Sán dây và bệnh do sán dây gây bệnh trên chó và sự truyền lây giữa chó và người của một số loài sán dây chó

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 2: ĐẠI CƯƠNG VỀ SÁN DÂY 2 2.1. Tình hình nghiên cứu 2 2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2 2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 3 2.2. Đặc điểm hình thái – vòng đời – phân loại 5 2.2.1. Đặc điểm hình thái 5 2.2.2. Vòng đời 10 2.2.3. Ấu trùng của sán dây 13 2.2.4. Phân loại sán dây 15 2.2.5. Tính miễn dịch 16 2.2.6. Cơ chế gây bệnh 18 2.2.7. Chẩn đóan 18 2.2.7.1. Chẩn đoán với súc vật sống 18 2.2.7.2. Chẩn đoán sau khi chết 19 CHƯƠNG 3: SÁN DÂY Ở LOÀI ĂN THỊT 20 3.1. Bộ Cyclophyllidae 20 3.1.1. Họ Taeniidae 21 3.1.1.1. Taenia Hydatigena 21 3.1.1.2. Taenia Taeniaeformis 25 3.1.1.3. Taenia Pisiforrmis 28 3.1.1.4. Taenia Ovis 32 3.1.1.5. Taenia Multiceps (Multiceps Multiceps) 34 3.1.1.6. Taenia Krabbei 38 3.1.1.7. Taenia Serialis ( Multiceps Serialis) 41 3.1.1.8. Echinococcus granulosus 43 3.1.1.9. Echinococus multilocularis 47 3.1.2. Họ Dilepididae - Dipylidium caninum 48 3.1.3. Họ Mesocestoididae - Mesocestoides lineatus 53 3.2. Bộ Pseudophylidae 56 3.2.1. Diphyllobothrium latum 56 3.2.2. Spirometra spp. 58 3.3. Phòng – trị bệnh sán dây ở loài ăn thịt 63 3.3.1. Phòng bệnh 63 3.3.2. Điều trị 64 CHƯƠNG 4: SỰ TRUYỀN LÂY MỘT SỐ LOÀI SÁN DÂY CHÓ GIỮA CHÓ VÀ NGƯỜI 65 4.1. Taenia Serialis 65 4.1.1. Căn bệnh và ký chủ 65 4.1.2. Hình thái và vòng đời 65 4.2. Bệnh kén nước 66 4.2.1. Căn bệnh và ký chủ 66 4.2.2. Hình thái và vòng đời 67 4.2.3. Dịch tể 67 4.2.4. Cơ chế sinh bệnh 67 4.2.5. Chẩn đoán 67 4.2.6. Điều trị 68 4.2.7. Phòng bệnh 69 4.3. Mesocestoides lineatus 69 4.3.1. Căn bệnh và ký chủ 69 4.3.2. Hình thái và vòng đời 69 4.3.3. Dịch tể 69 4.3.4. Cơ chế sinh bệnh 70 4.3.5. Phòng – trị bệnh 70 4.4. Dipylidium caninum 70 4.4.1. Căn bệnh và ký chủ 70 4.4.2. Hình thái và vòng đời 70 4.4.3. Dịch tể 70 4.4.4. Triệu chứng 71 4.4.5. Chẩn đoán 71 4.4.6. Điều trị 71 4.4.7. Phòng bệnh 71 4.5. Diphyllobothrium latum 72 4.5.1. Căn bệnh và ký chủ 72 4.5.2. Hình thái và vòng đời 72 4.5.3. Dịch tể 72 4.5.4. Triệu chứng 73 4.5.5. Chẩn đoán 73 4.5.6. Điều trị 73 4.5.7. Phòng bệnh 73 4.6. Spirometra spp. 73 4.6.1. Căn bệnh và ký chủ 73 4.6.2. Hình thái và vòng đời 74 4.6.3. Dịch tể 74 4.6.4. Triệu chứng 74 4.6.5. Chẩn đoán 77 4.6.6. Điều trị 77 4.6.7. Phòng bệnh 77 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

doc80 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5906 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sán dây và bệnh do sán dây gây bệnh trên chó và sự truyền lây giữa chó và người của một số loài sán dây chó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t non người, đốt sán chửa ra ngoài, heo ăn phải trứng sán, thai 6 móc theo máu về bắp thịt thành gạo heo. Khi người ăn phải thịt heo có gạo chưa nấu chín sẽ thành sán trưởng thành Taenia solium. +Vật chủ là động vật không xương sống: ví dụ sán dây Moniezia ký sinh ở ruột non gia súc nhai lại, đốt sán chửa theo phân ra ngoài bị nhện đất Oribatidmites ăn phải, nở thành ấu trùng Cycticercoid. Khi gia súc ăn cỏ có lẫn nhện đất mang ấu trùng thì sẽ thành sán trưởng thành và gây bệnh. Vòng đời sán dây Moniezia Expana Bảng so sánh vòng đời của 2 bộ Cyclophyllidea và Pseudophyllidea Sinh sản hữu tính Biến thái hoặc sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính Nội dung Cyclophyllidea Pseudophyllidea Vật chủ cuối cùng Trưởng thành => Trưởng thành => Ngoại cảnh Trứng và thai 6 móc => Trứng => Coracidi => Vật chủ trung gian Cysticercus Coenurus Echinococcus Cysticercoid Strobilocereus Dithyridium Procereoid Vật chủ bổ sung => plerocercoid => Vật chủ cuối cùng Trưởng thành Trưởng thành 2.2.3. Ấu trùng của sán dây Trong quá trình phát riển của sán dây dù trưởng thành hay ấu trùng có thể gây bệnh cho gia súc, gia cầm và người. Tác dụng gây bệnh của ấu trùng cũng tương tự như nhau, tác dụng gây bệnh của sán trưởng thành hoàn toàn khác với ấu trùng. Vì vậy phải nghiên cứu bệnh của cả sán dây trưởng thành và do ấu trùng gây ra. Chẩn đóan chính xác các dạng ấu trùng sán dây có ý nghĩa quan trọng trong vệ sinh thực phẩm, nhất là trong kiểm nghiệm thịt. Ø Một số ấu sán có liên quan đến thú y (căn cứ theo hình thái ấu trùng). * Ấu trùng sán thuộc bộ Cyclophyllidea do trứng có thai 6 móc phát triển thành: - Cysticercus: một bọc, hình tròn hoăc bầu dục, có màng mỏng bọc ở ngoài, là một tổ chức liên kết, bên trong có nước trong suốt và một đầu sán màu trắng. Đấu này thường dính với màng trong, khi lấy đầu sán cho lên phiến kính và ép mạnh cho đầu sán nhô ra thì thấy có một giác bám, một số còn có móc nhỏ. Độ to nhỏ của bọc thay đổ tùy theo loại, như gạo heo, gạo bò chỉ to bằng hạt gạo, hoặc bằng quả trứng, quả bưởi (Cysticercus temicollis). - Coenurus: hình tròn hoặc bầu dục, bên trong có dịch trong suốt và rất nhiều đầu sán bám vào màng sinh sản (có tới 300 đầu sán). Đó là điểm quan trọng phân biệt hai loại ấu trùng này. Ví dụ: Coenurus cerebralis \ký sinh ở não cừu. - Echinococcus: Bọc hình tròn hoặc bầu dục, độ to nhỏ thay đổi theo từng loại, bằng hạt đậu có khi bằng quả bưởi. Trong bọc chứa nhiều dịch trong suốt, bên ngoài bọc nhiều lớp mô kitin rất dày, trong cùng là lớp mô sinh sả, từ lớp này sinh ra nhiều lớp bọc con và bọc con sinh ra nhiều bọc cháu. Ngoài ra, lớp mô sinh sản còn sinh ra nhiều đầu sán và những bọc chứa nhiều đầu sán. Những đấu sán này phần nhiều rời khỏi lớp mô và rơi vào trong nước. Đặc điểm của loại ấu trùng này là trong bọc có nhiều bọc con, bọc cháu và rất nhiều đầu sán. Ví dụ: Echinococcus granulosus ký sinh ở chó mèo và thú ăn thịt. - Cysticerecoid: ấu trùng hình túi có đuôi: phần trước phình to, phần sau kéo dài thành đuôi, thường ký sinh ở động vật không xương sống ở dưới nước hay trên cạn. Ví dụ: ấu trùng sán dây Moniezia expansa phát triển trong cơ thể nhện đất. - Strobilocercus: Cơ thể dài có hiện tượng phân đốt giả, trên đầu có móc, đoạn cuối có bọc nhỏ. Ấu trùng ký sinh ở gan chuột và các loài gặm nhấm khác; sán trưởng thành ký sinh ở ruột mèo. Ví dụ: sán Hydatigena taeniaeformis ký sinh ở ruột chó mèo có ấu trùng là Strobilocercus fasciolaris. - Dithyridium: ấu trùng hình túi, đầu có 4 giác bám, không có móc, có đuôi dài nhưng không có bọc nhỏ ở đuôi. Ví dụ: Mesocestoides lineatus ký sinh ở ruột loài thú ăn thịt, ấu trùng ký sinh trong ruột động vật gặm nhấm. * Ấu trùng sán dây thuộc bộ Pseudophyllidea: trứng sán nở ra Coracidi và phát triển trong cơ thể ký chủ trung gian và ký chủ bổ sung thành các dạng ấu trùng là Procercoid và Plerocercoid. - Procercoid: là giai đọan ấu trùng của sán dây Diphyllothium,cơ thể dài 0,5 – 0,6 mm, ký sinh ở động vật không xương sống. - Plerocercoid: là dạng ấu trùng 2 của sán dây Pseudophyllidae, cơ thể dài đến 1m, ký sinh trong cơ bụng cá, lưỡng thê, bò sát; có khi ký sinh ở gan và nhiều cơ quan khác. 2.2.4. Phân loại sán dây: Cơ thể sán dây thuộc lớp Cestoda phân đốt, có nhiều loài ký sinh ở gia súc và người. Gồm 5 bộ là Monophyllidea, Dyphillidea, Tetraphyllidea, Pseudophyllidea và Cyclophyllidea, trong đó có 2 bộ sau liên quan đến thú y nhiều. - Bộ Pseudophyllidea: đốt đầu có hai rãnh bám hoặc chỉ có một rãnh, tử cung hình hoa chia nhiều nhánh, có lỗ tử cung cố định thông ra ngoài trên mặt đốt sán, trứng có nắp, ký sinh ở người và gia súc. Ví dụ: sán Dyphillobothrium latum và D. erinacei. - Bộ Cyclophyllidea: đầu có bốn giác bám, không có lỗ tử cung, đốt sán chửa rụng đi theo phân ra ngoài, trứng sán không có nắp; trong bộ này có năm họ liên quan đến thú y: + Họ Anoplocephalidae: đầu và giác bám không có móc, không có mõm hút, đầu có giác bám to. Ví dụ: Anoplocephala magna, Monezia enpansa… + Họ Taeniidae: có nhiều tinh hòan, tử cung có hình trụ và phân nhiều nhánh ngang, vỏ trứng dày, màu xám, sán trưởng thành ký sinh ở người và loài ăn thịt, ấu trùng ở loài thú ăn cỏ và ăn tạp như Taeniarhynchus saginatus, Tania hydatigena. + Họ Davaineidea: mõm hút hình gối có 2 -3 hàng móc, gồm nhiều móc, trên giác bám cũng có móc nhỏ. Ví dụ: Davainea proglottina, Raillietina tetregona… + Họ Dilepididae: Có hoăc không có mõm hút, nếu có thì trên mõm hút có móc, giác bám có hoặc không có móc. Ví dụ: Amoebotaenia sphenoides, Diphylidium… + Họ Hymenolepididea: chiều rộng đốt sán lớn hơn chiều dài, mỗi đốt có 1 – 4 tinh hoàn. Có hoặc không có mõm hút, nếu có mõm chỉ có một hàng móc hay mõm đơn giản. Ký chủ trung gian là côn trùng, có khi không cần ký chủ trung gian. Ví dụ: Drepanidotaenia lanceola ở ruột non ngỗng. 2.2.5. Tính miễn dịch: Miễn dịch ký sinh trùng gồm: - Miễn dịch tự nhiên: Tính miễn dịch này có thể hoàn toàn hay tương đối. Ví dụ người hoàn toàn không cảm nhiễm với Plasmodium của loài gậm nhắm hay của gà và ngược lại. - Miễn dịch thu được trong các bệnh ký sinh trùng không bao giờ tiến tới tiêu diệt hoàn toàn ký sinh trùng nên cò gọi là miễn dịch không hoàn toàn. Trong trạng thái miễn dịch ấy những hoạt động phòng ngự của cơ thể ký chủ không cho ký sinh trùng phát triển, hình thành một thế thăng bằng giữa ký sinh trùng và ký chủ. - Miễn dịch chủ động gây ra do tiêm vacxin hay một kháng nguyên chết, khó thực hiện, trừ một số bệnh giun tròn và đơn bào; có thể gây trạng thái phòng nhiễm đối với một số bệnh như lê dạng trùng, biên trùng… - Miễn dịch bị động do tiêm huyết thanh của con vật đã được miễn dịch. * Kháng nguyên và kháng thể: Cũng như kháng nguyên của vi trùng, siêu vi trùng, kháng nguyên của ký sinh trùng là bản thân ký sinh trùng hay những sản vật bài tiết phân tiết của nó. Ký chủ phản ứng lại tác động kích thích của ký sinh trùng bằng cách sinh ra kháng thể là thành phần globulin của huyết thanh nó. Kích thích của ký sinh trùng càng mạnh, thì phản ứng của cơ thể càng mạnh, kháng thể sinh ra sẽ có hiệu quả chống kháng nguyên mạnh. Do sự phát triển và tác động của ký sinh trùng thường là thứ cấp tính hay mãn tính, nên tính miễn dịch đối với bệnh ký sinh trùng thường chỉ là tương đối . Kháng nguyên và kháng thể cũng có tính đặcdị: ký sinh trùng loại nào phát sinh kháng nguyên loại ấy, ký chủ sinh kháng thì cũng chỉ nhằm một loại ký sinh trùng nhất định. Nhưng trong bệnh ký sinh trùng, lại có hiện tượng phản ứng miễn dịch nhóm, tức là kháng nguyên chống được kháng nguyên của những loài ký sinh trùng gần nhau. Phản ứng miễn dịch là một động phản xạ chịu sự chi phối và chỉ đạo của hệ thống thần kinh. Từ khi sinh ra kháng thể tuy có thể chưa tiêu diệt hoàn toàn ký sinh trùng nhưng cũng hình thành một trạng thái thăng bằng giữa ký sinh trùng và ký chủ khiến cho con vật bề ngoài có vẻ hoàn toàn khoẻ mạnh. Như vậy là do hoạt động của tế bào và thể dịch toàn thân dưới sự khống chế của cơ năng hưng phấn và ức chế của hệ thống thần kinh mà cơ thể có tác dụng điều giải làm giảm bớt độc lực của ký sinh trùng. Sự phản sinh kháng thể là do hoạt động của toàn thân ký chủ, nhưng cũng tập trung vào mấy cơ quan chính của hệ thống tổ chức nội bì. sức đề kháng của ký chủ biểu hiện bằng tăng cường tác dụng thực bào của bạch cầu, sản sinh kháng thể trong các thể dịch. Lá lách là khí quan sinh kháng thể rất mạnh nếu cắt bỏ lá lách hay làm ngăn trở chức năng của lá lách, có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh ký sinh trùng làm cho bệnh đang ở thể tiền ẩn phát hành bệnh lâm sàng.  2.2.6. Cơ chế gây bệnh - Tác dụng của chất độc: trong quá trình sống, sán sản sinh ra các chất độc làm tổ thương ruột, hạch lâm ba, màng treo ruột,... làm con vật châm lớn, sức đề kháng giảm, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm mãn tính và các bệnh ký sinh trùng khác. - Tác dụng cơ giới: một con vật có thể nhiễm nhiều sán, sán dài từ 1 – 5 m tập trung ở ruột non làm ruột phình to, có thể gây tắc ruột, lồng ruột, vỡ ruột... - Chiếm đoạt dưỡng chất: nghiên cứu cho thấy một ngày đêm sán dài thêm 8cm, chúng lấy nhiều dưỡng chất ở ký chủ và ảnh hưởng đến sư phát triển của ký chủ. 2.2.7. Chẩn đóan 2.2.7.1. Chẩn đóan với súc vật sống Dựa vào triệu chứng lâm sang, dịch tể học… nhưng khó phân biệt và không chính xác. Taeniaốt nhất là dung phương pháp xét nghiệm để tìm trứng, ấu trùng, hoặc ký sinh trùng trưởng thành hoặc chẩn đóan bằng phương pháp miễn dịch học. Khi xét nghiệm cần phân biệt ký chủ cuối cùng của sán và ký chủ mang trùng . Có những cách chẩn đóan giun sán với súc vật còn sống như sau: - Kiểm tra sán trưởng thành: Nhiều loài giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa, đốt sán theo phân ra ngoài.Kiểm tra phân, thu thập và định danh góp phần trong chẩn đóan giun sán. - Kiểm tra trứng sán dây: thường kiểm tra bằng phương pháp Fulleborn cho hiệu quả tốt và được áp dụng rộng rãi. - Chẩn đóan miễn dịch: chẩn đóan dựa vào kháng thể sinh ra trong cơ thể ký chủ, thường dùng chẩn đóan các bệnh kén nước, ấu sán nhiều đầu…Kháng nguyên từng loại sán có tính đặc hiệu riêng nhưng vẫn có thể gây ra phản ứng phụ hoặc phản ứng chéo. 2.2.7.2. Chẩn đóan sau khi chết Đây là phương pháp chẩn đóan chính xác nhất, có thể phát hiện được giun sán ký sinh ở mọi cơ quan của con vật và đánh giá được cường độ và tỉ lệ nhiễm và định loại giun sán. Thường sử dụng phương pháp mổ khám giun sán toàn diện của viện sĩ K.I.Skrjabin. CHƯƠNG 3: SÁN DÂY Ở LOÀI ĂN THỊT Hiện nay đã có khoảng trên 30 loài sán dây kí sinh và gây bệnh cho chó, mèo.. Chúng đều thuộc hai bộ Cyclophyllidae và Pseudophyllidae. Căn cứ vào sự phát triển và khả năng gây bệnh của từng loài, chúng ta nghiên cứu về đặc điểm, hình thái, vòng đời, kí chủ, nơi cư trú một số loài chính , còn về chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa sẽ giới thiệu chung cho tất cả các loài. 3.1. Bộ Cyclophyllidae: - Họ Taeniidae: là họ chủ yếu trong bộ Cyclophyllidae, các sán dây thuộc họ Taeniidae đã được nghiên cứu là: Taenia hydatigena Taenia taeniaformis Taenia pisiformis Taenia ovis Taenia multiceps Taenia krabbei Taenia serialis Echinococcus granulous Echinococcus multilocularis Một số sán dây khác thuộc bộ Cyclophyllidae ký sinh trên chó mèo như: Họ Dilepididae: Dipylidium canium Họ Mesocestoididae: Mesocestoides lineatus 3.1.1. Họ Taeniidae 3.1.1.1. Taenia Hydatigena Ø Kí chủ và nơi cư trú Taenia Hydatigena trưởng thành được tìm thấy ở ruột non của chó, chó sói, mèo, cáo và mèo rừng. Ấu sán Cysticercus tenuicollis thì được tìm thấy ở kí chủ trung gian cừu, chuột, thỏ, nai và động vật nhai lại (hoang dã) Ø Đặc điểm hình thái Dài 70 – 500 cm, đốt chữa dài 12 x 6 mm. Tử cung có 5 – 10 nhánh. Trứng bầu dục 38 x 35 micromet. Đỉnh đầu có mõm 26 – 44 móc, loại móc loại móc dài 170 – 200 micromet, loại móc ngắn 110 – 160 micromet. Đầu sán Taenia Hydatigena Ấu sán Cysticercus tenuicollis Ø Vòng đời Vòng đời của Taenia Hydatigena Đốt sán chửa theo phân kí chủ (chó, mèo) ra ngoài, trứng sán lẫn vào bãi cỏ, ao hồ, giếng nước. Ký chủ trung gian (cừu) ăn phải thức ăn, nước uống có lẫn đốt sán sẽ bị bệnh ấu sán.Khi trứng sán đến dạ dày kí chủ trung gian thì võ trứng bị phân hủy, thai 6 móc bám vào niêm mạc ruột. Trứng vào trong ruột non và nở ra thành ấu sán Cysticercus. Ấu trùng sẽ đến gan qua đường máu. Ấu trùng di chuyển vào trong nhu mô gan. Chúng gây nên những vùng tổn thương và làm cho gan trở nên xơ cứng. Ấu sán Cysticercus được tìm thấy ở màng bụng, màng treo ruôt và bề mặt các cơ quan và tạo nên những lỗ hỏng. Chúng tấn công vào những màng treo ruột, và trên bề mặt của những tổ chức này. Chúng trở thành cysticercus lớn hơn (lớn hơn 6 cm) với một cái đầu lớn và cái khoan cổ dài. Những động vật ăn thịt nhiễm cysticercus sẽ bị nhiễm Taenia Hydatigena Ấu sán Taenia Hydatigena trên gan . Ấu sán cysticercus tenuicollis ở màng treo ruột Ấu sán Cysticerci lấy từ các bọc ấu sán 3.1.1.2. Taenia Taeniaeformis (Hydatigera Taeniaeformis ) Ø Kí chủ và nơi cư trú Taenia Taeniaeformis trưởng thành được tìm thấy chủ ở ruột non của mèo và những loài thuộc giống mèo. Ngoài ra, còn có ở chó, cáo và chồn Ấu sán Strobilocercus kí sinh ở gan chuột và các loài găm nhấm (sóc,thỏ). Ø Đặc điểm hình thái Trứng của Taenia Taeniaeformis Dài 15 x 60cm. Không có cổ. Tử cung có 17 – 18 nhánh. Trứng hình tròn 31- 37 micromet. Đầu sán có 4 giác bám lồi lõm. Có 26 – 52 móc, móc dài 380 - 420 micromet, móc ngắn250 - 279 micromet. Taenia Taeniaeformis Đầu sán Taenia Taeniaeformis Vòng đời của Taenia Taeniaeformis Ø Vòng đời Đốt sán chửa theo phân mèo ra ngoài, kí chủ trung gian (chuột) ăn phải và chúng không di chuyển trong gan mà ngay lập tức gắn vào phát triển và tạo thành các u nang. Sau 42 ngày đầu sán lộn ra, gắn vào bàng quang của chuột, lúc này được gọi là ấu sán Strobilocercus. Mèo ăn phải con chuột bị nhiễm ấu sán, sẽ nhiễm Taenia Taeniaeformis. Ấu sán Strobilocercus kí sinh ở gan chuột 3.1.1.3. Taenia Pisiforrmis Ø Kí chủ và nơi cư trú Taenia Pisiforrmis trưởng thành được tìm thấy ở ruột non của chó, cáo và các loài thú ăn thịt Ấu sán Cysticercus Pisiforrmis kí sinh ở ki chủ trung gian là thỏ, thỏ rừng và các loài gặm nhấm (chuột). Ø Đặc điểm hình thái Dài 20cm, kích thước nhỏ và mỏng. Tử cung chia làm 8 – 14 nhành. Trứng bầu dục 32 – 37 micromet. Có 34 – 48 móc, móc dài 223 – 294 micromet, móc ngắn 138 – 180 micromet. Đầu sán Taenia Pisiforrmis Taenia Pisiforrmis Ø Vòng đời Vòng đời của Taenia Pisiforrmis Tương tự với Taenia hydatigena. Đốt sán chửa theo phân ra ngoài và được kí chủ trung gian là thỏ, chúng sẽ di chuyển qua màng ruột, theo máu đến gan sau 15 ngày phát triển chúng sẽ xâm nhập vào nhu mô gan làm tổn thương gan. Ấu sán cysticercus được tìm thấy ở màng bụng, tim, gan và da . Những động vật ăn thịt nhiễm cysticercius sẽ nhiễm Taenia pisiformis. Sau đó Taenia pisiformis sẽ tiếp tục phát triển và trưởng thành. Đốt sán chửa Taenia Pisiforrmis Ấu sán Taenia Pisiforrmis trên thỏ 3.1.1.4. Taenia Ovis Ø Kí chủ và nơi cư trú Taenia Ovis được tìm thấy ở ruột non của chó, cáo. Ấu sán Cysticercus ovis phát triển trong cơ tim và các bắp cơ. Kí chủ trung gian là cừu và dê. Ø Đặc điểm hình thái Dài hơn 100cm, giống Taenia hydatigena nhưng nhỏ hơn. Tử cung cung có 20 -25 nhánh. Trứng bầu dục 34 x 24 -28 micromet. Có 24 – 36 móc, móc dài 156 - 188 micromet, móc ngăn 96-128 micromet. Ø Vòng đời Tương tự với Taenia hydatigena. Kí chủ trung gian ăn phải thức ăn, nước uống có nhiễm trứng ( trứng này có thể tồn tại đến 6 tháng sau khi rời khỏi cơ thể kí chủ), cysticercus ovis xuyên qua thành ruôt., theo máu đến kí sinh ở các bắp cơ, xương, tim, cơ tim, cơ hoành. Cysticercus truởng thành được tối đa 6mm .Ấu sán kí sinh trên các mô gây tổn thương, làm kí chủ suy yếu, gây ảnh hưởng nghiêm trong đến chất lương thịt .Chó bị nhiễm Taenia ovis do ăn phái thịt cừu có Cysticercus ovis, 4 -5 tuần sau trở thành Taenia ovis, thành thục và trứng lai theo ra ngoài môi trường. Taenia Ovis thì không lây sang người, và ấu sán có thể chết nếu ta nấu thịt dưới nhiệt độ cao khoảng vài giờ Vòng đời của Taenia Ovis Cysticercus ovis kí sinh ở tim Cysticerci develop in the skeletal and cardiac musculature (heart, diaphragm and masseters) . Cysticercus ovis kí sinh ở bắp cơ 3.1.1.5. Taenia Multiceps (Multiceps Multiceps) Ø Kí chủ và nơi cư trú Taenia Multiceps thì đựoc tìm thấy ở ruột non của chó, cáo, sói, chó rừng và các loài ăn thịt khác. Ấu sán Coenurus được tìm thấy trong não , Tủy sống của cừu và các động vât có móng guốc khác. Taenia Multiceps kí sinh trên ruôt non Ø Đặc điểm hình thái Dài 40 – 100cm. Tử cung 9 – 26 nhánh. Trứng tròn 30-37 micromet. Đốt đầu tròn, đường kính 0,8 micromet. Có 22-32 móc, móc dài 150-170 micromet, móc ngắn 90-130 micromet. Đầu sán Taenia Multiceps Taenia Multiceps Ấu sán Coenurus Ấu sán Coenurus trong não cừu Ø Vòng đời Kí chủ trung gian nhiễm Coenurus khi ăn phải thức ăn nhiễm oncosphere. Ấu trùng xuyên qua ruột vào máu sau đó di hành khắp cơ thể. Ấu trùng di trú trong mô thần kinh và khi chúng rời khỏi tạo nện những vệt ngoằn ngoèo màu vàng xám. Ấu sán phát triển thành các Coenurus lớn hơn, các Coenurus có khả năng lây nhiễm sau 6 – 8 tháng. Chó sẽ nhiễm Taenia Multiceps khi ăn phải não cừu nhiễm Coenurus. Vòng đời của Taenia Multiceps 3.1.1.6. Taenia Krabbei Ø Kí chủ và nơi cư trú Taenia Krabbei được tìm thấy trong ruột ở chó, chó sói và mèo rừng. nhưng chủ yếu tìm thấy ở chó sói. Ấu sán được tìm thấy ở hệ thống bắp cơ, tim của các loài nhai lai ( hoang dã), đặt biệt là hươu, nai, tuần lộc. Ø Đặc điểm hình thái Taenia Krabbei có hình thái giống Taenia ovis. Giai đoan ấu trùng thì được gọi là Cysticercus tarandi, mỗi Cysticercus là 1 bào nang nhỏ dài khoảng 4 mm Đầu sán Taenia Krabbei Taenia Krabbei Cysticercus tarandi Ø Vòng đời Vòng đời của Taenia Krabbei Động vật ăn cỏ hoặc kí chủ trung gian (hươu, nai và tuần lộc) ăn phải thức ăn có nhiễm trứng của Taenia Krabbei. Cysticercus tarandi thành ruôt vào máu theo máu đến các hệ thống bắp cơ và kí sinh ở đó. Hươu, nai càng lớn tuổi thì tình trạng nhiễm Cysticercus tarandi cang trầm trọng. Có thể tìm thấy 9,531 Cysticercus tarandi ở nai 1 năm tuổi. Kí chủ cuối sung bị nhiễm Taenia Krabbei do ăn phải thịt bị nhiễm Cysticercus tarandi Con người thì không cảm nhiễm với Taenia Krabbei. Cysticercus krabbei kí sinh trên tim Cysticercus tarandi kí sinh trên thịt nai 3.1.1.7. Taenia Serialis ( Multiceps Serialis) Ø Kí chủ và nơi cư trú Taenia Serialis được tìm thấy trong ruột non của chó và cáo. Ấu sán Coenurus Serialis phát triển trong ký chủ trung gian là thỏ. Riêng các động vật có móng guốc ( cừu, trâu bò và ngựa) và con người có thể vừa là kí chủ trung gian vừa là kí chủ cuối cùng. Ø Đặc điểm hình thái Dài 72cm. Trứng hình bầu dục 31x 34 – 29 x 39 micromet. Ấu sán có thể dài 4cm và chứa nhiều đầu sán. Ấu sán Coenurus Serialis Đầu sán Taenia seriallis Ø Vòng đời Chó, cáo là ký chủ cuối cùng mang sán, trứng sán theo phân ra ngoài và gây nhiễm cho thỏ, người hoặc các động vật móng guốc cũng có thể bị lây nhiễm trực tiếp nếu ăn phải. Ấu trùng vào cơ thể theo tĩnh mạch ruột hoặc mạch bạch huyết đến di trú tại gan và phổi. Tại đây ấu trùng phát triển thành bọc sán với kích cỡ từ 5 – 10 cm, những bọc sán lớn hơn có thể tìm thấy trên người với đường kính 50 cm và chứa đến 16 lít dịch lỏng. Những bọc sán có màng rất dày nên thường tạo thành một phần riêng trong cơ quan mà chúng ký sinh. Bên ngoài của bọc sán là những lớp vách rất dày, bên trong là nhiều hạt mầm sán, những mầm sán này phát triển thành ổ đầy những nang nhỏ, các nang này chứa đầu sán bên trong và chúng sẽ gây nhiễm cho ký chủ cuối cùng nếu ăn phải. Ấu sán có nhiều dạng biến thể như sau: - Biến thể 1: nang sán có thể thóat khỏi màng và trôi nổi trong dịch lỏng của bọc sán. - Biến thể 2: Những bọc ấu sán con với mầm sán của chúng có thể phát triển trong bọc sán mẹ. - Biến thể 3: Nếu bọc sán vỡ ra, những đầu sán nang sán có thể phát triển thành những bọc con ở bên ngoài. - Biến thể 4: Bọc ấu sán có thể chết và không sinh ra nang sán hay các bọc con. Vòng đời hòan thành khi chó ăn phải những đầu sán mầm, các đầu sán sẽ lộn ra ngoài và cắm sâu vào các lông nhung của ruột. Ở thể nặng có thể tìm thấy ruột với đặc kín những sán 3.1.1.8. Echinococcus granulosus (Batsch, 1786) Ø Kí chủ và nơi cư trú Echinococcus granulosus được tìm thấy ở ruột non của chó nhà, chó rừng và cáo, ấu sán được tìm thấy ở gan, phổi, thận, xương, não và một số cơ quan khác của trâu, bò cừu, dê, lợn và người. Ø Hình thái Một số tác giả chia loài này thành nhiều loài phụ: E. granulosus granulosus, E. granulosus canadensis, E. granulosus borealis, E. granulosus equinus. Sán dài 2 – 6 mm, cơ thể từ 3 – 5 đốt, đầu sán có từ 28 – 50 móc, thường có 30 – 60 móc sếp thành 2 hàng. Móc lớn kích thước 0,33 – 0,40 mm, móc nhỏ 0,22 – 0,34 mm. Đốt cuối cùng là đốt già. Sán Echinococcus granulous Đầu sán Echinococus granulosus Đốt sán Echinococus granulosus trưởng thành Các đầu sán Echinococcus grannolosus trong bọc sán Ø Vòng đời sán dây E. grannolosus Vòng đời Echinococcus unilocularis là ấu trùng cùa sán dây E. granulosus ký sinh ở gan, phổi và các cơ quan khác của cừu, dê, trâu, bò, heo, ngựa, người và một số loài gậm nhấm. Khi ký chủ trung gian ăn phải trứng sán, đến ruột phôi nở ra và di hành theo máu đến các cơ quan và tạo thành kén nước tại đây. Kén trung bình có đường kính từ 5 – 10 cm, có trường hợp lên đến 50 cm. Bên trong kén có nhiều bọc nước nhỏ hơn trên màng đáy có rất nhiều đầu sán. Kén hình thành hoàn chỉnh khoảng 6 – 7 tháng. Sán trưởng thành gây bệnh cho chó nhưng ấu trùng gây tác hại cho người và vật nuôi tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nó. Những bọc nước ký sinh trên phổi gây khó thở khó điều trị và không có thuốc chữa. Bọc sán E.granulous trên phổi 3.1.1.9. Echinococus multilocularis (Leukart, 1863) Ø Kí chủ và nơi cư trú Sán trưởng thành ký sinh ở cáo, có thể thấy trên chó mèo, ấu trùng ký sinh trong gan của người và động vật gậm nhấm. Ø Hình thái Sán dài 1,2 – 2,7 mm, cơ thể có 2 – 4 đốt. Đầu sán có 26 – 36 móc xếp thành 2 hàng. Móc lớn 0,023 – 0,029 mm, móc nhỏ 0,019 – 0,026 mm. Ấu sán ký sinh thành dạng như tổ ong ở vùng ngoại vi hoặc phía trong gan, giống như những khối u ác tính. Ø Vòng đời Vòng đời sán dây E. multilocularis Vòng đời E.multilocularis tương tự như E.granulous nhưng ký chủ trung gian thường là lòai gậm nhấm nhỏ như chuột, sóc. Ấu sán E.multicolaris có thể tìm thấy ở gan, phổi của heo, trâu bò, ngựa… Ở người có thể tìm thấy ấu sán ở các cơ quan tổ chức khác nhau. 3.1.2. Họ Dilepididae Dipylidium caninum (Linnaeus, 1758) Ø Kí chủ và nơi cư trú Sán trưởng thành ký sinh ở chó, mèo, gặp cả trên mèo rừng, cáo, chó rừng, chồn hương…Một số thuật ngữ đồng nghĩa Taenia cucumeria, Dipylidium cucumeria…còn được gọi là sán dây dưa chuột, ký chủ trung gian là bọ chét. Ø Hình thái Dipylidium caninum Đầu sán D. canium Đốt sán D.canium trưởng thành Đốt sán Dipylidium caninum chứa trứng Sán dài từ 10 -75 cm, rộng 2 – 3 mm, đầu nhỏ có 4 giác bám rất sâu. Đỉnh đầu là vòi có 3 – 4 hàng móc, tổng cộng có khoảng 30 – 130 móc. Móc lớn dài 0,012 – 0,015 mm, móc nhỏ dài 0,005 – 0,006 mm. Đốt trưởng thành và đốt già chiều dọc lớn hơn chiều ngang và có hình dạng giống như hạt dưa. Mỗi đốt có hai cơ quan sinh dục đổ ra hai bên hông đốt. Tử cung đốt già chia ra nhiều bọc trứng, mỗi bọc chứa 20 – 30 trứng. Trứng có hình tròn, dài 0,052mm, rộng 0,045mm, có hai lớp vỏ mỏng chứa phôi 6 móc. Trứng sán D. canium Ø Vòng đời: Sán trưởng thành sống trong ruột non của vật chủ chính. Những đốt sán chửa tách khỏi chuỗi đổt sán hoặc thành đốt đơn độc hoặc thành chuỗi đốt sán ngắn hơn, theo phân ra ngoài và phóng thích trứng ra môi trường. Trứng này được tiêu hóa bởi ấu trùng bọ chét của chó, vỏ trứng bị ly giải, di chuyển đến phần ngực và phát triển thành ấu trùng đóng kén (cysticerrcoid larvae), trong khi đó ấu trùng của bọ chét biến hóa đến giai đoạn trưởng thành, giai đoạn này đỏi hỏi mất hai tuần. Vật chủ chính bị bệnh do tình cờ ăn ấu trùng của bọ chét này giai đoạn nhiễm; cysticercoid bị phóng thích, đầu sán lồi ra và dính vào thành ruột của vật chủ chính, sán sẽ trưởng thành sau đó 3-4 tuần. Vòng đời sán dây D.canium Ø Dịch tể học Sán trưởng thành phổ biến ở chó Việt Nam. Nơi ký sinh của sán là ruột non. Phần đầu của ruột non ít thấy sán ký sinh. Chó con bị nhiễm từ rất sớm. Ở Hà Nội, Chó con từ 27 – 30 ngày tuổi đã bị nhiễm sán. Chó nuôi thong thành phố chủ yếu bị bệnh sán dây do Dipylidium caninum. Quan sát và theo dõi 138 chó bị bệnh sán dây thì có 101 chó bị bệnh Dipylidium caninum, chiếm 73,91%. Trong điều kiện nóng ẩm ở nước ta, các loài bò chét chó phát triển quanh năm, do đó ấu trùng sán cũng có điều kiện phát triển liên tục trên ký chủ trung gian này và được truyền bá rộng rãi cho chó mèo và người. Ø Bệnh học Sán Dipylidium trưởng thành gây ra ba tác hại chính trên chó và vật chủ khác: chiếm đoạt chất dinh dưỡng, gây tổn thương cơ giới trên niêm mạc ruột và tiết độc tố gây rối loạn bệnh đường tiêu hóa. Chó thường bị bệnh ở hai thể: Thể cấp tính: gặp ở chó con từ 1 – 4 tháng tuổi. Chó thể hiện : ăn kém, nôn mữa liên tục do sán kích thích vào niêm mạc ruột. Trong trường hợp này, thấy phân có máu, màu sẩm hoặc đỏ tươi. Tiếp đó là quá trình viêm ruột cấp, làm cho chó tiêu chảy liên tục và trong phân có nhiều niêm mạc ruột tróc ra. Nếu không được điều trị kịp thời, chó chết với tỷ lệ cao: 60 – 90 % trong tình trạng mất máu, mất nước, rối loạn điện giải. Thể mãn tính: xảy ra phổ biến ở chó trưởng thành. Những triệu chứng thường gặp giống như ở chó nhỏ: nôn mữa ăn kém rối loạn tiêu hóa viêm ruột mãn nhưng nhẹ hơn và kéo dài. Vì vậy chó bị suy nhược thiếu máu, kiệt sức, thường chết do bệnh thứ phát (Phạm Sĩ Lăng, Hồ Đình Trúc, 1990) 3.1.3. Họ Mesocestoididae: Mesocestoides lineatus (Goeze, 1782) Ø Kí chủ và nơi cư trú Sán trưởng thành ký sinh ở chó mèo và các động vật ăn thịt khác kể cả người. Ký chủ trung gian là côn trùng ăn phân và chó, mèo,chim, lưỡng thê, bò sát... Mesocestoides lineatus Ø Đặc điểm hình thái Sán dài 30 – 250 cm, chỗ rộng nhất khoảng 3mm, đầu có 4 giác bám, không có móc. Đốt trưởng thành có bộ phận sinh dục đực và cái nằm gần nhau đổ ra ở giữa mặt bụng của đốt sán, buồng trứng và noãn hoàng chia làm hai thùy nằm cuối đốt. Đốt già chứa tử cung. Đốt sán M. linneatus chứa trứng Đốt sán M. linneatus trưởng thành Ø Vòng đời Vòng đời sán dây M. linneatus Sán cần có hai ký chủ trung gian. Ký chủ trung gian thứ nhất là côn trùng ăn phân thuộc giống Trichoribate hoặc Sheloribates, khi ăn phải trứng sán sẽ phát trỉên thành ấu trùng cysticercoid trong cơ thể. Ký chủ trung gian thứ 2 gồm các loài vật như chó, mèo, chim, bò sát, lưỡng thê ăn phải côn trùng sẽ hình thành ấu trùng tetrathyridium hay Dithyrium có chiều dài từ 1 – 2 cm trong xoang bụng. Chó mèo ăn ký chủ trung gian sẽ thành sán trưởng thành ở ruột sau 14 – 20 ngày . Chó mèo vừa chứa sán trưởng thành ở ruột vừa có thể chứa Dithyridium. 3.2. Bộ Pseudophylidae Sán trưởng thành ký ở ruột non của loài ăn thịt và người chỉ có 1 họ Diphyllobothridae ký sinh ở gia súc và người. Trong họ này có liên quan đến chăn nuôi thú y là Diphyllobothrium và Spirometra. Trong đó có những loài thường gặp trên thế giới là Diphyllobothrium latum và Spirometra mansoni, Spirametra mansonoides. 3.2.1. Diphyllobothrium latum (Linnaeus, 1758) Ø Kí chủ và nơi cư trú Sán dây Diphyllobothrium latum ký sinh ở ruột non người, chó, mèo, cáo và các động vật ăn cá khác. Sán phân bố rộng trên thế giới, ký chủ trung gian là giáp xác và cá. Ø Hình thái Đốt sán Diphyllobothrium latum. Đầu sán Diphyllobothrium latum. Diphyllobothrium latum dài 1 – 10 m có trên 3000 đốt. Đầu rộng hơn cổ, hình cái muổng có 2 rảnh bám hẹp và sâu, không có móc. Đốt trưởng thành và đốt chửa hình vuông hoặc chiều rộng lớn hơn chiều dài. Lỗ sinh dục đực và cái đổ chung ra một lỗ. Lỗ sinh dục đổ ra mặt giữa đốt sán. Có khoảng 700 – 800 tinh hoàn. Tử cung hình nơ hoa hồng, có 4 – 8 vòng mỗi bên Trứng sán có nắp gần giống trứng sán lá, trứng có đầu lớn đầu nhỏ không có mấu gai, có kích thước 67 – 71 x 44 – 45 μ. Trứng sán D. latum Ø Vòng đời Trứng theo phân ra ngoài sau 10-15 ngày trứng nở thành ấu trùng coracidium hình cầu, có nhiều lông mao bao quanh, bơi lội trong nước tìm ký chủ trung gian là loài giáp xác ở nước. Nếu được ký chủ trung gian nuốt phải, ấu trùng mất lông, nhờ có 6 móc ấu trùng chui vào thành ruột sau 3 tuần thành ấu trùng Procercoid. Khi vật chủ bổ sung là cá ăn vật chủ trung gian, ấu trùng này phát triển thành ấu trùng gây nhiễm Pleroceroid trong cơ cá. Nếu người và gia súc ăn cá này chưa nấu chín, ấu trùng sẽ phát triển thành sán trưởng thành sau 2 tháng. Sán trưởng thành ký sinh ở ruột người từ 10 – 29 năm. Vòng đời sán Diphyllobothrium latum Vòng đời sán dây D.latum 3.2.2. Spirometra spp. Ø Kí chủ và nơi cư trú Sán trưởng thành ở ruột non của chó, mèo và một số động vật ăn thịt hoang dại, ở Việt Nam thường gọi là sán nhái do tỉ lệ ếch nhái bị nhiễm ấu trùng sán này rất cao (75%) và ếch nhái là trung gian truyền bệnh chính của loài sán này… Spirometra spp gồm các loài như Spirometra mansoni, S. mansonoides, S. houghtoni, S. erinacei, S. proliferum trong đó S.mansoni là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu ở Châu Á. Ø Hình thái Sán dài khoảng 60 cm, chiều ngang khoảng 5 – 6 mm ; đầu sán có chiều ngang khoảng 1mm, trông giống như hình tứ giác có 2 rảnh bám rộng và cạn . Trứng có 2 dầu nhỏ hơn. Tử cung hình xoắn ốc có 2 – 7 vòng biên độ giảm dần lên trên. Lỗ sinh dục đực và cái phân biệt rõ ràng. Trứng có hình dạng ovale, đầu nhỏ có nắp trứng, bên tong có chứa tế bào phôi, kích thước 0,069 - 0,071 x 0,042 – 0,045 mm. Sán dây Spirometra mansoni Đầu sán S.mansoni Đốt sán S.mansoni trưởng thành Ø Vòng đời Sán trưởng thành Spirometra spp. sống trong ruột của chó và mèo.  Trứng nở trong phân và tạo phôi hóa trong môi trường với điều kiện thích hợp. Trứng vào trong nước rồi ly giải ra coracidia, ấu trùng này bị các loài giáp xác Cyclops stremus hay Diaptonnus racilis ăn, phát triển thành ấu trùng đốt (procercoid larvae) trong vật chủ trung gian là loài giáp xác, sau 20 ngày sẽ gây nhiễm cho vật chủ trung gian thứ 2. Cá, bò sát và lưỡng cư ăn phải các giáp xác nhiễm ấu trùng, ấu trùng đốt sẽ phát triển thành ấu trùng đốt sán trưởng thành (Sparganum) bên trong vật chủ trung gian thứ 2.  Chu kỳ hoàn thành khi chó hoặc mèo ăn vật chủ trung gian thứ 2 nhiễm ấu trùng và sau khoảng 13 ngày sẽ thành sán trưởng thành trong ruột non.  Người không là vật chủ chính của sán nhái Spirometra spp., nhưng lại có vai trò như một vật chủ phụ hoặc vật chủ trung gian thứ 2 và phát triển thành bệnh sán nhái. Vòng đời sán dây Spirometra spp. Các nước châu Á có tỉ lệ nhiễm ấu trùng ếch nhái rất cao. Do đó, tỷ lệ nhiễm ở chó cũng cao, đặt biệt là chó săn và chó trinh sát . Ở Nhật Bản, có vùng tỉ lệ nhiễm sán ở chó lên tới 95% và ở mèo là 20%. Tỉ lệ nhiễm sán ở người rất khó xác định nhưng nhìn chung là thấp. Coracidia của sán dây S. erinacei Trứng S.mansoni Ấu trùng Sparganum Ấu trùng Procercoid của sán S. erinacei( 11 ngày) Ø Bệnh học Chó, mèo ăn phải ấu trùng Sparganum thì khoảng 13 ngày sẽ có sán trưởng thành trong ruột. Do sán chiếm chất dinh dưỡng nên hầu hết chó rất gầy yếu, lông xơ xác, bần huyết, giảm khả năng sinh sản. Trong quá trình ký sinh, sán bám vào vách ruột làm tổn thương niêm mạc, làm chảy máu ruột, kích thích làm cho chó nôn mữa ăn kém . Tổn thương niêm mạc ruộtdo sán còn dẫn đế tình trạng viêm ruột thứ phát do các vi khuẩn gây bệnh đường ruột như: salmonella, Proteus, E.coli … Độc tố do sán tiết ra còn gây hội chứng thần kinh ngơ ngác, nằm lì và trở nên dữ tợn và thường làm cho chó bị rối loạn tiêu hóa: lúc táo bón, lúc tiêu chảy, đặt biệt là chó con từ 1 - 4 tháng tuổi. Chó con bị nhiễm sán phần lớn biểu hiện viêm ruột cấp và chết 60 – 70%. Chó trưởng thành thường bị mãn tính: gầy dần thiếu máu chết do kiệt sức (Phạm Sỹ Lăng, 1989). 3.3. Phòng – trị bệnh sán dây ở loài ăn thịt 3.3.1. Phòng bệnh: - Cho chó ăn thức ăn nấu chín, tránh cho ăn thịt động vật sống để tránh ăn phải ấu trùng sán dây (Cysticercus, Sparganum...), không cho chó uống nước ở các ao hồ bẩn để tránh uống phải các giáp xác có mang ấu trùng của sán Diphyllobothrium mansoni. Ngăn không cho chó mèo bắt và ăn thịt các động vật hoang dại như chuột, ếch... dễ mang ấu trùng sán dây. - Thường xuyên tắm cho chó. Nếu chó có nhiều bọ thì dùng Ectomin 1% tắm cho chó để diệt bọ chét - ký chủ trung gian truyền bá sán dây Dipilidium caninum. - Cho chó ỉa, đái đúng quy định, phân cho vào hố xí tự hoại hoặc trộn vôi bột để diệt đốt sán và trứng sán (nếu có), tránh phát tán mầm bệnh. - Định kỳ tẩy giun sán cho chó mèo mỗi năm 1 lần. Khi tẩy phải cách ly chó, mèo trong chuồng riêng, thu lượm phân và các đốt, trứng sán để sát trùng. - Không cho chó mèo vào lò mổ, chuồng gia súc, nhà máy chế biến thức ăn...Tuyệt đối không nuôi chó ở trại chăn nuôi. - Không làm nhà vệ sinh thải xuống ao hồ nuôi cá 3.3.2. Điều trị Một số loại thuốc dùng để tẩy sán dây trên chó mèo và các động vật ăn thịt : - Arecolin: cho chó mèo nhịn ăn 16 -20h trước khi uống, trộn lẫn với thức ăn liều 2 -3 mg/ kg thể trọng. Cho con vật uống 1 – 2 giọt iod trước khi tẩy 15 – 20 phút để phòng con vật nôn mửa. Thuốc có hiệu quả với hầu hết sán dây ở loài ăn thịt trừ Mesocestoides. Arecolin có trong nước sắc hạt cau. Lưu ý: Arecoline hydrobromide 1-2mg/kg, Do not use in cats (the antidote is atropin, in case you do)không sử dụng cho mèo. Arecoline acetarsol - 5 mg/kg.Arecoline acetarsol 5mg/kg. Not for cats under 6 months and dogs under 3 months. Không sử dụng cho mèo dưới 6 tháng và chó dưới 3 tháng. - Dichlorophen - 0.3 mg/kg for dogs or 0.1 to 0.2 mg/kg for cats. Dichlorophen 0,3 mg / kg cho chó hoặc 0,1 đến 0,2 mg / kg cho mèo. This has low toxicity. Thuốc có độc tính thấp. - Niclosamide - 100-150 mg/kg.Niclosamide 100 -150 mg / kg, ít hiệu quả với Echinococcus spp. - Praziquantel - 5 mg/kg.Praziquantel 2 - 5 mg / kg, có hiệu quả rất tốt trong điều trị sán dây và ấu trùng sán dây, khoảng an toàn rộng, có hiệu quả tốt với Mesocestoides. - Bunamidine hydrochloride 50mg/ kg. - Nitroscantae 50 mg/ kg, hiệu quả trên cả giun tròn và giun móc. - Mebendazole (available from the Centers for Disease Control) has been used to treat Echinococcus spp.-Mebendazole 50 mg/ kg, có thể dùng tẩy sán dây cho người. CHƯƠNG 4: SỰ TRUYỀN LÂY MỘT SỐ LOÀI SÁN DÂY CHÓ GIỮA CHÓ Oral mebendazole has also been used in humans.VÀ NGƯỜI Trên thực tế, một số loài sán dây ở chó có thể lây sang người hoặc người là ký chủ trung gian mang ấu trùng của một số loài sán dây chó. Bệnh do ấu trùng sán dây chó gây ra cho người hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Dưới đây là một số bệnh sán dây chó gây ra ở người. 4.1. Taenia Serialis ( Multiceps Serialis) 4.1.1. Căn bệnh và ký chủ Sán Multiceps Serialis ký sinh ở ruột non của chó mèo, ấu sán Coenurus Serialis phát triển trong da và mô cơ của ký chủ trung gian là thỏ. Con người có thể vừa là kí chủ trung gian vừa là kí chủ cuối cùng. 4.1.2. Hình thái và vòng đời (xem ở phần 3.1.1.7) Sán ký sinh ở ruột non chó mèo, trứng theo phân ra ngoài, người có thể bị nhiễm nếu ăn phải. Ấu trùng theo tĩnh mạch ruột hoặc hạch bach huyết đến di trú ở gan và phổi. Tại đây ấu trùng phát triển thành bọc ấu sán, ở người bọc sán có thể to đến 50cm đường kính và chứa đến 16 lít dịch lỏng. Nếu người ăn phải ấu sán Coenurus Serialis trong thịt thỏ hay phủ tạng các loài động vật móng guốc thì có thể nhiễm sán Multiceps Serialis 4.2. Bệnh kén nước 4.2.1. Căn bệnh và ký chủ Sán trưởng thành Echinococus granulosus hoặc Echinococus multilocularis ký sinh ở ruột non chó, mèo, thú ăn thịt. Ấu trùng ký sinh ở gan, phổi và các bộ phận khác ở người và gia súc, độ to nhỏ thay đổi tùy loài. Có 2 loại : Kén nhiều bọc : nhỏ và do nhiều bọc nhỏ hợp lại, trong bọc không có nước và không có đầu, thường thấy ở bò. Kén 1 bọc : được chia làm 3 loại theo cấu tạo của kén : kén ở người, kén ở thú và kén không đầu ; ở đây, ta chỉ tìm hiểu về kén ở người : Kén ở người (E. hominis) : trong bọc có nước, màng bọc gồm 3 lớp ; lớp ngoài rất dày bằng kitin, lớp giữa là cơ, lớp trong cùng mỏng là lớp sinh sản, trên lớp sinh sản có nhiều đầu hoặc có nhiều bọc mẹ trong đó có nhiều đầu, ngoài ra còn có bọc con và bọc cháu ; kén thường thấy ở người. Kén nước trong ổ bụng bệnh nhân Kén nước do ấu trùng E.granulosus ở phổi của bệnh nhân 4.2.2. Hình thái và vòng đời (xem ở phần 3.1.1.8 và 3.1.1.9) 4.2.3. Dịch tể Sán ký sinh trên chó mèo, đốt sán chứa trứng theo phân ra ngoài ; ở 7 – 30oC đốt sán có thể tự bò lên cây cỏ, lẫn vào đát cát... đây là nguồn gây bệnh kén nước cho người và gia súc. Trứng sán có sức đề kháng mạnh với môi trường : ở 0oC, trứng sán không chết sau 116 ngày ; ở 50oC, trúng chết sau 1h ; trứng trong đất ẩm sống được 3 tuần ; trứng chết dưới ánh nắng trực tiếp. Bệnh có tính chất là nguồn dịch thiên nhiên, ký chủ trung gian và ký chủ cuối cùng rất rộng nên việc phòng bệnh rất phức tạp. Theo J.Casava và Houdermer (1914) ở Bắc Bộ, đã tìm thấy bệnh ở người và gia súc như : bò, dê, cừu, heo... tháng 08/2007, đã phát hiện một trường hợp nhiễm bệnh trên người tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương. 4.2.4. Cơ chế sinh bệnh : Ấu trùng ký sinh ở gan, phổi và các cơ quan, chèn ép các cơ quan này, làm tổ chức teo dần và rối loạn chức năng sinh lý bình thường ; ấu trùng tiết chất độc làm người bị trúng độc, hô hấp khó... Các triệu chứng thường gặp như: đau bụng vùng hạ sườn, ngứa, ho, có thể ho có đờm lẫn máu, sốt, khó thở ... 4.2.5. Chẩn đoán : Chẩn đoán bằng test ELISA huyết thanh người bệnh cho kết quả dương tính với Echinococcus granulosus (chỉ số bình thường = 1,1). 4.2.6. Điều trị: Phẫu thuật ngoại khoa bóc tách kén nước khỏi cơ thể người bệnh, chú ý tránh làm vỡ kén có thể làm lây lan bệnh ở các cơ quan. Sau phẫu thuật cần điều trị dự phòng bằng Melbendazol hoặc Albedazol. Kén nước lấy ra từ ổ bung của một bệnh nhân Một bệnh nhân bị kén nước 4.2.7. Phòng bệnh Tẩy sán cho chó 4 lần / năm bằng Arecolin hoặc Praziquantel. Áp dụng các biện pháp phòng sán cho chó mèo. Không ăn rau sống không rửa sạch. 4.3. Mesocestoides lineatus 4.3.1. Căn bệnh và ký chủ Sán Mesocestoides lineatus ký sinh ở ruột non của chó mèo và các động vật ăn thịt khác kể cả người. 4.3.2. Hình thái và vòng đời (xem ở phần 3.1.3) Người bị nhiễm Mesocestoides lineatus do ăn nội tạng hoặc máu chưa được nấu chín của rắn, ếch, chuột bị nhiễm ấu sán tetrathyridium. 4.3.3. Dịch tể Bệnh sán dây Mesocestoides lineatus ở người lần đầu tiên được mô tả do Chandler (1942) và sau đó là Fain và Herin tại Rwanda. Tại Châu Á, có nhiều báo cáo về bệnh trên người ở vùng Viễn Đông, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc. Ở Mỹ cũng có trường hợp người bị nhiễm bệnh. Cho đến nay, có 26 trường hợp người bị nhiễm Mesocestoides sp.được báo cáo, trong đó có 18 trường hợp là do Mesocestoides lineatus : 14 tại Nhật, 2 tại Hàn Quốc và 2 ở Trung Quốc. Bệnh có tính chất tự nhiên, nơi nào ít hoặc không có chó mèo bị nhiễm bệnh thì người cũng không nhiễm bệnh. 4.3.4. Cơ chế sinh bệnh Sán ký sinh trong ruột non người hút chất dinh dưỡng và tiết độc tố làm người bệnh bị suy nhược, giảm sức đề kháng... 4.3.5. Phòng – trị bệnh Thường xuyên tẩy giun sán 6 tháng/ lần. Không ăn nội tạng chưa nấu chín hay uống máu rắn, ếch, chuột... Điều trị bằng Praziquantel 25mg/ kg BW. 4.4. Dipylidium caninum 4.4.1. Căn bệnh và ký chủ Sán dây Dipylidium caninum ký sinh trên ruột non chó mèo, người có thể bị nhiễm bệnh, nhất là trẻ em, ký chủ trung gian là bọ chét ký sinh. Bệnh còn được gọi là dipylidiasis. 4.4.2 .Hình thái và vòng đời (xem ở phần 3.1.2) Người bị nhiễm sán thường là do vô tình ăn phải bọ chét nhiễm cysticercoid có trong thực phẩm, nước uống, móng tay... do gần gũi chơi đùa với chó mèo, do vật nuôi liếm, đặc biệt là thói quen ôm hôn miệng – miệng với chó mèo, nhất là với trẻ em. 4.4.3. Dịch tể Theo Reid và cs.,1992, hầu hết các ca bệnh dipylidiasis ở người là trẻ em, thậm chí là trẻ em rất nhỏ; điều này được giải thích là do trẻ em thường xuyên tiếp xúc với chó mèo, hay nghịch bẩn và do tuổi dung nạp của trẻ. Bệnh có mặt hầu hết ở khắp nơi trên thế giới, thêm nữa, đốt sán chửa trong phân có thể tự di chuyển và phát tán khắp nơi, bọ chét mang mầm bệnh và làm lây lan nhanh bệnh và có thể truyền các bệnh nguy hiểm khác như dịch hạch. 4.4.4. Triệu chứng Tùy và số lượng sán ký sinh và mức đáp ứng nhạy cảm của bệnh nhân với sán và những độc tố của sán mà có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình với các dấu hiệu như: chán ăn, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu và ngứa vùng hậu môn (theo Faust và cs.,1970). 4.4.5. Chẩn đoán Tìm trứng sán trong phân của bệnh nhân. 4.4.6. Điều trị Niclosamide: Đây là lựa chọn hàng đầu, viên nén 500mg/ viên, trẻ em 1 – 2 tuổi uống 1 viên; 2 – 6 tuổi ( 11 – 34 kg) uống 2 viên; người lớn uống 4 viên. Thuốc được nhai khi đói và sán ra sau 2h điều trị ( theo Chichang và cs., 1982). Praziquantel: liều 25mg/ kg thể trọng. 4.4.7. Phòng bệnh Hướng tốt nhất để phòng lây nhiễm trên người là điều trị cho động vật nhiễm bệnh và diệt bọ chét ký sinh. Sán dây truyền cho người qua vật chủ trung gian là bọ chét, do đó, chúng ta phải: - Giáo dục sức khỏe cho trẻ em, khuyên trẻ không nên quá âu yếm vật nuôi ôm, hôn... Đối với các trẻ quá nhỏ không cho trẻ bò liếm đất cát, ăn thức ăn bị rơi... Tẩy sán dây định kỳ cho chó mèo. - Diệt bọ chét ký sinh trên vật nuôi bằng một trong các loại thuốc sau: + Dipterex 0,3 – 0,5 %. + Bayticol (flumethrin 6%) pha 1 – 2 ml tắm hay xịt cho chó. + Vòng đeo cổ Preventef (diazenon) trừ được bọ chét 4 tháng. + Frontline (fipronil) xoa hoặc xịt lên lông chó mèo trừ bọ chét 2 tháng. + Uống định kỳ lufenuron 1viên/ tháng. 4.5. Diphyllobothrium latum 4.5.1. Căn bệnh và ký chủ Sán dây Diphyllobothrium latum ký sinh ở ruột non người, chó, mèo, cáo và các động vật ăn cá khác. Sán phân bố rộng trên thế giới, ký chủ trung gian là giáp xác và cá. Bệnh được gọi là Diphyllobothriasis. 4.5.2. Hình thái và vòng đời (xem ở phần 3.2.1.) Người bị nhiễm bệnh do ăn phải Pleroceroid trong cơ cá chưa được nấu chín. 4.5.3. Dịch tể Bệnh sán dây D.latum có sự phân bố rộng khắp trên thế giới, nhiều vùng thuộc Châu Âu bị nhiễm sán nặng như ven biển Ban Tích, vùng hồ lớn của Thụy Sỹ và Ý, đồng bằng châu thổ sông Đanuýp... Châu Mỹ và Châu Phi có tỉ lệ nhiễm thấp. Ở Châu Á, bệnh được tìm thấy ở vùng Sibêri và Nhật Bản; ở Việt Nam chưa phát hiện bệnh này trên người. Tình hình nhiễm sán phụ thuộc vào khu hệ cá tại địa phương, tình hình sinh hoạt và vệ sinh; những nơi có tập tục ăn cá sống có tỉ lệ nhiễm cao hơn. 4.5.4. Triệu chứng Sán ký sinh hút dưỡng chất, gây tắc ruột, đặc biệt gây ra bệnh thiếu máu ác tính do thiếu vitamin B12: sán lấy vitamin B12 trong máu nếu lượng vitamin B12 trong ruột không đủ cung cấp... Triệu chứng thường gặp như đau bụng kết hợp với nôn mửa, xanh xao, nhợt nhạt, rối loạn tim mạch, phù nề, dễ chảy máu, khó thở... 4.5.6. Chẩn đoán Dựa vào triệu chứng lâm sàng, tìm trứng sán trong phân, kiểm tra máu thấy hồng cầu nhỏ, ít, nhiều hồng cầu non và bạch cầu tăng. 4.5.7. Điều trị Dùng Praziquantel, Menbendazole hoặc Niclosamide để tẩy sán dây kết hợp với trị bệnh thiếu máu, bổ sung B12, đặc biệt là tinh chất gan. 4.5.8. Phòng bệnh Chú ý quản lý phân, không đi tiêu thẳng xuống ao hồ sông rạch, không ăn cá chưa nấu chín, bỏ hẳn thói quen ăn gỏi cá sống, phát hiện và điều trị nguwoif bệnh. Áp dụng các biện phát phòng bệnh với súc vật nuôi. 4.6. Spirometra spp. 4.6.1. Căn bệnh và ký chủ Sán trưởng thành ở ruột non của chó, mèo và một số động vật ăn thịt hoang dại, ở Việt Nam thường gọi là sán nhái do tỉ lệ ếch nhái bị nhiễm ấu trùng sán này rất cao (75%) và ếch nhái là trung gian truyền bệnh chính của loài sán này… Ấu trùng sán nhái gây bệnh cho người, bệnh được gọi là Sparganosis. 4.6.2. Hình thái và vòng đời (xem ở phần 3.2.2.) Người bị nhiễm bệnh và trở thành vật chủ phụ thứ 2 của sán nhái do uống nước mất vệ sinh có nhiễm phù du, giáp xác đã bị nhiễm ấu sán, ăn phải thịt ếch nhái, rắn, chim còn sống hoặc chưa được nấu chín kỹ... Từ đó, ấu sán qua đường tiêu hóa, chui vào thành dạ dày, ruột và tạo thành u ở đó. Các trường hợp bị nhiễm sán ở mắt là do quan niệm sai lầm dùng thịt ếch nhái sống đắp lên mắt để trị đau mắt đỏ hoặc do rửa mặt bằng nguồn nước bẩn có phù du, giáp xác bị nhiễm ấu sán. 4.6.3. Dịch tể Bệnh do ấu trùng sán nhái thường gặp ở Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và một số nước Châu Âu nhập khẩu ếch nhái, rắn... Bệnh trên người trước đây rất hiếm gặp trên thế giwosi, các ca bệnh chủ yếu là ở Châu Á và Nam Mỹ, chỉ vài ca được xác định tại Châu Âu, Châu Phi và Châu Úc. Tỉ lệ nhiễm bệnh Sparganosis cao nhất là ở NHật Bản và Hàn Quốc, hầu như là do thói quen ăn uống. Tại một số vùng ở Hàn Quốc, tỉ lệ dương tính với huyết thanh của bệnh là 8% và đa số là nam giới (gấp 10 lần nữ giới). Theo một nghiên cứu gần đây ở Hàn Quốc thì hầu hết các ca bệnh là ấu sán nhái thể não (89%), các bệnh nhân đều sống ở nông thôn và 75% bệnh nhân đều có ăn ếch nhái hoặc rắn sống. Bệnh sán nhái thể nhãn cầu rất hiếm gặp, các ca bệnh được tìm thấy ở Trung Quốc và Việt Nam; các ca sán nhái thể não cũng được báo cáo ở Nhật, Thái Lan, Y1, Hy Lạp, Hồng Kông và Ấn Độ. 4.6.4. Triệu chứng Ban đầu, ấu trùng sán nhái không gây triệu chứng, khi chúng di trú đến vị trí ký sinh cuối cùng và bắt đầu phát triển thì sẽ tạo phản ứng viêm và đau mô xung quanh ; đôi khi, ấu trùng sán phát triển thành các nốt u bất thường nhưng không gây triệu chứng gì, sau một thời gian lại gây đau. Ấu sán có thể gây tắc ruột và được tìm thấy ở nhiều cơ quan như thành ruột, vú, bìu, mào tinh hoàn, niệu đạo, bàng quang, khoang bụng, tim, phổi... Bệnh có thể nhiễm đơn thể hoặc nhiều thể cùng lúc. - Thể nhãn cầu (Ocular sparganosis): mắt căng nhức, phù xung quanh nhãn cầu, có thể dẫn đến mù, vì ký sinh trùng di chuyể đến kết mạc và vào trong ổ mắt. Trong các mô ở ổ mắt, ấu trùng nằm ở phía cực sau, sinh ra phản ứng viêm, dẫn đến lồi mắt và ảnh hưởng thị lực, có thể loét giác mạc. Bệnh thể nhãn cầu thường gây đau mắt, nhức, kích thích, loét giác mạc, chảy nước mắt, sưng, phù mi mắt…bệnh thường có triệu chứng sau 1 tuần với biểu hiện mắt sưng, đỏ, giảm thị lực, đôi khi chảy nước mắt nên dễ nhầm lẫn với các bệnh mắt khác nên dễ gây nhầm lẫn với các bệnh mắt khác đẫn đến chẩn đóan muộn và điều trị không kịp thời. Do đó, bệnh có thể gây tổn thương và nhiễm lan rộng đến nhãn cầu và hốc mắt, có thể kèm nhiễm khuẩn làm bệnh thêm trầm trọng. Bệnh nhân Sparganosis thể nhãn cầu - Thể não (Cerebral sparganosis) : đặc trưng bởi động kinh cục bộ, lú lẫn, suy nhược, nhức đầu, giảm trí nhớ, hôn mê, sốt, vận động yếu và một số triệu chứng thần kinh khác. Thể này thường ở một bán cầu não hoặc thùy trán đỉnh, có khi lan rộng đến tiểu não và có thể gây xuất huyết não. - Bệnh ấu trùng sán nhái tăng sinh tiến triển (Proliferative sparganosis) : gây ra bởi S.proliferum, bắt đầu thường là các u dưới da ở đùi, vai, cổ và lan rộng khắp các cơ quan khác như ruột, cơ, phổi, bụng, não. Các u nhỏ có thể phát hiện khi rạch nông hoặc bị loét và vỡ ra. Nhiễm trùng có thể diễn tiến 5 -25 năm và có thể gây tử vong. Khi ấu trùng di chuyển sẽ gây viêm, họai tử cục bộ nên bệnh nhân sẽ có những cơn đau nhói ở cơ quan tương ứng. Nếu ấu trùng di chuyển đến da sẽ tạo thành những cục u, sờ thấy nhúc nhích, biến mất nhanh, đôi khi sưng phù, đỏ ngứa nhiều vùng dễ nhầm với di ứng da. Sparganosis thể não Sparganosis tăng sinh tiến triển 4.6.5. Chẩn đoán : Chụp cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng (MRI) để định vị trí thương tổn, nhất là ở thể não. ELISA dịch não tủy hoặc huyết thanh cũng giúp ích cho chẩn đóan. 4.6.6. Điều trị Phẫu thuật loại bỏ ấu trùng sán nhái giúp điều trị khỏi ca bệnh. Hiện chưa có cách điều trị bệnh sán nhái thể tăng sinh tiến triển vì ấu trùng phát tán lan rộng nên phẫu thuật loại bỏ ấu sán không thành công. Nếu vị trí thương tổn không cho phép phẫu thuật, ta có thể dùng thuốc Novarsenol 0,3g – 0,45g/kg/ngày, điều trị trong 45 ngày. 4.6.7. Phòng bệnh Không uống nước chưa nấu chín, không uống hay rửa mặt bằng nước bẩn.Sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong sinh họat hàng ngày. Không ăn thit ếch, nhái, rắn… chưa nấu chín Bỏ tập quán lạc hậu dùng thịt ếch nhái sống để đắp vào mắt trị bệnh đau mắt đỏ ở các vùng nông thôn. Phẫu thuật loại bỏ ấu trùng sán nhái trong não Gắp spargarum ra khỏi mắt của người bệnh CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN Bệnh sán dây gây ra ở lòai ăn thịt và các bệnh ký sinh trùng khác nói chung là những bệnh cần được quan tâm vì bệnh xảy ra âm thầm, khó chẩn đoán nhưng ảnh huworng lớn đến sức khỏe và năng suất của vật nuôi. Ngoài ra, bệnh sán dây ở lòai ăn thịt , đặc biệt là ở chó mèo cần được kiểm sóat chặt chẽ vì chúng rất gần gũi con người và bệnh có thể lây sang người và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, chúng ta cần nuôi dưỡng chăm sóc và phòng bệnh sán dây trên vật nuôi, nhất là với chó mèo như vệ sinh sạch sẽ, không cho chúng ăn thịt sống, định kỳ tẩy giun sán cho chó mèo… Ngoài ra, chúng ta còn phải bỏ các thói quen gây hại cho sức khỏe như ăn cá sống, đắp thịt ếch nhái, uống máu rắn, ôm hôn chó mèo… Giữ gìn vệ sinh sạch , tiêu diệt ký chủ trung gian truyền bệnh để hạn chế các bệnh do sán dây ở lòai ăn thịt gây ra với con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hữu Hưng, 1999. Giáo trình ký sinh trùng thú y. Trường đại học Cần Thơ. 2. Trịnh Văn Thịnh, Phan Trọng Cung, Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1982. Giáo trình ký sinh trùng thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà nội. 3. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh, 1978. Công trình nghiên cứu ký sinh trùng Việt Nam, tập 2. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội. 4. Nguyễn Phước Tương, 2000. Bệnh Ký sinh trùng của vật nuôi và thú hoang lây sang người. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 5. Bộ môn ký sinh trùng, trường đại học Y Hà Nội, 2001. Ký sinh trùng y học. Nhà xuất bản Y học. 6. Tài liệu từ Internet  www.impe-qn.org.vn www.dpd.cdc.gov

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSán dây và bệnh do sán dây gây bệnh trên chó và sự truyền lây giữa chó và người của một số loài sán dây chó.doc
Luận văn liên quan