Lý do chọn đề tài
Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp là hoạt động bình thường của tất cả mọi người. Trong giao tiếp, hội thoại chiếm tỉ lệ thời gian rất lớn. Nhiều việc đạt kết quả hay thất bại phụ thuộc vào kinh nghiệm tham gia hội thoại của từng người. Hội thoại có vị trí quan trọng như thế nên ngay từ nhỏ, học sinh đã cần phải tham gia vào các cuộc hội thoại và hiểu biết thêm về hội thoại. Tuy nhiên, trong thực tế, học sinh ít được rèn luyện về kĩ năng hội thoại. Lâu nay, các chương trình học tập cũng đang nghiên cứu và đưa ra các bài tập về hội thoại, nhưng kết quả thu được chưa cao. Tại các nhà trường Tiểu học hiện nay, ở một số trường cũng đã quan tâm và đưa hội thoại vào như một trong những mục tiêu chính của môn học.
Ở Việt Nam, chỉ từ cuối thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, hội thoại mới được đưa vào chương trình môn Tiếng Việt, được dạy thử nghiệm rồi dạy chính thức ở các lớp học. Tuy nhiên, hiểu biết của giáo viên về hội thoại còn ít ỏi, sơ lược, nên nhiều giáo viên còn rất khó khăn khi dạy hội thoại cho học sinh.
Chính vì những lí do trên nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại ở phân môn tập làm văn lớp 3 trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học”. Đề tài nhằm tìm hiểu các bài tập mà sách giáo khoa lớp 3 đưa ra về dạy hội thoại, qua đó rút ra một số lưu ý trong phương pháp giảng dạy cho phù hợp từng dạng bài.
69 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3594 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Toán học trong dạy học số học cho học sinh Tiểu học lớp 1, lớp 2 và lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh bày chi tiết, hệ thống theo từng lớp học và ở cả cấp học.
Về cách viết chương trình
Chương trình tiếng Việt đầu thế kỉ XXI không lấy trục phân môn làm căn cứ để trình bày các nội dung học ở từng lớp như các chương trình môn Tiếng Việt thế kỉ XX. Chương trình năm 2001 viết theo từng lớp và ở mỗi lớp gồm 3 phần chính: các nội dung luyện tập kĩ năng đọc, viết, nghe, nói; kiến thức về Tiếng Việt, văn học gắn với nội dung luyện tập kĩ năng và các nguồn cũng như nội dung ngữ liệu.
Phần cuối chương trình đề cập đến yêu cầu kiến thức cần đạt ở từng lớp. Chương trình năm 2006 cũng viết theo từng lớp, mỗi lớp chỉ gồm 2 phần chính là các kiến thức về tiếng Việt, làm văn, văn học và các kĩ năng cần luyện tập. Chuẩn kiến thức và kĩ năng là phần thứ hai của chương trình môn học. cách viết của chương trình môn Tiếng Việt đầu thế kỉ XXI đã làm rõ:
Nội dung học tập kĩ năng môn Tiếng Việt
Nội dung học tập kiến thức môn Tiếng Việt, làm văn, văn học và mối tương quan với kĩ năng học ở từng lớp.
Các yêu cầu cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Cách viết của chương trình năm 2001 và 2006 không ràng buộc người viết sách giáo khoa phải tuân theo một hệ thống phân môn định trước như chương trình môn Tiếng Việt thế kỉ XX. Hệ thống phân môn quy định sẵn trong chương trình gồm: tập đọc, chính tả, tập viết, từ ngữ, ngữ pháp, làm văn, kể chuyện. Chương trình môn Tiếng Việt đầu thế kỉ XXI cũng không ấn định thời lượng học tập cụ thể đối với từng nội dung như chương trình thế kỉ XX. Chương trình chỉ quy định số tiết học môn Tiếng Việt theo tuần ở từng lớp. Đây là cách viết chương trình phổ biến ở các nước. căn cứ vào chương trình, các nhóm tác giả viết sách giáo khoa có thể xác lập một hệ thống các phân môn hoặc các loại bài học theo quan điểm của mình và đưa ra cách phân bố thời lượng học tập cho các phân môn hoặc các loại bài học trong tuần miễn là bảo đảm thực hiện mục tiêu môn học, học đầy đủ các kiến thức, kĩ năng và đạt các chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định. Trong tương lai khi trình độ giáo viên được nâng cao, lại được giao quyền tự chủ về chuyên môn rộng rãi thì họ có thể sẽ tự quy định các loại bài học hoặc các phân môn cùng số tiết học cho từng phân môn trong tuần cần thực hiện ở trường mình.
Thực trạng dạy học hội thoại trong môn Tiếng Việt ở nhà trường Tiểu học hiện nay
Nhà trường Tiểu học trong hơn 10 năm qua đã có nhiều nỗ lực thực hiện nguyên tắc giao tiếp trong dạy Tiếng Việt. Các nỗ lực ấy được thể hiện trên các phương diện sau:
Nội dung luyện tập kĩ năng ngày càng được chú trọng trong việc giảng dạy và học tập tiếng Việt
Bài học thuộc bất kì phân môn nào cũng lấy yêu cầu thực hành làm yêu cầu chủ đạo. Các bài Tập đọc chú trọng rèn luyện không chỉ kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thầm mà còn rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. Đọc hiểu văn bản trở thành mục tiêu cao nhất của bài tập đọc, của việc luyện đọc. các bài Luyện từ và câu chú trọng rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu để diễn đạt các nội dung giao tiếp khác nhau. Các bài Làm văn chú trọng nhân tố : đích của văn bản, đối tượng đọc văn bản, hoàn cảnh viết văn bản...nhằm tạo ra các đề bài văn mang tính tình huống, hướng dẫn học sinh cá thể hóa bài văn của mình. Sách Tiếng Việt đầu thế kỉ XXI đã đổi tên phân môn Ngữ pháp thành phân môn luyện từ và câu cũng là nhằm nêu bật nội dung rèn luyện kĩ năng thực hành khi học ngữ pháp và từ vựng.
Dạy các kiến thức về tiếng Việt theo tinh thần giao tiếp
Việc lựa chọn và sắp xếp các đơn vị kiến thức tiếng Việt đưa vào chương trình và sách giáo khoa hướng tới phục vụ mục đích rèn luyện kĩ năng lĩnh hội và sản sinh văn bản.
Các đơn vị của ngôn ngữ như từ, cụm từ, câu...được dạy trong hoạt động giao tiếp. Từ được xem xét khi nó tham gia tạo cụm từ, tạo câu...câu được xem xét cả trong quan hệ nội tại (quan hệ giữa các thành phần cấu tạo câu ), cả trong việc thực hiện các chức năng giao tiếp và trong các hoàn cảnh giao tiếp (ví dụ học cách dùng câu hỏi vào mục đích khác, cách giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi, khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị...). Đoạn văn không chỉ được xem xét trong quan hệ với các câu mà còn được xem xét trong quan hệ với các đoạn khác của bài văn.
Các từ, câu, đoạn...trong bài văn lại được xem xét, tìm hiểu trong mối quan hệ với mục đích và nội dung giao tiếp, trong quan hệ với nhân vật và các tình huống giao tiếp. Từ đó học sinh hiểu được không chỉ cấu tạo, đặc điểm mà còn hiểu được ý nghĩa tác dụng của các đơn vị tiếng Việt trong quá trình giao tiếp.
Sử dụng giao tiếp như là một phương pháp chủ đạo trong dạy học Tiếng Việt
Giờ dạy lý thuyết hay luyện tập kĩ năng thực hành cần thực hiện theo tinh thần giao tiếp. Kiến thức về từ, câu, dấu câu... phải được rút ra qua phân tích các mẫu lời nói: các bài thực hành kĩ năng cần tuân thủ yêu cầu luyện tập theo hệ thống các thao tác của hoạt động nói năng (xác định yêu cầu, lập dàn ý, viết đoạn và bài, kiểm tra và sửa chữa lời nói, bài viết...) ; xây dựng hệ thống bài tập phản ánh cơ chế sản sinh và lĩnh hội lời nói thông qua các tình huống giao tiếp...
Rất nhiều lời khuyên đã được đưa ra với giáo viên như: người dạy cần tạo điều kiện cho học sinh có nhu cầu giao tiếp, làm cho các em muốn và thích được nói, được viết, có tâm thế hào hứng tham gia nói, viết...; làm sao để học sinh dễ dàng xác định được nội dung, mục đích giao tiếp, biết xác định và phân tích đặc điểm hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp.
Nỗ lực cao nhất của nhà trường trong việc dạy tiếng Việt theo nguyên tắc giao tiếp là tổ chức dạy hội thoại cho học sinh.
Trong thực tế giảng dạy tại các nhà trường Tiểu học hiện nay, các bài tập dạy hội thoại cho học sinh được chú trọng rèn luyện nhiều hơn, hs được thực hành trong các tiết học trên lớp, đan xen trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Thông qua dạy hội thoại phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
Việc dạy hội thoại được tiến hành theo các bài học đã phân bố trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, trong quá trình học tiếng Việt, kĩ năng hội thoại nhiều khi vẫn được rèn luyện khi học sinh hỏi – đáp, đóng vai giải quyết tình huống...nên nhiều khi giáo viên thường chủ quan, chỉ dạy qua loa, hoặc nhiều khi bỏ qua không dạy. Đó cũng là một vấn đề nan giải trong nhà trường hiện nay cần phải được khắc phục.
Khi dạy về hội thoại trong nhà trường Tiểu Học, nhiều khi, gv nỗ lực nhiều để giờ học thực sự có hiệu quả, hs thực sự được hội thoại và giao tiếp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhiều hs vì thiếu kĩ năng hội thoại đã tự biến lời thoại của mình thành lời độc thoại. Người ta gọi hiện tượng này là “ Độc thoại hóa cuộc thoại”. Ví dụ khi yêu cầu hs thảo luận theo chủ đề: Trao đổi về 1 vấn đề nào đó , nhiều khi học sinh sẽ trình bày thành một bài nói về vấn đề đó, hay nêu cảm nghĩ và ý kiến của mình trước vấn đề. Khi đó, việc dạy dạng bài thảo luận, tranh luận về một vấn đề đã không thành công. Do vậy hiệu quả đạt được sau mỗi giờ dạy chưa cao.
Có thể nói trong việc dạy hội thoại cho học sinh tiểu học vẫn còn nhiều nan giải, cần phải khắc phục. vì vậy, nghiên cứu về dạy hội thoại để có phương pháp thích hợp là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
III. Các dạng bài tập và một số biện pháp rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Tập làm văn trong SGK Tiếng Việt lớp 3
Tìm hiểu về nội dung dạy hội thoại trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3
Dạy hội thoại là gì
Dạy hội thoại là dạy hoạt động nói năng
Hoạt động nói trước tiên liên quan đến hai kĩ năng quan trọng khi sử dụng tiếng Việt, đó là kĩ năng nghe và nói. Để phục vụ tốt cho việc dạy hội thoại, chúng ta cần chú trọng rèn cho học sinh năng lực nghe hiểu (từ chuỗi lời nói thu nhận được, thông qua các thao tác tư duy, rút ra những thông tin chủ yếu chứa đựng trong đó), năng lực nói liền mạch theo đề tài, chủ đề nhất định và đạt đích giao tiếp. Quá trình rèn luyện năng lực nghe hiểu và nói liền mạch là quá trình tiếp nhận và sản sinh lời nói.
Hoạt động nói năng là một loại hoạt động giao tiếp. Dạy hoạt động nói năng là rèn luyện kĩ năng giao tiếp, rèn luyện các kĩ năng nói trong các tình huống giao tiếp cụ thể, phù hợp với các nhân tố giao tiếp, với các đề tài và chủ đề hội thoại và đạt đích giao tiếp, hội thoại.
Dạy hội thoại góp phần phát triển tri thức, nâng cao văn hóa ứng xử trong xã hội
Dạy hội thoại là dạy huy động vốn kiến thức đã có và xử lí các thông tin mới, tiếp nhận trong hội thọại để tham gia hội thoại (trình bày tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, ý kiến cá nhân về các vấn đề đặt ra trong quá trình hội thoại). Chính quá trình này làm cho hiểu biết của con người trở nên phong phú, sắc sảo, mở rộng và nâng cao.
Dạy hội thoại là dạy văn hóa ứng xử trong giao tiếp. Các hàm lượng văn hóa của mỗi dân tộc hàm chứa trong ngôn ngữ (như các nghi thức lời nói, các cách sử dụng phép tu từ về từ, về câu...) khi được tích cực hóa sẽ trở thành vốn riêng của từng người. Phép lịch sự trong giao tiếp, các phương châm hội thoại (như luân phiên lượt lời, chất lượng, cách thức và quan hệ)...khi được vận dụng thường xuyên và trở nên nhuần nhuyễn sẽ thấm sâu vào cách ứng xử của mỗi cá nhân. Các vốn liếng trên tạo nên phong cách sống, cách đối nhân xử thế nhân văn, nhân hậu, văn minh, lịch sự nâng cao phẩm chất thanh sạch của con người.
Tóm lại dạy hội thoại là quá trình rèn luyện năng lực nghe hiểu và nói năng liền mạch phù hợp chủ đề, đạt đích giao tiếp, rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ có văn hóa trong các tình huống giao tiếp cụ thể, là quá trình huy động và làm giàu vốn hiểu biết của con người.
Nội dung dạy hội thoại trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3
Lần đầu tiên, chương trình Tiểu học đưa hội thoại thành một nội dung học tập. Các chương trình này quy định các kĩ năng cần rèn luyện trong phần nội dung chương trình và các mức độ cần đạt được trong phần chuẩn kiến thức và kĩ năng. Nắm vững nội dung chương trình, chuẩn kiến thức và kĩ năng có vai trò quan trọng để định hướng cho việc biên soạn sách giáo khoa, xác định nội dung dạy học và các yêu cầu cần đạt sau quá trình dạy học.
Nội dung chương trình môn tiếng Việt lớp 3 quy định các kiến thức và kĩ năng cần học và rèn luyện phục vụ cho hội thoại như sau:
Kiến thức tập làm văn
+ sơ giản về bố cục văn bản
+ Sơ giản về đoạn văn
+ một số nghi thức giao tiếp chính trong sinh hoạt ở trường, lớp; thư, đơn, báo cáo, thông báo...
Kĩ năng
+ Nghe và kể lại những câu chuyện đơn giản, thuât lại nội dung chính của các bản tin ngắn hoặc văn bản khoa học thường thức có nội dung phù hợp với lứa tuổi.
+ Nghe viết đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ ngắn.
+ Ghi lại một vài ý khi nghe văn bản ngắn, có nội dung đơn giản.
Nói :
+ Dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội.
+ Đặt câu hỏi về vấn đề chưa biết trả lời câu hỏi của người đối thoại.
+ Kể từng đoạn hoặc kể toàn bộ câu chuyện đơn giản đã được nghe
+ Thuật lại nội dung chính của bản tin ngắn hoặc văn bản khoa học thường thức có nội dung phù hợp lứa tuổi.
+ Phát biểu ý kiến trong cuộc họp; giới thiệu hoạt động của tổ, lớp, chi đội; trình bày miệng báo cáo ngắn (đã viết theo mẫu) về hoạt động của tổ, lớp, chi đội.
GV cần nắm vững chương trình từ đó có cách tiếp cận thích hợp với sách giáo khoa để thực hiện 1 cách có hiệu quả mục tiêu bài học. ngoài ra việc nắm vững chuẩn kiến thức để giảng dạy thích hợp với đối tượng học sinh cũng rất quan trọng.
Ở lớp 3, chuẩn kiến thức kĩ năng cần nắm vững như sau:
Kĩ năng
Yêu cầu
Ghi chú – ví dụ
Nói
Sử dụng nghi thức lời nói
Biết dùng từ xưng hô và lời nói phù hợp với tình huống giao tiếp trong gia đình, nhà trường...
Ví dụ: Hàng ngày hs sử dụng nghi thức lời nói khi vào lớp, học trong lớp, khi ra về và ở nhà (chào cô, mời lịch sự khi ăn, biết xưng hô phù hợp với lứa tuổi...)
Đặt và trả lời câu hỏi
Biết đặt và trả lời câu hỏi trong học tập, giao tiếp
VD: “Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong HCM” (BT1 – TLV tuần 1) Ở bài tập này, hs phải trao đổi với bạn, biết nêu câu hỏi và đưa ra câu trả lời phù hợp theo chủ đề về Đội TNTP HCM.
Thuật việc, kể chuyện
Biết kể một đoạn truyện hoặc một câu chuyện đã được đọc, đã nghe
Nói được một đoạn đơn giản về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc câu hỏi
Phát biểu, thuyết trình
Bước đầu biết phát biểu ý kiến trong một cuộc họp.
Biết giới thiệu các thành viên, các hoạt động của tổ, của lớp.
Nêu ý kiến cá nhân, nhận xét ý kiến của bạn trong các tiết học trên lớp và trong sinh hoạt tập thể.
Giới thiệu hoạt động của tổ, lớp dựa trên báo cáo hoặc văn bản đã chuẩn bị theo mẫu.
Nhận xét về nội dung dạy hội thoại trong chương trình Tiếng Việt lớp 3
Nghiên cứu nội dung chương trình dạy Tiếng Việt lớp 3, ta thấy:
Chương trình quy định dạy kiến thức và kĩ năng liên quan đến độc thoại và hội thoại
Dạy về hội thoại, thì chương trình đã quy định, ở lớp 3 chỉ dạy về nghi thức lời nói. Yêu cầu của chương trình là HS phải biết sử dụng lời nói trong các tình huống cụ thể như biết dùng từ xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp: trong gia đình, với bạn bè, thầy cô... Ngoài ra, HS còn cần phải biết đặt và trả lời câu hỏi trong những tình huống giao tiếp cụ thể. Đây là những yêu cầu bước đầu mang tính căn bản trong việc rèn khả năng hội thoại cho học sinh.
Độc thoại được nhắc đến nhiều hơn trong nội dung chương trình. Gồm: thuật việc, kể chuyện, phát biểu, thuyết trình....
Nhất quán với cách viết chung, ở phần này, chương trình cũng không đưa ra các quy định thời lượng, cách sắp xếp, tổ chức cụ thể cho mỗi nội dung học tập, rèn luyện. Việc làm này sẽ do các nhà soạn sách, các giáo viên căn cứ vào trình độ của học sinh, đối chiếu với yêu cầu kiến thức và kĩ năng để tự quy định. Cách làm mềm dẻo này sẽ tạo ra nhiều phương án thực hiện chương trình thích hợp với thực tiễn giáo dục bao giờ cũng đa dạng. Tuy nhiên, căn cứ vào số lượng các nội dung luyện tập có thể thấy chương trình vẫn chú trọng độc thoại hơn hội thoại. Ở các lớp cuối cấp, độc thoại càng được dạy nhiều hơn và với yêu cầu cao hơn. Điều này cũng có thể dễ hiểu. Chương trình cải cách năm 2000 lần đầu tiên đưa hội thoại vào chương trình đã là một sự thay đổi quan trọng. Song hiểu biết về kĩ năng sư phạm để dạy hội thoại của giáo viên còn mỏng, cho nên trong chương trình, việc dạy hội thoại cũng chưa thể đưa ra yêu cầu cao. Chúng ta tin rằng trong tương lai, việc dạy hội thoại có thể được chú ý thêm và đạt được hiệu quả hơn nữa.
- Trong dạy hội thoại, học về các nghi thức lời nói, nghi thức và quy tắc khi giao tiếp (cách xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp). Tuy nhiên cách hiểu biết về giao tiếp trong đời thường còn chưa được chú ý đầy đủ vì mới nhấn mạnh đến việc học các nghi thức lời nói, tức là học về mở đầu và kết thúc cuộc giao tiếp (những đoạn dùng nghi thức lời nói là chính, còn phần phát triển đề tài thì không được nhắc đến)
- ngoài các bài học trong tiết tập làm văn, thì cũng có thêm các tiết luyện tập về nghi thức lời nói: luyện tập sử dụng các nghi thức lời nói thông thường trong đời sống, và các nghi thức lời nói trong các hoạt động tập thể. (liên quan đến cuộc họp lớp, sinh hoạt chi đội...); luyện tập, trao đổi thảo luận theo đề tài. Tuy nhiên nội dung đề tài không được nhà trường quy định. Căn cứ vào vốn sống, vốn hiểu biết của các em, căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi của học sinh, các nhà soạn sách và giáo viên sách nên khai thác các đề tài cho việc luyện tập từ nhiều mặt khác nhau của cuộc sống xung quanh các em, không nên chỉ bó hẹp trong các đề tài liên quan đến chuyện học hành, cần có thêm đề tài về tình bạn, tình thầy trò, về các quan hệ xã hội...; hoặc các sinh hoạt, mua bán đời thường... Không nên đưa các chủ đề xa lạ với vốn sống của các em.
2. Các dạng bài tập dạy hội thoại trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3
2.1 Các loại bài tập dạy hội thoại
2.1.1Bài tập dạy cặp thoại
a) Cấu tạo
Cốt lõi của bài tập dạy cặp thoại là một tình huống giao tiếp đóng. Bài tập sau là bài tập dạy cặp thoại:
VD: Bạn em ra vào bàn, làm rơi cái lọ. Em nhanh tay đỡ được. bạn khâm phục: “Cậu nhanh thật đấy!”. (Tiếng Việt 2 tập hai)
Vì sao nói như vậy? Vì bài tập này đưa ra lời trao (là một lời khen) và người làm bài phải đưa ra lời đáp (là một lời bày tỏ sự khiêm tốn). Có thể gọi đây là bài tập đưa ra lời đáp.
Ngược lại có tình huống đã sẵn lời đáp, người làm bài phải đưa ra lời trao như ví dụ sau:
Hà: - ...
Bố Dũng: - Cháu vào nhà đi. Dũng đang học bài đấy!
Có hai cách trình bày bài tập dạy cặp thoại. Cách thứ nhất trình bày theo kiểu miêu tả tình huống giao tiếp (như bài tập đáp lời bà, bài tập trả lời bạn...). cách thứ hai trình bày theo liệt kê các lượt lời (trao và đáp) như ví dụ trên đây.
b) Hướng dẫn thực hiện bài tập dạy cặp thoại
* Nhìn một cách tổng quát, việc xác định lời trao hay lời đáp trong bài tập này dường như đã được ấn định bởi các yếu tố giao tiếp được nêu ra trong đầu bài, vì vậy mỗi đầu bài dường như có sẵn một lời giải. Ví dụ tình huống sau:
Em cho anh chạy thử cái tàu thủy của em nhé!
Vâng
....
Lời giải cho tình huống trên chỉ có một lời đáp là “Cảm ơn” hoặc “Cảm ơn em”.
Để học sinh có thể đưa ra được lời đáp, gv tổ chức cho hs thảo luận theo hình thức nhóm. Trong trường hợp cụ thể này nên tổ chức theo nhóm đôi. Các hs trong nhóm sẽ đều được đối thoại, đưa ra lời trao – đáp trong tình huống giả định.
GV dựa vào lời đáp của hs, nhắc hs đưa ra lời đáp thể hiện sự biết ơn, lịch sự “Cảm ơn” hoặc “ Cảm ơn em nhé!”.
* Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể có đến hai ba hoặc nhiều hơn cách diễn đạt cho một nội dung đáp lời hay trao lời.
Ví dụ khi gặp tình huống sau: Em lỡ bước giẫm vào chân bạn. Em hãy nói lời xin lỗi.(Tiếng Việt lớp 2)
Có rất nhiều cách diễn đạt lời xin lỗi đó. HS có thể đưa ra các lời trao như sau:
+ Xin lỗi bạn! (lịch sự)
+ mình vô ý quá ! (chân thành)
+ Bạn có đau không? Xin lỗi nhé! (Lịch sự, thân thiết)
+ xin lỗi vì đã giẫm phải bạn (Lịch sự)
+ tại mình mải đọc tờ báo đấy! (thiếu lịch sự)
....
Mỗi cách diễn đạt lời xin lỗi trên thể hiện tình cảm hay trình độ văn hóa của người đáp (thân thiện hay hững hờ, lịch sự hay thiếu lịch sự)
Trong các trường hợp này, sau khi gợi ý để các em đưa ra nhiều cách diễn đạt lời xin lỗi, giáo viên nên phân tích xem nên dùng những cách diễn đạt nào, không nên dùng những cách diễn đạt nào, nêu rõ lí do.
* Có một số trường hợp dùng tình huống giao tiếp giả định có thể cho phép đưa ra một lời đáp (hoặc trao) với các nội dung khác nhau tùy thuộc vào một số yếu tố giao tiếp.
Ví dụ có bài tập sau:
Một bạn vội, nói với em trên cầu thang: “xin lỗi! Cho tớ đi trước một chút!”
Em sẽ trả lời ra sao?
Có thể nêu ra đây một số cách trả lời và các yếu tố của ngữ cảnh chi phối dẫn đến cách trả lời đó.
+( Em đồng ý để bạn đi trước) (tránh ra và nói): Mời bạn đi trước! hoặc: “Bạn đi trước đi!”
+ (Người nói là bạn thân em, em muốn trêu bạn đó) : Vội gì mà đòi đi trước! hoặc : Cậu có vội đâu! Cứ đợi đấy!
+ (Em cũng đang vội, không kịp tránh ra để nhường đường cho bạn): Tớ cũng đang vội cuống lên đây!
+ (em không thể tránh, nhường đường cho bạn) Cậu không thấy tớ ôm chồng vở thế này còn tránh đâu cho cậu đi trước được nữa!
Trong trường hợp này, mỗi câu trả lời đều có thể tìm thấy lí do giải thích. Kết luận sư phạm rút ra: giáo viên cần suy ngẫm để có thể nhận diện đúng từng dạng bài tập nêu trên. Từ đó khuyến khích học sinh trả lời, tránh dập khuôn máy móc nhất là khi gặp các bài tập ở dạng thứ hai hay thứ ba nêu trên.
Bài tập dạy đoạn thoại và dạy cuộc thoại
Cấu tạo
Cốt lõi của bài tập này là các tình huống giao tiếp mở. Ví dụ các tình huống sau:
Nhân ngày 20 – 11 em thay mặt tổ mang hoa đến nhà tặng cô giáo.
Em vào viện thăm một thầy giáo bị ốm. Sau khi chào hỏi, em hỏi thăm sức khỏe của thầy.
Đầu bài A là đầu bài cho một cuộc thoại. Đầu bài B là đầu bài cho một đoạn thoại.
Hướng dẫn thực hiện bài tập dạy cuộc thoại
Có hai cách dạy bài tập dạy cuộc thoại: cách dạy theo hướng phân tích và cách dạy theo hướng thực hành.
Thông thường khi tiến hành giảng dạy trong các bài tập hội thoại nói chung, nhiều giáo viên có xu hướng nêu ra câu hỏi, để dẫn dắt học sinh trả lời, tìm ra kiến thức, hoặc đưa ra một kết luận nào đó. Việc đưa ra câu hỏi- đáp của giáo viên chính là hình thức phân tích hội thoại chứ chưa làm cho các học sinh tự tiến hành trao đổi, luyện nói với nhau.học sinh chỉ thực sự là mình, chỉ luyện nói với nhau khi giáo viên thay đổi cách dạy, nghĩa là dạy theo hướng thực hành. Như vậy mới đạt được kết quả như mong muốn của một bài dạy hội thoại.
Dạy hội thoại theo hướng phân tích là cách dạy đưa ra những lời nhận xét, đánh giá về các yếu tố giao tiếp nêu trong đề bài (gồm cả phần lời và phần tranh minh họa). Sự phân tích này nhằm làm rõ đích giao tiếp, nhân vật giao tiếp (trong đó có vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân), đề tài giao tiếp (gồm nội dung thực hiện được đề cập đến khi giao tiếp , hoàn cảnh giao tiếp thường là hoàn cảnh hẹp: cuộc giao tiếp diễn ra lúc nào và ở đâu). Từ đó đưa ra dự kiến các lời hội thoại và chọn những lời hội thoại phù hợp nhất với đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp..
Việc phân tích các yếu tố giao tiếp nêu ra trong đề bài có thể do giáo viên đưa ra một số câu hỏi theo hệ thống hoặc do học sinh tìm ra qua thảo luận nhóm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Dù theo biện pháp nào thì việc phân tích các tình huống hội thoại chỉ ra các yếu tố của ngữ cảnh và tìm ra lời hội thoại tương ứng cũng là nhìn cuộc thoại một cách tĩnh. Lúc này thật sự cuộc hội thoại chưa diễn ra. Cả thầy và trò đều phỏng đoán về sự diễn biến của cuộc hội thoại. Dạy theo cách này mang tính chất duy lí tư biện, dự báo chứ không thực hiện cuộc giao tiếp và quan sát, đánh giá nó trong diễn biến thực tế. Ta gọi cách dạy này là hội thoại theo hướng phân tích.
Nếu dùng duy nhất các biện pháp như trên để tiến hành giờ dạy thì không nên, còn coi phân tích đề tài hội thoại như một biện pháp mở đầu tiết dạy, (để chỉ rõ những yếu tố của tình huống giao tiếp, đích của giao tiếp) sau đó phần chính của tiết học lại tổ chức thực hành nội dung hội thoại theo đề tài thì biện pháp phân tích hội thoại lại cần thiết và hữu ích.
Dạy hội thoại theo hướng thực hành: Giao tiếp là hoạt động thực tiễn nên cách tốt nhất để nhanh chóng trau dồi năng lực giao tiếp cho học sinh là đưa các em vào hoạt động thực hành. Dựa trên việc xậy dựng các tình huống giả định theo yêu cầu của đề bài hội thoại, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện tình huống giả định đó trên lớp. Biện pháp hay phương pháp thích hợp nhất là phương pháp đóng vai. Để cho việc hội thoại diễn ra tự nhiên, giáo viên chỉ cần thống nhất với cả lớp yếu tố chi phối cuộc hội thoại đã quy định trong đề bài. Còn các hoạt động hội thoại như lời nói, nét mặt, cử chỉ... quả trình hội thoại diễn ra thế nào cứ để cho cá nhân vật giao tiếp (do học sinh đóng vai) tự sáng tạo.
Hãy tin rằng với kinh nghiệm giao tiếp đã có và với tình huống giao tiếp phù hợp trình độ và vốn sống của các em, học sinh sẽ hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra trong tình huống hội thoại giả định. Dù các hành động giao tiếp, các lời đối thoại (do học sinh tự sáng tạo ra khi đóng vai) còn nhiều nhược điểm, thiếu sót nhưng đó là sản phẩm mà các em sáng tạo ra. Hãy để cho lớp nhận xét, đánh giá các sản phẩm đó, đồng thời đề xuất cách khắc phục, giới thiệu kinh nghiệm giao tiếp và hội thoại của học sinh với nhau dưới sự hướng dẫn của giáo viên.nhờ đó các em sẽ tích lũy thêm vốn sống, vốn kinh nghiệm xử thế của các bạn khác để làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm hội thoại của mình.
Thực hiện theo cách trên, các tiết hội thoại sẽ sinh động, gần gũi với đời sống, không cần kịch bản đặt sẵn mà học sinh sẽ tự xây dựng kịch bản (qua hoạt động đóng vai lần thứ nhất) và hoàn thiện kịch bản (qua hoạt động đóng vai lần thứ hai, thứ ba sau khi nhận xét rút kinh nghiệm với nhau). Các ngữ liệu đưa ra nhận xét, đánh giá , bình luận trước lớp không phải là ngữ liệu do giáo viên đặt sẵn mà là ngữ liệu do chính các em tự đặt ra.
Dạy hội thoại theo hướng thực hành có thế mạnh là đưa học sinh tắm mình trong thực tiễn hội thoại, khai thác kinh nghiệm hội thoại có sẵn của cá em để nâng cao lên. Do đó giúp các em thêm tự tin và mạnh dạn, đồng thời hứng thú học tập hội thoại. Dạy hội thoại theo hướng thực hành là cả thầy và trò cùng bình luận, đánh giá cuộc hội thoại như nó đã diễn ra trong thực tiễn và họ được chứng kiến.
Tuy nhiên nếu chỉ có hoạt động thực hành thôi thì không đủ. Vì bên cạnh việc rèn luyện kĩ năng hội thoại, một yêu cầu khác của giờ dạy là nâng dần hiểu biết có tính “lí luận” nhiều nội dung liên quan đến kĩ năng hội thoại... Lúc đó biện pháp phân tích hội thoại sẽ phát huy tác dụng.
Vì vậy cần kết hợp phương thức dạy hội thoại theo hướng thực hành với sử dụng biện pháp phân tích hội thoại khi cần thiết. Điều cần lưu ý là càng ở lớp dưới càng phải chú trọng đến hướng thực hành hội thoại. Vì các em còn rất nhỏ, vốn sống, vốn hiểu biết chưa nhiều. Chính vì vậy, thực hành nhiều sẽ giúp hs hình thành nên các kĩ năng, kĩ xảo; đồng thời, rèn khả năng giao tiếp, đối thoại được tốt hơn. Còn lên các lớp 4, 5 nên tăng cường kết hợp các biện pháp phân tích hội thoại và thực hành hội thoại.
Ta cùng so sánh hai cách dạy theo hai hướng kể trên để thấy được sự nổi trội của việc kết hợp phân tích hội thoại và thực hành so với chỉ dạy phân tích hội thoại:
Trong tiết tập làm văn tuần 1, yêu cầu:
1. Nói những điều em biết về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh?
Đậy là bài tập dạy cuộc thoại. Tham khảo 2 cách dạy dưới đây:
* Kịch bản thứ nhất:
GV: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
HS: Bài tập yêu cầu chúng ta nêu những hiểu biết của mình về Đội TNTP HCM.
GV: Đội thành lập ngày nào?
HS: ....
GV: Những Đội Viên đầu tiên của Đội là ai?
(?) Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào?.......
(Nếu hs không trả lời được thì GV là người nêu câu trả lời)
- GV cho hs xem đoạn phóng sự về Đội TNTP HCM
- Mời 1 vài hs nêu những hiểu biết về Đội sau khi đã hỏi – đáp, và xem clip.
Như vậy, ở kịch bản thứ nhất, gv chỉ là người đi phân tích cuộc hội thoại, chứ chưa cho học sinh thực hành hội thoại. HS được thực hành ở cuối hoạt động,nhưng chỉ mang tính chất là thực hành độc thoại.
* Kịch bản thứ hai:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV yêu cầu hs nêu vấn đề các em cần trao đổi thông qua nội dung bài tập
(?) Các em sẽ trao đổi với ai về vấn đề này?
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm đưa ra những thắc mắc, câu hỏi của mình . GV gợi ý nội dung câu hỏi ( giống sgk)
- GV cho cả lớp xem đoạn clip ngắn về Đội TNTP HCM ( hoặc một bài báo, 1 tài liệu liên quan).
Yêu cầu hs đóng vai chuyên gia, các nhóm hỏi và chuyên gia trả lời.
TLL: GV yêu cầu 1 vài hs nêu những hiểu biết của mình về đội TNTP HCM
Vấn đề cần trao đổi là những hiểu biết về Đội TNTP HCM
Trao đổi với bạn bè, cô giáo.
HS trong nhóm thảo luận , đặt ra những câu hỏi còn thắc mắc.
- HS đặt câu hỏi trước lớp.
HS nào biết câu trả lời thì giải đáp sau khi hs vừa nêu câu hỏi. Nếu câu hỏi hs không có khả năng trả lời, GV ghi lên bảng.
HS được tìm hiểu về Đội thông qua xem video hoặc qua lời kể của gv...
HS tiếp tục nêu lại câu hỏi chưa có câu trả lời, các hs khác làm chuyên gia trả lời câu hỏi đó.
Vài hs nêu những hiểu biết về Đội TNTP HCM.
Như vậy, với cách dạy thứ hai, gv này đã biết sử dụng kết hợp giữa phân tích hội thoại và thực hành hội thoại. Việc phân tích và thực hành đều là nhiệm vụ của hs. Gv chỉ đóng vai trò là người tổ chức, cung cấp thêm những gì học sinh cần được mở rộng. Ở tiết học này, hs đã thực sự được tham gia vào cuộc giao tiếp. Các em còn được đóng vai trò như là một hạt nhân trong cuộc thoại. Môi trường giao tiếp từ chỗ là môi trường giả định (đề bài cho) trở thành môi trường giao tiếp thực sự (hs đặt câu hỏi – nghiên cứu tài liệu – trả lời câu hỏi). HS không những được hội thoại (trao lời – đáp lời) mà còn được rèn luyện kĩ năng độc thoại (ở cuối bài, khi nêu lại toàn bộ hiểu biết về Đội). Nhờ vậy, vốn kinh nghiệm ứng xử trong hội thoại của các em sẽ phong phú hơn do học hỏi từ các bạn, đồng thời kĩ năng tham gia hội thoại được luyện tập nhờ hoạt động thực hành.
Các dạng bài tập dạy hội thoại trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3
2.2.1 Liệt kê các bài tập hội thoại trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3
Tập làm văn tuần 1:
Nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Gợi ý:
Đội thành lập ngày nào?
Những Đội viên đầu tiên của Đội là ai?
Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào?
Tập làm văn tuần 3: Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen.
Tập làm văn tuần 5:
Dựa vào cách tổ chức cuộc họp mà em biết, hãy cùng các bạn tập tổ chức một cuộc họp tổ.
Gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp tổ:
Giúp đỡ nhau trong học tập
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 – 11
Trang trí lớp học
Giữ vệ sinh chung.
Tập làm văn tuần 6:
Kể lại buổi đầu em đi học
Tập làm văn tuần 7
BT2: hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp
Gợi ý về nội dung họp: trao đổi về trách nhiệm của học sinh trong cộng đồng.
Ví dụ:
Tôn trọng luật đi đường.
Bảo vệ của công.
Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
Tập làm văn tuần 11
BT2: Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau:
a) Quê em ở đâu?
b) Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương?
c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?
d) Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào?
Tập làm văn tuần 12
BT1: Mang tới lớp tranh (ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta (ảnh chụp, tranh ảnh, ảnh cắt từ báo chí ...). Nói những điều em biết về những cảnh ấy theo gợi ý sau:
a) Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào?
b) Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào?
c) Cảnh trong tranh có gì đẹp?
d) Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì?
Tập làm văn tuần 14:
BT2: Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với một đoàn khác đến thăm lớp.
Gợi ý:
a) Tổ em gồm những bạn nào? Các bạn là người dân tộc nào?
b) Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?
c) Tháng vừa qua, các bạn đã làm những việc tốt gì?
Tập làm văn tuần 20
BT1: Dựa theo bài tập đọc “Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”, hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tuần qua.
Tập làm văn tuần 21:
BT1: Quan sát các tranh dưới đây và cho biết những người trí thức trong các bức tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì:
Tập làm văn tuần 31
BT1: Tổ chức họp nhóm trao đổi ý kiến về câu hỏi sau: “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?”
Tập làm văn tuần 32:
Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
a) Một số việc tốt góp phần bảo vệ môi trường:
- Chăm sóc bồn hoa, vườn cây của trường (hoặc của khu phố, làng xã...)
- Bảo vệ hàng cây mới trồng trên đường đến trường.
- Giữ gìn cảnh đẹp của hồ nước ở địa phương.
- Dọn vệ sinh cùng các bạn ở khu phố (hoặc làng, xã...)
b) Cách kể:
- Em đã làm việc gì? (Việc đó có thể là chăm sóc hoa, nhặt rác, dọn vệ sinh khu vực nơi em sinh sống; có thể là ngăn chặn những hành động làm hại cây, hoa, làm bẩn môi trường sống...)
- Kết quả ra sao?
- Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó.
Tập làm văn tuần 34:
BT1: Nghe và nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao
Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ
Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng
c) Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ
Với bài tập này, học sinh cũng tiến hành hỏi đáp, trao đổi với nhau về nội dung của từng bức tranh, thông qua đó phát triển khả năng nói một cách tự nhiên.
Nhận xét:
Việc rèn hội thoại cho học sinh chủ yếu là trong phân môn tập làm văn. Tuy nhiên ở các phân môn khác trong chương trình môn Tiếng Việt, học sinh vẫn thường xuyên được rèn kĩ năng hội thoại của bản thân mình. Ví dụ như trong phân môn kể chuyện, khi học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên về nội dung các bức tranh, khi đó, các em đã thực hành hội thoại theo chủ đề mà sự dẫn dắt là người giáo viên. Hay khi học sinh đứng lên nhận xét học sinh khác trả lời thì cũng là đã rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh...
Tuy nhiên, xét một cách có hệ thống và không xét trên phương diện phương pháp mà xét trên phương diện thể hiện của sách giáo khoa , thì ta thấy nội dung hội thoại trong môn tập làm văn được thể hiện rõ nhất, và mang tính chất hệ thống, có thể nhìn rõ ngay khi nghiên cứu sách giáo khoa.
Chính vì vậy, khi đưa ra các dạng bài tập, trong phạm vi đề tài này tôi chỉ nghiên cứu và liệt kê về mặt “thể hiện trên trang giấy” của các bài rèn kĩ năng hội thoại. Nghĩa là những gì được đưa ra trong các tiết tập làm văn trong sách giáo khoa.
Phân loại các dạng bài tập rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh trong phân môn Tập Làm Văn lớp 3
Trong phân môn tập làm văn lớp 3, hầu hết đều là bài tập dạy cuộc thoại (xử lí trọn vẹn một tình huống giao tiếp). Ngoài ra còn có dạng bài nâng cao hơn, đó là các tình huống đó do học sinh tự nghĩ ra, và tự tiến hành giải quyết trong quá trình thực hiện mà không theo sự gợi ý hay hướng dẫn của giáo viên. Sau đây là các dạng bài tập mà tôi đã phân loại dựa trên các bài tập trong sách giáo khoa:
Dạng bài tập rèn kĩ năng trao đáp thông qua quan sát tranh
Gồm các bài:
Tập làm văn tuần 21
BT1: Quan sát các tranh dưới đây và cho biết những người trí thức trong các bức tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì:
- Mục tiêu:
+ HS biết quan sát tranh, nói đúng về người trí thức và công việc họ đang làm.
+ Tiến hành hỏi đáp về nội dung từng bức tranh. Rèn kĩ năng đối thoại theo chủ đề.
- yêu cầu cần đạt được khi nói:
+ Nói đúng nghề nghiệp, công việc của từng người trong bức tranh
+ Đưa ra được những câu trao – đáp phù hợp với nội dung từng bức tranh
+ Hỏi – đáp với nội dung ngoài bức tranh xoay quanh nghề nghiệp của từng người.
Bài tập này có thể được tiến hành lồng ghép với dạy hội thoại cho học sinh thông qua việc để học sinh tự hỏi đáp về nội dung của từng bức tranh theo chủ đề có sẵn.
Tập làm văn tuần 34:
BT1: Nghe và nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao
Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ
* Yêu cầu hs cần đạt được khi nói:
- HS trao đổi về tên con tàu vũ trụ, người đầu tiên đi trên con tàu vũ trụ đó, nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ...
- HS có kĩ năng đáp lời đúng nội dung lời trao một cách rõ ràng, tự tin.
b) Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng
* Yêu cầu:
- Có hiểu biết về tên người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng và 1 số kiến thức liên quan.
- Biết đặt câu hỏi xoay quanh chủ đề luyện nói, đưa ra câu trả lời phù hợp theo quy tắc hội thoại.
c) Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ
- Ngoài việc hs có hiểu biết về nội dung bức tranh, qua đó còn giúp hs có niềm tự hào dân tộc, biết liên hệ với bản thân.
* Mục tiêu chung:
- Nói rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, đúng mục đích giao tiếp.
- Đưa ra câu hỏi đúng chủ đề
- Có sự luân phiên lượt – lời, và nói theo các quy tắc hội thoại đã được quy định.
- Giáo dục niềm tự hào dân tộc.
Với bài tập này, học sinh cũng tiến hành hỏi đáp, trao đổi với nhau về nội dung của từng bức tranh, thông qua đó phát triển khả năng nói một cách tự nhiên.
Với dạng bài tập này, đòi hỏi ở người giáo viên kĩ năng đưa ra vấn đề. Nếu vấn đề đưa ra không hợp lí thì sẽ không rèn luyện được kĩ năng đối thoại của học sinh mà nhiều khi còn trở thành bài độc thoại.
ở lớp 3, các bài tập theo mẫu trao – đáp này khó hơn ở các lớp dưới, bởi vì, giáo viên không đưa sẵn lời trao hoặc lời đáp, mà chỉ đưa ra các bức tranh, cùng với kênh chữ trong sách giáo khoa, học sinh phải tự tiến hành trao đổi, hỏi đáp cho đúng nội dung. Câu hỏi của học sinh cũng rất phong phú và cũng có nhiều kiểu đáp lời khác nhau.
Giáo viên cần lưu ý là phải lắng nghe hs và đưa ra những nhận xét, đồng thời sửa chữa cho học sinh nếu trao – đáp chưa phù hợp.
Phương pháp chuẩn bị lời đáp và lời trao dựa vào bức tranh:
ở kiểu bài tập này, người làm phải trải qua 4 bước:
Bước 1: rút ra tình huống giao tiếp (dựa vào bức tranh), và suy ngẫm về tình huống giao tiếp
Tình huống giao tiếp: ( Bức tranh 1: Bàn về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ)
Bước 2: 1 hs đưa ra lời trao, hs khác đưa ra lời đáp dự kiến phù hợp lời trao(Tổ chức theo nhóm đôi)
HS có thể đặt các câu hỏi dựa theo bức tranh 1:
(?) Ai là người đầu tiên bay vào vũ trụ?
(?) Ông là người thuộc nước nào?
(?) Ông đi trên con tàu vũ trụ nào? của nước nào?
(?) Hãy nêu đôi nét về Ga – Ga – Rin?....
Bước 3: xem xét tính phù hợp của lời trao – đáp so với nội dung của bức tranh và kênh chữ trong sách giáo khoa.
Nếu hs nhìn vào bức tranh nhưng lại đặt câu hỏi nằm ngoài nội dung của bức tranh, nghĩa là lời trao không hợp lí. Hoặc trong trường hợp hs đưa ra câu hỏi phù hợp nhưng lời đáp lại sai, hoặc nằm ngoài nội dung câu hỏi, thì khi đó lời trao – đáp chưa phù hợp.
Bước 4: chỉnh sửa, hoàn chỉnh lời trao – đáp .
Trong trường hợp này, GV nghe lời trao – đáp của hs để chỉnh sửa cho phù hợp
Dạng bài tập trao đổi theo chủ đề cho trước
Ví dụ một số bài tập theo dạng bài này trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3:
(1) Tập làm văn tuần 1:
Nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Gợi ý:
Đội thành lập ngày nào?
Những Đội viên đầu tiên của Đội là ai?
Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào?
(2) Tập làm văn tuần 11
BT2: Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau:
a) Quê em ở đâu?
b) Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương?
c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?
d) Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào?
(3) Tập làm văn tuần 12
BT1: Mang tới lớp tranh (ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta (ảnh chụp, tranh ảnh, ảnh cắt từ báo chí ...). Nói những điều em biết về những cảnh ấy theo gợi ý sau:
a) Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào?
b) Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào?
c) Cảnh trong tranh có gì đẹp?
d) Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì?
(4) Tập làm văn tuần 14:
BT2: Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với một đoàn khác đến thăm lớp.
Gợi ý:
a) Tổ em gồm những bạn nào? Các bạn là người dân tộc nào?
b) Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?
c) Tháng vừa qua, các bạn đã làm những việc tốt gì?
(5) Tập làm văn tuần 20
BT1: Dựa theo bài tập đọc “Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”, hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tuần qua.
(6) Tập làm văn tuần 31
BT1: Tổ chức họp nhóm trao đổi ý kiến về câu hỏi sau: “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?”
Đây là dạng bài tập dạy hội thoại đòi hỏi ở người học có hiểu biết tương đối cao về các quy tắc khi tham gia hội thoại. Để thực hiện được bài tập này học sinh phải tiến hành không chỉ một cặp thoại mà là nhiều cặp thoại liên quan đến chủ đề. Các đoạn thoại nêu ra phải có mối quan hệ lẫn nhau và phù hợp với chủ đề đã chọn. Trong bài tập trên, người đưa ra lời trao có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nêu ra câu hỏi để các bạn trong tổ mình tiến hành trả lời và thào luận ý kiến với nhau.
Khi dạy bài này, nhiều giáo viên thực hiện như khi thảo luận nhóm, tức là giáo viên nêu câu hỏi: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?. Học sinh sẽ thảo luận để tìm ra các ý kiến khác nhau. Tuy nhiên cách dạy như vậy chưa thực sự phát huy tính tích cực của học sinh và khả năng hội thoại của các em. Dạng bài tập này chỉ thực sự đạt được hiệu quả khi giáo viên chỉ yêu cầu các em đọc yêu cầu bài tập, rồi thảo luận với các thành viên trong nhóm về cách tiến hành như thế nào, nghĩa là học sinh sẽ thảo luận để đóng vai 1 nhóm học tập bàn về chủ đề đó. Như vậy chính bản thân học sinh tự tạo nên kịch bản học tập cho nhóm, và tự tiến hành đóng vai theo chủ đề các em đặt ra.
Các nhóm sẽ đóng vai trước lớp cho các nhóm khác nhận xét. Giáo viên cùng học sinh khác sẽ đánh giá theo những tiêu chí đã định sẵn.Tiêu chí ở đây không phải chỉ là cách nói, lời nói mà còn phải đầy đủ cả nội dung, yêu cầu của bài tập.
Trích đoạn minh họa
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn Tập làm văn – Tuần 1
Nói về Đội TN Tiền Phong. Điền vào giấy tờ in sẵn
I/ Muïc tieâu :
Kieán thöùc : giuùp hoïc sinh :
Hieåu bieát veà toå chöùc Ñoäi thieáu nieân Tieàn phong Hoà Chí Minh
Naém ñöôïc hình thöùc cuûa maãu ñôn : Ñôn xin caáp theû ñoïc saùch
Kó naêng :
- Noùi : trình baøy ñöôïc nhöõng hieåu bieát veà toå chöùc Ñoäi thieáu nieân Tieàn phong Hoà Chí Minh.
Biết nói lời trao – lời đáp một cách phù hợp, tự tin, rõ ràng.
- Vieát : ñieàn ñuùng noäi dung vaøo maãu ñôn xin caáp theû ñoïc saùch.
Thaùi ñoä : yeâu meán vaø töï haøo veà Ñoäi thieáu nieân Tieàn phong Hoà Chí Minh.
Thôøi
Löôïng
Hoaït ñoäng dạy
Hoaït ñoäng học
15 p
Hoaït ñoäng 1 : noùi veà Ñoäi thieáu nieân Tieàn phong Hoà Chí Minh
Muïc tieâu:
Baøi taäp 1 :
GV yêu cầu hs nêu vấn đề các em cần trao đổi thông qua nội dung bài tập
(?) Các em sẽ trao đổi với ai về vấn đề này?
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm đưa ra những thắc mắc, câu hỏi của mình . GV gợi ý nội dung câu hỏi ( giống sgk)
- GV cho cả lớp xem đoạn clip ngắn về Đội TNTP HCM ( hoặc một bài báo, 1 tài liệu liên quan).
Yêu cầu hs đóng vai chuyên gia, các nhóm hỏi và chuyên gia trả lời.
TLL: GV yêu cầu 1 vài hs nêu những hiểu biết của mình về đội TNTP HCM
Sau khi tìm hieåu veà Ñoäi em coù suy nghó gì veà Ñoäi?
Giaùo vieân : Ñoäi laø moät toå chöùc toát. Trong naêm hoïc naøy, caùc em seõ ñöôïc vinh döï ñöùng vaøo haøng nguõ Ñoäi
+ Em seõ laøm gì ñeå xöùng ñaùng ñöùng vaøo haøng nguõ Ñoäi ?
Vấn đề cần trao đổi là những hiểu biết về Đội TNTP HCM
Trao đổi với bạn bè, cô giáo.
HS trong nhóm thảo luận , đặt ra những câu hỏi còn thắc mắc.
- HS đặt câu hỏi trước lớp.
- HS nào biết câu trả lời thì giải đáp sau khi hs vừa nêu câu hỏi. Nếu câu hỏi hs không có khả năng trả lời, GV ghi lên bảng.
HS được tìm hiểu về Đội thông qua xem video hoặc qua lời kể của gv...
HS tiếp tục nêu lại câu hỏi chưa có câu trả lời, các hs khác làm chuyên gia trả lời câu hỏi đó.
Vài hs nêu những hiểu biết về Đội TNTP HCM.
5 ñoäi vieân cuûa Ñoäi : Noâng vaên Thaøn, Lyù Vaên Tònh, Lyù Thò Mì, Lí Thò Xaäu vaø anh Noâng Vaên Deàn laø ñoäi tröôûng. Anh Noâng Vaên Deàn chính laø anh Kim Ñoàng.
HS trả lời
HS liên hệ với bản thân
Dạng bài tập tự tổ chức một chủ đề để trao đổi
Một số ví dụ:
Tập làm văn tuần 5:
Dựa vào cách tổ chức cuộc họp mà em biết, hãy cùng các bạn tập tổ chức một cuộc họp tổ.
Gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp tổ:
Giúp đỡ nhau trong học tập
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 – 11
Trang trí lớp học
Giữ vệ sinh chung.
Nội dung trong cuộc họp tổ sẽ được thay đổi tùy thuộc theo chủ đề tháng mà nhà trường đang phát động. Như vậy nội dung học tập sẽ gắn với thực tế hơn, hs cũng dễ dàng hơn trong việc thực hiện trao – đáp theo đúng hoạt động tháng mà lớp (tổ) đang tham gia.
Tập làm văn tuần 7
BT2: hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp
Gợi ý về nội dung họp: trao đổi về trách nhiệm của học sinh trong cộng đồng.
Ví dụ:
Tôn trọng luật đi đường.
Bảo vệ của công.
Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
Dạng bài này có thể coi là dạng bài khó nhất trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, cũng là dạng bài đòi hỏi ở học sinh nhiều kĩ năng nhất. Đó không đơn thuần chỉ là kĩ năng hội thoại mà còn gồm cả những kĩ năng khác như: kĩ năng cộng tác, làm việc nhóm, khả năng sáng tạo của các học sinh (để tự tìm ra chủ đề trao đổi).
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh không nhất thiết phải lựa chọn các chủ đề trong sách giáo khoa mà có thể tự chọn chủ đề mà các em đang quan tâm, thấy hay... để bàn bạc. điều đó khiến cho tư duy sáng tạo của học sinh cũng phát triển hơn. Học sinh không bị áp đặt, gò bó theo một chủ đề định trước mà các em thả sức với những ý tưởng của mình, thông qua đó khả năng đối thoại tự nhiên của học sinh được rèn luyện và phát triển. Các em cũng biết cách tự phát triển cuộc thoại, kiểm soát lời thoại của mình.
Sau đây là một trích đoạn trong tiết Tập Làm văn lớp 3 tuần 5
Tập tổ chức cuộc họp
I. Mục tiêu
- Kiến thức:
+ HS biết cách tự tổ chức cuộc họp
+ Xác định rõ được nội dung cuộc họp (theo nội dung chủ đề tháng)
- Kĩ năng:
+ Có kĩ năng hợp tác, kĩ năng lắng nghe, chia sẻ
+ rèn luyện kĩ năng tuân theo các quy tắc khi tham gia giao tiếp (luân phiên lượt – lời, ...)
+ Kĩ năng tự lựa chọn nội dung và tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học
- Thái độ:
Giáo dục tính tự giác, làm chủ bản thân và làm chủ tình huống giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Thêi gian
Néi dung d¹y häc
Ph¬ng ph¸p, h×nh thøc tæ chøc d¹y häc
§å dïng
5’
A. KiÓm tra bµi cò
- Gọi hs kể lại câu chuyện: Dại gì mà đổi
* KiÓm tra, ®¸nh gi¸
- 1-2 HS kể
- HS kh¸c nhËn xÐt, bæ sung
- GV nhËn xÐt, chÊm ®iÓm
1’
B. Bµi míi
1. Giíi thiÖu bµi
TËp tæ chøc mét buæi häp tæ
* Trùc tiÕp
- GV giíi thiÖu, ghi tªn bµi
- HS ghi vë
10’
2. Híng dÉn HS lµm bµi tËp :
Dùa theo c¸ch tæ chøc cuéc häp mµ em ®· biÕt, h·y cïng c¸c b¹n tËp tæ chøc mét cuéc häp tæ
* Ho¹t ®éng 1: Trao ®æi vÒ néi dung giao tiÕp
- Môc tiªu: HS biÕt x¸c ®Þnh néi dung cuéc häp (néi dung giao tiÕp) vµ tr×nh tù tham gia cuéc häp.
- C¸ch thùc hiÖn:
+ GV yªu cÇu hs x¸c ®Þnh yªu cÇu cña bµi
+ Yªu cÇu hs th¶o luËn theo nhãm, thèng nhÊt trong tæ t×m ra chñ ®Ò c¸c em muèn trao ®æi.
GV gîi ý néi dung cuéc häp tæ liªn quan ®Õn nh÷ng vÊn ®Ò cña líp, hoÆc dùa vµo chñ ®Ò th¸ng mµ c¸c em cã thÓ lùa chän néi dung häp cho thiÕt thùc.
+ Gv l¾ng nghe néi dung mµ tõng tæ thèng nhÊt, nÕu néi dung ®ã qu¸ réng hoÆc qu¸ hÑp (kh«ng phï hîp víi hoµn c¶nh giao tiÕp) th× gv gióp c¸c nhãm ®iÒu chØnh néi dung cho phï hîp nhÊt.
+ Hái:
(?) Bµi “ Cuéc häp ch÷ viÕt” ®· cho c¸c em biÕt ®Ó tæ chøc tèt mét cuéc häp tæ, c¸c em ph¶i chó ý nh÷ng g×?
(?) Nªu tiÕn tr×nh tæ chøc mét buæi häp?
- Yªu cÇu nhiÒu hs nªu ®îc tiÕn tr×nh häp tæ
* Trùc quan, th¶o luËn nhãm
- Hs nªu yªu cÇu
- HS th¶o luËn nhãm, thèng nhÊt chñ ®Ò trao ®æi.
- HS nªu chñ ®Ò cña tæ tríc líp.
- HS ®iÒu chØnh l¹i néi dung häp nÕu cha phï hîp
- CÇn ph¶i x¸c ®Þnh ®óng môc ®Ých cuéc häp vµ ®óng tr×nh tù cuéc häp
- C¸c bíc:
+ Nªu môc ®Ých cuéc häp
+ Nªu vÊn ®Ò cÇn trao ®æi
+ Nªu nguyªn nh©n dÉn ®Õn vÊn ®Ò ®ã
+ Nªu c¸ch gi¶i quyÕt
+ Giao viÖc cho mäi ngêi.
- 2 – 3 HS nªu tiÕn tr×nh
20 - 23’
* Ho¹t ®éng 2: Tõng tæ lµm viÖc
- Môc tiªu: Gióp c¸c em tù m×nh tæ chøc mét cuéc häp trong tæ víi nhau.
RÌn kÜ n¨ng héi tho¹i, kÜ n¨ng hîp t¸c, chia sÎ trong nhãm.
- C¸ch thùc hiÖn:
+ GV yªu cÇu hs ®ãng vai theo tæ. GV híng dÉn c¸c tæ trëng nªu môc ®Ých vµ chñ ®Ò cuéc häp... ph©n c«ng c«ng viÖc cho c¸c thµnh viªn trong tæ
+ Trong thêi gian c¸c tæ th¶o luËn, gv ®Õn tõng nhãm, ®iÒu chØnh, gîi ý kÞp thêi.
+ HÕt thêi gian th¶o luËn, gv yªu cÇu c¸c tæ thi tæ chøc cuéc häp tríc líp.
* §ãng vai
- HS ®ãng vai theo tæ, díi sù ®iÒu khiÓn cña tæ trëng; Mçi tæ cö ra th kÝ, viÕt l¹i c¸c ý kiÕn cña tæ.
- C¸c tæ thi tæ chøc cuéc häp tríc líp, gv vµ hs kh¸c nhËn xÐt, t×m ra tæ cã néi dung häp vµ kÕt qu¶ häp tèt nhÊt.
2’
C. Cñng cè – dÆn dß
- Yªu cÇu hs nªu l¹i tr×nh tù tæ chøc cuéc häp.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu về các dạng bài tập dạy hội thoại trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tìm hiểu về các cơ sở ngôn ngữ học liên quan đến hội thoại, tìm hiểu về thực trạng dạy hội thoại trong nhà trường Tiểu học hiện nay, chúng tôi nhận thấy rằng:
Các bài tập hội thoại đưa ra còn rất ít, tản mạn mà rời rạc, khiến học sinh khó trong việc tiếp thu một cách hệ thống.
Thời lượng cho một bài dạy hội thoại không nhiều, cùng học về một kiểu bài dạy hội thoại mà phân tán trong mấy tuần học... chính những điều đó là một khó khăn trong cả việc dạy và việc học hội thoại
Trong thực tiễn dạy học, giáo viên thường chưa có kinh nghiệm trong việc dạy hội thoại, chưa đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp, chính vì thế, kết quả đạt được không như mong đợi của các nhà biên soạn sách hay của chính bản thân giáo viên muốn học sinh mình đạt được.
Chính vì những lí do nêu trên mà tôi thiết nghĩ:
Các nhà sư phạm cần quan tâm hơn nữa đến việc dạy hội thoại cho học sinh Tiểu học
Cần đưa ra các phương pháp cụ thể, phù hợp cho từng dạng bài để giáo viên có thể tham khảo và áp dụng linh hoạt vào bài dạy của mình.
Sách giáo khoa nên biên soạn thêm các bài tập dạy hội thoại với các mức độ từ thấp đến cao để giúp học sinh phát triển khả năng hội thoại (giao tiếp) trong đời sống xã hội, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp ngoài thực tế.
Cần tổ chức các khóa học cho giáo viên để bồi dưỡng thêm về phương pháp dạy học hội thoại, góp phần cho giờ dạy của giáo viên đạt được hiệu quả cao.
Trong thời gian giảng dạy lớp 3 tại trường Tiểu học dân lập Ban Mai, tôi đã vận dụng những vốn kinh nghiệm của bản thân, đồng thời thực hiện theo những lưu ý và các bước dạy hội thoại, những mục tiêu cụ thể về hội thoại thường được đặt ra trong mỗi buổi họp chuyên môn của nhà trường, kết quả đạt được rất khả quan: HS ngày càng thể hiện được thế mạnh trong giao tiếp, hội thoại, và đặc biệt, các con còn luôn đóng vai trò chủ động trong các cuộc giao tiếp theo những chủ đề nhất định.
Dưới đây là bảng so sánh về khả năng giao tiếp của học sinh qua từng thời kì (từ khi áp dụng những lưu ý đã viết ở trên)
Mức độ giao tiếp
Đầu năm
Cuối học kì I
Cuối năm
Số HS
Tỉ lệ
Số HS
Tỉ lệ
Số HS
Tỉ lệ
Tốt
56
35,9 %
70
44,87 %
118
75,64 %
Khá
72
46,15 %
69
44,23%
38
24,36 %
Trung bình
28
17,95 %
17
10,9 %
0
0 %
* Ghi chú: Khối 3 trường Tiểu Học Ban Mai gồm 6 lớp, tổng cộng có 156 học sinh
Nhìn vào phiếu thống kê ta thấy:
Qua khảo sát đầu năm, nhận thấy khả năng hội thoại trong phân môn Tập làm văn của học sinh còn chưa tốt. Có tới 17, 95 % học sinh đạt mức độ trung bình khi tham gia giao tiếp theo chủ đề. Tỷ lệ học sinh giao tiếp tốt chỉ chiếm 35,9 % trên tổng số học sinh của toàn khối 3. Nhưng sau một năm học đổi mới phương pháp dạy hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 3, khả năng giao tiếp của học sinh ngày càng tốt, các con nắm vững quy luật giao tiếp, biết xử sự phù hợp trong từng tình huống giao tiếp cụ thể. Đến cuối năm học, không còn hs giao tiếp ở mức độ trung bình, có tới 75, 64 % hs giao tiếp tốt.
Hy vọng rằng, với sự đổi mới không ngừng của phương pháp giảng dạy hội thoại nói riêng, và phương pháp dạy Tập làm văn nói chung, chất lượng giáo dục sẽ ngày càng được nâng cao.
Vì thời gian có hạn, mặt khác do vốn hiểu biết của tôi về vấn đề đang nghiên cứu còn có hạn, nên đề tài vẫn còn nhiều sai sót và hạn chế.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng các bạn đọc để đề tài của tôi được đầy đủ hơn; vốn hiểu biết của tôi về mảng kiến thức này cũng được sâu rộng hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Toán học trong dạy học số học cho học sinh Tiểu học lớp 1, lớp 2 và lớp 3.doc