LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Tham nhũng là một hiện tượng có tính lịch sử, đang làm đau đầu không chỉ các
nước có tỉ lệ tham nhũng cao mà còn là vấn đề của tất cả các nước trên thế giới. Theo
thống kê của Tổ chức Minh bạch quốc tế năm 2008 (Transparency International), Việt
Nam xếp hạng 121 trong số 180 nước được điều tra về vấn đề tham nhũng1
. Một con số
đáng để cho những nhà lãnh đạo đất nước quan tâm và suy ngẫm. Ngoài việc gây thiệt
hại về vật chất, tham nhũng còn gây ra sự bất bình trong nhân dân, tạo nên sự bất công
trong xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với chính phủ. Từ đó, tham nhũng ảnh
huởng rất lớn về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội và cả sự phát triển của đất nước đó
Một đất nước với tình trạng tham nhũng lâu ngày không giải quyết sẽ dẫn đến
sự mất lòng tin của dân chúng vào bộ máy lãnh đạo, đây là một điều hết sức nguy hiểm
cho sự tồn vong của mỗi quốc gia.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, các thế lực thù địch không ngừng lợi
dụng mọi cơ hội để chống phá đất nước thì việc chống tham nhũng lại càng quan trọng.
Bởi vì một đất nước muốn đứng vững trên sân chơi quốc tế, đứng vững trước sự chống
phá từ bên ngoài thì bắt buộc đất nước ấy phải có một nội lực mạnh mẽ, và nội lực ấy
phải bắt nguồn từ một bộ máy chính trị trong sạch từ trung ương đến địa phương. Đã
đến lúc, chúng ta phải nỗ lực hết sức, cố gắng hết mình để phòng và chống tham nhũng
nhằm làm hệ thống chính trị thêm vững mạnh.
Việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà
còn có ý nghĩa thực tế, góp phần vào việc đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu về vấn đề tham nhũng và chống
tham nhũng. Cụ thể hơn, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về tên gọi của Luật, hiệu
lực hồi tố, thẩm quyền cơ quan điều tra phòng, chống tham nhũng và về hình phạt
đối với các tội danh về tham nhũng trong Luật phòng, chống tham nhũng của Việt
Nam (29/11/2005), đồng thời có sự so sánh, đối chiếu với Luật phòng, chống
tham nhũng của Singapore về các vấn đề trên để từ đó rút ra những nhận xét, đánh
giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn cơ chế phòng, chống tham nhũng ở nước ta
hiện nay. Cụ thể hơn, đề tài sẽ tập trung chủ yếu vào việc so sánh những điểm
giống nhau và khác nhau giữa Luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam và
Singapore trên những khía cạnh sau:
Tên gọi của luật.
Đối tượng điều chỉnh của luật.
Hiệu lực hồi tố.
Thẩm quyền của cơ quan điều tra phòng, chống tham nhũng.
Hình phạt đối với các tội phạm về tham nhũng.
Phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là phép biện chứng duy vật của
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng Cộng
Sản và Nhà nước Việt Nam về pháp luật, các văn bản pháp luật của Việt Nam và
Singapore, một số tác phẩm, bài viết, bài báo, những bài tham luận của các tác giả về
tội phạm, đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Công trình sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, so sánh,
tổng hợp, diễn giải nhằm làm sáng tỏ nội dung cần nghiên cứu.
Tóm tắt nội dung đề tài:
Đề tài bao gồm hai phần chính. Đầu tiên, nhóm tác giả sẽ trình bày những vấn
đề lý luận khái quát về tham nhũng. Đây sẽ là tiền đề để nhóm tác giả tiến hành việc
phân tích và so sánh những điểm giống nhau và khác nhau trong pháp luật về phòng
chống tham nhũng của Singapore và Việt Nam, để từ đó có những kiến nghị, và giải
pháp. Bố cục đề tài:
Đề tài được kết cấu bởi các nội dung cơ bản sau:
o Mục lục.
o Lời mở đầu.
o Nội dung chính bao gồm hai chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tham nhũng.
Chương 2: So sánh luật phòng chống tham nhũng 2005 của Việt
Nam và Luật phòng chống tham nhũng của Singapore.
o Kiến nghị.
o Kết luận.
o Danh mục tài liệu tham khảo.
o Phụ lục:
MỤC LỤC
Lời nói đầu.
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tham nhũng.
1.1 Khái niệm và nguyên nhân tham nhũng.
1.1.1 Khái niệm tham nhũng.
1.1.2 Nguyên nhân tham nhũng.
1.2 Ảnh hưởng của tham nhũng.
1.2.1 Ảnh hưởng đối với kinh tế.
1.2.2 Ảnh hưởng đối với chính trị.
1.2.3 Ảnh hưởng đối với xã hội.
Chương 2: So sánh luật phòng chống tham nhũng 2003 của Việt Nam và luật phòng
chống tham nhũng của Singapore (Prevention of Corruption Act.)
2.1 Tên gọi của luật.
2.2 Đối tượng điều chỉnh của luật.
2.3 Hiệu lực hồi tố.
2.3.1 Hiệu lực hồi tố về thời gian.
2.3.2 Hiệu lực hồi tố về không gian.
2.4 Thẩm quyền cơ quan điều tra chống tham nhũng.
2.5 Hình phạt đối với tội phạm về tham nhũng.
2.5.1 Hình phạt tiền.
2.5.2 Hình phạt tù.
2.5.3 Hình phạt tử hình.
KIẾN NGHỊ.
KẾT LUẬN.
Danh mục tài liệu tham khảo.
55 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4613 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu So sánh một số vấn đề về phòng chống tham những của Việt Nam - Singapore và kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng; xem xét trách nhiệm, xử lý đối với
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không thực hiện các biện pháp phòng ngừa
tham nhũng để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, cũng như là yêu cầu tiến hành việc điều
tra, thanh tra, kiểm toán đối với những vụ việc có biểu hiện tiêu cực.
Trưởng ban chỉ đạo (Thủ tướng Chính phủ) có quyền trực tiếp ra quyết định
31
đình chỉ công tác đối với người giữ chức vụ Thứ trưởng và các chức vụ tương đương,
chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thường trực HĐND, chủ tịch, phó chủ tịch, các thành
viên khác của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các chức vụ khác do
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, cách chức khi người đó có dấu hiệu tham nhũng, gây
khó khăn đối với hoạt động chống tham nhũng.28
Đây là một trong những quy định mới góp phần gia tăng thẩm quyền của Thủ
tướng Chính phủ (trưởng ban chỉ đạo) trong việc xử lý các cá nhân liên quan đến tội
tham nhũng. Theo quy định tại khoản 4, Điều 5, Nghị quyết của chính phủ về thẩm
quyền của ban chỉ đạo trung ương trong việc phòng, chống tham nhũng thì Thủ tướng
Chính phủ có quyền trực tiếp ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với người giữ
chức vụ chủ tịch, ủy viên thường trực HĐND. Mà theo quy định tại Điều 52, 53 của
Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì vấn đề này thuộc quyền hạn của
UBTVQH: “UBTVQH có quyền phê chuẩn kết quả bầu chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên
thường trực HĐND cấp tỉnh; hoạt động của HĐND cấp tỉnh chịu sự giám sát và hướng
dẫn của UBTVQH; Thường trực HĐND cấp tỉnh chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt
động của mình lên UBTVQH”. Căn cứ vào các quy định đó, thì UBTVQH có thẩm
quyền trong việc tạm đình chỉ đối với người giữ chức vụ Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên
thường trực hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả trong
công tác chỉ đạo phòng, chống tham nhũng thì UBTVQH đã ủy quyền cho trưởng ban
chỉ đạo. Bên cạnh đó, trưởng ban chỉ đạo còn có quyền tạm đình chỉ công tác đối với
các chức danh thứ trưởng và tương đương, chủ tịch HĐND, UBND cấp tỉnh, sau đó
mới báo cáo Bộ chính trị, Ban bí thư. Mà theo điều lệ quy định của Đảng thì trình tự,
thủ tục là ngược lại. Quy trình mới về việc xử lý cán bộ có dấu hiệu tham nhũng, gây
khó khăn cho hoạt động chống tham nhũng sẽ rút ngắn được nhiều thời gian, tạo điều
kiện cho các cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện nhiệm vụ của mình và thực chất bằng
việc ban hành những quy định như trên, Bộ chính trị, Ban bí thư đã ủy quyền xử lý cán
bộ cho trưởng ban chỉ đạo. Tuy nhiên, để thực hiện được sự đổi mới về quy trình xử lý
cán bộ như trên thì cũng cần phải sửa đổi các văn bản của Đảng để thể hiện sự thống
nhất cao giữa Đảng và Nhà nước trong việc phòng, chống tham nhũng.
Thêm vào đó, ban chỉ đạo có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm
32
quyền tạm đình chỉ công tác đối với người giữ chức vụ lãnh đạo cơ quan, tổ chức ở
Trung ương theo quy định tại khoản 5, điều 5 của nghị quyết.
Singapore không có ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, thay
vào đó là một cơ quan điều tra tham nhũng tách rời khỏi các cơ quan khác, trực thuộc
Thủ tướng Chính phủ, có quyền độc lập điều tra và ngăn chặn tham nhũng. Chính điều
này sẽ giúp cho cơ quan không bị chi phối trong hoạt động điều tra.
Chức năng và nhiệm vụ của CPIB là tiếp nhận và điều tra các tố giác về tham
nhũng trong các cơ quan Nhà nước và tư nhân (lĩnh vực công và tư nhân); điều tra và
làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp trong các tổ chức của
Nhà nước; ngăn chặn và phòng ngừa tệ nạn tham nhũng bằng cách điều tra, xem xét
quá trình và phương thức hoạt động trong các cơ quan Nhà nước nhằm hạn chế đến
mức tối đa các điều kiện để tham nhũng nảy sinh.
Thành phần CPIB: CPIB là cơ quan trực thuộc chính phủ, độc lập với các cơ
quan khác, tổ chức bộ máy gọn nhẹ. CPIB gồm có 75 nhân viên, trong đó có 49 nhân
viên điều tra gọi là CPI officers và 26 nhân viên phục vụ. Trong số các nhân viên điều
tra, có cả chủ tịch và 2 phó chủ tịch CPIB, 5 trợ lý chủ tịch và 41 nhân viên điều tra
chuyên nghiệp được sắp xếp theo các cấp bậc khác nhau. Những người không làm
nhiệm vụ điều tra gồm có 4 nhân viên tiếp nhận và xử lý thông tin, 22 nhân viên văn
phòng.
Bộ phận nghiệp vụ là bộ phận quan trọng nhất, tập trung số lượng lớn nhân viên
có trình độ cao. Bộ phận này thực thi nhiệm vụ chủ yếu trong đấu tranh chống tham
nhũng và tiến trình điều tra các hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu của tội tham
nhũng theo luật định. Bộ phận nghiệp vụ được chia thành 4 đơn vị, mỗi đơn vị đảm
trách điều tra một số loại vụ việc, một số loại đối tượng nhất định. Trong đó có đơn vị
gọi tắt là SIT- đây là đơn vị được giao điều tra những nhân vật quan trọng (có chức, có
quyền và có địa vị xã hội) và các vụ việc có tính chất phức tạp.
Bộ phận trinh sát nghiệp vụ có nhiệm vụ thu thập và xử lý các thông tin về tham
nhũng, xác minh tính chính xác của những thông tin đã được cung cấp, nghiên cứu
nhằm xác nhận và cung cấp các yêu cầu cần thiết đối với điều tra nghiệp vụ.
Bộ phận hành chính - nghiệp vụ chịu trách nhiệm về vấn đề hành chính, nhân
sự, tổ chức của cơ quan, lập kế hoạch chiến lược cho cơ quan điều tra chống tham
33
nhũng. Ngoài ra còn có chức năng lập báo cáo cho chính phủ và cung cấp thông tin cần
thiết khác cho các cơ quan trung ương có yêu cầu.
Trong bộ phận này còn có một đơn vị với chức năng ngăn chặn và thẩm định,
có nhiệm vụ xem xét, đánh giá cách thức hoạt động của các cơ quan chính phủ có
khuynh hướng tham nhũng để đưa ra những nhận xét về những yếu kém, sơ hở trong
quản lý điều hành làm nảy sinh tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác, từ
đó kiến nghị các biện pháp khắc phục và phòng ngừa một cách có hiệu quả.
Qua cơ cấu tổ chức trên, ta có thể nhận thấy thành viên của CPIB là những nhân
viên cảnh sát chuyên về lĩnh vực điều tra tham nhũng nên họ có rất nhiều kinh nghiệm
trong những hoạt động điều tra, nghiên cứu những vụ việc liên quan đến vấn đề này,
khác với thành viên của ban chỉ đạo bao gồm những cán bộ cao cấp trong hệ thống
chính trị của nước ta. Nhiệm vụ chính của các thành viên ban chỉ đạo không phải là
chuyên về việc điều tra tham nhũng mà chính là ở những cơ quan, ban ngành mà họ
đang trực tiếp phụ trách. Từ đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là có thể những thành viên
này rất am hiểu về lĩnh vực mà họ đang hoạt động, nhưng đối với công việc chống tham
nhũng thì đây là một nhiệm vụ khá mới mẻ mà chưa chắc với chức vụ cao cấp hiện tại
có thể giúp họ hoàn thành tốt công việc.
Bên cạnh đó, các thành viên CPIB hoạt động chuyên trách nên dành toàn bộ
thời gian và công sức để có thể hoàn thành tốt nhất công việc. CPIB còn có ban tiếp
nhận thông tin hoạt động liên tục. Những người có thông tin về tham nhũng có thể gởi
đơn hoặc gọi điện cho cơ quan CPIB hoặc nhân viên cơ quan này đang thi hành công
vụ, hoặc cũng có thể gọi điện cho bộ trực ban 24/24 giờ theo một số máy cố định để
cung cấp thông tin hoặc phản ánh các vấn đề liên quan đến tham nhũng, ngoài ra các cơ
quan điều tra tham nhũng sẵn sàng tiếp nhận cả tố cáo về tham nhũng bằng văn bản
hoặc các hình thức thông tin khác. Chính việc tạo điều kiện một cách tối ưu nhất như
trên đã giúp cho CPIB luôn tiếp nhận những thông tin phản ánh một cách nhanh nhạy
và đầy đủ, không bỏ sót bất kỳ một tố cáo nào. Điều này sẽ là tiền đề cho những hoạt
động điều tra về sau. Trong khi đó, mặc dù cơ cấu của ban chỉ đạo là một cơ cấu mạnh
thế nhưng các thành viên không hoạt động chuyên trách mà theo chế độ kiêm nhiệm,
thêm vào đó, theo quy định tại Điều 13 của nghị quyết: “Ban chỉ đạo họp định kỳ ba
tháng một lần” cũng là không hợp lý. Mặc dù cũng tại điều luật này có quy định thêm
34
“ban chỉ đạo có thể họp đột xuất theo sự đề nghị của Trưởng ban chỉ đạo hoặc Phó ban
chỉ đạo”, nhưng theo nhóm tác giả hoạt động tham nhũng luôn diễn ra muôn hình vạn
trạng nên cần có sự theo dõi liên tục và sát sao để có thể kịp thời nắm bắt và xử lý kịp
thời khi có những vụ việc xảy ra. Việc quy định như trên sẽ khiến cho hoạt động của cơ
quan này thiếu đi tính liên tục và chặt chẽ. Vì mặc dù vẫn có ủy viên thường trực là
người hoạt động thường xuyên và chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động của
văn phòng ban chỉ đạo nhưng họ vẫn không phải là những người có quyền quyết định.
Vì theo Điều 9 của nghị quyết Ủy viên thường trực có các nhiệm vụ, quyền hạn sau
đây:
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Trưởng Ban chỉ đạo;
2. Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo về mọi hoạt động của Văn phòng
Ban chỉ đạo;
3. Quản lý, điều hành hoạt động của Văn phòng Ban chỉ đạo; quyết định các vấn
đề thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Ban chỉ đạo.
Do đó, các ủy viên thường trực chỉ là những người trực tiếp thực hiện những
công việc của cấp trên giao phó. Thêm vào đó, với cơ cấu ủy viên như hiện nay thì việc
thực thi quyền lực của ban chỉ đạo cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì thực tế các quyền
hạn đặc biệt được dành riêng cho ban chỉ đạo nhưng thực chất, người duy nhất có được
những quyền này lại chính là trưởng ban chỉ đạo (Thủ tướng) chứ không phải là những
thành viên hoạt động thường xuyên. Điều này dẫn đến một nghịch lý là những thành
viên thực sự hoạt động chính yếu trong vấn đề này thì lại không có đươc những quyền
cần thiết để thực hiện tốt công việc của mình, trong khi đó, quyền lực này lại dành cho
người mà ít có điều kiện thực hiện. Đối với CPIB, các quyền hạn điều tra và bắt giữ của
cục trưởng cũng được trao cho cục phó và các phòng chuyên trách trong cục. Singapore
coi việc chống tham nhũng mang tính sống còn đối với đất nước. Do đó, thủ tục điều
tra hành vi tham nhũng được quy định là một thủ tục đặc biệt. Những quyền hạn đặc
biệt mà chính phủ trao cho CPIB không dành cho duy nhất một cá nhân nào của CPIB
mà dành cho tất cả các thành viên miễn là đang trong quá trình thực thi công vụ. Cục
điều tra có thể bắt mà không cần lệnh bất kỳ cá nhân nào tham nhũng theo quy định của
điều luật này hay đối với người mà việc tố cáo họ có cơ sở hay việc nghi ngờ người đó
là có căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Luật phòng chống tham nhũng Singapore “Người
35
lãnh đạo hay điều tra viên chuyên ngành có thể bắt mà không cần lệnh bất kỳ cá nhân
nào tham nhũng theo quy định của điều luật này hay đối với người việc tố cáo họ có cơ
sở hay việc nghi ngờ người đó là có căn cứ”, có thể khám xét và thu giữ tang vật tìm
thấy trên người của người bị khám xét mà có thể xem đó là tang chứng vụ án. Bên cạnh
đó, họ còn có những quyền đặc biệt khác như quyền điều tra theo thẩm quyền của cảnh
sát được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự mà không cần có sự phê chuẩn của cơ
quan công tố, quyền điều tra tài khoản ngân hàng, cổ phần, tài khoản mua bán, tài
khoản chi tiêu, hoặc bất kỳ tài khoản khác, hoặc bất kỳ khoản tiền gửi an toàn trong bất
kỳ ngân hàng, và sẽ có đủ thẩm quyền yêu cầu thông tin về tài khoản, tài liệu được quy
định tại khoản 1 Điều 18 “Mặc dù luật có quy định khác, các công tố, nếu thấy có cơ sở
cho rằng tội phạm xảy ra theo quy định của luật này, có thể bằng lệnh giao cho người
đứng đầu hoặc bất kỳ cảnh sát nào tiến hành hoạt động điều tra đối với vụ việc đã nêu
trong lệnh, lệnh đó có thể giao cả cho việc điều tra tài khoản ngân hàng, cổ phần, tài
khoản mua bán, tài khoản chi tiêu, hoặc bất kỳ tài khoản khác, hoặc bất kỳ khoản tiền
gửi an toàn trong bất kỳ ngân hàng, và sẽ có đủ thẩm quyền yêu cầu thông tin về tài
khoản, tài liệu”. Đối với ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Việt Nam, đúng như
tên gọi của mình thì những quyền hạn chỉ dừng lại ở mức độ chỉ đạo, định hướng cho
các hoạt động điều tra, xét xử. Như quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có
thẩm quyền báo cáo về tình hình tham nhũng và kết quả công tác phòng, chống tham
nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng ngừa
tham nhũng; xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn
vị không thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng để xảy ra hậu quả nghiêm
trọng. Yêu cầu tiến hành kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra làm rõ các vụ, việc có
dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng và khi cần thiết thì chỉ đạo tổ chức việc thanh tra. Từ
những quy định trên của pháp luật, ta có thể nhận thấy những thành viên của ban chỉ
đạo chỉ đóng vai trò kiểm tra, giám sát. Hay nói cách khác, họ giống như một ban thanh
tra trung ương đặc biệt chuyên về lĩnh vực chống tham nhũng. Ban chỉ đạo chỉ có thể
kiến nghị, chỉ đạo chủ trương giải quyết những vụ việc cụ thể phát sinh trong quá trình
thực thi nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng. Còn việc điều tra, xét xử những vấn đề về
tham nhũng vẫn thuộc về thẩm quyền của toà án và viện kiểm sát.
36
2.5 Hình phạt đối với các tội phạm về tham nhũng:
Đối với Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 thì không quy định các hình
phạt khi có hành vi tham nhũng xảy ra. Do đó, khi xử phạt hành vi tham nhũng ta phải
dẫn chiếu các quy định trong BLHS. Trong BLHS tại Chương XXI mục A quy định về
các tội phạm về chức vụ, cụ thể là từ Điều 278 đến Điều 291 BLHS tương ứng với các
hành vi được mô tả trong Điều 3 của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 của
Việt Nam. Theo đó đối chiếu các mức hình phạt quy định từ Điều 278 đến Điều 291
BLHS với Điều 28 của BLHS thì mức hình phạt lần lượt từ thấp đến cao là phạt tiền, tù
có thời hạn, tù chung thân và tử hình. Đối với Luật phòng, chống tham nhũng
Singapore tại Điều 5 , Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 10 đều quy định mức hình phạt đối
với tội tham nhũng là hình phạt tù và phạt tiền, đơn cử như tại khoản c Điều 6 “bất kỳ
người nào cố ý đưa hối lộ cho cá nhân, hoặc cá nhân cố ý nhận hối lộ nhằm cố ý làm sai
trái với thủ trưởng anh ta về chứng từ, tài khoản và các tài liệu khác mà thủ trưởng anh
ta đang xem xét giải quyết hoặc báo cáo sai sự thật, sẽ bị coi là tội phạm và chịu hình
phạt lên đến 100.000 đô la Singapore hay phạt tù lên đến 5 năm hoặc cả hai”.
Sự giống nhau cơ bản của BLHS Việt Nam và Luật phòng chống tham nhũng
Singapore là đều quy định hình phạt tiền và phạt tù đối với tội danh tham nhũng.
2.5.1 Hình phạt tiền:
Phạt tiền là một biện pháp hiệu quả để trừng trị những kẻ tham nhũng. Vì suy
cho cùng mục đích của những người tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn
của mình để vụ lợi cho bản thân. Do đó, biện pháp phạt tiền được coi là hiệu quả nhất
khi đánh đúng vào mục đích cuối cùng của hành vi phạm tội và đây cũng là biện pháp
được nhiều nước áp dụng để đối phó với tệ nạn tham nhũng như Thụy Điển, đất nước
được xếp hạng nhất trong tổng số 180 quốc gia được khảo sát về tình trạng tham nhũng
do TI công bố với 9,3 điểm theo mức thang điểm từ 0 (tham nhũng cao) đến 10 (không
tham nhũng) cũng sử dụng biện pháp phạt tiền là chủ yếu. Mặc dù đều quy định chế tài
là phạt tiền nhưng đối với Việt Nam và Singapore cách quy định về mức phạt tiền là
hoàn toàn khác nhau.
Đối với BLHS thì quy định về hai dạng: một là phạt tiền ở một mức cụ thể hai
là mức phạt tiền không cố định gồm phạt tiền gấp bao nhiêu lần số tiền mà người phạm
37
tội đã có được do hành vi phạm tội của mình gây ra hoặc tịch thu một phần hoặc toàn
bộ tài sản.
Đối với mức phạt tiền cố định, tùy vào từng loại tội phạm mà có mức phạt tiền
khác nhau. Nhưng nhìn chung các mức phạt tiền cố định được tập trung vào các tội
danh tham ô tài sản (Điều 278), tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
(Điều 280), tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282), tội giả mạo trong
công tác (Điều 284), và các mức phạt ở các tội danh đều khác nhau, nhưng mức thấp
nhất là ba triệu đồng và mức phạt cao nhất là năm mươi triệu đồng.
Đối với các mức phạt tiền không cố định, tùy thuộc vào số tiền mà người phạm
tội có được do hành vi phạm tội của mình gây ra. Các hình phạt này tập trung vào các
tội như Tội nhận hối lộ (Điều 279), tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ (Điều 281), Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để
trục lợi (Điều 283).
Đối với Luật phòng, chống tham nhũng Singapore hình phạt quy định mức phạt
tiền cụ thể, và mức phạt tiền là 100.000SGD (tương đương khoảng 12.282 VND x
100.000 SGD = 1.228.200.000 đồng), thêm vào đó người phạm tội còn bị phạt thêm
khoảng vụ lợi là tiền hoặc nếu vật có thể định giá được thì người phạm tội phải nộp
thêm khoản tiền phạt đó theo khoản 1 Điều 13 “Khi toà kết tội tham nhũng một người
theo quy định của luật này, sau đó, nếu khoản hối lộ là tiền hoặc nếu giá trị của vật hối
lộ có thể định giá được, thì toà có thể áp dụng thêm hình phạt khác đối vời người đó,
bắt người đó phải nộp tiền phạt, hay một khoản tiền tương ứng với vật hối lộ, theo
quyết định của toà, giá trị của khoản hối lộ và mọi khoản tiền phạt có thể tịch thu như
tiền phạt”.
Qua đó, ta thấy được hình phạt hữu hiệu để đánh vào tham nhũng chính là giá
trị về vật chất. Nhưng đối với Việt Nam và Singapore thì mức phạt tiền đều khác nhau.
Ở Việt Nam tùy vào loại tội phạm mà BLHS quy định mức phạt tiền tương ứng, đối với
Singapore thì không phụ thuộc vào loại tội phạm vì mức phạt các tội đều là giống nhau
là ở mức 100.000 SGD.
Đối với một số loại tội phạm mức phạt tiền mà các nhà lập pháp Singapore quy
định là cao, nhằm mục đích trừng phạt và nhằm ngăn ngừa tội phạm. Vì quy định mức
phạt cố định của nước ta chỉ ở mức năm mươi triệu đồng là mức tối đa, nhưng đối với
38
một số tội như tội tham ô tài sản, người phạm tội có thể nhận được số tiền rất lớn so với
mức phạt mà điều luật quy định, đối với vụ án tiêu cực đất đai ở quận Gò Vấp,
TP.HCM số tiền có được từ hành vi tham ô tài sản là 16.6 tỷ đồng “Để phi vụ mua bán
đất đai này được tiến hành trót lọt, Trần Kim Long và Dương Công Hiệp cũng đã ký rất
nhiều giấy tờ hợp thức hóa đất đai trái pháp luật. Dĩ nhiên, lợi nhuận hơn 16,6 tỉ đồng
thu được từ việc mua bán đất đã được chia cả cho Long, Hiệp, Châu, riêng Lan hưởng
hơn 11 tỉ đồng”29. Như vậy, so với số tiền phạt là quá thấp so với số tiền được lợi. Còn
đối với khoảng tiền phạt không cố định thì lại quá cao; vì người phạm tội phải trả gấp
một đến năm lần số tiền mà mình có được do hành vi phạm tội gây ra như khoản 5 Điều
283 BLHS “Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến
năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền hoặc giá trị tài sản đã trục
lợi”. Theo đó việc quy định mức tiền phạt quá cao hay quá thấp như trong BLHS quy
định thì không hợp lý. Vì nếu quy định quá thấp thì lại không phù hợp với tài sản mà
người phạm tội có được, nếu quy định quá cao thì cơ quan Nhà nước cũng khó khăn
trong việc thi hành án, vì mức tiền phạt đó gần như người phạm tội không thể hoàn trả
lại được. Vì thế các nhà lập pháp nên áp dụng một mức chung đối với các loại tội phạm
như pháp luật phòng, chống tham nhũng Singapore đã quy định. Nhưng mức phạt này
phải phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước vì nếu áp dụng mức phạt của Singapore
vào Việt Nam thì không phù hợp với tình hình đất nước ta hiện giờ, bảo đảm không
được ở mức quá thấp hoặc là ở mức quá cao như hiện nay.
Bên cạnh đó, các nhà làm luật thể hiện một điểm tiến bộ trong hình phạt tiền đó
là tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phạm tội. Biện pháp này có thể làm
cho tâm lý người phạm tội sợ mà không dám thực hiện hành vi của mình. Đồng thời
giúp Nhà nước có thể thu lại khoản tiền mà người phạm tội có được từ hành vi phạm tội
của mình. Biện pháp này mang tính khả thi hơn việc tịch thu gấp bao nhiêu lần số tiền
mà người phạm tội có do hành vi của mình. Vì nó tạo thuận lợi cho cơ quan thi hành án
trong việc thi hành bản án, vì số tiền này là số tiền có thực mà người phạm tội sẽ bị
mất. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số khó khăn trong việc thực hiện quy định này,
đó là về vấn đề kê khai tài sản. Việc kê khai tài sản đã được quy định từ rất lâu trong
Pháp lệnh năm 1998 về việc kê khai tài sản và theo Thanh tra chính phủ cho biết việc
29
39
kê khai tài sản phải hoàn thành vào năm 200730, nhưng tính đến tháng 5 năm 2009 chỉ
tính riêng Thành phố Hồ Chí Minh "Theo báo cáo của Thanh tra TP, đến nay còn năm
cơ quan, đơn vị chưa hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập và 17 đơn vị, cơ quan
khác vẫn chưa nộp lại bản kê khai tài sản, thu nhập như: Công an TP, Sở Tư pháp, Sở
Tài chính... và bảy UBND quận, huyện"31, theo đó mặc dù đã có quy định hoàn thành
việc kê khai tài sản năm 2007 nhưng đến tận 2 năm sau việc kê khai vẫn chưa được
thực hiện hoàn toàn. Do đó, làm bộc lộ một yếu kém trong hệ thống pháp luật của nước
ta, mặc dù đã có quy định nhưng lại không đặt ra chế tài và cơ quan giám sát việc thực
hiện, từ đó dẫn đến tình trạng trì trệ trong việc thực hiện. Do đó, để làm tốt công tác
tịch thu tài sản cần phải thực hiện nhanh chóng việc kê khai tài sản của cán bộ, công
chức đồng thời phải kiểm tra tính chính xác của việc kê khai tài sản. Bên cạnh đó, còn
gặp phải khó khăn, ngoài việc kê khai tài sản của bản thân công chức, còn phải kể khai
tài sản của vợ hoặc chồng và con, theo khoản 2 Điều 44 Luật phòng chống tham nhũng
Việt Nam 2005 “Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản, mọi biến động
về tài sản thuộc sở hữu của mình và tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng và con
chưa thành niên”. Việc làm này có thể xâm phạm đến quyền tự do của công dân, nhưng
thiết nghĩ, đây là vì lợi ích của toàn xã hội, như đã phân tích ở trên, hiện nay tình trạng
tham nhũng đã gây ảnh hưởng ở nhiều mặt đối với quốc gia. Do đó, cần phải đấu tranh
phòng, chống tham nhũng một cách toàn diện và triệt để. Bên cạnh đó, còn thể hiện ưu
điểm là hạn chế được việc người phạm tội có thể tẩu thoát tài sản phạm tội cho người
thân như vợ, chồng, con chưa thành niên...
2.5.2 Hình phạt tù:
Nhìn chung cả luật phòng chống tham nhũng Singapore và BLHS của nước ta
đều quy định hình phạt tù đối với hành vi tham nhũng. Nhưng mức phạt tù của BLHS
của nước ta thì cao hơn so với mức phạt tù của Luật phòng, chống tham nhũng
Singapore. Đối với luật phòng chống tham nhũng Singapore mức hình phạt tù thấp nhất
là 5 năm và cao nhất là 7 năm, nhưng đối với BLHS mức phạt tù thấp nhất do Bộ luật
quy định là 1 năm tù và mức tù cao nhất là tù chung thân. Mục đích của hình phạt tù
30
31
40
nhầm cách ly người phạm tội một khoảng thời gian để có thể giáo dục họ, song song
với mục đích buộc những người phạm tội phải chịu hình phạt tương xứng với hành vi
nguy hiểm mà họ đã gây ra cho xã hội. Bên cạnh đó, mức cao nhất của khung hình phạt
trong cấu thành cơ bản của từng đều luật quy định về hành vi tham nhũng là 6 năm, do
đó theo khoảng 3 Điều 8 của BLHS “Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại
lớn cho xã hội đến mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm”,
theo đó các hành vi tham nhũng đều được nhà làm luật quy định đều là tội phạm
nghiêm trọng. Mặc dù trong BLHS quy định mức cao nhất của hình phạt tù là chung
thân nhưng do chính sách nhân đạo của Nhà nước và của Đảng, cho đến hiện nay
không một tội phạm nào phải chịu mức hình phạt tù chung thân mà thụ án chung thân,
và đều được tha trước thời hạn. Thể hiện rõ nhất đều này là khoản 3 Điều 58 BLHS
“Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần
hai mức hình phạt tù đã tuyên. Người bị kết án chung thân, lần đầu được giảm xuống ba
mươi năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành
hình phạt tù là hai mươi năm”, theo đó mặc dù một người bị tuyên án là tử hình nhưng
họ cũng có thể chỉ chịu án là ba mươi năm do được hưởng các tình tiết giảm nhẹ tội và
các biện pháp khoan hồng của Nhà nước. Qua đó, ta thấy được Nhà nước và Đảng luôn
tạo mọi điều kiện để người phạm tội có thể sửa đổi. Vì mục đích chính của hình phạt
không nằm ở tính cưỡng chế, mà nằm ở tính giáo dục đối với người phạm tội. Mặc dù,
mức phạt tù của BLHS cao hơn mức phạt tù của Luật phòng, chống tham nhũng
Singapore nhưng Nhà nước luôn có sự ân giảm nhằm để cho người phạm tội có thể làm
lại cuộc đời.
2.5.3 Hình phạt tử hình
Đối với luật phòng, chống tham nhũng Singapore không quy định hình phạt đối
với các hành vi tham nhũng có mức hình phạt là tử hình, mà chỉ quy định mức hình
phạt là phạt tù và mức phạt tiền, nhưng đối với BLHS thì ngoài quy định mức hình phạt
là phạt tiền, phạt tù có thời hạn và phạt tù không thời hạn thì còn quy định mức hình
phạt là tử hình. Theo Điều 28 BLHS mức hình phạt là tử hình được quy định ở điểm g
khoản 1, có thể thấy được tử hình là mức hình phạt cao nhất trong hệ thống khung hình
phạt của nước ta. Vì nó là mức hình phạt có thể tước đi quyền được sống của một
41
người, và đó là một trong những quyền quan trọng đối với con người theo Điều 71 Hiến
pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về
thân thể, được Nhà nước bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”. Qua
đó, thấy được đó là một trong những quyền quan trọng của con người. Do đó, có nên áp
dụng biện pháp tử hình đối với các tội danh tham nhũng hay không? Hiện nay đang có
hai luồng ý kiến về việc có nên hay không bỏ án tử hình đối với hai tội danh là tham ô
được quy định tại Điều 278 BLHS và tội danh hối lộ được quy định ở Điều 279 BLHS.
Theo luồng ý kiến thứ nhất, đồng ý với việc bỏ mức tử hình đối với hai tội
phạm trên. Vì họ cho rằng, đây là tội phạm nguy hiểm cho quốc gia. Như đã phân tích ở
trên, hành vi tham nhũng của người phạm tội đã gây ra nhiều ảnh hưởng đối với đất
nước. Do đó, để nhằm mục đích trừng phạt tội phạm với hành vi nguy hiểm cho xã hội
như vậy, thì phải áp dụng hình phạt tử hình “tội nhận hối lộ và tội tham ô tài sản thì
nhất thiết phải giữ án tử hình. Bởi vì đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính
trị chúng ta đối với việc chống tham nhũng hiện nay”32.
Theo luồng ý kiến thứ hai, đồng ý với việc bỏ mức tử hình đối với hai tội danh
trên. Vì họ cho rằng đây là tội phạm mang tính chất kinh tế, do đó chỉ cần phạt họ đối
với hình phạt tù có thời hạn hoặc hình phạt tù không thời hạn kèm theo các biện phát
tịch thu tài sản khác, mà không cần phải thêm có hình phạt tử hình Tại kỳ họp thứ 5,
Quốc hội khóa XII, đại biểu Trần Văn Độ đã đưa ra ý kiến “Tội tham ô tài sản và nhận
hối lộ, tôi quan niệm cho rằng đây là chúng ta phòng, chống tham nhũng. Đây là tội
phạm có tính chất kinh tế mà có tính chất kinh tế đối với những người này phạm tội
chúng ta xử phạt tù chung thân, tù dài hạn nhưng thu hồi được kinh tế thì vẫn rất tốt,
vẫn có tính chất phòng ngừa rất lớn.”33.
Qua đó thấy được vẫn còn không thống nhất trong việc có nên bỏ án tử hình đối
với một số tội danh có hành vi tham nhũng.
Hiện nay theo xu hướng các nước trên thế giới đều đã bãi bỏ án tử hình “2/3 các
quốc gia trên thế giới đã bãi bỏ án tử hình và trong số 59 quốc gia, nơi luật này vẫn duy
trì hiệu lực thì chỉ có 25 nước vẫn đưa vào áp dụng.”34, qua các số liệu trên cũng thấy
được hiện nay các quốc gia trên thế giới đều dần hướng tới loại bỏ án tử hình đối với
32 www.na.gov.vn/tailieukyhop/Ky5khoaXII/BienBan2505s.doc
33 www.na.gov.vn/tailieukyhop/Ky5khoaXII/BienBan2505s.doc
34
42
các tội danh nói chung và tội danh liên quan đến hành vi tham nhũng nói riêng. Việt
Nam hiện nay đang trong quá trình hội nhập với thế giới, do đó cũng nên có xu hướng
tất yếu là loại bỏ án tử hình đối với các tội danh.
Thêm vào đó, hiện nay Nhà nước và Đảng ta có chủ trương giảm bớt các hình
phạt tử hình nhằm thể hiện mục đích nhân đạo, đồng thời cũng nhằm làm giảm bớt sự
mất mát thương tâm của việc tước đi mạng sống của một người đối với gia đình và
người thân của họ. Thể hiện rõ nhất của vấn đề này là việc Chính phủ đã trình cho
Quốc hội phê chuẩn việc bãi bỏ án tử hình đối với 17 tội danh là: “Hiếp dâm; Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản; Buôn lậu; Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm,
thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; Làm giả, tàng trữ vận chuyển lưu hành tiền giả,
ngân phiếu giả, công trái giả; Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; Chiếm đoạt tàu
bay, tàu thuỷ; Phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; Tham ô
tài sản; Nhận hối lộ; Đưa hối lộ; Chống mệnh lệnh; Đầu hàng địch; Phá hoại vũ khí
quân dụng, phương tiện quân sự; Phá hoại hoà bình, gây chiến tranh xâm lược; Chống
loài người và Tội phạm chiến tranh”35. Theo đó, nếu được Quốc hội thông qua, thì “chỉ
còn 12 điều luật quy định án tử hình trong tổng số 278 điều luật có án tử hình, và 17
điều được xin xóa bỏ án tử hình chiếm 58,6% trong tổng số điều luật có án tử hình theo
Bộ luật hình sự 1999”36. Qua đó, thấy được Nhà nước đang có xu hướng giảm bớt các
án tử hình từ đó dẫn đến xóa bỏ toàn bộ án tử hình đối với tất cả tội danh như là xu
hướng mà tất cả các nước trên thế giới đang hướng tới hiện nay.
Xét cho cùng, mục đích của hình phạt không phải nhằm mục đích trừng trị, mà
mục đích chính của hình phạt nằm ở việc giáo dục ý thức người phạm tội, để cho họ có
thể trở thành con người mới. Thêm vào đó trong quá trình giáo dục ý thức của người
phạm tội có thể động viên hoặc thuyết phục họ để có thể thu hồi lại tài sản mà Nhà
nước bị mất. Đó một công việc vô cùng khó khăn hiện nay, vì trong 8 vụ án trọng điểm
về tham nhũng hiện nay, cơ quan Nhà nước đã không thể thu hồi lại số tiền mà người
phạm tội đã cất giấu, do đó cũng gây khó khăn nhiều trong việc thi hành án. Theo ý
35
36
43
kiến của nguyên Chánh án Toà án nhân dân tối cao thì “không phải cứ bắn nhiều thì tội
phạm giảm”37.
Tội danh về tham nhũng đều là tội phạm liên quan đến kinh tế. Do đó, biện pháp
trừng phạt đối với họ không phải nằm ở tử hình mà là các biện pháp về kinh tế như tịch
thu toàn bộ tài sản do hành vị phạm tội có được, kèm theo là hình phạt tù. Vì nếu sử
dụng án tử hình đối với các tội danh tham nhũng thì sẽ không đánh đúng vào gốc của
tội phạm về tham nhũng. Vì mục đích của những tội phạm này có được tài sản từ hành
vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình. Do đó, muốn ngăn ngừa tội phạm phải đánh
vào các lợi ích vật chất. Khi áp dụng án tử hình đối với các tội danh tham nhũng chỉ có
thể dẫn đến việc là cơ quan Nhà nước mất đi một cán bộ, một gia đình bị tan rã, mà
không hề mang lại lợi ích gì cho xã hội. Khi áp dụng hình phạt tịch thu tài sản, ngoài
việc có thể đánh vào nguồn gốc của tội phạm về tham nhũng mà còn có thể giảm bớt
nguồn thất thu của Nhà nước do đã thu hồi lại được một phần những thất thoát từ việc
tham nhũng gây ra, thêm vào đó có thể kết hợp với hình phạt tù nhằm có thể giáo dục
lại ý thức của người phạm tội.
Qua các phân tích trên, thấy được việc áp dụng án tử hình đối với các tội danh
liên quan đến tham nhũng là việc không cần thiết. Và đó là việc mà Singapore đang áp
dụng, các nhà lập pháp chỉ chú trọng vào các lợi ích vật chất và kèm theo đó có thể kết
hợp thêm hình phạt tù, như điểm ii khoản b Điều 5 Luật phòng, chống tham nhũng
Singapore quy định “bất kỳ thành viên nào, cán bộ hay nhân viên của cơ quan công
quyền làm hoặc không làm một việc có liên quan đến một vấn đề gì đó hay giải quyết
một việc có mục đích mà có liên quan đến cơ quan công quyền đó, sẽ bị coi là phạm tội
và sẽ bị phạt tiền lên tới 100.000 đôla Singapore hoặc phạt tù tối đa 5 năm, hoặc cả
hai”. Ngoài ra Thụy Điển cũng chỉ áp dụng hai hình phạt chính đối với tội phạm về
tham nhũng là hình phạt tù và hình phạt tiền mà không có hình phạt tử hình.
37
44
KIẾN NGHỊ
Thông qua những phân tích trên, nhóm tác giả thấy được hiện nay mặc dù trong
Luật phòng, chống tham nhũng, BLHS, và các văn bản khác có liên quan có quy định
về việc phòng, chống tham nhũng nhưng nhìn chung những quy định này còn nhiều hạn
chế và có nhiều bất câp xảy ra trong thực tế.
Thứ nhất: Kiến nghị về đối tượng tác động của Luật phòng, chống tham nhũng.
Cần sửa đổi đối tượng tác động của Luật phòng, chống tham nhũng không nên
bó hẹp trong phạm vi chỉ là nhân viên trong cơ quan công chức mà cần mở rộng ra
thêm vào đó là nhân viên trong các cơ quan tư nhân. Theo đó sẽ tạo sự toàn diện trong
công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đồng thời ngăn ngừa tham nhũng phát
triển, thêm vào đó còn giúp cho việc nội luật hóa Luật phòng chống tham nhũng nước
ta với Công ước về chống tham nhũng mà Việt Nam đã tham gia ký kết, giúp cho hệ
thống pháp luật Việt Nam gần hơn với hệ thống pháp luật trên thế giới.
Thứ hai: Kiến nghị sửa đối, bổ sung đối với cơ quan phòng, chống tham nhũng.
Bên cạnh đó, quy định rõ ràng và cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà
nhân viên trong Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng. Vì theo Luật phòng, chống
tham nhũng hiện nay tại Chương V có quy định về ban chỉ đạo phòng, chống tham
nhũng nhưng lại không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ mà ban này phải có. Đối với
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 1039/2006/NQ-UBTVQH11 về việc tổ
chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng (sau đây gọi là Nghị quyết số 1039) và Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ số 13/2006/QĐ-TTg về thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ
chức và quy chế hoạt động của văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng (sau đây gọi là Quyết định số 13) đã quy định quyền hạn mà Thủ tướng
Chính phủ (trưởng ban chỉ đạo) là rất lớn như tại khoản 4 Điều 5 Nghị quyết số 1039
"Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo quyết định tạm đình chỉ công tác đối với
người giữ chức vụ Thứ trưởng và các chức vụ tương đương, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ
viên thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các thành viên khác của
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các chức vụ khác do Thủ
tướng Chính phủ bổ nhiệm, cách chức khi người đó có dấu hiệu tham nhũng, có hành vi
45
gây khó khăn đối với hoạt động chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức". Nhưng bên
cạnh đó, nhiệm vụ của các thành viên còn lại dường như là rất ít, như chỉ được quyền
tạm đình chỉ công tác khi có quyết định của Thủ tướng, vậy khi Thủ tướng chưa ra
quyết định kịp, các thành viên trong Ban chỉ đạo có quyền gì đối với những đối tượng
này? Thêm vào đó, vấn đề cấp thiết là phải quy định Ban chỉ đạo một cơ chế hoạt động
hoàn toàn độc lập, vì tại Điều 10 Nghị quyết số 1039 "Các Uỷ viên Ban chỉ đạo sử
dụng bộ máy của cơ quan, tổ chức do mình quản lý, phụ trách để thực hiện nhiệm vụ
được Trưởng Ban chỉ đạo phân công". Nếu bản thân trong cơ quan, tổ chức của Ủy viên
có người tham nhũng, thì việc đó hoàn toàn không có hiệu quả. Ban chỉ đạo cần nhân
viên riêng để trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ đó, mà không cần phải nhờ đến nhân
viên của Ủy ban. Vì theo thực tiễn chứng minh các quốc gia có chỉ số minh bạch cao
như Singapore hay Thụy Điển thì cơ quan mang nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng
đều là ban ngành độc lập và không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan nào khác, từ đó sẽ
đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh trong công tác đấu tranh và nâng cao hiệu
quả.
Thứ ba: Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định về hình phạt đối với các tội
danh về tham nhũng.
Hiện nay, nên bỏ tội tử hình đối với các tội có liên quan đến tham nhũng. Vì
như thế thể hiện tinh thần nhân đạo vốn có của Nhà nước, Đảng đối với người phạm tội
và đây cũng là xu hướng phát triển tất yếu của các quốc gia có hệ thống pháp luật phát
triển. Thêm vào đó, việc sử dụng án tử hình chỉ mang tính chất trừng phạt nghiêm khắc,
không tạo cơ hội để người phạm tội có thể cải tạo chính bản thân mình. Suy cho cùng
đây cũng là những tội phạm về kinh tế do đó cần phải đánh mạnh vào mặt kinh tế. Từ
đó, sẽ tạo ra sự răn đe cao đối với các tội phạm này, đồng thời cũng tạo cơ hội cho
người phạm tội có thể cải tạo, sửa đổi bản thân. Do đó, cần phải quy định lại khung
hình phạt tiền cố định hiện nay, vì theo như khung hình phạt tiền cố định hiện nay thì
quá thấp so với hành vi của người tham nhũng gây ra. Đồng thời kết hợp hình phạt tù
đối với các hành vi tham nhũng.
Thứ tư: Kiến nghị đối với các vấn đề khác:
Thêm vào đó, cần cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng. Hiện nay, “có không
46
ít người tố cáo đã rơi vào bi kịch - bị trù dập, mất việc làm, không còn đường thăng
tiến, thậm chí bị thanh trừng, giết chết...”38. Mặc dù hiện này tại Điều 132 BLHS có
quy định về việc bảo vệ người khiếu nại, tố cáo, và theo Quyết định số 13 tại điểm b
khoản 1 Điều 13 "Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền thực hiện
các biện pháp bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng, tham gia và thực hiện nhiệm vụ
chống tham nhũng" nhưng như vậy vẫn chưa đủ, cần phải có một cơ chế thực sự rõ
ràng để bảo vệ người dân, để tạo được niềm tin từ phía xã hội, từ đó mới có thể kêu gọi
được sự tố giác tham nhũng từ phía người dân. Vì đa số các vụ tham nhũng lớn hiện
nay đều do người dân cung cấp thông tin và tố giác “Ngày càng xuất hiện thêm nhiều
người dân đứng ra tố cáo tiêu cực, tham nhũng. Đây là hành động xuất phát từ ý thức
công dân trước “cơn bão” tham nhũng đe dọa quốc gia. Từ vụ “cá cược” 5 tỉ đồng của
nhóm công nhân trên dự án đường liên cảng A5, đến phát hiện của một số người dân
dưới các công trình cống hộp, rồi hiện tượng sụt lún ở hầm chui Văn Thánh 2...”39.
Một trong những nguyên nhân khiến tham nhũng phát triển mạnh ở nước ta là
do cơ chế. Hiện nay, khi văn bản ban hành, không có một cơ quan đứng ra kiểm tra
giám sát việc thực hiện văn bản đó của các cơ quan Nhà nước, từ đó dẫn đến việc chậm
trễ thực hiện đối với các văn bản đó. Đương cử như việc kê khai tài sản đối với công
chức, đã được phân tích ở trên. Thêm vào đó, không một chế tài nào được quy định đối
với cơ quan Nhà nước khi chậm thực hiện văn bản ban hành.
Cần phải thực hiện việc đăng ký kê khai tài sản một cách triệt để đối với tất cả
nhân viên cán bộ công chức Nhà nước, đồng thời kê khai tài sản của vợ hoặc chồng và
con của họ. Để khi có hành vi tham nhũng xảy ra, cơ quan thi hành án có thể thực hiện
biện pháp cưỡng chế là tịch thu tài sản một cách dễ dàng, đồng thời cũng giúp cơ quan
phòng, chống tham nhũng dễ dàng phát hiện ra các hành vi tham nhũng, thông qua việc
kiểm tra tài sản của cán bộ công chức. Từ đó, dần mở rộng ra đối tượng là nhân viên tư
nhân, vì hành vi tham nhũng không chỉ giới hạn trong cơ quan Nhà nước mà còn được
mở rộng ra ở các cơ quan tư nhân. Do đó, cần phải tiến hành kiểm tra tài sản của những
nhân viên đó. Từ đó, sẽ dẫn đến hạn chế tối đa các hành vi tham nhũng phát triển.
Đồng thời, Nhà nước tạo điều kiện cho người dân tiếp nhận các thông tin về các
38
39
47
khoản chi tiêu của Nhà nước về các vấn đề, khi người dân yêu cầu. Từ đó, sẽ giúp nhân
dân thêm thông tin để phát hiện được các hành vi tham nhũng xảy ra đồng thời tạo
được lòng tin ở nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
48
KẾT LUẬN
Tham nhũng và chống tham nhũng vẫn là vấn đề thu hút sự quan tâm của của
mọi người, vẫn đang là cuộc chiến tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Như lời phát
biểu của chủ tịch ngân hàng thế giới World Bank, J.Wolfenson: ”Sau thời kỳ chiến
tranh lạnh, một cuộc chiến khác _cuộc chiến chống tham nhũng_ đã nổ ra trên phạm vi
toàn cầu. Trong sạch hóa xã hội trở thành xu hướng nổi bật của thế giới hôm nay.”
Hoàn thiện các biện pháp phòng chống tham nhũng trước hết là hoàn thiện hệ
thống văn bản pháp luật như Luật phòng chống tham nhũng 2005, Chương XXI mục A
Các tội phạm về chức vụ của BLHS, Luật sung công quỹ, Nghị quyết của ủy ban
thường vụ quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn của ban chỉ đạo trung ương về phòng,
chống tham nhũng… để từ đó những người thực thi pháp luật có được cơ sở pháp lý
vững chắc để có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ mà mình được giao phó. Đây là một
việc không dễ dàng, không thể hoàn thiện được trong một sớm một chiều, cần có sự
chung tay, giúp sức của toàn xã hội. Qua đề tài này, nhóm tác giả đã cung cấp một số
thông tin cần thiết cho việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam. Trên
cơ sở đó, đề tài được cơ cấu gồm hai chương.
Trong Chương 1, nhóm tác giả đã phân tích các cơ sở lý luận chung của tham
nhũng dựa trên nhiều quan điểm và nhiều góc độ để tránh cái nhìn phiến diện, một
chiều. Từ những định nghĩa về tham nhũng đuợc tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau như
từ Từ điển Việt Nam, World Bank… và ngay cả từ Luật phòng, chống tham nhũng
2005, trên cơ sở các định nghĩa đó, nhóm tác giả đã phân tích, đánh giá những mặt đáng
chú ý cũng như những hạn chế của các định nghĩa. Qua đó, nhóm tác giả nêu lên một
định nghĩa của riêng mình trên cơ sở tổng hợp những ưu điểm của các định nghĩa đó.
Đồng thời, trong Chương 1 này, nhóm tác giả cũng đã đưa ra những lý giải về nguyên
nhân và ảnh huởng của tham nhũng nhìn từ góc độ kinh tế, chính trị và xã hội. Để từ
những nhận định riêng lẻ đó, nhóm tác giả đã đúc kết và đưa ra được một đánh giá bao
quát và toàn diện về vấn đề này. Nhằm làm tiền đề để đi vào chương 2, phần quan trọng
nhất của đề tài.
Trong Chương 2, thông qua việc so sánh, đối chiếu, phân tích và đánh giá
những quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng với
49
luật phòng chống tham nhũng của Singapore, nhóm tác giả rút ra được những kết luận
như sau:
Một là, cả hai Bộ luật về cơ bản giống nhau về tên gọi và phạm vi điều chỉnh.
Nhưng phạm vi điều chỉnh của Luật phòng chống tham nhũng Singapore có phần rộng
hơn vì đối tượng điều chỉnh còn bao gồm cả khu vực ngoài nhà nước.
Hai là, Luật phòng chống tham nhũng của Việt Nam có hiệu lực hồi tố đối với
cả những hành vi tham nhũng xảy ra truớc khi luật này có hiệu lực, còn Luật phòng,
chống tham nhũng của Singapore thì vấn đề này không đuợc đề cập đến. Luật của
Singapore có quy định tất cả những hành vi tham nhũng xảy ra ở trong hay ngoài lãnh
thổ Singpore không có sự phân biệt, và làm cho người phạm tội đều phải chịu các chế
tài được quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng Singapore, còn đối với luật của
Việt Nam, thì nhà làm luật còn tính đến các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia
, nên đã quy định khi có hành vi tham nhũng xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì có
thể bị xử lý theo luật hình sự Việt Nam. Tại Điều 6 của BLHS, dùng từ "có thể”, do đó
sẽ có một số trường hợp người có hành vi tham nhũng sẽ bị xử lý theo các quy định
trong BLHS, và một số trường hợp khác sẽ không được xử lý theo BLHS mà sẽ bị xử
lý theo các quy định trong những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Ba là, về thẩm quyền của cơ quan điều tra phòng chống tham nhũng. Cả Việt
Nam và Singapore đều trao những quyền hạn lớn lao cho cơ quan này, ở Singapore, cơ
quan này có rất nhiều thực quyền trong những vấn đề liên quan đến tham nhũng. Tuy
nhiên, những quy định ở Việt Nam dành cho cơ quan này còn nặng về hình thức và khó
thực thi.
Bốn là, về hình phạt. Do Singapore xem các tham nhũng là một tội phạm thuộc
lĩnh vực kinh tế nên các hình phạt chủ yếu chú trọng vào việc phạt tiền vì các nhà làm
luật của Singapore quan niệm kinh tế là mục đích cuối cùng mà các tội phạm trong lĩnh
vực này muốn hướng đến. Các nhà làm luật Việt Nam lại xem tham nhũng là một trong
những tội phạm hình sự nghiêm trọng do sự ảnh hưởng to lớn của hành vi này đối với
những họat động bình thường của các cơ quan công quyền. Do đó, những hình phạt đối
với các tội phạm này của Việt Nam chủ yếu thiên về trừng phạt như quy định mức phạt
tù rất cao, thậm chí có cả mức án tử hình.
50
Thông qua những so sánh và đánh giá về những điểm giống và khác nhau của
hai bộ luật, nhóm tác giả đã đưa ra những kiến nghị và ý kiến đóng góp trong việc hòan
thiện Luật phòng, chống tham nhũng 2005, sửa đổi, bổ sung những quy định trong
BLHS cũng như là những ý kiến đối với các vấn đề có liên quan khác… với mong
muốn hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của Việt Nam nhằm làm tăng thêm hiệu quả
của công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay.
Nói tóm lại, cuộc chiến chống tham nhũng ở bất kì quốc gia nào luôn là một
công việc quan trọng có tính chất sống còn đối với quốc gia ấy. Muốn đạt được kết quả
tốt, thì một trong những phương pháp hay chính là học tập và kế thừa những bài học
kinh nghiệm quý báu từ những quốc gia đã đạt được những thành công nhất định. Để từ
đó, chúng ta có cách áp dụng sao cho phù hợp với tình hình riêng của quốc gia mình.
Đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn, nên khi so sánh giữa Luật phòng,
chống tham nhũng của Việt Nam và Singapore về các vấn đề: tên gọi của Luật, hiệu lực
hồi tố, thẩm quyền cơ quan điều tra chống tham nhũng, và hình phạt sẽ không tránh
khỏi thiếu sót và hạn chế. Nhóm tác giả rất mong các ý kiến đóng góp từ quý thầy cô
để góp phần hòan thiện thêm đề tài.
51
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Luật phòng, chống tham nhũng của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số
55/2005/QH11, ngày 29 tháng 11 năm 2005.
2. Luật phòng chống tham nhũng của Singapore (Prevention of Corruption Act.)_
Người dịch: Nguyễn Hồ Quảng Giang.
3. Nghị định của chính phủ số 47/2007/ NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng về
vai trò, trách nhiệm của xả hội trong phòng, chống tham nhũng
4. Quyết định của thủ tướng chính phủ số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 05 năm
2007 ban hành quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà của cơ quan, tổ
chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức.
5. Quy chế về việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức,
đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức (Ban
hành kèm theo Quyết định của thủ tướng chính phủ số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10
tháng 05 năm 2007)
6. Nghị định của chính phủ số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định
xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham
nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
7. Nghị định của chính phủ số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật phòng, chống tham
nhũng.
8. Nghị định của chính phủ số 102/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2007 quy định
thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với
những người là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ.
9. Nghị quyết số 1039/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 28/8/2006 của ủy ban thường vụ
quốc hội về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của ban chỉ đạo trung ương về phòng,
chống tham nhũng.
10. Báo cáo số 27/BC-CP ngày 14/3/2007 về việc thực hiện luật phòng, chống tham
nhũng.
52
11. ThS Đinh Văn Minh-Một số vấn đề về tệ nạn tham nhũng và những nội dung cơ
bản của luật phòng, chống tham nhũng năm 2005-NXB Chính trị quốc gia 2006.
12. TS Đỗ Văn Đại-So sánh pháp luật, phương pháp tiếp cận và phát triển pháp luật-
Tạp chí luật học số 11, năm 2007.
13. TS Lê Nết-Nên tham khảo kinh nghiệm của Singapore khi xây dựng Luật phòng
chống tham nhũng-Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 60, tháng 10/2005.
14. TS Phạm Văn Hùng (Phó Vụ trưởng vụ pháp luật, Văn phòng quốc hội)-Những
vấn đề cơ bản của nghị quyết về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt
động của ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng-Tạp chí nghiên
cứu lập pháp số 10, tháng 10, năm 2006.
15. Đinh Văn Quế (chánh tòa, tòa hình sự, tòa án nhân dân tối cao)-Thực trạng xét xử
các vụ án tham nhũng trong xây dựng cơ bản và kiến nghị-Tạp chí tòa án nhân
dân tháng 12-2005 (số 23)
16. Ts Nguyễn Đình Đặng Lục-Những việc cần làm đồng bộ trong đấu tranh phòng
chống tham nhũng-Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 15, tháng 9/2006
17. Nguyễn Đăng-Cần xác định thêm phạm vi điều chỉnh và chế địng kê khai tài sản
trong dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng-Tạp chí Nghiên cứu lập pháp tháng
5/2006.
18. Trương Khánh Hoàn (Bộ tư pháp)-Thanh tra bộ, ngành cần quy về một mối-Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp Đặc san số 3, tháng 8/2002.
19. Nguyễn Văn Phương (Ngân hàng ngoại thương Việt Nam)-Chống tham nhũng
cần được thực hiện một cách đồng bộ-Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10, năm
2005.
20. Diên Anh-Hiện thực hóa luật phòng, chống tham nhũng-Tạp chí khoa học pháp
lý, số 12, tháng 6/2006.
21. PGS, TS Võ Khánh Vinh (Phó viện trưởng viện nhà nước và pháp luật)-Các giải
pháp và cơ chế pháp lý trực tiếp đấu tranh phòng ngừa và chống tham nhũng-Tạp
chí tòa án nhân dân số 20, tháng 10/5005.
22. Lý Quang Diệu-Hồi ký Lý Quang Diệu-NXB.TPHCM, năm 2000.
53
23. Các trang web viết bằng tiếng Anh:
241&doctitle=PREVENTION%20OF%20CORRUPTION%20ACT%0a&date=latest&m
ethod=part
https://app.cpib.gov.sg/newcpib/user/default.aspx?pgID=202
24. Các trang web viết bằng tiếng Việt:
tham-nhung-lon/20073/25800.laodong
qua-thanh-kiem-tra-cac-vu-an-tham-nhung/20071/18614.laodong
807104143/nr040807105039/ns060420085137+%22l%C3%A0m+r%C3%B5+v%C3%A
0+%C4%91i%E1%BB%81u+ch%E1%BB%89nh+ch%E1%BB%A9c+n%C4%83ng+c%
54
E1%BB%A7a+c%C6%A1+quan+trong+b%E1%BB%99+m%C3%A1y+h%C3%A0nh+
ch%C3%ADnh%22&hl=vi&ct=clnk&cd=1&gl=vn
810da26ede30&CatID=127&NextTime=29/12/2008%2008:03&PubID=81
810da26ede30&CatID=127&NextTime=29/12/2008%2008:03&PubID=81
Phap/Chong_tham_nhung_xet_tu_goc_do_quyen_luc/
2/View/Tin-tong-
hop/Bo_may_manh_ban_tay_sach_va_mot_dao_luat_chong_tham_nhung/?print=512634
030
Phap/Muon_chong_tham_nhung_phai_tiem_vac-xin/
Phap/Co_che_nao_sua_sai_loi_he_thong/
%22Qu%E1%BB%91c+n%E1%BA%A1n+tham+nh%C5%A9ng+%C4%91%C3%A3+
55
%C4%91%E1%BA%BFn+h%E1%BB%93i+th%E1%BA%ADm+nguy%22&hl=vi&ct=
clnk&cd=1&gl=vn&lr=lang_vi
nh%C6%B0-th%E1%BA%BF-nao/
Phap/Dac_diem_Tham_nhung_o_Viet_Nam/
te/40088988/157/
2/View/Phong-chong-tham-nhung/2007416-Nhan_dang_tham_nhung/?print=722075686
&ArticleId=21
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- So sánh một số vấn đề về phòng chống tham những của Việt Nam-Singapore và kiến nghị.pdf