Tổng chi phí hàng năm là 182,68± 88,54 triệu/ha/năm và lợi nhuận là
113,32±127,77 triệu/ha/năm đối với mô hình nuôi tôm sú. Đối với mô
hình nuôi tôm thẻ chân trắng, tổng chi phí và lợi nhuận lần lượt là
397,41±469,52 triệu/ha/năm, -83,41±92,36 triệu/ha/năm Tỷ lệ hộ lời
của các hộ nuôi tôm sú là 78,79% và20% ở các hộ nuôi tôm thẻ chân
trắng.
50 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2495 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu So sánh một số chỉ tiêu kinh tế -Kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú(penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng(penaeus vannamei) ở tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoảng
thích hợp 27-29 0C (Cook and Rabanal, 1978).
Dải độ mặn từ 0,2-72 0C ,khoảng thích hợp 15-25 0C
Khoảng biến động PH từ 6,5-9 thích hợp từ 7,5-8,5.
Độ kiềm thích hợp từ 80-160 ppm.
Nồng độ oxy hòa tan từ 5-7 mg/l.
Nền đáy thích hợp cho tôm phát triển là bùn cát, cát bùn.
Tôm sú là loài ăn tạp, tập tính ăn và loại thức ăn thay đổi theo từng giai đoạn
phát triển của cơ thể. Khi mới sinh (1-2 ngày tuổi) dinh dưỡng bằng noãn
hoàn. Giai đoạn ấu trùng ăn tảo, luân trùng... vật chất hữu cơ đã phân hủy.
Giai đoạn hậu ấu trùng ăn tảo và đông vật phù du. Giai đoạn trưởng thành thức
ăn là các loài giáp xác, bivavia, giun nhiều tơ và ấu trùng của các loài sống
đáy.
Đặc điểm sinh trưởng của tôm sú là không liên tục và được đặc trưng bởi sự
gia tăng đột ngột về khối lượng thân và chiều dài cơ thể sau mỗi lần lột xác,
quá trình lột xác diễn ra không đều nhau và tùy thuộc vào điều kiện dinh
dưỡng, môi trường và từng giai đoạn phát triển của tôm.
Trong ao nuôi tôm tần số lột xác giảm ở độ mặn 32-40‰ và tăng cao hơn ở
những ao có độ mặn từ 15-20‰ (Manik và ctv, 1979). Ngoài ra, tốc độ sinh
trưởng của tôm còn phụ thuộc vào loại thức ăn, chất lượng thức ăn, các yếu tố
môi trường và các giai đoạn phát triển của tôm.
Đến giai đoạn trưởng thành tôm bắt đầu thành thục sinh dục và tiến hành giao
vỹ, tôm cái nhận tinh từ tôm đực, sau đó tôm cái di cư ra biển để thực hiện quá
trình sinh sản. Số trứng đẻ tùy thuộc vào kích thước, trọng lượng tôm mẹ.
Trong sinh sản nhân tạo người ta phải tiến hàn cắt mắt tôm mẹ để chúng thành
thục sinh dục. Tôm trong đầm nuôi vỗ thành thục thường cho ít trứng và chất
12
lượng tôm giống kém hơn so với tôm bắt ngoài tự nhiên. Sức sinh sản của tôm
sú 200.000-1.200.000 trứng/tôm cái.
Tôm thẻ chân trắng
- Phân loài: Tôm thẻ chân trắng (Tên tiếng Anh: White Leg shrimp)
được định loại là:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ chung: Penaeidea
Họ: Penaeus Fabricius
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus vannamei
- Phân bố:
Châu Mỹ La Tinh, Hawai, hiện nay được nuôi ở rất nhiều nước trên thế giới
như: Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam ... Tôm thẻ chân trắng (P. Vannamei)
có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo Đông Thái Bình Dương (biển phía Tây
Mỹ La Tinh).
- Cấu tạo và điều kiện sinh thái:
Cũng như các loài tôm cùng họ Penaeidea, tôm thẻ chân trắng cái ký thác hoặc
rải trứng ra thay vì mang trứng tới khi trứng nở. Chủy tôm này có 2 răng cưa ở
bụng và 8-9 răng cưa ở lưng. Tôm nhỏ lúc thay vỏ cần vài giờ để cứng nhưng
khi tôm đã lớn thì cần khoảng 1-2 ngày.
13
Tôm thẻ chân trắng không cần đồ ăn có lượng protein như tôm sú, 35%
protein được coi là thích hợp hơn cả, trong đó đồ ăn có thêm mực tươi rất
được tôm ưa chuộng. Trong tự nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ
trong những vùng biển có độ sâu 70 m với nhiệt độ 26-28 0C, độ mặn khá cao
(35‰). Ở phần đầu ngực có màu trắng đục, có thể nhìn thấy màu sắc của
trứng.
Ở con cái buồng trứng đầu tiên có màu trắng đục, sau đó chuyển thành màu
vàng nâu hoặc xanh nâu nhẹ trong những ngày đẻ trứng. Tôm đực chỉ có
nhiệm vụ đưa các túi tinh vào túi chứa tinh của con cái, con cái sẽ đẻ sau vài
giờ. Sự quấn quít nhau giữa con đực và con cái bắt đầu vào buổi chiều và có
liên quan chặt chẽ với cường độ ánh sáng. Sự thoái lui của trứng đang phát
triển diễn ra rất nhanh và sự phân cắt của trứng diễn ra chủ yếu ở thời gian đẻ.
Quá trình sinh sản được bắt đầu bằng sự nhảy lên đột ngột và bơi nhanh của
con cái, quá trình này chỉ diễn ra trong khoảng 1 phút. Phản ứng của lớp vỏ
can cái xảy ra rất nhanh và sự phân đốt đầu tiên diễn ra trong vài giây. Số
lượng trứng tùy theo kích cỡ của tôm mẹ. Nếu tôm có khối lượng 30-45 gam
thì số lượng trứng từ 100.000 – 250.000, trứng có đường kính khoảng 0,22
mm. Sự phát triển của trứng từ sau khi đẻ đến khi giai đoạn đầu tiên của
nauplius diễn ra tong khoảng 14 giờ.
2.6.2 Kỹ thuật nuôi
Tôm sú
Là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn bên ngoài chủ yếu là thức ăn
viên có chất lượng cao. Thức ăn tự nhiên không quan trọng. Mật độ thả cao từ
25-40 tôm bột/m2 (tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam, 2002). Diện tích ao
nuôi từ 0,5-1ha, tối ưu là 1 ha. Ao xây dựng rất hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước
hoàn toàn chủ động, có trang bị đầy đủ và các phương tiện máy móc, có điện
và giao thông thuận lợi,... nên sễ quản lý và vận hành.
Nhược điểm của mô hình này là kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ (30-35 con/kg),
giá bán thấp, chi phí vận hành cao, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp.
14
Bảng 2.3: Đặc tính kỹ thuật của mô hình thâm canh (Past và Apud et al, 1983)
Tôm thẻ chân trắng
Giai đoạn mới thả phải cho con giống ăn đầy đủ kể cả thức ăn công nghiệp và
thức ăn cao đạm tươi sống như hầu, hà, cá tươi xay nhuyễn để có giống khỏe,
giống chóng lớn.
Giai đoạn nuôi trưởng thành phải cho ăn nhiều hơn vì tôm thẻ chân trắng là
loại tôm ăn khỏe nên phải bảo đảm đủ thức ăn cho tôm. Tỉ lệ cho ăn hằng ngày
nên chú ý nhiều về buổi tối chiếm 70% ban ngày 30%. Thức ăn phải cho thêm
thuốc kháng sinh phòng bệnh cho tôm để năng cao khả năng phòng bệnh và
khả năng miễn dịch của tôm.
Giai đoạn cuối phải vỗ tích cực, cho ăn đầy đủ các loại thức ăn tổng hợp có bổ
sung thêm các loại chế phẩm sinh học kích thích tôm lột xác chóng lớn rút
ngắn thời gian nuôi (www.vietlinh.com.vn; Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư,
2003).
Thời gian nuôi ở các ao thông thường là 60 ngày, ở ao nuôi công nghiệp mật
độ cao khoảng 80 ngày có thể thu hoạch, cỡ tôm 50 con/kg.
- Mật độ thả: Tôm P.vannamei có tỉ lệ sống cao nên mật độ phụ thuộc
vào độ sâu của nước ao và thiết bị nuôi. Ao sâu trên dưới 1m, mật độ
Đặc tính kỹ thuật
Năng suất (tấn/ha/năm) 5-15
Mật độ (con/m2) 25-40
Nguồn giống Nhân tạo
Năng suất tối đa (g/m2) 250-1000
Thức ăn Tổng hợp
Hệ số thức ăn 1,5-2
Thay nước (%/ngày) 10-20
Cách thay nước Máy bơm
Cỡ ao (ha) 0,25-2
Hình dạng Vuông/chữ nhật
Mức nước (m) 1,5-2
Tỉ lệ sống 80-90
Vụ/năm 2,5-1
Lao động (người/ha) 0,5-1
15
thường là 12 con/m2; ao sâu trên 1,2 m mật độ từ 12 – 18 con/m2; ao
cao sản khép kín mật độ là 50-65 con/m2.
- Quản lý chăm sóc
+ Nhiệt độ nước từ 20 – 300C
+ Độ mặn từ 5 – 30 tốt nhất là 10 – 25
+ PH 8,0-0,3 dưới 7 không thích hợp với tôm p.vannamei
+ Oxy hòa tan 4 mg/l, không dưới 2mg/l
+ BOD 5-30 mg/l
+ COD < 6 mg/l
+ Độ trong 30-5 cm
+ Màu nước: Màu xanh lục, xanh vỏ đậu hoặc màu mận chín
+ Cho tôm ăn: Thời gian cho ăn 5 đến 6 lần trong ngày, tỉ lệ thức
ăn trong ngày phân bổ như sau
o Từ 18h00 đến 19h00 cho ăn 35%.
o Từ 23h00 đến 00h00 cho ăn 15%.
o Từ 4h00 đến 5h00 cho ăn 25% .
o Từ 10h00 đến 11h00 cho ăn 15%.
o Từ 14h00 đến 15h00 cho ăn 10%.
16
CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2009 đến tháng 05/2009.
- Địa điểm nghiên cứu: Các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành,
Duyên Hải tỉnh Trà Vinh.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Phiếu phỏng vấn các trại nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh.
3.2.2 Thu thập thông tin
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo của các cơ quan địa phương kết
hợp với tham khảo các tài liệu có liên quan đến địa bàn và đối tượng nghiên
cứu.
Những thông tin số liệu thứ cấp:
- Diện tích nuôi
- Sản lượng
- Mật độ thả
- FCR
- Tỷ lệ sống
- Hiệu quả kinh tế
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu bằng phương pháp: phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi
tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn
(phương pháp định ngạch theo địa bàn nghiên cứu).
17
Các nhóm biến chính thu thập số liệu sơ cấp:
Thông tin chung về nông hộ
Kết cấu mô hình NTTS
- Tổng diện tích mặt nước nuôi (m2)
- Tên loài nuôi
- Thời điểm thả giống (tháng….)
- Thời điểm thu hoạch (tháng…..)
Quản lý ao
- Số lần sên vét (lần/năm)
- Chế độ thay nước (số lần/số ngày)
- Mật độ thả (con/m2)
- Kích cỡ con giống (g/con)
Tổng lương thức ăn sử dụng (KG)
Thu hoạch
- Phương pháp thu
- Khối lượng thu hoạch (kg)
- Kích cỡ thu hoạch (g/con)
Khía cạnh kinh tế
Chi phí cố định
- Chi phí mua đất
- Chi phí thuê đất
- Chi phí đào ao
- Xây cống, hệ thống cấp thoát nước
18
- Giếng nước khoan
- Chi phí xây nhà phục vụ SX
- Máy đạp nước (cánh quạt, sụt khí)
Chi phí biến đổi
- Chi phí sên vét (đồng)
- Chi phí cải tạo ao, vôi (đồng)
- Tổng chi phí con giống (đồng)
- Tổng chi phí cho thức ăn (triệu)
- Tổng chi phí thuốc và HC (triệu)
- Chi phí kiểm dịch con giống (triệu)
- Chi phí khác
Tổng thu
Hình thức phân phối sản phẩm
Nhận thức của người nuôi về 2 mô hình
3.2.3 Số mẫu khảo sát
Qua phương pháp thu mẫu định ngạch theo địa bàn mô hình và trực tiếp phỏng
vấn nông hộ nuôi theo số mẫu như sau:
- Mô hình nuôi tôm sú thâm canh đã phỏng vấn 33 hộ.
- Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đã phỏng vấn 13 hộ.
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu thu được đã được kiểm tra, bổ sung và mã hóa trước khi nhập máy
tính. Số liệu được thống kê mô tả và so sánh thống kê. Phần mềm Excell for
Windows để nhập dữ liệu, sử lý thống kê và tính các giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn , giá trị tối đa và tối thiểu… Phần mềm SPSS để so sánh thống kê một
số chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật giữa 2 mô hình và Word để viết báo cáo.
19
CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Trà Vinh
Năm 2008 Trà vinh có 26.152 hộ nuôi tôm sú, với số lương giống thả
2.397,420 triệu con trên diện tích là 26.385,3 ha, sản lượng đạt được
17.371,59 tấn (Sở Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Trà Vinh, 2008).
Trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết làm cho môi trường nước nuôi
tôm thay đổi đột ngột, môt số hộ nôn nóng thả nuôi trước thời vụ điều kiện
môi trường không thuận lợi, tôm nuôi bị chết xã thảy ra bên ngoài nhưng chưa
qua xử lý làm cho dịch bệnh lây lan nhanh, ngay từ đầu vụ nuôi tôm bị thiệt
hại nhiều so với tổng lượng số giống thả 1.350 triệu con trên 14.620 hộ.
Mặt khác, người nuôi đã có ý thức nhiều trong công việc chọn giống qua kiểm
tra PCR, nhưng do nguồn tôm bố mẹ phụ thuộc vào tự nhiên nên chất lượng
con giống không đồng đều và có xu hướng giảm dần. Trong quá trình nuôi,
khi gặp điều kiện bất lợi về thời tiết thì xuất hiện phổ biến bệnh teo gan, phân
trắng và mầm bệnh phát triển nhanh và lan rộng. Đa số các ao nuôi công
nghiệp đều gặp các bệnh này, có thể trị hết nhưng thời gian nuôi kéo dài, tôm
chậm lớn, chi phí tăng cao nên giảm về hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra, thị trường tiêu thụ tôm sú bị thu hẹp, giá tôm thương phẩm giảm, các
chi phí đầu vào như thức ăn, thuốc, hoá chất và nhiên liệu… đều tăng dẫn đến
nhiều hộ nuôi đạt năng suất mà hiệu quả kinh tế không cao.
Bảng 4.1: Diện tích và sản lượng tôm sú tỉnh Trà Vinh
Nội dung 2005 2006 2007 2008 2009
(kế hoạch)
Diện tích(ha) 23.402 24.584 25.075,8 26.385,3 27.475
Sản lượng (tấn) 17.434 19.713,8 22.742 17.371,59 21.350
Về tôm thẻ chân trắng toàn tỉnh có 28 ha nuôi công nghiệp với số lượng giống
thả là 22 triệu con đạt năng suất trung bình là 7 tấn/ha. Các hộ nuôi tự phát ở
các huyện, kể cả ngoài vùng qui hoạch thì không có hiệu quả, một số ít hộ thì
có hiệu quả thấp. Chỉ riêng khu vực nuôi thuộc Cơ Sở Giáo Dục Bến Giá
huyện Duyên Hải có hiệu quả kinh tế cao lợi nhuận 90-100 triệu đồng/ha đạt
20
sản lượng 300 tấn nên chưa thể nhân rộng mô hình được (Sở Nông Nghiệp và
PTNT Trà Vinh).
Nhìn chung, diện tích và sản lượng tôm sú tăng liên tục qua từng năm do
người nuôi ngày càng được trang bị đầy đủ trình độ kỹ thuật và những năm
qua tôm sú đã mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi nên diện tích ngày
càng được nhân rộng. Riêng về tôm thẻ chân trắng đã có những bước đầu
thành công nhưng cần quản lý chặt chẽ hơn nữa những vùng nuôi nhằm giảm
tối đa khả năng lây lan dịch bệnh ra môi trường vùng nuôi và môi trường xung
quanh.
4.2 Khía cạnh kỹ thuật nuôi của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ
4.2.1 Kết cấu ao nuôi
Tổng diện tích đất sử dụng NTTS của mô hình nuôi tôm sú là 2,26±4,17 ha/hộ
và tôm thẻ là 1,75±3,12 ha/hộ, diện tích trung bình của hộ nuôi tôm sú cao hơn
diện tích trung bình của hộ nuôi tôm thẻ vì các hộ nuôi tôm sú đã được phát
triển lâu năm và có đầu tư lớn nên có diện tích rộng hơn. Tỷ lệ ao nuôi có diện
tích từ 0,3-0,4 ha (33,33%) chiếm cao nhất trong mô hình nuôi tôm sú, tiếp
đến là số ao có diện tích nhỏ hơn 0,3 ha (30,30%) . Tỷ lệ ao nuôi có diện tích
0,4-0,5 ha chiếm 12,12%, ao có diện tích 0,5-0,6 ha và ao có diện tích lớn hơn
0,6 ha đều chiếm tỷ lệ 12,12% (Hình 4.1).
30.30
33.33
12.12 12.12 12.12
0.00
5.00
10.00
15.00
20.00
25.00
30.00
35.00
0.6 ha
%
Hình 4.1.Tỷ lệ tổng diện tích của ao nuôi tôm sú
21
30.77
23.08 23.08
7.69
15.38
0.00
5.00
10.00
15.00
20.00
25.00
30.00
35.00
0.6 ha
%
Hình 4.2.Tỷ lệ tổng diện tích của ao nuôi tôm thẻ
Qua Hình 4.2 cho thấy, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng có tỷ lệ diện tích nuôi
giảm dần khi diện tích lớn. Chiếm tỷ lệ cao nhất ở những ao có diện tích nuôi
nhỏ hơn 0,3 ha (30,77%), tiếp đến là số ao có diện tích từ 0,3-0,5 ha chiếm
23,08%. Tỷ lệ ao nuôi có diện tích từ 0,5-0,6 ha có tỷ lệ nhỏ nhất (7,69%).
Nhìn chung, cả hai mô hình tôm sú và tôm thẻ đều có tỷ lệ ao nuôi có diện tích
nhỏ hơn 0,3-0,4 ha chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ số ao có diện tích chiếm cao
nhất ở mô hình tôm thẻ chân trắng là dưới 0,3 ha và ở mô hình sú là từ 0,3-0,4
ha. Cả hai mô hình đều có xu hướng giảm dần tỷ lệ số ao có diện tích cao và
có xu hướng tăng trở lại đối với những ao có diện tích trên 0,6 ha đối với tôm
thẻ chân trắng.
Diện tích mặt nước của ao nuôi ở mô hình nuôi tôm sú là 1,28±1,94 ha/ao và
tôm thẻ là 0,98±1,56 ha/ao. Tuy nhiên, diện tích mặt nước trung bình ao nuôi
ở mô hình tôm sú và tôm thẻ chân trắng thì không khác nhau. Mực nước trung
bình trong ao nuôi ở mô hình nuôi tôm sú là 1,27±0,11 m tôm thẻ chân trắng
là 1,28±0,12 m. Ở cả hai mô hình tôm sú và tôm thẻ chân trắng đa số đều có
sử dụng ao lắng để xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi và có diện tích bình
quân lần lượt là 0,29±0,37 ha/hộ và 0,62±1,46 ha/hộ (Bảng 4.2).
Nhìn chung kết cấu ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng không khác nhau
nhưng tỷ lệ dện tích ao lắng của tôm thẻ chân trắng cao hơn tôm sú do tôm thẻ
chân trắng là đối tượng nuôi mới chỉ được nuôi trong vùng qui hoạch nên đa
số những cá thể hoặc hợp tác xã có sự đầu tư đúng mức các biện pháp kỹ thuật
mới được phép nuôi.
22
Bảng 4.2: Thông tin về kết cấu ao
Diễn giải Tôm sú Tôm thẻ chân
trắng
Tổng diện tích nuôi (ha/ao) 2,26±4,17 1,75±3,12
Diện tích mặt nước của ao nuôi (ha/ao) 1,28±1,94 0,98±1,56
Diện tích ao lắng (ha/hộ) 0,29±0,37 0,62±1,64
Mực nước trong ao nuôi (m) 1,27±0,11 1,28±0,12
Tỷ lệ diện tích ao lắng/mặt nước nuôi
(%) 20,54±17,69 41,54±30,90
4.2.2 Thời vụ nuôi
Qua khảo sát thì phần lớn người nuôi tôm sú chỉ nuôi 1 vụ chiếm 100%, trong
khi mô hình tôm thẻ chân trắng số hộ nuôi 1 vụ chiếm 61,54%. Do tôm sú có
thời gian nuôi kéo dài và đòi kỹ thuật cao đồng thời thiệt hại rủi ro do thời tiết
không thuận lợi nên gần như tất cả hộ nuôi tôm sú đều nuôi 1 vụ nhằm hạn
chế thấp nhất rủi ro. Đối với tôm thẻ chân trắng tỷ lệ hộ nuôi thêm vụ 2 cao
hơn do tôm thẻ là đối tượng mới nhưng cũng dễ nuôi và thời gian nuôi ngắn
nên tận thu vụ 2 để tăng thu nhập.
48.48
39.39
9.09
3.03 0.00
38.89
22.22
0.00
16.67
22.22
0
10
20
30
40
50
60
1 2 3 4 5
Tôm sú
Tôm thẻ chân trắng
Hình 4.3: Tỷ lệ mùa vụ thả giống (%)
Thời điểm bắt đầu thả giống tôm sú là từ tháng 1 (ÂL) kéo dài đến tháng 4
(ÂL), một số rất ít hộ thả vào tháng chạp trước Tết Nguyên Đán. Tôm sú được
thu hoạch sau 4-6 tháng nếu tôm không bệnh và thường bắt đầu thu từ tháng 5
(ÂL) đến tháng 10 (ÂL), riêng những hộ thả từ trước Tết thì thu sớm hơn ở
tháng 4 (ÂL). Tôm thẻ chân trắng cũng tương tự tôm sú, thời gian bắt đầu thả
giống từ tháng Giêng (ÂL) đến tháng 5 (ÂL) thời gian kéo dài từ 2.5-3.5 tháng
nuôi. Và tôm thẻ chân trắng được thu hoạch vào khoảng tháng 3-8 (ÂL). Như
23
vậy tôm thẻ chân trắng và tôm sú đều được thả giống từ tháng 1 (ÂL) tôm thẻ
chân trắng có thời gian nuôi ngắn hơn nên thu hoạch sớm hơn rồi tiếp tục thả
vụ 2 sau 1-1.5 tháng. Tuy nhiên vẫn có những hộ nuôi không đúng theo mùa
vụ, có thể thả trước hoặc sau so với đa số những hộ thả cùng thời điểm nên
năng suất không cao (Hình 4.3).
0 0 0.00
3.03
30.30 30.30
24.24
0 0
22.22
27.78
5.56
16.67
5.56
0
5
10
15
20
25
30
35
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tôm sú
Tôn thẻ chân trắng
Hình 4.4: Tỷ lệ mùa vụ thu hoạch (%)
Tóm lại, tôm sú và tôm thẻ chân trắng được tập trung thả giống vào tháng 1-2
(ÂL) do thời tiết thuận lợi. Do đặc điểm sinh trưởng của từng loài nên mùa vụ
thu hoạch khác nhau, tôm sú tập trung nhiều vào tháng 5-7 (ÂL), tôm thẻ chân
trắng từ tháng 3-4 (ÂL) (vụ 1) và tháng 6-8 (ÂL) (vụ 2) (Hình 4.4).
4.2.3 Thông số về kỹ thuật
Tổng lượng giống tôm sú ở mỗi hộ thả 0,25±0,40 triệu con, thấp hơn so với
tổng lượng giống tôm thẻ chân trắng là 1,56 ± 3,85 triệu con. Có sự chênh lệch
này là do mật độ tôm thẻ chân trắng lớn hơn tôm sú và tôm thẻ chân trắng là
đối tượng mới chỉ cho phép nuôi trong vùng qui hoạch mà đa phần là các trang
trại hay các hợp tác xã lớn.
Mật độ thả của tôm sú là 20,39±8,45 con/m2, và tôm thẻ chân trắng với mật độ
thả là 87,33±51,13 con/m2. Phần lớn người nuôi mua tôm sú cỡ Post 15, tôm
thẻ chân trắng cỡ Post 12 (Bảng 4.3)
24
Bảng 4.3: Thông số kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ
Diễn giải Tôm sú Tôm thẻ chân trắng
Số hộ 33 13
Tổng lượng giống (tr.con/hộ) 0,25 ± 0,40 1,56±3,85
Kich cỡ con giống (PL) 15 12
Mật độ thả (con/m2) 20,39±8,45 87,33±51,13
Tỷ lệ sống (%) 62,56±30,81 64,33±38,64
FCR 1,55±0,83 1,18±0,13
Cỡ tôm thu hoạch (g/con) 30,99±7,31 10,68±2,93
Sản lượng (tấn/vụ/hộ) 4,92±9,26 20,87±53,56
Năng suất (tấn/ha) 3,79±2,04 6,71±7,52
Thời gian nuôi (ngày) 137,42±16,59 82,94±15,92
Qua khảo sát cho thấy thu hoạch tôm ở mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ có
một lần, riêng mô hình nuôi tôm sú một số ít hộ thu hoạch tôm 2-3 lần/vụ. Đối
với tôm sú thu tỉa nhằm để hạn chế sự phân cỡ tôm dễ gây hao hụt do ăn lẫn
nhau trong loài. Số tôm phân cỡ có thể được bán những tôm lớn hoặc chuyển
tôm nhỏ cùng kích cỡ vào nuôi chung trong ao. Tôm thẻ chân trắng do thời
gian nuôi ngắn và thị trường còn hạn hẹp, chỉ bán đa phần cho thương lái nên
hầu hết các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng đều không phân cỡ. Kích cỡ tôm thu
hoạch ở tôm sú là 30,99±7,31 g/con và 10,68±2,93 g/con đối với tôm thẻ chân
trắng, có sự chênh lệch này do thời gian sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng
ngắn hơn.
Qua Bảng 4.3 cho thấy, năng suất bình quân ở mô hình nuôi tôm thẻ chân
trắng là 6,71±7,52 tấn/ha, ở mô hình nuôi tôm sú là 3,79±2,04 tấn/ha. Tôm thẻ
chân trắng nuôi với mật độ cao hơn cùng với sự quản lý chặt chẽ do nuôi trong
vùng qui hoạch nên ít hao hụt cho năng suất cao hơn mô hình nuôi tôm sú.
Tỷ lệ sống của tôm sú là 62,56±30,81% và 64,33±38,64% ở tôm thẻ chân
trắng không sai khác về thống kê. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng có tỷ lệ sống
cao hơn tôm sú do mật độ nuôi cao hơn, đa số nuôi trong vùng qui hoạch, có
trình độ kỹ thuật cao và do tôm sú có thời gian nuôi dài thường xảy ra dịch
bệnh không thể kiểm soát và gặp khó khăn về thời tiết.
Do đặc điểm của loài nên thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng (82,94±15,92
ngày) ngắn hơn thời gian nuôi tôm sú (137,42±16,59 ngày). FCR của tôm sú
là 1,55±0,83 và tôm thẻ là 1,18±0,13, khi FCR cao sẽ làm tăng chi phí và giảm
lợi nhuận.
25
Nhìn chung, các thông số kỹ thuật của tôm sú và tôm thẻ chân trắng không
khác nhau nhiều (không có ý nghĩa thống kê). Riêng thời gian nuôi tôm sú dài
hơn tôm thẻ chân trắng nên kích cỡ tôm sú thu hoạch cũng lớn hơn, nhưng
năng suất tôm sú lại thấp hơn tôm thẻ chân trắng do mật độ thả của tôm thẻ
cao hơn.
4.2.4 Đánh giá chất lượng con giống
Phần lớn hộ nuôi tôm sú mua con giống tại địa phương, chiếm đến 54,55%,
tiếp đến là ở các tỉnh thuộc ĐBSCL chiếm 30,30%. Do chi phí cao nên chỉ
một số ít hộ ra miền Trung mua tôm giống chiếm15,15% (Hình 4.5). Tuy
nhiên, với tôm thẻ chân trắng thì tỷ lệ hộ nuôi chịu bỏ chi phí ra tận các trại
giống ngoài miền Trung cao hơn rất nhiều (52,63%) so với tôm sú do có chất
lượng cao hơn nên rủi ro thấp hơn. Do đó số hộ chọn mua giống ở những nơi
gần hơn trong địa phương và các tỉnh lân cận của tôm sú cao hơn tôm thẻ chân
trắng.
C á c t ỉ n h
Đ B S C L
3 0 . 3 0
M i ề n
T r u n g
1 5 . 1 5
T r o n g
t ỉ n h
5 4 . 5 5
Hình 4.5: Địa điểm mua tôm sú giống (%)
M i ề n
T r u n g
5 2 . 6 3
C á c t ỉ n h
Đ B S C L
1 0 . 5 3
T r o n g
t ỉ n h
3 6 . 8 4
Hình 4.6: Địa điểm mua tôm thẻ giống (%)
26
Qua Hình 4.7 cho thấy, tôm sú giống được người nuôi mua ưu tiên nhiều nhất
ở trong tỉnh chiếm gần một nửa số giống. Tiếp đến là giống tại các tỉnh
ĐBSCL chiếm 33,33%. Và chỉ một số ít hộ lưỡng lự không biết chọn con
giống nào chiếm 3,03%. Một số hộ nuôi tôm sú có trình độ kỹ thuật cao vừa
sản xuất, vừa nuôi tôm nên tỷ lệ dùng giống địa phương cao hơn tôm thẻ chân
trắng, ở tôm sú là 42,42% và tôm thẻ chân trắng 36,84% (Hình 4.8).
Nhìn chung, các hộ nuôi tôm sú thường mua giống tại địa phương và các tỉnh
lân cận nhưng vẫn tương đối ưu tiên nguồn giống miền Trung (21,21%). Tuy
nhiên vẫn thấp hơn tỷ lệ ưu tiên giống miền Trung của tôm thẻ chân trắng
(52,63%).
T r o n g
tỉ n h
4 2 . 4 2
K h á c
3 . 0 3
C á c t ỉ n h
Đ B S C L
3 3 . 3 3
M i ề n
T r u n g
2 1 . 2 1
Hình 4.7: Nguồn giống tôm sú ưu tiên (%)
M i ề n
T r u n g
5 2 . 6 3
C á c t ỉ n h
Đ B S C L
1 0 . 5 3
T r o n g
tỉ n h
3 6 . 8 4
Hình 4.8: Nguồn giống tôm thẻ chân trắng ưu tiên (%)
27
Khi mua giống phần lớn hộ nuôi có tâm lý tôm nhiễm bệnh nên có xét nghiệm
mẫu nhưng chỉ chiếm 24,24%, do đây là hình thức kiểm mẫu giống chịu phí
do người mua hoặc cơ sở chịu với mức độ tin cậy cao. Tiếp đến là các hộ kiểm
tra bằng mắt thường (15,15%) vì đa số các hộ này nuôi với diện tích ít. Số hộ
dùng hoá chất gây sốc để kiểm tra con giống chiếm 9,09%. Riêng những hộ
không kiểm tra mẫu tôm giống chiếm 51,52% chủ yếu ở những hộ tự sản xuất
giống hoặc có người thân sản xuất giống, người nuôi dựa vào sự tin tưởng đối
với cơ sở (Hình 4.9)
51.52
15.15
9.09
24.24
0.00
0
10
20
30
40
50
60
K hông B ằng m ắt
thư ờ ng
G ây s ốc P C R k hác
%
Hình 4.9: Các phương pháp kiểm dịch giống tôm sú
Qua Bảng 4.10 cho thấy, test PCR ở tôm thẻ chiếm 15,79% thấp hơn so với
tôm sú 24,24% do đa số hộ nuôi mua giống ở miền Trung chất lượng con
giống cao hoặc tin tuởng vào cơ sở sản xuất giống vì vậy tỷ lệ hộ không kiểm
dịch giống rất cao chiếm 84,21% cao hơn 51,52% ở tôm sú.
84 .21
0 .00 0 .00
15 .79
0 .00
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
K hông B ằng m ắ t
thư ờ ng
G ây s ốc P C R k hác
%
Hình 4.10: Các phương pháp kiểm dịch giống tôm thẻ chân trắng
28
Đánh giá về chất lượng con giống thì nguồn giống đảm bảo khoẻ mạnh chỉ
chiếm 12,12% ở tôm sú và 10,53% ở tôm thẻ chân trắng, còn lại lần lượt là
63,64% và 89,7% đảm bảo khá tốt, riêng giống tôm sú ở mức độ trung bình
chiếm 21,21% cao hơn đối với tôm thẻ chân trắng 0%. Như vậy tỷ lệ nguồn
tôm giống chấp nhận trên thị trường đảm bảo chất lượng cho người nuôi
chiếm khá cao, nhưng tôm sú giống có tỷ lệ rủi ro chiếm 24,24% còn quá cao
dễ tăng mức thiệt hại cho người nuôi, cần phải khắc phục hơn nguồn tôm
giống (Hình 4.11).
0 3.03
21.21
63.64
12.12
0 0 0
89.47
10.53
0
20
40
60
80
100
Xấu Chưa tốt Trung
bình
Khá Rất tốt
Tôm sú
Tôm thẻ
Hình 4.11: Chất lượng con giống (%)
Nhìn chung, phần đông hộ nuôi ưu tiên lựa chọn giống tôm có nguồn gốc từ
miền Trung, thế nhưng đa số mua giống gốc từ miền Trung thông qua các cơ
sở tôm giống. Riêng tôm thẻ chân trắng nuôi ở diện tích và mật độ cao hộ nuôi
mua trực tiếp ở trại giống miền Trung và có xét nghiệm mẫu PCR, số hộ khác
mua giống tại tỉnh lân cận hoặc mua tôm giống của địa phương sản xuất. Tôm
sú phần lớn hộ nuôi mua tôm giống ở địa phương và các tỉnh ĐBSCL, còn
nhiều người nuôi không kiểm tra con giống khi mua.
4.3 Phân tích hiệu quả kinh tế
4.3.1 Chi phí cố định
Qua Bảng 4.4 cho thấy, tỷ lệ thuê đất ở mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cao
hơn mô hình nuôi tôm sú. Do một số ít hộ nhận phần đất canh tác thừa từ gia
đình đã từng canh tác trước đó thì không chịu khoản chi phí đào ao, có trường
29
hợp người thuê đất nuôi trồng ở những ao nuôi có sẵn nên chỉ chịu chi phí
thuê đất.
Trong các thiết bị máy móc cấp thoát nước và tạo khí oxy thì chi phí máy quạt
nước ở mô hình tôm thẻ chân trắng là cao nhất 9,26±9,99 tr.đ/ha/năm, tiếp đến
là chi phí thuê đất 2,69±7,25 tr.đ/ha/năm. Thấp nhất là chi phí về ghe xuồng,
giếng nước khoan, đào ao, và dụng cụ các loại, do chi phí rẻ và thời gian sử
dụng lâu. Chi phí về máy quạt nước ở mô hình tôm sú cũng cao nhưng không
bằng tôm thẻ. Kế đến là chi phí khấu hao máy bơm 1,01±0,74 tr.đ/ha/năm và
chi phí xây nhà xưởng 1,04±0,89 tr.đ/ha/năm và cuối cùng là đào ao, giếng
nước khoan, ghe xuồng và dụng cụ các loại.
Bảng 4.4: Chi phí cố định (tr.đ/ha/năm)
Tôm sú Tôm thẻ chân trắngKhoản mục
TB Tỷ lệ (%) TB Tỷ lệ (%)
Thuê đất 0 0 2,69±7,25 10,41
Máy quạt nước 2,92±2,61 41,68 9,26±9,99 56,1
Đào ao 0,77±0,59 15,09 0,54±0,27 4,88
Máy bơm 1,01±0,74 18,74 1,33±0,76 11,28
Chi phí xây nhà
xưởng
1,04±0,89 18,15 1,80±1,34 15,16
Giếng nước khoan 0,24±0,11 3,7 0,52±0,49 0,66
Ghe xuồng 0,04±0,04 0,21 0,16±0,27 0,27
Dụng cụ các loại 0,44±0,56 2,43 0,58±0,29 1,23
Nhìn chung khấu hao chi phí về trang bị máy móc trong cấp thoát nước và sục
khí ao ở mô hình tôm thẻ chân trắng cao hơn mô hình tôm sú do nhiều máy
móc. Đối với các hộ không có khấu hao về tiền thuê đất thì chi phí về máy
quạt nước ở cả hai mô hình là cao nhất, sự đầu tư máy quạt nước ở mô hình
tôm thẻ cao hơn tôm sú nhưng sự chênh lệch cao do một số nuôi với qui mô
lớn. Riêng về nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ quá cao đòi hỏi đáp ứng đầy đủ
lượng oxy cho tôm nên sử dụng hệ thống sục khí. Đa số hộ nuôi có tỷ lệ về
khấu hao máy quạt nước chiếm cao nhất, kế đến là chi phí khấu hao máy bơm
và nhà xưởng. Còn lại là các chi phí về đào ao, trang thiết bị khác.
4.3.2 Chi phí biến đổi
Chi phí biến đổi ở mô hình tôm thẻ chân trắng 367,47±448,356 tr.đ/ha/năm
cao hơn mô hình tôm sú là 173,02±86,10 tr.đ/ha/năm, sự chênh lệch chi phí
biến đổi giữa các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng cao hơn tôm sú do một số hộ
30
nuôi diện tích rất lớn và mật độ cao cho nên chi phí cao hơn rất nhiều. Thành
phần chi phí biến đổi biến đổi là các khoản chi hộ nuôi phải mua hoặc trả cho
từng năm khác nhau gồm chi phí mua thức ăn, giống, thuốc và hóa chất, chi
phí nhiên liệu, trả công lao động và các khoản chi khác.
Qua khảo Bảng 4.5 nhận thấy, đối với mô hình tôm sú chi phí thức ăn chiếm
tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí biến đổi 59,35%, đứng thứ 2 là chi phí nhiên
liệu chiếm 10,28%. Do nuôi tôm sú có mật độ cao nên lượng thức ăn sử dụng
nhiều đồng thời ngày nay phần lớn nuôi khép kín ít thay nước mà chủ yếu sử
dụng men và thuốc xử lý nước nên chi phí hoá chất cũng khá cao (8,40%).
Tiền trả thức ăn bình quân mỗi năm là 112,58±58,31 triệu đồng/ha, chi phí
nhiên liệu lên đến 19,49±23,56 triệu đồng/ha/năm. Tiếp đến là chi phí cải tạo
ao (5,38%), chi phí con giống (4,51%), chi phí sữa chữa hàng vụ (3,75%),
còn lại là các chi phí khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Bảng 4.5: Chi phí biến đổi (tr.đ/ha/năm)
Tôm sú Tôm thẻ chân trắng
Khoản mục
TB
Tỷ lệ
(%) TB
Tỷ lệ
(%)
Tổng chi phí cho thức ăn 112,58±58,31 59,35 141±132,62 52,93
Tổng chi phí cho thuốc và HC 15,94±15,96 8,40 22,32±41,94 8,38
Chi phí con giống 8,56±4,48 4,51 34,59±23,69 12,98
Chi phí kiểm dịch con giống 0,77±0,01 0,41 4,94±3,73 1,85
Chi phí vận chuyển 0,33±0,32 0,17 1,39±0,50 0,52
Tổng chi phí nhiên liệu 19,49±23,56 10,28 35,97±35,52 13,50
Chi phí cải tạo ao 10,20±6,66 5,38 7,62±3,63 2,86
Chi phí thuê lao động 6,79±3,78 3,58 0,004±0,001 0,00
Chi phí sữa chữa 7,12±7,91 3,75 9,10±6,77 3,42
Chi phí điện thoại 0,73±1,05 0,38 0,48±0,27 0,18
Chi phí trả lãi vay 5,31±3,96 2,80 9,00±1,15 3,38
Chi phí khác 1,86±1,86 0,98 0 0
Ở mô hình tôm thẻ chân trắng chi phí thức ăn cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong
chi phí biến đổi là 52,93%, đứng thứ hai là chi phí về nhiên liệu 13,50%. Kế
đến là chi phí về giống 12,98%, và chi phí hoá chất chiếm 8,38%, chi phí sữa
chữa (3,42%), chi phí trả lãi vay (3,38%) còn lại các chi phí khác từ 0,18-
2,86%.
Nhìn chung, cả hai mô hình đều có chi phí sử dụng thức ăn cao nhất chiếm
trên 50% chi phí biến đổi do nuôi mật độ nhiều và hoàn toàn sử dụng thức ăn
31
công nghiệp đối với cả hai mô hình. Ngày nay việc sử dụng thuốc và hóa chất
trong quản lý ao nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh ngày càng phổ biến làm tăng chi
phí thuốc và hóa chất sử dụng. Chi phí con giống và nhiên liệu của tôm thẻ
chân trắng cao hơn tôm sú vì tôm thẻ chân trắng có mật độ thả cao đòi hỏi
máy sục khí, cánh quạt phải hoạt động liên tục để cung cấp đủ oxy cho tôm
nuôi.
Qua Bảng 4.5 cho thấy, cả hai mô hình đều có chi phí biến đổi chiếm tỷ lệ rất
cao so với chi phí cố định, mô hình tôm thẻ chân trắng có tổng chi phí cao
nhất. Chi phí hằng năm nuôi tôm ở mô hình tôm thẻ chân trắng là
397,41±469,52 tr.đ/ha, ở mô hình tôm sú là 182,68±88,54 tr.đ/ha. Trong đó
tổng chi phí cố định của mô hình tôm thẻ chân trắng là 29,94±23,36
tr.đ/ha/năm và tôm sú là 9,66±6,50 tr.đ/ha/năm. Chi phí biến đổi mô hình tôm
thẻ chân trắng là 367,47±448,356 tr.đ/ha/năm và tôm sú là 173,02±86,10
tr.đ/ha/năm.
Bảng 4.6: Tổng chi phí mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng
(tr.đ/ha/năm)
Tôm sú Tôm thẻ chân trắngChi phí
TB Tỷ lệ (%) TB Tỷ lệ (%)
Tổng chi phí cố định 9,66±6,50 5,99 29,94±23,36 11,01
Tổng chi phí biến đổi 173,02±86,10 94,01 367,47±448,356 88,99
Tổng chi phí cả năm 182,68±88,54 100 397,41±469,52 100
4.3.3 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi
Mô hình tôm thẻ chân trắng phần lớn đầu tư nhiều về máy móc, kỹ thuật, nuôi
diện tích lớn do đó chi phí đầu tư cao gần gấp đôi mô hình tôm sú, nhưng thu
nhập mô hình tôm sú lại cao hơn do có nhiều hộ nuôi không đúng kỹ thuật và
đầu tư không đúng mức nên tôm thẻ chân trắng đã không mang lại lợi nhuận .
Như vậy, mô hình tôm sú mang lại lợi nhuận cao hơn mô hình tôm thẻ chân
trắng, có lợi nhuận là 113,32 tr.đ/ha/năm so với -83,41 tr.đ/ha/năm ở mô hình
tôm thẻ chân trắng (Bảng 4.7).
Nhìn chung trên cùng diện tích nuôi lợi nhuận đem lại của mô hình tôm sú cao
hơn tôm thẻ chân trắng. Như vậy với diện tích lớn người nuôi đầu tư thâm
canh tôm sú mang lại lợi nhuận cao. Nhưng nếu người nuôi trang bị đầy đủ
vốn và kỹ thuật thì tôm thẻ chân trắng cũng mang lại lợi nhuận không nhỏ.
32
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi
Diễn giải Tôm sú Tôm thẻ chân trắng
Tổng chi phí (tr.đ/ha/năm) 182,68 397,41
Tổng doanh thu (tr.đ/ha/năm) 296 314
Lợi nhuận (tr.đ/ha/năm) 113,32 -83,41
Qua Bảng 4.8 cho thấy số hộ có lời ở mô hình tôm sú (78,79%) nhiều hơn ở
mô hình tôm thẻ chân trắng (20%) do tôm sú là đối tượng nuôi lâu năm nên
người nuôi tôm sú đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc cũng như
quản lý nên phần nào đã hạn chế được rủi ro.
Bảng 4.8: Khảo sát mức lời, lỗ của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng
năm 2008
Tôm sú Tôm thẻ chân trắngKhoản mục
Lời Lỗ Lời Lỗ
Số hộ 26 7 3 12
Tỷ lệ (%) 78,79 21,21 20 80
4.4 Mô tả hình thức phân phối sản phẩm nuôi tôm sú và tôm thẻ
Qua Bảng 4.9 cho thấy, mô hình nuôi tôm sú sản phẩm được bán cho nhà máy
chế biến là chủ yếu một số ít hộ nuôi nhỏ thì bán cho thương. Tôm thẻ chân
trắng đa số sản phẩm thu hoạch được bán cho thương lái, môt số ít bán cho
nhà máy do tôm thẻ mới được qui hoạch nuôi trong năm 2008 nên thị trường
tiêu thu còn hạn chế. Sau khi thu hoạch, sản phẩm được được đem bán cho cơ
sở chỉ có số ít khối lượng thu hoạch được dùng để ăn nhưng không đáng kể.
Bảng 4.9: Phân phối sản phẩm nuôi tôm sú và tôm thẻ
Nội dung Tôm sú (%) Tôm thẻ chân trắng(%)
Tiêu thụ trong gia đình 0.24 0.00
Bán trực tiếp tại các chợ 0.30 5.88
Bán cho thương lái 29.67 76.47
Bán cho vựa/ đại lý 11.64 0.00
Bán trực tiếp cho nhà máy chế biến 58.15 17.65
33
4.5 Nhận thức của người nuôi
4.5.1 Kinh nghiệm của hộ nuôi
Vì tôm thẻ là đối tượng nuôi mới, mới được phép nuôi trong thời gian không
lâu nên số năm kinh nghiệm thấp chỉ từ 1-2 năm mà phần lớn là 1 năm. Tôm
sú là đối tượng nuôi lâu nên số năm kinh nghiệm cao, cao nhất là 18 năm.
Mức dao động kinh nghiệm nuôi của hộ dân nuôi tôm sú nhỏ hơn tôm thẻ
chân trắng, phần đông hộ nuôi tôm sú có kinh nghiệm nuôi từ 2-5 năm là
chiếm đa số. Mức dao dộng ở tôm thẻ chân trắng cao hơn do đa phần hộ nuôi
chỉ có kinh nghiệm 1 năm. Hình 4.10 cho thấy, số năm kinh nghiệm nuôi của
hộ nuôi tôm sú có tỷ lệ cao nhất là 4-5 năm (34,48%). Kế đến là 2-3 năm và
trên 10 năm đều chiếm13,79%.
0
10.34
24.14
6.90 10.34 3.45 6.90
13.79
92.31
10.3413.79 13.79
7.69
0
20
40
60
80
100
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
>10
Tôm sú
Tôm thẻ
Hình 4.12 : Số năm kinh nghiệm của hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ (%)
4.5.2 Thuận lợi
Qua khảo sát thấy rằng đối với hộ nuôi tôm sú tỷ lệ thuận lợi cao nhất là đầu
ra dễ dàng (30,30%) kế đến là kinh nghiệm nuôi và điều kiện sẵn có đều
chiếm 21,21%. Khi có đầu ra ổn định, người nuôi sẽ đầu tư nhiều hơn về vốn
và nhân lực khi đó kinh nghiệm nuôi và điều kiện sẵn có cũng là một thuận lợi
để tăng năng suất và lợi nhuận. Tiếp đến là thuận lợi về nguồn giống
(18,18%), nguồn giống ngày càng tốt hơn và chủ động hơn. Đối với tôm thẻ
chân trắng tỷ lệ thuận lợi cao nhất là thời gian nuôi (53,58%), kế đến là lợi
nhuận và dễ nuôi (38,46%), sau cùng là nguồn giống (7,69%), vì thời gian
nuôi ngắn nên ngày càng có nhiều hộ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng
nhưng do khó khăn về nguồn giống nên một số hộ còn e ngại (Bảng 4.10).
34
Bảng 4.10 : Thuận lợi khi thực hiện mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân
trắng
Diễn giải Tôm sú (%) Tôm thẻ chân trắng(%)
Đầu ra 30,30 0
Điều kiện sẵn có 21,21 0
Nguồn giống 18,18 7,69
Thời gian nuôi 0 53,85
Kinh nghiệm nuôi 21,21 0
Khác 10 38,46
4.5.3 Khó khăn
Chi phí là một trong những yếu tố quyết định đến lợi nhuận của hộ nuôi và đó
là khó khăn lớn nhất đối với các hộ nuôi gặp phải. Giá cả trên thị trường ngày
càng tăng nhanh đẩy chi phí nuôi tôm tăng lên rất mạnh, góp phần làm giảm
lợi nhuận của người nuôi. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thì mức đầu tư chi
phí càng cao hơn so với mô hình tôm sú, do đó việc chi phí tăng cao do giá cả
vật tư leo thang thì gây khó khăn rất nhiều cho người nuôi (30,30% ở tôm sú
và 23,08% ở tôm thẻ chân trắng).
Một nghịch lý là giảm lợi nhuận là chi phí càng tăng cao thì giá bán tôm
thương phẩm lại càng giảm. Vấn đề người nuôi bán tôm thương phẩm bị ép
giá vẫn còn, và thị trường đầu ra của con tôm còn biến động nhiều. Mô hình
tôm sú khảo sát có số hộ gặp khó khăn về giá cả chiếm tỷ lệ cao 24,24%, tuy
nhiên mô hình tôm thẻ chân trắng không có số hộ gặp khó khăn về giá cả vì
những hộ nuôi diện tích lớn và qui mô cao thường có ký hợp đồng bán tôm
cho nhà máy chế biến trực tiếp.
Bên cạnh đó nguồn vốn là vấn đề nan giải cho người nuôi, chiếm tỷ lệ cao
nhất ở cả hai mô hình 36,36% ở tôm sú và 30,77% ở tôm thẻ chân trắng. Do
đó cần có chính sách hỗ trợ vốn thích hợp cho người nuôi tránh hiện tượng
vay mượn bên ngoài với lãi suất nặng. Ngoài ra, dịch bệnh và thời tiết cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ nuôi (Hình 4.11).
35
Bảng 4.11: Khó khăn khi thực hiện mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng
Diễn giải Tôm sú (%) Tôm thẻ chân trắng(%)
Chi phí tăng 30,30 23,08
Giá tôm thấp 24,24 0
Vốn 36,36 30,77
Dịch bệnh 9,09 15,38
Thời tiết 0 30,77
4.5.4 Nhận thức về môi trường nước
Qua khảo sát, nhận thức của người nuôi về môi trường nước hiện nay ở mô
hình nuôi tôm sú có xu hướng ngày càng xấu đi, mức độ ô nhiễm ngày càng
cao. Tỷ lệ sử dụng nguồn nước ô nhiễm mô hình này rất cao 87,88% (Hình
4.13), mức độ môi trường được cải thiện so với trước đây của mô hình nuôi
tôm sú chiếm 6,06%.
-
30 .30
57 .58
9 .09
3 .03
-
10 .00
20 .00
30 .00
40 .00
50 .00
60 .00
70 .00
R ấ t xấu Xấu T rung
b ình
K há T ố t
Hình 4.13: Hiện trạng môi trường nước nuôi tôm sú (%)
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng có tỷ lệ hộ nuôi nhận thức nguồn nước ô
nhiễm hơn các năm trước chiếm 100%, hầu hết các hộ nhận thức nguồn nước
không có chuyển biến tốt hơn (0%). Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng có lượng
chất thải ra môi trường cao hơn nhiều so với các mô hình khác, do đó đòi hỏi
người nuôi cần xử lý nguồn nước trước khi cho ra môi trường (Hình 4.14).
Qua đánh giá của người nuôi về hiện trạng môi trường cho thấy khu vực nuôi
tôm thẻ chân trắng ngày càng xấu hơn so với tôm sú. Phần lớn nguời nuôi tôm
sú đầu tư cao, nhằm tránh rủi ro mùa vụ sau đặt ra vấn đề nguồn nước đảm
36
bảo cho nuôi trồng tránh nhiễm bệnh. Mặt khác, nguời nuôi tôm sú có nhiều
năm kinh nghiệm nuôi do đó ý thức về môi trường được nâng cao. Riêng về
tôm thẻ chân trắng, người nuôi có ít kinh nghiệm nên khi xảy ra vấn đề dịch
bệnh thường xả trực tiếp ra sông rạch nên hiện trạng môi trường ngày càng
xấu hơn.
0
2 3 . 0 8
7 6 . 9 2
0 0
0
1 0
2 0
3 0
4 0
5 0
6 0
7 0
8 0
9 0
R ấ t x ấ u X ấ u T r u n g
b ì n h
K h á T ố t
Hình 4.14: Hiện trạng môi trường nước nuôi tôm thẻ chân trắng (%)
4.5.5 Các vấn đề về xã hội
Qua khảo sát cho thấy tỷ lệ các hộ nuôi có sử dụng điện trong gia đình nuôi
tôm thẻ chân trắng cao (76,92%), tuy nhiên vẫn còn một số địa phương có mô
hình nuôi tôm sú không có điện gây khó khăn trong sản xuất. Song song đó thì
số hộ sử dụng điện thoại trong gia đình chiếm trên 50% đối với tôm sú và gần
50% đối với tôm thẻ chân trắng, phần lớn người dân sử dụng điện thoại di
động cho thấy mức sống người dân tăng lên, trang bị các phương tiện thông
tin liên lạc (Bảng 4.12).
Bảng 4.12 : Tỷ lệ sử dụng điện và điện thoại
Diễn giải Tôm sú Tôm thẻ chân trắng
1. Tỷ lệ sử dụng điện (%) 57,58 76,92
2. Tỷ lệ sử dụng điện thoại (%) 66,67 46,15
Bên cạnh đó thu nhập của người lao động khi tham gia nuôi tôm tăng cao ở cả
hai mô hình tôm thẻ và tôm sú đều chiếm trên 80%. Một số ít hộ là không thay
đổi chiếm tỷ lệ không đáng kể (Hình 4.15).
37
1 2 . 1 2
8 7 . 8 8
1 5 . 3 8
8 4 . 6 2
0 . 0 0
2 0 . 0 0
4 0 . 0 0
6 0 . 0 0
8 0 . 0 0
1 0 0 . 0 0
K h ô n g th a y đ ổ i T ă n g
T ô m s ú
T ô m th ẻ
Hình 4.15: Tỷ lệ thu nhập của người lao động khi NTTS (%)
Khi thực hiện mô hình nuôi tôm thu hút thêm nhiều lao động, qua khảo sát cho
thấy việc làm cho người lao động ở mô hình tôm thẻ ngày càng nhiều hơn
(92,31%) so với 69,70% ở mô hình tôm sú thu hút lao động. Tuy nhiên tỷ lệ
phụ nữ tham gia mô hình nuôi không cao, tỷ lệ phụ nữ tham gia mô hình nuôi
là 30-46% ở cả hai mô hình (Hình 4.16).
6 9 . 7 0
3 0 . 3 0
5 3 . 8 5
4 6 . 1 5
0 . 0 0
1 0 . 0 0
2 0 . 0 0
3 0 . 0 0
4 0 . 0 0
5 0 . 0 0
6 0 . 0 0
7 0 . 0 0
8 0 . 0 0
K h ô n g th a y đ ổ i T ă n g
T ô m s ú
T ô m th ẻ
Hình 4.16: Thu nhập của người lao động nữ khi NTTS (%)
Do tính chất của mô hình tôm đòi hỏi cần có sự chăm sóc cao do đó tỷ lệ lao
động nam tham gia nuôi tôm cao hơn. Ngoài ra, lợi nhuận đem lại của mô hình
nuôi tôm cao hơn làm lúa và trồng cây ngắn ngày cho nên thu nhập cho người
lao động càng tăng thêm. Phần lớn mô hình nuôi tôm sử dụng số lao động thuê
mướn nhiều và đòi hỏi công việc mang tính kỹ thuật cao do đó tỷ lệ phụ nữ
tham gia nuôi ngày càng giảm.
38
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
- Diện tích trung bình của hộ nuôi tôm sú là 2,26±4,17 ha/hộ và tôm
thẻ chân trắng là 1,75±3,12 ha/hộ.
- Mật độ thả của tôm sú là 20,39±8,45 con/m2 và tôm thẻ chân trắng là
87,33±51,13 con/m2. Tỷ lệ sống của tôm sú 62,56±30,81%, tôm thẻ
chân trắng là 64,33±38,64%.
- Thời gian nuôi tôm sú (137,42±16,59 ngày) dài hơn tôm thẻ chân
trắng (82,94±15,92 ngày), nhưng năng suất tôm sú (3,79±2,04 tấn/ha)
lại thấp hơn tôm thẻ chân trắng (6,71±7,52 tấn/ha) do mật độ thả của
tôm thẻ cao hơn.
- Tổng chi phí hàng năm là 182,68± 88,54 triệu/ha/năm và lợi nhuận là
113,32±127,77 triệu/ha/năm đối với mô hình nuôi tôm sú. Đối với mô
hình nuôi tôm thẻ chân trắng, tổng chi phí và lợi nhuận lần lượt là
397,41±469,52 triệu/ha/năm, -83,41±92,36 triệu/ha/năm Tỷ lệ hộ lời
của các hộ nuôi tôm sú là 78,79% và 20% ở các hộ nuôi tôm thẻ chân
trắng.
- Khó khăn chung mà các hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng gặp
phải là nguồn vốn được vay không đúng thời điểm, chiếm 36,36% ở
hộ nuôi tôm sú và 30,77% ở hộ nuôi tôm thẻ chân trắng.
5.2 Đề xuất
Nhằm thúc đẩy nghề nuôi tôm ở Trà Vinh phát triển một cách bền vững, nâng
cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi cần quan tâm đến một số vấn đề:
- Khuyến khích không nuôi lấp vụ, thực hiện tốt công tác qui hoạch vùng
nuôi tránh hiện tượng nuôi tự phát tràn lan.
- Đẩy mạnh kiểm tra chất lượng giống nuôi đảm bảo nguồn giống sạch
bệnh, nghiêm khắc xử phạt các vi phạm pháp luật liên quan đến vấn đề
sử dụng thuốc TYTS.
39
- Tăng cường công tác tổ chức tập huấn ở địa phương, trao đổi kỹ thuật
cho người nuôi.
- Tuyên truyền bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức của người nuôi nhằm
hạn chế những rủi ro. Thông tin kịp thời cho người nuôi về biến động
thị trường.
- Nâng cấp hệ thống thủy lợi, thực hiện nạo vét kênh rạch tạo sự chủ
động trong khâu cung cấp nước và giảm ô nhiễm.
- Có chính sách hỗ trợ vốn thích hợp cho người nuôi.
40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hồng Văn, 2008. Nông dân đã được nuôi tôm thẻ chân trắng.
truy cập ngày 09/01/2009
Liên kết tạp chí thông tin chuyên đề, 2006. Tình hình khai thác và nuôi trồng
tôm chân trắng. gov.vn, truy cập ngày 20/12/2008
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất
giống và nuôi giáp xác.
Phạm Văn Tình, 2003. Kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh. 99 trang.
Sở thủy sản Trà Vinh, 2007. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động sản xuất
năm 2007 và kế hoạch năm 2008 của ngành thủy sản.
Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Trà Vinh, 2008. Báo cáo tổng kết
tình hình hoạt động sản xuất năm 2008 và kế hoạch năm 2009 của
ngành thủy sản
Tạ Quang Ngọc, 2007. Thành tựu khoa học và công nghệ ngành thủy sản sau
20 năm đổi mới và định hướng phát triển trong thời gian tới. Tạp chí
thủy sản số 6/2007, trang 2.
Thạch Thanh, Tăng Minh Khoa và Võ Hồng Khánh, 2003. Kỹ thuật sản xuất
giống tôm sú chất lượng cao. Đại học Cần Thơ
Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2003. Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 108 trang.
Trần Văn Việt, 2006. Báo cáo cấp trường: Đánh giá sự phát triển của mô hình
nuôi tôm sú thân canh và bán thâm canh ở Sóc Trăng. Đại học Cần
Thơ.
Website Travinh.gov.vn
Website
Website
41
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Tỷ lệ vụ nuôi của tôm sú và tôm thẻ
Tôm sú Tôm thẻMùa vụ
n % n %
1 33 100 8 61,54
2 0 0 5 38,46
Phụ lục 2. Diện tích ao nuôi
Tôm sú Tôm thẻ
Diện tích/ao (m2) n % n %
<3000 10 30.30 4 30.77
3000-4000 11 33.33 3 23.08
4000-5000 4 12.12 3 23.08
5000-6000 4 12.12 1 7.69
>6000 4 12.12 2 15.38
Phụ lục 3.Tỷ lệ ao lắng so với mặt nước nuôi
Tôm sú Tôm thẻ
Trung bình STD Trung bình STD
20.54 17.69 41.54 30.90
Phụ lục 4.Tỷ lệ diện tích ao nuôi so với tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản
Tôm sú Tôm thẻ
Trung bình STD Trung bình STD
64.46 15.67 62.10 17.86
42
Phụ lục 5. Mùa vụ thả giống
Tháng Tôm sú Tôm thẻ
n % n %
1 16 48.48 7 38.89
2 13 39.39 4 22.22
3 3 9.09 0 0.00
4 1 3.03 3 16.67
5 0 0.00 4 22.22
6 0 0.00 0 0.00
7 0 0.00 0 0.00
8 0 0.00 0 0.00
9 0 0.00 0 0.00
10 0 0.00 0 0.00
11 0 0.00 0 0.00
12 0 0.00 0 0.00
Phụ lục 6. Mùa vụ thu hoạch
Tháng Tôm sú Tôm thẻ
n % n %
1 0 0 0 0.00
2 0 0.00 0 0.00
3 0 0 4 22.22
4 1 3.03 5 27.78
5 10 30.30 1 5.56
6 10 30.30 3 16.67
7 8 24.24 1 5.56
8 2 6.06 3 16.67
9 1 3.03 0 0.00
10 1 3.03 0 0.00
11 0 0.00 0 0.00
12 0 0.00 0 0.00
Phụ lục 7. Xử lý nước cấp
Tôm sú Tôm thẻ
n % n %
Qua ao lắng 2 6.90 0 0.00
Ao lắng & thuốc hóa chất 27 93.10 17 100.00
Đưa trực tiếp và ao nuôi 0 0.00 0 0.00
43
Phụ lục 8. Xử lý nước cấp
Tôm sú Tôm thẻ
n % n %
Trực tiếp ra kênh rạch 27 81.82 19 100
Ao lắng 2 6.06 0 0
Ao lắng + thuốc hoá chất 4 12.12 0 0.00
Phụ lục 9. Nguồn giống
Tôm sú Tôm thẻ
n % n %
Trong tỉnh 18 54.55 7 36.84
Các tỉnh ĐBSCL 10 30.30 2 10.53
Miền Trung 5 15.15 10 52.63
Khác 0 0.00 0 0.00
Phụ lục 10. Nguồn giống ưu tiên
Tôm sú Tôm thẻ
n % n %
Trong tỉnh 14 42.42 7 36.84
Các tỉnh ĐBSCL 11 33.33 2 10.53
Miền Trung 7 21.21 10 52.63
Khác 1 3.03 0 0.00
Phụ lục 11. Đánh giá chất lượng con giống
Tôm sú Tôm thẻ
n % n %
Xấu 0 0 0 0
Chưa tốt 1 3.03 0 0
Trung bình 7 21.21 0 0.00
Khá tốt 21 63.64 17 89.47
Rất tốt 4 12.12 2 10.53
Phụ lục 12. Phương pháp đánh giá chất lượng con giống
Tôm sú Tôm thẻ
n % n %
Không 17 51.52 16 84.21
Bằng mắt thường 5 15.15 0 0.00
Gây sốc 3 9.09 0 0.00
PCR 8 24.24 3 15.79
44
Phụ lục 13. Chu kỳ thay nước
Tôm sú Tôm thẻ
Ngày n % n %
<10 4 13.33 8 50.00
11-15 10 33.33 2 12.50
16-20 3 10.00 3 18.75
21-25 0 0.00 0 0.00
20-30 13 43.33 3 18.75
Phụ lục 14. Lượng nước thay/lần(%)
Tôm sú Tôm thẻ
% n % n %
<5 0 0.00 0 0.00
5-10 0 0.00 2 12.50
10-15 1 3.33 5 31.25
15-20 1 3.33 3 18.75
20-25 28 93.33 6 37.50
Phụ lục 15. Chi phí biến đổi/ha diện tích mặt nước nuôi (000đ)
Tôm sú Tôm thẻ
Nội dung Vụ1 Vụ1 Vụ2
TB STD TB STD TB STD
Chi phí con giống 8757 4477 31535 22449 41208 27109
Chi phí kiểm dịch giống 775 8 4083 4832 6667
Chi phí vận chuyển giống 334 317 1283 526 1556 509
Chi phí nguyên liệu (dầu, điện) 19487 23558 36040 35717 35811 38500
Chi phí thức ăn 112575 58312 122947 123097 180083 155794
Chi phí thuốc hóa chất 15945 15958 18985 38194 28444 51405
Chi phí cải tạo ao 10203 6664 8173 3898 6167 2609
Chi phí thuê lao động 6792 3778 9250 8646
Chi phí sữa chữa hàng vụ 7119 7911 8278 6671 10333 7351
Chi phí điện thoại 730 1053 490 269 453 314
Chi phí trã lãi vay 5311 3956 9000 1414 9000 1414
Chi phí lặt vặt khác 1857 1857
45
Phụ lục 16. Cơ cấu chi phí biến đổi/ha/vụ (%)
Tôm sú Tôm thẻ
Vụ1 Vụ1 Vụ2
Nội dung
TB STD TB STD TB STD
Chi phí cố định 5.61 2.60 16.36 7.28 15.21 2.52
Chi phí con giống 0.41 0.12 0.60 0.34 0.76
Chi phí kiểm dịch giống 0.31 0.18 0.49 0.33 0.60 0.43
Chi phí vận chuyển giống 10.24 8.11 16.13 9.16 10.50 4.28
Chi phí nguyên liệu (dầu, điện) 64.24 9.49 50.84 11.06 60.35 3.36
Chi phí thức ăn 9.10 9.27 5.12 4.16 6.06 4.72
Chi phí thuốc hóa chất 6.87 4.73 7.51 8.94 2.68 1.74
Chi phí cải tạo ao 3.30 1.72 5.59 1.94
Chi phí thuê lao động 4.30 3.86 3.29 1.94 4.09 2.19
Chi phí sữa chữa hàng vụ 0.37 0.43 0.25 0.13 0.24 0.12
Chi phí điện thoại 3.84 2.31 2.76 2.32 2.81 2.35
Chi phí trã lãi vay 2.29 2.33
Phụ lục 17. Chi phí cố định không tính chi phí mua đất (triệu/ha/năm)
Tôm sú Tôm thẻ
Nội dung TB STD TB STD
Chi phí thuê đất 0.00 0.00 2.69 7.25
Chi phi đào đấp, xây dựng ao 0.77 0.59 0.54 0.27
Giếng nước khoan 0.24 0.11 0.52 0.49
Nha xưởng, chòi canh tôm 1.04 0.89 1.80 1.34
Máy đập nước 2.92 2.61 9.26 9.99
Máy bơm 1.01 0.74 1.33 0.76
Ghe xuồng 0.04 0.04 0.16 0.27
Dụng cụ các loại cho nuôi tôm 0.44 0.56 0.58 0.29
Phụ lục 18. Cơ cấu chi phí cố định (%)
Tôm sú Tôm thẻNội dung
TB STD TB STD
Chi phí thuê đất 0.00 0.00 10.41 26.30
Chi phi đào đấp, xây dựng ao 15.09 10.02 4.88 2.98
Giếng nước khoan 3.70 4.93 0.66 1.92
Nha xưởng, chòi canh tôm 18.15 15.63 15.16 12.60
Máy đập nước 41.68 20.74 56.10 22.42
Máy bơm 18.74 12.22 11.28 8.14
Ghe xuồng 0.21 0.33 0.27 0.47
Dụng cụ các loại cho nuôi tôm 2.43 7.17 1.23 2.40
46
Phụ lục 19. Hoạch toán chi phí/ha/năm (000đ)
Tôm sú Tôm thẻ
Nội dung TB STD % TB STD %
Chi phí cố định 9657.33 6492.20 5.99 29942.03 23361.70 11.01
Chi phí biến đổi 173021.59 86100.04 94.01 367469.49 448356.52 88.99
Tổng chi phí 182678.92 88543.69 397411.52 469522.14
Phụ lục 20. Hiệu quả kinh tế/ha/năm (000đ)
Tôm sú Tôm thẻ
Nội dung TB STD TB STD
Tổng chi phí 182678.92 88543.69 397411.52 469522.14
Tổng doanh thu 295997.06 182745.48 314000.00 400769.01
Tổng lợi nhuận 113318.13 127772.64 -83411.52 92364.61
Phụ lục 21. Hình thức phân phối sản phẩm sau thu hoạch
Tôm sú Tôm thẻ
Nội dung n % n %
Để sử dụng trong gia đình 0.08 0.24 0 0.00
Bán trực tiếp tại chợ 0.10 0.30 1 5.88
Bán qua người thu gom hoặc thương lái 9.79 29.67 13 76.47
Bán cho vựa/đại lý 3.84 11.64 0 0.00
Bán trực tiếp cho nhà máy chế biến thuỷ sản 19.19 58.15 3 17.65
Phụ lục 22. Kinh nghiệm nuôi tôm (năm)
Năm Người nuôi tôm sú Người nuôi tôm thẻ
n % n %
1 0 0.00 12 92.31
2 4 13.79 1 7.69
3 4 13.79 0 0
4 3 10.34 0 0
5 7 24.14 0 0
6 2 6.90 0 0
7 3 10.34 0 0
8 3 10.34 0 0
9 1 3.45 0 0
10 2 6.90 0 0
>10 4 13.79 0 0
47
Phụ lục 23. Môi trường nước công cộng hiện nay
Nội dung Người nuôi tôm sú Người nuôi tôm thẻ
n % n %
Rất xấu 0 0.00 0 0.00
Xấu 10 30.30 3 23.08
Trung bình 19 57.58 10 76.92
Khá 3 9.09 0 0.00
Tốt 1 3.03 0 0.00
Phụ lục 24. Môi trường nước hiện nay so với trước đây
Người nuôi tôm sú Người nuôi tôm thẻNội dung
n % n %
Rất xấu 1 3.03 3 23.08
Xấu 16 48.48 6 46.15
Trung bình 14 42.42 4 30.77
Khá 1 3.03 0 0.00
Tốt 1 3.03 0 0.00
Phụ lục 25. Nhận xét của người nuôi tôm về ảnh hưởng của mô hình đang áp
dụng đối với môi trường công cộng
Người nuôi tôm sú Người nuôi tôm thẻNội dung
n % n %
Không ảnh hưởng 12 36.36 6 46.15
Ít ảnh hưởng 12 36.36 6 46.15
Bình thường 8 24.24 1 7.69
Ảnh hưởng xấu 1 3.03 0 0.00
Ảnh hưởng rất xấu 0 0.00 0 0.00
Phụ lục 26. Tỷ lệ việc làm cho địa phương
Người nuôi tôm sú Người nuôi tôm thẻ
Nội dung n % n %
Giảm đi 0 0.00 0 0.00
Không thay đổi 10 30.30 1 7.69
Tăng 23 69.70 12 92.31
Phụ lục 27. Tỷ lệ việc làm cho lao động nữ đại phương
Người nuôi tôm sú Người nuôi tôm thẻ
Nội dung n % n %
Giảm đi 0 0.00 0 0.00
Không thay đổi 29 87.88 11 84.62
Tăng 4 12.12 2 15.38
48
Phụ lục 28. Thu nhập của người lao động khi NTTS
Nội dung Người nuôi tôm sú Người nuôi tôm thẻ
n % n %
Giảm đi 0 0.00 0 0.00
Không thay đổi 4 12.12 2 15.38
Tăng 29 87.88 11 84.62
Phụ lục 29. Thu nhập của nhười lao động nữ khi NTTS
Người nuôi tôm sú Người nuôi tôm thẻ
Nội dung n % n %
Giảm đi 0 0.00 0 0.00
Không thay đổi 23 69.70 7 53.85
Tăng 10 30.30 6 46.15
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_ptn_tho_8893.pdf