Sinh lý sinh dưỡng và nhịp sinh học ở người

Các nhà khoa học khẳng định, chính chênh lệch múi giờ đã làm giảm sự hình thành và phát triển tế bào thần kinh ở “đồi hải mã” và có thể dẫn tới nguy cơ giảm thiểu chức năng ở khu vực não bộ này. Phát hiện mới này có thể lý giải phần nào nguyên nhân khiến những công nhân thường xuyên phải làm ca kíp và những người thường đi máy bay đường dài thường phản ứng chậm chạp và dễ bị mắc các căn bệnh. Để giảm thiểu những tác động có hại này, các nhà khoa học khuyến cáo, những người thường xuyên phải thay đổi đồng hồ sinh học nên dành một thời gian nghỉ ngơi thích đáng khi bị thay đổi múi giờ. Việc hiểu được những chuyển biến của đồng hồ sinh học cơ thể sẽ giúp bạn có được một chế độ sinh hoạt thích hợp và đạt hiệu quả cao nhất trong ngày. Đồng hồ sinh học liên quan đến cả tuổi tác. Các nhà khoa học còn nhận thấy phụ nữ thường có áp lực phải lập gia đình trước tuổi 40, khi cơ hội mang thai của họ (dù tự nhiên hay có sự can thiệp của công nghệ hỗ trợ sinh sản) bắt đầu giảm rõ rệt do số lượng và chất lượng trứng giảm. Đàn ông cũng không nên chậm trễ kết hôn nếu muốn có con.

pdf69 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2596 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sinh lý sinh dưỡng và nhịp sinh học ở người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xen kẽ loại cường độ cao với các hình thức thư giãn. Ví dụ như ba ngày mỗi tuần chơi thể dục nhịp điệu, đánh tennis, tập judo, đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, chạy bộ hay cử tạ; còn 2 ngày khác có thể tập yoga, vận động nhẹ. Rau, hoa quả tươi có nhiều vitamin luôn phù hợp với mọi lứa tuổi Những người thuộc nhóm máu B có nhiều nguy cơ bị virus phát triển chậm tấn công hệ thần kinh hơn những người thuộc nhóm máu khác. Họ cũng hay bị bệnh xơ cứng hơn. Hệ miễn dịch của họ không nhận biết được các virus kể trên. Thịt gà và ngô vốn có những lectin khiến người nhóm máu B dễ nhạy cảm hơn với loại virus này nên cũng là những thức ăn cần kiêng cữ. Với người có nhóm máu A. Ống tiêu hóa của người thuộc nhóm máu A thích hợp với chế độ ăn có nguồn đạm chủ yếu từ cây cỏ và ngũ cốc, hoặc cá đánh bắt được từ hồ, sông, biển kề cận nơi cư ngụ. Những người có nhóm máu A thích hợp với chế độ ăn chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật như các sản phẩm từ đậu nành, các hạt họ đậu, ngũ cốc, rau, trái cây... và một ít cá. Thỉnh thoảng có thể ăn thịt gà, thịt vịt và những sản phẩm từ sữa lên men chua (như yaourt). 40 Những thức ăn có hại cho máu nhóm A là thịt và các sản phẩm từ sữa. Dạ dày của những người này vốn chỉ quen tiêu hóa rau, ít tiết ra axit không thích hợp với việc tiêu hóa đạm động vật. Thịt sẽ được chuyển hóa chậm và hậu quả là độc tố bị ứ lại trong ruột, làm viêm tấy niêm mạc ruột. Khi niêm mạc đã bị tổn thương, các lectin và độc tố có thể xâm nhập vào vòng đại tuần hoàn, di chuyển tới đâu sẽ sinh bệnh ở đó. Những thức ăn từ sữa không được tiêu hóa đến nơi đến chốn sẽ gây nên những phản ứng insulin. Khi chức năng dẫn đường vào tế bào của insulin không được hoàn tất, nhịp chuyển hóa chậm lại, năng lượng không được tiêu hao và calo không dùng tới sẽ chuyển thành mỡ dự trữ. Cũng như người có nhóm máu O, người thuộc nhóm máu A cũng nên tránh ăn cà chua. Khi bị căng thẳng (stress), người có nhóm máu A hay nóng nảy, dễ lo âu, cáu gắt. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nồng độ cortisol (do tuyến thượng thận tiết ra) trong máu của họ cao hơn nhiều so với những người có nhóm máu khác. Điều này giải thích tại sao người nhóm máu A có tỷ lệ mắc bệnh tim cao hơn các nhóm kia. Những môn thể dục nặng và có tính chất đối kháng dễ làm suy kiệt năng lực thần kinh của những người nhóm máu A. Họ thích hợp hơn với những phương pháp luyện tập nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền, hoặc những môn thể thao không có tính đối kháng như đánh golf, đi bộ, thể dục, bơi lội, đạp xe hay những bài quyền nhịp chậm. Các bệnh người thuộc nhóm máu A dễ mắc phải: - Bệnh tim mạch: Vì họ có lượng trigglycerid và cholesterol máu cao (do tiêu hóa thịt và chất béo bão hòa kém). - Ung thư. - Bệnh thiếu máu ác tính: Người nhóm máu A có ít axit trong dạ dày nên rất khó hấp thu sinh tố B12 (Cobalamin) - một yếu tố cần thiết cho việc sản xuất huyết sắc tố hemoglobin. III. Thực phẩm và thực phẩm chức năng trong đời sống con người. 41 1. Khái niệm. Thực phẩm, là mọi vật chất,được sử dụng trên cơ thể sống (ăn....) nhằm đảm bảo cho sự tồn tại ,phát triển và sức khoẻ. Thực phẩm chức năng (Functional foods) được người Nhật sử dụng đầu tiên trong những năm 1980 để chỉ những thực phẩm chế biến có chứa những thành phần tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp nâng cao sức khoẻ cho người sử dụng. Theo Viện Khoa học và Đời sống quốc tế (International Life Science Institute - ILSI) thì "thực phẩm chức năng là thực phẩm có lợi cho một hay nhiều hoạt động của cơ thể như cải thiện tình trạng sức khoẻ và làm giảm nguy cơ mắc bệnh hơn là so với giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại". Theo IFIC, thực phẩm chức năng là những thực phẩm hay thành phần của chế độ ăn có thể đem lại lợi ích cho sức khoẻ nhiều hơn giá trị dinh dưỡng cơ bản. Thực phẩm chức năng có thể là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất "chức năng". Cũng như thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc và người ta cũng gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm - thuốc. Bộ Y tế Việt Nam định nghĩa thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học. 2. Phân biệt thực phẩm chức năng (Functional Food) với thực phẩm (Food) và thuốc (Drug).  Được sản xuất, chế biến theo công thức: bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bớt một số thành phần bất lợi (để kiêng). Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (thường là phải theo tiêu chuẩn). 42  Có tác dụng với sức khỏe (một số chức năng sinh lý của cơ thể) nhiều hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Nghĩa là, thực phẩm chức năng ít tạo ra năng lượng (calorie) cho cơ thể như các loại thực phẩm, ví dụ, gạo, thịt, cá…  Liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí tính bằng miligram, gram như là thuốc.  Đối tượng sử dụng có chỉ định rõ rệt như người già, trẻ em, phụ nữ tuổi mãn kinh, người có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức năng sinh lý nào đó…  Đối với thực phẩm chức năng, nhà sản xuất công bố trên nhãn sản phẩm là thực phẩm, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn sức khỏe, phù hợp với các quy định về thực phẩm. Đối với thuốc, nhà sản xuất công bố trên nhãn là sản phẩm thuốc, có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh với công dụng, chỉ định, liều dùng, chống chỉ định.Thuốc là những sản phẩm để điều trị và phòng bệnh, được chỉ định để nhằm tái lập, điều chỉnh hoặc sửa đổi chức năng sinh lý của cơ thể.  Có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài nhằm nuôi dưỡng (thức ăn qua sonde), bổ dưỡng hoặc phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh… mà vẫn an toàn, không có độc hại, không có phản ứng phụ.  Người tiêu dùng có thể tự sử dụng theo “hướng dẫn cách sử dụng” của nhà sản xuất mà không cần khám bệnh, hoặc thầy thuốc phải kê đơn 3. Một số loại thực phẩm chức năng. a. Các loại thực phẩm chưa qua chế biến:  Đậu nành, cà chua, tỏi, trà  Bông cải và các loại rau họ cải 43  Cam, quýt, chanh, bưởi         Cá  Sữa và các chế phẩm từ sữa b. Thực phẩm chế biến.  Nhóm bổ sung vitamin và khoáng chất  Nhóm bổ sung chất xơ  Thực phẩm giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa  Bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt khác  Thực phẩm loại bỏ bớt một số thành phần  Các thực phẩm cho nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt 44  Một số lưu ý: Đối với những thực phẩm ở dạng tự nhiên, việc chọn lựa cần lưu ý chọn lựa những sản phẩm tươi, mới và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Để đạt được những lợi ích về sức khỏe, cần sử dụng thường xuyên với số lượng khuyến nghị. Những sản phẩm đã qua chế biến, đòi hỏi người tiêu dùng phải có kỹ năng đọc nhãn bao bì.Thực phẩm chức năng thường được đóng gói giống như thực phẩm thông thường. Ngoài các thông tin của một thực phẩm thông thường, thực phẩm chức năng bắt buộc phải ghi rõ tên nhóm sản phẩm như thực phẩm bổ sung vi chất hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm ăn kiêng, …. 4. Thực phẩm chức năng: dùng không đúng có thể gây hại Từ một bài báo dân trí : ( trích) Không thể phủ nhận vai trò của TPCN, xu hướng sử dụng TPCN trên toàn thế giới và Việt Nam. Các chuyên gia khuyến cáo: Chỉ khi người sử dụng đã hiểu rõ hoặc được thầy thuốc hướng dẫn rõ ràng thì TPCN mới có thể mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe. Lợi khi dùng đúng GS.TS Nguyễn Thị Dụ, nguyên Giám đốc Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai), nguyên chủ nhiệm Bộ môn Hồi sức cấp cứu trường Đại học Y cho rằng, không ai có thể phủ nhận giá trị, tác dụng của TPCN. “Bởi đây là dạng thực phẩm được chiết xuất từ các loại thảo mộc, các thành phần quý từ động vật và đã được loại bỏ bớt thành phần không có lợi, bổ sung thêm những thành phần có lợi để phục vụ nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh cho con người”, GS khẳng định. Cũng theo TS Nguyễn Thị Dụ, TPCN khác hoàn toàn với thực phẩm thông thường mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày. Bởi với thực phẩm thông thường thì giá trị dinh dưỡng là quan trọng nhất nhằm cung cấp năng lượng cho cơn thể. Còn TPCN đã được thay đổi thành phần qua chế biến có chủ đích để nâng cao sức khỏe con người, giảm nguy cơ mắc bệnh, có tác dụng tăng cường sức khỏe con người là chính chứ không phải là bổ sung dinh dưỡng. 45 Cùng quan điểm này, GS.TS Trần Thị Phương Mai, Nguyên Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và Trẻ em - Bộ Y tế, cho rằng: “Phần lớn TPCN được tinh chiết từ các loại thảo dược quý trong thiên nhiên. Đó là những vị thuốc quý mà các đời ông cha mình đã sử dụng và chắc chắn có hiệu quả. Tất nhiên, TPCN không phải là thuốc để điều trị bệnh cấp tính mà mang tính phòng bệnh, đồng thời hỗ trợ cho thuốc trong quá trình điều trị, củng cố sức khỏe và duy trì hiệu quả về sau.”. Dùng sai: mọi thứ đều là chất độc.. Đánh giá cao vai trò của TPCN, nhưng GS Nguyễn Thị Dụ cũng khuyến cáo, người sử dụng phải hiểu về sản phẩm mà mình dùng: “Một nhà độc học nổi tiếng đã từng khẳng định: Mọi thứ đều là chất độc. Không có cái gì là cái không độc cả, và chỉ không độc khi được dùng đúng liều lượng”. Cũng theo GS, ngay cả thực phẩm cũng có thể gây bất lợi khi ăn không đúng cách. Ví như: Muối là chất không thể thiếu trong thực phẩm nhưng nếu ăn quá nhiều cũng trở thành chất độc gây suy tim, phù, tăng huyết áp. Nhiều loại thực phẩm cũng có thể gây dị ứng và nguy kịch cho người ăn ngay lập thức. TPCN cũng vậy, nếu chúng ta sử dụng mà chưa biết nó có phù hợp với cơ địa của mình không, có tương tác với các thuốc đang dùng không, TPCN cũng có thể gây sốc phản vệ như dị ứng… Vì thế, người sử dụng nó phải hiểu nó thành phần có gì, tác dụng ra sao và phải có sự tư vấn của nhân viên y tế để phòng các nguy cơ này. Cùng quan điểm, GS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam, cũng khuyến cáo: “Không thể tùy tiện dùng TPCN bởi dùng không đúng cũng rất nguy hiểm, có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực tế có người dùng bị phù do dị ứng TPCN, người bị luput ban đỏ mà dùng TPCN không phù hợp làm bệnh tình nặng thêm…. Vì thế, rất cần phải có hướng dẫn để người dân dùng đúng.Khi đó, nguy cơ bị tai biến, dị ứng sẽ giảm đi vì được giám sát, tư vấn của nhân viên y tế”. IV. Nhịp sinh học ở động vật và người. 1. Khái niệm. 46 Nhịp sinh học là khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng với những thay đổi có tính chu kỳ của môi trường. Đây là sự thích nghi đặc biệt của sinh vật với môi trường và có tính di truyền. 2. Nhịp sinh học ở động vật a. Nhịp điệu mùa Vào mùa đông giá lạnh động vật biến nhiệt thường ngủ đông lúc đó trao đổi chất của cơ thể con vật giảm đến mức thấp nhất, chỉ đủ để sống. Các hoạt động sống của chúng sẽ diễn ra sôi động ở mùa ấm (xuân, hè). Một số loài chim có bản năng di trú, rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn về nơi khác ấm hơn và nhiều thức ăn hơn, sang mùa xuân chúng lại bay về quê hương. Hiện tượng chim di trú Ở vùng nhiệt đới do dao động về lượng thức ăn, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng không quá lớn nên phần lớn sinh vật không có phản ứng chu kỳ mùa rõ rệt. Tuy nhiên cũng có một số nhộng sâu sòi và bọ rùa nâu ngủ đông, nhộng bướm đêm hại lúa ngô ngủ hè vào thời kỳ khô hạn. Đáng chú ý là các phản ứng qua đông và qua hè đều được chuẩn bị từ khi thời tiết còn chưa lạnh hoặc chưa quá nóng, thức ăn còn phong phú. Cái gì là nhân tố báo hiệu? ếch ngủ đông trong bùn Hiện tượng ngủ hè ở hải sâm ssaam 47 Sự thay đổi độ dài chiếu sáng trong ngày chính là nhân tố báo hiệu chủ đạo, bao giờ cũng diễn ra trước khi có sự biến đổi nhiệt độ và do đó đã dự báo chính xác sự thay đổi mùa. Nhịp điệu mùa làm cho hoạt động sống tích cực của sinh vật trùng khớp với lúc môi trường có những điều kiện sống thuận lợi nhất. b. Nhịp chu kì ngày đêm Có nhóm sinh vật hoạt động tích cực vào ban ngày, có nhóm vào lúc hoàng hôn và có nhóm vào ban đêm. Cũng như đối với chu kỳ mùa, ánh sáng giữ vai trò cơ bản trong nhịp chu kỳ ngày đêm. Đặc điểm hoạt động theo chu kì ngày đêm là sự thích nghi sinh học phức tạp với sự biến đổi theo chu kì ngày đêm của các nhân tố vô sinh. Trong quá trình tiến hoá, sinh vật đã hình thành khả năng phản ứng khác nhau đối với độ dài ngày và cường độ chiếu sáng ở những thời điểm khác nhau trong ngày. Do đó sinh vật đơn bào đến đa bào đều có khả năng đo thời gian như là những “đồng hồ sinh học”. Ở động vật, cơ chế hoạt động của “đồng hồ sinh học” có liên quan tới sự điều hoà thần kinh - thể dịch. Gà gáy váo sáng sớm và buổi trưa 3. Nhịp sinh học của con người (đồng hồ sinh học). Nhịp sinh học của con người hay còn gọi là đồng hồ sinh học, là chu kỳ hoạt động trong vòng 24 giờ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý của hầu hết cơ thể sống. Những quá trình này bao gồm hoạt động của não bộ, sự sản xuất kích tố (hormon), các hoạt động của tế bào và nhiều hoạt động sinh học khác. Đồng hồ sinh học giúp điều hòa các thay đổi về huyết áp, thân nhiệt và sự tỉnh táo vốn thay đổi tùy thời gian trong ngày.  Cơ sở khoa học của “Thuyết Nhịp sinh học ” hiện đại. Nghiên cứu hoạt động của vũ trụ có tính chu kỳ, người ta thấy có nhiều nhịp dạng sóng ( hình sin), tuần hoàn với các chu kỳ khác nhau. Khoa học đã chứng minh mỗi 48 người sinh ra đều có một chu kỳ sinh học riêng, căn cứ theo ngày tháng năm sinh của mình. Nhịp điệu thể chất, trí tuệ hay cảm xúc của con người vận động liên tục theo chu kỳ này – đó là nhịp sinh học! Nhịp sinh học là chu kỳ về sinh lý học hay hoạt động của các cơ thể sống theo chu trình thời gian. Giáo sư William Fliess, người Đức đã vẽ lại sơ đồ sự bột phát những trận ốm, sốt của những đứa trẻ. Từ đó ông xác định tồn tại chu kỳ về sức khoẻ trong những bệnh nhân của ông là 23 và 28 ngày. Vào những năm 1920, tiến sỹ Alfred Teltscher đã quan sát những dao động theo chu kỳ về mặt năng lực trí tuệ trong những sinh viên của ông với một quãng thời gian 33 ngày. Nhiều nhà nghiên cứu sau đó đã có những kết luận tương tự về chu kỳ trí tuệ 33 ngày. Những nghiên cứu trong suốt những năm 1940 và 1950 đều chỉ ra rằng có khuynh hướng tăng lên đối với các vụ tai nạn do sai lầm của con người trùng khớp với chu kỳ sinh học của những người bị nạn. Một số nghiên cứu cũng đưa ra các thông số:  Chu kỳ về trực giác ( Các giác quan thu nhận thông tin : nghe, nhìn…) bằng 38 ngày;  Chu kỳ thẩm mỹ ( cảm nhận & sáng tạo nghệ thuật) = 43 ngày  Chu kỳ về tâm linh ( Lòng tin ) =53 ngày. Ngày nay, môn khoa học này đã phát triển và nhịp sinh học là khái niệm được dùng để chỉ khuynh hướng riêng biệt của mỗi người theo từng ngày. Nhịp sinh học đo xu hướng của từng cá nhân dựa vào ngày sinh của mỗi người. Nhịp sinh học tính toán các chu kỳ ứng với các khía cạnh khác nhau của mỗi người. Có 3 chu kỳ sinh học cơ bản: thế chất, cảm xúc và trí tuệ. Chúng hoạt động theo mô hình đường biểu diễn hình sin như sơ đồ bên (Hình 1 ). 49 Ví dụ đường “Sức khỏe” : Bắt đầu từ mốc A (0) vào lúc sinh; tăng dần và sau khi đạt đến mức tối đa (1) thì đường biểu diễn giảm xuống mgang bằng 0 (2). Sau đó sẽ đi theo giá trị âm xuống mực cực tiểu (3); Tiếp đó, chu kỳ lại chuyển động lặp lại ( tuần hoàn ). Các đường biểu diễn “tình cảm”; “Trí tuệ” cúng biến thiên theo hình sin tương tự. Trong đó Chu kỳ tình cảm ngược pha với sức khỏe; chu kỳ trí tuệ xuất hiện chậm hơn nhưng thời gian dài hơn. V. Nhịp sinh học với đời sống con người. 1. Mối quan hệ nhịp sinh học và chế độ sinh hoạt của con người. a. Đồng hồ sinh học với sinh hoạt hằng ngày. Các chuyên gia về liệu pháp thời gian - một lĩnh vực nghiên cứu mới trong y học đã khám phá những thời điểm khác nhau trong ngày và đêm sẽ tác động đến sức khoẻ cơ thể con người như thế nào.  1 giờ đêm: Cơ thể, thần kinh rất nhạy cảm với các cơn đau, viêm, loét, cơ khớp.  2 giờ đêm: . Đa số các cơ quan nội trong cơ thể con người hoạt động ở mức thấp nhất, riêng Gan hoạt động mạnh, thải độc tố tích cực nhất những chất cần thiết để thải ra các độc tố. Độ tinh nhạy của mắt thấp. Tai nạn giao thông hoặc tai nạn 50 lao động thường xảy ra ở thời gian này. Nếu bạn không ngủ trong thời gian đó thì cũng không nên dùng rượu hay cà phê vì dễ làm hại Gan. Tốt hơn cả là hãy uống 1 cốc nước hoặc 1 cốc sữa chẳng hạn.  3 giờ đêm: Cơ thể nghỉ ngơi, nó hoàn toàn cạn sức. Nếu như cần thức để làm việc thì đừng để phân tán tư tưởng mà hãy cố gắng tập trung trí tuệ vào công việc mình phải hoàn thành. Vào thời điểm này, áp suất máu thấp nhất, nhịp đập của Tim và nhịp thở cũng chậm nhất.  4 giờ sáng: -Huyết áp còn thấp, não được cung cấp lượng máu ít nhất, cơ thể làm việc ở mức thấp nhất; ngược lại Thính giác rất nhạy cảm, một tiếng động nhỏ có thể làm thức giấc. Vào giờ này người bị bệnh tim mạch thường hay tử vong nhất. →Từ 1-4 giờ sáng: Là khoảng thời gian trẻ em thường sinh ra và cũng là lúc người có bệnh nặng cũng dễ chết vào thời điểm này. Tuyến giáp trạng hoạt động cực đại, nồng độ nguyên tố đồng vị phóng xạ iốt 127 cao nhất. Người bị bướu cổ đơn thuần nên xoa bóp vùng tuyến giáp. Các lái xe, công nhân làm ca đêm hay phạm lỗi hoặc xảy ra tai nạn.  5 giờ sáng: Thận rất yên tĩnh và không bài tiết. Những người thức dậy vào thời gian này thường nhanh chóng bước vào trạng thái sảng khoái. Chúng ta đã qua giấc ngủ không sâu với những giấc mơ và sau đó trải qua giấc ngủ sâu và không nằm mơ.  6 giờ sáng : Huyết áp tăng lên, Tim đập nhanh lên. Lúc này cortison được tạo thành trong cơ thể, nó “nạp điện” cho bộ “ắc-quy” bên trong của chúng ta, dù rằng bạn có muốn đi ngủ chăng nữa thì thân thể bạn cũng tự thức dậy và bắt đầu ngày làm việc tốt nhất.  7 giờ sáng: Khả năng miễn dịch cao, hoạt động tốt. Người bị bệnh do vi khuẩn, virut gây ra thì thấy ít đau nhức hơn các giờ khác.  8 giờ sáng: Gan thải ra khỏi cơ thể các độc tố lần thứ 2. Vào giờ đó tuyệt nhiên không được uống rượu vì gan làm việc căng thẳng. Hormon giới tính tràn đầy: giờ yêu đương.  9 giờ: Tinh thần hưng phấn. Sự nhậy cảm với những cơn đau giảm xuống. Tim hoạt động với toàn bộ công suất.  10 giờ: Khả năng hoạt động tăng lên. Chúng ta ở thời điểm sung sức nhất, tưởng như có thể dời núi được. Trạng thái hưng phấn này được duy trì cho tới tận bữa ăn trưa, có cảm giác như có thể giải quyết được bất cứ công việc nào. Vào thời gian này nếu bạn lại ngồi uống cà phê, hay tán dóc thì đó quả là 1 sự phung phí khả năng làm việc mà sau đó không thể nào lấy lại được. Từ 9-10 giờ là giờ tiếp xúc ngoại giao, dễ gần gũi, bắt tay mạnh mẽ nhất. 51  11 giờ: Tim tiếp tục hoạt động đều đặn, hài hòa với trạng thái tinh thần hưng phấn, không cảm thấy sự căng thẳng nào.  12 giờ trưa: Tim hoạt động mạnh. Đây là giờ cuối của thời kỳ cao điểm trong lao động sáng tạo. Phải ngủ, nghỉ trưa hoặc thư giãn từ 30 phút đến 1 tiếng. Giờ cao điểm giữa dương cực âm cực. Không ăn trưa giờ này, tốt hơn là hoãn bữa ăn lại 13 giờ. Khoảng từ 12 giờ 30 phút đến 13 giờ: Khả năng làm việc của mỗi người giảm 20%.  13 giờ: Là giờ ăn, dạ dày có nhiều men tiêu hóa nhất, Gan nghỉ ngơi, trong máu có một ít glucogen.Giai đoạn đầu của khả năng hoạt động ban ngày đã qua, cơ thể mệt mỏi cần có sự nghỉ ngơi.  14 giờ: -Năng lượng cơ thể thấp nhất; đường cong năng lượng đi xuống. Đây là điểm Thấp nhất thứ 2 trong chu trình 24 giờ (lần thứ nhất lúc 4 giờ sáng). Gan làm việc yếu. Các phản ứng chậm lại.  15 giờ: Lại bắt đầu trạng thái sảng khoái của cơ thể. Các cơ quan cảm xúc nhạy cảm tới mức tối đa, đặc biệt là các cơ quan khứu giác và vị giác. Những người sành ăn cho rằng nên ăn vào đúng lúc này (Có thể ăn uống chút ít giữa ca) . Cơ thể và khả năng lao động chúng ta trở lại trạng thái bình thường.  16 giờ: Mức đường trong máu cao lên, một số bác sĩ gọi quá trình đó là quá trình đái tháo sau bữa ăn trưa, đó là 1 hiện tượng bình thường. Sau thời kỳ hưng phấn đầu tiên năng lượng cơ thể và khả năng lao động của mỗi người tiếp tục đi xuống. Từ 15-16 giờ là “giờ hoa tay”. Các ngón tay khéo léo nhất, thợ thủ công làm việc tốt nhất.  17 giờ: Hiệu suất lao động vẫn còn cao. Các vận động viên luyện tập với năng lượng gấp đôi.  18 giờ: Cơ thể cảm thấy hứng thú muốn vận động tay chân: tập thể thao, y võ dưỡng sinh. Vệ sinh da, thân thể. Giảm cảm giác đau của các vết loét, sưng cơ khớp. Nhưng sự sảng khoái tinh thần lại giảm dần. Năng lượng của phổi thấp nhất trong ngày. Nên ngồi thở dưỡng sinh để tăng ôxy trong phổi. Giờ này hay xảy ra tai biến mạch máu não làm chết người, nhất là vào tháng 2 trong năm. Vào 18 giờ của các ngày tháng 2 các bệnh viện cần có người trực chăm sóc bệnh nhân tim mạch cẩn thận chu đáo. Đây cũng là giờ các móng tay, móng chân phát triển dài nhất trong ngày.  19 giờ: Huyết áp tăng lên, ít bình tĩnh nhất là lúc này, người ta có thể cãi nhau về bất cứ chuyện vụn vặt nào. Đây là thời gian tệ hại nhất đối với những người hay bị dị ứng. Bắt đầu những cơn đau.  20 giờ: Vào giờ này, các phản ứng trong cơ thể diễn ra mạnh, tốc độ cao. Lái xe cảm giác sản khoái và an toàn, không xảy ra tai nạn vào lúc này. Giờ xoa bóp 52 làm đẹp da mặt. Giờ này gan lọc độc tố tốt, nên uống 1 ly nhỏ rượu thuốc trước khi ngủ sẽ có hiệu quả hơn các giờ khác. Nhưng giờ này hay xảy ra tai biến về tim mạch.  21 giờ: Trạng thái tinh thần bình thường, trí nhớ tối đa, khả năng học nhớ, hiểu biết sâu sắc hơn ban ngày. Thời gian thích hợp cho sinh viên, diễn viên học thuộc bài và nhập vai diễn.  22 giờ: Giờ miễn dịch, trong máu có nhiều bạch cầu (khoảng 12.000/1cm3, mức bình thường là 5.000-8.000). Sức đề kháng cơ thể cao nhất, chống các vi trùng xâm nhập có hiệu quả cao nhất (lần thứ nhất lúc 7 giờ). Nhiệt độ cơ thể giảm xuống. →Từ 20-22 giờ: là giờ giao tiếp. Lúc này người ta cảm thấy cô đơn nhất và rất cần gặp bạn bè, người thân để tâm sự, hoặc xem tivi để giải nỗi cô đơn.  23 giờ: Cơ thể chuẩn bị nghỉ ngơi đồng thời vẫn khôi phục lại các tế bào .  24 giờ: Giờ cuối cùng trong ngày, có người đã ngủ 2-4 tiếng đồng hồ và hay nằm mơ. Não nghỉ ngơi, lúc này không chỉ cơ thể mà não cũng tiến hành tổng kết và thải ra những gì không cần thiết. →Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng tim hoạt động yếu nhất. b. Tác động của Môi trường đến nhịp sinh học. Ô nhiễm ánh sáng có thể là một trong những yếu tố làm rối loạn nhịp sinh học, gây mất ngủ, suy nhược cơ thể, ung thư và các bệnh về tim mạch. “jet-lag” là hiện tượng mệt mỏi do xáo trộn đồng hồ sinh học của cơ thể sau một chuyến bay dài qua nhiều múi giờ. Hiện tượng suy giảm chức năng não cũng có thể xảy ra ở những người thường làm việc ca đêm, hoặc theo những thời gian biểu không cố định. Do đó, những người liên tục bị phá vỡ nhịp sinh học hàng ngày - trong đó có tiếp viên hàng không, nhân viên y tế trong bệnh viện, hay công nhân làm việc theo ca - đều dễ bị ảnh hưởng lâu dài tới hành vi và chức năng nhận thức. Những người thường xuyên phải bay qua nhiều múi giờ còn có biểu hiện mất trí nhớ hoặc giảm khả năng học tập, thậm chí xuất hiện hiện tượng teo thùy não thái dương. 53 Các nhà khoa học khẳng định, chính chênh lệch múi giờ đã làm giảm sự hình thành và phát triển tế bào thần kinh ở “đồi hải mã” và có thể dẫn tới nguy cơ giảm thiểu chức năng ở khu vực não bộ này. Phát hiện mới này có thể lý giải phần nào nguyên nhân khiến những công nhân thường xuyên phải làm ca kíp và những người thường đi máy bay đường dài… thường phản ứng chậm chạp và dễ bị mắc các căn bệnh. Để giảm thiểu những tác động có hại này, các nhà khoa học khuyến cáo, những người thường xuyên phải thay đổi đồng hồ sinh học nên dành một thời gian nghỉ ngơi thích đáng khi bị thay đổi múi giờ. Việc hiểu được những chuyển biến của đồng hồ sinh học cơ thể sẽ giúp bạn có được một chế độ sinh hoạt thích hợp và đạt hiệu quả cao nhất trong ngày. Đồng hồ sinh học liên quan đến cả tuổi tác. Các nhà khoa học còn nhận thấy phụ nữ thường có áp lực phải lập gia đình trước tuổi 40, khi cơ hội mang thai của họ (dù tự nhiên hay có sự can thiệp của công nghệ hỗ trợ sinh sản) bắt đầu giảm rõ rệt do số lượng và chất lượng trứng giảm. Đàn ông cũng không nên chậm trễ kết hôn nếu muốn có con. Một nghiên cứu điều trị 570 người hiếm muộn bằng thụ tinh trong ống nghiệm: Để bảo đảm tuổi của người phụ nữ không ảnh hướng đến kết quả nghiên cứu, các chuyên gia chỉ sử dụng trứng của những phụ nữ trẻ và khỏe mạnh. Kết quả cho thấy, so với nhóm đàn ông trẻ thực hiện thụ tinh ống nghiệm thành công, độ tuổi trung bình của nhóm đàn ông 45 tuổi là thất bại nhiều hơn rõ rệt. Đồng hồ sinh học, là bộ phận đo thời gian nội sinh, hiện diện trong hầu như tất cả các sinh vật, giúp đồng bộ hóa các quá trình sinh học với ngày và đêm Đồng hồ này hoạt động thông qua mối quan hệ hợp tác giữa các gen "sáng" và gen "tối". Protein được mã hóa bởi các gen sáng ức chế gen tối ở thời điểm rạng sáng, nhưng vào ban đêm mức độ hoạt động của những protein ấy thấp xuống và các gen tối được kích hoạt. Điều thú vị là những gen tối này cần thiết để bật gen sáng và hoàn thành chu kỳ 24 giờ. 2. Ứng dụng đồng hồ sinh học trong điều chỉnh hợp lí chế độ dinh dưỡng cho động vật và người. Với nhịp điệu sinh học con người hiện nay thì việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý để phù hợp hơn với nhịp sống hiện đại cũng như phải đảm bảo một cơ thể khỏe 54 mạnh là điều vô cùng quan trọng, với thói quen của người Việt Nam hiện nay là một thói quen sai lầm khi thường ăn ít vào buổi sáng và thậm chí là bỏ buổi ăn sáng và có xu hướng ăn nhiều vào buổi tối vì quan niệm rằng bữa tối là thời gian rãnh rỗi gia đình sum họp nên các bà nội trợ thường tập trung nấu rất nhiều món vào buổi tối để gia đình có thể vây quần và thưởng thức nhiều món ăn ngon. Điều đó là sai lầm bởi theo các nhà khoa học Anh, thịt nguội, xúc xích, trứng, đậu đỗ, nấm, cà chua, món tráng miệng có màu đen… nếu có trong bữa sáng thì sẽ là cách tốt nhất để khởi động năng lượng cho một ngày mới. Bởi một bữa sáng với các món rán sẽ khởi động hệ thống chuyển dưỡng trong cơ thể sau một đêm nghỉ ngơi, giúp nó dễ dàng “đốt cháy” các bữa ăn chính và phụ khác. Và các nhà nghiên cứu cho rằng một bữa ăn sáng nhiều chất béo, hoành tráng, một bữa trưa vừa phải và một bữa ăn tối nhẹ nhàng sẽ là điều kiện lý tưởng cho sức khỏe. Nói cách khác, “hãy ăn sáng như một ông hoàng, bữa trưa như một hoàng tử và bữa tối như một kẻ ăn mày” để có được chất và tinh thần khỏe mạnh. Nghiên cứu của họ cũng cho thấy những ảnh hưởng khi ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau và ở những thời điểm khác nhau trong ngày. Kết quả cho thấy ăn bữa sáng giàu chất bột đường, bữa tối nhiều chất béo sẽ gây ra một số vấn đề như tăng cân và quá trình chuyển hóa đường gặp trục trặc, làm tăng nguy cơ tiểu đường. Xét nghiệm máu cũng cho thấy dấu hiệu gia tăng các nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.  Những người làm việc ban đêm. Những người làm việc ban đêm phải có một chế độ dinh dưỡng hết sức hợp lý, để không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đáp ứng được nhu cầu tiêu hao năng lượng cơ thể. Do tính chất nghề nghiệp đặc thù nên nhiều người thường phải thức khuya để làm việc, và đa phần họ là những người lao động trí óc. Thức đêm, cơ thể con người sẽ thay đổi về nhịp sinh học và kéo theo sự mệt mỏi, suy yếu về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, thức đêm là quá trình thúc đẩy cơ thể con người sớm lão hóa do mắt thâm quầng, làn da nhăn và sớm xuất hiện các nếp nhăn. Nếu bù lại thức đêm bằng giấc 55 ngủ ban ngày thì cơ thể cũng không thể hồi phục sức lực so với khi bạn có được giấc ngủ đêm đều đặn. Do vậy, với những người làm việc ban đêm phải có một chế độ dinh dưỡng hết sức hợp lý, để không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đáp ứng được nhu cầu tiêu hao năng lượng cơ thể.  Chế độ ăn giàu protein Nên ăn nhiều thịt gà Các nhà dinh dưỡng cho rằng, chế độ dinh dưỡng cho người làm việc trí óc ban đêm trước hết phải đầy đủ protein chất lượng cao như thịt nạc, tôm, cá, các loại trứng và các chế phẩm từ đậu, sữa. Protein trong các thức ăn có nguồn gốc động vật chứa nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là thịt gà. Nghiên cứu dinh dưỡng cho thấy, thịt gà chứa nhiều acid amin và niacin (một loại vitamin B), giúp hồi phục sức lực một cách nhanh chóng, đồng thời kích thích sự tăng sinh, phát triển các tế bào da và chống lại sự lão hóa của tế bào thần kinh. Các loại cá béo cũng là nguồn dinh dưỡng cần thiết duy trì sự hoạt động đều đặn của hệ thần kinh trung ương, giúp con người phục hồi trí nhớ. Tuy nhiên, sử dụng các loại cá dưới dạng hấp hay kho sẽ tốt hơn cá rán khô giòn.  Chế độ ăn uống giàu vitamin Cần bổ sung nhiều vitamin A, C Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống mệt mỏi và ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng. Thiếu vitamin C có thể làm cho sức đề kháng bị giảm sút, gây mệt nhọc, bực bội, có thể xuất chảy máu chân răng và giảm cân. Bởi vậy, ngoài các loại rau có lá màu xanh đậm giàu vitamin 56 C, cần bổ sung thêm các loại quả như táo, chanh, cam, bưởi... Một ly nước cam tươi vào những buổi tối làm việc sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc tăng cường sức khỏe và xua tan sự mệt mỏi. Ngoài ra, khi làm việc ban đêm mắt thường bị mỏi do căng thẳng thị lực, cần bổ sung các thức ăn giàu vitamin A bởi vitamin này có tác dụng tham gia vào quá trình điều tiết chất cản quang của võng mạc mắt, có thể nâng cao khả năng thích nghi của mắt đối với các tia sáng trong bóng tối. Vitamin A có nhiều trong những thực phẩm có nguồn gốc động vật, đặc biệt trong gan, lòng đỏ trứng gà, cá, dầu gan cá và sữa bò. Các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ rau, đậu vàng, khoai lang và cà chua... đều chứa nhiều caroten. Chất này khi vào cơ thể, dưới tác động của niêm mạc ruột non sẽ chuyển hóa thành vitamin A.  Chú ý bữa ăn phụ Cần bổ sung bữa ăn đêm bằng các món ăn nhẹ Những người làm việc ban đêm thường phải tiêu tiêu hao nhiều năng lượng, vì thế, ngoài bữa ăn chính (sáng, trưa, tối) cần bổ sung bữa ăn đêm bằng các món ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo thịt, cháo đậu hay uống sữa tươi... Không nên ăn các món chiên rán nhiều dầu mỡ vào ban đêm sẽ làm tăng thêm gánh nặng tiêu hóa, không tốt cho dạ dày và gan, đồng thời gây khó ngủ.  Đối với người già. Nhu cầu năng lượng của con người giảm đi theo thời gian, khi về già, người cao tuổi ăn ít hơn so với lúc trẻ. Tuy nhiên, có nhiều người khi ăn vẫn thấy ngon miệng, không giảm chế độ ăn nên mắc các bệnh như béo phì, tăng huyết áp... Vì vậy khi về già, người cao tuổi nên ăn ít hơn, chọn lựa các thực phẩm phù hợp. Các sinh tố và muối khoáng cần cho sự hoạt động của cơ thể có sẵn trong các thực phẩm chúng ta ăn vào hằng ngày. Các thực phẩm như gạo, thịt, mỡ, đường, bánh kẹo, rượu bia nên hạn chế dùng, chế độ ăn nhạt là phù hợp. 57 Nên ăn nhiều đậu, lạc, vừng, khoai củ các loại: Tốt nhất nên ăn gạo lứt và có thể thay thế bằng gạo dẻo, không mốc và không xát trắng quá. Việc tiêu hóa, hấp thu các chất đạm đối với người cao tuổi rất kém nên việc ăn bổ sung chất béo, chất đạm từ thực vật như lạc, đậu và vừng là rất quan trọng. Đặc biệt là các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ, giá đậu nành, đặc biệt, đậu nành còn có tác dụng phòng chống ung thư. Ăn nhiều rau tươi, quả chín: Đối với người cao tuổi, táo bón luôn là nỗi "bức xúc". Táo bón ở người cao tuổi là do ít vận động, ăn không đủ chất xơ, uống không đủ nước, sức co bóp của dạ dày giảm, nhu động ruột cũng giảm... Vì vậy, người cao tuổi nên chú ý ăn nhiều rau tươi, quả chín để bổ sung chất xơ nhằm kích thích nhu động ruột, tránh gây táo bón. Các thực phẩm nên ăn là cà chua (giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt), bắp cải, súp lơ (chống ung thư bàng quang)... Quan trọng hơn cả, rau quả tươi còn cung cấp các loại vitamin, các yếu tố vi lượng và các chất chống ôxy hóa - các chất dinh dưỡng mà người cao tuổi cần bổ sung. Ăn nhiều cá, uống sữa: Đối với người cao tuổi, nên hạn chế ăn thịt và tăng cường ăn cá, tốt nhất nên ăn cả xương cá để có thêm canxi, phòng xốp và loãng xương. Bổ sung sinh tố và muối khoáng. Sữa chua rất tốt cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già. Dinh dưỡng phù hợp đối với người cao tuổi ngoài việc lựa chọn thực phẩm, khẩu phần ăn thì việc ăn đúng, ăn đủ rất quan trọng. Tránh để người già ăn quá no, tránh thức ăn cứng và nhất định trong bữa ăn hằng ngày nên có canh (theo mùa). Canh vừa cung cấp nước lại bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thức ăn phải chế biến dưới dạng ninh nhừ, thái nhỏ, hấp... Khi ăn uống, người cao tuổi phải bảo đảm đa dạng thực phẩm, ăn đúng giờ, nhai kỹ, nuốt chậm. Người già cũng không nên ăn mặn vì cơ thể sẽ thừa muối làm ảnh hưởng tới tim, thận…  Mùa thi: Cần một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý Năm học sắp kết thúc, cũng là mùa các em học sinh tập trung cao độ vào việc ôn thi. Một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian này là rất quan trọng. Thế nhưng có những thói quen không đúng mà học sinh và phụ huynh cần tránh. 58 Uống trà đậm, cà phê để thức khuya học bài là một thói quen sai nhưng lại khá phổ biến ở học sinh. Do quan niệm rằng càng học khuya càng tốt vì đêm khuya yên tĩnh chữ dễ vào đầu, nhưng lại hay buồn ngủ nên biện pháp tốt nhất là dùng chất kích thích (trà, cà phê) để tỉnh táo. Nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức, Trường Đại học Y Dược, cảm giác buồn ngủ, mỏi mệt là dấu hiệu tự nhiên của cơ thể đòi được nghỉ ngơi. Việc dùng trà, cà phê để tìm sự tỉnh táo đã làm rối loạn nhịp điệu sinh học của cơ thể, điều này không có lợi cho sức khỏe. Sự mệt mỏi này khiến các em tiếp thu bài kém, thậm chí là "từ chối nhập dữ liệu". Chính vì vậy đã có nhiều trường hợp học sinh học thuộc bài nhưng vào lớp (hoặc vào phòng thi) lại không thể trình bày mạch lạc được, hoặc không còn một chữ nào trong đầu! Đi ngủ sớm và dậy sớm để học bài là phương pháp học tập khá hữu hiệu, bởi sau khi nghỉ ngơi, cơ thể lấy lại sức lực, đầu óc tỉnh táo, minh mẫn hơn vì thế sẽ hiểu và nhớ bài hơn. Hơn nữa, khi đi ngủ trước 12 giờ khuya, học sinh sẽ hưởng được kích thích tố tăng trưởng tiết ra mạnh nhất vào lúc này, điều này có lợi cho sự phát triển hài hòa của cơ thể, nhất là chiều cao. Ăn uống là một phần rất quan trọng trong mùa thi. Ăn uống đúng cách, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho học sinh có đủ sức khỏe chịu đựng được những áp lực trong thời gian tập trung cho thi cử. Theo bác sĩ Nguyễn Lân Đính, chuyên viên dinh dưỡng thì mọi người, đặc biệt là học sinh không nên bỏ bữa ăn sáng. Ngoài hai bữa chính (trưa và chiều) cũng nên ăn thêm các bữa phụ vào khoảng 9 giờ sáng và 3 giờ chiều để vừa giải lao trí óc vừa nạp thêm năng lượng. Một ít đậu phộng, chén tàu hũ nước đường, một ít trái cây hoặc nước ép trái cây... đều rất tốt cho cơ thể. Do cơ thể các em phát triển rất mạnh trong giai đoạn này nên cần chú ý tăng cường canxi để cải thiện chiều cao. Canxi có nhiều trong các loại rau cải; các món bún riêu, bún ốc; đậu hũ, sữa, cam, tôm cua, sò, ốc, hến… Sữa chứa nhiều canxi và khoáng chất do đó nên ưu tiên dùng. Trường hợp không uống được sữa có thể dùng các chế phẩm từ sữa như: yaourt, phô mai… 59 Sau mỗi bữa ăn cần nghỉ ngơi khoảng 30 phút rồi mới bắt đầu vào học để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.  Muốn khỏe cần nghỉ ngơi hợp lý. Theo các chuyên gia về phong cách ứng xử thì việc không sắp xếp được thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi với tiến độ và tỉ lệ hợp lý sẽ là lý do gây rối loạn nhịp sinh học của chính chúng ta. Một trong các giải pháp chống lại sự rối loạn nhịp sinh học chính là nghỉ ngơi theo đúng nguyên tắc “tắt bếp đúng lúc để nước đừng cạn”, nhằm khôi phục sự quân bình. Quân bình tất nhiên không bó buộc phải 50/50 mà là thay đổi tùy theo bối cảnh cá biệt của mỗi đối tượng, miễn là có nghỉ ngơi thay vì “chịu đấm ăn xôi” để rồi cuối cùng “mất cả chì lẫn chài”. Khó chính là ở chỗ không phải ai cũng nhấn nút tắt một cách dễ dàng trong cuộc sống. Kẹt hơn nữa là không phải ai cũng có thể thiết kế cho chính mình một mô hình nghỉ ngơi như mong muốn khi phải đương đầu với đủ thứ áp lực từ công việc. Biết vậy nên các chuyên gia về tâm lý lao động ở Đại học Konstanz (Đức) đã đưa ra những lời khuyên như sau:  Nên mạnh dạn quyết định nghỉ hè khi bắt đầu ghi nhận thời gian cuối tuần không đủ để nghỉ ngơi khiến suy giảm nghị lực khi bước vào ngày đầu tuần mới.  Đừng theo đuổi chương trình nghỉ dưỡng nào đó chỉ vì lời quảng cáo đường mật. Vận động thể dục thể thao trong lúc nghỉ hè là điều nên làm nhưng trong nhiều trường hợp, làm biếng trong lúc nghỉ ngơi lại là hình thức tốt nhất, kiểu nào cũng được, miễn là trái với nhịp làm việc thường ngày.  Trong lúc nghỉ hè cần tránh cho bằng được kiểu sinh hoạt trái ngược với nhịp sinh học, chẳng hạn thức thật khuya hay ngủ quá sớm, vì như thế chẳng khác nào đẩy cơ thể vào một tình huống stress mới.  Mô hình nghỉ ngơi quá ngắn (1-2 ngày) thường không có lợi vì tâm thể chưa kịp thích ứng với môi trường mới thì lại khăn gói lên đường trở về mái nhà xưa. 60  Tránh chương trình du lịch quá căng thẳng cũng như kéo dài nhiều giờ không có chặng nghỉ giữa đường, vì hiệu quả cuối cùng là đòn đo ván khi chúng ta đến nơi.  Tuyệt đối đừng từ văn phòng lên đường một lèo đến khu nghỉ dưỡng vì công việc còn tồn đọng chắc chắn sẽ bám sát chúng ta trong mấy ngày đầu. Nếu chuyến đi nghỉ chỉ có mấy ngày thì lại càng bằng không. Tốt nhất nên thu xếp để có 1- 2 ngày yên tĩnh trước khi khởi hành.  Nếu không thể nghỉ hè thì tối thiểu nên chọn hình thức giải trí nào đó nhiều lần trong tuần. Theo nhiều chuyên gia ở Đức, cách tốt nhất là… tham gia nấu ăn. Chúng ta sẽ vừa được thưởng thức tác phẩm của mình để thấm thía hơn về ý nghĩa khác biệt giữa “nạn nhân” và “thủ phạm” vừa được thư giãn.  Hình thức nghỉ hè tuy có thể ngắn hạn nhưng nhiều lần thì sẽ có tác dụng giải tỏa stress tốt hơn loại nghỉ hè một lần nhưng quá lâu . Stress chẳng khác nào thuốc lào, chúng ta có “chôn” xuống rồi thì lại tự “đào” lên mà thôi. Cơ thể con người cũng tựa như cái máy. Không dễ gì mở máy lần nào cũng ngon ơ nhưng khó hơn nhiều lại là làm sao biết tắt máy trước khi cháy máy. VI. Những nghiên cứu mới về nhịp sinh học động vật và người. 1. Đối với động vật. Có một loài cá mù sống trong hang động ở Somalia nhưng chúng hoàn toàn biết chúng đang ở thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, "ngày" của chúng có độ dài gấp đôi ngày của chúng ta. 61 Hầu hết các động vật đều có đồng hồ sinh học trong cơ thể - hay còn gọi là nhịp sinh học. Đồng hồ sinh học kéo dài khoảng 24 giờ và được thay đổi theo chu kì sáng tối của một ngày. Tuy nhiên một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng cá mù sống trong hang có nhịp sinh học kéo dài gần 2 ngày. Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí PloS Biology. Cá sống trong hang – hay còn có tên là Phreatichthysandruzzii – đã phát triển gần 2 triệu năm trong những hang động tối tăm bị cô lập bên dưới sa mạc Somalia. Giáo sư Nick Foulkes tới từ Viện Công nghệ Karlsruhe của Đức cho biết loài cá đặc biệt này đã được chọn "vì nó là một ví dụ điển hình, bị cô lập khỏi chu kì ngày đêm quá lâu". Trong quá trình tiến hóa, loài này đã mất mắt, khả năng phân biệt màu sắc và quy mô – những thứ không cần thiết với chúng trong môi trường tối đen như mực của hệ thống hang dưới lòng đất. Tuy nhiên, dường như sự vắng mặt của ngày và đêm đã gây ra sự thay đổi sâu sắc hơn nhiều trong nhịp sinh học của loài cá này. Ánh sáng được phát hiện chủ yếu bằng mắt, nhưng hầu hết các tế bào trong cơ thể đều có một số phản ứng với các mức độ ánh sáng. Ở những động vật có vú như cá, bộ phận dò ngoại vi đóng một vai trò quan trọng hơn. Điều này có nghĩa là, mặc dù cá sống trong hang đã mất mắt trong quá trình tiến hóa, nhưng cơ thể chúng vẫn có thể phản ứng với sự thay đổi của ánh sáng. Tuy nhiên, khi so sánh phản ứng nhịp sinh học của cá sống trong hang với cá ngựa vằn "bình thường", cá mù không phản ứng gì với sự thay đổi ánh sáng bên ngoài như cá ngựa vằn. Sau 2 triệu năm trong bóng tối, cá trong hang không cần phải phản ứng với ánh sáng và đồng hồ sinh học của chúng đã thay đổi vĩnh viễn để phản ánh điều này. Tuy vậy, cá mù vẫn có đồng hồ sinh học và nó được thiết lập lại bởi những kích hoạt khác, chứ không phải bởi ánh sáng. Việc cho cá ăn vào những thời điểm nhất định cho thấy cả cá ngựa vằn và cá hang đều phản ứng bởi sự thiết lập lại nhịp sinh học. Ngoài ra, khi cá hang được thiết lập 62 lại đồng hồ sinh học theo nhịp tự nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra "ngày" của chúng dài 47 giờ. 2. Đối với con người. Một nhóm các nhà khoa học thuộc đại học Cambridge đã thành công trong việc xác định cơ chế làm việc của đồng hồ sinh học trong cơ thể con người.nhịp điệu sinh học này không chỉ có trong các tế bào của con người mà còn được tìm thấy ở những dạng sinh vật khác ví dụ như tảo, và nó đã tồn tại từ hàng triệu năm. Theo các nhà nghiên cứu, kết quả đạt được sẽ giúp hiểu sâu hơn về những vấn đề liên quan đến làm việc theo ca, các trạng thái ngủ của con người hay thậm chí sự di trú của những đàn bướm. Nghiên cứu trên - được thực hiện bởi Học viện khoa học chuyển hóa thuộc đại học Cambidge, Anh - đã chỉ ra rằng hồng cầu trong máu chính là nơi "sở hữu" nhịp điệu sinh học. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã ủ các hồng cầu khỏe mạnh trong bóng tối ở trạng thái nhiệt độ cơ thể trong nhiều ngày và lấy mẫu thường xuyên. Họ phát hiện ra nồng độ chất peroxiredoxin (một loại protein được sản sinh trong máu) hoạt động theo một chu kỳ 24 giờ. Điều này đã phủ định mọi suy đoán trước đó về sự liên quan giữa nhịp điệu sinh học và ADN, vì khác với các loại tế bào khác, tế bào máu không chứa ADN. 63 "Phát hiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho y học!", dẫn lời Akhilesh Reddy, đồng tác giả của nghiên cứu. Các chứng bệnh thuộc về rối loạn tâm sinh lý như tiểu đường, tâm thần hay ung thư đều có liên quan đến sự hoạt động của đồng hồ sinh học. Từ những phát hiện trên, các nhà khoa học sẽ có cơ sở để nghiên cứu sâu hơn mối tương quan giữ nhịp điệu sinh học và các loại bệnh lý, từ đó phát triển các phương pháp chữa trị hiệu quả hơn.  Phát hiện gen kiểm soát nhịp sinh học mới. Ra nước ngoài có thể là một trải nghiệm thú vị nhưng thường kèm theo đó là sự mệt mỏi khó chịu vì bay đường dài và chứng mất ngủ do lệch mũi giờ. Việc thay đổi trong nhịp sinh học từ lâu đã được xác định là nguyên nhân gây ra những hiện tượng như vậy. Nhưng hiện nay một nhóm các nhà khoa học Hàn Quốc đã khám phá ra một loại gen mới kiểm soát nhịp sinh học, từ đó có thể giúp làm giảm các chứng mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ nói trên. Trong phần 2 chương trình hôm nay, Giáo sư Choi Joon-ho thuộc khoa Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) sẽ giải thích thêm về nghiên cứu này.  Phát hiện gen kiểm soát nhịp sinh học mới. “Vòng tuần hoàn của thiên nhiên được quyết định bởi những chu kì tự quay của trái đất, của trái đất xoay quanh mặt trời hay của mặt trăng quay quanh trái đất, từ đó mà sinh ra ngày, tháng, năm. Tất cả các sinh vật trên hành tinh đều có nhịp sinh học bị chi phối bởi vòng tuần hoàn này. Ví dụ, tập tính ngủ đông của gấu diễn ra hàng năm, chu kì kinh nguyệt của phụ nữ diễn ra hàng tháng, cả đến hoạt động của cơ thể con người cũng dựa theo chu kì hàng ngày. Nhịp sinh học này của con người do hơn 10 gen kiểm soát, trong đó quan trọng nhất là gen “period (thời kì)” và gen “clock (đồng hồ)”. Các gen khác chỉ có nhiệm vụ kích hoạt, giúp hai gen này hoạt động bình thường. Nhưng với nghiên cứu gần đây, chúng tôi đã phát hiện thêm 1 loại gen mới là gen “twenty- four (24)”, với cơ chế hoạt động và chức năng khác cho nên có thể coi nó là 1 loại gen kiểm soát nhịp sinh học mới.” 64 Vòng tuần hoàn 24 giờ của Trái Đất đã được “ghi” vào trong DNA của chúng ta, giúp ta có những thói quen như thức ban ngày và ngủ vào ban đêm. Cho đến giờ, các nhà khoa học đã tìm ra khoảng 10 gen kiểm soát các protein nhịp sinh học có thể nhận biết được ngày và đêm đều đặn như 1 chiếc đồng hồ. Nhưng gen mới mà nhóm nghiên cứu của giáo sư Choi tìm được lại khác các gen ở trên về cơ chế hoạt động. Tất cả các gen nhịp sinh học trước đó đều tác động trong quá trình phiên mã từ DNA sang mRNA, nhưng loại gen mới này lại có cơ chế hoạt động đặc biệt diễn ra sau quá trình phiên mã, khi mRNA chuyển thành protein trong ribôxôm. Vậy làm thế nào Giáo sư Choi tìm ra được loại gen nhịp sinh học mới này ?.  Phát hiện gen “24” kiểm soát nhịp sinh học của ruồi giấm. “Thông thường, nhịp sinh học của con người quy định rằng chúng ta duy trì hoạt động ban ngày và nghỉ ngơi vào buổi đêm. Tuy nhiên, vòng tuần hoàn này có thể chênh lệch tùy theo từng đối tượng, ví dụ có người đi ngủ rất sớm vào khoảng 7-8 giờ tối và thức dậy lúc 4 hay 5 giờ sáng hôm sau. Có thể nói đây là người quá thiên về hoạt động ban ngày. Khi đó, nhịp sinh học của cả gia đình của người này cũng thay đổi theo thói quen đó. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu gen của những người này và nhận ra rằng gen “period” của họ bị biến đổi. Gen “period” lần đầu tiên được tìm thấy ở loài ruồi giấm nhưng chúng tồn tại trên hầu hết các loài sinh vật. Chúng tôi đã nghiên cứu vòng tuần hoàn hoạt động của 15 nghìn con ruồi giấm bị biến đổi như thế và phát hiện ra một vòng tuần hoàn của chúng là 27 giờ chứ không phải 24 giờ. Chúng tôi đã khám phá ra rằng loài ruồi giấm với vòng tuần hoàn 27 giờ có một loại gen nhịp sinh học khác hẳn và chúng tôi đặt tên cho gen đó là “gen 24” (Twenty-four). Ban đầu chúng tôi không biết gen này có chức năng gì, nhưng sau khi nghiên cứu 2 năm, chúng tôi đã tìm ra và mất thêm 2 năm nữa để công bố chính thức kết quả của nghiên cứu này trên tạp chí Nature.” Nhóm nghiên cứu của giáo sư Choi đã tìm ra một gen nhịp sinh học mới ở loài ruồi giấm. Họ đã tạo ra sự biến đổi gen bằng cách nuôi loài ruồi giấm với các gen nhịp sinh học bị chỉnh sửa khiến chúng có vòng tuần hoàn 27 giờ mỗi ngày. Khi phân tích các 65 gen của chúng, Giáo sư Choi và các cộng sự của ông đã nhận thấy rằng một trong những gen này bị thiệt hại và sai chức năng và dẫn tới việc làm hỏng nhịp sinh học 24 giờ. Giáo sư Choi đã đặt tên cho gen này là “24” bởi mỗi ngày có 24 giờ và số seri của gen này là CG4857, có tổng là 24. Vậy phát hiện của giáo sư Choi về gen “số 24” sẽ giúp ích gì cho nhân loại ?.  Ứng dụng chữa chứng mất ngủ, thay đổi nhịp sinh học của cơ thể. “Giấc ngủ, sự mệt mỏi sau chuyến bay dài, ăn uống và các hiện tượng sinh lý học khác đều liên quan mật thiết tới “đồng hồ sinh học” của chúng ta. Hiểu được nhịp sinh học sẽ giúp con người giải quyết được các bệnh như mất ngủ, nhức mỏi, rối loạn giấc ngủ và thậm chí cả các vấn đề về sức khỏe khác. Ví dụ, các thuốc chữa ung thư được biết là có các tác dụng khác nhau khi được uống vào buổi sáng hoặc ban đêm, bởi các điều kiện sinh lý của con người khác nhau ở các thời điểm trong ngày và điều này ảnh hưởng tới hiệu ứng của thuốc. Phòng thí nghiệm của tôi vẫn đang tiếp tục tìm kiếm các gen nhịp sinh học mới. Hiện chúng tôi cũng đang nghiên cứu về giấc ngủ của loài ruồi giấm. Bạn có thể băn khoăn liệu ruồi giấm có ngủ không nhưng thực sự là chúng có, khoảng 800 phút một ngày. Chúng tôi mới tìm ra được con ruồi giấm chỉ ngủ 400 phút một ngày trong số những con bị biến đổi gen và đang cố gắng tìm ra xem loại gen nào gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của chúng.” Như vậy, có thể nói thành quả nghiên cứu của giáo sư Choi sẽ mở ra cánh cửa bí mật cho những vấn đề liên quan đến nhịp sinh học, đến giấc ngủ của con người, từ đó đưa nhân loại tiến gần hơn tới việc kiểm soát thời gian.  Các nhà nghiên cứu Mỹ nói rằng, việc ăn uống quá mức gây rối loạn đồng hồ cơ thể giống như sự mệt mỏi sau một chuyến bay dài qua nhiều múi giờ. Tiến sĩ Louis Ptacek thuộc Đại học California, San Francisco, cho biết protein PKCγ đóng vai trò hệ trọng đối với việc điều chỉnh đồng hồ thực phẩm nếu những thói quen ăn uống thay đổi. 66 Cuộc nghiên cứu cho thấy, chuột thí nghiệm được cung cấp đồ ăn chỉ trong khuôn khổ thời gian ngủ bình thường sẽ điều chỉnh giờ ăn của chúng qua thời gian và bắt đầu thức dậy và chạy loanh quanh chờ giờ ăn mới. Tuy nhiên, những con chuột thiếu gen PKCγ đã không thể phản xạ với những thay đổi về giờ ăn, thay vào đó chúng ngủ qua cả bữa ăn. Tiến sĩ Louis Ptacek thuộc Đại học California, San Francisco, cho biết protein PKCγ đóng vai trò hệ trọng đối với việc điều chỉnh đồng hồ thực phẩm nếu những thói quen ăn uống thay đổi (Ảnh minh họa) Ở hầu hết sinh vật, đồng hồ sinh học được quản lý bởi một “đồng hồ mẹ”, còn được gọi là “bộ dao động tuần hoàn”, vốn theo dõi thời gian và điều phối các quy trình sinh học với nhịp độ 24 tiếng đồng hồ ngày và đêm. Phát hiện mới có thể giúp ích cho việc tìm hiểu cơ sở của bệnh tiểu đường, béo phì và các hội chứng trao đổi chất khác do một đồng hồ thực phẩm mất đồng bộ có thể là một phần của bệnh lý đằng sau những rối loạn này, ông Ptacek nói. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences, số ra mới nhất. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Điểm. Giáo trình sinh lí người và động vật. Trường đại học Quy Nhơn năm 2009. 2. Th.s Nguyễn Minh Thủy. Giáo trình Dinh dưỡng người. Trường đại học Cần Thơ năm 2005. 3. 4. 5.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftieu_luan_dong_vat_7396.pdf
Luận văn liên quan