Tóm lại, từ khi Đạo Phật ra đời cho đến ngày nay đã trải qua một quá trình lịch sử
phát triển lâu dài và có những biến đổi thăng trầm. Nhưng cho đến ngày nay, Đạo Phật là
một trong những tôn giáo khá phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến nền văn hóa đặc
trưng của mỗi Quốc gia: Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc. Có thể nói Phật giáo đã tạo
nên nền nghệ thuật đẹp nhất của mỗi nước.
Mặc dù cách thức truyền đạt Phật giáo ở ba quốc gia trên có những cách thức khác
nhau. Tuy nhiên nhở sự kết hợp khéo léo giữa nền văn hóa bản địa, tín ngưỡng tôn giáo
nguyên thủy và tín ngưỡng triết học Phật Giáo, tạo ra một tín ngưỡng Phật giáo hoàn
thiện hơn và phù hợp với truyền thống tư tưởng riêng của mỗi dân tộc.
Tín ngưỡng Phật giáo không thể thiếu trong đồi sống tinh thần và tạo nên những bản
tôn giáo sắc đặc trưng riêng của mỗi quốc gia.
37 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4045 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu So sánh phật giáo 3 nước: Trung Quốc Nhật Bản, Hàn Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thị) thiết
lập Mạc Phủ ở Kyōtō, từ đó nhóm 5 núi Thiền Tông mà tầng lớp võ sĩ luôn mong ước từ
trước được lập ra, dòng thiền Lâm Tế được Mạc phủ chính thức bảo hộ. Vào đầu thời
Muromachi, các đền chùa Thiền Tông như chùa Nanzenji (Nam Thiền Tự) đối lập với các
thế lực Phật giáo cũ như Thiên Thai Tông ở chùa Enryakuji và trở thành vấn nạn chính trị
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 14
thực sự. Mặc khác, thiền sư Musō Soseki (Mộng Song Sơ Thạch) hợp tác phái đi với phía
chùa Tenryūji (Thiên Long Tự) của Takauji cùng với đệ tử Shun’oku Myōha (Xuân Ốc
Diệu Ba) đều có ảnh hưởng chính trị khá lớn. Đệ tử của họ đến đời Tướng quân thứ 3 là
Ashikaga Yoshimitsu (Túc Lợi Nghĩa Mãn) đã bắt đầu mối quan hệ hữu nghị với nhà
Minh (Trung Quốc) và khai thác mậu dịch với nhà Minh và nhà Thanh. Đây cũng là một
vấn đề ngoại giao. Sự tiếp cận giữa võ sĩ và giới Phật giáo như thế đã ảnh hưởng đến văn
hóa quý tộc và văn hóa võ sĩ, có thể thấy dấu vết sự dung hợp của văn hóa vùng núi phía
bắc như chùa Rokuonji (Lộc Uyển Tự, còn gọi là Kinkakuji (Kim Các Tự)) thời
Yoshimitsu và văn hóa vùng núi phía đông như chùa Jishōji (Từ Chiếu Tự, còn gọi là
Ginkakuji (Ngân Các Tự)) thời Ashikaga Yoshimasa (Túc Lợi Nghĩa Chính). Văn hóa
thời Muromachi nổi bật với các loại hình nghệ thuật mang ảnh hưởng Phật giáo như tranh
thủy mặc, kiến trúc, trà đạo, hoa đạo, vườn đá... để lại nhiều tác phẩm cho đời sau. Ngoài
ra, để đảm bảo nguồn thu nhập ổn định trong các đền chùa có nơi đẩy mạnh nghiệp vụ tài
chính tạo vốn ở các khoản thu trợ cấp của lãnh địa hoặc tiền cúng dường. Mặt khác, ở
những đền chùa được “thành trì hóa” thì cũng có những người đóng góp tư sản làm vốn.
Tuy nhiên nhiều người không thể chịu được do lãi suất trở nên quá cao, đã phát động
phong trào Tokusei Ikki (Đức Chính Nhất Quỹ) lấy thế lực đền chùa làm đối tượng công
kích.
Dòng thiền Tào Động có sức ảnh hưởng lớn ở địa phương và tầng lớp bình dân.Đối với
tầng lớp công thương nghiệp thành thị ở Kyōtō thì Nhật Liên Tông lại phổ biến hơn
cả.Nói về các nhà truyền giáo thì trong thời kỳ này, Rennyo (Liên Như) của Tịnh Độ
Chân Tông và Nisshin (Nhật Thân) của Nhật Liên Tông là 2 tên tuổi nổi tiếng. Về sau,
Rennyo của Tịnh Độ Chân Tông đã vượt qua các chướng ngại như ở núi Hieizan và lập
giáo đoàn hùng mạnh ở chùa Honganji (Bản Nguyện Tự) thu hút số tín đồ rất lớn và sau
Loạn Onin đã đạt đến danh vị Lãnh chúa Thủ hộ, ngang bằng với các lãnh chúa thời
Chiến quốc. Cũng gọi là Nhất Hướng Tông, thế lực này cố kết chặt chẽ dưới danh nghĩa
tôn giáo và uy hiếp thế lực của các lãnh chúa thủ hộ hiện hữu. Trong số đó, phong trào
Ikkō Ikki (Nhất Hướng Nhất Quỹ) ở Kaga (Gia Hạ) là tiêu biểu nhất, đã trấn áp nhiều
lãnh chúa thủ hộ và lan rộng quyền tự trị (chủ yếu về thuế quan và tài phán). Vì vậy các
lãnh chúa thời Chiến quốc muốn bành trướng thế lực của mình buộc phải chọn hoặc phải
thỏa hiệp hoặc phải đối đầu với các thế lực này mà đa số đều đã chọn con đường thỏa
hiệp.
Trong số các phong trào Ikkō Ikki ở các nơi, phong trào ở chùa Ganshōji (Nguyện
Chứng Tự) ở Nagashima (Trường Đảo) Ise (Y Thế) đã ngoan cường chống lại lãnh chúa
Oda Nobunaga (Chức Điền Tín Trường) rồi sau đó bị Oda Nobunga dẫn quân thảm sát
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 15
đến diệt vong. Chùa Ishiyama Honganji (Thạch Sơn Bản Nguyện Tự), tổng đà của toàn
bộ môn đồ Ikkō cả nước, cũng thành lập tổ chức mạnh mẽ như các lãnh chúa thời Chiến
quốc, vào thời của Kennyo (Hiển Như) cũng chống lại lãnh chúa Oda Nobunaga, sau cuộc
khổ chiến kéo dài trước sau cả 10 năm gọi là Trận chiến Ishiyama đã phải rút lui khỏi núi
Ishiyama. Ngay cả ở Mikawa (Tam Hà) là nơi thế lực Ikkō khá mạnh, sau khi bị
Tokugawa Ieyasu (Đức Xuyên Gia Khang) mới lên đàn áp, nội bộ cũng phân rã làm hai.
Một câu chuyện cũng khá nổi tiếng thời này là lãnh chúa Oda Nobunaga đã cho tăng lữ
Nhật Liên Tông và Tịnh Độ Tông tranh luận tôn giáo với nhau rồi tuyên bố Tịnh Độ Tông
là bên thắng cuộc. Người ta nói rằng để kìm hãm Nhật Liên Tông đối lập với tông phái
khác nên Tịnh Độ Tông đã nhận được phán quyết có lợi.
Thời Azuchi Momoyama (1573-1600)
Lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi (Phong Thần Tú Cát) cho xây dựng thành Ōsakajō
(Đại Phản Thành) trên nền chùa Ishiyama Honganji nhưng về cơ bản ông ta luôn tìm
kiếm đồng minh nơi các thế lực tự viện. Trong suốt quá trình sự nghiệp của ông cũng
không ít lần vì chiến loạn mà phá hoại đền chùa nhưng để thu xếp mĩ mãn ông đã phái
người em là Toyotomi Hidenaga (Phong Thần Tú Trường) đến vùng Yamato nơi có lực
lượng tăng binh hùng mạnh. Ngoài ra, việc triển khai trưng thu vũ khí với mục tiêu không
chỉ là nông dân mà còn có cả đền chùa đã góp phần nhất định vào việc giải trừ quân bị
các đền chùa. Việc thống nhất, quản lý và giải trừ quân bị đền chùa còn tiếp diễn đến thời
Mạc phủ Edo với nhiều vấn đề lớn.
Thời Edo (or Tokugawa)(1600-1868)
Sau cái chết của Toyotomi Hideyoshi, Tokugawa Ieyasu lên nắm quyền đã quy định
“Chế độ quản lý tự viện” và đặt chức quan phụ trách đền thần, đình chùa, nhờ đó mà đã
đặt Phật giáo dưới sự quản lý của Mạc phủ. Ngoài ra ông còn cho thi hành chế độ đăng ký
hộ tịch dân chúng nơi đền chùa. Năm 1654, sư Ingen (Ẩn Nguyên) nhà Minh (Trung
Quốc) đã sang Nhật truyền bá dòng thiền Hoàng Bách. Thế lực Phật giáo lớn nhất bấy giờ
là Tịnh Độ Chân Tông do có nội loạn nên phân liệt thành 2 nhánh Đông và Tây, kết quả
là tự suy yếu đi.
Thời Meiji Meiji Restoration (1868-1912)
Từ nửa sau thời Edo, sự phát triển của phong trào Quốc học do Motoori Norinaga (Bản
Cư Tuyên Trường) đã dẫn đến cuộc Duy tân Minh trị, thành lập chính quyền Minh Trị
theo đường lối Quốc học với bộ phận lớn là những người ở phiên quốc Chōshū (Trường
Châu). Chính quyền được trao lại cho Thiên hoàng với kết quả là đối sách Chú trọng
Thần Đạo của chính phủ mới, cả nước thi hành “Phế Phật hủy Thích” khiến cho số lượng
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 16
đền chùa Phật giáo giảm đáng kể. Năm 1871 (năm Meiji (Minh Trị) thứ 4), chính phủ đã
đặt dấu chấm hết đối với thiền phái Phổ Hóa của sư Hư Vô.Chính phủ cũng cấm truyền
đạo đối với Bất Thụ Bất Thi Phái và Ki-tô Giáo.Các tông phái đã tiến đến hiện đại hóa
Phật giáo, tham gia các hoạt động phúc lợi xã hội và giáo dục như mở trường đại học tôn
giáo.
Thời kỳ đầu Shōwa
Qua các sự kiện như ban hành Pháp lệnh Thần Phật phân ly... về mặt hành chính tôn
giáo đã nằm trong sự quản lý của chính phủ tuy nhiên phải đến năm 1939 (năm Shōwa
(Chiêu Hòa) thứ 14) mới lần đầu tiên có văn bản chính thức là “Luật Đoàn thể Tôn giáo”.
Trong quá trình xác lập Thể chế Thần Đạo toàn quốc, trên pháp luật Thần Đạo không
phải là tôn giáo nhưng còn các đoàn thể tôn giáo khác như Phật giáo, các giáo phái Thần
Đạo, Ki-tô giáo thì vẫn chưa được xem xét, áp dụng thích đáng. Sự cần thiết phải có pháp
luật về tôn giáo cũng được chính giới nhận thức từ sớm nên từ năm 1899 (năm Minh Trị
thứ 32) đã có Dự thảo Luật Tôn giáo lần 1 do Viện Quý tộc đệ trình nhưng đã bị phủ
quyết. Vào năm 1927 (năm Chiêu Hòa thứ 2) và năm 1929 (năm Chiêu Hòa thứ 4) lại có
Dự thảo Tôn giáo được đưa ra ở Nghị viện nhưng sau quá trình thẩm lý đã không đi đến
quyết định gì... Nhờ vào Luật Đoàn thể Tôn giáo, phần lớn đoàn thể tôn giáo lần đầu tiên
trở thành pháp nhân theo luật định, ngay cả Ki-tô giáo cũng lần đầu tiên đạt được địa vị
pháp lý. Tuy vậy đây là đạo luật còn mang nặng tính giám sát, quản lý.
Thời kỳ nửa sau Shōwa đến nay
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, năm 1945 (năm Chiêu Hoà thứ 20), ngày 28 tháng 12,
Pháp lệnh Pháp nhân Tôn giáo được ban hành và thực thi, những định chế đối với các
đoàn thể tôn giáo bị bãi bỏ. Năm 1951, Pháp lệnh Pháp nhân Tôn giáo cũng bị bãi bỏ,
thay vào đó là Luật Pháp nhân Tôn giáo với chế độ chứng nhận tư cách.Nhân sự kiện
đánh hơi độc hệ thống điện ngầm của Giáo phái Aum vào năm 1995 (năm Bình Thành
thứ 7), Luật Pháp nhân Tôn giáo được cải chính lại một phần.
1.4.2. Các Hình Thức Phật Giáo Nhật Bản
Phật giáo Nhật Bản có rất nhiều tông phái khác nhau thường được nhắc đến phổ biến
hơn cả là hệ “Thập tam tông thập lục phái” (13 tông phái)
- Phật giáo Nara (“Nam đô lục tông”: 6 tông phái kinh đô phương nam, thời Nara)
1. Hoa Nghiêm Tông (bản địa): khai tổ là Shinshō (Thẩm Tường), đặt cơ sở tại chùa
Tōdaiji (Đông Đại Tự): (Kegon) Dựa vào kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka) để lập
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 17
Tông phái. Chủ trương của phái này tôn thờ và thực hành pháp hạnh của đức Phật
Tỳ Lô Xá Na.
2. Pháp Tướng Tông: khai tổ là Dōshō (Đạo Chiêu), đặt cơ sở tại chùa Kōfukuji
(Hưng Phúc Tự), Yakushiji (Dược Sư Tự),...Tông này bắt nguồn từ tư tưởng phái
Yoga của Ấn Độ, một Tông phái Phật Giáo phát triển có mặt từ năm 167 tại Ấn.
3. Luật Tông: khai tổ là hòa thượng Ganjin (Giám Chân), đặt cơ sở tại chùa
Tōshōdaiji (Đường Chiêu Đề Tự)
Luật Tông (Ritsu): Luật Tông là 1 trong 13 tông phái Phật Giáo chính của Trung
Hoa. Tông phái này theo khuynh hướng bảo thủ, giống như truyền thống ởcác
nước vùng Nam Á, được ngài Đạo Tuyên (Tao Hsuan, 596 - 667) dựa vào bộ
kinh Đại Thừa Luật (Mahayana Vinaya) là thành lập vào thời đại nhà
Đường. Chủ trương của Luật Tông là nghiêm trì giới luât để tiến đến Phật quả.
Tông phái này được Ngài Giám Chân (Ganjin) giới thiệu đến Nhật vào năm 754.
- Phật giáo Heian (“Bình An nhị tông”: 2 tông phái thời Heian) và Mật Tông
4. Chân Ngôn Tông (Đông Mật): khai tổ là Kūkai (Không Hải – sư Hoằng Pháp),
đặt cơ sở tại chùa Tōji (Đông Tự) núi Hachiman'yama (Bát Phiên Sơn), chùa
Kongōbuji (Kim Cương Phong Tự) núi Kōyasan (Cao Dã Sơn),...
5. Thiên Thai Tông (Tây Mật): khai tổ là Saichō (Tối Trừng – sư Truyền Giáo), đặt
cơ sở tại chùa Enryakuji (Duyên Lịch Tự) núi Hieizan (Tỉ Duệ Sơn),...
- Pháp Hoa (hệ Phật giáo Pháp Hoa thời Kamakura)
6. Nhật Liên Tông: khai tổ là Nichiren (Nhật Liên – sư Lập Chính), đặt cơ sở tại
chùa Kuonji (Cửu Viễn Tự) núi Minobusan (Thân Duyên Sơn),...
Tông này lấy tư tưởng trong Kinh Pháp Hoa làm chỗ nương tựa chính.
Ngài Nhật Liên sinh năm 1222 con của một gia đình nghèo nàn tại Kaminato. Ngài
xuất gia vào thuở thiếu thời; lúc đầu học theo Chân Ngôn Tông, rồi chuyển sang Thiên
Thai Tông.
Cuối cùng Ngài kếtluận rằng: Chỉ có Kinh Pháp Hoa (Saddharma Punsirika Sutra)
mớilà cứu cánh và có thể đưa nước Nhật ra khỏi những biến loạn trong thời kỳ đó. Hành
giả theo Tông này thường thọ trì Kinh Pháp Hoa và niệm danh hiệu Diệu Pháp Liên
Hoa Kinh. Tông này có 4 ngôi chùa lớn tại Nhật: chùa Diệu Hiền, chùa Bản Môn,
chùa Bản Quốc và chùa Pháp Hoa. Sau Thế chiến thứ nhất, Tông này lại phát triển
thêm nhiều chi nhánh khác như Soka Gakkai, Rissho Koseikai, Reitykai... mà tất cả đều
nhằm vào việc xiển dương giáo nghĩa của Kinh Pháp Hoa.
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 18
Tổ chức Phật Giào Nikkyo Koseikai thành lập năm 1938 đến nay vẫn được xem là
một trong những tổ chức Phật Giáo rất mạnh tại Nhật với tín đồ lên đến 6 triệu.
- Tịnh Độ (hệ Phật giáo Tịnh Độ thời Kamakura):
7. Tịnh Độ Tông: khai tổ là Hōnen (Pháp Nhiên – sư Viên Quang), đặt cơ sở tại
chùa Chi'on'in (Tri Ân Viện) núi Kachōzan (Hoa Đỉnh Sơn), chùa Kōmyōji (Quang
Minh Tự) núi Hōkokuzan (Báo Quốc Sơn), chùa Zenrinji (Thiền Lâm Tự) núi
Shōjuraigōsan (Thánh Chúng Lai Nghênh Sơn),...
8. Tịnh Độ Chân Tông (cũng gọi là Chân Tông, Nhất Hướng Tông): khai tổ là
Shinran (Thân Loan – sư Kiến Chân), đặt cơ sở tại chùa Nishihonganji (Tây Bản
Nguyện Tự) núi Ryūkokuzan (Long Cốc Sơn), chùa Higashihonganji (Đông Bản
Nguyện Tự),...
9. Dung Thông Niệm Phật Tông: khai tổ là Ryōnin (Lương Nhẫn – sư Thánh Ứng),
đặt cơ sở tại chùa Dainenbutsuji (Đại Niệm Phật Tự)
10. Thời Tông: khai tổ là Ippen (Nhất Biến – sư Viên Chiếu), đặt cơ sở tại chùa
Shōjōkōji (Thanh Tịnh Quang Tự) núi Fujisawayama (Đằng Trạch Sơn)
Thiền (hệ Phật giáo Thiền thời Kamakura) và Thiền tông
11. Tào Động: khai tổ là Dōgen (Đạo Nguyên – sư Thừa Dương), đặt cơ sở tại chùa
Eiheiji (Vĩnh Bình Tự) núi Kisshōzan (Cát Tường Sơn), chùa Sōjiji (Tổng Trì Tự)
núi Shogakusan (Chư Nhạc Sơn)
- Thiền Tào Độnglà một trong năm Thiền phái chính của Trung Quốcvà là một trong 13
tông phái chính của Phật Giáo Nhật Bản. Đây là một Thiền phái kiểu mẫu như để so
sánh với Thiền Lâm tế, cuối cùng nó dường như phổ biến hơn nhưng hơi khác ở Nhật.
Thiền Tào Động được Thiền sư Đạo Nguyên (Dogen - 1200 - 1253) khai sáng. Đạo
Nguyên vốn là đệ tử của Ngài Vĩnh Tây, sau đó ông sang Trung Hoa du học và trở về
Nhật Bản xây dựng Thiền phái này.
Người kế thừa và phát triển sâu rộng thêm dòng Thiền phái này là Thiền sư Suzuki
Shogan (1579 - 1653). Hiện nay ngôi chùa già lam chính của Thiền phái này là chùa Tổg
Trì (Soji-ji) ở Yokohama do Thiền sư Hành Cơ (Gyogi 666 - 749) tạo dựng năm 1321.
12. Lâm Tế(bản địa): khai tổ là Eisai (Vinh Tây – Thiên Quang quốc sư), đặt cơ sở
tại chùa Kenninji (Kiến Nhân Tự), Engakuji (Viên Giác Tự), Myōshinji (Diệu Tâm
Tự), Tōfukuji (Đông Phúc Tự),...
Dòng Thiền này do công khai sáng của Thiền sư người Nhật – Vinh Tây (Eisai -1141
- 1215). Ngài xuất gia từ năm 13 tuởi ở chùa An Dưỡng (Annyo) ở Kibitsu). Ngài đã
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 19
tìmđường đến Trung Hoa để học đạo trong hai lần vào những năm 1168 và 1187. Lần
sau cùng Ngài về đến Nhật vào năm 1191 và kiến tạo ngôi chùa Shofuku ở Hakata.
Ngôi chùa này được xem là Thiền viện đầu tiên trên đất nước này.
Năm 1215, triều đình Nhật xây dựng chùa Kiến Nhân (Kennin -ji) tại Kyoto, Ngài
được thỉnh về làm chứng minh đạo sư cho ngôi già lam này. Ngài cũng được xem là
người có công trong văn hoá Trà Đạo tại Nhật.
Ngài đã mang giống trà từ Trung Hoa về trồng tại Nhật. Vị Thiền sư nổi tiếng của
Thiền Phái này về sau là ngài Bạch Ẩn (Hakui Ekaku - 1685 - 1786) với những tác
phẩm nổi tiếng. Ngày nay ở Nhật có 14 chi phái thuộc dòng Thiền này tuy không hợp
nhất về tổ chức, nhưng vẫn đeo đuổi lý tưởng ban đầu của Tổ sư Vĩnh Tây.
13. Hoàng Bách: khai tổ là Ingen (Ẩn Nguyên – sư Chân Không), đặt cơ sở là chùa
Manbukuji (Vạn Phúc Tự) núi Ōbaku (Hoàng Bách).
Đây là Thiền phái thứ ba của người Nhật, có tầm ảnh hưởng ít hơn hai Thiền phái kể
trên, do Thiền sư người Trung Hoa Ẩn Nguyên (Yin Yuan 1592 - 1673) khai sáng. Sau
nhiều năm tu học tại quê nhà, ông sang Nhật Bản để hoằng pháp vào năm 1654 và tiến
hành thành lập Thiền phái này tại chùa Vạn Phước (Mampuku-ji) ở tỉnh Yamato. ông đã
được Nhật Hoàng ban cho danh hiệu Quốc Sư (Daik Fusho Kokushi) ông đã lưu lại
nhiều tác phẩm Phật học giá trị. Hiện nay có hơn 600 ngôi chùa là chi nhánh của Thiền
pháinày.
Nhìn chung lại cả 3 Thiền phái trên đã phát triển mãnh tại Nhật và có tầm ảnh hưởng
câu rộng trong đời sống tâm linh của người Nhật.
Cả ba đều có nhiều trường đại học, nhà xuất bản kinh sách riêng, cơ quan từ thiện, xã
hội... Không những thế. Thiền đã ăn sâu vào tiềm thức của người Nhật: Trà đạo, Nghê
thuật cắm Hoa, nghệ thuật Suiseki, Hoa đạo, Thư pháp... Một trong những ảnh hưởng lớn
với nền văn hoá này là Thiền Tông.
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 20
2. SO SÁNH PHẬT GIÁO PHẬT GIÁO Ở TRUNG QUỐC, HÀN QUỐC
VÀ NHẬT BẢN
2.1. Nguồn gốc:
TRUNG QUỐC HÀN QUỐC NHẬT BẢN
Theo nhiều nguồn sử liệu,
hai thế kỷ đầu sau ngày đức
Phật Niết-bàn, Phật giáo chỉ
giới hạn quanh lưu vực sông
Hằng của Ấn Độ, trị vì đất
nước Ấn Độ khoảng từ năm
274 đến 236. T.CN. Sau đó
truyền sang Trung Quốc bằng
cả đường bộ lẫn đường thủy.
Vào cuối thế kỷ thứ II.
T.CN, Trung Quốc đã chinh
phục được một số nước thuộc
vùng Trung Á và có mối quan
hệ với Bactria, Parthia và Ấn
Độ. Vào thời điểm này, vua
chúa của triều đại Kushan
thường phái sứ giả đến các xứ
ấy. Giới thương nhân cũng
mang ngọc, thảm xứ đến
Trung Hoa sau đó họ lại mua
hàng tơ lụa của Trung Quốc và
vận chuyển về đất nước mình
bằng con đường này. Trong
đoàn của giới thương nhân
thường có các nhà truyền
giáo của đạo Phật tháp tùng để
cầu nguyện và đem sự bình
yên đến cho họ trong suốt
cuộc hành trình. Nhưng khả
năng có thể tin cậy nhất là
Phật giáo được truyền vào
Trung Hoa bằng con đường
Trung Á.
Có vài tài liệu cho rằng,
Phật giáo du nhập trực tiếp vào
Hàn Quốc từ thế kỷ thứ 3
TCN. Nhưng phần lớn nhiều
học giả đồng tình rằng Phật
giáo truyền từ Trung Quốc
sang bán đảo Hàn Quốc, do đó
Phật giáo Hàn Quốc bị ảnh
hưởng sâu sắc bởi đạo Phật
theo hệ phái Đại thừa Trung
Quốc
Lịch sử Phật giáo Nhật Bản
người ta có chia thành Lịch sử
Phật giáo Cổ đại, Trung thế,
Cận thế... nhưng trong đó lại
phân nhỏ thành các mảng như
cơ sở kinh tế tự viện, cơ cấu
tổ chức giáo đoàn, tư tưởng
của một tông phái, học phái
của ngôi chùa hay thậm chí là
tư tưởng của một nhà sư chưa
được ai biết đến...
1.Phật Giáo cổ đại
…
2. Trung thế
…
3. Cận thế
Sau Chiến tranh thế giới
thứ 2, năm 1945 (năm Chiêu
Hoà thứ 20), ngày 28 tháng
12, Pháp lệnh Pháp nhân Tôn
giáo được ban hành và thực
thi, những định chế đối với
các đoàn thể tôn giáo bị bãi
bỏ. Năm 1951, Pháp lệnh
Pháp nhân Tôn giáo cũng bị
bãi bỏ, thay vào đó là Luật
Pháp nhân Tôn giáo với chế
độ chứng nhận tư cách. Nhân
sự kiện đánh hơi độc hệ thống
điện ngầm của Giáo phái
Aum vào năm 1995 (năm
Bình Thành thứ 7), Luật Pháp
nhân Tôn giáo được cải chính
lại một phần.
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 21
2.2. Thời gian xuất hiện:
TRUNG QUỐC HÀN QUỐC NHẬT BẢN
Phật giáo du nhập vào Trung
Hoa chính xác vào thời điểm
nào vẫn còn là một ẩn số.
Nhiều giả thuyết liên quan đến
sự kiện quan trọng và ý nghĩa
trên cho rằng Phật giáo có thể
đã hiện diện ở Trung Quốc vào
thời Hán Võ đế (140-86 T.CN)
thông qua việc viên tướng
Ch'ang-k'ien (Trương Khiên)
đem về Trung Quốc một tượng
Phật bằng vàng vào năm 126
T.CN. Theo "Bách Khoa Phật
Học", truyền thống ghi lại sự
du nhập của Phật giáo có thể
xảy ra vào năm 217 T.CN khi
các phái đoàn truyền giáo do
vua Asoka gửi đi trải dài khắp
khu vực phía Nam và Đông
Nam châu Á.
Do đó, người ta có lý do để
tin rằng có thể Phật giáo được
truyền vào Trung Quốc vào thế
kỷ thứ III T.CN, nhưng sau đó
tôn giáo này không thể tồn tại
được qua sự kiện xây dựng Vạn
Lý Trường Thành và thiêu đốt
kinh sách của Tần Thủy Hoàng
thuộc triều đại nhà Tần.
Phật giáo được truyền sang
Hàn Quốc trong thế kỉ thứ 6 từ
Trung Quốc qua sự tiếp xúc với
những bộ tộc thảo nguyên tại
Trung Á và Bắc Á. Ban đầu,
nghệ thuật Phật giáo Hàn Quốc
chịu ảnh hưởng Trung Quốc
cũng như ảnh hưởng của nghệ
thuật truyền thống bản xứ: hình
dạng trừu tượng nhưng đồng
thời mang nhiều trang vật
truyền thống. Tuy nhiên, khác
với những những hình tượng
mang nhiều trang vật sặc sỡ
của nghệ nhân Trung Quốc,
người Hàn chuộng phong cách
đơn giản, rõ ràng hơn như có
thể thấy được ở phong cách
biểu hiện các vị Phật siêu việt
như Đại Nhật Phật. Truyền
thống nghệ thuật này sau cũng
có ảnh hưởng lớn tới nền Phật
giáo Nhật Bản.
Phật giáo chính thức được
truyền sang Nhật Bản vào thế
kỉ thứ 6 qua các tăng sĩ Hàn
Quốc và Trung Quốc và đã
được phổ biến trong thế kỉ 7.
Vì địa thế ốc đảo đặc biệt,
là miền cực Đông của Con
đường tơ lụa nên nhiều
truyền thống Phật giáo cũng
như nghệ thuật Phật giáo vẫn
được lưu tồn ở đây trong khi
bị đàn áp và suy tàn ở những
khu vực phương Tây khác
như Ấn Độ, Trung Á và
Trung Quốc. Trong lĩnh vực
nghệ thuật thì ban đầu, phong
cách Hàn Quốc được tiếp nối
và có phần bị ảnh hưởng bởi
phong cách nghệ thuật truyền
thống Nhật Bản thời Minh
Nhật (明日, ja. asuka, 593-
710).
Hai trung tâm Phật giáo
tại đây là cố đô Nara, Kyoto,
và Tokyo ...
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 22
2.3. Quá trình phát triển (những giai đoạn/thời kì phát triển, đặc
điểm nổi bật nhất của từng giai đoạn)
TRUNG QUỐC HÀN QUỐC NHẬT BẢN
Thời kỳ hình thành:
Phật giáo đã thành hình và
đã truyền bá rộng rãi trong
dân chúng Trung Hoa dưới
triều đại nhà Hán, nhưng Phật
giáo trong thời kỳ này mang
màu sắc pha tạp của Nho giáo
và các tín ngưỡng dân gian.
Từ vua chúa đến thần dân đều
tin và phụng thờ Phật Thích
Ca và Lão Tử trên cùng một
bàn thờ.
Thời kỳ phát triển:
- Từ Tam Quốc đến Tây
Tấn (thế kỷ thứ III đến thế kỷ
thứ IV T.L). sau khi nhà Ðông
Hán mất ngôi, nước Tàu bị
chia làm ba khối, tức là thời
Tam Quốc: Ngụy, Thục, Ngô.
Mặc dù phân chia như thế,
trong những nước ấy, từ vua
chúa đến dân gian đều quy
ngưỡng theo đạo Phật, và mỗi
nước đều có những vị cao
tăng từ Tây Vức sang truyền
đạo. Đến đời Tây Tấn, Phật
Giáo Trung hoa mới thấy
được cái vẽ rực rỡ của thời kỳ
thịnh phát thứ nhất. Chính
trong giai đoạn này, Trung
hoa bắt đầu có những tôn phái
mới là Tam luận tôn và thành
Thời kì ba Vương quốc
(57 TCN – 668 CN):
Thách thức đầu tiên khi
Phật giáo mới du nhập vào
Hàn Quốc là tín ngưỡng Tát-
mãn giáo bản địa, tín ngưỡng
này đã giúp hợp nhất những
bộ lạc khác nhau thành những
vương quốc thống nhất. Phật
giáo Hàn Quốc đã Thách thức
đầu tiên khi Phật giáo mới du
nhập vào Hàn Quốc là tín
ngưỡng Tát-mãn giáo bản địa,
tín ngưỡng này đã giúp thích
ứng với tín ngưỡng bản địa
bằng cách thiết lập Phật giáo
Hộ quốc.
Thời kì Vương triều
Silla hợp nhất (668-935)
- Vương triều Silla có sự
am hiểu và tôn sùng Phật giáo
nên quần chúng nhân dân sẵn
sàng theo họ. Do đó, Phật
giáo đã tăng cường tình đoàn
kết trong xã hội Silla.
- Quan niệm duy tâm làm
thỏa mãn sự khao khát chung
về một vùng đất hạnh phúc,
không có khổ đau và khuyến
khích người dân đồng nhất
quốc vương của họ hay những
vị anh hùng dân tộc với vị
thần Phật giáo. Với sự giúp đỡ
của Phật giáo, Vương triều
Silla đã thành công trong việc
Thời kỳ hình thành
(538-794):
Phật giáo chính thức được
truyền đến Nhật từ Triều Tiên
(Korea) vào năm 552 Tây lịch
(có chỗ ghi nhận là năm 538).
Lúc bấy giờ vua nước Bách Tế
(Triều Tiên) đã gởi một phái
đoàn truyền giáo đến Nhật.
Phái đoàn này đã được nhà
vua Nhật Bản tiếp đón một
cách nồng hậu.
Thời kỳ phát triển
(Heian/BìnhAn/794-1184):
-Triều đại Nara (710 -
794) qua sự ủng hộ Phật
Pháp của Hoàng đế Thánh Võ
(Shomu 701 - 756), vị vua thứ
45 của Nhật Bản) Phật Giáo
đã trở thành quốc giáo của đất
nước Phù Tang. Năm 741, vua
Thánh Võ đã ban hành một
quốc lệnh rằng mỗi làng và
mỗi tỉnh phải xây dựng một
ngôi chùa và dân chúng phải
thành tâm thọ trì Phật Pháp.
Để làm gương cho mọi người,
chính vua Thánh Võ đã đích
thân xây chùa Đông Đại
(Todai) tại kinh đô vào cuối
năm 741.Sáu tông phái Phật
giáo được truyền đến Nhật từ
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 23
TRUNG QUỐC HÀN QUỐC NHẬT BẢN
thật tôn.
- Thời kỳ vàng son của
Phật giáoTrung Hoa tập trung
vào triều đại nhà Tùy (Sui,
581-618). Trong thời kỳ này
nhiều vị cao tăng đã gây thêm
uy thế cho đạo Phật cả trong
dân gian lẫn cả triều đình, như
Ngài Hệ Lâm được tham dự
triều chín.
- Dưới đời nhà đường(thế
kỷ thứ VII- IX ), vào khoảng
đầu thế kỷ thứ bảy, dưới đời
vua Ðường Thái Tôn(ông vua
thứ hai đời đường),sau một
thời gian bị phân tán vì giặc
giã, đạo phập ở Trung hoa bắt
đầu thịnh phát lại. Vị cao tăng
đã mở đầu cho giai đoạn hưng
thịnh này là Ngài Huyền-
Trang, thường được gọi là
Ðường Tam-Tạng pháp sư.
Ngài Huyền-Trang tự phát đại
nguyện sang Ấn Ðộ, tìm học
đạo với những bậc minh-sư,
và đi chu du khắp Ấn Ðộ. Sau
15 năm, Ngài trở về Trung
hoa, đem rất nhiều kinh tạng
bằng Phạm-Văn và tổ chức
cuộc phiên dịch sang Hán-
Văn có trên 1.500 quyển.
Thời kỳ này là thời kỳ hưng
thịng lừng lẫy nhất của Phật
Giáo Trung Hoa.
- Từ khi nhà Ðường mất
thiên hạ, đến nhà Minh, trải
chuyển đổi từ chế độ thị tộc
sang nhà nước quân chủtập
quyền với tính thống nhất
quốc gia mạnh mẽ.
- Vương triều đặc biệt coi
trọng và nghiên cứu sâu bộ
kinh Phật Đại thừa: Kinh Hoa
Nghiêm, Kinh Pháp.
- Phật học viện có ảnh
hưởng nhất trong Phật giáo
Hàn Quốc được ra đời với
công lao của nhà tư tưởng
Phật giáo bậc thầy Uisang.
- Cuối thời kì Silla hợp
nhất, Phật giáo Seon (Thiền
tông) được du nhập vào Hàn
Quốc.
Thời kì Goryeo (918-
1392)
- Phật giáo dưới triều đại
Goryeo cũng giữ vai trò là
nguồn cảm hứng chủ đạo cho
sáng tác nghệ thuật và nghiên
cứu chuyên môn học thuật
sâu.
- Một trong những thành
tựu to lớn nhất là nghệ thuật
chạm khắc Tripitaka Koreana
(Tam Tạng kinh Hàn bản).
Đây là Bộ Kinh Phật được
thực hiện vào đầu thế kỉ 13
trong suốt thời gian diễn ra
chiến tranh với người Mông
Cổ. Bộ Kinh này bao gồm
hơn 80.000 mộc bản. Đây là
một công trình quốc gia được
tạo nên không chỉ bởi công
sức của chính quyền mà còn
Trung Hoa và phong trào
nghiên cứu và tu Phật tại Nhật
đã bắt đầu: Luật Tông (Ritsu);
Câu Xá Tông (Kusha);
Thành Thật Tông (Jojitsu);
Tam Luận Tông (Sanron);
Pháp Tướng Tông (Hosso);
Hoa Nghiêm Tông(Kegon).
-Triều đại Heian (794 -
1185)được xem là thời hoàng
kim củaPhật giáo Nhật;
- Thời kỳ Kiếm Thương
(Kamakura1185-1333): Đây là
thời kỳ khủng hoảng, vì cả
nước bị đe dọa trầm trọng bởi
tàn phá khốc liệt từ sự phân
hóa nội bộ và bạo lực dưới
những tổ chức quân sự được
thành lập năm 1185 của bộ tộc
Minamoto, ngoại ô Kyoto, đã
làm cho việc tu tập và nghiên
cứu Phật Đà bị khựng lại một
lúc lâu. Tuy nhiên, cuối cùng
mọi việc cũng đâu vào đấy và
Phật giáo vẫn tiếp tục công
việc của mình.Nhật Liên Tông
(Nichiren) và Tịnh Độ Tông
(Jodo) cũng lần lượt xuất hiện
và được truyền bá rộng rãi trên
toàn nước Nhật.
- Thời kì Nam Bắc Triều và
Thất Đinh (Nambokushou-
Muromachi, 1333 - 1600),
Thiền tông nhờ có sự quy y
của triều đình và tướng quân
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 24
TRUNG QUỐC HÀN QUỐC NHẬT BẢN
qua mấy trăm năm trước
Trung Hoa tuần tự trải qua
các đời: Ngũ Ðại (hậu Lương,
hậu Ðường, hậu Tấn, hậu
Hán, hậu Chu). Nhà Tống, rồi
đến nhà Nguyên. Nhưng phải
đợi đến đời vua Thái-Tổ nhà
Minh (ChuNguyên Chương)
đạo Phật mới lấy lại được cái
vẽ huy hoàng của những thời
hưng thịnh trước. Minh Thái-
Tổ, nguyên lúc nhỏ là một vị
Sa-Di, nên khi lên ngôi, Ngài
hết sức ủng hộ Phật Giáo.
- Phải đợi đến cuộc cách-
mạng Tam-dân chủ-nghĩa
(1912), đạo Phật mới trổi dậy
bằng hình thức nghiên cứu
Phật học và sự thành lập các
hội Phật Giáo khắp trong
nước.
Thời kỳ suy vi và chấn
hưng:
Một số triều đại vui chúa
hạ lệnh cấm Phật Giáo truyền
bá, từ đó tạo thành trên lịch sử
Phật giáo 2 chữ “Pháp nạn”.
Nỗi bậc nhất là 4 lần pháp nạn
phát sinh vào thời kỳ Bắc
Ngụy Thái Võ Ðế, Bắc Châu
Võ Ðế, Ðường Võ Tông và
Ngũ Ðại Hậu Châu Thế Tông.
Sau cuộc đàn áp dã man
dưới triều đại vua Võ Tôn vào
năm 845. Cả Thiên Thai Tông
toàn thể dân chúng, là sự kết
tinh của một nền văn hóa dân
tộc bắt nguồn từ đức tin Phật
giáo.
- Tới cuối triều đại Goryeo
Phật giáo đã phải chịu đựng
những tổn thất nặng nề, do: sự
chiếm hữu đất xây dựng chùa
thờ Phật gia tăng hàng năm,
việc miễn thuế và các nghi lễ
quốc gia được tổ chức trên
diện rộng đã trở thành gánh
nặng lớn đối với ngân sách
nhà nước. Hơn nữa, những vụ
việc các nhà sư tham nhũng,
cùng với sự dính líu của họ tới
những cuộc tranh giành quyền
lực chính trị, tiền tệ hay
những vụ bê bối khác đã diễn
ra thường xuyên và nghiêm
trọng
Thời kì Joseon (1392-
1910)
-500 năm triều đại Joseon là
kỉ nguyên tối tăm đối với Phật
giáo. Vì Tân Khổng giáo nổi
bật lên như một thế lực mới,
đàn áp Phật giáo một cách có
hệ thống.
-Sự quản lí nhà nước đối
với Phật giáo ngày càng trở
nên căng thẳng hơn, và lên đến
đỉnh điểm khi có lời tuyên bố
rằng các nhà sư là thành phần
bị xã hội ruồng bỏ nên không
được phép bước vào khu vực
thủ đô. Nhà nước đưa ra lệnh
nên rất thịnh vượng.
Thời kỳ suy vi:
- Thời kì Edo (1600 - 1868),
nhìn chung Phật giáo có phần
sa sút về tư tưởng và trở thành
một loại Phật giáo đọc kinh, do
thời kì này Nho học bột phát.
- Kể từ cuối thế kỉ XIX,
nhất là từ thời kì Minh Trị
Duy Tân, Phật giáo suy thoái
nghiêm trọng. Phật giáo buộc
phải phát triển theo hướng
tăng tính thế tục. Nhiều tăng
lữ tham gia chính trị. Phật giáo
dần dần hướng về hoạt động
xã hội.
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 25
TRUNG QUỐC HÀN QUỐC NHẬT BẢN
và Hoa Nghiêm Tông đều bị
tàn lụi vì sự đơn độc của hai
tông phái này. Thiền và Tịnh
Độ tông với nhiều tín đồ,
được sống sót, phục hồi và
tìm lại chỗ đứng trong xã hội
Khổng Mạnh.
Triều đại nhà Nguyên
(1215-1368):Mật giáo của
Phật giáo Tây Tạng được giới
thiệu đến miền Bắc Trung
Hoa nơi được sự đở đầu của
hoàng gia sau khi Mông cổ
xâm lăng TH.
Phật giáotiếp tục phát triển,
nhất là Mật tông của Tây
Tạng được hoàng gia bảo trợ
nên có nhiều ưu thế hơn. Các
hoàng đế Thuận Trị, Khang
Hy, Ung Chính, Càn Long là
những ông vua hết lòng hộ trì
Phật pháp và bảo trợ nhiều
công trình Phật sự để đời như
cho khắc in ba Đại Tạng Kinh
Trung Hoa. Tuy nhiên cuộc
nổi loạn vào các năm 1851-64
ở miền Nam Trung Hoa do
vua Manchu của nhà Thanh
cầm đầu, đã tạo ra một cuộc
khủng bố khốc liệt đối với
Phật Giáo, kết quả nhiều tự
viện bị hủy diệt và tịch thu.
Sau đó, Phật giáo Trung
Hoaphải cầu viện Phật giáo
Nhật bản trợ giúp để phục
hồi.
cấm xây dựng các đền thờ gần
thị trấn và nhiều đền thờ đã bị
phá hủy. Những tu viện đã tồn
tại phải ẩn sâu trong núi. Do
đó, Phật giáo đã mất đi địa vị
của mình trong nền văn hóa xã
hội Hàn Quốc. Giới Phật giáo
gần như rất thất vọng và mang
tư tưởng chủ bại.
Thời kỳ cận đại
-Nhật Bản thôn tính Hàn
Quốc vào năm 1910 và thực
hiện có hệ thống chính sách
Nhật hoá nền văn hoá Hàn
Quốc
-Các nhà sư Hàn Quốc được
ủng hộ kết hôn, từ bỏ truyền
thống sống độc thân, như các
nhà sư Tân Tăng Nhật Bản đã
và đang làm.
-Sau khi Hàn Quốc được
giải phóng khỏi ách thống trị
Nhật Bản năm 1945, những
nhà tu hành còn độc thân của
Hàn Quốc muốn xua đuổi
những nhà sư đã kết hôn ra
khỏi cộng đồng Phật giáo. Sau
vài thập kỉ đấu tranh gay gắt,
hai phe phái Jogye và Taego,
tiêu biểu cho hai chủ trương
nhà tu hành phải sống độc thân
hay được kết hôn, thỏa thuận
cùng chung sống như hai dòng
Phật giáo lớn nhất ở Hàn
Quốc.
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 26
2.4. Đặc điểm
TRUNG QUỐC HÀN QUỐC NHẬT BẢN
- Phật giáo được truyền vào
Trung Quốc hiển nhiên là
Phật giáo Đại thừa, tiêu biểu
cho chân lý của Đức Phật, còn
Tiểu thừa chỉ được coi là
phương tiện quyền xảo mà
thôi. Trong mười ba phái dưới
thời Tùy, Đưòng chỉ có Tỳ
Đàm Tôn (sau là Cấu Xá Tôn)
có thể nói là chân chính Đại
thừa, còn tất cả các phái khác,
trên bản chất thì thuộc Tiểu
thừa, nhưng đều coi mình là
Đại thừa, bởi thế mà địa vị
của Đại thừa được thành lập.
- Tại Trung Quốc, ngoài
triều đình và các vị tăng già
ẩn tuẫn trong các nơi thâm
sơn u tịch ra, đối với nhân
gian, Phật giáo chỉ phụ thuộc
cho nên tinh thần Phật giáo có
vẻ bạc nhược.
- Phật giáo Hàn Quốc là
hợp nhất các quan điểm khác
nhau kết thành một hệ thống
tư tưởng.
- Phật giáo là nền tảng tư
tưởng của giai cấp thống trị
trong quá khứ; đóng vai trò là
tôn giáo phổ biến trong quần
chúng nhân dân.
- Phật giáo Nhật Bản phát
huy đặc chất của Đại thừa, coi
nhẹ phần ẩn dật mà thiên
trọng phần hoạt động, coi nhẹ
phần học vấn mà coi trọng
phần thực hành. Thái tử
Thánh Đức chú thích kinh
Pháp Hoa đến đoạn nói “nên
ở những nơi núi rừng u tịch
mà tu luyện” thì ông chua
thêm là: “không nên, vì mục
đích của đạo Phật là lấy sự
hoạt động ngay giữa xã hội
thực tiễn để phát huy cơ năng
của mình”
- Phật giáo lại từ chỗ sinh
hoạt quốc gia tiến đến chỗ lấy
sinh hoạt cá nhân làm trung
tâm, lấy sự an tâm lập mệnh
cá nhân làm cơ năng cao nhất,
đến đây thì tinh thần Phật giáo
đã thật sự thu hút toàn bộ sinh
hoạt quốc gia, và trên thực tế,
điểm này có thể nói đã trở nên
thiết yếu nhất của Phật giáo
Nhật Bản.
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 27
2.5. Tông phái chính
TRUNG QUỐC HÀN QUỐC NHẬT BẢN
Thiền Tông: là một tông
phái đặc biệt và thành tựu
nhất của Phật giáo Trung Hoa.
Tại Trung Hoa lúc đầu
thiền bị ảnh hưởng mạnh mẽ
của đạo Lão và Khổng. Thiền
chỉ độc lập và nổi tiếng từ thế
kỷ thứ bảy, tức phải đợi đến
đời tổ Huệ Năng (Hiu Neng,
638-713, tổ thứ sáu) thì tông
này mới được truyền bá rộng
rãi và đã trở thành một tông
phái chính cho tới ngày nay.
Thiền (ch’an) là pháp môn
huấn luyện tâm linh nhắm đến
việc trực nghiệm thực tại của
vạn hữu, còn gọi là tâm hay
Phật tánh, hiện hữu ở mọi
chúng sanh. Theo Thiền tông,
thực tại này là vô ngã (sùnya),
không thể diễn đạt bằng ngôn
ngữ, và cũng không thể nhận
thức bằng tư tưởng. Do vì
không thể diễn đạt bằng ngôn
ngữ và nhận biết bằng tư
tưởng, thực tại này, tức chân
tâm hay Phật tánh, chỉ có thể
liễu hội (hay nắm bắt) bằng
trực giác tức thời. Để đạt đến
cấp độ này, hành giả phải gột
rửa tất cả tư tưởng để tâm
được an tịnh, bởi vì trong mọi
ý niệm đều có ngã tính, tạo ra
sự phân biệt giữa chủ thể và
Hiện tại Hàn Quốc có tất cả
là 18 tông phái Phật giáo khác
nhau xuất phát từ bốn tông
phái chính là Thiền tông, Mật
tông, Pháp Hoa tông và Hoa
Nghiêm tông.
Trong các tông phái, nổi
bật và có tầm ảnh hưởng sâu
rộng nhất là Thiền phái Tào
Khê được thiền sư Tri Nột
(Chinul, 1158-1210), thành
lập với ước nguyện sẽ dung
hòa không những, các chi
phái của Thiền Tông Trung
Hoa, mà còn dung hòa tất cả
Tông phái khác đang hiện hữu
tại Hàn Quốc. Ngài thiết lập
ba phương pháp hành trì,
phản ánh trực tiếp từ những
kinh nghiệm thiền quán của
Ngài: “Thực hành dung hòa
giữa (Thiền) Định và (Trí)
Tuệ”; “Thực hành dung hợp
Tín và Trí”; “Hành trình Công
án của Nam Thiền Đốn ngộ
Trung Hoa”. Những bộ kinh
căn bản của thiền phái này là
Kinh Bát Nhã, Kinh Kim
Cang, Kinh Pháp Bảo Đàn,
Kinh Hoa NghiêmẨ có
khoảng 1632 ngôi chùa là chi
nhánhở khắp trong và ngoài
Triều Tiên, và có khoảng
18.000 tăng ni và khoảng
6.000.000 tín đồ qui y theo
Cho đến thế kỷ mười ba,
tất cả những tông phái chính
đều có mặt tại Nhật, bao gồm
Thiền Tông, Tịnh Độ Tông,
Thiên Thai Tông, Chân Ngôn
Tông, Nhật Liên Tông...
Thiền được giới thiệu đến
Nhật vào khoảng thế kỷ thứ 9
từ Trung Hoa qua hai Thiền
phái Lâm tế và Tào Động, cả
hai phái này đều ảnh hưởng
sâu sắc tư tưởng cửa Lục Tổ
Huệ Năng ở thế kỷ thứ 8.
Hiện nay ở Nhật có ba Thiền
phái như sau :
*Thiền Lâm Tế (Rinzai
Sect):thường la hét, quát
mắng, đánh đập hoặc áp dụng
hình thức “công án” để khai
thị đệ tử.Do công khai sáng
của thiền sư người Nhật Vinh
Tây (Eisai, 1141-1215).Ngài
đã tìm đường đến Trung Hoa
để học đạo trong hai lần, vào
những năm 1168 và 1187..
Ngôi chùa Shofuku ở
Hakatađược xem là thiền viện
đầu tiên trên đất nước này.
Ngài cũng được xem là người
có công trong văn hóa uống
trà của Nhật, Ngài đã mang
giống trà từ Trung Hoa về
trồng ở Nhật.
* Thiền Tào Động
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 28
TRUNG QUỐC HÀN QUỐC NHẬT BẢN
đối tượng. Đây là ngọn nguồn
của mọi nghiệp báo khiến
người ta rơi vào vòng sinh tử
luân hồi. Khi liễu hội được
chân tâm, người ta cảm
nghiệm một trạng thái mà
thiền gọi là ngộ, nghĩa là sự
nhận biết như thật về nhất như
của mọi hiện hữu.
Ý chỉ của Tổ về pháp tu
của Thiền tông được thâu gọn
trong bốn câu kệ :
"Bất lập văn tự, Giáo ngoại
biệt truyền, Trực chỉ nhân
tâm, Kiến tánh thành Phật."
(Chẳng lập văn tự, Truyền
ngoài giáo lý, Chỉ thẳng tâm
người, Thấy tánh thành Phật).
Theo triết học đại từ điển,
nội dung của Thiền tông bao
gồm 6 điểm:
*Thuyết tâm tính tạo ra vạn
vật: vạn vật từ tâm mà ra.
*Thuyết Phật tính: mọi
người đều có Phật tính và đều
có thể thành Phật.
*Thuyết tự ngộ: Phật tính
là tự tính, nhận thức tự tính sẽ
thành Phật.
*Thuyết đốn ngộ:không tu
hành là người bình thường,
nếu tu hành sẽ thành Phật.
*Thuyết vô niệm:tu hành
không để bên ngoài làm ảnh
hưởng.
phái này.
(Soto/Tsao-tung): là một
trong năm Thiền phái chính
của Trung Hoa, chú trọng đến
phương pháp nội quán, hay
ngồi thiền dưới sự hướng dẫn
của vị thiền sư, nghĩa là thiền
sinh được vị thầy chỉ dạy trực
tiếp và riêng rẽ. Đây là một
Thiền phái kiểu mẫu phổ biến
hơn những Thiền phái khác ở
Nhật. Nếu Lâm tế thích ứng
với giới thượng lưu trí thức,
thì Tào Động lại gần gũi với
tầng lớp bình dân. Thiền Tào
Động được Thiền sư Đạo
Nguyên (Dogen, 1200-1253)
khai sáng. Hiện nay ngôi già
lam chính của Thiền phái này
là Chùa Tổng Trì (Soji-ji) ở
Yokohama do thiền sư Hành
Cơ (Gyogi, 666-749) tạo dựng
năm 1321.
* Thiền Hoàng Bá (Obaku
sect): đây là Thiền phái thứ ba
của người Nhật, có tầm ảnh
hưởng ít hơn hai Thiền phái
trên, do thiền sư người Trung
Hoa Ẩn Nguyên (Yin-Yuan,
1592-1673) khai sáng. Sau
nhiều năm tu học tại quê nhà,
ông đến Nhật Bản để hoằng
Pháp vào năm 1654 và tiến
hành thành lập Thiền phái này
tại chùa Vạn Phước
(Mampuku-ji) ở tỉnh Yamato.
Ông đã được vua Nhật ban
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 29
TRUNG QUỐC HÀN QUỐC NHẬT BẢN
*Thuyết Phật pháp không
xa lìa thế gian:Phật pháp tại
thế gian, khônng giác ngộ khi
xa lìa thế gian, xa rời thế gian
để tìm giác ngộ cũng tựa như
đi tìm sừng thỏ.
cho danh hiệu là Quốc sư
(Daiko-Fusho-Kokushi), ông
đã để lại nhiều tác phẩm có
giá trị. Hiện tại có hơn 600
ngôi chùa là chi nhánh của
Thiền phái này.
Nhìn chung cả ba Thiền
phái trên đã phát triển mạnh ở
Nhật và có tầm ảnh hưởng sâu
rộng trong đời sống của người
dân Nhật. Cả ba đều có nhiều
trường đại học, nhà xuất bản
kinh sách riêng, cơ quan từ
thiện... Không những thế
Thiền đã ăn sâu vào tiềm thức
của người Nhật, thiền đã đi
vào hoa, vào trà, vào nếp
sống, nếp nghĩ của người dân
và cuối cùng nó nâng lên
thành Đạo, trà đạo, hoa đạo...
2.6. Phật giáo ngày nay
TRUNG QUỐC HÀN QUỐC NHẬT BẢN
Trong cách mạng văn hoá
những gì được cho là sản phẩm
của chế độ phong kiến đều phải
bị tiêu diệt. Phật Giáo với nền
tảng giáo lý và di tích kiến trúc
văn hoá của nó cũng chịu
chung số phận như vậy. Một
điều quan trọng hơn nữa là
Cách mạng Văn hoá (1966-
1976)đã triệt tiêu phần lớn
niềm tin Tôn giáo trong người
Với truyền thống lâu đời,
Phật giáo Hàn Quốc đã đẩy
mạnh các công tác giáo dục xã
hội, tham gia và đáp ứng các
nhu cầu quần chúng hiện nay.
Hầu hết các ngôi chùa đều có
xây dựng nhà trẻ và trường tiểu
học. Các tăng sĩ Hàn Quốc
đóng vai trò quan trọng trong
lĩnh vực giáo dục phổ cập. Hiện
tại Phật giáo Hàn Quốc có rất
Đại đa số người dân Nhật
dường như thờ ơ với vấn đề tôn
giáo, ngoại trừ trong những
trường hợp đặc biệt như những
ngày lễ hội hay tang lễ. Đặc
biệt khi hỏi giới trẻ về niềm tin
tín ngưỡng của họ hay sự hứa
khả, họ có khuynh hướng trả
lời với sự biểu lộ ngạc nhiên
hoặc mỉm cười không hiểu. Thế
hệ già thì hiểu chủ yếu tôn giáo
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 30
TRUNG QUỐC HÀN QUỐC NHẬT BẢN
dân Trung Quốc hiện nay đa
phần dân số Trung Quốc (hơn
hai phần ba dân số) không có
niềm tin Tôn giáo kể cả Phật
Giáo.
Khi các Phật Tử Việt Nam
đến hành hương ở các chùa ở
Trung Quốc đều bán vé vào
cổng, có chùa còn bán nhiều
lớp vé, như ngoài vé vào cổng
ra khi vào bên trong muốn
tham quan hay lễ bái một chỗ
nào đó lại phải mua thêm vé
nữa, nhiều tầng lớp vé như vậy.
Từ năm 1976 đến nay, tuy
chính phủ Trung Hoa có nhiều
chính sách cởi mở hơn để khôi
phục lại Phật giáo, nhưng nhìn
chung, Phật giáo Trung Hoa
vẫn chưa lấy lại được sinh khí
của mình như thuở nào. Tất cả
phải đợi chờ đến một cuộc đổi
mới khác trong một tương lai
gần.
nhiều trường sơ, trung, cao
đẳng, đại học trên toàn quốc.
Trường Đại học Phật giáo ở
Dong-Guk đã mở thêm chi
nhánh ở Seoul và Kyongju, đặc
biệt chú trọng đến đào tạo
những thế hệ Tăng ni kế thừa
làm rường cột cho giáo hội.
Đặc biệt, có rất nhiều chương
trình thuyết giảng, tu học đáp
ứng cho nhu cầu của nhiều
giới, nhiều tầng lớp khác nhau
trong xã hội.
Những ngày lễ lớn, các ngã
tư trên khắp đường phố đều
treo cờ hoa. Điển hình là ngày
Lễ Phật Đản, được tổ chức long
trọng, về đêm bầu trời tràn
ngập pháo hoa đón mừng
Khánh Đản. Tuy khoảng cách
của giới trẻ với sinh hoạt chùa
viện chưa rút ngắn nhanh như
mong muốn, nhưng càng ngày
càng có đông giới trẻ Hàn
Quốc chú ý và tham gia vào
các sinh hoạt Phật pháp như:
ghi danh theo học các khóa
giáo lý, khóa tu thiền ngắn hạn,
công tác từ thiện xã hội...
Phật giáo vẫn là tôn giáo lớn
nhất ở Hàn Quốc với số tín đồ
chiếm trên 40% cộng đồng tôn
giáo.
như là phương tiện của tính
thuần nhất xã hội hay sự giúp
đỡ trong đời sống hàng ngày
hoặc khi gặp đau khổ.
Các ngày lễ trong năm:
- Ngày lễ tết Shusho để cầu
nguyện may mắn và bình an
trong năm sắp tới.
- Vào ngày mùng 3 tháng
Hai, một ngày trước khi bắt đầu
vào mùa xuân dựa theo âm lịch
của Nhật Bản, một lễ gọi là
Setsurun Service bao gồm
việc ném các hột đậu.
- Nehan Service (Cõi Niết
Bàn của Đức Phật): Ngày 15
tháng Hai thì được tin tưởng là
ngày Đức Phật nhập Niết Bàn,
vào 2500 năm về trước tại tỉnh
Kushinara, Ấn Độ
- Higan Service: vào những
ngày trong tháng Ba và tháng
Chín, nghĩa là trong ngày này
thời gian ban ngày và ban đêm
thì bằng nhau, nhắc nhở người
Nhật về sự vô thường của đời
sống.
- Hana Matsuri (Hội Chợ
Hoa), lễ kỷ niệm ngày Đức
Phật đản sanh, là ngày vui
mừng nhất cho những người
Phật tử Nhật Bản, được tổ chức
vào ngày 18 tháng Tư.
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 31
TRUNG QUỐC HÀN QUỐC NHẬT BẢN
- Jodo Service ( Đức Phật
Giác Ngộ): ngày 8 tháng 12,
Nhật Bản tin tưởng Đức Bồ Tát
Guatama đã giác ngộ dưới cột
Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng và
trở thành Phật.
- Segaki Service (Phật
Giáo Tạ Ơn): Ngày lễ Segaki
thông thường diễn ra khi tất cả
hội viên của chùa tập hợp để
cúng dường thực phẩm hay tiền
bạc đến những người cần dùng.
Phật giáo ảnh hưởng trong
dân chúng Nhật trong nhiều
chiều hướng khác nhau trong
đời sống của họ.
- Lời nguyện trước khi ăn.
Người Nhật thường bày tỏ
lòng biết ơn của họ khi họ ăn.
“いただきます ”là lời nói
trước bữa ăn, nghĩa là "Với
lòng biết ơn, tôi nhận bữa ăn
này bởi sự phản ảnh lại với việc
làm của tôi, để nhận thức rằng
trong bất cứ trường hợp nào tôi
xứng đáng với nó." Sau bữa ăn,
người ta nói “gochisosama,” có
nghĩa là . "Sự cung phụng này
đã được hoan hỷ chấp nhận để
cho thân thể chúng ta được
cường tráng và để đáp ứng cho
ước nguyện của tất cả mọi
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 32
TRUNG QUỐC HÀN QUỐC NHẬT BẢN
người".
- Cầu nguyện hàng ngày.
Người Nhật thường bày tỏ
lòng biết ơn bằng cách nói câu
“arigato” có nghĩa là "tôi biết
ơn" và họ biểu lộ sự xin lỗi
bằng câu nói “sumimasen” có
nghĩa là "tôi xin lỗi". Người ta
có thể nói "sumimasen” khi
mồi lửa cho điếu thuốc từ một
người lạ, thay vì nói “arigato.”
Theo lẽ thường thì không cần
phải cảm thấy hối tiếc để nhận
điều gì mình muốn, nhưng
người Nhật cảm thấy đặc nặng
về sự mang ơn của người khác.
và cảm giác này nó tràn ngập
trong ngôn ngữ của họ. Bằng
cách nói “sumimasen," có
nghĩa là tôi không thể nào đền
đáp được cái sự tử tế của qúi vị.
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 33
2.7. Công trình/kiến trúc Phật giáo nổi bậtnhất
TRUNG QUỐC HÀN QUỐC NHẬT BẢN
Chùa Bạch Mã là ngôi chùa
Phật khởi nguyên tại Trung
Quốc, trải qua lịch sử diễn
biến, chùa Phật Trung Quốc
cách kiến trúc chủ yếu đã hình
thành 2 loại là tháp và chùa
thạch quật.
Tháp kết hợp nghệ thuật
kiến trúc và nghệ thuật điêu
khắc thành một thể, hình thức
đa dạng, cách tạo hình mỹ
quan.
Tháp Chùa Kim Sơn- Trấn
Giang
Tháp Chùa Hàn Sơn-Tô Châu
Bulguksa hay Phật Quốc
tự. Đây là nơi có 7 quốc bảo
Triều Tiên, bao gồm các tháp
đá Dabotap và Seokgatap,
Cheongun-gyo(cầumây xanh),
và tượng Phật bằng đồng dát
vàng.
Tam Bảo tự (tiếng Hàn
Quốc: 삼보사 ; Hán tự: 三寶
寺) là 3 chùa Phật giáo chính
ở Triều Tiên, mỗi chùa đại
diện cho một trong tam
bảo của Phật giáo, cả 3 ngôi
chùa này đều ở Hàn Quốc.
Haeinsa (Hải Ấn tự) năm
802, tỉnh Nam Gyeongsangđại
diện cho Pháp
Chùa Pháp Long (Horyuji)
được xây dựng năm 607 tại tỉnh
Nara, chánh điện và tháp 5 tầng
được xem như kiến trúc bằng
gỗ vào loại cổ nhất tồn tại cho
đến ngày nay trên thế giới.
Nghệ thuật tạc tượng phản
ánh một phong cách hiện thực
lớn kết hợp với sự thanh thản
hiếm có. Rất nhiều chùa
chiền được xây dựng, mang
bóng dáng tráng lệ của lục
địa, trong đó có đại sảnh chùa
Todai ở Nara, nơi đặt tượng
Daibutsu (Đại bụt), công
trình gỗ lớn nhất thế giới.
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 34
TRUNG QUỐC HÀN QUỐC NHẬT BẢN
Thạch quật tự được đào
dựa theo thế núi, bên trong điêu
khắc hình tượng Phật, vẽ bích
họa, nổi tiếng là các thạch quật
Đôn Hoàng, thạch quật Vân
Phong, thạch quật Long Môn…
Đôn Hoàng
Phật Lạc Sơn-địa điểm thu
hút khách du lịch của Tứ
Xuyên
Tongdosa (Thông Độ tự),
tỉnh Nam Gyeongsang đại
diện cho Phật;
Songgwangsa (Tòng
Quảng tự), tỉnh Nam
Jeollađại diện cho Tăng.
Tượng Phật Thích-ca tại
Minh Nhật Hương Thôn (明
日香村, ja. asuka-mura, Nhật
Bản, 609).Đây là tượng Phật
cổ nhất tại Nhật có ghi chính
xác thời điểm hoàn tất.
Hiện nay, những ngôi chùa
có thể đã được phân loại vào
bốn hạng trong điều khoản của
chức năng, mặc dù ở đó không
phân chia rõ danh giới:
1) Những ngôi chùa nào có
dịch vụ dùng cho tang lễ hay
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 35
TRUNG QUỐC HÀN QUỐC NHẬT BẢN
những dịch vụ cúng giỗ kỵ cho
người dân trong giáo khu
2) Những ngôi chùa có dịch
vụ để cầu nguyện và chữa bịnh.
3) Những ngôi chùa có dịch
vụ như là trung tâm giảng dạy
cho các vị tu sĩ.
4) Những ngôi chùa dùng để
trưng bày những bảo vật trân
qúi cho công chúng.
Nghi thức dùng trà
Nghệ thuật vườn Nhật
(Nhật Bản đình viên 日本庭
園)
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 36
KếT LUậN CHUNG:
Tóm lại, từ khi Đạo Phật ra đời cho đến ngày nay đã trải qua một quá trình lịch sử
phát triển lâu dài và có những biến đổi thăng trầm. Nhưng cho đến ngày nay, Đạo Phật là
một trong những tôn giáo khá phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến nền văn hóa đặc
trưng của mỗi Quốc gia: Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc. Có thể nói Phật giáo đã tạo
nên nền nghệ thuật đẹp nhất của mỗi nước.
Mặc dù cách thức truyền đạt Phật giáo ở ba quốc gia trên có những cách thức khác
nhau. Tuy nhiên nhở sự kết hợp khéo léo giữa nền văn hóa bản địa, tín ngưỡng tôn giáo
nguyên thủy và tín ngưỡng triết học Phật Giáo, tạo ra một tín ngưỡng Phật giáo hoàn
thiện hơn và phù hợp với truyền thống tư tưởng riêng của mỗi dân tộc.
Tín ngưỡng Phật giáo không thể thiếu trong đồi sống tinh thần và tạo nên những bản
tôn giáo sắc đặc trưng riêng của mỗi quốc gia.
Phật giáo nhìn theo những khía cạnh khác nhau thì có những cách nhìn mặt xấu , tốt
khác nhau, nhưng mục đích và tôn chỉ của Phật Giáo hướng con người đến cái
thiện.Nguyên lý từ bi của Đức Phật vẫn giữ nguyên. Điểm chung của tín ngưỡng ở ba
quốcgia : Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc. Một tông phái Phật giáo giản dị, có tính phổ
cập mạnh mẽ, gắn liền cuộc sống tâm linh của người dân.
Chính vì thế, về mặt không gian, Phật giáo đã kết nối được con người trong xã hội
không giới hạn về biên giới quốc gia, đây là tôn giáo triết học đạo đức đẹp nhất của con
người vì Phật giáo có xu hướng gia nhập, hòa đồng.
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Ngô Vinh Chinh và Vương Miện Quý (chủ biên) “Đại Cương Lịch Sử Văn hóa Trung
Quốc”, Nxb. Văn hóa Thông tin, 1994, tr. 89.
- Thích Tâm Khanh, “Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển các tông phái Phật giáo
Trung Quốc”;
- Scientific Budhhism by Gerald Du Pré, in "Buddhism and Science", Edited by Buddhadasa
P. Kirthisinghe, New Delhi, India, 1984;
- Hải Bằng - Phúc Nguyên - Lược dịch từ cuốn ''Tôn giáo trung Quốc''. Nhà Xuất bản
Truyền thông Ngũ Châu ấn hành;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sanh_phat_giao_3248.pdf