So sánh một số chỉ tiêu kinh tế-Kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú (penaeus monodon)và tôm thẻ chân trắng (penaeusvannamei) ở tỉnh Bến Tre

Các cơ sở sản xuất tôm chân trắng giống phải có đủ điều kiện sản xuất tôm giống được qui định tại Qui định tạm thời –Yêu cầu chung đối với Trại sản xuất tôm chân trắng giốngban hành kèm theo Quyết định số 176/QĐ-BTS ngày 1 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản V/v Ban hành một số qui định tạm thời đối với tôm chân trắng.

pdf61 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2332 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu So sánh một số chỉ tiêu kinh tế-Kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú (penaeus monodon)và tôm thẻ chân trắng (penaeusvannamei) ở tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tôm sú TC là 0,9±2,11 ha/hộ (chiếm 56,9% tổng diện tích) và tôm thẻ TC là 0,92±1,73 ha/hộ (chiếm 61,3% tổng diện tích). Trong đó, diện tích mặt nước trung bình ao nuôi ở mô hình tôm sú TC và tôm thẻ TC thì không khác nhau. Vì đa số các ao nuôi tôm thẻ được chuyển đổi từ các ao nuôi tôm sú sẵn có. Diện tích mặt nước trung bình ao nuôi ở mô hình nuôi tôm sú TC là 0,33±0,1 ha và tôm thẻ TC là 0,36±0,14 ha. Diện tích mặt nước nuôi nhỏ sẽ dễ dàng trong việc quản lý chăm sóc tôm nuôi. Trong các mô hình nuôi thâm canh trên điều có sử dụng ao lắng, để xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi và có diện tích bình quân là 0,21±0,35 ha, chiếm 28,53±6,43% diện tích mặt nước nuôi đối với mô hình tôm sú thâm canh, và đối với tôm thẻ TC là 0,27±0,51 ha chiếm 30,99±11,4% tổng diện tích mặt nước ao nuôi. Diện tích ao lắng phải đủ lớn để dự trữ đủ lượng nước cung cấp cho ao nuôi khi cần thiết. Mực nước được duy trì trong ao nuôi tôm sú TC là 1,26±0,07 m, còn trong ao nuôi tôm thẻ TC là 1,46±0,08 m, do mật độ nuôi của tôm thẻ chân trắng cao nên cần mực nước ao nuôi sâu hơn. Ta thấy diện tích ao lắng của mô hình nuôi tôm thẻ TC lớn hơn mô hình tôm sú TC, do nuôi tôm thẻ cần sử dụng lượng nước nhiều hơn nuôi tôm sú. 21 Bảng 4.1: Thông tin về kết cấu ao Diễn giải Tôm sú Tôm thẻ Tổng diện tích nuôi (ha/hộ) 1,58±3,92 1,5±2,58 Diện tích mặt nước nuôi (ha/hộ) 0,9±2,11 0,92±1,73 Diện tích mặt nước của ao nuôi (ha/ao) 0,33±0,1 0,36±0,14 Diện tích ao lắng (ha/hộ) 0,21±0,35 0,27±0,51 Mực nước trong ao nuôi (m) 1,26±0,07 1,46±0,08 Tỷ lệ diện tích ao lắng/ao nuôi (%) 28,53±6,43 30,99±11,9 Qua Hình 4.4 cho thấy đối với mô hình nuôi tôm thẻ TC thì tỉ lệ hộ nuôi có diện tích nhỏ hơn 1 ha là 60,6% chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là số hộ nuôi có diện tích 1-2 ha là 24,2% và sau đó là những hộ nuôi có diện tích 3-4 ha chiếm 9,1%, còn những hộ nuôi từ 2-3 ha, và lớn hơn 5 ha cùng chiếm tỉ lệ là 3%, và không có hộ nào nuôi có diện tích từ 4-5 ha. Đối với mô hình nuôi tôm sú TC cũng vậy, tỉ lệ những hộ nuôi nhỏ hơn 1 ha chiếm tỉ lệ cao nhất với 72,7%, còn đối với những hộ có diện tích từ 1-2 ha là 24,2%, và 9,1% đối với những hộ nuôi có diện tích từ 2-3 ha, tỉ lệ hộ nuôi từ 3-4 ha và lớn hơn 5 ha chiếm rất ít với 3%, và diện tích 4-5 ha thì không có hộ nào nuôi cả. Hình 4.4 : Tỷ lệ tổng diện tích của hộ nuôi tôm thẻ và tôm sú thâm canh. Qua hai mô hình nuôi trên ta thấy cùng có một điểm chung đó là tỉ lệ diện tích nuôi nhỏ hơn 1 ha là lớn nhất và sau đó là từ 1- 2 ha, do chủ yếu các hộ ở đây nuôi dạng đơn lẻ, hộ cá thể. Còn nuôi với diện tích lớn hơn 5 ha thì rất ít, chủ yếu là một số công ty và những hộ có vốn mạnh nên đầu tư nuôi lớn. 24.2 3 9.1 72.7 9.1 3 3.1 60.6 3 12.1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 5 Ha % Tôm thẻ Tôm sú 22 4.2.2 Thời vụ nuôi Cả hai mô hình nuôi tôm sú thâm canh và tôm thẻ chân trắng thâm canh được nuôi hai vụ trong năm. Nhưng tỷ lệ nuôi vụ 2 của hai mô hình không cao, do vụ 2 là vụ nghịch, thời tiết thất thường không thuận lợi để nuôi, thường họ nuôi vụ 2 nhằm để tăng thêm thu nhập. Tỷ lệ nuôi tôm thẻ vụ 2 là 27,36%, còn tôm sú vụ 2 là 18,2%. Ta thấy tỷ lệ nuôi vụ 2 của tôm thẻ cao hơn tôm sú là do thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng ngắn hơn tôm sú và là đối tượng nuôi mới nên họ nuôi mang tính chất thử nghiệm. Hình 4.5: Thời gian thả giống vụ 1 của tôm sú và tôm thẻ. Thời điểm bắt đầu thả giống vụ 1 ở mô hình tôm sú TC là từ tháng 1 (ÂL) kéo dài đến tháng 4 (ÂL). Tháng 1 (ÂL) chỉ thả 24,2% và chủ yếu thả giống tập trung vào tháng 2 (ÂL) chiếm 57,6%. Còn đối với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng TC thì thả giống trể hơn tôm sú khoảng 1 tháng và kéo dài đến tháng 6 (ÂL) và tập trung nhiều nhất cũng vào tháng 2 (ÂL) chiếm 36,4%, kế đến là tháng 3 (ÂL) chiếm 27,3% và đến tháng 6 (ÂL) là kết thúc thả giống vụ 1. Cả hai mô hình nuôi trên thì tháng 2 và tháng 3 là thời điểm thả giống tập trung nhất. 24,2 57,6 3 27,3 18,2 9,1 9 15,2 36,4 0 10 20 30 40 50 60 70 1 2 3 4 5 6 Tháng % Tôm sú Tôm thẻ 23 Hình 4.6: Thời gian thu hoạch tôm sú và tôm thẻ chân trắng vụ 1. Vụ 1 của mô hình tôm sú TC được thu hoạch sau 4-5 tháng nếu tôm không bệnh và thường bắt đầu thu từ cuối tháng 4 (ÂL) đến tháng 8 (ÂL), thời gian nuôi trung bình là 124,2 ± 21,3 ngày, riêng đối với những hộ nuôi tôm thẻ thì thu hoạch sau 2-3,5 tháng nuôi và thời gian nuôi trung bình là 80,12 ± 13,6 và đến đầu tháng 9 thì thu hoạch xong vụ 1. Riêng vụ 2 nuôi tôm sú bắt đầu thả khi kết thúc vụ 1 sau 1 tháng, bắt đầu từ tháng 6 (ÂL) đến tháng 9 (ÂL) họ nuôi mang tính chất lấp vụ, ao nào thu hoạch xong thì họ cải tạo xong rồi thả giống tiếp và thời gian nuôi thực vụ 2 là 114,2± 48,7 ngày. Mô hình tôm thẻ TC cũng tương tự mô hình nuôi tôm sú TC thời gian nuôi trung bình vụ 2 là 72± 28 ngày. Vụ 1 được nuôi trong mùa khô khi mà độ mặn cao được người nuôi lấy nước vào khỏi phải lo xử lý nước do trời mưa nhiều so với vụ 2. Mùa mưa nuôi ở vụ 2 bắt đầu từ tháng 7 (ÂL) kéo dài tới cuối tháng 12 (ÂL). Tuy nhiên vẫn có những hộ nuôi không đúng theo mùa vụ thả, có thể thả trước hoặc sau so với đa số những hộ thả cùng thời điểm. 4.2.3 Quản lý ao nuôi Mô hình nuôi tôm sú TC và tôm thẻ TC được thả với mật độ cao do đó lượng thức ăn, thuốc và hóa chất sử dụng nhiều, cho nên sau mỗi vụ nuôi lượng chất thải, thức ăn dư thừa lắng đọng ở đáy ao rất nhiều. Đặc biệt đối với những hộ nuôi mức độ thâm canh càng cao thì lượng tích tụ càng tăng. Do đó khi bắt đầu nuôi vụ tiếp theo thì việc sên vét lớp bùn đáy là cần thiết để tránh rủi ro do tồn đọng mầm bệnh gây bệnh từ vụ trước. Tỷ lệ sên vét là đa số với 100% hộ sên vét đối với hai mô hình. Hình thức chủ yếu là sên cạn dùng máy, hộ nuôi thuê máy hút bùn hoặc xe ủi bề mặt lớp đáy đã khô. Đối với bùn ướt dùng máy hút bùn hoặc sên tay thì phần lớn lượng bùn được đưa vào khu chứa riêng, một số trường hợp người 6.1 33 21.1 12.2 3 21.1 24.2 45.5 39.4 21.2 0 10 20 30 40 50 1 2 3 4 5 6 Tháng % Tôm sú Tôm thẻ 24 nuôi chưa ý thức xả thẳng ra sông, rạch gây ô nhiễm. Dùng xe ủi lớp đáy khô chủ yếu đưa lên phần mép bờ ao một phần nhằm củng cố bờ, để tránh rủi ro, hộ nuôi cho rải vôi lên mép bớ sau khi ủi. Mô hình TC tôm thẻ có 100% người nuôi sên vét lớp đáy có khu chứa riêng mà không trực tiếp đổ ra sông, rạch. Mô hình tôm sú TC có 38% hộ nuôi có khu chứa riêng cho lớp đáy sên vét, còn lại 62% xả thẳng trực tiếp ra sông, rạch. Bảng 4.2 : Xử lý lớp đáy ao nuôi. Diễn giải Tôm sú Tôm thẻ Tỷ lệ sên vét (%) 100 100 Nơi chứa lớp bùn đáy (%) Khu chứa riêng 38 100 Sông, rạch 62 0 Sau khi sên vét lớp đáy ao, người nuôi sử dụng vôi bón lót xuống đáy ao, đối với hộ ủi đáy ao lên mép bờ thì rải ao cả trên mép bờ. Tỷ lệ sử dụng vôi bón cho cả hai mô hình là 100%. Sau khoảng 2-3 ngày bắt đầu cấp nước vô ngâm ao trong 1-2 ngày rồi xả nước bỏ, sau đó cấp nước cho ao. Nuôi theo mô hình TC với mật độ cao đòi hỏi đáp ứng đầy đủ lượng oxy cho tôm hô hấp, do đó việc dùng các thiết bị tạo oxy là cần thiết bên cạnh tạo dòng chảy và gom tụ chất thải trong ao nuôi. Cả hai mô hình đều sử dụng máy quạt nước ở tất cả các hộ nuôi là100%. Xử lý nước trước khi thả Trong hai mô hình nuôi trên đều sử dụng 100% ao lắng. Trước khi nước được cấp vào ao nuôi thì chúng được xử lý qua ao lắng trước. Đây là bước cần thiết tránh hiện tượng cá tạp trong ao. Nếu không xử lý hoặc xử lý không kỷ thì tỷ lệ sống của tôm trong ao sẽ giảm, do cá tạp ăn động vật ăn tôm lúc nhỏ hoặc lúc tôm lột xác. Sau khi cho nước qua lưới lọc vào ao nuôi, người nuôi còn sử dụng hóa chất là để xử lý, diệt khuẩn nhằm loại bỏ mầm bệnh trong ao nuôi. Xử lý nước trong khi nuôi Hầu hết các mô hình nuôi tôm sú TC và tôm thẻ TC được áp dụng mô hình nuôi hạn chế thay nước hoặc không thay nước và chỉ bổ sung nước khi mực nước trong ao thấp hoặc thay nước nếu nước ao quá dơ. Chính vì vậy sự tích lũy các chất dư thừa trong ao ngày càng tăng về cuối vụ nuôi. Để hạn chế sự ảnh hưởng của chất tích tụ này đến tăng trưởng của tôm nuôi, các chế phẩm sinh học được sử dụng trong mô hình nuôi tôm TC. Riêng vụ 2, hai mô hình nuôi TC này thì không có thay nước vì đây là mùa mưa nên mực nước trong ao duy trì. Trong khi nuôi khi mực nước hạ thấp do bị thất thoát rò rỉ hoặc bốc hơi thi cần châm nước vào. Đối với mô hình nuôi tôm thẻ TC thì có 14 trên 33 25 hộ cấp nước thêm, còn tôm sú TC thì số hộ cấp nước thêm cao hơn 17 trên 33 hộ. Đối với những mô hình nuôi tôm sú TC có áp dụng bổ sung nước trong quá trình nuôi thì sự cấp nước cho ao nuôi tùy thuộc vào sự thất thoát nước trong ao nhanh hay chậm. Số hộ thay nước hoặc cấp thêm nước vào ao ở hai mô hình là như nhau. Thường thì tỷ lệ nước cấp thêm là khoang 10-15% trong cả hai mô hình nuôi. Như vậy, qua khảo sát cho thấy hai mô hình TC tôm sú và TC tôm thẻ đã hạn chế nhiều trong việc cấp hoặc thay nước trong ao nuôi. 4.2.4 Thông số về kỹ thuật Vụ 1 của mô hình tôm thẻ TC ở mỗi hộ thả 0,9±1,71 triệu con, cao gấp 2-3 lần so với mô hình nuôi tôm sú TC chỉ có 0,25 ±0,51 triệu con. Do sự chênh lệch về diện tích và mật độ giữa các hộ nuôi tôm thẻ nên có sự giao động lớn lượng giống ở các hộ. Vụ 2 của mô hình tôm sú TC có số giống thả rất cao 0,2±0,07 triệu con. Vụ 2 mô hình nuôi tôm thẻ TC thả ít hơn với lượng giống thả 0,4±0,27 triệu con, giảm hơn một nửa so với vụ 1, do số hộ thả vụ 2 ít hơn nhiều vụ 1. Bảng 4.3:Thông số kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng Diễn giải Tôm sú Tôm thẻ Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 Số hộ 33 6 33 9 Tổng lượng giống(tr.con/hộ) 0,25±0,51 0,2±0,07 0.9±1.71 0.4±0.27 Mật độ thả (con/m2) 31,9±5,8a 38,3±5,3a 89,07±14,3b 88.0±13,2b Kích cỡ giống thả (PL) 12-15 13 - 15 10-12 9-13 Sản lượng (tấn/vụ/hộ) 4,472±12,3 1,52±1,2 6,10±12,3 2,28±1,79 Năng suất (tấn/ha/vụ) 4,48±1,15a 3,44±2,14 6,09±1,53b 5,39±2,14 FCR 1,58±0,19a 1,47±0,8 1,23±0,10b 1,19±0.21 Tỷ lệ sống (%) 57,9±17a 50,8±23,6 71,4±19,2b 66,6±28 Thời gian thả nuôi (tháng) 4,04±0,64 3,9±1.67 2.7±0.45 2.4±0.9 Kích cỡ thu hoạch (con/kg) 40,75±7,3 44,2±4,3 107.9±24.3 164.7±211.6 Mật độ thả ở hai mô hình có sự khác biệt rất lớn, cao nhất là mô hình tôm thẻ TC với mật độ thả cả hai vụ bình quân 88 con/m2, còn với mô hình tôm sú TC mật độ dao động từ 31-38 con. Ta thấy sự khác biệt giữa hai đối tượng nuôi về mật độ rất rõ rệt, mật độ tôm thẻ cao gấp 2-3 lần tôm sú. Trong vụ 2 mật độ của mô hình nuôi tôm sú có phần cao hơn, do vụ 2 thời tiết có phần khó khăn hơn nên người nuôi thả cao hơn mang tính chất trừ hao, còn tôm thẻ vẫn duy trì mật độ. Thông thường kích cở giống tôm sú lớn hơn kích cở giống tôm thẻ. Tôm sú thường thả giống với kích cở từ PL12-15, còn tôm thẻ từ PL9-13. 26 Cả hai mô hình nuôi đều thu hoạch một lần vì đây là nuôi thâm canh khác với nuôi bán thâm canh hoặc quảng canh. Kích cỡ tôm thu hoạch ở mô hình tôm sú TC là 39,5±10,1 con/Kg ở vụ 1 và 36,4±4,1 con/Kg ở vụ 2. Đối với mô hình tôm thẻ TC là 107,9±24,3 con/Kg, vụ 2 phần lớn nuôi không đạt người nuôi phải bán tôm còn nhỏ do chậm lớn hoặc tôm có dấu hiệu bệnh với kích cỡ 164,7±211,6 con. Cả hai mô hình nuôi trên năng suất bình quân vụ 1 cao hơn vụ 2. Ở mô hình tôm sú TC là 4,48±1,15 tấn/ha, ở vụ 2 là 3,44±2,14 tấn/ha, ở mô hình tôm thẻ TC là 6,09±1,53 tấn/ha vụ 1 và 5,39±2,14 tấn/ha vụ 2. Mô hình TC tôm thẻ nuôi mật độ cao hơn cùng với sự quản lý chặt chẽ ít hao hụt cho năng suất cao hơn mô hình tôm sú TC. Năng suất của vụ 2 ở cả hai mô hình đều thấp hơn vụ 1 do điều kiện thời tiết không được thuận lợi bằng vụ 1. Tỷ lệ sống ở mô hình tôm sú TC là 57,9±17% và 71,4±19,2 % ở mô hình tôm thẻ TC khi nuôi vụ chính. Tuy nhiên tỷ lệ sống ở vụ 2 của mô hình tôm sú TC 50,8±23,6 % vẩn thấp hơn đối với mô hình tôm thẻ TC 66,6±28 %. Thời gian nuôi vụ 1 của mô hình tôm thẻ TC ngắn hơn so với mô hình tôm sú TC với thời gian nuôi 2,7±0,45 tháng và tôm sú là 4,1±0,7 tháng. Riêng ở vụ hai cả hai mô hình đều có thời gian nuôi ngắn hơn vụ 1. Tôm sú TC 3,8±1,62 tháng và tôm thẻ TC 2,4±0,9 tháng. FCR vụ nuôi chính là 1,58±0,19 ở mô hình tôm sú TC và 1,23±0,10 ở mô hình tôm thẻ TC. Ta thấy FCR ở vụ 1 của hai mô hình có sự khác nhau rõ rệt, do tôm thẻ chân trắng thời gian nuôi ngắn hơn, và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm sú. FCR nuôi vụ 2 ở mô hình tôm sú TC là 1,47±0,8 và mô hình tôm thẻ TC là 1,19±0,21. Thấp hơn so với vụ 1, vì thời gian nuôi ngắn thu hoạch sớm. Khi FCR cao sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận. 4.2.5 Đánh giá chất lượng con giống Phần lớn hộ nuôi tôm sú TC mua con giống tại địa phương, chiếm đến 58%, tiếp đến là mua giống từ Miền Trung 33%, và ở các tỉnh ĐBSCL là 9%. Với mô hình TC thì yêu cầu chất lượng con giống tốt là rất quan trọng, nếu con giống tốt thì nó đóng 50% tỷ lệ thành công của vụ nuôi. Do đó họ không ngại ra tận Miền Trung để mua được giống tốt. Còn đối với con giống ở địa phương một phần lớn cũng là được các cơ sở nhập từ miền Trung về thuần dưỡng rồi bán lại cho người nuôi. Trong tỉnh cũng có các cơ sở tự sản xuất giống để cung cấp cho người nuôi nhưng chất lượng thì không bằng con giống có nguồn gốc từ miền Trung. 27 Hình 4.7: Nguồn gốc con giống đối với mô hình tôm sú TC Đối với mô hình tôm thẻ TC cũng vậy tỉ lệ con giống mua ở Miền Trung là lớn nhất chiếm 48%, trong tỉnh là 43%, và ở các tỉnh ĐBSCL là 9%. Tại vì là đối tượng mới nên con giống chủ yếu đựơc sản xuất ở Miền Trung. Hiện tại trong tỉnh cũng có một công ty chuyên sản xuất giống tôm này, đồng thời cung cấp thức ăn hổ trợ kỹ thuật nuôi, và chịu một phần chi phí tiền con giống nếu trừơng hợp nuôi gặp dịch bệnh. Hình 4.8 : Nguồn gốc giống tôm thẻ Các yếu tố đó là giống tốt, được hổ trợ kỹ thuật và vốn đó là những lý do giúp người nuôi lựa chọn con giống để nuôi. 43% 9% 48% Trong tỉnh Các tỉnh ĐBSCL Miền Trung 58%9% 33% Trong tỉnh Các tỉnh ĐBSCL Miền Trung 28 Hình 4.9: Đánh giá chất lượng con giống Đánh giá về chất lượng con giống thì nguồn giống đảm bảo khỏe mạnh chỉ chiếm khoảng 42% đối với tôm sú, và chỉ có 40% là đối với tôm thẻ. Chất lượng con giống ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ rất cao hơn 57% cả tôm sú và tôm thẻ. Như vậy tỷ lệ nguồn tôm giống chấp nhận trên thị trường đảm bảo chất lượng cho người nuôi chiếm 43%, tỷ lệ thiệt hại cho người nuôi còn rất cao, cần phải có biện pháp nâng cao chất lượng con giống để giảm thiểu rủi ro trong khi nuôi. Đa số con giống khi người dân mua được cơ sở đảm bảo là đã được kiểm dịch, và người dân không cần phải kiểm lại. 4.3 Phân tích hiệu quả kinh tế 4.3.1 Chi phí cố định Qua Bảng 4.4 cho ta thấy chi phí khấu hao về máy đạp nước của hai mô hình là cao nhất chúng chiếm hơn 47% tổng chi phí cố định, do đây là các mô hình nuôi thâm canh mật độ cao nên cần cung cấp đủ lượng oxy cho tôm nên cần sử dụng hệ thống cánh quạt, máy đạp nước lớn. Trong hai mô hình nuôi nói trên thì khấu hao về máy đạp nước của tôm thẻ TC chiếm 50,4% chi phí cố định, lớn hơn mô hình nuôi tôm sú 47,3%, do tôm thẻ chân trắng nuôi với mật độ cao hơn tôm sú nên cần lượng quạt nước nhiều hơn tôm sú để cung cấp đầy đủ oxy cho tôm hoạt động. Kế đến đó là khấu hao về chi phí đào ao xây dựng trong cả hai mô hình đều hơn 19%. Tiếp theo đó là khấu hao về máy bơm nước hơn 13%, rồi đến nhà xưởng, chòi canh tôm, chi phí thuê đất… Và đối với khấu hao về máy bơm của mô hình tôm sú nhiều hơn mô hình nuôi tôm thẻ và giá trị lần lượt là 4,14±1,77 tr.đ/ha/năm 3,19±1,15 tr.đ/ha/năm. Trong hai mô hình nuôi trên thì khấu hao về chi phí thuê đất là rất thấp. Đối với tôm 0.0 36.4 12.1 57.6 6.1 60.6 27.3 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 Xấu Trung bình Khá tốt Rất tốt % Tôm sú Tôm thẻ 29 sú TC là 0,59±1,98 tr.đ/ha/năm, còn với tôm thẻ là 1,14±3,7 tr.đ/ha/năm, qua đó cho thấy đa số những hộ nuôi này chủ yếu là sử dụng đất nhà sẳn có để nuôi, tỷ lệ mướn đất canh tác là rất thấp. Như vậy trong cơ cấu chi phí cố định của hai mô hình trên thì chi phí máy đạp nước, chi phí đào ao, máy bơm chiếm tỷ lệ lớn nhất. Bảng 4.4: Chi phí cố định (tr.đ/ha/năm) 4.3.2 Chi phí biến đổi Chi phí biến đổi ở mô hình tôm sú TC là 312,4±163,1 tr.đ/ha/năm cao hơn mô hình tôm thẻ TC là 299,3 ±99,7 tr.đ/ha/năm, sự chênh lệch chi phí biến đổi này khá lớn do tôm sú TC nuôi thời gian dài hơn tôm thẻ chân trắng và giá thức ăn của chúng cũng cao hơn. Chi phí biến đổi biến đổi là bao gồm tất cả các khoản chi mà người nuôi trả cho từng năm khác nhau gồm: chi phí mua thức ăn, giống, thuốc và hóa chất, chi phí nhiên liệu, trả công lao động và các khoản chi khác. Qua Bảng 4.5 ta nhận thấy, đối với hai mô hình trên thì chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí biến đổi. Đối với mô hình tôm sú TC chi phí thức ăn chiếm 59,4 %, đứng thứ 2 là chi phí sử dụng là chi phí xăng dầu chiếm 11%, tiếp đến là chi phí sử dụng thuốc và hóa chất 9,8%. Do nuôi TC có mật độ cao nên lượng thức ăn sử dụng nhiều, đồng thời ngày nay phần lớn nuôi khép kín ít thay nước mà chủ yếu sử dụng men vi sinh và thuốc xử lý nước nên chi phí cao hơn. Tiền trả thức ăn bình quân mỗi năm là 187,7±82,75 triệu đồng/ha, chi phí nhiên liệu chiếm 34,9±16,5 triệu đồng/ha, chi phí thuốc và hóa chất lên đến 31,1±20,1 triệu đồng/ha/năm. Tiếp đến là chi phí nhân công chiếm 7,6%, chi phí con giống là 6,9%, còn lại là các chi phí khác chiếm tỷ lệ không quá 2% tổng chi phí biến đổi. Tôm sú Tôm thẻ Diễn giải TB Tỉ lệ(%) TB Tỉ lệ(%) Máy đạp nước (cánh quạt, sụt khí) 11,7±4,65 47,3 12,74±5,42 50,4 Chi phí đào ao, xây dựng ao, cống bộng 4,94±1,22 21,1 4,5±1,98 19,5 Máy bơm 4.14±1.77 17 3.19±1.15 13,6 Nhà xưởng, chòi canh nuôi tôm 2.33±1.7 9,5 2.82±2.51 10,9 Giếng nước khoan 0.37±0.27 1,5 0.38±0.46 1,5 Chi phí thuê đất 0.59±1.98 2,2 1.14±3.7 2,8 Ghe xuồng 0.3±0.19 1,3 0.3±0.23 1,3 Tổng 24,37±6,22a 100 25,06±9,06a 100 30 Ở mô hình tôm thẻ TC chi phí thức ăn cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong chi phí biến đổi là 56,9 %, đứng thứ hai là chi phí chi phí con giống (15,8%), chi phí về thuốc và hóa chất là 8,7%. Kế đến là chi phí nhiên liệu (7,55 %), trả lương nhân công chiếm 5,2%, chi phí sửa chữa 3,0% và còn lại là chi phí cải tạo và điện thoại. Ta thấy trong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng do nuôi mật độ cao nên chi phí con giống chiếm 15,8% chi phí biến đổi. Cả hai mô hình đều có chi phí sử dụng thức ăn cao nhất chiếm trên 56% chi phí biến đổi do nuôi mật độ cao và chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp. Ngày nay việc sử dụng thuốc hóa chất và các chế phẩm sinh học ngày càng nhiều trong quản lý ao nuôi và dịch bệnh làm tăng chi phí thuốc và hóa chất sử dụng. Chí phí về nhiên liệu xăng dầu cũng chiếm tỷ lệ khá cao để với chi phí con giống và nhân công. Đa số các hộ nuôi đều sử dụng vốn nhà sẳn có để nuôi nên cũng giảm bớt đựoc chi phí trả lãi cho ngân hàng. Hầu hết các hộ nuôi khi mua giống đều được cơ sở đã kiểm dịch, người mua chỉ trả tiền con giống với giá nhất định bao gồm giá con giống chi phí kiểm dịch và chi phí vận chuyển. Nên người nuôi không trả thêm phần chi phí đó nữa. Bảng 4.5: Chi phí biến đổi (tr.đ/ha/năm) Tôm sú Tôm thẻ chân trắng Khoản mục TB Tỷ lệ % TB Tỷ lệ% Tổng chi phí thức ăn 187,7±82,7 58,6 170,9±58,6 56,9 Tổng chi phí xăng dầu sử dụng 34,9±16,5 11,0 23,7±22,7 7,55 Tổng chi phí thuốc và HC 31,1±20,1 9,9 25,8±11,5 8,8 Tổng chi phí con giống 20,4 ±9,8 6,9 47,2 ±19,7 15,8 Chi phí thuê nhân công 23,2±26,8 7,6 15,3±11, 5,25 Chi phí sửa chữa hàng vụ 7,8±4,1 2,5 8,8±4,7 3,0 Chi phí cải tạo ao (sên vét, vôi...) 5,2±2,4 1,8 5,9±3,4 2,0 Chi phí điện thọai 1,2±0,87 0,6 1,2±0,9 0,4 Tổng chi phí điện sử dụng 0,93 ±0,83 0,3 0,98 ±0,67 0,3 Tổng chi phí kiểm dich giống - - Chi phí khác - - Tổng 312,4±163,1 100 299,3±99,7 100 31 Từ Bảng trên cho thấy chi phí biến đổi của hai mô hình cao hơn chi phí cố định rất nhiều, cả hai mô hình nuôi chi phí biến đổi chiếm trên 90%. Ta thấy chi phí biến đổi mô hình nuôi tôm sú là 312,4 tr.đ/ha/năm lớn hơn so với mô hình nuôi tôm thẻ TC là 299 tr.đ/ha/năm, do thời gian nuôi của tôm sú dài hơn giá thức ăn cũng cao hơn so với tôm thẻ chân trắng, nên chi phí cao hơn. Bảng 4.6: Tổng chi phí mô hình nuôi tôm sú thâm canh và tôm thẻ chân trắng thâm canh (tr.đ/ha/năm) Tôm sú Tôm thẻ chân trắng Chi phí TB Tỷ lệ TB Tỷ lệ Chi phí biến đổi 312,4±163,1a 92,8 299,3 ±99,7a 92 Chi phí cố định 24,37±6,22a 7,2 25,07±9,06a 8 Tổng chi phí 336,7±169,3 100 324,3±108,7 100 4.3.3 Doanh thu từ mô hình nuôi Giá tôm từ hai mô hình trên có sự khác biệt rất lớn, tôm sú có giá cao gần gấp đôi giá tôm thẻ, do kích cở tôm sú lớn hơn thừơng khoảng 36-40 con/kg, còn tôm thẻ thì khoảng 107- 120 con/kg. Giá tôm sú vụ 2 cao hơn vụ 1 do kích cở lớn hơn và đang là trong vụ nghịch nên tôm hiếm nên giá cao hơn. Còn tôm thẻ trong vụ nghịch kích cở nhỏ nên bán không được giá. Bảng 4.7: Giá bán tôm thu hoạch tại thời điểm khảo sát (1.000đ/kg) Mô hình nuôi Vụ 1 Vụ 2 Tôm sú 80±12 87±6,7 Tôm thẻ 48±6,4 45±14 Đa số các hộ nuôi tôm từ hai mô hình trên có nguồn thu nhập từ việc nuôi tôm là chính, bình quân mỗi năm có thu nhập từ việc nuôi tôm là 362,8- 416,8 tr.đ/ha. Vụ 1 của mô hình tôm sú TC có thu nhập 362, 3tr.đ/ha/năm cao hơn vụ 2 (299,8tr.đ/ha/năm), do vụ 2 thời tiết khó khăn và hiệu quả mang lại không cao bằng vụ chính nên ít người thả nuôi. Còn đối với mô hình nuôi tôm thẻ TC, thu nhập từ vụ 1 là 298,8 tr.đ/ha/năm cao hơn vụ 2 với thu nhập vụ 2 là 232,6tr.đ/ha/năm Bảng 4.8: Doanh thu từ mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ thâm canh (tr.đ/ha) Mô hình nuôi Vụ1 Vụ2 Cả năm Tôm sú 362,3±117,2 299,8±190,1 416,8±190,3a Tôm thẻ 302,1±82,3 273,4±115,0 376,7±131,7a 32 4.3.4 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi Cả hai mô hình nuôi TC đều đầu tư nhiều về máy móc, kỹ thuật, nuôi diện tích lớn do đó chi phí đầu tư cao, ta thấy mô hình nuôi tôm sú TC có lợi nhuận là 78,9 tr.đ/ha/năm so với 53 tr.đ/ha/năm ở mô hình tôm thẻ TC Xét về hiệu quả sử dụng đồng vốn, thì ở mô hình tôm sú TC hiệu quả sử dụng vốn 1,23 lần làm tăng thu nhập gấp 1,23 lần chi phí ban đầu, trong khi mô hình tôm thẻ TC chỉ mang lại thu nhập gấp 1,12 lần. Do đó phần trăm lợi nhuận so với chi phí bỏ ra ở mô hình tôm sú TC (23%) cao hơn mô hình tôm thẻ TC (16%). Từ phân tích Bảng 4.9 cho thấy, nếu xét về khía cạnh hiệu quả sử dụng đồng vốn trên một đơn vị tiền bỏ ra thì mô hình nuôi tôm sú TC mang lại hiệu quả kinh tế hơn so với mô hình nuôi tôm thẻ TC. Nhưng nếu xét về hiệu quả sử dụng vốn trên cùng một thời gian thì mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng lại hiệu quả hơn. Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi Diễn giải Tôm sú Tôm thẻ Tổng chi phí (tr.đ/ha/năm) 337,9 323,7 Tổng doanh thu (tr.đ/ha/năm) 416,8 362,8 Lợi nhuận (tr.đ/ha/năm) 78,9 39,1 Hiệu quả chi phí (lần) 1,23 1,12 Phần trăm lợi nhuận (%) 23 12 4.3.5 Phân phối sản phẩm Cả hai mô hình trên đều là nuôi thâm canh, do đó đến thời điểm thu hoạch thì thu một lần với sản lượng khi thu hoạch là rất lớn. Thường sản phẩm các hộ nuôi làm ra đều bán trực tiếp cho các thương lái, họ đến tận ao nuôi để thu mua, họ mua với hai hình thức đó là mua mão hoặc là người nuôi thu hoạch rồi bán sản phẩm cho họ. Hình thức mua mão là sau khi hai bên thỏa thuận về giá cả và sản lượng của ao nuôi, thì thương lái tự thu hoạch lấy, người nuôi bán sản phẩm với hình thức này thì không phải tốn công và chi phí thu hoạch. Bán với hình thức bán mão thì sản lượng của ao nuôi thường ước lượng không chính xác, nếu người mua ước lượng sản lượng của ao nuôi cao hơn sản lượng thực tế của ao nuôi thì người nuôi có lợi, nếu ngược lại thì người nuôi bị chịu thiệt. Thương lái thu mua đa số là các cơ sở trong tỉnh, số ít còn lại là thương lái mua ở các tỉnh như: Tiền Giang, Trà Vinh qua thu mua. Qua Bảng 4.10 cho thấy, cả hai mô hình nuôi tôm sú TC và tôm thẻ chân trắng TC người nuôi đều bán sản phẩm cho các thương lái mà không có hình thức tự 33 chế biến ở hộ gia đình. Một số ít sản phẩm dùng để ăn với số lượng không đáng kể. Một số trường hợp các ao nuôi bị dịch bệnh chết với sản lượng thu hoạch không đáng kể thì họ tự đem ra chợ để bán hoặc bán cho các vựa và đại lý. Bảng 4.10: Phân phối sản phẩm nuôi ở mô hình tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh. 4.4 Nhận thức của người dân 4.4.1 Nhận thức về môi trường nước. Đối với NTTS thì môi trường nước đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy khảo sát về nhận thức của người nuôi về môi trường nước hiện nay như thế nào để có giải pháp cải thiện. Qua khảo sát, nhận thức của người nuôi tôm sú TC về môi trường nước hiện nay là không thay đổi so với những năm trước chiếm tỷ lệ rất cao (49%), mức độ môi trường nước so với trước ngày càng cao chiếm tới 42%, còn lại là mức độ môi trường được cải thiện so với trước chiếm không cao chỉ 9%. Hình 4.10: Hiện trạng môi trường nước nuôi ở mô hình tôm sú TC Mô hình nuôi tôm chân trắng TC có tỷ lệ hộ nuôi nhận thức nguồn nước ô nhiễm hơn các năm trước chiếm 58%, so với những năm trước thì tỷ lệ không Nội dung Tôm sú (%) Tôm thẻ (%) Tiêu thụ trong gia đình 0 0 Bán trực tiếp tại chợ 0 0 Bán cho thương lái 100 100 Bán cho vựa/ đại lý 0 0 42% 49% 6%3% Xấu Trung bình Khá Tốt 34 đổi chiếm 36%, tỷ lệ nhận thức nguồn nước có chuyển biến tốt hơn chiếm 6%. Do là đối tượng nuôi mới, chỉ nuôi được nuôi khoảng 1 năm thì tỷ lệ đóng góp gây ô nhiễm môi trường nước chưa đáng kể, nên những nhận định về môi trường nước ở Hình 4.11 cũng là nhận định về môi trường nước của mô hình nuôi tôm sú. Hình 4.11: Hiện trạng môi trường nước nuôi ở mô hình tôm thẻ chân trắng TC Qua đánh giá của người nuôi về hiện trạng môi trường ở hai mô hình trên cho thấy môi trường nước hiện nay xấu hơn trước. Cả hai mô hình trên đều nuôi thâm canh sử dụng lượng thức ăn lớn, nên lượng chất thải từ các mô hình là rất lớn và chúng không được xử lý mà thải ra sông, rạch nên môi trường nước ngày càng xấu đi, chủ yếu là các chất hữu cơ lơ lững do lượng thức ăn dư thừa. 4.4.2 Các vấn đề về xã hội Qua khảo sát cho thấy tỷ lệ các hộ nuôi có sử dụng điện trong gia là 100%, Trong đó thì số hộ sử dụng điện thoại trong gia đình chiếm trên 63%, phần lớn người dân sử dụng điện thoại di động cho thấy mức sống người dân tăng lên, trang bị các phương tiện thông tin liên lạc. Cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cao khi tỷ lệ đường đất trong giao thông còn rất ít. Ngày nay, chính sách của tỉnh càng nâng cao các cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện tốt cho hộ nuôi trong việc thúc đẩy sự phát triển nghề nuôi tôm ở địa phương và trong sinh họat. 58% 36% 6% Xấu Trung bình Khá 35 Bảng 4.11: Cơ sở hạ tầng khu vực nuôi. Diễn giải Tôm sú Tôm thẻ 1. Tỷ lệ sử dụng điện (%) 100 100 2. Tỷ lệ sử dụng điện thoại (%) 81,8 63,6 3. Loại đường giao thông (%) Đường đất 20 Đường xi măng/dal 65 Đường nhựa 15 Khi thực hiện mô hình nuôi tôm sú TC và tôm thẻ chân trắng TC đều thu hút thêm nhiều lao động, qua khảo sát cho thấy việc làm cho người lao động ở mô hình tôm sú TC ngày càng nhiều hơn (79,6%) so với 76,8% ở mô hình tôm thẻ TC thu hút lao động. Tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ tham gia mô hình nuôi ngày càng giảm, tỷ lệ phụ nữ tham gia mô hình nuôi tôm sú TC là 9,3% còn ở mô hình tôm thẻ TC là 12%. Tỷ lệ phụ nữ ít làm việc hơn trước khi tham gia mô hình nuôi tôm sú TC chiếm tỷ lệ cao, 72,3% ở mô hình TC và 70,3% ở mô hình tôm thẻ TC. Khi thực hiện mô hình nuôi, do tính chất của mô hình TC đòi hỏi cần có sự chăm sóc mang tính kỹ thuật cao và có nhiều sức khỏe nên, phần lớn hai mô hình nuôi TC trên sử dụng số lao động thuê mướn nhiều và lao động nam là được sử dụng chủ yếu do đó tỷ lệ phụ nữ tham gia nuôi ngày càng giảm. Bảng 4.12: Những thay đổi việc làm của người lao động khi tham gia NTTS 4.4.3 Khó khăn và thuận lợi Thuận lợi Nguồn nước mặn là một trong những nhân tố chủ yếu quyết định đến nuôi tôm, thuận lợi về yếu tố này chiếm tỷ lệ rất cao ở cả hai mô hình. Tỷ lệ này cao nhất đối với người nuôi tôm sú TC, phần đông hộ nuôi TC tập trung ở các địa phương ven biển thuận lợi rất lớn trong việc chủ động nguồn nước. Khi NTTS ngày càng phát triển thì các dịch vụ cung ứng cho NTTS phát triển theo, các dịch vụ thủy sản này chủ yếu là cung cấp thức ăn, thuốc, hóa chất Diễn giải Loài nuôi Ít hơn Không đổi Nhiều hơn Tôm sú 0 20,4 79,6 1. Việc làm cho người lao động (%) Tôm Thẻ 0 23,2 76,8 Tôm sú 72,3 18,4 9,3 2. Phụ nữ làm việc so với trước (%) Tôm thẻ 70,3 17.7 12 36 đến tận các hộ nuôi trong quá trình sản xuất, kể cả khi thu hoạch. Nhờ đó mà người nuôi tiết kiệm được chi phí đi lại và công đi lại Bảng 4.13: Những thuận lợi khi NTTS Diễn giải Tôm sú (%) Tôm thẻ (%) Thủy lợi 40.4 38.6 Dịch vụ cung ứng thủy sản phát triển 30.2 32.8 Được hổ trợ tiền thức ăn 23.1 24.9 Chủ động được nguồn giống 6.3 3.7 Khó khăn Chi phí trong nuôi tôm là yếu tố quyết định lợi nhuận của người nuôi, và đó là một khó khăn lớn đối với các hộ nuôi. Giá cả trên thị trường ngày càng tăng nhanh đẩy chi phí nuôi tôm tăng lên rất mạnh, góp phần làm giảm lợi nhuận của người nuôi. Mô hình nuôi TC thì mức đầu tư chi phí cao, do đó việc chi phí tăng cao do giá cả vật tư leo thang thì gây khó khăn rất nhiều cho người nuôi chiếm trên 29% đối với cả hai mô hình. Trong thực tế nguyên nhân làm giảm lợi nhuận là chi phí càng tăng cao, khi chi phí tăng cao, thì giá bán tôm thương phẩm lại càng giảm. Thị trường đầu ra của con tôm còn biến động nhiều. Mô hình tôm sú TC khảo sát có số hộ gặp khó khăn về giá cả chiếm tỷ lệ cao nhất 21,3%, tuy nhiên mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng TC có số hộ gặp khó khăn về giá cả nhỏ hơn mô hình tôm sú vì gián tôm thẻ có phần ổn định hơn tôm sú. Chất lượng giống là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, tỷ lệ sống của tôm. Mô hình tôm thẻ chân trắng TC nuôi mật độ đòi hỏi chất lượng giống tốt, số hộ khảo sát có khó khăn về chất lượng giống chiếm tỷ lệ cao 23,4%, chất lượng kém tôm dễ bệnh và khả năng thua lỗ cao hơn. Tỷ lệ hộ nuôi tôm sú TC khó khăn trong vấn đề con giống là 16,6%. Vấn đề về thủy lợi và ô nhiễm nguồn nước cũng đem lại nhiều khó khăn cho người nuôi, số hộ khảo sát ở mô hình tôm sú TC là 13,5% và 12% ở mô hình tôm thẻ chân trắng TC gặp phải. Vấn đề khó khăn ô nhiễm và thủy lợi chẳng những ảnh hưởng cho mùa vụ mà còn gây nhiều khó khăn cho người khác khi không có ý thức trong việc giữ gìn môi trường trong nuôi tôm góp phần phát triển một cách bền vững. Một số địa phương có mô hình nuôi qua thời gian dễ làm kênh rạch cạn gây khó khăn trong việc chủ động nguồn nước. 37 Bên cạnh đó tình hình dịch bệnh là vấn đề nan giải cho người nuôi. Một khi dịch bệnh xảy ra thì làm ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, vì vậy cần phải chú trọng phòng ngừa dịch bệnh ngay từ đầu, từ lúc cải tạo ao, cấp nước, con giống và thức ăn. Bảng 4.14: Những khó khăn khi NTTS Diễn giải Tôm sú (%) Tôm thẻ (%) Chi phí tăng 29 30 Giá tôm thấp 21,3 18,5 Chất lượng giống 16,6 24,4 Ô nhiễm nguồn nước 16,5 14 Dịch bệnh 13 11 Vốn 3,6 2,1 38 CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận - Tổng diện tích đất sử dụng NTTS của mô hình nuôi tôm sú TC là 1,58 ha/hộ và tôm thẻ TC là 1,5 ha/hộ. Diện tích mặt nước của mô hình tôm sú TC là 0,9 ha/hộ (chiếm 56,9% tổng diện tích) và tôm thẻ TC là 0,92 ha/hộ (chiếm 61,3% tổng diện tích). Diện tích mặt nước trung bình ao nuôi ở mô hình nuôi tôm sú TC là 0,33 ha và tôm thẻ TC là 0,36 ha. - Ở cả hai mô hình tôm sú TC và tôm thẻ TC điều có sử dụng ao lắng để xử lý nước với diện tích ao lắng chiếm 28,53% (TC) và 30,99% tổng diện tích mặt nước ao nuôi tôm thẻ TC. - Năng suất bình quân vụ 1 là 4,48 tấn/ha tôm sú TC và 6,03 tấn/ha tôm chân trắng TC; ở vụ 2 là 4,11 tấn/ha tôm sú và 4,,46 tấn/ha tôm thẻ. - Tổng chi phí hằng năm nuôi tôm ở mô hình tôm sú TC là 337,9 tr.đ/ha/năm, ở mô hình tôm thẻ TC là 323,7 tr.đ/ha/năm. Trong đó tổng chi phí cố định của mô hình tôm sú TC là 24,37 tr.đ/ha/năm và tôm thẻ TC là 25,07 tr.đ/ha/năm. Chi phí biến đổi mô hình tôm sú TC là 312,4 tr.đ/ha/năm và tôm thẻ TC là 298,7 tr.đ/ha/năm. Mức lãi trung bình của mô hình TC là 78,9 tr.đ/ha/năm và mô hình tôm thẻ TC là 53 tr.đ/ha/năm. - Khi thực hiện mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng TC, người nuôi cũng gặp nhiều khó khăn nhất về chi phí và giá tôm thấp. 5.2 Đề xuất Nhằm thúc đẩy nghề nuôi tôm thâm canh ở Bến Tre phát triển một cách bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi cần quan tâm đến một số vấn đề: - Khuyến khích nuôi tôm 1 vụ, không nuôi lấp vụ, do vụ 2 nuôi năng suất thấp không có lời. Tìm một số loài cá có giá trị để nuôi trong vụ 2 để tăng thêm thu nhập - Kiểm tra chất lượng giống nuôi đảm bảo nguồn giống sạch bệnh, nghiêm khắc xử phạt các vi phạm pháp luật liên quan đến vấn đề sử dụng các loại thuốc TYTS cấm. 39 - Tuyên truyền bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức của người nuôi nhằm hạn chế những rủi ro. Thông tin kịp thời cho người nuôi về biến động thị trường. - Nâng cấp hệ thống thủy lợi, thực hiện nạo vét kênh rạch tạo sự chủ động trong khâu cung cấp nước và giảm ô nhiễm. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO Đoàn Văn Đại, Vụ nuôi trồng thủy sản. Vì sao người dân chưa mặn mà với việc nuôi tôm chân trắng. Tạp chí thủy sản, số 4/2006 Hà Yên, 2008. Việt Nam cho phép nuôi rộng rãi tôm chân trắng. (Cập nhật: 30/01/2008) http//: Vietnamnet.vn. Tôm chân trắng quyết định sản lượng tôm nuôi thế giới (cập nhật: 28/11/2007) fistenet.gov.vn. Tình hình khai thác và nuôi trồng tôm chân trắng (cập nhật:6/4/2006) fistenet.gov.vn.Kết quả thực hiện kế hoạch hằng năm của nghành thủy sản( Cập nhật: 6/12/2005) Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới. (Cập nhật: 31/3/2006). Lê Văn Duyệt. Đánh giá hiệu quả kinh tế- kỹ thuật của các mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến chuyên tôm ven biển tỉnh Sóc trăng. Luận văn tốt nghiệp Đại học 2008. Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, 2004. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thi Thúy. Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp Đại học 2008 Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2003.Kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng. Trung tâm Tin học Thủy Sản, 2005. Thông tin chuyên đề số 04/2005. (cập nhật: 15/01/2008). Trung tâm Tin học Thủy Sản, 2006. Thông tin chuyên đề 04/2006. Vũ Thế Trụ, 2000. Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Website Bến Tre chú trọng 5 loài thủy sản muôi năm 2009 (cập nhật: 8/12/2008) 41 PHỤ LỤC Phụ lục 1: QUYẾT ĐỊNH V/v Ban hành một số quy định về điều kiện sản xuất giống, nuôi tôm chân trắng __________ BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Quy định tại khoẩn 1 Điều 36 Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004; Căn cứ Pháp lệnh Thú y ban hành kèm theo Lệnh số 06/2004/L/CTN ngày 12 tháng 5 năm 2004; Căn cứ Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2010; Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nuôi trồng thủy sản, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: Quy định về điều kiện sản xuất giống, nuôi tôm chân trắng. Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định 176/QĐ-BTS ngày 01 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản (cũ) “Về việc ban hành một số Quy định tạm thời đối với tôm chân trắng”. 42 Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ; Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các cơ sở sản xuất giống và nuôi tôm chân trắng; các đơn vị có liên quan khác chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đã ký : Nguyễn Việt Thắng 43 Phụ lục 2: Kính gửi : - Sở Thuỷ sản các tỉnh - Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh có quản lý thuỷ sản Tôm được xác định là đối tượng nuôi chủ lực trong nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta, trong đó tôm sú (Panaeus monodon) chiếm sản lượng lớn trong cơ cấu sản lượng tôm nuôi và được nuôi phổ biến ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Tôm chân trắng Lipopenaeus vannamei có nguồn gốc Nam Mỹ được nhập vào nước ta trong mấy năm gần đây và đang nuôi khảo nghiệm mở rộng ở một số địa phương. Theo dõi bước đầu cho thấy tôm chân trắng rộng nhiệt, rộng muối, thời gian nuôi ngắn và hệ số sử dụng thức ăn thấp hơn tôm sú. Tuy nhiên, ngoài các bệnh thường gặp ở tôm nuôi, tôm chân trắng còn nhiễm một số bệnh không có ở Việt Nam như Hội chứng Taura, bệnh này có thể lây nhiễm sang nuôi tôm sú và các loài tôm bản địa khác. Một số tỉnh đã sản xuất thử tôm giống và nuôi tôm chân trắng thương phẩm, kết quả có nơi cho năng suất khá cao và có hiệu quả kinh tế. Nhưng ở nhiều nơi, năng suất nuôi không ổn định, hiện tượng tôm nuôi chậm lớn, nhiễm bệnh đã xảy ra dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao, thậm chí một số hộ nuôi tôm chân trắng bị lỗ vốn. Vì vậy, để đảm bảo phát triển bền vững nghề nuôi tôm sú, Bộ chủ trương trước mắt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh không được sản xuất giống và nuôi tôm chân trắng. Tuy vậy, để sử dụng hợp lý và có hiệu quả môi trường vùng nước nuôi tôm, góp phần đa dạng hoá tôm nuôi nước lợ, đồng thời đảm bảo an ninh sinh thái, bền vững môi trường, có thể đưa tôm chân trắng vào nuôi bổ sung ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận trên cơ sở thực hiện các yêu cầu sau đây. 1. Có kế hoạch nuôi tôm chân trắng : Trên cơ sở qui hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản, căn cứ tình hình sản xuất giống và nuôi tôm sú, tình hình môi trường nuôi tôm mấy năm gần đây, kết quả bước đầu nuôi tôm chân trắng trên địa bàn để xây dựng kế hoạch BỘ THUỶ SẢN --- Số :475/TS-NTTS V/v phát triển nuôi tôm chân trắng CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ==================== == Hà Nội, ngày 6 tháng3 năm 2006 44 nuôi tôm chân trắng. Trong kế hoạch cần xác định rõ vùng nuôi, qui mô nuôi, phải tuân thủ điều kiện kỹ thuật được qui định tại Qui định tạm thời Vùng nuôi tôm chân trắng ban hành kèm theo Quyết định số 176/QĐ-BTS ngày 1 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản V/v Ban hành một số qui định tạm thời đối với tôm chân trắng; xây dựng các phương án tiêu thụ sản phẩm, các giải pháp thực hiện kế hoạch, các biện pháp ngăn chặn lây lan dịch bệnh; không nuôi tôm chân trắng trong vùng nuôi tôm sú hoặc nuôi các loài tôm bản địa khác. 2. Về việc sản xuất tôm chân trắng giống : a) Các cơ sở sản xuất tôm chân trắng giống phải có đủ điều kiện sản xuất tôm giống được qui định tại Qui định tạm thời – Yêu cầu chung đối với Trại sản xuất tôm chân trắng giống ban hành kèm theo Quyết định số 176/QĐ- BTS ngày 1 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản V/v Ban hành một số qui định tạm thời đối với tôm chân trắng. b) Tôm chân trắng bố, mẹ phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật được qui định tại Qui định tạm thời – Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm chân trắng bố mẹ ban hành kèm theo Quyết định số 176/QĐ-BTS ngày 1 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản V/v Ban hành một số qui định tạm thời đối với tôm chân trắng. c) Tôm chân trắng giống phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật được qui định tại qui định tạm thời – Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm chân trắng giống ban hành kèm theo Quyết định số 176/QĐ-BTS ngày 1 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản V/v Ban hành một số qui định tạm thời đối với tôm chân trắng. Bộ Thuỷ sản giao cho Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản chỉ đạo các cơ quan quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản các tỉnh, thành phố kiểm tra chặt chẽ điều kiện vệ sinh thú y các trại sản xuất tôm chân trắng giống và cơ sở nuôi tôm chân trắng thương phẩm, kiểm dịch tôm bố mẹ, tôm chân trắng giống nhập khẩu và chuyển vùng trong nước. Bộ Thuỷ sản yêu cầu các Sở chỉ đạo thực hiện và có báo cáo kết quả về Bộ Thuỷ sản. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đã ký : Nguyễn Việt Thắng 45 Phụ lục 3: Cơ cấu tuổi trong nuôi tôm Tôm thẻ Tôm sú Tuổi % N % N 20-30 12.5 4 16.7 5 30-40 18.7 6 20 7 40-50 62.5 21 43.3 14 50-60 6.3 2 20 7 Phụ lục 4: Trình độ văn hóa Tôm Thẻ Tôm sú Cấp % N % N 0 12.1 4 9.0 3 1 15.2 5 30.3 10 2 45.4 15 39.4 13 3 21.2 7 15.2 5 4 6.1 2 6.1 2 Phụ lục 5: Kinh nghiệm nuôi tôm Tôm Thẻ Tôm sú Năm % N % N 1 60.6 20 2-3 39.4 13 9.1 3 3-5 27.3 9 5-7 42.4 14 7-9 12.1 4 <9 9.1 3 Phụ lục 6: Tỷ lệ diện tích ao nuôi Tôm thẻ Tôm sú Ha % N % N <1 60.6 20 72.7 24 1-2 24.2 8 12.1 4 2-3 3.0 1 9.1 3 3-4 9.1 3 3.0 1 4-5 0.0 0.0 0 >5 3.0 1 3.1 1 46 Phụ lục 7: Thời gian thả giống vụ 1 Tôm sú Tôm Thẻ Tháng % N % N 1 24.2 8 0.0 2 57.6 19 36.4 12 3 15.2 5 27.3 9 4 3.0 1 18.2 6 5 0.0 9.1 3 6 0.0 9.0 3 Phụ lục 8: Thời gian thu hoạch vụ 1 Tháng Tôm thẻ Tôm sú % N % N 4 6.1 2 3.0 1 5 21.2 7 21.2 7 6 45.5 15 39.4 13 7 24.2 8 21.2 7 8 3.0 1 12.2 4 9 3.0 1 Phụ lục 9: Nguồn gốc giống tôm sú % N Trong tỉnh 57.6 19 Các tỉnh ĐBSCL 9.1 3 Miền Trung 33.3 11 Phụ lục 10: Nguồn gốc giống tôm thẻ % N Trong tỉnh 43 14 Các tỉnh ĐBSCL 9 3 Miền Trung 48 6 47 BPV – MÔ HÌNH NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG VÀ TÔM SÚ I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ 1. Họ tên chủ hộ: ……1.Tuổi …... 2. Giới tính ….. 3. Học vấn ……. 4. ĐT …… 2. Họ tên đáp viên: ……, 1.Tuổi……2. Giới tính ….. 3. Học vấn ……. 4. ĐT … (Học vấn: 0 = Mù chữ; 1= Cấp 1; 2 = Cấp 2; 3 = Cấp 3; 4 = Đại học; 5 = Cao hơn) 3. Địa chỉ: Ấp ……Xã …… Huyện ……………… Tỉnh ………………… 4. Số người trong gia đình: …………… người; 4.1. Trong đó Nam ……. 5. Số lao động trong gia đình : ………… người; 5.1. Trong đó Nam …… 6. Số lao động nam gia đình nuôi tôm …. người; số ngày lao động trung bình/vụ …….ngày /vụ 7. Số lao động nữ gia đình nuôi tôm ……. người, số ngày lao động trung bình/vụ ……. ngày /vụ 8. Số lao động trẻ em g.đình (13-<17 tuổi) ….người, số ngày lao động trung bình/vụ……. ngày/vụ 9. Số lao động lớn tuổi g.đình (>60 tuổi) … người, số ngày lao động trung bình/vụ …. ngày/vụ 10. Lao động thuê mướn cho nuôi tôm: …. người; 10.1. Trong đó Nam …… 10.2. Số tháng thuê……….tháng/vụ; 10.3. Chi phí thuê lao động…….ngàn đồng/vụ 11. Loại hình tổ chức NTTS? …..(1= hộ cá thể; 2= Trang trại; 3= DNTN; 4= HTX; 5= khác) 12. Mô hình nuôi hiện nay … (1= TC tôm sú; 2= TC tôm Chân trắng; 3= cả hai) 13. Mô hình được phỏng vấn ….(1= TC tôm sú; 2= TC tôm Chân trắng; 3= cả hai) 14. Kinh nghiêm nuôi tôm nói chung ……năm; 14.1. Tôm sú ……14.2. Tôm Chân trắng ……. 15. Lý do chọn mô hình hiện nay (tối đa 3 lý do cơ bản nhất) Lý do 15.1 Tôm sú 15.2 Tôm chân trắng 1 2 48 3 II. KẾT CẤU MÔ HÌNH – MÔ HÌNH PHỎNG VẤN: TÔM SÚ THẺ CHÂN TRẮNG 16. Tổng diện tích NTTS: …m2 (Diện tích mặt nước, ao lắng, nhà xưởng …) 17. Tổng diện tích mặt nước nuôi: ……….m2; 17.1. Số ao nuôi ……….. ao 18. Tỷ lệ mương bao: ……….. %/ Tổng diện tích mặt nước nuôi 19. Mực nước bình quân ao nuôi: …m; 19.1. Mực nước bình quân/ trảng ……… m 20. Tổng diện tích ao lắng/ xử lý nước ……… m2; 20.1. Số ao lắng.......... ao 21. Đánh giá chất lượng sử dụng ao lắng:…..(1=xấu; 2= chưa tốt; 3= Trbình; 4= khá tốt; 5= Rất tốt) 22. Số vụ nuôi/năm: ..……vụ, III. CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CHO NUÔI TÔM 23. Tổng chi phí cố định TT Nội dung Số tiền (triệu đồng) Dự kiến thời gian có thể sử dụng được (số năm) 1 Giá đất bình quân/ ha 2 Chi phí thuê đất/năm 3 Chi phí đào đắp, xây dựng ao, cống bọng 4 Giếng nước khoan/ cây nước 5 Nhà xưởng, chòi canh nuôi tôm 6 Máy đạp nước, (cánh quạt, sục khí) 7 Máy bơm 8 Ghe xuồng 9 Dụng cụ các loại cho nuôi tôm 10 Khác/thuế… IV. THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM NĂM 2008 24. Thông tin chi tiết theo vụ TT Nội dung 24.1. Vụ 1 24.2. Vụ 2 A Thông tin chung 1 Tổng diện tích mặt nước nuôi (m2) 49 2 Số ao nuôi (cái) 3 Tên loài nuôi (1=tôm sú; 2= tôm Chân trắng; 3= khác……) 4 Thời điểm thả giống (tháng nào) AL 5 Thời điểm thu hoạch (tháng nào) AL 6 Thời gian thực nuôi (ngày/vụ) (từ thả giống đến thu hoạch) B Quản lý ao 7 Số lần sên vét, cải tạo ao (lần/ năm) 8 Chi phí sên vét cải tạo/ vụ 9 Chế độ thay nước (ngày/lần) 10 Lượng nước thay (% lần thay) 11 Xử lý nước cấp (1=Ao lắng, 2=Ao lắng + Thuốc/ hóa chất) 12 Xử lý nước thải (1=Trực tiếp ra kênh rạch; 2= ao lắng; 3= Ao lắng + Thuốc/ hóa chất) 13 Lượng nước ngầm sử dụng/vụ (m3) 14 Tổng luợng xăng dầu sử dụng/vụ (lít) 15 Giá xăng dầu bình quân (000đ/lít) 16 Số lượng điện sử dụng (KW/vụ) 17 Giá điện bình quân (000đ/KW) C Con giống 24.1. Vụ 1 24.2. Vụ 2 18 Tổng số lượng giống thả (con/vụ) 19 Kích cỡ con giống (Post?) 20 Gía bình quân (đồng/con) 21 Nguồn giống (1= trong tỉnh, 2= các tỉnh ĐBSCL, 3= miền trung, 4= khác..) 22 Chất lượng giống (1=xấu, 2=chưa tốt, 3=trung bình, 4=khá tốt, 5=rất tốt) 23 Ưu tiên nguồn giống (1=trong tỉnh, 2=các tỉnh ĐBSCL, 3= miền trung, 4= khác…) 24 Kiểm dịch giống (1= không,2= bằng mắt thường, 3=gây sốc, 4=PCR, 5= khác...) 25 Chi phí kiểm dịch giống (000đ/vụ) 26 Chi phí vận chuyển giống (000đ/vụ) 27 Thời gian ương (nếu có) (số ngày/đợt) 50 28 Ước tính tỷ lệ sống sau ương (%) D Thức ăn 29 Tên thứ ăn loại 1 ………………….… Số lượng (kg/vụ) 30 Giá bình quân thức ăn loại 1 (000đ/kg) 31 Tên thứ ăn loại 2 ………………….… Số lượng (kg/vụ) 32 Giá bình quân thức ăn loại 2 (000đ/kg) 33 Tên thứ ăn loại 3 ………………….… Số lượng (kg/vụ) 34 Giá bình quân thức ăn loại 3 (000đ/kg) 35 Tổng chi phí thức ăn khác bổ sung (000đ/vụ) Tổng chi phí thức ăn sử dụng (000đ/vụ) E Thuốc, Hóa chất và phòng trị bệnh 36 Loại bệnh 1 thường gặp (tên bệnh) 37 Cách phòng trị loại bệnh 1 38 Loại bệnh 2 thường gặp (tên bệnh) 39 Cách phòng trị loại bệnh 2 40 Tổng chi phí thuốc, hóa chất phòng trị và xử lý nước/ vụ (000đ) F Các chi phí khác 41 Chi phí sửa chữa hàng vụ (000đ) 42 Trả lãi vay/ vụ (000đ) 43 Chi phí Điện thoại giao dịch có liên quan/vụ (000đ) 44 Các chi phí lặt vặt khác/vụ (000đ) G Thu hoạch 45 Tổng khối lượng tôm thu hoạch (kg/vụ) 46 Kích cỡ bình quân (con/kg) 47 Giá bán bình quân (000đ/kg) TT Nội dung 24.1. Vụ 1 24.2. Vụ 2 48 Có phân cỡ tôm để bán không? (1= không, 2= có) 49 Nếu có phân cỡ; Nhóm kích cỡ nào là chủ yếu? (con/kg) 50 Sản lượng, S.phẩm khác ngoài tôm (Cá…; Kg/vụ) 51 51 Giá bình quân của sản phẩm khác (000đ/Kg) Tổng thu nhập (000đ/vụ) H Tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi (100%) 52 Để sử dụng trong gia đình (ăn, khô, cho…) (%) 53 Bán trực tiếp tại chợ (%) 54 Bán qua người thu gom hoặc thương lái (%) 55 Bán cho vựa/ đại lý (%) 56 Bán trực tiếp cho nhà máy chế biến TS (%) 57 Bán cho nguồn khác …............................ (%) V. KHÍA CẠNH VỀ MÔI TRƯỜNG 25. Môi trường nước công cộng hiện nay như thế nào?........(1=rất xấu, 2=xấu, 3=trung bình, 4=khá, 5= tốt) 26. So với trước đây môi trường nước như thế nào?..........(1=rất xấu, 2=xấu, 3=trung bình, 4=khá, 5= tốt) 1. Lýdo1:……………………………………………………………… 2. Lýdo2:………………………………………………………………… 3. Lýdo3:………………………………………………………………… 27. Mô hình nuôi tôm đang áp dụng có ảnh hưởng thế nào đến môi trường nước công cộng (1= không ảnh hưởng, 2= ít ảnh hưởng, 3= bình thường, 4= ảnh hưởng xấu, 5= ảnh hưởng rất xấu) 1.Lýdo1:…………………………………………………………………… 2. Lýdo2:………………………………………………………… 3. Lýdo3:…………………………………………………………… 28. Xin ông/ bà cho biết 3 mô hình NTTS trong vùng nuôi có ảnh hưởng xấu đến môi trường nước công cộng (xếp theo mức tác động từ nhiều đến ít) 1. ………………………………. ………………………… 2 …. ……………………………………………………………….. 3 ……………………………….…………………………………………… VI. KHÍA CẠNH XÃ HỘI 29. chi phí thu nhập và lợi nhuận từ các ngành nghề khác trong năm 2008 Diễn giải Tổng chi phí (tr.đ/năm) Thu nhập (tr.đ/năm) Lợi nhuận (tr.đ/năm) 1. Mô hình nuôi tôm 2. Nuôi trồng thủy sản khác ngoài nuôi tôm 3. Khai thác thuỷ sản tự nhiên 52 4. Lúa 5. Trồng trọt khác ngoài lúa 6. Chăn nuôi gia súc, gia cầm 7. Kinh doanh/ buôn bán 8. Làm thuê, làm mướn, tiền lương 9. Họat động kinh tế khác….. Tổng 30. NTTS có tạo thêm việc làm cho địa phương?............ (1=giảm đi, 2= không thay đổi, 3=tăng) 31. NTTS tạo thêm việc làm cho lao động nữ ở địa phương?.......(1=giảm đi, 2= không thay đổi, 3=tăng) 32. Thu nhập của người lao động khi NTTS ?……… (1=giảm đi, 2= không thay đổi, 3= tăng). 33. Thu nhập của người lao động nữ khi NTTS ?…..…(1=giảm đi, 2= không thay đổi, 3=tăng). VII. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG NUÔI TÔM 34. Những thuận lợi khi thực hiện mô hình nuôi tôm hiện nay (xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp) 1.……………………………………………………………………… 2………………………………………………………………………… 3……………………………………………………………………… 35. Những khó khăn khi thực hiện mô hình nuôi tôm hiện nay (xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp) 1.……………………………………………………………………… 2……………………………………………………………………… 3……………………………………………………………………… 36. Giải pháp và định hướng sắp tới của ông bà? 1.…………………………………………………………… 2………………………………………………………………………… 3………………………………………………………………………… Xin cám ơn sự giúp đỡ của ông, bà. Ngày……….tháng……..năm ……

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_dt_dat_1487.pdf
Luận văn liên quan