DNDM. Nhận thức và ý thức về việc chủ động nắm bắt
xu hướng RCKT để có biện pháp phòng ngừa mang tầm chiến lược còn yếu. Hiện
149
nay các biện pháp vượt RCKT còn mang tính đối phó, bị động và ngắn hạn. Chính
phủ và cộng đồng DNDM chưa thật sự có sự gắn kết chặt chẽ với nhau để tìm giải
pháp,...
Thứ tư, Luận án đã tiến hành nghiên cứu, làm rõ xu hướng phát triển của
RCKT và khả năng gia tăng áp dụng RCKT đối với hàng DMXK của các thị trường
nhập khẩu chính thời gian tới. Theo đó, RCKT với những ưu điểm vượt trội trong
thế giới toàn cầu hóa và KHCN phát triển như vũ bão, đang củng cố vai trò quyết
định trong định hình các dòng chảy TMQT. Xu hướng là các RCKT ngày càng phát
triển cao hơn, được các nước sử dụng ngày càng nhiều hơn và trở nên tinh vi, phức
tạp hơn, với các mối quan tâm hàng đầu là an toàn sức khỏe con người, bảo vệ môi
trường, yêu cầu chất lượng, ngăn chặn các hành vi lừa dối và bảo vệ người tiêu
dùng,... Những xu hướng phát triển mới của RCKT và mức độ sử dụng RCKT tăng
lên của các thị trường nhập khẩu sẽ có khả năng tác động mạnh mẽ, nhiều mặt hơn
tới hàng DMXK của Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian tới, RCKT cần phải đuợc
quan tâm, chú ý nhiều hơn trên cả góc độ vĩ mô và vi mô.
Thứ năm, Luận án đã nêu ra các quan điểm và định hướng vượt RCKT đối
với hàng DMXK thời gian tới trên tinh thần đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chủ động
phòng ngừa, nỗ lực hết mình và có định hướng chiến lược cả ở tầm quốc gia và DN
để vượt RCKT, đẩy mạnh XK hàng DM.
Thứ sáu, Luận án đề xuất các nhóm giải pháp chung và cụ thể đối với Nhà
nước, Hiệp hội và DN nhằm vượt qua RCKT của các nước nhập khẩu, đẩy mạnh
XK hàng DM. Nhà nước và Hiệp hội DM cần giúp đỡ hỗ trợ các DN vượt rào.
Những hỗ trợ không thể thiếu của Nhà nước cho DN là ở việc tăng cường năng lực
pháp lý và QLNN về TBT, tăng cường hội nhập quốc tế về TBT, hỗ trợ đầu tư đổi
mới trang thiết bị kỹ thuật, KHCN, hỗ trợ cung cấp thông tin, xây dựng hệ thống tin
dự báo, cảnh báo và khuyến cáo về RCKT mới cho doanh nghiệp, hỗ trợ đào tạo
nguồn nhân lực cho DN,... Các DN phải chủ động, tích cực phát huy nội lực bản
thân, nỗ lực đổi mới không ngừng, triển khai chiến lược kinh doanh XK bền vững
để sản phẩm đáp ứng RCKT của các nước nhập khẩu, qua đó phát triển thương
hiệu, phát triển XK hàng DM Việt Nam.
150
Kết quả trên đây chính là những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề
tài luận án vào việc nâng cao năng lực vượt qua các RCKT trong TMQT, thúc
đẩy XK hàng DM của Việt Nam. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng luận án không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo,các
nhà khoa học để luận án hoàn chỉnh hơn.
Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lời cám ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo cùng các
Thầy giáo, Cô giáo, các cán bộ của Viện nghiên cứu Thương mại, đặc biệt là tập thể
Giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Nhiễu và TS. Phạm Thu Giang. Nghiên cứu
sinh cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên
của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, Vụ Khoa học & Công nghệ -
Bộ Công Thương, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX), Văn phòng TBT Việt
Nam, Viện Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà nghiên
cứu cùng bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã luôn ủng hộ,
tạo điều kiện thuận lợi, chia sẻ khó khăn và luôn động viên tác giả trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành bản luận án này./.
151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
[1] Phạm Thị Lụa (2011). Công nghiệp DM Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Tạp chí Lý luận chính trị, Tháng 3/2011.
[2] Phạm Thị Lụa (2011). Chính sách công nghiệp của Nhật Bản đối với các nước
ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, Tạp chí Công nghiệp - Tháng 4/2011.
[3] Phạm Thị Lụa (2011). Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng DMXK
của Việt Nam, Tạp chí Thương mại - Số 8/2011.
[4] Phạm Thị Lụa (2012). Khuyến nghị về định hướng điều chỉnh chính sách XK
ngành DM Việt Nam trong bối cảnh mới, Tạp chí Giáo dục lý luận - Tháng
12/2012.
[5] Phạm Thị Lụa (2012). XK hàng DM sang thị trường Nhật Bản và những
khuyến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí KHCN, Trường Đại
học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, Tháng 12/2012.
[6] Phạm Thị Lụa (2014). Rào cản kỹ thuật - Thách thức lớn đối với các DNDM
Việt Nam, Tạp chí Công thương, Tháng 4/2014
[7] Phạm Thị Lụa (2014). DNDM Việt Nam vượt rào cản kỹ thuật của các thị
trường XK, Tạp chí nghiên cứu thương mại, Số 8, Tháng 4/2014
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các văn bản.
[1] Nghị định về Ghi nhãn hàng hóa số 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ năm
2006,...
[2] Nghị định số 127/2007/NĐ-CP của chính phủ ngày 01/08/2007 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
[3] Nghị định số: 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
[4] Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.
[5] Nghị định số 86/2012/ND-CP ngày 19/10/2012 quy định chi thiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường.
[6] Quyết định số 682/QĐ-TTg ngày 10 tháng 05 năm 2011 “Đề án thực thi hiệp
định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011 - 2015”.
[7] Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 10/3/2008 của Thủ tướng chính Phủ,
“Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam đến
năm 2015, định hướng đến năm 2020”.
[8] Quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11/4/2014 của Bộ Công Thương phê duyệt
“Quy hoạch phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030”
Sách, báo cáo Tiếng Việt
[9] Hoàng Thị Vân Anh (2009), “Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của hàng rào
kỹ thuật thương mại (TBT) Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy
sản của Việt Nam và giải pháp khắc phục”, đề tài NCKH cấp Bộ.
[10] Lê Quốc Ân (2005), “Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt
Nam sau hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ”.
153
[11] Lê Quốc Ân (2006), “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng năng lực
cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2015”, đề
tài nghiên cứu của Hiệp hội dệt may Việt Nam.
[12] BaKer & McKenzie (2010), “Sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại tại Hoa
Kỳ”.
[13] Báo cáo Dự án 2009, “Hội nhập Kinh tế và sự phát triển ở Việt Nam”.
[14] Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới (2000), “Xanh hóa
công nghiệp - Vai trò mới của Cộng đồng, thị trường và Chính Phủ”.
[15] Đỗ Đức Bình, Bùi Huy Nhượng (2009), “Đáp ứng rào cản phi thuế quan để
đẩy mạnh xuất khẩu bền vững hàng thủy sản của Việt Nam”, Nhà xuất bản
chính trị Quốc gia.
[16] Bộ Công Thương (2006), “Nghiên cứu rào cản môi trường đối với thương mại
và đề xuất áp dụng tại Việt Nam”, đề tài NCKH.
[17] Bộ Công Thương (2008), “Hướng dẫn xây dựng và áp dụng các biện pháp trợ
cấp bảo vệ môi trường đối với ngành dệt may và da giầy”.
[18] Bộ Công thương (2008), dự án”Phân tích tác động của các quy định môi
trường dưới hình thức các rào cản thương mại môi trường đối với xuất khẩu
một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam”.
[19] Bộ Công thương (2010), “Xuất nhập khẩu Việt Nam sau hội nhập WTO”,
NXB Công thương.
[20] Bộ Kế hoạch và đầu tư (6/2014), “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ
2014”, báo cáo hội thảo
[21] Bộ Thương mại (1999), “Thị trường hàng dệt may thế giới và khả năng xuất
khẩu của Việt Nam”, đề tài NCKH cấp Bộ.
[22] Bộ Thương mại (2004), “WTO thương mại đầu tư Việt Nam trong tiến trình
hội nhập”.
154
[23] Bộ Thương mại, Vụ Kế hoạch thống kê, “Cơ sở khoa học định hướng các biện
pháp phi thuế để bảo hộ sản xuất hàng hoá ở Việt Nam trong quá trình hội
nhập kinh tế thương mại thế giới”, Đề tài NCKH cấp Bộ.
[24] Cục XTTM (2010), “Hồ sơ thị trường Nhật Bản”.
[25] Dự án hỗ trợ đa biên, EU - Multrap III (2009), “Báo cáo vượt qua các rào cản
kỹ thuật để thúc đẩy xuất khẩu sang Liên Minh Châu Âu”.
[26] Dự án hỗ trợ thương mại đa biên, Multrap II (2009), “Cam kết của Việt Nam
trong WTO”.
[27] Đại diện Thương mại Mỹ (2004), “Việt Nam: các rào cản ngoại thương”.
[28] Đại học Ngoại thương (2001), “Bảo hộ hợp lý sản xuất và mậu dịch nông sản
trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài NCKH cấp Bộ.
[29] Đỗ Thị Đông (2011), “Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của
các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế.
[30] FPT Security (4/2014), “Báo cáo ngành dệt may”
[31] Nguyễn Anh Dương - Đặng Phương Dung, “Việt Nam tham gia WTO và các
hiệp định thương mại tự do (FTA) - Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may”
[32] Đào Thị Thu Giang (2009), “Các biện pháp vượt rào cản phi thuế quan trong
thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt nam”, luận
án Tiến sĩ kinh tế.
[33] Phạm Thu Giang (2007), “Phân tích, tổng hợp các nội dung cụ thể có liên quan
đến hiệp định, các điểm phù hợp và không phù hợp của nghị định, thông tư, quyết
định của Bộ, Chính phủ, Quốc hội trong phạm vi ngành dệt may”, Báo cáo
[34] GS. Claudio - EU - Việt Nam Multrap III, “Hội nhập khu vực - Cơ hội và
thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam”.
[35] Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại
[36] Hiệp định thương mại về hàng dệt và may mặc
[37] Hiệp định đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam.
155
[38] Hiệp định thương mại Việt Nam - EU
[39] Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
[40] Hiệp hội dệt may Việt Nam (2006), “Chiến lược xuất khẩu ngành dệt may Việt
Nam giai đoạn 2006 - 2010”.
[41] Nguyễn Hoàng (2009), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu
vào thị trường các nước EU của dệt may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”,
Luận án tiến sĩ kinh tế.
[42] Nguyễn Hữu Khải (2005), “Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương
mại quốc tế”, NXB Lao động xã hội.
[43] Cao Sĩ Kiêm, “Tác động của hàng hóa nhập khẩu với sản xuất trong nước.
Các công cụ phòng vệ thương mại và sản xuất trong nước”
[44] Nguyễn Thị Hoàng Lan (2010), “Rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng
dệt may xuất khẩu Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, đề tài NCKH của
Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
[45] Bùi Thị Lý (2005), “Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật thương mại khi
doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường một số nước phát
triển”, đề tài NCKH cấp Bộ.
[46] Nguyễn Thị Hoàng Mai (2011), (2012), “Báo cáo cập nhật ngành dệt may”.
[47] Nguyễn Thị Mão (2001), “Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc
tế và những giải pháp để vượt rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt
nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
[48] Mutrap II, dự án hỗ trợ thương mại đa biên (2006),“Thông lệ và hướng dẫn về
quản lý các cơ quan thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về các rào cản kỹ
thuật trong thương mại (TBT) và hiệp định kiểm dịch vệ sinh động, thực vật
(SPS) của WTO”.
[49] Nguyễn Thị Nhiễu (2007), “Giải pháp tăng cường sự tham gia của doanh
nghiệp và sản phẩm Việt Nam vào mạng lưới sản xuất và phân phối toàn cầu
sau khi Việt Nam gia nhập WTO”, đề tài NCKH cấp Bộ
156
[50] Ngô Thị Việt Nga (2012) “Tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp dệt may của
tập đoàn dệt may Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Kinh tế.
[51] Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI, “Cam kết WTO về lĩnh
vực dệt may”
[52] Thông tư liên tịch của Bộ Công nghiệp - Bộ thương mại, “ Hướng dẫn giám
sát xuất khẩu dệt may vào thị trường Hoa Kỳ” ngày 28 tháng 2 năm 2007.
[53] Spencer Henson và John S. Wilson (2007), “Tổ chức thương mại thế giới và
các hàng rào kỹ thuật trong thương mại”, Mai Thế Trình dịch, NXB Chính trị
Quốc gia.
[54] Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Báo cáo,”Tiêu chuẩn, đo lường,
đánh giá sự phù hợp và hiệp định TBT”.
[55] Tập đoàn dệt may Việt Nam (2005), “Quy hoạch phát triển ngành dệt may
Việt Nam đến năm 2015 - tầm nhìn 2020”.
[56] Đinh Văn Thành (2005), “Nghiên cứu các rào cản trong thương mại quốc tế
và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam”, Nhà xuất bản Lao động xã hội,
Hà Nội.
[57] Đinh Văn Thành (2005), “Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông
sản trong thương mại quốc tế”, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
[58] Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. HCM (2009), “Tài liệu ngành
hàng dệt may Việt Nam”.
[59] Hồ Tuấn (2005), “Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lượng tăng trưởng trong ngành may mặc Việt Nam”, đề tài NCKH cấp Bộ.
[60] Nguyễn Văn Tuấn (2010), “Thương mại quốc tế”, Giáo trình, NXB Đại học
KTQD
[61] Nguyễn Thị Tú (2010),”Nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may của Việt Nam
trên thị trường Hoa Kỳ”, NXB Chính trị Quốc Gia.
[62] Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế Quốc tế (2004), “Tác động của các
hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển”
157
[63] Văn phòng TBT, Bộ Công thương (2006), “Nhiệm vụ nghiên cứu triển khai
một số hoạt động khoa học công nghệ về rào cản kỹ thuật thương mại trong
ngành công nghiệp”.
[64] Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (2011), “Các dự thảo đàm phán
NAMA về NTBs đối với ghi nhãn hàng dệt may, giày dép và đồ du lịch và TBTs
đối với ô tô, điện tử, hóa chất”.
[65] Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (2011), “Tăng cường vai trò của
các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế liên quan đến Nhà nước”.
[66] Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (2012), “Hồ sơ thị trường Nhật
Bản”.
[67] Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (2013), “Hồ sơ thị trường Hoa
Kỳ”
[68] Viện dệt may Việt Nam (2009), “Những rào cản kỹ thuật trong thương mại
dệt may Việt Nam”, nhà xuất bản Bách Khoa - Hà Nội.
[69] Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công thương
(2007), “chính sách công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, Báo cáo
hội thảo.
[70] Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công thương
(2/2013), “Rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam”.
[71] Viện Nghiên cứu Thương Mại (2003), “Cẩm nang thị trường xuất khẩu -Thị
trường Nhật Bản”, Nhà Xuất Bản Thương Mại, Hà Nội
[72] Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương (2012), “Tác động của hội nhập
kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO”.
[73] Vụ Châu Âu - Bộ Thương Mại (2004), “Quan hệ kinh tế, thương mại Việt
Nam - Liên minh Châu Âu”.
[74] Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Thương mại (1999), “Nghiên cứu
tổng quan các biện pháp phi thuế quan Việt Nam”, Hà Nội.
158
[75] Vụ khoa học - Bộ Công thương (2007), “Sổ tay hướng dẫn thực hiện hiệp định
TBT trong ngành công nghiệp”.
[76] Vụ khoa học - Bộ Công thương (2005), “Bổ sung quy định ghi nhãn hàng hóa
cho hàng dệt may nhập khẩu”.
[77] Vụ thị trường Châu Âu, Bộ Công thương (2011), “Quy tắc xuất xứ mới của
Liên minh Châu Âu”, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông.
Sách, báo cáo tiếng Anh
[78] Damien J Naven (2000), “Evaluating the effects of Non-tarriff
barriers”; The economic analysis of protection in WTO dispute, University
of Lausane and CEPR.
[79] Economic and social commission for ASIA and the Pacific (2000), “Non -
tariff measures with potentially restrictive market access implications
emerging in a post-uruguay ruond context”, United Nations.
[80] Gordhan K. Saini, “Non-Tariff Measures Affecting India’s Textiles and
Clothing Exports: Findings from the Survey of Exporters”.
[81] Hildegunn Kyvik Nordås, “The Global Textile and Clothing Industry post the
Agreement on textiles and Clothing”, World Trade Organization.
[82] Keith E. Maskus, “Quantifying the Impact of Technical Barriers to Trade, a
Framework for Analysis”.
[83] Sangeeta Khorana, “Barriers to exporting to the EU: evidence from textiles
and leather goods firms in india”, School of Management and Business,
United Kingdom.
[84] USTR (2013), “2013 Report on Technical Barriers to Trade”
[85] WTO Committee on Technical Barriers to Trade (2013), “Eighteenth Annual
Review of the Implementation and Operation of the WTO Agreement on
Technical Barriers to Trade”, G/TBT/33.
159
[86] Xiaohua Bao (2009), “Quantifying the Trade Effects of Technical Barriers to
Trade: Evidence from China”, School of International Business
Administration.
[87] Xiaohua Bao and Larry D. Qiu (2011), “How Does Technical Barriers to
Trade Influence Trade Flows?”, School of International Business
administration, Shanghai University of Finance and Economics.
Báo, tạp chí
[88] Đỗ Đức Bình (2009), “Rào cản môi trương - Rào cản xanh của EU và giải
pháp vượt rào đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường
EU”, tạp chí Kinh tế - Pháp luật Châu Âu, (6).
[89] Phạm Minh Đạt (2008), “Giải pháp vượt rào cản môi trường cho hàng thủy
sản xuất khẩu của Việt Nam”, tạp chí Thương mại, (23).
[90] Nguyễn Kim Định (2006), “Doanh nghiệp làm thế nào để có thể vượt được
các rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế?”, tạp chí kinh tế phát
triển.
[91] Nguyễn Hoàng (2010), “Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật thương mại khi
doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ”, tạp chí
nghiên cứu tài chính kế toán, số 02(79).
[92] Trần Thanh Long (2009), “Ảnh hưởng của rào cản thương mại khi Việt Nam
đã gia nhập WTO”, tạp chí Kinh tế và dự báo,( 18).
[93] Nguyễn Xuân Minh (2011), “Vượt qua rào cản - đẩy mạnh xuất khẩu năm
2011 - 2012”, tạp chí thương mại, ( 26).
[94] Phan Ngọc Trung (2006), “Rào cản thương mại - Thách thức đối với quá trình
hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam”, tạp chí Kinh tế và dự báo, (8).
[95] Trần Quốc Trung (2011),“Giải pháp ứng phó với rào cản kỹ thuật mới trong
xuất khẩu thủy sản”, tạp chí thương mại, ( 27).
160
[96] Gabriel J. Felbermayr · Benjamin Jung “Sorting It Out: Technical Barriers to
Trade and Industry Productivity”, tạp chí Springer Science + Business Media,
LLC 24/3 /2009.
[97] Ningchuan Jiang (2008), “Effect of Technical Barriers to Trade on Chinese
Textile Product Trade”, tạp chí International Business Reseach.
[98] Xiaohua Bao và Larry D. Qiu (2010), “Do Technical Barriers to Trade
Promote or Restrict Trade? evidence from China”, Asia Pacific of Accounting
and Econimic, (17).
[99] Các trang website:
- www.tbtvn.org
- www. trade.ec.europa.eu
- www. ustr.gov
- www.jtia.or.jp;
- www.vinatex.com
- www.vietrade.gov.vn
- www.vneconomy.com.n
- www.vietnamtextile.org
- www.vcci.co.vn
- www.ciem.org.vn
- www.trungtamwto.vn
161
VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI
PHỤ LỤC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội - 2014